LỊCH CÔNG GIÁO NĂM PHỤNG VỤ 2023-2024

Theo Lịch Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Tháng 05 Năm 2024

Ý cầu nguyện :

Cầu cho việc đào tạo tu sĩ nam nữ và chủng sinh : Xin cho các tu sĩ nam nữ và chủng sinh lớn lên trong hành trình ơn gọi của mình nhờ việc đào tạo nhân bản, mục vụ, thiêng liêng và cộng đoàn, giúp họ trở nên những chứng nhân đáng tin cậy của Tin Mừng.

THÁNG KÍNH ĐỨC MẸ

“Các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến Mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ” (GH 67).

 

tinmung.net

D.Lịch Â.Lịch

Màu Lễ Phục

Ngày Lễ

1 23/03

Trắng

Thứ Tư. Thánh Giuse Thợ (Tr).

Cv 15, 1-6 ; Ga 15,1-8 (hay lễ về thánh Giuse : St 1,26-2,3 [hay C1 3,14-15.17.23-24] ; Mt 13,54-58).

2 24

Trắng

Thứ Năm đầu tháng. Thánh Athanasiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. Cv 15,7-21 ; Ga 15, 9-11.

3 25

Đỏ

Thứ Sáu đầu tháng. THÁNH PHILIPPHÊ VÀ THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.

1 Cr 15,1-8 ; Ga 14,6-14.

4 26

Trắng

Thứ Bảy đầu tháng. Cv 16,1-10 ; Ga 15,18-21.

5 27

Trắng

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH.

Thánh vịnh tuần II.

Cv 10,25-26.34- 35.44-48 ; 1 Ga 4,7-10 ; Ga 15,9-17.

GIÁO HUẤN SỐ 23

SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC KITÔ NHỜ QUYỂN NÀNG CỦA LỜI NGƯỜI VÀ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (tt)

Thật rất thích hợp, việc Đức Kitô đã muốn hiện diện với Hội Thánh của Người theo cách thức độc nhất vô nhị này. Bởi vì Đức Kitô dưới hình dạng hữu hình, đã rời bỏ những kẻ thuộc về Người, nên Người muốn ban cho chúng ta sự hiện diện cách bí tích của Người; bởi vì Người đã tự hiến trên thập giá để cứu độ chúng ta, nên Người muốn chúng ta tưởng niệm tình yêu mà Người đã yêu thương ta “đến cùng” (Ga 13,1), đến độ ban cả mạng sống mình. Thật vậy, trong sự hiện diện bí tích của Người, Người vẫn ở giữa chúng ta cách mầu nhiệm với tư cách là Đấng đã yêu mến và nộp mình vì chúng ta, và Người hiện diện dưới những dấu chỉ diễn tả và truyền thông tình yêu này :

“Quả thật, Hội Thánh và trần gian rất cần sự tôn thờ bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta trong bí tích tình yêu này. Đừng từ chối thời gian đến gặp Người để tôn thờ, để chiêm ngắm tràn đầy đức tin và sẵn sàng đền tạ những tội lỗi và tội ác nặng nề của trần gian. Chúng ta hãy không ngừng tôn thờ Thánh Thể.”

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1380).

6 28

Trắng

Thứ Hai. Cv 16,11-15 ; Ga 15,26-16,4a.

7 29

Trắng

Thứ Ba. Cv 16,22-34 ; Ga 16,5-11.

8 01/04

Trắng

Thứ Tư. Cv 17,15.22-18,1 ; Ga 16,12-15.

9 2

Trắng

Thứ Năm. Cv 18,1-8 ; Ga 16,16-20.

10 3

Trắng

Thứ Sáu. Thánh Gioan Avila, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr).

Cv 18,9-18 ; Ga 16,20-23a.

11 4

Trắng

Thứ Bảy. Cv 18,23-28 ; Ga 16,23b-28.

Chiều : LỄ VỌNG CHÚA THĂNG THIÊN (Tr).

Các bài đọc : lấy ở chính ngày lễ.

12 5

Trắng

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH.

CHÚA THĂNG THIÊN. Lễ trọng.

Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ). Cv 1,1-11 ;Ep 1,17-23 (hay Ep 4,1-13 [hay Ep 4,1-7.11-13]) ; Mc 16,15-20.

(Không cử hành lễ thánh Nêrêô, thánh Achilêô và thánh Pancratiô, tử đạo).

GIÁO HUÂN SỐ 24

SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC KITÔ NHỜ QUYỀN NĂNG CỦA LỜI NGƯỜI VÀ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (tt)

Thánh Tôma đã nói : “Không thể nhận biết bằng giác quan Mình thật và Máu thật của Đức Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể, nhưng chỉ bằng đức tin, một đức tin dựa vào thẩm quyền của Thiên Chúa. Vì thế, khi chú giải câu Luca 22,19 : ‘Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con’, thánh Cyrillô đã nói : ‘Bạn đừng hồ nghi điều này có thật hay không, nhưng tốt hơn nên đón nhận bằng đức tin các lời của Đấng Cứu Độ, bởi vì Người là chân lý, Người không lừa dối bao giờ’”: “Con sốt sắng thờ lạy Chúa, ôi Thần tính ẩn mình đang thật sự hiện diện dưới các hình dạng này ; trọn vẹn tâm hồn con suy phục Chúa, bởi vì khi chiêm ngắm Chúa, trọn hồn con biến tan. Thị giác, vị giác và xúc giác không chạm được đến Chúa, nhưng chỉ tin vững điều đã được nghe dạy; con tin tất cả những gì Con Thiên Chúa đã nói, không gì thật hơn lời chân lý này.”

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1381).

13 6

Trắng

Thứ   Hai.

Thánh vinh tuần III.

Đức Mẹ Fatima (Tr).

Cv 19,1-8 ; Ga 16,29- 33 (hay lễ về Đức Mẹ : Is 61,9-11 ; Lc 11,27-28).

14 7

Đỏ

Thứ   Ba. THÁNH MATTHIA, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.

Cv 1,15-17.20-26 ; Ga 15,9-17.

15 8

Trắng

Thứ Tư. Cv 20,28-38 ; Ga 17,11b-19.

16 9

Trắng

Thứ Năm. Cv 22,30 ; 23,6-11 ; Ga 17, 20 26.

17 10

Trắng

Thứ Sáu. Cv 25,13b-21 ; Ga 21,15-19.

18 11

Trắng

Thứ   Bảy. Thánh Gioan I, giáo hoàng, tử đạo (Đ).

Cv 28,16-20.30-31 ; Ga 21, 20-25.

Chiều : LỄ VỌNG CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG (Đ).

st 11,1-9 (hay Xh 19,3-8a.l6-20b hay Ed 37,1-14 hay Ge 3,1-5) ; Rm 8,22-27 ; Ga 7,37-39.

19 12

Đỏ

CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG. Lễ trọng.

Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).

Cv 2,1-11 ; 1 Cr 12,3b-7.12-13 (hay GI 5,16-25) ; Ga 20,19-23 (hay Ga 15,26-27 ; 16,12-15). Đọc hay hát Ca tiếp liên.

GIÁO HUẤN SỐ 25

BÀN TIỆC VƯỢT QUA

Thánh lễ, một cách không thể tách biệt, vừa là việc tưởng niệm Hy tế thập giá muôn đời tồn tại, vừa là bàn tiệc thánh thiêng để hiệp thông với Mình và Máu Chúa. Nhưng việc cử hành hy tế Thánh Thể hoàn toàn hướng đến sự kết hợp mật thiết của các tín hữu với Đức Kitô qua việc rước lễ. Rước lễ là lãnh nhận chính Đức Kitô, Đấng đã tự hiến vì chúng ta.

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1382).

LƯU Ý :

Sau Chúa nhật Hiện Xuống, Nến Phục Sinh được đặt tại Giếng Rửa Tội, để khi rửa tội thì đốt lên và châm nến cho những người lãnh bí tích. Trong lễ nghi an táng, Nến Phục Sinh được đặt gần quan tài, để nói lên rằng cái chết của người Kitô hữu là một cuộc Vượt Qua đích thực (CE 372 và Thông tư Bộ Phụng Tự ngày 16-01-1988, số 99). Ngoài Mùa Phục Sinh, không được đặt và đốt Nến Phục Sinh trên cung thánh.

MÙA THƯỜNG NIÊN

(sau Chúa nhật Hiện Xuống)

20 13

Trắng

Thứ Hai. Tuần VII Thường Niên.

Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh. Lễ nhớ.

Thánh vịnh tuần III.

St 3,9- 15.20 (hay Cv 1,12-14) ; Ga 19,25 34. (Không cử hành lễ thánh Bernarđinô Siêna, linh mục).

21 14

Xanh

Thứ Ba. Thánh Christôphôrô Magallanes, linh mục, và các bạn, tử

đạo (Đ).

Gc 4,1-10 ; Mc 9,30-37.

22 15

Xanh

Thứ Tư. Thánh Rita Cascia, nữ tu (Tr).

Gc 4,13-17 ; Mc 9,38-40.

23 16

Xanh

Thứ Năm. Gc 5,1-6 ; Mc 9,41-50.

24 17

Xanh

Thứ Sáu. Gc 5,9-12 ; Mc 10,1-12.

25 18

Xanh

Thứ Bảy. Thánh Bêđa Khả Kính, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr). Thánh

Grêgôriô VII, giáo hoàng (Tr). Thánh Maria Magđalêna Pazzi, trinh nữ (Tr).

Gc 5,13-20 ; Mc 10,13 16.

26 19

Trắng

CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN. CHÚA BA NGÔI. Lễ trọng.

Đnl 4,32-34.39-40 ; Rm 8,14-17 ; Mt 28,16-20.

(Không cử hành lễ thánh Philipphê Nêri, linh mục).

GIÁO HUẤN SỐ 26

BÀN TIỆC VƯỢT QUA (tt)

Bàn thờ, quanh đó Hội Thánh được quy tụ để cử hành bí tích Thánh Thể, nói lên hai phương diện của cùng một mầu nhiệm : bàn thờ hy tế và bàn tiệc của Chúa; hơn nữa, bàn thờ Kitô giáo là biểu tượng của chính Đức Kitô đang hiện diện giữa cộng đoàn các tín hữu, vừa như lễ vật được dâng lên để chúng ta được giao hoà, vừa như lương thực trên trời trao ban chính mình cho chúng ta. Thánh Ambrôsiô nói : “Bàn thờ của Đức Kitô là gì, nếu không phải là hình ảnh Thân thể của Đức Kitô ?”, và trong đoạn văn khác, thánh nhân nói : “Bàn thờ tượng trưng Thân thể của Đức Kitô và Thân thể của Đức Kitô thì ở trên bàn thờ.” Phụng vụ diễn tả tính thống nhất này của hy tế và rước lễ trong nhiều lời nguyện. Giáo Hội Rôma cầu nguyện trong Kinh nguyện Thánh Thể như sau : “Lạy Chúa toàn năng, chúng con nài xin Chúa sai Sứ thần dâng lễ vật này lên bàn thờ cao sang trước tôn nhan uy linh Chúa, để hết thảy khi tham dự bàn tiệc này là rước Mình và Máu cực thánh Con Chúa, chúng con được tràn đầy ân phúc bởi trời.”

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1383).

27 20

Xanh

Thứ Hai.

Thánh vịnh tuần IV.

Thánh Augustinô Cantuariô (Tr).

1 Pr 1,3-9 ; Mc 10,17-27.

28 21

Xanh

Thứ Ba. 1 Pr 1,10-16 ; Mc 10,28-31.

29 22

Xanh

Thứ Tư. Thánh Phaolô VI, giáo hoàng (Tr).

1 Pr 1,18-25 ; Mc 10,32-45.

30 23

Xanh

Thứ Năm. 1 Pr 2,2-5.9-12 ; Mc 10,46-52.

31 24

Trắng

Thứ Sáu. ĐỨC MARIA THĂM VIẾNG BÀ ÊLISABETH. Lễ kính.

Xp 3,14- 18a (hay Rm 12,9-16b) ; Lc 1,39-56.