Tháng Mân Côi
Ý
nghĩa
kinh
Kính
Mừng, |
Khi chúng ta đọc kinh Kính Mừng là chúng ta đã có một tình yêu vô cùng của Thiên Chúa trong công cuộc Nhập Thể, Cứu Chuộc và Thánh Thể Chúa Kitô. Nói chung, khi đọc Kinh Kính Mừng, chúng ta không ca ngợi một thụ tạo (hiểu theo chúng ta) mà chúng ta ca ngợi tình yêu vô biên của Thiên Chúa, khi chính Ngôi Hai đã xuống thế làm người trong lòng đồng trinh Mẹ Maria. Sự Ngôi Hai Nhập Thể không phải là đem sự sống, tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại qua sự Phục Sinh của Chúa Kitô sao ? Mỗi Kinh Kính Mừng là một lời ngợi khen, chúc tụng, đền tạ tình yêu Thiên Chúa. Mỗi Kinh Kính Mừng là một lời ngợi khen, tôn vinh, chúc tụng Thiên Chúa, cùng đền tạ tình yêu Thiên Chúa đã ban cho loài người trong công cuộc Nhập Thể, Cứu Chuộc của Thiên Chúa Ngôi Hai trong cung lòng Mẹ Maria. Ngợi khen, chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa và tình yêu Người đã thể hiện nơi Ngôi Hai trong cung lòng Đồng Trinh Mẹ Maria, đền tạ tình yêu Thiên Chúa trong sự nhận biết Thiên Chúa yêu dấu loài người trong Ngôi Hai. Ý nghĩa này phù hợp với sự tỏ Trái Tim Tình Yêu của Chúa cho nhân loại, nghĩa là nhận biết Thiên Chúa yêu chúng ta vô cùng trong Con cực thánh Người. (Sách Mầu Nhiệm Maria hay Mầu nhiệm Mân Côi trang 59-60) Giai thoại Con khỉ rình bóp cổ chủ nhà Trong niên sử dòng Capucin của Boverio quyển I, có thuật tích một luật sư nổi tiếng ở Venise. Để làm giàu, đương sự dùng đủ mánh lới gian lận và bất công. Do đó chàng sống trong một tình trạng thật thê thảm. Có lẽ không còn gì là tốt đẹp nơi chàng nữa, ngoài thói quen hằng ngày đọc một kinh Kính Mừng kính Đức Trinh Nữ Maria. Tuy nhiên nhờ chút đạo đức nghèo nàn đó, anh thoát được cõi trầm luân muôn kiếp. Vị trạng sư này được cái may măn là kết thân với Linh Mục Mathêu Bosso. Đương sự hết lời năn nỉ ngài đến dùng bữa. Mời mãi, ngày kia, ngài cũng chiều lòng. Khi ngài đến nhà, ông luật sư khoe : - Đây, con muốn chỉ cho cha một sự lạ, cha chưa bao giờ thấy, Con có một con khỉ hay tuyệt. Nó giúp con như một nghĩa bộc: nào lau rửa ly chén nào dọn bàn ăn và mở cửa ngõ cho con. - Coi chừng, linh mục đáp, không phải là một con khỉ, mà là một cái gì hơn nữa ; gọi nó đến cho tôi coi. Người ta gọi khỉ, khỉ vẫn làm lơ. Đổ xô đi tìm khắp nơi thì mới biết nó trốn kỹ ở dưới một cái giường để trong phòng nhà ngoài. Kêu nó mãi, nó không chịu ra. Nhà tu hành đề nghị : - À thế, chúng ta cùng đến xem. Tới nơi, linh mục thét to: - Quỉ hoả ngục, hãy ra khỏi chỗ và nhân danh Thiên Chúa ta truyền cho mi phải nói mi là ai. Bấy giờ khỉ khai nó là quỉ và ở trong nhà này, chực ngày nào tội nhân quên đọc cái Kinh ông có thói quen đọc để kính Đức Trinh Nữ Maria : vì Thiên Chúa đã cho phép hắn bóp cổ ông ta ngay lần đầu tiên, khi ông quên đọc. Nghe vậy, ông trạng sư khốn khổ quì xuống chân người đầy tớ Chúa để van xin ngài cứu giúp. Sau khi đã trấn tĩnh đương sự, linh mục truyền cho con khỉ ra khỏi nhà và đừng làm gì thiệt hại gia chủ. Ngài thêm : « Điều ta cho mày được làm là khoét một cái lỗ trong vách để đánh dấu việc mày đi khỏi đây ». Cha vừa dứt lời, một tiếng ào ào vang lên, và người ta thấy một lỗ hổng nơi vách. Vôi đá gì bít lại cũng vô hiệu. Chúa muốn cho nó làm chứng một sự lạ cho đến ngày cha Bosso khuyên trám lỗ bằng một bảng cẩm thạch có chạm hình thiên thần. Ông trạng nhà ta, từ đó đổi đời, sống thánh thiện, và mỗi ngày, không những đọc một Kinh Mân Côi mà đọc hàng nghìn kinh ông cũng chưa cho là đủ. Lời nguyện Kính lạy Mẹ Mân Côi, xin cho chúng con có tâm trạng như nhà luật sư; dâng Mẹ hằng nghìn Kinh Mân Côi mà cũng chưa cho là đủ. |