ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin
Chúa Nhật XXXII Thường Niên Năm B


 

Thân ái chào anh chị em,

 

Cảnh tượng được bài Phúc Âm của Phụng vụ hôm nay xẩy ra ở bên trong Đền thờ Jerusalem. Chúa Giêsu nhìn, nhìn xem những gì xẩy ra ở nới ấy, nơi rất thánh, và thấy được cách thức thành phần luật sĩ thích đi đứng làm sao để cho người khác chú ý tới mình, chào hỏi mình, kính trọng mình và ngồi vào những chỗ danh dự. Chúa Giêsu đã cho biết thêm rằng "họ nuốt trửng nhà cửa của các bà góa và cầu nguyện lâu giờ để cho mọi người thấy" (Mk 12:40). Đồng thời mắt của Người cũng chú ý đến một cảnh tượng khác nữa, đó là cảnh một bà góa nghèo, một trong những kẻ bị khai thác lạm dụng bởi thành phần quyền lực, bỏ vào kho bạc của Đền thờ "hết mọi sự bà có để sống" (v.44). Bài Phúc Âm viết như thế, bà bỏ hết mọi sự bà có để sống vào kho bạc của Đền thờ này. Bài Phúc Âm cho chúng ta thấy cảnh tưởng phản khắc kịch liệt này: người giầu thì cống hiến những gì thặng dư để được nhìn thấy, còn người đàn bà nghèo, vô danh tiểu tốt, cúng vào tất cả những gì nhỏ mọn của bà. Hai biểu tượng về các thái độ của con người.

Chúa Giêsu đã nhìn thấy hai cảnh tượng này. Chính động từ này - "nhìn xem" - bao gồm giáo huấn của Người: từ những ai sống đức tin một cách nhị trùng, như những tay ký lục, "chúng ta cần phải coi chừng" để không trở nên giống như họ; còn người đàn bà góa bụa thì chúng ta cần phải "nhìn xem" để theo gương của bà. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này: hãy coi chừng thành phần giả hình và hãy nhìn xem bà góa nghèo.

 

Trước hết, hãy coi chừng thành phần giả hình, tức là hãy cẩn thận đừng sống theo kiểu sùng bái hình thức, bề ngoài, chú trọng quá đáng đến hình ảnh của mình. Nhất là hãy thận trọng đừng uốn cong đức tin theo các thứ lợi lộc của mình. Những tay ký lục đã che đậy vinh quang của họ bằng danh thánh của Thiên Chúa, thậm chí còn tệ hơn nữa, đã sử dụng tôn giáo để làm thương mại, bằng việc lạm dụng quyền bính của mình và khai thác bóc lột người nghèo. Ở đây chúng ta thấy thái độ ấy xấu xa đến nỗi ngày nay chúng ta vẫn còn thấy ở nhiều nơi, ở nhiều chốn, thứ giáo sĩ trị này, thái độ ở trên kẻ thấp hèn, khai thác họ, "đánh đập" họ, cho mình là thiện hảo. Đó là sự dữ của thứ chủ nghĩa giáo sĩ trị. Nó là một cảnh báo cho tất cả mọi thời đại và cho tất cả mọi người, cả Giáo Hội lẫn xã hội: không bao giờ được lợi dụng vai trò của bạn để chà đạp người khác, không bao giờ được kiếm chác trên xương máu của thành phần yếu kém nhất! Hãy tỉnh táo để đừng bị rơi vào những gì là hư ảo, nhờ đó chúng ta không dính liền với dáng dấp bề ngoài, mất đi những gì là bản chất, và sống một cách nông nổi. Chúng ta hãy tự vấn xem rằng có ích cho chúng ta hay chăng nơi những gì chúng ta nói và làm. Chúng ta có muốn được tri ân cảm tạ hay chúng ta chỉ muốn phụng vụ Thiên Chúa và phục vụ tha nhân thôi, nhất là thành phần hèn yếu nhất? Chúng ta hãy coi chừng những lầm lạc của tâm can, hãy coi chừng những gì là giả hình, một căn bệnh nguy hiểm của linh hồn! Nó là một thứ suy nghĩ nước đôi, một phán đoán hai mặt, kiểu "che đậy", bề ngoài thì thế này mà "ẩn nấp" một cái gì đó, mà lại có ý đồ khác. Con người có tâm hồn hai mặt, sống giả hình, một chứng bệnh nguy hiểm của linh hồn!

 

Để chữa cho khỏi thứ bệnh này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn xem bà góa nghèoChúa cho chúng ta thấy việc người đàn bà này bóc lột bản thân mình, đến độ để thực hiện việc dâng cúng vào kho bạc của Đền thờ, bà trở về chẳng còn gì để sống. Quan trọng biết bao trong việc giải thoát những gì là linh thánh cho khỏi những ràng buộc với bạc tiền! Chúa Giêsu đã nói về điều này ở một chỗ khác, đó là người ta không thể làm tôi hai chủ. Một là bạn phụng sự Thiên Chúa - và chúng ta nghĩ rằng Người nói "hai là ma quỉ", không phải thế - một là Thiên Chúa hay là tiền bạc. Tiền bạc là chủ tể, và Chúa Giêsu nói rằng chúng ta không được phục vụ nó. Thế nhưng Chúa Giêsu đồng thời ca ngợi sự kiện là bà góa này đã bỏ hết mọi sự bà có vào kho bạc của Đền thờ. Bà chẳng còn lại gì, nhưng bà lại có hết mọi sự trong Thiên Chúa. Bà không sợ mất đi cả một chút bà có, vì bà tin tưởng vào những gì là phong phú của Thiên Chúa, và cái phong phú này của Thiên Chúa làm tăng bội niềm vui của những ai biết cống hiến. Điều này cũng làm cho chúng ta nghĩ đến bà góa khác, bà góa với tiên tri Elia, bà góa sắp sửa làm một chiếc bánh với chút bột và dấu cuối cùng bà có; Elia bảo bà: "Xin bà cho tôi ăn" và bà đã đáp ứng; thế rồi bột đã không bao giờ cạn, đúng là một phép lạ (cf. 1 Kings17.9-16). Chúa luôn luôn, để đối lại với lòng quảng đại của con người, còn đi xa hơn thế nữa, Ngài rộng lượng hơn thế nữa. Thế nhưng, Ngài  chứ không phải là lòng tham lam. Bởi thế mà ở đây Chúa Giêsu mới coi bà góa này như là một bậc thày dạy đức tin, ở chỗ bà không đi đến Đền Thờ để lương tâm của bà được tỏ tường minh bạch, bà không cầu nguyện cho người ta thấy, bà không phô trương đức tin của bà, nhưng bà dâng cúng bằng cả tấm lòng, một cách quảng đại và vô tư. Những đồng bạc cắc của bà còn có giá trị hơn cả những dâng cúng dồi dào của thành phần giầu có, vì những đồng bạc cắc ấy thể hiện một đời sống chân thành sống cho Thiên Chúa, một đức tin không sống theo dáng vẻ bề ngoài mà là bằng một lòng tin tưởng vô điều kiện. Chúng ta học được từ bà một đức tin không bị vướng víu hình thức bề ngoài, mà là thành tâm; một đức tin do bởi lòng khiêm hạ kính mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em.

 

Giờ đây chúng ta hãy hướng về Trinh Nữ Maria, vị đã biến toàn thể cuộc sống của Mẹ, bằng một tấm lòng khiêm hạ và trong sáng, thành một của hiến dâng cho Thiên Chúa cũng như cho dân của Ngài. 

 

https://www.vatican.va/content/francesco/it/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20211107.html

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên