Cha Matteo Ricci, thừa sai tại Trung Quốc,

được tôn phong là "Đấng Đáng kính"


G. Trần Đức Anh, O.P. 

Cha Matteo Ricci, thừa sai tại Trung Quốc,

được tôn phong là "Đấng Đáng kính"

 

Hôm 17 tháng Mười Hai vừa qua, Bộ Phong thánh đă công bố sắc lệnh nh́n nhận các nhân đức anh hùng của cha Matteo Ricci, vị thừa sai nổi tiếng bậc nhất ở Trung Quốc cách đây hơn 4 thế kỷ. Từ nay cha được gọi là Đấng Đáng kính, và cần có một phép lạ được nh́n nhận để được phong chân phước.

 

Cha Matteo Ricci sinh năm 1552 trong một gia đ́nh quí tộc tại Macerata ở miền trung Ư và gia nhập ḍng Tên năm 1571 khi được 19 tuổi. Cha học các khoa học, đặc biệt về thiên văn, toán học, địa lư và vũ trụ học.

 

Năm 1582, bề trên gửi cha đến Macau và từ đây vào miền nam Trung Quốc cùng với cha Michele Ruggieri cùng ḍng. Năm 1594, cha lấy tên tiếng Hoa là Lợi Mă Đậu, lần lượt hoạt động tại nhiều nơi trong các lănh lực khoa học.

 

Năm 1597, cha được bổ nhiệm làm Bề trên miền ḍng Tên ở Trung Quốc. Cha qua đời tại Bắc Kinh ngày 11 tháng Năm năm 1610 khi được 58 tuổi. Đức Thánh cha Phanxicô coi cha Matteo Ricci như một thừa sai lư tưởng, có khả năng hội nhập văn hóa, đối thoại và cởi mở đối với người khác.

 

Án phong chân phước cho cha gặp nhiều chướng ngại v́ b́nh thường án phong được khởi sự nơi vị Tôi tớ Chúa qua đời. Nhưng cha qua đời tại Bắc Kinh và được an táng tại nghĩa trang của các cha ḍng Tên, nay là vườn của Trường Đảng, và do t́nh trạng ngoại thường của Giáo hội tại Trung Quốc. V́ thế, án này được ủy cho giáo phận Macerata nguyên quán của cha đảm trách.

 

Án phong được khởi sự năm 1982 nhưng giai đoạn giáo phận này không có kết thúc rơ ràng. Năm 2010, nhân kỷ niệm 400 năm cha Ricci qua đời, Đức cha Claudio Giuliodori, Giám mục sở tại, mở lại án phong và ba năm sau, toàn bộ hồ sơ được chuyển về bộ phong thánh ở Roma để cứu xét. Nay với sắc lệnh nh́n nhận cha Matteo Ricci đă thực hiện các nhân đức Kitô giáo đến mức độ anh hùng, một bước tiến lớn trong án phong đă được thực hiện.

 

Cha Matteo Ricci mang Tin mừng đến Trung Quốc qua con đường thân hữu, đối thoại văn hóa và khoa học, thích ứng. Năm 1601 cha đến Bắc Kinh và được đón tiếp tại Cấm Thành nhờ những kiến thức khoa học và văn hóa của cha. Ngày nay, tên cha Ricci được ghi trong các sách giáo khoa tại Trung Quốc ở bậc trung học cấp ba, được nhắc nhớ trong Bảo Tàng Thiên Niên Kỷ, cùng với Marco Polo, những người ngoại quốc duy nhất quan trọng trong lịch sử nước này.

 

Đối với Công giáo, cha Matteo Ricci được nhắc nhớ như một vị thừa sai, như thánh Phaolô đă chịu đau khổ và hiến toàn thân cho công cuộc loan báo Tin mừng.

 

(Asia News 17-12-2022)

🌐 rvasia.org

Nguồn:Conggiao.info