Thành phần Gót Chân Toàn Năng của LTXC có thể được Thiên Chúa sử
dụng, để ban ơn cứu độ vô cùng quí báu của Ngài cho loài người
tội lỗi, bất xứng và bất lực đây, trước hết và trên hết, phải kể
đến Mẫu Gương Maria, Trinh Nữ Nazarét "có phúc v́ đă tin"
(Luca 1:45), như một người nữ tỳ xin vâng của Ngài: "Này tôi
là tôi tớ Chúa. Xin hăy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền"
(Luca 1:38), hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa ở mọi nơi, trong
mọi lúc và hết mọi sự, liên lỉ "đầy ơn phúc" (Luca
1:28) suốt cuộc đời trần thế của Mẹ, từ khi Mẹ được hoài thai
trong ḷng thai mẫu của Mẹ, cho đến khi cả hồn lẫn xác của Mẹ
mông triệu về trời. V́ "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Gioan
4:8,16) vô cùng nhân hậu nơi Lời Nhập Thể Vượt Qua là Chúa Giêsu
Kitô Con Mẹ đă hoàn toàn chiếm đoạt Mẹ và làm chủ Mẹ, mà Mẹ, nhờ
đó đă có thể trở thành Mẹ của Giáo Hội và của toàn thể loài
người trong Chúa Kitô Cứu Thế.
Dường như Mẹ đă "vô t́nh" tiên báo về Trận Chiến Thiêng Liêng,
gây chiến bởi satan cùng bọn ngụy thần của hắn, ngay từ ban đầu
(xem Khải Huyền 12:1-10), đầy những Hận Thù Quyết Thắng, hận thù
với Thiên Chúa và quyết thắng với loài người được LTXC cưng yêu
hơn hắn, nhưng cuối cùng, hắn chỉ chuốc lấy từ thảm bại này đến
thảm bại kia, từ "thời điểm viên trọn" (Galata 4:4) đến
ngày cùng tháng tận (xem Khải Huyền 20:7-10), khi Mẹ dâng lên
lời Ca Vịnh Magnificat chúc tụng ngợi khen LTXC, chẳng những nơi
riêng bản thân của Mẹ (xem Luca 1:48), mà c̣n liên tục "trải
qua đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những người kính sợ Chúa"
(Luca 1:50), ở chỗ "đánh tan phường kiêu ngạo cùng với những
ư nghĩ kiêu căng của chúng" (Luca 1:51): C̣n ai kính sợ
Chúa như Mẹ và hơn Mẹ, trái lại, cũng c̣n ai kiêu ngạo như satan
cùng bọn ngụy thần của hắn - Chính ḷng kính sợ của Mẹ, biến Mẹ
đầy ơn phúc cao trọng nhất trong tất cả mọi thụ tạo của Chúa, vị
tỳ nữ xin vâng trở thành một Gót Chân Toàn Thắng, đạp nát cái
đầu của bọn satan là "những ư nghĩ kiêu căng của chúng".
Nếu nhân vật chính trong số thành phần Gót Chân Toàn Năng cứu độ
của LTXC là Mẹ Maria, một Hồn Nhỏ trên hết các hồn nhỏ, th́ chỉ
có những ai như Mẹ, sống đức tin tuân phục của Mẹ, mới có thể
thật sự là Gót Chân Toàn Năng chà đạp bọn satan mà thôi, một gót
chân chính là mồi ngon nhất của chúng, phần thân thể vừa thấp
nhất, vừa khuất mắt, ngay trước miệng đớp của loài rắn quỉ, loài
ḅ bằng bụng (xem Khởi Nguyên 3:14), phần thân thể chắc chắn sẽ
bị bọn satan tấn công trước hết và dữ nhất, nhưng, oái oăm thay,
lại là phần thân thể LTXC muốn dùng để nhử mồi rắn quỉ, khi họ
bị nó "ŕnh cắn gót chân" (Khởi Nguyên 3:15), ở chỗ, họ
chẳng những không bị nó tác hại, mà c̣n trừ được nó nữa (xem
Marco 16:17-18). Đó là thành phần có thể gọi là Đạo Binh Thương
Xót, một Đạo Binh Dàn Trận được Thống Lănh Toàn Thắng Maria
triệu tập thành một Đạo Binh Dàn Trận.
Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ Maria, được Mẹ triệu tập vào cuối Thời
Điểm Maria của Mẹ (1830-1929), từ lần Mẹ hiện ra ở Paris Pháp
quốc năm 1830 với Chị Thánh Catarina Laboure, và lần cuối cùng
hiện ra với chị Lucia ngày 13/6/1929, một Thời Điểm Maria mở màn
cho Thời Điểm LTXC, chỉ sau đó có hơn 1 năm, bắt đầu với Chị
Thánh Faustina ngày 22/2/1931), có thể nói, là cặp Thiếu Nhi
Fatima Thụ Khải Phanxicô và Giaxinta, một cặp anh em ruột về
trần gian mà c̣n là một cặp thánh nhân về LTXC nữa. Ở chỗ, vị
thánh nam trẻ nhất Giáo Hội là Thiếu Nhi Fatima thụ khải
Phanxicô chuyên đền tạ Chúa Giêsu Ẩn Thân ("hidden Jesus") là
Đấng "đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi" (Thánh Mẫu Fatima
13/10/1917), trong khi đó, vị thánh nữ trẻ nhất trong lịch sử
Giáo Hội là Thiếu Nhi Fatima thụ khải Giaxinta liên lỉ hy sinh
để cứu các tội nhân đáng thương cho "khỏi lửa hỏa ngục" (Thánh
Mẫu Fatima 13/7/1917).
Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ Maria c̣n bao gồm tất cả mọi Kitô hữu
từ sau Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917, như Mẹ cho thấy trước
trong thị kiến của Bí Mật Fatima phần thứ 3, trong đó, một đoàn
Kitô hữu, từ giáo hoàng (ám chỉ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II) trở xuống giáo dân, đủ mọi cấp trật trong Giáo Hội, cả giám
mục, linh mục và tu sĩ, đang cùng nhau tiến lên một ngọn núi dốc
đứng bằng đức tin bất khuất mănh liệt của ḿnh, nhờ đó họ đă lên
tới đỉnh núi, nơi có một Thánh Giá cao lớn trên đỉnh, để rồi,
sau đó, khi họ đang qú cầu nguyện ở dưới chân Thánh Giá, như
hiệp nhất nên một với Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor
Hominis, th́ bị bắn chết hết, bởi một toán lính bất ngờ xuất
hiện, nhưng máu của họ đă được hai thiên thần thu lại để vẩy lên
những ai thành tâm thiện chí t́m kiếm Thiên Chúa.
H́nh ảnh qú cầu nguyện dưới chân Thánh Giá và được hy sinh đổ
máu ngay ở đó, nơi Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ Maria, bao gồm đủ
mọi thành phần trong Giáo Hội, cũng là Đạo Binh Thương Xót của
Chúa Kitô Cứu Thế, trong thị kiến của Bí Mật Fatima phần thứ ba
cho thấy những ư nghĩa sau đây: 1- Thành phần thuộc về Người Mẹ
đă đứng dưới chân Thánh Giá Con Mẹ (xem Gioan 19:25), cùng với
Thánh Gioan, đại diện hàng giáo phẩm, Thánh Maria Mai-Đệ-Liên
độc thân, tiêu biểu cho tu sĩ, và một bà vợ tên Maria, đại diện
cho giáo dân; 2- Hai sứ vụ đền tạ và hy sinh, như nơi hai vị
thánh trẻ Thiếu Nhi Fatima thụ khải Phanxicô và Giaxinta, là hai
yếu tố bất khả phân ly cho phần rỗi của "các linh hồn cần đến
LTXC hơn"; 3- Vị trí của Gót Chân bao giờ cũng ở dưới "chân"
Thánh Giá, tức là phải theo sát bước "chân" Chúa Kitô khổ giá
cho tới cùng, nhờ đó họ mới có thể và xứng đáng trở thành hy tế
cứu độ với Người.
Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ Maria là thành ngữ được Thánh Long Mộng
Phố (Louis Montfort) sử dụng và đồng thời cũng đă tiên báo,
trong tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của ngài từ đầu thế
kỷ 18, ở những đoạn 50 và 54 sau đây:
"Vào những thời buổi sau này, Mẹ Maria cần
phải chiếu sáng hơn bao giờ hết về t́nh thương, về quyền phép và về ân sủng;
về t́nh thương, để mang về và ưu ái đón nhận thành phần tội nhân
và hoang đàng đáng thương cần phải hoán cải và trở về với Giáo
Hội Công Giáo; về quyền phép, để chống lại thành phần thù địch
với Thiên Chúa, thành phần muốn nổi dậy một cách đáng
sợ để dụ dỗ và thắng đoạt, bằng những hứa hẹn và đe dọa, tất
cả những ai chống lại họ; sau hết, Mẹ cần phải sáng tỏ về ân
sủng, để phấn khởi và hỗ trợ thành phần quân quốc tinh nhuệ và
tôi tớ trung thành của Chúa Giêsu Kitô, đang v́ Người mà
chiến đấu.
7. "Cuối
cùng, Mẹ Maria cần phải trở thành một đạo binh dàn trận kinh hoàng đối với ma
quỉ và thành phần theo hắn, nhất là vào những thời buổi sau
này. Đối với Satan, v́ biết rằng ḿnh không c̣n bao nhiêu thời
gian – hiện nay c̣n ít hơn bao giờ hết – để hủy hoại các linh
hồn, đă gia tăng các nỗ lực của hắn, cùng với những cuộc công
kích của hắn hằng ngày. Hắn sẽ không ngần ngại khuấy động lên
những cuộc bách hại tàn ác, và đặt các thứ cạm bẫy xảo
quyệt, đối với thành phần tôi tớ trung thành và con cái của
Mẹ Maria, thành phần hắn thấy khó chế ngự hơn những kẻ khác". (50)
"Thế nhưng, quyền năng của Mẹ trên các thần dữ đặc biệt,
sẽ tỏ ra vào những thời buổi sau này, khi mà Satan sẽ ŕnh cắn gót chân Mẹ, tức là cắn thành
phần tôi tớ khiêm hạ của Mẹ, và con cái bần cùng của Mẹ, thành
phần Mẹ sẽ làm dậy lên để chống lại hắn. Trước mắt của thế gian
th́ họ chỉ là những ǵ nhỏ mọn và bần cùng, và giống như gót
chân, thấp hèn trước mắt thế gian của tất cả mọi người, bị giầy
xéo và chà đạp như gót chân đối với các phần thể khác trong thân
thể vậy. Thế nhưng, bù lại, chính v́ thế mà họ sẽ được trở nên
phong phú trong ân sủng của Thiên Chúa, những ǵ Mẹ Maria sẽ dồi
dào tuôn đổ xuống trên họ. Họ sẽ nên cao cả và được tôn vinh
trong thánh đức trước nhan Thiên Chúa. Họ sẽ trổi vượt trên tất
cả mọi tạo vật bởi ḷng nhiệt thành cao cả của họ, và
họ sẽ được ơn trợ giúp thần linh nâng đỡ đến nỗi, liên kết với
Mẹ Maria, họ sẽ đạp nát đầu Satan, bằng gót chân của
họ, tức là bằng ḷng khiêm hạ của họ, để mang chiến thắng về cho Chúa Giêsu Kitô". (54)
Một trong những vị thánh tiêu biểu, được chính LTXC tuyển chọn
và sử dụng, chẳng những để loan truyền Sứ Điệp Thương Xót của
Người, bằng cuốn Nhật Kư của chị, cùng với những đáp ứng lệnh
truyền của Chúa liên quan đến Ảnh LTXC, đến Lễ LTXC, đến Chuỗi
LTXC, đến Ḍng LTXC v.v., mà c̣n loan truyền LTXC bằng chính
cuộc đời tu tŕ tràn đầy đau khổ của chị, đó là Nữ Tu Faustina
người Balan, Ḍng Đức Bà Thương Xót, được vị giáo hoàng đồng
hương Gioan Phaolô II phong hiển thánh ngày 30/4/2000. Tiểu sử
về chị chứng thực rằng bản thân của chị đă biến thành hy tế cứu
độ cho phần rỗi của các linh hồn tội nhân đáng thương, đặc biệt
là các linh hồn đang lâm cơn hấp hối. Có một lần Chúa Giêsu ngỏ
ư muốn chị "hiến
dâng bản thân con cho tội nhân, nhất là cho những linh hồn đă
mất niềm hy vọng vào t́nh thương của Cha» (Nhật
Kư 308), chị
đă mau mắn đáp lại bằng một kinh toàn hiến vào ngày 29/3/1934,
trong đó có đoạn như sau:
"Con thực hiện một việc tự nguyện
hiến dâng bản thân ḿnh cho việc hoán cải của các tội nhân, nhất
là cho những linh hồn đă mất niềm hy vọng vào t́nh thương của
Chúa. Việc
hiến dâng này là ở chỗ, bằng cách hoàn
toàn thuận phục ư Chúa, con chấp nhận tất cả mọi đau khổ, sợ hăi
và kinh hoàng tràn đầy nơi các tội nhân.
Ngược lại, con sẽ hiến cho họ tất cả mọi niềm an ủi linh hồn con
nhận được từ việc con hiệp thông với Chúa. Tắt một lời, con xin
cống hiến hết mọi sự cho họ: Các Thánh Lễ, những lần Hiệp Lễ,
các việc thống hối, những hăm ḿnh khổ chế, các lời nguyện
cầu... Con không sợ những giáng phạt, những giáng
phạt của đức công minh thần linh, v́ con kết hiệp với
Chúa Giêsu. Ôi Chúa Trời con, nhờ đó, con muốn bù đắp cho Chúa
thay thế những linh hồn không tin tưởng vào ḷng nhân lành của
Chúa..." (Nhật Kư 309).
Thế là từ đó, Chúa Kitô Phục Sinh đă hoàn toàn chiếm đoạt bản
thân của chị, đă tiếp tục chịu khổ nạn và tử giá nơi chị, và
cuộc đời tu tŕ của chị, đặc biệt từ đó, đă trở thành cuộc hành
tŕnh t́m kiếm con chiên lạc của Chúa, một cách thực tế và hiệu
năng hơn, như được chị thuật lại trong Nhật Kư của chị một số
lần tiêu biểu sau đây:
"Ngày 16/9/1937. Con rất muốn làm giờ Thánh trước Thánh
Thể hôm nay. Nhưng Chúa lại không muốn như thế. Vào lúc 8
giờ con cảm thấy quằn quại với những cơn đau đớn
dữ dội đến độ con phải lên giường ngay tức khắc. Con bị giật
kinh phong đớn đau 3 tiếng đồng hồ, tức
là cho đến 11 giờ đêm. Không có một thứ thuốc nào giúp được con
hết, và con nuốt bất cứ ǵ vào con đều mửa ra. Có những lúc
những đớn đau khiến con không c̣n biết ǵ nữa. Chúa Giêsu cho
con nhận thức được rằng nhờ thế con đă được tham dự vào cuộc
khổ ải của Người trong vườn Cây Dầu, và chính Người đă cho phép
những khổ đau này xẩy ra, để đền tạ Thiên Chúa về những con
người bị sát hại trong bụng dạ của những người mẹ tội lỗi.
Con đă trải qua những khổ đau này cho đến nay là lần thứ ba.
Chúng bao giờ cũng bắt đầu xẩy ra vào lúc 8 giờ tối và kéo dài
cho tới 11 giờ đêm. Không có một thứ thuốc nào có thể làm giảm
bớt những khổ đau ấy. Đến 11 giờ th́ chúng tự nhiên hết, và bấy
giờ con thiếp ngủ đi. Ngày hôm sau con cảm thấy rất yếu… Khi con
nghĩ rằng con có thể chịu như thế nữa th́ con cảm thấy rùng ḿnh
kinh sợ. Thế nhưng, con không biết rằng con sẽ chịu như thế nữa
hay chăng; con để mặc điều ấy cho Chúa. Những
ǵ Chúa muốn gửi tới, con sẽ chấp nhận cách ngoan ngoăn và mến
yêu. Miễn là con có thể cứu được, dù chỉ một con người, khỏi
bị sát hại nhờ những khổ đau này!" (Nhật Kư – 1276)
"Ngày
20/2/1938. Hôm nay Chúa nói với con rằng: 'Cha cần đến những đau
khổ của con để cứu các linh hồn'. Ôi Giêsu ơi, xin hăy thực hiện
những ǵ Chúa muốn nơi con. Con không có can đảm để xin Chúa
Giêsu cho được chịu nhiều đau khổ hơn nữa, v́ đêm hôm trước, con
đă chịu khổ quá nhiều, đến nỗi con không thể chịu đựng được một
giọt nữa, những ǵ Chúa Giêsu đă trao cho con".
"Hầu như cả
đêm con đă bị đớn đau dữ dội, đến độ con cảm thấy tất cả ruột
gan của con nát bấy. Con mửa ra thuốc uống vào. Khi con cúi đầu
xuống đất, con không c̣n biết ǵ nữa, và con cứ ở tư thế đó một
hồi, đầu nằm trên đất. Khi tỉnh lại, con thấy toàn thân con đè
lên đầu và lên mặt con, và mặt mũi đầy những ǵ đă mửa ra. Con
đă nghĩ đến giờ phút cuối đời của con… Chúa Giêsu muốn khổ đau
chứ không phải là cái chết. Ôi Giêsu ơi, hăy làm
những ǵ Chúa muốn nơi con. Ôi các linh hồn, tôi thương mến các
hồn biết bao!" (Nhật
Kư 1612– 1613)
Đúng thế,
theo dự án thương xót cũng là Chiến Thuật Thương Xót, một chiến
thuật chẳng những nhập thể mà c̣n thế mạng cứu độ (xem
Mathêu 20:28), theo gương của chính Con Thiên Chúa Làm Người
Vượt Qua, như hằng xẩy ra cho hết mọi vị thánh trong suốt gịng
lịch sử của Giáo Hội, bao gồm cả Kitô hữu chúng ta ngày nay,
nhất là trong Thời Điểm Thương Xót vô cùng khẩn trương ngày nay,
Chúa Giêsu đă minh định với Chị Thánh Faustina như thế này:
“Hỡi con gái của Cha, con hăy
biết điều này: nếu con gắng nên hoàn thiện th́ con sẽ thánh hoá
được nhiều linh hồn; tương tự như thế, nếu con không chịu nỗ lực trong việc thánh hoá bản
thân, nhiều linh hồn vẫn sẽ bất toàn. Nên biết rằng, sự hoàn
thiện của họ lệ thuộc ở sự hoàn thiện của con, con sẽ phải gánh
phần lớn trách nhiệm đối với những linh hồn này”. (Nhật
Kư 1165)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Bài Giảng Lễ Phong Hiển
Thánh cho Chân Phước Maria Faustina ngày 30/4/2000, đă trích lại
một đoạn nhật kư của chị về việc chị hiến thân trở thành hy tế
cứu độ của LTXC và như LTXC cho phần rỗi của các linh hồn như
sau:
“Nữ Tu
Faustina Kowalska đă viết trong Nhật Kư của chị như sau: 'Tôi
cảm thấy đớn đau kinh khủng khi tôi thấy những đớn đau của anh
chị em tôi. Tất cả mọi khổ đau của anh chị em tôi đều dội lại
nơi trái tim của tôi; tôi ôm ấp nỗi sầu thương của họ trong trái
tim tôi đến độ thậm chí nó hủy hoại tôi về thể lư. Tôi muốn tất
cả mọi nỗi sầu thương của họ đều đổ xuống trên tôi, để nhẹ gánh
cho anh chị em của tôi' (Nhật
Kư, trang 365). Đó là mức độ cảm thương được t́nh yêu dẫn tới,
khi lấy t́nh yêu Thiên Chúa làm mức đo lường của nó”.
Người viết xin phép thêm một câu, tiếp ngay sau của lời của
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vừa để tiếp nối lời của ngài
vừa để kết thúc toàn bộ bài viết Trận Chiến Thiêng Liêng này, "đó
cũng là tất cả những ǵ bất khả thiếu cần phải có, nơi từng tâm
hồn được LTXC tuyển chọn, cho phần rỗi của các linh hồn cần đến
LTXC hơn, trong thân phận làm Gót Chân Toàn Năng của Đấng đă
sống lại từ trong cơi chết, Đấng đă chiến thắng tội lỗi và sự
chết, đă vĩnh viễn đạp nát đầu rắn quỉ satan dưới chân Thánh Giá
Cứu Độ, chẳng những nơi Mẹ Maria trên Đồi Canvê vào buổi chiều
lịch sử dưới bầu trời u ám ấy, mà c̣n tiếp tục nơi Đạo Binh Dàn
Trận của Mẹ, cũng chính là Đạo Binh Thương Xót, dọc suốt gịng
lịch sử của loài người, v́ LTXC 'trải qua từ đời nọ đến đời kia'
(Luca 1:50), cho đến ngày cùng tháng tận, cho đến khi Người lại
đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Amen".
|