ĐTC Phanxicô - Giáo Lư về Cầu Nguyện:

 

Bài 21 Cầu Nguyện Ngợi Khen

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

 

Pope Francis gives a general audience address in the library of the Apostolic Palace. Credit: Vatican Media.

 

 

Xin chào anh chị em thân mến,

 

Chúng ta hăy tiếp tục các bài giáo lư của chúng ta về cầu nguyện, và hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào chiều kích ngợi khen.

 

Chúng ta sẽ khởi đầu bằng một tŕnh tự trong đời sống của Chúa Giêsu. Sau các phép lạ đầu tiên cùng với việc tham gia của các môn đệ vào việc loan báo Nước Thiên Chúa th́ sứ vụ của Đấng Thiên Sai trải qua một cuộc khủng hoảng. Thánh Gioan Tẩy Giả - bấy giờ đang ở trong tù - tỏ ra ngờ vực và đặt vấn đề với Người rằng: "Ông có phải là đấng phải đến hay chăng, hay chúng tôi phải t́m một đấng khác?" (Mt 11:3), v́ ngài cảm thấy một nỗi buồn khổ như thế bởi ngài không biết ngài có sai lầm về việc tuyên bố của ngài (về Đấng Đến Sau ngài hay chăng). Bao giờ cũng có những giây phút tăm tối, những giây phút ác mộng thiêng liêng, và Thánh Gioan đă trải qua giây phút này. Tinh h́nh hận thù ghen ghét ở trong các khu làng dọc theo biển hồ, nơi Chúa Giêsu đă thực hiện quá nhiều những dấu diệu lạ (see Mt 11:20-24). Vậy mà, chính vào giây phút bất thuận lợi ấy, Thánh kư Mathêu lại ghi nhận một sự kiện thật là ngỡ ngàng, đó là Chúa Giêsu không than văn cùng Chúa Cha th́ chớ, trái lại, Người c̣n vang lên một bài thánh ca hoan hỉ nữa: "Lạy Cha là Chúa trời đất, con tạ ơn Cha v́ Cha đă giấu kín những điều này khỏi những ai khôn ngoan kiến thức mà lại tỏ ra cho những con người bé mọn thôi" (Mt 11:25). Đó, giữa một cơn khủng hoảng, giữa đêm tối tăm nơi tâm hồn của nhiều người, như của Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu chúc tụng Chúa Cha, Chúa Giêsu ngợi khen Chúa Cha. Tại sao thế?

 Trước hết và trên hết, Người ngợi khen Ngài v́ Ngài là "Cha, Chúa trời đất". Chúa Giêsu hoan hỉ trong tâm linh của Người, v́ Người biết và cảm thấy rằng Chúa của Người là Vị Thiên Chúa của Vũ Trụ, hay ngược lại, Vị Chúa của tất cả mọi sự đang hiện hữu là Cha: "Cha của Con". Lời ngợi khen xuất phát từ cảm nghiệm Người là "Con của Đấng Tối Cao". Chúa Giêsu cảm thấy Người là Con Đấng Tối Cao.

Sau đó Chúa Giêsu ngợi khen Chúa Cha v́ niềm ưu ái với những con người bé mọn. Đó là những ǵ bản thân Người cảm nghiệm khi Người rao giảng ở các làng quê, ở chỗ, thành phần "khôn ngoan" vẫn cứ ngờ vực và khép kín, tính toán; trong khi đó "những kẻ bé mon" lại cởi mở và đón nhận sứ điệp của Người. Đó là ư muốn của Chúa Cha, nên Chúa Giêsu tỏ ra hân hoan. Cả chúng ta nữa cũng cần phải hoan hỉ và ngợi khen Thiên Chúa v́ thành phần khiêm tốn và đơn thành đón nhận Phúc Âm. Khi tôi thấy những người đơn thành này, những con người khiêm tốn ấy, những con người đi hành hương, đi cầu nguyện, hát ca, ngợi khen, những con người có lẽ thiếu hụt nhiều điều nhưng ḷng khiêm nhượng của họ lại khiến họ ngợi khen Thiên Chúa.... Trong tương lai của thế giới này, cũng như trong niềm hy vọng của Giáo Hội, có những "kẻ bé mọn", đó là những ai không coi ḿnh ngon lành hơn kẻ khác, những con người biết được những hạn hữu của ḿnh cùng với tội lỗi của họ, những con người không muốn làm chủ kẻ khác, những con người nh́n nhận trong Thiên Chúa là Cha rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau.

Bởi thế mà trong lúc thất bại xuất hiện, khi mà hết mọi sự trở nên tăm tối, th́ Chúa Giêsu cầu nguyện, bằng cách ngợi khen Chúa Cha. Và việc cầu nguyện của Người cũng khiến chúng ta, những con người đọc Phúc Âm, biết phán đoán về những thảm bại của chúng ta một cách khác hẳn, phán đoán một cách khác hẳn những trường hợp mà chúng ta không thấy rơ ràng có sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa, khi sự dữ dường như thắng thế và không có cách nào có thể chặn nó lại. Trong những lúc ấy, Chúa Giêsu, Đấng đă hết sức khuyên nhủ việc cầu nguyện bằng việc đặt vấn đề, ở vào chính lúc Người có lư do để yêu cầu Chúa Cha giải thích, lại bắt đầu ngợi khen Ngài. Chuyện này như thể là những ǵ mâu thuẫn, nhưng nó là thế đó, là một sự thật.

Việc ngợi khen có lợi cho ai đây? Cho chúng ta hay cho Thiên Chúa? Bản văn của phụng vụ Thánh Thể mời gọi chúng ta cầu nguyện cùng Thiên Chúa như thế này: "Mặc dù Chúa chẳng cần việc ngợi khen của chúng con, nhưng việc chúng con tri ân cảm tạ chính là tặng ân của Chúa, v́ việc ngợi khen của chúng con chẳng thêm ǵ cho sự cao cả của Chúa, mà là mang lại lợi ích cho phần rỗi của chúng con" (Roman Missal, Common Preface IV).  Chúng ta được cứu độ bằng việc ngợi khen chúc tụng Chúa.

Việc cầu nguyện ngợi khen là những ǵ giúp ích cho chúng ta. Sách Giáo Lư định nghĩa việc cầu nguyện ngợi khen ấy như thế này - cầu nguyện ngợi khen "tham phần vào hạnh phúc thành hảo của tâm hồn trong sạch, thành phần kính mến Thiên Chúa bằng đức tin, trước khi được ngắm nh́n Ngài trong vinh quang" (khoản 2639). Ngược ngạo thay, nó lại cần phải thực hành chẳng những vào lúc đời sống làm cho chúng ta tràn đầy hạnh phúc, mà nhất là vào những lúc khó khăn, những lúc tăm tối khi đường đi trở thành một cuộc leo dốc. Cả bấy giờ cũng là lúc ngợi khen. Như Chúa Giêsu trong lúc tối tăm vẫn ngợi khen Chúa Cha. V́ chúng ta biết rằng, nhờ việc tiến lên ấy, nhờ con đường đi khó khăn ấy, nhờ con đường mệt mỏi ấy, những đoạn đường cam go ấy, chúng ta mới tiến đến chỗ thấy được một toàn cảnh mới, một chân trời rộng lớn hơn. Dâng lời ngợi khen th́ giống như việc thở dưỡng khí trong lành: nó thanh tẩy tâm hồn, nó làm cho anh chị em hướng về phía trước để khỏi bị giam hăm trong lúc khó khăn, trong đêm tối khốn khó.

Một giáo huấn cao cả ở nơi một lời cầu nguyện qua tám thế kỷ vẫn chưa hề bị mất đi nhịp điệu của nó, lời cầu nguyện được Thánh Phanxicô sáng tác vào cuối đời của ngài, đó là "Bài Ca Anh Mặt Trời" hay "Bài Ca Các Tạo Vật". Con người nghèo / Poverello này đă không sáng tác lời cầu ấy vào lúc hân hoan vui sướng, vào lúc phúc hạnh, trái lại, giữa cơn gian nan khốn khó. Bấy giờ Thánh Phanxicô đă gần bị mù ḷa, và ngài cảm thấy trong tâm hồn của ngài bị đè nặng bởi một nỗi cô độc mà ngài chưa bao giờ trải qua trước đó, ở chỗ, thế giới này chẳng thay đổi ǵ từ khi ngài bắt đầu rao giảng, vẫn c̣n những con người để ḿnh bị xâu xé bởi những cuộc căi cọ, ngoài ra, ngài nhận thức được ngài đă gần chết. Đó có thể là lúc vỡ mộng, giây phút cực vỡ mộng và là lúc ngài nhận thức được cuộc thất bại của ngài. Thế nhưng Thánh Phanxicô đă cầu nguyện vào chính giây phút đau buồn ấy, vào chính lúc tăm tối ấy: "Ôi Chúa của con ơi, tất cả xin ngợi khen Chúa". Ngài cầu nguyện bằng việc dâng lời ngợi khen. Thánh Phanxicô ngợi khen Thiên Chúa cho hết tất cả mọi sự, cho tất cả các tặng ân thiên nhiên tạo vật, và thậm chí cho cả cái chết mà ngài dám gọi nó là "người chị em". Những mẫu gương này của các vị thánh, của Kitô hữu, cũng như của Chúa Giêsu, về việc ngợi khen Thiên Chúa trong những lúc khó khăn, là những ǵ mở ra cho chúng ta những con đường rộng lớn để đến với Chúa, và những giây phút ấy luôn thanh tẩy chúng ta. Việc ngợi khen bao giờ cũng là những ǵ thanh tẩy.

 Các Thánh tỏ cho chúng ta thấy rằng chúng ta bao giờ cũng có thể dâng lời ngợi khen, vào cả lúc vui lẫn lúc buồn, v́ Thiên Chúa là Người Bạn trung thành. Nền tảng của việc ngợi khen này đó là Thiên Chúa là người bạn trung thành, và t́nh yêu thương của Ngài không bao giờ ngừng. Ngài luôn ở bên chúng ta. Ngài luôn đợi chờ chúng ta. Từng có câu nói rằng: "Ngài là người lính canh cận kề với bạn và giúp bạn tiếp tục tin tưởng". Trong những lúc khó khăn và tăm tối, chúng ta hăy can đảm thân thưa rằng: "Ôi Chúa, xin chúc tụng Chúa". Ngợi khen Chúa. Chúng ta sẽ cảm thấy rất hữu ích khi làm như vậy. Xin cám ơn anh chị em.

 

http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210113_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ư bằng m