PVLC Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm C |
Bài
Đọc I: Gs 5, 9a. 10-12
"Dân Chúa tiến vào đất Chúa hứa và
mừng Lễ Vượt Qua".
Trích sách Giosuê.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng
Giosuê rằng: "Hôm nay, Ta đă cất sự dơ nhớp của Ai-cập khỏi các
ngươi!" Con cái Israel tạm trú tại Galgali và mừng Lễ Vượt Qua
vào ban chiều ngày mười bốn trong tháng, trên cánh đồng Giêricô.
Ngày hôm sau Lễ Vượt Qua, họ ăn các thức ăn địa phương, bánh
không men và lúa mạch gặt năm ấy. Từ khi họ ăn các thức ăn địa
phương, th́ không có manna nữa. Và con cái Israel không c̣n ăn
manna nữa, nhưng họ ăn thổ sản năm đó của xứ Canaan.
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7
Đáp: Các
bạn hăy nếm thử và hăy nh́n coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường
bao (c. 9a).
Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong
mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh
hồn tôi hănh diện, bạn nghèo hăy nghe và hăy mừng vui. - Đáp.
2) Các bạn hăy cùng tôi ca ngợi Chúa,
cùng nhau ta hăy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đă
nhậm lời, và Người đă cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. - Đáp.
3) Hăy nh́n về Chúa để các bạn vui
tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Ḱa người đau khổ cầu cứu
và Chúa đă nghe, và Người đă cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. -
Đáp.
Bài Đọc II: 2 Cr 5, 17-21
"Thiên Chúa đă nhờ Đức Kitô giao hoà
chúng ta với ḿnh".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô
Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, nếu ai ở trong Đức
Kitô, th́ người đó sẽ là một thụ tạo mới, những ǵ là cũ đă qua
đi: này đây tất cả mọi sự đă trở thành mới. V́ mọi sự bởi Thiên
Chúa, Đấng đă nhờ Đức Kitô giao hoà chúng ta với ḿnh, và trao
phó cho chúng tôi chức vụ giao hoà. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng
giao hoà thế gian với chính ḿnh Người trong Đức Kitô, nên không
kể chi đến tội lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng
tôi lời giao hoà. Nên chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như
chính Chúa dùng chúng tôi mà khuyên bảo. V́ Đức Kitô, chúng tôi
van nài anh em hăy giao hoà với Thiên Chúa. Đấng không hề biết
tội, th́ Thiên Chúa làm nên thân tội v́ chúng ta, để trong Ngài,
chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa.
Đó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Lc 15, 18
Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và
thưa người rằng: Thưa cha, con đă lỗi phạm đến trời và đến cha.
Phúc Âm: Lc 15, 1-3. 11-32
"Em con đă chết nay sống lại".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Luca.
Khi ấy, những người thu thuế và những
kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy,
những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp
những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người
phán bảo họ dụ ngôn này: "Người kia có hai con trai. Đứa em thưa
với cha rằng: "Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về
con". Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau,
người em thu nhặt tất cả của ḿnh, trẩy đi miền xa và ở đó ăn
chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của th́
vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng
thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai
nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bă heo ăn cho đầy
bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ:
"Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, c̣n
tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi
và thưa người rằng: "Thưa cha, con đă lỗi phạm đến trời và đến
cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với
con như một người làm công của cha". Vậy nó ra đi và trở về với
cha nó. Khi nó c̣n ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động
ḷng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi
lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: "Thưa cha, con đă lỗi
phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha
nữa". Nhưng người cha bảo đầy tớ: "Mau mang áo đẹp nhất ra đây
và mặc cho cậu, hăy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào
chân cậu. Hăy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: v́
con ta đây đă chết, nay sống lại, đă mất, nay lại t́m thấy". Và
người ta bắt đầu ăn uống linh đ́nh.
"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi
về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên
đầy tớ để hỏi xem có chuyện ǵ. Tên đầy tớ nói: "Đó là em cậu đă
trở về, và cha cậu đă giết bê béo, v́ thấy cậu ấy về mạnh khoẻ".
Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin
anh vào. Nhưng anh trả lời: "Cha coi, đă bao năm con hầu hạ cha,
không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho
riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. C̣n thằng con
của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng
điếm, nay trở về th́ cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó".
Nhưng người cha bảo: "Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của
cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, v́ em con đă
chết nay sống lại, đă mất nay lại t́m thấy".
Đó là lời Chúa.
Suy niệm
Sự Sống hứa
hẹn
Hành tŕnh Mùa Chay 40 ngày bắt đầu
tiến tới tuần lễ Thứ Tư, với Chúa Nhật hôm nay đây. Và phụng vụ
lời Chúa cho Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay hôm nay dường như có tính
cách hân hoan vui vẻ hẳn lên, không c̣n những ǵ là âu sầu buồn
bă theo chiều hướng của Mùa Chay nữa.
Thật vậy, ngay trong Bài Đọc 1,
luồng gió tươi mát và nắng hồng của mùa xuân như thổi
vào mùa đông và làm ấm áp mùa đông hẳn lên. Ở chỗ, cuộc hành
tŕnh 40 năm vô cùng cực khổ và quá dài trong sa mạc khô cằn đầy
những gian nan thử thách khôn lường cho một dân tộc đông cả trên
2 triệu con người (xem Xuất Hành 12:37), sau khi ra khỏi Ai Cập
và vượt qua Biển Đỏ cùng Sông Jordan, dân Do Thái cuối cùng đă
tiến tới đích điểm của ḿnh là chính mảnh Đất Hứa.
Mảnh đất tiền định
này đă được Thiên Chúa hứa với tổ phụ Abraham của dân Do
Thái (xem Khởi Nguyên 15:18-21). Ngài c̣n lập lại lời hứa này
với con ông là Isaac (xem Khởi Nguyên 26:3) cũng như với
cháu ông là Giacóp (xem Khởi Nguyên 28:13). Đất Hứa này là nơi
chính Thiên Chúa cũng đă dẫn vị tổ phụ đầu tiên này của dân Do
Thái đến đó ở trước (xem Khởi Nguyên 12:7 và 15:7), cho tới khi
nạn đói xẩy ra khắp vùng, khiến tổ phụ Giacóp cùng con cháu tất
cả là 70 người kéo nhau sang Ai Cập (xem Khởi Nguyên đoạn
46), ở đó suốt một thời gian 430 năm (xem Xuất Hành 12:40).
Khi vào được Đất Hứa, đối với dân
Do Thái, trước hết, là như vào được miền đất hoàn toàn tự do,
miền đầt thuộc về họ, miền đất do chính họ làm chủ, khác hẳn với
miền đất Ai Cập mà họ đă từng sống như nô lệ và thật sự là làm
nô lệ trong thời điểm trước khi ra đi 40 năm trước, bởi thế,
ngay đầu Bài Đọc 1: "Chúa
phán cùng Giosuê rằng: 'Hôm nay, Ta đă cất sự dơ nhớp của Ai-cập
khỏi các ngươi!'"
Khi dân Do Thái ra khỏi đất Ai Cập
vào thời điểm làm nên chính Lễ Vượt Qua đầu tiên của họ thế nào,
ngày 14 Tháng Giêng theo niên lịch của dân tộc này, th́ khi vào
tới Đất Hứa họ cũng ở vào thời điểm Lễ Vượt Qua ban đầu như vậy,
một biến cố quan trọng nhất trong lịch sử cứu độ của họ mà họ
lần đầu tiên cử hành tại chính Đất Hứa, như Bài Đọc 1 hôm nay
thuật lại: "Con cái Israel tạm trú tại Galgali và mừng Lễ
Vượt Qua vào ban chiều ngày mười bốn trong tháng, trên cánh đồng
Giêricô".
Tuy đă vào được Đất Hứa, nhưng dân Do
Thái chỉ bắt đầu sinh sống tự lập như một dân tộc ở địa
phương mới này sau Lễ Vượt Qua đầu tiên của họ mà thôi, ở chỗ họ
không c̣n lệ thuộc vào manna từ trời xuống là lương thực hằng
ngày đă nuôi dưỡng họ suốt 40 năm trường trong sa mạc, mà là
nhờ các thổ sản của chính Đất Hứa, như các chi tiết cuối cùng
của Bài Đọc 1 cho biết:
"Ngày hôm sau Lễ Vượt Qua, họ ăn
các thức ăn địa phương, bánh không men và lúa mạch gặt năm ấy.
Từ khi họ ăn các thức ăn địa phương, th́ không có manna nữa. Và
con cái Israel không c̣n ăn manna nữa, nhưng họ ăn thổ sản năm
đó của xứ Canaan".
Đó là lư do tâm t́nh tri ân cảm tạ và
ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa của Bài Đáp Ca hôm nay cũng chính
là của dân Do Thái lúc bấy giờ, ở vào thời điểm lịch sử cứu độ
tiến sang một kỷ nguyên mới, hoàn toàn mới, một kỷ nguyên cho
thấy họ thật sự chẳng những là một dân tộc mà c̣n là một quốc
gia nữa, có một quê hương xứ sở đất nước đàng hoàng làm nơi cư
trú về địa dư như tất cả mọi dân tộc khác trên trái đất này:
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc,
miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi
hănh diện, bạn nghèo hăy nghe và hăy mừng vui.
2) Các bạn hăy cùng tôi ca ngợi Chúa,
cùng nhau ta hăy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đă
nhậm lời, và Người đă cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ.
3) Hăy nh́n về Chúa để các bạn vui
tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Ḱa người đau khổ cầu cứu
và Chúa đă nghe, và Người đă cứu họ khỏi mọi điều tai nạn.
Nếu ngay sau nguyên tội Thiên Chúa đă
tự động hứa cứu chuộc loài người (xem Khởi Nguyên 3:15) th́ phải
chăng Đức Kitô Thiên Sai Cứu Thế, nơi nhân tính của Người cũng
như nơi Giáo Hội Nhiệm Thể Người, là chính Đất Hứa của / cho một
dân tộc mới, mảnh "đất chảy sữa và mật" (Khởi Nguyên
33:3; Xuất Hành 3:8), ám chỉ "đầy ân sủng ("sữa") và chân lư
("mật")", xuất phát từ "Lời đă hóa thành nhục thể và ở
giữa chúng ta, người Con duy nhất đến từ Cha..." (Gioan
1:14).
Thật vậy, nhờ cuộc Vượt Qua của Chúa
Kitô nơi Phép Rửa (xem Roma 6:1-7), Kitô hữu đă cùng với Chúa
Kitô "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Gioan 5:24),
nghĩa là, đă được vào Đất Hứa của Chúa Kitô, tức đă hiệp thông
nên một với Chúa Kitô, qua Nhiệm Thể Giáo Hội của Người,
như Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại đă diễn tả như thế trong
Bài Đọc 2 hôm nay: "Nếu ai ở trong Đức Kitô, th́ người đó sẽ
là một thụ tạo mới, những ǵ là cũ đă qua đi: này đây tất cả mọi
sự đă trở thành mới".
Nhờ Phép Rửa con người được biến đổi
trong Đất Hứa của Chúa Kitô là Giáo Hội Nhiệm Thể Người thành "một
thụ tạo mới" và "tất cả mọi sự đă trở thành mới" đây
có thể nói đă được báo trước và ám chỉ nơi trường hợp của dân Do
Thái, một dân tộc đă sống một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ
trong Đất Hứa, bằng những con người mới, được sinh ra sau khi ra
khỏi Ai Cập, không c̣n một con người cũ nào từ Ai Cập, bao gồm
cả Moisen, ngoại trừ 2 con người duy nhất là Calep và
Giodue thay Moisen (xem Dân Số 14:21-24,30; 20:12).
Hăy tưởng tượng mà xem đoạn đường 40
năm sa mạc mà dân Do Thái hành tŕnh từ Ai Cập, nhất là từ sau
khi vượt qua Biển Đỏ về Đất Hứa đă trở thành một nghĩa trang
vĩ đạo nhất thế giới, nơi đă chôn xác của cả 3 triệu người Do
Thái, một vùng sa mạc có thể nói là quê hương của thế hệ Do
Thái vượt qua.
Như dân Do Thái, nếu không nhờ Thiên
Chúa, qua Moisen, giải thoát họ khỏi Ai Cập, họ sẽ không bao giờ
có thể vượt qua t́nh trạng nô lệ mà vào sự sống tự do trong Đất
Hứa thế nào, th́ Kitô hữu cũng không thể nào được trở thành chi
thể của Giáo Hội, thuộc về Giáo Hội, sống trong Đất Hứa Giáo
Hội, nếu không được Thiên Chúa cứu chuộc nơi Chúa Giêsu Kitô
Thiên Sai Cứu Thế Con Ngài, đúng như Thánh Phaolô đă xác tín
trong Bài Đọc 2 hôm nay liên quan đến thừa tác vụ của Giáo Hội
nơi thành phần thừa tác viên như ngài:
"V́ mọi sự bởi Thiên Chúa, Đấng đă
nhờ Đức Kitô giao hoà chúng ta với ḿnh, và trao phó cho chúng
tôi chức vụ giao hoà. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng giao hoà thế
gian với chính ḿnh Người trong Đức Kitô, nên không kể chi đến
tội lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng tôi lời giao
hoà. Nên chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như chính Chúa
dùng chúng tôi mà khuyên bảo. V́ Đức Kitô, chúng tôi van nài anh
em hăy giao hoà với Thiên Chúa. Đấng không hề biết tội, th́
Thiên Chúa làm nên thân tội v́ chúng ta, để trong Ngài, chúng ta
trở nên sự công chính của Thiên Chúa".
Đúng thế, trong việc cứu chuộc con
người, Thiên Chúa đóng vai chủ động chứ không phải là con
người. Điển h́nh là trường hợp của dân Cựu Ước Do Thái
giáo trong việc giải thoát họ khỏi thân phận làm tôi ở nước Ai
Cập mà đưa họ vào miền Đất Hứa tự do. Hay trường hợp dân Tân Ước
Kitô giáo, hầu hết làm nên bởi các dân ngoại, trong việc giải
thoát họ khỏi tội lỗi và sự chết bằng chính Chúa Giêsu Kitô
là Đấng Thiên Sai Con Ngài.
Đó là lư do trong Bài Đọc 2 hôm nay,
Thánh Phaolô đă nhận thức rất chính xác là "Thiên Chúa là
Đấng giao ḥa thế gian với chính ḿnh Người trong Đức Kitô". Tại
sao con người tội lỗi đă xúc phạm đến Thiên Chúa đáng
lẽ phải tự động đến làm ḥa, đến xin lỗi Thiên Chúa mới phải,
mới hợp lẽ công bằng, hợp hợp t́nh hợp lư theo trần gian, đằng
này chính Ngài lại đến làm ḥa với loài người tội nhân? Ôi, ḷng
thương xót Chúa... Chúng con không thể nào hiểu được ở tầm mức
loài người chúng con!
Thiên Chúa giao ḥa với loài người
phạm nhân của Ngài, thậm chí, c̣n ở chỗ nếu con người mà
hiểu được và cảm thấu được tất cả mầu nhiệm ḷng thương xót vô
cùng của Thiên Chúa chắc không thể nào không điên lên, không mất
trí, một ḷng thương xót, như Thánh Phaolô, cũng trong Bài Đọc
2, đă dám nói mà không sợ bị rối đạo và lạc đạo, đó là "Đức
Kitô... Đấng không hề biết tội, th́ Thiên Chúa đă biến thành tội
- who has no sin to become sin / who did not know sin to be sin
- v́ chúng ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của
Thiên Chúa".
Bởi thế, trước t́nh yêu vô cùng nhân
hậu của Vị Thiên Chúa nạn nhân đă bị loài người xúc phạm song đă
tự động t́m cách làm ḥa với phạm nhân của ḿnh, bằng cách biến
Người Con vô cùng thánh hảo yêu quí của ḿnh trở thành tội lỗi,
một sự dữ không thể nào có nơi Thiên Chúa và không thể nào chấp
nhận đối với Thiên Chúa, nhưng Vị Thiên Chúa nạn nhân lại muốn
chồng chất tất cả lên nhân
tính được Người Con mặc lấy và vượt qua, như thể nhuộm đen cả
nhân tính vô tội và thánh hảo của Người, để nhờ Người biến h́nh
sự dữ tội lỗi của con người thành ân sủng của ḷng thương xót
Chúa, mà Thánh Phaolô đă tha thiết kêu gọi Kitô hữu Giáo đoàn
Corinto thời ấy, cũng như mọi thời đại sau này, là "chúng tôi
van nài anh em hăy giao hoà với Thiên Chúa".
Bài Phúc Âm hôm nay, một bài
Phúc Âm đă được Giáo Hội chọn đọc cho ngày Thứ Bảy Tuần 2 Mùa
Chay, Chia
sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Mùa Chay Tuần 2 (21-27/2/2016), v́
nội dung của bài Phúc Âm hôm nay là một dụ ngôn cho thấy 2 điều
chính yếu: 1- Thiên Chúa quả thực là Đấng đă ḥa giải với tội
nhân trước, và 2- chỉ bao giờ ở trong nhà với Ngài mới được hạnh
phúc như ở trong Đất Hứa vậy.
Trước hết, dụ ngôn của Bài Phúc Âm
hôm nay cho thấy Thiên Chúa là Đấng đă giao ḥa trước. Không
phải hay sao, người cha có hai người con trai trong dụ ngôn của
bài Phúc Âm hôm nay đă cho thấy rơ điều ấy.
Người cha trong dụ ngôn đă không làm
ḥa trước là ǵ với người con hoang đàng phung phá, ở chỗ, "Khi
nó c̣n ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động ḷng thương;
ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu", trước
khi chính nó lên tiếng xin lỗi ông và xin ông tha thứ cho nó: "Người
con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đă lỗi phạm đến trời
và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'".
Bởi ông đă tha cho nó ngay khi nó
có ư định xin ông chia gia tài cho nó và ngay cả trước khi nó
bỏ ông mà đi, v́ ông không bao giờ chấp nhất nó, thậm chí c̣n
t́m dịp để tha cho nó, và thật là hớn hở khi vớ được dịp tha
thứ cho nó, chỉ muốn chứng tỏ cho nó càng ngày càng thấy được
ông yêu thương nó là chừng nào, một t́nh yêu thương vô cùng nhân
hậu nó không thể nào hiểu được. Việc người con hoang đàng phung
phá chỉ có thể làm ḥa với cha của nó, như Bài Phúc Âm hôm nay
cho thấy, chỉ xẩy ra sau khi Người cha đă bày tỏ cử chỉ hân hoan
hớn hở được làm ḥa với nó trước.
Sau nữa, trong cùng dụ ngôn làm ḥa
hay ḥa giải tuyệt vời này, người cha chẳng những tự động ḥa
giải với người con hoang đàng phung phá mà c̣n với cả người
con không bỏ ông mà đi như đứa con hoang đàng phung phá kia nữa,
người con cho rằng "đă bao năm con hầu hạ cha, không hề trái
lệnh cha một điều nào", thế mà cuối cùng những ǵ đă
xẩy ra?
Vào chính lúc mọi người đang xum vầy
trong nhà cha, ăn mừng người con hoang đàng phung phá như "đă
chết nay sống lại, đă mất nay lại t́m thấy", th́ người con
tự cho ḿnh là ngoan ngoan trung thành của cha lại bỏ cha mà đi,
bằng cách, nhất định không chịu vào trong nhà với cha và em của
ḿnh, trái lại, muốn tách ḿnh ra khỏi mối hiệp thông yêu
thương, hiệp thông sự sống, đến độ, "Cha anh ra xin anh vào" hiệp
thông với chung gia đ́nh.
Cử chỉ và hành vi "Cha anh ra xin
anh ta vào", không phải hay sao, là chính tác động Thiên
Chúa tự đến làm ḥa với loài người, tức là việc "Thiên Chúa muốn
cho tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư"
(1Timotheu 2:4), muốn mời gọi nhất là những con người lầm lạc
như người con bề ngoài ở nhà với cha mà lại chẳng hiểu cha ǵ
hết, chẳng biết rằng "tất cả mọi sự của cha đều là của con", bởi
thế nên làm ǵ cho cha cũng làm như một người đầy tớ "hầu hạ
cha", đ̣i được trả công xứng đáng: "không bao giờ cha cho
riêng con một con bê nhỏ", hơn là một người con chỉ làm v́
cha muốn và cho cha được như ư, coi việc của cha và của cải của
cha là của ḿnh.
Trong cả hai trường hợp, của cả hai
người con, một khi ở ngoài nhà của cha, sẽ không bao giờ được
hạnh phúc. Trường hợp của người con hoang đàng phung phá cuối
cùng phải trở về nhà cha, trở về hiệp thông với cha, mới
t́m được sự sống chân thực và viên măn. C̣n người con không bỏ
cha mà đi, tức c̣n ở nhà với cha về thể lư theo bề ngoài, một
khi không vào nhà của cha ḿnh nữa cũng thế, nghĩa là muốn hoàn
toàn tách ḿnh ra khỏi cuộc hiệp thông với cha, đă trở thành một
con chiên lạc, lẻ loi cô độc một ḿnh, rất dễ bị sói dữ ăn thịt
mất xác.
Nhà Cha đây, mà Đất Hứa của dân Do
Thái là h́nh bóng tiên báo, trước hết và trên hết ám chỉ mối
hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, sau nữa ám chỉ nhân tính
Chúa Kitô nói chung và thân xác của Người nói riêng, và sau
hết ám chỉ Giáo Hội Nhiệm Thể Chúa Kitô là bí tích và là dấu
chỉ hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất với loài người (xem
Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium Ánh Sáng Muôn Dân -
1).
Chính v́ Nhà Cha là đích điểm của
cuộc sống trần gian của con người nói chung và của cuộc hành
tŕnh đức tin Kitô hữu nói riêng, là khát vọng build-in - bẩm
sinh sẵn có trong ḷng con người, mà người con hoang đàng phung
phá trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, khi đă tới tận cùng
khốn nạn của cuộc đời, đă thấy được tất cả sự thật không
thể chối căi và không thể rời xa: "Biết bao người làm công ở
nhà cha tôi được ăn uống dư dật, c̣n tôi, tôi ở đây phải chết
đói". Bởi thế và từ đó, người con đă dứt khoát tiến đến chỗ:
"Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi".
Chẳng những quyết định trong
ḷng, người con hoang đàng phung phá này c̣n thực sự tỏ ra bằng
hành động cụ thể bên ngoài nữa: "Vậy nó ra đi và trở về với
cha nó". Nghĩa là, nó muốn làm ḥa cùng cha của nó, một
hành động cho thấy nó chẳng những nhận lỗi trong ḷng sau khi
nó cảm thấy hối hận v́ đă bỏ cha mà đi: "con đă lỗi phạm đến
trời và đến cha...", mà c̣n xin lỗi ngoài miệng nữa sau khi
nó được lại gặp mặt người cha vô cùng nhân hậu của nó: "Thưa
cha, con đă lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được
gọi là con cha nữa".
Thế nhưng, việc người con hoang đàng
phung phá ḥa giải với cha của nó chỉ xẩy ra sau khi cha của nó
ḥa giải với nó, không bao giờ chấp nhất nó, hằng tha thứ cho nó
ngay cả trước khi nó xúc phạm đến ông, thậm chí c̣n vui vẻ t́m
dịp để tha thứ cho nó, như được tỏ ra trong dụ ngôn của Bài
Phúc Âm hôm nay: "Khi nó c̣n ở đàng xa, cha nó chợt trông
thấy, liền động ḷng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và
hôn nó hồi lâu".
Cảnh cha con trọng dụ ngôn của bài
Phúc Âm hôm nay ḥa giải với nhau đă xẩy ra đúng như những
ǵ được Thánh Phaolô đă trải qua, cảm nhận và v́ thế đă được
ngài sử dụng để khuyên Kitô hữu Giáo đoàn Corinto trong Bài Đọc
1 hôm nay:
1- Thiên Chúa nạn nhân ḥa giải với
con người phạm nhận tội lỗi trước: "V́ mọi sự bởi Thiên Chúa,
Đấng đă nhờ Đức Kitô giao hoà chúng ta với ḿnh, và trao phó cho
chúng tôi chức vụ giao hoà. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng giao
hoà thế gian với chính ḿnh Người trong Đức Kitô, nên không kể
chi đến tội lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng tôi
lời giao hoà".
2- Loài người phạm nhân nhờ đó và
từ đó mới có thể ḥa giải với Vị Thiên Chúa nạn nhân của ḿnh: "Nên
chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như chính Chúa dùng chúng
tôi mà khuyên bảo. V́ Đức Kitô, chúng tôi van nài anh em hăy
giao hoà với Thiên Chúa. Đấng không hề biết tội, th́ Thiên Chúa
làm nên thân tội v́ chúng ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự
công chính của Thiên Chúa".
Thánh thi Kinh Phụng Vụ Ban Mai các
Chúa Nhật Mùa Chay (bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh
Phụng Vụ)
Nào phủ phục trước nhan thánh Chúa
Cho tấc ḷng than thở nài van:
Chúa thương xét xử khoan nhân
Dừng cơn thịnh nộ, ân cần lắng tai.
Muôn lạy Chúa, này đây bao tội,
Lũ con hư phản bội ân t́nh
Ngửa trông lượng cả cao xanh
Thiên ân tràn xuống cho thanh thoát
ḷng.
Xin Ngài nhớ: dẫu mỏng manh phận
Đoàn con đây cũng vẫn là con,
Nhậm lời chúng tử nỉ non
Danh Ngài nhân hậu tiếng đồn muôn
năm.
Xin tha thứ lỗi lầm trót phạm
Giúp chúng con can đảm vững bền,
Vâng theo thánh ư ngày đêm
Bây giờ măi măi trọn niềm hiếu trung.
Muôn lạy Chúa vô song tuyệt mỹ
Là Ba Ngôi hiển trị thiên ṭa,
Phúc lành tuôn đổ sớm trưa
Cho mùa trai tịnh thành mùa hồng ân.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
MC.CN4-C.mp3