PVLC Thứ 4 Tuần VI Thường Niên
 

 Bài Đọc I: (Năm II) Gc 1, 19-27

"Anh em hăy thực thi lời đă nghe, chớ đừng nghe suông".

Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.

Anh em thân mến, anh em hăy biết rằng: Mọi người hăy mau nghe, nhưng đừng vội nói và vội nóng giận, v́ sự nóng giận của người ta không thực hiện sự công chính của Thiên Chúa. Cho nên anh em hăy khử trừ mọi thứ nhơ bẩn và ḷng đầy gian ác; anh em hăy ngoan ngoăn nhận lănh lời đă gieo trong ḷng anh em, là lời có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hăy thực thi lời đă nghe, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính ḿnh.

V́ chưng, ai nghe lời mà không thực hành, th́ giống như người soi mặt ḿnh trong gương: soi rồi, ra đi, và không nhớ ḿnh thế nào. C̣n kẻ suy ngắm luật tự do hoàn hảo, và bền đỗ trong lề luật, th́ không phải là kẻ nghe rồi quên, mà là nghe rồi thực hành; kẻ đó sẽ có phúc v́ đă thực hành.

Nếu ai tưởng ḿnh đạo đức mà lại không ḱm hăm miệng lưỡi ḿnh, nhưng lừa dối ḷng ḿnh, th́ ḷng đạo đức của nó vô giá trị. Ḷng đạo đức trong sạch và tinh tuyền đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ ḿnh khỏi mọi ô uế đời này.

Đó là lời Chúa. 

Đáp Ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5

Đáp: Lạy Chúa, ai được cư ngụ trên núi thánh của Chúa? (c. 1b)

Xướng: 1) Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong ḷng suy nghĩ điều ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống. - Đáp.

2) Người không làm ác hại bạn đồng liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận. Người coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa. - Đáp.

3) Người không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền lương. Người thực thi những điều kể đó, th́ muôn đời chẳng có lung lay. - Đáp. 

Alleluia: 1 Sm 3, 9

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia. 

Phúc Âm: Mc 8, 22-26

"Người mù khỏi hẳn và thấy được mọi vật rơ ràng".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ đến Bếtsaiđa, người ta dẫn tới Chúa một người mù và xin Chúa đặt tay trên người ấy. Chúa cầm tay người mù, dắt ra khỏi làng, Chúa phun nước miếng vào mắt anh và đặt tay trên anh mà hỏi: "Ngươi có thấy ǵ không?" Anh nh́n lên và trả lời: "Tôi thấy người ta như những cây cối đang đi". Chúa lại đặt tay trên mắt người mù, anh liền thấy rơ và khỏi hẳn, thấy được mọi vật rơ ràng. Chúa Giêsu cho người ấy về nhà và căn dặn: "Ngươi hăy về nhà, và nếu có vào làng th́ đừng nói với ai".

Đó là lời Chúa.

Suy niệm 

"Tôi thấy người ta đi lại như cây cối" - "một cành ô liu xanh tươi" 

Bài Phúc Âm của Thánh kư Marco cho Thứ Tư tuần VI Thường Niên hôm nay thuật lại sự kiện Chúa Giêsu chữa lành cho một người mù ở Betsaida. Thế nhưng, cách thức chữa lành của Người trong trường hợp này thật là đặc biệt, bao gồm những cử chỉ và tiến tŕnh của một việc chữa trị (treatment) hơn là chữa lành (healing) đùng một cái là xong, chẳng hạn bằng một lời truyền. 

Dân chúng th́ vẫn cứ tưởng như thế, cứ tưởng Chúa Giêsu đầy quyền năng chỉ cần một cử chỉ đơn giản nào đó là nạn nhân liền được khỏi, như họ đă từng chứng kiến ở những trường hợp khác, thậm chí chỉ cần sờ vào gấu áo của Người cũng được khỏi như trường hợp của người đàn bà bị loạn huyết 12 năm trong Bài Phúc Âm Thứ Ba tuần IV Thường Niên 2 tuần trước.  

Đó là lư do Thánh kư Marco đă cho chúng ta thấy chi tiết về khuynh hướng "ḿ ăn liền" này nơi dân chúng: "Người ta dẫn tới Chúa một người mù và xin Chúa đặt tay trên người ấy", không phải để chúc lành suông cho nạn nhân bị mù này, mà là để chữa lành cho con người mù ḷa bất hạnh đáng thương ấy. Tuy nhiên, chắc họ cũng lấy làm lạ  lần này Đấng mà họ tin tưởng đầy quyền năng chữa lành ấy lại tác hành một cách lạ lùng. Ở chỗ: 

"Chúa cầm tay người mù, dắt ra khỏi làng, Chúa phun nước miếng vào mắt anh và đặt tay trên anh mà hỏi: 'Ngươi có thấy ǵ không?' Anh nh́n lên và trả lời: 'Tôi thấy người ta như những cây cối đang đi'. Chúa lại đặt tay trên mắt người mù, anh liền thấy rơ và khỏi hẳn, thấy được mọi vật rơ ràng. Chúa Giêsu cho người ấy về nhà và căn dặn: 'Ngươi hăy về nhà, và nếu có vào làng th́ đừng nói với ai'". 

Trong trường hợp chữa lành cho nạn nhân mù ở Betsaida này, Chúa Giêsu không dùng cả cử chỉ lẫn lời nói "Ephrata - Hăy mở ra" như trong lần Người chữa lành người điếc là nạn nhân Người cũng dẫn ra khỏi đám đông và cũng lấy tay chạm đến cả tai lẫn lưỡi của nạn nhân điếc, như bài Phúc Âm Thứ Sáu Tuần V Thường Niên thuật lại. Lần này Chúa Giêsu chỉ dùng đến cử chỉ chính yếu là "đặt tay" mà thôi, mà lại phải đặt đến 2 lần mới xong. Tại sao thế? 

Tại v́ tùy theo người và tùy theo bệnh mà chữa lành. Thật ra không phải là Chúa Giêsu không thể chữa lành cho nạn nhân mù này bằng việc Người đặt tay lần thứ nhất hay chỉ cần một lần đặt tay duy nhất. Người chỉ muốn cho thấy rằng việc chữa lành của Người nơi con người và đối với con người là một tiến tŕnh, từ chưa trọn: "'Tôi thấy người ta như những cây cối đang đi'", đến viên trọn: "anh liền thấy rơ và khỏi hẳn, thấy được mọi vật rơ ràng.

Tiến tŕnh chữa lành nơi nạn nhân bị mù ở Betsaida trong bài Phúc Âm hôm nay được Chúa Giêsu cố ư làm như thế nên mới hỏi chính nạn nhân đương sự: "Ngươi có thấy ǵ không?", xem nhăn quan của anh ta được tiến triển từ mù ḷa đến chỗ được thấy ra sao cho đến khi hoàn toàn b́nh thường. Không phải là Người không biết đến mức độ nhăn quan của anh ta sau lần đặt tay đầu tiên của Người, v́ Người biết được những ǵ xuất phát từ Người (xem Marco 5:30) nhưng Người cố ư để anh ta tự cho biết và nhận định về t́nh trạng của anh ta rồi Người mới chữa tiếp, để anh ta có thể nh́n thấy được tất cả sự thật, chẳng những về ngoại cảnh nói chung mà nhất là sự thật về tha nhân nói riêng. 

Thật vậy, đầu tiên nạn nhân bị mù ở Betsaida chỉ  "thấy người ta đi lại như cây cối" sau đó mới thấy con người ta thật sự là con người với nguyên vẹn h́nh hài của họ chứ không phải "như cây cối" nữa, nhờ đó anh ta cũng "thấy được mọi vật rơ ràng" đúng như bản chất và giá trị của chúng, chứ không c̣n lẫn lộn giữa người với vật hay giữa vật với người nữa, như thực tế làm người và sống đạo vẫn cho thấy, nhiều khi thậm chí chúng ta c̣n coi vật hơn người, c̣n coi tha nhân đồng loại như một cơ phận của một bộ máy kinh tế sản xuất v.v. 

Tuy nhiên, để được hoàn toàn sáng mắt nhờ đó có thể thấy được tất cả sự thật về tạo vật chung quanh ḿnh và nhất là về chính bản thân ḿnh, con người cần được chữa lành, bởi chính Thần Linh của Thiên Chúa qua việc đặt tay của Chúa Giêsu. Đúng thế, sở dĩ nạn nhân bị mù trong bài Phúc Âm hôm nay chưa được hoàn toàn chữa lành là v́ Chúa Giêsu chưa đặt tay của Người lên mắt của anh ta, lần đầu Người mới "đặt tay trên anh" để "hỏi" mà thôi chứ chưa trực tiếp "đặt tay trên mắt người mù". 

Lần đặt tay trên ḿnh nạn nhân mà hỏi theo sau cử chỉ "phun nước miếng vào mắt anh" và tác dụng của việc phun của Người và nước miếng của Người mới chỉ làm cho anh ta "thấy người ta đi lại như cây cối" mà thôi, và v́ thế cần phải kèm theo cả cử chỉ "đặt tay lên mắt người mù" nữa th́ nạn nhân mới hoàn toàn được chữa lành, được thấy tất cả sự thật, như các vị tông đồ trong Bữa Tiệc Ly, cho dù "các con đă được thanh sạch nhờ lời Thày (mà "nước miếng" phun ra từ miệng của Người trong bài Phúc Âm hôm nay là tiêu biểu)" (Gioan 15:3), nhưng vẫn chưa đủ, vẫn cần phải có "Thần Chân Lư" là Đấng (được thông ban từ việc "đặt tay" của Chúa Kitô "đầy ân sủng và chân lư" - Gioan 1:14) "dẫn các con vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13). 

H́nh ảnh nạn nhân mù được Chúa Giêsu chữa lành trong Bài Phúc Âm hôm nay đă được ẩn ư trong Bài Đọc 1 hôm nay, qua câu chuyện hậu biến cố lụt đại hồng thủy thời tổ phụ Noe. Loài người nói chung, bởi nguyên tội, đă như bị mù về tâm linh ngay từ thời niên thiếu, nghĩa là sau thời "nhân chi sơ tính bản thiện" là thời con người bấy giờ chưa đủ trí khôn suy nghĩ hầu như chẳng biết và ư thức ǵ về tội lỗi, cho đến thời niên thếu khi có trí khôn th́ trở thành gian ác không nhiều th́ ít, như chính Thiên Chúa đă nhận định: "tâm t́nh và tư tưởng ḷng con người đă nghiêng chiều về đàng trái từ niên thiếu". 

Tác động Chúa Giêsu "phun nước miếng vào mắt" nạn nhân bị mù mang ư nghĩa thanh tẩy cái mù ḷa của con người, hay ư nghĩa chiếu soi vào bóng tối của con người, cũng đă được chất chứa nơi việc Thiên Chúa thanh tẩy sinh vật của Người nói chung và con người gian ác nói riêng bằng nước, bằng một trận đại hồng thủy, một cuộc đại hồng thủy chỉ hoàn toàn chấm dứt khi tổ phụ Noe "thả chim bồ câu ra khỏi tàu. Đến chiều, nó bay trở về, mỏ ngậm một cành ô liu xanh tươi", một con "chim bồ câu" tiêu biểu cho Thần Linh của Thiên Chúa và "cành oliu xanh tươi" ám chỉ sự sống, cả hai đều phản ảnh việc Chúa Giêsu đặt tay của Người lên mắt của nạn nhân mù ḷa, một tác động Thần Linh đă mang lại sự sống mới cho nạn nhân.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 

Thu.4.VI-TN.mp3