|
PVLC Chúa Nhật V Mùa Chay Năm C |
Bài Đọc I: Is 43, 16-21
"Đây Ta sẽ làm lại
những cái mới và sẽ cho dân Ta nước uống".
Trích sách Tiên tri
Isaia.
Chúa là Đấng mở đường
dưới biển, mở lối đi dưới ḍng nước; Chúa là Đấng dẫn dắt xe,
ngựa, quân binh và dũng sĩ. Tất cả đều ngủ và không chỗi dậy
nữa; chúng bị ngộp thở và tắt đi như tim đèn. Người phán: "Các
ngươi đừng nhớ đến dĩ văng, và đừng để ư đến việc thời xưa nữa.
Đây Ta sẽ làm những cái mới và giờ đây chúng sẽ xuất hiện, như
các ngươi sẽ biết; Ta sẽ mở đường trong hoang địa, và khai sông
nơi đất khô khan. Thú đồng, muông rừng và chim đà sẽ ca tụng Ta,
v́ Ta đă làm cho hoang địa có nước và đất khô khan có sông, để
dân yêu quư của Ta có nước uống; Ta đă tác tạo dân này cho Ta,
nó sẽ ca ngợi Ta".
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 125, 1-2ab.
2cd-3. 4-5. 6
Đáp: Chúa
đă đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân
hoan (c. 3).
Xướng: 1) Khi Chúa đem
những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang
mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên
những tiếng hân hoan. - Đáp.
2) Bấy giờ dân thiên
hạ nói với nhau rằng: Chúa đă đối xử với họ cách đại lượng. Chúa
đă đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân
hoan. - Đáp.
3) Lạy Chúa, xin hăy
đổi số phận chúng con, như những ḍng suối ở miền nam. Ai gieo
trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. - Đáp.
4) Thiên hạ vừa đi vừa
khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang
những bó lúa. - Đáp.
Bài Đọc II: Pl 3, 8-14
"V́ Đức Kitô, tôi đành
chịu thua thiệt trong mọi sự, và tôi trở nên giống Người trong
sự chết".
Trích thư Thánh Phaolô
Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, tôi
coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được
biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi. V́ Người, tôi đành chịu thua
thiệt, và coi mọi sự như phân bớn, để lợi được Đức Kitô, và được
ở trong Người, không phải do sự công chính của tôi dựa vào lề
luật, nhưng do sự công chính bởi tin Đức Giêsu Kitô: sự công
chính bởi Thiên Chúa là sự công chính bởi đức tin để nhận biết
Người và quyền lực phục sinh của Người, để thông phần vào sự đau
khổ của Người và trở nên giống Người trong sự chết, với hy vọng
từ cơi chết được sống lại.
Không phải là tôi đă
đạt đến cùng đích, hoặc đă trở nên hoàn hảo, nhưng tôi đang đuổi
theo để chiếm lấy, bởi v́ chính tôi cũng đă được Đức Giêsu Kitô
chiếm lấy. Anh em thân mến, chính tôi chưa tin rằng tôi đă chiếm
được, nhưng tôi đinh ninh một điều là quên hẳn đàng sau, mà
hướng về phía trước, tôi cứ nhắm đích đuổi theo để đoạt giải ơn
kêu gọi Thiên Chúa đă ban từ trời cao trong Đức Giêsu Kitô.
Đó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc
Âm: Ga 8, 12b
Chúa phán: "Ta là sự
sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".
Phúc Âm: Ga 8, 1-11
"Ai trong các ngươi
sạch tội, hăy ném đá chị này trước đi".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu lên
núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn
dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy.
Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt
quả tang phạm tội ngoại t́nh, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi
người. Họ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả
tang phạm tội ngoại t́nh, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này
phải bị ném đá. C̣n Thầy, Thầy dạy sao?" Họ nói thế có ư gài bẫy
Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt
đầu lấy ngón tay viết trên đất. V́ họ cứ hỏi măi, nên Người đứng
lên và bảo họ: "Ai trong các ngươi sạch tội, hăy ném đá chị này
trước đi". Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói
thế, họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều
tuổi nhất, và c̣n lại một ḿnh Chúa Giêsu với người thiếu phụ
vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: "Hỡi
thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án
chị ư?" Nàng đáp: "Thưa Thầy, không có ai". Chúa Giêsu bảo: "Ta
cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hăy đi, và từ nay đừng
phạm tội nữa".
Đó là lời Chúa.
Suy niệm
Sự Sống trên
đất
Hôm nay, Mùa Chay
bắt đầu bước vào Tuần thứ V, tuần cuối cùng trước Tuần Thánh.
Tiến tŕnh phụng vụ lời Chúa càng tiến đến gần Mầu Nhiệm Vượt
Qua ở Tuần Thánh nói chung và Tam Nhật Vượt Qua nói riêng càng
cho thấy một Đấng Thiên Sai sắp sửa mang lại ơn cứu độ cho nhân
loại.
Nếu Phúc Âm là
bài đọc chính trong phần phụng vụ lời Chúa, th́ các bài
Phúc Âm được Giáo Hội cố ư chọn đọc cho 5 Chúa Nhật của Mùa
Chay được diễn tiến theo chiều hướng Vượt Qua nơi chủ đề chung
cho cả Mùa Chay lẫn Tuần Thánh: "Tôi tự ư bỏ mạng sống
ḿnh đi để rồi lấy lại" (Gioan 10:17).
Đúng thế, Chúa Nhật
1 và 2 về 2 biến cố mang tính cách Vượt Qua của Chúa Giêsu là 40
ngày chay tịnh và bị cám dỗ (Chúa Nhật I) và biến h́nh (Chúa
Nhật II), được bộ Phúc Âm Nhất Lăm thuật lại theo đúng chu kỳ
phụng niên A (Matheu), B (Marco) và C (Luca) của ḿnh.
Sau đó, từ tuần III
trở đi, chu kỳ phụng vụ lời Chúa cho chu kỳ Năm A và B hoàn
toàn theo Phúc Âm Thánh Gioan, c̣n Phúc Âm Thánh Luca cho chu kỳ
C cho đến Chúa Nhật V này mới theo Thánh Gioan. Bài Phúc Âm theo
Thánh kư Gioan cho Chúa Nhật V chu kỳ C này lại rất thích hợp
với tính chất đặc thù về Ḷng Thương Xót Chúa của Phúc Âm Thánh
kư Luca. Đó là bài Phúc Âm về thái độ của Chúa Giêsu đối
với người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh.
Thật ra, nguyên Phúc Âm Thánh Luca vốn là Phúc Âm về Ḷng Thương
Xót Chúa có đủ những câu chuyện thật, như truyền người đàn bà
ngoại t́nh trong bài Phúc Âm theo Thánh kư Gioan cho Chúa Nhật V
Mùa Chay hôm nay. Chẳng hạn truyện về người nữ tội lỗi có tiếng
trong thành mà chúng ta vẫn cho là Mai Đệ Liên (xem Luca
7:36-50). Tuy nhiên, truyện về người nữ tội lỗi được cho là Mai
Đệ Liên này có tính cách thống hối nhiều hơn là chính Ḷng
Thương Xót Chúa, một đặc điểm nổi bật trong truyện người phụ nữ
bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh trong bài Phúc Âm theo Thánh
kư Gioan hôm nay, một chiều hướng về Ḷng Thương Xót Chúa của
chu kỳ Năm C cho 3 tuần cuối Mùa Chay: 3-4-5.
Thật vậy, từ Chúa
Nhật thứ 3 sang Chúa Nhật thứ 4 tuần vừa rồi và cho đến Chúa
Nhật thứ 5 hôm nay, cả 3 bài Phúc Âm đều nói về Ḷng Thương Xót
Chúa: Bài Phúc Âm của Thánh kư Luca cho Chúa Nhật III Mùa Chay
về sự nhẫn nại chờ đợi cây vả sinh hoa trái, và Bài Phúc Âm của
Thánh kư Luca cho Chúa Nhật IV Mùa Chay về dụ ngôn người cha
nhân hậu với hai đứa con đáng thương. C̣n bài Phúc Âm của Thánh
kư Gioan hôm nay cũng về Ḷng Thương Xót Chúa, nhưng không phải
qua dụ ngôn như 2 bài Phúc Âm của Thánh kư Luca 2 tuần trước, mà
là ở một trường hợp thực tế, có thật, cụ thể.
Ḷng Thương Xót
Chúa đối với chị phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh này
không phải ở chỗ chẳng để ư ǵ đến tội của chị đă phạm, mà chỉ
biết bênh vực chị cho chị khỏi bị ném đá chết về phần xác. Trái
lại, Chúa Giêsu, hiện thân của Ḷng Thương Xót Chúa, đă cho
chúng ta thấy cách thức đối xử của Ḷng Thương Xót Chúa. Ở chỗ,
Người đă tỏ ḷng thương xót trước và đề cập đến tội lỗi sau,
nghĩa là đi từ t́nh thương đến công lư chứ không nhắm đến tội
lỗi sa phạm của tội nhân trước con người yếu hèn của tội nhân.
Đó là lư do, trong
khi thành phần bắt giải nữ đương sự ngoại t́nh bị bắt quả tang
này đến với Chúa Giêsu và hỏi Người "Thưa
Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh, mà theo
luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. C̣n Thầy, Thầy dạy
sao?", Chúa
Giêsu đă vẫn giữ thinh lặng không trả lời ǵ hết. Không phải v́
Người bị hỏi bất ngờ nên bị bí không thể trả lời ngay cho họ,
nên dùng kế hoăn binh để t́m câu trả lời cho họ, nhờ đó mới có
thể tránh được âm mưu của họ: "Họ nói thế có ư gài bẫy Người
để có thể tố cáo Người".
Thật ra, Người đă trả
lời cho họ rồi, ở những ǵ Người thay v́ nói th́ "cúi xuống,
bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất". Chắc chắn là họ cũng
thắc mắc là tại sao Người không chịu trả lời họ mà lại có một
thái độ kỳ cục như thế, và chắc chắn họ đă để ư thấy những ǵ
Người viết trên đất bấy giờ, nhưng không hiểu được ư nghĩa của
những ǵ Người viết, nên "họ cứ hỏi măi", tưởng rằng lần
này họ nắm chắc phần thắng trong tay, đă gài bẫy bắt được mồi
ngon, chứ không bị Người làm cho cứng họng như các lần trước
nữa. Bởi thế, "Người đứng lên và bảo họ: 'Ai trong các ngươi
sạch tội, hăy ném đá chị này trước đi'. Và Người ngồi xuống và
lại viết trên đất".
Không ngờ cái độc
chưởng đánh vào khoảng không, không nhắm thẳng vào một ai,
không đánh thẳng vào kẻ nào hung hăng nhất trong họ, không tấn
công kẻ nào đại diện họ lên tiếng hỏi Người, thế mà, Thánh kư
Gioan đă ghi nhận cho thấy cái độc chưởng đă trở thành như một
cơn lốc xoáy (tornado) bất ngờ từ đâu tới cuốn họ bay đi mất
hết, một cách rất thứ tự lớp lang, hết sức ngoạn mục và tài t́nh
khôn tả: "Nghe nói thế, họ rút lui từng người một, bắt đầu là
những người nhiều tuổi nhất, và c̣n lại một ḿnh Chúa Giêsu với
người thiếu phụ vẫn đứng đó".
Để rồi, không thấy họ
hỏi nữa, hỏi đến lần thứ ba và thấy im ắng như chẳng c̣n ai ở đó
nữa, Chúa Giêsu đă dừng tay viết trên đất mà đứng lên. Thật ra,
cho dù tỏ ra b́nh thản "lấy ngón tay viết trên đất", Chúa
Giêsu vẫn theo dơi động tĩnh ra sao, và Người đă biết chắc
chắn được rằng không một ai trong những con người hùng hổ và sát
máu ấy, chỉ muốn sử dụng chân lư (luật lệ) để sát phạt phạm
nhân, th́ cho dù họ có duy luật đến đâu, mà càng duy luật họ lại
càng bị dội lại, càng không thể nào chịu nổi cái độc chưởng kinh
hoàng khủng khiếp của Người như thế, một độc chưởng Người chưa
bao giờ sử dụng và chưa hề xuất chiêu một cách thần lực như
thế.
Nhưng cái độc chưởng
của Người không hề tác hại và hất văng đi chính phạm nhân đương
sự, một người phụ nữ ngoại t́nh vẫn đang e thẹn đứng lại, hoàn
toàn câm lặng, không biết nói năng ǵ với Người là Đấng thần
diệu, Đấng có thể chỉ cần nói một câu mà khiến nàng thoát bị
ném đá chết. Có thể t́nh h́nh xẩy ra một cách bất ngờ và lạ lùng
chưa từng có như thế, ngoài sức tưởng tượng của ḿnh mà nàng
chưa hoàn hồn chăng?
Nàng đâu ngờ rằng
chính nhờ nàng phạm tội, nhờ nàng rơi xuống hố sâu tội lỗi mà
bất ngờ nàng lại được gặp chính Đấng cứu nàng thoát chết, cả về
phần xác lẫn phần hồn. Có thể Chúa Giêsu đă chờ đợi chẳng những
cho mọi người tố cáo nàng đi hết mà c̣n cho nàng có đủ thời gian
cảm nghiệm thấy được ḷng thương xót của Người đối với riêng
nàng, nhờ đó nàng thấm thía được tội lỗi đáng ném đá chết của
nàng song bất ngờ được Người giải cứu, để hết ḷng thống hối ăn
năn th́ Người mới đề cập riêng với nàng về tội lỗi của nàng mà
thôi, tức là chỉ sau khi tỏ ḷng thương nàng, bằng việc khéo
léo giải cứu nàng khỏi bị ném đá chết:
"Bấy giờ Chúa Giêsu
đứng thẳng dậy và bảo nàng: 'Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị
đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?' Nàng đáp: 'Thưa Thầy,
không có ai'. Chúa Giêsu bảo: 'Ta cũng thế, Ta không kết tội
chị. Vậy chị hăy đi, và từ nay đừng phạm tội ấy nữa'".
Đến đây chúng ta có
thể sẽ đặt câu hỏi tại sao chỉ có chị phụ nữ này bị bắt quả tang
phạm tội ngoại t́nh, c̣n người đàn ông ngoại t́nh với chị đâu?
Theo Luật Moisen th́ cả 2 cặp nam nữ ngoại t́nh này đều bị ném
đá chết chứ không phải chỉ có nữ giới (xem Đệ Nhị Luật 22:22;
Levi 20:10). Trong trường hợp của bài Phúc Âm hôm nay, có thể
người nam ngoại t́nh đó đă bị ném đá chết rồi, hay đang c̣n được
giam giữ ở đâu đó để bị ném đá sau người nữ phạm tội ngoại t́nh
với anh ta. Sở dĩ chỉ có chị phụ nữ bị bắt giải đến cho Chúa
Giêsu để gài bẫy thử Người như thế có thể là v́ nữ giới gắn liền
với tội ngoại t́nh, như nam giới gắn liền với tội phản bội (được
tiêu biểu nơi thành phần nam giới thu thuế cho đế quốc Roma bấy
giờ).
Hai thành phần tội nhân tiêu biểu trong xă hội Do Thái giáo bấy
giờ là thành phần đĩ điếm (nữ giới) và thành phần thu thuế (nam
giới). Hai tội phản bội và ngoại t́nh này đi với nhau bất khả
phân ly như h́nh với bóng dọc suốt gịng lịch sử cứu độ của dân
Do Thái, một dân tộc được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn cách
riêng và luôn tỏ t́nh với họ hay tỏ ḿnh ra cho họ, nhưng trái
lại Ngài liên lỉ bị họ phản bội giao ước yêu thương và t́nh yêu
thủy chung của Ngài, bằng việc họ chạy theo với các thứ ngẫu
tượng của họ hay các tà thần của dân ngoại , bằng cách hiến ḿnh
làm t́nh (ngoại t́nh) với các ngẫu tượng và tà thần. Hai thứ tội
phản bội và ngoại t́nh này là những tội chính yếu hằng được
Thiên Chúa vô cùng nhân hậu liên tục sai các vị ngôn sứ của Ngài
đến nhắc nhở dân tộc này, kêu gọi họ trở về với Ngài, thậm chí
cảnh báo họ về hậu quả họ phải chịu v.v.
Ở đây, Thánh kư Gioan không hề tiết lộ cho chúng ta biết
thành quả của việc Chúa Giêsu làm cho riêng người đàn bà ngoại
t́nh này và lời Người nói với nàng có tác dụng ǵ nơi nàng hay
chăng. Ở chỗ nàng có thật ḷng ăn năn thống hối mà sống một cuộc
sống trong sạch tốt lành hay chăng, hay lại chứng nào tật ấy. V́
chẳng thấy nàng trả lời ǵ sau câu nói của Chúa Giêsu, cho dù là
lời cám ơn hay cử chỉ phục ngay xuống dưới chân Người xin Người
tha thứ tội lỗi cho ḿnh, như trường hợp của người
phụ nữ đàng điếm tội lỗi trong một thành kia đă tự động đến với
Người ở nhà một gia chủ biệt phái được Thánh kư Luca thuật lại
(7:36-50), ngồi dưới chân Người, lấy nước mắt mà rửa chân cho
Người, rồi lấy tóc mà lau chân Người và c̣n trân trọng hôn chân
Người.
Tuy nhiên, bao giờ
cũng thế, ân sủng của Thiên Chúa ban cho bất cứ một ai không
phải chỉ cho riêng người đó mà c̣n cho chung cộng đồng của họ
nữa. Hành động Chúa Giêsu và lời nói của người trong trường hợp
của người nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh đáng bị ném đá
chết được Người chẳng những đă cứu chị thoát chết về phần xác mà
c̣n sử dụng chính chị để cứu phần hồn cho cả đám đối phương của
chị nữa, thành phần đă tự nhận biết ḿnh trước một tội nhân
họ đang muốn ném đá chết và thấy ḿnh thật sự cũng chẳng hơn ǵ
chị ta. Nếu những người tự cho ḿnh là công chính mà c̣n nhờ lời
Người mà biết ḿnh th́ chẳng lẽ chính tội nhân lại chẳng biết
ḿnh hơn họ hay sao.
Có thể cái bàng hoàng
ngỡ ngàng quá sức tưởng tưởng về những ǵ đột xuất bất ngờ vừa
mới xẩy ra cho bản thân tội lỗi đáng chết của ḿnh như thế mà
người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh này bấy
giờ đă không thể nào nói lên lời, đă hoàn toàn không c̣n biết
nói ǵ nữa, v́ không thể nào tả nổi, chỉ biết chất ngất cảm
nghiệm, say sưa hoan hưởng, như một tâm hồn được Thiên Chúa
chiếm đoạt tới một mức độ siêu việt, đôi khi được xuất thần ngất
trí, như đă từng xẩy ra cho một số vị thánh đặc biệt trong lịch
sử Giáo Hội.
Trường hợp của chị
chẳng khác ǵ như được Chúa Giêsu trừ quỉ cho, đang hoàn hồn và
mới hoàn hồn, và Người đă trừ quỉ cho chị bằng chính ngón tay
của Người, "ngón tay viết trên đất", như trong trường hợp
Người trừ một quỉ câm (và sau đó Người bị cho rằng Người đă nhờ
quỉ cả mà trừ quỉ con), trừ bằng "ngón tay Thiên Chúa" (ở
Phúc Âm Thánh kư Luca 11:20) cũng là chính "Thần Linh Thiên
Chúa" (ở Phúc Âm Thánh kư Mathêu 12:28).
Nếu Thần Linh Thiên
Chúa "khi Ngài đến Ngài sẽ cho thế gian thấy họ sai lầm về
tội lỗi, về công lư và về luận án" (Gioan 16:8) th́ phải
chăng những ǵ Chúa Giêsu "lấy ngón tay (ám chỉ Thần Linh
Thiên Chúa) viết trên đất (ám chỉ "thế gian",
hay bản tính loài người tạo vật thấp hèn yếu đuối ở trong "thế
gian", xu hướng về "thế gian" và "gắn bó với "thế
gian")" trong bài Phúc Âm hôm nay là chữ "tội lỗi" và
"công lư"?
Không biết có
phải đúng như thế hay chăng, nhưng những ǵ xẩy ra trong câu
chuyện này đă diễn tiến rất thích hợp với hai chữ ấy.
Lần thứ nhất Chúa
Giêsu "cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất" chữ "tội
lỗi" khi Người được đám người tố cáo "tội lỗi"
của chị phụ nữ bị bắt quả tang ngoại t́nh: "Thưa Thầy, thiếu
phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh, mà theo luật Môsê,
hạng phụ nữ này phải bị ném đá. C̣n Thầy, Thầy dạy sao?".
Lần thứ hai, Người đă viết
chữ "công lư" trong khi thành phần tố cáo chị phụ nữ phạm
nhân này và muốn nén đá chị ta tự động bỏ đi v́ theo "công lư"
mà nói th́ chính họ đă tự cảm thấy ḿnh cũng chẳng hơn ǵ chị ta
nên không dám ném đá chị, như lời thách thức của Chúa Giêsu: "Ai
trong các ngươi sạch tội, hăy ném đá chị này trước đi'".
Đó là lư do, nếu suy
diễn trên đây không sai về hai chữ đầu được Chúa Giêsu "cúi
xuống lấy ngón tay viết trên đất" là "tội lỗi" và "công
lư" th́ chắc chắn chữ thứ ba là chữ "luận án", một
chữ Chúa Giêsu không viết ra trên đất như 2 chữ trước mà bằng
chính lời Người nói với chính nữ phạm nhân đương sự đă cho thấy
rơ chữ "luận án" (luận tội hay kết tội) thứ ba này: "Hỡi
thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án
chị ư?' Nàng đáp: 'Thưa Thầy, không có ai'. Chúa Giêsu bảo: 'Ta
cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hăy đi, và từ nay đừng
phạm tội ấy nữa nhé'".
"Không ai kết án chị
ư?' Nàng đáp: 'Thưa Thầy, không có ai'. Chúa Giêsu bảo: 'Ta cũng
thế, Ta không kết tội chị'". Ôi
t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa. Ở đây, qua câu nói
này, Người đă phải hạ ḿnh xuống tới tầm mức như là một tội nhân
để tội nhân nhờ đó có thể cảm nghiệm được Người. Ở chỗ, Người đă
trở thành ngang hàng với những kẻ có tội bỏ đi không dám ném đá
chị. Họ không kết tội (ném đá) chị v́ họ cũng có tội như chị,
phần Chúa Giêsu vô tội có thể nén đá chị nhưng cũng không ném đá
(kết tội) chị giống như một trong những kẻ có tội đă bỏ đi. Thật
vậy, nơi Người là Đấng vô tội đồng thời cũng là Đấng Cứu Thế đă
có tất cả mọi thứ tội lỗi của loài người từ nguyên tội cho tới
tận thế, trong đó có cả tội ngoại t́nh của chị, cũng như tội của
những người muốn ném đá chị. Bởi thế, Người rất cảm thông và cảm
thương tội nhân nói chung (bao gồm cả thành phần muốn ném đá
chị) và chị phụ nữ ngoại t́nh này bấy giờ nói riêng. Chị là đối
tượng của sứ vụ Người "đến để t́m kiếm và cứu vớt những ǵ hư
hoại" (Luca 19:10) vậy.
Những ǵ Chúa Giêsu đă làm trong bài Phúc Âm hôm nay cho riêng
người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh cũng như cho
chung thành phần tố cáo và muốn ném đá chị theo luật, dường
như đă được Thiên Chúa bóng bẩy kêu gọi dân của Ngài và tiên báo
cho dân của Ngài biết qua miệng Tiên Tri Isaia trong Bài Đọc 1
hôm nay:
"Chúa là Đấng mở
đường dưới biển, mở lối đi dưới ḍng nước; Chúa là Đấng dẫn dắt
xe, ngựa, quân binh và dũng sĩ. Tất cả đều ngủ và không chỗi dậy
nữa; chúng bị ngộp thở và tắt đi như tim đèn. Người phán: "Các
ngươi đừng nhớ đến dĩ văng, và đừng để ư đến việc thời xưa nữa.
Đây Ta sẽ làm những cái mới và giờ đây chúng sẽ xuất hiện, như
các ngươi sẽ biết; Ta sẽ mở đường trong hoang địa, và khai sông
nơi đất khô khan. Thú đồng, muông rừng và chim đà sẽ ca tụng Ta,
v́ Ta đă làm cho hoang địa có nước và đất khô khan có sông, để
dân yêu quư của Ta có nước uống; Ta đă tác tạo dân này cho Ta,
nó sẽ ca ngợi Ta".
Cảm nhận được tất cả
những ǵ Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất làm cho ḿnh là thành
phần dân liên lỉ ngỗ nghịch với Ngài và không ngừng ngoan
cố phản bội Ngài, tiêu biểu nơi người phụ nữ bị bắt quả tang
phạm tội ngoại t́nh trong bài Phúc Âm hôm nay, Vị Thiên
Chúa là Đấng luôn trung thành với họ bằng bất cứ giá nào, miễn
là họ được cứu độ, mà dân của Ngài, qua thánh vịnh gia ở Bài Đáp
Ca hôm nay, bao gồm cả thành phần muốn ném đá chị phụ nữ bị bắt
quả tang phạm tội ngoại t́nh, không thể nào không hân hoan vang
lên tâm t́nh tri ân cảm mến chúc tụng Ngài như sau:
1) Khi Chúa đem những
người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy
giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những
tiếng hân hoan.
2) Bấy giờ dân thiên
hạ nói với nhau rằng: Chúa đă đối xử với họ cách đại lượng. Chúa
đă đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân
hoan.
3) Lạy Chúa, xin hăy
đổi số phận chúng con, như những ḍng suối ở miền nam. Ai gieo
trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
4) Thiên hạ vừa đi vừa
khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang
những bó lúa.
Trong bài Phúc Âm hôm
nay, thành phần đáng thương không phải chỉ có nữ đương sự phạm
nhân bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh đáng bị ném đá chết,
như một đứa con hoang đàng phung phá, mà bao gồm cả thành phần
muốn ném đá chị ta theo luật nữa, thành phần đóng vai như người
con trưởng ở nhà với cha nhưng lại lầm lạc xa cha đến độ không
muốn vào nhà nữa, thành phần tự cho ḿnh là công chính bởi việc
họ tuân giữ lề luật, một tinh thần đă được Thánh Phaolô Tông Đồ
Dân Ngoại, một nguyên biệt phái nhiệt thành hơn ai hết nhưng đă
nhận biết chân lư và đă bày tỏ cảm nhận của ḿnh với Kitô hữu
Giáo đoàn Philiphê trong Bài Đọc 2 như sau:
"V́ Người, tôi đành
chịu thua thiệt, và coi mọi sự như phân bớn, để lợi được Đức
Kitô, và được ở trong Người, không phải do sự công chính của tôi
dựa vào lề luật, nhưng do sự công chính bởi tin Đức Giêsu Kitô:
sự công chính bởi Thiên Chúa là sự công chính bởi đức tin để
nhận biết Người và quyền lực phục sinh của Người, để thông phần
vào sự đau khổ của Người và trở nên giống Người trong sự chết,
với hy vọng từ cơi chết được sống lại".
Đúng thế, chỉ có ai
hoàn toàn tin nhận Chúa Kitô và được Người chiếm đoạt mới có thể
nói như Thánh Phaolô như vậy: "V́ Người, tôi đành chịu thua
thiệt, và coi mọi sự như phân bớn, để lợi được Đức Kitô, và được
ở trong Người", Đấng đă "tự bỏ sự sống của ḿnh đi để rồi
lấy nó lại" (Gioan 10:17) cho phần rỗi của
chung nhân loại, nhất là cho phần rỗi của "những ai chấp nhận
Người th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan
1:12), nhờ đó "những ai Ngài đă biết trước th́ Ngài
cũng tiền định được thông phần h́nh ảnh Con của Ngài" (Roma
8:29), ở chỗ, như một Tông Đồ Phaolô trong Bài Đọc 1 hôm nay đă
hân hoan được "thông phần vào sự đau
khổ của Người và trở nên giống Người trong sự chết, với hy vọng
từ cơi chết được sống lại".
Thánh Thi (Giờ
Kinh Phụng Vụ Ban Mai Thứ Bảy Tuần Thánh - theo bản của Nhóm
Phiên Dịch Giờ Kinh Phụng Vụ)
Lạy Đức Kitô, Chúa
thiên đàng
Đem nguồn cứu độ xuống
trần gian,
Lá cờ thập tự, tay
Ngài phất,
Giải thoát muôn dân
khỏi tử thần.
Chiên hiền vô tội, ấy
chính Ngài
Để cứu chữa đời, chịu
phanh thây
Áo của chính nhân,
Ngài đem giặt
Trong ḍng Máu Thánh
đổ ra đây.
Những ai Ngài đă
thương cứu độ
Đổi chính bản thân,
chuộc họ về
Sống lại, Ngài đưa lên
cơi thọ
Muôn đời ca tụng lượng
từ bi.
Tha thiết nài xin Chúa
nhận vào
Cộng đoàn chư thánh
chốn trời cao
Trở thành dân Nước
Chúa hiển trị
Con cái mọn hèn, phúc
nhường bao!
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
MC.CNV-C.mp3
https://youtu.be/cPKNZoHxE48