Chia sẻ về hiện tượng Đức Mẹ nhập hồn


Jorathe Nắng Tím

Chia sẻ về hiện tượng Đức Mẹ nhập hồn

 

Suy Tư Thần Học

 

Trong lịch sử Giáo Hội, chưa bao giờ Đức Giêsu hay Đức Maria, Mẹ của Ngài nhập hồn, nhập cốt vào người nào đó để tiếp tục mặc khải chân lư mới, hoặc khuyên can, răn bảo nhân loại điều ǵ, nhưng tự ḿnh hiện ra khi cần như ở Lộ Đức, Fatima, Lavang, Trà Kiệu ….

 

Sau những hiện tượng chữa bệnh bằng trừ quỷ, tra khảo ma quỷ những sự thật về Thiên Chúa và con người qua miệng những người bị quỷ ám, quỷ nhập, là hiện tượng rất mới vừa xuất hiện và được phát tán trên mạng xă hội, đó là hiện tượng Đức Maria, được  nhóm này gọi là “Mẹ Chúa Cha” nhập vào một phụ nữ để răn dậy, khuyên nhủ con cái loài người.

 

Trước hiện tượng có mục đích đánh thẳng vào số đông giáo dân có ḷng sùng kính Đức Mẹ, người viết thấy ḿnh có bổn phận chia sẻ với quư bạn một vài điểm quan trọng trong tín điều về Đức Maria của Hội Thánh, để tránh cho những anh chị em  c̣n nhẹ dạ, cả tin, có  chút “đồng bóng, mê tín, dị đoan”, tránh được những cạm bẫy ngày càng tinh vi không dễ nhận ra của ma quỷ.

 

Tín điều về Đức Maria của Hội Thánh công giáo :

 

Hội thánh công giáo xác quyết niềm tin của ḿnh vào Đức Maria, con người được Thiên Chúa chọn để làm Mẹ “Thiên Chúa làm người” là Đức Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa, khi long trọng tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “V́ loài người chúng ta, và để cứu rỗi chúng ta, Người đă từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đă nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria, và đă làm người”.

 

Giáo Hội tuyên tín: Đức Maria là con người được Thiên Chúa tuyển chọn đặc biệt, để làm Mẹ của Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Chính v́ làm mẹ của Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối thánh thiện, mà Đức Maria đă được Thiên Chúa ǵn giữ khỏi mọi tội lỗi, dù là hậu qủa của  tội nguyên tổ, để không một khoảnh khắc dù ngắn ngủi và mau chóng đến đâu, Thiên Chúa nhập thể là Đức Giêsu trong cung ḷng của Đức Maria bị đặt duới ách  thống trị của tội lỗi, thần dữ.

 

Nói cách khác, ơn vô nhiễm nguyên tội là ơn duy nhất Thiên Chúa dành cho Đức Mẹ, v́ Mẹ đươc Thiên Chúa tuyển chọn, và ǵn giữ tuyêt đối tinh tuyền hầu xứng đáng là Mẹ  của Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Và từ tín điều vô nhiễm nguyên tội, Giáo Hội tuyên tín: “Đức Maria hồn xác lên trời”, bởi sự chết là hậu qủa của tội nguyên tổ, nên sự chết của thân xác  không ảnh hưởng trên ngài.

 

Bên cạnh tín điều vô nhiễm nguyên tội là tín điều đồng trinh  của Đức Maria. Tín điều này dậy: dù là mẹ, Đức Maria là người nữ đồng trinh “trước khi sinh con, đang khi sinh con và sau khi sinh con” là Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người. Sở dĩ như vậy, v́ đây là chương tŕnh Nhập Thế, Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa, và theo chương tŕnh vô cùng  mầu nhiệm này, Ngôi Lời Thiên Chúa làm người từ cung ḷng của một Trinh Nữ, điều mà Cựu Ước đă loan báo hàng ngàn năm trước: “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con trai, đặt tên là Emmanuen” (Is 7,14), và  được thực hiện trong Tân Ước, khi Thiên Chúa sai sứ thần đến truyền tin cho Trinh Nữ Maria, như Tin Mừng Luca đă chi tiết kể lại: Lúc ấy, “bà Êlisabét có thai uđuợc sáu tháng, th́ Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đă thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc ḍng dơi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phúc, Đức Chúa ở cùng bà”. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghiă ǵ. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin bà đừng sợ, v́ bà đẹp ḷng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cà, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy xảy ra cách nào, v́ tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, v́ thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 26-35).

 

Từ những tín điều nền tảng trên, Giáo Hội tôn kính Đức Maria với nhiều tước hiệu khác nhau như Mẹ Thiên Chúa, Mẹ nhân loại, Mẹ Giáo Hội … ngay từ những thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội.

 

Đức Mẹ nhập hồn vào thân xác của một con người?

 

Hiện tượng lôi cuốn những người mê tín ở bất cứ thời đại nào là hiện tượng lên đồng, nhập cốt của người đă qua đời vào một người c̣n đang sống, và qua miệng người sống này, người chết tha hồ nói lên điều ḿnh muốn nói.

 

Tin Mừng có lần đă đề cập đến vấn đề này qua dụ ngôn về một người giầu có kia  khi c̣n sống đă keo kiệt, không có ḷng thương xót và bỏ chết đói người hành khất  tên Ladarô ngay trước cổng nhà ḿnh. Đến ngày cả hai đều chết: người phú hộ th́ xuống hoả ngục, người nghèo khó kia lên thiên đàng. V́ lo cho năm anh em ḿnh c̣n sống sau này sẽ bị đọa đầy cực h́nh trong hoả ngục như ḿnh cũng v́ thiếu ḷng nhân ái, qủang đại, nên người phú hộ ấy đă xin với tổ phụ Ápraham sai anh Ladarô là người ăn xin năm xưa  đang vinh hiển trên thiên đàng đến găp và cảnh cáo năm anh em c̣n sống của ông. Nhưng trước lời van xin của người phú hộ, tổ phụ Ápraham đă trả lời: “Chúng đă có Môsê và các Ngôn Sứ, th́ chúng cứ nghe lời các vị đó đi”. Ông nhà giầu nghe thế càng tha thiết năn nỉ: “Thưa tổ phụ Ápraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cơi chết đến với họ, th́ họ sẽ ăn năn sám hối” (Lc 16,29-30).

 

Khi kể dụ ngôn này, Đức Giêsu đă khẳng định: chuyện cho phép người đă chết về cảnh cáo người c̣n sống là chuyện rất hi hữu, hiếm hoi, v́ nếu đă muốn tin, người sống có đủ chứng cứ để tin; nếu có thiện chí đón nhận chân lư, người sống không thiếu những chứng nhân khả tín chung quanh ḿnh, nên không cần đến  chứng từ của người đă chết, không cần người đă chết hiện về làm chứng, mách bảo, cảnh cáo, như Đức Giêsu đă dùng miệng Ápraham mà qủa quyết: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ c̣n chẳng chịu nghe, th́ người chết, có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin” (Lc 16,31).

 

Thực vậy, hiện tượng người chết nhập hồn vào một người đang sống rất  hấp dẫn tính hiếu kỳ, ṭ ṃ của hầu hết chúng ta, nhưng đó chưa là hiện tượng nguy hiểm vào hạng nhất  đưa chúng ta đi xa khỏi niềm tin Kitô giáo. Nhưng hiện tượng nguy hiểm hàng đầu mà người viết muốn chia sẻ ở đây, chính là ma quỷ đang t́m cách để chúng ta tin rằng: chính Thiên Chúa và Đức Mẹ  cũng dùng kiểu nhập hồn vào một thân xác của người nào đó, như người chết nhập hồn vào một người sống để truyền làm điều này, tin điều kia, như hiện nay ở Việt Nam đă có hiện tượng Đức Mẹ   nhập vào  một người đàn bà, và dùng miệng người này để  khuyên dậy con cái  ḿnh. Đức Mẹ lại c̣n “dễ thương” đến độ cho ban tổ chức biết trước để  thuận tiện cho việc thu âm, quay h́nh hiện tượng  Mẹ Chúa Cha nhập hồn này.

 

Trước hiện tượng Đức Mẹ nhập vào một người mà nói với nhân loại, người công giáo chúng ta phải thận trọng và nắm vững những điều căn bản thuộc giáo lư đức tin của Hội Thánh:

 

Đức Giêsu không bao giờ nhập vào ai để mặc khải bất cứ điều ǵ:

 

Mầu nhiệm Nhập Thể  của Đức Giêsu trong ḷng Đức Mẹ  là một phủ nhận hùng hồn, quyết liệt  và cứng rắn đối với tất cả những ai có có ư định dàn dựng một cuộc nhập cốt, nhập hồn  của Đức Giêsu như kiểu “Đức Thánh giáng lâm khi chọn nhập vào một người phàm”, bởi Thiên Chúa  đă  chọn làm người như mọi người, khi mặc lấy chính  “bản tính người” của con người, mà không vay mượn, đội lốt bản tính ấy, cũng không nép dưới thân xác hữu h́nh của một con người nào đó để mặc khải về ḿnh. Trái lại, Thiên Chúa đă làm người thật, đă thực sự xuống thế gian làm người và ở giữa loài người, vào một thời điểm và địa điểm chính xác; trong một thời gian, không gian được lịch sử công nhận, có dấu ấn, di tích, kỷ niệm mà măi măi  không thể xóa mờ, bôi bỏ.

 

Con người Giêsu ấy là một người thật, đă có mặt trong lich sử của nhân loại,  đă sinh ra, lớn lên, rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, đă mặc khải những sự thật về Thiên Chúa và con người, đă làm nhiều phép lạ, đă bị đóng đinh, chết trên thập giá, chôn trong mồ và ngày thứ ba đă sống lại từ cơi chết, như lời Ngài đă báo trước, như tông đồ Phaolô đă xác tín: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy tŕ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2, 6-7). “Thật vậy, nếu v́ một người duy nhất đă sa ngă, mà muôn người phải chết, th́ ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, c̣n dồi dào hơn biết mấy cho muôn người…. Nếu chỉ v́ một người duy nhất đă sa ngă, mà sự chết đă thống trị, th́ điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại c̣n lớn lao hơn biết mấy!” (Rm 5, 15. 17).

 

Đức Giêsu thực sự làm người, và “Ngôi Lời đă trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14).  “Ngôi Lời làm người” ấy đă mặc khải cho con người sự thật của Thiên Chúa, v́ “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở trong cung ḷng Chúa Cha, chính Người đă tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18), như chính Đức Giêsu đă nói với các môn đệ Ngài: “Lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đă sai Thầy. Các điều đó, Thầy đă nói với anh em, đang khi c̣n ở với anh em” (Ga 14,24-25).

 

Như thế, Đức Giêsu đă làm người để chính Ngài mặc khải toàn bộ sự thật về Thiên Chúa, Cha Ngài cho nhân loại, mà  không  mượn thân xác của bất cứ con người nào để mặc khải điều Thiên Chúa muốn nói với con nngười. V́ thế, các ngôn sứ khi nói lời Thiên Chúa, chuyển tải ư muốn của Thiên Chúa đến con người đă nói với tư cách của chính các vị, là những người được Thiên Chúa chọn, và linh ứng để nói điều Ngài muốn, nhưng không được chọn như thân xác vô hồn, hay bị  hồn của chư vị thần thánh nào đó  xâm nhập, chiếm đóng, làm chủ và hành động, như  những người lên đồng, nhập cốt…

 

Tóm lại, chúng ta sẽ  xúc phạm nặng nề mầu nhiệm Nhập Thể làm người của Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, nếu chúng ta tin vào tṛ bịp bợm của ma quỷ, khi dàn dựng màn kịch: Đức Giêsu nhập vào một người nào đó để mặc khải một chân lư đức tin mới, bởi mục tiêu quan trọng chúng t́m triệt hạ trong ḷng mọi người là mầu nhiệm Thiên Chúa làm người.

 

Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu không bao giờ nhập vào bất cứ con người nào để khuyên răn, cảnh báo:

 

Đức Giêsu đă làm người để tự ḿnh mặc khải chân lư của Thiên Chúa như một Thiên Chúa làm người đích thực và thật sự, nên không mượn thân xác bất cứ con người nào để mặc khải. Bên cạnh c̣n một lư do khác, đó là Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối thánh thiện, tinh tuyền không thể mượn một h́nh hài con người tội lỗi để cư ngụ, hay đội lốt một thân xác v́ phạm tội đă bị kết án phải trở về  bụi đất làm chốn dung thân để hiện diện giữa loài người. Sự thánh thiện tuyệt đối của một Thiên Chúa toàn năng không thể để một thân xác đă bị tội lỗi làm ô uế của con người, tức đă bị Xatan thống trị trở thành nơi Thiên Chúa tuyệt đối thánh thiện ngự trị.

 

Đây cũng là lư do mà Đức Maria, Mẹ của Đức Giêsu Thiên Chúa, Đấng đă được ơn vô nhiễm nguyên tội để làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, không bao giờ nhập vào bất cứ một thân xác con nngười nào, v́ nhập vào một người đă nhiễm tội, khác nào coi thường ơn vô nhiễm nguyên tội của Thiên Chúa ban,  để xứng đáng làm  Mẹ Thiên Chúa của Ngài, bởi  nhập vào một con  người đă ở dưới ách thống trị của Xatan v́ phạm tội là một xúc phạm nặng nề đối với Đức Giêsu Thiên Chúa, người Con của Đấng Tối Cao mà Mẹ đă sinh ra  cho nhân loại, với ơn vô nhiễm nguyên tội và đồng trinh.

 

Tóm lại, v́ tất cả loài người đều “đă nhiễm tội”, không trừ ai, nhưng đều có tội, và bị Thiên Chúa kết án (x. Rm 5,12-21), nên khi cưỡng ép bằng bầy ra hiện tượng Đức Mẹ nhập vào phụ nữ nào đó mà nói những lời khuyên răn loài người là những  màn diễn ngây ngô, đầy mâu thuẫn và hoàn toàn sai lạc giáo lư đức tin, đặc biệt trái với tín điều vô nhiễm nguyên tội về Đức Mẹ.

 

Chúng ta cũng cần biết: trong lịch sử Giáo Hội, chưa bao giờ Đức Giêsu hay Đức Maria, Mẹ của Ngài đă nhập hồn, nhập cốt vào người nào đó để tiếp tục mặc khải chân lư mới, hoặc khuyên can, răn bảo nhân loại điều ǵ, nhưng tự ḿnh hiện ra khi cần như ở Lộ Đức, Fatima, Lavang, Trà Kiệu …. Sự kiện hiện ra và đích thân nói với con người hoàn toàn khác với việc nhập hồn, nhập cốt vào một người và dùng người đó để nói điều ḿnh muốn nói.

 

Thời đại mới với những chân lư mới được mặc khải bởi Chúa Cha?

 

Đứng trước rất nhiều phong trào qủang bá những sứ điệp mới từ trời, những mặc khải mới cho thời đại mới của Chúa Cha, những bí mật mới bây giờ Chúa Cha mới đích thân măc khải, nhất là những sự thật mới về Thiên Chúa do ma quỷ tiết lộ cho người này người nọ, chúng ta có cảm tưởng Thiên Chúa đang có chương tŕnh thay đổi đường lối cứu chuộc loài người, đổi mới chính sách quản trị thế giới, và khi thay đổi như thế, một cách gián tiếp cho chúng ta thấy chương tŕnh cứu chuộc của Đức Giêsu không c̣n thích hợp v́ không c̣n  hiệu lực trước  sức công phá qúa  dữ dội của Xatan và hoả ngục, cũng như có sự khác biệt hoặc lấn cấn nào đó giữa Chúa Cha và Chúa Con.

 

Nhưng có thực như vậy không? Có thực Thiên Chúa thay đổi kế hoach cứu chuộc loài người không? Có thực ơn cứu chuôc nhờ cuộc khổ nạn, sự chết và sống lại  của Đức Giêsu không c̣n cứu được nhân loại nữa không?

 

Câu trả lời dứt khoát là “không”:

 

Không, v́ Chúa Cha và Chúa Con là một (x. Ga 1,21), không có hai chương tŕnh cứu thế khác nhau, tiếp nối nhau, chồng chéo nhau: một của Chúa Con, và một của Chúa Cha, nhưng cả Ba Ngôi Thiên Chúa là một và cùng hoạt động. Chúa Cha sai Chúa Con đến để thực thi điều Người muốn, và Chúa Con đă vâng lời đến trong thế gian, để thực thi điều Chúa Cha dậy, nên sẽ không có “thời đại mới của Chúa Cha” với những mặc khải mới  từ Chúa Cha, v́ những ǵ Chúa Cha muốn mặc khải cho nhân loại, th́ Chúa Con đă vâng lời thực hiện trọn vẹn khi đến trong thế gian, như “Người đă chết, là chết cho tội lỗi, và một lần là đủ” (Rm 6,10) ; cũng như hy lễ Thánh Giá cứu độ, “Người đă dâng chính ḿnh và chỉ dâng một lần là đủ” (Dt 7,27), như thánh tông đồ dân ngoại quả quyết.

 

Đàng khác, Đức Giêsu đă được Chúa Cha sai đến để làm theo ư của Ngài và Ngài đă làm trọn vẹn thánh ư Chúa Cha, không sai sót một điều ǵ, dù có lúc đă phải thốt lên: “Lạy Cha, nếu được xin cất chén đắng này xa con, nhưng xin đừng theo ư con, nhưng theo ư Cha mọi đàng” (Mt 26,42);  cũng như Ngài đă đến trong thế gian để mặc khải những ǵ Chúa Cha nói với Ngài, như chính Ngài đă khẳng định : “Tôi nói lại cho thế gian những điều tôi nghe Người nói … Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự ḿnh làm bất cứ điều ǵ, nhưng Chúa Cha đă dậy tôi thế nào, th́ tôi nói như vậy. Đấng đă sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, v́ tôi hằng làm những điều đẹp ư Người” (Ga 8,26.28-29).

 

Không, v́ không có sự khác biệt về mặc khải giữa thời đại của Chúa Con và thời  đại của Chúa Cha như người ta đang qủang cáo, v́ chân lư đă được Chúa Con  mặc khải trọn vẹn, nghiă là Đức Giêsu đă nói hết với các môn đệ của Ngài những ǵ Ngài nhận từ Chúa Cha, khi c̣n ở với các ông (x.  Ga 14,24-26), và Chúa Thánh Thần sẽ tiếp tục dạy bảo và nhắc lại mọi điều Chúa Con đă mặc khải, như Đức Giêsu đă nói  với các ông: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dậy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đă nói với anh em” (Ga 14,26).  “Mọi điều” ở đây chính là những ǵ cần thiết, những cách thức thích hợp cho thời đại để chân lư đă được Đức Giêsu mặc khải được muôn dân đón nhận, như các Công Đồng từng cầu nguyện, bàn bạc để  t́m ra những phương thức giải thích, cắt nghiă, loan báo Tin Mừng cách tốt đẹp và hữu hiệu nhất, hợp với tâm thức của con người thời đại, để chân lư  Đức Giêsu đă mặc khải đi vào tâm hồn con người, canh tân thế giới, làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

 

Không, v́ Đức Giêsu đă căn dặn chúng ta rất kỹ những ǵ phải làm ở thời cuối, khi các cơn gian nan khốn khó ập đến. Ngài dặn chúng ta : “Bấy giờ, nếu có ai bảo anh em : “Này Đấng Kitô ở đây” hoăc “ở đó” th́ anh em đừng tin. Thật vậy, sẽ có những Kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người đă được tuyển chọn, nếu có thể; “Nếu người ta bảo anh em: “Này Người ở trong hoang địa, anh em chớ ra đó; “Ḱa, Người ở trong pḥng kín”, anh em cũng đừng tin (Mt 24,23-24.26).

 

Tất cả điều Ngài cảnh báo, căn dặn  đều hướng niềm tin của chúng ta vào một ḿnh Ngài. “Không tin ai cả” (x. Mt 24,23), nhưng tin Ngài là Đấng Cứu Độ với  đức tin của Phêrô đă tuyên xưng: “Lạy Thầy, Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Chúng ta tuyên xưng  đức tin của  các tông đồ được tông đồ trưởng Phêrô thay mặt tuyên xưng, v́ chỉ đức tin này mới là đức tin được Đức Giêsu chứng nhận là đức tin đích thực khi Ngài nói: “Này anh Simôn, con ông Giôna, anh thật có phúc, v́ không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16,17). Với đức tin ấy, chúng ta “không đi đâu cả” (x. Mt 24,26), nhưng “ở lại với Ngài, ở lại trong Ngài, ở nơi Ngài ở, đến nơi Ngài đến”, như cành nho tháp nhập vào thân nho, như giot nước tan trong ly rượu đầy, như người môn đệ được thương mến gắn bó thiết thân, một ḷng sống chết với Thầy ḿnh.

 

Vâng, tin như thế  chính là tin những ǵ Giáo Hội tuyên xưng, tin những điều Giáo Hội có tông đồ Phêrô làm đại diện dạy bảo; và ở lại như vậy là ở lại trong Giáo Hội, hiệp nhất với Giáo Hội và  vâng phục Giáo Hội  được  xây trên nền móng các Tông Đồ, v́ chỉ cho Giáo Hội này, Đức Giêsu mới  bảo đảm: “Quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,17), và chỉ với Giáo Hội này, Thiên Chúa làm người mới hứa “ở lại mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

 

Ước ǵ trước nhiều chọn lựa, người công giáo biết phân định để chọn điều Thiên Chúa muốn, như Đức Giêsu đă chỉ chọn Thánh Ư Chúa Cha, v́ Thánh Ư mới là lương thực của Ngài, và là sự sống, lẽ sống của chúng ta, những môn đệ của Đức Giêsu.

 

Xin Đức Mẹ thương an ủi và dẫn dắt tất cả chúng con, những đứa con đang chơi vơi, không rơ hướng đi, không biết đường về, những đứa con đang rất mệt mỏi, chán chường v́ bất hoà, mâu thuẫn giữa anh em trong nhà. Ở vào hoàn cảnh này, chỉ có Mẹ mới biết rơ, mới hiểu tâm trạng, và khó khăn của từng đứa con, và chỉ một ḿnh Mẹ mới đủ quyền năng yêu thương để quy tụ tất cả chúng con dưới cánh từ mẫu của Mẹ như gà mẹ che chở, ủ ấp đàn con.

 

Chúng con cùng cầu xin Mẹ thương hiệp nhất tất cả chúng con trong Giáo Hội của Đức Giêsu, con Mẹ.

 

Nguồn bài viết từ Conggiao.info