Bài Đọc I: (năm
II) 2
Sm 7, 4-17
"Ta sẽ cho con của ngươi kế vị, và bảo đảm triều đại ngươi".
Trích sách Samuel quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Nathan lời này rằng: "Hăy đi
và nói với Đavít tôi tớ Ta rằng: Chúa phán thế này: Có phải
ngươi sẽ xây cất cho Ta một ngôi nhà để ở chăng? V́ từ ngày Ta
dẫn dắt con cái Israel ra khỏi đất Ai-cập cho đến ngày nay, Ta
không ở trong nhà, nhưng Ta di chuyển trong nhà tạm và trong
trại. Khắp mọi nơi Ta đi qua với con cái Israel, có khi nào Ta
nói cùng một trong các chi họ Israel mà Ta truyền dạy chăn dắt
Israel dân Ta rằng: "Tại sao không xây cất cho Ta một ngôi nhà
bằng cây hương nam?"
Giờ đây, ngươi hăy nói cùng Đavít tôi tớ Ta rằng: "Chúa các đạo
binh phán thế này: Ta đă đem ngươi ra khỏi đồi cỏ lúc ngươi c̣n
theo sau đoàn chiên, để ngươi trở nên thủ lănh Israel dân Ta và
Ta đă ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi. Ta sẽ tiêu diệt mọi
quân thù trước mặt ngươi, và Ta sẽ làm cho danh ngươi nên cao
trọng như danh các bậc vĩ nhân trên mặt đất. Ta sẽ đặt để một
nơi cho Israel dân Ta, và Ta sẽ vun trồng nó tại đó. Nó sẽ ở đó
và sẽ không c̣n bị quấy rối nữa. Con cái sự dữ sẽ không c̣n đến
đàn áp nó như xưa nữa, như ngày Ta thiết lập các vị Thẩm phán
trên Israel dân Ta. Ta sẽ cho ngươi được bằng yên khỏi mọi quân
thù. Và Chúa phán trước cho ngươi biết là Chúa sẽ tạo lập cho
ngươi một ngôi nhà. Đến khi qua đời, ngươi sẽ được an giấc cùng
các tổ phụ ngươi. Kế đó Ta sẽ cho con của ngươi kế vị và làm cho
vương quốc ngươi vững mạnh. Chính người sẽ xây dựng cho danh Ta
một ngôi nhà, và Ta bảo đảm ngôi báu triều đại ngươi tồn tại đến
muôn đời. Ta sẽ là Cha người, và người sẽ là con Ta. Nếu người
có phạm lỗi, Ta sẽ sửa trị người bằng roi người lớn và bằng tai
hoạ con cái loài người. Nhưng Ta sẽ không cất khỏi người ḷng từ
bi của Ta, như Ta đă xử với Saolê, kẻ đă bị Ta khai trừ khỏi mặt
Ta. Và nhà của ngươi và triều đại ngươi sẽ vững chắc đến muôn
đời trước mặt Ta; ngôi báu ngươi sẽ vững bền măi măi!" Nathan đă
thuật lại cho Đavít tất cả những lời và thị kiến này.
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 88, 4-5. 27-28. 29-30
Đáp: Đời đời Ta sẽ dành cho người ḷng sủng ái (c. 29).
Xướng: 1) Ta đă kư minh ước cùng người Ta tuyển lựa. Ta đă thề
cùng Đavít là tôi tớ của Ta rằng: "Cho tới muôn đời Ta bảo tồn
miêu duệ của ngươi, và Ta thiết lập ngai báu ngươi qua muôn thế
hệ". - Đáp.
2) Chính người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha con, là Thiên Chúa
và Đá Tảng cứu độ của con". Và Ta sẽ đặt người làm trưởng tử,
cao sang hơn các vua chúa ở trần gian. - Đáp.
3) Đời đời Ta sẽ dành cho người ḷng sủng ái, và lời ước Ta kư
với người sẽ được măi măi duy tŕ. Ta sẽ ǵn giữ miêu duệ người
tới muôn đời, và ngai báu người như những ngày của cơi cao xanh.
- Đáp.
Alleluia: 1Sam 3,9
Alleluia, Alleluia. - Lạy Chúa, xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa
đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. -
Alleluia.
Phúc Âm: Mc 4,1-20
"Người gieo hạt đi gieo hạt giống"
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy ở bờ biển và có đám đông
dân chúng tụ lại gần Người, nên Người xuống ngồi trong một chiếc
thuyền trên mặt biển, tất cả đám đông th́ ở trên đất theo dọc bờ
biển.
Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều, và khi giảng, Người nói
với họ rằng:
"Các ngươi hăy nghe! Nầy người gieo hạt đi gieo hạt giống.
Khi gieo, một phần hạt rơi xuống vệ đường và chim trời đến ăn
hết.
Phần khác rơi trên đất sỏi, nơi không có nhiều đất.
Hạt giống đă mọc lên ngay, v́ lớp đất không sâu.
Nhưng khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và v́ không
rễ, nên bị chết khô.
Một phần khác rơi vào bụi gai và gai mọc lên làm hạt giống chết
mà không sinh hoa trái được.
Phần hạt khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt
th́ sinh được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm".
Và Người phán rằng: "Ai có tai nghe th́ hăy nghe".
Khi Người c̣n lại một ḿnh, th́ mười hai ông là những kẻ luôn ở
với Người, hỏi Người về ư nghĩa dụ ngôn, Người liền bảo các ông:
"Các con được ơn biết mầu nhiệm về nước Thiên Chúa, c̣n những
người khác ở ngoài th́ mọi sự được giảng dạy bằng dụ ngôn, v́
chúng nh́n mà không thấy, nghe mà không hiểu, kẻo chúng trở lại
mà được tha tội".
Người nói với các ông:
"Các con không hiểu dụ ngôn đó sao? Vậy th́ hiểu sao được tất cả
những dụ ngôn khác?
Người gieo hạt là gieo lời Chúa.
Vệ đường mà lời Chúa được gieo vào, là những kẻ vừa nghe xong,
th́ Satan đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ.
Và cũng thế, những hạt giống rơi trên đất sỏi, là những kẻ khi
nghe lời Chúa th́ đón nhận vui vẻ, nhưng chúng không đâm rễ bên
trong và là những người hay thay đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay
bắt bớ v́ lời Chúa, th́ họ sa ngă liền.
Lại có những hạt giống rơi trong bụi gai.
Đây là những kẻ nghe lời Chúa, nhưng những lo lắng trần tục, bóp
nghẹt lời Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được.
C̣n những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là những người nghe
lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi, hạt ba mươi, hạt sáu
mươi và hạt một trăm".
Đó là Lời Chúa.
Suy niệm
Đức Kitô Mạc
Khải
Tiếp tục "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và
chân lư" cho chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh, bài
Phúc Âm Thứ Tư hôm nay trong Tuần 3 của thời điểm phụng vụ này
liên quan đến dụ ngôn "người gieo hạt đi gieo hạt giống".
Theo bài Phúc Âm thuật lại ở phần đầu th́ nội dung của dụ ngôn
này như sau: "Khi gieo, một phần hạt rơi xuống vệ đường và
chim trời đến ăn hết. Phần khác rơi trên đất sỏi, nơi không có
nhiều đất. Hạt giống đă mọc lên ngay, v́ lớp đất không
sâu. Nhưng khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và v́
không rễ, nên bị chết khô. Một phần khác rơi vào bụi gai và gai
mọc lên làm hạt giống chết mà không sinh hoa trái được. Phần hạt
khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt th́ sinh
được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm".
Cũng theo bài Phúc Âm hôm nay, ở phần cuối Chúa Giêsu đă giải
thích ư nghĩa của từng h́nh ảnh được ám chỉ trong dụ ngôn cho
các môn đệ nghe, như lời yêu cầu của các vị:
"Người gieo hạt là gieo lời Chúa. Vệ đường mà lời Chúa được gieo
vào, là những kẻ vừa nghe xong, th́ Satan đến và cất lấy lời
Chúa gieo trong tâm hồn họ. Và cũng thế, những hạt giống rơi
trên đất sỏi, là những kẻ khi nghe lời Chúa th́ đón nhận vui vẻ,
nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là những người hay thay
đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ v́ lời Chúa, th́ họ sa
ngă liền. Lại có những hạt giống rơi trong bụi gai. Đây là những
kẻ nghe lời Chúa, nhưng những lo lắng trần tục, bóp nghẹt lời
Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được. C̣n những hạt giống
gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ
lấy và làm sinh lợi, hạt ba mươi, hạt sáu mươi và hạt một trăm".
Trong phần dẫn giải của ḿnh, Chúa Giêsu không cho biết "người
gieo hạt" là ai. Tuy nhiên, v́ "gieo hạt là gieo lời Chúa"
như Chúa Giêsu dẫn giải, th́ "người gieo hạt" đây c̣n ai
khác ngoài chính bản thân Người, "Người Con duy nhất đến từ
Cha... đầy ân sủng và chân lư".
Nếu "hạt đây là lời Chúa" và lời Chúa đây chất chứa "ân
sủng và chân lư", v́ chính bản thân Người là "Lời",
bởi thế "người gieo hạt" đây tức là "Người Con duy
nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lư" tỏ ḿnh ra để
thông ban cho "những ai chấp nhận Người" (Gioan 1:12) "ân
sủng và chân lư" của Người và từ Người: "ân sủng" là
"được quyền làm con Thiên Chúa" và "chân lư" là "được
sinh ra bởi Thiên Chúa, chứ không phải bởi huyết nhục, bởi nhục
dục hay bởi ư muốn của con người" (Gioan 1:13).
Đúng thế, theo dẫn giải của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay
th́ hạt khi chưa gieo vẫn c̣n là hạt, nhưng một khi đă gieo
xuống rồi th́ hạt được gieo xuống ấy trở thành người nghe,
người đón nhận. Có tất cả 4 loại người chính yếu tiêu
biểu đáp ứng lời Chúa, đáp ứng mạc khải thần linh là chính Chúa
Kitô, hay "chấp nhận" Chúa Kitô cũng thế.
Nếu "ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền làm con
Thiên Chúa" (Gioan 1:12) và là người "sinh bởi Thiên Chúa"
th́ họ quả thực là "những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là
những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi, hạt ba
mươi, hạt sáu mươi và hạt một trăm".
Vậy th́ 3 thành phần c̣n lại sẽ có thể được suy diễn và áp dụng
như sau:
"Những hạt ở trên vệ đường là những kẻ vừa nghe xong, th́ Satan
đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ" ở đây
có thể hiểu về thành phần "sinh bởi huyết nhục", nghĩa là hoàn
toàn sống theo tự nhiên nông nổi bề ngoài một cách hờ hững
lănh đạm với những ǵ siêu nhiên, thuộc lănh vực đức tin,
thuộc đời sống thiêng liêng.
"Những hạt giống rơi trên đất sỏi, là những kẻ khi nghe lời Chúa
th́ đón nhận vui vẻ, nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là
những người hay thay đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ v́
lời Chúa, th́ họ sa ngă liền" ở đây
có thể hiểu về thành phần "sinh bởi nhục dục", sống theo
cảm giác cảm t́nh nên rất thay đổi bất nhất.
"Những hạt giống rơi trong bụi gai. Đây là những kẻ nghe lời
Chúa, nhưng những lo lắng trần tục, bóp nghẹt lời Chúa, khiến
không thể sinh hoa trái được" ở đây
có thể hiểu về thành phần "sinh bởi ư muốn của con người",
sống t́m kiếm và theo đuổi ưu tiên lợi lộc trần gian, coi trọng
giá trị trần gian hơn những ǵ là chân thực bất biến.
Bài Đọc 1 cho Năm Chẵn hôm nay cho thấy Thánh Vương Đavít là một
"hạt giống gieo trong đất tốt", ở chỗ, vua luôn nghĩ đến
Thiên Chúa và coi trọng Thiên Chúa trong suốt cả cuộc đời của
ḿnh, (tất nhiên cũng có một lúc vua đă sa ngă phạm tội trầm
trọng nhưng vua đă hết ḷng ăn năn thống hối), cũng như trong
triều đại của vua. Chẳng hạn vua có ư định "xây cất cho
(Chúa) một ngôi nhà để ở" khi vua thấy vua ở
trong đền đại nguy nga lộng lẫy mà Ḥm Bia Chúa lại ở "nhà
tạm", một nơi không xứng với Thiên Chúa vô cùng uy nghi cao
cả chí tôn.
Bởi thế, v́ vua "là người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm
sinh lợi" nên vua là "hạt ba mươi, hạt sáu mươi và hạt
một trăm".
Vua là "hạt ba mươi", ở chỗ: "Ta sẽ tiêu diệt mọi quân
thù trước mặt ngươi, và Ta sẽ làm cho danh ngươi nên cao trọng
như danh các bậc vĩ nhân trên mặt đất... Ta sẽ cho ngươi được
bằng yên khỏi mọi quân thù. Và Chúa phán trước cho ngươi biết là
Chúa sẽ tạo lập cho ngươi một ngôi nhà. Đến khi qua đời, ngươi
sẽ được an giấc cùng các tổ phụ ngươi".
Vua là "hạt sáu mươi", ở chỗ: "Kế đó Ta sẽ cho con của
ngươi kế vị và làm cho vương quốc ngươi vững mạnh. Chính người
sẽ xây dựng cho danh Ta một ngôi nhà, và Ta bảo đảm ngôi báu
triều đại ngươi tồn tại đến muôn đời. Ta sẽ là Cha người, và
người sẽ là con Ta...".
Vua là "hạt một trăm", ở chỗ: "Nhà của ngươi và triều
đại ngươi sẽ vững chắc đến muôn đời trước mặt Ta; ngôi báu ngươi
sẽ vững bền măi măi!"
Bài Đáp Ca hôm nay liên quan trực tiếp với bản thân vua Đavít,
vương tổ của Chúa Kitô và là tiền thân cho vương quyền của
Người, một mảnh đất tốt cũng chính là hạt sinh gấp trăm trong dụ
ngôn người gieo hạt của Chúa Kitô trong Bài Phúc Âm hôm nay:
1) Ta đă kư minh ước cùng người Ta tuyển lựa. Ta đă thề cùng
Đavít là tôi tớ của Ta rằng: "Cho tới muôn đời Ta bảo tồn miêu
duệ của ngươi, và Ta thiết lập ngai báu ngươi qua muôn thế hệ".
2) Chính người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha con, là Thiên Chúa
và Đá Tảng cứu độ của con". Và Ta sẽ đặt người làm trưởng tử,
cao sang hơn các vua chúa ở trần gian.
3) Đời đời Ta sẽ dành cho người ḷng sủng ái, và lời ước Ta kư
với người sẽ được măi măi duy tŕ. Ta sẽ ǵn giữ miêu duệ người
tới muôn đời, và ngai báu người như những ngày của cơi cao
xanh.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
TN.III-4.mp3
Ngày 26 tháng 1
Thánh Ti-mô-thê và thánh Ti-tô, giám mục
lễ nhớ bắt buộc
Cùng với thánh Lu-ca, thánh Ti-mô-thê và thánh Ti-tô là những
cộng tác viên trung thành của thánh Phao-lô. Mẹ thánh Ti-mô-thê
là người Do-thái, c̣n chính ông th́ đă được thánh Phao-lô thanh
tẩy. Ông đă theo thánh Phao-lô trong các chuyến đi truyền giáo,
rồi sau được đặt làm thủ lănh giáo đoàn Ê-phê-xô. C̣n thánh
Ti-tô đă được thánh Phao-lô nhận ở An-ti-ô-khi-a ngay từ đầu sứ
vụ tông đồ. Sau đó, ông được trao nhiệm vụ loan báo Tin Mừng.
Thư thánh Phao-lô gửi cho ông Ti-mô-thê (1 – 2 Tm) và thư gửi
cho ông Ti-tô (Tt) được gọi là các thư mục vụ, v́ trong đó có
nhiều lời khuyên dành cho cả những người lănh đạo cũng như cho
hết mọi thành phần trong giáo đoàn.
Lời
nguyện
Lạy Chúa, Chúa đă ban cho hai thánh Ti-mô-thê và Ti-tô những đức
tính xứng bậc tông đồ, xin nhậm lời các thánh nhân cầu thay
nguyện giúp mà ban cho chúng con, khi c̣n ở đời này, biết sống
ngay lành và thánh thiện, hầu xứng đáng đạt tới quê trời. Chúng
con cầu xin
ĐTC
Biển
Đức XVI Thứ Tư 13/12/2006 -
Bài 27: Thánh Timôthêu và Titô
Thánh
Timôthê (c. 97?):
Qua Tân Ước, những ǵ chúng ta biết được về cuộc đời Thánh
Timôthê th́ giống như của một Giám mục bận rộn ngày nay. Ngài
được vinh dự tháp tùng thánh Phaolô, và cả hai đều được ưu tiên
rao giảng Phúc Âm và chịu đau khổ.
Thánh Timôthê có cha là người Hy Lạp và mẹ là người Do Thái tên
là Eunice. Là kết quả của một hôn nhân "hỗn hợp", nên ngài bị
người Do Thái coi là bất hợp pháp. Chính bà ngoại thánh nhân, bà
Lois, là người đầu tiên trở lại Kitô giáo. Sau đó, Timôthê được
thánh Phaolô rửa tội khoảng năm 47, và sau đó cùng tiếp tay với
ngài trong công cuộc tông đồ. Chính ngài và thánh Phalô cùng
sáng lập Giáo hội Côrintô. Trong 15 năm làm việc với thánh
Phaolô, Timôthê trở nên người bạn trung tín nhất của Phaolô.
Ngài được thánh Phaolô gửi đi truyền giáo, thường phải đương đầu
với những xáo trộn trong các giáo đoàn mà thánh Phaolô thành
lập.
Khi Timôthê đang ở với Phaolô th́ bị bắt tại Rôma. Trong một
thời gian, chính Timôthê cũng bị tù (Dt 13,23). Và thánh Phaolô
đă bổ nhiệm Timôthê làm đại diện cho ngài ở Êphêsô.
Timôthê quá trẻ so với trách nhiệm nặng nề phải đảm trách. "Đừng
để ai coi thường anh v́ sự trẻ trung," trong thư I thánh Phaolô
viết cho Tm 4,12a). Một vài đoạn khác cho chúng ta biết dường
như Timôthê hay bẽn lẽn. Và một trong những câu của thánh Phaolô
thường được trích dẫn là câu viết cho Timôthê: "Đừng chỉ uống
nước lă, nhưng hăy dùng thêm chút rượu, v́ anh đau dạ dày và ốm
yếu luôn" (1Tm 5,23).
Thánh Titô (c. 94?):
Titô có nét đặc biệt là người bạn thân và là môn đệ của thánh
Phaolô cũng như tiếp tay trong công cuộc truyền giáo. Ngài là
người Hy Lạp, hiển nhiên xuất thân từ Antiôkia. Mặc dù ngài là
Dân Ngoại, thánh Phaolô đă không để ngài phải chịu cắt b́ ở
Giêrusalem. Titô được coi như người ḥa giải, người quản đốc,
người bạn rất tốt. Trong lá thư thứ hai gửi giáo đoàn Côrintô,
thánh Phaolô cho chúng ta thấy t́nh bạn sâu đậm giữa ngài với
Titô, và t́nh đồng đội giữa hai người khi rao giảng Tin Mừng:
"Khi tôi đến Troas... Tinh thần tôi không được khuây khỏa v́
không gặp được Titô, người anh em của tôi. Do đó tôi từ giă họ
và tiếp tục đến Macedonia... Ngay cả khi đến Macedonia, thể xác
chúng tôi cũng chưa được yên, mà phải chịu đau khổ đủ mọi cách,
xung đột bên ngoài, lo sợ bên trong. Nhưng Thiên Chúa, Đấng an
ủi những kẻ yếu hèn, đă an ủi chúng tôi bằng cách sai Ti-tô
đến..." (2 Cr 2,12a, 13; 7, 5-6).
Trong Thư Gửi Titô, lúc ấy Titô được coi như quản đốc của cộng
đồng Kitô giáo trên đảo Crete, có trách nhiệm tổ chức, chấn
chỉnh những lạm dụng và bổ nhiệm các giám mục phụ tá.
Lời Bàn
Qua đời sống của Thánh Titô, chúng ta có được chút hiểu biết về
đời sống Giáo Hội thời tiên khởi: hăng say trong việc tông đồ,
kết hợp mật thiết với Đức Kitô, triển nở t́nh bạn. Tuy nhiên,
luôn luôn có những vấn đề của bản tính con người và những chi
tiết không hấp dẫn chút nào trong đời sống hàng ngày: cần phải
sống bác ái và kiên nhẫn trong "sự căi cọ với người khác, lo sợ
trong tâm hồn." Qua tất cả những điều ấy, t́nh yêu của Đức Kitô
đă ǵn giữ họ.
https://www.tgpsaigon.net/bai-viet/thanh-timothe-va-thanh-tito-40934
1. Ghi nhận lịch sử - Phụng Vụ
Ghi chú cổ nhất về Thánh Lễ kính thánh Timôthê (thế kỷ XII),
thường được mừng ngày áp lễ trở lại của thánh Phaolô (tức là
ngày 24.01). Hiện tại được mừng vào ngày 26.01, không nhắm tới
hai vị giám mục tử đạo. Lời kinh riêng cho thánh Titô chỉ xuất
hiện trong lịch Rôma vào ngày 06.02.1854; lời kinh này thành
kinh chung cho cả hai Vị thánh.
Thánh Kinh cho biết, Timôthê, người môn đệ yêu dấu của thánh
Phaolô, có người cha ngoại giáo và người mẹ Do Thái tên Eunice,
đă trở lại (2 Tm 1,5); ngài được dạy dỗ trong một gia đ́nh có
đức tin; Thánh Phaolô ghi chú: bà nội Lois đă dạy cho Timôthê
biết luật Chúa (2 Tm 3,14-15). Nhờ thánh Phaolô, Timôthê trở lại
trong chuyến truyền giáo lần đầu; Timôthê cũng đi theo thánh
Phaolô trong chuyến truyền giáo lần thứ hai và thứ ba, theo yêu
cầu của giáo đoàn Lystre (Cv 16,1-3) và lần này, ngài đă chạm
trán với những khó khăn của đời Tông Đồ (Cv 17,14-15; 18,5-6).
Thánh Phaolô buộc ngài phải cắt b́ để có thể dễ dàng chu toàn sứ
vụ giữa người Do Thái. Người ta thấy ngài đi theo thánh Phaolô
và được gởi sang Macédoine (Cv 19,22) và được phó thác các cộng
đoàn vùng Thessalonique (1 Tx 3), sau đó là Côrinthô (1 Cr 4,17;
16,10); rồi người ta lại gặp ngài trong nhóm đi theo thánh
Phaolô (Cv 10,24). Thánh Phaolô gởi cho ngài một lá thơ từ
Êphêsô (1 Tm 1,3) là nơi ngài đang thực hiện sứ vụ giữa cộng
đoàn, sau đó một thư khác, trong đó thánh Phaolô gợi lại những
giọt nước mắt khi chia tay (2 Tm 1,4).
Thánh Phaolô nhấn mạnh sự trung kiên của Timôtê trong các cơn
thử thách. T́nh bạn đă nối kết cả hai (x.Pl 2,19-33) thúc đẩy
Timôtê ở lại với thánh Phaolô trong lần bị bắt thứ nhất; cũng
chính thánh Phaolô cho gọi ngài đến Rôma trong lần bị bắt thứ
hai. Chúng ta không biết lúc nào ngài đă lănh nhận việc đặt tay;
có lẽ chúng ta có thể thấy trong đoạn 1Tm 6,12: “Anh đă nói
lên lời tuyên xưng cao đẹp trước mặt nhiều nhân chứng”.
Không có ǵ minh chứng rằng Timôthê đă chịu tử đạo, có lẽ ngài
đă qua đời tại Êphêsô.
Về thánh Titô, sinh ra trong một gia đ́nh ngoại giáo, đă được
thánh Phaolô rửa tội trong chuyến truyền giáo lần thứ nhất. Ngài
theo thánh Phaolô và Barnaba lên Giêrusalem (Gl 2,1-3), tại đây
thánh Phaolô chống đối việc ngài bị bắt phải cắt b́, v́ xuất
thân từ ngoại giáo. Khi thánh Phaolô thuật lại việc đến Troas,
ngài muốn gặp Titô, “người anh em của tôi” (2 Cr 2,13),
cho thấy ngài rất tin tưởng Titô, như người phục vụ trung gian
giữa thánh nhân và cộng đoàn Côrinthô để tái lập lại sự hoà
thuận giữa Giáo Hội này với thánh nhân (2 Cr 7,5-7). Thánh
Phaolô đặt Titô đứng đầu cộng đoàn ở Crète. Trong đoạn Titô 1,4
thánh Phaolô c̣n gọi Titô là “người con tôi thực sự sinh ra
trong cùng một đức tin chung”. Thánh Phaolô c̣n viết thư bảo
ngài đi theo ḿnh từ Nicopolis đến Épire, có lẽ từ đây thánh
Phaolô đă sai ngài đi rao giảng vùng Dalmatie. Thánh Timôthê
được vùng này tôn kính cách đặc biệt. Theo truyền thuyết, thánh
Titô qua đời trong cộng đoàn của ngài tại Crète, lúc tuổi đă xế
chiều.
2. Thông điệp và tính thời sự
Kinh Tổng Nguyện, chung cho cả hai vị thánh, gợi lên nhân đức
xứng đáng với chức vị Tông Đồ mà Thiên Chúa ban cho hai môn đệ
trung thành của thánh Phaolô. Lá thư thứ hai gởi cho Timôthê ca
tụng đức tin chân thành của người con yêu quí, đă khuyến khích
: Tôi nhắc nhớ anh phải luôn gợi lên trong anh ân sủng của
Thiên Chúa mà anh đă lănh nhận khi tôi đặt tay cho anh.
Ân sủng của Thiên Chúa mà thánh Phaolô nói đến là “đặc sủng” mà
Timôthê đă lănh nhận và thánh hiến ngài trong sứ vụ mục tử. Đánh
thức ân sủng này, có nghĩa là làm sống lại ân sủng của Thiên
Chúa, Đấng là Thần Trí sức mạnh, t́nh yêu và làm chủ bản thân.
Cũng trong lá thư gởi cho Timôthê, thánh Phaolô nói với người
môn đệ của ḿnh: “Hăy rao giảng Lời Chúa, hăy lên tiếng, lúc
thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” thánh Phaolô đă
nhắc nhở ngài việc sửa sai anh em: “Hăy biện bác, ngăm đe,
khuyên nhủ, với tất cả ḷng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2
Tm 4,2). Đó chính là các nhân đức Tông Đồ mà các mục tử luôn cần
thiết, được kêu gọi tỉnh thức, không yếu đuối và không thoả
thuận.
Kinh Tổng Nguyện kêu gọi chúng ta sống công chính và đạo đức
trong thế giới này, lấy hứng từ lá thư thánh Phaolô gởi cho
Titô: “Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đă được biểu lộ, đem
ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ
lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực,
công chính, đạo đức ở thế gian này. Sở dĩ như vậy, là v́ chúng
ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Kitô
Giêsu là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng Cứu Độ chúng ta, xuất hiện
vinh quang (Tit 2,11-13). Câu đáp cho bài kinh Magnificat: “Chúng
ta hăy sống công chính và ngay thẳng, chờ đợi ngày Chúa đến”,
cũng nhấn mạnh lời đ̣i hỏi trung tín theo nghĩa cánh chung của
cuộc đời Kitô hữu.
Trong lá thư gởi cho Titô, thánh Phaolô xin người môn đệ của
ḿnh minh chứng một mẫu gương đức hạnh ngay trong chính bản thân
(2,7); cũng thế, ngài động viên mọi hạng người sống theo t́nh
trạng và điều kiện của ḿnh. Dù vậy, nền tảng tín lư của các
trách nhiệm chính yếu và đặc thù đều là một cho mọi người: “Niềm
hy vọng được sự sống đời đời mà Thiên Chúa, Đấng không hề nói
dối, đă hứa từ thuở đời đời” (1,2). Những việc dấn thân của
chúng ta trong hiện tại là sống trong một t́nh trạng tỉnh thức,
sẵn sàng chờ đợi sự kiện cánh chung của Chúa. Sự công chính và
ḷng đạo đức mà chúng ta được gọi để sống, là trung tâm của nền
luân lư Kitô giáo. Sự công chính (theo nghĩa Thánh Kinh) đi kèm
theo ḷng đạo đức, có nghĩa là t́nh yêu bác ái sẽ làm cho các
mệnh lệnh và trách nhiệm trở thành một ách êm ái và một gánh
thật nhẹ nhàng.
Enzo Lodi (Nguồn:tgpHaNoi)
https://www.kath-vietnamesen.de/26-01-thanh-timothe-va-thanh-tito-giam-muc-le-kinh/
ThanhTimotheu-ThanhTito.mp3
https://youtu.be/j7W2JJF1jAg