PVLC Chúa Nhật XXXIV Thường Niên
Lễ Chúa Kitô Vua và
Lễ Đức Mẹ Dâng Mình 21/11
Bài Ðọc I: Ðn 7,
13-14
"Quyền năng của
Ngài là quyền năng vĩnh cửu".
Bài trích sách
Tiên tri Ðaniel.
Trong một thị kiến
ban đêm, tôi đã ngắm nhìn, và đây tôi thấy như Con Người đến
trong đám mây trên trời, Ngài tiến đến vị Bô Lão, và người ta
dẫn Ngài đến trước mặt vị Bô Lão. Vị nầy ban cho Ngài quyền
năng, vinh dự và vương quốc: tất cả các dân tộc, chi họ, và
tiếng nói đều phụng sự Ngài; quyền năng của Ngài là quyền năng
vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không
khi nào bị phá huỷ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 92,
1ab. 1c-2. 5
Ðáp: Chúa
làm vua, Ngài đã mặc thiên oai (c. 1a).
Xướng: 1) Chúa làm
vua, Ngài đã mặc thiên oai; Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt
long đai. - Ðáp.
2) Và Ngài giữ
vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay. Ngai báu của Ngài thiết
lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa. - Ðáp.
3) Lời chứng bảo
của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng nhà
Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Kh
1, 5-8
"Người là thủ
lãnh các vua trần thế: Người đã làm cho chúng ta nên vương
quốc".
Bài trích sách
Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ.
Nguyện chúc cho
anh em được ân sủng và bình an của Chúa Giêsu Kitô, là chứng tá
trung thành, là trưởng tử kẻ chết, là thủ lãnh các vua trần thế,
là Ðấng đã yêu thương chúng ta, Người đã dùng máu Người mà rửa
chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương
quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người. Nguyện chúc Người
được vinh quang và quyền lực muôn đời. Amen.
Kìa, Người đến
trong đám mây, mọi con mắt đã nhìn thấy Người, và cả những kẻ đã
đâm Người cũng nhìn thấy Người, các chủng tộc trên địa cầu sẽ
than khóc Người. Thật như vậy. Amen.
Chúa là Thiên
Chúa, Ðấng đang có, đã có, và sẽ đến, là Ðấng Toàn Năng phán:
"Ta là Alpha và Ômêga, là nguyên thuỷ và là cứu cánh".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 11,
10
Alleluia,
alleluia! - Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến: chúc tụng nước
Ðavít tổ phụ chúng ta đã đến! - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 18,
33b-37
"Quan nói đúng:
Tôi là Vua".
Tin Mừng Chúa
Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Philatô
hỏi Chúa Giêsu rằng: "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?"
Chúa Giêsu đáp: "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với
quan về tôi?"
Philatô đáp: "Ta
đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã
trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?" Chúa Giêsu đáp: "Nước tôi
không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này,
thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho
người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này".
Philatô hỏi lại:
"Vậy ông là Vua ư?"
Chúa Giêsu đáp:
"Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian
này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe
tiếng Tôi".
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
sự sống
vương giả
Chủ đề sự sống của
Mùa Phục Sinh đã đạt tới tột đỉnh ở Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay,
Chúa Nhật Trọng Kính Chúa Giêsu Kitô Vua, thời điểm kết thúc cho
bất cứ phụng niên nào, dù là chu kỳ A, B hay C.
Thật vậy, nếu Chúa
Kitô "là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25), (lưu ý
Chúa Kitô xưng Người là "sự sống lại" trước và là "sự sống"
sau) thì quả thực Người "là sự sống lại" khi Người phục
sinh vào ngày thứ ba từ trong kẻ chết. Bởi vì Người chính "là
sự sống" bất tử không thể nào bị sự chết làm chủ và tiêu
diệt.
Thế nhưng, cho dù
Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô 2 ngàn năm trước đã hoàn toàn
thắng được sự dữ nơi thân xác bị giết chết nhưng sống lại của
Người, trong một thế giới càng ngày càng văn minh về khoa học và
càng văn hóa về nhân bản nhân quyền chưa từng thấy, như
giai đoạn lịch sử từ giữa thế kỷ 20 sang đầu hơn một thập kỷ
của thiên kỷ thứ 3 hiện nay cho thấy, sự dữ lại càng gia tăng
hơn bao giờ hết, như thể con rồng sau một ngàn năm bị xiềng lại,
bởi sợi giây xích khổng lồ là quyền lực cứu độ của Thánh Giá
Chúa Kitô tử nạn, đã được thả ra trong một thời gian ngắn, như
Sách Khải Huyền đã tiết lộ (20:1-3).
Trong thời gian
ngắn vớt vát còn lại này của mình, con rồng đã vận dụng tất cả
quyền lực chết chóc độc hại nhất và dữ dội nhất của hắn và từ
hắn, để tàn phá cho bằng được công ơn cứu chuộc vô giá của Chúa
Giêsu Kitô nơi từng Kitô hữu cũng như nơi chung Giáo Hội,
những đối thủ chính yếu của nó và là mục tiêu tấn công quyết
liệt của nó, qua hai đạo quân hùng hậu gog và magog, (như ám chỉ
trào lưu ồ ạt chủ nghĩa duy nhân bản và tương đối vô cùng lợi
hại đang chi phối tâm thức và đời sống của loài người hiện
nay), đông như cát biển "đã xâm chiếm toàn cõi xứ sở (ám
chỉ thế giới) và công hãm thành đô yêu dấu là nơi dân Chúa
cắm trại (ám chỉ Giáo Hội)", như Sách Khải Huyền ghi lại
(20:8-9).
Phải chăng chiến
dịch toàn cầu hóa về kinh tế theo chiều hướng chính trị để làm
sao có thể dần dần đế quốc hóa tất cả mọi nền văn hóa của các
dân nước, cũng như biến đổi hoàn toàn nền luân lý chân chính của
lệ luật Thiên Chúa, thành những gì là tự nhiên lăng loàn của bản
tính nhiễm lây nguyên tội trên thế giới hiện nay, hình như đang
hiện thực hóa mưu đồ lịch sử (conspiracy of history) của hội kín
thợ xây trật tự thế giới mới tam điểm, cho vương quốc của satan
trị đến trong lòng người và lịch sử?!
Phải, cho tới khi
con rồng đã tung ra tất cả quyền lực độc dữ nhất của nó thì cũng
chính là lúc sự dữ hết thời, và hoàn toàn bị tận diệt bởi
chính Đấng "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu
28:18), khi Người "là sự sống" vĩnh hằng bất tận tái xuất
hiện trong vinh quang với tư cách là Thẩm Phán Chí Tôn "để
phán xét kẻ sống và kẻ chết", Đấng được Tiên Tri Đaniên
trong Bài Đọc 1 hôm nay báo trước vương quyền thống trị bất diệt
của Người:
"Trong một thị
kiến ban đêm (theo người viết thời điểm "ban đêm" ở đây ám
chỉ tình hình nhân gian và Giáo Hội trước khi Chúa Kitô tái
giáng), tôi đã ngắm nhìn, và đây tôi thấy như Con Người đến
trong đám mây trên trời, Ngài tiến đến vị Bô Lão ("Vị Bô
Lão" ở đây theo người viết có thể ám chỉ Chúa Cha), và người
ta dẫn Ngài đến trước mặt vị Bô Lão. Vị nầy ban cho Ngài quyền
năng, vinh dự và vương quốc: tất cả các dân tộc, chi họ, và
tiếng nói đều phụng sự Ngài; quyền năng của Ngài là quyền năng
vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không
khi nào bị phá hủy".
Thị kiến của Tiên
Tri Đaniên về Con Người lãnh nhận vương quyền thống trị đến
muôn đời tất cả loài người là loài tạo vật được Người cứu
chuộc, đã được phụ họa và âm vang trong Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Chúa làm
vua, Ngài đã mặc thiên oai; Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt
long đai.
2) Và Ngài giữ
vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay. Ngai báu của Ngài thiết
lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa.
3) Lời chứng
bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng
nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở.
Đúng thế, sự kiện
Chúa Kitô "là sự sống" bất diệt và bất tận xuất hiện lần
thứ hai không phải chỉ để tận diệt sự dữ, mà trước hết và trên
hết là để tỏ hết mình ra trên thế gian này, như thể tạo vật được
Thiên Chúa dựng nên đã đến thời viên mãn của mình nơi Người, nhờ
Người và với Người. Bấy giờ, khi Người tái xuất hiện, Người tỏ
mình ta với tư cách là một Vị Con Thiên Chúa hằng sống bất diệt,
qua nhân tính hiển linh cùng với thân xác phục sinh của
Người, và như thế, Người như ánh sáng sự sống cuối cùng xua tan
bóng tối sự dữ cho đến muôn đời, hoàn toàn không bao giờ còn sự
dữ nữa, như Sách Khải Huyền tiên bào về một Tân Thành
Thánh Giêrusalem "không còn đêm" (22:5), vì "trời
trước và đất trước đã qua đi" (21:1).
Chiều hướng
trên đây về lần đến cuối cùng đầy vinh quang rạng ngời vinh
thắng của Chúa Kitô "Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu
16:16; Gioan 11:27), Đấng cuối cùng đã tỏ mình ra hoàn toàn đúng
với phẩm chức thần linh và quyền năng tối cao của Người, được
Sách Khải Huyền tiên báo nơi Bài Đọc 2 hôm nay như thế này:
"Chúa Giêsu
Kitô, là chứng tá trung thành, là trưởng tử kẻ chết, là thủ lãnh
các vua trần thế, là Ðấng đã yêu thương chúng ta, Người đã dùng
máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng
ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người.
Nguyện chúc Người được vinh quang và quyền lực muôn đời.
Amen. Kìa, Người đến trong đám mây, mọi con mắt đã nhìn thấy
Người, và cả những kẻ đã đâm Người cũng nhìn thấy Người, các
chủng tộc trên địa cầu sẽ than khóc Người. Thật như vậy.
Amen. Chúa là Thiên Chúa, Ðấng đang có, đã có, và sẽ đến, là
Ðấng Toàn Năng phán: 'Ta là Alpha và Ômêga, là nguyên thuỷ và là
cứu cánh'".
Trong cuộc khổ nạn
của mình, Chúa Kitô sẽ Tái Giáng vinh quang, vào lúc ấy, trước
hết, mới chỉ tỏ mình ra như là một con người bị lép vế trước
quyền bính thế gian, bị quyền lực thế gian bắt giữ và bị hành hạ
cùng sát hại như một tên đại tử tội hoàn toàn bất lực và vô cùng
nhục nhã.
Thế nhưng, sự dữ
và quyền lực sự dữ vẫn không làm gì được Người, Đấng "là sự
sống", Đấng "tự ý bỏ mạng sống mình đi rồi có quyền lấy
lại mạng sống của mình" (Gioan 10:18). Trái lại, Người đã
thắng được sự dữ nơi sự chết bị Người tiêu diệt bởi "sự sống
lại" của Người hay bởi Người "là sự sống lại". Thậm
chí nhờ sự dữ Người phải chịu cả trong tâm hồn lẫn thể xác mà
Người đã cứu được con người, trước hết và trên hết, khỏi sự dữ
về luân lý là tội lỗi của họ, nhờ đó họ khỏi bị chết đời đời là
sự dữ trên hết mọi sự dữ.
Người quả thực là
vua cai trị mọi sự, dù trải qua cuộc khổ nạn và tử giá. Do đó,
không phải tự nhiên mà viên tổng trấn dân ngoại tự nhiên có linh
cảm Người là một nhân vật đặc biệt, mang phong cách oai nghi
vương giả, chứ không phải là một nhân vật tầm thường mà ông đã
từng gặp, qua câu hỏi"ngài từ đâu tới" (Gioan 19:9), dù
theo nhân vật cầm quyền sinh tử của Người bấy giờ thì Người chỉ
là "Vua Dân Do Thái" (Luca 23:38) chư hầu của đế quốc
Rôma.
Tuy nhiên, theo
Phúc Âm của Thánh ký Gioan được Giáo Hội chọn đọc thay cho
Phúc Âm Thánh ký Marco Chu Kỳ Năm B này, Chúa Kitô đã tự đính
chính bằng câu trả lời rất chính xác cho vấn đề được Viên Tổng
Trấn Philato ấy đặt ra hỏi Người "Ông có phải là Vua dân
Do-thái không?" rằng: "Nước tôi không thuộc về thế gian
này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi
đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà
nước tôi không thuộc chốn này". Nghĩa là vương quốc của Chúa
Kitô là vương quốc của Thiên Chúa, vương quốc tối cao của lòng
người, và bất diệt vượt trên mọi vương quốc hữu hạn trên trần
gian này.
Thật ra, tự mình
là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô đã là vua,
nhưng nơi nhân tính của mình, Người cần phải chứng thực hay tỏ
mình ra Người thực sự bẩm sinh là vua, (như khi mới sinh ra
Người đã được 3 vương chiêm tinh gia đến bái thờ - Mathêu
2:1-12), một đức vua trên hết mọi vua chúa trên trần gian này,
một đức vua muôn đời, đúng như Người đã trả lời cho câu chất vấn
của Tổng Trấn Philatô: "Vậy ông là Vua ư?": "Chính
quan là người đã nói tôi là vua - It is you who say I am a
king. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng
về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi".
Trong câu
khẳng định có tính cách gián tiếp này của Chúa Kitô Vua, Người
không tự mình xưng là vua, và không bao giờ Người tự xưng mình
như thế, vì đụng đến chính trị, tức đụng đến chính quyền đế quốc
Rôma cũng như đến quận vương Hêrôđê ở Galilêa, cũng như
Người đã không bao giờ tự xưng Người là Đấng Thiên Sai -
Messiah, vì Người tránh đụng đến giáo quyền Do Thái, mà chỉ công
nhận qua việc đáp ứng của Người mà thôi, như Người đã công nhận
lời của phụ nữ Samaritanô ở Giếng Giacóp về tư cách của
Người (xem Gioan 4:25-26), hay như Người đã công nhận lời truyền
lệnh của giáo quyền Do Thái giáo hỏi Người xem Người có
phải là Đấng Thiên Sai hay chăng (xem Mathêu 26:63-64): "Chính
ngài là người nói thế... It is you who say it".
Cũng trong câu
khẳng định gián tiếp với viên quan tổng trấn Philatô ấy, Chúa
Kitô còn liên kết vai trò làm vua của Người với chân lý nữa: "Tôi
sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân
lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi". Nếu Chúa Kitô
chính "là chân lý" (Gioan 14:6) thì Người "sinh ra và
đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về" chính bản
thân Người "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"
(Mathêu 16:16), ai tin Người hay "chấp nhận Người thì Người
ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12). Đó là lý
do "Nước tôi không thuộc về thế gian này" mà một vương
quốc của "sự sống", sự sống đời đời, vĩnh viễn tồn tại như chính
"Chân Lý" bất biến.
Sự kiện vấn đáp
giữa tổng trấn Philatô với Chúa Kitô không phải chỉ đơn giản bề
ngoài như là một cuộc đối thoại giữa hai người ngang nhau, mà là
một cuộc tra vấn của nhân vật có thẩm quyết xét xử trước khi lên
án và xử tội, với một tội phạm bất ngờ được trao nộp cho ông.
Bởi thế, ngay câu tra vấn đầu tiên được vị tổng trấn này đặt ra
là một câu tra vấn mà tội phạm lên tiếng công nhận một cái là bị
lên án liền lập tức: "Ngươi có phải là vua không?".
Tuy nhiên, vì quá
thấu biết cả tấm lòng đầy thiện chí lẫn vai trò cần phải thẩm
xét một nhân vật bị dân Người coi là phạm nhân, Chúa Kitô đã
khôn khéo trả lời, vừa để tránh cái bẫy điều tra của vị tổng
trấn dân ngoại vừa để dẫn chính con người ấy về với chân lý là
bản thân mình: "Ông tự ý hỏi như thế hay đã có ai nói về Tôi với
ông?". Viên tổng trấn Philatô này cũng không vừa, chẳng những
không để cho Chúa Kitô đánh lạc hướng, mà còn trở đòn một cách
ngoạn mục, bằng cách bồi thêm một câu tra vấn thứ hai, hết sức
mật thiết với câu tra vấn thứ nhất: "Nhân dân của ngươi đã trao
nộp ngươi cho ta. Ngươi đã làm gì?"
Căn cứ vào hai câu
tra vấn: "Người có phải là vua không?" và "Người đã làm gì?" của
vị tống trấn hạch hỏi Chúa Kitô, thì hình như ông ta đang muốn
điều tra xem nhân vật bị coi là tội phạm được trao nộp cho ông
ta bấy giờ có làm chính trị hay chăng? - Chẳng hạn có âm mưu hay
hành động làm loạn chống lại thẩm quyền đương nhiệm bấy giờ là
quận vương Hêrôđê đang ở Giêrusalem (xem Luca 23:7), ngay lúc
Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem một cách vinh quang chưa
từng thấy, huy hoàng như một quân vương.
Trong bài huấn từ
truyền tin Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua 25/11/2018, khi bài chia
sẻ này đã đưoọc gửi đi từ tối Thứ Sáu 23/11/2018, thì người viết
đọc thấy chiều kích suy diễn của mình cũng cùng chiều hướng
chính trị với ĐTC Phanxicô: "Người đã đứng trước vị Tổng Trấn
Roma, như một tên muốn chống lại quyền lực chính trị, muốn trở
thành Vua của Người Do Thái. Vậy Philatô đã thực hiện cuộc điều
tra, và bằng một thứ chất vấn bi thảm, ông hai lần hỏi Người
rằng 'Ngươi là vua phải không?'"
Nếu quả thực Chúa
Kitô làm chính trị thì mới thuộc lãnh vực thực sự liên quan đến
thẩm quyền xét xử của ông, bằng không, sau khi đã cẩn thận tra
vấn, chính ông đã thấy rõ, thậm chí đã dựa vào thẩm quyền của cả
quận vương Hêrôđê cũng chẳng lên án Người, mà tuyên bố Người vô
tội không đáng chết (xem Luca 23:14-15), một quyết định đã khiến
cho "toàn thể đám đông" (Luca 23:18), bao gồm cả thành phần đầu
mục Do Thái lẫn dân chúng bị thành phần đầu mục này xui xiểm
(xem Mathêu 27:20), bấy giờ tự ý quay ra muốn vị tổng trấn thả
tên trộm cướp Baraba thay vì thả Chúa Kitô, dựa vào thông lệ
được vị tổng trấn ân xá vào ngày lễ trọng của dân Do Thái (xem
Mathêu 27:15). Nhưng ông lại chỉ muốn thả Chúa Giêsu, vì theo
lương tâm và thẩm quyền của mình, ông vẫn thấy Người vô tội,
đáng thả hơn là tên ma đầu Barbara, nhưng dân chúng lại làm mạnh
hơn, đòi "đóng đanh nó vào thập giá" (Luca 23:21).
Người quả thực là
"một người quí tộc kia đi phương xa để được phong vương"
như Người đã tiên báo cho các môn đệ và đám đông đi theo Người
trong cuộc hành trình Giêrusalem của Người, như bài Phúc Âm của
Thánh ký Luca Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên tuần trước (19:12).
Theo bài Phúc Âm này, cho dù dân Do Thái của Người không chấp
nhận Người là vua của họ (xem Luca 19:14, Gioan 19:15,20-22),
nhưng họ chẳng những vẫn không làm gì được Người mà còn bất ngờ
làm cho Người trở thành vua của toàn thể nhân loại nữa: "Người đã được phong
vương trở về" (Luca 19:15), theo chiều hướng của Phụng Vụ
Lời Chúa Chúa Nhật cuối cùng của Phụng Niên trọng kính Chúa Kitô
Vua.
Tóm lại, ý nghĩa
của Lễ Chúa Vua được Giáo Hội cố ý đặt vào Chúa Nhật cuối cùng
của mỗi phụng niên là ở chỗ: Người là Đấng chẳng những có toàn
quyền năng (all powerful) có thể giải thoát con người (kể cả các
vua chúa và đế vương trong lịch sử loài người) khỏi tội lỗi và
sự chết, như bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cho năm C cho thấy,
liên quan đến phần rỗi của người trộm lành, mà còn có cả tối
thẩm quyền (supreme/ultimate authority) để phán xét và thưởng
phạt nhân loại (kể cả các vua chúa và đế vương trong lịch sử
loài người), như bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Năm A cho
thấy, liên quan đến biến cố chung thẩm.
Quyền năng cứu độ
và thẩm quyền phán xét này nơi Chúa Kitô là ở chỗ Người chính "là
chân lý" (Gioan 16:4), Đấng "được sinh ra và đến thế gian
để làm chứng cho chân lý", như bài Phúc Âm của Thánh ký
Gioan Năm B hôm nay cho thấy, một Chân Lý như "ánh sáng sự
sống" (Gioan 8:12) "chiếu soi trong tăm tối" (Gioan
1:5) và xua tan bóng tối tội lỗi và sự chết nơi loài người, một
ánh sáng sự sống hoàn toàn được sáng tỏ khi Người tái giáng
trong vinh quang như một thẩm quyền tối thượng "để phán xét
kẻ sống và kẻ chết".
Là Kitô hữu, chúng
ta, qua Phép Rửa, đã được thông phần vào thiên chức vương đế,
ngôn sứ và tư tế của Chúa Kitô và với Chúa Kitô, Con Thiên Chúa
hằng sống. Chúng ta đã sống thế nào với thiên chức vương đế bởi
chúng là là con Thiên Chúa này của mình: chúng ta có làm chủ mọi
sự hay chăng với tư cách là những dưỡng tử của Thiên Chúa, hay
vẫn sống đời nô lệ cho tội lỗi, cho thần dữ, cho thế gian, xác
thịt?
Đang khi tôi chia sẻ gợi ý gần xong về bài Phúc Âm của Thánh
Gioan được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua Năm
B, với nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương ở Giáo Phận Orange vào
chiều Thứ Sáu ngày 23/11/2018, thì có chị đặt vấn đề, ngay ở chỗ
chị nghe tôi nói rằng Chúa Kitô đến làm chứng cho chân lý bằng
việc cho thấy Người không làm theo ý riêng mình mà là theo ý
Đấng đã sai Người (xem Gioan 6:38), để chứng thực Người là Đấng
Thiên Sai, nên ở trên Đồi Canve, chứng kiến thấy Người chết, một
viên đại đội trưởng Roma bấy giờ đã tin nhận "Người này là Con
Thiên Chúa" (Mathêu 57:42), và một số người bấy giờ cũng nhận
biết Người (xem Luca 23:48). Vấn đề của chị đặt ra như sau: Tại
sao Chúa Giêsu sống ở thế gian và đã tỏ mình ra hết cỡ mà chỉ
lôi kéo một số ít người thôi, trong khi các thánh tông đồ
sau đó đã làm cho người ta trở lại 3000 người đợt nhất và 5000
người đợt hai?
Câu trả lời của tôi bấy giờ như thế này: Các
tông đồ quả thực đã làm cho 3 ngàn người trở lại nhơ bài
giảng đầu tiên sau biến cố Thánh Thần Hiện Xuống (xem Tông Vụ
2:41), và 5 ngàn người trở lại nhờ bài giảng thứ hai sau phép lạ
người què ở Cửa Đẹp được bất ngờ chữa lành (xem Tông Vụ 4:4).
Việc các ngài làm cho người ta trở về nhiều hơn cả chính Chúa
Kitô nữa quả thực đã ứng nghiệm lời Người đã tiên báo trong Bữa
Tiệc Ly là: "Kẻ nào tin vào Thày sẽ làm được các việc Thày đã
làm, mà còn lớn lao hơn cả những việc ấy nữa. Tại sao? Vì Thày
về cùng Cha" (Gioan 14:12).
Đúng thế, các môn đệ của Chúa Kitô có làm được gì thì cũng
nhờ bởi Chúa Kitô ở trong họ, vì trái nho chỉ trổ sinh ở cành
nho chứ không phải ở thân nho thế nào thì "Thày là cây nho, các
con là cành" (Gioan 15:1) cũng thế. Các tông đồ của Người là
cành nho sinh hoa trái là phải. Thế nhưng cành nho chỉ sinh hoa
trái khi còn kết hợp với thân nho là Chúa Kitô. Nghĩa là Chúa
Kitô vẫn tiếp tục tỏ mình ra, không phải qua nhân tính của Người
như khi Ngưòi còn sống, mà là qua nhiệm thể Giáo Hội của Người.
Vậy người ta
nhận biết chân lý là Chúa Kitô, chứ không phải nhận biết các
chứng nhân của Người, nói cách khác, là nhận biết Người, qua
chứng từ của Giáo Hội nói chung và từng phần tử Kitô hữu nói
riêng, mà trở về với Chúa Kitô, chứ không phải với Giáo Hội, nói
cách khác, là trở về với Người nhờ Giáo Hội và trong Giáo Hội
của Người. Như thế là Chúa Kitô vẫn tiếp tục tỏ mình ra qua Giáo
Hội, và càng ngày càng làm cho nhân loại nhận biết Người là Đấng
Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis duy nhất của họ. Bởi
thế, không phải là các tông đồ làm cho người ta trở lại nhiều
hơn Chúa Kitô, mà chính Chúa Kitô, qua các vị, làm cho người ta
trở lại càng ngày càng nhiều, cho tới khi Người lại đến trong
vinh quang, "để phán xét kẻ sống và kẻ chết".
Sau vấn nạn của
người chị em ấy thì lại có một ngưoòi anh đặt thêm vấn đề do
giới trẻ đặt ra cho anh liên quan đến Chúa Kitô Vua mà anh đã
không biết phải trả lời thế nào, như sau:
Tại sao ngày
nay trên thế giới không còn chế độ vua chúa nữa, thế mà tại sao
Giáo Hội Công giáo vẫn tiếp tục tôn vinh Chúa Kitô là Vua?
Tôi đã giải đáp như thế này: Căn cứ vào chính lời Chúa Giêsu nói
với tổng trấn Philato trong bài Phúc Âm Thánh Gioan cho chu kỳ
phụng vụ Năm B thì "nước của Tôi không thuộc về thế gian này"
(Gioan 18:36), tức là nước của Chúa Kitô hay vương quốc được
Chúa Kitô thiết lập trên thế gian này không thuộc về hạ giới, có
tính cách trần thế nói chung và chính trị nói riêng. Trái lại,
nước của Người thuộc về thượng giới, thuộc lãnh vực siêu nhiên,
lãnh vực thần linh, như chính Chúa Kitô đã xác định với vị tổng
trấn dân ngoại thuộc đế quốc Roma này: "Tôi được sinh ra và đến
trong thế gian là để làm chứng cho chân lý. Ai tìm kiếm chân lý
thì sẽ nghe thấy tiếng của Tôi". (Gioan 18:37)
Đúng thế, nếu chỉ có duy chân lý mới có mãnh lực giải phóng con
người (xem Gioan 8:32) khỏi tội lỗi (về phần hồn) và sự chết (về
phần xác, nhất là cái chết về phần hồn). Trong khi không có một
vua chúa hay hoàng đế nào trong lịch sử của loài người trên trần
gian này có thể không phạm tội và không chết, cho dù họ có muốn
bất tử tự họ cũng không thể nào cứu họ, giải thoát chính bản
thân họ khỏi tội lỗi và sự chết. Thế mà một mình Chúa Kitô đã
làm được điều này, cho toàn thể nhân loại. Vì chính Ngài là Chân
Lý. Bởi vậy, Kitô hữu không thể nào không tiếp tục và liên tục
suy tôn và muôn đời chúc tụng Chúa Kitô là Vua, nghĩa là họ tôn
vinh và chúc tụng Người là vị cứu tinh duy nhất của nhân loại
(xem Tông Vụ 4:12). Thế thôi.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
MTN.CNXXXIV-B.mp3
https://youtu.be/abDd80v3kU4
Ngày 21 tháng 11
Đức Mẹ dâng mình
trong đền thờ.
(Lễ nhớ)
Khi ấy, Đức
Giê-su còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người
đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. 47 Có
kẻ thưa Người rằng : “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng
ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy.” 48 Người
bảo kẻ ấy rằng : “Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?” 49 Rồi
Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói : “Đây là mẹ tôi, đây là anh
em tôi. 50 Vì
phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người
ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.”
Theo truyền
thống Do Thái, người ta thường dâng con trẻ vào đền thờ để được
thánh hiến và sau đó con trẻ sẽ ở trong đền thờ một thời gian
giúp việc các vị chủ tế... Phúc Âm không đề cập đến thời thơ ấu
của Ðức Trinh Nữ Maria. Nhưng theo Thánh Truyền thì Ðức Mẹ cũng
đã thi hành tập tục nói trên. Tại đền thánh Giêrusalem, ngài đã
thực hành biết bao hy sinh với một tâm hồn quảng đại.
Mười hai năm
suy gẫm và cầu nguyện, chính là thời gian chuẩn bị cho chức vụ
Mẹ Thiên Chúa. Theo thánh Hiêronimô, chương trình ngày sống của
Ðức Mẹ trong đền thờ được phác họa như sau: Từ hừng đông đến 9
giờ sáng, Ngài cầu nguyện; từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, Ngài
làm việc chân tay và sau đó ngài lại cầu nguyện, sốt sắng suy
gẫm Thánh Kinh và siêng năng đọc Thánh Vịnh.
Ngày lễ Mẹ dâng
mình như bước đầu dẫn tới Ðức Khiết Tịnh Kitô giáo. Sau Ngài,
biết bao trinh nữ đã tận hiến toàn thân cho Thiên Chúa. Vì thế
Mẹ Maria thực là gương mẫu bất diệt, là Ðấng bảo trợ nhiệt thành
và là Ðấng hướng dẫn chắc chắn trên đường nhân đức vậy.
=
Đức Mẹ đã nhờ
lòng tin mà tin, thì cũng nhờ lòng tin mà thụ thai
Trích bài
giảng của thánh Âu-tinh, giám mục.(sermo 25, 7-8; PL 46,
937-938. Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giờ Kinh cho Giờ
Kinh Sách ngày Lễ Mẹ Dâng Mình 21/11)
Tôi xin anh
em hãy để ý xem Chúa nói gì khi Người giơ tay chỉ các môn đệ : Đây
là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha
tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.
Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã không thi hành ý muốn của Chúa Cha sao ?
Người là đấng đã nhờ lòng tin mà tin, thì cũng nhờ lòng tin mà
thụ thai ; Người được chọn để nhờ Người, Đấng cứu độ chúng ta ra
đời ; Người được Đức Ki-tô tạo thành trước khi Đức Ki-tô được
tạo thành nơi Người. Đức Ma-ri-a đã thi hành, hoàn toàn thi hành
ý Chúa Cha ; vì thế, đối với Người, làm môn đệ của Đức Ki-tô thì
quan trọng hơn là làm Mẹ của Đức Ki-tô. Mẹ càng sung sướng vì
được làm môn đệ của Đức Ki-tô hơn là vì được làm Mẹ của Đức
Ki-tô. Vậy, Đức Ma-ri-a được hạnh phúc vì đã cưu mang Thầy trước
khi sinh ra Thầy.
Bạn hãy xem
tôi nói có đúng không. Khi Chúa cùng đi đường với đám đông và
làm phép lạ thì một bà nói : Sung sướng thay người mẹ đã cưu
mang Thầy ! Phúc thay người mẹ đã cưu mang Thầy ! Nhưng, để
người ta đừng tìm sung sướng theo lẽ tự nhiên, thì Chúa đã trả
lời ra sao ? Đúng hơn phải nói rằng : Phúc thay kẻ lắng nghe
và tuân giữ lời Thiên Chúa. Do đó, Đức Ma-ri-a diễm phúc vì
đã nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa ; Người gìn giữ sự thật trong
tâm trí hơn là cưu mang xác phàm trong lòng. Đức Ki-tô là sự
thật, Đức Ki-tô là xác phàm : là sự thật, Đức Ki-tô ở trong tâm
trí Đức Ma-ri-a ; là xác phàm, Đức Ki-tô ở trong lòng Đức
Ma-ri-a. Việc Đức Ki-tô ở trong tâm trí Mẹ thì quan trọng hơn
việc Người ở trong lòng Mẹ.
Đức Ma-ri-a
thánh thiện, Đức Ma-ri-a diễm phúc, nhưng Hội Thánh còn hơn Đức
Ma-ri-a. Vì sao ? Thưa vì Đức Ma-ri-a là một thành phần của Hội
Thánh, là một chi thể thánh, chi thể cao trọng, chi thể tuyệt
vời, nhưng vẫn là một chi thể của toàn thân. Nếu Người thuộc về
toàn thân, thì chắc chắn thân mình phải hơn một chi thể. Đầu của
thân thể là Chúa nhưng Đức Ki-tô toàn thể gồm đầu và thân mình.
Tôi phải nói gì đây ? Chúng ta có vị thần linh là đầu, chúng ta
có Thiên Chúa là đầu.
Vậy, anh em
thân mến, xin anh em để ý : anh em vừa là chi thể của Đức Ki-tô,
vừa là thân mình Đức Ki-tô. Hãy để ý xem anh em là thế nào mà
Chúa lại nói : Đây là mẹ tôi, là anh em tôi. Anh em là mẹ
Đức Ki-tô thế nào ? Thưa : Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha
tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.
Tin tôi đi, tôi hiểu thế nào là anh em, là chị em của Đức Ki-tô
: bởi vì chỉ có một gia sản, do đó, vì lòng thương xót, Đức
Ki-tô, tuy là Con Một, đã không muốn chỉ mình được hưởng, nhưng
muốn chúng ta được làm kẻ thừa tự của Chúa Cha và đồng thừa tự
với Đức Ki-tô.
Bài 29–
7/8/1996: Việc
chọn lựa của Mẹ Maria tác động đức đồng trinh dâng hiến
(Bài
Giáo Lý Thánh Mẫu của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)
1- Ý muốn giữ sống
đời của một trinh nữ, được hiển nhiên nơi những lời của Mẹ Maria
trong giây phút Truyền Tin, theo truyền thống đã được coi là
khởi điểm và là khởi động cho đức đồng trinh Kitô giáo trong
Giáo Hội.
Thánh Âu Quốc Tinh
không thấy nơi quyết định này việc hoàn tất của một chỉ thị thần
linh mà là một lời khấn tự do chọn lựa. Như thế việc chọn lựa
này mới có thể cho thấy Mẹ Maria là một mẫu gương cho “các kẻ
đồng trinh” suốt giòng lịch sử của Giáo Hội. Mẹ Maria “đã hiến
dâng đức đồng trinh của mình cho Thiên Chúa khi Mẹ chưa biết
Đấng Mẹ sẽ thụ thai, nhờ đó hình ảnh của đời sống thiên đình
trong một thân xác trần gian chết chóc được thực hiện bằng một
lời khấn chứ không phải bằng một chỉ thị, nhờ việc chọn lựa yêu
thương chứ không phải bởi nhu cầu phục vụ” (De Sancta Virg., IV, PL 40:398).
Vị Thiên Thần
không yêu cầu Mẹ Maria sống đời trinh nữ; chính Mẹ Maria tự ý tỏ
ra ý hướng muốn giữ mình đồng trinh của Mẹ. Việc chọn lựa yêu
thương dẫn Mẹ đến chỗ hoàn toàn hiến mình cho Chúa bằng một cuộc
sống đồng trinh được tỏ hiện nơi sự dấn thân này.
Khi nhấn mạnh đến
tính chất tự động nơi quyết định của Mẹ Maria, chúng ta không
được quên rằng nguồn mạch của hết mọi ơn gọi đều do Thiên Chúa
khởi động. Bằng việc chọn sống đời đồng trinh, người thiếu nữ
thành Nazarét đáp ứng một tiếng gọi nội tâm, tức là đáp ứng tác
động của Thánh Linh đã soi sáng cho Mẹ biết về ý nghĩa và giá
trị của tặng ân đồng trinh nơi bản thân của Mẹ. Không ai có thể
chấp nhận tặng ân này mà lại không cảm thấy được kêu gọi hay
không lãnh nhận từ Thánh Linh ánh sáng và sức mạnh cần thiết.
Mẹ Maria đã
mạnh mẽ quyết định sống đồng trinh
2- Mặc dù Thánh Âu
Quốc Tinh sử dụng chữ “khấn hứa” để tỏ cho những ai ngài gọi là
“các trinh nữ thánh” mẫu gương đầu tiên cho bậc sống của họ,
Phúc Âm không chứng thực rằng Mẹ Maria đã minh nhiên thực hiện
lời khấn này, một hình thức tận hiến và dâng hiến đời mình cho
Thiên Chúa là hình thức đã từng được thực hiện từ các thế kỷ đầu
tiên của Giáo Hội.
Theo Phúc Âm chúng
ta thấy rằng Mẹ Maria đã thực hiện một quyết định cá nhân muốn
sống đời trinh nữ, dâng hiến tấm lòng của Mẹ cho Chúa. Mẹ muốn
trở thành một hôn thê trung thành của Ngài, hoàn trọn ơn gọi của
Mẹ như một “nữ tử Sion”. Tuy nhiên, bởi quyết định của mình, Mẹ
trở nên mẫu thức cho tâá cả những ai trong Giáo Hội muốn chọn
việc dấn thân phục vụ Chúa bằng một tấm lòng không chia sẻ nơi
đức đồng trinh.
Không có một cuốn
Phúc Âm nào hay bất cứ một bản văn Tân Ước nào nói với chúng ta
về thời điểm Mẹ Maria đã quyết định sống đời trinh nữ. Tuy
nhiên, câu Mẹ hỏi vị thiên thần vào lúc Truyền Tin đã thật hiển
nhiên cho thấy rằng Mẹ đã thực hiện một quyết định rất mạnh mẽ.
Mẹ Maria không ngần ngại bày tỏ lòng ước mong của Mẹ muốn giữ
đức đồng trinh này của mình ngay cả trước vai trò làm mẹ được
bày tỏ với Mẹ, cho thấy rằng ý nguyện của Mẹ đã chín mùi từ
lâu.
Thật vậy, việc Mẹ
Maria chọn sống trinh nguyên không được thực hiện trước một viễn
ảnh không thể biết được về việc trở nên Mẹ của Thiên Chúa, thế
nhưng đã được phát triển trong ý thức của Mẹ trước biến cố
Truyền Tin. Chúng ta có thể cho rằng khuynh hướng này bao giờ
cũng hiện hữu trong long của Mẹ: ân sủng đã sửa soạn cho Mẹ trở
thành một trinh mẫu chắc chắn đã tác dụng đến toàn thể cuộc phát
triển về con người của Mẹ, trong khi đó Thánh Linh không thôi
tác động nơi Mẹ, từ những năm ấu thơ nhất của Mẹ, ước muốn được
hoàn toàn nên một với Thiên Chúa.
3- Những việc kỳ
diệu ngày nay vẫn được Thiên Chúa thực hiện trong tâm hồn và đời
sống của rất nhiều giới trẻ trước hết đã được hiện thực nơi linh
hồn của Mẹ Maria. Ngay cả trong thế giới của chúng ta đây, một
thế giới bị phân tâm rất nhiều bởi những thứ thu hút của một nền
văn hóa thường nông nổi hời hợt và hưởng thụ, vẫn có nhiều thanh
thiếu niên chấp nhận lời mời gọi xuất phát từ gương của Mẹ Maria
để tận hiến tuổi trẻ của mình cho Chúa cũng như cho việc phục vụ
anh chị em của mình.
Quyết định này là
sự chọn lựa những giá trị cao cả hơn, hơn là việc từ bỏ những
giá trị về nhân bản. Về vấn đề này, trong Tông Huấn Marialis
Cultus của mình, vị tiền nhiệm khả kính Phaolô VI nhấn mạnh
là bất cứ ai nhìn vào chứng từ của Phúc Âm với một tâm trí cởi
mở “sẽ cảm nhận rằng việc chọn lựa của Mẹ Maria về tình trạng
đồng trinh… không phải là một thứ loại trừ bất cứ những giá trị
của bậc sống hôn nhân mà là một chọn lựa can đảm được Mẹ thực
hiện để tận hiến bản thân mình trọn vẹn cho tình yêu của Thiên
Chúa” (số 37) ra sao.
Tóm lại, việc chọn
sống đời đồng trinh được tác động bởi lòng gắn bó trọn vẹn với
Chúa Kitô. Điều này đặc biệt hiển nhiên nơi Mẹ Maria. Mạc dù
trước biến cố Truyền Tin, Mẹ không nhận thức về nó, nhưng Thánh
Linh đã tác động Mẹ việc tận hiến trinh nguyên liên quan đến
Chúa Kitô: Mẹ vẫn là một trinh nữ để tiếp nhận Đấng Thiên Sai và
là Đấng Cứu Thế bằng tất cả con người của Mẹ. Đức đồng trinh đã
bắt đầu nơi Mẹ Maria như thế cho thấy chiều kích tập trung vào
Chúa Kitô của nó, thiết yếu cho cả đức đồng trinh được thực hành
trong Giáo Hội, một đức đồng trinh mô phỏng theo gương mẫu cao
cả nơi Người Mẹ của Chúa Kitô. Nếu đức đồng trinh nơi bản thân
của Mẹ, được liên kết với vai trò làm mẹ thần linh, vẫn là một
sự kiện phi thường, thì nó cống hiến ánh sáng và ý nghĩa cho hết
mọi tặng ân trinh nguyên.
Đức đồng trinh
tận hiến là nguồn mạch của việc sinh hoa kết trái thiêng liêng
4- Biết bao nhiêu
là nữ nhân trẻ trung trong lịch sử Giáo Hội, khi chiêm ngưỡng
thấy tính chất cao cả và mỹ lệ nơi tâm hồn trinh nguyên của Mẹ
Chúa Kitô, đã cảm thấy phấn khởi trong việc quảng đại đáp ứng
tiếng gọi của Thiên Chúa bằng cách theo đuổi lý tưởng sống đồng
trinh! “Như tôi đã nhắc đến trong Thông Điệp Redemptoris
Mater – Mẹ Đấng Cứu Chuộc, “Chính đức đồng trinh này, theo
gương của Vị Trinh Nữ Nazarét, là nguồn mạch của sự phong phú
thiêng liêng đặc biệt: nó là nguồn mạch của vai trò làm mẹ trong
Thánh Linh” (số 43).
Đời sống trinh
nguyên của Mẹ Maria đã tác động nơi toàn thể dân Kitô hữu niềm
trân trọng tặng ân đồng trinh và niềm ước muốn là nó cần phải
gia tăng trong Giáo Hội như là một dấu hiệu thượng quyền của
Thiên Chúa trên tất cả mọi thực tại và như là một thứ ngưỡng
vọng tiên báo về một đời sống mai hậu. Cùng nhau, chúng ta hãy
cảm tạ Chúa cho những ai ngày nay vẫn còn quảng đại hiến đời
mình sống đồng trinh để phụng sự vương quốc của Thiên Chúa.
Đồng thời, trong
khi ở các miền khác nhau được phúc âm hóa lâu đời chủ nghĩa
khoái lạc và chủ nghĩa hưởng thụ dường như trở thành những rào
cản cho nhiều giới trẻ trong việc theo đuổi đời sống tận hiến,
chúng ta cần phải gia tăng nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển
cầu của Mẹ Maria, cho một cuộc triển nở mới về ơn gọi tu trì.
Nhờ đó, dung nhan của Người Mẹ Chúa Kitô, được phản ảnh nơi
nhiều trinh nữ đang nỗ lực theo Vị Thày thần linh, sẽ tiếp tục
trở thành dấu hiệu cho tình thương và lòng âu yếm của Thiên Chúa
đối với nhân loại.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch
từ L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 21/8/1996,
trang 7.
LeMeDangMinh.mp3 / LeMeDangMinhVaoDenThanh.mp3
https://youtu.be/f5di9CYZ2bA