PVLC Tuần Lễ Hiển Linh
Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh
 

Bài Đọc I: 1 Ga 4, 11-18

"Nếu chúng ta thương yêu nhau, th́ Thiên Chúa ở trong chúng ta".

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, nếu Thiên Chúa thương yêu chúng ta dường ấy, th́ chúng ta cũng phải thương yêu nhau. Chẳng ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nếu chúng ta thương yêu nhau, th́ Thiên Chúa ở trong chúng ta, và t́nh yêu của Người nơi chúng ta đă được tuyệt hảo. Do điều này mà chúng ta biết chúng ta ở trong Người và Người ở trong chúng ta là Người đă ban Thánh Thần cho chúng ta. Và chúng ta đă thấy và chứng nhận rằng Chúa Cha đă sai Con Ḿnh làm Đấng Cứu Thế. Ai tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, th́ Thiên Chúa ở trong người ấy và người ấy ở trong Thiên Chúa. C̣n chúng ta, chúng ta đă biết và tin nơi t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Thiên Chúa là T́nh Yêu, và ai ở trong t́nh yêu, th́ ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong họ. Do đó, t́nh yêu của Thiên Chúa đă trọn vẹn đối với chúng ta, để chúng ta tin tưởng trong ngày phán xét, v́ Người thế nào, th́ chúng ta cũng thế ấy ở thế gian này. Nơi t́nh thương không có sự sợ hăi, nhưng t́nh thương trọn lành th́ loại bỏ sợ hăi ra ngoài, v́ sợ hăi mang theo h́nh phạt, và người nào sợ hăi th́ không hoàn hảo trong t́nh thương.

Đó là lời Chúa. 

Đáp Ca: Tv 71, 2. 10. 12-13

Đáp: Lạy Chúa, muôn dân khắp mặt đất sẽ thờ lạy Chúa (c. 11).

Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Đáp.

2) Các vua xứ Tác-xi và quần đảo sẽ mang lễ vật đến, các vua xứ Ả-rập và Saba sẽ đem triều cống lễ vật. - Đáp.

3) V́ Người sẽ cứu thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống kẻ cùng khổ. - Đáp. 

Alleluia:

Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đă sai tôi đi rao giảng tin mừng cho hạng nghèo khó, báo tin cho tù nhân được phóng thích. - Alleluia. 

Phúc Âm: Mc 6, 45-52

"Họ thấy Người đi trên mặt biển".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

(Khi năm ngàn người đă được ăn no), Chúa Giêsu liền giục các môn đệ xuống thuyền, qua bờ bên kia trước mà đến Bếtsai-đa, đang khi Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện. Chiều đến, thuyền đă ra giữa biển, c̣n Người th́ một ḿnh ở trên đất. Khoảng canh tư đêm tối, Người thấy họ khó nhọc chèo chống v́ ngược gió, Người đi trên mặt biển mà đến với họ, và Người muốn vượt qua trước họ. Họ thấy Người đi trên mặt biển, th́ tưởng là ma, nên la hoảng lên. V́ ai nấy đều thấy Người và hoảng hốt, nên Người liền lên tiếng bảo họ rằng: "Hăy yên trí, chính Thầy đây, đừng sợ". Rồi Người lên thuyền họ, và gió im lặng. Tâm hồn họ lại càng sửng sốt hơn, v́ họ chưa hiểu ǵ về vấn đề bánh: ḷng họ c̣n mù tối.

Đó là lời Chúa.  

 

Suy Nghiệm Lời Chúa  

Emmanuel Quyền Năng    

Hôm nay, Thứ Tư sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, chủ đề cho riêng Mùa Giáng Sinh, một thời điểm kéo dài cho tới Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, vẫn là "Lời ở cùng chúng ta" (Gioan 1;14), vẫn tiếp tục phản ảnh nơi phụng vụ Lời Chúa của ngày này. 

Bài Phúc Âm hôm nay được tiếp ngay sau bài Phúc Âm hôm qua. Bài Phúc Âm hôm qua được Thánh kư Marco tŕnh thuật về sự kiện Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng 5 ngàn người theo Người để nghe lời Người. Bài Phúc Âm hôm nay, vị thánh kư này thuật lại biến cố Chúa Giêsu dẹp yên sóng gió cho các tông đồ: 

"Chúa Giêsu liền giục các môn đệ xuống thuyền, qua bờ bên kia trước mà đến Bếtsai-đa, đang khi Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện. Chiều đến, thuyền đă ra giữa biển, c̣n Người th́ một ḿnh ở trên đất. Khoảng canh tư đêm tối, Người thấy họ khó nhọc chèo chống v́ ngược gió, Người đi trên mặt biển mà đến với họ, và Người muốn vượt qua trước họ. Họ thấy Người đi trên mặt biển, th́ tưởng là ma, nên la hoảng lên. V́ ai nấy đều thấy Người và hoảng hốt, nên Người liền lên tiếng bảo họ rằng: 'Hăy yên trí, chính Thầy đây, đừng sợ'. Rồi Người lên thuyền họ, và gió im lặng. Tâm hồn họ lại càng sửng sốt hơn, v́ họ chưa hiểu ǵ về vấn đề bánh: ḷng họ c̣n mù tối". 

Việc Chúa Giêsu ra tay dẹp yên sóng gió cho các tông đồ trong bài Phúc Âm hôm nay là một trong những cơ hội chứng tỏ "Lời ở cùng chúng ta", chứ không bỏ mặc chung con người và riêng những ai thuộc về Người bị ch́m đắm hư vong.  

Sự kiện được thuật lại trong Bài Phúc Âm hôm nay về sóng gió bất ngờ nổi lên khiến các tông đồ, dù có nhiều vị chuyên nghiệp đánh cá, cũng "khó nhọc chèo chống v́ ngược gió" có thể tiêu biểu cho gian nan khốn khó thử thách trong đời sống của con người nói chung và Kitô hữu thành phần môn đệ của Chúa Kitô nói riêng. 

Đời sống con người trên trần gian này nói chung không thể nào không có gian nan khốn khó, nhưng chính nhờ gian nan khốn khó như "lửa thử vàng" mà con người mới có thể trở nên cứng cát và trưởng thành như "cái khó bó cái khôn" thế nào, th́ trong đời sống tu đức, đời sống đạo, càng cần hơn nữa để đức tin trở nên sâu xa vững chắc hơn.

Bởi v́, nhờ gian nan thử thách, con người mới có thể và mới dễ cảm thấy ḿnh hèn yếu và bất lực mà tin tưởng cậy trông vào Đấng duy nhất có thể cứu thoát họ là Thiên Chúa, Đấng cũng có ư để xẩy ra gian nan thử thách như vậy để nhờ đó có thể tỏ ḿnh ra cho họ, và nhờ đó họ có thể nhận biết Ngài hơn. 

Thiên Chúa thường sử dụng gian nan thử thách để tăng thêm đức tin cho các tông đồ, thành phần đă từng xin Ngài tăng thêm đức tin yếu kém của các vị lên (xem Luca 17:5), chứ Ngài không làm ảo thuật một cách thiêng liêng là ban sẵn cho các tông đồ, không cần luyện tập, tự nhiên cũng có được một thứ nội công thần linh thâm hậu, đến độ không ǵ có thể đánh gục các vị. 

Trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy dường như Chúa Giêsu cố ư để gian nan thử thánh xẩy ra cho các tông đồ, (như không cùng đi với các vị sang bên kia bờ, lại c̣n thanh thản lên núi cầu nguyện nữa, như quên hẳn các môn đệ của Người đang lẻ loi với nhau lênh đênh trên biển hồ bao rộng, và cứ phải chờ cho tới đêm tối mịt mù cùng với sóng gió nổi lên mới chịu xuất hiện), để Người có thể tỏ ḿnh ra cho các vị, nhờ đó các vị luôn tin tưởng và càng tin tưởng rằng "Lời ở cùng chúng ta", và các vị sẽ không c̣n lo, c̣n sợ, c̣n hoảng nữa, v́ Người là Đấng Thiên Sai Cứu Thế, được sai đến không phải để luận phạt mà là để cứu độ (xem Gioan 3:17). 

Như thế, theo đường lối thần linh huyền diệu của Vị Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng, th́ mỗi khi xẩy ra gian nan khốn khó, khiến con người cảm thấy đêm tối và băo tố kinh hoàng, là thời điểm Thiên Chúa đang ở gần nạn nhân nhất, và là chính dấu báo Thiên Chúa sắp sửa tỏ ḿnh ra cho nạn nhân để cứu nạn nhân: "Người lên thuyền họ, và gió im lặng". 

Thực tế sống đạo cho thấy, chính trong lúc bị gian nan thử thách đầy tối tăm mù mịt và sóng gió biến động trong đời, chúng ta thường cảm thấy lo âu sợ hăi, hoảng loạn và cuống lên, đến độ bấy giờ chúng ta cảm thấy "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan 4:24), Đấng đang hiện diện bên chúng ta và đang đến cứu chúng ta, nghĩa là đang muốn tỏ ḿnh ra cho chúng ta mà chúng ta lại "tưởng là ma", lại sợ Ngài hơn là mừng v́ thấy Ngài đang ở gần ngay bên ḿnh. 

Bởi vậy, để có thể khỏi bị nhầm "tưởng là ma" đối với "Lời ở cùng chúng ta", trước hết và trên hết, Kitô hữu cần phải hết sức thâm tín, như Thánh Gioan Tông đồ trong Bài Đọc 1 hôm nay nhắc nhở, rằng: "Chúa Cha đă sai Con Ḿnh làm Đấng Cứu Thế. Ai tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, th́ Thiên Chúa ở trong người ấy và người ấy ở trong Thiên Chúa. C̣n chúng ta, chúng ta đă biết và tin nơi t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta". 

Phải, tin tưởng vào Thiên Chúa đây chính là tin tưởng vào t́nh yêu thương của Ngài, Đấng chỉ v́ yêu thương và chính v́ yêu thương "đă sai Con Ḿnh làm Đấng Cứu Thế", th́ không thể nào lại bỏ mặc chúng ta cho tử thần, và vui thích khi chúng ta bị gian nan khốn khó, bị hư vong.  

Trái lại, chắc chắn Ngài sẽ cứu chúng ta, không sớm th́ muộn, không trước th́ sau, bằng không, Ngài tự mẫu thuẫn, ở chỗ, một đàng, theo lư thuyết, Ngài cứu chúng ta nơi Con của Ngài, nhưng trên thực tế, Ngài lại đang tâm để cho chúng ta bị hư đi, như thể Ngài không coi trọng Ơn Cứu Độ vô giá được Con Ngài vô cùng khốn khổ lập công chuộc tội cho chúng ta, như thể chúng ta là đồ bỏ, chẳng là ǵ trước nhan Ngài. 

Thậm chí kể cả những con người cao ngạo, kiêu căng tự phụ, coi Ngài chẳng là ǵ, không cần đến Ngài, truất phế Ngài bằng những luật pháp vô luân và phi nhân, thay thế Ngài bằng những ngẫu tượng duy nhân bản, tôn sùng con người như một thần linh trên hết, muốn làm ǵ th́ làm, quyết định mọi sự lành dữ theo ư nghĩ, ư thích và ư riêng của ḿnh, Ngài vẫn chờ đợi họ, thông cảm với những ǵ họ làm mà không biết việc sai lầm ḿnh làm (xem Luca 23:34), cho đến khi Ngài làm cho họ mở mắt ra mà hoán cải trở về với Ngài.  

Chính v́ Thiên Chúa đă làm tất cả mọi sự để con người có thể tin vào Ngài (xem Gioan 5:17), mà một khi đă tin vào Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa cứu độ nơi "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", Vị Thiên Chúa vô cùng yêu thương chúng ta "đến không tiếc Con Một của Ngài" (Roma 8:32), th́ chúng ta đừng sợ, v́, như Thánh Gioan Tông Đồ trong Bài Đọc 1 hôm nay khẳng định: "t́nh thương trọn lành th́ loại bỏ sợ hăi ra ngoài, v́ sợ hăi mang theo h́nh phạt, và người nào sợ hăi th́ không hoàn hảo trong t́nh thương".

Vậy, cùng với niềm xác tín và tâm t́nh tin tưởng của Bài Đáp Ca hôm nay, những ai đă tin tưởng, hay đang bị thử thách, hoặc cần được cứu giúp, hăy xướng lên theo câu 3 rằng: "Người sẽ cứu thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống kẻ cùng khổ". 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 GS.ThuTuSauHienLinh.mp3 

Thánh Gioan Neumann, Giám mục Ḍng Chúa Cứu Thế 

Những vị thánh ở Hoa Kỳ

Giáo Hội Công Giáo có cả chục ngàn vị thánh, nhưng những vị thánh ở Hoa Kỳ cho tới nay mới chỉ có 11 vị, hầu hết là thành phần di dân, chứ không phải chính gốc Mỹ quốc, chỉ trừ 3 vị được sinh tại Hoa Kỳ: trước hết là Thánh Kateri Tekawitha, sinh năm 1656, một người dân bản xứ duy nhất được sinh ra tại Hoa Kỳ, ở Iroquois mà nay là Auriesville Bang New York, sau là 2 vị thuộc gia đ́nh di dân những sinh tại Hoa Kỳ là Thánh Elizabeth Ann Seton ở New York City ngày 28/8/1774, và Thánh Katherine Drexel ở Philadelphia ngày 28/11/1858, và  hầu hết các vị thánh ở Hoa Kỳ này, theo niên lịch phụng vụ ghi chú rơ chỉ ở U.S, nghĩa là chỉ được tưởng nhớ ở Hoa Kỳ thôi, chứ không phải trong Giáo Hội hoàn vũ, (như một số lễ về Đức Mẹ chỉ cử hành ở địa phương), ngoại trừ 2 vị thánh trong số 11 vị thánh ở Hoa Kỳ được cả Giáo Hội hoàn vũ tưởng nhó, đó là Thánh Gioan Neumann lễ ngày 5/1 và Thánh Damien lễ ngày 10/5.

Sau đây là danh sách toàn bộ 11 vị thánh ở Hoa Kỳ, trong đó có 7 nữ và 4 nam, 1 giám mục, và 1 giáo dân, c̣n toàn là tu sĩ, 3 vị thánh nữ lập ḍng, 3 sinh ở Hoa Kỳ, 1 ở Tiệp Khắc, 1 ở Đức, 1 ở Bỉ, 1 ở Tây Ban Nha, 1 ở Ư và 3 ở Pháp, vị thánh nào cũng bao gồm 5 chi tiết chính yếu liên quan đến các vị: 1- quốc tịch, 2- ngày sinh tử, 3- vai tṛ của từng vị trong Giáo Hội, 4- ngày được Giáo Hội tuyên phong hiển thánh và 5- ngày lễ trong phụng niên.

·  Thánh Elizabeth Ann Seton: 

Sinh ngày 28/8/1774 ở New York City, qua đời ngày 4/1/1821

Lập ḍng Chị Em Bác Ái Thánh Giuse / The Sisters of Charity of St. Joseph (S.C.), và được coi là vị sáng lập hệ thống trường Công Giáo ở Hoa Kỳ, 

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 14/9/1975 bởi ĐTC Phaolô VI

Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 4/1. 

·  Thánh John Neumann: 

Sinh ngày 28/3/1811 ở Tiệp Khắc, qua đời ngày 5/1/1860

Thụ phong Linh mục ở GP New York, nhập ḍng Chúa Cứu Thế / Congregatio Sanctissimi Redemptoris (CSsR) và là vị Giám Mục thứ 4 ở Philadelphia, vị sáng lập hệ thống trường Công Giáo cấp giáo phận tiên khởi ở Hoa Kỳ,

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh năm 1977 bởi ĐTC Phaolô VI

Lễ nhớ trong Giáo Hội hoàn vũ hằng năm vào ngày 5/1  

·  Thánh Marianne Cope:  

Sinh ngày 23/1/1838 ở Đức quốc, qua đời ngày 9/8/1818

Ḍng Thánh Phanxicô O.S.F (Order of Saint Francis) Thừa sai phục vụ người phong cùi ở Molokai Hawaii

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày  21/10/2012 bởi ĐTC Biển Đức XVI

Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 23/1   

·  Thánh Katharine Drexel: 

Sinh ngày 26/11/1858 ở Philadelphia Hoa Kỳ, qua đời ngày 3/3/1955  

Lập ḍng Chị Em Bí Tích Thánh S.B.S (Sisters of Blessed Sacrament) cho những người dân Da Đỏ và Da Mầu,

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 2/12/ 2014  bởi ĐTC Phanxicô

Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 3/3 

·  Thánh Damien de Veuster of Molokai: 

Sinh ngày 3/3/1840 ở Bí, qua đời ngày 15/4/1889

Ḍng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria SS.CC (Sacrorum Cordium) - Thừa sai phục vụ người phong cùi ở Molokai Hawaii

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 11/10/ 2009  bởi ĐTC Biển Đức XVI

Lễ nhớ trong Giáo Hội hoàn vũ hằng năm vào ngày 10/5  

·  Thánh Junipero Serra:  

Sinh ngày 24/11/1713 ở Tây Ban Nha, qua đời ngày  28/8/1784

Ḍng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô, O.F.M. (Order of Friar Minor), thành lập các khu truyền giáo ở California

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 23/9/2015 bởi ĐTC Phanxicô

Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 1/7 

Thánh Kateri Tekakwitha: 

Người bản xứ duy nhất trong 11 thánh ở Hoa Kỳ, sinh năm 1656 ở xứ Iroquois mà nay là Auriesville Bang New York, qua đời ngày 17/4/1680   

Sống đời trinh nữ thánh hiến consecrated virgin  

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 21/10/2012 bởi ĐTC Biển Đức XVI

Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 14/7  

·  Thánh Mother Theodore Guerin:  

Sinh ngày 2/10/1798 ở Pháp, qua đời ngày 14/5/1856  

Nhà thừa sai kiêm lập ḍng Chị Em Chúa Quan Pḥng của Thánh Mary the Woods / The Sisters of Providence of St. Mary-of-the-Woods (S.P.)  

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 15/10/2006 bởi ĐTC Biển Đức XVI

Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 3/10  

·  Thánh Issac Jogues: 

Sinh ngày 10/1/1607 ở Pháp, qua đời ngày 18/10/1646  

Linh mục Ḍng Tên / Society of Jesus (S.J), một vị thừa sai và tử đạo ở Bắc Mỹ

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh năm 1930 bởi ĐTC Piô XI

Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 19/10  

·  Thánh Frances Xavier Cabrini: 

Sinh ngày 15/7/1850 ở Ư,  qua đời ngày 22/12/1917  

Nhà thừa sai kiêm lập ḍng Chị Em Thừa Sai Thánh Tâm Chúa Giêsu / The Missionary Sisters of the Sacred Heart of Jesus (M.S.C)

Giáo Hội tuyên phong hiển thánh năm 1946 by Pope Pius XII

Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 13/11 

· Thánh Rose Philippine Duchesne: 

Sinh ngày 29/8/1769 ở Pháp, qua đời ngày 18/11/1852

Hội Ḍng Thánh Tâm Chúa Giêsu R.S.C.J. (Religiosae Sanctissimi Cordis Jesu), Thừa sai truyền giáo cho người dân bản xứ Mỹ

 Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 3/7/1988 bởi ĐTC Gioan Phaolô II

Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 18/11  

Thánh Gioan Neumann

Ngài là Giám mục Philadelphia, sinh tại Prachatitz, Bohemia thuộc nước cộng ḥa Tiệp Khắc ngày 28 tháng 3 năm 1811, con ông Philip Neumann và bà Agnes Lebis. Không chỉ là một người lặng lẽ, Gioan Neumann c̣n là người lùn, chỉ cao khoảng 1,52 mét. Tuy nhiên, Gioan Neumann có đôi mắt rất dễ thương và hay cười. Gioan Neumann có bốn chị gái và một em trai.

Sau khi tốt nghiệp đại học ở Budweis và vào chủng viện năm 1831. Hai năm sau, ngài học thần học tại đại học Charles Ferdinand ở Prague. Năm 1835, ngài hân hoan mong chờ được trao sứ vụ linh mục. Tới ngày thụ phong linh mục, Đức Giám mục bị lâm bệnh. Và thế là ngày thụ phong ấy đă không bao giờ được ấn định nữa v́ lúc đó Bôhêmia đă có đủ số linh mục. Đây thật là điều khó tưởng tượng đối với chúng ta bây giờ, nhưng Bohemia khi ấy đă tràn ngập linh mục. Gio-an viết thư đến các giám mục khắp châu Âu, nhưng đây là t́nh trạng chung ở khắp nơi, chẳng ai muốn có thêm giám mục nữa. Gio-an chắc chắn ḿnh có ơn gọi linh mục nhưng dường như mọi cánh cửa dẫn đến đó đều đóng trước mặt ngài. 

Không bỏ cuộc. Ngài học tiếng Anh bằng cách làm việc trong một nhà máy có công nhân nói tiếng Anh để có thể viết thư cho các giám mục ở Mỹ. Từ khi Gioan Neumann t́m hiểu về những hoạt động truyền giáo bên Hoa Kỳ, ngài quyết định trẩy sang nơi đây để xin được thụ phong. Gioan Neumann đă đi bộ hầu hết đoạn đường tới Pháp rồi lên tàu mang tên “Europa” để sang Mỹ châu. Cuối cùng, giám mục New York đồng ư phong chức cho ngài. Để bước theo tiếng gọi của Thiên Chúa trong chức linh mục, Gio-an phải rời bỏ quê hương măi măi, vượt đại dương đến một vùng đất mới đầy gian khó.

Ngày 9 tháng Sáu năm 1836, Gioan Neumann đến Manhattan. Đức Giám mục Gioan Đuyboa rất vui mừng khi gặp ngài. Hiện chỉ mới có ba mươi sáu linh mục giúp cho hai trăm ngàn tín hữu Công giáo sống ở bang Niu Gioóc và một phần ở bang Niu Jessi. Và chỉ trong ṿng mười sáu ngày sau khi đến, Gioan được thụ phong linh mục và được gởi tới Buffalô. Ở đó, ngài phụ giúp cha Pax trông coi xứ đạo rộng khoảng 1400 km vuông. Cha Pax cho Gioan được tự do lựa chọn sống ở thành phố Buffalô hoặc vùng thôn quê. Lúc này chí khí anh hùng của Gioan bắt đầu thể hiện. Ngài đă chọn điều khó khăn hơn: ở thôn quê.

Ngài quyết định lưu lại trong một thị trấn nhỏ có ngôi thánh đường chưa được xây xong. Ngay khi vừa khánh thành ngôi thánh đường này, Gioan lại chuyển tới một thị trấn khác nơi có một ngôi thánh đường được làm bằng những khúc cây. Ở đó, Gioan đă dựng một túp lều nhỏ bằng gỗ. Ngài hầu như không sử dụng lửa và thường sống nhờ bánh ḿ với nước lă. Mỗi đêm Gioan chỉ ngủ vài giờ. Khoảng cách giữa các nông trại và nơi Gioan Neumann ở th́ rất là xa. Gioan Neumann đă phải trẩy bộ trên những lộ tŕnh dài để đến với giáo dân của ḿnh. Họ là những người Đức, Pháp, Iran và Scốtlen. Khi ở trường, Gioan Neumann đă học được tám ngoại ngữ. Bây giờ ngài học thêm hai ngoại ngữ nữa: tiếng Anh và tiếng Gêlic. (Gêlic là loại ngôn ngữ của người Celte ở Ai Len.) Trước khi qua đời, Gioan Neumann đă biết được tất cả mười hai ngoại ngữ.

V́ công việc và cũng v́ giáo xứ của ngài lẻ loi đơn độc nên cha Gio-an mong được liên lạc và gia nhập Ḍng Chúa Cứu Thế, một hội ḍng gồm các linh mục và tu huynh tận tụy lo cho người nghèo và những người bị bỏ rơi nhất.

Là linh mục đầu tiên vào Ḍng tại Mỹ, ngài khấn ḍng tại Baltimore ngày 16 tháng giêng năm 1842, và vẫn tiếp tục công việc truyền giáo của ḿnh.

Ngay từ buổi đầu, ngài đă được anh em hết ḷng kính trọng v́ sự thánh thiện rơ nét, sự nhiệt thành và nhă nhặn của ngài.

Khả năng biết nhiều thứ tiếng của ngài khiến ngài thích ứng đặc biệt với công việc trong xă hội Mỹ đa ngôn ngữ vào thế kỷ 19.

Sau khi làm việc tại Baltimore và Pittsburgh, năm 1847, ngài được bổ nhiệm làm Vị Kinh Lược hay Bề trên Ḍng Chúa Cứu Thế tại Mỹ.

Các nhà ở Mỹ thuộc về tỉnh Bỉ. Cha Frederick von Held, giám tỉnh Bỉ, đă nói về ngài thế này: “Ngài là một người rất đáng kính trọng, vừa có ḷng đạo đức, vừa mạnh mẽ và khôn ngoan”. Neumann cần những phẩm chất ấy trong hai năm tại vị, khi mà muốn đặt nền tảng cho Ḍng Chúa Cứu Thế tại Mỹ th́ phải nổ lực chỉnh đốn lại. Lúc ngài trao gánh nặng cho cha Bernard Hafkenscheid, Ḍng Chúa Cứu Thế Mỹ đă được chuẩn bị tốt hơn để trở thành một tỉnh độc lập vào năm 1850.

Cha Neumann trở thành Giám mục Philadelphia, ngài được tấn phong tại Baltimore ngày 28 tháng 3 năm 1852. Giáo phận của ngài mênh mông và đang trong thời kỳ phát triển mạnh.

Ngài là vị giám mục đầu tiên tổ chức hệ thống trường Công giáo trong giáo phận, là người đặt nền tảng cho giáo dục Công giáo ở quốc gia này. Ngài nâng con số trường Công giáo trong giáo phận từ 2 lên đến 100.

Ngài lập nhóm các nữ tu ḍng ba Phan-xi-cô để dạy trong các trường học.

Trong số hơn 80 nhà thờ được xây dựng trong giáo phận, phải kể đến Vương cung thánh đường Phê-rô và Phao-lô mà ngài khởi xướng.

Thánh Gio-an Neumann vóc người nhỏ bé, chẳng bao giờ thấy dồi dào sức khỏe, nhưng với cuộc sống ngắn ngủi, ngài lại làm được những việc lớn lao. Cùng với bổn phận mục vụ, ngài c̣n dành được th́ giờ cho hoạt động văn chương đáng lưu ư.

Ngài viết nhiều bài cho các nhật báo Công giáo cũng như cho các tạp chí định kỳ. Ngài xuất bản hai quyển giáo lư. Vào năm 1849, quyển lịch sử Kinh thánh viết cho các trường học ra đời.

Ngài liên tục hoạt động cho đến hơi thở cuối cùng. Sức khỏe của giám mục Neumann không được tốt lắm nhưng người ta vẫn rất ngỡ ngàng khi ngài đột nhiên qua đời ngày mùng 5 tháng Giêng năm 1860. Đang trên đường đi họp về nhà, Gioan Neumann đă ngă xuống đất v́ chứng bệnh đột quỵ. Người ta mang Gioan Neumann đến căn nhà gần nhất và Gioan đă mất lúc 3 giờ chiều tại đó, không kịp nhận các bí tích sau hết, hưởng dương 48 tuổi. Tính đến tháng Ba, Gioan Neumann vừa tṛn bốn mươi chín tuổi. Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI phong Chân phúc ngày 13 tháng 10 năm 1963, và Đức thánh cha Phaolô VI đă phong thánh cho Gioan Neumann ngày 19 tháng Sáu năm 1977. 

Nhân dịp giữa hai Khóa LTXC XXXI ở VA (17-18/8/2018) và Khóa LTXC XXXII ở New York (24-25/8/2018) tôi đă ghé thăm cha Phêrô Nguyễn Bá Quốc Linh, CSsR, sau lễ 7:30 sáng Thứ Tư ngày 22/8/2018, Lễ Đức Mẹ Nữ Vương. Sau lễ cha dẫn đi điểm tâm và trong bữa điểm tâm tôi đă đề cập đến chuyện Nhóm TĐCTT xin cha giúp tổ chức Khóa LTXC ở TGP Philadelphia vào ngày tháng nào thích hợp nhất, và Khóa LTXC năm 2019 đă được tổ chức hết sức tốt đẹp vào cuối tháng 6, dịp Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 27/6. Sau điểm tâm cha đă dẫn tôi tham quan cả bên Đền Thánh lẫn bên Trung Tâm Thánh Gioan Nuemann, nơi có hội trường chứa được 700 chỗ ngồi, có nhà bếp đàng hoàng, và cũng là nơi có bảo tàng việc của vị thánh. 

Trong đó, có hai vật đặc biệt là ghế ngồi của ĐTC GPII khi đến viếng thăm Đền Thánh Gioan Neumann trong chuyến tông du Hoa Kỳ, và chén lễ mà ngài đă nhờ làm lại cho một nhà thờ bị cháy nhưng chén thánh này cứ ở bưu điện không được gửi đi như ngài nhờ 1 vị linh mục đi gửi, cho tới khi ngài ra tận bữu điện t́m th́ thấy nó c̣n đó, và trên đường về th́ ngài qua đời! 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh tổng hợp 

 ThanhGioanNeumann.mp3 

 https://youtu.be/E52YwmXINO0