ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin

Chúa Nhật IV Thường Niên Năm B

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

Pope Francis leads the Sunday Angelus

Xin chào anh chị em thân mến,

Đoạn Phúc Âm hôm nay (cf. Mk 1:21-28) kể về một ngày kiểu mẫu trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu; đặc biệt là Ngày Hưu Lễ, một ngày giàng cho việc nghỉ ngơi và cầu nguyện, ở chỗ dân chúng kéo đến hội đường. Trong hội đường ở Caphanaum, Chúa Giêsu đă đọc và dẫn giải Thánh Kinh. Những người tham dự bị thu hút bởi cách thức nói năng của Người; họ cảm thấy rất ngỡ ngàng v́ Người tỏ ra một thẩm quyền khác với thẩm quyền của những viên kư lục (v.22). Hơn nữa, Chúa Giêsu c̣n tỏ ḿnh ra toàn năng, nơi cả các việc làm của Người. Thật vậy, có một người ở hội đường hướng về Người, nói với Người như Người là vị Đại diện của Thiên Chúa, th́ Người nhận ra tên thần ô uế, liền truyền cho hắn ra khỏi người ấy và hắn đă bị khử trừ (vv. 23-26).

Ở đây chúng ta có thể thấy được hai hai yếu tố đặc biệt đó là việc giảng dạy, và hành động trị liệu chữa lành: Ngài giảng dạy và chữa lành. Cả hai khía cạnh này đểu nổi bật trong đoạn Phúc Âm của Thánh kư Marco đây, thế nhưng, việc rao giảng được nhấn mạnh nhất; việc trừ quỉ được tŕnh bày như để xác nhận "thẩm quyền" chuyên biệt và việc giảng dạy của Người. Chúa Giêsu giảng dạy bằng thẩm quyền của Người, như một người sở hữu một thứ giáo huấn xuất phát từ chính ḿnh Người, không như các viên kư lục chỉ lập lại những truyền thống trước kia và luật lệ thôi. Họ đă lập lại lời này, lời kia, lời nọ, toàn là những lời lẽ thôi, như ca sĩ nổi tiếng Mina đă hát ["Parole, parole, parole”]; họ giống như thế. Chỉ nói là nói. Trái lại, Chúa Giêsu, lời nói của Người có uy lực, Chúa Giêsu có thế lực. Có thế mới chạm đến cơi ḷng. Việc giảng dạy của Chúa Giêsu có cùng một thẩm quyền như chính Thiên Chúa phán vậy; v́ chỉ cần bằng một lời truyền Người đă dễ dàng giải thoát con người bị ám khỏi thần ô uế mà chữa lành người ấy. Tại sao? V́ lời của Người thực hiện những ǵ Người phán. V́ Người là một vị tiên tri tốt hậu. Thế nhưng tại sao tôi lại nói như vậy, lại nói rằng Người là vị tiên tri tối hậu? Xin nhớ đến lời hứa của Moisen, ở chỗ Moisen đă nói rằng: "Sau ta, măi sau này, sẽ có một vi tiên tri như ta - như ta! - đấng sẽ dạy cho các ngươi". Moisen đă loan báo về Chúa Giêsu như là vị tiên tri tối hậu. Việc giảng dạy của Chúa Giêsu có cùng một uy quyền như Thiên Chúa phán dạy: thật vậy, bằng một lời truyền, Người đă dễ dàng giải thoát kẻ bị ám khỏi tên gian ác và chữa lành người này. Đó là lư do tại sao Ngài không nói bằng thẩm quyền loài người mà là thẩm quyền thần linhv́ Người có quyền năng để trở thành một vị ngôn sứ tối hậu, tức là, Người Con của Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng chữa lành cho tất cả chúng ta. 

Khía cạnh thứ hai, khía cạnh chữa lành, cho chúng ta thấy rằng việc giảng dạy của Chúa Giêsu nhắm đến chỗ chế ngự tên gian ác đang hiện diện nơi loài người và thế giới này. Lời của Người nhắm thẳng đến vương quốc của Satan, ở chỗ, lời của Người khiến hắn bị hoảng lên và làm cho hắn dội lại, buộc hắn phải rời bỏ thế gian này. Được lệnh truyền của Chúa chạm tới, người bị ám được giải thoát và được biến đổi thành một con người mới. Hơn nữa, việc giảng dạy của Chúa Giêsu hợp với một lư lẽ ngược với thứ lư lẽ của thế gian và của tên gian ác, ở chỗ, lời của Người cho thấy một cuộc chấn động nơi trật tự sai lầm của các sự vật. Thật vậy, ma quỉ hiện diện nơi con người bị ám đă kêu lên khi Chúa Giêsu tiến tới: "Hỡi Giêsu Nazarét, ngài tính làm ǵ với chúng tôi vậy? Ngài đến để hủy diệt chúng tôi hay sao?" (v.24) Những lời này cho thấy tất cả những ǵ là khác biệt giữa Chúa Giêsu và satan: cả hai đều hoàn toàn ở những phương diện khác nhau; không có ǵ chung nơi cả hai; cả hai nghịch lại nhau. Chúa Giêsu th́ có thẩm quyền, thu hút dân chúng bằng uy lực của ḿnh, và cũng là vị ngôn sứ giải thoát nữa, vị ngôn sứ được hứa hẹn là Con Thiên Chúa, Đấng chữa lành. Chúng ta hăy lắng nghe những lời của Chúa Giêsu, những lời có quyền uy thế lực, bao giờ cũng thế, đừng quên nhé!

Hăy mang theo một cuốn Phúc Âm nhỏ trong túi hay trong xách tay của anh chị em, để đọc trong ngày, để lắng nghe những lời quyền uy của Chúa Giêsu. Thật vậy, tất cả chúng ta đều có vấn đề, tất cả chúng ta đều có tội, tất cả chúng ta đều có những phiền muộn tâm thần; hăy xin với Chúa Giêsu rằng: "Chúa Giêsu ơi, Chúa là vị ngôn sứ, là Con Thiên Chúa, Chúa được hứa ban cho chúng con để chữa lành chúng con. Xin hăy chữa lành con đi!" Hăy xin Chúa Giêsu chữa lành cho chúng ta khỏi tội lỗi của chúng ta, khỏi các thứ bệnh hoạn của chúng ta.

Đức Trinh Nữ Maria luôn giữ những lời của Chúa Giêsu cùng với các việc làm của Người trong ḷng của Mẹ, và đă hoàn toàn sẵn sàng cùng trung tín theo Người. Xin Mẹ cũng giúp cho chúng ta biết lắng nghe Người và theo Người, để cảm nghiệm thấy những dấu hiệu ơn cứu độ của Người trong đời sống của chúng ta.

(Sau Kinh Truyền Tin:)

Anh chị em thân mến,

Ngày kia, mùng 2 tháng 2, chúng ta sẽ cử hành lễ Hiến Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ, khi Simeon và Anna, cả hai vị lăo thành, được Thánh Linh soi động, đă nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai. Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục tác động lên những tư tưởng và lời nói khôn ngoan nơi những vị lăo thành ngày nay, ở chỗ tiếng nói của họ là những ǵ quí báu, v́ nó vang lên những lời chúc tụng Thiên Chúa và bảo toàn các cội nguồn của chư dân. Họ nhắc nhở chúng ta rằng tuổi già là một tặng ân và ông bà là những ǵ gắn kết giữa các thế hệ, truyền đạt lại kinh nghiệm sống cùng đức tin cho thế hệ trẻ. Ông bà thường hay bị quên lăng, và chúng ta quên đi kho tàng bảo tŕ cội nguồn cùng truyền đạt này. V́ thế, tôi quyết định thành lập Ngày Thế Giới Ông Bà và Người Già / World Grandparents' and Elders' Day, một ngày sẽ được cử hành trong tất cả mọi Giáo Hội hằng năm vào Chúa Nhật Thứ 4 trong Tháng 7, gần với Lễ Thánh Goakim và Anna, "ông bà" của Chúa Giêsu. Ông bà cần phải gặp gỡ các cháu của ḿnh, và các cháu cần phải gặp gỡ ông bà, v́ - như tiên tri Joel đă nói - ông bà, trước các cháu của ḿnh, sẽ mơ mộng và có những ước mong lớn lao, và giới trẻ, được sức mạnh từ ông bà của ḿnh, sẽ tiến bước cùng nói tiên tri. Thật vậy, ngày mùng 2 tháng 2 là ngày lễ gặp gỡ giữa ông bà và các cháu vậy.

http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210131.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ư bằng mầu