THA THỨ: YẾU TỐ HẠNH PHÚC CỦA HÔN NHÂN
|
Trần Mỹ Duyệt |
Ta không thể sống hạnh phúc trong đời sống hôn nhân nếu không học biết tha thứ cho chính mình và cho người phối ngẫu. Tha cho mình vì đó là việc làm chứng tỏ ta biết mình, chấp nhận giới hạn và những lầm lỡ của mình. Tha cho chồng hoặc cho vợ vì họ cũng chỉ là con người giới hạn với những khuyết điểm tương tự như ta.
Hai cuộc khảo cứu thuộc đại học Buffalo và Georgia đã cho thấy tha thứ là một việc làm vừa công bằng, vừa hữu lý, và vừa cần thiết vì nó có thể được coi như những yếu tố quan trọng xác định những lý do đưa đến khủng hoảng trong hôn nhân, cũng như đem lại sự hòa giải cần thiết. (xem tiếp) |
|
ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA THÁNH GIUSE
|
Trần Mỹ Duyệt |
Qua Tông Thư “Patris corde” (Với Trái Tim của Người Cha), kỷ niệm 150 năm ngày Thánh Giuse được Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX công nhận là Quan Thày của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố “Năm Thánh Giuse” bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 2020, đến ngày 8 tháng 12 năm 2021. (xem tiếp) |
|
GIÁNG SINH LÀ QUÀ TẶNG BÌNH AN
|
Trần Mỹ Duyệt |
Thọat nhìn Giáng Sinh năm nay có thể nói là một Giáng Sinh buồn! Một nỗi buồn mang mang không lời giải thích. Không biết Hài Đồng Giêsu nghĩ thế nào, nhưng nhìn chung đại dịch Vũ Hán (Covid-19), đã và đang làm cho cả thế giới lo lắng, hoang mang, sợ hãi. Ảnh hưởng của nó lan rộng, bao trùm trên mọi lãnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, y tế, và tôn giáo. Vui làm sao được khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vẫn chưa kết thúc nhưng đã để lại nhiều hoài nghi, bất an, chia rẽ và những suy nghĩ tiêu cực về một nền dân chủ văn minh nhất thế giới!
Nhưng bài ca mà các thiên sứ hát trong đêm trường tại đồng quê Belem năm xưa trong giờ phút Con Chúa giáng trần lại là một bài ca mang đầy ý nghĩa, âm hưởng của vui mừng, hy vọng, và bình an. “Vinh danh Chúa cả trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” (Luca 2:14). (xem tiếp) |
|
|
NHỮNG CÂY NẾN MÙA VỌNG
|
Trần Mỹ Duyệt |
Giáo Hội đã bước vào Mùa Vọng, 4 Chúa Nhật chuẩn bị đón mừng biến cố trọng đại là kỷ niệm ngày hạ sinh của Chúa Cứu Thế. Ngài đến với trần gian qua hình hài một trẻ sơ sinh, và mang thân phận con người. Ngài chính là Emmanuel (Mt 1:23), có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thánh Phaolô Tông Đồ diễn tả về Ngài: “Ngài trở nên giống như con người ngoại trừ tội lỗi” (Hebrews 4:15). Biến cố lịch sử ấy đã diễn ra giữa đêm đông giá lạnh tại đồng quê Belem, hơn 2000 năm trước. (xem tiếp) |
|
|
HÔN NHÂN CHA MẸ ẢNH HƯỞNG
HÔN NHÂN CON CÁI
|
Trần Mỹ Duyệt |
Nhiều bạn trẻ ngày nay sống chung với nhau mà không cần hôn thú. Chậm kết hôn, và khi kết hôn lại không muốn sinh con, hoặc có thì chỉ sinh một hay hai đứa con là cùng. Theo những ước tính mới nhất của Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ (the U.S. Census Bureau) năm 2017, tuổi trung bình lần đầu của phụ nữ kết hôn là 27,4 tuổi, nam giới là 29,5 tuổi. Thống kê của viện Gallup cũng cho biết, một nửa người lớn tuổi quan niệm rằng 2 đứa con là con lý tưởng cho một gia đình, tuy nhiên, khoảng 26% ý kiến chung cho rằng ba con là tốt. Hai con cũng là ý kiến của chung thuộc các quốc gia Âu Châu. [1] Một số còn đi xa hơn nữa, họ quan niệm đời sống hôn nhân chỉ là một kết hợp giữa hai người bất kể trai hay gái, nam hay nữ, đàn ông hay đàn bà. Ngoài ra, số khác cho rằng hôn nhân chỉ là một đáp ứng tình cảm. Yêu hay không yêu chẳng qua chỉ là những cảm xúc, những rung động của một người dành cho một người khi họ thích và thấy cần nhau. (xem tiếp) |
|
|
TÂM THẦN HAY QỦY ÁM?
|
Lương Huỳnh Ngân, M.D & Trần Mỹ Duyệt, Ph.D |
Sau khi chết không phải hồn con người muốn đi đâu thì đi, hoặc hiện về quấy nhiễu, nhập vào người này, người khác tùy tiện. Mỗi người, ngay sau khi chết, lãnh nhận trong linh hồn bất tử của mình sự trả công muôn đời cho mình trong một phán xét riêng. Cuộc phán xét đó quy chiếu đời sống họ với Đức Kitô, để rơi vào một trong ba trường hợp: trải qua thanh luyện, được vào hưởng phúc vĩnh hằng, bị luận phạt muôn đời. [1] Tuy nhiên, tín ngưỡng dân gian vẫn tin vào tà ma, ác qủy, vào những vong hồn bên kia thế giới đang vất vưởng đâu đó. Do đó, thỉnh thoảng chúng ta nghe những câu truyện như nhà ma, người bị ma nhập, người bị qủy ám, hoặc có người nhờ quyền năng siêu phàm đặt tay mà người được đặt tay có thai dù không có những quan hệ vợ chồng với chồng. Những điều này khiến nhiều người hoang mang và tự hỏi “Qủy ma có thật không? Thế giới của chúng hoạt động như thế nào?” (xem tiếp) |
|
|
Ngoại Tình: Nhu Cầu Tâm Sinh Lý - Thực Trạng hay Não Trạng? Phần 3
|
Trần Mỹ Duyệt |
|
|
|
Ngoại tình - Nhàm chán - Chinh phục hay chiếm đoạt? Phần 2
|
Trần Mỹ Duyệt |
|
|
|
62% Đàn Ông Ngoại Tình. 57% Đàn Bà Ngoại Tình. Căn Bệnh Hôn Nhân!
|
Trần Mỹ Duyệt |
|
|
|
TÂM LÝ THA THỨ TRÊN HÀNH TRÌNH TÌM HẠNH PHÚC
|
Trần Mỹ Duyệt |
Truyện kể một lữ hành mồ hôi nhễ nhãi vác trên vai một cái bao đựng đầy sỏi đá. Bước đi của người này như bị ghì lại bởi sức nặng của thời gian và sức nặng trong chiếc bao. Có người nhìn thấy đã khuyên anh ta bỏ đi những viên sỏi đá đó, nhưng anh không nghe. Sau cùng vì thấy không thể tiếp tục đi được nữa, nên anh đành lòng ngồi xuống bên vệ đường, mở chiếc bao, lựa tìm những viên nhỏ nhất bỏ đi. Như một phép mầu, anh thấy nhẹ nhõm và bước đi những bước mạnh mẽ hơn. Điều này khiến anh tự suy nghĩ, tại sao không bỏ hết mà còn giữ lại làm gì những sỏi đá trong bao. Nhưng có một thôi thúc nào đó từ bên trong nên anh vẫn không muốn bỏ hết. Chấp nhận bước đi những bước nặng nề, vất vả nhưng không đành buông bỏ. Cho đến cuối cùng vì quá mệt mã, anh quyết định ngồi lại vứt bỏ tất cả những sỏi đá còn lại. Và cũng từ đó, anh bước đi những bước nhẹ nhàng, vui vẻ, hạnh phúc hơn. Anh còn có thời giờ thưởng thức những cảnh đẹp bên đường cho đến khi về tới đích.
Người lữ hành đó có thể là tôi, là bạn, là chúng ta. Cái bao sỏi đá đó là những hận thù, tranh chấp, giận hờn, ghen ghét, thù oán, và những xúc phạm đến thể xác, tinh thần mà người khác đã làm cho nhau, hoặc do chính chúng ta đã làm, đã gây ra cho người khác. Những thứ đó đã tạo nên một khối nặng đè trên lương tâm cũng như cuộc sống của con người. Trên lý thuyết, ai cũng nhận ra và cũng biết điều này, nhưng do cái tôi của mình nên đành chấp nhận bước đi với những nặng nề đó hơn là buông bỏ, tha thứ để nhẹ nhàng trên hành trình cuộc sống. (xem tiếp) |
|
|
TÔN TRỌNG NHAU LÀ BÍ QUYẾT HẠNH PHÚC HÔN NHÂN
|
Trần Mỹ Duyệt |
Nếu hỏi những ai đã sống trong đời sống hôn nhân, hoặc những thanh thiếu niên nam nữ sắp sửa bước vào đời sống này: “Bí quyết hạnh phúc hôn nhân là gi?” thì tùy theo mỗi người, mỗi hoàn cảnh câu trả lời sẽ khác nhau, nhưng một trong những bí quyết ấy là:
TÔN TRỌNG NHAU
Trong lời hứa hôn nhân theo nghi thức tôn giáo đã phản ảnh trung thực những giá trị cũng như bí quyết căn bản của hạnh phúc hôn nhân, bao gồm sự tôn trọng lẫn nhau: “Anh (em) nhận em làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng nhu lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em).”[1] (xem tiếp) |
|
|
THÁNG 11 VÀ ĐẠO HIẾU
|
Trần Mỹ Duyệt |
Truyền thống Giáo Hội Công Giáo về tháng 11 có liên quan đến điều mà người Việt Nam chúng ta gọi là đạo hiếu. Theo đó, Giáo Hội dành riêng tháng 11 để kính nhớ các tín hữu đã qua đời, còn gọi là tháng các linh hồn. Một tháng dành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên, anh chị em và mọi người thân yêu, bạn hữu đã ra đi về bên kia thế giới. Việc làm này khiến chúng ta liên tưởng đến chữ hiếu, đạo hiếu, và việc thờ cúng ông bà, tổ tiên vẫn thường được thực hành theo quan niệm tâm linh người Việt Nam.
Vậy hiếu đạo là gì?
Hiếu là hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Noi theo chí khí của cha ông. Tang cha mẹ. Hiếu dưỡng hay báo hiếu là việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ chu đáo.
Hiếu còn được coi như một đạo sống, hiếu đạo hay đạo phụng thờ cha mẹ: “Hiếu đạo là Bổn phận (đạo) phụng thờ cha mẹ.”[1]
Hiếu được chia làm hai loại: hiếu thảo đối với cha mẹ, và hiếu đễ đối với anh em. [2] (xem tiếp) |
|
|
PHONES* VÀ TRẺ EM DƯỚI CÁI NHÌN GIÁO DỤC (2)
Tâm Lý Ứng Dụng |
Trần Mỹ Duyệt |
Bài viết PHONES VÀ TRẺ EM DƯỚI CÁI NHÌN GIÁO DỤC sau khi phổ biến đã nhận được nhiều ý kiến khích lệ từ phía độc giả. Một trong những ý kiến đó theo tôi, đã phản ảnh đúng với những gì mà bài viết muốn chuyển tải:
“Con em thường bị kém suy nghĩ, kém thông minh, kém toán học nếu dùng nhiều Cellphones, TV, computers... từ khi còn nhỏ tới khi khôn lớn, và cha mẹ cần khóa những chương trình You Tube độc hại, kiểm soát Wi Fi và các games trong nhà của mình, cũng như quan tâm hướng dẫn con em cách xử dụng... nếu không, thì hậu quả sau này vợ chồng chỉ còn ôm mặt mà khóc than!” (Phạm Văn Bản)
Một người bạn của tôi trong ngành khoa học và y tế, trong một lần phỏng vấn về ảnh hưởng giáo dục trẻ em sử dụng những tiến bộ của khoa học, anh nói: “Muốn giáo dục con cái, phụ huynh phải kiểm soát được chiếc điện thoại và việc dùng điện thoại của chúng.” Tôi muốn anh cho biết thêm ý kiến, anh tiếp: “Có nghĩa là phụ huynh phải cứng rắn khi nào mới cho con dùng điện thoại. Tiếp theo đó là phải kiểm soát được giờ giấc cũng như các chương trình mà chúng thường sử dụng”. (xem tiếp) |
|
|
15 LỜI HỨA ĐỨC MẸ CHO NHỮNG AI
TRUNG THÀNH LẦN HẠT MÂN CÔI
(Đức Mẹ ban cho Thánh Đaminh và Chân Phước Alan de la Roche) |
Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ |
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng việc đọc Kinh Mân Côi sẽ được lãnh nhận những ơn báo trước giờ chết.
2. Mẹ hứa ban ơn che chở đặc biệt và các phúc lành lớn lao cho những ai đọc kinh Mân Côi. (xem tiếp) |
|
|
CON HƯ TẠI MẸ CHÁU HƯ TẠI BÀ?!
|
Trần Mỹ Duyệt |
Chào Chú con đang lo lắng cho con của mình cháu được 2 tuổi và đang ở nhà với bà nội. Vì nó còn nhỏ và ông nội mới mất vì thế mà cháu chưa cho con đi học, xong chồng cháu đang tự dưng mất viêc nghỉ ở nhà một mình cháu đi làm nên về đến nhà là cảm thấy uể oải và mệt mỏi rồi con thì lì mà quậy mà Bà nội bênh mà chiều một cách vô lí cháu đánh phạt thì Bà bênh nên tối đến nó đòi ngủ với Bà nhưng cháu không chịu. Nói ban ngày con ngủ Bà tối ngủ với mẹ, nhưng cháu thấy Bà hơi buồn. Cháu có thói quen đi ngủ hay nói chuyện và dạy con. Nhưng Bà lại muốn cháu ngủ với Bà. Vậy Cháu phải làm sao cho tốt cả hai bên.
Con cám ơn chú,
Th. L
Câu hỏi có thể được tóm lại 3 điểm chính như sau:
-Một đứa bé 2 tuổi, được bà nội chiều nên lì và quậy.
-Bà nội bênh cháu khi bị mẹ sửa phạt.
-Bà nội muốn cháu ngủ với mình.
Ca dao Việt Nam có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Có hai mâu thuẫn giữa bà nội và mẹ trong trường hợp này. Cả hai nếu không sử sự khôn ngoan và khéo léo sẽ làm “hư” đứa trẻ, mặc dù cả hai đều nhân danh tình yêu và sự chăm sóc dành cho đứa trẻ.
Trước khi tìm câu trả lời cho tính lỳ lợm, quậy phá và khó bảo, là hai mâu thuẫn căn bản có thể dẫn đến tình trạng “hư” của đứa bé 2 tuổi: Mâu thuẫn về phương pháp giáo dục, và mâu thuẫn về quyền “sở hữu” em bé. (xem tiếp) |
|
|
PHONES VÀ TRẺ EM DƯỚI CÁI NHÌN GIÁO DỤC
|
Trần Mỹ Duyệt |
Nuôi dạy con cái ở thế kỷ 21 đồng nghĩa là phải biết hướng dẫn chúng làm quen với những tiến bộ của khoa học, với truyền thông, và với những kinh nghiệm của nền văn minh hiện đại. Vai trò phụ huynh, cha mẹ thời nay không giống như những thế hệ của cha ông thuộc các thế kỷ trước như mang thai, sinh con, nuôi con, hướng dẫn con về luân lý, đạo đức theo truyền thống, và gửi con tới trường. Đó cũng là lý do tại sao nhiều bạn trẻ ngày nay ngại không muốn tiến tới hôn nhân, mà nếu có lấy nhau lại không muốn sinh con, hoặc nếu có sinh thì chỉ 1 hoặc 2 đứa là cùng.
Trong một khảo cứu của Common Sense Media nhắm vào thói quen trẻ con dưới 8 tuổi tại Hoa Kỳ cho biết, các em dùng iphone, ipad, smartphone, cellphone… tăng gấp 5 lần chỉ trong vòng 2 năm trước đây. Smartphone tăng từ 52 lên 75%. Thời gian các em dành sử dụng tăng gấp ba, mặc dù thời gian thông thường cho một đứa trẻ dùng những phương tiện như TV là dưới 30 phút một ngày. Vẫn theo kết quả khảo cứu, 38% trẻ con dưới 2 tuổi ngày nay đã biết sử dụng iphone, smartphone, mặc dù chúng không hiểu ý nghĩa của những thông tin trong đó. Con số này chỉ khoảng 10% vào năm 2011. (xem tiếp) |
|
|
MẸ SẦU BI DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ
|
Trần Mỹ Duyệt |
Nếu có tấm hình nào diễn tả được sự đau khổ của một người mẹ, thì đó là tấm hình chụp hoặc vẽ khi bà đang ngồi bất lực nhìn con hấp hối và chết trên tay của bà! Trong Phúc Âm, Thánh Gioan cũng đã chụp được những khoảnh khắc về một bà mẹ. Bà rất đau khổ theo con trên đường tới pháp trường, chứng kiến con bị đóng đinh, và đứng dưới chân thập giá để nhìn người ta dùng đòng đâm thấu trái tim của con bà, rồi đau đớn ôm lấy xác con trong vòng tay của mình (x. Gioan 19: 17-42). Người đàn bà đau khổ đó không ai khác hơn là Đức Trinh Nữ Maria, người Mẹ của chúng ta.
Linh mục Kim Long với cảm xúc phong phú của một nhạc sỹ cũng đã ghi lại hình ảnh bà mẹ ấy qua những nốt nhạc của ngài:
Mẹ đứng đó khi hoàng hôn tím màu. Nhạc thương trầm buông hắt hiu đồi cao u hoài loang máu đào. Con Chúa đau thương treo trên thập giá, hiến thân vì nhân loại tội tình. Mẹ đứng đó tâm hồn tê tái sầu, đồng công cùng Con dấu yêu, vì thương nhân loại bao khốn cùng. Xin dẫn đưa bao tâm hồn lạc hướng về bên Mẹ, Mẹ ơi. (xem tiếp) |
|
|
HAPPY BIRTHDAY MOM
|
Trần Mỹ Duyệt |
“Happy Birthday mom”. Những lời đầy cảm xúc, chân tình và yêu thương này các con tôi mỗi năm một lần chúng đã nói, và đã hát mừng mẹ của chúng trong ngày mừng sinh nhật của nàng, mỗi khi chiếc bánh sinh nhật được đem ra. Mom – mẹ là người đã cưu mang, sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục chúng. Người đã cùng với tôi đem chúng vào đời, cho chúng một hình hài, chia sẻ với chúng những di sản tinh thần cũng như thể chất của chúng tôi. Riêng tôi, vì mang thân phận xa quên, sống cô đơn nơi miền đất tạm dung kể như hơn nửa đời người, nên cũng chỉ được vài lần nói với mẹ thân yêu của mình: “Happy Birthday mom” – Chúc mừng sinh nhật mẹ, mỗi khi có dịp về thăm mẹ.
Những lần như vậy, mặc dù là ngày vui, nhưng phần đông những người mẹ lại có những giọt nước mắt lăn tăn trên gò má. Những giọt nước mắt hạnh phúc, những giọt nước mắt buồn vui lẫn lộn. Vui vì thấy những hoa trái của mình ngày nay đã lớn khôn, đã vào đời, và đã thành đạt. Buồn vì nghĩ đến những đứa con bệnh tật, những đứa con không may mắn, và những đứa con vẫn còn đang lang thang chưa tìm được cho mình một bến đỗ, chưa thành công, cũng như chưa có được một tương lai hứa hẹn, ít là dưới con mắt của người mẹ. (xem tiếp) |
|
|
TÔN TRỌNG VÀ BÀN HỎI TRONG TỪNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH
Tâm lý ứng dụng trong hôn nhân |
Trần Mỹ Duyệt |
Chồng của em rất thương yêu em và lo lắng cho gia đình, nhưng anh ấy có thói quen thích cái gì là tự đi làm mà không bàn hỏi với em một vấn đề gì hết, và em là người sau cùng biết chuyện ấy khi nó đã xảy ra bất luận tốt hay xấu. Những lúc như vậy em hỏi tại sao anh không bàn với em, thì anh ấy nóng giận và bỏ đi không thèm nghe em phân tích đúng hay sai.
Trong trường hợp này em phải làm gì, và anh ấy phải làm gì để vợ chồng có sự hòa hợp và biết tôn trọng nhau, hiểu nhau nhiều hơn?
Vấn nạn vừa nêu trên có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng nghe qua, và cũng có thể đã xảy ra cho chính mình, trong gia đình mình. Để giải quyết vấn nạn này, thiết tưởng nên ôn lại lời khuyên và kinh nghiệm của người xưa trong tương quan vợ chồng. Cha ông ta vẫn thường khuyên: “Tương kính như tân”. Có nghĩa là cả vợ lẫn chồng đều phải tế nhị, nhún nhường, đối xử với nhau như những ngày đầu mới quen biết, mới là vợ chồng. Kinh nghiệm sống quí giá này không hề lỗi thời so với thực tế và đời sống vợ chồng ở thời đại chúng ta. Trong lời thề hôn ước, trước khi trở thành vợ chồng, chúng ta đã thề hứa “yêu thương và tôn trọng nhau”. Hai chữ yêu thương và tôn trọng là hai yếu tố cốt lõi làm nên ý nghĩa của hôn nhân. (xem tiếp) |
|
|
MONICA XƯA VÀ NAY
|
Trần Mỹ Duyệt |
Monica là vị thánh nữ được tôn kính trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo từ thế kỷ thứ Tư. Lễ kính vào ngày 27 tháng 8 hàng năm. Thánh nữ sinh năm 331 hoặc 332 AD tại Thagaste, Phi Châu nay là Souk Ahras, Algeria, và qua đời năm 387 AD. Cũng có sử liệu ghi thánh nữ sinh năm 322 AD và qua đời năm 387 AD tại Ostia Antica, Ý trên đường trở về quê hương sau khi Augustine con bà được ơn trở lại. Thánh nữ được an táng tại Ostia.
Thời thanh xuân, thánh nữ kết hôn sớm với Patricius, một quan chức ngoại đạo người Roma tại Thagaste. Thánh nữ có ba người con gồm 2 trai là Augustine và Navigius, và người gái út là Perpetua.
Dựa theo lịch sử của thánh nữ, bề ngoài bà được cho là một trong những phu nhân, mệnh phụ nhân đức, giầu lòng bác ái và thương người. Bà và một số phụ nữ khác thường xuyên thăm viếng, an ủi và giúp đỡ những người nghèo khổ, túng thiếu và bệnh tật. Nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, thánh nữ là một người vợ, người mẹ đã phải chịu đựng, hy sinh và cầu nguyện liên lỷ cho người chồng ngoại đạo, cao ngạo, nóng nảy, gia trưởng và ngoại tình. Cùng với người con đầu lòng Augustine, một thanh niên thông minh xuất chúng, giỏi giang, nhưng cũng như cha mình, rất cao ngạo, ăn chơi, đàng điếm và sống buông thả. (xem tiếp) |
|
|
MẸ ƠI LÊN TRỜI
|
Trần Mỹ Duyệt |
Mẹ lên trời giữa một ngày rực sáng,
Áo mặt trời chói lọi ánh quang vinh,
Và mặt trăng dưới chân Mẹ uy linh,
Muôn thần thánh đón chào nơi Thiên quốc.
Mẹ lên trời hưởng muôn vàn ơn phước,
Hào quang ân sủng toả khắp nơi nơi,
Ôi triều thiên muôn tinh tú rạng ngời,
Và muôn điệu nhạc thần tiên diệu vợi.
(Mẹ Lên Trời. GM. Vũ Văn Thiên)
Cùng với Đức Giám Mục Vũ Văn Thiên, nhạc sĩ Phanxicô cũng bồng bềnh trên phím nhạc để ru hồn người trần gian khi hướng nhìn Mẹ được đưa về trời trong vinh quang thiên quốc:
“Trên phiến mây bềnh bồng Mẹ lên trời ngời sáng trong vạn hào quang rực rỡ giữa trời thênh thang, Mẹ lên trời giữa ngàn thần thánh tung hô, xin thương đến chốn gian trần lao đao trong kiếp tội tình trầm luân. Trọn đời Mẹ đã tin yêu, một lòng nguyện ước trung kiên, dù đau thương khổ trăm lần, suốt đời Mẹ vẫn xin vâng, suốt đời Mẹ vẫn xin vâng.”
(Mẹ Lên Trời. Phanxicô)
Tôi không phải là thi nhân và tôi cũng không có tâm hồn nhạc sĩ để dệt lên những vần thơ, những nốt nhạc ca tụng vinh quang diệu vợi của Mẹ mình, đặc biệt, trong ngày mừng Mẹ được Chúa sai các thiên thần đưa về trời cả hồn lẫn xác. Và trên cao xanh kia, Thiên Chúa Ba Ngôi đã đội mũ triều thiên, phong cho Mẹ làm Nữ Vương trời đất. Nhưng tôi may mắn được nhìn lại, đi trên những phần đất mà Mẹ đã sống, đã một thời ghi dấu chân của Mẹ. Điều này có một kỷ niệm thật diệu kỳ đối với tôi qua cuộc viếng thăm đất thánh mùa chay 2019.(xem tiếp)
|
|
|
MẸ VỀ TRỜI SAO LÒNG CÒN MÃI VẤN VƯƠNG!
|
Trần Mỹ Duyệt |
“Mẹ lên trời giữa một ngày rực ánh sáng.
Đàn ca, các thánh tung hô,
nhân loại vui hát mừng,
vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ về thiên cung.
Mẹ lên trời, ngày mừng vui cho thiên quốc.
Hào quang Mẹ Chúa Ba Ngôi,
sáng ngời khắp chín tầng,
vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ tới Thiên Đàng.”
(Mẹ lên trời. Triệu Hà)
Những âm thanh du dương qua từng những nốt nhạc trầm bổng được hát lên trong tâm tình vui tươi, hân hoan, kính mừng Mẹ hồn xác về trời. Những dòng nhạc đưa tâm hồn nhiều tín hữu bay bổng vào cõi thiên thai, hòa cùng với muôn thần thánh cung nghinh, đón rước Nữ Vương của mình, khải hoàn vào Thiên Quốc.(xem tiếp)
|
|
|
PHẢI CHUẨN BỊ GÌ SAU COVID-19
|
Trần Mỹ Duyệt |
Trong Tâm Lý Học có hội chứng Post-Traumatic Disorder (Hậu chấn tâm lý sau một khủng hoảng), diễn tả về sinh hoạt tâm lý, tâm sinh lý của một người sau khi đã trải qua một biến cố kinh hoàng, khủng khiếp và sợ hãi. Thí dụ, sau một thời gian dài bị cầm tù, tra tấn, đối xử dã man, sau một cuộc ly dị đầy đắng đót, tranh cãi, sau một tai nạn giao thông tưởng chừng đã chết, sau một lần bị cướp hãm hiếp, tra tấn, sau lần trên đường vượt biên bị hải tặc, lênh đênh trên biển cả nhiều ngày trong vô vọng, hoảng sợ, hoặc sau một cơn động đất, sóng thần... Đối với thế giới, cơn đại dịch Vũ Hán (đại dịch Covid-19) hiện nay chính là một biến cố lịch sử kinh hoàng, mà khi nó đi qua, chắc chắn sẽ để lại những hậu chấn tâm lý (post-traumatic) bao gồm những khía cạnh tâm lý, xã hội, văn hóa, chính trị, giáo dục cũng như tâm linh trên bình diện cá nhân, quốc gia và quốc tế (xem tiếp)
|
|
|
QUÂN CẤM ĐẠO
|
Trần Mỹ Duyệt |

Chính quyền Trung Cộng triệt hạ các nhà thờ, các tượng thánh giá, cho nhân viên đến nhà các tín hữu bắt gỡ bỏ hình Chúa Mẹ xuống, thay thế bằng hình Tập Cận Bình, hình các đảng viên Đảng Cộng Sản. Nhà nào từ chối sẽ gặp rắc rối, và mất sự trợ cấp. Cũng tại Trung quốc, người dân bị cưỡng bức phải phá thai theo kế hoặch hóa gia đình của nhà nước. Những tin tức về dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, đan viện Thiên An Huế, dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà tại Việt Nam. Đốt nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô tại Nantes, nước Pháp. Bắt và hãm hiếp các nữ tu. Đối xử bất công với các Kitô hữu ở Ấn Độ, tại các nước Trung Đông. Đòi loại bỏ năng quyền bất khả xâm phạm của bí tích Hòa Giải tại Úc. Đặc biệt, nhân danh sức khỏe công cộng trong mùa dịch Vũ Hán (Covid-19), các chính quyền địa phương tại Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa các nhà thờ, hạn chế việc thờ phượng, nhưng lại mở cửa nhà tù, cho phép những cuộc tụ họp, biểu tình, bạo loạn. Giữa những biến cố này, một cụm từ “Quân Cấm Đạo”.đã xuất hiện trong tâm trí tôi.
(xem tiếp)
|
|
|
KINH CẦU CHO HIỆP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Do Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò soạn
|
Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ |

Lạy Thiên Chúa toàn năng, hằng hữu. Vua các vua và Chúa các chúa. Xin hãy ghé mắt khoan dung nhìn đến chúng con, đang cầu xin Chúa với lòng cậy tin.
Xin chúc lành cho chúng con, những con dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Xin ban bình an và thịnh vượng cho quê hương của chúng con. Xin soi sáng những nhà lãnh đạo chúng con để họ có thể đem lại thiện ích chung, trong việc tôn trọng Lề Luật Thánh Thiện của Chúa.
(xem tiếp)
|
|
|
BÁCH ĐẠO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
|
Trần Mỹ Duyệt |

Công Giáo là một tôn giáo có nguồn gốc bị bách hại, trù dập và ghét bỏ. Ngay từ ban đầu. Chúa Giêsu, Đấng sáng lập và là đầu của Giáo Hội này đã nói tiên tri: “Vì danh Thầy, người ta sẽ ghét bỏ anh em, nhưng ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ” (Mt 10:22). - You will be hated by everyone on account of My name, but the one who perseveres to the end will be saved. Bản thân Ngài, Chúa Giêsu cũng chịu cùng số phận.
Qua dòng lịch sử, với lời tiên tri của Đấng sáng lập, người ta thấy rằng ngay từ ban đầu và trải qua hơn 2000 năm, định mệnh Giáo Hội Công Giáo luôn gắn liền với bắt bớ, cấm cách, thử thách, tù tội, và tử đạo.
(xem tiếp)
|
|
ĐI TÌM 10 NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Theo cái nhìn Sáng Thế Ký (18:16-33)
|
Trần Mỹ Duyệt |

Nước Mỹ đang trải qua thời gian đen tối trong lịch sử. Đại dịch Vũ Hán (Covid-19) vừa tạm ổn thì vụ George Floyd bỗng nhiên bùng nổ. Lần này sự khó khăn không đến từ Trung Cộng mà phát xuất ngay tại quê hương mình, ở Mineapolis, Minnesota.
Ngày 25 tháng Năm, 2020, George Floyd, 46 tuổi một người da đen bị bắt, chống cự và bị cảnh sát đè cổ khiến anh chết vì ngạt thở. Những cuộc biểu tình rầm rộ đã xảy ra trên khắp cả nước. Tiếp theo là bạo loạn, cướp của và giết người. Nhiều thánh đường, di tích lịch sử bị đốt phá. Nhiều tượng đài lịch sử bị giật đổ. Người biểu tình quá khích còn đe dọa giật sập các pho tượng Chúa Giêsu, tượng các Thánh, và đòi phá vỡ các cửa kính màu có hình Chúa Mẹ hoặc hình các thánh tại các thánh đường. Họ lý luận là vì tất cả những thứ đó đều biểu tượng cho hình thức thượng tôn người da trắng, là những dấu hiệu của kỳ thị chủng tộc. Giữa lúc rối ren như vậy, thình lình bệnh dịch lại tái phát.
(xem tiếp)
|
|
|
VIẾT VỀ NGƯỜI CHA NHÂN NGÀY HIỀN PHỤ
|
Trần Mỹ Duyệt |

Cũng như vợ ông, ông là người có nhiều tên gọi: Cha, bố, ba, tía, thầy, hoặc cậu... Tất cả đều qui về một người, mà thiếu người này gia đình không còn mang ý nghĩa của một sự kết hợp vợ chồng đúng nghĩa và đầy đủ. Hôn nhân không còn là một cuộc phối hợp tự nhiên, truyền thống, luân lý và đạo đức giữa một người nam và một người nữ. Gia đình nếu thiếu vắng bóng dáng người này, nó cũng không còn là nền tảng vững chắc cho quốc gia và xã hội. Ngày Hiền Phụ, cũng như ngày Hiền Mẫu, là ngày các người con dùng để bày tỏ tình cảm, lòng yêu mến và tri ân người đàn ông này.
Dùng từ “hiền” - hiền mẫu - để diễn tả tương quan tình cảm giữa mẹ và con nghe thuận tai hơn dùng từ này - hiền phụ - để nói về mối quan hệ cha con. Bởi vì dưới cái nhìn của các con, người cha thường là không hiền, đôi khi còn nghiêm khắc, kỷ luật và khó tính.(xem tiếp)
|
|
|
Yêu Hay Chỉ Là Ngoại Tình?
|
Trần Mỹ Duyệt |

Tình cờ người viết đọc được một tâm sự trên VNExpress về chuyện tình vụng trộm mà kẻ ngoại tình đã viết ra với thông điệp “Tôi viết ra cho nhẹ nhõm và để cho những người đã, đang có tình cảm giống mình biết để có cái nhìn xa hơn.” Và sau đây là những gì người đàn ông này đã tâm sự với độc giả của anh ta:
Tôi đến với em khi đã có gia đình, không lừa dối vì tay luôn đeo nhẫn cưới, tất nhiên không bao giờ bảo “gia đình anh không hạnh phúc” để lừa dối em. Ngay từ đầu tôi đến với em là do bản tính đàn ông với sự thể hiện mình và trên hết là dục vọng của bản thân. Đến tận giờ tôi cũng không hiểu được tại sao em lại dễ dàng với tôi đến thế, tôi mất 2 tuần để có tất cả của em. Giờ đây khi mối tình ngang trái này kéo dài 5 năm, em bảo với tôi dừng lại, tôi gật đầu đồng ý vì có lẽ em đã suy nghĩ rất nhiều khi đưa ra quyết định này. Không ngờ rằng tôi dành cho em nhiều tình cảm đến vậy mà bấy lâu không nhận ra. Tôi nghĩ đến rất nhiều vấn đề mà khi bên nhau chưa bao giờ có suy nghĩ. Tôi biết mình yêu em nhiều quá rồi. Cả em cũng không bao giờ nghĩ người níu kéo mối quan hệ này lại là tôi, nhưng rồi em bảo không còn tình cảm với tôi nữa, lý do gì em không nói chỉ bảo đó là phần dồn nén của em từ khi yêu tôi đến giờ và tôi là người không “tế nhị” (xem tiếp)
|
|
|
IS GOD A VIOLENT PERSON?
|
Trần Mỹ Duyệt |

Chào anh, đã rất lâu không liên lạc. Nhưng em vẫn hay thường đọc những bài viết của anh. Những bài viết về đạo, em viết riêng nếu có thể anh có thể gỡ rối cho những sự suy nghĩ của em như sau: Does God is a violent person? Nhìn lại cuộc đời, thành tâm suy nghĩ, mình thấy mọi sự điều thiện không thấy đâu, nhưng điều ác xảy ra quá nhiêu. Nghĩ đi nghĩ lại, Thương Đế tạo dựng mọi vật một để diệt trừ lẫn nhau. Thượng Đế violently tạo ra vũ trụ - big bang theory, black hole với sức hút kinh hồn, nuốt và phá hủy những vũ trụ bị nó thư hút. Cho tới nay, những sự bùng nổ vẫn xảy ra trong vũ trụ. Nhìn lại trái đất, mọi sự cũng diễn ra một cách rất bạo lực, động đất, thiên tai, sống thần, v.v. Nhìn lại vật sống, God tạo ra vật sống để chém giết lẫn nhau. Kể mạnh đàn áp kể yếu, nước mạnh đàn áp nước yếu. Loài vật mạnh, chấn áp loài vật yếu. Điểm đau khổ nhất, God tạo dựng vật sống là phải ăn. Mình cảm thấy, đây là nhược điểm của Thượng Đế khi tạo ra sự sống. Chính vì phải ăn, mọi loài trở thành murderers, tàn sát lẫn nhau. Cọp ăn người, nai, bò, gà, v.v., Người tàn sát người và ăn mọi thứ khác. Vi trùng, Coronavirus eat us, etc. Mọi sự đều là sự tàn nhẫn, xung đột và đau thương.
(xem tiếp)
|
|
|
SAO CÒN ĐỨNG NHÌN TRỜI?
|
Trần Mỹ Duyệt |

“Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói : “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời?” (TĐCV 1:9-11)
“Sao còn đứng nhìn trời?” Câu hỏi không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn bao gồm cả tính nhân văn, và phản ảnh tâm lý sống nữa.
Nhìn trời. Trong ngắm thứ Hai mùa Mừng chúng ta suy niệm: “Thứ Hai Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Đó là điều mà các Tông Đồ được nghe từ hai người mặc áo trắng: “Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.” (TĐCV 1: 11).
Ao ước được về trời với Chúa cũng là niềm vui mừng và hy vọng của tất cả những ai đang trông cậy nơi Ngài. Đây mới chính là lý tưởng sống và là động lực giúp con người chấp nhận hy sinh, thắng vượt thử thách, cũng như vất vả trên cuộc đời dương thế: “Vì chúng ta đã được phục sinh với Chúa Kitô, hãy tìm kiếm những sự trên trời, nơi Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Col 3: 1). (xem tiếp)
|
|
|
CHÚNG TA PHẢI CHUẨN BỊ GÌ CHO HẬU COVID-19
|
Trần Mỹ Duyệt |

Trong Tâm Lý Học có hội chứng Post-Traumatic Disorder (Hậu chấn tâm lý sau khủng hoảng), dể diễn tả về sinh hoạt tâm lý, tâm sinh lý của một người sau khi đã trải qua một biến cố kinh hoàng, khủng khiếp và sợ hãi. Thí dụ, sau một thời gian dài bị cầm tù, tra tấn, đối xửa dã man, sau một cuộc ly dị đầy đắng đót, tranh cãi, sau một tai nạn giao thông khủng khiếp, sau một lần bị cướp hãm hiếp, tra tấn, sau một lần trên đường vượt biên bị hải tặc, bị lênh đênh trên biển cả nhiều ngày trong vô vọng, hoảng sợ, hoặc sau một cơn động đất, sóng thần... Đối với thế giới, cơn đại dịch Vũ Hán (đại dịch Covid-19) hiện nay cũng chính là một biến cố kinh hoàng lịch sử, và khi nó qua đi sẽ để lại những hậu chấn tâm lý (post-traumatic) với những ảnh hưởng trong sinh hoạt tâm lý, xã hội, văn hóa, chính trị, giáo dục cũng như tâm linh cho nhân loại ở đầu thế kỷ 21.
(xem tiếp)
|
|
|
CÒN HƠN CẢ SATAN
|
Trần Mỹ Duyệt |

Trong những tháng ngày này cả thế giới hốt hoảng, bận rộn lo chuyện virus Vũ Hán (Covid-19) nên có lẽ không mấy quan tâm đến một hiện tượng mà tưởng chừng chỉ có Tập Cận Bình và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới dám nghĩ, và dám làm. Đó là viết lại Kinh Thánh theo đường lối của Đảng Cộng Sản, triệt hạ các thánh giá trên các giáo đường, đưa ảnh họ Tập lên cao hơn tượng ảnh của Chúa Mẹ trong các nơi thờ phượng, và công khai đàn áp các Kitô hữu, đàn áp Công Giáo một cách hung hăng, dữ dằn bất chấp dư luận quốc tế.
Cộng đồng thế giới cũng đang từ từ vạch trần bộ mặt nham hiểm, nhơ bẩn, ích kỷ, tham lam, và kiêu ngạo của họ Tập cũng như đồng bọn. Thì ra, họ muốn dùng Covid-19 như một hình thức chiến tranh sinh học hầu xóa sổ thế giới để thu tóm nhân loại về một mối dưới quyền thống trị của Tập và của ĐCSTQ. Tham vọng tuy hơi ngông cuồng, hơi hư ảo, và vô vọng của ông Tập tuy vậy có thể chỉ giá trị dưới khía cạnh con người, nhưng nếu ông ta muốn ăn thua đủ với Đấng Tối Cao, muốn bằng và hơn cả Thiên Chúa thì đây là một tham vọng quá kiêu căng còn hơn cả Satan nữa.
(xem tiếp)
|
|
|
KINH MÂN CÔI
|
Trần Mỹ Duyệt |

“Nếu Phanxicô muốn lên thiên đàng, thì phải siêng năng lần hạt”. Ðọc và suy ngắm Kinh Mân Côi cách sốt sắng là cầu nguyện. Và hôm nay, Phanxicô đã về trời và đã được tuyên phong hiển thánh vì đã thực hành theo lời khuyên của Đức Mẹ.
Ngày 13 tháng 7 năm 1917, tại Fatima, Ðức Mẹ đã hiện ra lần thứ ba với Lucia, Giaxinta, và Phanxicô, cho ba em nhìn thấy hỏa ngục và những hình phạt mà các linh hồn phải chịu trong đó. Lucia đã hỏi Ðức Mẹ về số phận của mình, của hai em Phanxicô và Giaxinta. Ðức Mẹ đã cho biết đối với Phanxicô, nếu muốn lên thiên đàng thì em phải siêng năng lần hạt.
Không thấy Ðức Mẹ nói lý do tại sao lại đòi Phanxicô phải lần hạt nhiều. Nhưng có thể hiểu một cách đơn sơ rằng, đối với Phanxicô lần hạt nhiều có nghĩa là cầu nguyện nhiều, bởi vì việc lần hạt Mân Côi không vượt quá khả năng một em nhỏ như Phanxicô. Đối với Phanxicô lần hạt chính là một hình thức cầu nguyện.
Với mỗi Kitô hữu hôm nay, nếu có hỏi Ðức Mẹ một câu tương tự về số phận đời đời của mình như Ba Trẻ Fatima xưa: “Còn số phận con thì sao?”, chắc chắn cũng sẽ được nghe Ðức Mẹ trả lời: “Nếu muốn lên Thiên Ðàng, con phải năng lần hạt”.
KINH NHẬT TỤNG NGƯỜI KITÔ HỮU
Như các linh mục và các thầy phó tế đã lãnh chức thánh, như các tu sĩ thuộc các dòng tu, thường ngày đọc kinh Nhật Tụng để đại diện cho Giáo Hội dâng lời ca ngợi Thiên Chúa, người tín hữu giáo dân mỗi ngày cũng dùng lời kinh nguyện của mình ca tụng Thiên Chúa. Kinh nguyện đó là Kinh Mân Côi. Là Lectio Divina của các Kitô hữu.
(xem tiếp)
|
|
|
“Lòng thương xót không bỏ rơi những ai bị lãng quên!”.
|
BÀI GIẢNG LỄ CHÚA TÌNH THƯƠNG
Của ĐTC Phanxicô
Church of Santo Spirito in Sassia, 19 April 2020
Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ |

Chúa Nhật tuần qua, chúng ta đã cử hành cuộc phục sinh của Chúa; hôm nay chúng ta chứng kiến sự phục sinh của các môn đệ của Ngài. Đã qua một tuần, một tuần từ khi các môn đệ nhìn thấy Chúa Sống Lại, nhưng thay vào đó, họ vẫn sợ hãi, khép nép sau “những cánh cửa đóng kín” (Jn 20:26), ngay cả đến không có thể chinh phục được Thomas, người duy nhất vắng mặt, về sự phục sinh. Chúa Giêsu đã làm gì trong khi đối diện với sự rụt rè yếu kém niềm tin này? Người trở lại, và đứng cũng tại một chỗ, “ở giữa” các môn đệ, Người lập lại lời chào: “Bình an cho anh em” (Jn 20:19,26). Người bắt đầu lại tất cả. Và sự phục sinh của các môn đệ bắt đầu từ đây, từ sự lòng thương xót trung tín và nhẫn nại này. từ việc khám phá ra rằng Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt trong việc đưa tay ra để nâng chúng ta lên khi chúng ta sa ngã. Ngài muốn chúng ta nhìn Ngài, không phải như một người phân phối những vai trò mà chúng ta được chỉ định, nhưng như một người Cha luôn luôn nâng chúng ta lên. Trong cuộc sống chúng ta đang đi tới một cách không chắc chắn, ngờ vực, giống như một đứa trẻ bắt đầu những bước chập chững và những vấp ngã, vừa bước đi một bước lại ngã, và mỗi lần như vậy cha em lại nâng em đứng lên. Bàn tay luôn nâng đỡ sau lưng chúng ta trên những bước chân chúng ta là lòng thương xót: Thiên Chúa biết rằng ngoài tình thương, chúng ta sẽ nằm bẹp dưới đất, và để tiếp tục bước, chúng ta cần được nâng dậy.
(xem tiếp)
|
|
|
“NHÂN LOẠI SẼ KHÔNG ĐƯỢC BÌNH AN
CHO ĐẾN KHI QUAY VỀ VỚI SUỐI NGUỒN TÌNH THƯƠNG CỦA CHA”.
|
Suy niệm Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa (Divine Mercy)
Trần Mỹ Duyệt |

Chúng ta thường nghe kể về tình cảm tốt, thái độ tử tế, và tấm lòng rộng rãi của người này người kia đối với những kẻ sa cơ, thất thế, hoặc gặp khốn khó giữa đường.
Mercy theo tự điển Anh-Việt của Nguyễn Văn Khôn dịch là:
Lòng thương người, thương hại, thương xót, lân ái, từ bi.
Divine Mercy: Lòng lân mẫn của Thượng Đế.
Nhứt tội nhứt xá, vạn tội vạn xá, tội gì cũng có thể lấy lòng từ bi mà khoan xá được.
Theo Longman Dictionary of American English. New Edition định nghĩa:
Mercy: kindness, pity, and a willingness to forgive.
Nhưng những định nghĩa trên, chỉ trực tiếp nói về những cái mà con người có thể làm cho nhau để bày tỏ sự thương cảm, cảm thông, tử tế và chú trọng nhiều trong lãnh vực thể lý, hoặc tâm lý. Nó không nói lên được ý nghĩa sâu thẳm của “mercy” dưới cái nhìn tâm linh. Chỉ có Thiên Chúa mới thấu hiểu và lột tả được ý nghĩa “xót thương” vì Ngài là Thiên Chúa của tình thương. Chúng ta có thể tìm thấy và hiểu phần nào tình yêu này qua câu truyện mà chính Chúa Giêsu đã dùng để trả lời câu hỏi của người thông luật vì muốn biết giới răn trọng nhất là giới răn nào? Và ai là anh em của ông ta? Câu truyện được kể trong Phúc Âm Thánh Luca (10:25-37), về một người đi từ Giêrusalem tới Giêricô, giữa đường bị cướp trấn lột và đánh nửa sống, nửa chết. Có thầy tư tế và thầy Levi cả hai bất ngờ đi qua con đường, và cả hai đều nhìn thấy cảnh tượng này, nhưng lần lượt cả hai đã bỏ đi. Cuối cùng có một người Samarita đi qua, ông đã thấy và đã ra tay giúp đỡ. Trước hết ông xuống ngựa, lau sạch các vết thương bằng dầu và rượu. Sau đó đã vực nạn nhân lên ngựa đến một quán trọn gần nhất, ông đã chi trả trước số tiền cần thiết cho chủ quan để ông này chăm sóc cho người bị cướp, ngoài ra còn dặn rằng, với số tiền ứng trước đó nếu thiếu hụt bao nhiêu, khi về ông sẽ hoàn trả.
Qua câu truyện này, Chúa Giêsu đã có ý nói về tình thương vô biên, tình thương vượt qua mọi nguy cơ và ảnh hưởng của tội lỗi, có thể làm chết một linh hồn bằng cuộc trả giá giữa Người với Chúa Cha trên thập tự giá.
(xem tiếp)
|
|
ĐỪNG SỢ! ĐỪNG ĐẦU HÀNG SỢ HÃI
|
Bài giảng Lễ Vọng Phục Sinh 2020
của ĐTC Phanxicô - Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ |

“Sau ngày Sabbath” (Mt 28:1), những phụ nữ ra mộ. Tin Mừng của thánh lễ Vọng đã bắt đầu như thế: với ngày Sabbath. Nó là một ngày của Tam Nhật Phục Sinh mà chúng ta muốn bỏ quên khi chúng ta chờ đợi một cách nôn nóng đi qua từ thập giá Thứ Sáu đến vui mừng Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh. Mặc dù năm nay chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, một sự im lặng bao trùm Thứ Bảy Tuần Thánh. Chúng ta có thể tưởng tượng chính mình trong vị trí của những người phụ nữ ngày hôm đó. Các bà, giống như chúng ta, đã nhìn thấy trước mắt một bi kịch đau thương, một thảm trạng không lường trước đã xảy đến một cách quá bất ngờ. Họ đã chứng kiến cái chết và điều này đã đè nặng tâm hồn họ. Đau đớn hòa nước mắt: Phải chăng họ đau khổ với cùng một số phận như Thầy mình? Rồi sợ hãi nữa về tương lai, và tất cả những gì cần được xây dựng lại. Một kỷ niệm đau đớn, một hy vọng bị dập tắt. Đối với họ, cũng như chúng ta, nó là một thời khắc đen tối nhất.
Nhưng trong tình huống ấy, những phụ nữ này đã không cho phép họ bị tê liệt. Họ không để bị rơi vào tình trạng đen tối của buồn bã và hối hận, họ không để sư phiền muộn gần gũi mình, hoặc trốn chạy thực tế. Họ đang làm một số việc đơn sơ nhưng mãnh liệt: chuẩn bị tại nhà những hương liệu để xức xác Chúa Giêsu. Họ không chấm dứt tình yêu trong bóng đen của trái tim mình, họ đã đốt lên ngọn đuốc của lòng thương xót. Đức Mẹ cũng đã trải qua ngày Thứ Bảy hôm đó, ngày biệt kính Mẹ, trong cầu nguyện và hy vọng. Mẹ đã đáp lại nỗi sầu bi bằng sự tín thác vào Chúa. Không biết được điều gì đối với những phụ nữ này, họ đang có những chuẩn bị, trong buổi tối ngày Thứ Bảy đó, cho “hừng đông của một ngày đầu tuần”, ngày mà nó làm thay đổi lịch sử. Chúa Giêsu như hạt giống được gieo vào lòng đất đang sắp sửa làm trổ sinh một đời sống mới trong thế giới, và những người phụ nữ này, do lời cầu nguyện và tình yêu, đang giúp cho hy vọng đó được trổ hoa. Có bao nhiêu người, trong những ngày buồn thảm này, đã làm và vẫn đang làm những gì mà các phụ nữ ấy đã làm, là gieo hạt giống của hy vọng! Bằng những cử chỉ săn sóc, cảm thông, và lời cầu nguyện.
Vào bình minh những phụ nữ đã đến mộ. Có vị thiên sứ đã nói với họ: “Đừng sợ. Người không còn ở đây, vì Người đã sống lại” (vv.5-6). Các bà đã nghe những lời của sự sống ngay khi họ đứng trước mồ… Và rồi họ đã gặp Chúa Giêsu, Đấng ban cho mọi niềm hy vọng, Đấng xác định thông điệp và nói: “Đừng sợ” (v.10). Đừng có sợ, đừng đầu hàng sợ hãi. Đây là thông điệp của hy vọng. Nó được công bố cho chúng ta hôm nay. Đây là những lời mà Thiên Chúa nhắc lại cho chúng ta chính trong đêm hôm nay.(xem tiếp)
|
|
|
NGƯỜI CHỈ XIN ANH EM HÃY ĐỂ NGƯỜI RỬA CHÂN CHO ANH EM
|

Thánh Thể. Phục vụ. Xức dầu. Sự thật phụng vụ chúng ta sống hôm nay là Chúa muốn được ở lại với chúng ta trong Thánh Thể. Và chúng ta luôn luôn trở thành những nhà tạm của Chúa. Chúng ta mang Chúa với chúng ta đến nỗi chính Người nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta không ăn thịt Người và uống máu Người, chúng ta sẽ không được vào Vương Quốc Nước Trời. Đây là một mầu nhiệm của bánh và rượu của Chúa đối với chúng ta, trong chúng ta, và giữa chúng ta.
Phục vụ. Dấu hiệu này chính là một điều kiện để bước vào Vương Quốc Nước Trời. Phục vụ. Đúng vậy, phục vụ mọi người, nhưng Chúa - trong những lời trao đổi Người nói với Phêrô - khiến cho ông hiểu rằng để vào Vương Quốc Nước Trời, chúng ta phải để Chúa phục vụ chúng ta, rằng Người Đầy Tớ của Thiên Chúa là người hầu hạ chúng ta. Và đây là điều khó hiểu. Nếu tôi không để Chúa làm người đầy tớ của tôi, cho phép Chúa rửa chân tôi, để giúp tôi lớn lên, để tha thứ cho tôi, tôi sẽ không vào được Vương Quốc Nước Trời.
Và chức linh mục. Hôm nay cha muốn được gần gũi với các linh mục. Tất cả các linh mục – vừa mới đây được thụ phong cho tới giáo hoàng, tất cả chúng ta đều là những linh mục. Các giám mục, tất cả… chúng ta đã được xức dầu, được xức dầu bởi Thiên Chúa; được xức dầu để cửa hành Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ.(xem tiếp)
|
|
|
BÀI GIẢNG ĐTC PHANXICÔ
TRONG BUỔI CỬ HÀNH CHÚA NHẬT LỄ LÁ CỦA CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA
|

Chúa Giêsu đã “đã trút bỏ chính mình, mặc lấy thân phận của một tôi tớ’ (Phil 2:7). Chúng ta hãy để cho những lời này của Tông Đồ Phaolô dẫn chúng ta vào những ngày thánh này, khi lời của Thiên Chúa, như một điệp khúc, giới thiệu Chúa Giêsu như người tôi tớ: trong Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã đóng vai của người đầy tớ rửa chân cho các môn đệ của mình, Thứ Sáu Chịu Nạn, Người đã được giới thiệu như một người tôi tớ đau khổ và chiến thắng (cf. Is52:13); và ngày mai chúng ta sẽ nghe lời tiên tri của Isaiah về Người: “Này đây tôi tớ của ta, kẻ ta nâng đỡ” (Is 42:1). Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta. Chúng ta thường nghĩ mình là những kẻ phục vụ Thiên Chúa. Không phải vậy. Người là Đấng hoàn toàn tự do chọn lựa để phục vụ chúng ta, vì Người yêu thương chúng ta trước. Thật là khó để yêu mà không được yêu. Và nó càng trở nên khó khăn hơn để phục vụ nếu chúng ta không để mình được phục vụ bởi Thiên Chúa... |
(xem tiếp) |
|
|
NGÀI CỠI LỪA VÀO THÀNH |

Truyền thống Công Giáo bắt đầu một tuần lễ cực thánh, chấm dứt 40 ngày chay tịnh bằng việc cử hành tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu vinh quang tiến vào thành Giêrusalem, để rồi sau đó Ngài bị bắt, bị đánh đòn, tra tấn, bị kết tội vác thập giá lên núi Sọ, bị đóng đinh và chết trên thập tự giá, nhưng ngày thứ ba Ngài đã Phục Sinh.
Cũng qua Thánh Kinh, Chúa Giêsu vinh quang khải hoàn vào thành thánh không phải ngồi trên một con chiến mã, nhưng là trên lưng một con lừa. Những người tham dự vào cuộc khải hoàn ấy không phải là những đoàn quân anh dũng, khí giới tối tân, nhưng lại là những thường dân, những em nhỏ, những con người đơn sơ và chân thật. Và điều này gợi lên trong ta ý nghĩa gì? Riêng đối với những tâm hồn yêu mến và muốn theo bước chân Ngài, chúng ta suy nghĩ gì qua biến cố rất đặc biệt này? |
(xem tiếp) |
|
|
CAN ĐẢM LÊN!
NHỮNG ANH HÙNG CỦA TÌNH THƯƠNG |

Tôi muốn dành cho người nữ bác sỹ trong câu truyện dưới với tất cả lòng ngưỡng mộ, yêu quí, cùng với lời cầu tha thiết nhất của tôi. Tôi gọi những người như cô là “anh hùng”, những chiến sỹ trên tuyến đầu trong cơn đại dịch Covid-19 này.
CÁC BÁC SĨ VÀ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT THỜI CORONAVIRUS
Hôm nay, có một người bạn là bác sĩ gọi điện cho tôi và van xin: cha ơi, con không chịu đựng được nữa rồi. Con phải bỏ cái nghề này thôi. Thật ra, nó không còn là nghề nữa, mà là nghiệp - nghiệp chướng.
Cha có biết không, hai tháng nay con không dám về gia đình. Mỗi lần quá nhớ con, nhớ chồng, con trốn về thăm, nhưng chỉ đứng ngoài cổng nhìn vào. Đứa con trai duy nhất của con, năm nay đã được 9 tuổi đã biết hết tình hình. Nó không dám ra ôm con, mặc dầu con biết nó nhớ con như con nhớ nó. Con chỉ nhìn nó một lúc, rồi lặng lẽ biến mất về cuối đường phố, nơi đó các bệnh nhân đang bị nhiễm virus Corona đang chờ con giúp đỡ.
Cha ơi, khi cha đọc tin tức, nếu biết con bị lây nhiễm con virus này, xin cha đọc cho con một vài kinh và dâng cho con một vài thánh lễ, được không? Xin cha nói với đứa con trai của con rằng: con yêu nó vô cùng.
Vừa tới đó, tôi nghe bên kia rớt điện thoại và chỉ còn những tiếng khóc nức nở. Nhìn vào bản thân mình, hai hàng lệ đã chảy ướt áo chùng thâm lúc nào không hay! Tình người mà! “Vui với người vui, khóc với người khóc.” Chỉ có những trái tim vô cảm, chai đá mới không có cảm xúc trong bối cảnh bi đát này.
Các bác sĩ là người tội nghiệp nhất. Ta là người đã được ở an toàn trong nhà. Còn họ thì sao? Phai liều thân trực tiếp với con Corona. Lẽ nào bạn vô cảm, không cầu xin Thiên Chúa mời lời kinh, không động viên an ủi họ một vài lời! (Lm Jos Trần Chính Trực) |
(xem tiếp) |
|
|
HÃY ĐỂ CHÚA KITÔ PHỤC SINH
VÀO TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA |

Trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh, 2016. Đức Thánh Cha mời gọi “Hãy để Chúa Kitô Phục Sinh vào trong đời sống của chúng ta.”
“Phêrô chạy đến mồ” (Lk 24:12). Chúng ta tự hỏi, những gì đang xẩy ra trong đầu của Phêrô và đang thôi thúc trái tim ông khi ông chạy đến mồ? Tin Mừng kể cho chúng ta rằng, trong số mười một người, kể cả Phêrô đã không tin tưởng vào chứng từ của những phụ nữ khi họ loan báo về Phục Sinh. Ngược lại, “những lời nói ấy xem như vớ vẩn đối với họ” (v.11). Mặc dầu thế, nó cũng đã đem lại một sự hoài nghi trong lòng Phêrô, cùng với những tâm tư khác: buồn vì cái chết của bậc Thầy kính yêu, và sự hồi tưởng lại ba lần mình đã chối Thầy trong cuộc Thương Khó. |
(xem tiếp) |
|
|
ĐẠI DỊCH COVID-19 VỚI CÁI NHÌN TÂM LINH |

“Tất cả là hồng ân”. Tôi muốn nhìn cơn đại dịch với cái nhìn tâm linh này. “And we know that God works all things together for the good of those who love Him, who are called according to His purpose.” (Chúng ta biết rằng, Thiên Chúa làm cho mọi sự để sinh lợi cho những kẻ được Ngài kêu gọi theo như ý Ngài định.) (Rom 8: 28) |
(xem tiếp) |
|
|
CHÚA AN ỦI PHỤ NỮ GIÊRUSALEM |

Trong Mùa Chay, mỗi lần viếng đàng thánh giá, có lẽ chúng ta nên dừng lại ở nơi thứ VIII lâu hơn để thấu hiểu ý nghĩa của lời suy niệm mà chúng ta vẫn thường đọc, nhưng đôi khi vội vàng, qua loa, chiếu lệ: “Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, chẳng nề chịu trăm nghìn sự thương khó, cho được đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem như Cha yên ủi con trong cơn khóc lóc. Xin Đức Chúa Giêsu yên ủi linh hồn con cùng các con chiên nước này, như yên ủi con thành Giêrusalem vậy, chớ để chúng con mồ côi làm chi.” Ngoài việc giúp chú tâm đến những gì đã xảy ra trong buổi gặp gỡ hôm ấy giữa Chúa Giêsu và những phụ nữ đứng bên đường khóc thương Ngài. Nó còn khơi lên một suy nghĩ thêm về những gì đã và đang xảy ra trong thế giới hôm nay, đặc biệt, đối với nữ giới.
Câu hỏi được nêu lên khi đứng trước chặng đàng thánh giá này là: Tại sao Chúa Giêsu phải dừng lại để an ủi những phụ nữ đang đứng bên đường khóc thương Ngài? Ai cần được an ủi ở vào thời khắc đó. Và ai an ủi ai: Chúa Giêsu hay những phụ nữ ấy? Trích đoạn Tin Mừng của Thánh Luca sau đây đã hé mở cái lý do khiến Chúa quên đi những đau đớn của mình để hướng cái nhìn về những phụ nữ này. |
(xem tiếp) |
|
|
TƯỞNG NHỚ NGƯỜI ANH ĐÁNG MẾN
Đaminh Maria Trần Đình Thủ |

Anh Cả rất đáng mến,
Em xin được gọi tên anh một lần cuối, vì từ nay trên cõi đời này sẽ không ai xứng hợp để em gọi hai chữ “Anh Cả”. Đối với em hai chữ “Anh Cả” mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, vì nó biểu hiện cho vai trò làm cha, làm thầy, và làm một người anh của anh. Và đó là lý do với em hai tiếng “anh cả” thân thương sẽ không được dùng để gọi một ai khác, ngoài anh. Và sự ra đi của anh đã để lại nơi em một mất mát, một nuối tiếc, và một nhớ thương vô vàn.
Ngày 20 tháng 5 năm 1962, em được nhận vào Đệ Tử Viện Đồng Công. Ngày hôm đó, em coi là ngày em được tái sinh trong ơn gọi Đồng Công. Anh là người cha tinh thần đã cho em một cuộc sống mới, một ơn gọi mới này. Chúa và Mẹ đã tác động qua anh để em được sinh ra trong ơn gọi Đồng Công, một ơn gọi mà tuy sau này em không còn đi cùng đường với anh và các anh em của em nữa, nhưng mãi mãi nó vẫn là một dấu ấn của cuộc đời tâm linh của em. Nhờ anh mà em được nuôi dưỡng và lớn lên trong đường lối tu đức, ân sủng, và bình an của Chúa Mẹ. Nhờ anh mà em biết Chúa, yêu Chúa, và biết cách phục vụ Ngài. Nhờ anh mà em biết Mẹ Maria, hiểu Mẹ Maria, và yêu mến Mẹ Maria. Bao lâu em còn sống, còn hơi thở, còn nghĩ đến Chúa Mẹ, còn có khả năng làm một việc gì cho sáng danh Chúa Mẹ, anh vẫn mãi mãi là người cha tinh thần rất đáng kính của em.
Anh không những là người cha tinh thần, mà còn là một người cha thật sự đã nuôi em bằng cơm, áo, và đã lo lắng cho em từng những nhu cầu nhỏ mọn. 16 năm trong ơn gọi Đồng Công là một chuỗi dài những ngày em được nuôi dưỡng và lo lắng đầy đủ.
(xem tiếp) |
|
|
THAM DỰ HỒI TÂM, NGHE GIẢNG VỚI TÂM LÝ NÀO?! |

Trong những dịp đặc biệt như Mùa Vọng, Mùa Chay, mừng bổn mạng, mừng ngân khánh, kim khánh… các giáo xứ, các hội đoàn thường chuẩn bị bằng những buổi hồi tâm, tĩnh tâm, hội thảo. Trong những trường hợp này, người tham dự luôn luôn được nghe những bài giảng, bài nói chuyện với những chủ đề hấp dẫn, và dĩ nhiên, được trình bày do những thuyết trình viên, những nhà chuyên môn đạo đức, có bằng cấp, uy tín và địa vị.
Nguyên việc những dịp như vậy được gọi là đặc biệt, và nghe danh những thuyết trình viên, những nhà giảng thuyết tên tuổi, những đề tài hấp dẫn như vậy đã khiến cho tâm lý người nghe nổi lên nhiều háo hức, tò mò và mong được tham dự. Tâm lý ấy cũng tạo nên điểm tích cực trong việc đón nhận những nội dung được trình bày. Mặt khác nó cũng làm cho nhiều người có cảm giác ảo mộng về những gì mình được nghe, và từ đó dễ dẫn đến những điều tiêu cực.
Sau đây là một thí dụ, Mùa Vọng vừa qua, giáo xứ chúng tôi mời được vị giảng thuyết từ Việt Nam qua. Trên tờ thông tin liên lạc của giáo xứ cả tháng trước đã giới thiệu tiểu sử của ngài, đề tài của 3 buổi tĩnh tâm. Trong các thánh lễ trước đó cũng đã được cha xứ, cha phó, các vị chủ tịch nhắc nhở, mời gọi, tạo nên không khí chờ đợi, mong ngóng. Giáo dân thì kháo láo với nhau về nhà giảng thuyết và đề tài qua những trao đổi, và nhận định khác nhau. Ngày khai mạc, vô tình tôi gặp một người bạn được cho là “trí thức” và cũng có đôi chút ảnh hưởng trong cộng đồng. Chúng tôi chào hỏi nhau theo cách thức bình thường, rồi ai nấy tìm cho mình một chỗ ngồi trong thánh đường. Hôm sau tôi không thấy anh, và hôm sau nữa cũng không thấy anh. Giáng Sinh tôi lại tình cờ gặp anh và hỏi tại sao không thấy anh tiếp tục tham dự hồi tâm Mùa Vọng. Anh mỉm cười và không trả lời. Nhưng tôi hiểu qua ánh mắt và nụ cười ấy anh muốn nói gì?! |
(xem tiếp) |
|
|
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH |

00-Lời Giới Thiệu
01-Phần#1-Bài#1-Chúng ta được tạo dựng để làm gì?,
Bài#2-Con tôi bỏ đạo và muốn theo Tin Lành,
Bai#3-Đặc ân Thánh Phaolô
02-Phần#2-Bài#4-Đàn ông được tạo dựng hay được sinh ra?,
Bai#5-Đạo gốc đạo theo,
Bài#6-Đạo theo
03-Phần#3-Bài#7-Đường, sự thật, và sự sống,
Bài#8-Làm cho cha, Bai#9-Lấy vợ xong định bỏ đạo,
Bài#10-Mặt nhật nhiều mầu sắc,
Bài#11-Máu huyết thịt chết ngạt
04-Phần#4-Bài#12-Người ngoại đạo tham dự các thánh lễ Công Giáo,
Bài#13-Niềm tin khác tôn giáo hay đạo nào cũng là đạo,
Bài#14-Phán xét chung và riêng,
Bài#15-Theo đạo được gì?
05-Phần#5-Bài#16-Theo đạo và đạo theo,
Bài#17-Tiêu Chuẩn để Chọn Cha Mẹ Đở Đầu,
Bai#18-Tôi bị ép theo đạo nên tôi bỏ đạo,
Bài#19-Vợ chưa cưới em ngoại đạo
nghĩ gì qua biến cố rất đặc biệt này? |
(xem tiếp) |
|
|
| |