NĂM ĐỨC TIN Đức Tin Trong Thần Học |
||||||
Phan Tấn
Thành |
||||||
I. Kinh thánh. A. Cựu ước. 1/ Từ ngữ. 2/ Ý niệm. B. Tân ước. 1/ Tin mừng nhất lãm. 2/ Thánh Gioan. 3/ Thánh Phaolô II. Lịch sử Giáo hội A. Thời các giáo phụ. B. Thời Trung cổ. C. Cuộc Cải cách Tin lành. D. Thời Cận đại III. Đức tin trong các chuyên ngành thần học A. Thần học cơ bản. Các tiền đề dẫn đến đức tin. B. Thần học tín lý. 1/ Tin như hành động. 2/ Tin như tập quán: nhân đức tin. 3/ Tin xét về chủ thể và đối thể. 4/ Tín điều và gia sản đức tin. C. Thần học luân lý. 1/ Tin và cứu độ. 2/ Tin linh hoạt. 3/ Tin và tuyên xưng. 4/ Những tội trái nghịch đức tin. D. Thần học tâm linh. 1/ Sống đức tin. 2/ Trưởng thành đức tin.
Chữ viết tắt. GLCG: Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo -------- “Đức tin trong thần học” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Thần học vốn được quan niệm như là “sự suy tư về đức tin” (cogitatio fidei). Đức tin theo sát tiến trình làm việc của thần học (auditus fidei, intellectus fidei, praxis fidei). Điều này hàm ngụ rằng đức tin là linh hồn của thần học: nếu không có đức tin thì thần học mất ý nghĩa. Mặt khác, nếu đối tượng nghiên cứu của thần học là các chân lý đức tin thì đức tin bao trùm hết mọi lãnh vực của thần học. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi dưới một góc cạnh khác: thần học nói gì về đức tin? Đức tin đã đặt ra những vấn đề gì cho thần học? Đây là đối tượng khảo sát của bài này. Đức tin được thần học nghiên cứu trong nhiều lãnh vực chuyên ngành, và mỗi ngành thường chỉ quan tâm đến vài vấn đề đặc thù; vì thế nên có một cái nhìn tổng hợp. Trước hết, chúng ta hãy lần lượt duyệt qua những vấn đề liên quan đến đức tin trong Kinh thánh và lịch sử Giáo hội; kế đó, chúng ta điểm qua những khía cạnh của đức tin được bàn trong thần học nền tảng, thần học tín lý, thần học luân lý, thần học tâm linh. Trước khi vào đề, thiết tưởng nên lưu ý đến việc dịch thuật: fides (fides tiếng Latinh, foi tiếng Pháp; faith tiếng Anh) không nhất thiết có nghĩa là “đức tin”. Đôi khi chỉ là “niềm tin, lòng tin, tín ngưỡng”, hoặc đơn thuần là: “tin tưởng, tín thác”, nghĩa là những thái độ được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày[1]. Đây mới chỉ là một nhận xét sơ khởi, bởi vì sau này, thần học sẽ còn phân biệt nhiều hình thức và cấp độ của tin: tự nhiên / siêu nhiên; hành vi / nhân đức; chủ thể / khách thể, vv.
I. Kinh thánh
A. Cựu ước
Những từ ngữ này được dùng trong đời sống hằng ngày, cách riêng trong bối cảnh của mối tương quan xã hội, nhưng ở đây chúng ta giới hạn vào tương quan giữa con người với Thiên Chúa.
2/ Ý niệm a) Lịch sử bắt đầu với ông Abraham. Hồi ấy ông tin thờ các thần khác. Thế rồi, Thiên Chúa hiện ra với ông, hứa ban cho ông một vùng đất màu mỡ và con cháu đông đúc (St 12,1). Lời hứa ấy xem ra xa vời, nhưng ông vẫn tin vào Thiên Chúa (St 15,6), tin vào lời hứa của Ngài. Ông tin rằng Thiên Chúa trung tín với lời hứa và có khả năng thực hiện. Ông tín thác vào Ngài, và thậm chí sẵn sàng hy sinh đứa con của mình khi Ngài đòi hỏi. Ông trở thành khuôn mẫu của một kẻ có lòng tin (Hc 44,20) và tổ phụ của những kẻ có lòng tin (Rm 4,9-11).
b) Lịch sử mạc khải Cựu ước bước sang một chặng quyết liệt khi Thiên
Chúa can thiệp vào cuộc giải thoát dân c) Tin có nghĩa là tín thác vào lời hứa; tin có nghĩa là chấp nhận giao ước, và biểu lộ qua việc tuyên xưng. Các ngôn sứ còn vạch ra những yêu sách khác của đức tin, khi đụng đến những hoàn cảnh khác nhau của lịch sử.
- Hệ luận quan trọng của niềm tin vào Thiên Chúa là từ bỏ các ngẫu
tượng.
- Đức tin của dân d) Các sách Khôn ngoan mở rộng đối tượng của niềm hy vọng: người tín hữu tin tưởng rằng Thiên Chúa không chỉ hứa ban thưởng những phúc lộc ở đời này (tài sản phong phú, con cháu đầy đàn), nhưng nhất là những điều thiện ở đời sau. Vào giai đoạn cuối của Cựu ước, chúng ta thấy thêm một chiều kích mới của đức tin: tin vào Thiên Chúa kể cả vào những lúc bị thử thách, tựa như ông Giób, và thậm chí ngay cả khi người tín hữu bị bách hại (2Mcb 7; Đn 12,2; Kn 2,3; 3,1-9). Như vậy, quan niệm về niềm tin được tiến triển dần dần: từ chỗ tín thác vào lời hứa, đến chỗ chấp nhận giao ước; từ việc chấp nhận giao ước đến việc trung thành với giao ước; từ việc trung thành với giao ước đến chỗ mở tầm nhìn đến những thực tại không thuộc thế giới này. Song song với sự kiện toàn ý niệm là sự kiện toàn những tâm tình về phía con người: từ chỗ tin tưởng vào một thần linh quyền năng, đến chỗ lắng nghe Lời Chúa, tuyên xưng những kỳ công của Chúa, trung thành với Luật Chúa kể cả khi phải hy sinh mạng sống.
B. Trong Tân ước
- Tin có nghĩa là chấp nhận sứ điệp mà đức Kitô mang lại, đó là ơn cứu độ được Thiên Chúa ban cho nhân loại qua cái chết và phục sinh của đức Giêsu. Tuy đó là một biến cố lịch sử nhưng nó được diễn tả thành sứ điệp, vì thế nó bao hàm khía cạnh đạo lý. Tin là một hành vi có chiều kích tri thức: chấp nhận sứ điệp được rao giảng qua ngôn ngữ và nếp sống. - Tuy nhiên, tin không chỉ giới hạn vào lãnh vực hiểu biết. Tin đòi hỏi sự tuân phục, tín thác vào tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ nơi việc trao ban Con của Ngài. Tin cũng kèm theo một cuộc thay đổi não trạng và nếp sống. Đó mới chỉ là những nét khái quát. Mỗi tác giả Tân ước khai triển một vài khía cạnh đặc thù tùy theo nhu cầu của mỗi giáo đoàn cụ thể. 1/ Trong Tin mừng nhất lãm, tin có ba nghĩa: tin tưởng vào quyền năng của đức Giêsu (x. Mc 2,5; 5,34); chấp nhận Tin mừng mà đức Giêsu rao giảng (Mc 1,15; 16,16.17); chấp nhận chính đức Giêsu.
a) Tin có nghĩa là tín thác vào lòng tốt và quyền năng của đức Giêsu.
Điều này được nêu bật nơi thánh Marcô. Tin là điều kiện tiên quyết để
Chúa làm phép lạ: họ phải tin tưởng Người. Người không thể làm phép lạ
nào ở b) Tin có nghĩa là chấp nhận Tin mừng do đức Giêsu rao giảng. Điều này được thấy ngay từ đầu Tin mừng Marcô: “Thời gian đã viên mãn, và triều đại Thiên Chúa đã gần kề; hãy thống hối và tin vào Tin mừng” (Mc 1,15); cũng như vào lúc kết thúc cuốn sách: “Hãy ra đi khắp thế giới, rao giảng Tin mừng cho mọi thụ tạo. Ai tin và lãnh phép rửa thì sẽ được cứu rỗi” (Mc 16,15-16). Tin vào Tin mừng có nghĩa là chấp nhận rằng Thiên Chúa đã can thiệp vào thế giới nơi bản thân, lời nói và lời giảng của đức Giêsu. Vì thế, ai muốn vào vương quốc Thiên Chúa thì phải chấp nhận những điều kiện mà đức Giêsu đặt ra. Điều này đòi hỏi một cuộc hoán cải, thay đổi não trạng. c) Tin có nghĩa là chấp nhận bản thân đức Giêsu. Đây là bước thứ ba: từ chỗ chấp nhận lời giảng về đức Giêsu đến chỗ chấp nhận bản thân Người: Người là Chủ tể (Kyrios). Điều này xảy ra sau cuộc Phục sinh, và được nhấn mạnh trong sách Tông đồ công vụ (x.các kerygma). Dù sao, thánh Luca diễn tả thái độ này qua những hành động cụ thể: đi theo đức Kitô, vác thập giá (Lc 9,23), làm chứng và tuyên xưng (Lc 12,8-9).
2/ Thánh Gioan a) Đối tượng: tin vào Thiên Chúa và tin vào đức Giêsu (8,31.45.46; 10,37.38; 14.11). Đức Giêsu là Đấng Kitô (11,27; 20,31), kẻ được Chúa Cha sai đến (11,42; 17,8.21), là Con Thiên Chúa (20,31), kẻ từ Chúa Cha mà đến (16,27.30). Chúa Cha với đức Giêsu là một (10,30; 17,21). b) Bản chất: Thánh Gioan quan niệm “tin” như là một tiến trình gặp gỡ. Cùng với động từ “tin”, tác giả còn dùng những động từ đồng nghĩa tựa như: “đến với” (5,40; 6,35.44ff.65; 7,37), “tiếp đón” (1,12; 5,43), “yêu mến” (8,42; 14,15.21.23f.28; 16,27). Tin là một tiến trình năng động: nó tăng trưởng tiệm tiến, từ những bước khởi đầu đến chỗ hoàn bị, từ chỗ đón nhận đức Giêsu vì phép lạ đến chỗ chấp nhận Người mà không cần phép lạ. Vài thí dụ: 4,46-53 (sĩ quan cận vệ, động từ tin được nói đến ở câu 50 và 53, với hai cấp độ); 4,39-42 (người dân Samaria tin vì nghe lời thuật của người phụ nữ và tin vì nghe lời của Chúa); chương 9 (người mù: so sánh câu17 với câu 38). c) Hiệu quả. Tin liên quan đến chuyện sinh tử: số phận vĩnh cửu của con người tùy thuộc vào việc tin hay không tin: “Ai tin thì sẽ không bị xét xử, ai không tin thì đã bị xét xử rồi” (3,18). Ai tin vào Con thì được sự sống hằng hữu (3,36; 6,40.47; 20,31). Tin dẫn đến sự sống vĩnh cửu; không tin dẫn tới hư vong. Tin mang tính quyết định đến số phận vĩnh hằng. Tin mở đường đến hạnh phúc đời đời; nhờ tin mà chúng ta biết Chúa, ở lại trong đức Kitô. Ngoài ra, “tin” và “yêu” liên kết với nhau: tin dẫn đến yêu; nhưng tin cũng là kết quả của yêu, bởi vì tin là kết quả của ơn thánh Chúa. Tin là một hồng ân.
3/ Thánh Phaolô Lời giảng và lời tuyên xưng đều có một nội dung: “Đức Giêsu là Chúa; Người đã chịu chết trên thập giá vì tội chúng ta, nhưng Thiên Chúa đã cho Người chỗi dậy vào ngày thứ ba” (1Cr 15,3; xc.1Tx l,9t; Rm 10,4; Cl 2,12; Ep 1,20; Gl 1,1; Rm 4,25, vv.). Tin mừng là đức Kitô. Phàm ai tin vào Thiên Chúa thì cũng chấp nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện nơi đức Kitô. Vì thế Đức Kitô là đối tượng của đức tin. Đức tin là khởi đầu của tiến trình cứu độ, được đặt tên là “ơn được nên công chính” (công chính hóa). Tuy nhiên sự nhấn mạnh đến chỗ “duy chỉ đức tin mới làm nên công chính chứ không vì giữ luật” (Rm 3,28) đã đưa đến những giải thích cực đoan khiến cho thánh Giacôbê phải lên tiếng (Gc 2,14-16; xem thêm Mt 7,21). Thực ra trong các lá thư, ở phần khuyến thiện, thánh Tông đồ đã nói nhiều đến việc uốn nắn cuộc đời sao cho phù hợp với Tin mừng. Người ta nhận thấy rằng trong những thư đầu tiên, thánh Phaolô nhấn mạnh đến quyền năng và sức mạnh của Lời Chúa hay của Tin mừng, nhưng trong những thư mục tử, Người bận tâm đến “đạo lý” và khuyên răn Timôthê hãy “giữ gìn đạo lý” (1Tm 6,20; 2 Tm 1,14), “đạo lý lành mạnh” (1Tm 1,10; 2Tm 4,3; Tt 1,9; 2,1). Đây là một “gia sản” (depositum: paratheke) được ủy thác và cần phải giữ gìn cẩn thận. Tuy ngày nay các học giả không coi thánh Phaolô là người viết Thư gửi người Hipri, nhưng tư tưởng của nó gần gũi với thánh Tông đồ. Tác giả dành trọn chương 11 để trưng bày mẫu gương của các chứng nhân đức tin, với lời mở đầu như sau: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy”. Thánh Tôma Aquinô đã nhận thấy nơi đây một định nghĩa cho nhân đức tin (Summa Theologica, II-II, q.4.a.1), gồm bởi hai yếu tố: - đối thể: những điều tương lai mà ta trông mong; - chủ thể: xác tín, kiên trì[4]. Tóm lại, pistis trong Tân ước là một thực thể phong phú bao hàm nhiều khía cạnh. - Khía cạnh tri thức: hiểu biết về bản thân và sứ điệp của đức Giêsu. - Khía cạnh tin tưởng vào sự chân thành của Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta nơi đức Kitô. Sự tín thác kèm theo niềm hy vọng rằng những lời Chúa hứa sẽ được thực hiện (Dt 11,9-11; Rm 4,17-20; 1Pr 1,5-9). Hy vọng phát sinh sự kiên trì và chung thủy (2Tm 4,7; Rm 1,5; Gl 5,6). - Hiệu quả: đức tin mang lại đời sống mới (ơn trở nên công chính; thụ tạo mới). Khi đối chiếu giữa quan niệm “tin” trong Cựu ước và Tân ước, các tác giả nhận thấy sự liên tục và sự mới mẻ. Sự liên tục ở điểm là tin bao hàm thái độ tín thác, tin tưởng vào Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử; sự mới mẻ ở chỗ đối tượng của sự can thiệp của Thiên Chúa được biểu lộ cách cụ thể nơi đức Giêsu Kitô: kể từ nay, ai tin vào Thiên Chúa thì cũng phải tin vào đức Giêsu Kitô. Như vậy trong Tân ước, tin mang thêm một chiều kích, đó là chấp nhận Đức Kitô. Điều trớ trêu là khi đọc Tin mừng, ta thấy những người không tin đức Kitô là những người Do thái; họ không phải là người vô thần, và phần lớn rất trung thành với Luật Mosê. Trong bối cảnh ấy, ta dễ hiểu vì sao Tân ước nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đức tin, tin vào lời giảng của chính đức Giêsu và lời giảng của Hội thánh. Đức tin cần thiết để được cứu rỗi. Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ để chứng minh sứ mệnh của mình, nhưng phép lạ chưa đủ để tin. Cần thái độ cởi mở, cũng như hợp tác với ân sủng. Ngoài ra, vài vấn nạn khác cũng được nêu lên trong cộng đoàn tiên khởi: tương quan giữa tin và biết, tin và thấy, tin và làm, mà thánh Phaolô, thánh Gioan và thánh Giacobê tìm cách trả lời.
(Còn Tiếp) [1] Trong tiếng Latinh, ngoài danh từ fides (và những từ cùng gốc fidelis, fidelitas) còn có động từ credere (và những từ ngữ cùng gốc: credibilis, credibilitas). Một cách tương tự như vậy tiếng Pháp có danh từ foi và động từ croire (từ đó: croyance), thêm vào những từ gốc Latinh: crédibilité, fidèle, fidélité. - Trong tiếng Anh, danh từ là faith (với các từ ngữ liên hệ: faithful, faithfulness), còn hành vi được gọi là to believe (từ đó có: belief, believer); ngoài ra còn có những từ gốc Latinh: credit, credentials, fidelity.Trong tiếng Việt, “tin” hoặc “tín” cũng được ghép với nhiều từ khác: tin tưởng, tin cậy, tín ngưỡng, tín thác, trung tín, tín nhiệm, vv. [2] J. Duplacy, “Fede” in: Xavier Leon Dufour (dir.), Dizionario di Teologia Biblica, Marietti Torino 1971, col.380-385. [3] Thật ra, batak được chuyển sang tiếng Hy-lạp là elpìs, elpìzo, pèpoitha (và sang tiếng Latinh Vulgata là spes, sperare, confido); còn aman là pistis, pistúein, alétheia (Latinh: fides, credere, veritas). Trong Tân ước danh từ pistis xuất hiện 243 lần và động từ pisteúein 241 lần. [4] Về ý nghĩa đoạn văn này, xem thông điệp Spe salvi của đức thánh cha Bênêđictô XVI, số 7 |
||||||
|