Chầu Thánh thể và Kinh Mân Côi

Nhiều người Công giáo Việt Nam thắc mắc và đôi khi do dự không biết có nên đọc kinh Mân Côi hay không khi đi viếng Thánh Thể, hoặc khi tham dự giờ tôn thờ Ḿnh Thánh được trưng bày trên bàn thờ. Sở dĩ người ta nghi ngại như vậy ắt hẳn là v́ họ nghe ngóng đâu đó h́nh như có luật ngăn cấm đọc kinh Mân Côi trong giờ chầu Thánh Thể. Thực ra, việc ngăn cản đọc kinh Mân Côi trong giờ chầu Thánh Thể thường được một số người nêu ra khi viện dẫn các văn bản sau:

● Thứ nhất là bản phúc đáp của Bộ Phụng tự.1 Nội dung của bản văn nói rằng khi chầu Thánh Thể th́ chỉ nên quy chiếu về Chúa Kitô mà thôi.

● Thứ hai là Tông Huấn Marialis Cultus của ĐGH Phaolô VI. Tại số 48, Tông Huấn dạy rằng:

Thật vậy, việc suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi, bằng cách tâm trí của tín hữu cảm thấy thân thương với các mầu nhiệm của Chúa Kitô, có thể là một việc dọn ḿnh tuyệt hảo cho việc kiến tạo nên cũng những mầu nhiệm ấy nơi tác động phụng vụ và c̣n trở thành một âm vang liên tục từ đó nữa. Tuy nhiên, thật là sai lầm khi lần hạt Mân côi trong khi cử hành phụng vụ, nhưng tiếc thay việc thực hành này vẫn c̣n xảy ra đây đó.

 

Ở đây, chúng ta cần phải làm rơ một số vần đề:

I) Thứ nhất, việc ngăn cản này rơ ràng chỉ nhằm vào các tín hữu đọc kinh Mân côi đang khi tham dự Thánh lễ hay cử hành các Bí tích khác mà thôi. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với cải cách phụng vụ của Giáo Hội là mong ước họ tham dự một cách “trọn vẹn, tích cực và ư thức” vào cử hành phụng vụ nhất là cử hành Thánh Thể.2 Không có lư do ǵ và không có một văn bản cụ thể và chính thức nào của Giáo Hội ngăn cấm việc đọc kinh Mân Côi trong giờ chầu. Thậm chí trước đó, Giáo Hội đă từng có một quyết định qua văn bản “Indulgentiarum Doctrina” (ngày 01/01/1967) rằng bất kỳ ai lần hạt Mân Côi trước Thánh Thể, không phân biệt Ḿnh Thánh Chúa ở trong Nhà tạm (viếng Thánh Thể) hay được trưng bày ra ngoài trên bàn thờ (nghĩa là chầu Thánh Thể) th́ sẽ nhận được ơn toàn xá.

 

II) Thứ hai, chính Bộ Phụng tự (sau này đổi thành Bộ Phụng tự Thánh và Kỷ luật Bí tích) đă có một bản trả lời rơ ràng và cụ thể hơn trước nhằm đáp lại thỉnh cầu của một số vị Giám mục liên quan đến việc đọc kinh Mân Côi trong giờ chầu Thánh Thể. Bản văn này ra đời ngày 15/01/1997 và được  đăng trong Notitiae 34 (1998) ở các trang 384-385. Trong bản văn này, Bộ Phụng tự thánh và Kỷ luật Bí tích đă minh định như sau:

 

1- Không thể chấp nhận việc ngăn cản đọc kinh Mân Côi trong giờ tôn thờ Ḿnh Thánh Chúa v́ lời kinh này giúp chúng ta hiểu biết sâu xa hơn mầu nhiệm Thánh Thể.

2- Khi suy niệm về mầu nhiệm Nhập thể trong kinh Mân Côi, ḷng mến của chúng ta được quy hướng về Chúa Kitô và ḷng mến này không tách rời ḷng mến chúng ta dành cho Thánh Mẫu của Ngài.

3- Vấn đề không phải là loại bỏ thực hành đọc kinh Mân Côi trong giờ chầu nhưng là dần dần và với sự bén nhạy mục vụ, các mục tử nên giúp các tín hữu vươn tới một ư thức cao độ hơn và sự hiểu biết thâm sâu hơn về ư nghĩa của cả việc trưng bày Ḿnh Thánh Chúa để tôn thờ cũng như ư nghĩa của mầu nhiệm kinh Mân Côi.

 

III) Thứ ba, giờ chầu Thánh Thể nhằm quy hướng ḷng trí các tín hữu về Chúa Kitô, do đó người ta e ngại những thực hành đạo đức nào hướng ra ngoài trọng tâm này. Tuy nhiên, các văn kiện sau đây của Giáo Hội đều xác quyết chiều kích Kitô của lời kinh Mân Côi:

Tông Huấn Marialis Cultus khẳng định:

Kinh Mân côi chính là lời kinh Phúc Âm, tập trung vào mầu nhiệm Nhập thể cứu chuộc, kinh Mân Côi bởi thế là một kinh nguyện có chiều hướng Kitô học rơ ràng... Chúa Giêsu được mỗi kinh Kính mừng nhắc lại cũng là Chúa Giêsu được các mầu nhiệm liên tục gợi lên cho chúng ta – bấy giờ là Con Thiên Chúa giờ đây là Người Con của Trinh Nữ - khi Người hạ sinh trong máng cỏ ở Bêlem, khi Người được Mẹ của ḿnh dâng hiến trong Đền Thờ, như là một thiếu niên nhiệt t́nh với các sứ vụ của Cha ḿnh, như Đấng Cứu Chuộc buồn khổ trong khu vườn ấy, bị hành hạ và đội măo gai, vác thập giá và chết trên đồi Canvê, sống lại từ cơi chết và hiển vinh về cùng Cha để thông ban tặng ân Thần Linh. Như quá rơ, đă từng có tập tục, vẫn c̣n được tồn tại ở một số nơi, thêm vào tên của Chúa Giêsu ở mỗi kinh Kính mừng chi tiết về mầu nhiệm đang được suy ngắm. Và điều này được thực hiện chính v́ để giúp vào việc chiêm ngắm cũng như để làm cho tâm trí cùng môi miệng cùng tác hành một cách hợp nhất (số 46). 

 

Tông Thư Rosarium Virgmis Maria của Đức Gioan Phaolô II (năm 2002) nhắc lại:

Trong số các Giáo hoàng mới đây, từ Công đồng Vatican II, nổi danh trong việc cổ vơ kinh Mân Côi, tôi muốn nhắc đến Á thánh Gioan XXIII và nhất là Đức Giáo hoàng Phaolô VI, trong Tông Huấn Marialis Cultus, đă nhấn mạnh, theo tinh thần của Công đồng Vatican II, tính chất Tin Mừng của kinh Mân Côi và chiều hướng quy Kitô...Có thể nói rằng kinh Mân côi, theo một nghĩa nào đó là lời kinh chú giải chương cuối cùng của Hiến chế Lumen Gentium của Công đồng Vatican II, một chương đề cập đến sự hiện diện đáng thán phục của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo hội. Trên bối cảnh lời kinh Ave Maria những biến cố chính trong đời sống Đức Giêsu Kitô diễn ra trước con mắt của linh hồn. Được quy lại thành những mầu nhiệm vui, thương và mừng, chúng dẫn chúng ta đến thông hiệp cách sống động với Đức Giê-su qua con tim của Mẹ Người, ta có thể nói thế (số 2).3

Sách Giáo lư Hội Thánh Công giáo số 2708 cho biết:  

Muốn suy gẫm, chúng ta phải vận dụng khả năng suy tư, trí tưởng tượng, cảm xúc và ước muốn, để đào sâu xác tín, khơi dậy ḷng hoán cải và củng cố quyết tâm theo Đức Kitô. Nên ưu tiên suy gẫm về “các mầu nhiệm của Đức Kitô” như trong sách thiêng liêng hay kinh Mân Côi.

 

Phân tích rộng hơn một chút, chúng ta biết rằng kinh Mân Côi là một bộ kinh liên quan đến 20 biến cố quan trọng xảy ra trong cuộc đời Đức Giêsu. Hai mươi biến cố này được chia làm 4 nhóm:

1/ Năm sự vui: gồm 5 biến cố trong cuộc đời thơ ấu của Đức Giêsu.

2/ Năm sự sáng: gồm 5 biến cố trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu.

3/ Năm sự thương: gồm 5 biến cố trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu.

4/ Năm sự mừng: gồm 5 biến cố vinh quang (Đức Giêsu phục sinh và lên trời, Thánh Thần hiện xuống, Thiên Chúa ân thưởng và tôn vinh Mẹ Maria).

 

Đây là những biến cố cốt yếu trong Tin Mừng, hay như Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI viết trong Tông Huấn Marialis Cultus, đây là “bản kinh tóm lược Phúc Âm”, nên khi đọc kinh Mân Côi hay lần chuỗi Mân Côi cũng là lúc chúng ta suy gẫm Tin Mừng, suy gẫm về Đức Giêsu và cầu nguyện với Ngài. Theo lời của ĐGH Bênêđictô XVI tŕnh bày trong một bài huấn đức của ngài tại Castel Gandolfo (tháng 10 năm 2006), th́ khi dâng kính kinh Mân côi, không phải chúng ta quy hướng về Đức Maria cho bằng là chúng ta suy niệm cùng với Đức Maria về những mầu nhiệm cứu rỗi chúng ta. Bởi vậy, cách thức suy Niệm kinh Mân Côi tuyệt hảo nhất và hiệu nghiệm nhất đó là chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô bằng ánh mắt Mẹ Maria và tưởng niệm Mầu nhiệm Chúa Kitô bằng con tim Mẹ Maria.

 

Qua các thế kỷ, các tín hữu Công giáo vẫn xác tín và thuộc nằm ḷng châm ngôn này “Qua Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu”. Các tác giả nổi danh về đời sống thiêng liêng cũng đều bày tỏ trong các tác phẩm của họ rằng ḷng kính mến đối với Đức Mẹ chắc chắn sẽ dẫn đưa chúng ta tới gần Chúa Giêsu hơn.

IV) Thứ tư, một nguyên tắc căn bản cần phải tuân giữ là không nên đặt Ḿnh Thánh chỉ để đọc kinh Mân Côi. Trong mỗi giờ chầu Thánh Thể, Phụng vụ các Giờ kinh, nhất là Kinh Sáng và Kinh Chiều, có thể được cử hành.4 Ngoài ra, c̣n có những công việc khác trong thời gian chầu Thánh Thể như: đọc Sách Thánh (từ giảng đài hay một nơi khác), bài giảng liên quan đến Thánh Thể, thánh ca thích hợp, nhạc suy niệm, cử hành á phụng vụ, làm tuần cửu nhật, thực hành ḷng sùng kính b́nh dân ḥa hợp với mùa phụng vụ và có thể lần hạt Mân Côi.5 Tuy nhiên, phải luôn dự liệu khoảng thời gian thật nhiều để cầu nguyện thinh lặng trước Chúa.

 

    Lm. Giuse Phạm Đ́nh Ái,SSS (cgvdt.vn)

______________________________________________

1  Được đăng trong tạp chí Notitiae (vol. 4, 1968).

2  Hiến chế Phụng vụ số 14.

 Việc thêm Năm Sự Sáng vào thực hành lần hạt Mân côi trong đó có Ngắm thứ V hướng chúng ta biến cố Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể càng chứng tỏ sự liên kết giữa Thánh Thể với kinh Mân côi và thực hành đọc kinh Mân côi quy hướng chúng ta về các mầu nhiệm Chúa Kitô. Đặc biệt khi Năm Sự Sáng được khuyên nên đọc vào các ngày thứ Năm là ngày chúng ta tưởng niệm Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể.

 Xc. Lễ nghi Giám mục, số 1111; Giáo lư Hội Thánh Công giáo, số 1178; Hiệp lễ và Tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh lễ, số 96.

5  Hiệp lễ và Tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh lễ số 89. 95; Inaetimabile Donum số 23; Huấn thị Bí tích Cứu độ số 37 cho phép lần hạt Mân côi trong khi chầu Thánh Thể (trích lại  trong Rosarium Virgmis Maria số 2 của Đức Gioan Phao lô II).