PVLC Mùa Thường Niên Tuần II Thứ 2 và Thánh Antôn Viện phụ ngày 17/1

 Bài Đọc I: (năm II) 1 Sm 15, 16-23

"Vâng lời th́ tốt hơn của lễ. Chúa truất phế không cho ông làm vua nữa".

Trích sách Samuel quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, Samuel nói cùng Saolê rằng: "Thôi! Tôi sẽ tuyên bố cho ông những điều Thiên Chúa đă nói với tôi trong đêm qua". Và Saolê đáp: "Ngài cứ nói". Samuel liền nói: "Khi ông tự thấy ông c̣n bé nhỏ, há ông đă chẳng được đặt làm thủ lănh các chi họ Israel sao? Và Thiên Chúa đă chẳng xức dầu phong ông làm vua Israel sao? Chúa đă sai ông lên đường và nói: "Hăy đi giết quân Amalec tội lỗi, và hăy giao chiến với chúng cho đến khi tận diệt chúng". Tại sao ông không nghe lời Chúa, mà lại chạy theo chiến lợi phẩm và làm điều tội lỗi trước mặt Chúa như vậy?" Saolê nói với Samuel: "Vâng, tôi đă nghe lời Chúa, đă đi trên đường Chúa sai tôi, đă bắt Aga vua Amalec, và tàn sát dân Amalec. Nhưng trong các chiến lợi phẩm, dân chúng đă lấy chiên ḅ, những vật nhất hạng họ cướp được để tế lễ Chúa là Thiên Chúa của họ tại Galgalê".

Samuel nói: "Này Chúa ưa thích của lễ toàn thiêu và hy lễ hơn sự vâng lời Chúa ư? V́ vâng lời th́ tốt hơn của lễ, và tuân lệnh th́ cao đẹp hơn dâng mỡ cừu; v́ phản bội th́ giống như tội tà thuật, c̣n ngoan cố th́ giống như tội thờ bụt thần. Vậy bởi ông khinh bỉ lời Chúa, nên Chúa truất phế không cho ông làm vua nữa".

Đó là lời Chúa. 

Đáp Ca: Tv 49, 8-9. 16bc-17. 21 và 23.

Đáp: Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).

Xướng: 1) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, v́ lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận tự nhà ngươi một con ḅ non, cũng không nhận tự đoàn chiên ngươi những con dê đực. - Đáp.

2) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? - Đáp.

3) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đă tưởng rằng Ta giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ. - Đáp. 

Alleluia: Tv 144, 13cd

Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia. 

Phúc Âm: Mc 2, 18-22

"Tân lang c̣n ở với họ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, c̣n môn đồ Ngài lại không ăn chay?" Chúa Giêsu nói với họ: "Các khách dự tiệc cưới có thể ăn chay khi tân lang c̣n ở với họ không? Bao lâu tân lang c̣n ở với họ, th́ họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới".

Đó là lời Chúa.

 

Suy nghiệm Lời Chúa 

Đức Kitô Tân Lang   

Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Hai đầu Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh, vẫn tiếp tục chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân " của chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh. Ở chỗ nào?

Bài Phúc Âm Chúa Nhật II Thường Niên hậu Giáng Sinh Chu Kỳ Phụng Vụ Năm C hôm qua về tiệc cưới Cana, một biến cố cần phải có để mở màn cho việc Chúa Kitô tỏ ḿnh ra cho các môn đệ tiên khởi của Người, nhờ đó đă làm cho các vị tin vào Người.

Bài Phúc Âm hôm nay, để trả lời cho vấn nạn được "môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay" đặt ra "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, c̣n môn đồ Ngài lại không ăn chay?", Chúa Giêsu đă tự ví ḿnh và tự nhận ḿnh là "tân lang", và cho biết lư do các môn đệ của Người được Người ví như là thành phần "các khách dự tiệc cưới", không ăn chay như thành phần đặt vấn đề với Người đó là v́ "tân lang c̣n ở với họ". 

Thật vậy, sở dĩ "các môn đồ Ngài lại không ăn chay?" bởi v́ Người "c̣n ở với họ", tức là Người c̣n đang cần thời gian để tiếp tục và từ từ tỏ ḿnh ra cho họ để họ có thể hân hoan vui sướng nhận biết Người mỗi ngày một hơn, và càng nhận biết Người họ càng kính phục Người và yêu mến Người, nhờ đó họ mới có thể trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người, đúng như ư nguyện và mục đích Người tuyển chọn họ làm nhóm 12 của Người.

Tuy nhiên, không phải v́ thế mà các môn đệ của Người không phải chay tịnh, một thứ chay tịnh nếu có và nếu cần lại hoàn toàn không phải như thành phần "môn đồ của Gioan và các người biệt phái" đă làm, mà là một thứ chay tịnh không c̣n được ở với Người nữa, không c̣n được thấy Người tận mắt, nghe Người tận tai và động chạm đến Người tận tay (xem 1Gioan 1:1), trái lại các vị chỉ giao tiếp với Người hoàn toàn bằng đức tin thuần túy trong tăm tối của giác quan và cảm thức, nghĩa là "ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay", ở chỗ "Các con sẽ than khóc trong khi thế gian vui mừng" (Gioan 16:20).

Thế nhưng, việc chay tịnh hay cách chay tịnh của các môn đệ Chúa Giêsu này không phải là những ǵ hủy hoại mà là những ǵ thăng hoa, thăng tiến, hoan hỉ: "Nếu các con yêu mến Thày th́ các con phải vui mừng v́ Thày về cùng Cha v́ Cha là Đấng cao trọng hơn Thày" (Gioan 14:28). Bởi v́, nhờ Thày về cùng Cha là Đấng cao trọng hơn Thày, với tư cách Ngài là Đấng đă sai Thày như thế mà các vị, cho dù không c̣n thấy và ở với Người nữa, mới càng nhờ thế có thể đạt đến chỗ thần hiệp nên một với Người: "Thày ở đâu các con cũng được ở đó" (Gioan 14:3).

Như thế, trong chính sự vắng bóng của ḿnh, khuất dạng của ḿnh, "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân " lại càng tỏ ḿnh ra hơn bao giờ hết, lại càng hiển linh hơn hết... trước con mắt thuần túy đức tin siêu nhiên của các môn đệ Người. 

Đó là lư do phần c̣n lại của bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu mới nói thêm những lời quan trọng và thiết yếu cho việc sống đạo sau đây: "Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới".

Cái "mới"  "cũ" được Chúa Giêsu đề cập tới trong bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến vấn đề chay tịnh đây là ǵ, nếu không phải cái "mới" đây là đức tin (của Tân Ước) và cái "" đây là nghi thức hay h́nh thức hoặc lễ vật bề ngoài (của Cựu Ước), và v́ thế, "rượu mới" và "bầu da mới" đây chính là "tinh thần và chân lư" được Chúa Giêsu nói đến trong trường hợp Người trao đổi với người phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp về thực tại "Thiên Chúa là Thần Linh nên những ai tôn thờ Thiên Chúa đích thực th́ cũng phải tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lư" (Gioan 4:24).  

Bài Đọc 1 hôm nay cũng cho thấy rơ hơn nữa về thực tại "Thiên Chúa là Thần Linh nên những ai tôn thờ Thiên Chúa đích thực th́ cũng phải tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lư" (Gioan 4:24). Ở chỗ, con người cần phải tin tưởng tuân phục Ngài, làm theo ư Ngài hơn là theo ư riêng của ḿnh, cho dù ư riêng của ḿnh có ngay lành và tốt lành đến mấy chăng nữa, cho dù ư riêng ấy chỉ nhắm đến vinh danh Ngài chăng nữa, điển h́nh như trường hợp của Vua Saulê được Tiên Tri Samuel cảnh giác trong Bài Đọc 1 hôm nay: 

"Này Chúa ưa thích của lễ toàn thiêu và hy lễ hơn sự vâng lời Chúa ư? V́ vâng lời th́ tốt hơn của lễ, và tuân lệnh th́ cao đẹp hơn dâng mỡ cừu; v́ phản bội th́ giống như tội tà thuật, c̣n ngoan cố th́ giống như tội thờ bụt thần. Vậy bởi ông khinh bỉ lời Chúa, nên Chúa truất phế không cho ông làm vua nữa".

Vua Saulê đă bất tuân Thiên Chúa ra sao, lời của Tiên Tri Samuel trong Bài Đọc 1 đă cho biết như thế này: "Chúa đă sai ông lên đường và nói: 'Hăy đi giết quân Amalec tội lỗi, và hăy giao chiến với chúng cho đến khi tận diệt chúng'. Tại sao ông không nghe lời Chúa, mà lại chạy theo chiến lợi phẩm và làm điều tội lỗi trước mặt Chúa như vậy?" 

Cho dù Vua Saulê có lư do chính đáng để biện minh: "Vâng, tôi đă nghe lời Chúa, đă đi trên đường Chúa sai tôi, đă bắt Aga vua Amalec, và tàn sát dân Amalec. Nhưng trong các chiến lợi phẩm, dân chúng đă lấy chiên ḅ, những vật nhất hạng họ cướp được để tế lễ Chúa là Thiên Chúa của họ tại Galgalê", Tiên Tri Samuel vẫn khẳng định với vua rằng: "Vâng lời th́ tốt hơn của lễ. Chúa truất phế không cho ông làm vua nữa".

Bài Đáp Ca hôm nay cũng theo chiều hướng của cả Bài Đọc 1 và bài Phúc Âm, ở chỗ đă bày tỏ cảm nhận chính xác về tất cả sự thật nơi việc tôn thờ Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư, bằng đức tin được thể hiện qua việc tuân phục là những tác động xứng hợp với Ngài và làm đẹp ḷng Ngài, như sau:

1) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, v́ lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận tự nhà ngươi một con ḅ non, cũng không nhận tự đoàn chiên ngươi những con dê đực.

2) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? 

3) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đă tưởng rằng Ta giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

TN.II-2.mp3

 

THÁNH ANTON VIỆN PHỤ 17/1

(251-356)

 

Ngày 17: Thánh Antôn, tu viện trưởng 

Tiểu Sử

Thánh Antôn chào đời năm 250 tại Corma, gần Hieraclens, miền thượng Ai cập. Cha mẹ Ngài nổi danh giàu có lẫn đạo đức, đă lo lắng dạy dỗ Ngài sống đạo ngay từ nhỏ. 

Khi được 18 tuổi th́ cha mẹ Ngài qua đời. Sáu tháng sau ngày mất cha mất mẹ, tại một giáo đường, thánh nhân đă nghe đọc lời sách thánh : "Nếu con muốn nên trọn lành, hăy về bán hết của cải và đem phân phát cho kẻ nghèo khó rồi theo Ta" (Mt 19,21). Tưởng như Thiên Chúa nói riêng với ḿnh đă về bán hết của cải và đem phân phát cho người nghèo khó. 

Sau khi lo lắng gửi gấm em gái của ḿnh cho một nữ tu viện, Ngài lui vào sa mạc để làm việc và cầu nguyện, Ngài theo đuổi một cuộc sống rất khắc khổ, chỉ ăn bánh với muối và uống nước ngày một lần sau khi mặt trời lặn. Để giữ được sự cô tịch trọn vẹn, Ngài c̣n ẩn thân vào một ngôi mộ bỏ trống. Thỉnh thoảng một người bạn mang bánh đến cho Ngài bánh đến cho Ngài nhưng ma quỉ đă t́m cách quấy phá để trục Ngài ra khỏi "căn pḥng" và cuộc sống khắc khổ, chúng thường hay la hét và hiện h́nh kỳ quái. Phản ứng lại, thánh nhân thường cầu nguyện nhiều hơn và tăng gấp những việc hăm ḿnh. Giận dữ v́ các mưu mô bị thất bại, ma quỉ c̣n công khai hành hạ Ngài nữa. 

Một ngày kia người bạn mang bánh đến, bỗng thấy thánh nhân nửa sống nửa chết, ḿnh đầy thương tích. Nhưng khi vừa bừng tỉnh, thánh nhân liền chỗi dậy và la lớn: - Tôi c̣n sẵn sàng chiến đấu. Lạy Chúa, không, không ǵ có thể tách ĺa con khỏi ḷng yêu mến Chúa được.

Giữa những đau đớn v́ các cuộc tấn công của ma quỉ, Ngài khinh bỉ trả lời : - Ồn ào vô ích. Dấu thánh giá và ḷng tin tưởng vào Chúa là những thành tŕ kiên cố.

Thánh nhân luôn tin tưởng nơi Chúa. Ngày kia, được an ủi trong tâm hồn và cảm thấy là ma quỉ đă lùi bước, Ngài cầu nguyện : - Oi, lạy Chúa, Chúa ở đâu ? Sao Chúa không ở đây lau sạch nước mắt và thoa dịu những dày ṿ của con ?

Tiếng Chúa trả lờ i: - Cha ở gần con, cha giúp con chiến đấu. Bởi v́ con đă chống trả lại ma quỉ, cha sẽ bảo vệ quăng đời c̣n lại của con. Cha sẽ làm cho tên con rạng rỡ trên trời.

Tràn đầy nghị lực, thánh nhân chỗi dậy tạ ơn Chúa. Muốn xa mọi người hơn nữa, Ngài vượt sông Nil đến trú ngụ trong một pháo đài hoang phế đầy những rắn rết. Nhưng sự thánh thiện của Ngài như một sức nam châm, vẫn thu hút nhiều người đến xin làm môn đệ. Thế là một phong trào ẩn tu nổi lên mạnh mẽ. Sa mạc mọc lên những mái tranh, từ đó không ngừng vang lên những lời kinh ca khen Chúa. Thánh nhân trở nên vị thủ lănh của nếp sống ẩn tu.

Dầu vậy, thánh An tôn đă hai lần từ giă sa mạc. Vào năm 311 khi có cuộc bách hại của Alaximiô, Ngài nói: - Nào ta cùng đi chiến đấu với anh em ta.

Ngài lên đường đi Alexandria. Người ta thấy thánh nhân khích lệ các tù nhân nơi các trại giam, theo họ tới trước quan ṭa và khuyên nhủ họ can đảm chết v́ đạo, Ngài c̣n xuống hầm trú để an ủi các linh mục. Ngài thoát chết là một điều lạ lùng.

Cuộc bách hại chấm đứt được một năm, thánh nhân lại t́m về sa mạc. Số các môn sinh ngày càng tăng thêm đông. Sợ bị cám dỗ thành kiêu căng, và thấy gương các thánh tử đạo, thánh Antôn khao khát sống khắc khổ để đền tội. Ngài tiến sâu hơn nữa vào sa mạc. Sau ba ngày đi theo đoàn người buôn bán, Ngài dừng lại gần biển Đỏ, dưới chân núi Kolzim và dựng một căn lều vừa đủ để nằm để ở. Dân Bê-đu-anh (Bédouins) cho Ngài bánh ăn. Về sau các môn sinh t́m tới và mang cho Ngài một cái xuổng với một ít hạt giống, đây là nguồn gốc của tu viện thánh Antôn hay là Deir-el-Arat, một tu viện theo nghi lễ Cốp (Copte) ngày nay vẫn c̣n.

Lần thứ hai, thánh nhân trở lại Alexandria theo lời mời của đức giám mục Athanasiô, để chống lại lạc giáo. Dân chúng cả thành chen lấn nhau đi đón Ngài. Các lương dân cũng bảo nhau : - Chúng ta đi gặp người của Thiên Chúa.

Nhiều người cảm động v́ những bài diễn thuyết và những phép lạ Ngài làm, đă xin lănh bí tích rửa tội, người ta tưởng sẽ gặp một lăo già tám mươi hoang dại, nhưng đă ngạc nhiên khi thấy Ngài rất lịch thiệp, xử dụng ngôn ngữ văn hóa và diễn tả tư tưởng rất uyên thâm. Các triết gia ngoại giáo ngạc nhiên hỏi Ngài:

- Ngài làm ǵ được trong sa mạc không có sách vở chi hết ? Thánh nhân trả lời:

- Thiên nhiên đối với tôi là một cuốn sách mở rộng.

Và người ta ngỡ ngàng về những điều thánh nhân đă khám phá được trong cuốn sách vĩ đại này của Đấng Tạo hóa.

Điều đáng kể dường như không phải những nhiệm nhặt Ngài theo đuổi, mà là tâm hồn trong trắng Ngài kết hiệp mật thiết với Chúa, Ngài nói: - Hư danh là kẻ thù nguy hiểm nhứt của chúng ta.

Danh tiếng của thánh Antôn lan rộng đến nỗi vua Constantinô và con cái ông đă viết thư tham khảo ư kiến Ngài, Môn sinh của Ngài hănh diện lắm. Nhưng Ngài bảo họ : 

- Đừng ngạc nhiên lắm khi thấy nhà vua là một con người viết thư cho một con người. Đáng ngạc nhiên là chính Thiên Chúa đă muốn viết luật cho loài người, và đă nói với chúng ta qua đức Giêsu Kitô .

Và trả lời cho lớp người vương giả ấy, Ngài dùng những lời cao thượng để khuyên họ biết khinh chê danh vọng mà nhớ tới cuộc chung thẩm.

Khi Ngài đă quá 90 tuổi, Thiên Chúa qua một thị kiến đưa ngài đến thăm thánh Phaolô ẩn tu trong sa mạc. Ngài c̣n được cho biết là sẽ sống tới tuổi 105.

Biết sắp tới giờ từ giă trần gian, Ngài đi thăm anh em Ngài lần chót. Ngài nói với họ về sự chết với niềm vui của người hồi hương. Họ đă khóc ṛng, nhưng Ngài khuyên nhủ họ: - Hăy sống như phải chết mỗi ngày. Hăy cố gắng noi gương các thánh.

Thánh nhân trở lại núi với hai môn sinh. Trong căn pḥng nghèo nàn của ḿnh, Ngài đă phó linh hồn trong tay Chúa lúc 105 tuổi. Chúng ta biết được ân sủng giai thoại quư báu của đời thánh An tôn là nhờ thánh Athanasiô kể lại. 

GIÁO HỘI THƯỞNG CÔNG CHO THÁNH NHÂN 

Với một ḷng yêu mến Chúa dạt dào, thánh Antôn đă làm gương cho nhiều người về đời sống thánh thiện và các nhân đức siêu việt của Người. Thánh nhân qua đời ngày 17/01/356 . Vào năm 561, xác thánh nhân được cải táng trong nhà thờ kính thánh Gioan tiền hô tại Alexandria. Các Giáo Hội Trung Đông đă sùng kính thánh Antôn đầu tiên, tràn qua Âu Châu và Giáo Hội đă chính thức tôn phong Ngài lên bậc hiển thánh. 

Lạy Chúa, Chúa đă cho thánh Antôn, viện phụ, sống một đời phi thường trong sa mạc để phụng sự Chúa. Xin Chúa nhận lời người nguyện giúp cầu thay,cho chúng con biết quên ḿnh để một niềm yêu mến Chúa trên hết mọi sự ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Antôn, viện phụ ). 

Nguồn: Tổng hợp 

https://ditimchanly.org/sach-kinh-thanh/truyen-cac-thanh/thanh-anton-vien-phu-1701.htm

Nhận Định

1.          Ghi nhận lịch sử – Phụng vụ

Lễ nhớ đến vị thầy của đời sống tâm linh và là tổ phụ của các ẩn sĩ được cử hành vào ngày 17.01, đă có từ khởi đầu thế kỷ thứ V trong các lịch của Syriaque, Copte và Byzantin. Ở phương Tây, việc tôn kính vị thánh này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ IX. Chúng ta chỉ được biết về thánh nhân qua quyển “Cuộc đời thánh Antôn” do người bạn của ngài là thánh Athanase viết, sau khi thánh nhân qua đời; Hạnh thánh Antôn là quyển sách gối đầu của thánh Augustinô và thánh Martin cũng như nhiều vị thánh khác.

Thánh Antôn, được gọi là Cả hay Đan viện phụ, sinh tại Queman, miền thượng Ai Cập, vào năm 251 từ một gia đ́nh Kitô giáo. Vào khoảng 20 tuổi, khi nghe một đoạn Phúc Âm trong Thánh lễ: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, th́ hăy bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời; rồi hăy đến theo tôi” (Mt 19,21). Cuộc đời ngài đă thay đổi. Nắm từng chữ của Phúc Âm, ngài bán đi tài sản của ḿnh, bố thí cho kẻ nghèo và bắt đầu đi học với một vị ẩn sĩ già đạo đức, dạy cho ngài biết chia đời sống ra thành những giờ cầu nguyện, đọc Lời Chúa và lao động tay chân. Sau đó ngài rút vào sa mạc Thébaide; trong vùng cô tịch này, ngài phải chiến đấu với các cơn cám dỗ nặng nề trong ṿng 15 năm.

Antôn thu hút được nhiều đệ tử cùng chí hướng, muốn sống đời ẩn tu hay khổ tu, mỗi người sống trong một lều riêng cách biệt nhau. Tiếng tăm vị thánh vang rất xa, vươn khỏi xứ Ai Cập; vị Thượng phụ Giáo chủ ở Alexandria là thánh Athanase cũng là một trong các bạn hữu của ngài.

Vào năm 311, dưới thời bách hại của hoàng đế Maximin Daia, Antôn rời bỏ sa mạc, tuyên bố rằng: “Chúng ta hăy đi chiến đấu cùng với bạn bè chúng ta.” Ngài đến Alexandria để động viên các tín hữu bị bách hại, bị bỏ tù hay bị kết án lao động khổ sai. Ngài trở lại thành này một lần nữa để giúp đỡ thánh Athanase trong việc chiến đấu với bè rối Ariô.

Trở về sa mạc, ngài cắm lều gần biển Đỏ, dưới chân núi Quelzoum, có một ḍng suối và một cụm dừa. Đó là nguồn gốc Đan viện Copte ngày nay của thánh Antôn. Vị thánh Đan sĩ này sống đến 150 tuổi và qua đời cách thánh thiện trong căn lều của ḿnh, khi dạy các môn đệ: “Hăy sống như anh em phải chết hàng ngày. Hăy cố gắng bắt chước các vị thánh.”

Các ảnh tượng cho thấy thánh Antôn bị ma quỉ cám dỗ, đang khi ngài cầu nguyện giang tay theo h́nh Thánh Giá, và một con heo, nhắc nhớ lại một đặc ân của Nhà trú của thánh Antôn: Vào thời Trung cổ, các vị này có quyền để cho các con heo của ḿnh đi lang thang trong thành phố, cổ đeo một chuông nhỏ.

Thánh Antôn được kể vào số 14 vị thánh bảo trợ và thường được kêu cầu để chống lại cơn dịch Lửa thánh Antôn. Ngài cũng được xem như thánh quan thầy cho các thú vật trong nhà.

2.          Thông điệp và tính thời sự

 Thánh Antôn, tổ phụ các ẩn sĩ Ai Cập, là một mẫu mực cho mọi tâm hồn đi t́m Chúa, không gắn bó những ǵ đă qua, nhưng luôn giữ Lời Chúa trong tâm hồn.

1.          Thánh vịnh 91 gợi lên đời sống cô tịch của thánh nhân trong sa mạc, hoàn toàn dùng để cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và làm việc: Người công chính lớn lên như cây dừa, giương cao như cây hương bá xứ Liban.

·                     Sa mạc biểu trưng cho việc từ bỏ, dứt bỏ, nơi Đức Giêsu mời chúng ta đến: Nếu anh muốn nên hoàn thiện, th́ hăy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo… Rồi hăy đến theo tôi (Phúc Âm: Mt 19,16-21).

·                     Sa mạc là nơi, hay là biểu trưng cho sự thử thách, chiến đấu và khổ hạnh. Theo gương Đức Giêsu Đấng được dẫn vào sa mạc để chịu thử thách (Mt 4,1) và bước ra như người chiến thắng, Antôn chọn sự cô tịch nơi Thébaide, chiến đấu với ma quỉ và sống một cuộc đời anh hùng để yêu mến Chúa “trên hết mọi sự”.

Bài đọc một (Ep 6,10.18): Chúng ta chiến đấu với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm…, nhắc nhớ đến những cuộc chiến đấu kiên cường của thánh Antôn chống lại các thần lực xấu suốt 15 năm khi ngài ở trong sa mạc. Thánh Athanase đă nói điều này trong Hạnh thánh; truyền thuyết và mỹ thuật làm cho những h́nh ảnh này nổi tiếng. Antôn, bước ra khỏi sa mạc như một kẻ chiến thắng, dạy cho chúng ta biết phấn đấu đẩy lui các thần xấu: “Không có ǵ làm cho linh hồn yếu đuối trở nên mạnh mẽ bằng việc kính sợ Thiên Chúa, cầu nguyện và chiêm niệm không ngừng Lời Chúa… Dấu Thánh Giá và niềm tin vào Chúa chúng ta là những tường lũy bất khả xâm phạm.”

Ngày kia, sau một cuộc chiến đấu, thánh Antôn la lên: “Lạy Chúa và Thầy của con, Chúa ở đâu ?” Một tiếng nói thiêng linh đáp lại: “Ta ở gần ngươi. Ta thấy tất cả cuộc chiến của ngươi và, bởi v́ ngươi đă chống cự lại ma quỉ, Ta sẽ bảo vệ phần c̣n lại cuộc đời của ngươi…”.

Thánh Antôn nói với các môn đệ: “Con người chỉ tốt lành, khi nào Thiên Chúa ở trong người đó.” V́ thế, nhờ được kiên vững bằng Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta “có khả năng chống lại mọi chước cám dỗ” và “chiến thắng quyền lực thống trị bóng tối” (Lời nguyện Hiệp lễ).

Lm. Đaminh Phạm Xuân Uyển SDB 

http://loichua.donboscoviet.org/ngay-17-thang-1-thanh-anton-vien-phu/

ThánhAntonVienPhu.mp3 

 https://youtu.be/FbQe9oyBY_E