PVLC Mùa Thường Niên Tuần XXX Thứ 6
Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 9, 1-5
"Tôi đã ước ao được loại khỏi
Ðức Kitô vì phần ích anh em của tôi".
Bài trích thư Thánh Phaolô Tông
đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi xin nói
thật trong Ðức Kitô, tôi không nói dối: lương tâm tôi làm chứng
cho tôi trong Thánh Thần, là tôi buồn phiền quá đỗi, lòng tôi
hằng đau đớn luôn. Chính tôi đã ao ước được loại khỏi Ðức Kitô
vì phần ích anh em của tôi, là những thân nhân của tôi về phần
xác. Họ đều là người Israel, họ được quyền làm nghĩa tử, được
vinh quang, giao ước, lề luầt, việc phượng tự và lời hứa; các tổ
phụ cũng là của họ, và bởi các đấng ấy mà Ðức Kitô sinh ra phần
xác, Người là Thiên Chúa trên hết mọi sự, đáng chúc tụng muôn
đời. Amen.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 147,
12-13. 14-15. 19-20
Ðáp: Hỡi Giêrusalem, hãy ngợi khen Chúa! (c. 12a).
Xướng: 1) Hỡi Giêrusalem, hãy
ngợi khen Chúa! Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! vì
Người giữ chặt các then cửa ngươi; Người chúc phúc cho con cái
ngươi trong thành nội. - Ðáp.
2) Người giữ cho mọi bờ cõi
ngươi được bình an, Người dưỡng nuôi ngươi bằng tinh hoa của lúa
mì. Người đã sai lời Người xuống cõi trần ai, và lời Người lanh
chai chạy rảo. - Ðáp.
3) Người đã loan truyền lời
Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel.
Người đã không làm cho dân tộc nào như thế, Người đã không công
bố cho họ các huấn lệnh của Người. - Ðáp.
Alleluia: Tv 118,
36a và 29b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa,
xin nghiêng lòng con theo lời Chúa răn bảo, và xin rộng tay ban
luật pháp của Chúa cho con. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 14, 1-6
"Trong ngày Sabbat, ai trong các
ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không kéo nó lên
sao?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Luca.
Khi ấy, vào một ngày Sabbat,
Chúa Giêsu vào dùng bữa trong nhà một thủ lãnh biệt phái, thì
những người hiện diện ở đó dòm xét Người. Bấy giờ có một người
mắc bệnh thuỷ thũng ở trước mặt Người. Chúa Giêsu lên tiếng hỏi
các Luật sĩ và biệt phái rằng: "Trong ngày Sabbat, có được phép
chữa bệnh không?" Các ông ấy làm thinh. Bấy giờ Người kéo kẻ ấy
lại, và chữa lành, rồi cho về. Ðoạn Người bảo các ông rằng:
"Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi
xuống giếng mà không lập tức kéo nó lên sao?" Nhưng các ông
không thể trả lời câu hỏi ấy.
Ðó là lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời
Chúa:
Bất chấp cả Ngày
Hưu Lễ
Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca
hôm nay, Thứ Sáu Tuần XXX Thường Niên, trình thuật lại việc Chúa
Giêsu chữa lành ở ngay trong nhà của một vị thủ lãnh nhóm biệt
phái vào ngày hưu lễ, nguyên văn như sau:
"Khi ấy, vào một ngày Sabbat,
Chúa Giêsu vào dùng bữa trong nhà một thủ lãnh biệt phái, thì
những người hiện diện ở đó dòm xét Người. Bấy giờ có một người
mắc bệnh thuỷ thũng ở trước mặt Người. Chúa Giêsu lên tiếng hỏi
các Luật sĩ và biệt phái rằng: 'Trong ngày Sabbat, có được phép
chữa bệnh không?' Các ông ấy làm thinh. Bấy giờ Người kéo kẻ ấy
lại, và chữa lành, rồi cho về. Ðoạn Người bảo các ông rằng:
'Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi
xuống giếng mà không lập tức kéo nó lên sao?' Nhưng các ông
không thể trả lời câu hỏi ấy".
Bài Phúc Âm này cho thấy Chúa
Giêsu tấn công địch ngay trong lòng địch, đó là ở ngay trong nhà
của một thủ lĩnh biệt phái Người đã chữa lành vào ngay ngày hưu
lễ, thành phần biệt phái vẫn hay theo dõi Người để bắt bẻ Người
và mưu đồ hại Người, một cuộc tấn công Người cố ý làm, cho dù
có đụng đến chủ trương duy luật của thành phần thông luật, giữ
luật và dạy luật trong dân chúng ấy.
Thế nhưng, họ thông luật ở chỗ
thuộc nhiều luật lệ hơn dân chúng, bao gồm cả việc giữ luật hơn
dân chúng, thế nhưng họ lại dẫn giải luật một cách thiển cận và
theo thiên kiến vị kỷ, bởi thế, họ không thấy được đâu là tinh
thần thực sự của luật và mục đích chính yếu của những gì được
gọi là luật, của những gì tự bản chất chỉ là phương tiện giúp
con người đạt được cứu cánh của họ hơn là cùng đích của họ.
Chính vì thế, Chúa Giêsu muốn
lợi dụng việc chữa lành cho "một người mắc bệnh thủy thũng" vào
ngày hưu lễ ở trong chính nhà của một người lãnh đạo biệt
phái để nhờ đó có thể soi sáng cho họ biết những gì họ chủ
trương là lệch lạc, là sai lầm, cần phải chỉnh đốn lại:
"Chúa Giêsu lên tiếng hỏi các
Luật sĩ và biệt phái rằng: 'Trong ngày Sabbat, có được phép chữa
bệnh không?' Các ông ấy làm thinh... Ðoạn Người bảo các ông
rằng: 'Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò
rơi xuống giếng mà không lập tức kéo nó lên sao?' Nhưng các ông
không thể trả lời câu hỏi ấy".
Sở dĩ thành phần biệt phái thông
luật này tỏ thái độ "làm thinh" trước hai câu hỏi tối căn
bản được Chúa Giêsu đặt ra gợi ý cho họ suy nghĩ và tự vấn không
phải là vì họ chịu thua, hay đang cần giờ để tìm thêm được lý
mạnh hầu phản công lại Người, hoặc vì nể mặt Người, mà chính là
vì họ "không thể trả lời câu hỏi ấy".
Nếu "im lặng là đồng lõa" thì
phải chăng những người biệt phái chứng kiến thấy việc Chúa Giêsu
ngang nhiên chữa lành trong ngày hưu lễ ở ngay nhà của họ, nhất
là "không thể trả lời câu hỏi" được Người đặt ra cho họ, đã hoàn
toàn chấp nhận những gì Chúa Giêsu nói là chí lý, là chính xác,
là chân thực, cần phải áp dụng thi hành?
Cũng có thể, nếu họ có thiện chí
và tinh thần cởi mở. Bằng không, trái lại, với tinh thần
cực đoan và bảo thủ, kèm theo tự ái về thế giá thông luật của
mình, họ sẽ vẫn tiếp tục đường lối sai lầm của họ, với những
biện minh và dẫn giải chủ quan phi chân lý. Nếu xẩy ra trường
hợp đáng tiếc này thì cũng dễ hiểu. Vì bình thường con người ta
vẫn hay cố chấp cho dù thực sự biết mình sai, để bảo vệ tiếng
tăm mặt mũi của mình. Do đó, họ vẫn tiếp tục ngoan cố làm sai,
bất chấp hậu quả gây ra cho bản thân họ cũng như cho những
ai được họ dẫn dắt!
Thế nhưng, dầu sao, đối với Chúa
Giêsu Kitô "hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mathêu
11:29) những con người đáng thương ấy vẫn "nhầm không biết
việc mình làm" (Luca 23:34), vẫn đáng tha thứ. Chính vì cảm
nghiệm được tình yêu vô cùng nhân hậu này của Thiên Chúa qua Con
của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, mà nhân vật biệt phái chính qui
Saulê đã hết lòng thông cảm với dân của mình, đến độ, trong
Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, ngài đã dám liều mất phần rỗi của
mình cho phần rỗi của họ:
"Anh em thân mến, tôi xin nói
thật trong Ðức Kitô, tôi không nói dối: lương tâm tôi làm chứng
cho tôi trong Thánh Thần, là tôi buồn phiền quá đỗi, lòng tôi
hằng đau đớn luôn. Chính tôi đã ao ước được loại khỏi Ðức Kitô
vì phần ích anh em của tôi, là những thân nhân của tôi về phần
xác".
Tuy nhiên, theo vị Thánh Tông Đồ
Dân Ngoại Phaolô này, thì dân của ngài ấy chắc chắn không bị
Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất lãng quên và loại bỏ, cho dù họ
có ngoan cố đến đâu chăng nữa, bởi vì chính Thiên Chúa đã tự
chọn dân tộc bẩm sinh ngoan cố này cho Ngài, để tỏ ra quyền
năng đầy khôn ngoan và nhân hậu của Ngài trong việc thực hiện
dự án cứu độ của Ngài cho chung nhân loại nơi Đức Giêsu
Kitô, Con của Ngài, Đấng đã xuất phát từ giòng dõi dân Do
Thái. Đó là lỳ do vị tông đồ này đã viết:
"Họ đều là người Israel, họ
được quyền làm nghĩa tử, được vinh quang, giao ước, lề luầt,
việc phượng tự và lời hứa; các tổ phụ cũng là của họ, và bởi các
đấng ấy mà Ðức Kitô sinh ra phần xác, Người là Thiên Chúa trên
hết mọi sự, đáng chúc tụng muôn đời. Amen".
Nếu cảm nhận được đặc ân tuyển
chọn của mình trong dự án cứu độ của Thiên Chúa như thế, dân Do
Thái không thể nào không vang lên những cảm nhận và tâm tình của
mình như trong Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Hỡi Giêrusalem, hãy ngợi khen
Chúa! Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! vì Người giữ
chặt các then cửa ngươi; Người chúc phúc cho con cái ngươi trong
thành nội.
2) Người giữ cho mọi bờ cõi
ngươi được bình an, Người dưỡng nuôi ngươi bằng tinh hoa của lúa
mì. Người đã sai lời Người xuống cõi trần ai, và lời Người lanh
chai chạy rảo.
3) Người đã loan truyền lời
Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel.
Người đã không làm cho dân tộc nào như thế, Người đã không công
bố cho họ các huấn lệnh của Người.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.
Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm
hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
MTN.XXX-6.mp3