PVLC Mùa Chay Tuần V Thứ 2 và
Thánh Tiến Sĩ Isidoro Sevile

 

Bài Đọc I: Đn 13, 1-9. 15-17. 19-30. 33-62 (Bài dài)

"Đây tôi phải chết, dù tôi không làm điều họ vu khống cho tôi".

Trích sách Tiên tri Đaniel.

Trong những ngày ấy, có một người đàn ông ở Babylon tên là Gioakim cưới bà vợ tên là Susanna, con của Helcia, bà rất xinh đẹp và có ḷng kính sợ Chúa, v́ cha mẹ bà là những người công chính, đă dạy con cho biết giữ luật Môsê. Lúc đó Gioakim rất giàu có, ông có một khu vườn gần nhà ông, các người Do-thái năng lui tới nhà ông, v́ ông là người đáng kính hơn mọi người khác.

Năm đó, người ta đă đặt lên hai vị thẩm phán trong dân. Chúa đă phán về những kẻ ấy rằng: "Sự gian ác phát sinh từ Babylon bởi những vị thẩm phán kỳ lăo, là những người xem ra như cai quản dân chúng". Các ông năng lui tới nhà ông Gioakim, nên tất cả những ai kiện tụng, th́ t́m gặp các ông ở đó. Đến trưa, khi dân chúng trở về nhà, bà Susanna vào đi bách bộ trong vườn của chồng. Hai vị kỳ lăo thấy bà mỗi ngày đi bách bộ trong vườn, th́ phải lửa dục mê đắm; hai ông mất lương tâm, không c̣n muốn đưa mắt nh́n lên trời và không c̣n muốn nhớ đến sự xét xử công minh.

Hai ông chờ ngày thuận tiện, lúc bà Susanna vào vườn như hôm trước và hôm trước nữa, bà chỉ dẫn theo hai cô thiếu nữ, bà muốn tắm trong vườn, v́ trời nóng bức. Lúc bấy giờ ở đó không có ai, ngoài hai vị kỳ lăo đang ẩn núp và ngắm nh́n bà. Bà nói với hai cô thiếu nữ rằng: "Hăy mang dầu và thuốc thơm cho ta, rồi đóng cửa vườn lại để ta tắm".

Khi hai cô thiếu nữ ra khỏi vườn, hai vị kỳ lăo đứng lên, tiến lại gần bà Susanna và nói: "Ḱa cửa vườn đă đóng hết; không ai trông thấy ta đâu, chúng tôi say mê bà, bà hăy chấp nhận lời yêu cầu của chúng tôi và hiến thân cho chúng tôi. Nếu bà không chấp nhận, chúng tôi sẽ làm chứng nói bà phạm tội với một thanh niên, và v́ đó, bà đă bảo các cô thiếu nữ ra khỏi vườn".

Bà Susanna thở dài và nói: "Tôi phải khốn cực tư bề; nếu tôi hành động như thế, tôi phải chết, và nếu tôi không hành động như thế, tôi cũng không thoát khỏi tay các ông. Nhưng thà tôi phải tay các ông mà không làm điều ǵ phạm tội trước mặt Chúa th́ hơn!" Đoạn bà tri hô lên, nên hai vị kỳ lăo cũng kêu lên tố cáo bà. Và một trong hai ông chạy ra mở cửa vườn. Khi người nhà nghe tiếng kêu la trong vườn, liền đổ xô ra cửa để xem coi việc ǵ đă xảy ra. Khi nghe hai vị kỳ lăo kể lại, th́ các đầy tớ rất lấy làm hổ thẹn, v́ thiên hạ không khi nào nghe nói như thế về bà Susanna.

Ngày hôm sau, khi dân chúng tụ họp tại nhà ông Gioakim, chồng bà Susanna, hai vị kỳ lăo cũng đến, ḷng đầy những ư nghĩ bất chính để tố cáo bà Susanna cho người ta giết bà. Hai ông nói với dân chúng: "Các người hăy đi t́m bà Susanna, con ông Helcia, vợ của ông Gioakim". Người ta liền sai đi bắt bà, bà đến với cả cha mẹ, con cái và tất cả họ hàng. Nhưng tất cả họ hàng và mọi kẻ biết rơ bà đều khóc lóc.

Khi hai vị kỳ lăo ra đứng giữa dân chúng, hai ông đặt tay lên đầu bà. Bà Susanna th́ khóc lóc, ngước mắt lên trời, v́ tâm hồn bà tin tưởng nơi Chúa. Hai vị kỳ lăo nói: "Khi chúng tôi đi bách bộ một ḿnh trong vườn, bà này đi vào với hai đứa tớ gái. Bà bảo hai đứa đóng cửa vườn lại, rồi đi ra. Bấy giờ một chàng thanh niên đă ẩn núp trong vườn tiến tới gần bà và phạm tội với bà. Lúc đó chúng tôi núp ở góc vườn, nh́n thấy tội ác, chúng tôi liền chạy đến bắt quả tang hai người đang phạm tội. Chúng tôi không bắt được chàng thanh niên, v́ anh ta khoẻ mạnh hơn chúng tôi, nên đă mở cửa tẩu thoát. C̣n bà này chúng tôi bắt được, chúng tôi gạn hỏi chàng thanh niên đó là ai, nhưng bà không muốn nói cho chúng tôi biết. Đó là điều chúng tôi xin làm chứng". Dân chúng tin lời hai ông nói, v́ hai ông là bậc kỳ lăo trong dân và là thẩm phán, nên họ lên án tử h́nh cho bà.

Bấy giờ bà Susanna kêu lớn tiếng rằng: "Lạy Chúa hằng hữu, Đấng thấu biết mọi bí ẩn và mọi sự trước khi xảy ra, Chúa biết họ làm chứng gian hại con; và đây con phải chết, dù con không làm điều ǵ mà họ ác ư vu khống cho con".

Chúa nhậm lời bà. Khi họ dẫn bà đi xử tử, th́ Chúa giục thần trí một đứa trẻ tên là Đaniel. Trẻ này kêu lớn rằng: "C̣n tôi, tôi không vấy máu bà này". Mọi người hướng mắt nh́n về đứa trẻ và nói: "Lời mi nói có ư nghĩa ǵ?" Đứa trẻ ra đứng giữa mọi người và nói: "Hỡi con cái Israel, các ngươi ngu muội thế sao, khi chưa xét xử và chưa biết sự thật thế nào, mà lại lên án một thiếu nữ Israel? Các người hăy xét xử lại, v́ hai ông đă làm chứng dối hại bà".

Bấy giờ dân chúng vội vă trở lại. Các kỳ lăo nói với Đaniel: "Này, em hăy ngồi giữa chúng tôi và bảo cho chúng tôi, v́ Thiên Chúa đă cho em danh dự của bậc kỳ lăo". Đaniel liền nói với họ: "Các người hăy tách biệt hai ông ra, và cho hai ông đứng xa nhau, rồi tôi xét xử hai vị kỳ lăo cho".

Khi hai ông đứng xa nhau, Đaniel gọi ông thứ nhất đến và nói: "Hỡi lăo già độc ác, các tội xưa kia ông đă phạm, giờ đây lại tái phạm, ông đă xét xử bất công, đă lên án kẻ vô tội và tha cho người có tội, mặc dầu có lời Chúa phán: "Ngươi chớ giết kẻ vô tội và người công chính". Vậy nếu ông thấy bà Susanna phạm tội, th́ hăy nói hai người phạm tội dưới cây ǵ?" Ông ta trả lời: "Dưới cây cḥ". Đaniel liền nói: "Đúng là ông nói dối. Đây sứ thần Chúa được lệnh phân thây ông". Đaniel cho ông ta lui ra, và bảo dẫn ông kia đến. Đaniel nói với ông này rằng: "Hỡi ḍng giống Canaan, chớ không phải ḍng giống Giuđa, sắc đẹp đă mê hoặc ông, và t́nh dục đă làm cho tâm hồn ông ra đồi bại. Ông đă cư xử như thế đối với các thiếu nữ Israel, các cô v́ sợ mà phạm tội với ông. Nhưng một thiếu nữ Giuđa không chiều theo tội ác của ông. Vậy bây giờ, ông hăy nói cho tôi biết ông đă bắt được hai người phạm tội dưới cây ǵ?" Ông ta trả lời: "Dưới cây sồi". Đaniel liền nói: "Cả ông nữa, ông hoàn toàn nói dối, cho nên thiên thần Chúa, tay cầm gươm, chờ đợi phân thây tiêu diệt ông".

Bấy giờ tất cả dân chúng hô lớn tiếng và chúc tụng Chúa đă cứu thoát những kẻ trông cậy vào Chúa. Đoạn họ nghiêm trị hai vị kỳ lăo mà Đaniel đă minh chứng rằng hai ông đă vu khống, họ đă xử với hai ông như hai ông đă xử độc ác với kẻ khác. Chiếu theo luật Môsê, họ lên án xử tử hai ông, và ngày hôm đó máu người vô tội khỏi đổ oan.

Đó là lời Chúa.

 Hoặc đọc bài vắn này: Đn 13, 41c-62 từ chỗ "họ lên án tử h́nh cho bà"

 

Đáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6

Đáp: Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng con (c. 5ab).

Xướng: 1) Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh ŕ, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. - Đáp.

2) Ngài dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ v́ uy danh Người. (Lạy Chúa), dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi ḷng con. - Đáp.

3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương. Đầu con th́ Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. - Đáp.

4) Ḷng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Đáp.

 

Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2b

Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.

 

Phúc Âm: Ga 8, 1-11

"Ai trong các ngươi sạch tội, hăy ném đá chị này trước đi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. Họ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. C̣n Thầy, Thầy dạy sao?" Họ nói thế có ư gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. V́ họ cứ hỏi măi, nên Người đứng lên và bảo họ: "Ai trong các ngươi sạch tội, hăy ném đá chị này trước đi". Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và c̣n lại một ḿnh Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: "Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?" Nàng đáp: "Thưa Thầy, không có ai". Chúa Giêsu bảo: "Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hăy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa".

Đó là lời Chúa.

 

Suy niệm Năm A 

Phụng Vụ Lời Chúa cho Thứ Hai Tuần V Mùa Chay (cho những năm mà Chúa Nhật hôm trước không phải là Năm C). Nếu để ư về bố cục của các bài Phúc Âm cho ngày thường trong cả 2 tuần lễ cuối cùng của Mùa Chay, tuần 4 và tuần 5, chúng ta thấy Giáo Hội cố ư sắp xếp các bài Phúc Âm như thế này: 

1- Toàn là bài Phúc Âm theo Thánh Gioan, và hầu hết là các bài Phúc Âm cho thấy cuộc đụng độ càng ngày càng gay go quyết liệt giữa Chúa Giêsu và thành phần dân chúng nói chung nhất là thành phần trí thức và lănh đạo Do Thái giáo nói riêng; 

2- Các bài Phúc Âm của Thánh Gioan được Giáo Hội cố ư chọn đọc cho ngày thường ở 2 tuần cuối Mùa Chay bao gồm 2 yếu tố chính yếu làm nên Thánh Kinh và việc linh ứng Thánh Linh, đó là mạc khải thần linh (nơi Chúa Kitô) và đức tin cứu rỗi (nơi dân Do Thái); 

3- Qua các bài Phúc Âm của Thánh Gioan ở 2 tuần cuối Mùa Chay này, chúng ta thấy t́nh trạng đụng độ quyết liệt giữa mạc khải thần linh của nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét Thiên Sai về chính căn tính của Người, liên quan đến nguồn gốc của Người, với đức tin của thành phần Do Thái giáo vốn tin có một Thiên Chúa chân thật duy nhất trong suốt gịng lịch sử cứu độ của họ; 

4- Cuộc đụng độ quyết liệt giữa mạc khải thần linh được nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét Thiên Sai tỏ cho đức tin truyền thống của Do Thái giáo gay go kinh hoàng đến độ họ đă chẳng những không thể nào chấp nhận Người, mà c̣n ném đá Người và t́m cách sát hại Người; 

5- Và đó là lư do tột đỉnh của cuộc đụng độ sống c̣n giữa mạc khải thần linh (được tỏ ra nơi Con Thiên Chúa làm người) và đức tin tuân phục nơi con người (mà dân Do Thái đại diện) là ở Tuần Thánh, được mở ra với Chúa Nhật Lễ Lá, và kết thúc với Tam Nhật Thánh cũng gọi là Tam Nhật Vượt Qua của Chúa Kitô, Đấng khổ nạn tử giá và Phục Sinh vinh quang. 

Nếu theo dơi kỹ hơn nữa, chúng ta c̣n thấy Giáo Hội cố ư chọn đọc các bài Phúc Âm của Thánh Gioan cho 2 tuần cuối Mùa Chay ở ngày thường như thế này nữa, đó là bài Phúc Âm ở đầu mỗi tuần, bài Phúc Âm ở giữa mỗi tuần và bài Phúc Âm ở mỗi cuối tuần trong 2 tuần này. 

Nếu bài Phúc Âm ở mỗi đầu tuần (Thứ Hai và Thứ Ba - tuần 4; Thứ Hai - tuần 5) trong 2 tuần cuối này là một câu truyện (đều về ơn cứu độ, cả với dân ngoại vô thần lẫn Do Thái tật nguyền - tuần 4; và với tội nhân - tuần 5), liên quan đến các nhân vật bày tỏ đức tin trước mạc khải thần linh (về ḷng thương xót) được nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét tỏ ra cho họ, bằng việc Người cụ thể làm cho họ (phép lạ về phần xác - tuần 4; và giải cứu về phần hồn - tuần 5), 

Th́ bài Phúc Âm giữa mỗi tuần trong 2 tuần này toàn là chính lời Người nói về chính bản thân Người, về căn tính của Người, về nguồn gốc của Người, để rồi bài Phúc Âm ở cuối mỗi tuần (Thứ Bảy) cho thấy thành quả hay tác dụng của tất cả những ǵ Người đă mạc khải trong tuần (t́nh trạng chia rẽ chẳng những trong dân chúng mà c̣n cả hội đồng đầu mục Do Thái - tuần 4; chia rẽ chính nội bộ hội đồng đầu mục Do Thái, để đi đến quyết định tiên tri của vị thượng tế là một người chết thay cho toàn dân, một quyết định cuối cùng ngay trước khi tiến vào Tuần Thương Khó và Tam Nhật Vượt Qua). 

Riêng bài Phúc Âm cho Thứ Hai đầu tuần 5 Mùa Chay hôm nay, Phụng Vụ Lời Chúa cho chúng ta thấy trường hợp của 2 người phụ nữ liên quan đến tội ngoại t́nh: 

Trước hết là người phụ nữ ở trong Sách Tiên Tri Đaniên ở Bài Đọc 1, đó là một người vợ đẹp Suzanna, hoàn toàn bị oan ức, nhưng Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự đă giải thoát cho nàng khỏi bị chết oan, nhờ đó, qua chàng tiên tri thiếu niên Đaniên, Ngài đă tỏ ḿnh ra cho những ai tham dự vào vụ án ngoại t́nh này nói chung, đặc biệt cho hai tay quan án bất lương gian dâm âm mưu hăm hiếp nàng bất thành nên vu oan cho nàng để giữ lấy danh dự và uy tín của ḿnh, để họ tin vào Ngài hơn. 

Sau nữa là người phụ nữ ở trong bài Phúc Âm, người phụ nữ quả thực phạm tội ngoại t́nh và đă bị bắt quả tang. Nếu chị vô tội mà thành phần luật sĩ và biệt phái dám mang đến hỏi Chúa Giêsu là Đấng thấu suốt mọi sự th́ Người đă chẳng khuyên riêng chị ở cuối bài Phúc Âm rằng "Chị hăy về và từ đây đừng phạm tội nữa". Tuy nhiên, trong khi họ gài bẫy bắt Người bằng con mồi phụ nữ bị bắt quả tang ngoại t́nh ấy, th́ Người lại sử dụng chính gậy ông đập lưng ông. 

Ở chỗ, Người chẳng những không sa lưới của họ mà c̣n cứu họ, bằng cách Người chẳng những cứu cả hồn lẫn xác của nữ tội nhân ngoại t́nh mà c̣n cứu cả thành phần công chính tố cáo chị với Người nữa. Thật vậy, Người đă không bất đồng hay đồng t́nh ném đá chị trước vấn đề được họ đặt ra: đồng ư ném đá th́ Người tác hành phản lại với ḷng thương xót hằng có nơi Người và vẫn được Người tỏ ra qua các phép lạ Người làm; ngược lại Người cũng chẳng bảo đừng ném đá chị, bằng không Người đă xui họ làm một điều hoàn toàn trái với luật Moisen, như thể Người dung dưỡng tội nhân và chấp nhận tội lỗi. Đằng này, Người dùng chính tội lỗi của chị để mở mắt cho thành phần luật sĩ và biệt phái vốn tự hào ḿnh công chính. 

Chỉ duy có một con người duy nhất bấy giờ đáng ném đá chị là Chúa Giêsu, Đấng vô tội, nhưng Người lại không ném đá chị, trái lại, c̣n tha thứ cho chị nữa, bởi v́ Người có quyền tha tội, không phải do bởi Người là chính vị Thiên Chúa nhập thể, là Con Thiên Chúa, mà c̣n do Người cũng có tội, không phải v́ tội Người đă phạm như ai, như bất cứ một con người phàm nhân mắc nguyên tội nào, mà v́ Người là Đấng Cứu Thế, là chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian, đă chấp nhận tất cả mọi tội lỗi của con người, nhờ đó đă đến tội cho con người, theo ḷng thương xót vô cùng nhân hậu của Người. 

Qua ư nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy được Ḷng Thương Xót Chúa vô cùng tuyệt vời, qua việc Chúa Kitô giải quyết vấn đề người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh đáng bị ném đá chết. Vẫn biết bài Đáp Ca hôm nay am hợp với trường hợp của người vợ duyên sắc được Chúa cứu cho khỏi bị chết v́ oan ức ở Bài Đọc 1 hôm nay, nhưng, ư nghĩa và tâm t́nh của những câu Thánh Vịnh 22 được Giáo Hội chọn đọc hôm nay, vẫn có thể áp dụng và rất thích đáng cho cả trường hợp của chị phụ nữ tội nhân đáng bị ném đá chết, lẫn thành phần công chính biệt phái cùng luật sĩ trong bài Phúc Âm hôm nay.

1) Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh ŕ, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.

2) Ngài dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ v́ uy danh Người. (Lạy Chúa), dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi ḷng con.

3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương. Đầu con th́ Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.

4) Ḷng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.  

 

(Trong năm C, khi bài Tin Mừng về ngươờ phụ nữ ngoại t́nh đă được đọc ở Chúa Nhật V hôm trước, th́ hôm nay đọc bài Tin Mừng dưới đây:)

Phúc Âm: Ga 8, 12-20

"Ta là sự sáng thế gian".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: "Ta là sự sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống".

Những người biệt phái nói: "Ông tự làm chứng cho ḿnh, nên chứng của ông không xác thực".

Chúa Giêsu trả lời: "Cho dầu Ta tự làm chứng về Ta, th́ chứng của Ta cũng xác thực, v́ Ta biết rơ Ta từ đâu tới và đi về đâu. C̣n các ông, các ông không biết Ta từ đâu tới, cũng chẳng biết Ta đi đâu. Các ông đoán xét theo xác thịt; c̣n Ta, Ta không đoán xét ai. Hoặc nếu Ta có đoán xét, th́ sự đoán xét của Ta cũng xác thực, bởi v́ không phải chỉ có ḿnh Ta, nhưng c̣n có Cha Ta là Đấng đă sai Ta. Vả lại trong luật của các ông có ghi: Chứng của hai người th́ xác thực. Ta tự làm chứng về Ta, và Đấng đă sai Ta, là Chúa Cha, cũng làm chứng cho Ta nữa".

Họ nói: "Cha của ông đâu?" Chúa Giêsu trả lời: "Các ông không biết Ta, cũng chẳng biết Cha Ta. Nếu các ông biết Ta th́ cũng sẽ biết Cha Ta".

Chúa Giêsu nói những lời trên gần nơi để Kho Tiền, khi Người giảng dạy trong đền thờ. Thế mà không ai bắt Người, v́ chưa đến giờ Người.

Đó là lời Chúa.

 

Suy niệm Năm C    

Nếu chính Chúa Kitô không biết ḿnh là ai và từ đâu đến

th́ Người không phải là Đấng Thiên Sai của Dân Do Thái và là Đấng Cứu Thế của nhân loại     

Ngày Thứ Hai trong Tuần V Mùa Chay vẫn tiếp tục với bài Phúc Âm theo Thánh kư Gioan, bài Phúc Âm chất chứa lời Chúa Giêsu tự làm chứng về Người. 

Nếu bài Phúc Âm tuần trước cả dân chúng lẫn thành phần lănh đạo đều chia rẽ nhau về nguồn gốc của Chúa Kitô th́ tuần này Người tự ḿnh chính thức làm sáng tỏ nguồn gốc thần linh của Ngựi. Nếu tuần trước Người nói Người không tự làm chứng về ḿnh th́ tuần này Người không thể không tự làm chứng về Người bởi không ai biết Người bằng chính Người.


Thật vậy, tuần trước, các bài Phúc Âm nói chung theo Thánh kư Gioan, cách riêng bài Phúc Âm cho Thứ Năm của tuần trước ấy, Chúa Giêsu đă không tự chứng hay chưa tự làm chứng về Người: 
"Nếu chính Ta làm chứng về Ḿnh, th́ chứng của Ta sẽ không xác thực", mà là minh chứng về ḿnh bằng 3 chứng từ khác nhau liên quan đến bản thân và nguồn gốc của Người:  

1- Chứng từ thần linh liên quan đến Cha là Đấng đă sai Người: "Có một Đấng khác làm chứng về Ta, và Ta biết chứng Người làm về Ta th́ xác thực";  

2- Chứng từ nhân loại liên quan đến Tiền Hô Gioan Tẩy Giả: "Các ngươi đă sai người đi hỏi Gioan, và Gioan đă làm chứng cho sự thật";  

3- Chứng từ Thánh Kinh liên quan đến mạc khải thần linh: "Các ngươi tra cứu Sách Thánh, v́ tưởng rằng trong đó các ngươi sẽ t́m thấy sự sống muôn đời; chính Sách Thánh lại làm chứng về Ta, vậy mà các ngươi vẫn không chịu đến với Ta để được sống". 

Tuần này, ngay ở bài Phúc Âm Thứ Hai đầu tuần, Chúa Giêsu bắt đầu chính thức và công khai tự làm chứng về Người và cho Người, v́ tự Người và chính Người là "chân lư", là "sự thật" (Gioan 14:6), một chân lư tỏ ḿnh ra như ánh sáng không thể nào không soi chiếu, nên ngay ở đầu bài Phúc Âm hôm nay Người đă ngang nhiên và trịnh trọng tuyên bố: "với những người biệt phái rằng: 'Tôi là sự sáng thế gian. Ai theo Tôi sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống". 

Tất nhiên, khi Người xưng ḿnh ra như thế, đối với trần gian th́ có vẻ như Người khoe khoang, ngạo mạn, nên một gịng điện dương khi chạm phải cùng một gịng điện dương chắc chắn không thể nào không tóe lửa, nghĩa là v́ cho Người tỏ ra khoe khoang ngạo mạn như thế mà thành phần bản chất vốn khoe khoang ngạo mạn thính giả của Người bấy giờ là "những người biệt phái" đă không thể nào chấp nhận được lời tuyên bố của Người: "Ông tự làm chứng cho ḿnh, nên chứng của ông không xác thực". 

Tuy nhiên, Chúa Giêsu đă biện minh cho việc Người tự làm chứng về Người và cho Người là những ǵ hoàn toàn chân thực và chính xác, qua chính câu Người trả lời cho thành phần không tin Người và không chấp nhận lời tuyên bố của Người: "Cho dầu Ta tự làm chứng về Ta, th́ chứng của Ta cũng xác thực, v́ Ta biết rơ Ta từ đâu tới và đi về đâu. C̣n các ông, các ông không biết Ta từ đâu tới, cũng chẳng biết Ta đi đâu". 

Thật vậy, nếu chính Chúa Kitô không biết ḿnh là ai và từ đâu đến th́ Người không phải là Đấng Thiên Sai của Dân Do Thái và là Đấng Cứu Thế của nhân loại, mà chỉ là một trong thành phần con người thuần túy chúng ta, thành phần thuần nhân cho tới chết cũng chưa hoàn toàn biết ḿnh, bởi thế vẫn liên tục sa ngă phạm tội là những ǵ sai lạc, không đúng sự thật về bản thân họ cũng như không đúng sự thật Thiên Chúa muốn nơi họ và cho họ, và chính v́ thế họ chỉ được giải phóng cho đến khi họ nhận biết sự thật mà thôi (xem Gioan 8:32). 

Muốn biết ḿnh thực sự là ai th́ con người cần phải biết ḿnh "từ đâu tới" và sẽ "đi đâu", chứ không phải chỉ biết ḿnh "từ đâu tới" song chẳng biết ḿnh sẽ "đi đâu" là đủ biết ḿnh một cách chân thực và chính xác. Chẳng hạn, theo đức tin của ḿnh, Kitô hữu chúng ta tin rằng, về nguyên ủy, hay nguồn gốc, "từ đâu tới" chúng ta được dựng nên từ hư vô, bởi được Thiên Chúa yêu thương, nhưng trong cuộc sống, về cùng đích "đi đâu" là nơi chúng ta sẽ tới và cần phạt đạt tới, chúng ta lại sống như thể không có đời sau, không có Thiên Chúa, chỉ luôn t́m kiếm và theo đuổi những ǵ thuộc về hạ giới hợp với xác thịt của chúng ta hơn là Nước Trời và thay v́ vĩnh phúc trường sinh bất diệt. 

Chúa Giêsu thật sự biết được Người "từ đâu tới" và sẽ "đi đâu": Người từ Thiên Chúa mà tới, Đấng đă sai Người tới: "Thày từ Cha mà đến và đă đến trong thế gian" (Gioan 16:28), và v́ thế nơi Người "đi đâu" không c̣n chỗ nào khác ngoài chính nơi Cha của Người muốn Người tới, nghĩa là Người được sai đến để làm theo ư Cha là Đấng đă sai Người, chứ không phải làm theo ư của Người, đúng như Người đă tuyên bố với người Do Thái: "Tôi từ trời xuống không phải để làm theo ư của ḿnh mà là ư của Đấng đă sai tôi" (Gioan 6:38).  

Mà ư của Cha là nơi Người phải tới, mà Người phải làm theo và chu toàn đây là ǵ, chính Người cũng biết rơ ràng và chắc chắn Người mới có thể làm theo đúng và đáp ứng thật: "Ư muốn của Đấng đă sai Tôi đó là Tôi không được làm mất một sự ǵ Ngài đă ban cho Tôi, trái lại, Tôi phải làm cho nó sống lại trong ngày sau hết" (Gioan 6:39).  

"Ngày sau hết", trong câu Chúa Giêsu nói đến ở đây, chúng ta thường hiểu về ngày tận thế, nhưng ở đây có thể hiểu là chính thời điểm của Người, một thời điểm "viên trọn" (Galata 4:4), thời điểm "sau hết" Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra nơi chính Người là Con của Ngài theo gịng lịch sử cứu độ của dân Do Thái là lịch sử mà mạc khải thần linh đă được Thiên Chúa từ từ tỏ hiện cho đến tột đỉnh nơi Chúa Giêsu Kitô vào thời "sau hết" như Thánh Phaolô viết ở ngày đầu Thư Do Thái của thánh nhân (xem Do Thái 1:1-3). 

"Sống lại", cũng trong lời Chúa Giêsu nói ở đây, là "sống lại" vào "thời điểm viên trọn" (Galata 4:4) tức là vào "ngày sau hết", một "sống lại" trước hết và trên hết về phần hồn của con người đă bị hư đi theo nguyên tội và từ nguyên tội, một "sống lại" bởi cuộc Vượt Qua của Người, khi Người tỏ hết ḿnh ra để bằng cuộc phục sinh của ḿnh, Người chẳng những chiến thắng tội lỗi và sự chết mà c̣n thông ban sự sống và Thánh Linh cho chung nhân loại qua Giáo Hội của Người mà đầu tiên ở nơi các tông đồ của Người (xem Gioan 20:21-23). 

Về nguồn gốc của Chúa Kitô, tức về xuất xứ của Người "từ đâu đến", đă trở thành sự kiện then chốt và đă từng làm cho dân Do Thái nói chung và thành phần lănh đạo của họ nói riêng chia rẽ hết sức trầm trọng, như trong bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần vừa rồi cho thấy, th́ về nơi "đi đâu" của Người hay về việc Người "đi đâu" lại càng là một mầu nhiệm vô cùng bí ẩn, họ làm sao biết được và cũng không thể nào biết được.  

Cho dù Người có nói ra chăng nữa, như Người đă từng tiết lộ cho các môn đệ thân tín của Người ba lần, mà các vị vẫn "không thể nào đến được", hiểu được, đúng như Người đă quả quyết với các vị như đă quả quyết với dân Do Thái (xem Gioan 13:33), chứ chưa nói ǵ đến chuyện các vị có thể đến được nơi Người "đi đâu", cho đến khi Người đi dọn chỗ cho các vị trở về đón các vị đi với Người (xem Gioan 14:2-3).  

Đó là lư do Chúa Giêsu, trong bài Phúc Âm hôm nay đă cho thành phần thính giả của Người biết lư do tại sao họ không thể chấp nhận chứng từ của Người về chính bản thân Người là Đấng đă biết rơ về ḿnh, "từ đâu đến" và sẽ "đi đâu", chỉ v́:  

"Các ông đoán xét theo xác thịt; c̣n Ta, Ta không đoán xét ai. Hoặc nếu Ta có đoán xét, th́ sự đoán xét của Ta cũng xác thực, bởi v́ không phải chỉ có ḿnh Ta, nhưng c̣n có Cha Ta là Đấng đă sai Ta. Vả lại trong luật của các ông có ghi: Chứng của hai người th́ xác thực. Ta tự làm chứng về Ta, và Đấng đă sai Ta, là Chúa Cha, cũng làm chứng cho Ta nữa". 

Trong câu này, Chúa Giêsu chẳng những cho thính giả của Người bấy giờ thấy được lư do tại sao họ không thể chấp nhận chứng từ của Người là v́ họ "xét đoán theo xác thịt" chứ không theo chân lư, mà c̣n cho họ thấy rằng chứng từ của Người là đúng, v́ theo nguyên tắc th́ chứng của hai người là chứng thật, và v́ thế chứng từ của Người là xác thực bởi cả có 2 người làm chứng là chính bản thân Người lẫn Cha của Người là Đấng đă sai Người làm chứng cùng một điều về Người.  

Và chính v́ Chúa Giêsu nại đến Cha của Người là một trong hai người làm chứng về Người nên Người đă bị thành phần thính giả của Người thách thức đặt vấn đề: "Cha của ông đâu?", Đấng mà Người đến "để tỏ Cha ra" (Gioan 1:18) qua bản thân Người, đến độ "ai thấy Thày là thấy Cha" (Gioan 14:9), nên Người đă cho thành phần thính giả chất vấn Người về Cha của Người rằng: "Các ông không biết Ta, cũng chẳng biết Cha Ta. Nếu các ông biết Ta th́ cũng sẽ biết Cha Ta". 

Bài Đọc 1 hôm nay được trích từ Sách Tiên Tri Đaniên về câu chuyện của bà Suzanna công chính nhưng bị mang đi ném đá chết bởi bà bị kết án theo luật căn cứ vào chứng từ của 2 người chứng, một chứng từ gian dối nhưng hoàn toàn lấn át lời tự chứng của người phụ nữ nạn nhân đáng thương này, chẳng khác nào như Chúa Giêsu tự làm chứng cho ḿnh mà chẳng ai tin vào Người vậy. 

Trước hết là lời chứng của hai nhân chứng, tức là của hai lăo già đang giữ vai tṛ làm thẩm phán trong dân thường sử dụng ngôi nhà rộng răi sang trọng của vợ chồng bà để xử các vụ kiện cáo của dân chúng, đă âm mưu chiếm hưởng thân xác kiều mỹ hấp dẫn của bà khi bà đang tắm kín đáo một ḿnh trong vườn nhà của bà vào một buổi trưa nóng bức: 

"Khi chúng tôi đi bách bộ một ḿnh trong vườn, bà này đi vào với hai đứa tớ gái. Bà bảo hai đứa đóng cửa vườn lại, rồi đi ra. Bấy giờ một chàng thanh niên đă ẩn núp trong vườn tiến tới gần bà và phạm tội với bà. Lúc đó chúng tôi núp ở góc vườn, nh́n thấy tội ác, chúng tôi liền chạy đến bắt quả tang hai người đang phạm tội. Chúng tôi không bắt được chàng thanh niên, v́ anh ta khoẻ mạnh hơn chúng tôi, nên đă mở cửa tẩu thoát. C̣n bà này chúng tôi bắt được, chúng tôi gạn hỏi chàng thanh niên đó là ai, nhưng bà không muốn nói cho chúng tôi biết. Đó là điều chúng tôi xin làm chứng". 

Sau nữa là lời chứng của chính đương sự bị tố cáo là bà Suzanna, như Bài Đọc 1 cho biết, "bà rất xinh đẹp và có ḷng kính sợ Chúa", và khi bị hai tên "thẩm phán kỳ lăo" ở Babylon "phải lửa dục mê đắm... mất lương tâm" ŕnh ṃ bà và bất ngờ tấn công t́nh dục bà, nhưng bà đă cương quyết chống trả bất chấp số mệnh ra sao th́ ra:  

"Bà Susanna thở dài và nói: 'Tôi phải khốn cực tư bề; nếu tôi hành động như thế, tôi phải chết, và nếu tôi không hành động như thế, tôi cũng không thoát khỏi tay các ông. Nhưng thà tôi phải tay các ông mà không làm điều ǵ phạm tội trước mặt Chúa th́ hơn!' Đoạn bà tri hô lên, nên hai vị kỳ lăo cũng kêu lên tố cáo bà"

Thế nhưng, chỉ cần căn cứ vào chứng của hai người, mà hai chứng nhân này lại là hai vị thẩm phán đáng kính có tuổi và có thế trong dân th́ người vợ thủy chung với chồng và kính sợ Thiên Chúa chỉ có chết, đến độ dân chúng mù quáng cả tin cả nể chẳng cần nghe bà thanh minh ǵ cả đă "lên án tử h́nh cho bà" 

Khi bị lên án tử rồi, người đàn bà đáng kính đáng phục này chỉ c̣n biết kêu đến trời và phó thác mọi sự trong tay Ngài là Đấng bà kính sợ và tin tưởng, Đấng bà đă không sợ chết mà xúc phạm đến Ngài, nhất định không chịu chiều theo ư muốn nhục dục của hai lăo già gian ác tồi bại, Đấng duy nhất có thể thấy được tất cả sự thật: "Lạy Chúa hằng hữu, Đấng thấu biết mọi bí ẩn và mọi sự trước khi xảy ra, Chúa biết họ làm chứng gian hại con; và đây con phải chết, dù con không làm điều ǵ mà họ ác ư vu khống cho con". 

Nếu bên đối phương tấn công bà có hai nhân chứng, và như Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay cũng có 2 nhân chứng về Người là chính bản thân Người và Cha của Người, th́ người đàn bà nạn nhân vô tội bị oan ức này cũng có đủ 2 nhân chứng, đó là chính bản thân bà, v́ bà biết bà hơn tất cả mọi người khác biết về bà, một sự thật về bà đúng như Thiên Chúa là nhân chứng thứ hai biết về bà. Bởi thế, Thiên Chúa cũng đă nhúng tay vào làm chứng về bà, như Bài Đọc 1 cho biết tiếp như sau: 

"Chúa nhậm lời bà. Khi họ dẫn bà đi xử tử, th́ Chúa giục thần trí một đứa trẻ tên là Đaniel. Trẻ này kêu lớn rằng: 'C̣n tôi, tôi không vấy máu bà này'. Mọi người hướng mắt nh́n về đứa trẻ và nói: 'Lời mi nói có ư nghĩa ǵ?' Đứa trẻ ra đứng giữa mọi người và nói: 'Hỡi con cái Israel, các ngươi ngu muội thế sao, khi chưa xét xử và chưa biết sự thật thế nào, mà lại lên án một thiếu nữ Israel? Các người hăy xét xử lại, v́ hai ông đă làm chứng dối hại bà'".

Phải, Thiên Chúa đă sử dụng một trang thiếu niên trẻ trung đứng ra xét sử hai lăo già thẩm phán trong dân, để chẳng những chứng tỏ cho dân của Ngài thấy rằng: 1- ai tin vào Ngài sẽ được Ngài chở che bênh đỡ, và 2- "bóng tối không thể nào át được ánh sáng" (Gioan 1:5):  

"Bấy giờ tất cả dân chúng hô lớn tiếng và chúc tụng Chúa đă cứu thoát những kẻ trông cậy vào Chúa. Đoạn họ nghiêm trị hai vị kỳ lăo mà Đaniel đă minh chứng rằng hai ông đă vu khống, họ đă xử với hai ông như hai ông đă xử độc ác với kẻ khác. Chiếu theo luật Môsê, họ lên án xử tử hai ông, và ngày hôm đó máu người vô tội khỏi đổ oan". 

Không biết khi được Thiên Chúa minh oan cho, bà Suzanna đă cảm thấy ra sao, nhưng chắc chắn tâm can của bà đă trải qua một cảm nghiệm thần linh rất sâu xa lạ lùng: "Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương",  từ đó tấm ḷng tri ân cảm tạ của bà đă trào dâng lên những tâm t́nh càng tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa hơn: "dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi ḷng con", đúng như trong Bài Đáp Ca hôm nay: 

1) Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh ŕ, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.  

2) Ngài dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ v́ uy danh Người. (Lạy Chúa), dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi ḷng con.  

3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương. Đầu con th́ Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. 

4) Ḷng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
 

MC.V-2ab.mp3 

(Phúc Âm về người đàn bà ngoại t́nh, hợp với Bài Đọc 1 về bà Suzanna, hay cũng có thể đọc Phúc Âm như Năm C thay thế kh3i bị trùng với CN hôm trước)

MC.TuanV-2c.mp3 

(Phúc Âm về Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian, thay cho Phúc Âm người đàn bà ngoại t́nh đă được đọc Chúa Nhật MCV-C hôm qua)

 

Thánh ISIDORO
Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (+636)

 

ĐTC Biển Đức XVI: Thánh Isidore of Seville

1. Ghi nhận lịch sử - Phụng Vụ

Thánh Isidore, quê tại Séville theo truyền khẩu, sinh khoảng năm 560 tại Andalousie (Tây Ban Nha) từ một gia đ́nh gia giáo lành thánh: các anh em là hai giám mục Léandre và Fulgence, c̣n Florentine là chị gái. Người kế vị anh Léandre trên ngai giám mục thành Sévilla năm 601.

Trong nhiệm kỳ giám mục khá lâu dài, người rao giảng chống lại những kẻ theo bè Ario và những người lạc giáo được gọi là nhóm “vô thủ lĩnh”. Họ không chấp nhận Đức Kitô có hai bản tính. Gần Sévilla, ngài thành lập một ngôi trường – sau này rất nổi tiếng – để đào tạo các linh mục và giáo dân; ngài cũng là giảng viên tại chính ngôi trường này. Tại Công đồng Tolède lần thứ IV năm 633, ngài yêu cầu Giáo Hội phải thành lập các trường tương tự: đó là nguồn gốc các trường của Hội Thánh và Đan Viện, xuất hiện trước khi có các đại học.

Là một nhà văn lớn, một học giả uyên thâm về nền văn học ẩn sĩ Đông Phương và rất sùng mộ Origène, thánh nhân đă để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm, trong đó: tập Luận đề (Sentences) và ba quyển sách dọn đường cho các “Tổng Luận” thời Trung Cổ để trau dồi kiến thức lẫn tâm linh cho các linh mục, đan sĩ và giáo dân. Nhưng tuyệt tác phẩm của người vẫn là cuốn sách mang tựa đề tiếng La Tinh Etymologiae (dịch sang pháp ngữ: Étymologies sur l’origine de certaines choses– nguồn gốc các từ đầu ngành,): đó là một loại từ điển bách khoa (hai mươi quyển) bao gồm mỹ thuật, kỹ thuật, luật, y học, các khoa học tự nhiên, tôn giáo...

Là sử gia (lịch sử dân Goths), là thi sĩ và nhà Phụng Vụ (bộ Sách Lễ và Kinh Nhật Tụng, được cho là của thánh nhân, là cốt lơi cho Phụng Vụ tương lai mozarabe); ngài c̣n là luật gia (Regula monachorum), nhà thần học và mục tử, nên ngài truyền bá truyền thống Công Giáo và chuyên cần tổ chức Hội Thánh. Năm 633, với tư cách là một vị chủ tŕ Công Đồng Quốc Gia lần thứ IV tại Tolède, ngài ấn định một nền Phụng Vụ thống nhất cho toàn Tây Ban Nha và miền Gaule narbonaise. Người ta cho rằng ngài soạn lời nguyện Adsumus đọc trong mọi Công Đồng.

Isidore de Séville chiếm vị trí hàng đầu trong suốt thời Trung Cổ; vào thời này, các tác phẩm La Tinh của thánh nhân được nhiều người đọc và sao chép nhiều nhất. Đối với Bède Khả Kính (thế kỷ VIII), thánh nhân là tác giả được ưa chuộng nhất sau Thánh Kinh.

Qua đời tại Séville năm 636, sau 25 năm làm giám mục và được tôn kính như một vị hiển thánh trong toàn cơi Phương Tây từ thế kỷ IX; ngài được Đức Giáo Hoàng Innocent XIII tôn phong làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1722. Thi hài thánh nhân được sùng kính tại Léôn (Tây Ban Nha). Nghệ thuật ảnh tượng thường biểu hiện h́nh ảnh ngài cầm bút lông, với đàn ong vây quanh hay bên cạnh tổ ong.

2. Thông điệp và tính thời sự

Lời nguyện riêng biểu dương thánh Isidore làm bậc “tôn sư về linh đạo”, gợi lại tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh của ngài.

a. sau khi là một người học sinh tầm thường, Isidore chuyên cần học tập, cống hiến cả đời ḿnh để nghiên cứu và giảng dạy. Dưới mắt người đương thời, thánh nhân “phản ảnh kiến thức văn hóa La-Hi cổ xưa”. Ngài đóng vai tṛ quan trọng trong các thế kỷ về sau cho đến thời các nhà kinh viện nổi tiếng.

Nhưng trên hết, Isidore là mục tử hơn là nhà nghiên cứu; kiến thức văn hóa uyên thâm của người chỉ phục vụ con người, Hội Thánh và Đức Tin. Phụng Vụ Thánh Lễ tŕnh bày cho chúng ta dụ ngôn các nén bạc (Mt 25, 14-30) để nhấn mạnh tính chuyên cần học hỏi của thánh nhân nhằm phục vụ Hội Thánh và anh em hữu hiệu hơn.

b. Bài đọc một trong Thánh Lễ (1 Cor 2, 1-10) tập trung vào lẽ khôn ngoan: Đó chính là lẽ khôn ngoan mà chúng ta loan báo... được tiền định cho những ai yêu mến Thiên Chúa.

- Trong Hội Thánh Tây Ban Nha, nhiệm kỳ giám mục khá lâu dài của thánh Isidore dường như thể hiện lẽ Khôn Ngoan hằng thích thú “giao lưu với con cái loài người” (lời đáp trong các bài đọc Kinh Sách). Với tư cách là nhà văn, nhà thuyết giáo, và giảng dạy, ngài sáng lập các học viện để giáo huấn và đào tạo giới trẻ, thánh nhân đă định hướng mọi việc nhằm đạt được lẽ khôn ngoan đích thực. Ngài thường nhắc nhở: “Hăy yêu mến khôn ngoan, con sẽ được khôn ngoan tán dương ca tụng, nếu con cùng khôn ngoan gắn bó, khôn ngoan sẽ đem vinh dự lại cho con” Nhưng làm sao đạt được lẽ khôn ngoan ? Bài đọc - Kinh sách trích dẫn, một đoạn trong các luận đề của thánh Isidore: “Mọi sự tiến bộ điều do đọc Sách Thánh và suy niệm ... Không ai có thể biết được ư nghĩa Sách Thánh nếu không làm quen nhờ năng đọc”.

- Lời cầu nguyện chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống Kitô hữu v́ nhờ cầu nguyện chúng ta được thanh tẩy; nhờ đọc Sách Thánh, chúng ta được dạy dỗ.V́ thế “nếu làm được cả hai th́ tốt, c̣n nếu không, th́ cầu nguyện tốt hơn là đọc Sách Thánh. Ai muốn được luôn ở với Thiên Chúa phải năng cầu nguyện và năng đọc Sách Thánh nữa, bởi lẽ khi chúng ta cầu nguyện là chính chúng ta nói với Thiên Chúa, c̣n khi chúng ta đọc Sách Thánh th́ Thiên Chúa nói với chúng ta” (các Bài Đọc - Kinh Sách).

Enzo Lodi

https://www.kath-vietnamesen.de/phung-vu-2/04-04-thanh-isidoro-giam-muc-tien-si-hoi-thanh-khoang-560-636-le-nho-tuy-chon/ 

 

Lm. Đaminh Phạm Xuân Uyển SDB

Trong 76 năm cuộc đời của thánh Isiđorô là thời kỳ tranh chấp cũng như phát triển của Giáo hội Tây Ban Nha. Người Visigoth xâm lăng phần đất này trong một thế kỷ, và trước đó nửa thế kỷ trước khi thánh Isiđorô chào đời th́ họ đă thiết lập một thủ đô khác cho chính họ. Đó là những người theo Ariô – Họ cho rằng Đức Kitô không phải là Thiên Chúa. Do đó, Tây Ban Nha bị chia làm đôi: Một dân tộc (người Công giáo La Mă) phải chiến đấu với dân tộc khác (người Gôtích Ariô). 

Thánh Isiđorô là người hợp nhất Tây Ban Nha, giúp quốc gia này trở nên một trung tâm văn hóa và học thuật cũng như một khuôn mẫu cho các quốc gia Âu châu khác, mà các nền văn hóa ấy đang bị đe dọa bởi sự xâm lăng của những dân man di. 

Có thể nói thánh Isiđorô sinh trong một gia đ́nh thánh thiện của thế kỷ thứ sáu ở Tây Ban Nha. Hai người anh của ngài, Leander và Fulgentius, và người chị, Florentina, đều là các thánh được sùng kính ở Tây Ban Nha. Đây cũng là một gia đ́nh lănh đạo và tài giỏi với các vị Leander và Fulgentius đều làm Giám mục và Florentina làm mẹ bề trên. 

Là một người tài giỏi về học thuật, đôi khi thánh Isiđorô được gọi là “Sư phụ của thời Trung cổ” v́ cuốn bách khoa ngài viết, tên là “Etymology” (Từ nguyên học), đă được dùng như sách giáo khoa trong chín thế kỷ. Ngài c̣n viết các sách về văn phạm, thiên văn, địa lư, sử kư, và tiểu sử cũng như thần học. 

Kế vị anh ḿnh là Đức Leander, Isiđorô làm Giám mục Seville trong 37 năm, ngài đặt ra các mẫu mực cho một chính quyền đại nghị ở Âu châu [tức chính quyền có Quốc hội Lập pháp là đại diện của nhân dân], đồng thời ngài tẩy chay các quyết định độc đoán và chủ tŕ các công đồng quốc gia (national coumcil) để thảo luận về đường hướng của Giáo hội Tây Ban Nha. Ngài yêu cầu mỗi một giáo phận đều phải có chủng viện, ngài viết quy luật cho các ḍng tu và thành lập các môn học thuộc đủ mọi ngành. Thánh Isiđorô viết rất nhiều sách, kể cả một cuốn tự điển, một bộ bách khoa, một cuốn sử người Gôtích và một cuốn sử thế giới bắt đầu từ khi Thiên Chúa tạo thành trời đất! Ngài hoàn thành bộ phụng tự Mozarabic mà ngày nay vẫn c̣n được sử dụng ở Toledo, Tây Ban Nha.  

Ư thức rất rơ là sự phồn thịnh thiêng liêng và vật chất của quốc gia lệ thuộc hoàn toàn vào việc hấp thụ và liên kết các yếu tố ngoại lai, thánh Hisidorô đă thành công trong việc kết lại  toàn thể đám dân chúng hỗn tạp thành một đất nước thuần nhất tạo thành vương quốc Gôtích Tây Ban Nha. Ngài đă biết sử dụng các tiềm năng tôn giáo và giáo dục để đạt đến mục tiêu này. Ngài đă hoàn toàn thành công. Chủ nghĩa Ariô là h́nh thức Kitô giáo nguyên thủy giữa những người Visigoth là thành phần lănh đạo Tây Ban Nha xuất phát từ cuộc xâm nhập Visigoth từ Đức vào Âu châu xưa, đă hoàn toàn biến mất, nhường chỗ cho một Kitô giáo chính thống. Các tà giáo khác cũng bị dập tắt ngay khi vừa mới được thai nghén. Kỷ luật tôn giáo được củng cố khắp nơi. Ngay khi 80 tuổi, ngài vẫn sống khắc khổ. Trong sáu tháng sau cùng của cuộc đời, ngài gia tăng ḷng bác ái đến độ, từ sáng đến tối, nhà của ngài lúc nào cũng đầy người nghèo. Ngài từ trần năm 636 và được Giáo hội tuyên xưng là Tiến sĩ Hội Thánh. 

http://loichua.donboscoviet.org/ngay-4-thang-4-thanh-isidoro/

 

Thánh Isidorô được coi như vị thánh tiến sĩ lừng danh nhất của Giáo hội Tây Ban Nha. Ngài chào đời tại Carthagena trong một gia đ́nh thật đặc sắc, có cha mẹ đạo đức và và cả bốn anh em đều được tôn phong lên hàng hiển thánh . Các anh Ngài là hai thánh giám mục Leanger và Fulgentio. Chị Ngài là thánh nữ Florentina. Như vậy thánh Isidôrô thật có phúc v́ được sinh ra sống giữa các vị thánh.

Cha mẹ mất sớm, người anh cả lănh nhiệm vụ hướng dẫn đứa em út Isidorô. Một bức thư của thánh Leander viết cho em gái là thánh Florentina làm chứng điều đó: – “Anh xin em hăy nhớ đến anh trong kinh nguyện và đừng quên chú út Isidorô. Cha mẹ đă kư thác em cho chúng ta và đă trở về với Chúa mà không phải e sợ ǵ, bởi v́ các Ngài đă trao cho em một người chị và hai người anh săn sóc”.

Dù rất thương em. Nhưng Leander đă phải dùng biện pháp mạnh là cây roi để sửa trị tính nhu nhược của đứa em biếng nhác. Một lần kia v́ sợ đ̣n và chán học, Isidorô đă bỏ nhà trốn đi. Cậu chạy nước rút mau hết sức cho tới khi ngă quỵ bên một bờ giếng. Mơ màng trong lúc lấy hơi, cậu nh́n thấy vách đá bên thành giếng có một đường rănh. Một phụ nữ đến kín nước giải thích cho cậu biết rằng, đá cứng đến đâu đi nữa nhưng sợ giây thừng cọ sát liên tục cũng soi ṃn được. Hiện tượng này khiến cậu phải suy nghĩ: “Với thời gian sợi giây thừng và những giọt nước đẽo được cả đá, c̣n tôi lại không thể học hành để gọt giũa tâm hơn sao ?”

Thật là một bài học lạ lùng đối với Isidorô. Ngài lấy lại can đảm bắt tay và làm việc không c̣n biết mệt mỏi. Nỗ lực không ngừng đă biến Ngài thành nhà thông thái nhất thời đó. C̣n thanh xuân, Ngài đă thông hiểu triết học, đă nghiên cứu các tác phẩm về luật. Nhà chép sử Arevalo đă phải thán phục ghi nhận nói Ngài một sự cao siêu như Platon, sự thông hiểu của Aristote, tài hùng biện của Cicéron, sự uyên bác của Origenê, sự thận trọng của thánh Hiêronimô, giáo thuyết của thánh Augustinô và sự thánh thiện của thánh Gregoriô. Người ta c̣n nói rằng khi đọc một bức thư của Isidorô, thánh Grêgoriô đă thốt lên lời đầy tính chất tiên tri: – “Đây là một tiên tri Daniel, một người c̣n trổi vượt hơn cả Salomon”.

Isidorô thụ phong linh mục và theo anh là Leander đang làm giám mục Seville, tham dự các công đồng. Dầu có cuộc bách hại của nhà vua theo phái Ariô và đă trục xuất hai anh của Ngài, thánh nhân vẫn công khai chống lại lạc giáo. Ngài đă thay anh cai quản giáo phận lúc người anh bị lưu đày. Năm 600, khi Đức Cha Leander từ trần, Ngài đă được cử lên kế vị. Đức giáo hoàng Grêgoriô cả c̣n đặt Ngài làm vị tổng đại diện cho ḿnh ở Tây Ban Nha.

Dầu không bao giờ là tu sĩ, thánh Isidorô đă viết một bộ luật ḍng tu. Ngài giải thích, khai triển và hệ thống hoá phung vụ Mozarabic. Ngài nỗ lực tiêu diệt tàn tích của phái Ariô, và đánh bại lạc thuyết của Acephali, một ngành của lạc giáo Nhất tính thuyết ở Tây Ban Nha. Hơn nữa thánh nhân c̣n lập nhiều trường học để giáo dục con dân của Ngài. Có ảnh hưởng lớn tại triều đ́nh, Ngài cũng giữ phần sáng chói trong cộng đồng Toleđô năm 610, chủ tọa công đồng Seville II năm 618 hay 619 và công đồng Tôleđo IV năm 633.