ĐTC không nhận đơn từ chức của ĐHY Marx,

Tổng giám mục giáo phận Munich-Freising


Ttgm Saigon

ĐTC không nhận đơn từ chức của ĐHY Marx,

Tổng giám mục giáo phận Munich-Freising

 

Trong thư gửi Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục giáo phận Munich và Freising hôm ngày 10/6/2021, Đức Thánh Cha đă bác đơn từ chức của Đức Hồng Y và yêu cầu Đức Hồng y tiếp tục làm tổng giám mục giáo phận Munich và Freising.

 

Trước đó, hôm 21/5, Đức Hồng y Marx đă gửi thư lên Đức Thánh Cha xin từ chức bởi v́ bê bối lạm dụng tính dục ở Đức và cách đáp trả của hàng giám mục theo ngài là chưa đầy đủ. Ngày 4/6/2021, tổng giáo phận Munich và Freising đă công bố thư và tuyên bố của Đức Hồng y.

 

Trả lời thư của Đức Hồng y Marx, Đức Thánh Cha cảm ơn Đức Hồng y về ḷng can đảm Ki-tô giáo, không sợ thập giá và đă khiêm nhường trước thực tế tội lỗi.

 

Đức Thánh Cha nói rằng ngài thích lời kết lá thư xin từ chức của Đức Hồng y, trong đó Đức Hồng y nói rằng “sẽ vui ḷng tiếp tục là một linh mục và giám mục của Giáo hội này” và muốn cống hiến những năm tháng phục vụ tiếp theo của ḿnh “một cách mạnh mẽ hơn cho việc chăm sóc mục vụ và dấn thân vào sự đổi mới thiêng liêng của Giáo hội.”

 

Đức Thánh Cha viết: “Và đây là câu trả lời của tôi, hiền huynh quư mến. Hăy tiếp tục như hiền huynh đề nghị, nhưng như là Tổng giám mục của Munich và Freising.” Nhắc lại lời thánh Phê-rô xin Chúa Giêsu, “xin tránh xa con v́ con là kẻ tội lỗi” và Chúa đă trả lời, “Hăy chăm sóc đàn chiên của Thầy”, Đức Thánh Cha khẳng định sự cảm thông và yêu thương của ngài đối với Đức Hồng y.

 

Lưu ư đến đề cập của Đức Hồng y về khủng hoảng, Đức Thánh Cha nói rằng “toàn Giáo hội đang gặp khủng hoảng v́ vấn đề lạm dụng”.  Ngài nhấn mạnh rằng Giáo hội ngày nay không thể tiến bước nếu không giải quyết cuộc khủng hoảng này bởi v́ “cách thế của con đà điểu (vùi đầu vào cát: nghĩa là cách trốn tránh thực tế) chẳng dẫn đến đâu, và cuộc khủng hoảng phải được giải quyết bằng đức tin Phục sinh của chúng ta."

 

Do đó, “đối phó với khủng hoảng, cách cá nhân và cộng đồng, là cách duy nhất có hiệu quả, bởi v́ chúng ta không thoát khỏi khủng hoảng một ḿnh mà trong cộng đồng.” Đức Thánh Cha nói thêm: “Mỗi giám mục của Giáo hội phải chịu trách nhiệm về điều đó và tự hỏi: ‘Tôi phải làm ǵ khi đối mặt với thảm họa này?’”

 

Đức Thánh Cha mời gọi: “Hăy để Thánh Linh dẫn chúng ta đến sa mạc hoang vắng, đến thập giá, và sự sống lại. Đó là con đường của Thánh Linh mà chúng ta phải theo, và điểm khởi đầu là khiêm tốn thú nhận: chúng ta đă phạm sai lầm, chúng ta đă phạm tội.” Ngài cũng khẳng định: “Các cuộc thăm ḍ và quyền lực của các tổ chức sẽ không cứu được chúng ta.

 

Chúng ta sẽ không được cứu bởi uy tín của Giáo hội, vốn có khuynh hướng che giấu tội lỗi của ḿnh; chúng ta sẽ không được cứu bởi sức mạnh của đồng tiền hoặc ư kiến của giới truyền thông (mà chúng ta thường quá phụ thuộc vào). Chúng ta sẽ được cứu bằng cách mở cánh cửa cho Đấng duy nhất có thể [cứu chúng ta], và bằng cách thú nhận sự trần trụi của ḿnh: 'Tôi đă phạm tội', 'chúng ta đă phạm tội' ..."

 

ĐHY Marx vâng phục quyết định của Đức Thánh Cha

 

Cùng ngày 10/6, Đức Hồng y Marx đă đón nhận trong tinh thần “vâng phục” quyết định của Đức Thánh Cha mời gọi ngài tiếp tục sứ vụ tổng giám mục giáo phận Munich và Freising.

 

Trong một tuyên bố, Đức Hồng y cho biết ngài ngạc nhiên về thư trả lời của Đức Thánh Cha: “Tôi không chờ đợi một phản ứng nhanh chóng như vậy và tôi thậm chí không chờ đợi quyết định về việc tôi nên tiếp tục công việc của ḿnh.”

 

Đức Hồng y cho biết ngài đă bị đánh động bởi “cung giọng của người anh" trong lời nói của Đức Thánh Cha, và nhận ra rằng Đức Thánh Cha đă hiểu yêu cầu xin từ chức của ngài. Ngài viết: “Trong tinh thần vâng phục tôi đón nhận quyết định của Đức Thánh Cha, như tôi đă hứa với ngài.”

 

Đức Hồng y nhấn mạnh sự cần thiết phải “t́m kiếm những con đường mới để đi, ngay cả trong bối cảnh của một lịch sử nhiều lần thất bại, để loan báo và làm chứng cho Tin Mừng".

 

Đối với Đức Hồng y, giờ đây bắt đầu thời gian suy tư về cách thức “đóng góp hơn cho sự canh tân của Giáo hội”, bắt đầu từ những động lực quan trọng mà Đức Thánh Cha đưa ra trong thư của ngài. Đức Hồng y nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân cũng như tập thể của Giáo hội đối với các nạn nhân.

 

Nguồn: Vaticcan News