|
PVLC Chúa Nhật III Mùa Chay Năm C |
Bài Đọc I: Xh 3, 1-8a. 13-15
"Đấng hiện hữu sai tôi đến với anh
em".
Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Môsê chăn chiên
cho ông nhạc là Giêtrô, tư tế xứ Mađian. Ông lùa đoàn chiên qua
sa mạc, đến núi Horeb là núi của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra
với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Ông nh́n thấy bụi
gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Môsê nói: "Ta hăy lại xem
cảnh tượng kỳ lạ này, v́ sao bụi gai không bị thiêu rụi".
Thiên Chúa thấy ông lại xem, từ giữa
bụi gai Người gọi ông: "Môsê! Môsê!" Ông thưa: "Dạ con đây!"
Chúa nói: "Ngươi đừng đến gần đây. Hăy cởi dép ở chân ra, v́ chỗ
ngươi đang đứng là nơi thánh". Chúa lại nói: "Ta là Thiên Chúa
của Tổ phụ ngươi. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac,
Thiên Chúa của Giacóp". Môsê che mặt, v́ không dám nh́n Thiên
Chúa. Chúa nói: "Ta đă thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai-cập. Ta đă
nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc công áp bức. Ta biết nỗi đau
khổ của chúng, nên Ta xuống cứu chúng thoát khỏi tay người
Ai-cập và đưa ra khỏi đất ấy đến miền đất tốt tươi rộng lớn, đất
tràn trề sữa và mật".
Môsê thưa với Thiên Chúa rằng: "Này
con sẽ đến với con cái Israel và bảo họ: Thiên Chúa của tổ phụ
anh em đă sai tôi đến với anh em. Nếu họ hỏi con: "Tên Người là
ǵ?", con sẽ nói sao với họ?" Thiên Chúa nói với Môsê: "Ta là
Đấng Tự Hữu". Chúa nói: "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này:
"Đấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em".
Thiên Chúa lại nói với Môsê: "Ngươi
sẽ bảo con cái Israel thế này: "Thiên Chúa của tổ phụ anh em,
Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của
Giacóp sai tôi đến với anh em". Đó là danh Ta cho đến muôn đời,
đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ".
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7. 8 và 11
Đáp: Chúa
là Đấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).
Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hăy chúc
tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hăy chúc tụng danh Người.
Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ
của Người. - Đáp.
2) Người đă thứ tha cho mọi điều sai
lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi
khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng măo từ bi, ân sủng.
- Đáp.
3) Chúa thi hành những sự việc công
minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho
Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel.
- Đáp.
4) Chúa là Đấng từ bi và hay thương
xót, chậm bất b́nh và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời
xanh cao vượt trên trái đất, ḷng nhân Người c̣n siêu việt hơn
thế trên kẻ kính sợ Người. - Đáp.
Bài Đọc II: 1 Cr 10, 1-6. 10-12
"Đời sống dân chúng đối với Môsê
trong hoang địa được viết ra để răn bảo chúng ta".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô
Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, tôi không muốn để
anh em không hay biết điều này, là tất cả cha ông chúng ta đă
được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môsê mà
được thanh tẩy, dưới áng mây và trong ḷng biển; tất cả đă ăn
cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng
liêng. Thật vậy, tất cả đă uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng
liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên,
không phải phần đông trong họ đă sống đẹp ḷng Chúa, v́ họ đă bị
gục ngă trong hoang địa.
Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho
chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như
những người đó đă chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như
một số người trong bọn họ đă làm, và đă vong mạng bởi tay một sứ
thần huỷ diệt. Những việc đó đă xảy đến cho họ để làm gương, và
đă được ghi chép để răn bảo chúng ta là những người đang sống
trong thời đại cuối cùng. Thế nên, ai tưởng ḿnh đang đứng vững,
hăy ư tứ kẻo ngă.
Đó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2
Này là lúc thuận tiện, này là ngày
cứu độ.
Phúc Âm: Lc 13, 1-9
"Nếu các ngươi không ăn năn hối cải,
th́ tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Luca.
Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho
Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho
máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng bảo:
"Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đăi như vậy
là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê
ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không
ăn năn hối cải, th́ tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như
vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các
ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta
bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối
cải, th́ tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Ngài nói với họ dụ ngôn này: "Có
người trồng một cây vả trong vườn nho ḿnh. Ông đến t́m quả ở
cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: "Ḱa, ba
năm nay ta đến t́m quả cây vả này mà không thấy có. Anh hăy chặt
nó đi, c̣n để nó choán đất làm ǵ!" Nhưng anh ta đáp rằng: "Thưa
ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh
và bón phân; may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ
chặt nó đi".
Đó là lời Chúa.
Suy niệm
Hôm nay, Chúa Nhật Tuần thứ ba Mùa
Chay. Phụng Vụ Lời Chúa hướng về ḷng thương xót của vị Thiên
Chúa chân thật duy nhất, luôn trung thành với dự án cứu độ của
ḿnh và t́m hết cách để cứu độ con người cho bằng được, cho dù
có phải chịu đựng lỗi lầm của họ nhưng vẫn thương cảm và nhẫn
nại đợi chờ họ.
Thật vậy, ngay trong Bài Đọc 1 hôm
nay, chúng ta thấy một mạc khải thần linh về Vị Thiên Chúa chân
thật duy nhất, luôn trung thành với dự án cứu độ của Ngài, do
chính Ngài tỏ ḿnh ra cho chúng ta biết nơi tên của Ngài được
Ngài lần đầu tiên cho nhân loại biết qua Moisen ở một cuộc thần
hiển (theophany).
Chính cuộc thần hiển cũng đă nói
lên đích danh của Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất,
vị Thiên Chúa minh nhiên tự xưng tên của Ngài "Ta là Ta / I
am who am", hay "Ta là Đấng Có" hoặc "Ta là Hiện
Hữu". Tức Thiên Chúa là Đấng Tự ḿnh mà Có - Tự Hữu, luôn
luôn Có hay lúc nào cũng Có - Hiện Hữu, Có một cách vĩnh
viễn, không bao giờ cùng - Hằng Hữu, cho dù con người có qua đi,
v́ con người là loài tạo vật sống trong thời gian và không gian
không thể tồn tại như Thiên Chúa, và Có một cách hoàn hảo viên
măn - Toàn Hữu.
Đó là lư do cũng trong Bài Đọc 1 hôm
nay, Ngài c̣n có một tên phụ, hay biệt danh nữa, hoàn toàn
phản ảnh tên chính của Ngài hay tên gọi của Ngài, có thể
nói đó là tên họ của Ngài, v́ tên họ là tên bao giờ cũng liên
quan đến gịng họ, đến người khác, và ở đây tên họ này của Thiên
Chúa trực tiếp liên quan đến loài người tạo vật: "'Thiên Chúa
của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac,
Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em'. Đó là danh Ta cho
đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ".
Chính tên thật của Thiên Chúa: "Ta
là Ta", "là Có, "là Hiện Hữu", được phụ họa bởi tên họ của
Ngài "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên
Chúa của Giacóp", đă được chính Thiên Chúa, trước khi diễn
tả bằng ngôn từ của loài người như thế, đă được Ngài tỏ ra bằng
một hiện tượng "bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi" xẩy
ra ở khu vực "núi Horeb là núi của Thiên Chúa".
Hiện tượng thần hiển (theophany) "bụi
gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi" này có ít là
3 ư nghĩa có thể suy diễn như sau:
1-2. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (1)
và Mầu Nhiệm Chúa Kitô (2): "bụi gai" ám chỉ chính Chúa
Kitô, nhân tính của Chúa Kitô và cuộc khổ nạn của Chúa Kitô; "bốc
lửa mà không bị thiêu rụi" - "lửa" ám chỉ Thánh Linh
và thần tính của Chúa Kitô, "không bị thiêu rụi" ám
chỉ cuộc phục sinh của Người bởi quyền phép Thánh Linh (xem Roma
8:11); Thiên Chúa Ngôi Cha chính là tiếng nói "từ giữa bụi
gai gọi ông", một nhân vật trở thành tiền thân về một
vị tiên tri như ông và đến sau ông là Chúa Kitô, như đă được ông
tiên báo cùng dân Do Thái trước khi ông qua đời (Đệ Nhị Luật
18:5).
3. Mầu nhiệm Lịch Sử Cứu Độ của dân
Do Thái: dân tộc Do Thái chẳng khác nào như một "bụi gai", ám
chỉ tội lỗi của họ và thử thách đức tin của họ, thế nhưng dân
tộc Do Thái là một "bụi gai bốc lửa", ở chỗ họ càng tội
lỗi và bất trung phản bội họ càng thấy được t́nh yêu vô cùng
nhân hậu của Thiên Chúa đối với họ, hay nói cách khác, T́nh Yêu
vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa càng có dịp được sáng tỏ nơi tội
lỗi bất trung của họ, chẳng những khiến họ nhận biết Ngài mà c̣n
cả dân ngoại cũng nhận biết Ngài qua họ nữa.
Ngài chẳng những không tiêu diệt họ
bởi tội lỗi kinh khủng của họ, nhờ đó họ mới "không bị thiêu
rụi": "bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi". Ít
là 2 lần Ngài đă tỏ tường tuyên bố ư định Ngài muốn tận diệt họ:
lần đầu khi họ thờ ḅ vàng (xem Xuất Hành đoạn 32), và lần thứ
hai sau khi các thám tử của họ ḍ thám Đất Hứa trở về (xem Dân
Số đoạn 14), mà trái lại, Ngài c̣n có thể bất chấp mọi sự bất
lợi nơi họ để hoàn tất trọn vẹn, một cách vô cùng khôn ngoan và
toàn năng, "dưới đất cũng như trên trời" tất cả những ǵ
Ngài hứa với họ, đúng như giao ước Ngài đă tự động kư kết với tổ
phụ họ là Abraham, Isaac và Giacóp.
Đó là lư do trong lệnh sai đi của
Ngài truyền cho Moisen bấy giờ, Thiên Chúa đă nhân danh Ngài là
vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, Vị Thiên Chúa "là hiện hữu"
luôn ở cùng dân Do Thái ngay từ ban đầu, Vị "Thiên Chúa của
Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp", kéo
dài qua ba đời tượng trưng cho những ǵ là tính cách vĩnh viễn
Ngài muốn ở với dân tộc được Ngài tuyển chọn. Lệnh sai đi của
Ngài, bao gồm chẳng những ư nghĩa nhân danh Ngài mà c̣n lấy danh
dự của Ngài mà bảo đảm cho sứ vụ của Moisen là môi giới trung
gian của Ngài nữa, như sau:
"Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này:
'Đấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em'.... 'Thiên Chúa của tổ phụ
anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa
của Giacóp sai tôi đến với anh em'".
Trước t́nh yêu vô cùng nhân hậu
mà Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của ḿnh tỏ ra như thế, bất
chấp mọi tội lỗi bất trung của ḿnh, dân Do Thái, nếu thực sự
cảm nhận được Ngài, không thể nào không có một cảm nghiệm thần
linh như thánh vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng
Chúa, và toàn thể con người tôi, hăy chúc tụng danh Người. Linh
hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của
Người.
2) Người đă thứ tha cho mọi điều sai
lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi
khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng măo từ bi, ân
sủng.
3) Chúa thi hành những sự việc công
minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho
Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel.
4) Chúa là Đấng từ bi và hay thương
xót, chậm bất b́nh và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời
xanh cao vượt trên trái đất, ḷng nhân Người c̣n siêu việt hơn
thế trên kẻ kính sợ Người.
Bài Đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô
Tông Đồ Dân Ngoại cũng nhắc nhở cho các Kitô hữu Do Thái ở
Giáo đoàn Corintô trong Thư Thứ Nhất của ngài về việc Thiên Chúa
luôn ở bên chăm sóc cho dân của họ trong Cựu Ước, bao gồm cả
những người sống bất xứng với t́nh yêu của Thiên Chúa:
"Anh em thân mến, tôi không muốn để
anh em không hay biết điều này, là tất cả cha ông chúng ta đă
được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môsê mà
được thanh tẩy, dưới áng mây và trong ḷng biển; tất cả đă ăn
cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng
liêng. Thật vậy, tất cả đă uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng
liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên,
không phải phần đông trong họ đă sống đẹp ḷng Chúa, v́ họ đă bị
gục ngă trong hoang địa".
Những người anh chị em "đă bị gục
ngă trong hoang địa" đây v́ đă "không sống đẹp
ḷng Chúa" ở chỗ nào, cũng được Thánh Phaolô cho biết
rơ hơn như thế này: "Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng
ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như
những người đó đă chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như
một số người trong bọn họ đă làm, và đă vong mạng bởi tay một sứ
thần huỷ diệt".
Thánh Phaolô chẳng những đă kêu gọi
Kitô hữu Do Thái đừng noi gương bắt chước thành phần tội lỗi bất
xứng trong Cựu Ước ấy, như được Thánh Kinh Cựu Ước cho thấy: "Những
việc đó đă xảy đến cho họ để làm gương, và đă được ghi chép để
răn bảo chúng ta là những người đang sống trong thời đại cuối
cùng", mà c̣n hướng về tương lai, ở chỗ cảnh giác
thành phần tưởng ḿnh không giống như những trường hợp của người
xưa, sống khá hơn những cha ông của họ: "ai tưởng ḿnh đang
đứng vững, hăy ư tứ kẻo ngă".
Tại sao thế? Tại v́ mỗi thời có một
hoàn cảnh riêng, một bối cảnh lịch sử khác nhau. Người xưa đă
sống bất xứng trong bối cảnh lịch sử của thời của họ, vào thời
của Thánh Phaolô, thời Tân Ước, bối cảnh lịch sử lại khác, với
những cám dỗ khác, những thử thách khác, nhất là những cám dỗ và
thử thách ở vào một thời điểm rất nguy hiểm, được Thánh Phaolô
nói đến trong Bài Đọc 2, đó là "thời đại cuối cùng", một
thời điểm đầy những tiên tri giả và kitô giả.
Chính Chúa Kitô, trong Bài Phúc Âm
hôm nay, cũng đă cảnh báo cho "những kẻ thuật lại cho Chúa
Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ
hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh" rằng:
"Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ
Galilê bị ngược đăi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả
những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải
thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, th́ tất cả các
ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị
tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn
những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải
thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, th́ tất cả các ngươi
cũng sẽ bị hủy diệt như vậy".
Trong câu Chúa Giêsu cảnh giác
về hoạn nạn khốn khổ trên đây có thể vừa là hậu quả của tội
lỗi vừa không là hậu quả của tội lỗi, tùy theo từng trường hợp.
Gian nan khốn khổ không là hậu quả
của tội lỗi, như 2 trường hợp được Chúa Giêsu kể đến trong bài
Phúc Âm hôm nay, đó là trường hợp của "mấy người xứ Galilê bị
ngược đăi" bởi "quan Philatô" và trường hợp "mười
tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết", và là 2 trường
hợp Người đă khẳng định rằng: "không phải thế", không
phải "là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ
Galilê", không phải họ "tội lỗi hơn những người khác ở
Giêrusalem".
Tất nhiên, ở đây không ai chối
căi được rằng đă là người đều là tội nhân, và chính đau khổ họ
chịu trên đời là hậu quả của tội lỗi, dù là một thai nhi vô
tội bị mẹ sát hại ngay trong bụng bà. Thế nhưng, "vô tội" ở đây
theo nghĩa tương đối, áp dụng cho thành phần ít tội hay ngây thơ
vô tội, chẳng hạn thành phần ở làng mạc quê mùa chất phác, phạm
tội mà không biết, không phải v́ họ đă cứng ḷng hay mất hết ư
thức tội lỗi, như những người khôn ngoan thông thái và văn minh
tân tiến đồng thời.
Thật vậy, thực tế cho thấy, những
tai ương hoạn nạn về thiên tai, như động đất, hay xẩy ra ở Ấn Độ
hay A Phú Hăn v.v., thậm chí cả nhân tai như chiến tranh cũng
thế, thường xẩy ra ở những vùng hẻo lánh, những vùng nghèo nàn,
chứ ít khi xẩy ra ở những vùng ăn chơi tội lỗi. Như thế,
phần đông và đa số nạn nhân của thiên tai và nhân tai là thành
phần nạn nhân "vô tội" hay "ít tội" hoặc "nhẹ tội" hơn thánh
phần văn minh hưởng thụ.
Dường như Thiên Chúa là Đấng Quan
Pḥng Thần Linh làm chủ lịch sử này cố ư muốn để xẩy ra như thế,
theo ḷng thương xót của Ngài để cứu cả kẻ lành lẫn người dữ nhờ
người lành, qua những tai họa và khốn khó người lành hay "vô
tội" chịu trên đời này, hợp với giá cứu chuộc vô giá của Con
Thiên Chúa.
Đúng vậy, chính v́ thành phần nạn
nhân "vô tội", hay "ít tội" hoặc "nhẹ tội", ở một nghĩa nào đó,
mới có giá trị "đền tội" thay cho những người anh chị em ăn chơi
tội lỗi của họ, như chính thân phận của Con Thiên Chúa làm
người, một Người Tôi Tớ của Thiên Chúa được Tiên Tri Isaia
(53:11b-12) diễn tả như sau:
"V́ đă nếm mùi đau khổ, người công
chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và
sẽ gánh lấy tội lỗi của họ. V́ thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người
làm gia sản, và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt, nó sẽ được
chia chiến lợi phẩm, bởi v́ nó đă hiến thân chịu chết, đă bị
liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra, nó đă mang lấy tội muôn
người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi".
Ở đây, Lời Chúa qua miệng Tiên Tri
Isaia trên đây về một Đấng Thiên Sai tương lai, mà thành phần
nạn nhân "vô tội" trong gịng lịch sử loài người phản ảnh Người,
đă cho chúng ta thấy hiện lên ư nghĩa của chủ đề cho chung Mùa
Chay bao gồm cả Tuần Thánh là "Tôi tự ư bỏ sự sống ḿnh đi để
rồi lấy lại" (Gioan 10:17).
Nếu đối với thành phần nạn nhân "vô
tội" phải chịu đựng những hoạn nạn khốn khó gây ra bởi thiên tai
và nhân tai có thể nói là cái giá họ phải trả cho anh chị em tội
lỗi "cần đến ḷng thương xót Chúa hơn" của họ, hơn là cho chính
họ, th́ thành phần nạn nhân "vô tội" này, hay chính hoạn nạn
khốn khổ họ chịu, c̣n có tính cách cảnh báo hay cảnh tỉnh thành
phần "tội lỗI" đáng trừng phạt, bằng không, không chịu ăn năn
thống hối, th́ những hoạn nạn khốn khổ như thế hay hơn thế sẽ
trở thành h́nh phạt giáng xuống trên những ai tội lỗi không chịu
ăn năn thống hối, đúng như lời Chúa Giêsu cảnh báo trong bài
Phúc Âm hôm nay: "Nếu các
ngươi không ăn năn hối cải, th́ tất cả các ngươi cũng sẽ bị
hủy diệt như vậy".
Thực tế đă quả thực cho thấy như
vậy, thành phần ở những nơi an toàn nhất, nhưng ăn chơi và có
thể nói là sa đọa về luân lư nhất, cứ coi thường biết bao nhiêu
là cảnh báo của Thiên Chúa trước những tai ương hoạn nạn gây ra
cho thành phần nạn nhân vô tội, chẳng hạn các thai nhi bị hủy
hoại ngay trong ḷng mẹ, nên những nơi như New York đă không ngờ
bị khủng bố tấn công ngày 11/9/2001 ngay giữa thanh thiên bạch
nhật, hay Paris ngày 13/11/2015 cũng thế v.v.
Dầu sao, New York và Paris cũng là
những dấu cảnh báo cho toàn thế giới biết rằng tội lỗi của con
người đă lên tới mức nguy hiểm, nếu không ăn năn thống hối, chắc
chắn những ǵ đă được tiết lộ ở Bí Mật Fatima phần thứ ba và
được Giáo Hội công bố ngày 26/6/2000 sẽ được ứng nghiệm, như nó
đang được ứng nghiệm từng ly từng tí từ thế kỷ 20 sau Biến Cố
Thánh Mẫu Fatima 1917 đến nay.
Thời gian 100 năm của chiếc Tầu Noe
trong trận hồng thủy ngày xưa (xem Khởi Nguyên 5:32 và 7:6),
dường như am hợp với biến cố Thánh Mẫu Fatima 1917 (vừa qua 100
năm) là biến cố mà tất cả Bí Mật Fatima là "Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ Maria", một Trái Tim "là nơi cho con nương náu và
là đường đưa con đến với Thiên Chúa" (Lời Mẹ ngày 13/6/1917),
một Trái Tim chính Thiên Chúa "đă muốn thiết lập trên thế giới"
để nhờ đó "thế giới có ḥa b́nh và nhiều linh hồn được cứu rỗi"
(Lời Mẹ ngày 13/7/1917). T́nh h́nh lịch sử thế giới sau 100 năm
biến cố Thánh Mẫu Fatima dường như càng căng thẳng đến rùng rợn,
ở cả Trung Đông lẫn Biển Đông thuộc Á Châu, và ở cả Âu Châu lẫn
Phi Châu và Mỹ Châu, liên quan đến cả chính trị và quân sự, kinh
tế và xă hội v.v., nhất là ở Đông Âu từ ngày 24/2/2022 đến nay,
nơi cuộc xâm chiếm trắng trợn của đại cường Nga muốn ăn tươi
nuốt sống dân nước Ukraine một cách vô cùng gian ác mà vẫn chưa
được (ít là cho đến hôm nay, Chúa Nhật III Mùa Chay 20/2/2022),
như thể thế chiến thứ 3 có thể bùng nổ bất cứ lúc nào và sắp
bùng nổ đến nơi rồi vậy, như Đức Thánh Cha Phanxicô đă thực sự
công khai và chính thức nói mấy lần là đă đang diễn ra thế chiến
thứ ba ở từng vùng nhiều nơi trên thế giới hiện nay.
Cho dù hoạn nạn khốn khổ gây ra bởi
thiên tai hay nhân tai, cho thành phần "vô tội" hay "tội lỗi"
th́ tựu kỳ trung ư muốn tối hậu của Vị Thiên Chúa vô cùng yêu
thương nhân ái cũng chỉ muốn cứu độ con người tạo vật đáng
thương của ḿnh mà thôi, nhất là thành phần kẻ dữ, thành phần
tội lỗi, thành phần tự bản chất, dù họ nh́n nhận hay không, là
bệnh nhân, là các kẻ bị tật nguyền, cần đến Ḷng Thương Xót Chúa
hơn, thành phần chiên lạc mà Con Thiên Chúa đến để "t́m kiếm
và cứu vớt" (Luca 19:10).
Do đó,
Người vẫn nhẫn nại t́m kiếm họ, cho dù cuộc đời họ cứ sống bê
bối, chẳng sinh hoa trái ǵ như Ngài mong muốn, đến độ, theo
tính toán trần gian, chỉ đáng chặt bỏ cho xong, cho có lợi hơn,
thế mà Ngài vẫn nhẫn nại đợi chờ, khi c̣n thời gian, đúng như
phần cuối của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy:
"Có người trồng một cây vả trong vườn
nho ḿnh. Ông đến t́m quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo
người làm vườn rằng: 'Ḱa, ba năm nay ta đến t́m quả cây vả này
mà không thấy có. Anh hăy chặt nó đi, c̣n để nó choán đất làm
ǵ!' Nhưng anh ta đáp rằng: 'Thưa ông, xin để cho nó một năm nay
nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có quả
chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi'".
Nếu "Người trồng một vây vả" đây là
Thiên Chúa, Đấng đă dựng nên từng người một theo h́nh ảnh thần
linh của Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26-27), và "cây vả" đây là từng
con người được Thiên Chúa dựng nên trên trần gian này, th́ "người
làm vườn" đây là thành phần ngôn sứ của Thiên Chúa, thành
phần thừa tác viên của Chúa Kitô, thành phần thay Người chăm lo
lợi ích thiêng liêng cho những ai được trao phó cho các vị.
Tuy nhiên, thành phần thừa tác viên
phục vụ mầu nhiệm thánh của Người phải làm sao phải trở thành
hiện thân và chứng nhân của Ḷng Thương Xót Chúa và cho Ḷng
Thương Xót Chúa mới xứng hợp với sứ vụ của ḿnh, như thái độ của
"người làm vườn" trong bài Phúc Âm hôm nay, một con người
biết tỏ ra quí cây vả vô bổ như là của ḿnh, dù chính yếu là
của ông chủ, biết bênh đỡ cây vả đáng bị đốn đi, lấy chính thế
giá của ḿnh ra mà hứa thay cho cây vả, và nhất là tin tưởng cây
vả, rồi t́m hết cách để làm cho nó từ t́nh trạng tàn héo trở
thành tốt tươi như ḷng mong muốn của chủ, như một Moisen đă xin
Thiên Chúa đừng tru diệt dân Do Thái 2 lần (xem Xuất Hành đoạn
32 và xem Dân Số đoạn 14), thậm chí đă dám hy sinh cả tên của
ḿnh trong sổ sự sống để cứu lấy đám dân quá hư đốn đáng trừng
phạt của ḿnh (xem Xuất Hành 32:31-32).
Trong Kinh Năm Thánh T́nh Thương
của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng đă mở Năm Thánh Ngoại
Lệ về T́nh Thương này (8/12/2015 - 20/11/2016), một trong
những ư nguyện chính cần nguyện cầu, hay một trong những thành
phần cần cầu nguyện cho đó là chính Giáo Hội nói chung và thành
phần thừa tác viên thánh vụ của Giáo Hội nói riêng:
"Chúa là dung nhan hữu h́nh của
Chúa Cha vô h́nh, của Vị Thiên Chúa tỏ hiện quyền năng của Ngài
ra trên hết ở nơi việc tha thứ và t́nh thương: Xin cho Giáo Hội
trở thành dung nhan hữu h́nh của Chúa là Chúa phục sinh vinh
hiển của ḿnh trên thế giới này. Chúa muốn rằng các thừa tác
viên của Chúa cũng mặc lấy tính chất yếu hèn để các vị có thể
cảm thương những ai vô thức và lỗi lầm: Chớ ǵ hết mọi ngựi đến
với các vị đều cảm thấy được Thiên Chúa t́m kiếm, yêu thương và
tha thứ".
Thánh Thi Giờ Kinh Phụng Vụ
Buổi Trưa trong Mùa Chay
Trưa hôm ấy chịu khổ h́nh thập tự
Chúa kêu rằng "khát nước", thảm sầu
thay!
Xin cho con ca tụng Chúa giờ này
Biết khát vọng ơn Ngài công chính
hóa.
Ôi lạy Chúa, con thấy ḿnh đói lả
Chỉ có Ngài làm no thỏa được thôi,
Tội lỗi xưa, con hối hận lắm rồi
Chỉ ao ước trở nên người đức hạnh.
Vừa ngâm ngợi vừa đợi trông ơn thánh
Nguồn mạch Thánh Linh đổ xuống tràn
trề
Cho xác thịt này dịu lửa đam mê
C̣n tâm trí lạnh lùng mau ấm lại.
Con phủ phục xin Ba Ngôi từ ái
Là Chúa Cha, Thánh Tử với Thánh Thần
Tự cơi trời thương mở lượng khoan
nhân
Ban hồng phúc như ḷng con cầu khẩn.
Biệt chú:
Phụng Vụ Lời Chúa cho 3 cuối cùng của Mùa Chay: Chúa Nhật 3, 4
và 5 Mùa Chay, Chu kỳ Phụng vụ Năm B và Năm C có thể được thay
thế toàn bộ bằng phụng vụ Lời Chúa của Chu kỳ Phụng vụ Năm A,
v́ các bài đọc của Chu kỳ Phụng vụ Năm A được Giáo Hội cố ư chọn
đọc hợp với tiến tŕnh dọn ḿnh lănh nhận Phép Rửa của anh chị
em dự ṭng vào Lễ Đêm Phục Sinh. Chính yếu là 3 bài Phúc Âm của
Chu kỳ Phụng vụ Năm A này hoàn toàn không theo Thánh Mathêu như
thường lệ mà là theo Thánh Gioan, như Bài Phúc Âm Chúa Nhật 3 về
Người Đàn Bà Samaritanô tội lỗi nhận biết Đấng Thiên Sai ở đoạn
4:1-42, Bài Phúc Âm Chúa Nhật 4 về người mù từ lúc mới sinh được
sáng mắt ở đoạn 9:1-12, và Bài Phúc Âm Chúa Nhật 5 về Lazarô
được hồi sinh ở đoạn 11:1-25.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
MC.CNIII-C.mp3
https://youtu.be/LlaqAlLxBNI