Xin chào anh chị em thân mến,
Hôm nay, tôi muốn chia sẻ về
mối liên hệ giữa cầu nguyện và mối hiệp thông với các thánh. Thật
vậy, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta không bao giờ đơn độc một
ḿnh: cho dù không nghĩ đến, chúng ta vẫn được ch́m ngập trong
một gịng sông uy nghi của các lời nguyện cầu đă tuôn trào trước
chúng ta và tuần hành sau chúng ta. Một gịng sông uy nghi.
Được chất chứa ở các lời cầu nguyện chúng ta thấy trong Thánh
Kinh, những lời cầu nguyện thường âm vang phụng vụ, là những dấu
vết của các câu truyện cổ xưa, về những cuộc giải phóng thần kỳ,
về những tống xuất và đầy ải buồn thảm, về những cuộc trở về xúc
động, về việc ngợi khen chúc tụng trước các kỳ quan của thiên
nhiên vạn vật...Bởi thế mà các lời này đă được lưu truyền lại từ
đời nọ đến đời kia, một kết nối liên tục giữa cảm nghiệm cá nhân
với cảm nghiệm của dân chúng, cũng như của nhân loại có cả chúng
ta trong đó. Không ai có thể
tách khỏi lịch sử của ḿnh, lịch sử của dân ḿnh. Chúng ta luôn
chất chứa nơi các thái độ của chúng ta cái gia sản này, ngay cả
ở nơi cách thức nguyện cầu của chúng ta. Trong lời nguyện
cầu chúc tụng, nhất là lời cầu xuất phát từ cơi ḷng của những
kẻ bé mọn và những ai khiêm hạ, âm vang những ǵ trong Ca
Vịnh Ngợi Khen được Mẹ Maria đă dâng lên Thiên Chúa trước
mặt người chị họ Isave của Mẹ; hay vang vọng lời cầu khẩn than
van của vị Simeon lăo thành, khi ẵm Bé Giêsu trên cánh tay của
ḿnh, đă nói như thế này: "Giờ đây xin Chúa cho tôi tớ Chúa đây
được ra đi bằng an, như lời của Ngài" (Luca 2:29).
Những lời cầu nguyện tốt đẹp
như thế này đều có tinh chất "trải dài vươn rộng", như bất cứ
những ǵ tốt đẹp khác; những lời cầu nguyện ấy tự ḿnh tiếp tục
lan truyền, dù có được đăng trên các hệ thống truyền
thông xă hội hay chăng: ở các pḥng trong bệnh viện, ở những lúc
qui tụ lại mừng lễ đến những lúc chúng ta âm thầm chịu khổ... Nỗi đớn đau của một người là nỗi đớn đau của
hết mọi người, và niềm hạnh phục của người này được
truyền đạt cho tâm hồn của ai đó. Nỗi đớn đau và niềm hạnh phúc,
tất cả chỉ là một câu truyện, các câu chuyện tạo nên câu chuyện
đời sống của ai đó, câu chuyện này được kể lại bởi lời lẽ của ai
đó, nhưng lại có cùng một cảm nghiệm.
Cầu nguyện bao giờ cũng được
tái sinh, ở chỗ mỗi lần chúng ta nắm tay nhau và mở ḷng ḿnh ra
trước Thiên Chúa, chúng ta thấy ḿnh hợp đoàn với các vị thánh
vô danh cùng với các vị thánh được tuyên nhận là những vị đang
cầu nguyện với chúng ta, và là những vị đang chuyển cầu cho
chúng ta, như những người anh chị em lớn đă ra đi trước chúng ta
trên cùng một cuộc hành tŕnh trần thế. Không có vấn đề
sầu thương nào ở trong Giáo Hội mà được xuất phát một cách cô
độc hết, không có những giọt lệ nào nhỏ ra bị lăng quên, v́ hết
mọi người hít thở và tham phần vào cùng một ân sủng duy nhất.
Không có vấn đề xẩy ra trùng hợp ngẫu nhiên, ở nhà thờ cổ, dân
chúng được chôn táng trong các khu vườn được vây quanh bởi một
dinh thự linh thánh, như muốn nói rằng, ở một nghĩa nào đó, cả
đoàn lũ những ai đă ra đi trước chúng ta tham dự vào hết mọi
phụng vụ Thánh Thể vậy. Cha mẹ và ông bà của chúng ta ở đó, cha
mẹ đỡ đầu của chúng ta ở đó, các giáo lư viên cùng các thày cô
khác cũng ở đó... Đức tin
được truyền lại, được chuyển đạt, là đức tin chúng ta đă lănh
nhận. Cùng với đức tin, cả cách thức nguyện cầu và kinh nguyện
cũng được truyền đạt lại nữa.
Các thánh vẫn c̣n ở đây, không xa chúng ta; và các h́nh ảnh tiêu
biểu của các vị ở trong các nhà thờ gợi lên cho thấy cả một "đám
mây đầy những chứng nhân" luôn vây quanh chúng ta (see Heb
12:1). Khi mở đầu buổi triều kiến chung này, chúng ta đă nghe
bài đọc từ đoạn Thư gửi Do Thái. Các vị là những chứng nhân
chúng ta không tôn thờ - tức chúng ta không tôn thờ các thánh
nhân - nhưng là những vị chúng ta tôn kính và là những v́ bằng
cả trăm ngàn cách mang Chúa Giêsu Kitô đến cho chúng ta, Vị Chúa
và Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. "Vị thánh" nào đó không mang anh chị em đến
với Chúa Giêsu th́ không phải là thánh, thậm chí cũng chẳng phải
là một Kitô hữu nữa. Một vị thánh làm cho anh chị em nhớ
đến Chúa Giêsu Kitô v́ ngài đă theo lối sống của một Kitô hữu. Các thánh đều nhắc nhở chúng ta rằng, cho dù
đời sống của chúng ta yếu hèn và tội lỗi, chúng ta vẫn có thể
nên thánh. Thậm chí vào giây phút cuối cùng. Thật vậy, chúng ta
đọc trong Phúc Âm thấy rằng vị thánh đầu tiên được chính Chúa
Giêsu tuyên phong đó là một kẻ trộm cướp, chứ không phải là một
vị Giáo Hoàng. Thánh thiện là một hành tŕnh đời sống,
một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu dài hay ngắn hoặc tức khắc. Thế nhưng
họ bao giờ cũng là một chứng nhân, thánh nhân là một chứng nhân,
một người nam nữ đă gặp gỡ Chúa Giêsu và đă theo Chúa Giêsu.
Không bao giờ quá trễ để hoán cải trở về cùng Chúa là Đấng tốt
lành và cao cả trong t́nh yêu thương (see Ps 103:8).
Sách Giáo Lư giải thích rằng
các thánh chiêm ngắm Thiên Chúa, chúc tụng Ngài và liên lỉ chăm
sóc cho những ai các ngài c̣n để lại trên trần thế. [...] Việc chuyển cầu của các ngài là việc phục vụ
cao cả nhất của các ngài với dự án của Thiên Chúa. Chúng
ta có thể và cần phải xin với các ngài chuyển cầu cho chúng ta
cũng như cho toàn thế giới" (CCC 2683). Có một liên kết huyền
diệu trong Chúa Kitô giữa những ai đă qua đi vào sự sống khác
với thành phần lữ hành chúng ta nơi đời sống này, ở chỗ, từ
Trời, các vị qua đời yêu dấu của chúng ta tiếp tục chăm sóc cho
chúng ta. Các vị cầu nguyện
cho chúng ta, và chúng ta cầu nguyện cho các vị và chúng ta cầu
nguyện với các vị.
Việc liên kết trong nguyện cầu giữa chúng ta và những ai đă cập
bến - chúng ta cảm nghiệm thấy được mối liên kết này trong việc
cầu nguyện ở trong đời sống trần gian này. Chúng ta cầu nguyện cho nhau, chúng ta ngỏ lời
cầu xin và dâng lên các lời cầu xin.... Cách đầu tiên cầu
nguyện cho ai đó là thưa cùng Thiên Chúa về họ. Nếu chúng ta làm
điều này thường xuyên, làm từng ngày, ḷng chúng ta không bị
khép lại mà là mở ra cho anh chị em của chúng ta. Việc cầu cho người khác là cách thức trước hết
tỏ ḷng yêu thương họ, và hướng chúng ta tới chỗ cận kề một cách
cụ thể. Ngay cả trong
những lúc xung khắc, cách thức để giải quyết xung khắc, làm giảm
bớt xung khắc, đó là cầu nguyện cho người chúng ta đang bị xung
khắc. Một cái ǵ đó thay đổi theo lời cầu nguyện. Điều
đầu tiên là điều thay đổi ḷng của chúng ta và thái độ của chúng
ta. Chúa thay đổi nó để nó trở thành một cuộc hội ngộ, một cuộc
gặp gỡ mới mẻ, nhờ đó mà cuộc xung khắc không trở thành một cuộc
chiến bất tận.
Cách đầu tiên để đối diện
với một thời khắc thử thách nào đó là xin anh chị em chúng ta,
nhất là các thánh, cầu cho chúng ta. Cái tên được đặt cho chúng ta lúc chúng ta
lănh nhận Phép Rửa không phải là một thứ nhăn hiệu hay là một
thứ trang trí vậy thôi! Nó thường là tên của Đức Trinh
Nữ, hay một Vị Thánh, những vị chẳng mong ǵ ngoài việc "hỗ trợ"
chúng ta trong đời sống, giúp chúng ta lănh nhận ân sủng của
Thiên Chúa mà chúng ta cần có. Nếu các thử thách của đời sống
không tiến đến chỗ không thể chịu đựng, nếu chúng ta vẫn c̣n có
thể kiên tŕ, nếu chúng ta vẫn c̣n tin tưởng tiến bước bất chấp
mọi sự xẩy ra, không phải chỉ nhờ công nghiệp của chúng ta, mà
có lẽ chúng ta nặng nợ tất cả những điều ấy nhờ lời chuyển câu
của tất cả các vị thánh, nhờ ai đó trên Trời, những người khác
đang đồng hành như chúng ta trên trái đất này, những con người
trên trời dưới đất này đă bảo vệ và hỗ trợ chúng ta, v́ tất cả
chúng ta biết rằng có những con người thánh thiện trên trái đất
này, những con người nam nữ thánh đang sống thánh. Họ không biết
đến điều ấy; chúng ta cũng thế. Thế nhưng có những vị thánh,
những vị thành hằng ngày, những vị thánh ẩn thân, hay như tôi
thích nói, "những vị thánh bên cạnh", những con người chia sẻ
đời sống của họ với chúng ta, những con người hoạt động với
chúng ta và sống một cuộc đời thánh đức.
Bởi thế, chúc tụng Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất của
thế giới này, cùng với muôn vàn các con người nam nữ thánh thiện
đang sống trên trái đất này và những vị đă từng chúc tụng ngợi
khen Thiên Chúa bằng đời sống của họ. V́ - như Thánh Basiliô
khẳng định - "Thần Linh thực sự là nơi cư ngụ của các thánh
nhân, v́ các vị hiến bản thân ḿnh như là một nơi cư ngụ cho
Thiên Chúa và được gọi là đền thờ của Ngài" (On the Holy
Spirit, 26, 62: PG 32, 184A; see CCC, 2684).
https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210407_udienza-generale.html
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và
các chi tiết nhấn mạnh tự ư bằng mầu
|