Tông Thư “Ḷng Yêu Mến Kinh Thánh”

của ĐGH Phanxicô


Nguồn: kinhthanhvn.net  

Tông Thư “Ḷng Yêu Mến Kinh Thánh”

của ĐGH Phanxicô

 

TÔNG THƯ

SCRIPTURAE SACRAE AFFECTUS

L̉NG YÊU MẾN KINH THÁNH

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

NHÂN DỊP KỶ NIỆM 1600 NĂM 

NGÀY MẤT CỦA THÁNH GIÊRÔNIMÔ

 

Ḷng yêu mến Kinh Thánh

 

Một t́nh yêu sống động và nồng nàn đối với Lời Chúa được viết thành văn, đó là di sản mà thánh Giêrônimô đă để lại cho Hội Thánh qua cuộc đời và các tác phẩm của ngài. Đây là những diễn tả được lấy từ lời nguyện nhập lễ trong phụng vụ của ngày lễ kính nhớ thánh Giêrônimô,[1] và nhờ đó mà trong dịp kỷ niệm 1600 năm ngày thánh nhân qua đời, chúng ta có một ch́a khóa cần thiết để nh́n thấy khuôn mặt uy nghi của ngài trong lịch sử Hội Thánh và một t́nh yêu lớn lao của ngài đối với Đức Kitô.

 

Như ḍng sông lớn tuôn chảy và nuôi dưỡng vô số ḍng suối nhỏ, th́ t́nh yêu sống động và nồng nàn của thánh nhân cũng tuôn trào trong công việc của ngài để rồi ngài trở nên một nhà nghiên cứu không ngơi nghỉ, nhà dịch thuật, nhà chú giải, người hiểu biết thâm sâu và người say mê phổ biến Kinh Thánh; ngài c̣n là người diễn giải tinh tường các bản văn Kinh Thánh và là người bảo vệ chân lư Kitô giáo một cách nhiệt thành, và đôi khi, đầy mạnh bạo và kịch liệt; ngài là vị ẩn tu khắc khổ nghiêm ngặt và là một người đồng hành thiêng liêng đầy kinh nghiệm, với sự phóng khoáng và dịu dàng của ngài. Hôm nay, 1600 năm sau ngày ngài qua đời, h́nh ảnh của ngài vẫn c̣n mang tính thời sự đối với chúng ta là Kitô hữu của thế kỷ thứ XXI.

 

Dẫn nhập

 

Ngày 30 tháng 09 của năm 420, thánh Giêrônimô đă hoàn tất hành tŕnh dương thế của ḿnh tại Bêlem, nơi cộng đoàn mà ngài đă thành lập gần hang Giáng sinh. Như thế ngài đă kư thác trọn đời ḿnh cho Thiên Chúa, Đấng ngài đă luôn luôn t́m kiếm và học biết trong Kinh Thánh, và cũng c̣n là một Đấng Phán xét mà ngài đă gặp gỡ trong một thị kiến, có lẽ vào mùa Chay năm 375. Sự kiện này đă ghi dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đời của thánh nhân, khi nó làm cho ngài hoán cải và thay đổi quan điểm hoàn toàn.

 

Khi đó, ngài cảm thấy ḿnh bị đưa đến trước mặt Đấng Phán xét, và “bị tra hỏi về t́nh trạng của tôi, tôi đă trả lời rằng tôi là Kitô hữu. Nhưng Đấng Phán xét nói thêm: “Ngươi nói dối! Ngươi thuộc phái Ciceron, ngươi không phải là Kitô hữu”.[2] Từ khi c̣n trẻ, thánh Giêrônimô đă yêu thích vẻ đẹp trong sáng của các bản văn Latinh kinh điển. Khi so sánh các bản văn đó, các tác phẩm Kinh Thánh đối với ngài thoạt tiên xem ra thô sơ và nhiều lỗi ngữ pháp, rất khó được tiếp nhận so với sở thích văn chương tinh tế của ngài.

 

Kinh nghiệm này trong cuộc đời của thánh Giêrônimô đă thôi thúc ngài quyết định dành trọn đời ḿnh cho Đức Kitô và Lời Chúa, bằng cách cống hiến cả cuộc đời để làm cho bản văn thánh thiêng luôn trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người khác, nhờ công việc dịch thuật và b́nh giải không mệt mỏi của ngài. Sự kiện này ghi dấu vào trong cuộc đời của thánh nhân một định hướng mới mang tính quyết định, đó là trở nên tôi tớ của Lời Chúa, như người say t́nh với “thân ḿnh Kinh Thánh”. Cũng thế, trong việc nghiên cứu liên tục vốn là đặc trưng của đời ḿnh, thánh nhân đă làm thăng hoa việc học của ngài khi c̣n trẻ và việc đào tạo mà ngài đă lănh nhận ở Rôma, bằng cách định hướng lại những kiến thức của ḿnh để phục vụ một cách trưởng thành hơn cho Thiên Chúa và cho cộng đoàn Hội Thánh.

 

Chính v́ thế, thánh Giêrônimô đă có đầy đủ phẩm hạnh mà góp mặt vào những nhân vật vĩ đại của Hội Thánh cổ thời, trong giai đoạn được xem là thế kỷ hoàng kim của các Giáo phụ, tạo nên một cầu nối thực sự giữa Đông và Tây. Ngài là một người bạn thời trẻ của đan sĩ Rufin thành Aquileia; ngài gặp thánh Ambrôsiô và thường xuyên trao đổi thư từ với thánh Augustinô; ngài biết thánh Grêgôriô thành Nazianzênô, thánh Điđimô Mù, và thánh  Epiphani thành Salamin. Truyền thống ảnh tượng Kitô giáo đă tôn phong thánh Giêrônimô, cùng với thánh Augustinô, thánh Ambrôsiô và thánh Gregôriô Cả là bốn vị đại tiến sĩ Hội thánh Tây Phương.

 

Các vị tiền nhiệm của tôi đă tôn vinh thánh Giêrônimô trong nhiều dịp khác nhau. Một thế kỷ trước, nhân dịp kỷ niệm 1500 năm ngày ngài qua đời, Đức Bênêđictô XV đă dâng kính Tông thư Spiritus Paraclitus (15/09/1920) cho thánh nhân và tŕnh bày ngài cho thế giới như là vị “tiến sĩ tối cao giải thích Kinh Thánh” (doctor maximus explanandis Scripturis). [3] Gần đây hơn, Đức Bênêđictô XVI đă dành hai bài giáo lư liên tiếp để nói về nhân cách và các tác phẩm của ngài.[4] Hôm nay, kỷ niệm 1600 năm ngày ngài qua đời, tôi cũng ước ao nhắc lại thánh Giêrônimô và nhấn mạnh lần nữa tính thời sự của sứ điệp và của lời giảng dạy của ngài, khởi đi từ ḷng yêu mến bao la của ngài đối với Kinh Thánh.

 

Theo nghĩa này, thánh Giêrônimô đă trở nên một h́nh tượng nổi bật như là người hướng dẫn vững chắc và là chứng nhân ưu việt trong Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 12, bàn về Lời Chúa,[5] và trong Tông huấn Verbum Domini (VD) của Đức Bênêđictô XVI tiền nhiệm của tôi, được công bố đúng ngày lễ của thánh nhân, 30 tháng 9 năm 2010.[6]

 

Từ Rôma tới Bêlem

 

Cuộc đời và hành tŕnh cá nhân của thánh Giêrônimô đă tiêu hao trên những chặng đường của đế quốc Rôma, giữa Châu Âu và Đông phương. Sinh ra vào khoảng những năm 345 tại Stridon, nằm ở biên giới giữa Dalmatia và Pannonia, thuộc lănh thổ Croatia hoặc Slovenia ngày nay, ngài lănh hội một nền giáo dục vững chắc trong gia đ́nh Kitô giáo. Theo tập tục vào thời đó, ngài được rửa tội khi đến tuổi trưởng thành, đang trong thời gian học khoa hùng biện ở Rôma, giữa năm 358 và năm 364. Trong thời gian này ở Rôma, ngài đă đọc không biết chán các tác phẩm Latinh kinh điển mà ngài đă học theo sự hướng dẫn của những bậc thầy hùng biện lừng lẫy nhất của thời bấy giờ.

 

Khi hoàn tất chương tŕnh học, thánh Giêrônimô thực hiện một cuộc hành tŕnh dài qua xứ Gaule. Hành tŕnh này dẫn ngài đến thành Trèves, nay thuộc về Đức quốc. Chính nơi đó ngài tiếp xúc lần đầu tiên với kinh nghiệm đan tu Đông phương do thánh Athanasiô phổ biến. Kết quả là một khát vọng sâu thẳm chín mùi đă mang ngài đến Aquileia, và tại nơi đây, ngài đă cùng với các bạn của ḿnh lập nên “một hiệp đoàn những người được chúc phúc” (a choir of the blessed),[7] đó là thời kỳ của đời sống chung.

 

Vào khoảng năm 374, khi đi ngang qua Antiôkia, thánh Giêrônimô quyết định ẩn dật tại sa mạc Chalsis để sống đời khổ tu triệt để hơn, trong đó ngài dành một chỗ lớn cho việc nghiên cứu các ngôn ngữ Kinh Thánh, đầu tiên là tiếng Hy Lạp và sau đó là tiếng Hípri. Ngài nhờ một người anh em trong cộng đoàn, đó là người Do Thái trở lại Kitô giáo, dẫn dạy ngài học biết kiến thức mới về ngôn ngữ Hípri và những âm được xem là “âm thé và âm bật”.[8]

 

Sa mạc và đời sống ẩn dật nơi đây đă được chính thánh Giêrônimô chọn lựa và sống trong ư nghĩa sâu xa nhất của nó. Đó như là nơi của những chọn lựa hiện sinh nền tảng, của sự gặp gỡ thân t́nh với Thiên Chúa; đây cũng là nơi mà với sự chiêm niệm, cùng những thử thách nội tâm và những cuộc chiến thiêng liêng, ngài nhận biết về sự mong manh với ư thức sâu xa hơn về những hạn chế của ḿnh và của những người khác, và ngài nhận thấy tầm quan trọng của những giọt nước mắt.[9] 

 

Cũng thế, sa mạc đă dạy ngài cảm thức về sự hiện diện của Thiên Chúa, sự phụ thuộc cần thiết của chúng ta vào Chúa và niềm an ủi giàu ḷng khoan nhân của Người. Ở đây, tôi muốn nhắc lại một giai thoại trong một truyền thống ngụy thư: thánh Giêrônimô hỏi Chúa: “Chúa muốn con làm ǵ cho Chúa ?”. Và Chúa trả lời: “Con c̣n chưa cho Ta mọi sự”. “Nhưng lạy Chúa, con đă cho Chúa điều này và điều kia rồi mà” – “Thiếu một điều con à” – “Điều ǵ vậy, lạy Chúa?” – “Hăy cho Ta tội lỗi của con để Ta có thể vui mừng mà tha thứ tội lỗi của con thêm lần nữa”.[10]

 

Thánh Giêrônimô trở lại Antiôkia, nơi ngài được Đức Giám mục Paulin truyền chức linh mục, rồi ngài đến Constantinốp, khoảng năm 379. Tại đây ngài làm quen với thánh Grêgôriô thành Nazianzênô và đă theo đuổi việc nghiên cứu. Ngài cống hiến hết ḿnh cho việc phiên dịch sang tiếng Latinh những tác phẩm Hy Lạp quan trọng (các bài giảng của ông Ôrigen và Sử kư của ông Eusêbiô), và hít thở bầu khí của Công đồng được tổ chức tại thành phố này vào năm 381. Suốt những năm này, chính nhờ việc nghiên cứu, thánh nhân đă cho thấy niềm say mê và sự quảng đại của ngài. Nhờ nỗi xao xuyến luôn có trong ḷng đă dẫn đưa và thôi thúc ngài nghiên cứu cách say mê và không biết mệt mỏi: “Có lúc tôi thất vọng, nhiều lần bỏ cuộc; nhưng rồi tôi lại tiếp tục nhờ vào quyết tâm dứt khoát phải học hỏi”, để rồi từ “hạt đắng” của những nghiên cứu này, “những trái ngon quả ngọt” đă được thu về.[11]

 

Thánh Giêrônimô quay trở lại Rôma vào năm 382 và phục vụ cho Đức Giáo hoàng Đamasô. Nhận thấy nơi thánh nhân những phẩm chất cao đẹp, Đức Giáo hoàng đă đặt ngài làm cộng sự thân cận. Tại đây, thánh Giêrônimô dấn thân trong hoạt động không ngưng nghỉ nhưng không quên chiều kích thiêng liêng. Trên đồi Aventin của thành Rôma cổ đại, nhờ sự giúp đỡ của các phụ nữ quư tộc thành Rôma vốn là những người khát khao chọn sống Tin Mừng triệt để như hai thánh Marcella và Paola và thánh trinh nữ Eustochia, con gái của thánh Paola, ngài đă thiết lập nên một nhóm nhỏ để đọc và nghiên cứu Kinh Thánh cách nghiêm túc. Thánh Giêrônimô là nhà chú giải, thầy dạy và là nhà linh hướng.

 

Cùng lúc đó, ngài thực hiện việc hiệu đính những bản dịch Latinh trước đó về các Tin Mừng, có lẽ cũng hiệu đính luôn các phần khác của Tân ước; ngài tiếp tục công việc dịch thuật các bài giảng và các diễn giải Kinh Thánh của ông Ôrigen; ngài triển khai một hoạt động thư từ rầm rộ nhằm đối đầu công khai với các tác giả lạc giáo, đôi khi quá mức và không khoan nhượng, nhưng luôn luôn được hướng dẫn một cách chân thành bởi ước muốn bảo vệ đức tin chân thật và kho tàng Kinh Thánh.

Thời kỳ hiệu quả và mănh liệt này bị gián đoạn bởi sự kiện Đức Giáo hoàng Đamasô qua đời. Chính v́ thế, thánh Giêrônimô buộc phải rời Rôma để lên đường đi Ai Cập và Palestin. Cùng đi với ngài có những người bạn và các phụ nữ khao khát theo đuổi những trải nghiệm thiêng liêng cũng như việc khởi sự nghiên cứu Kinh Thánh. Đến Ai Cập, ngài gặp gỡ thần học gia vĩ đại Điđimô Mù. Sau đó ngài đến Palestin và định cư dứt khoát tại Bêlem năm 386. Ngài tiếp tục học ngữ văn và bám chặt những địa điểm vốn là khung cảnh của những câu chuyện trong Kinh Thánh.

 

Tầm quan trọng đối với các địa điểm thánh thiêng này không chỉ được thể hiện qua việc ngài chọn lựa sống tại Palestin từ năm 386 đến khi qua đời, mà c̣n qua việc ngài dấn thân phục vụ cho các cuộc hành hương. Chính tại Bêlem, nơi đặc biệt ưu tiên đối với ngài, ngài đă thiết lập gần hang Giáng sinh hai đan viện “sinh đôi”, một nam một nữ, với những nhà khách để tiếp đón du khách hành hương đến những nơi thánh (ad loca sancta). Điều đó cho thấy sự quảng đại của ngài trong việc tiếp đón những ai đến trong mảnh đất này để nh́n thấy và đụng chạm đến các địa danh lịch sử của ơn cứu độ, và như thế việc t́m hiểu về văn hóa và tinh thần được kết hợp với nhau.[12]

 

Chính trong Kinh Thánh, nhờ tâm t́nh vâng phục lắng nghe, thánh Giêrônimô t́m thấy được chính ḿnh, nhận ra dung mạo của Thiên Chúa và của anh em. Ngài cũng thấy ḿnh cuốn hút vào đời sống cộng đoàn. Từ đó, ngài ước ao sống với các bạn hữu, như đă có vào những ngày ở Aquileia, cũng như việc thiết lập những cộng đoàn đan tu, bằng cách theo đuổi lư tưởng đan tu của đời sống tu sĩ. Lư tưởng đan tu xem đan viện như là “nơi thao dượt” trong đó phải đào tạo thành những người “xem ḿnh thấp kém hơn mọi người để trở thành những người đứng đầu trong mọi người”, cảm thấy hạnh phúc trong sự nghèo khó và có khả năng giảng dạy bằng chính lối sống của ḿnh.

 

Quả thực, ngài coi đó là kinh nghiệm đào luyện khi sống “dưới sự hướng dẫn của một bề trên duy nhất trong sự đồng hành của nhiều người” để học hỏi sự khiêm nhường, kiên nhẫn, thinh lặng và khoan dung, và luôn ư thức rằng “chân lư không ưa những góc khuất tối tăm, và cũng không t́m kiếm những người bàn tán x́ xào”.[13] Ngài cũng thú nhận rằng “sau những căn pḥng của đan viện, ngài khao khát, […] và ước ao một cuộc sống mà trong đó mọi người, như những con kiến cùng tổ, biết quan tâm lẫn nhau và chung tay làm việc với nhau, mà không ai sở hữu của cải cho riêng ḿnh, nhưng mọi thứ đều là của chung”.[14]

 

Trong việc học hỏi và nghiên cứu Kinh Thánh, thánh Giêrônimô đă không t́m kiếm niềm vui phù phiếm cho ḿnh, nhưng ngài t́m thấy ở đó như là một cuộc thao dượt tâm linh, một phương thế để đến gần Thiên Chúa. Cũng thế, ngài đă định hướng lại việc đào luyện cổ điển của ḿnh nhằm vào việc phục vụ một cách trưởng thành hơn cho cộng đoàn Hội Thánh. Chúng ta nhớ đến sự trợ giúp mà ngài dành cho Đức Giáo hoàng Đamasô, rồi đến việc giảng dạy mà ngài đă cống hiến cho các phụ nữ thành Rôma, đặc biệt là việc học tiếng Hípri, từ khi họ c̣n là một nhóm nhỏ đầu tiên trên đồi Aventin. Nhờ đó mà hai thánh nữ Paola và Eustochia được bước vào trong “hàng ngũ của các dịch giả”.[15] Điều vô tiền khoáng hậu trong thời này, [việc giảng dạy của thánh Giêrônimô] làm cho họ có thể đọc và hát Thánh vịnh bằng ngôn ngữ gốc [của Kinh Thánh].[16]

 

Sự uyên bác vĩ đại của thánh Giêrônimô thật sự cần thiết để phục vụ cho những người loan báo Tin Mừng. Như ngài đă nhắc nhở người bạn của ḿnh là thánh đan sĩ, linh mục Nepôzian: “Lời của vị linh mục phải có hương vị nhờ vào việc đọc Kinh Thánh. Tôi không muốn anh như là một người diễn thuyết sáo rỗng hay là một kẻ lang băm nhiều lời, nhưng là người am tường những giáo huấn huyền nhiệm và thánh thiêng của Thiên Chúa. Bởi lẽ những kẻ vô tri chủ yếu giỏi xoay chuyển lời nói và chiếm đoạt sự ngưỡng mộ của dân chúng b́nh dân bằng cách nói nhanh lẹ. Những người không biết xấu hổ như thế thường cố giải thích những ǵ họ không biết và tự cho ḿnh là một chuyên viên lỗi lạc khi dễ dàng thuyết phục được người khác”.[17]

 

Thời gian sống ở Bêlem cho tới khi qua đời năm 420 là thời gian mang lại nhiều thành quả nhất trong cuộc đời của thánh Giêrônimô. Tại đây, ngài dành hết tâm trí và sức lực cho việc nghiên cứu Kinh Thánh và tích cực bắt tay vào công tŕnh đồ sộ là phiên dịch toàn bộ Cựu ước từ nguyên bản tiếng Hípri; ngài chú giải các sách Ngôn sứ, các Thánh vịnh, các tác phẩm của thánh Phaolô; ngoài ra ngài c̣n biên soạn những tài liệu như là công cụ hỗ trợ cho việc học hỏi và nghiên cứu Kinh Thánh. Công sức quư báu trải dài trên các tác phẩm của ngài là thành quả của một tiến tŕnh so sánh, thẩm định và tổng hợp, bắt đầu từ việc sao chép và đối chiếu các thủ bản với nhau cho đến việc suy ngẫm và luận bàn: “Tôi chưa bao giờ cậy dựa vào năng lực của chính ḿnh khi nghiên cứu các tập sách thánh, […] Tôi có thói quen đặt câu hỏi, ngay cả về những điều tôi nghĩ là tôi biết, thậm chí nhiều hơn về những điều tôi không chắc chắn”.[18]

 

Chính v́ thế, ư thức về những giới hạn của ḿnh, thánh nhân đă cầu nguyện liên lỉ hầu giúp cho nỗ lực phiên dịch các bản văn thánh được diễn ra “trong cùng một Thần Khí mà các bản văn đó đă được viết ra”.[19] Ngài cũng không quên phiên dịch các tác phẩm của các tác giả cần thiết cho công việc chú giải, chẳng hạn như của ông Ôrigen, để “cung cấp tài liệu này cho những ai muốn đào sâu nghiên cứu khoa học”.[20]

 

Công tŕnh của thánh Giêrônimô được xem là một nỗ lực được thực hiện ngay trong cộng đoàn và phục vụ cho cộng đoàn, một mô h́nh mang tính đồng nghị tiêu biểu cho chúng ta, cho thời đại của chúng ta và cho những thể chế văn hóa khác nhau của Hội Thánh, để tất cả những nơi đó cũng được trở nên là “nơi mà tri thức trở thành phục vụ, bởi lẽ nếu như tri thức không nảy sinh từ sự cộng tác và khai mở sự cộng tác th́ sẽ không có sự phát triển con người cách thực sự và toàn vẹn”.[21] Nền tảng của sự hiệp thông này chính là Kinh Thánh; mà Kinh Thánh th́ chúng ta không thể đọc một ḿnh: “Kinh Thánh, dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, được viết ra bởi Dân Chúa và cho Dân Chúa. Chỉ trong sự hiệp thông này với Dân Chúa, chúng ta mới có thể thực sự cùng với “chúng ta” mà đi vào cốt lơi của chân lư mà chính Thiên Chúa muốn nói với chúng ta”.[22]

 

Kinh nghiệm sống mạnh mẽ được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa đă làm cho thánh Giêrônimô trở thành người hướng dẫn thiêng liêng cho nhiều người qua tương tác rộng răi bằng thư từ. Ngài trở thành người bạn đồng hành, tin chắc rằng “không có nghệ thuật nào có thể học được nếu không có một bậc thầy”. Ngài viết cho vị đan sĩ Rustico: “Điều tôi muốn làm cho anh hiểu, khi tay tôi nắm lấy tay anh như thể tôi là một thủy thủ, là người đă trải nghiệm với nhiều vụ đắm tàu, là tôi đang cố gắng hướng dẫn một người lái tàu thiếu kinh nghiệm như anh”.[23] Từ một góc ẩn dật yên b́nh của thế giới này, thánh Giêrônimô đă theo sát ḍng chảy nhân loại trong một thời kỳ có nhiều biến động. Thời kỳ đó được đánh dấu bằng những sự kiện như cuộc cướp phá thành Rôma năm 410 vốn đă ảnh hưởng sâu sắc đến ngài.

 

Thánh Giêrônimô đưa những luận chiến về các học thuyết vào trong các bức thư, và dĩ nhiên luôn ở trong tâm thế bảo vệ đức tin chân chính. Những bức thư cũng bộc lộ giá trị mà ngài đặt vào các mối tương quan: ngài là người có những tương quan sống vừa mạnh mẽ và vừa dịu dàng, chân thành quan tâm đến người khác với sự dấn thân trọn vẹn, không phải với h́nh thức ngọt ngào, mà với trải nghiệm rằng “t́nh yêu là vô giá”.[24]

 

Cũng thế, ngài thể hiện t́nh cảm của ḿnh một cách nhiệt t́nh và chân thành. Sự dấn thân của ngài trong những hoàn cảnh mà ngài sống và hoạt động cũng được chứng tỏ qua việc ngài hiến dâng việc dịch thuật và chú giải như là công việc cho các bạn hữu (munus amicitiæ). Đó là một món quà trước tiên dành cho bạn hữu, là những người mà ngài đă đề tặng các tác phẩm của ḿnh, và mời gọi họ đọc với thái độ thân thiện hơn là phê b́nh hay chỉ trích, và tiếp đến là dành cho các độc giả của ngài, là những người cùng thời với ngài và những người ở mọi thời đại.[25]

 

Thánh Giêrônimô đă dành những năm cuối đời của ḿnh cho việc chuyên chăm đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh, vừa cá nhân lẫn cộng đoàn, trong tinh thần chiêm niệm và phục vụ anh em qua các công việc của ḿnh. Tất cả những điều này diễn ra ở Bêlem, gần hang đá nơi Ngôi Lời được Đức Trinh Nữ sinh ra, và ngài luôn ư thức rằng “phúc cho ai trong sự sâu thẳm của ḿnh được mang lấy thập giá, sự phục sinh, nơi Chúa giáng sinh và nơi Người lên trời!” Hạnh phúc thay ai có Bêlem trong trái tim của ḿnh, nơi mà Chúa Kitô sinh ra mỗi ngày!”.[26]

 

Ch́a khóa sự khôn ngoan của thánh Giêrônimô

 

Để hiểu cách đầy đủ về nhân cách của thánh Giêrônimô, chúng ta cần kết hợp hai chiều kích đặc trưng trong đời sống đức tin của thánh nhân: một đàng là sự tận hiến cách nghiêm ngặt cho Thiên Chúa, bằng việc từ bỏ mọi thỏa măn theo bản tính con người v́ t́nh yêu Đức Kitô chịu đóng đinh (x. 1 Cr 2,2; Pl 3,8.10); đàng khác, đó là sự chăm chỉ học tập, nghiên cứu nhắm tới một sự hiểu biết ngày càng sâu rộng hơn về mầu nhiệm Thiên Chúa.

 

Chính chứng từ kép đáng ngưỡng mộ này của thánh nhân đă trở nên kiểu mẫu cho các đan sĩ, và nhất là với những ai sống đời khổ hạnh và cầu nguyện, được thôi thúc cống hiến hết ḿnh vào việc nghiên cứu và suy tư. Đây cũng là một kiểu mẫu cho các học giả, là những người phải luôn ghi nhớ rằng tri thức chỉ có giá trị tôn giáo khi được đặt để trên nền tảng là chính ḷng yêu mến Chúa chứ không phải trên những tham vọng thế trần.

 

Hai khía cạnh này của thánh Giêrônimô được thể hiện trong lịch sử nghệ thuật. Thánh nhân thường được những bậc thầy vĩ đại của hội họa phương Tây miêu tả theo hai h́nh ảnh khác biệt nhau. Một là h́nh ảnh của vị đan sĩ sám hối với thân h́nh khắc khổ, tiều tụy, sống đời ăn chay và cầu nguyện nơi hoang mạc, trong tư thế quỳ gối hoặc phủ phục, và đôi khi, tay phải ngài nắm chặt ḥn đá đấm vào ngực, mắt ngài ngước nh́n lên ảnh Chúa chịu nạn. Theo nét họa này, chúng ta có một kiệt tác đầy cảm động của danh họa Leonardo da Vinci, và hiện được lưu giữ trong Viện bảo tàng Vatican.

 

Ở một h́nh ảnh khác ta lại thấy thánh Giêrônimô trong trang phục của một học giả ngồi bên bàn viết, xung quanh là các cuộn giấy và mảnh da, đang chăm chú phiên dịch và b́nh giải bản văn Kinh Thánh, nhằm bảo vệ đức tin thông qua các tác phẩm và suy tư của ḿnh. Danh họa Albrecht Dürer đă nhiều lần khắc họa thánh nhân trong tư thế này.

 

Hai h́nh ảnh trên c̣n được kết hợp với nhau trong bức tranh của họa sĩ Caravaggio đặt tại pḥng trưng bày Borghese ở Rôma. Ở một cảnh duy nhất, ta bắt gặp h́nh ảnh một đan sĩ già nua khổ hạnh, khoác trên ḿnh đơn giản bằng một chiếc áo choàng đỏ, với chiếc đầu lâu trên bàn, biểu trưng cho sự phù phiếm của thực tại trần thế; nhưng cùng lúc, vị đan sĩ c̣n được miêu tả cách rơ nét như một học giả, với ánh mắt dán chặt vào cuốn sách, đang khi tay ngài đang nhúng cây bút lông vào lọ mực, như là một hành động điển h́nh của một nhà văn.

 

Hai h́nh ảnh mà ta có thể gọi là “khôn ngoan” này được thể hiện rơ nét trong cuộc sống của thánh Giêrônimô. Nếu như với tư cách là một “Sư tử thành Bêlem” thực sự, thánh nhân có thể đă có giọng điệu kịch liệt, th́ đó là do bởi ngài muốn t́m kiếm chân lư mà ngài đă cam kết phục vụ cách vô điều kiện. Và như thánh nhân đă giải thích trong tác phẩm đầu tiên của ḿnh, Cuộc đời Thánh Phaolô, vị ẩn sĩ thành Nô, đó là sư tử có thể “gầm thét” nhưng cũng có thể rơi lệ.[27] V́ lư do này mà hai đặc điểm khác biệt nhau cùng xuất hiện trong cùng một h́nh ảnh của thánh nhân đă được Chúa Thánh Thần kết hợp với nhau thông qua một tiến tŕnh trưởng thành bên trong.

 

Ḷng yêu mến Kinh Thánh

 

Điểm nổi bật trong linh đạo của thánh Giêrônimô chắc chắn là ḷng yêu mến nồng nàn của ngài đối với Lời Chúa được kư thác cho Hội Thánh trong Kinh Thánh. Nếu như tất cả các vị tiến sĩ Hội Thánh – đặc biệt là những người thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên Kitô giáo – đă kín múc hầu hết từ Kinh Thánh cho những nội dung giáo huấn của ḿnh, th́ thánh Giêrônimô cũng đă làm như vậy, nhưng với một cách có hệ thống và chuyên biệt hơn.

 

Trong thời gian gần đây, các nhà chú giải đă khám phá ra đặc tính thuật truyện, thi ca của Kinh Thánh với khả năng biểu đạt tuyệt vời. Với thánh Giêrônimô, ngài lại nhấn mạnh đến khía cạnh khiêm hạ trong mạc khải của Thiên Chúa, được diễn tả qua bản chất thô ráp và gần như nguyên sơ của ngôn ngữ Hípri, so với sự trau chuốt mượt mà như phong cách ngôn ngữ Latinh của Ciceron. Ngài dành hết tâm lực cho việc nghiên cứu Kinh Thánh không phải v́ sở thích về mỹ học, nhưng – như ai cũng biết – chỉ v́ Kinh Thánh đă dẫn dắt ngài học biết Đức Kitô, bởi lẽ, không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.[28]

 

Thánh Giêrônimô dạy chúng ta rằng không chỉ các sách Tin Mừng, cũng như không chỉ truyền thống các Tông đồ chứa đựng trong sách Công vụ Tông đồ và trong các Thư, cần phải được học hỏi, nghiên cứu và b́nh giải, mà cả toàn bộ Cựu ước cũng không thể thiếu trong việc t́m kiếm chân lư và sự giàu có của Đức Kitô.[29] Chính những trang sách Tin Mừng cũng minh chứng cho điều này khi nói với chúng ta về Đức Giêsu như là vị Thầy, mà khi muốn giải thích về mầu nhiệm của Người, th́ Người cũng viện dẫn đến Môsê, các Ngôn sứ và Thánh vịnh (x. Lc 4,16-21; 24,27.44-47).

 

Ngay cả lời rao giảng của hai thánh Phêrô và Phaolô trong sách Công vụ tông đồ cũng bắt nguồn từ Cựu ước; v́ thế, nếu không quy chiếu về Cựu ước, chúng ta sẽ không thể hiểu hết về h́nh ảnh Con Thiên Chúa, Đấng Messia và là Đấng Cứu độ. Chúng ta cũng không nên xem Cựu ước chỉ đơn thuần là một kho trích dẫn khổng lồ chứng minh sự ứng nghiệm của những lời tiên tri xa xưa về con người của Đức Giêsu thành Nadarét. Đúng hơn, nhờ ánh sáng của những “h́nh bóng” xa xưa này mà chúng ta mới có thể hiểu biết đầy đủ hơn ư nghĩa của biến cố Đức Kitô, được kiện toàn qua cái chết và sự phục sinh của Người. Ngày nay, trong việc dạy giáo lư và rao giảng, cũng như trong các nghiên cứu thần học, chúng ta cần khám phá lại sự đóng góp không thể thiếu của Cựu ước, là những trang sách cần được đọc và thẩm thấu như một nguồn dinh dưỡng thiêng liêng vô giá cho chúng ta (x. Ed 3,1-11; Kh 10,8-11).[30]

 

Việc thánh Giêrônimô hết ḷng tận tụy với Kinh Thánh được ngài thể hiện cách say mê tương tự như cách thế của các vị ngôn sứ xưa kia. Chính từ nơi các ngài mà vị thánh tiến sĩ của chúng ta đă kín múc ngọn lửa nội tâm để trở nên như một lời hùng biện mạnh mẽ (x. Gr 5,14; 20,9; 23,29; Ml 3,2; Hc 48,1; Mt 3,11; Lc 12,49), rất cần thiết để thể hiện ḷng nhiệt thành cháy bỏng của người tôi tớ phục vụ cho Thiên Chúa. Cũng như với ngôn sứ Êlia, Gioan Tẩy giả và thánh Phaolô Tông đồ, sự phẫn nộ trước những dối trá, thói đạo đức giả và các giáo huấn sai lạc đă làm bùng phát nơi thánh nhân những lời nói gay gắt và công kích. Chúng ta có thể hiểu rơ hơn chiều kích luận chiến nơi các tác phẩm của ngài nếu chúng ta đọc chúng dưới ánh sáng của truyền thống các ngôn sứ đích thực nhất.

 

V́ thế, thánh Giêrônimô nổi lên như một h́nh mẫu của một chứng nhân kiên định cho sự thật, thể hiện qua việc nghiêm khắc khiển trách để thúc đẩy sự hoán cải. Bằng sự mạnh mẽ trong biểu cảm và h́nh ảnh của ḿnh, thánh nhân cho thấy ḷng can đảm của một người tôi tớ không bao giờ muốn làm hài ḷng người khác, mà chỉ muốn làm vui ḷng một ḿnh Chúa của ngài (Gl 1,10), là Đấng mà thánh nhân nguyện cháy hết linh lực của ḿnh cho Người.

 

Nghiên cứu Kinh Thánh

 

Ḷng yêu mến nồng nàn của thánh Giêrônimô đối với Kinh Thánh thấm nhuần trong sự vâng phục. Trước hết, đó là sự vâng phục của ngài đối với Thiên Chúa, Đấng đă tỏ ḿnh ra bằng lời; mà lời th́ đ̣i hỏi một sự lắng nghe đầy tôn kính;[31] tiếp đến, ngài c̣n thể hiện sự vâng phục với các đấng bậc trong Hội Thánh, là những người đại diện cho Truyền thống sống động trong việc giải thích sứ điệp mạc khải. Tuy nhiên, “sự vâng phục trong đức tin” (Rm 1,5; 16,26) không phải là sự tiếp nhận thụ động đơn thuần những ǵ đă biết; trái lại, nó đ̣i hỏi sự tích cực nỗ lực t́m kiếm cá nhân. Chúng ta có thể xem thánh Giêrônimô như một người phục vụ của Lời Chúa, luôn cần cù và tín trung, biết toàn tâm giúp cho những người anh chị em của ḿnh trong đức tin hiểu biết đầy đủ hơn về “kho tàng” thánh thiêng được kư thác cho họ (x. 1 Tm 6,20; 2 Ti 1,14). Nếu không hiểu những ǵ đă được các tác giả linh hứng viết ra, th́ Lời Chúa sẽ thiếu hiệu nghiệm (x. Mt 13,19) và t́nh yêu đối với Thiên Chúa không thể triển nở.

 

Ngày nay, những trang Kinh Thánh không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận được ngay lập tức. Như ngôn sứ Isaia đă nói (29,11), ngay cả đối với những người biết “đọc” – tức là những người đă được đào tạo đầy đủ về tri thức – th́ cuốn sách thánh thiêng dường như bị “niêm phong”, kín lối cho việc giải thích. V́ thế, cần thiết phải có một chứng nhân có khả năng cung cấp ch́a khóa là chính Đức Kitô, duy chỉ một ḿnh Người mới có thể phá dỡ niêm phong và mở cuốn sách (x. Kh 5,1-10), và như thế ơn thánh sủng mới tuôn tràn trên chúng ta (Lc 4,17-21). Rất nhiều người, ngay cả trong số các Kitô hữu đang sống đạo, cũng công khai bày tỏ rằng họ không thể đọc được Kinh Thánh (x. Is 29,12), không phải bởi v́ họ mù chữ, mà bởi v́ họ không được trang bị khả năng tiếp cận ngôn ngữ Kinh Thánh, những lối diễn đạt và các truyền thống văn hóa cổ xưa. Kết quả là bản văn Kinh Thánh trở nên không thể giải mă được, như thể Kinh Thánh được viết bằng một bảng chữ cái vô danh và một ngôn ngữ bí truyền.

 

Do đó, cần phải có trung gian của một vị thông dịch, là người có thể thực hiện chức năng “trợ tá/phục vụ” (diaconal) để hỗ trợ cho những người không thể hiểu được ư nghĩa của lời được viết ra theo lối tiên tri. Ở đây chúng ta có thể nhớ đến thầy phó tế Philípphê trong sách Công vụ Tông đồ, được Chúa sai đến gặp vị quan thái giám trên đường đi xe ngựa và đang đọc một đoạn trong sách ngôn sứ Isaia (53,7-8), nhưng ông không thể hiểu được ư nghĩa của nó. Thầy hỏi ông: “Ngài có hiểu điều ngài đọc không?” và viên thái giám trả lời: “Làm sao tôi có thể hiểu được nếu không có người hướng dẫn tôi?” (Cv 8,30-31).[32]

 

Thánh Giêrônimô là người hướng dẫn chúng ta bởi lẽ, ngài không những dẫn dắt mọi độc giả đến với mầu nhiệm Đức Giêsu như thầy phó tế Philípphê đă làm (Cv 8,35), mà thánh nhân c̣n đảm nhận một cách có trách nhiệm và hệ thống vai tṛ trung gian trong lănh vực văn hóa và chú giải, là điều rất cần thiết cho việc đọc hiểu Kinh Thánh một cách chính xác và hiệu nghiệm.[33]  Khả năng tinh thông các ngôn ngữ mà Lời Chúa được truyền tải, cùng với việc phân tích và đánh giá cách chính xác các bản thảo nhờ kiến thức nghiên cứu khảo cổ uyên thâm, bên cạnh những kiến thức về lịch sử chú giải, tất cả các phương thế nói chung về phương pháp luận sẵn có lúc bấy giờ, đă được thánh Giêrônimô vận dụng cách khôn khéo và phù hợp, hướng tới một sự hiểu biết đúng đắn về Kinh Thánh được linh hứng.

 

Khía cạnh nổi bật này trong hoạt động của thánh Giêrônimô c̣n có tầm quan trọng to lớn đối với Hội Thánh trong thời đại hôm nay của chúng ta. Như Hiến chế Mạc khải Dei Verbum dạy, nếu Kinh Thánh cấu thành như là “linh hồn của khoa thần học”[34] và là cột sống thiêng liêng trong đời sống đạo của người Kitô hữu,[35] th́ việc giải thích Kinh Thánh nhất thiết phải được hỗ trợ bởi những kỹ năng chuyên biệt.

 

V́ mục đích này, chắc chắn cần phải có các trung tâm học hỏi và nghiên cứu Kinh Thánh chuyên sâu (như Viện Kinh Thánh – Pontificum Institutum Biblicum tại Rôma; Trường École Biblique và Studium Biblicum Franciscanum ở Giêrusalem) và về khoa giáo phụ (như Viện Giáo phụ học Augustinianum tại Rôma), và ngay cả mọi phân khoa thần học ngày nay cũng cần phải cố gắng đảm bảo rằng việc giảng dạy Kinh Thánh được thực hiện sao cho các sinh viên được đào tạo cần thiết về các kỹ năng giải thích, cả trong khả năng chú giải bản văn, và cả trong khả năng tổng hợp thần học Kinh Thánh. Tiếc thay, sự phong phú của Kinh Thánh bị nhiều người bỏ qua hoặc giảm thiểu v́ họ không được trang bị những nền tảng vững chắc trong lĩnh vực này. Cùng với việc chú trọng nhiều hơn đến việc học hỏi và nghiên cứu Kinh Thánh trong các chương tŕnh đào tạo linh mục và giáo lư viên, th́ cũng cần nỗ lực cung cấp cho tất cả các tín hữu những phương thế cần thiết để họ có thể mở được cuốn Kinh Thánh và kín múc từ đó những hoa trái vô giá là sự khôn ngoan, niềm hy vọng và sự sống.[36]

 

Ở đây, tôi muốn nhắc lại điều mà vị Tiền nhiệm của tôi đă bày tỏ trong Tông huấn Verbum Domini: “Tính bí tích của Lời có thể hiểu cách tương tự như sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô dưới h́nh bánh và rượu được truyền phép. […] Về thái độ phải có đối với Thánh Thể cũng như đối với Lời Chúa, thánh Giêrônimô xác quyết: “Chúng ta đọc Kinh Thánh. Tôi nghĩ rằng Tin Mừng là Ḿnh Thánh Chúa Kitô; tôi nghĩ rằng Kinh Thánh là giáo huấn của Chúa. Và khi Chúa nói: nếu các ngươi không ăn thịt Con Người, và nếu các ngươi không uống Máu Người (Ga 6,53), th́ các lời đó của Người nói đến Mầu nhiệm [Thánh Thể], tuy nhiên, Ḿnh và Máu Chúa Kitô đích thực là Lời của Kinh Thánh, đó là giáo huấn của Thiên Chúa”.[37]

 

Tiếc thay, nhiều gia đ́nh Kitô hữu dường như không có khả năng thực hiện như điều mà sách Luật Tôra dạy (x. Đnl 6,6), đó là giới thiệu Lời Chúa cho con cái họ bằng tất cả vẻ đẹp và sức mạnh thánh thiêng của Lời. Điều này đă khiến tôi lập ra ngày Chúa Nhật Lời Chúa[38] như một phương thế để khuyến khích việc đọc Kinh Thánh trong tâm thế cầu nguyện và một cách tiếp cận gần gũi hơn với Lời Chúa.[39] Như thế, mọi biểu hiện ḷng đạo đức khác của người tín hữu sẽ được thêm phong phú ư nghĩa, được định hướng trong bậc thang giá trị, và sẽ nhắm tới những ǵ là căn cốt của đức tin, đó là toàn tâm theo sát mầu nhiệm Chúa Kitô.

 

Bản Vulgata (Phổ thông)

 

“Quả ngọt nhất của quá tŕnh gieo trồng gian khổ”[40] trong việc học tiếng Hy Lạp và tiếng Hípri của thánh Giêrônimô là bản dịch Cựu ước sang tiếng Latinh từ bản gốc tiếng Hípri. Cho đến thời điểm đó, các Kitô hữu trên toàn đế quốc Rôma chỉ có thể đọc toàn bộ Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp. Đang khi các sách Tân ước đă được viết bằng tiếng Hy Lạp, th́ với Cựu ước cũng đă tồn tại một bản tiếng Hy Lạp hoàn chỉnh, được gọi là bản Septuagint [LXX, Bảy Mươi], là bản dịch do cộng đồng người Do Thái ở Alessandria thực hiện vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.

 

Tuy nhiên, đối với người đọc tiếng Latinh, th́ không có bản dịch Kinh Thánh hoàn chỉnh nào bằng ngôn ngữ của họ; chỉ có một số bản dịch từng phần nhỏ và không đầy đủ từ tiếng Hy Lạp. Chính thánh Giêrônimô, và những người tiếp tục công việc của ngài sau này, đă có công trong việc hiệu đính và dịch mới lại toàn bộ bản văn Kinh Thánh. Sau khi khởi sự công việc hiệu đính các sách Tin Mừng và các Thánh vịnh tại Rôma với sự khuyến khích của Đức Giáo hoàng Đamasô, thánh Giêrônimô đă t́m đến Bêlem trong đời sống ẩn dật và bắt đầu công việc dịch thuật trực tiếp tất cả các sách Cựu ước từ tiếng Hípri. Công việc này kéo dài trong nhiều năm.

 

Để hoàn thành công việc dịch thuật này, thánh Giêrônimô đă sử dụng hiệu quả kiến thức về tiếng Hy Lạp và Hípri của ḿnh, cũng như vốn học tiếng Latinh vững chắc mà ngài đă thủ đắc, và sử dụng các công cụ ngữ văn mà ngài có sẵn, đặc biệt là bản Hexapla của giáo phụ Ôrigen. Bản văn cuối cùng đă kết hợp tính liên tục trong các nguyên tắc đang được sử dụng phổ biến, cùng với việc tuân thủ chặt chẽ hơn với ngữ pháp tiếng Hípri, mà không làm mất đi nét sang trọng của ngôn ngữ Latinh. Kết quả là một công tŕnh vĩ đại thực sự đă hoàn thành, tạo nên dấu ấn trong lịch sử văn hóa phương Tây, góp phần định h́nh ngôn ngữ thần học trong chính nền văn hóa này. Bản dịch của thánh Giêrônimô, sau khi vượt qua một số từ chối ban đầu, ngay lập tức đă trở thành di sản chung cho cả giới học giả uyên bác và cả lớp người tín hữu b́nh dân; v́ lư do này mà bản dịch có tên là “Vulgata” [Bản Phổ thông].[41] 

 

Châu Âu thời Trung cổ đă học cách đọc, cầu nguyện và suy tư trên các trang Kinh Thánh do thánh Giêrônimô phiên dịch. V́ thế mà “Kinh Thánh đă trở nên như một loại “từ điển rộng lớn” (Paul Claudel) và “bộ sưu tập ảnh tượng” (Marc Chagall), mà từ đó nền văn hóa nghệ thuật Kitô giáo đă kín múc”.[42] Văn học, nghệ thuật và thậm chí cả ngôn ngữ b́nh dân đă liên tục được định h́nh bởi bản dịch Kinh Thánh của thánh Giêrônimô, và chúng đă để lại cho chúng ta những kho tàng vô giá về mỹ thuật và ḷng sùng mộ.

 

Chính v́ sự thật không thể chối căi này mà Công đồng Trentô, trong sắc lệnh Insuper, đă xác định bản Vulgata là bản “chính thực” (authentic), và do đó, được sử dụng rộng răi trong Hội Thánh qua nhiều thế kỷ, và được chứng thực giá trị như là công cụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và tranh luận công khai.[43] Tuy nhiên, Công đồng đă không t́m cách giảm thiểu tầm quan trọng của các bản văn gốc, như thánh Giêrônimô đă không ngừng nhấn mạnh, đó là phải giảm thiểu trong tương lai sự cấm đoán việc phiên dịch toàn bộ Kinh Thánh. Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, theo sự ủy thác của các nghị phụ Công đồng Vaticanô II, đă mong muốn rằng công việc hiệu đính bản Vulgata được mau hoàn thành để phục vụ cho toàn thể Hội Thánh. V́ thế, năm 1979, trong Tông hiến Scripturarum Thesaurus,[44] thánh Giáo hoàng Phaolô VI đă ban hành ấn bản chuẩn được gọi là bản “NeoVulgata” (Phổ thông Mới).

 

Phiên dịch như là hội nhập văn hoá

 

Qua bản dịch, thánh Giêrônimô đă thành công trong việc “hội nhập” Kinh Thánh vào trong ngôn ngữ và văn hoá Latinh. Công tŕnh của ngài trở thành khuôn mẫu lâu dài cho hoạt động truyền giáo của Hội Thánh. Thật vậy, “khi một cộng đồng đón nhân sứ điệp cứu độ, Thánh Thần làm cho nền văn hoá của họ nên phong phú nhờ sức mạnh biến đổi của Tin Mừng”.[45] Ở đây h́nh thành một ṿng tuần hoàn: bản dịch của Thánh Giêrônimô th́ chịu lệ thuộc ngôn ngữ và văn hoá Latinh cổ đại, mà ảnh hưởng của nó rất rơ ràng, c̣n bản dịch của ngài, bằng ngôn ngữ và nội dung mang tính biểu tượng và giàu sức tưởng tượng, đến lượt nó, lại trở thành động lực thúc đẩy việc tạo ra một nền văn hóa mới.

 

Công tŕnh dịch thuật của thánh Giêrônimô dạy cho chúng ta rằng những giá trị và h́nh thức tích cực của mọi nền văn hóa làm phong phú cho toàn thể Hội Thánh. Những cách thức khác nhau trong đó Lời Chúa được loan báo, hiểu biết và cảm nghiệm qua từng bản dịch, làm phong phú cho chính Kinh Thánh, bởi v́, theo một câu nói nổi tiếng của thánh Grêgôriô Cả, Kinh Thánh phát triển cùng với người đọc,[46] khi trải qua hàng thế kỷ, đón nhận thêm những điểm nhấn và âm hưởng mới. Kinh Thánh và Tin Mừng đi vào trong các nền văn hoá khác nhau làm cho Hội Thánh càng nên giống “cô dâu lộng lẫy điểm trang” (Is 61,10). Đồng thời, điều này minh chứng cho một thực tế rằng Kinh Thánh cần được tiếp tục dịch ra các loại ngôn ngữ và theo năo trạng của từng nền văn hoá và thế hệ, kể cả trong thế giới tục hoá toàn cầu của thời đại chúng ta.[47]

 

Người ta đă chỉ ra cách đúng đắn rằng có một sự tương đồng giữa việc phiên dịch như là hành động “hiếu khách đối với ngôn ngữ” và những h́nh thức hiếu khách khác.[48] Đây là lư do tại sao dịch thuật không chỉ liên quan đến ngôn ngữ mà thực sự phản ánh một quyết định đạo đức rộng lớn hơn liên quan đến toàn bộ cách tiếp cận cuộc sống. Nếu không có dịch thuật, các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau sẽ không thể giao tiếp với nhau; chúng ta sẽ đóng cánh cửa lịch sử lại với nhau và phủ nhận khả năng xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ. Trên thực tế, nếu không có bản dịch th́ không thể có sự hiếu khách đó; sự thù nghịch sẽ tăng lên. Dịch giả là người bắc nhịp cầu. Bao nhiêu phán xét vội vàng được đưa ra, bao nhiêu lời lên án và xung đột nảy sinh từ việc chúng ta không hiểu ngôn ngữ của người khác và không đặt ḿnh, với hy vọng vững chắc, vào sự thể hiện vô tận của t́nh yêu mà bản dịch mang lại.

 

Thánh Giêrônimô cũng phải đi ngược lại với tư tưởng thống trị thời đại của ḿnh. Nếu sự hiểu biết về tiếng Hy Lạp tương đối phổ biến vào buổi b́nh minh của Đế chế La Mă, th́ vào thời của thánh Giêrônimô, nó đă trở nên hiếm hoi. Ngài đă trở thành một trong những chuyên gia giỏi nhất về ngôn ngữ và văn học Hy Lạp – Kitô giáo và ngài đă trải qua một hành tŕnh c̣n gian khổ và đơn độc hơn là khi ngài học tiếng Hípri. Nếu, như người ta đă nói, “giới hạn ngôn ngữ của tôi là giới hạn thế giới của tôi”,[49] th́ chúng ta có thể nói rằng chúng ta mang ơn thánh Giêrônimô về một sự hiểu biết phổ quát hơn về Kitô giáo, cũng như hiểu sâu sắc hơn về các cội nguồn của nó.

 

Với việc mừng kỷ niệm ngày mất của thánh Giêrônimô, ánh nh́n của chúng ta hướng về sức sống truyền giáo phi thường được thể hiện qua việc lời Chúa đă được dịch ra hơn ba ngàn thứ tiếng. Chúng ta biết ơn bao nhiêu nhà truyền giáo đă có công cho xuất bản các cuốn ngữ pháp, từ điển và các công cụ ngôn ngữ vô giá khác cho phép giao tiếp nhiều hơn và trở thành phương tiện cho “khát vọng truyền giáo đến với mọi người”![50] Chúng ta cần hỗ trợ công việc này và đầu tư vào nó, giúp vượt qua những giới hạn trong giao tiếp và mất cơ hội gặp gỡ. C̣n nhiều việc phải làm. Người ta nói rằng không có bản dịch th́ không thể hiểu được:[51] chúng ta sẽ không hiểu chính ḿnh và người khác.

 

Thánh Giêrônimô và Ngai ṭa Thánh Phêrô

 

Thánh Giêrônimô luôn có một mối liên hệ đặc biệt với thành Rôma: Rôma là nơi ẩn náu tinh thần mà ngài thường xuyên quay trở lại. Tại Rôma, ngài được đào tạo để trở thành nhà nhân bản và được huấn luyện thành một Kitô hữu; thánh Giêrônimô là một homo Romanus  – công dân Rôma. Mối liên kết này nảy sinh theo một cách rất đặc biệt từ ngôn ngữ Latinh mà ngài là bậc thầy và là ngôn ngữ mà ngài vô cùng yêu mến, nhưng trên hết là từ Hội Thánh Rôma và đặc biệt là Ngai toà Thánh Phêrô. Tranh h́nh tượng truyền thống mô tả cách ngược đời h́nh ảnh ngài mặc áo choàng của một hồng y như một dấu hiệu cho thấy ngài là một linh mục Rôma dưới thời Giáo hoàng Đamasô. Tại Rôma, ngài bắt đầu hiệu đính bản dịch trước đó. Ngay cả khi v́ những ghen tị và hiểu lầm buộc ngài phải rời khỏi thành phố, ngài vẫn luôn luôn liên kết chặt chẽ với Ngai ṭa Thánh Phêrô.

 

Đối với thánh Giêrônimô, Hội Thánh Rôma là mảnh đất màu mỡ nơi hạt giống Chúa Kitô sinh hoa kết quả dồi dào.[52] Vào thời hỗn loạn khi mà h́nh ảnh nguyên vẹn của Hội Thánh thường bị phai mờ do sự chia rẽ giữa các Kitô hữu, thánh Giêrônimô nh́n vào Ngai ṭa Thánh Phêrô như một điểm tựa vững chắc. “V́ tôi không đi theo ai khác ngoài Chúa Kitô, nên tôi cũng không liên lạc với ai ngoài Đức Thánh Cha, nghĩa là, với Ngai ṭa Thánh Phêrô. Tôi biết đây là đá tảng mà trên đó Hội Thánh được xây dựng”. Vào thời cao điểm của cuộc tranh luận với lạc thuyết Arêô, ngài đă viết thư cho Đức Giáo hoàng Đamasô: “Ai không thu góp là phân tán; ai không thuộc về Chúa Kitô là kẻ phản kitô”.[53] V́ vậy, thánh Giêrônimô cũng có thể nói: “Ai hiệp nhất với Ngai ṭa Thánh Phêrô th́ nên một với tôi”.[54]

 

Thánh Giêrônimô thường tham gia vào các cuộc tranh luận gay gắt để bảo vệ đức tin. Ḷng yêu mến chân lư và sự nhiệt thành bảo vệ Đức Kitô có lẽ đă khiến ngài tỏ ra bạo lực ngôn từ trong các lá thư và bài viết của ḿnh. Tuy nhiên, ngài đă sống cho ḥa b́nh: “Tôi cũng mong muốn b́nh an như những người khác; tôi không chỉ ước mong b́nh an mà tôi c̣n mưu cầu b́nh an. Nhưng b́nh an mà tôi muốn là b́nh an của Chúa Kitô; b́nh an thực sự, b́nh an không thù oán, b́nh an không chiến tranh, b́nh an không bằng cách giảm bớt đối thủ mà là b́nh an đoàn kết bạn bè”.[55]

 

Ngày nay, hơn bao giờ hết, thế giới chúng ta cần liều thuốc của ḷng thương xót và sự hiệp thông. Ở đây tôi muốn nói lại một lần nữa: chúng ta hăy thể hiện một chứng tá rạng rỡ và hấp dẫn về t́nh hiệp thông huynh đệ.[56] “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này là anh em có ḷng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Đây là điều mà Chúa Giêsu, với lời cầu nguyện tha thiết, đă cầu xin Chúa Cha: “để tất cả nên một … trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin” (Ga 17,21).

 

Mến yêu những ǵ thánh Giêrônimô yêu mến

 

Cuối Tông thư này, tôi muốn gửi lời kêu gọi đến mọi người. Trong số rất nhiều sự tôn vinh mà các thế hệ sau này dành cho thánh Giêrônimô, không thể thiếu điều này: ngài không chỉ đơn giản là một trong những học giả vĩ đại nhất của “thư viện” mà từ đó Kitô giáo đă được phong phú hóa theo thời gian, bắt đầu từ kho tàng Kinh Thánh. Chúng ta cũng có thể nói về thánh Giêrônimô như chính ngài đă nói về Nepotianus rằng: “Bằng cách chăm chỉ đọc và suy gẫm liên tục, ông ấy đă biến trái tim ḿnh thành một thư viện của Chúa Kitô”.[57] 

 

Thánh Giêrônimô không tiếc công sức trong việc mở rộng thư viện của riêng ḿnh, nơi mà ngài luôn xem như một nguồn học hỏi không thể thiếu để hiểu đức tin và đời sống tâm linh; theo cách này, ngài cũng là một tấm gương tốt cho thời điểm hiện nay. Nhưng ngài không dừng lại ở đó. Đối với ngài, việc học hỏi không chỉ giới hạn trong những năm tháng huấn luyện thời trẻ của ḿnh, mà là một cam kết liên tục, một ưu tiên hàng ngày. Chúng ta có thể nói rằng chính ngài đă trở thành một thư viện và một nguồn kiến thức cho vô số người khác. Postumianus, người đă du hành khắp phương Đông vào thế kỷ thứ tư để khám phá sự phát triển của đời sống đan tu và có dành một vài tháng ở với thánh Giêrônimô, đă tận mắt chứng kiến điều này, khi ông viết: “[Thánh Giêrônimô] luôn bận rộn với việc đọc, luôn có sách kề bên: ngài không ngơi nghỉ dù ngày hay đêm; ngài thường xuyên đọc hoặc viết điều ǵ đó ”.[58]

 

Về vấn đề này, tôi thường nghĩ đến trải nghiệm mà một người trẻ có thể có ngày nay khi vào một hiệu sách trong thành phố, hoặc truy cập một trang web trên internet, để t́m kiếm mục sách tôn giáo. Trong hầu hết các trường hợp, phần sách tôn giáo, nếu có, không chỉ ít ỏi mà c̣n thiếu các tác phẩm chất lượng. Nh́n vào những giá sách hay trang web đó, thật khó cho một người trẻ tuổi hiểu được làm thế nào mà hành tŕnh t́m kiếm chân lư tôn giáo lại có thể là một cuộc phiêu lưu đầy đam mê, kết hợp trái tim và khối óc; làm thế nào mà ḷng khao khát Chúa đă tiếp lửa cho những tâm trí vĩ đại trong suốt nhiều thế kỷ cho đến ngày nay; sự phát triển trong đời sống tinh thần đă ảnh hưởng như thế nào đến các nhà thần học và triết học, các nghệ sĩ và nhà thơ, các sử gia và nhà khoa học.

 

Một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt ngày nay, không chỉ trong tôn giáo, là t́nh trạng mù chữ: chúng ta đang thiếu các kỹ năng thông diễn học vốn giúp chúng ta trở thành những nhà thông dịch và dịch giả đáng tin cậy về truyền thống văn hóa của chúng ta. Tôi muốn đặt ra một thách thức đặc biệt cho những người trẻ: hăy bắt đầu khám phá di sản của bạn. Kitô giáo biến bạn trở thành người thừa kế của một gia sản văn hoá vượt trội mà bạn phải làm chủ. Hăy say mê lịch sử này v́ nó là của bạn. Hăy dám nh́n vào chàng thanh niên Giênônimô, người đă, giống như người thương gia trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, bán tất cả những ǵ ḿnh có để mua “viên ngọc quư” (Mt 13,46).

 

Thánh Giêrônimô thực sự có thể được gọi là “thư viện của Đức Kitô”, một thư viện lâu năm mà suốt mười sáu thế kỷ qua, vẫn tiếp tục dạy chúng ta về ư nghĩa của t́nh yêu Đức Kitô, một t́nh yêu không thể tách rời khỏi cuộc gặp gỡ với Lời của Người. Đây là lư do tại sao dịp kỷ niệm này có thể được coi như một lời mời gọi mến yêu những ǵ thánh Giêrônimô yêu mến, tái khám phá các tác phẩm của ngài và để cho sức mạnh tâm linh của ngài chạm vào chúng ta; sức mạnh tâm linh này tự bản chất có thể được mô tả như là một khát khao say mê và không ngừng nghỉ để hiểu biết nhiều hơn về Thiên Chúa, Đấng đă chọn để mặc khải về chính ḿnh. Vào thời của chúng ta, làm sao chúng ta có thể không chú ư đến lời khuyên mà thánh Giêrônimô không ngừng đưa ra cho những người đương thời của ngài: “Hăy đọc Kinh Thánh liên tục; đừng bao giờ để quyển Kinh Thánh rơi khỏi tay bạn”?[59]

 

Chúng ta có một ví dụ rơ ràng là Đức Trinh Nữ Maria, Đấng trên hết được thánh Giêrônimô gọi là Đức Trinh Nữ và là Mẹ, nhưng cũng là một mẫu mực của việc đọc Kinh Thánh trong tinh thần cầu nguyện. Mẹ Maria đă suy nghĩ trong ḷng những điều này (x. Lc 2,19.51): “v́ Mẹ là thánh nữ, đă đọc Sách Thánh, biết các ngôn sứ, và nhớ lại rằng sứ thần Gáprien đă nói với Mẹ những điều mà các ngôn sứ đă báo trước… Mẹ nh́n đứa con mới sinh, đứa con trai duy nhất của Mẹ, nằm trong máng cỏ mà khóc. Quả thật, điều Mẹ thấy là Con Thiên Chúa; Mẹ so sánh những ǵ ḿnh nh́n thấy với tất cả những ǵ Mẹ đă đọc và đă nghe”.[60] 

 

Vậy chúng ta hăy phó thác cho Đức Mẹ, Đấng hơn ai hết có thể dạy chúng ta cách đọc, suy gẫm, chiêm ngắm và cầu nguyện với Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện không mệt mỏi trong cuộc đời chúng ta.

 

Được ban hành tại Rôma, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, Lễ Thánh Giêrônimô, ngày 30 tháng 9 năm 2020, năm thứ tám triều đại Giáo hoàng của tôi.

 

Phanxicô

Bản dịch của Uỷ Ban Kinh Thánh 

_________

[1] “Lạy Chúa, Chúa đă ban cho thánh linh mục Giêrônimô t́nh yêu nồng nàn và sống động đối với Kinh Thánh, xin ban cho dân Chúa hằng được Lời Chúa dưỡng nuôi, và biết t́m đến nguồn mạch sự sống nơi Lời ấy”, Lời nguyện Nhập Lễ về thánh Giêrônimô, Sách Lễ Rôma, Tái bản lần thứ ba, Vatican 2002.

[2] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 22 gởi cho Eustochium, con gái của Paola (Epistola XXII ad Eustochium, Paulae filiam), số 30: Bộ Sự Tập Các Văn Phẩm của Hội Thánh Latinh (Corpus Scriptorum Ecclesiasticorum Latinorum [CSEL]) 54, 190.

[3] Công Báo Tông Toà (Acta Apostolicae Sedis [AAS])12 (1920), 385-423.

[4] X. Các buổi tiếp kiến chung ngày 7 và 14 tháng 11 năm 2007: Các bài giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI, III/2 (2007), 553-556, 586-591.

[5] Thượng Hội đồng Giám mục, Nghị sự chung thường niên lần thứ 12, Sứ điệp gởi Dân Thiên Chúa (24/10/2008).

[6] X. AAS 102 (2010), 681-787.

[7] Thánh Giêrônimô, Kư sự (Chronicum) 374: Các Giáo Phụ Latinh (Patrologia Latina [PL]) 27, 697-698.

[8] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 125, 12: CSEL 56, 131.

[9] X. Thánh Giêrônimô, Thư thứ 122, 3: CSEL 56, 63.

[10] X. Câu chuyện này được nói trong Bài giảng Thánh Lễ ban sáng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 10/12/2015. Câu chuyện này cũng được kể trong cuốn sách của tác giả A. LOUF, Sotto la guida dello Spirito (Dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần), Qiqaion, Mangano (BI), 1990, 154-155.

[11] X. Thánh Giêrônimô, Thư thứ 125, 12: CSEL 56, 131.

[12] X. Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Verbum Domini (Lời Chúa), 89: AAS 102 (2010), 761-762.

[13] X. Thánh Giêrônimô, Thư thứ 125, 9.15.19: CSEL 56, 128.133-134.139.

[14] X. Thánh Giêrônimô, Cuộc đời của Malchus, đan sĩ kiếp ngục tù (Vita Malchi monachi captivi), 7, 3: PL 23, 59-60.

[15] Thánh Giêrônimô, Dẫn nhập vào Sách Étte (Praefatio in Librum Esther) 2: PL 28, 1505.

[16] X. Thánh Giêrônimô, Thư thứ 108, 26: CSEL 55, 344-345.

[17] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 52, 8: CSEL 54, 428-429; Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Verbum Domini (Lời Chúa), 89: AAS 102 (2010), 739.

[18] Thánh Giêrônimô, Dẫn nhập vào Sách Sử Biên Niên – bản LXX (Praefatio in Librum Paralipomenon LXX), 1.10-15: Các nguồn Kitô giáo (Sources Chrétiennes [SC]) 592, 340.

[19] Thánh Giêrônimô, Dẫn nhập vào Ngũ Thư (Praefatio in Pentateuchum): PL 28, 184.

[20] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 80, 3: CSEL 55, 105.

[21] Đức Phanxicô, Sứ điệp nhân dịp Hội Nghị Mở Rộng của Các Viện Giáo Hoàng Lần Thứ 24, 4/9/2019: Nhật báo Người Quan Sát Rôma (L’Osservatore Romano), 6/12/2019, tr. 8.

[22] Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Verbum Domini (Lời Chúa), 30: AAS 102 (2010), 709.

[23] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 125, 15.2: CSEL 56, 133.120.

[24] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 3, 6: CSEL 54, 18.

[25] Thánh Giêrônimô, Dẫn nhập vào Sách Giôsuê (Praefatio in Librum Iosue), 1, 9-12: SC 592, 316.

[26] Thánh Giêrônimô, Bài giảng về Thánh Vịnh 95 (Homilia in Psalmum 95): PL 26, 1181.

[27] X. Thánh Giêrônimô, Cuộc Đời Thánh Phaolô, Ẩn sĩ đầu tiên (Vita S. Pauli primi eremitae), 16, 2: PL 23, 28.

[28] X. Thánh Giêrônimô, Dẫn nhập vào Sách Isaia (In Isaiam Prologus): PL 24, 17.

[29] X. Công Đồng Đại Kết Vaticano thứ hai, Hiến Chế Tín Lư về Mạc Khải của Thiên Chúa: Lời Thiên Chúa (Dei Verbum), 14.

[30] X. Sách đă dẫn.

[31] X. Sách đă dẫn, 7.

[32] X. Thánh Giêrônimô, Thư thứ 53, 5: CSEL 54, 451.

[33] X. Công Đồng Đại Kết Vaticano thứ hai, Hiến Chế Tín Lư về Mạc Khải của Thiên Chúa: Lời Thiên Chúa (Dei Verbum), 12.

[34] Sách đă dẫn, 24.

[35] X. Sách đă dẫn, 25.

[36] X. Sách đă dẫn, 21.

[37] Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Verbum Domini (Lời Chúa), 56; x. Thánh Giêrônimô, Chú giải Thánh Vịnh 147 (In Psalmum 147)Bộ Sưu Tập Kitô giáo, Các bản văn Latinh (Corpus Christianorum Series Latina [CCL]) 78, 337-338; A. Capone (biên tập), 59 Bài Giảng về Thánh Vịnh (Omelie sui Salmi) (119-149), từ Tuyển Tập Các Tác Phẩm của thánh Giêrônimô (Opere di Girolamo) IX/2, Roma 2018, 171.

[38] X. Đức Phanxicô, Tông Thư được ban hành dưới dạng Tự Sắc Người Đă Mở Trí Cho Họ (Aperuit Illis), 30/9/2019.

[39] X. Đức Phanxicô, Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium), 152.175: AAS 105 (2013), 1083-1084.1093.

[40] X. Thánh Giêrônimô, Thư thứ 52, 3: CSEL 54, 417.

[41] X. Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Verbum Domini (Lời Chúa), 72: AAS 102 (2010), 746-747.

[42] Thánh Gioan Phaolô II, Thư gởi cho các nghệ sỹ (4/4/1999), 5: AAS 91 (1999), 1159-1160.

[43] X. Denziger-Schönmetzer, Tuyển Tập Các Tín Biểu (Enchiridion Symbolorum), ed. 43, 1506.

[44] X. Thánh Gioan Phaolô II, Tông Hiến Kho Tàng Kinh Thánh (Scripturam Thesaurus), 25/4/1979: AAS 71 (1979), 557-559.

[45] Đức Phanxicô, Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium), 116: AAS 105 (2013), 1068.

[46] Thánh Ghêgôriô Cả, Bài giảng về ngôn sứ Edêkien (Homilia in Ezechielem) I, 7: PL 76, 843D.

[47] X. Đức Phanxicô, Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium), 116: AAS 105 (2013), 1068.

[48] X. P. Ricoeur, Về việc dịch thuật (Sur la traduction), Bayard, Paris 2004.

[49] L. Wittgenstein, Khảo Luận Luận Lư – Triết Học (Tractatus Logico-Philosophicus), 5.6.

[50] X. Đức Phanxicô, Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium), 24: AAS 105 (2013), 1029-1030.

[51] X. G. Steiner, Đằng sau Babel – Những Khía Cạnh Ngôn Ngữ và Phiên Dịch (After Babel. Aspects of Language and Translation), New York, 1975.

[52] X. Thánh Giêrônimô, Thư thứ 15, 1: CSEL 54, 63.

[53] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 15, 1: CSEL 54, 62-64.

[54] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 16, 2: CSEL 54, 69.

[55] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 82, 2: CSEL 55, 109.

[56] X. Đức Phanxicô, Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium), 99: AAS 105 (2013), 1061.

[57] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 60, 10: CSEL 54, 561.

[58] Sulpicius Severus, Đối Thoại (Dialogus) I, 9, 5: SC 510, 136-138.

[59] Thánh Giêrônimô, Thư thứ 52, 7: CSEL 54, 426.

[60] Thánh Giêrônimô, Bài Giảng về Lễ Sinh Nhật của Chúa (Homilia de Nativitate Domini) IV: PL Suppl. 2, 191.