Bài Đọc I: (năm
II) 2
Sm 5, 1-7. 10
"Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel dân Ta".
Trích sách Samuel quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, toàn thể chi tộc Israel đến cùng Đavít tại
Hebron mà nói rằng: "Đây chúng tôi là cốt nhục của ngài. Nhưng
từ trước đến giờ, khi Saolê đang làm vua chúng tôi, th́ chính
ngài đă dẫn dắt Israel. Và Chúa đă nói với ngài rằng: "Chính
ngươi sẽ chăn dắt Israel dân Ta, và sẽ trở nên thủ lănh Israel".
Vậy tất cả các vị kỳ lăo Israel đều đến t́m nhà vua tại Hebron,
và tại đó, vua Đavít kư kết với họ một giao ước trước mặt Chúa.
Họ liền xức dầu phong Đavít làm vua Israel. Khi Đavít lên làm
vua, ngài được ba mươi tuổi, và cai trị được bốn mươi năm. Tại
Hebron, ngài cai trị Giuđa được bảy năm rưỡi. C̣n tại
Giêrusalem, ngài cai trị toàn cơi Israel và Giuđa được ba mươi
ba năm.
Nhà vua và tất cả quân sĩ theo ngài kéo đến Giêrusalem, đánh
đuổi dân cư Giêbusê. Người ta nói với Đavít rằng: "Ông đừng vào
đây, bằng không những người mù què sẽ đánh đuổi ông". Như thế có
nghĩa là: "Đavít sẽ không vào được nơi này". Nhưng Đavít đă
chiếm đóng đồn Sion làm kinh thành của Đavít.
Và Đavít vào thành, càng ngày càng trở nên cường thịnh, và Chúa
là Thiên Chúa các đạo binh phù hộ nhà vua.
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 88, 20. 21-22. 25-26
Đáp: Thành
tín và ân sủng của Ta hằng ở với người (c. 25a).
Xướng: 1) Xưa trong cuộc thị kiến, Chúa đă phán cùng bầy tôi
Chúa: "Ta đội măo triều thiên cho vị anh hùng, Ta cất nhắc người
được kén chọn tự trong dân. - Đáp.
2) Ta đă gặp Đavít là tôi tớ của Ta, Ta đă xức dầu thánh của Ta
cho người, để tay Ta bang trợ người luôn măi, và cánh tay Ta
củng cố thân danh người. - Đáp.
3) Thành tín và ân sủng của Ta hằng ở với người, và nhân danh
Ta, sức mạnh người tăng thêm măi. Ta đặt tay người trên mặt
biển, và tay hữu người, Ta đặt lên sông ng̣i. - Đáp.
Alleluia: Ga 14, 23
Alleluia, alleluia! - Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy,
và Cha Thầy sẽ yêu thương người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở
trong người ấy. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 3, 22-30
"Satan phải diệt vong".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, những luật sĩ từ Giêrusalem xuống nói rằng: "Ông ấy bị
quỷ Belgiêbút ám", và nói thêm rằng: "Chính nhờ tướng quỷ mà ông
ấy trừ quỷ". Khi đă gọi họ lại, Chúa Giêsu phán bằng dụ ngôn
rằng: "Satan lại trừ Satan làm sao được? Nếu một nước mà tự chia
rẽ nhau, th́ nước đó tồn tại làm sao được? Vậy nếu Satan dấy lên
chống đối với chính ḿnh và tự phân tán, th́ nó không thể đứng
vững được mà phải diệt vong. Chẳng ai có thể vào nhà một người
khoẻ mạnh và cướp của y, nếu không trói được y trước đă, rồi sau
mới cướp phá nhà y. Quả thật, Ta bảo các ông hay, mọi tội lỗi và
mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết,
nhưng kẻ nào nói phạm đến Chúa Thánh Thần, sẽ muôn đời không bao
giờ được tha: nó mắc tội muôn đời". Đó là v́ họ nói "Người bị
thần ô uế ám".
Đó là lời Chúa.
Suy niệm
Đức Kitô Quyền
Năng
Hôm
nay, Thứ Hai, ngày thường đầu tiên trong Tuần 3 Mùa Thường Niên
hậu Giáng Sinh, chủ đề "Người Con duy nhất đến từ
Cha... đầy ân sủng và chân lư" cho chung thời điểm phụng vụ
này vẫn tiếp tục phản ảnh nơi bài Phúc Âm hôm nay.
Bài Phúc Âm hôm nay Thánh kư Marco thuật lại sự kiện đụng độ
giữa "những luật sĩ từ Giêrusalem đến" và Chúa Giêsu, một
cuộc đụng độ càng cho thấy bản chất "đầy ân sủng và chân lư"
của "Người Con duy nhất đến từ Cha" này. Ở chỗ, cho dù bị
xuyên tạc chụp mũ Người vẫn "hiền lành và khiêm nhượng trong
ḷng" (Mathêu 11:29), vẫn nhẫn nhịn giúp cho đối phương nhận
ra cái sai lầm của họ và cảnh giác họ để họ khỏi bị đời đời hư
mất.
Thật vậy, khi thấy danh tiếng của Chúa Giêsu càng ngày càng nổi
nang khắp nơi trong dân chúng, cho dù Người mới chỉ ở Galilêa
thuộc miền bắc đất nước Do Thái, chứ chưa xuống tới Giuđêa
thuộc miền nam là nơi toàn ṭng dân Do Thái và có giáo đô
Giêrusalem là trung tâm của Do Thái giáo, thành phần "những
luật sĩ từ Giêrusalem đến nói rằng 'Ông ấy bị quỷ Belgiêbút ám',
và nói thêm rằng: 'Chính nhờ tướng quỷ mà ông ấy trừ quỷ'".
Không biết thành phần luật sĩ từ Giêrusalem đến này từ bao lâu
rồi, đă tận mắt xem thấy Chúa Giêsu trừ quỉ hay chưa, hoặc chỉ
nghe nói đến thôi, rồi suy diễn một cách méo mó như vậy để chống
phá đối phương mới trở nên nổi tiếng, với chủ đích hạ bệ đối thủ
của ḿnh xuống càng sớm càng tốt?!
Tuy nhiên, nếu "miệng nói ra những ǵ đầy trong ḷng",
như chính Chúa Giêsu đă nói với những người Pharisiêu trong
Phúc Âm của Thánh kư Mathêu (12:34) cũng có cùng chủ trương như
những người luật sĩ trong bài Phúc Âm hôm nay, th́ nội dung của
lời phát biểu này dường như chất chứa tính cách cạnh tranh xuất
phát từ ḷng ghen ghét, chứ chưa nói đến tính cách hết sức phạm
thượng của nó, của những ai phát ngôn như thế.
Thế nhưng, cho dù bị phạm thượng như vậy, Chúa Giêsu chẳng
những đă không nổi giận, quát mắng họ hay thậm tệ quở trách
họ, như Người sẽ làm sau này, được thấy ở nguyên đoạn 23 Phúc Âm
Thánh Mathêu, mà c̣n hết sức nhân từ "gọi họ lại" và "dùng
tỉ dụ" (như cha mẹ hay thày cô dạy cho đám học tṛ con nít
của ḿnh) cho dễ hiểu để nhờ đó vạch ra cho họ thấy những ǵ sơ
hở đầy mẫu thuẫn nơi cái nhận định và lập luận vừa thiển cận
nông nổi vừa mâu thuẫn mù tối của họ, bằng cách Người đă lấy
gậy ông đập lưng ông, như sau:
"Satan lại trừ Satan làm sao được? Nếu một nước mà tự chia rẽ
nhau, th́ nước đó tồn tại làm sao được? Vậy nếu Satan dấy lên
chống đối với chính ḿnh và tự phân tán, th́ nó không thể đứng
vững được mà phải diệt vong". Tức là Chúa Giêsu muốn nói với
thành phần luật sĩ đầy thế lực từ giáo đô Giêrusalem rằng: quí
vị thật là mâu thuẫn, chẳng hiểu ǵ cả, nếu tôi như quí vị nói "bị
quỉ Belzebul ám" nhờ đó tôi mới có thể "nhờ chính tướng
quỷ mà trừ quỷ" th́ ma quỉ tự chúng chia rẽ nhau mà chết
thôi - làm ǵ có cái chuyện hoang đường là ma quỉ quay ra tàn
sát lẫn nhau để hủy diệt đi vương quốc tử thần của chúng chứ?
Chưa hết, Chúa Giêsu muốn lợi dụng dịp này để chẳng những sửa
lỗi cho họ mà c̣n tỏ ḿnh ra cho họ thấy rơ hơn một chút nữa, hy
vọng họ thấy được quyền phép thần linh của ḿnh là "Người Con
duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lư", một quyền phép
vô địch c̣n hơn cả quyền lực chết chóc của thần dữ, ở
chỗ c̣n khống chế được cả ma quỉ là loài vẫn từng thống trị loài
người từ sau nguyên tội: "Chẳng ai có thể vào nhà một người
khoẻ mạnh và cướp của y, nếu không trói được y trước đă, rồi sau
mới cướp phá nhà y".
Không biết các nhà luật sĩ khôn ngoan thông thái trong bài
Phúc Âm hôm nay, nghe xong câu nói nhẹ nhàng xa xa bóng gió này
của Chúa Giêsu có hiểu ư Người muốn nói hay chăng, nhưng thực
tại đúng là như thế, đúng là Người có một quyền lực vô địch, một
quyền lực sẽ đạt đến tột đỉnh của ḿnh nơi cuộc Vượt Qua chiến
thắng tội lỗi và sự chết của Người.
T́nh thương của Chúa Giêsu tỏ ra với thành phần luật sĩ mù quáng
trong bài Phúc Âm hôm nay không phải chỉ ở chỗ: 1- vạch ra cho
họ thấy cái sai lầm của họ; và 2- tỏ cho họ thấy quyền lực thần
linh trừ quỉ của Người, mà c̣n 3- cảnh báo về phần rỗi đời đời
của họ nữa, như thể khuyên họ hăy cẩn thận và coi chừng thứ tội
nguy hiểm được Người thẳng thắn cho họ biết rằng:
"'Quả thật, Ta bảo các ông hay, mọi tội lỗi và mọi lời phạm
thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào nói
phạm đến Chúa Thánh Thần, sẽ muôn đời không bao giờ được tha: nó
mắc tội muôn đời'. Đó là v́ họ nói 'Người bị thần ô uế ám'".
Căn cứ vào lời cảnh báo này của Chúa Giêsu th́ ở đây Chúa Giêsu
nói đến kẻ phạm tội "kẻ nào nói phạm đến Chúa Thánh
Thần... nó mắc tội muôn đời'", hơn là thứ tội "phạm đến
Chúa Thánh Thần", và h́nh phạt muôn đời giành cho kẻ phạm
một thứ tội phạm thượng khủng khiếp, dám cho "Người Con duy
nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lư" là Đấng có thể
khống chế quyền lực của thần dữ "bị thần ô uế ám", có
nghĩa là dám hoàn toàn phủ nhận Thánh Linh là "quyền
phép Đấng Tối Cao" (Luca 1:35) ở trong Người và làm việc đó,
và v́ thế cũng có nghĩa là gián tiếp không chấp nhận Người
là Đấng Thiên Sai, Đấng Được Xức Dầu Thánh Linh, một điều kiện
tối yếu bất khả thiếu để được cứu độ (xem Marco 16:16).
Trong Bài Đọc 1 cho Năm Chẵn hôm nay cũng thế, sau khi được
phong vương để làm vua của toàn cơi đất nước Do Thái bấy giờ,
(như Chúa Giêsu nổi tiếng khắp cả đất nước Do Thái sau này), "Nhà
vua và tất cả quân sĩ theo ngài kéo đến Giêrusalem, đánh đuổi
dân cư Giêbusê. Người ta nói với Đavít rằng: 'Ông đừng vào đây,
bằng không những người mù què sẽ đánh đuổi ông'. Nghĩa là:
'Đavít sẽ không vào được nơi này'. Nhưng Đavít đă chiếm đóng đồn
Sion làm kinh thành của Đavít. Và Đavít vào thành, càng ngày
càng trở nên cường thịnh, và Chúa là Thiên Chúa các đạo binh phù
hộ nhà vua".
Qua câu Thánh Kinh được trích từ Sách Samuel quyển 2 trong
Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy, cho dù bị dân cư Giêbusê chống
cưỡng, (như thành phần luật sĩ ở Giêrusalem đến chống phá Chúa
Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay), Vua Đavít vẫn có thể làm được
những ǵ cần phải làm để thống nhất đất nước và lấy "Sion làm
kinh thành", (như Chúa Giêsu trừ quỉ để thống nhất loài
người lại bằng việc thiết lập vương quốc của Thiên Chúa), nhờ "Thiên
Chúa các đạo binh phù hộ nhà vua" (như Chúa Giêsu đă trừ quỉ
bằng quyền năng Thánh Linh vậy).
Bài Đáp Ca hôm nay gián tiếp liên quan đến Bài Phúc Âm hôm
nay và trực tiếp liên hệ với Bài Đọc 1 hôm nay, v́ cả hai đều
liên quan đến quyền năng cứu độ của Thiên Chúa, cách
riêng nơi Đavít, và Đavít lại là h́nh ảnh ám chỉ Đức Kitô Thiên
Sai là Đấng sẽ đến để giải thoát và chăn dắt dân Chúa: "Vương
quốc của Người sẽ vô tận" (Luca 1:33).
1) Xưa trong cuộc thị kiến, Chúa đă phán cùng bầy tôi Chúa: "Ta
đội măo triều thiên cho vị anh hùng, Ta cất nhắc người được kén
chọn tự trong dân.
2) Ta đă gặp Đavít là tôi tớ của Ta, Ta đă xức dầu thánh của Ta
cho người, để tay Ta bang trợ người luôn măi, và cánh tay Ta
củng cố thân danh người.
3) Thành tín và ân sủng của Ta hằng ở với người, và nhân danh
Ta, sức mạnh người tăng thêm măi. Ta đặt tay người trên mặt
biển, và tay hữu người, Ta đặt lên sông ng̣i.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
TN.III-2.mp3
Thánh Phanxicô Salêsiô, Giám Mục Tiến Sĩ 24/1
Hiền Lành Khiêm Nhượng
Một đứa trẻ giận dữ nhất cũng phải nói rằng: thánh Phanxicô
Salêsiô là vị thánh hiền hoà nhất thế giới, Ngài đă biết cách để
sửa ḿnh và do đó đưa ra phương thức tốt đẹp để nên thánh : "Tôi
chỉ nghĩ tới sự dịu hiền, dĩ nhiên, không phải chỉ có điều đó mà
thôi. Sau này các bạn hữu Ngài đă ngạc nhiên v́ sự im lặng thánh
nhân giữ được trước những lăng nhục.
Ngài nói: - "Ǵ vậy, bạn muốn tôi bỏ mất trong giây lát một chút
dịu dàng mà tôi đă mất 20 năm để thu thập sao ?"
Sự dịu dàng Ngài đă thực hiện với bao nghị lực, bắt nguồn từ
t́nh yêu Thiên Chúa, Ngài đă có thể nói với bạn bè sau một cảnh
thô tục mà một lănh Chúa đă làm cho Ngài rằng : - Tôi giận sôi
người lên, nhưng tôi thích chết đi c̣n hơn là nói lên một điều
nhỏ nào có thể làm buồn ḷng Thiên Chúa.
Thật khó hiểu nổi cách thế mà trong Ngài, một ḷng nhân hậu dịu
dàng như vậy đă thay thế cho bạo lực. Đối với người dọa nạt,
Ngài trả lời: - Thưa ông, nếu ông có một con mắt, tôi sẽ nh́n
ông bằng con mắt kia với ḷng tŕu mến.
Cả thánh Vincentê Phaolô cũng nói : - Khi muốn chiêm ngưỡng sự
dịu hiền của Thiên Chúa, tôi nh́n về giám mục thành Ghênêva.
Nhắc tới thánh Phanxicô Salêsiô, không ai là không phải cảm phục
Ngài về sự hiền lành.
Ngài là một người có bẩm tính rất nóng nảy, họ hàng bà con, bạn
bè ai cũng biết thế...
Một hôm, có người đến Toà Giám Mục Annecy để thăm thánh nhân.
Trong câu chuyện trao đổi hai bên, nhiều lần ông ta đă lớn tiếng
cái vă, đấm bàn đấm ghế, chỉ trích phê b́nh và mắng nhiếc thánh
nhân thậm tệ. Thế nhưng, thánh Phanxicô vẫn cứ ngồi nghe cách
thinh lặng, thỉnh thoảng lại nhũn nhặn mời ông khách xơi trà,
hút thuốc. Trước những câu nói nặng nề xấc láo, thánh nhân vẫn
đáp lại bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng, khiến ông khách quư
bắt đầu cảm thấy hổ thẹn rồi từ từ rút lui.
Người anh của thánh nhân ngồi ở pḥng sau chăm chỉ theo dơi câu
chuyện giũa hai bên. Khi người khách vừa ra khỏi cổng, ông phóng
ngay ra pḥng thánh nhân và lạ thay... Phanxicô vẫn tươi cười
b́nh tĩnh! Ông liền nói:
- Này chú Phanxicô, xưa nay chú tính nóng như lửa, sao độ này
lại hiền từ nhịn nhục đến thế. Tôi ở pḥng sau nghe ông ta nói
mà sốt ruột lộn gan, muốn nhào ra đánh cho ông ta một trận vỡ
mặt ra. Đồ lếu láo mất dạy!
- Anh ạ, ai cũng có máu Adong cả. Em cũng bực bội tức giận lắm
chứ, nhưng em cố gắng theo gương Cha Giêsu, hiền Lành và khiêm
nhượng trong ḷng. Cứ mỗi dịp như vừa rồi, em lại tập thêm được
một chút ít nhân đức bằng cách tự bảo: này hỡi Phanxicô, hăy đậy
kỹ vung, đừng mở, đừng nói ǵ! Rồi cuối cùng em thấy rằng: lấy
một giọt mật, th́ bắt được cả bầy ruồi; chứ lấy cả thùng giấm,
chẳng tóm được một con.
Rồi một hôm khác có người quí phái dẫn một đàn chó và đoàn gia
nhân đến trước sân nhà Đức giám mục Phanxicô Salêsiô: chó th́ để
sủa ồn ào, gia nhân th́ để chửi bới kịch liệt. Ông ta c̣n lên
tận cửa pḥng Đức giám mục, múa tay múa chân thóa mạ Ngài như
giông nổi sét vang. Thánh nhân điềm tĩnh ngồi nghe bất động
chẳng nói chẳng rằng. Đối phương cho như thế là khinh dể ḿnh,
lại càng tức giận, động viên toàn lực lượng thể xác và tinh
thần, chửi rủa thêm gấp bội. Thánh nhân làm bộ như tượng gỗ nói
trong Thánh Kinh: có tai mà không có nghe, có miệng mà không
nói, có mắt mà không trông xem... Sau cùng ông kia kiệt lực phải
rút lui...
Các bạn hữu của thánh nhân liền đến hỏi tại sao Ngài có thể giữ
một thái độ thản nhiên như vậy được ?
Đức giám mục tiết lộ bí quyết:
- Tôi đă minh ước với lưỡi tôi là bao lâu tâm hồn tôi c̣n bị xúc
động, lưỡi tôi không c̣n sản xuất một lời nào.
Tiểu sử cuộc đời
Thánh Phanxicô ra đời tại biệt thự Sales danh tiếng vùng Savoie
nước Pháp ngày 21/8/1567. Thân phụ Ngài là ông Phanxicô
Nouvelles, một lănh chúa và thân mẫu ngài là bà Phanxicô Sion,
miền Sales. Cả hai là những tín hữu khôn ngoan, nhân đức, hết
ḷng chăm sóc cho con và giáo dục chúng nên người. Nhờ được sống
trong bầu khí đạo đức đày t́nh yêu thương như thế mà cậu
Phanxicô sớm tỏ ra là một thiếu niên ngoan ngoăn và chăm chỉ học
hành. Phanxicô c̣n được thấm nhuần tinh thần Tin Mừng ngay từ
nhỏ nên đă sớm trở nên một đứa trẻ đạo đức, thánh thiện và bác
ái.
Hơn muời tuổi, Phanxicô chịu phép Thêm sức, xưng tội lần đầu. Và
vừa 14 tuổi được cha mẹ cho đi tu. Mấy năm sau ngài chịu phép
cắt tóc.
Vào tuổi 17 một cơn dằn vặt thiêng liêng kinh khủng ám ảnh Ngài:
người tưởng rằng: ḿnh không c̣n sống trong t́nh trạng ơn thánh
nữa, hoả ngục dành cho Ngài và nơi khủng khiếp này không c̣n
t́nh yêu Chúa nữa.
Phanxicô cầu khần : - Lạy Chúa ít ra cuộc sống vắn vỏi này con
biết dành để yêu mến Chúa.
Kiệt sức, Ngài chạy đến xin đức Trinh nữ ǵn giữ ḿnh được trinh
trong và cứu thoát cho khỏi cơn thử thách gay go này. Ngài đọc
kinh "hăy nhớ" và sau cùng t́m lại được b́nh an.
Năm 1580 Phanxicô được gửi đến Paris theo học khoa tu từ và
triết lư, dưới quyền giám hộ của linh mục thánh thiện Morac
Deâge. Dù sống giữa đô thị lớn, ngập lụt những xa hoa trần tục,
thầy Phanxicô không để ḿnh xao xuyến, hay bị lôi cuốn. Chàng
vẫn giữ tấm hồn trong sạch, trung thành với lư tưởng tận hiến.
Đó là kết quả ḷng tin tưởng thầm kín vào Chúa như lời ngài
thường nói: “Thiên Chúa là Thầy dậy duy nhất của tôi về mọi khoa
nên thánh. Và tôi hoàn toàn tín nhiệm vào Ngài”. Tại Paris ngài
xin gia nhập Hiệp hội Thánh Mẫu sinh viên do các cha ḍng Tên
khởi xướng lập nên.
Qua sáu năm học tại Paris, Phanxicô trở về Savoie rồi sang Ư
theo học tại trường Đại học Padoua. Tại đây ngài chuyên về luật
khoa và thần học. Hai năm sau ngài nhận mũ tiến sĩ do Đức Giám
mục thành Padoua trao tặng. Phanxicô từ giă kinh thành văn hóa,
đi hành hương Rôma, Loretto, và về Savoie.
Với tấm bằng tiến sĩ Luật, Ngài nắm trong tay một tương lai sáng
lạn, huy hoàng. Gia đ́nh Ngài mong ước cho Ngài được nhận tước
quận công miền Villaroget, giữ ghế luật sư tại Savoie, và sau
cùng kết hôn với ái nữ của lănh chúa trong vùng. Thế nhưng họ đă
thất vọng. Cha của Ngài đă phẫn nộ vô ích trước ḷng cương quyết
và từ tốn của thánh nhân. Dù cuộc đời Ngài có dễ dàng thăng
quan, tiến chức, có chỗ vững chắc trong xă hội, nhưng thánh nhân
quyết tâm từ bỏ tất cả, để đi theo Chúa Giêsu.
Thánh nhân được thụ phong linh mục năm 1595. Thánh nhân được Đức
Giám mục Granier tin tưởng, tín nhiệm đề cử làm nhà hộ giáo,
giảng thuyết chính thức chống lại bè rối Calvin ở Challais. Với
một tâm hồn lạc quan, vui tươi, tin tưởng và phó thác cho Chúa:
"Chúa là nguồn vui của Con". Không có đe dọa hay bạo lực nào bắt
Người ngừng giảng được. Nơi nào không thể đến rao giảng, Ngài
phân phát truyền đơn. Suốt ba năm dưới ảnh hưởng của thánh nhân,
72 ngàn người theo thệ phản đă hoán cải.
Năm 1602, vua Henri IV đă muốn thánh Phanxicô làm giám mục thành
Paris nhưng Ngài đă từ khước danh dự này và nói : - Thưa Ngài,
tôi đă đính hôn với một bà Chúa nghèo, tôi không thể từ giă bà
để theo một bà khác giàu có hơn. Nhà vua rất thán phục sự độc
lập của Ngài và tuyên bố rằng: Phanxicô vĩ đại hơn ông là kẻ làm
vua nhiều. Cũng vào năm 1602 ngay sau khi Đức Cha Granier từ
trần, Chúa yêu thương đă cất nhắc Ngài, đặt Ngài làm giám mục
thay thế Đức Cha vừa qua đời.
Các bài giảng thuyết của Ngài sớm lừng danh, đến độ những thành
phố lớn đ̣i được nghe tiếng Ngài. Nhưng giám mục người Xa-voa
(Savoie) thích giảng cho dân nghèo hơn. Ngài c̣n cho họ cả tới
áo mặc của ḿnh. Người ta thấy Ngài không giữ lại ǵ cho ḿnh.
Ngài chỉ thánh giá và nói: - Người ta có thể từ chối điều ǵ
được, đối với một Thiên Chúa đă tự đặt ḿnh vào trạng huống này
v́ chúng ta ?
Đối với các tội nhân, Ngài thân t́nh đón tiếp họ: - Các con hăy
đến đây để cha ôm ẵm và đặt các con vào ḷng cha. Cha chỉ đ̣i
các con một điều là không được thất vọng, phần c̣n lại cha lănh
tất cả.
Đi t́m kiếm một linh hồn, nếu cần Ngài vượt qua rừng trong đêm
tối, bất chấp bọn cướp giật hay thú rừng độc dữ, chân Ngài
thường rớm máu v́ băng giá. Một lần bọn sát nhân nhào tới, Ngài
âu yếm bảo họ : - Các bạn không cần đ̣i mạng tôi làm chi, bởi v́
tôi đă hiến mạng sống tôi để bảo tồn sự sống của các bạn.
Người ta có thể thấy rơ là Ngài đă nói thực. Bao người sát nhân
đă làm như bao người khác: họ trở thành bạn hữu của Phanxicô. Và
làm sao yêu Ngài, mà lại không yêu tôn giáo đă làm cho Ngài hiến
thân trọn vẹn cho mỗi tâm hồn như vậy. Ngài nói : - Một linh hồn
là một giáo phận rộng đủ cho một giám mục rồi.
Phanxicô không ngừng rao giảng, ngồi ṭa, thăm viếng bệnh nhân,
giúp đỡ người cùng khổ. Giữa những công việc bề bộn, Ngài c̣n
viết nhiều tác phẩm được nhiều Kitô hữu mến chuộng như quyển:
"Đường trọn lành", quyển "Dẫn vào đời sống nhiệt thành" (cuốn
này đă được chuyển sang Việt ngữ với tựa đề: sống thánh giữa
đời), chứng tỏ rằng: đời nhiệm hiệp và các nhân đức cao cả nhất,
đều có thể nảy nở, ngay trong cuộc sống từ cung điện, lẫn "trong
binh đội và trong các xưởng máy", Ngài truyền "dệt nên những sợi
dây nhân đức nhỏ bé". Cuốn "khảo luận về t́nh yêu Thiên Chúa"
của Ngài đáng cho Ngài được vinh quang như ở giữa bầu lửa, trong
khi chuẩn bị viết về t́nh yêu của Ngôi Lời vĩnh cửu.
Thánh Phanxicô đă lập nhiều tu viện và tiếp tục hứơng dẫn các tu
viện ấy. Ngài đă lập Ḍng Chị Em Con Đức Mẹ, sau này được đổi
thành Ḍng Thăm Viếng. Hai ngàn bức thư của Ngài vẫn c̣n, Ngài
trao ḍng "Thăm viếng" cho thánh nữ Chantal, một người vợ góa
lập ḍng mà Ngài hiệp nhất bằng một t́nh yêu trắng hơn tuyết,
trong sáng hơn ánh mặt rời.
Ngài sống một đời sống hiền lành và khiêm nhường cố gắng làm
việc cho tới phút cuối cùng. Thánh nhân kiệt sức khi Ngài nhận
giảng dạy tại Lyon dịp lễ Giáng sinh. Ngài ngă bệnh lúc lên
đường. Vừa tới nơi Ngài biết ḿnh sắp chết. Người ta chỉ c̣n
nghe thấy Ngài nói : - Lạy Chúa là tất cả của con. Với các bạn
bè đang khóc lóc Ngài nói : - Các bạn lại không muốn ư Chúa được
thực hiện sao ?
Ngài được Chúa gọi về ngày 27-12-1622. Theo lời ngài trối lại,
người ta đưa xác ngài về ḍng Thăm viếng tại Annecy. Đến ngày
19-4-1685, Đức Giáo Hoàng Alêxanđria VII phong người lên bậc
hiển thánh, và tới năm 1877 dưới thời Đức Thánh Cha Piô IX,
thánh Giám mục Phanxicô được tặng phong là một thánh tiến sĩ của
Giáo Hội.
Trọn đời thánh Phanxicô yêu mến hoàn thành thánh ư Chúa. Bí
quyết đời thánh thiện của Ngài diễn tả như sau : - Với giá vĩnh
cửu, cái ǵ chấm đứt với thời gian lại có thể ảnh hưởng trên
chúng ta được ? Phải ước muốn một ḿnh Thiên Chúa thôi, một cách
tuyệt đối không thay đổi và bất khả xâm phạm.
Lạy Chúa, Chúa đă cho thánh Phanxicô Salêsiô Giám mục biết trở
nên tất cả để hoà ḿnh với mọi người hầu muôn dân được ơn cứu
độ. Xin cho chúng con hằng noi Gương thánh nhân để lại, mà hết
ḷng phục vụ anh em, để làm chứng ḷng yêu thương nhân hậu của
Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Chùa Giêsu Kitô, Chúa chúng
con. Amen.
Đaminh Maria cao tấn tĩnh tổng hợp
ĐTC Biển Đức XVI
2/3/2011 – Bài 134 về Thánh Francis
de Sales
ThanhPhanxicoSalesio.mp3
https://youtu.be/MS8BBglM0ic