Bài Đọc I: (Năm
II) Gc 2,
1-9
"Không phải
Thiên Chúa đă chọn người nghèo đó sao? Thế mà anh em khinh chê
người nghèo khó".
Trích thư của
Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến,
Anh em là những người tin vào Đức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa
chúng ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp,
có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, ḿnh mặc áo sang trọng; lại
cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống dơ bẩn; nếu anh em chăm
chú nh́n người mặc áo rực rỡ mà nói: "Xin mời ông ngồi chỗ danh
dự này". C̣n với người nghèo khó th́ anh em lại nói rằng: "C̣n
anh, anh đứng đó", hoặc: "Anh hăy ngồi dưới bệ chân tôi". Đó
không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên
những quan xét đầy tà tâm đó sao?
Anh em thân mến,
xin hăy nghe: Không phải Thiên Chúa đă chọn người nghèo trước
mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được thừa
hưởng nước Người đă hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao? Thế
mà anh em khinh chê người nghèo khó. Không phải những người giàu
có dùng quyền hành áp bức anh em, và lôi anh em ra toà án đó
sao? Không phải chính họ thoá mạ thánh danh tốt đẹp đă được kêu
cầu trên anh em sao?
Đă hẳn, nếu anh em
giữ trọn vương đạo như Thánh Kinh dạy, là "Ngươi hăy yêu mến tha
nhân như chính ḿnh", th́ anh em làm phải. Nhưng nếu anh em
thiên vị, là anh em phạm tội, bị lề luật lên án như những kẻ lỗi
luật.
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 33,
2-3. 4-5. 6-7
Đáp: Ḱa
người đau khổ cầu cứu và Chúa đă nghe (c. 7a).
Xướng: 1) Tôi chúc
tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người.
Trong Chúa linh hồn tôi hănh diện, bạn nghèo hăy nghe và hăy
mừng vui. - Đáp.
2) Các bạn hăy
cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hăy tán tạ danh Người. Tôi
cầu khẩn Chúa, Chúa đă nhậm lời, và Người đă cứu tôi khỏi mọi
điều lo sợ. - Đáp.
3) Hăy nh́n về
Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Ḱa
người đau khổ cầu cứu và Chúa đă nghe, và Người đă cứu họ khỏi
mọi điều tai nạn. - Đáp.
Alleluia: Ga 14,
5
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống,
không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 8,
27-33
"Thầy là Đấng
Kitô. Con Người sẽ phải chịu khổ nhiều".
Tin Mừng Chúa
Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu
cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Cêsarê thuộc
quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: "Người ta
bảo Thầy là ai?" Các ông đáp lại rằng: "Thưa là Gioan tẩy giả.
Một số bảo là Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên
tri". Bấy giờ Người hỏi: "C̣n các con, các con bảo Thầy là ai?"
Phêrô lên tiếng đáp: "Thầy là Đấng Kitô". Người liền nghiêm cấm
các ông không được nói về Người với ai cả. Và Người bắt đầu dạy
các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ
lăo, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba
ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó. Bấy giờ
Phêrô kéo Người lui ra mà can trách Người. Nhưng Người quay lại
nh́n các môn đệ và quở trách Phêrô rằng: "Satan, hăy lui đi, v́
ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người".
Đó là lời Chúa.
Suy niệm
"Thày là Đức Kitô" - "dấu chỉ giao ước kư kết giữa Ta với các
ngươi"
Vấn đề chính yếu của Bài Phúc Âm cho ngày Thứ Năm tuần VI Thường
Niên hôm nay là vấn đề nhận biết căn tính của nhân vật lịch sử
Giêsu Nazarét, một nhận thức vô cùng quan trọng đối với nền tảng
đức tin Kitô giáo. V́ nếu nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét không
phải "là Đức Kitô", tức không phải là Đấng Thiên Sai của
dân Do Thái th́ Người cũng không phải là Đấng Cứu Thế của chung
nhân loại, mà chỉ là một vị giáo tổ thuần nhân như Đức Phật
Thích Ca sáng lập Phật giáo, hay Nhà Tiên Tri Muhammed sáng lập
Hồi giáo, hoặc như Khổng Tử với Khổng giáo, hay Lăo Tử với Lăo
giáo thôi.
Chính nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét đă sống cả cuộc đời trần
gian của ḿnh để chứng thực ḿnh, bằng lời nói, việc làm, nhất
là bằng chính biến cố Vượt Qua tột đỉnh của ḿnh, "là Đức
Kitô" (Marco 8:29), "Con Thiên Chúa hằng sống"
(Mathêu 16:16), "đă đến trong thế gian" (Gioan 11:27). Đó
là "tất cả sự thật" (Gioan 16:13) về một con người mang
tên Giêsu ở Nazarét, con ông Giuse và bà Maria, một chân lư vô
cùng quan trọng liên quan đến thực tại thần linh về nhân vật
lịch sử thần linh này: Ngài là ai? Đó là lư do: "Khi
ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền
Cêsarê thuộc quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng:
'Người ta bảo Thầy là ai?'"
Đây là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất Chúa Giêsu tự động hỏi,
đúng hơn trắc nghiệm thành phần môn đệ được Người tuyển chọn làm
tông đổ để trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người
xem các vị ư thức về Người ra sao hay tới đâu. Thật vậy, sau một
thời gian được sống gần gũi với Người, được tận mắt xem thấy
Người cùng các việc Người làm cùng thái độ Người sống, tận tai
nghe Người giảng dạy và tận tay được chạm đến Người (xem 1Gioan
1:1-2), chính các tông đồ (chứ không phải "người ta bảo Thày
là ai?") đă được Người trắc nghiệm và được các vị trả lời
qua vị đại diện tông đồ đoàn là Thánh Phêrô rằng: "Thày là
Đức Kitô".
H́nh như câu tuyên xưng này của tông đồ Phêrô rất chính xác rồi,
nên "Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người
với ai cả", như các tông đồ đă quả thực nhận thức không sai.
Đúng thế, việc Chúa Giêsu trắc nghiệm các tông đồ về căn tính
chân thực vô cùng quan trọng của Người không phải là để các vị
loan báo thực tại thần linh này, loan truyền chân lư cứu độ về
Người này, mà là để cho Người tiếp tục tỏ ḿnh ra cho các vị hơn
nữa, tỏ cho các vị thấy một mầu nhiệm về Người, một mầu nhiệm vô
cùng kinh hoàng mà Người không thể tiết lộ cho các vị biết cho
đến sau khi trắc nghiệm các vị, một mầu nhiệm liên quan đến
chính căn tính "là Đức Kitô" của Người, những ǵ vừa được
các vị xác tín và chí lư tuyên xưng.
Mầu nhiệm kinh hoàng khủng khiếp đối với thành phần tông đồ theo
Người đó là: "Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ
phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lăo, các trưởng tế, các
luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại. Người
công khai tuyên bố các điều đó". Chính v́ là một mầu nhiệm
hết sức kinh hoàng khủng khiếp đối với các tông đồ như thế mà
các vị chẳng hiểu ǵ hết, bị tá hỏa tam tinh lên khi vừa nghe
xong, đặc biệt người tông đồ hăng máu nhất là Phêrô, vị đă tỏ ra
hoảng hốt tới độ "kéo Người lui ra mà can trách Người".
Không ngờ, vị tông đồ đầy thành tâm thiện chí này và cả các tông
đồ khác lại càng bàng hoảng sửng sốt hơn khi chính hành động đầy
kính mến của các ngài, qua tông đồ Phêrô, tỏ ra muốn bảo vệ
Người, muốn điều tốt nhất cho Người, lại bị Người thậm tệ quở
trách như chưa bao giờ thấy: "Nhưng Người quay lại nh́n các
môn đệ và quở trách Phêrô rằng: 'Satan, hăy lui đi, v́ ngươi
không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người'". Như
thể các vị vừa vấp phạm một điều ǵ dữ dằn quá sức tưởng tượng,
đến độ đă trở thành "Satan" trước nhan Người. Nghĩa là
các vị đă cám dỗ Người (v́ "Satan là tên cám dỗ cả
và thế gian" - Khải Huyền 12:9) làm những ǵ trái ngược với Cha
Người là Đấng đă sai Người, một điều quá cấm kỵ đối với Người,
Đấng từ trời xuống thế gian không phải để làm theo ư ḿnh mà là
ư Đấng đă sai (xem Gioan 6:38).
Thật ra, xét theo lư lẽ trần gian th́ tông đồ Phêrô cũng chẳng
sai ǵ, bởi theo ngài, cũng như bất cứ một người b́nh thường
nào, đă là Đức Kitô, là Đấng Thiên Sai từ Thiên Chúa mà đến th́
phải là Đấng có quyền năng vô địch, có thể giải thoát dân của
Người khỏi lầm than khốn khó, khỏi cảnh làm nô lệ ngoại bang,
như thời các Quan Án xưa sau khi dân vào Đất Hứa và trước thời
kỳ quân chủ của dân Do Thái. Đằng này, Đấng Thiên Sai như được
ngài tuyên xưng và được Thày công nhận như thế mà lại được chính
Thày tiết lộ cho biết rằng chính bản thân Người "sẽ
phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lăo, các trưởng tế, các
luật sĩ chối bỏ và giết đi" nghĩa là ǵ, không thể nào chấp
nhận được.
Đúng thế, tông đồ Phêrô bị Thày nặng lời khiển trách chỉ "v́
ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người", mà
"việc loài người" th́ bao giờ cũng tầm thường, thậm chí
hầu như lúc nào cũng phản ngược lại với ư muốn tuyệt đối tối
cao, khôn ngoan thượng trí và toàn thiện toàn ái của Thiên Chúa,
một ư muốn chỉ nhắm đến chỗ cứu độ loài người, t́m hết cách làm
sao để loài người có thể được hiệp thông thần linh với Ngài theo
đúng dự án thần linh tạo dựng của Ngài.
Đó là lư do, theo dự án thần linh tạo dựng của ḿnh, việc Thiên
Chúa thanh tẩy loài người gian ác cùng với sinh vật trên đất vào
thời tổ phụ Noe bằng nước lụt đại hồng thủy đă được tiếp nối
ngay bằng một giao ước tràn đầy hy vọng và sự sống, với cả loài
người lẫn sinh vật như được Sách Khởi Nguyên trong Bài Đọc 1 hôm
nay thuật lại, đúng như câu Đáp Ca hôm nay cảm nhận: "Từ
trời cao Chúa đă nh́n xuống trần thế":
"Thiên Chúa chúc phúc cho Noe và con cái ông. Người phán bảo
rằng: 'Các ngươi hăy sinh sản ra nhiều cho đầy mặt đất. Mọi thú
vật dưới đất, mọi chim chóc trên trời, cùng mọi động vật trên
mặt đất và mọi loài cá dưới biển đều phải kính sợ các ngươi: Tất
cả đều được giao phó trong tay các ngươi... Các ngươi hăy sinh
sản ra nhiều cho đầy mặt đất'. Thiên Chúa lại phán cùng ông Noe
và con cái ông rằng: 'Đây Ta kư kết giao ước của Ta với các
ngươi và con cháu các ngươi, với tất cả sinh vật đang sống với
các ngươi, như chim chóc, gia súc, tất cả những thú vật đang
sống trên mặt đất với các ngươi, những ǵ ra khỏi tàu và toàn
thể thú vật trên mặt đất. Ta kư kết giao ước của Ta với các
ngươi; nước lụt không c̣n tiêu diệt mọi loài nữa, cũng không khi
nào c̣n lụt tàn phá trái đất nữa'. Và Thiên Chúa phán: 'Đây là
dấu chỉ giao ước kư kết giữa Ta với các ngươi, và tất cả sinh
vật đang ở với các ngươi và sau này măi măi. Ta sẽ đặt trên trời
một cái mống, và nó sẽ là dấu chỉ giao ước giữa Ta với trái
đất'".
Phải chăng "cái mống trên trời sẽ là dấu chỉ giao ước giữa Ta
với trái đất" được Thiên Chúa hứa sau lụt đại hồng thủy đây,
một hiện tượng được gọi là cầu vồng về thể lư, vẫn c̣n cho tới
ngày nay sau những trận mưa lớn kéo dài, ám chỉ Thánh Giá cứu độ
của Chúa Kitô, Đấng "sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ
lăo, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba
ngày sẽ sống lại", như chính "Người công khai tuyên bố
các điều đó" trong Bài Phúc Âm hôm nay...
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
Thu.5.VI-TN.mp3
Ngày 17/02: Bảy Thánh Lập Ḍng Tôi Tớ Đức Mẹ
Có thể nào bạn tưởng tượng được có bảy người nổi tiếng của thành
phố Saigon hoặc Hoa Thịnh Đốn cùng tụ nhau lại, từ giă gia đ́nh
sự nghiệp và sống cô độc trong một cuộc đời tận hiến cho Thiên
Chúa không? Điều đó đă xảy ra trong thế kỷ XIII, ở thành phố
Firenza phồn thịnh và văn vật. Lúc ấy, thành phố này tan nát v́
tranh chấp chính trị cũng như v́ lạc giáo Cathari (trong những
điều lầm lạc, họ cho rằng ma quỷ là chúa đối nghịch và Đức Giêsu
chỉ là một thiên thần). Đời sống luân lư thời ấy thật thấp và
tôn giáo dường như không có ư nghĩa ǵ. Năm 1240, bảy người quư
phái của Firenza cùng quyết định ra khỏi thành phố đến một nơi
cô quạnh để cầu nguyện và phục vụ Thiên Chúa.
Thật vậy, bảy vị thánh này là bảy thương gia tên tuổi ở xứ
Florence, thuộc ḍng tộc Toscane, sống vào thế kỷ XIII. Sau khi
được ơn soi sáng nhân ngày lễ Đức Mẹ lên trời, bảy anh em đều có
cùng một chí hướng tận hiến làm tôi Chúa và mở nước Đức Mẹ, đă
bán hết của cải phân phát cho người nghèo rồi lui về đồng quê ở
trong một căn nhà tồi tàn để ngày đêm suy niệm sự thương khó
Chúa Giêsu cùng những sự khổ đau của Mẹ Thánh Người.
- Cha Morandi sinh năm 1198 ở Florence, cao niên nhất và làm Bề
Trên ḍng trong 16 năm đầu và được Chúa gọi về ngày 01/01/1262.
- Cha Bonandi Untêmati chào đời năm 1206, tính hiền ḥa và có
nhiều tài. Ngài rất ưa thích đời sống thinh lặng suy niệm sự
thương khó Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Người từ trần ngày 31/8/1257.
- Cha Monetto Antelara với trí thông minh hiếm có, ngài đă trau
dồi văn chương và thần học. Ngày 20/8/1268, ngài được Chúa cất
về trời.
- Cha Amideo sinh năm 1024, gia đ́nh ngài bị tản mác v́ chiến
tranh. Tính t́nh luôn vui vẻ trẻ trung trong một tâm hồn quảng
đại và trong trắng. Ngài mất ngày 18/4/1266.
- Cha Sottinêo và cha Ugucxio là hai người bạn thân thiết từ hồi
thơ ấu. Sottinêo thích đời sống tĩnh mịch và suy niệm. Ugucxio
yêu thích hoạt động bác ái giúp đỡ người nghèo và bệnh nhân. Cả
hai là cánh tay phải của ḍng và đều được Chúa cất về ngày
03/5/1282.
- Thầy Alêxu Phacônêri sinh năm 1200, trẻ tuổi nhất và sống lâu
nhất trong ḍng. Mặc dù được trí thông minh đặc biệt, nhưng luôn
sống khiêm tốn, chân thành và trọng đức khiết tịnh. Ngài được
Chúa gọi về khi đầy 110 tuổi.
Mộ các ngài được xây cất cùng một nơi và Đức Giáo Hoàng Lêô XIII
đă phong các ngài lên bậc Hiển Thánh của Giáo Hội.
Dịp lễ Đức Mẹ Mông Triệu này, các ngài đă được Đức Mẹ thúc đẩy
sống đời hoàn thiện. Sau khi bán hết của cải, công việc đầu tiên
của họ là việc cấp dưỡng cho thân nhân (v́ hai người vẫn c̣n lập
gia đ́nh và hai người nữa goá vợ) và phân phát cho những người
nghèo hèn túng khổ và rút vào núi Senario, gần Firenza. Nơi đó “họ
hoàn toàn tận hiến để phục vụ Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria
cách trung thành hơn”. Bản văn kể tiếp: “Để theo gương
anh em, họ đón nhận thêm vài người… Tất cả tạo thành cộng đoàn
Tôi Tớ Đức Mẹ, dựa trên sự khiêm nhường, sống chung theo quyết
định của anh em và tuân giữ luật khó nghèo.” Bảy người cùng
sống khó nghèo, khắc khổ bằng của ăn xin hằng ngày. Các ngài
chọn luật ḍng thánh Âu-tinh và thành lập ḍng “Tôi tớ Đức Mẹ” .
Mục đích của ḍng là rao giảng Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sự
thương khó của Mẹ Maria.
Một người tu ḍng này kể lại công cuộc lập ḍng như sau: Đó là
bảy người rất đáng kính trọng mà Đức Mẹ kết hợp lại thành một
nhóm bảy ngôi sao, v́ họ hợp nhất nhau cả hồn xác. Ngài đă dùng
họ để khởi sự ḍng tôi tớ Ngài.
Khi tôi vào ḍng, không ai trong số bảy người đó c̣n sống, trừ
một người tên A-lê-xi-ô. Đức Mẹ đă muốn để anh sống đến bây giờ
hầu chúng tôi có thể biết về nguồn gốc ḍng tu nhờ anh kể lại.
Như chính tôi đă kinh nghiệm và thấy tận mắt đời sống của anh
A-lê-xi-ô bấy giờ, không những có sức khuyến khích người ta nhờ
gương sáng, mà c̣n làm cho người ta nhận ra được đời sống trọn
lành của anh, của các bạn đồng nghiệp với anh và của ḍng.
Được Chúa soi sáng và được Đức Mẹ thúc đẩy cách đặc biệt, khi đă
quyết định sống thành cộng đồng, các anh bỏ nhà cửa và gia
quyến; để lại cho họ những ǵ là cần thiết, c̣n bao nhiêu th́
phân phát cho kẻ nghèo. Rồi các anh t́m những người có ư kiến
hay, có đời sống tốt, có gương sáng đẹp để bày tỏ dự tính ḿnh
cho họ.
Thế là anh em trèo lên đỉnh núi Sê-na-ri-ô, dựng một cái nhà nhỏ
theo ư ḿnh, rồi đưa nhau lên ở trên đó. Tại đây, anh em mới
nhận ra rằng không những ḿnh phải nên thánh mà cũng c̣n phải
chiêu mộ đồng nghiệp để phát triển ḍng mới mà Đức Mẹ đă dùng
ḿnh để khởi công. Thế nên, sau khi đă quyết định nhận thêm
người, anh em đă rước thêm một ít người khác và làm cho ḍng to
lớn thêm. Tất cả mọi công việc ấy, trước là do Đức Mẹ dựng lên,
sau là nhờ tinh thần khiêm nhường của anh em; thành tựu nhờ anh
em đồng tâm nhất trí, và bảo tồn được nhờ đức khó nghèo.
Cộng đoàn huynh đệ này, người Florence gọi là “Những Kẻ phục
vụ – Servites”, dần dần nảy sinh thành một Ḍng tôn giáo,
dựa theo luật thánh Augustinô, thích ứng với các sống hiện tại
của họ. Ḍng Tôi Tớ Đức Bà được Hội Thánh công nhận vào năm 1304
và cả bảy bị thành lập được phong thánh vào năm 1888 do Đức Giáo
Hoàng Léô XIII. Ḍng đă dần dần thiết lập rộng ra tại các nước
Pháp và Đức.
Mặc dầu ḍng gặp trăm bề khó khăn lúc ban đầu, nhưng ḍng đă
thực sự phát triển mạnh mẽ.
Ngày nay Ḍng Tôi Tớ Đức Bà có mặt trên Mỹ châu, Nam Phi,
Australia và vùng Ấn Độ. Sống thành những cộng đoàn nhỏ, các tu
sĩ này đáp ứng các đ̣i hỏi hiện tại: Giáo xứ, dạy dỗ, tuyên úy…
Nhà ḍng đă chọn bốn đặc điểm sau đây làm quy luật sống:
Đặc điểm thứ nhất là về đời sống Hội Thánh: Cả bảy anh em đều
nhất quyết giữ ḿnh độc thân hoặc đời sống khiết tịnh trọn đời,
mặc dầu có người chưa lập gia đ́nh, người th́ đă thành hôn,
người khác lại đă thoát khỏi vướng bận phu thê v́ lẽ bạn ḿnh đă
chết.
Điểm thứ hai liên hệ đến sự phồn vinh của thị xă: Là v́ trong
bảy anh em, người làm thương mại, kẻ trao đổi hàng hoá, người
lại làm nghề buôn. Nhưng khi đă t́m được ngọc quư tức là ḍng
tu, th́ không những anh em phân phát tất cả tài sản cho kẻ
nghèo, mà c̣n vui vẻ dâng ḿnh phục vụ Thiên Chúa và Đức Mẹ cách
trung thành.
Điểm thứ ba là ḷng kính mến Đức Mẹ. Ở Phơ-lô-răng, bấy giờ có
một hội kính Đức Mẹ, thành lập đă từ xưa. V́ lẽ sự cổ xưa ấy,
cũng như v́ sự đông đảo và thánh thiện của những người trong
hội, hội vượt xa các hội khác và được coi là hội lớn của Đức Mẹ.
Bảy anh em trước khi đến sống chung với nhau, đă ở trong hội
này, họ tỏ ra yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt.
Điểm thứ tư là về đời sống thiêng liêng. Họ yêu mến Thiên Chúa
trên hết mọi sự. Họ quy hết mọi việc về Người, theo đúng như thứ
tự đ̣i buộc. Họ tôn vinh Người trong tư tưởng, lời nói và việc
làm.
Cả bảy vị thánh lập ḍng đă được Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII tôn
phong Hiển thánh, dịp lễ mừng 50 năm linh mục của ngài.
Cuộc sống của bảy vị lập ḍng Tôi Tớ Đức Bà, ngoài những điểm
khác, đặc biệt là t́nh yêu tŕu mến với Đức Trinh Nữ Maria, và
qua Mẹ, là Đức Giêsu. Theo linh đạo của ḍng, t́nh yêu phải được
sống trong tiếng thưa Vâng của Đức Maria, theo gương Mẹ đă trao
ban suốt cuộc đời, đặc biệt dưới chân Thánh Giá.
Đời sống cộng đoàn được các thánh lập Ḍng dựa trên sự khiêm
tốn, hoà thuận, nghèo khó, luôn thực tập t́nh yêu đối với Thiên
Chúa trên hết mọi sự, đồng thời phục vụ các Kitô hữu. T́nh yêu
đă nối kết họ giữa nhau và với Thiên Chúa, thúc đẩy họ đến với
các thành thị loài người, thường trong thời gian huynh đệ tương
tàn (thời của họ). Các tu sĩ ḍng Tôi Tớ Đức Bà trở thành những
người đi kiến tạo hoà b́nh và phục vụ kẻ khốn khổ.
Ơn gọi của bảy vị thánh lập Ḍng để sống một cuộc đời anh hùng
thánh thiện, đă thúc đẩy họ từ bỏ tất cả. “Và khi họ t́m được
viên ngọc quí, không những họ chia sẻ tài sản cho người nghèo,
mà c̣n tận hiến cách vui vẻ cho Thiên Chúa và cho Đức Trinh Nữ
Maria để phục vụ thật trung thành”. Phúc Âm Thánh lễ gợi lên dụ
ngôn người buôn ngọc quí (Mt13,44-46), trong khi bài đọc một
nhắc đến đời sống cộng đoàn của bảy vị. Họ sống trên núi Senario
cuộc sống cộng đoàn và cầu nguyện của Tông đồ xưa ở Giêrusalem,
một ḷng với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đức Giêsu (Cv 1,12-14).
Lạy Thiên Chúa từ bi, Chúa đă ban cho bảy vị thánh lập ḍng Tôi
Tớ Đức Mẹ ḷng yêu mến nồng nàn, khiến các ngài sùng kính Đức Mẹ
và nhiệt thành củng cố đức tin của dân Chúa. Xin cũng ban cho
chúng con một ḷng yêu mến nồng nàn như vậy (Lời nguyện Nhập lễ,
lễ bảy thánh lập ḍng tôi tớ Đức Mẹ).
Đaminh Maria cao tấn tĩnh tổng hợp
BayThanhLapDongToiToDucMe.mp3
https://youtu.be/R9BgxNDsCFQ