Bài Đọc I: (năm
II) 1
Sm 4, 1-11
"Israel thất trận và ḥm bia Thiên Chúa bị chiếm đoạt".
Trích sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, những người Philitinh kéo đến gây chiến, và
Israel phải xuất quân chống lại và đóng binh tại gần nơi gọi là
Tảng Đá Phù Hộ, c̣n người Philitinh đóng quân tại Aphê và giàn
trận đánh dân Israel. Vừa giáp trận, dân Israel đă phải rút lui
trốn khỏi quân Philitinh; và trong trận đó có khoảng bốn ngàn
binh sĩ bị giết rải rác khắp đồng ruộng. Khi tàn quân trở về
trại, các kỳ lăo Israel nói rằng: "Tại sao hôm nay Thiên Chúa
sát hại chúng ta trước mặt quân Philitinh? Chúng ta hăy đem ḥm
bia Thiên Chúa từ Silô đến giữa chúng ta, để cứu chúng ta khỏi
tay quân thù".
Rồi dân chúng phái người đến Silô đem ḥm bia Thiên Chúa các đạo
binh ngự trên các vệ binh thần (tới). Hai con Hêli là Ophni và
Phinê cùng đi theo ḥm bia Thiên Chúa. Và khi ḥm bia Thiên Chúa
đến trại, toàn dân Israel lớn tiếng hoan hô vang trời dậy đất.
Quân Philitinh nghe tiếng hoan hô, liền hỏi nhau rằng: "Tại sao
trong trại quân Do-thái có tiếng ḥ la vang dậy?" Khi biết là
ḥm bia Thiên Chúa đă đến giữa trại, quân Philitinh sợ hăi và
nói: "Thiên Chúa đă ngự đến trại quân địch". Rồi chúng kêu than
rằng: "Vô phúc cho chúng ta, mấy bữa nay đâu có tiếng ḥ la như
vậy. Thật vô phúc cho chúng ta. Ai sẽ cứu chúng ta thoát khởi
tay những vị thần minh cao siêu đó? Đây là những thần minh đă
giáng biết bao tai hoạ trên những người Ai-cập nơi hoang địa.
Hỡi người Philitinh, hăy can đảm và hiên ngang, đừng chịu làm nô
lệ dân Do-thái như chúng đă làm nô lệ chúng ta. Hăy can đảm mà
chiến đấu". Vậy người Philitinh giao chiến, và dân Israel bị bại
trận, và mạnh ai nấy chạy về trại ḿnh. Và thật là một đại hoạ,
bên Israel có đến ba mươi ngàn bộ binh tử trận. Ḥm bia Thiên
Chúa cũng bị chiếm đoạt. Cả hai con Hêli là Ophni và Phinê cũng
tử trận.
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 43, 10-11. 14-15. 24-25
Đáp: Lạy Chúa, xin cứu chúng con theo ḷng từ bi của Chúa (c.
27b).
Xướng: 1) Nay Chúa đă xua đuổi và để chúng con đầy nhuốc hổ,
Chúa không xuất trận với quân đội chúng con. Chúa đă bắt chúng
con phải tháo lui trước quân thù, và những kẻ thù ghét chúng con
tha hồ cướp của. - Đáp.
2) Chúa đă để chúng con bị lân bang chế diễu, bị những kẻ chung
quanh phỉ báng chê cười. Bị các quốc gia tha hồ chế nhạo, và bị
các dân tộc trông thấy lắc đầu. - Đáp.
3) Ôi lạy Chúa, xin hăy tỉnh dậy, sao Chúa vẫn ngủ? Xin hăy bừng
tỉnh và đừng xua đuổi chúng con muôn đời. Sao Chúa lại ẩn giấu
thiên nhan, Chúa quên lăng cảnh chúng con chịu thống khổ và áp
bức? - Đáp.
Alleluia: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa
đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. -
Alleluia.
Phúc Âm: Mc 1, 40-45
"Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ
xuống thưa Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên
sạch". Động ḷng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và
nói: "Ta muốn, anh hăy khỏi bệnh". Tức th́ bệnh cùi biến mất và
người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và
dặn rằng: "Anh hăy ư tứ đừng nói ǵ cho ai biết, một hăy đi
tŕnh diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh
chứng ḿnh đă được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao
rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai
vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những
nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.
Đó là lời Chúa.
Suy niệm
Đức Kitô lành sạch
Thứ Năm trong Tuần 1 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay, bài
Phúc Âm của Thánh kư Marcô được Giáo Hội chọn đọc lại có một nội
dung hoàn toàn giống như bài Phúc Âm của Thánh kư Luca cho ngày
11/1 hay Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh và một ngày trước Lễ Chúa
Giêsu Chịu Phép Rửa.
Thật vậy, nội dung của hai bài Phúc Âm của hai thánh kư khác
nhau đều thuật lại về sự kiện Chúa Giêsu chữa lành cho một người
phong cùi, với những chi tiết hầu như hoàn toàn giống nhau, nhất
là ở các câu đối đáp giữa nạn nhân đương sự và Chúa Giêsu
là Đấng chữa lành cho nạn nhân:
1- "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". 2- "Ta
muốn, anh hăy khỏi bệnh". 3- "Anh hăy ư tứ đừng nói ǵ cho ai
biết, một hăy đi tŕnh diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo
luật Môsê, để minh chứng ḿnh đă được khỏi bệnh".
Ư nghĩa khác biệt của hai bài Phúc Âm có nội dung giống nhau này
là ở chỗ, mỗi bài đều phản ảnh chủ đề thích hợp cho mùa phụng vụ
của ḿnh. Trong khi bài Phúc Âm của Thánh kư Luca cho ngày 11/1
hay Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh và trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép
Rửa thích hợp với chủ đề "Lời ở giữa chúng ta" của Mùa
Giáng Sinh, th́ bài Phúc Âm của Thánh kư Marco cho Thứ Năm Tuần
I Thưởng Niên hôm nay lại thích hợp với chủ đề "Người
Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lư" của Mùa Thường
Niên hậu Giáng Sinh.
Đúng thế, nạn nhân bị "bệnh cùi" trong bài Phúc Âm hôm
nay đă được chữa cho lành sạch là nhờ "ân sủng" của "Người
Con đến từ Cha" đă "động ḷng thương" đương
sự, bằng một lời truyền chữa lành "'Ta muốn, anh hăy khỏi
bệnh'. Tức th́ bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch", đúng
như "sự thật" mà Người mong muốn.
"Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lư" này c̣n
truyền dạy cho nạn nhân đương sự vừa được Người chữa cho lành
sạch 2 điều cũng liên quan đến "ân sủng và chân lư", đó
là "Anh hăy ư tứ đừng nói ǵ cho ai biết, một hăy đi tŕnh
diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng
ḿnh đă được khỏi bệnh".
Hành động để đáp lại "ân sủng" mà nạn nhân đương sự
nhận được qua biến cố được lành sạch phong cùi đó là đương sự
nạn nhân cần phải "dâng của lễ", và hành động tỏ ra chấp
nhận cùng hưởng ứng "chân lư" của đương sự nạn nhân
này đó là đương sự nạn nhân cần phải "đi tŕnh diện cùng
trưởng tế... để minh chứng (sự thật là quả thực) ḿnh đă
được khỏi bệnh".
Trong Bài Đọc 1 hôm nay được trích từ Sách Samuel cuốn 1 về
trường hợp "những người Philitinh kéo đến gây chiến, và
Israel phải xuất quân chống lại... Vừa giáp trận, dân Israel đă
phải rút lui trốn khỏi quân Philitinh; và trong trận đó có
khoảng bốn ngàn binh sĩ bị giết rải rác khắp đồng ruộng".
Bị bại trận, "các kỳ lăo Israel" mới đặt vấn đề và t́m
cách giải quyết, một cách giải quyết mà họ tin chắc rằng khôn
ngoan nhất và chắc ăn nhất, theo kinh nghiệm lịch sử muôn thuở
của họ. Vấn đề được họ đặt ra và quyết định thực hiện như sau: "Tại
sao hôm nay Thiên Chúa sát hại chúng ta trước mặt quân
Philitinh? Chúng ta hăy đem ḥm bia Thiên Chúa từ Silô đến giữa
chúng ta, để cứu chúng ta khỏi tay quân thù".
Không biết câu trả lời của họ ra sao cho câu tự vấn của họ về
trường hợp bị thảm bại của họ, nhưng căn cứ vào cách giải quyết
của họ chúng ta có thể suy đoán ra rằng tại v́ họ tự ḿnh
chiến đấu, không có Thiên Chúa chiến đấu cho họ, bởi thế họ phải
cậy vào quyền năng của Chúa họ mới có thể thắng đươc quân
thù. Đó là lư do họ đă cương quyết tiền hành quyết định của
ḿnh đó là "phái người đến Silô đem ḥm bia Thiên Chúa các
đạo binh ngự trên các vệ binh thần (tới)".
V́ "ḥm bia Thiên Chúa" tiêu biểu cho sự hiện diện thần
linh của Thiên Chúa, nên, về phía dân Do Thái, "khi ḥm bia
Thiên Chúa đến trại, toàn dân Israel lớn tiếng hoan hô vang trời
dậy đất", và về phía đối phương của họ là "quân Philitinh
sợ hăi và nói: 'Thiên Chúa đă ngự đến trại quân địch'", đến độ
thành phần đối phương này đă "kêu than rằng: 'Thật vô phúc
cho chúng ta. Ai sẽ cứu chúng ta thoát khởi tay những vị thần
minh cao siêu đó? Đây là những thần minh đă giáng biết bao tai
hoạ trên những người Ai-cập nơi hoang địa'".
Tuy nhiên, quân địch của dân Do Thái vẫn cố gắng trấn an nhau
và đoàn kết chiến đấu cho đến cùng, bất chấp Thiên Chúa của dân
Do Thái có xuất trận đi nữa: "Hỡi người Philitinh, hăy can
đảm và hiên ngang, đừng chịu làm nô lệ dân Do-thái như chúng đă
làm nô lệ chúng ta. Hăy can đảm mà chiến đấu".
Thật không ngờ, hoàn toàn không ngờ, ḷng tin tưởng của dân Do
Thái đă chẳng những không được đáp ứng, mà họ c̣n bị mất cả
chính "ḥm bia Thiên Chúa" nữa:
"Vậy người Philitinh giao chiến, và dân Israel bị bại trận, và
mạnh ai nấy chạy về trại ḿnh. Và thật là một đại họa, bên
Israel có đến ba mươi ngàn bộ binh tử trận. Ḥm bia Thiên Chúa
cũng bị chiếm đoạt. Cả hai con Hêli là Ophni và Phinê cũng tử
trận".
Cho dù dân Do Thái có hoàn toàn bị thảm bại, bị thất trận một
cách trầm trọng chưa bao giờ thấy như thế, Thiên Chúa vẫn có thể
tỏ ḿnh ra cho họ và nơi họ, tỏ ḿnh ra một cách tỏ tường hơn
bao giờ hết. Ở chỗ, qua lần thất trận hết sức thảm thương này,
dân của Ngài mới ư thức được rằng:
1- Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ không phải chỉ ở với
họ mà c̣n có thể ở với cả dân ngoại thậm chí là chính quân thù
của họ nữa, nếu họ không trung thành với Ngài, trong khi dân
ngoại lại nhận biết Ngài ở với họ;
2- Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ phải là chính nguồn
mạch và là cùng đích của họ, chứ không phải chỉ là phương
tiện để cấp thời cứu nguy họ, để cứu lấy danh dự của họ hơn là
cho Thiên Chúa được vinh quang;
3- Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ phải được họ liên
lỉ tôn thờ và kính mến, bằng không, Ngài dù có trung thành với
họ bất chấp mọi bất trung của họ, nhưng vẫn có thể bỏ họ để họ
nghĩ lại mà trở về với Ngài, như Bài Đáp Ca hôm nay trung thực
phản ảnh tâm trạng của họ sau đây:
1) Nay Chúa đă xua đuổi và để chúng con đầy nhuốc hổ, Chúa không
xuất trận với quân đội chúng con. Chúa đă bắt chúng con phải
tháo lui trước quân thù, và những kẻ thù ghét chúng con tha hồ
cướp của.
2) Chúa đă để chúng con bị lân bang chế diễu, bị những kẻ chung
quanh phỉ báng chê cười. Bị các quốc gia tha hồ chế nhạo, và bị
các dân tộc trông thấy lắc đầu.
3) Ôi lạy Chúa, xin hăy tỉnh dậy, sao Chúa vẫn ngủ? Xin hăy bừng
tỉnh và đừng xua đuổi chúng con muôn đời. Sao Chúa lại ẩn giấu
thiên nhan, Chúa quên lăng cảnh chúng con chịu thống khổ và áp
bức?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
TN.Tuan1-Thu5.mp3
Ngày 13: 1.
Thánh Hilariô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (315-369)
Hilariô cất tiếng khóc chào đời năm 315 tại Aquitaine nước Pháp,
trong một gia đ́nh thế giá. Ngay từ nhỏ cậu đă hấp thụ một nền
giáo dục đầy đủ. Nhờ đó cậu đă vượt trội hơn bạn hữu về đức tính
ngay thẳng và trong sạch. Trong thời niên thiếu, Hilariô đă say
mê văn chương và triết lư. Nhờ những giây phút đắm ch́m trong
suy tưởng, ngài đă t́m thấy Đấng Tối Cao duy nhất đáng tôn thờ,
đúng như lời Givê đă phán trong Cựu Ước: "Ta là Đấng tự hữu".
Bằng một niềm xác tín sâu xa, ngài đă trở lại Công Giáo và lănh
nhận bí tích Rửa Tội. Với tính cách nhân đức và tài hùng biện,
ngài đă là chứng nhân sống động của Chúa Giêsu.
Năm 350, ngài được chọn làm Giám Mục Poitiers. Nhiệt thành chu
toàn chức vụ Chúa đă trao phó, ngài đă trở thành ánh đuốc hướng
dẫn dân Chúa những ngày tháng đen tối do bè rối Ariô gây nên.
Lúc bấy giờ Ariô v́ kiêu ngạo đă không chấp nhận quyền bính Giáo
Hội, chối bỏ Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Lư thuyết sai lạc của
Ariô được một số Giám Mục nghe theo và được hoàng đế Constance
trợ giúp. Trước nguy cơ đó, ngài đă triệu tập công đồng các Giám
Mục để ra vạ tuyệt thông cho Ursace và Valens. Nhưng chính bọn
lạc giáo đă dùng mưu để nhà vua đày ngài sang Phrygie.
Trong suốt thời gian lao tù, ngài vẫn luôn hướng về địa phận qua
thư từ giáo huấn tín hữu. Ngài đă viết bộ tổng luận 12 cuốn,
tŕnh bày về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, chống lại bè rối
Ariô.
Bốn năm trôi qua, hoàng đế Constance triệu tập công đồng tại
Séleucide và ngài cũng được mời tham dự. Tại đây ngài đă hăng
say bênh vực lập trường của Giáo Hội và đă thuyết phục được toàn
thể các Giám Mục. Bọn lạc giáo sợ bị thất bại chua cay nên đă
bàn với hoàng đế cho ngài được hồi hương.
Ngày trở về Poitiers của ngài đă đem cho nước Pháp niềm vui mừng
trọng đại và ngày ấy c̣n được ghi dấu bằng một phép lạ: ngài đă
làm cho một em bé chết chưa kịp Rửa Tội sống lại.
Với tuổi già sức yếu ngài vẫn luôn làm tṛn sứ mạng giảng giáo
và tiếp tục viết nhiều sách có giá trị. Sau cùng Chúa đă gọi
ngài về trời ngày 13/01/369.
Thể theo lời yêu cầu của các đức Giám Mục họp tại Bordeaux, Đức
Thánh Cha Piô IX đă long trọng truy phong ngài tước vị Tiến Sĩ
Hội Thánh ngày 10/01/1852.
ĐTC
Biển Đức
XVI:
Thứ Tư 10/10/2007 – Bài Giáo Lư 53 -
Thánh giáo phụ Hilary opf Poitiers
ThanhHilarioGiamMucTienSi.mp3
https://youtu.be/KuMIMDrS-2Q