Tọa lạc cách thành phố Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay.
Nhà thờ được xây cất ngay trên hang đá Bê lem. Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160. Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.
Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nổi dậy của người Samaritan. Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay. Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư. Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ. Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả. Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm!
Khu nhà thờ Giáng Sinh nhìn từ quảng trường Máng Cỏ (Manger Square)
Phải lại gần hơn mới thấy cổng vào nhà thờ
Và phải cúi mình xuống mới vào được
Chánh điện bên trong nhà thờ - Trên nền nhà là nơi khai quật...
các nhà khảo cổ đã tìm được nền nhà thờ cũ từ năm 327
Tới gần bàn thờ - chú ý phía bên phải nơi có người đứng là cổng xuống hang đá Bê Lem
Bên trái bàn thờ có hình Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng với nến cháy lung linh
Và khi tắt nến
Cổng bước vào hang đá Bê Lem
Hành lang nhỏ dẫn tới hang đá Bê Lem
Bước xuống các bậc thang là nơi Con Chúa Ra Đời
Bên phải: nơi Chúa sinh ra – Bên trái: máng cỏ
Máng cỏ nơi Chúa nằm sau khi sinh ra
Nơi Chúa Giêsu sinh ra được đánh dấu với ngôi sao 14 cánh
Các chữ vòng quanh bên trong ngôi sao: Hicde Virgine Maria Jesus Christus Natus Est Có nghĩa là: Nơi đây Trinh Nữ Maria đã hạ sinh Đức Giêsu Kitô
Chính diện hang đá Bê Lem
Các hàng cột bên trong nhà thờ
Xen kẻ các bình đèn
Theo kiểu Chính Thống Giáo
Tạm biệt hang đá Bê Lem
Tạm biệt nhà thờ Giáng Sinh
Phía trước Nhà Thờ Giáng Sinh là Quảng Trường Máng Cỏ với đền thờ Hồi giáo.