CHUNG SỐNG


Lm. Lê văn Quảng

Người Việt chúng ta có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Trước năm 1975 tôi đã có dịp học và sống ở Huế 3 năm. Tôi đã từng thấy nhiều gia đình ở Xóm Đò sống trên những chiếc thuyền. Mái ấm gia đình của họ là một chiếc thuyền nho nhỏ với tất cả mọi thứ được chất chứa trong đó. Để có thịt gà ăn, họ cố gắng nuôi một vài con gà. Vì không có đủ chỗ, nên họ cho gà con vào ống tre hoặc trái bầu treo vào mái thuyền để nuôi, đầu gà thò ra ngoài để ăn uống, còn thân mình nằm bên trong. Khi lớn lên, những con gà trong ống thì dài ra theo hình thể của ống, còn những con gà trong bầu thì tròn trịa. Đó là những chuyện đặc biệt ở Huế. Có lẽ vì thế nên ta có câu: “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài.” Nhưng câu nầy cũng có nghĩa là: “Xã hội nào cũng tạo nên những con người mang nhiều đặc nét của xã hội đó.” Xã hội cộng sản tạo nên những người cộng sản và xã hội tư bản tạo nên những con người tư bản. Những người cộng sản dễ dàng sống chung với những người cộng sản và những nhà tư bản dễ chung sống với những người tư bản hơn cộng sản. Xã hội góp phần trong việc làm nên cá tính con người. Alfred Adler là người đầu tiên đã khám phá ra xã hội tính của mỗi người có ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài hòa và hạnh phúc của cuộc đời chung sống trong đời sống hôn nhân của họ. 

Đối với các nhà tâm lý, tất cả những trục trặc trong vấn đề hôn nhân đều phản ảnh chính con người của họ dưới hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến những cá nhân liên hệ và cá tính của con người họ. Khía cạnh thứ hai liên quan đến kỷ thuật và phương cách họ dùng trong việc đối xử với nhau. Có thể thấy được lý do cho những hành động của mỗi người và bản chất của những khó khăn bằng cách hiểu rõ sự phát triển của cá nhân mình, mẫu sống của cuộc đời mình, sự huấn luyện và mức độ hiểu biết của mình. Cũng vậy, vì những khó khăn mang đặc tính xã hội nên việc nhận biết những tương quan hành động cũng như những tương quan liên hệ giữa con người với nhau rất cần thiết để giúp chúng ta hiểu thêm vấn đề. Alfred Adler là người đầu tiên đã cho thấy những trục trặc và những xung đột cá nhân có liên quan đến bản tính xã hội của họ. Trong cố gắng để tìm hiểu nguyên nhân của bệnh nhân, ông đã khám phá ra cái đạo lý của cuộc sống chung. Ông chủ trương cần phải có những luật lệ và phải được tuân giữ cho cuộc sống chung nếu người ta muốn có sự hài hòa sum hợp với nhau. Những qui luật cộng tác thật rất cần cho sự bảo tồn các liên hệ tốt đẹp của con người. Mọi thất bại và bất hạnh trong cuộc sống có thể là hậu quả của sự bất kính và bất tuân những luật lệ của sự cộng tác. Nhưng cộng tác ở đây có nghĩa là gì? Đó có phải là bổn phận bắt buộc của người bạn chúng ta đối với chúng ta không? Thật dễ cho chúng ta để nhận thấy sự vắng mặt của nó nơi những người khác và bấy giờ chúng ta nhận thức được sự quan trọng của nó. Nhưng thật khó để nhận thấy sự thiếu cộng tác ở nơi chính chúng ta. Dầu chúng ta có hiểu cộng tác là gì đi nữa, chúng ta cũng chỉ áp dụng nó vào trong mức độ giới hạn cho chính chúng ta. 

CỘNG TÁC VÀ XÃ HỘI TÍNH  

Bản tính con người mang tính chất xã hội và bản chất con người đến từ sự giao tiếp xã hội. Con người bị cô lập một thời gian sẽ mất tất cả phẩm chất con người. Chẳng hạn, một cô bé Campuchia 8 tuổi đi chăn trâu bị thất lạc trong rừng. Bố mẹ tưởng rằng cô bé đã bị thú dữ ăn thịt. Mọi người trong nhà đều lập bàn thờ để tưởng nhớ cô ta. Và rồi hình bóng của cô ta dần dần cũng bị xóa mờ với thời gian. Ba mươi năm sau, trong lúc mọi người không còn để ý gì đến cô bé ngày xa xưa ấy nữa thì cô ta xuất hiện dưới hình thức nửa người nửa ngợm. Đầu tóc dài phết đất. Cô ta đi đứng như những con khỉ, thân mình trần trụi, từ trong rừng đi ra lấy trộm những thức ăn của người đi làm trong rừng để ăn. Và vì thế, cô ta đã bị phát giác. Người ta đã báo cho cảnh sát và cô đã bị cảnh sát bắt về. Cô hoàn toàn không biết nói. Cách sống đi đứng, ăn uống như một con vật. Cô không muốn giao tiếp với ai. Suốt ngày chỉ ngồi khóc, nhớ cánh rừng ngày xưa và chỉ còn ước muốn trở lại với cuộc sống hoang dã ngày trước. Sau đó mấy ngày thi bố mẹ đến nhìn nhận đó là đứa con gái của mình ngày xưa đã bị thất lạc trong rừng. Cô đã được bố mẹ đưa về nhà nuôi dưỡng nhưng dường như cô đang sống trong một thế giới khác. Điều đó cho thấy bản tính của con người mang đậm tính chất xã hội. Con người không thể sống một mình mà không cần đến người khác. Và sự đáp trả đối với sự tiếp xúc giữa con người có nền tảng trên cảm giác bẩm sinh về xã hội. Đây cũng là kết quả của nhiều trăm ngàn năm chung sống thành cộng đoàn, mà giờ đây chúng ta được thừa hưởng như một di sản và cần phải được phát triển cho một trật tự xã hội của nền văn hóa chúng ta. 

Cảm giác xã hội có nghĩa là sự thích thú về mặt xã hội. Nó là một diễn tả của cảm giác thuộc về một cộng đoàn nào đó trong mỗi người chúng ta. Thiếu cảm giác nầy sẽ làm giảm đi sự cộng tác. Nhưng những đồng bạn thì rất dễ dàng xuất hiện như những người chống đối mà vì sự bảo vệ chính mình nên khiến chúng ta phải chống trả. Chính cảm giác thù hận nầy làm ngăn cản sự cộng tác, trái lại cảm giác xã hôi lại làm gia tăng. 

Cảm giác thuộc về khiến chúng ta tin tưởng nơi người khác, những người mà chúng ta đón nhận như những đồng bạn, và cũng khiến chúng ta tin tưởng vào chính mình như nguồn sức mạnh làm tăng nghị lực khiến chúng ta có thể đối diện với bất cứ sự gì có thể xảy ra. Chính sự sợ hãi cũng là một cản trở lớn đối với sự cộng tác. Con người dễ dàng phát triển cảm giác xã hội và hành động cộng tác bao lâu con người không có sự sợ hãi vì sự sợ hãi sẽ làm mất đi cái khuynh hướng hồn nhiên của họ. Ước muốn cộng tác bị bóp nghẹt bởi mặc cản tự ti vì mặc cảm nầy luôn sản xuất một sức lực để bảo vệ chính mình. Rất thường, thái độ tự vệ được nghĩ là để đối phó với những nguy hiểm tưởng tượng như khi người ta cảm thấy một đe dọa đối với danh tiếng cá nhân. Cứ bình thường thì mọi người đều thích cộng tác và sẽ cảm thấy đau khổ nếu mình không thể làm được điều đó. 

Vì sự sợ hãi là ngăn trở lớn lao cho sự cộng tác, vậy làm cách nào chúng ta có thể tránh nó được? Thiết lập một cảm giác an toàn là phương cách hữu hiệu nhất. Nhưng an toàn tự nó không đủ. Chính sự chết, sự đau ốm, và các tai họa luôn đe dọa và sẽ còn đe dọa mãi mãi. Chúng ta không thể thiết lập được sự an toàn vì chúng ta không thể khống chế được những đe dọa nầy. Tuy nhiên chúng ta có thể tin tưởng ở nơi chúng ta và nơi những người bạn láng giềng của chúng ta. Chỉ có tự tin mới có thể giúp chúng ta ứng phó với mọi nghịch cảnh xảy ra ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Tự tin xuất hiện dưới những sợ hãi lo toan là một điều can đảm. Chính cái can đảm và tự tin đó thiết lập một nền tảng cho cảm giác an toàn, là cái đặt nền tảng trên sự nhận thức rằng bất cứ cái gì cũng có thể vươn lên, cũng có thể hữu ích nếu người ta biết xử dụng nó cho một mục đích tốt đẹp.

HAI THÁI ĐỘ NỀN TẢNG ĐỐI VỚI SỰ CỘNG TÁC 

Chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa hai thái độ hợp tác hay không hợp tác: 

Cảm giác xã hội                                  Thù nghịch

Tin tưởng vào kẻ khác                        Bất tín và nghi ngờ

Tự tin                                                    Mặc cảm tự ti

Can đảm                                              Sợ hãi 

Cảm giác xã hội có nghĩa là tin tưởng nơi người khác, điều đó không thể có được nếu chúng ta thiếu sự tự tin. Bốn đặc tính trên đây là nền tảng cho hành động cộng tác. Trái lại, những đặc tính đối ngược lại là nguyên nhân chính cho sự không cộng tác. Từ những thái độ nền tảng đó, một mẫu hạnh kiểm sẽ có mà chúng ta coi đó như là những nét chính đáng ghi nhớ, chẳng hạn như thù ghét, ganh tỵ, tham lam, khoa trương, khuếch đại là những phản ứng tự vệ được dùng bởi cá nhân để củng cố sự không muốn tham dự vào sinh hoạt xã hội. Sự hiền hòa, từ tâm, quảng đại, chịu đựng trái lại biểu lộ một khuynh hướng cộng tác. 

Hai quan niệm sai lầm đến từ ý tưởng sai lầm về sự cộng tác của con người. Một là tin rằng sự giận dữ có thể dẫn đến sự thăng tiến, hoặc tin rằng đó là một điều kiện tiên quyết cho những hành động hướng đến sự thăng tiến. Người ta không ý thức về cấu trúc tâm lý của sự giận dữ để nhìn thấy điều nầy là: sự giận dữ chính là một cảm xúc thù hận đựợc hướng dẫn để chống lại một cái gì không hài lòng. Nhưng chúng ta có cần những cảm giác hận thù để cung cấp những tình thế và những điều kiện không vừa ý không? Mọi người đều có khuynh hướng nghĩ như thế. Họ sai biết mấy! Những thay đổi cơ cấu không đòi hỏi sự hận thù. Trái lại, những hành động hận thù thường làm rối loạn hơn là thăng tiến vì chúng là kết quả của tưởng tượng và bất đồng. Chúng ta không phát triển những cảm giác hận thù vì lý do thăng tiến. Sự hận thù xuất hiện chỉ khi chúng ta mất đi sự tin tưởng vào sự thành công của chúng ta. Bao lâu chúng ta tin rằng chúng ta có thể thay đổi, chúng ta sẽ không còn thù ghét tình trạng bất ổn trước đây. Nhưng bao lâu sự nghi ngờ lại nổi lên trong lúc còn giải quyết vấn đề, sự thù ghét cũng lại xuất hiện. Mặc dầu một người vợ có thể không thích những thói quen của ông chồng, nhưng bao lâu còn có hy vọng rằng ông ta có thể thay đổi, bà sẽ không cảm thấy giận dữ. Sự giận dữ của bà cho thấy sự thất vọng trong bà đang lớn mạnh. Vì sự giận dữ đặt nền tảng trên sự sợ hãi và sự thiếu tin tưởng, nó làm mất đi sự giải quyết thoả đáng. Sự thăng tiến không thể được hoàn tất mà không có sự chấp nhận. 

Chấp nhận thì không giống với đồng ý. Nếu chúng ta chỉ chấp nhận khi chúng ta hoàn toàn đồng ý, rất ít cơ hội cho chúng ta chấp nhận. Không ai có đủ tư cách để chúng ta thích, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không thể không chấp nhận ai hết. Chấp nhận gồm một cái gì khác hơn đồng ý. Nó diễn tả một thái độ tích cực đối với một ai hoặc một cái gì không kể khuyết điểm hoặc thiếu sót của họ. Khả năng làm việc hiệu quả của chúng ta đòi hỏi một thái độ thân thiện và thông cảm. Chỉ như vậy, bấy giờ chúng ta mới có thể ảnh hưởng người ta đến với sự cộng tác. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể phát triển những chương trình xây dựng để tháng những trở ngại. Người chồng sẽ vui lòng thích nghi với những ước muốn của người vợ nếu ông cảm thấy hoàn toàn được chấp nhận bởi nàng, nhưng ông có thể đi vào một hướng đối nghịch nếu ông cảm được sự giận dữ và khước từ của nàng dành cho ông. 

Quan niệm sai lầm thứ hai về những nguyên tắc của sự cộng tác nằm trong niềm tin tổng quát rằng khi những quyền lợi xung đột nhau , sẽ không làm được gì ngoại trừ chống nhau hoặc nhượng bộ. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào đi nữa thì sự cộng tác cũng sẽ bị tiêu diệt và không có gì chiến thắng. Nhượng bộ có nghĩa là bị khuất phục, là nhục nhã, và cuối cùng là nổi loạn và đối nghịch. Chống cự thường kết thúc trong sự đè nén. Ở đây cũng vậy, sự giận dữ xuất hiện trong người bị khuất phục, và sự bất an, sợ sệt lại có trong kẻ chiến thắng. Có những hoàn cảnh xem ra cần tranh chấp, nhưng những hoàn cảnh như thế thường là kết quả của những thù hận trước đây. Giao chiến tự nó không bao giờ kết thúc hận thù. Nó chỉ kết thúc chiến tranh cho một giai đoạn nào đó mà thôi. Ngay cả nó mang lại chiến thắng bằng cách đánh bại đối phương, chúng ta cũng hãy chuẩn bị cho sự bộc phát của những hận thù đang âm ỷ, ngoại trừ chúng ta thiết lập được một quan hệ mới của sự bình đẳng và tin tưởng lẫn nhau. 

Cũng vậy, trong quan hệ giữa bố mẹ và con cái hay vợ với chồng đều đúng như vậy. Rất ít người trong thời đại hôm nay được chuẩn bị để thoả đáp những lợi ích khác nhau trong tinh thần cộng tác. Sự thiếu cảm giác xã hội, thiếu can đảm, và thiếu tin tưởng là nguyên nhân của niềm tin sai lầm nầy là: một sự giải quyết có thể được tìm thấy bằng cách chống đối nhau hoặc nhượng bộ nhau. Thật ra, một thái độ thích hợp thì cần thiết để giải quyết những khác biệt nhau mà không xúc phạm đến phẩm giá và sự tự trọng của những người liên quan. Dầu con người đã chung sống với nhau rất lâu, chúng ta vẫn là những người mù trong nghệ thuật sống chung. Và dầu chỉ xuất hiện ở chân trời của xã hội con người cách đây 5 hoặc 6 ngàn năm, nó vẫn còn là một lý tưởng đáng để chúng ta nhận thấy và học hỏi, đó là tâm lý và tâm thần có thể làm thăng tiến những liên hệ dân chủ bằng cách phân tích và sửa sai những cá nhân và những liên hệ của họ.

 NHỮNG LIÊN HỆ CỦA HỌ TUỲ VÀO NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA HỌ  

Bất cứ cái gì xảy ra giữa 2 người đều cho thấy sự liên hệ giữa họ với nhau. Không sự kiện nào xảy ra như gây khó chịu hay làm vừa lòng nhau có thể được đỗ lỗi chỉ cho một bên thôi. Cả hai bên tiếp tay nhau không kể người nầy là chủ động và người kia xem ra là thụ động. Cả người đày đọa và người bị đày đọa đều có lỗi vì người bị đày đọa đã cho phép sự ác tiếp tục xảy ra. Sự bạo chúa trong hôn nhân không thể được duy trì mà không có sự tùng phục của bên kia. Sự can đảm và tự trọng là khí giới hữu hiệu nhất trong việc đối đầu và ngăn chặn với bạo chúa.  

Không may, vì không ai ý thức được việc mình làm nên cả 2 bên đều lâm chiến, mà không nhận ra sự đóng góp và ảnh hưởng của mình trên cuộc chiến. Cuộc chiến làm nhức nhối nhau đó mang lại một hình ảnh phức tạp hơn khi vòng đai gia đình bao gồm nhiều người hơn. Điều đáng tiếc là sự đối phó với cuộc chiến nầy chính là một đặc nét nổi bật của đời sống gia đình chúng ta hôm nay, ở đó sự cạnh tranh lẫn nhau là một liên hệ tiêu biểu giữa vợ và chồng, con cái và bố mẹ, lớp già với lớp trẻ. Kết quả của những xung khắc chỉ làm xáo trộn sự bình an trong gia đình, mà không được hiểu một cách thoả đáng từ quan điểm của người đúng cũng như của người sai. Chúng ta phải nhận thấy ý nghĩa tâm lý của vấn đề liên hệ tới những người tạo nên nó. Không có gì khác biệt giữa những xung đột lớn hay nhỏ, có nguy hiểm hay không. Chúng ta phải phân biệt giữa nội dung có lý và ý nghĩa tâm lý. Sự giải quyết phải được quan tâm với những luật lệ tổng quát của nhân phẩm cũng như với những cơ cấu tâm lý của nguyên tắc.  

LÝ TRÍ NGHỊCH VỚI TÂM LÝ  

Ông chồng về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi bởi những chuyện không vui ở sở. Bà vợ ở nhà suốt ngày mong đến chiều, dự định đi thăm một vài người bạn, nhưng ông chối từ vì tâm hồn không được thoải mái. Bà vợ phản ứng: “Đúng, ông luôn quá mệt khi tôi muốn đi ra ngoài. Lần nầy, tôi nhấn mạnh: Ông phải đi với tôi”. Cuộc cãi lộn xảy ra. Cô nàng sẽ khóc và cuối cùng anh chàng sẽ nhường nhịn, mặc quần áo và đi với nàng. Nhưng đó không là lối giải quyết dẫu có đi hay ở nhà. Nếu chàng nhường nhịn, chàng cảm thấy mình là nạn nhân, và phải đi trong lúc giận dữ thì không thể vui hưởng buổi tiệc. Nếu không đi, cuộc chiến sẽ kéo dài, có thể tranh cãi suốt cả đêm, rồi không ngủ được, và sáng hôm sau chổi dậy sẽ cãi nhau tiếp.  

Tất cả những yếu tố của một cuộc xung khắc xung khắc tiêu biểu có thể được nhận thấy trong biến cố nhỏ nầy. Sự cộng tác xem ra không phải dễ dàng nhưng cũng không biết đổ lỗi đó cho ai. Nếu cả hai vợ chồng ở trong tình trạng tử tế với nhau, họ sẽ không có cảm giác rằng người kia không hiểu và không quan tâm. Rất tiếc không được như vậy, nên theo lý luận cả hai đều bị phán đoán dựa trên đòi hỏi của họ. Ở đây không có sự khác biệt giữa ai đúng hoặc ai sai. Nếu họ thân tình với nhau, họ dễ dàng tìm thấy một sự đồng ý phù hợp với ước muốn mỗi người. Nếu sự viếng thăm là một trường hợp ngoại lệ, người chồng có thể khuất phục sự mệt mỏi và vui hưởng sự không mấy thích thú đó. Nhưng nếu sự chán nản và kiệt sức đáng quan tâm, người vợ nên chăm sóc anh ta hơn là đi viếng thăm những người bạn. Nếu sự viếng thăm và sự mệt mỏi quá mức ngoại thường, có thể khó quyết định, nhưng sự quyết định dẫn đến sự tranh cãi là một điều hoàn toàn không nên làm. Sự quan tâm đến nhu cầu của người khác xem ra dễ đi đến sự đồng ý hơn là khăng khăng bảo vệ ý kiến riêng của mình.  

Ý nghĩa tâm lý của vấn đề có thể được khám phá một cách sâu xa trong cảm giác cảm thấy bắt buộc tham gia vào công việc xã hội của ông chồng và sự thiếu khả năng để làm cho cuộc đời vui và có ý nghĩa của người vợ. Hay có khi bà vợ thuộc loại người hay yêu sách, không bao giờ cảm thấy thoả mãn với những cung cấp và chiều chuộng của ông chồng, lúc nào cũng chỉ muốn ông chồng dành tất cả sự chú ý và thời gian cho nàng. Và sự kiện được miêu tả chỉ là một dịp cho sự giận dữ đã được chấp chứa sâu xa bên trong bộc phát.  

Bất cứ lúc nào nổi lên một sự xung khắc, quyết định đầu tiên mà cả hai đều làm dầu không ý thức là có nên dùng những sự kiện nầy như một cơ hội để giao tranh và làm khổ nhau hay là chân thành cố gắng giải quyết vấn đề. Nếu có khuynh hướng cãi nhau thì sẽ không có giải quyết nào tốt đẹp. Ở đây chúng ta gặp một trong những cản trở quan trọng đối với sự hạnh phúc của hôn nhân là: có nhiều người tin rằng giao tranh sẽ mang lại cho họ một cái gì lợi cho họ. Cả hai đỗ lỗi, mắng chưởi nhau và sau khi chấm dứt họ lại chuẩn bị chiến trường cho lần tới. Họ ít thích thú trong việc tìm một  giải đáp hơn là thấy mình hoàn toàn có lý.  

Thật ra, thắng hay thua trận chiến không giúp được gì cho nhau. Điều xem ra hữu ích cho cả hai là cảm giác xã hội, cảm giác thuộc về nhau. Cảm giác nầy biến mọi xung khắc trở thành vấn đề chung chứ không phải vấn đề chàng hoặc nàng muốn gì. Cảm giác xã hội tạo nên một cái “chúng ta” mà nàng và chàng là một phần trong đó. Những xung đột vì quyền lợi trở thành những cơ hội cho sự xác định hợp nhất qua những cố gắng hỗ tương, và cho sự thiết lập những điều kiện mà cả hai đều vui hưởng – trong trường hợp nầy – hoặc ở nhà hoặc đi ra ngoài. Sự tin vào nhau kích động sự tin tưởng và ước muốn nâng đỡ nhau. Nếu chàng đặt lợi ích vào bàn tay nàng, nàng càng quan tâm đến ước muốn của chàng hơn là của nàng. Điều nầy xem ra cũng đúng đối với con trẻ tự nguyện muốn thay đổi sự cứng đầu để được quan tâm hơn nếu chúng được hỏi điều gì nên làm. Những người lớn cũng không có gì khác.  

PHỦ NHẬN ƯU THẾ HƠN ĐÒI HỎI  

Nhiều người tin rằng sức mạnh có ích lợi. Nếu họ không thể dùng sức mạnh thể xác để ép buộc một vấn đề nào đó như họ thường làm đối với trẻ con, họ muốn làm như vậy đối với người lớn về phương diện luân lý hoặc tinh thần. Ở đây chúng ta phải nhận thấy đặc tính tấn công bằng sức mạnh thì ngược lại với sự chống đối bằng thụ động. Cưỡng chế luôn có nghĩa là tỏ ra không kính trọng đối với một người nào. Sự kháng cự không là một cưỡng chế, trái lại nó chỉ bảo toàn nhân vị của mình mà thôi. Vì thế, sự phủ nhận của một người luôn mạnh hơn nhu cầu của người kia. Cái mà người nầy muốn thì không đáng kể nếu người kia không thích. Điều đó nên là luật cho cuộc sống gia đình. Trong trường hợp nầy, người vợ muốn đi ra ngoài trong lúc người chồng muốn ở nhà. Nàng muốn làm một cái gì, còn chàng thì không muốn. Phủ nhận của người chồng thì nặng ký hơn là yêu sách của người vợ. Điều đó có nghĩa là để làm một cái gì chàng không muốn xem ra thì khó hơn việc nàng rút lại điều nàng thích, ngoại trừ nàng có thể thuyết phục được chàng.  

Không may, những quy luật như thế thì ít được áp dụng. Thật khó để phân biệt giữa áp đặt và nhường nhịn. Nếu họ không được cái họ muốn, họ cảm thấy mình bị lạm dụng và cưỡng chế. Trong biến cố của những xung đột vì quyền lợi của nhau, dường như được khuyên là nên để người ta làm điều họ thích: không được áp chế nhưng cũng không cho phép nhường nhịn. Thường chúng ta không nhận ra sự phân biệt giữa hai ranh giới và những áp dụng thực tế của nguyên tắc nầy. Đằng sau những khó khăn nầy là sự thiếu kính trọng nhau. Họ chỉ không kính trọng nhau dẫu cho tình yêu và sự tận hiến cho nhau không có gì đáng chê trách.  

NGUỒN GỐC CỦA SỰ THIẾU KÍNH TRỌNG  

Có nhiều lý do tại sao người ta cảm thấy khó khăn đối xử với những phần tử khác trong gia đình với sự kính trọng thích hợp. Bất cứ là lý do gì, điều đó có thể cho thấy những sự sợ hãi cá nhân và những mặc cảm tự ty. Chúng ta có khuynh hướng phê bình những khiếm khuyết của bà con vì chúng ta nhận thấy chúng ta giống với họ. Khiếm khuyết của họ phản ảnh tình trạng và giá trị của chúng ta. Chúng ta cảm thấy xấu hổ về lầm lỗi của họ, dường như đó là lỗi lầm của chúng ta. Nếu chúng ta có cái gì chắc chắn, bảo đảm hơn về chúng ta, về giá trị cũng như địa vị riêng của chúng ta, chúng ta có thể chấp nhận khiếm khuyết chúng ta và khiếm khuyết của những phụ tá thân cận chúng ta một cách dễ dàng hơn, vì chúng ta không xem họ như biểu lộ của giá trị và ý nghĩa của chúng ta. Một người tự tin có thể xem những lỗi lầm, những giới hạn, những khuyết điểm trong một cái nhìn thích hợp mà không coi chúng như những hạch sách, lên án của xã hội. Vì thế, sự kính trọng đối với những phần tử trong một gia đình được nối kết với sự tự trọng. Người sợ sự thất sủng và sự nhục mạ thì rất nhạy cảm với sự bất toàn của những người bà con mình. Hơn nữa, nếu một người cảm thấy vô dụng trong tương quan với những khuyết điểm như thế, họ cảm thấy giận dữ những người đó và sẽ tỏ sự giận dữ hoặc bằng cách thụ động hoặc bằng cách hung hăng và bạo động. Cả hai cách đều dẫn tới sự thiếu kính trọng phẩm cách và giá trị của người khác.  

Một lý do khác dẫn tới sự thiếu kính trọng trong nhiều gia đình là tình trạng cạnh tranh trong gia đình cũng như ở thế giới bên ngoài. Chúng ta đã miêu tả tại sao vợ chồng trong thế giới hôm nay nhìn nhau như những người cạnh tranh. Con trẻ cũng vậy, cũng cạnh tranh với nhau. Chúng chống nhau để tranh giành sự chú ý cũng như tình thương của bố mẹ. Mỗi đứa nhìn đứa kia như một đe dọa đối với vị thế riêng của nó. Cũng có sự cạnh tranh như vậy giữa bố mẹ và con cái. Hai thế hệ già trẻ cũng cạnh tranh nhau cho sự danh tiếng. Trong một thế giới ít mang lại sự an toàn và sự bảo đảm về sự tôn trọng và quí mến lẫn nhau, cha mẹ cố gắng gây ấn tượng về ưu thế của họ đối với những đứa trẻ tỏ ra ít kháng cự nhất. Nhiều cha mẹ không nhận thấy những hành động hận thù và chống cự thường được cải dạng như tình yêu sung mãn hoặc tình cảm tràn đầy. Tại sao chúng ta không đối xử với những người thân yêu chúng ta như đã xử thế với nhũng người quen biết chúng ta gặp ngoài xã hội. Chúng ta được huấn luyện để đáp trả cho những lịch sự, tế nhị, yêu thương, và trọng kính. Tại sao chúng ta không dùng những kỷ thuật và kiến thức đó để phục vụ cho những người trong gia đình chúng ta?  

LÀM SỢ HÃI THAY VÌ CỦNG CỐ TÌNH YÊU 

Sự kính trọng, tử tế không loại trừ cảm giác an toàn, vững chắc. Người ta có thể tử tế với người khác chỉ nếu người ta bảo đảm về chính mình, bảo đảm về ấn tượng người ta tạo nên, và bảo đảm về sự thành công cuối cùng của họ. Để có cảm giác an toàn vững chắc, đòi hỏi người ta phải có sự tự tin. Sự vững chắc không ám chỉ sự áp đặt. Chúng ta càng ít cảm thấy an toàn bảo đảm, chúng ta càng có khuynh hướng đe dọa và áp đặt. Sự đe dọa lẫn nhau rất thường được thấy trong đời sống gia đình. Dĩ nhiên chúng ta không có ý làm người khác sợ, nhưng điều đó phát xuất từ cảm giác sợ hãi của chúng ta. Như hai người gặp nhau cách bất thình lình vào giữa đêm trong một con đường tối, người nầy sợ người kia cướp giật, cả hai đều chung cảm giác sợ hãi. Nhiều cặp vợ chồng luôn sống trong sự sợ hãi: sợ bị quên lãng, sợ bị thống trị, sợ không được quí mến, sợ bị đối xử tệ bạc, sợ bị nhục mạ. Họ nói nỗi sợ của họ cho người thứ ba, nhưng rất khó mà thuyết phục họ để họ tin rằng người khác cũng sợ như họ. Không ai nhận ra sự sợ hãi của đối phương. Chúng ta có khuynh hướng nghi ngờ những người khác, nhất là những người có quyền trên chúng ta. Dĩ nhiên, những phương pháp và vũ khí của cuộc chiến được nhìn thấy một cách rõ ràng nếu nó được dùng bởi đối phương trong khi chúng ta tự cho mình là vô hại và đầy những ý hướng tốt, và không bao giờ chấp nhận lý do tự vệ của kẻ khác có liên quan đến chúng ta.

 LUẬN LÝ ĐƯỢC DÙNG NHƯ VŨ KHÍ

Tất cả mọi tranh luận trong hôn nhân cho thấy căn bản cấu trúc giống nhau. Lắng nghe chồng và vợ người ta cảm thấy chắc chắn rằng người nào nói sau cùng là đúng. Cả hai đều đúng, hoặc ít nhất họ tin họ là đúng. Nếu không, họ sẽ hành động cách khác nhau. Luận lý trở thành khí cụ có thể dùng và được dùng bởi mọi người đang giao chiến. Nhưng căn bản, cuộc cải vả không là vấn đề của đúng và sai, mà chỉ là vấn đề của việc vui lòng hoặc bất bình, đồng ý hoặc chống lại. Cái mấu chốt của sự tranh cãi đóng vai trò thứ yếu. Vấn đề đúng hoặc sai chỉ được đặt ra khi sự cộng tác gặp trục trặc và mỗi người đều muốn đỗ lỗi cho sự bất đồng đó. Con người thì thông minh và khéo léo tìm đủ mọi lý do để biện minh cho hành động của họ. Đầu óc họ phát minh những lý do để kích thích người khác hành động, đó là nguyên nhân cho những thù hận công khai.

 THAY ĐỔI SỰ ĐỖ LỖI

Vì chúng ta không để ý cách chúng ta lên tiếng, cũng không nhận ra khi nào chúng ta gây nên, làm cách nào chúng ta có thể chắc chắn chúng ta có vi phạm luật căn bản của sự cộng tác không? Chúng ta có thể đánh giá chúng ta một cách thích hợp chỉ nếu chúng ta nhìn vào kết quả của hành động chúng ta. Bấy giờ, chúng ta có thể nói được rằng chúng ta có đang gây căng thẳng, xung đột, hay đang làm hiểu nhau hơn. Tiến trình nầy đòi hỏi chúng ta bỏ đi việc đỗ lỗi cho bất cứ sự bất đồng của gia đình lên những yếu tố ngoài chúng ta. Đổ lỗi cho chính chúng ta cũng không giúp được gì. Đổ lỗi, viện cớ, phàn nàn chỉ cho thấy sự thất vọng và hận thù. Bất cứ khi nào chúng ta khám phá trong chúng ta dấu hiệu của những khuynh hướng như thế, chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta sắp vi phạm qui luật cộng tác. Cảm xúc của chúng ta là sự hướng dẫn tốt nếu chúng ta xem chúng như những dấu chỉ của ý hướng riêng chúng ta và không như phản ứng tự nhiên bị kích thích bởi yếu tố bên ngoài. Nếu chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cảm xúc, chúng ta sẽ không còn viện nhiều lý lẽ để bào chữa nhưng sẽ làm chủ được tình thế. 

Khi chúng ta nhận ra cảm xúc hận thù như là vũ khí cố ý để giao chiến, chúng ta có thể kích động một sự tái hướng dẫn, một sự định giá mới về điều kiện sống cũng như những phần tử trong gia đình, để những cảm xúc mới tốt hơn và can đảm hơn có thể phát triển. Được thấu hiểu một cách thích hợp, việc thiếu tình cảm sẽ không còn là lý do cho những bổn phận bị quên lãng, nhưng là một thách thức phát triển một lợi ích mới về xã hội.

 Có vô số lý do được gán cho sự thất bại của tình yêu. Một người đàn bà phàn nàn rằng bà không thể yêu và chấp nhận chồng bà nữa vì lý do chồng bà không hề có một lỗi lầm gì. Bạn không thể tưởng tượng được: thật là khủng khiếp phải sống với một ông chồng hoàn thiện. Tôi không thể chịu nổi nữa. Ông không có làm gì sai. Ông cũng không giận dữ tôi. Cái gì tôi làm đều đúng. Cái gì tôi không làm cũng đúng. Ông không bao giờ nổi giận. Bạn có thể sống với một thiên thần không? Thật không thể tin được khi người ta nghe một sự phàn nàn một cách vô lý. Điều đó cho thấy rằng nếu người ta muốn tìm một lý do để chống đối, người ta luôn có thể. Không có khuyết điểm cũng phục vụ mục đích giống như nhiều khuyết điểm. 

Vấn đề được nêu lên là: những lầm lỗi cá nhân có là lý do hiện hành của cuộc xung đột hôn nhân không? Đúng là chúng ta chối từ người khác vì lầm lỗi của họ phải không? Tôi không nghĩ thế. Bao lâu chúng ta chấp nhận và yêu một người nào, lỗi lầm họ không thành vấn đề. Khi chúng ta từ chối chấp nhận họ, lỗi lầm họ cung cấp cho chúng ta lý do cho sự thù hận của chúng ta. Chúng ta khám phá những lỗi lầm mà chúng ta trước đây đã nhìn thấy nhiều lần khi chúng hợp với chương trình chúng ta. Tại sao chúng ta khước từ nhau, gây nên sự đau khổ triền miên cho chúng ta cũng như cho người khác. Đó là vấn đề của chúng ta, nó can thiệp vào sự cộng tác và sự hạnh phúc của chúng ta. Bao lâu chúng ta cảm thấy được chấp nhận, quí mến, tôn sùng, cưng chiều, mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng bao lâu chúng ta cảm thấy bị mặc cả, ức chế, và bất công, bấy giờ người bạn thân nhất của chúng ta cũng trở thành kẻ thù. 

Cảm giác tự ty nầy thường không có nền tảng, tuy nhiên những đền bù thường được gọi là cảm giác tự tôn có thể được tìm thấy trong những cách thế khác nhau. Tình trạng một vị tử đạo bị hành hạ đối với người quan sát có thể xem là một tình trạng đầy khổ nhục và đáng thương, nhưng chính đương sự lại thấy đây không phải là một nhục mạ mà là một cơ hội tốt để họ được sáng giá trên bình diện đạo đức. Chịu sự tra tấn thể xác lẫn tinh thần có thể mang lại sự chiến thắng tinh thần, và người chịu tử đạo cũng như kẻ sát đạo có thể cùng cảm thấy hạnh phúc trên căn bản ban phát quyền hành. Người thì vui hưởng sự thống trị về thể xác, kẻ thì vui hưởng sự công chính hóa. Nhưng vị tử đạo có thể tức khắc nổi loạn và khước từ người bạn cũ của họ nếu họ cố ý để được gọi là nhân đức và để được chú ý, họ sẽ thất bại và sẽ làm mất sự quân bình. Dĩ nhiên, tình trạng nầy thì quá đáng, nhưng chúng ta phải biết rằng sự chấp nhận lẫn nhau có nghĩa là sự đồng ý về sự quân bình cho phép mỗi bên bù đắp lại cảm giác không-cảm-thấy-đủ bằng cách thế riêng của mình. Sự xung đột không bao giờ được gây nên bởi chỉ những khủng hoảng bên ngoài như áp lực kinh tế, xã hội…và sự không may mắn có thể mang vợ chồng lại gần nhau hơn. Nếu sự quân bình giữa cặp vợ chồng bị lung lay bởi những khó khăn đó, bấy giờ sự xung đột sẽ xảy ra như một kết quả đương nhiên. Thông thường những chuyện không may nầy không là lý do của những khủng hoảng hôn nhân, chúng chỉ là những trắc nghiệm về khả năng cộng tác. Chúng chỉ mang những xung khắc và hận thù được ẩn dấu thành công khai – đó cũng là những dấu hiệu cho thấy cảm-giác- thuộc-về của cả hai bên đều không có đủ, và cũng cho thấy rằng họ thật sự không muốn gắn bó với nhau khi gặp những khó khăn. Họ chỉ tìm cơ hội dể đổ lỗi nhau và xa lìa nhau. 

CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH NHỮNG CÂU TRẢ LỜI CỦA CHÚNG TA.

Chỉ có con người mới biết chỉ trích những người khác khi chúng ta đau khổ do những khiếm khuyết riêng của chúng ta và bấy giờ chúng ta cảm thấy thích thú với những lỗi lầm của người khác. Bình thường sự thích thú về xã hội của chúng ta khiến chúng ta có thể thấy và vui hưởng những bản tính tốt nơi đồng bạn chúng ta. Mọi người đều có nhân đức cũng như có lỗi lầm. Việc chúng ta để ý đến những nhân đức hoặc lỗi lầm của một người cho thấy thái độ chúng ta đối với họ. Cách tổng quát, cái gì đúng cho con người thì cũng đúng cho đời sống. Cả hai đều phong phú và màu sắc rực rỡ đến nỗi chúng ta có thể chọn cái chúng ta muốn – cái tốt hoặc cái xấu. Vấn đề không phải là những kinh nghiệm khó chịu hay vui thoả nhưng là cái lợi hay bất lợi mà chúng ta tìm thấy nơi đời sống và nơi những con người, phản ảnh con người cũng như thái độ của chúng ta. 

HÔN NHÂN KHÔNG LÀ THIÊN ĐÀNG

Thật không dễ cho hai người suốt cả ngày đêm đều luôn đồng ý và cộng tác với nhau trong suốt cả cuộc đời. Trong cái nhìn đối với những vấn đề phức tạp và không thể giải quyết mà chàng đang đối diện, không ai dám nói rằng mình có đủ khả năng. Nhiều người mang sự hận thù từ thế giới bên ngoài vào nhà và trở lại với thế giới bất ổn với sự căng thẳng gia tăng. Người ta càng mong tìm thấy thiên đàng nơi hôn nhân thì sự chán nản càng lớn lao. Thật là một sai lầm lớn lao nếu nhìn vào hôn nhân như là một sự giải quyết. Nhưng hãy nhớ rằng hôn nhân là một bổn phận chứ không phải là một sự giải thoát. Nhiều người, đặc biệt là các bà, chán nản trong cuộc đời hy vọng tìm được sự an toàn trong hôn nhân. Ngày xa xưa, hôn nhân là một giải quyết cho những vấn đề của một người đàn bà. Không chồng, các bà không đáng kể, không có giá trị, và vấn đề trở nên khác hẳn khi các bà lấy được chồng. Ngày nay thì khác. Khuyên một cô gái chán chường thất vọng đi lấy chồng là một tai hại nặng nề. Bất cứ ai cảm thấy mình không thích nghi với công việc và bổn phận xã hội, đều cho thấy sự thất bại trong việc cộng tác với người bạn của mình trong hôn nhân. Điều đó không có nghĩa là người ta nên được khuyến khích không kết hôn. Họ không thể trốn khỏi vấn đề tình yêu và tình dục mà không gặp phải ngày càng trở nên chán chường sâu xa hơn. Vấn đề là bất cứ điều gì người ta làm trong lo âu và sợ sệt, người ta sẽ phải trả giá cho nó. Sự can đảm và cảm giác xã hội nếu không được chuẩn bị trước, sẽ dễ dàng gặp phải thất bại trong hạnh phúc hôn nhân. Vì thế, để tránh khỏi tất cả những đổ vỡ đó, chúng ta cần phải chuẩn bị những hành trang cần thiết cho cuộc hôn nhân của chúng ta, hay ít ra phải cố gắng làm tốt hết sức có thể để dọn đường cho cuộc hôn nhân mà chúng ta đã ký kết. 

TINH THẦN THÌ ĐÁNG KỂ

Thật là vô ích để có những lời khuyên đặc biệt cho cuộc sống hạnh phúc vì đã có rất nhiều sách khuyên phải làm gì và không nên làm gì, và nhiều cuốn phải nói là tuyệt vời. Điều đáng buồn là những đề nghị đó có giúp ích gì cho chúng ta không? Một người can đảm với sự thích thú đầy đủ về mặt xã hội không cần nhiều lời khuyên. Một người sợ hãi, lòng đầy thù hận thì sẽ không để ý gì đến những lời khuyên đó cho dẫu đó là những lời hay ho quí báu nhất. Vì thế, chúng ta tin rằng thái độ nền tảng thì tốt hơn là kỷ thuật. Chỉ chú trọng vấn đề kỷ thuật sẽ không làm nên hôn nhân hạnh phúc vì không có qui luật nào nắm vững được vấn đề kinh tế, xã hội, và tính dục mà có thể tránh được thất bại. Vì thế, tinh thần mới đáng kể, mới quan trọng chứ không phải kỷ thuật. Ước muốn cộng tác thắng vượt mọi trở ngại. Nếu không có ước muốn cộng tác, một chút ngăn trở cũng có thể trở nên không khắc phục được. Bất cứ gì làm căng thẳng giữa vợ và chồng, cảm-giác- thuộc-về sẽ giúp họ kháng cự cho sự nguy hiểm đang đe dọa từ bên trong. Cái nhìn trên cuộc đời căn cứ trên niềm tin và tự tin đều làm tăng khả năng cho sự cọng tác và hài hòa cũng như làm phát sinh bầu không khí tử tế và chịu đựng. Thật vậy, tinh thần và thái độ của chúng ta mới là quan trọng trong vấn dề hạnh phúc hôn nhân.

Trang gia đình | Trang nhà


Gửi Bài - Góp Ý  - Chia Sẻ - Comments