PVLC Mùa Chay Tuần III Thứ 7 |
Bài Đọc I: Hs 6, 1b-6
"Ta muốn t́nh yêu, chớ không muốn hy
lễ".
Trích sách Tiên tri Hôsê.
Đây Chúa phán: Trong cảnh khốn khổ,
từ ban mai, họ chỗi dậy chạy t́m kiếm Ta. "Hăy đến, và chúng ta
quay trở về với Chúa, v́ Chúa bắt chúng ta, rồi sẽ tha chúng ta;
Chúa đánh chúng ta, rồi sẽ lại chữa chúng ta. Sau hai ngày Người
cho chúng ta sống lại, đến ngày thứ ba, Người đỡ chúng ta đứng
lên, và chúng ta sẽ sống trước mặt Người. Chúng ta hăy nhận biết
Chúa và hăy ra sức nhận biết Chúa. Người sẵn sàng xuất hiện như
vừng đông, và sẽ đến cùng chúng ta như mưa thuận và như mưa xuân
trên mặt đất".
Hỡi Ephraim, Ta sẽ làm ǵ cho ngươi?
Hỡi Giuđa, Ta sẽ làm ǵ cho ngươi? T́nh thương các ngươi như đám
mây ban sáng, như sương sớm tan đi. V́ thế, Ta dùng các tiên tri
nghiêm trị chúng, và Ta dùng lời từ miệng Ta phán ra mà giết
chúng. Án phạt các ngươi bừng lên như ánh sáng. V́ chưng, Ta
muốn t́nh yêu, chớ không muốn hy lễ. Ta muốn sự hiểu biết Thiên
Chúa hơn là của lễ toàn thiêu.
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 50, 3-4. 18-19. 20-21ab
Đáp: Ta
muốn t́nh yêu, chớ không muốn hy lễ (Hs 6, 6).
Xướng: 1) Lạy Chúa, nguyện thương con
theo ḷng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi.
Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. -
Đáp.
2) Bởi v́ Chúa chẳng ưa ǵ sinh lễ,
nếu con dâng lễ toàn thiêu Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng,
lạy Chúa, là tâm hồn tan nát, lạy Chúa, xin đừng chê tấm ḷng
tan nát, khiêm cung. - Đáp.
3) Lạy Chúa, xin thịnh t́nh với Sion
theo ḷng nhân hậu, hầu xây lại thành tŕ của Giêrusalem. Bấy
giờ Chúa con sẽ nhận những lễ vật chính đáng, những hy sinh với
lễ toàn thiêu. - Đáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 8, 12b
Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian,
ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".
Phúc Âm: Lc 18, 9-14
"Người thu thuế ra về được khỏi tội".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh
Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau
đây với những người hay tự hào ḿnh là người công chính và hay
khinh bỉ kẻ khác: "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một
người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng,
cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa v́ tôi không như các
người khác: tham lam, bất công, ngoại t́nh, hay là như tên thu
thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười
tất cả các hoa lợi của tôi". Người thu thuế đứng xa xa, không
dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: "Lạy Chúa, xin
thương xót con là kẻ có tội". Ta bảo các ngươi: người này ra về
được khỏi tội, c̣n người kia th́ không. V́ tất cả những ai tự
nâng ḿnh lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ ḿnh xuống, sẽ được nâng
lên".
Đó là lời Chúa.
Suy niệm
H́nh
như càng tội lỗi càng gần Nước Trời, càng gần với Ḷng Thương
Xót Chúa, càng nên thánh nhanh,
một cách đốt giai đoạn như người
thu thuế trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay
Ngày Thứ
Bảy, ngày cuối cùng trong Tuần Thứ Ba Mùa Chay hôm nay, Giáo Hội
chọn đọc các bài phụng vụ lời Chúa cho ngày này có nội dung đề
cao giá trị của đức bác ái yêu thương cao cả và bất khả thiếu
trong đời sống đạo của Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô, hơn là hy
tế hay lễ vật của con người dâng lên Thiên Chúa, dù tự bản chất,
các thứ hy tế hay lễ vật ấy vốn cao quí, tốt lành và cần thiết,
liên quan đến phận vụ tôn thờ của con người đối với Thiên Chúa.
Trước hết là dụ ngôn hai người
lên đền thờ cầu nguyện ở Bài Phúc Âm hôm nay, một dụ
ngôn được Chúa Giêsu sử dụng để vừa cảnh giác vừa nhắc nhủ "những
người hay tự hào ḿnh là người công chính và hay khinh bỉ kẻ
khác". Nội dung của dụ
ngôn như Chúa dạy như sau:
"Có hai người lên đền thờ cầu nguyện,
một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng
thẳng, cầu nguyện rằng: 'Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa v́ tôi không
như các người khác: tham lam, bất công, ngoại t́nh, hay là như
tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần
mười tất cả các hoa lợi của tôi'. Người thu thuế đứng xa xa,
không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: 'Lạy
Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội'. Ta bảo các ngươi: người
này ra về được khỏi tội, c̣n người kia th́ không. V́ tất cả
những ai tự nâng ḿnh lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ ḿnh xuống,
sẽ được nâng lên".
Trong dụ ngôn hai người lên đền thờ
cầu nguyện này chúng ta thấy một cảnh tượng hoàn toàn trái ngược
nhau, 1- về nhân vật cầu nguyện: một người biệt phái là thành
phần vốn tự nhận ḿnh là công chính ở chỗ tuân giữ lề luật Chúa,
c̣n người kia là một viên thu thuế vốn bị coi là gian tham tội
lỗi; 2- về thái độ cầu nguyện: người biệt phái th́ kiêu căng tự
phụ tự măn đến độ khinh người, c̣n người thu thuế th́ biết ḿnh,
hạ ḿnh và xin thương xót bản thân tội lỗi của ḿnh; 3- về công
hiệu cầu nguyện: người biệt phái tiếp tục sa lầy trong tội, c̣n
người thu thuế được công chính hóa.
Thật vậy, nếu tự bản chất, con người
là loài bất toàn và tội lỗi, th́ họ chỉ nên thánh chỉ khi
nào được tham phần vào chính sự thánh thiện của Thiên
Chúa hay được Thiên Chúa toàn thiện thánh hảo thông sự thánh
thiện của Ngài ra cho. Mà làm thế nào để được tham phần vào sự
thánh thiện của Thiên Chúa, hay được Ngài thông sự thánh thiện
của Ngài ra cho, nhờ đó con người có thể "nên trọn lành như
Cha trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48)? Nếu không
phải được hiệp thông thần linh với Ngài!
Đúng thế, trước hết, con người được
hiệp thông thần linh với Thiên Chúa chính thức ở chỗ lănh nhận
Phép Rửa, nhờ đó họ chẳng những, về phần tiêu cực, được tha tội
(nguyên tội, và tư tội nếu là người lớn), mà c̣n, về phần tích
cực, được trở nên con cái của Thiên Chúa, nghĩa là được thông
phần vào bản tính thần linh của Thiên Chúa, sống sự sống thần
linh với Thiên Chúa, nghĩa là họ hoàn toàn được thánh hóa, được
gọi là thánh nhân, như chúng ta vẫn thấy Thánh Phaolô gọi Kitô
hữu các giáo đoàn được ngài gửi thư cho.
Tuy nhiên, không phải sau khi được
Rửa Tội, được thánh hóa, con người Kitô hữu sẽ không bao giờ
phạm tội lỗi nữa, không thể nào trở thành tội nhân nữa. Trái
lại, chính v́ nơi bản tính bị vướng mắc nguyên tội của họ, cho
dù đă được thanh tẩy bởi Phép Rửa, hậu quả của nguyên tội là đau
khổ và chết chóc vẫn xẩy ra cho cuộc đời họ, và mầm mống tội
lỗi cùng dấu tích của nguyên tội là đam mê nhục dục và tính mê
nết xấu vẫn c̣n nơi bản tính của họ.
Bởi thế, Kitô hữu môn đệ của Chúa
Kitô là phần tử của Nhiệm Thể Giáo Hội vẫn ở trong t́nh trạng
lưỡng diện, lưỡng thể hay "lưỡng đảng": vừa làm con Thiên Chúa
(bởi Ấn Tín Rửa Tội và nhờ Thánh Sủng) vừa làm nô lệ cho ma quỉ
(khi sống theo xác thịt, chiều theo cám dỗ, sa ngă phạm tội).
Chính v́ con người Kitô hữu ở trong
t́nh trạng ác liệt "nội chiến từng ngày", đúng hơn từng giây
từng phút như thế, giữa lúa tốt ân sủng sự sống và cỏ lùng tội
lỗi chết chóc, mà Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng đă
ban cho Kitô hữu là con cái của Ngài có đủ phương tiện thần
linh để có thể tiếp tục "ở lại với t́nh yêu của Thày"
(Gioan 15:9), "sống trong Thày như Thày sống trong các con"
(Gioan 15:4) nhờ đó mà "sinh nhiều hoa trái" (Gioan
15:5).
Các phương tiện thần linh ấy là các
Bí Tích Thánh, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích
Ḥa Giải, hai Bí Tích thường xuyên liên quan đến mối hiệp thông
thần linh của Kitô hữu với Thiên Chúa, nhờ đó, dù con người Kitô
hữu có trở thành đứa con hoang đàng phung phá đến đâu chăng nữa
họ vẫn có thể trở về (Ḥa Giải) với Người Cha yêu thương vô cùng
nhân hậu của ḿnh, tiếp tục tham dự vào bàn tiệc với Cha (Thánh
Thể).
Một trong những trường hợp điển h́nh
nhất cho người con hoang đàng phung phí đó là người tử tội trộm
cắp được đóng đanh ở bên phải Chúa Giêsu, một con người đă quả
thực có một thiên tài bẩm sinh trộm cắp, ăn trộm được cả nước
thiên đàng một cách hết sức tài t́nh, ngoạn mục, chỉ trong tích
tắc, và vào chính giây phút cuối cùng sau cuộc đời đầy
những tội ác của ḿnh, đến độ, là một con người duy nhất trên
trần gian này được chính Chúa Giêsu phong thánh cho, như ĐTC
Phanxicô đă có lần nhận định như thế.
Cả người trộm lành và người thu thuế
trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện hôm nay đều được
công chính hóa, được thánh hóa một cách đốt giai đoạn - short
cut. Không phải đốt giai đoạn ở chỗ thời gian xẩy ra quá ngắn
ngủi, thật mau chóng, mà ở chính tác động khôn lanh chộp bắt của
họ, chộp bắt một cách chính xác, chộp bắt một cách đúng
lúc, những ǵ cần thiết nhất và quan trọng nhất, đó là
chính ḷng thương xót Chúa. Ở chỗ, họ đă thật ḷng tỏ ra nhận
biết ḿnh, hạ ḿnh và xin thương xót ḿnh. Thế là đủ. Thế là họ
được tràn đầy ḷng thương xót Chúa.
Đó là lư do, Chúa Giêsu đă nói với
Chị Thánh Faustina rằng: "Giữa Cha và con có một vực thẳm vô
đáy, một vực thẳm phân chia Tạo Hoá với tạo vật. Thế nhưng, vực
thẳm này đă được t́nh thương của Cha lấp đầy" (Nhật kư 1576). Không
phải hay sao, vực thẳm giữa họ là tạo vật với Ngài là
Thiên Chúa, như từ đất tới trời, được lấp đầy khi "Lời hóa
thành nhục thể" (Gioan 1:14), và giữa họ là tội nhân với
Ngài là T́nh Yêu, như từ hỏa ngục lên tới thiên đàng, đă được
lấp đầy bằng chiều cao của cây Thánh Giá Người tử nạn.
Thế nên, h́nh như càng tội lỗi càng
gần Nước Trời, càng gần với Ḷng Thương Xót Chúa, càng nên thánh
nhanh, một cách đốt giai đoạn như người thu thuế trong dụ ngôn
của bài Phúc Âm hôm nay, đúng như lời Chúa Giêsu đă khẳng định
với Chị Thánh Faustina: "Các đệ nhất đại tội nhân cũng đạt
được tầm mức thánh thiện cao cả, chỉ cần họ tin tưởng vào t́nh
thương của Cha" (Nhật kư 1784). Người chia sẻ
Lời Chúa này vẫn hằng xin Chúa cho con luôn là một tội nhân mà
luôn cảm thấy ḿnh đáng thương, hơn là một thánh nhân mà lại cứ
tưởng người khác đáng thương hơn ḿnh.
V́ nếu bản chất của Thiên Chúa là
t́nh yêu vô cùng nhân hậu, lúc nào cũng muốn tỏ ra hết cỡ bản
chất thần linh này của ḿnh để chứng thực ḿnh là ai và như thế
nào, th́ ở đâu hay con người nào càng trở thành trống rỗng, bằng
tất cả tấm ḷng tan nát khiêm cung và tin tưởng của họ, th́
họ càng được Ngài thông bản tính vô cùng trọn lành của Ngài là
ḷng thương xót cho họ, để lấp đầy tất cả mọi yếu hèn, khiếm
khuyết, sai lầm và tội lỗi của họ, nhờ đó, bản thân họ hóa
thánh, tức trở thành như là một cuộc thần hiển của Ngài, như một
bụi gai (bản tính tội lỗi) bốc lửa (được thương xót) mà không bị
thiêu rụi (không kiêu hănh v́ được thương) - (xem Xuất Hành
3:2).
Thiên Chúa là t́nh yêu vô cùng nhân
hậu lúc nào cũng muốn tỏ t́nh với con người tội lỗi yếu hèn và
sẵn sàng thông ḿnh ra cho họ khi họ nhận biết t́nh yêu của
Ngài, đáp ứng t́nh yêu của Ngài, một t́nh yêu vô cùng nhân hậu
bao giờ cũng như một ngọn lửa thần linh bùng lên bất cứ lúc
nào ở những bụi gai nhân tính tội
lỗi của con người. Bài Đọc 1
hôm nay c̣n cho thấy "bụi gai" đây c̣n thể thể hiểu là
các thứ khốn khổ xẩy ra cho con người để đánh động và thức tỉnh
họ, nhờ đó tâm
linh của họ có
thể nhận biết ("bốc lửa") ḷng thương xót Chúa mà trở về
cùng Thiên Chúa, Đấng qua miệng Tiên Tri Hôsea đă nhận định về
dân của Ngài như sau:
"Trong cảnh khốn khổ, từ ban mai, họ
chỗi dậy chạy t́m kiếm Ta. 'Hăy đến, và chúng ta quay trở về với
Chúa, v́ Chúa bắt chúng ta, rồi sẽ tha chúng ta; Chúa đánh chúng
ta, rồi sẽ lại chữa chúng ta. Sau hai ngày Người cho chúng ta
sống lại, đến ngày thứ ba, Người đỡ chúng ta đứng lên, và chúng
ta sẽ sống trước mặt Người. Chúng ta hăy nhận biết Chúa và hăy
ra sức nhận biết Chúa. Người sẵn sàng xuất hiện như vừng đông,
và sẽ đến cùng chúng ta như mưa thuận và như mưa xuân trên mặt
đất".
Cho dù
Thiên Chúa biết cái khốn khổ khiến dân Ngài
trở về với Ngài đấy, như đă
từng xẩy ra nhiều lần, xẩy ra liên tục trong gịng lịch sử của
họ, đến độ Ngài không thể nào rời xa họ, luôn lợi dụng cái yếu
hèn và những lần hèn yếu của họ để tỏ ḿnh ra cho họ, nhờ đó mới
có thể liên lỉ giữ họ ở gần
Ngài, bằng không họ
cứ theo khuynh hướng tự nhiên rời xa Ngài, từ đời
nọ đến đời kia.
Thế nhưng h́nh như họ đă nhờn với
mạc khải thần linh, đến độ ḷng thương xót của Ngài như không
c̣n tác dụng ǵ nơi họ nữa, đến độ họ như đă coi thường Ngài, có
trở về với Ngài cũng chỉ tạm thời, rồi lại tiếp tục sống
cuộc đời hoang đường như bản chất bất di bất dịch của họ, như
bản chất bẩm sinh của họ, thế mà Ngài vẫn không bỏ họ và làm hết
cách để cứu họ, chỉ cần họ tin vào Ngài, thế thôi, đó là điều
kiện tối yếu, quan thiết hơn tất cả thứ t́nh yêu hời hợt nông
cạn của họ và hy lễ bề ngoài họ dâng cho Ngài:
"Hỡi Ephraim, Ta sẽ làm ǵ cho
ngươi? Hỡi Giuđa, Ta sẽ làm ǵ cho ngươi? T́nh thương các ngươi
như đám mây ban sáng, như sương sớm tan đi. V́ thế, Ta dùng các
tiên tri nghiêm trị chúng, và Ta dùng lời từ miệng Ta phán ra mà
giết chúng. Án phạt các ngươi bừng lên như ánh sáng. V́ chưng,
Ta muốn t́nh yêu, chớ không muốn hy lễ. Ta muốn sự hiểu biết
Thiên Chúa hơn là của lễ toàn thiêu".
Bài Đáp
Ca hôm nay quả thực chất chứa
tất cả những tâm t́nh và ư thức thần linh mà Thiên Chúa yêu
thương vô cùng nhân hậu mong muốn nơi
dân của Ngài cũng như nơi những ai khao khát ơn cứu độ của
Ngài:
1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo
ḷng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa
con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.
2) Bởi v́ Chúa chẳng ưa ǵ sinh lễ,
nếu con dâng lễ toàn thiêu Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng,
lạy Chúa, là tâm hồn tan nát, lạy Chúa, xin đừng chê tấm ḷng
tan nát, khiêm cung.
3) Lạy Chúa, xin thịnh t́nh với Sion
theo ḷng nhân hậu, hầu xây lại thành tŕ của Giêrusalem. Bấy
giờ Chúa con sẽ nhận những lễ vật chính đáng, những hy sinh với
lễ toàn thiêu.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
MC-TuanIII.7.mp3