Thần Lương Hằng Ngày

Tuần XIII Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh vẫn tiếp tục chiều hướng "được sai đi" nơi PVLC Chúa Nhật XIII Thường Niên.

"Được sai đi" là để loan báo "Nước Trời đã gần đến" (Phúc Âm CN X Thường Niên), tức là mang Ơn Cứu Độ được hiện thực bởi Chúa Giêsu Kitô,

không phải chỉ cho "con chiên lạc nhà Israel", mà còn cho chung dân ngoại cũng là các "con chiên lạc" cần được dẫn về cho LTXC.

Thế nhưng vấn đề là làm sao để thành phần "con chiên lạc nhà Israel" (Phúc Âm CN X Thường Niên) hay "con chiên lạc" dân ngoại có thể chấp nhận Ơn Cứu Độ,

là nội dung của PVLC được Giáo Hội soạn dọn cho Chúa Nhật XIII Thường Niên Năm A, nhất là về phía người được loan báo bởi thành phần "được sai đi".

Hai tuần trước, trong các Chúa Nhật XI và XII Thường Niên Năm A, PVLC tập trung vào thành phần "được sai đi", còn Chúa Nhật Tuần XIII thường niên này, 

cho dù có nhấn mạnh đến vai trò của thành phần đối tượng của những ai "được sai đi", cũng vẫn liên quan đến những vị thừa sai làm sao cho mình được nhận biết nữa.

Đó là nội dung và chiều hướng của PVLC CN XIII Thường Niên cần nhắm tới.

Hướng về "Nước Trời đã gần đến" là Ơn Cứu Độ được ban cho loài người nơi Chúa Giêsu Kitô, nhất là cho những ai tiếp xúc với các vị thừa sai của Chúa, 

bao gồm cả những ai Nước Trời đã đến với họ khi họ lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy tái sinh, cùng với vị thánh tông đồ thừa sai và với 2 vị đã được tái sinh,

được Giáo Hội tưởng Kính và tưởng Nhó trong tuần lễ này, chúng ta tiếp tục hoan hưởng và cử hành PVLC Tuần XIII Thường Niên Năm A ở những cái links dưới đây:

 

Tuần XIII Thường Niên

CNXIII-A.mp3 / https://youtube.com/live/Ce7gi6jw0YA

Thứ Hai 3/7 Lễ Kính Thánh Tôma Tông Đồ

ThanhTomaTongDo-DTCBDXVI.mp3 (2020) / 

LeThanhTomaTD.2021.mp3 (2021) / 

https://youtu.be/R2qceVQOp5o 

TN.XIII-3.mp3

ThuTuXIIITN.mp3

 ThanhAntonZacaria.mp3 / 

https://youtu.be/SybSU3KuB8Y (5/7 - Thứ Tư)

TN.XIII-5.mp3

ThanhMariaGoretti.mp3 / 

https://youtu.be/QvpHtzV1iWs (6/7 - Thứ Năm)

TN.XIII-6.mp3

TN.XIII-7.mp3

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm

Chỉ có Con Đường dẫn đến Sự Thật mới gặp Sự Sống

Có thể nói nội dung của tất cả Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật XIII Thường Niên Năm A tuần này nằm ở câu Alleluia: "Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" (Gioan 14:6).

Thật vậy, Chúa Kitô 'là đường" ở mầu nhiệm nhập thể của Người: "Không ai đến được với Cha mà không qua Thày" (Gioan 14:6), "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), Đấng "hằng ở bên Cha đã tỏ Cha ra" (Gioan 1:18).

Chúa Kitô "là sự thật" ở mầu nhiệm khổ nạn và tử giá của Người để chứng thực "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16): "Khi nào quí vị treo Con Người lên, quí vị mới biết được Tôi LÀ" (Gioan 8:28).

Chúa Kitô "là sự sống" ở mầu nhiệm phục sinh và thăng thiên của Người, Đấng đã tự hiến mạng sống mình đi để lấy nó lại (xem Gioan 10:17-18) như một "Vị Mục Từ nhân lành hiến mạng sống mình vì chiên cho được sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:11,10).

Bởi thế, không có Chúa Kitô sẽ chẳng bao giờ có ơn cứu độ: "Không có ơn cứu độ ở bất cứ một ai. Không có một danh nào dưới gầm trời này được ban cho con người nhờ đó chúng ta được cứu độ" (Tông Vụ 4:12).

Đó là sứ điệp cứu độ vô cùng quan trọng và khẩn thiết bất khả thiếu đối với phần rỗi đời đời của nhân loại, một sứ điệp Kitô giáo cần phải loan báo cho toàn thể nhân loại, đến độ chính Chúa Kitô đã phải đích thân tuyển chọn và sai các môn đệ của Người đi ngay khi Người còn sống, một biến cố đã được Thánh ký Mathêu trình thuật ở đoạn 10 và được Giáo Hội trích lại từ Chúa Nhật Tuần XI, qua Chúa Nhật XII và đến Chúa Nhật XIII hôm nay.

Nếu nội dung của bài Phúc Âm Chúa Nhật Tuần XII nhắm vào thành phần môn đệ thừa sai, ở chỗ các vị không được sợ hãi khi đến với "con chiên lạc nhà Israel" để loan truyền những gì các vị thấy "trong bóng tối" đức tin và "nghe nơi kín đáo" nội tâm, thì riêng Bài Phúc Âm và chung Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật Tuần XIII này nhắm đến thành phần thính giả, thành phần cần phải lãnh nhận sứ điệp cứu độ này, ở chỗ, trước hết, họ cần phải đón nhận sứ điệp cứu độ của Người qua thành phần môn đệ thừa sai của Người, đến độ, như Người khẳng định:

"Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy; và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính".

Đúng thế, ở đây, qua câu khẳng định này của Chúa Kitô, nếu "sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đức Kitô Cha sai" (Gioan 17:3) thì muốn "đón tiếp Thầy" và "đón tiếp Ðấng đã sai Thầy" còn cần phải "đón tiếpcả thành phần môn đệ thừa sai của Người nữa: "Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy". Vì Người, theo tác động của Thánh Linh, vẫn liên tục tỏ mình ra trong lịch sử loài người, trong thời Cựu Ước đặc biệt là qua các vị tiên tri, và trong thời Tân Ước qua Giáo Hội của Người.

Tác dụng thần linh của việc chấp nhận thành phần tiên tri ngôn sứ trong Cựu Ước và thành phần môn đệ thừa sai trong Tân Ước là gì, nếu không phải là chính Ơn Cứu Độ được các vị rao giảng hay mang đến vào thời điểm lịch sử của các vị, đúng như lời minh định của Chúa Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay: "Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính".

Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy quả thực "Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri" nơi trường hợp của "một bà sang trọng", "không có con, và chồng bà đã già", đối xử rất tốt với tiên tri Elisa là người hay "đi ngang qua miền Sunam" của bà, và vì thế, "mỗi khi ông đi ngang qua đó, ông đều đến nhà bà dùng bữa".

Chính vì bà đã "đón tiếp một vị tiên tri với danh nghĩa là tiên tri", như bà đã bày tỏ với chồng của bà: "Tôi biết rằng người thường trọ nhà mình là một vị thánh của Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy làm cho ông một căn phòng trên lầu, và đặt trong căn phòng đó một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, và một cây đèn, để mỗi khi đến, ông ở đó", mà bà "sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri", khi bà được chính vị tiên tri báo trước cho bà rằng: "Năm tới cũng vào thời kỳ này, bà sẽ bồng bế một bé trai", một phần thưởng tuy về thể lý nhưng lại xuất phát từ thế giá của một vị tiên tri mà bà tin tưởng và "đón tiếp".

Vậy còn "kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính" ở trong cùng câu Chúa Giêsu nói trong Bài Phúc Âm hôm nay thì sao? Câu trả lời có thể tìm thấy ở những gì Thánh Phaolô viết cho Giáo đoàn Roma trong Bài Đọc 2 hôm nay. Nghĩa là liên quan đến Kitô hữu chúng ta, thành phần đã được công chính hóa bởi đức tin vào Chúa Kitô, Đấng "đã chết, tức là chết một lần dứt khoát đối với tội lỗi, mà khi Người sống, là sống cho Thiên Chúa", Đấng đã được các môn đệ thừa sai của Người, theo lệnh truyền phục sinh của Người (xem Mathêu 28:18-20) rao giảng như VịTông Đồ Dân Ngoại Phaolô này.

Nếu mỗi một người Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô ý thức được như chính Thánh Phaolô xác tín và huấn dụ trong Bài Đọc II hôm nay: "tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Ðức Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với Người, bởi vì được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Ðức Kitô nhờ vinh hiển của Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng phải sống đời sống mới như thế", thì tất cả những ai "đón tiếp" họ, tức chấp nhận họ hay chấp nhận chứng từ "sống cho Thiên Chúa, trong Ðức Giêsu Kitô" của họ về một Chúa Kitô sống trong họ, tất cả những người đó "sẽ lãnh phần thưởng của người công chính" là đức tin cứu độ như chính Kitô hữu chứng nhân vậy.

Như thế, cuối cùng, tất cả được nên trọn theo Thánh Ý Chúa, theo Dự Án Cứu Độ thần linh của Thiên Chúa, một dự án cứu độ đã được hiện thực nơi Công Cuộc Cứu Độ của Chúa Kitô Nhập Thể và Vượt Qua, tột đỉnh của mạc khải thần linh nơi giòng lịch sử cứu độ của dân Do Thái, một công cuộc cứu độ vẫn còn được Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập để tiếp tục thông truyền Ơn Cứu Độ qua giòng lịch sử của nhân loại. Tất cả đều chỉ là những cách thế Vị Thiên Chúa là Tình Yêu vô cùng nhân hậu muốn sử dụng để tỏ lòng thương xót của Ngài cho loài người tội nhân vô cùng khốn nạn đáng thương, cần phải tin tưởng và chấp nhận vào Lòng Thương Xót của Ngài, như tâm tình của bài Đáp Ca hôm nay:

1) Con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời, qua mọi thế hệ miệng con loan truyền lòng trung thành Chúa. Vì Ngài đã phán: "Tình thương của Ta đứng vững muôn đời"; trên cõi trời cao, Ngài thiết lập lòng trung tín.

2) Phúc thay dân tộc biết hân hoan, lạy Chúa, họ tiến thân trong ánh sáng nhan Ngài. Họ luôn luôn mừng rỡ vì danh Chúa, và tự hào vì đức công minh Ngài.

3) Vì Chúa là vinh quang quyền năng của họ; nhờ ân huệ Chúa, uy quyền của chúng tôi được suy tôn. Bởi chưng khiên thuẫn chúng tôi là của Chúa, và vua chúng tôi thuộc về Ðấng Thánh của Israel.