ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II

VỊ GIÁO HOÀNG “VUI MỪNG VÀ HY VỌNG”:

“ĐỪNG SỢ”

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Tưởng Niệm đầy năm Băng Hà của Vị Giáo Hoàng Triết Gia Nhân Bản

 

Nội Dung

1) Con Người Hiện Đại - tại sao cảm thấy lo âu sợ hăi?

2) Con Người Hiện Đại - lo âu sợ hăi những ǵ và ra sao??

3) Con Người Hiện Đại - làm sao có thể được cứu khỏi sự dữ???

4) Triết Lư Nhân Sinh: Thuyết Ngôi Vị Cách của Triết Gia Nhân Bản Balan Karol Wojtyla

  Gaudium Et Spes: Council, Vatican: 9781545351802: Books - Amazon.ca

 

 

Nếu Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lơi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II, và nếu đối với Tác Nhân của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Đấng đă được ngài tuyên xưng và loan báo, qua bức Thông Điệp đầu tiên cho thấy tất cả chủ hướng giáo triều của ngài, là “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis”, th́, đối với Thụ Nhân của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc này là con người, nhất là thành phần thế hệ nhân loại thuộc thời tân tiến hiện đại (có thể nói kể từ thập niên 1960 của Công Đồng Chung Vaticanô II) cần đến Ơn Cứu Chuộc hơn bao giờ hết, mà ngay trong Lễ Đăng Quang của ḿnh được cử hành vào Chúa Nhật 22/10/1979, ngài đă mạnh mẽ lên tiếng, vừa để trấn an vừa để kêu gọi, với chung thế giới rằng: “Đừng sợ, hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”.

 

Tại sao con người tân tiến, chẳng những về nhân bản, với Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ban hành ngày 10/12/1948, mà c̣n về cả khoa học và kỹ thuật nữa, bắt đầu từ thập niên 1960, với những chuyến thám hiểm không gian đầu tiên (Nga 1961, Mỹ 1962, tới Cung Trăng 1969), mà theo vị Giáo Hoàng là tiêu biểu cho Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến mang tựa đề “Vui Mừng và Hy Vọng” này, lại nhận thấy họ cảm thấy đang lo âu sợ hăi? Họ đă tỏ ra lo âu sợ hăi những ǵ và ra sao?? Và làm sao họ mới có thể được cứu khỏi sự dữ bất an mà an tâm vui sống???

 

 

1) Con Người Hiện Đại - tại sao cảm thấy lo âu sợ hăi?

  

The Good, the Bad, and Gaudium et Spes – Catholic World Report

 

Loài người ở vào giữa thời của bức Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần với thời của đầu thiên kỷ thứ ba chẳng những không khá hơn mà c̣n càng ngày càng tệ hơn nữa, càng nguy vong hơn nữa.

 

Trước mắt của vị giáo hoàng mới đăng quang được gần 5 tháng (22/10/1978-4/3/1979), khi ngài ban hành bức thông điệp đầu tay của ngài, thế giới hiện lên như sau:

 

"Con người ngày nay h́nh như chưa bao giờ bị đe dọa bởi cái họ làm ra như vậy, nghĩa là từ thành quả của việc do bàn tay họ làm, và c̣n hơn thế nữa, của công việc do lư trí con người nghĩ ra cũng như của những khuynh hướng do ư con người muốn. Tất cả những ǵ do hoạt động đa diện này của con người sản xuất ra, thường bằng một đường lối không thể nào thấy trước được, rất là nhanh chóng, chẳng những nó gây nên 'sự tách biệt', ở chỗ nó thường lấy đi khỏi con người là tác nhân sản xuất ra chúng, mà hơn thế nữa, nó c̣n trở mặt phản lại chính con người, ít là một phần nào đó, qua những hậu quả gián tiếp nó tác dụng khi trả về cho họ. Nó được và có thể được nhắm thẳng vào con người. Điều này có thể tạo nên một màn thảm kịch chính yếu cho việc hiện hữu của con người ngày nay trong một chiều kích rộng nhất và phổ quát của nó. Bởi thế, con người đang sống trong nỗi sợ hăi gia tăngHọ sợ cái họ sản xuất ra - dĩ nhiên không phải là tất cả những cái ấy, hay hầu hết những thứ ấy, nhưng là một phần của nó, đích xác hơn là cái phần chứa đựng một thừa hưởng đặc biệt bởi tài năng và sự sáng tạo của họ - có thể phản lại chính họ tận gốc rễ; họ sợ rằng nó có thể trở thành phương tiện và dụng cụ cho một cuộc tự diệt không thể nào tưởng tượng nổi, so với tất cả những hủy hoại dữ dội và những hủy diệt bất ngờ trong lịch sử mà chúng ta biết đến th́ chỉ là một bóng mờ. Điều này gợi lên một vấn đề là: Tại sao quyền năng được ban cho con người từ ban đầu để họ làm chủ trái đất (cf. Gen 1:28) lại quay ra chống lại họgây ra một t́nh trạng bất an không sao hiểu được, một nỗi sợ hăi ư thức hay vô thức, cũng như một mối nguy hiểmmà qua những cách thức khác nhauđược truyền lan đến cả gia đ́nh nhân loại ngày nay, và đang thể hiện dưới những phương diện khác nhau?...” (khoản số 15)

 

"Bởi thếnếu trong thời điểm của chúng ta, thời điểm đang tiến đến tận cùng đệ nhị thiên niên của kỷ nguyên Kitô giáo, tỏ ra ḿnh là một thời điểm phát triển lớn lao, th́ nó cũng được thấy như là một thời điểm của mối đe dọa đối với con người bằng nhiều h́nh thức... T́nh trạng của con người trong thế giới tân tiến này thật sự xa rời khỏi những đ̣i hỏi khách quan của trật tự luân lư, khỏi những đ̣i hỏi của công lư, và c̣n hơn thế nữa, của t́nh yêu thương trong xă hội... Ư nghĩa chính yếu của 'vai tṛ chủ tể' và 'thống trị' của con người trên thế giới hữu h́nh mà Chính Tạo Hóa trao cho con người như công việc của họ, hệ tại việc đạo đức ưu tiên hơn kỹ thuật, con người chính yếu hơn sự vật, và tinh thần trọng hơn vật chất… Thật vậy, đă có thể thấy được một cơn nguy biến ở chỗ, trong khi việc con người làm chủ trên thế giới sự vật đang tạo nên những phát triển khổng lồ, th́ họ liều mất đi những cái cốt yếu làm nên chủ quyền của ḿnh, và bằng nhiều cách thức khác nhau, để cho nhân tính của ḿnh lụy thuộc vào thế gian, rồi chính ḿnh cũng trở nên một vật làm tôi phục vụ cho sự lạm dụng dưới nhiều h́nh thức - sự lạm dụng này thường không trực tiếp thấy được - qua toàn thể cơ cấu của cuộc sống chung, qua hệ thống sản xuất và qua áp lực từ phương tiện truyền thông xă hội. Con người không thể nào vùi dập bản thân ḿnh hay vị trí của ḿnh trong cái thế giới hữu h́nh là một thế giới thuộc về họ; họ không thể nào trở nên nô lệ cho sự vật, nô lệ cho những cơ cấu kinh tế, nô lệ cho việc sản xuất, nô lệ cho những sản phẩm riêng của ḿnh" (khoản số 16)

 

"Thế kỷ này, cho đến nay, vẫn là một thế kỷ của những hủy hoại lớn lao đối với con người, của những tàn phá vĩ đại, chẳng những về vật chất mà c̣n cả về luân lư, thực sự là thế, có lẽ trên hết là về mặt luân lư. Đồng ư là, về phương diện này, việc so sánh thời đại này hay thế kỷ này với thời đại khác hay thế kỷ khác không phải là một việc dễ dàng, v́ điều này c̣n lệ thuộc vào những chuẩn mức lịch sử. Tuy nhiên, dù không mang ra so sánh chăng nữa, người ta cũng không thể nào không nhận thấy rằng thế kỷ này, cho tới nay, vẫn là một thế kỷ mà người ta đă gây ra cho nhau nhiều bất công và khổ đau. Diễn tiến này đă được dứt khoát chế ngự chưa?... Bất chấp những cơ sở ấy (điển h́nh là tổ chức Liên Hiệp Quốc), các quyền lợi con người vẫn đang bị vi phạm bằng nhiều h́nh thức, khi mà, trong thực hành, chúng ta thấy trước mắt có những trại tập trung, bạo lực, hành hạ, khủng bố, và kỳ thị dưới nhiều thể cách, th́ sự kiện này phải là hậu quả của những chủ trương khác đang gặm nhấm và hầu như thường vô hiệu hóa những nền tảng nhân bản của những tổ chức và dự án hoạt động tân tiến này. Đối với hiện trạng như thế, cần phải có một trách nhiệm trong việc liên tục điều chỉnh những dự án hoạt động, dựa trên quan điểm về các quyền lợi khách quan và bất khả xâm phạm của con người”. (khoản số 17).

 

UN Decries Increased Inflow Of Tramadol, Other Illicit Drugs Into ...

 

 

Thế rồi, vào thời điểm vị giáo hoàng không phải người Ư sau 455 năm xuất hiện “từ một xứ sở xa xăm” này về thăm quê hương lần cuối cùng vào mùa hè năm 2002, loài người bấy giờ đă ở vào một t́nh trạng nguy vong đến độ ngài đă phải chính thức và long trọng hiến dâng thế giới, một thế giới khốn khổ thảm thương về mọi lănh vực, cho Ḷng Thương Xót Chúa tại ngôi Đền Thờ Chúa T́nh Thương vào ngày Thứ Bảy 17/8/2002. Bởi v́, ngài thấy rơ hiện trạng vô cùng đáng thương của con người tân tiến, của một thế giới từ thời điểm thế kỷ 20 càng ngày càng đi đến chỗ tự diệt vong, như ngài đă bày tỏ trong bài giảng phong chân phước cho 4 vị đồng hương của ngài vào Chúa Nhật 18/8/2002 trong chuyến thăm quê hương lần thứ 8 này, như sau:

 

Thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về nhiều lănh vực, cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi ‘mầu nhiệm lỗi lầm - mystery of iniquity’. Chúng ta đă tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lư, họ công khai tấn công cơ cấu gia đ́nh. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa ‘hoàn toàn khuất bóng’ nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. ‘Mầu nhiệm lầm lỗi’ tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này. Cảm nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ về tương lai, lo sợ về t́nh trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt” (đoạn 3).

 

Thế rồi, cũng thế giới ấy, cũng loài người ấy, thành phần đă được vị giáo hoàng thú nhận “con người đă trở thành đề tài chính yếu cho hoạt động mục vụ của tôi” (xem ‘Vượt Qua Ngưỡng Cử Hy Vọng’, Chương về ‘Nhân Quyền’, bản Anh ngữ, gịng cuối cùng ở trang 199), 26 năm sau bức Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, đă nhận định về thời điểm lịch sử loài người vừa tiến vào thiên niên kỷ thứ ba của Kitô giáo 5 năm, trong tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” được xuất bản 2/2005, hai tháng trước khi ngài qua đời.

 

Thật ra đây là nhận định của ngài về Tây Âu chứ không phải chung thế giới, khi ngài phân tích t́nh h́nh giữa Đông Âu và Tây Âu. Tuy nhiên, v́ Tây Âu, cũng được gọi là Tây Phương và đồng nghĩa với Tây Phương, căn cứ vào văn minh của nó, một nền văn minh đă bắt nguồn từ nó và lan tràn khắp thế giới cũng từ nó, một Tây Phương bao gồm cả Bắc Mỹ bởi khuynh hướng văn hóa hầu như đồng nhất của nó, có thể biểu hiệu cho nhân loại nói chung, đang ở vào một t́nh trạng suy thoái khủng khiếp về luân thường đạo lư và khủng hoảng trầm trọng về văn hóa, như được ngài diễn tả trong Chương 9, về “Những Bài Học của Lịch Sử Vừa Qua”, (ấn bản Anh ngữ, trang 46-48):

 

Is Christianity growing or in decline worldwide? - Quora

 

Attitudes of Christians in Western Europe | Pew Research Center

 

“Dĩ nhiên là sai lầm khi nói quá lời về yếu tố chia đôi ở một Âu Châu được phân ra thành Đông Âu và Tây Âu. Những xứ sở Tây Âu có một truyền thống Kitô giáo lâu đời hơn…. Ở Tây Âu, Giáo Hội được phúc có vô số các vị thánh…. Chính ở đó đă xuất hiện các Summae Theologiae, đệ nhất vị là Thánh Tôma Aquinas; ở đó là nơi h́nh thành các truyền thống linh đạo Kitô giáo tuyệt đỉnh…. Ở đó xuất phát các đại ḍng tu đan sĩ…. Cũng ở đó có cả những ḍng tu hành khất xứng danh…. Nỗ lực truyền giáo lớn lao của Giáo Hội bắt nguồn chính yếu từ Tây Âu…. Chúa Kitô bao giờ cũng là ‘tảng đá nền’ cho việc xây dựng và tái thiết xă hội ở Tây Phương Kitô giáo.

 

“Tuy nhiên, chúng ta đồng thời cũng không thể bỏ qua việc liên lỉ tái diễn t́nh trạng chối bỏ Chúa Kitô. Chúng ta cứ gặp đi gặp lại những dấu hiệu của một thứ văn minh đang muốn thay thế cho thứ văn minh xây trên ‘tảng đá nền’ là Chúa Kitô – một thứ văn minh, cho dù không hoàn toàn là vô thần, ít ra cũng có tính cách duy nghiệm thức và bất khả thần tri, v́ nó được xây dựng trên nguyên tắc suy tưởng và tác hành như thể không có Thiên Chúa. Đường lối này có thể dễ thấy được nơi thứ khoa học được gọi là tân tiến, hay đúng hơn nơi tâm thức khoa học, và có thể được nhận ra nơi cả văn chương, đặc biệt là nơi truyền thông đại chúng. Sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu nghĩa là sống vượt ra ngoài các giới hạn về thiện ác, ngoài liên hệ với các thứ giá trị xuất phát từ Thiên ChúaNó cho rằng con người tự ḿnh có thể quyết định những ǵ là tốt hay xấu. Và chiều hướng chủ trương này được phát động rộng răi bằng tất cả mọi kiểu cách.

 

Nếu, một mặt, Tây Phương tiếp tục cho thấy chứng cớ về việc nhiệt t́nh truyền bá phúc âm hóa, th́ mặt khác, những trào lưu phản phúc âm cũng mănh liệt không kém. Những trào lưu này tấn công vào chính các nền tảng về luân lư của con người, gây ảnh hưởng đến đời sống gia đ́nh và cổ vơ một quan niệm luân lư bi quan yếm thế: ly dị, tự do luyến ái, phá thai, ngừa thai, chiến đấu chống lại sự sống ở những giai đoạn khai sinh cũng như ở vào giai đoạn lâm tử, mạo dụng sự sống. Chiều hướng hoạt động này được ủng hộ bởi những nguồn tài trợ khổng lồ, chẳng những ở trong các xứ sở mà c̣n trên tầm cấp quốc tế nữa. Nó có những trung tâm lớn về quyền lực kinh tế trong tay, nhờ đó, nó cố gắng áp đặt những điều kiện của ḿnh trên các quốc gia đang phát triển. Trước tất cả những sự kiện ấy người ta có lư để đặt vấn đề rằng, đây có phải là h́nh thức khác của một thứ chủ nghĩa độc tài chuyên chế được che đậy một cách tinh khéo dưới những dạng thức dân chủ hay chăng”.

 

MORAL DECLINE IN BRITAIN AND AMERICA | theTrumpet.com

 

Cuộc khủng hoảng về luân lư của con người (tiêu biểu nơi văn minh Tây Phương) ở vào đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này đă trở nên vô cùng thảm khốc và cực kỳ nguy vong, như được cảm nhận bởi vị giáo hoàng tác giả cuốn “Hồi Niệm và Căn Tính”, một tác phẩm như một lời vừa di chúc vừa kêu gọi ngài muốn gửi tới thế giới rằng: “Thật vậy, chính nhờ hồi niệm mà cảm quan của chúng ta về căn tính được h́nh thành và hiện tỏ nơi tâm trí con người” (ấn bản Anh ngữ,  đoạn cuối cùng Chương 23: “Về Lại Với Âu Châu”). Thật vậy, những ǵ vị giáo hoàng này đă nhận định về loài người liên quan đến “những hủy hoại lớn lao”, “những tàn phá vĩ đại” từ năm 1978, trước khi ngài vĩnh viễn ra đi, đă biến thành một hiện tượng diễn tiến như cuộc biển động sóng thần Nam Á xẩy ra vào ngày 26/12/2004, một thiên tai đă kinh hoàng tàn sát trên 200 ngàn người cách đột ngột trong một thời gian rất ngắn. Ngài viết trong tác phẩm cuối cùng của ḿnh, “Hồi Niệm và Căn Tính”, ở Chương 2 về “Những Ư Hệ của Sự Dữ”, (ấn bản Anh ngữ, trang 11), như sau: 

 

“Đến đây, chúng ta không thể câm lặng trước vấn đề ngày nay trở nên thảm khốc hơn bao giờ hết. Cuộc sụp đổ của các chế độ được xây dựng trên các ư hệ sự dữ (biệt chú của người dịch: theo tác giả nhận định ở phần trước đó là ‘ư hệ Xă Hội Quốc Gia’ ở Đức theo nguyên lư duy chủng tộc, và ‘ư hệ Mát Xít’ Cộng sản đặc biệt ở Nga) đă đi đến chỗ chấm dứt những h́nh thức diệt chủng vừa được đề cập tới ở những xứ sở liên hệ (biệt chú của người dịch: được tác giả liệt kê là ‘diệt chủng Do Thái, cùng các nhóm khác như nhân dân Romania, thành phần dân quê xứ Ukraine, và hàng giáo sĩ Chính Thống lẫn Công Giáo ở Nga, ở Belarus và ở bên ngoài rặng núi Urals’). Tuy nhiên, vẫn c̣n có một cuộc diệt chủng về pháp lư đối với những con người đang được cưu mang nhưng chưa vào đời. Trong trường hợp này, cuộc diệt chủng ấy được ban bố bởi những thứ quốc hội được chọn bầu theo dân chủ (biệt chú của người dịch: ở đây vị tác giả muốn nhấn mạnh đến tính cách khác biệt giữa những chế độ chuyên chế độc tài sắt máu trong thế kỷ 20 với thể chế được gọi là tự do dân chủ nhân quyền), những thứ quốc hội nhân danh quan niệm tiến bộ về dân sự cho xă hội và cho toàn thể nhân loạiChúng ta cũng không thể thinh lặng trước những vi phạm trầm trọng khác đến việc làm hụt hẫng đi lề luật của Thiên Chúa. Tôi đang nghĩ tới, chẳng hạn, áp lực mănh liệt của Quốc Hội Âu Châu trong việc nh́n nhận các cuộc hợp hôn đồng tính như là một loại gia đ́nh khác, có quyền nhận con nuôi. Thật là hợp lư, thậm chí cần phải đặt vấn đề phải chăng đó không phải là công cuộc của một thứ ư hệ sự dữ khác hay sao, có lẽ c̣n tinh xảo và kín đáo hơn, có ư muốn khai thác chính nhân quyền để chống lại con người và đời sống gia đ́nh”.

 New Stylz [Explicit] by G'N'J on Amazon Music - Amazon.com

 

 

2) Con Người Hiện Đại - lo âu sợ hăi những ǵ và ra sao??

 

 File:Coat of arms of archbishop Vincenzo Paglia.svg - Wikimedia ...

 

Đó là lư do, trước t́nh h́nh thế giới với một dung nhan loài người càng ngày càng bị méo mó thảm thương như thế, với một lịch sử càng ngày càng nguy vong như thế, trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của ḿnh được xuất bản vào năm 1994, cũng như trong tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” được xuất bản vào tháng 2/2005, ngài đă cho biết ư nghĩa của lời kêu gọi “Đừng sợ, hăy mở rộng cửa cho Đức Kitô” vô cùng quan trọng liên quan đến vận mệnh lịch sử của loài người này, trong Chương mở đầu “’The Pope’: A Scandal And A Mystery” (ấn bản Anh Ngữ, trang 3-14) cũng như ở Chương áp cuối “Be Not Afraid” (ấn bản Anh ngữ, trang 218-224), như sau:

 

Đức Kitô đă nhiều lần nói cùng những ai Người gặp lời kêu gọi ‘đừng sợ’ này. Thiên thần nói cùng Đức Maria rằng: ‘Đừng sợ’ (x Lk 1:30). Cũng thế, Thánh Giuse cũng được trấn an: ‘Đừng sợ!’ (x Mt 1:20). Đức Kitô cũng đă nói như thế với các vị tông đồ, cho Thánh Phêrô, ở những trường hợp khác nhau, nhất là sau Cuộc Phục Sinh của Người. Người hằng nói với các vị là: ‘Đừng sợ!’. Thật vậy, Người cảm thấy rằng các vị đang sợ hăi. Các vị không biết chắc chắn rằng đấng mà các vị thấy có phải đúng là Đức Kitô các vị đă biết hay chăng. Các vị đă tỏ ra lo sợ khi Người bị bắt nhốt; các vị thậm chí c̣n sợ hơn nữa sau khi Người Phục Sinh.

 

“Những lời Chúa Giêsu phán ấy đă được Giáo Hội lập lại. Và với Giáo Hội, những lời ấy đă được đă được vị Giáo hoàng này lập lại. Tôi đă làm như thế từ bài giảng đầu tiên của tôi ở Quảng Trường Thánh Phêrô: ‘Đừng sợ!’ Những lời này không phải là những lời được nói lên một cách rỗng không. Chúng được bắt nguồn sâu xa từ trong Phúc Âm. Chúng thực sự là những lời của chính Đức Kitô.

 

Chúng ta không nên sợ những ǵ đây? Chúng ta không nên sợ sự thật về chính bản thân ḿnh. Một ngày kia Thánh Phêrô ư thức được sự thật về ḿnh và vội vă thưa cùng Chúa Giêsu rằng: ‘Lạy Chúa, xin hăy tránh xa con ra, v́ con là một con người tội lỗi’ (Lk 5:8).

 

“Thánh Phêrô không phải là con người duy nhất nhận thức được sự thật về ḿnh ấy. Hết mọi người đều biết đến nó. Hết mọi vị thừa kế Thánh Phêrô đều biết đến nó. Tôi biết sự thật này rất rơ. Hết mọi người trong chúng ta mắc nợ Thánh Phêrô về những ǵ ngài nói vào hôm ấy: ‘Lạy Chúa, xin hăy ra con ra, v́ con là một con người tội lỗi’. Chúa Giêsu đă đáp lại ngài rằng: ‘Đừng sợ; từ nay trở đi con sẽ trở thành tay đánh cá người’ (Lk 5:10). Đừng sợ con người! Con người. Con người bao giờ cũng vẫn như vậy thôi. Những đường lối được họ tạo nên lúc nào cũng bất toàn, và chúng càng bất toàn họ càng biết rơ về bản thân họ. Việc họ biết ḿnh từ đâu mà có? Nó xuất phát từ tâm can con người. Tâm trí chúng ta tỏ ra lo âu. Hơn ai hết, Đức Kitô biết nỗi khổ sầu của chúng ta: ‘Đức Kitô biết những ǵ nơi mọi người’ (x Jn 2:25)….” (trang 5-6)

 

 

Chúa Kitô là bí tích của Thiên Chúa vô h́nh – một bí tích là dấu hiệu của sự hiện diện. Thiên Chúa ở với chúng ta. Thiên Chúa, Đấng vô cùng trọn hảo, chẳng những ở với con người, mà chính Ngài c̣n trở nên một con người nơi Đức Giêsu Kitô nữa. Đừng sợ vị Thiên Chúa làm người! Chính v́ thế mà Thánh Phêrô đă nói ở Caesarea Philippi rằng: ‘Thày là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống’ (Mt 16:16)….

 

Thánh Phêrô không sợ Vị Thiên Chúa làm người. Trái lại, ngài đă sợ v́ Con Thiên Chúa sống như là một con người. Thánh Phêrô không thể chấp nhận nổi Người bị đánh đ̣n, bị đội măo gai và cuối cùng bị đóng đanh trên thập tự giá. Thánh Phêrô không thể chấp nhận điều ấy. Ngài đă tỏ ra sợ hăi. Và bởi thế Đức Kitô mới nghiêm trọng trách ngài, song Người không loại trừ ngài….” (trang 7)

 

Đừng sợ mầu nhiệm của Thiên Chúa; đừng sợ t́nh yêu của Ngài; và đừng sợ nỗi hèn yếu hay sự cao cả của con người! Con người không ngừng cao cả, thậm chí ngay cả nơi nỗi yếu kém của họĐừng sợ trở thành những chứng nhân cho phẩm giá của hết mọi con người, từ giây phút đầu thai cho tới khi qua đời”(trang 12)

 

Cần phải hiểu lời kêu gọi ‘Đừng sợ!’ ở một nghĩa rất rộng. Ở một nghĩa nào đónó là lời kêu gọi được ngỏ cùng tất cả mọi dân tộc, một lời kêu gọi hăy chế ngự sợ hăi trong hoàn cảnh thế giới hiện đại, kể cả ở Đông phương lẫn Tây phương, ở Bắc phương lẫn Nam phương.

 

Đừng sợ những ǵ chính ḿnh chế tạo ra, đừng sợ tất cả những ǵ con người sản xuất được, và là những ǵ ngày ngày trở nên nguy hiểm cho họ! Tóm lại, đừng sợ bản thân ḿnh!

 

 

Tại sao chúng ta đừng sợ? V́ con người đă được Thiên Chúa cứu chuộc. Khi nói lên những lời này ở Quảng Trường Thánh Phêrô, tôi đă biết được bức thông điệp đầu tiên của tôi và tất cả vai tṛ làm giáo hoàng của tôi sẽ gắn liền với sự thật Cứu ChuộcNơi Ơn Cứu Chuộc chúng ta thấy được nền tảng sâu xa nhất của những lời ‘Đừng sợ!’: ‘V́ Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến ban Con Một của Ngài’ (x Jn 3:16). Người Con này luôn hiện diện như Đấng Cứu Chuộc nơi lịch sử của loài người. Ơn Cứu Chuộc thấm nhập tất cả lịch sử của con người, ngay cả trước khi Đức Kitô sinh ra, và sửa soạn cho tương lai cánh chung của ḿnh. Ơn Cứu Chuộc như là một thứ ánh sáng ‘chiếu trong tăm tối nhưng tăm tối không át được ánh sáng’ (x Jn 1:5). Quyền năng nơi Thập Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô là những ǵ mănh liệt hơn bất cứ sự dữ nào khiến con người có thể sợ hăi hay cần phải sợ hăi”. (trang 219)

 

Ở vào cuối thiên kỷ thứ hai đây, có lẽ chúng ta cần hơn bao giờ hết những lời của Chúa Kitô Phục Sinh: ‘Đừng sợ!’. Con người, thành phần mà ngay cả sau cuộc sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, vẫn không thôi sợ hăi và thực sự có nhiều lư do để cảm thấy như vậy, cần phải nghe thấy những lời ấy. Các quốc gia cần nghe thấy những lời ấy, nhất là những quốc gia được tái sinh sau cuộc sụp đổ của đế quốc Cộng sản, cũng như những quốc gia chứng kiến thấy biến cố này từ bên ngoài. Các dân tộc và các quốc gia trên toàn thế giới cần nghe những lời ấy. Lương tâm của họ cần phải tin tưởng hơn nữa là Đấng hiện hữu, Vị nắm trong tay vận mệnh của thế giới đang qua đi này; Đấng giữ ch́a khóa tử thần và âm phủ (x Rev 1:18); Đấng là Nguyên Thủy và là Cùng Đích của lịch sử loài người (x Rev 22:13) – một lịch sử chung cũng như riêng. Và Đấng ấy là T́nh Yêu (x 1Jn 4:8,16) – một T́nh Yêu làm người, một T́nh Yêu tử giá và phục sinh, một T́nh Yêu không thôi hiện diện nơi loài người. Đó là T́nh Yêu Thánh Thể. T́nh Yêu Thánh Thể này là nguồn mạch vô tận của hiệp thông. Chỉ có một ḿnh Người mới có thể tuyệt đối bảo đảm bằng lời tuyên phán: ‘Đừng sợ!’ mà thôi (trang 222)

 

Anxiety About Homosexuality and Apocalyptic Worldview is An Old ...

 

Con người hiện đại khó ḷng mà trở về với đức tin được lắm, bởi v́ họ sợ những đ̣i hỏi về luân lư như đức tin buộc họ phải thi hànhỞ một mức độ nào đó th́ đây là một thực tại. Phúc Âm thực sự là những ǵ đ̣i hỏi. Chúng ta biết rằng Chúa Kitô không bao giờ cho phép thành phần môn đệ của Người cũng như những ai nghe Người bị ảo tưởng về vấn đề này. Trái lại, Người hết sức sửa soạn cho họ trong việc họ cần phải đương đầu với hết mọi thứ khó khăn nội ngoại, luôn ư thức rằng họ có thể quyết định bỏ Người. Bởi thế, khi nói ‘Đừng sợ’ là Người, một cách nào đó, không có ư muốn xí xóa đi tất cả những ǵ Người đ̣i hỏi. Trái lại, với những lời ấy, Người muốn khẳng định tất cả sự thật của Phúc Âm cùng với tất cả mọi đ̣i hỏi được chất chứa nơi sự thật này. Tuy nhiên, đồng thời Người cũng cho thấy rằng những ǵ Người đ̣i hỏi không bao giờ vượt quá khả năng của con người hết. Nếu con người chấp nhận những đ̣i hỏi này bằng một thái độ tin tưởng, họ sẽ thấy, nhờ ân sủng, Thiên Chúa không bao giờ thôi ban cho họ sức mạnh cần thiết để đáp ứng những đ̣i hỏi ấy. Thế giới này đầy những dấu chứng cho thấy rằng quyền năng cứu độ và cứu chuộc được các Phúc Âm loan báo thường xuyên hơn là những đ̣i hỏi về luân lư được các Phúc Âm này nhắc nhở. Có biết bao nhiêu là người ở trên thế giới này sống cuộc sống thường nhật đă chứng thực rằng họ có thể sống trọn luân lư của Phúc Âm! Kinh nghiệm cho thấy rằng cuộc sống của nhân loại thành đạt không thể nào khác hơn cuộc sống giống như những người ấy”. (trang 222-223).

 

Việc chấp nhận những đ̣i hỏi của Phúc Âm nghĩa là chấp nhận tất cả nhân tính của chúng ta, là thấy nơi nhân tính này vẻ đẹp theo như Thiên Chúa muốn, đồng thời, trong ánh sáng quyền năng của chính Thiên Chúa, nh́n nhận nỗi yếu hèn của ḿnh: ‘Những ǵ con người bất khả th́ đều khả thi đối với Thiên Chúa’ (Lk 18:27).

 

Hai chiều kích này bất khả tách biệt: một đàng, Thiên Chúa muốn con người phải đáp ứng các đ̣i hỏi về luân lư của Người; đàng khác, Thiên Chúa, ở một nghĩa nào đó, bị ràng buộc với những đ̣i hỏi yêu thương cứu độ của Người – với tặng ân Người ban phát. Ơn Cứu Chuộc được hoàn thành nơi Chúa Kitô c̣n là ǵ khác nữa, nếu không phải chính là điều này hay saoThiên Chúa muốn con người được cứu độ, Người muốn rằng nhân loại t́m thấy tầm vóc viên trọn của họ như chính Người mong muốn nơi họ, và Đức Kitô có quyền để nói rằng ách của Người th́ êm ái và gánh của Người thực th́ nhẹ nhàng (x Mt 11:30)”. (trang 223)

 

Rất cần phải vượt qua ngưỡng cửa hy vọng, chứ không phải dừng lại trước ngưỡng cửa này, thế nhưng, hăy để ḿnh được dẫn qua. Tôi tin rằng đại thi hào Balan là Cyprian Norwid đă nghĩ đến điều ấy khi diễn tả ư nghĩa tối hậu của đời sống Kitô hữu qua những lời là ‘Đừng kéo lê Thập Giá của Đức Kitô, nhưng hăy vác thập giá của ḿnh theo Chúa Cứu Thế’

 

Người ta có đủ lư do để gọi sự thật về Thập Giá là Tin Mừng” (trang 223-224).

 

The End of the World as We Know It - Word on Fire

 

Tóm lại, để con người văn minh tân tiến có thể từ cuối thiên kỷ thừ hai tiến vào thiên kỷ thứ ba Kitô Giáo, từ thế kỷ 20 đầy chết chóc hận thù sang thế kỷ 21 một cách “mở rộng cửa cho Chúa Kitô”, theo vị Giáo Hoàng triết gia nhân bản Gioan Phaolô II th́ con người tự ḿnh phải biết kính sợ Thiên Chúa, một chủ trương đă được ngài khẳng định và tuyên bố, bằng những lời lẽ chẳng những để kết thúc hoàn toàn cho tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (ấn bản Anh Ngữ trang 228-229), mà, qua đoạn cuối cùng này, ngài c̣n cho thấy rơ chủ hướng của giáo triều ngài là để phục vụ thành phần Thụ Nhân Cứu Chuộc là một thế giới tân tiến với đầy những lo âu tàn phá được gặp gỡ “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”. Những lời lẽ ấy như sau:

 

Để giải thoát con người hiện đại khỏi nỗi hăi sợ chính bản thân ḿnh, hăi sợ thế giới, hăi sợ các thứ quyền lực trần thế, hăi sợ những thể chế đàn áp, để giải thoát họ khỏi mọi h́nh thức của một thứ sợ hăi nô lệ trước ‘quyền lực thắng thế’ được tín hữu gọi là Thiên Chúa, th́ cần phải thiết tha nguyện cầu để họ nung nấu và vun trồng trong tâm can họ một niềm kính sợ Thiên Chúa là khởi điểm của đức khôn ngoan.

 

“Niềm kính sợ Thiên Chúa này là quyền lực cứu độ của Phúc Âm. Nó là một nỗi sợ hăi xây dựng chứ không bao giờ hủy hoại. Nó kiến tạo nên những con người có thể tuân theo trách nhiệm, có thể chiều theo một t́nh yêu thương hữu trách. Nó kiến tạo nên những con người nam nữ thánh thiện – thành phần Kitô hữu đích thực – thành phần trên hết định đoạt tương lai thế giới. André Malraux thực sự là xác đáng khi ông nói rằng thế kỷ 21 sẽ là một thế kỷ của đạo giáo hay sẽ chẳng là ǵ cả.

 

Vị Giáo Hoàng mở màn cho vai tṛ làm giáo hoàng của ḿnh bằng những lời ‘Đừng sợ!’ cố gắng trung thành hoàn trọn lời huấn dụ này, và bao giờ cũng sẵn sàng phục vụ con người, phục vụ các quốc gia, và phục vụ nhân loại theo tinh thần của sự thật Phúc Âm ấy”.

 

 Who Was the Prodigal Son? The Meaning of this Parable

 

 

 

 

3) Con Người Hiện Đại - làm sao có thể được cứu khỏi sự dữ???

 

Roman Catholic Diocese of Harrisburg Diocese of Pittsburgh Roman ...

 

Tuy nhiên, con người tự bản chất đă yếu đuối, giờ đây, trước t́nh trạng “v́ sự dữ gia tăng mà ḷng của hầu hết con người ta trở nên nguội lạnh” (Mt 24:12), mà, theo vị Giáo Hoàng qua đời vào đêm 2/4/2005, tức vào ngày áp Lễ Chúa T́nh Thương (3/4/2005), và qua đời sau Thánh Lễ Chúa T́nh Thương được cử hành tại pḥng của ngài, một Lễ đă được ngài chính thức thiết lập khi tuyên bố trong bài giảng phong Thánh cho Nữ Tu Faustina là người đồng hương của ngài ngày 30/4/2000, th́ Con Người Hiện Đại ấy chỉ có thể được cứu chuộc bởi chính Ḷng Thương Xót Chúa mà thôi, v́ T́nh Thương Chúa, căn nguyên và động lực của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, chính là giới hạn chặn đứng sự dữ đang lộng hành hầu như chưa bao giờ có trong lịch sử loài người này. 

 

Thật vậy, cũng trong tác phẩm “Hồi Niệm Và Căn Tính”, vị Giáo Hoàng này đă nói thêm về Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là phản ảnh Ḷng Thương Xót Chúa liên quan tới Con Người Hiện Đại, ở chương 4, chương có tựa đề “Việc Cứu Chuộc Là Giới Hạn Thần Linh Chế Ngự Sự Dữ” (ấn bản Anh Ngữ, trang 19-21), như sau:

 

Không thể nào nghĩ tới giới hạn do chính Thiên Chúa ngăn chặn đối với các h́nh thức khác nhau của sự dữ mà lại không qui chiếu về mầu nhiệm Cứu Chuộc.

 

“Có thể nào mầu nhiệm Cứu Chuộc đáp ứng nổi trước sự dữ về lịch sử, một sự dữ mà, qua những h́nh thức khác nhau, tiếp tục tái diễn nơi các việc làm của con người hay chăng? Dường như, sự dữ của các trại tập trung, của các pḥng hơi ngạt, của cái dă man nơi nhân viên công an cảnh sát, của toàn bộ chiến tranh, của các chế độ đàn áp – một sự dữ tương phản một cách có tổ chức với sứ điệp của Thập Giá – như tôi nói, dường như sự dữ này mănh liệt hơn cả sự thiện nữa. Tuy nhiên, nếu chúng ta nh́n kỹ hơn nữa vào lịch sử của các dân tộc và các quốc gia đă chịu đựng cuộc thử thách với những chế độ độc tài cũng như những cuộc bách hại đức tin, chúng ta khám phá ra rằng đó chính là nơi rạng ngời nhất cho việc hiện diện hiển vinh của Thập Giá Chúa Kitô. Cái bối cảnh thê thảm ấy lại càng làm nổi bật việc hiện diện này hơn nữa. Đối với những ai chịu đựng cái sự dữ có mưu đồ này th́ chỉ c̣n duy Chúa Kitô và Thập Giá của Người là nguồn mạch tự vệ thiêng liêng mà thôi, như một hứa hẹn chiến thắng vậy. Không phải hay sao việc hy sinh của Maximilian Kolbe trong trại diệt chủng ở Auschwitz đă trở thành dấu chỉ chiến thắng trên sự dữ? Và cũng không phải tương tự như thế hay sao khi nói tới Edith Stein – một đại tư tưởng gia thuộc trường phái Husserl – người đă bị chết trong pḥng hơi ngạt ở Birkenau, nhờ đó chia sẻ số mệnh với nhiều người con nam nữ khác của dân tộc Do Thái? …

 

Mầu nhiệm Cứu Chuộc của Chúa Kitô đă ăn sâu vào đời sống của chúng taĐời sống tân tiến là một thứ văn minh bị chi phối bởi kỹ thuật, thế nhưng, cả ở nơi đời sống tân tiến này nữa, mầu nhiệm này cũng lưu lại dấu vết hiệu nghiệm của ḿnh, như Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhắc nhở chúng ta:

 

“’Đối với vấn đề làm thế nào để t́nh trạng bất hạnh này có thể được chế ngự, Kitô giáo trả lời rằng, tất cả mọi hoạt động của con người, những hoạt động hằng ngày bị tác hại bởi ḷng kiêu căng và bởi tự ái quá độ, cần phải được Thập Giá và Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô thanh tẩy và hoàn hảo hóa. Được Chúa Kitô cứu chuộc và được Thánh Thần làm nên một tạo vật mới, con người có thể, đúng hơn, họ cần phải yêu mến những sự được Thiên Chúa tạo dựng: chính từ Thiên Chúa con người đă lănh nhận chúng, và chính v́ chúng từ bàn tay Thiên Chúa ban cho mà họ phải ân cần và tôn trọng chúng. Con người tri ân cảm tạ Vị Ân Nhân thần linh này của ḿnh về tất cả những sự ấy, họ sử dụng chúng và hoan hưởng chúng bằng tinh thần khó nghèo và tự do: nhờ đó, họ mới tiến tới chỗ thực sự chiếm hữu được thế giới, như thể chẳng có ǵ mà lại có hết mọi sự vậy’….

 

Nếu Việc Cứu Chuộc đánh dấu giới hạn thần linh trên sự dữ, th́ chính v́ lư do duy nhất này: đó là v́ thật sự sự dữ bị chế ngự bởi sự thiện, hận ghét bởi yêu thương, chết chóc bởi phục sinh”.

 

Vào thời điểm vị Giáo Hoàng không phải người Ư sau 455 năm xuất hiện “từ một xứ sở xa xăm” này về thăm quê hương lần cuối cùng vào mùa hè năm 2002, loài người bấy giờ đă ở vào một t́nh trạng nguy vong đến độ ngài đă phải chính thức và long trọng hiến dâng thế giới, một thế giới khốn khổ thảm thương về mọi lănh vực, cho Ḷng Thương Xót Chúa tại ngôi Đền Thờ Chúa T́nh Thương vào ngày Thứ Bảy 17/8/2002: 

 

“Hôm nay Tôi muốn lập lại những lời đơn sơ và chân thành này của Thánh Nữ Faustina để hợp với thánh nhân cũng như với tất cả anh chị em tôn thờ mầu nhiệm khôn thấu và khôn lường của t́nh thương Thiên Chúa. Như Thánh Faustina, chúng ta muốn loan báo rằng, ngoại trừ t́nh thương của Thiên Chúa, không c̣n một nguồn hy vọng nào khác cho loài người nữa. Chúng ta cần tin tưởng lập lại rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa!

 

Việc loan báo này, việc tuyên xưng ḷng tin tưởng vào t́nh yêu toàn năng của Thiên Chúa là việc đặc biệt cần thiết ở thời đại chúng ta đây, khi mà nhân loại đang trải qua một t́nh trạng biến loạn trước những xuất hiện của sự dữ. Việc kêu cầu ḷng thương xót Chúa cần phải được vang lên từ thẳm cung của các cơi ḷng đầy những khổ đau, băn khoăn về tương lai và sống trong bất ổn, đồng thời lại trông mong một nguồn hy vọng vững chắc. Đó là lư do tại sao chúng ta đến đây hôm nay, đến Ngôi Đền Thờ Lagiewniki này, để một lần nữa thoáng thấy nơi Chúa Kitô dung nhan của Thiên Chúa Cha: ‘Người Cha của t́nh thương và là Thiên Chúa của tất cả mọi niềm ủi an’ (2Cor 1:3). Bằng con mắt linh hồn của ḿnh, chúng ta mong nh́n vào đôi mắt của Chúa Giêsu nhân hậu, để thấy được sâu xa trong ánh mắt của Người những ǵ phản ảnh nội tâm của Người, cũng như thấy được ánh sáng ân sủng là những ǵ chúng ta đă thường xuyên lănh nhận, và là những ǵ Thiên Chúa ban lại cho chúng ta mỗi ngày cũng như vào ngày cuối cùng của cuộc đời chúng ta” (đoạn 1).

 

“‘Lạy Cha hằng hữu, v́ tội lỗi của chúng con và của toàn thế giới, con xin dâng lên Cha Ḿnh Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Con Cha yêu dấu là Chúa Giêsu Kitô; v́ những sự khốn khó của Cuộc Người Khổ Nạn, xin Cha thương đến chúng con và toàn thế giới’ (Nhật Kư, 476). Thương đến chúng con và toàn thế giới… Thế giới ngày nay cần đến t́nh thương của Thiên Chúa biết bao! Nơi hết mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài người, tiếng kêu cầu xót thương dường như đang vang dậy. Nơi nào thù hằn và đ̣i rửa hận thống trị, nơi nào chiến tranh mang lại đau thương và chết chóc cho thành phần vô tội, th́ ở đó cần đến ân sủng t́nh thương để ổn định ḷng trí con người và tạo lập ḥa b́nh. Nơi nào thiếu hụt ḷng trọng kính sự sống và phẩm vị con người th́ ở đó cần đến t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng mà trong ánh sáng của Ngài, chúng ta thấy được giá trị khôn tả của hữu thể con người. Cần phải có t́nh thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới này sẽ được kết thúc trong chân lư rạng ngời.

 

Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một ḷng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho ḷng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ ǵ sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ ǵ lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giăi ra ‘tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha’ (x Nhật Kư, 1732)” (đoạn 5).

 

Pope John Paul II and Divine Mercy – ACCS

 

Chưa hết, trong bài giảng phong chân phước cho 4 vị đồng hương của ngài vào Chúa Nhật 18/8/2002 trong chuyến thăm quê hương lần thứ 8 này, vị Giáo Hoàng đă ban hành Thông Điệp thứ hai về Chúa Cha “Giầu Ḷng Thương Xót – Dives in Misericordia” ngày 30/11/1980, c̣n thấy hiện trạng vô cùng đáng thương của con người tân tiến, một hiện trạng rất cần đến vai tṛ của Giáo Hội trong việc mang t́nh thương của Chúa đến cho nhân loại, cho một thế giới ở vào thời điểm thế kỷ 20 càng ngày càng đi đến chỗ tự diệt vong nên lại càng đúng lúc cần đến Ḷng Thương Xót Chúa, như ngài đă bày tỏ:

 

“Từ khi bắt đầu hiện hữu, Giáo Hội, qua việc bày tỏ mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh, đă rao giảng t́nh thương Chúa, một bảo chứng hy vọng và là nguồn mạch cứu độ con người. Tuy nhiên, hôm nay đây chúng ta dường như được kêu gọi đặc biệt để loan báo sứ điệp này trước thế giới. Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này, nếu chính Thiên Chúa đă kêu gọi chúng ta thực hiện sứ vụ này qua chứng từ của Thánh Nữ Faustina.

 

Thiên Chúa đă chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về nhiều lănh vực, cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi ‘mầu nhiệm lỗi lầm - mystery of iniquity’. … ‘Mầu nhiệm lầm lỗi’ tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này.

 

Cảm nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ về tương lai, lo sợ về t́nh trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt. Có lẽ chính v́ lư do này mà Chúa Kitô, qua việc sử dụng chứng từ của một Nữ Tu thấp hèn, đă đến với thời đại của chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy một cách rơ ràng nguồn mạch sống khuây khỏa và hy vọng ở nơi t́nh thương đời đời của Thiên Chúa.

 

Sứ điệp t́nh yêu nhân hậu cần được vang vọng một cách mạnh mẽ một lần nữa. Thế giới cần đến thứ t́nh yêu nàyĐă đến thời giờ cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi người: cho các kẻ trị v́ và thành phần bị áp bức, cho những ai có bản tính và phẩm vị bị tiêu ma trong mầu nhiệm lỗi lầm. Đă đến thời giờ sứ điệp Ḷng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn minh yêu thương” (đoạn 3).

St. John Paul II, Apostle of Divine Mercy: Divine Mercy and the ...

 

Đó là lư do, vào Lễ Chúa T́nh Thương được cử hành lần đầu tiên hôm Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, 22/4/2001, trong bài giảng của ḿnh, ngài đă thúc giục loài người hăy tin tưởng vào t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa, một t́nh yêu duy nhất có thể cứu độ con người tội lỗi lại vô cùng bất lực:

 

‘Đừng sợ, Ta là nguyên thủy và là cùng tận, là Đấng đang sống; Ta đă chết, mà này Ta đang sống muôn đời’ (Rev 1:17-18).

 

“Chúng ta đă nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai được trích từ Sách Khải Huyền. Những lời ấy mời gọi chúng ta hăy nh́n lên Chúa Kitô để cảm nghiệm được sự hiện diện an toàn của Người. Đấng Phục Sinh lập lại lời ‘Đừng sợ!’ với mỗi một người, dù thân phận họ ra sao, cho dù có bị thê thảm và rắc rối nhất. Ta đă chết trên Thập Giá, nhưng nay ‘Ta đang sống muôn đời’; ‘Ta là nguyên thủy và là cùng tận, là Đấng đang sống’.

 

 “’Nguyên Thủy’ tức là nguồn gốc của hết mọi hữu thể và là hoa trái đầu mùa của việc tân tạo; ‘Cùng Tận’ là thời điểm vĩnh viễn kết thúc lịch sử; ‘Đấng đang sống’ là nguồn mạch vô tận của sự sống đă vĩnh viễn chiến thắng sự chết. Nơi Đấng Thiên Sai, tử giá và phục sinh, chúng ta nhận thấy những dấu vết của một Con Chiên bị hiến tế trên đồi Gôngôta, Đấng xin ơn thứ tha cho các kẻ hành h́nh Người và mở cửa trời cho các tội nhân thống hối; chúng ta thoáng nh́n thấy dung nhan của một Vị Vua bất tử, Đấng giờ đây nắm trong tay ‘ch́a khóa của Sự Chết và Âm Phủ’ (Rev 1:18)” (đoạn 1).

 

‘Hăy cảm tạ Chúa, v́ Chúa tốt lành; v́ t́nh Ngài xót thương muôn đời bền vững!’ (Ps 117:1).