ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm A

 

2020.07.05 Angelus

Sự khôn ngoan chân thật xuất phát từ cơi ḷng, chứ không phải chỉ là vấn đề về những ư nghĩ hiểu biết:

sự khôn ngoan chân thực đồng thời cũng nhập vào cơi ḷng nữa.

Nếu anh chị em có một cơi ḷng khép kín th́ anh chị em chẳng có khôn ngoan ǵ đâu.

"Việc bổ sức" Chúa Giêsu cống hiến cho những ai nhọc nhằn và bị dồn nén,

không chỉ là một thứ khuây khỏa về tâm lư hay là một thứ bố thí hoang phí,

mà là niềm vui của thành phần nghèo hèn,

được phúc âm hóa và là những tay kiến thiết nhân loại mới

 

Xin thân ái chào anh chị em,

Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (xem Mathêu 11:25-30) được chia ra làm 3 phần: trước hết, Chúa Giêsu dâng lời nguyện chúc tụng và cảm tạ Chúa Cha, v́ Ngài đă mạc khải cho người nghèo hèn và kẻ đơn mọn mầu nhiệm Nước Trời; sau đó Người tỏ cho thấy mối liên hệ thân mật và chuyên nhất giữa Bản Thân Người với Chúa Cha; và sau hết Người mời gọi chúng ta hăy đến với Người và theo Người để được ủi an thanh thản. 

Trước hết, Chúa Giêsu ngợi khen Chúa Cha, v́ Ngài đă giữ các bí mật về Vương Quốc của Ngài, về Sự Thật của Ngài, đối với "thành phần khôn ngoan và những ai thông thái" (câu 25). Người gọi họ như thế kèm theo một chút mỉa mai, v́ họ tưởng ḿnh là khôn ngoan, thông thái, và v́ thế rất thường hay khép kín cơi ḷng họ. Sự khôn ngoan chân thật xuất phát từ cơi ḷng, chứ không phải chỉ là vấn đề về những ư nghĩ hiểu biết: sự khôn ngoan chân thực đồng thời cũng nhập vào cơi ḷng nữa. Nếu anh chị em có một cơi ḷng khép kín th́ anh chị em chẳng có khôn ngoan ǵ đâu. Chúa Giêsu nói rằng các mầu nhiệm của Cha Người được mạc khải cho "những ai bé mọn", những ai tin tưởng cởi mở trước Lời cứu độ của Người, Đấng mở ḷng họ ra cho Lời cứu độ, thành phần cảm thấy cần Người và mong đợi tất cả mọi sự từ Người. Cơi ḷng nào cởi mở và tin tưởng th́ hướng về Chúa.

Sau đó, Chúa Giêsu giải thích rằng Người đă lănh nhận hết mọi sự từ Chúa Cha, và Người gọi Ngài là "Cha Tôi", để khẳng định bản chất đặc thù về mối liên hệ của Người với Ngài. Thật vậy, giữa Chúa Con và Chúa Cha là tất cả mối tương giao, ở chỗ, vị nào cũng biết nhau, vị nào cũng sống trong vị kia. Thế nhưng, mối hiệp thông đặc thù này giống như một bông hoa nở ra, tự nhiên tỏa ra sự mỹ của ḿnh cùng với sự thiện của ḿnh. Thế rồi, đến đây, Chúa Giêsu mời gọi "hăy đến với Tôi..." (câu 28). Người muốn cống hiến những ǵ Ngài đă lănh nhận từ Chúa Cha, Người muốn ban cho chúng ta Sự Thật, và sự thật của Chúa Giêsu bao giờ cũng cho không biếu không, v́ đó là một tặng ân, là Thánh Linh, là Chân Lư.

Như Chúa Cha yêu thích "những ai bé mọn" thế nào, Chúa Giêsu cũng ngỏ cùng những ai "khó nhọc và gánh nặng" như vậy. Thật vậy, Người đặt ḿnh vào giữa họ, v́ Người "hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng" (câu 29): đó là cách Người bày tỏ về bản thân Người. Tính chất hiền lành của Chúa Giêsu giống như ở Mối Phúc Thật thứ nhất và thứ ba, mối phúc về kẻ nghèo hèn trong tinh thần và mối phúc về kẻ hiền lành (xem Mathêu 5:35). Chúa Giêsu "hiền lành và khiêm nhượng" như thế không phải là mô phạm cho thành phần thoái lui, Người cũng không chỉ là một nạn nhân, trái lại, Người là Con Người sống thân phận hiền lành và khiêm nhượng ấy "từ cơi ḷng" tràn đầy trong sáng đối với t́nh yêu của Chúa Cha, tức là với Thánh Linh. Người là mô phạm của "người nghèo khó trong tinh thần", cũng như của tất cả "những phúc nhân" khác của Phúc Âm, thành phần làm theo ư muốn của Thiên Chúa và minh chứng cho Vương Quốc của Ngài.

Bởi vậy mà Chúa Giêsu mới nói rằng nếu chúng ta đến với Người chúng ta sẽ được bổ sức. "Việc bổ sức" Chúa Giêsu cống hiến cho những ai nhọc nhằn và bị dồn nén không chỉ là một thứ khuây khỏa về tâm lư hay là một thứ bố thí hoang phí, mà là niềm vui của thành phần nghèo hèn, được phúc âm hóa và là những tay kiến thiết nhân loại mới: đó là niềm an ủi thanh thơi. Niềm vui. Niềm vui Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta. Nó là những ǵ độc đáo. Nó là niềm vui Chính Người có. Đó là một sứ điệp cho tất cả chúng ta, cho tất cả những ai thành tâm thiện chí, một sứ điệp ngày nay Chúa Giêsu vẫn c̣n chuyển đạt trong một thế giới ca ngợi những ai giầu có và quyền lực... Thế mà có biết bao nhiêu lần chúng ta lại nói rằng "A, tôi muốn như họ, giầu có, đầy quyền lực, chẳng thiếu ǵ hết...". Thế giới này chúc tụng những ai giầu có và quyền thế, bất chấp nó là ǵ, đồng thời chà đạp lên con người cùng với phẩm giá của con người. Hằng ngày chúng ta thấy được những điều ấy xẩy ra, kẻ nghèo khổ bị chà đạp dưới chân... Và đó là sứ điệp cho cả Giáo Hội nữa, một Giáo Hội được kêu gọi để sống các hoạt động thương xót, và để truyền bá phúc âm hóa người nghèo, những ai hiền lành và khiêm hạ. Đó là những ǵ Chúa Giêsu mong muốn Giáo Hội của Người, tức là chúng ta đây, phải thực hiện.

Xin Mẹ Maria, một con người khiêm hạ nhất và cao cả nhất trong các loài thụ tạo, khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho chúng ta được sự khôn ngoan của cơi ḷng - the wisdom of the heart - nhờ đó chúng ta có thể nhận thức được những dấu hiệu của nó trong đời sống của chúng ta, và trở thành những con người được thông phần vào những mầu nhiệm, kín mật với kẻ kiêu hănh nhưng tỏ hiện cho những ai mọn hèn.

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

Anh chị em thân mến,

Tuần này, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă phê chuẩn một Quyết Nghị đề ra một số biện pháp giải quyết những hậu quả tàn phá của vi khuẩn Covid-19, nhất là ở những vùng đang xẩy ra các cuộc xung đột. Việc yêu cầu thực hiện một cuộc đ́nh chiến toàn cầu tức khắc, nhờ đó có được an b́nh và an toàn cần thiết để cung cấp những trợ giúp nhân đạo thiết yếu là những ǵ đáng khen ngợi. Tôi hy vọng rằng quyết nghị này sẽ được hiệu nghiệm áp dụng ngay v́ thiện ích của nhiều con người đang đau khổ. Chớ ǵ Nghị Quyết này của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trở thành một bước dũng cảm đầu tiên cho một tương lai ḥa b́nh.

 

Biệt chú đặc biệt của người dịch:

Đúng thế, hôm Thứ Tư, mùng 1/7/2020, thời điểm trong tuần bao giờ cũng có buổi triều kiến chung, kể từ ĐTC Gioan Phaolô I, được các vị giáo hoàng lợi dụng để cống hiến các bài giáo lư cho chiên của ḿnh, với ĐTC Phanxicô th́ đang loạt bài giáo lư về cầu nguyện của ngài, nhưng trong suốt tháng 7 hằng năm, ngài nghỉ hè tại chỗ, không đi đâu ra khỏi Vatican, như nhị vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài, th́ chính hôm ấy, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă có được một Nghị Quyết Ngừng Chiến. Trong nghị quyết ngưng chiến này, hội đồng bảo an bày tỏ sự ủng hộ lời kêu gọi ngưng chiến từ hôm 23/3/2020 của vị tổng thư kư LHQ, một lời kêu gọi cũng đă được những vị lănh đạo trên thế giới tiếp lời kêu gọi, trong đó có cả ĐTC Phanxicô, nên ngay vào Chúa Nhật 29/3/2020, sau Kinh Truyền Tin, ngài cũng đă thiết tha mời gọi mọi người rằng:

"Trong mấy ngày qua, vị Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc đă phát động lời kêu gọi 'ngừng chiến toàn cầu và tức th́ ở khắp nơi trên thế giới', khi nhắc tới t́nh trạng khẩn cấp đối với CIVID-19 hiện nay, một thứ dịch bệnh vượt qua mọi biên giới - một lời kêu gọi hoàn toàn ngưng chiến.

"Tôi xin hợp với tất cả những ai đă lắng nghe lời kêu gọi này, và tôi mời gọi tất cả mọi người hăy tiếp tục thực hiện, bằng cách ngăn chặn tất cả mọi h́nh thức liên quan đến hận thù hiếu chiến, nuôi dưỡng việc kiến tạo nên các hành lang cho việc cứu trợ nhân đạo, việc sẵn sàng ngoại giao thương thuyết, và chú tâm đến những ai đang ở trong t́nh trạng dễ bị tổn thương nhất. Chớ ǵ việc dấn thân chung chống lại dịch bệnh này có thể làm cho tất cả mọi người nhận thức được việc chúng ta cần phải củng cố các mối liên hệ huynh đệ với những phần tử trong cùng một gia đ́nh duy nhất; đặc biệt là chớ ǵ nó làm bừng lên nơi các vị lănh đạo quốc gia, cùng với những thành phần khác, biết tham gia vào một cuộc dấn thân mới, để vượt thắng những thứ ḱnh địch nhau. Các thứ xung khắc không thể được giải quyết bằng chiến tranh! Cần phải khống chế những ǵ là nghịch nhau và chống nhau bằng việc đối thoại và bằng một t́m kiếm có tính cách xây dựng ḥa b́nh".

 

A Yemeni boy standing in the wreckage of a motor oil warehouse targeted by airstrikes in Sana'a, Yemen

A Yemeni boy standing in the wreckage of a motor oil warehouse targeted by airstrikes in Sana'a, Yemen  (ANSA)