Bài Ðọc I: 1 Ga 2, 12-17
"Ai
làm theo ý Thiên Chúa, thì tồn tại muôn đời".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Hỡi các
con, ta viết cho các con, vì tội lỗi các con được tha vì danh
Người.
Hỡi các
phụ huynh, ta viết cho các con, vì các con đã nhận biết Ðấng vẫn
có từ ban đầu.
Hỡi các
thiếu niên, ta viết cho các con, vì các con đã chiến thắng quỷ
dữ.
Hỡi các
trẻ nhỏ, ta viết cho các con, vì các con đã nhận biết Chúa Cha.
Hỡi các
thanh niên, ta viết cho các con, vì các con dũng cảm, và lời
Thiên Chúa vẫn ở trong các con, và các con đã chiến thắng quỷ
dữ.
Các con
đừng yêu mến thế gian và những điều thuộc về thế gian. Nếu ai
yêu mến thế gian thì lòng mến của Chúa Cha không có trong kẻ ấy.
Vì mọi sự ở trong thế gian là đam mê của xác thịt, đam mê của
con mắt, và kiêu căng vì của cải, những điều đó không phải bởi
Chúa Cha, nhưng bởi thế gian mà ra. Và thế gian qua đi với đam
mê của nó. Còn ai thực hiện thánh ý Thiên Chúa, thì tồn tại muôn
đời.
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 95, 7-8a. 8b-9. 10
Ðáp: Trời
xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan! (c. 11a).
Xướng:
1) Hãy kính tặng Thiên Chúa, hỡi người chư dân bá tánh, hãy kính
tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang; hãy kính tặng Thiên
Chúa vinh quang xứng với danh Người. - Ðáp.
2) Hãy
mang lễ vật, tiến vào hành lang nhà Chúa, mặc lễ phục, thờ lạy
Thiên Chúa. Toàn thể địa cầu, hãy run sợ trước thiên nhan.- Ðáp.
3) Hãy
công bố giữa chư dân rằng: Thiên Chúa ngự trị. Người dựng vững
địa cầu cho nó khỏi lung lay, Người cai quản chư dân theo đường
đoan chính. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa
đã dùng các tiên tri mà phán dạy cha ông, nhưng đến thời sau
hết, tức là trong những ngày này, Người đã phán dạy chúng ta nơi
người Con. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 2, 36-40
"Bà
đã nói về Người với tất cả những người đang trông chờ ơn cứu
chuộc Israel".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao
niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. Rồi
thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền
thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà
cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả
những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.
Khi hai
ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa,
về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy
khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.
Ðó là
lời Chúa.
Suy niệm
Emmanuel triển nở
Hôm nay
là ngày 30/12, tức là ngày thứ 6 trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
Cả Bài Đọc 1 lẫn Bài Phúc Âm đều tiếp theo những gì của Bài Đọc
1 và Bài Phúc Âm hôm qua.
Bài
Phúc Âm hôm qua liên quan đến thân phận và sứ vụ Thiên Sai Cứu
Thế của Hài Nhi Giêsu như "ánh sáng đã chiếu soi các lương
dân". Bài Phúc Âm hôm nay, phần đầu có dính dáng tới "bà
tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên", một
trong những con người tiêu biểu trong dân Do Thái đang thiết
tha trông đợi Đấng Thiên Sai, như vị tư tế lão thành
Simeon ở bài Phúc Âm hôm qua, bằng đời sống thánh đức và trung
tín của bà: "Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy
năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời
khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa".
Nhưng ở
phần cuối, nhất là ở câu cuối của Bài Phúc Âm, lại liên quan
trực tiếp đến nhân vật chính của "bà tiên tri Anna" này, một
Vị mà bà đã được ơn nhận biết để có thể "nói về trẻ Giêsu cho
tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel".
Thật
vậy, "Trẻ Giêsu" này, như "ánh sáng đã chiếu
soi các lương dân" qua miệng của vị tư tế lão thành Simeon ở
Bài Phúc Âm hôm qua, trong bài Phúc Âm hôm nay, như ánh sáng mỗi
ngày một rạng ngời, khi Hài Nhi Giêsu ấy về cả thể lý lẫn tâm lý
và đạo lý mỗi ngày một "lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn
ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người", cho đến khi Người
chính thức xuất hiện sau 30 năm ẩn dật ở Nazarét, nhất là lúc
Người hoàn toàn tỏ mình ra qua Cuộc Vượt Qua của Người.
Ở đây
chúng ta thấy rõ ràng là có một mâu thuẫn giữa Phúc Âm của Thánh
ký Mathêu và Thánh ký Luca về chi tiết áp cuối của bài Phúc Âm
hôm nay: "Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa,
thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét".
Căn cứ
vào câu này, nhất là chi tiết "trở lại xứ
Galilêa, về thành mình là Nadarét" thì
trong thời gian 40 ngày sau khi hạ sinh, Hài Nhi Giêsu đã ở
Nazarét với cha mẹ của Người rồi, chứ không phải vẫn còn ở
Belem, như bài Phúc Âm Lễ Các Thánh Anh Hài hôm 28/12 được Thánh
ký Mathêu thuật lại cho biết rằng Vua Hêrôđê đã sát hại các trẻ
em ở Belem từ 2 tuổi trở xuống.
Cũng có
thể lắm. Vì Vua Hêrôđê cứ tưởng Hài Nhi Giêsu vẫn còn ở Belem
nên ra lệnh sát hại tất cả mọi bé trai từ 2 tuổi trở xuống ở
Belem bấy giờ, trong khi đó Người đã về và đang ở Nazarét từ hồi
nào rồi, và chờ cho tới ngày thanh tẩy người mẹ cũng là
ngày dâng người con trai đầu lòng cho Chúa theo luật 40 ngày sau
khi sinh, thì trở lại Giêrusalem để hoàn tất lề luật, sau đó về
lại Nazarét.
Tuy
nhiên, nếu Thánh Gia bấy giờ ở Nazarét thì đâu cần phải
chạy thoát sang Ai Cập mà làm gì, bởi Vua Hêrôđê chỉ sát hại các
con trẻ ở Belem thôi chứ không phải ở Nazarét. Vậy thì nếu Thánh
ký Mathêu trình thuật đúng thì Thánh ký Luca ghi nhận một chi
tiết không đúng hay sao?
Thưa,
không phải vậy, cả hai đều đúng. Thánh ký Luca cũng đúng nữa. Ở
chỗ, ngài viết Phúc Âm sau Thánh ký Mathêu và Thánh ký Marcô, có
thể ngài thấy những chi tiết về thời thơ ấu của Chúa Giêsu ở hai
phúc âm trước ngài chưa đầy đủ thì ngài bổ túc thêm cho trọn
vẹn, nhất là các biến cố bất khả thiếu như biến cố Truyền Tin
Lời Nhập Thể, Biến Cố Mẹ Maria Thăm Viếng mẹ con Thai Nhi Gioan
Tẩy Giả, Biến Cố Giáng Sinh và Mục Đồng đến kính viếng, Biến Cố
Cắt Bì và Dâng Con, Biến Cố Thánh Gia lên Đền Thờ dự Lễ Vượt Qua
và tìm thấy Thiếu Nhi Giêsu.
Biến Cố
Dâng Con trong Đền Thờ và Biến Cố Tìm Thấy Con cũng trong Đền
Thờ Giêrusalem được Thánh ký Luca tường thuật sát liền với nhau,
như thể không có chuyện Thánh Gia ở bên Ai Cập một tí nào hết,
vì Thánh ký Mathêu đã thuật lại biến cố ấy rồi. Bởi vậy, sau
biến cố Dâng Hài Nhi Giêsu trong Đền Thánh Giêrusalem ngài cho
biết là về Nazarét thôi chứ còn đi đâu nữa, nếu Thánh Gia không
ghé đến thăm Belem và ở lại Belem cho tới khi được báo mộng trốn
sang Ai Cập như Thánh ký Mathêu thuật lại.
Như thế,
nếu ghép các mảnh trình thuật của 2 vị thánh ký này lại với nhau
về thời thơ ấu của Chúa Giêsu liên quan đến biến cố hiến dâng và
lánh nạn thì diễn tiến các biến cố sẽ xẩy ra thứ tự như sau: 1-
Biến cố dâng Hài Nhi Giêsu - ở Phúc Âm Thánh ký Luca hôm qua và
hôm nay; 2- Biến cố thoát chạy sang Ai Cập cho đến khi Vua
Hêrôđê chết thì trở về Nazarét - ở bài Phúc Âm Thánh Mathêu Lễ
Thánh Anh Hài.
Vậy
khoảng thời gian 12 năm giữa biến cố Dâng Con và Thấy Con ở
Phúc Âm Thánh Luca là khoảng thời gian Hài Nhi Giêsu trong
Phúc Âm Thánh ký Mathêu cùng với cha mẹ của Người ở bên Ai Cập,
tuy không hoàn toàn trọn cả 12 năm, có thể từ khi Hài Nhi
Giêsu được khoảng 2 tuổi cho đến khi Vua Hêrôđê qua đời, trong
vòng mấy tháng đến mấy năm, (tùy theo ngày tháng được các sử gia
tính hơi lẫn lộn về thời điểm qua đời của vị vua này),
nhưng điểm hội tụ giống nhau về không gian của cả hai Thánh Ký
Mathêu và Thánh Ký Luca ở đây là "Nazarét", một Nazarét ở
Phúc Âm Thánh ký Mathêu sau biến cố Thánh Gia tị nạn bên Ai Cập
và ở Phúc Âm Thánh ký Luca sau biến cố Dâng Con.
Bài Đọc
1 hôm nay, Tông Đồ Gioan ngỏ lời cùng các thành phần độc
giả khác nhau, đặc biệt là giới trẻ: "thiếu niên", "trẻ
nhỏ" và "thanh niên". Bởi vì 3 thành phần này liên
quan đến Hài Nhi Giêsu như được Bài Phúc Âm hôm nay ghi nhận
rằng: "lớn lên, thêm mạnh mẽ (về thể lý), đầy khôn
ngoan (về tâm lý), và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người (về đạo
lý)", và tầm vóc này của Con Thiên Chúa làm
người đây được phản ảnh nơi việc "chiến thắng quỉ dữ" của
thành phần "thiếu niên", nơi việc "nhận biết Chúa Cha"
của thành phần "trẻ nhỏ", cũng như nơi việc "dũng
cảm... chiến thắng quỉ dữ" của thành phần "thanh niên"
trong Bài Đọc 1 hôm nay.
Đúng
thế, về nhân tính, Ngôi Vị Thần Linh Giêsu cũng cần phải phát
triển về mọi phương diện, như ánh sáng mỗi ngày một sáng tỏ cho
tới chính ngọ là thời điểm Người tỏ hết mình ra qua Cuộc Vượt
Qua của Người, nhờ đó Người hoàn tất sứ vụ Thiên Sai Cứu Thế của
Người, để mang lại Ơn Cứu Độ cho cả dân Do Thái lẫn dân ngoại,
nghĩa là cho toàn thể nhân loại.
Thế
nhưng, muốn chấp nhận Ơn Cứu Độ vô cùng cao quí và vô giá của
Người, nghĩa là muốn được sự sống đời đời, thì theo Bài Đọc 1
hôm nay, ở đoạn cuối cùng, về phần tiêu cực, "đừng yêu mến
thế gian và những điều thuộc về thế gian", bởi vì "mọi
sự ở trong thế gian là đam mê của xác thịt, đam mê của con mắt,
và kiêu căng vì của cải, những điều đó không phải bởi Chúa
Cha", nên chắc chắn và vĩnh viễn "thế gian qua đi
với đam mê của nó", bởi đó, về phần tích cực, chi
bằng hãy "thực hiện thánh ý Thiên Chúa" mới là những
gì làm cho họ "tồn tại muôn đời".
Vì chỉ
có Thiên Chúa mới là Đấng chân thật duy nhất và thiện hảo trên
hết mà những ai "thực hiện thánh ý Thiên Chúa" mới là những
gì làm cho họ "tồn tại muôn đời", họ cần phải có cùng
một tâm tình với Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay:
1)
Hãy kính tặng Thiên Chúa, hỡi người chư dân bá tánh, hãy kính
tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang; hãy kính tặng Thiên
Chúa vinh quang xứng với danh Người.
2)
Hãy mang lễ vật, tiến vào hành lang nhà Chúa, mặc lễ phục, thờ
lạy Thiên Chúa. Toàn thể địa cầu, hãy run sợ trước thiên nhan.
3)
Hãy công bố giữa chư dân rằng: Thiên Chúa ngự trị. Người dựng
vững địa cầu cho nó khỏi lung lay, Người cai quản chư dân theo
đường đoan chính.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia
sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
GS.Ngay30-12.mp3