Bài Đọc I: (Năm
II) 1 V 11,
29-32; 12, 19
"Israel ĺa bỏ
nhà Đavít".
Trích sách Các Vua
quyển thứ nhất.
Khi ấy, Giêroboam
từ Giêrusalem đi ra, th́ tiên tri Ahia, người Silô mặc áo choàng
mới, gặp ông dọc đường. Lúc đó chỉ có hai người ở ngoài đồng.
Ahia cầm lấy áo choàng mới ông đang mặc, xé ra làm mười hai phần
và nói với Giêroboam rằng: "Ông hăy cầm lấy mười phần cho ông,
v́ Chúa là Thiên Chúa Israel phán thế này: 'Đây, Ta sẽ phân chia
vương quốc từ tay Salomon, và Ta sẽ cho ngươi mười chi tộc. V́
Đavít tôi tớ Ta, và v́ thành Giêrusalem mà Ta đă lựa chọn trong
mọi chi tộc Israel, Ta sẽ dành cho Salomon một chi tộc' ". Như
thế, Israel ĺa bỏ nhà Đavít cho đến ngày nay.
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 80,
10-11ab. 12-13. 14-15
Đáp: Ta
là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, ngươi hăy nghe Ta răn bảo (c.
11a & 9a).
Xướng: 1) Ở nơi
ngươi đừng có một chúa tể nào khác cả, ngươi cũng đừng thờ tự
một chúa tể ngoại lai: v́ Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi,
Ta đă đưa ngươi ra ngoài Ai-cập. - Đáp.
2) Nhưng dân tộc
của Ta chẳng có nghe lời Ta, Israel đă không vâng lời Ta răn
bảo. Bởi thế nên Ta để mặc cho chúng cứng ḷng để chúng sinh
hoạt tuỳ theo sở thích. - Đáp.
3) Phải chi dân
tộc của Ta biết nghe lời Ta, Israel biết theo đường lối của Ta
mà ăn ở: th́ lập tức Ta sẽ triệt hạ kẻ thù của chúng, và để đập
tan quân địch của chúng, Ta sẽ trở tay! - Đáp.
Alleluia: Tv 24,
4c và 5a
Alleluia, alleluia
- Lạy Chúa, xin dạy bảo tôi về lối bước của Chúa và xin hướng
dẫn tôi trong chân lư của Ngài. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 7,
31-37
"Người làm cho
kẻ điếc nghe được và người câm nói được".
Bài trích Phúc Âm
theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu
từ địa hạt Tyrô, qua Siđon đến gần biển Galilêa giữa miền thập
tỉnh.
Người ta đem đến
cho Người một kẻ điếc và xin Người đặt tay trên kẻ ấy.
Người đem anh ta
ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào
lưỡi anh.
Đoạn ngước mắt lên
trời, Người thở dài và bảo: Ephata, nghĩa là "hăy mở ra", tức
th́ tai anh được sơi sàng.
Chúa Giêsu liền
cấm họ: đừng nói điều đó với ai cả.
Nhưng Người càng
cấm, th́ họ càng loan truyền mạnh hơn.
Họ đầy ḷng thán
phục, mà rằng: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc
nghe được và người câm nói được".
Đó là Lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Phải, trong Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Sáu Tuần V Thường Niện Hậu
Giáng Sinh, đề tài "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân
sủng và chân lư" cho thời điểm phụng niên này vẫn được tỏ
hiện ở câu cuối cùng được Thánh kư Marco ghi nhận như sau: "Người
càng cấm, th́ họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy ḷng thán
phục, mà rằng: 'Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc
nghe được và người câm nói được'".
Đúng thế, "ân sủng và chân lư" nơi "Người Con duy nhất
đến từ Cha" là Chúa Giêsu Kitô này được dịp tỏ hiện ra ở
những nỗi khốn cùng và bất lực của con người đáng thương, nhưng
qua nhân tính của Người, một nhân tính đă được ngôi hiệp
(hypostatic union) với thân tính để trở thành dấu chỉ hiện diện
thần linh của Thiên Chúa, thành phương tiện tỏ ḿnh ra của Thần
Tính Chúa Kitô và thành bí tích thông ban sự sống của Thánh Linh
là Đấng ban sự sống.
Đó là lư do trong bài Phúc Âm hôm nay, Thánh kư Marco đă ghi
nhận từng cử chỉ Chúa Giêsu thực hiện trong việc chữa lành cho
một nam nạn nhân bị điếc, những cử chỉ được diễn tiến theo một
tiến tŕnh có vẻ phức tạp làm sao ấy, không đơn giản như trường
hợp Người chẳng cần gặp mặt nạn nhân th́ nạn nhân cũng được chữa
lành hay được trừ quỉ, như trường hợp đứa con gái bị quỉ ám của
người đàn bà dân ngoại xứ Sidon trong bài Phúc Âm hôm qua.
Trong trường hợp chữa lành cho một nạn nhân chỉ bị điếc này, một
tật nguyền không trầm trọng bằng bại liệt hay bị quỉ ám, thế mà
Chúa Giêsu đă phải làm 5 cử chỉ liền, theo đúng thứ tự thủ tục
Người cố ư làm, như được thuật lại như sau: "Người đem anh ta
ra khỏi đám đông (1), đặt ngón tay vào tai anh (2) và bôi nước
miếng vào lưỡi anh (3). Đoạn ngước mắt lên trời (4), Người thở
dài và bảo: Ephata, nghĩa là 'hăy mở ra' (5), tức th́ tai anh
được sơi sàng".
Chi tiết đầu tiên cần lưu ư ở đây là nạn nhân bị điếc
này có thể bị từ bẩm sinh, nên cũng chẳng nói được, v́ không
nghe được từ khi mới sinh. Phải chăng v́ thế mà trong nghi thức
chữa lành cho nam nạn nhân bị câm điếc này, Chúa Giêsu mới kèm
thêm cả cử chỉ "bôi nước miếng vào lưỡi anh", và sau khi
nạn nhân được Chúa Giêsu chữa lành, th́ Thánh kư Marco đă sử
dụng động từ hợp với nạn nhân bị tật câm hơn bị tật điếc: "tức
th́ tai anh được sơi sàng" theo bản dịch Việt ngữ chúng ta
trích dẫn ở đây. Nghĩa là nạn nhân có thể mở miệng ra nói một
cách "sơi sàng", chứ Việt ngữ đâu bao giờ nói "tai anh
được sơi sàng", một giác quan liên quan đến thính giác được
chữa lành đúng ra phải nói "tai anh nghe được rơ ràng".
Không biết bản dịch Việt ngữ này dịch theo nguồn nào, nhưng theo
bản dịch Anh ngữ của The New American Bible được chuyển dịch từ
nguyên ngữ Thánh Kinh và được phát hành từ năm 1970, theo chiều
hướng canh tân phụng vụ sau Công Đồng Chung Vaticanô II
(1962-1965), th́ nguyên văn của câu "tức th́ tai anh được sơi
sàng" ở Việt ngữ bên Anh ngữ dài ḍng hơn và rơ ràng
hợp lư hơn như thế này: "At once, the man's ears were opened,
he was freed from the impediment and began to speak plainly", nghĩa
là: "tức th́ tai của người này được mở ra, anh được thoát
khỏi trở ngại và bắt đầu nói năng sơi sàng" (những chữ được cố ư
gạch dưới cho thấy chúng giống như ở câu dịch quá vắn gọn trong
bài Phúc Âm hôm nay).
Về thể lư và phương diện tự nhiên, tật nguyền câm điếc chỉ là
một tật nguyền tương đối nhẹ, so với các tật nguyền khác như
phong cùi, bại liệt, quỉ ám v.v., nhưng về mặt siêu nhiên th́
lại là một tật nguyền rất ư là trầm trọng, liên quan chẳng những
đến đức tin cứu độ (tai nghe) mà c̣n đến sứ vụ rao giảng (miệng
nói) làm chứng cho đức tin nữa, như vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô
đă khẳng định: "'Hết mọi người kêu danh Chúa đều được cứu
độ'. Vậy làm sao họ có thể kêu lên Đấng mà họ không tin tưởng
được chứ? Mà họ làm sao có thể tin vào Đấng mà họ không hề nghe
nói đến? Và làm sao họ có thể nghe nói đến mà lại không có ai
rao giảng? Rồi làm sao con người rao giảng nếu không được sai
đi?" (Roma 10:13-15).
Đó là lư do, tiến tŕnh thực hiện việc chữa lành cho nam nạn
nhân câm điếc này Chúa Giêsu đă bao gồm những cử chỉ thiết yếu
bất khả thiếu và bất khả phân ly như sau:
1- "Người đem anh ta ra khỏi đám đông": v́ đức tin là một
cảm nghiệm thần linh cá biệt giữa bản thân của từng con người
với Đấng muốn mạc khải tỏ ḿnh ra cho họ, Đấng chỉ muốn mạc khải
cho từng người những ǵ Ngài thấy thật là thích hợp với hoàn
cảnh, thân phận và ơn gọi của những ai Ngài thấy cần và đến thời
điểm của Ngài - "những ǵ các con nghe một cách âm thầm th́
hăy rao giảng trên mái nhà" (Mathêu 10:27).
2-3. "Đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh":
"Ngón tay" (Luca 11:20) được Chúa Giêsu cố ư
sử dụng để chữa lành trong trường hợp nạn nhân câm điếc này đây
ám chỉ "Thánh Linh" (Mathêu 12:28), Đấng mà
không có Ngài th́ dù con người có tai đó cũng chẳng nghe thấy ǵ
và chẳng hiểu ǵ lời Chúa (xem Mathêu 13:13-14), và có miệng
lưỡi đó cũng chẳng thể làm chứng cho Phúc Âm, nhất là khi bị
điệu ra trước quyến lực bách hại của trần gian (xem Mathêu
10:19-20).
4-5. "Đoạn ngước mắt lên trời, Người thở dài và bảo: Ephata,
nghĩa là 'hăy mở ra', tức th́ tai anh được sơi sàng": Tác
động Chúa Giêsu "ngước mắt lên trời" đây cho thấy Người
hướng về Cha của Người (xem Mathêu 11:25-27) mà than lên cùng
Cha của Người ("emitted a groan" theo bản dịch Anh ngữ, hơn là "thở
dài" theo bản dịch Việt ngữ có vẻ chán nản làm sao ấy), để
Người nhân danh Cha mà chữa lành cho nạn nhân câm điếc ấy bằng
việc mạc khải về Cha cho nạn nhân qua chính bản thân của Người: "Lạy
Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha... không biết
Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho".
Trong Bài Đọc 1 hôm nay, sự kiện "tiên tri Ahia" gặp
"Giêroboam từ Giêrusalem đi ra" ở "dọc đường" và "ở
ngoài đồng", để rồi "chỉ có hai người", v́ sự
kiện này liên quan đến một biến cố lịch sử trọng đại của dân Do
Thái không ai ngờ, th́ bấy giờ "Ahia cầm lấy áo choàng mới
ông đang mặc, xé ra làm mười hai phần và nói với Giêroboam rằng:
'Ông hăy cầm lấy mười phần cho ông, v́ Chúa là Thiên Chúa Israel
phán thế này: Đây, Ta sẽ phân chia vương quốc từ tay Salomon, và
Ta sẽ cho ngươi mười chi tộc. V́ Đavít tôi tớ Ta, và v́ thành
Giêrusalem mà Ta đă lựa chọn trong mọi chi tộc Israel, Ta sẽ
dành cho Salomon một chi tộc'. Như thế, Israel ĺa bỏ nhà Đavít
cho đến ngày nay".
Sở dĩ xẩy ra "sự cố" bất ngờ và tai hại này trong lịch sử
của Dân Do Thái là v́ hậu quả của triều đại Vua Salomon, như đă
được chính Chúa là Đấng đă ban cho vị vua này giầu sang phú quí
và khôn ngoan hơn ai hết trên trần gian này nhưng chính vua lại
trở thành cuồng dại đến độ Chúa đă phải cảnh báo vua 2 lần trước
khi Ngài dứt khoát quyết định thực hiện những ǵ Ngài phán cùng
vua như được ghi lại trong Bài Đọc I hôm qua như thế này: "Bởi
ngươi đă ăn ở như thế, và đă không tuân giữ giao ước và lề luật
mà Ta đă truyền cho ngươi, Ta sẽ phân chia vương quốc của ngươi,
và trao cho tôi tớ ngươi".
Đó là lư do Bài Đáp Ca hôm nay đă âm vang tiếng của Thiên
Chúa khuyên dạy con người nói chung, "hăy nghe Ta răn bảo", nhất
là những ai cứng ḷng như Vua Salomon, có tai mà như điếc,
đến độ trở thành câm, không dám lên tiếng ngăn cấm tà
thần ngẫu tượng của cả ngàn thê thiếp vua chấp nhận theo xác
thịt, một con người câm điếc, có thể nói tiêu biểu nhất cho dân
Chúa, một dân tộc bị câm điếc trầm trọng, cần phải được chữa
lành như nam nạn nhân câm điếc trong Bài Phúc Âm hôm nay, một
dân tộc dù sao vẫn được Ngài yêu thương và liên lỉ nhắc nhở và
kêu gọi họ qua các vị tiên tri, hay qua chính Thánh Vịnh ở Bài
Đáp Ca hôm nay:
1) Ở nơi ngươi đừng có một chúa tể nào khác cả, ngươi cũng đừng
thờ tự một chúa tể ngoại lai: v́ Ta là Chúa, là Thiên Chúa của
ngươi, Ta đă đưa ngươi ra ngoài Ai-cập.
2) Nhưng dân tộc của Ta chẳng có nghe lời Ta, Israel đă không
vâng lời Ta răn bảo. Bởi thế nên Ta để mặc cho chúng cứng ḷng
để chúng sinh hoạt tuỳ theo sở thích.
3) Phải chi dân tộc của Ta biết nghe lời Ta, Israel biết theo
đường lối của Ta mà ăn ở: th́ lập tức Ta sẽ triệt hạ kẻ thù của
chúng, và để đập tan quân địch của chúng, Ta sẽ trở tay!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
Thu.6.V-TN.mp3
Hành Hương Thánh Mẫu
Trong cuộc Hành Hương Năm Thánh 2000, tôi được dịp viếng thăm
Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức, tôi chợt nghĩ ra một điều, một điều
mà nếu không đến đây, tôi nghĩ chắc chắn tôi không bao giờ nghĩ
ra và nghĩ được. Thật vậy, trong các Linh Địa Thánh Mẫu, kể cả
Linh Địa Fatima, th́ phải công nhận một điều không thể chối căi
được là Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức thật là thơ mộng, thật là hữu
t́nh. Có dịp mà không đến th́ đúng là mất nửa đời người! Tại
sao? Cảm nghĩ của tôi tự nhiên có được sau khi mới từ Linh Địa
Thánh Mẫu Fatima tới, đó là v́ Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức là nơi
duy nhất Đức Mẹ hiện ra tươi cười, chứ không hoàn toàn nghiêm
trọng đến buồn thảm như ở các nơi khác, nhất là ở Fatima.
Sự Tích Mẹ Lộ Đức được bắt đầu từ 18 lần Đức Mẹ hiện ra với
Bênađét, một thiếu nữ quê mùa nghèo nàn 14 tuổi tại một hang đá
ở Lộ Đức thuộc miền Nam Nước Pháp. Trong 18 lần hiện ra này,
những lần quan trọng nhất là những lần Mẹ tỏ cho Bênađét biết Mẹ
là ai và muốn ǵ, như lần thứ ba ngày 18/2, lần thứ tám, 24/2,
lần thứ chín, 25/2, lần thứ mười ba, 2/3 và lần thứ mười sáu,
25/3.
Vào lần hiện ra thứ ba ngày 18/2, để đáp lại việc Bênađét đưa
giấy, bút và mực cho Mẹ để xin Mẹ viết xuống cho biết tên của Mẹ
và Mẹ muốn ǵ, Mẹ đă trả lời như sau: “Những ǵ Mẹ muốn nói với
con không cần phải viết ra. Con có sẵn ḷng trở lại đây 15 ngày
không? Mẹ không hứa với con được hạnh phúc ở đời này mà là ở đời
sau”.
Vào lần hiện ra thứ tám ngày 24/2, Mẹ kêu gọi Bênađét: “Hăy ăn
năn thống hối! Hăy ăn năn thống hối! Hăy ăn năn thống hối!” “Hăy
cầu xin Thiên Chúa cho các tội nhân!”. “Con hăy ḅ bằng đầu gối
vào hang đá và hăy hôn đất để tỏ dấu hiệu ăn năn thống hối thay
cho các tội nhân”.
Vào lần hiện ra thứ chín ngày 25/2, theo lời Bênađét kể lại th́
“Vị hiện ra bảo tôi hăy đi uống nước suối. V́ không thấy suối
đâu, tôi đă đến uống nước sông (đó là con sông Gave, nhỏ song
nước trong vắt và chảy suốt ngày đêm, theo trí nhớ của khách
hành hương này). Người bảo tôi không phải nước tôi uống ở chỗ
đó, rồi lấy tay chỉ ở dưới tảng đá. Tôi lại đó và chỉ thấy có
một chút nước hơi mằm mặn. Tôi đặt bàn tay tôi vào chỗ đó song
không thể lấy được một chút nước nào. Đoạn tôi lấy hai tay đào
bới và đă lấy được chút đỉnh. Tôi đă đổ đi ba lần v́ bẩn, cho
đến lần thứ bốn tôi mới uống được. Người bảo tôi ăn một chút cỏ
mọc chung quanh mạch suối ấy”.
Vào lần hiện ra mười ba, ngày 2/3, Bênađét đă thuật lại thế này:
“Người bảo tôi đi nói với các vị linh mục là hăy xây cất một
Ngôi Đền ở đó. Tôi đă đi vị linh mục giáo xứ nói cho ngài hay.
Ngài trơ mắt nh́n tôi một lúc đoạn nói với tôi một cách chắc ăn
là ‘Vậy th́ tên của Bá đó là ǵ?’. Tôi trả lời ngài rằng tôi
không biết. Ngài bảo tôi hăy đi hỏi tên của Người. Ngày hôm sau
tôi hỏi Người th́ Người chỉ nhoẻn miệng mỉm cười”.
Vào lần hiện ra mười sáu, ngày 25/3, Bênađét cho biết như sau:
“Sau hai tuần lễ tôi đă hỏi Người tất cả là ba lần. Người cứ
tiếp tục mỉm cười nên tôi không dám hỏi Người nữa. Tuy nhiên,
lần này Người lại hướng mắt lên trời, chắp tay trước ngực mà nói
cùng tôi rằng: ‘Ta là Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Tội’. Đây là những
lời cuối cùng Người nói với tôi. Đôi mắt của Người mầu xanh
dương”.
Ở Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức có ba điều chuyên biệt: thứ nhất là
mạch nước lạ, thứ hai là ngôi đền thờ, và thứ ba là tước hiệu Vô
Nhiễm Nguyên Tội.
Thứ nhất là mạch nước lạ, mạch nước này ở ngay trong hang đá, về
phía dưới ở bên phải chỗ Mẹ hiện ra. Mạch nước lạ này được đậy
bằng một tấm pha lê trong và chảy về hai phía, một phía cho
khách hành hương lấy phúc uống và một phía cho họ tắm. Phía nước
uống được hệ thống hóa xong từ năm 1949 và khu nước tắm được
hoàn thành từ năm 1955. ĐTC Gioan Phaolô II đă uống nước này vào
ngày 14/8/1983. Và vô số phép lạ đă thực sự xẩy ra tại đây, được
hội đồng y khoa địa phương được thành lập từ năm 1882 và hội
đồng y khoa quốc tế thành lập từ từ năm 1952 công nhận, trong số
đó, từ lần xẩy ra đầu tiên ngày 1/3/1858 đến ngày 28/6/1989, tất
cả có 65 phép lạ được Giáo Hội chính thức công nhận.
Thứ hai là ngôi đền thờ, như Mẹ yêu cầu, đă được thực hiện, đó
là Đại Thánh Đường Vô Nhiễm. Đại Thánh Đường Vô Nhiễm này là một
trong 4 đại thánh đường tại Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức. Ba đại
thánh đường khác là Đại Thánh Đường Mân Côi, Đại Thánh Đường
Thánh Giáo Hoàng Piô X, và Đại Thánh Đường Thánh Bênađét được
thánh hiến năm 1988. Đại Thánh Đường Vô Nhiễm được bắt đầu xây
vào năm 1866, lúc mà Ngôi Nhà Nguyện Hầm nhỏ được xây nằm ở phía
bên trên được hoàn tất cùng năm. Đại Thánh Đường Vô Nhiễm được
hoàn tất năm 1871 và được thánh hiến năm 1876. Đại Thánh Đường
Vô Nhiễm này ở tầng hai, dưới Ngôi Nhà Nguyện Hầm ở tầng nhất và
trên Đại Thánh Đường Mân Côi ở tầng đất. Đại Thánh Đường Mân Côi
được xây cất 30 năm sau biến cố Thánh Mẫu Lộ Đức và được thánh
hiến vào năm 1901. Đại Thánh Đường Thánh Giáo Hoàng Piô X được
thánh hiến năm 1958, kỷ niệm bách chu niên Biến Cố Thánh Mẫu Lộ
Đức, được xây dưới ḷng đất theo h́nh chiếc tầu lật ngược, chứa
được 27 ngàn người, nằm về phía Tây hang Mẹ hiện ra ở bên kia
sông Gave, phải đi qua một chiếc cầu. Đại Thánh Đường Thánh
Bênađét được thánh hiến năm 1988, chứa được 5000. Tổng Thánh
Đường chính của Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức gồm có ba tầng: tầng
nhất là Ngôi Nhà Nguyện Hầm nhỏ, tầng hai là Đại Thánh Đường Vô
Nhiễm, và tầng ba là Đại Thánh Đường Mân Côi. Tổng Thánh Đường
này, phía Tây ở bên hông dính liền với hang động chỗ Mẹ hiện ra,
và phía Bắc trước mặt là Công Trường Lộ Đức h́nh trái tim.
Thứ ba là tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội, một tước hiệu nói lên
đặc ân vô cùng cao cả của Mẹ đă được Giáo Hội, qua Á Thánh Giáo
Hoàng Piô IX, chính thức tuyên tín thành tín điều vào chính ngày
Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/1854, gần bốn năm trước Biến Cố Thánh Mẫu Lộ
Đức.
Ngoài ra, tại Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức, chúng ta c̣n có thể đi
viếng 14 Đàng Thánh Giá ở ngọn đồi phía Đông của Khu Đền Thờ ba
tầng. Cả một ngọn đồi rộng được xây cất cho 14 Chặng Đường Thánh
Giá, một chặng đường Thánh Giá vĩ đại tôi chưa từng thấy, và tôi
thích nhất là chặng cuối cùng ở măi sâu dưới chân đồi, hết sức
tự nhiên, v́ đó là một hang động đá hoàn toàn thiên nhiên, có
thể nói lên ư nghĩa đích thực của ngôi mộ đá Chúa Giêsu được
táng xác như Phúc Âm nhắc tới. Chưa hết, ngay trong khu Linh
Địa, c̣n có Bảo Tàng Viện lưu niệm tất cả mọi di tích lịch sử về
Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức. Bên ngoài khu Linh Địa, vế phía bắc,
khách hành hương có thể ra khu phố có nhà ở của chị Bênađét nữa.
V́ Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức, ngoài tiếng tăm về phép lạ chữa
lành, vừa thơ mộng hữu h́nh, vừa nguy nga tráng lệ nên thật sự
đă thu hút khách hành hương tuốn về hết sức đông đảo và nhộn
nhịp.
Đúng thế, những sinh hoạt hằng ngày chính yếu tại đây gồm có hai
cuộc kiệu, đó là kiệu Thánh Thể ban chiều, từ Lều Tạm ở bên kia
bờ sông Gave vào hầm Đại Thánh Đường Thánh Giáo Hoàng Piô X, các
bệnh nhân ngồi trên xe lăn được theo kiệu và lĩnh phép lành
Thánh Thể, và cuộc rước nến vào buổi tối, từ hang Mẹ hiện ra,
qua công trường Lộ Đức, đến trước tiền đường Đại Thánh Đường Mân
Côi, cho chung khách hành hương, bằng việc lần hạt bằng các thứ
ngôn ngữ quốc tế. Riêng tại Đại Thánh Đường Thánh Giáo Hoàng Piô
X c̣n có Thánh Lễ Quốc Tế vào các ngày Thứ Tư và Chúa Nhật hằng
tuần. Ngoài ra, tại các Đại Thánh Đường khác, nhất là tại chính
hang Mẹ hiện ra, lúc nào cũng có Thánh Lễ của hết phái đoàn hành
hương này đến doàn hành hương kia.
Đó chính là lư do, để kết thúc về Sự Tích Đức Mẹ Lộ Đức, tôi xin
chia sẻ kinh nghiệm hành hương tại Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức như
sau. Muốn tránh cảnh nhộn nhịp với đủ mọi thứ tổ chức ban ngày
lẫn ban tối ở đủ mọi nơi và mọi lúc như thế, nhất là để có thể
thực sự cảm thấy cái linh thiêng được gần gũi với Mẹ Maria hơn,
chúng ta hăy cố dậy từ sáng sớm, đến chính hang Mẹ hiện ra vào
lúc 5 giờ sáng, giờ Mẹ thường hiện ra với chị Bênađét ngày xưa,
và hăy qùi trước hang Mẹ mà cầu nguyện bằng chuỗi hạt Mân Côi
trong tay với Mẹ, như Mẹ đă lần hạt với chị Bênađét xưa kia vậy.
Amen.
Ngày Lễ Mẹ Lộ Đức hằng năm cũng đă được Giáo Hội chọn là Ngày
Thế Giới Bệnh Nhân. Để hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ đang cử
hành Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ chín tại Giáo Đô Rôma vào
Chúa Nhật ngày 11/2 kính Mẹ Lộ Đức cuối tuần này, cũng như để
thông cảm và an ủi quí thính giả bệnh nhân rất thương mến của
chúng ta, chúng ta hăy cùng nhau lắng nghe lại huấn từ Đức Thánh
Cha đă nhắn nhủ thành phần bệnh nhân trong ngày Thứ Sáu 11/2 Năm
Thánh 2000, khi họ qui tụ về Rôma để Mừng Ngày Năm Thánh của họ,
ngày mà 200 người đại diện cho bao ngàn bệnh nhân được Đức Thánh
Cha ban phép Xức Dầu Thánh tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Sau đây
là lời của ĐTC:
“Đau đớn và bệnh nạn là số phận nơi mầu nhiệm của con người trên
trái đất này. Dĩ nhiên con người vẫn có quyền chiến đấu với bệnh
nạn, v́ sức khỏe là một tặng ân của Thiên Chúa. Thế nhưng, người
ta cũng cần phải làm sao để có thể nhận ra dự án của Thiên Chúa
mỗi khi đau khổ đến gơ cửa nhà của chúng ta nữa. ‘Ch́a khóa’ để
có thể nhận thức được điều này ở nơi Thập Giá của Chúa Kitô. Lời
nhập thể đă ôm lấy nỗi yếu đuối của chúng ta, mang lấy nó trong
mầu nhiệm Thập Giá. Từ bấy giờ, tất cả mọi khổ đau có một ư
nghĩa khả dĩ làm cho nó có một giá trị đáng kể. Từ ngày của Cuộc
Khổ Nạn, qua 2000 năm rồi, Thập Giá vẫn chiếu sáng như là một
cuộc bộc lộ tối hậu mối t́nh của Thiên Chúa yêu thương chúng ta.
Những ai có thể chấp nhận nó trong đời sống của ḿnh đều cảm
thấy rằng đau đớn theo ánh sáng đức tin đă trở thành nguồn hy
vọng và cứu độ” (đoạn 3.1).
“Quí bệnh nhân thân mến, đây là giây phút tuyệt đỉnh của Cuộc
Mừng Kỷ Niệm của các con! Bằng việc bước qua ngưỡng Cửa Thánh,
các con hợp với tất cả những ai trên khắp thế giới đă bước qua
đó và những ai sẽ bước qua đó trong Năm Mừng Kỷ Niệm này. Chớ ǵ
việc bước qua Cửa Thánh là dấu hiệu của việc các con thiêng
liêng tiến vào mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc tử giá và
phục sinh, Đấng v́ yêu đă mang lấy ‘những sầu thương và gánh
chịu những buồn phiền của chúng ta’ (Is 53:4)” (đoạn
4.2).(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 16/2/2000, trang 2)
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)
LeMeLoDuc.mp3 (hành
hương) / MeLoDuc.mp3
https://youtu.be/mSCBGQZxENM (Mẹ
Nói, Bí Mật, Phép Lạ)