Bài Ðọc I: Xp 3, 14-18a
"Chúa sẽ hân hoan vì người".
Trích sách Tiên tri Xôphônia.
Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca!
Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan
và nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đã rút lại lời kết án ngươi và đã
đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi,
ngươi không còn sợ khổ cực nữa.
Trong ngày đó, ở Giêrusalem thiên hạ
sẽ nói rằng: Hỡi Sion, đừng sợ, tay ngươi sẽ hết rã rời! Chúa là
Thiên Chúa ngươi, là Ðấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu
thoát ngươi. Người hân hoan vui mừng vì ngươi. Người cảm động
yêu thương ngươi, và vì ngươi, Người sung sướng reo mừng. Những
kẻ hư hỏng bỏ lề luật, Ta sẽ quy tụ họ lại, vì họ cũng là con
cái ngươi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6
Ðáp: Hãy
nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi có Ðấng Thánh của Israel
thật cao cả (c. 6).
Xướng: 1) Ðây Thiên Chúa, Ðấng Cứu
Chuộc tôi. Tôi sẽ tin tưởng mà hành động, tôi không run sợ: vì
Thiên Chúa là sức mạnh của tôi và là Ðấng tôi ca ngợi. Người trở
nên phần rỗi của tôi. - Ðáp.
2) Các ngươi sẽ hân hoan múc nước nơi
suối Ðấng cứu độ: Hãy tung hô Chúa, hãy kêu cầu thánh danh
Người, hãy công bố cho các dân tộc biết các kỳ công của Người,
hãy nhớ rằng danh Người rất cao trọng. - Ðáp.
3) Hãy hát mừng Chúa, vì Người đã làm
những việc cả thể, hãy công bố việc này trên khắp địa cầu. Hỡi
dân Sion, hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, có Ðấng
Thánh của Israel thật cao cả. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Pl 4, 4-7
"Chúa gần đến".
Trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi
tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, anh em hãy vui luôn
trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên! Ðức ôn
hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần
đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh
em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện
và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa
vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu
Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Is 61, 1 (x. Lc 1, 18)
Alleluia, alleluia! - Thánh Thần Chúa
ngự trên tôi. Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó.
- Alleluia.
Phúc Âm: Lc 3, 10-18
"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm
gì?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Luca.
Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng:
"Vậy chúng tôi phải làm gì?" Ông trả lời: "Ai có hai áo, hãy cho
người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy". Cả những
người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: "Thưa
Thầy, chúng tôi phải làm gì?" Gioan đáp: "Các ngươi đừng đòi gì
quá mức đã ấn định cho các ngươi". Các quân nhân cũng hỏi: "Còn
chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?" Ông đáp: "Ðừng ức hiếp ai,
đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của
mình".
Vì dân chúng đang mong đợi và mọi
người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: "Có phải chính ông là Ðức
Kitô chăng?" Gioan trả lời cho mọi người rằng: "Tôi lấy nước mà
rửa các ngươi, nhưng Ðấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, - tôi không
xứng đáng cởi dây giày cho Người, - chính Người sẽ rửa các ngươi
trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sảy sân
lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa
không hề tắt!" Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng
tin mừng cho dân chúng.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Nhập thể bóng dáng
Chủ đề chung Mùa Vọng là "Lời đã
hóa thành nhục thể" lại càng hiện tỏ hơn vào Chúa Nhật Thứ
Ba Mùa Vọng hôm nay là thời điểm Chúa gần đến, như phụng vụ hôm
nay của Giáo Hội mang một mầu hồng tươi vui chứ không còn mầu
tím xám hối nữa.
Đúng thế, ngay trong Tuần Ba Mùa Vọng
này, Giáo Hội sẽ bắt đầu tuần bát nhật trước Giáng Sinh, từ ngày
17 đến hết 24 tháng 12, một thời điểm với những bài Phúc Âm trực
tiếp liên quan đến biến cố nhập thể và giáng sinh của Chúa Giêsu
Kitô Thiên Sai Cứu Thế.
Bởi vậy, Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng
hôm nay đây chẳng khác gì như một dạo khúc về mầu nhiệm và biến
cố "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), Đấng sắp đến
với dân của Chúa là thành phần đang trông đợi (thậm chí cho đến
bây giờ) Người đến như một Vị Thiên Sai Cứu Độ.
Đó là lý do chúng ta thấy Bài Đọc 1
và 2, kể cả bài Đáp Ca đều có nội dung hân hoan vui mừng và đều
kêu gọi dân Chúa hãy vui lên.
Bài Đọc 1 hôm nay Tiên Tri
Xôphônia đã kêu gọi dân Chúa hãy vui lên như sau: "Hỡi thiếu
nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ
Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đã rút
lại lời kết án ngươi và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua
Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không còn sợ khổ cực
nữa. Trong ngày đó, ở Giêrusalem thiên hạ sẽ nói rằng: Hỡi Sion,
đừng sợ, tay ngươi sẽ hết rã rời! Chúa là Thiên Chúa ngươi, là
Ðấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi. Người
hân hoan vui mừng vì ngươi. Người cảm động yêu thương ngươi, và
vì ngươi, Người sung sướng reo mừng. Những kẻ hư hỏng bỏ lề
luật, Ta sẽ quy tụ họ lại, vì họ cũng là con cái ngươi".
Bài Đáp Ca hôm nay Tiên Tri
Isaia cũng kêu gọi dân Chúa hãy vui lên như thế này:
1) Ðây Thiên Chúa, Ðấng Cứu Chuộc
tôi. Tôi sẽ tin tưởng mà hành động, tôi không run sợ: vì Thiên
Chúa là sức mạnh của tôi và là Ðấng tôi ca ngợi. Người trở nên
phần rỗi của tôi.
2) Các ngươi sẽ hân hoan múc nước nơi
suối Ðấng cứu độ: Hãy tung hô Chúa, hãy kêu cầu thánh danh
Người, hãy công bố cho các dân tộc biết các kỳ công của Người,
hãy nhớ rằng danh Người rất cao trọng.
3) Hãy hát mừng Chúa, vì Người đã làm
những việc cả thể, hãy công bố việc này trên khắp địa cầu. Hỡi
dân Sion, hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi, có Ðấng
Thánh của Israel thật cao cả.
Bài Đọc II Thánh Phaolô Tông Đồ cũng
hợp với Bài Đọc 1 và Bài Đáp Ca đồng thanh kêu gọi Kitô hữu
Giáo Đoàn Philiphê như sau: "Anh em thân mến, anh em hãy vui
luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên!
Ðức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa
đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu
nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng
kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của
Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong
Chúa Giêsu Kitô".
Bài Phúc Âm hôm nay, tuy không thấy
tỏ tường bầu khí và tính cách kêu gọi "hãy vui lên... vì
Chúa đã gần đến" như Bài Đọc 1, Bài Đáp Ca và Bài Đọc
2, chúng ta cũng cảm thấy như có một cái gì đó gần đến khi thấy
một Tiền Hô Gioan Tẩy Giả xuất hiện bằng chính ngôn từ của ngài,
những ngôn từ được Thánh ký Luca kết thúc bài Phúc Âm hôm nay
cho biết tính chất vui mừng ở lời của ngài như sau: "Ông còn
khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng".
Thật vậy, theo tiến trình của phụng
vụ Lời Chúa trong Mùa Vọng chu kỳ Năm C, thì Vị Tiền Hô Gioan
Tẩy Giả chưa hoàn toàn xuất hiện cho đến chính Chúa Nhật III Mùa
Vọng này. Ở bài Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Vọng, ngài mới chỉ được
Chúa Kitô nói tới, và ở 3 ngày (Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ
Bảy) cuối Tuần Thứ Hai Mùa Vọng vừa rồi cũng thế, ngài cũng chỉ
mới được Chúa Giêsu nói tới mà thôi.
Trong bài Phúc Âm hôm nay, Vị Tiền Hô
Gioan Tẩy Giả này đang đích thân thực hiện sứ vụ "rao giảng
tin mừng cho dân chúng" chẳng những bằng lời nói của ngài mà
còn bằng chính bản thân của ngài nữa.
Trước hết, Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả
này đang thực hiện sứ vụ "rao giảng tin mừng cho dân chúng" bằng
lời nói của ngài:
"Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng:
'Vậy chúng tôi phải làm gì?' Ông trả lời: 'Ai có hai áo, hãy cho
người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy'. Cả những
người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: 'Thưa
Thầy, chúng tôi phải làm gì?' Gioan đáp: 'Các ngươi đừng đòi gì
quá mức đã ấn định cho các ngươi'. Các quân nhân cũng hỏi: 'Còn
chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?' Ông đáp: 'Ðừng ức hiếp ai,
đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của
mình'".
Sau nữa, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả
này đang thực hiện sứ vụ "rao giảng tin mừng cho dân chúng" bằng
chính bản thân của ngài:
"Vì dân chúng đang mong đợi và mọi
người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: 'Có phải chính ông là Ðức
Kitô chăng?' Gioan trả lời cho mọi người rằng: 'Tôi lấy nước mà
rửa các ngươi, nhưng Ðấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, - tôi không
xứng đáng cởi dây giày cho Người, - chính Người sẽ rửa các ngươi
trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sảy sân
lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa
không hề tắt!' Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng
tin mừng cho dân chúng".
Qua bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta
thấy một Tiền Hô Gioan Tẩy Giả xuất hiện để báo trước
một Đấng đến sau ngài. Đầu tiên, ở phần đầu, ngài dọn lòng cho
dân chúng đủ mọi thành phần đón chờ Đấng Thiên Sai Cứu Thế, rồi
sau đó, ở phần cuối, ngài chính thức nói về Đấng Thiên Sai Cứu
Thế là Đấng đến sau ngài cũng là Đấng cần ngài được
sai đến trước để dọn đường cho Người.
Ngài đã dọn lòng cho dân chúng tùy
theo hoàn cảnh xã hội của họ. Tiêu biểu cho những ai đến với
ngài là ba thành phần: dân chúng nói chung, thu thuế và binh
lính. Với cả 3 thành phần tiêu biểu trong dân chúng đến với ngài
này, cho dù hoàn cảnh khác nhau, nhưng ngài vẫn khuyên một điều
giống nhau đó là sống công bình bác ái yêu thương: 1- "Ai có
hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như
vậy" (với dân chúng); 2- "đừng đòi gì quá mức đã ấn định"
(với thu thuế); và 3- "Ðừng ức hiếp ai, đừng cáo
gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình" (với
binh lính).
Ngài quả thực đã thực hiện sứ mệnh
dọn đường cho Đấng đến sau nơi dân chúng bằng cách, như bài
Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Vọng tuần trước đã nói về những gì ngài
cần phải làm đó là: "sửa đường Chúa cho ngay thẳng (với
chung dân chúng trong Bài Phúc Âm hôm nay), lấp mọi hố sâu và
bạt mọi núi đồi (với thành phần thu thuế); uốn ngay đường
lối cong queo, san bằng đường lối gồ ghề (với thành phần
binh lính)", nhờ thế "mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên
Chúa", hay mới có thể nhận biết Đấng Thiên Sai Cứu Thế được
ngài báo trước.
Vị Tiền Hô Gioan
Tẩy Giả đã chính thức làm chứng về Chúa Kitô, trước hết bằng
cách phủ nhận mình không phải là "Đức Kitô" như dân chúng
tự nhiên cảm nhận, một "Đức Kitô" là Đấng đến sau ngài
nhưng lại là "Ðấng quyền năng hơn
tôi - tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người". Ở
chỗ, trong khi ngài chỉ "lấy nước
mà rửa", một phép rửa chỉ có
tính cách thống hối chứ không có thể tha tội, thì "chính
Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa", một
phép rửa tái sinh con người để con người chẳng những được
sự sống mà còn được sự sống viên mãn (xem Gioan 10:10), đến độ
họ có thể trở thành chứng nhân cho Chúa Kitô như các vị
tông đồ ở Giêrusalem trong ngày Lễ Ngũ Tuần sau khi đã lãnh nhận
"phép rửa trong Thánh Thần" với hình lưỡi lửa đậu
trên đầu từng vị (xem Tông Vụ 1:5,8;2:1-13).
Phần Kitô hữu chúng ta, đã "được
tái sinh bởi trên cao" (Gioan 3:3), "bởi nước và Thánh
Linh" (Gioan 3:5), khi lãnh nhận Phép Rửa, và sau đó
cũng đã được rửa "trong lửa" nơi Bí Tích Thêm Sức để có
thể làm chứng về Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, "Lời đã hóa
thành nhục thể" (Gioan 1:14).
Thế nhưng, thực tế cho thấy, Kitô hữu
chúng ta tự bản chất "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14)
với vai trò là "chứng nhân của Thày cho đến tận cùng trái đất" (Tông
Vụ 1:8) chẳng những không làm chứng về Chúa Kitô và cho Chúa
Kitô mà còn có những xu hướng, ý nghĩ, ước muốn, chọn lựa,
quyết định, ngôn từ, tác hành và phản ứng hoàn toàn phản chứng,
chỉ là những gì phản Kitô, như hưởng thụ hơn phục vụ, gian dối
hơn thành thật, tự cao hơn tự hạ, hận thù hơn tha thứ v.v.
Trong Mùa Vọng để dọn mừng đón Chúa
Giáng Sinh năm nay cũng như hằng năm, nếu chúng ta là một
người đang đứng chờ tới phiên xưng tội, chúng ta không cần phải
hỏi "chúng tôi phải làm gì?" như 3 thành phần dân chúng
trong Bài Phúc Âm hôm nay hỏi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vì họ chưa
biết Chúa Kitô là ai, nên mới hỏi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả mà họ
tưởng là "Đức Kitô" như vậy.
Kitô hữu chúng ta, theo đức tin, đã
biết Người, Đấng đã đến, là ai, và vì thế chúng ta đã có thể
biết được chúng ta đã sống xứng với Người hay chưa, để mà quyết
tâm làm sao mỗi ngày một hơn Người có thể "thần hiển -
theophany" một cách rạng ngời nơi thành phần chứng nhân chúng ta
trước những ai đang khao khát thần linh và Ơn Cứu Độ của
Vị Thiên Chúa vô cùng yêu thương nhân hậu của chúng ta.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
MV.CNIII-C.mp3
https://youtu.be/E_HsKnSn47g