Xin chào anh chị em thân mến,
Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên (see Jn
1:35-42) cho thấy một
cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và các người môn đệ đầu tiên
của Người. Cảnh tượng này hiện lên ở dọc con Sông Jordan
sau ngày Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Chính Thánh
Gioan Tẩy Giả đă chỉ cho thấy Đấng Thiên Sai cho 2 con
người này bằng những lời lẽ là: "Đó là Chiên Thiên
Chúa!" (v.36). Và hai con người ấy, tin vào chứng từ của
Vị Tẩy Giả này, đă theo Chúa Giêsu. Người nhận ra điều
ấy nên đă lên tiếng hỏi rằng: "Các anh đang t́m kiếm ǵ
thế?", nên họ hỏi Người là: "Lạy Thày, Thày hiện đang ở
đâu?" (v.38).
Chúa Giêsu đă không trả lời rằng: "Tôi đang sống ở
Caphanaum, hay ở Nazarét", mà nói rằng: "Hăy đến mà xem"
(v.39). Đây không phải là một thứ danh thiếp, mà là một
lời mời gọi gặp gỡ. Hai người ấy đă theo Người và ở với
Người chiều hôm ấy. Cũng không khó khăn ǵ khi mường
tượng thấy được cảnh
tượng họ đă ngồi lại hỏi Chúa Giêsu các vấn nạn, nhất là
lắng nghe Người, và cảm thấy ḷng ḿnh bừng nóng lên
trong khi Vị Sư Phụ này nói. Họ cảm thấy vẻ đẹp nơi
những lời lẽ đáp ứng được niềm hy vọng trên hết của họ. Để
rồi bỗng chốc họ khám phá ra rằng, mặc dù bấy giờ là
buổi tối, ánh sáng ấy chỉ duy một ḿnh Thiên Chúa mới có
thể chiếu tỏa ra trong họ.
Một điều khiến chúng ta chú ư đó là 60 năm sau, có lẽ hơn, một người trong họ
viết trong Phúc Âm của ngài rằng: "bấy giờ vào khoảng 4
giờ chiều" - ngài đă viết về thời giờ đó. Và điều
này làm cho chúng ta nghĩ rằng: hết mọi cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa Giêsu
đều tôn tại trong kư ức, không bao giờ quên được. Anh
chị em quên đi nhiều cuộc gặp gỡ, nhưng cuộc gặp gỡ thực
sự với Chúa Giêsu th́ vĩnh viễn c̣n đó. Nhiều năm sau, hai con người này thậm chí
c̣n nhớ đến cả thời giờ, họ không quên được cuộc hội ngộ
ấy, một cuộc hội ngộ quá ư là hạnh phúc, quá ư là trọn
vẹn, làm biến đổi cuộc đời của họ. Để rồi, sau
cuộc gặp gỡ ấy, trở về với anh em của ḿnh, niềm vui đó,
ánh sáng đó đă trở nên dạt dào từ ḷng của họ như một
con sông ào ạt. Một
trong hai con người này là Anrê đă nói cùng anh em của
ḿnh là Simon - người được Chúa Giêsu sẽ gọi là
Phêrô khi Người gặp chàng - rằng "Chúng tôi đă gặp được Đấng Thiên Sai" (v.41).
Họ đă tin tưởng vững chắc rằng Chúa Giêsu là Đấng Thiên
Sai.
Chúng ta hăy dừng lại một chút nơi cảm nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô là Đấng đang kêu
gọi chúng ta hăy ở với Người. Từng lời kêu gọi của Thiên Chúa đều là khởi
động bởi t́nh yêu thương của Ngài. Ngài luôn là Đấng
khởi xướng. Ngài kêu gọi anh chị em. Thiên Chúa kêu gọi vào đời, Ngài
kêu gọi tin tưởng, và Ngài kêu gọi ở bậc
sống đặc biệt nào trong đời: "Ta muốn con ở
đây". Tiếng gọi
trước tiên của Thiên Chúa đó là vào đời để làm
người; đó là một ơn gọi riêng, v́ Thiên Chúa
không tạo nên hàng loạt các vật. Sau đó Thiên Chúa kêu gọi chúng ta tin
tưởng, và trở nên phần tử làm con cái Thiên Chúa trong
gia đ́nh của Ngài. Sau
hết, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến một bậc sống
đặc biệt trong đời, đó là dấn thân vào con
đường hôn nhân, hay con đường linh mục hoặc con đường
đời thánh hiến. Chúng
là những đường lối khác nhau trong việc nhận ra dự án
của Thiên Chúa đối với từng người chúng ta bao giờ cũng
là một dự án của t́nh yêu thương. Thế nhưng Thiên
Chúa luôn kêu gọi. Và
niềm vui cao cả nhất cho hết mọi tín hữu đó là đáp ứng
ơn gọi đó, cống hiến tất cả hữu thể của ḿnh cho việc
phụng vụ Thiên Chúa và anh chị em của ḿnh.
Anh chị em ơi, trước
tiếng gọi của Chúa, một tiếng gọi chạm đến chúng
ta qua hàng ngàn cách - qua những người khác, qua các
biến cố vui hay buồn - thái độ của chúng ta có những lúc loại bỏ.
Không... "tôi cảm thấy sợ hăi"... Loại bỏ là v́ nó dường như trái với những
ước vọng của chúng ta; thậm chí là v́ sợ hăi, bởi chúng
ta nghĩ rằng nó quá gắt gao và khó chịu: "Ồ không
đâu, tôi sẽ không bao giờ có thể làm điều đó, thà đừng
làm th́ hơn, sống b́nh lặng vẫn tốt hơn... Chúa đó tôi
đây". Thế nhưng tiếng
gọi của Thiên Chúa bao giờ cũng là t́nh yêu thương:
chúng ta cần cố gắng khám phá ra t́nh yêu thương này ở
đằng sau một một ơn gọi, và nó cần phải được đáp ứng chỉ
bằng t́nh yêu. Đó là một thứ ngôn từ, ở chỗ đáp
ứng một ơn gọi xuất phát từ t́nh yêu thương, chỉ v́ yêu
thương. Ban đầu là
một cuộc hội ngộ, hay nói đúng hơn, một cuộc
hội ngộ với Chúa Giêsu là Đấng nói với chúng ta về
Chúa Cha, Người tỏ cho chúng ta biết t́nh yêu của Chúa
Cha. Thế rồi một ước
muốn bộc phát sẽ nổi lên trong chúng ta để truyền đạt ước muốn ấy cho người
chúng ta yêu thương: "Tôi đă gặp được t́nh yêu", "tôi đă
gặp được Đấng Thiên sai", "tôi đă gặp được Chúa Giêsu",
"tôi đă t́m thấy ư nghĩa của cuộc đời tôi". Tóm lại là "tôi đă gặp được Thiên Chúa".
Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biến đời sống của chúng
ta trở thành một bài thánh ca ngợi khen Thiên Chúa để
đáp lại tiếng gọi của Ngài, cũng như để hoàn thành ư
muốn của Ngài một cách khiêm tốn và hân hoan.
Thế nhưng, chúng ta hăy nhớ điều này, đó là có một lúc nào đó, mỗi một người trong chúng
ta cảm thấy Thiên Chúa tỏ ḿnh ra một cách mănh liệt hơn bằng
một tiếng gọi. Chúng ta hăy nhớ đến nó. Chúng ta hăy trở lại với giây phút ấy, để kư
ức về giây phút ấy luôn làm tươi mới cuộc gặp gỡ với
Chúa Giêsu ấy đối với chúng ta.
(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp một trong những
điều cần nhắc nhở như thế này:)
Ngày mai là một ngày
quan trọng v́ là ngày bắt đầu cho Tuần Lễ Cầu Nguyện cho
Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo. Năm nay, đề tài liên
quan đến lời khuyên của Chúa Giêsu, đó là "Hăy ở lại trong t́nh yêu của THày và các
con sẽ sinh nhiều hoa trái". Chúng ta sẽ kết thúc
tuần lễ này vào Thứ Hai ngày 25/1 bằng việc cử hành Giờ
Kinh Chiều ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, cùng với
các vị đại diện Các Giáo Hội và cộng đồng Kitô giáo khác
ở Roma. Trong những
ngày này, chúng ta hăy cùng nhau cầu nguyện để ước muốn
của Chúa Giêsu được nên trọn - đó là tất cả được
hiệp nhất nên một: mối
hiệp nhất bao giờ cũng thắng vượt những ǵ là xung khắc.
http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210117.html
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo
nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ư bằng mầu
|