Xin chào anh chị em thân mến,
Trong Phúc Âm cho Chúa
Nhật Thứ Năm Phục Sinh (Jn 15:1-8), Chúa cho thấy Người là
cây nho đích thật, và nói với chúng ta như là những cành
nho, không thể sống nếu không liên kết với Người. Người
nói cho chúng ta biết như thế: "Thày là cây nho, các con là
cành" (v.5). Không có cây nho nào mà lại không có cành nho,
hay ngược lại cũng thế. Các cành nho không tự ḿnh sinh tồn
mà phải hoàn toàn lệ thuộc vào cây nho, nguồn sống của
chúng.
Chúa Giêsu nhấn mạnh đến
động từ "lưu ngụ / cư tru / ở". Người lập lại nó 7 lần trong
bài Phúc Âm hôm nay. Trước khi ĺa bỏ thế gian này mà về cùng Chúa
Cha, Chúa Giêsu muốn trấn an thành phần môn đệ của Người
rằng họ có thể tiếp tục liên kết với Người. Người
nói: "Các con hăy ở trong Thày và Thày ở trong các con"
(v.4). Việc lưu ngụ này không phải là thứ vấn đề lưu ngụ
một cách tiêu cực, một cách "lờ đờ" trong Chúa, để ḿnh
thiếp đi theo đời sống: không, không phải thế! Không phải là
như vậy. Việc ở trong
Người, việc ở trong Chúa Giêsu mà Người gợi lên cho chúng ta
là việc lưu ngụ một cách chủ động và một cách hỗ
tương. Tại sao? V́ các cành nho thiếu cây nho chẳng
làm ǵ được, chúng cần nhựa để tăng trưởng và sinh hoa kết
trái, thế nhưng, cả cây
nho nữa, cũng cần cành nho, v́ hoa trái không trổ sinh ở
thân cây. Đó là
một nhu cầu hỗ tương, đó là vấn đề của việc lưu ngụ hỗ tương
để sinh hoa kết trái. Chúng ta ở trong Chúa Giêsu và
Chúa Giêsu ở trong chúng ta.
Trước hết, chúng ta cần
Người. Chúa muốn nói với chúng ta rằng trước vấn đề tuân giữ
các giới răn, trước các mối phúc đức, trước các việc làm xót
thương, cần phải liên kết với Người, cần phải ở lại với
Người. Chúng ta không thể là những Kitô hữu tốt lành
nếu chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu. Trái lại, với
Người, chúng ta có thể làm được mọi sự (cf Phil 4:13). Với
Người, chúng ta có thể làm được hết mọi sự.
Thậm chí Chúa Giêsu
cần đến chúng ta nữa, như cây nho với các cành nho. Nói
điều này có lẽ như thế là nói một điều càn rỡ, nên tự vấn: Chúa Giêsu cần đến chúng ta ở chỗ nào
chứ? Người
cần đến chứng từ của chúng ta. Như các cành nho sinh
hoa kết trái, chúng ta cần phải cống hiến chứng từ về đời
sống Kitô hữu của chúng ta. Sau khi Chúa Giêsu đă thăng thiên về cùng
Cha, th́ công việc của các môn đệ - công việc của chúng ta -
đó là tiếp tục loan báo Phúc Âm bằng cả lời nói lẫn việc
làm. Thành phần các môn đệ - thành phần môn đệ Chúa
Giêsu là chúng ta đây - thực hiện công việc này bằng cách làm chứng cho t́nh yêu thương của
Người: hoa trái
cần phải được trổ sinh là t́nh yêu thương. Khi được gắn bó với Chúa Kitô chúng ta lănh
nhận tặng ân Thánh Linh, nhờ đó chúng ta mới có thể
làm lành với tha nhân của chúng ta, với xă hội, với Giáo
Hội. Xem quả biết cây. Đời sống đích thực của Kitô hữu là đời sống
chứng nhân cho Chúa Kitô.
Mà chúng ta làm
sao có thể thành đạt để làm việc này? Chúa Giêsu
nói với chúng ta rằng: "Nếu các con ở trong Thày và lời Thày
ở trong các con, th́ bất cứ điều ǵ các con xin sẽ được ban
cho các con" (v.7). Cả điều này cũng là những ǵ táo bạo
nữa, ở chỗ tin tưởng rằng chúng ta xin điều ǵ th́ điều ấy
sẽ được ban cho chúng ta. Hoa trái của đời sống chúng ta lệ thuộc vào
việc cầu nguyện. Chúng ta có thể suy tưởng như Người, tác
hành giống Người, nh́n thế gian này cùng với các sự vật / sự
việc bằng con mắt của Chúa Giêsu. Nhờ đó, như Người đă yêu thương, chúng ta
yêu thương anh chị em của chúng ta, bắt đầu từ thành phần
nghèo khổ nhất và những ai khổ đau nhất, và chúng ta yêu thương họ bằng con tim của
Người, và mang lại cho thế giới các hoa trái của
thiện hảo, của bác ái, của ḥa b́nh.
Chúng ta hăy kư thác bản thân chúng ta cho lời chuyển cầu
của Trinh Nữ Maria. Mẹ luôn măi trọn vẹn liên hiệp với Chúa
Giêsu và sinh hoa trái. Xin Mẹ giúp chúng ta ở trong Chúa
Kitô, trong t́nh yêu của Người. trong lời của Người, để làm
chứng cho Vị Chúa Phục Sinh trên thế giới này.
(Sau Kinh Lạy Nữ Vương:)
Chúng ta đă tiến vào
Tháng 5, một tháng thể hiện ḷng tôn sùng đạo hạnh
phổ thông với Trinh Nữ Maria bằng nhiều cách. Năm nay là năm sẽ được đánh dấu bằng một cuộc
đua cầu nguyện, bao gồm các đền Thánh Mẫu quan trọng, để nài
xin cho việc chấm dứt dịch bệnh này. Tối hôm qua là trạm dừng đầu tiên, ở Đền Thờ
Thánh Phêrô. Theo chiều hướng ấy, một sáng kiến rất
thân thương với tâm can của tôi đó là sáng kiến về Giáo Hội
ở Burmese, một sáng kiến kêu gọi chúng ta cầu xin ḥa b́nh bằng một Kinh Kính
Mừng cho Miến Điện trong Chuỗi Mân Côi hằng ngày của chúng
ta. Mỗi người chúng ta hăy hướng về Người Mẹ của
chúng ta, mỗi khi chúng ta khẩn thiết hay khốn khó; tháng này, chúng ta xin cùng Người Mẹ Thiên
Đ́nh của chúng ta hăy nói với các tấm ḷng của tất cả mọi
nhà lănh đạo ở Miến Điện, để họ được can đảm tiến bước theo
con đường gặp gỡ, ḥa giải và ḥa b́nh.
https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_regina-caeli_20210502.html