ĐTC Phanxicô: Giáo Lý về Thư
Galata
Bài 10: Chúa
Kitô đã giải phóng chúng ta
Thân ái chào anh
chị em,
Hôm nay chúng ta
lại tiếp tục suy niệm về Thư Galata, trong đó Thánh Phaolô đã
viết những lời bất hủ về tình trạng tự do Kitô giáo. Đâu là tự
do Kitô giáo? Hôm nay, chúng ta sẽ suy niệm về đề tài này, đề
tài tự do Kitô giáo.
Tự do là kho
tàng thực sự trân quí chỉ khi nào nó bị mất đi. Đối với nhiều
người trong chúng ta, thành phần quen sử dụng tự do, nó thường
trở thành như những gì là chiếm hữu hơn là một tặng ân và là gia
sản cần phải được bảo trì. Biết bao nhiêu là lầm lần chung quanh
vấn đề tự do này, và biết bao nhiêu là những quan niệm khác nhau
đã chạm trán đụng độ nhau qua các thế kỷ!
Trong trường hợp
của giáo đoàn Galata, vị Tông đồ này không thể chấp nhận sự kiện
Kitô hữu, sau khi đã nhận biết và chấp nhận sự thật về Chúa
Kitô, lại để cho mình bị thu hút bởi những giả tưởng lừa đảo,
đang từ tự do thành ra nô lệ: từ sự hiện diện thanh thoát của
Chúa Giêsu trở thành nô lệ tội lỗi, trở thành duy luật vân vân.
Ngay cả ngày nay, chủ nghĩa duy luật là một trong những vấn đề
của chúng ta đối với rất nhiều Kitô hữu, thành phần bám víu lấy
những gì là duy luật, những gì là ngụy biện. Bởi thế nên Thánh
Phaolô đã kêu mời Kitô
hữu hãy vững
vàng trong tình trạng tự do họ đã lãnh nhận nơi Phép Rửa, không
để mình lại bị gánh vác "cái ách nô lệ" (Gal 5:1) một lần nữa.
Ngài đã có lý để tỏ ra ganh tị cho thứ quyền tự do này. Ngài
biết rằng "có một số người anh em lầm lạc" - đó là điều ngài gọi
họ - đã len lỏi vào cộng đồng này để "do thám" - đó là những gì
ngài nói - quyền tự do mà chúng
ta có được trong
Chúa Giêsu Kitô, để họ nhờ đó đem chúng ta đến chỗ làm nô lệ"
(Gal 24) - tức là bị tụt hậu. Và Thánh Phaolô không thể chấp
nhận được như thế. Có một thứ loan truyền loại trừ quyền tự do
trong Chúa Kitô chưa bao giờ có tính chất phúc âm. Tôi có thể là
một người theo phái Pelagian (biệt chú của người dịch: một
người theo giáo phái không
công nhận nguyên
tội và tiền định, và chủ trương nhân cho sơ tính bản thiện và
quyền tự do của con người), hay Jansenist (biệt chú của
người dịch: một người theo giáo phái chấp
nhận nguyên tội,
tình trạng băng hoại của con người, nhu cầu cần ân sủng và tiền
định),
hoặc một cái gì đó tương tự, nhưng không có tính chất phúc âm.
Anh chị em có thể không
bao giờ nhân
danh Chúa Giêsu để bắt buộc; anh chị em không thể nhân danh Chúa
Giêsu, Đấng giải phóng chúng ta, để biến ai đó trở thành nô lệ.
Tự do là một tặng ân được ban cho
chúng ta nơi
Phép Rửa.
Thế nhưng, trên
hết, giáo huấn của Thánh Phaolô về quyền tự do là những gì tích
cực. Vị Tông đồ này nếu lên giáo huấn của Chúa Giêsu chúng ta đã
gặp thấy trong Phúc Âm Thánh
Gioan nữa: "Nếu
quí vị tiếp tục ở trong lời của tôi, thì quí vị thực sự là môn
đệ của tôi, và quí vị sẽ nhận biết sự thật, rồi sự thật sẽ giải
phóng quí vị" (8:31-32). Bởi thế, tiếng gọi này
trước hết đó là
hãy ở lại trong Chúa Giêsu, nguồn mạch chân lý, Đấng giải phóng
chúng ta. Bởi thế, tình trạng tự do của Kitô giáo là những gì
được đặt nền tảng trên hai trụ cột, trước
hết là ân sủng
của Chúa Giêsu; sau nữa là sự thật được Chúa Giêsu mạc khải cho
chúng ta và là chính Bản Thân Người.
Trước hết, nó
là một tặng ân Chúa ban. Tự do mà Kitô hữu giáo đoàn
Galata đã lãnh nhận - và chúng ta cũng giồng như họ nơi phép rửa
của chúng ta - là hoa trái từ cuộc tử nạn và
phục sinh của
Chúa Giêsu. Vị Tông đồ này tập trung tất cả việc loan báo của
ngài về Chúa Kitô, Đấng đã giải phóng ngài khỏi những xiềng xích
từ cuộc đời quá khứ của ngài: chị duy từ
nơi Người mới
phát sinh các hoa trái của đời sống mới theo tác động của Thần
Linh. Thật vậy, tự do đích thật nhất, cái tư do thoát khỏi tình
trạng làm nô lệ cho tội lỗi, xuất phát từ
Thánh Giá Chúa
Kitô. Chúng ta được thoát khỏi tình trạng làm tôi cho tội lỗi
bởi Thánh Giá của Chúa Kitô. Ngay ở đó, nơi Chúa Giêsu đã để cho
bản thân mình bị đóng đanh, biến
Người thành một
kẻ nô lệ, Thiên Chúa đã đặt để nguồn mạch tự do cho con người.
Điều này không thôi khiến chúng ta lạ lùng bỡ ngỡ, ở chỗ, chính
ở nơi chúng ta bị tước đoạt tất cả tự
do, tức là sự
chết, lại có thể trở thành nguồn mạch tự do. Thế nhưng, đó lại
là mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa! Không dễ gì mà hiểu được,
mà cần được sống. Chính Chúa Giêsu
đã công bố khi
Người phán rằng: "Chính vì vậy mà Cha yêu Tôi, vì tôi thí mạng
sống mình, để rồi lấy nó lại. Không ai lấy nó được khỏi Tôi,
nhưng Tôi tự bỏ nó đi thôi. Tôi có quyền bỏ
nó đi, và có
quyền lấy lại" (Jn 10:17-18). Chúa Giêsu chiếm lấy quyền tự do
trọn vẹn này bằng việc hiến thân chịu chết; Người biết rằng chỉ
có như thế Người mới chiếm lấy sự sống cho hết mọi người thôi.
Chúng ta biết
Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm bản thân về mầu nhiệm yêu thương
này. Vì thế mà ngài nói cùng Kitô hữu Galata, khi sử dụng một
diễn tả cực mãnh liệt rằng: "Tôi đã bị
đóng đinh với
Chúa Kitô" (Gal 2:19). Nơi tác động hiệp nhất tối hậu với Chúa
như thế, ngài đã biết rằng ngài đã lãnh nhận được tặng ân cao cả
nhất đời ngài, đó là được tự do. Thật
vậy, trên Thánh
Giá, ngài đã đóng đanh "xác thịt của mình cùng với những đam mê
và các ước muốn của nó" (5:24). Chúng ta hiểu được đức tin mãnh
liệt biết bao tràn ngập vị
Tông đồ này, mối
thân tình với Chúa Giêsu lớn lao là chừng nào. Về phần mình
chúng ta biết được đó là những gì chúng ta thiếu hụt thì chứng
từ của vị Tông đồ này lại phấn
khích chúng ta
tiến bộ trong cuộc sống tự do này. Kitô hữu là thành phần tự do,
phải sống tự do, và được kêu gọi đừng trở về với tình trạng của
một kẻ làm nô lệ cho những thứ chỉ thị
và những gì là
xa lạ.
Trụ cột thứ hai
của tự do là chân lý. Cả ở trong trường hợp này nữa, cần
phải nhớ rằng chân lý của đức tin không phải là một thứ lý
thuyết trừu tượng, mà là thực tại về Chúa Kitô sống
động, Đấng chạm
đến ý nghĩa hằng ngày và toàn bộ của cuộc sống bản thân. Biết
bao nhiêu là con người chưa bao giờ được học, thậm chí chưa biết
đọc biết viết, nhưng lại là những
người hiểu được
sứ điệp của Chúa Kitô rõ ràng, những con người có được thứ tự do
làm cho họ thanh thoát. Chính đức khôn ngoan của Chúa Kitô đã
nhập vào họ nhờ Thánh Linh nơi
phép rửa. Biết
bao nhiêu người chúng ta thấy sống sự sống của Chúa Kitô hơn các
thần học gia, chẳng hạn, đang cống hiến một chứng từ cao cả về
quyền tự do của Phúc Âm. Tự do
làm cho chúng ta
được thanh thoát đến độ nó biến đổi đời sống của một con người
và hướng nó đến chỗ thiện hảo. Để được tự do, chúng ta chẳng
những cần biết mình ở lãnh vực
tâm lý, nhưng
nhất là cần phải sống chân lý nơi bản thân mình ở một cấp độ sâu
xa hơn - và ở đó, ở nơi cõi lòng của chúng ta, hãy cởi mở cho ân
sủng của Chúa Kitô.
Chân lý cần phải
làm cho chúng ta bị lũng đoạn - chúng ta hãy trở về với ngôn ngữ
cực mạnh Kitô giáo là không ngừng nghỉ. Chúng ta biết rằng có
những Kitô hữu không bao giờ sống
không ngừng
nghỉ: đời sống của họ bao giờ cũng thế, không có một chuyển động
nào trong cõi lòng của họ, họ thiếu mất tính cách không ngừng
nghỉ. Tại sao? Vì tình trạng không
ngừng nghỉ là
một dấu hiệu Thánh Linh đang hoạt động trong chúng ta, và tự do
là một thứ tự do chủ động, xuất phát từ ân sủng của Thánh Linh.
Đó là lý do tại sao tôi nói tự do cần phải
làm cho chúng ta
lũng đoạn, nó cần phải liên tục vấn nạn chúng ta, để chúng ta có
thể luôn chìm đắm sâu hơn vào những gì chúng ta thực sự là. Như
thế, chúng ta mới khám phá ra
rằng hành trình
chân lý và tự do này là một hành trình nhiệt liệt kéo dài suốt
cả cuộc đời. Việc tiếp tục sống tự do đó à sống nhiệt tình, là
một cuộc sống đối chọi; nhưng không phải là
không có thể.
Can đảm lên, chúng ta hãy thực hiện việc tiến bộ về vấn đề này,
rất cần cho chúng ta. Và nó là một hành trình Tình yêu xuất phát
từ Thánh Giá dẫn dắt và nâng đỡ chúng
ta: một Tình Yêu
cho chúng ta thấy sự thật và ban cho chúng ta tự do. Đó là con
đường dẫn đến hạnh phúc. Tự do làm cho chúng ta thanh thoát, làm
cho chúng ta hần hoan, làm cho
chúng ta hạnh
phúc.
https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20211006_udienza-generale.html
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng
mầu