Text Box:  

 

 

Sưu Tập Huấn Quyền

Về Đức Maria

Text Box:  

 

 


 

Huấn Quyền

 

Về Đức Maria

 

Toàn Tập

 

(Tập 1) 

 

 

 

Lưu Hành Nội Bộ


 


 

CHƯƠNG MỘT

 

ĐỊA VỊ VÀ VAI TR̉

CỦA ĐỨC TRINH NỮ MARIA

TRONG CHƯƠNG TR̀NH CỨU ĐỘ

 

Đức Giáo Hoàng Piô XII

(12/3/1939 – 9/10/1958)

 

Tông Thư

Ad Caeli Reginam

Về Việc Tuyên Bố Chức Nữ Vương Của Đức Maria

Của Đức Giáo Hoàng Piô XII

Ban hành 11/10/1954

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và Các Bản Quyền Địa Phương Trong B́nh An và Hiệp Thông Với Ṭa Thánh.

Kính Chúc Chư Huynh Sức Khỏe và Phép Lành Toà Thánh.

 

1. Từ thời kỳ sơ khai Giáo hội Công giáo, dân Kitô giáo, dù trong lúc thịnh vượng hay đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng, đă dâng những lời cầu khẩn, những bài thánh ca ca ngợi và tôn kính Nữ Vương Thiên Đàng. Niềm trông cậy mà họ đặt nơi Mẹ Vua Trời, Chúa Giêsu Kitô, chưa bao giờ dao động; niềm tin đó cũng chưa từng sa sút nơi những điều chúng ta được dạy rằng Đức Maria, Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, trị v́ toàn thế giới bằng sự quan tâm từ mẫu, cũng như Người được ban thưởng phúc thiên đàng với vinh quang Nữ Vương.

2. Ngay trước mắt tôi, những tai họa khủng khiếp giáng xuống đă làm suy giảm sự hưng thịnh của các thành phố, thị trấn và làng mạc, tôi đau đớn khi thấy nhiều tệ nạn luân lư nghiêm trọng đang lan ra nước ngoài có thể được mô tả như trận lụt dữ dội. Đôi lúc, một mặt tôi thấy công lư nhượng bộ và, mặt khác, thấy các thế lực suy đồi thắng thế. Mối đe dọa của cuộc khủng hoảng đáng sợ này khiến tôi vô cùng khổ tâm, và v́ vậy, với ḷng cậy tin, trông nhờ vào Đức Maria Nữ Vương, tôi bày tỏ với Người những t́nh cảm hiếu kính không phải của riêng tôi, mà của hết thảy những người lấy làm tự hào mang danh Kitô hữu.

3. Thật hài ḷng khi nhớ lại ngày 1 tháng 11 Năm Thánh 1950, chính tôi, trước mặt vô số hồng y, giám mục, linh mục và các tín hữu quy tụ từ mọi miền trên thế giới, đă xác định tín điều Đức Trinh Nữ Maria được đưa lên trời, [1] nơi Người hiện diện cả linh hồn và thể xác, và ngự trị, cùng với Con Duy Nhất [1a] của Người, giữa ca đoàn các thiên thần và các Thánh. Hơn nữa, v́ gần một thế kỷ đă trôi qua kể từ khi vị tiền nhiệm tôi, Đức Piô IX, đă tuyên bố và xác định tín điều Mẹ Thiên Chúa được thụ thai không nhiễm bất kỳ vết nhơ nguyên tội nào, tôi đă mở Năm Thánh Mẫu hiện tại. [2] Và giờ đây thật là niềm an ủi lớn cho tôi khi thấy rất đông người có mặt tại Rôma – và đặc biệt là tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả – biểu lộ chứng cứ nổi bật về đức tin và t́nh yêu mănh liệt họ dành cho Mẹ trên trời. Tôi biết, ở khắp mọi miền trên thế giới, ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa ngày càng nở rộ, và các đền thờ chính của Đức Maria đă và vẫn đang được nhiều người hành hương Công giáo viếng thăm và cầu nguyện.

4. Tôi đă tận dụng mọi cơ hội – qua từng thính giả và chương tŕnh phát thanh – để khích lệ con cái tôi trong Chúa Kitô yêu mến nồng nàn và thắm thiết Người Mẹ rất nhân hậu và cao quư. Về điểm này, thật đặc biệt thích hợp để nhớ lại thông điệp phát thanh mà tôi đă gửi tới người dân Bồ Đào Nha, khi ảnh phép lạ Đức Trinh Nữ Maria được tôn kính tại Fatima có đội vương miện vàng. [3] tôi tự gọi đây là sự truyền bá “vương quyền” của Đức Maria. [4]

5. Và bây giờ, tôi có thể đưa Năm Thánh Đức Maria đến một kết thúc hạnh phúc, và để đáp lại những thỉnh cầu gửi đến tôi từ khắp thế giới, tôi quyết định thiết lập lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương trong phụng vụ. Điều này sẽ đủ sức tạo nên một cao trào, như đă từng, cho các cuộc thể hiện muôn màu về ḷng sùng kính đối với Đức Maria, mà dân Kitô giáo đă ủng hộ nhiệt t́nh như vậy.

6. Trong vấn đề này, tôi không muốn đề xuất một chân lư mới được các Kitô hữu tin tưởng, v́ danh hiệu và những lư lẽ về phẩm giá vương tôn của Đức Maria đă được công bố tỏ tường, và được t́m thấy trong các tài liệu cổ xưa về Giáo hội và trong các sách phụng vụ thánh.

7. Tôi rất vui nhớ lại những điều này trong bức Tông Thư hiện tại, để có thể làm mới những lời ca ngợi Mẹ trên trời, và khơi dậy một ḷng sùng kính nhiệt thành hơn đối với Mẹ, v́ lợi ích thiêng liêng của nhân loại.

8. Ngay từ thời kỳ đầu, các Kitô hữu đă tin, và không phải không có lư do, rằng Đức Maria sinh ra Con của Đấng Tối Cao đă nhận được các đặc ân trên tất mọi thụ tạo khác do Thiên Chúa dựng nên. Ngài “sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp”, [5] “Hoàng Tử Ḥa B́nh”, [6] “Vua các vua và Chúa các chúa.” [7] Và khi các Kitô hữu suy tư về mối liên hệ mật thiết giữa người mẹ và người con, họ dễ dàng thừa nhận phẩm giá vương giả tối cao của Mẹ Thiên Chúa.

9. V́ thế, chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên khi các văn gia thời Giáo hội sơ khai gọi Đức Maria là “Mẹ của Vua” và “Mẹ của Chúa”, dựa trên những lời của tổng lănh thiên thần Gabriel đă báo trước rằng Con của Đức Maria sẽ trị v́ đời đời, [8] và theo lời của bà Elizabeth chào đón Người với ḷng tôn kính gọi Người là “Mẹ của Chúa tôi.” [9] Bởi đó, các vị tuyên bố minh bạch rằng Người có được sự nổi bật nhất định và địa vị cao quư từ phẩm giá vương đế của Con ḿnh.

10. Thế nên thánh Ephrem, bừng lên cảm hứng thi vị, miêu tả Người theo cách nói này: “Hăy để thiên đàng ẵm con trong ṿng tay, bởi con được vinh dự trên thiên đàng. Nhưng với Mẹ, thiên đàng không phải là mẹ của Mẹ, mà Mẹ đă khiến nó thành ngai của Mẹ. Mẹ của thiên đàng c̣n vinh dự và đáng kính biết bao hơn ngai vàng của một vị vua.” [10] Và ở một nơi khác, thánh nhân cầu nguyện với Người: “…Lạy Tớ Nữ, Đức Bà, Nữ Vương Thiên Đàng Uy Nghi, xin bảo vệ và giữ ǵn con dưới cánh của Người kẻo Satan gieo thứ vinh dự hủy diệt trên con, kẻo kẻ thù độc ác đánh bại con.” [11]

11. Thánh Gregory Nazianzen gọi Đức Maria là “Mẹ của Vua Vũ Trụ” và là “Mẹ Đồng Trinh sinh ra Vua toàn thế giới”, [12] trong khi Prudentius (thi sĩ Kitô giáo) khẳng định rằng Mẹ kinh ngạc “sao Người sinh ra Thiên Chúa làm người, và thậm chí là Vua Tối Cao.” [13]

12. Và phẩm giá vương giả của Đức Trinh Nữ Maria được thể hiện khá rơ qua sự khẳng định trực tiếp bởi những kẻ xưng tụng Người là “Đức Bà”, “Đấng Cai Trị” và “Nữ Vương”.

13. Ở một trong những bài giảng được cho là của Origen, bà Elizabeth gọi Đức Maria là “Mẹ của Chúa tôi”, và thậm chí gọi Người là “Đức Bà của tôi.” [14]

14. Điều tương tự cũng được t́m thấy trong các tác phẩm của Thánh Jerome, thánh nhân đưa ra tuyên bố sau đây giữa những cách giải thích khác nhau về danh Đức Maria: “Chúng ta nên nhận ra Đức Maria có nghĩa là Đức Bà trong ngôn ngữ Syria.” [15] Sau khi thánh nhân, thánh Chrysologus nói y như vậy cách rơ ràng hơn trong những lời này: “Từ ‘Maria’ theo tiếng Do thái có nghĩa là 'Bà Chúa.' (Domina) V́ thế, thiên thần xưng hô với Người là 'Thưa Bà' để ngăn ngừa mọi nỗi sợ hăi nô lệ nơi Mẹ của Chúa, Đấng được sinh ra và được gọi là 'Bà' bởi quyền bính và mệnh lệnh của Con ḿnh. “[16]

15. Hơn nữa Epiphanius, giám mục Constantinople, viết thư cho Đức Giáo hoàng Hormisdas, nói chúng ta nên cầu nguyện để sự hiệp nhất của Giáo hội được duy tŕ “nhờ ân sủng của Chúa Ba Ngôi thánh thiện và đồng bản thể, và nhờ lời cầu nguyện của Đức Maria, Đức Bà, Đức Trinh Nữ hiển vinh và Mẹ Thiên Chúa.” [17]

16. Đức Trinh Nữ Diễm Phúc, đang ngự bên hữu Thiên Chúa để cầu nguyện cho chúng ta được một nhà văn khác cùng thời ca ngợi với những lời này: “Nữ Vương [17a] của người phàm, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa.” [18 ]

17. Thánh Andrew Crete thường quy phẩm giá Nữ Vương cho Đức Trinh Nữ Maria. Chẳng hạn, thánh nhân viết: “Hôm nay, Chúa Giêsu đưa Mẹ trọn đời đồng trinh của Ngài rời khỏi nơi cư ngụ trần gian, với tư cách là Nữ Vương của loài người, Đấng từ cung ḷng Người mà Ngài, Thiên Chúa hằng sống, đă mang lấy h́nh hài con người.” [19]

18. Và ở một nơi khác, thánh nhân nói về “Nữ Vương của toàn thể nhân loại trung thành với ư nghĩa chính xác của danh Người, Đấng được nâng cao trên hết mọi sự chỉ ngoại trừ Thiên Chúa.” [20]

19. Tương tự, thánh Germanus thưa với Đức Trinh Nữ khiêm hạ bằng những lời này: “Lạy Đức Bà, xin hăy lên ngôi, bởi Bà ngự trên cao thật là phải lẽ, v́ Bà là Nữ Vương vinh quang trên hết các vị vua.” [21] Thánh nhân c̣n gọi Người là “Nữ Vương của tất cả những kẻ sống trên trái đất.” [22]

20. Người được thánh John Damascene gọi là “Nữ Vương, Đấng cai trị, Đức Bà”, [23] và cũng là “Nữ Vương của mọi thụ tạo.” [24] Một nhà văn cổ khác của Giáo hội Đông phương gọi Người là “Nữ Vương được mến chuộng”, “Nữ Vương đời đời bên cạnh Đức Vua, Con của Người,” Đấng có “lông mày trắng như tuyết đội triều thiên vàng.” [25]

21. Và cuối cùng, thánh Ildephonsus Toledo tập hợp gần như tất cả các tước hiệu danh dự của Người trong lời chào này: “Ôi lạy Đức Bà, Nữ Vương của con, Mẹ điều khiển trên con, Mẹ của Chúa con… lạy Đức Bà giữa các tớ nữ, Nữ Vương giữa các chị em…” [26]

22. Các nhà thần học của Giáo hội, nhận được giáo huấn từ những điều này và gần như vô số bằng chứng khác được lưu truyền từ lâu, đă gọi Đức Trinh Nữ là Nữ Vương các thụ tạo, Nữ Vương thế giới và Đấng Cai Trị muôn người.

23. Các mục tử tối cao của Giáo hội đă coi nghĩa vụ của các vị là thúc đẩy dân Kitô giáo sùng kính Mẹ và Nữ Vương Thiên Đàng bằng lời khuyên và khen ngợi. Bỏ qua các tài liệu của các Giáo hoàng gần đây, thật hữu ích khi nhớ lại ngay từ thế kỷ thứ bảy, vị tiền nhiệm của tôi, thánh Martin I, đă gọi Đức Maria là “Đức Bà Vinh Hiển, trọn đời đồng trinh.” [27] Thánh Agatho, trong thư thượng hội đồng gửi các nghị phụ Công Đồng Đại Kết VI, gọi Người là “Đức Bà, thực sự nghĩa chính xác là Mẹ Thiên Chúa.” [28] Và vào thế kỷ thứ VIII, Đức Gregory II trong bức thư gửi cho thánh Germanus, thượng phụ, và được đọc trong Công Đồng Đại Kết Thứ VII với sự tán thành của tất cả các Nghị phụ, đă gọi Mẹ Thiên Chúa là: “Nữ Vương muôn loài, Mẹ Thiên Chúa đích thực” và cũng là “Nữ Vương của mọi Kitô hữu.” [29]

24. Tôi cũng muốn nhớ về vị tiền nhiệm tôi, Đức Sixtus IV, đă đề cập rất triển vọng giáo lư về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, bắt đầu Tông Thư Cum Praeexcelsa [30] với những từ gọi Đức Maria là “Nữ Vương,” “Đấng luôn tinh tế cầu bầu với vị Vua mà Người sinh ra.” Đức Benedict XIV đă tuyên bố điều tương tự trong Tông Thư Gloriosae Dominae, trong đó Đức Maria được gọi là “Nữ Vương trời đất”, và điều này như nói rằng Vua Tối Cao bằng một cách nào đó đă thông ban cho Người quyền cai trị của Ngài. [31]

25. V́ tất cả những lư do này, thánh Alphonsus Ligouri, khi thu thập chứng ngôn của các thời đại trước, đă viết những lời này với ḷng sùng kính hiển nhiên: “Bởi Đức Trinh Nữ Maria đă được nâng lên phẩm giá cao cả là Mẹ của Vua các vua, nên Giáo hội tôn vinh Người với danh hiệu 'Nữ Vương’ thật xứng đáng và phải lẽ.” [32]

26. Hơn nữa, phụng vụ thánh, cử hành như một phản ánh trung thực giáo lư truyền thống được dân Kitô giáo tin tưởng qua tất cả các thời đại ở cả Đông và Tây phương, đă hát những lời ca ngợi Nữ Vương Thiên Đàng và vẫn tiếp tục hát.

27. Những lời nồng nàn từ Đông phương cất lên: “Ôi Mẹ Thiên Chúa, hôm nay Người được đưa về thiên đàng trên xa giá minh thần, luyến thần hầu hạ Người và hàng ngũ thiên binh cúi đầu trước Người.” [33]

28. C̣n nữa: “Ôi, thánh Giuse thật diễm phúc, v́ Người được sinh ra từ ḍng dơi vương giả, được chọn trong số tất cả nhân loại để trở thành phu quân của Đức Nữ Vương thuần khiết, theo cách khôn tả, sẽ sinh ra Chúa Giêsu là Vua.” [34] Ngoài ra: “Lạy Nữ Vương, con sẽ hát một bài thánh ca dâng Mẹ, Đấng con hân hoan đến tán dương, phấn khởi chúc tụng những điều kỳ diệu của Người bằng tiếng hát… Ôi lạy Đức Bà, lưỡi chúng con không xứng ca ngợi Người, v́ Người đă sinh ra Chúa Kitô là Vua được tôn vinh trên luyến thần… Kính chào Nữ Vương thế giới; ôi Maria, kính chào Nữ Vương của tất cả chúng con.” [35]

29. Hơn nữa, chúng ta đă đọc trong Sách lễ Giáo hội Ethiopia: “Ôi Maria, trung tâm của toàn thế giới, ...Mẹ vĩ đại hơn cả minh thần nhiều mắt và luyến thần sáu cánh... Trời và đất chứa chan vinh quang thánh thiện của Mẹ.” [36]

30. Xa hơn nữa, Giáo hội La-tinh hát lời cầu nguyện êm ái cổ xưa: “Kính chào Nữ Vương Thánh Thiện”, và những bài thánh ca đáng yêu “Kính chào Nữ Vương Các Tầng Trời”, “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Hăy Vui Mừng” và những lời khác mà chúng ta quen đọc trong các ngày lễ Đức Trinh Nữ Maria: “Hoàng Hậu đứng bên hữu Ngài, mặc đồ trang điểm vàng ṛng lộng lẫy” [37]; “Trời đất ca ngợi Người là Nữ Vương quyền năng” [38]; “Hôm nay, Đức Trinh Nữ Maria lên trời: hăy vui mừng v́ Người ngự trị với Chúa Kitô đời đời.” [39]

31. Những lời này và những lời khác nên được thêm vào Kinh Cầu Đức Bà Loreto để hàng ngày mời gọi các tín hữu Kitô kêu lên Người là Nữ Vương. Cũng vậy, trong nhiều thế kỷ qua, các Kitô hữu đă quen với việc suy niệm về quyền cai trị của Đức Maria bao trùm cả trời đất, khi họ đọc Kinh Mân Côi Năm Sự Mừng, mầu nhiệm thứ năm, có thể được gọi là chóp đỉnh mầu nhiệm của Nữ Vương Thiên Đàng.

32. Cuối cùng, dựa trên các nguyên tắc Kitô giáo thể hiện bằng tinh thần như một thứ ǵ đó tŕnh bày cách trung thực ḷng thành và diễn tả tự do niềm sùng kính của các tín hữu, kể từ khi Công Đồng Ephesus tŕnh bày Đức Maria là Nữ Vương và Hoàng Hậu ngự trên ngai vàng vương giả, trang điểm phù hiệu hoàng gia, đội triều thiên vương quyền, có vô số thiên thần và các thánh trên trời vây quanh, và cai trị không chỉ trên thế giới tự nhiên và sức mạnh của nó mà c̣n trên những mưu mô của Satan. Để miêu tả phẩm giá vương giả của Đức Trinh Nữ Maria, nghệ thuật tranh ảnh đă từng đóng góp phong phú với các tác phẩm có giá trị nghệ thuật tuyệt đỉnh và vẻ đẹp vi diệu nhất; nó thậm chí c̣n có h́nh thức tŕnh bày đầy màu sắc Đấng Cứu Chuộc đội vương miện lộng lẫy cho Mẹ của Ngài.

33. Các Giáo hoàng Rôma, ủng hộ những kiểu sùng kính phổ biến như vậy, hoặc đích thân hoặc qua người đại diện, thường đội triều thiên cho các tượng Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa do ḷng tôn kính chung đă nổi bật.

34. Thưa Chư Huynh, như tôi đă đề cập, theo truyền thống cổ xưa và phụng vụ thánh, phẩm giá vương giả của Đức Maria đặt trên nguyên tắc chính chắc chắn đó là chức vị Mẹ Thiên Chúa của Người. Trong Thánh Kinh, liên quan đến Người Con mà Đức Maria sẽ thụ thai, chúng ta đọc thấy câu này: “Người sẽ nên cao cả, và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị v́ nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”, [40] và ngoài ra Đức Maria c̣n được gọi là” Mẹ của Chúa “; [41] từ đó mà dễ dàng kết luận Đức Maria là Nữ Vương vào thời điểm thụ thai Chúa Giêsu, v́ đă sinh ra Người Con, nhờ sự kết hợp ngôi vị của bản tính con người với Ngôi Lời, là con người cũng là Vua và Chúa của vạn vật. V́ vậy, hoàn toàn công bằng, thánh John Damascene có thể viết: “Khi trở thành Mẹ của Đấng Tạo Hóa, Người thực sự trở thành Nữ Vương của mọi tạo vật.” [42] Cũng vậy, có thể nói lời của Đức Tổng lănh thiên thần Gabriel là lời đầu tiên tuyên bố chức vị vương giả của Đức Maria.

35. Nhưng Đức Trinh Nữ Maria nên được gọi là Nữ Vương, không chỉ v́ chức vị Mẹ Thiên Chúa, mà c̣n v́ Thiên Chúa muốn Người giữ một vai tṛ đặc biệt trong công việc cứu rỗi chúng ta. Như vị tiền nhiệm tôi, Đức Piô XI, đă viết: “Chúng ta c̣n ǵ vui hơn, c̣n tư tưởng nào ngọt ngào hơn khi Chúa Kitô là Vua của chúng ta không chỉ bởi quyền tự nhiên, mà c̣n bởi một quyền có được nhờ công ơn cứu chuộc? Bây giờ chúng ta đă quên mất phải trả bao nhiêu cho Cứu Chúa của chúng ta, có lẽ mọi người nên nhớ lại những lời: ‘Anh em hăy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đă được cứu thoát… Nhưng anh em đă được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô. [43] Chúng ta giờ đây đâu c̣n thuộc về ḿnh nữa, v́ Chúa Kitô đă trả ‘giá đắt’ mà chuộc lấy chúng ta.” [44], [45]

36. Bây giờ đây, Đức Trinh Nữ Maria có mối liên hệ rất mật thiết với Chúa Kitô trong việc hoàn tất công tŕnh cứu chuộc này; và v́ thế thật phù hợp để hát trong phụng vụ thánh: “Đức Maria, Nữ Vương Thiên Đàng và là Nữ Vương Thế Giới, đau buồn đứng đó, gần thập giá Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” [46] Do vậy, môn đệ nhiệt thành của thánh Anselm (Eadmer) đă viết vào thời Trung Cổ: “như ...Thiên Chúa, bằng việc dựng nên mọi người nhờ quyền năng của Ngài, nên Ngài là Cha và Chúa của mọi người thế nào, th́ Đức Maria, bằng việc sửa chữa mọi người nhờ công trạng của ḿnh, nên Người là Mẹ và Nữ Vương của mọi người cũng như vậy; v́ Thiên Chúa là Chúa của vạn vật, bởi do lệnh Ngài, Ngài thiết lập bản chất riêng trong mỗi cá thể, và Đức Maria là Nữ Vương muôn loài, bởi Người phục hồi phẩm giá nguyên thủy cho từng cá thể nhờ ân sủng Người đáng được. [47]

37. V́ “như Chúa Kitô, bởi Ngài cứu chuộc chúng ta, là Chúa và Vua chúng ta bằng tước hiệu đặc biệt thế nào, th́ cũng như vậy, Đức Trinh Nữ (là Nữ Vương chúng ta), v́ cách thức độc nhất mà Người đă cộng tác trong việc cứu chuộc chúng ta, bằng cách cho đi bản thể Người, bằng việc tự nguyện hiến trao Ngài cho chúng ta, bằng khát khao và lời cầu khẩn đặc biệt của Người, và quan tâm tích cực đến ơn cứu độ chúng ta. “[48]

38. Từ những suy nghĩ trên, chứng cứ mở rộng theo hướng này: nếu Đức Maria đă liên kết với Chúa Giêsu Kitô là chính nguồn ơn cứu độ khi tham dự tích cực vào công việc cứu độ theo kế hoạch của Thiên Chúa, th́ cũng có thể so sánh điều đó nơi Eva đă liên kết với Adam là nguồn gốc cái chết, để có thể nói công việc cứu độ chúng ta đă được hoàn thành bằng một kiểu “tóm tắt”, [49] trong đó một trinh nữ là công cụ cứu rỗi nhân loại, giống như một trinh nữ đă liên quan chặt chẽ tới cái chết của nhân loại; hơn nữa, nếu có thể nói, Người Nữ hiển vinh này đă được chọn làm Mẹ của Chúa Kitô “để Người có thể trở thành cộng sự trong việc cứu chuộc nhân loại”; [50] và thật ra, nếu “Người là Đấng không mang vết nhơ nguyên tội, và từng gắn bó rất mật thiết với Con ḿnh, trên Golgotha đă dâng Người Con đó cho Cha Hằng Hữu cùng với sự hy sinh hoàn toàn các quyền của người mẹ và t́nh mẫu tử, như một Evà Mới, đối với hết thảy con cái Adam đă bị vấy nhơ bởi sự sa ngă đáng thương của ông,” [51] th́ có thể kết luận một cách chính đáng rằng như Chúa Kitô, Adam Mới, phải được gọi là Vua không chỉ v́ Ngài là Con Thiên Chúa, mà c̣n v́ Ngài là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, do đó, một cách tương tự, Đức Trinh Nữ Rất Diễm Phúc là Nữ Vương không chỉ v́ Người là Mẹ Thiên Chúa, mà c̣n v́, là Evà Mới, Người liên kết với Adam Mới.

39. Chắc chắn, trong ư nghĩa đầy đủ và chặt chẽ của thuật ngữ, chỉ có Chúa Giêsu Kitô, vị Chúa-Người, là Vua; nhưng Đức Maria với tư cách là Mẹ Chúa Kitô, là cộng sự của Ngài trong công cuộc cứu chuộc, trong cuộc đấu tranh của Ngài với các kẻ thù và trong chiến thắng cuối cùng của Ngài trên chúng, cũng có sự chia sẻ trong phẩm giá vương giả của Ngài, mặc dù theo cách hạn chế và tương tự. V́ từ sự kết hợp với Chúa Kitô, Người đă đạt tới địa vị rạng rỡ vượt xa mọi thụ tạo khác; từ sự kết hợp với Chúa Kitô, Người nhận được quyền vương giả để điều phối những kho báu của Vương Quốc Đấng Cứu Chuộc; từ sự kết hợp với Chúa Kitô mà sự can thiệp từ mẫu của Người có được hiệu quả vô tận trước Người Con và Cha của Ngài.

40. V́ thế, chắc chắn Đức Maria Rất Thánh vượt xa tất cả các thụ tạo khác về phẩm giá, và có vị thế ưu việt hơn mọi loài sau Con của Người. Thánh Sophronius hát: “Hỡi Mẹ Đồng Trinh, c̣n điều nào có thể tuyệt vời hơn niềm vui của Mẹ? C̣n điều nào cao quư hơn ân sủng này, mà chỉ ḿnh Mẹ nhận được từ Thiên Chúa?” [52] Với điều này, thánh Germanus thêm: “Danh dự và phẩm giá của Mẹ vượt trên hết mọi thụ tạo; sự vĩ đại của Mẹ đặt Mẹ lên trên các thiên thần.” [53] Và Thánh John Damascene c̣n đi xa đến mức nói: “Sự khác biệt giữa các tôi tớ của Thiên Chúa và Mẹ của Ngài là vô hạn.” [54]

41. Để hiểu rơ hơn phẩm giá cao siêu này của Mẹ Thiên Chúa trên hết mọi thụ tạo, chúng ta hăy nhớ lại Mẹ Thiên Chúa, ngay từ lúc Tượng Thai Vô Nhiễm, đă đầy ân sủng vượt qua ân sủng của tất cả các thánh. Tuy nhiên, như vị tiền nhiệm tôi, Đức Piô IX, đă viết: Thiên Chúa “đă trút xuống trên Người những ơn huệ và ân sủng thiên đàng từ kho tàng thiên tính của Ngài vượt xa những ǵ Ngài ban cho tất cả các thiên thần và các thánh để Người măi thoát khỏi vết nhơ tội lỗi ti tiểu nhất, Người thật xinh đẹp hoàn hảo, đầy thánh thiện và hết sức vô tội, đến mức dưới Thiên Chúa không thể mơ có điều ǵ lớn lao hơn, và chỉ ḿnh Thiên Chúa mới có thể hiểu được vẻ kỳ diệu.” [55]

42. Bên cạnh đó, sau Chúa Kitô, Đức Trinh Nữ không chỉ có được sự tuyệt diệu và hoàn hảo ở mức cao nhất, mà c̣n chia sẻ ảnh hưởng của Con của Người, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, nói đúng ra là ngự trị trên trí khôn và ḷng muốn của con người. V́ nếu qua nhân tính mà Ngôi Lời Thiên Chúa thực hiện phép lạ và ban ân sủng, nếu Ngài dùng các Bí tích và các Thánh của Ngài làm công cụ cứu rỗi con người, vậy sao Ngài lại không sử dụng vai tṛ và công việc của Mẹ rất thánh Ngài để chuyển hoa trái ơn cứu chuộc cho chúng ta? Một lần nữa, vị tiền nhiệm tôi, Đức Piô IX, trích dẫn: “Với trái tim thực sự của người mẹ, Người thao thức vấn đề cứu độ chúng ta, và quan tâm đến toàn thể nhân loại; được Chúa đặt làm Nữ Vương trời đất, được nâng cao trên tất cả các ca đoàn thiên thần và các thánh, và đứng bên hữu Con của Người [55a], Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Người đă can thiệp mạnh mẽ cho chúng ta bằng lời cầu nguyện của một người mẹ, Người có được những ǵ Người xin, và không thể bị từ chối.” [56] Về điểm này, một trong những vị tiền nhiệm khác, Đức Lêô XIII, đă nói một “sức mạnh gần như vô lượng” đă được trao cho Đức Maria trong việc phân phát các ân sủng; [57] thánh Piô X thêm rằng Người giữ chức vụ này “trong tư cách phù hợp với quyền của một người mẹ.” [58]

43. V́ vậy, hết thảy các Kitô hữu hăy tự hào v́ là những con dân của Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, Đấng đang bừng cháy t́nh yêu của một người mẹ khi nắm giữ quyền lực vương giả.

44. Tuy nhiên, các nhà thần học và giảng thuyết, khi bàn về những điều này và những vấn đề tương tự liên quan đến Đức Trinh Nữ, phải tránh đi lạc khỏi tiến tŕnh đúng đắn để ngăn ngừa một lỗi kép, nghĩa là, họ phải cẩn thận với những ư kiến vô căn cứ và những diễn tả cường điệu vượt ra ngoài sự thật, mặt khác, họ phải đề pḥng sự hẹp ḥi quá mức trong việc cân nhắc để sự phi thường, siêu phàm thực sự gần như là phẩm giá thần thánh của Mẹ Thiên Chúa, điều mà Tiến sĩ Thiên thần dạy phải được quy cho Người “v́ ḷng nhân hậu vô hạn của Thiên Chúa.” [59].

45. Đối với phần c̣n lại, ở điểm này cũng như trong các điểm khác của giáo lư Kitô giáo, th́ “chuẩn mực gần và phổ quát của chân lư” dành cho tất cả huấn quyền sống của Giáo hội, mà Chúa Kitô đă thiết lập “cũng để minh họa và giải thích những vấn đề được hiểu một cách mơ hồ, và tuyệt đối trong kho tàng đức tin.” [60]

46. Từ các tài liệu Kitô giáo cổ thời, từ những lời nguyện phụng vụ, từ ḷng đạo đức bẩm sinh của dân Kitô giáo, từ các tác phẩm nghệ thuật, từ mọi khía cạnh tôi đă thu thập các chứng cứ cho đến phẩm giá vương giả của Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa; tôi đă cho thấy rằng các lư lẽ được Thần học thánh suy luận từ kho tàng đức tin đă xác nhận hoàn toàn chân lư này. Sự dồi dào chứng cứ như thế tạo nên một điệp khúc vang rền thay cho tính siêu phàm phẩm giá vương giả của Mẹ Thiên Chúa và Mẹ nhân loại, mà mọi thụ tạo đều là con dân, Đấng được “tôn lên ngai thiên đàng, trên ca đoàn các thiên thần”. [61]

47. V́ tôi tin, sau khi suy tư lâu dài và nghiêm túc, điều tốt đẹp lớn lao sẽ đổ dồn về cho Giáo hội nếu chân lư vững chắc này tỏa sáng rạng ngời hơn cho hết mọi người, giống như ngọn đèn được đặt trên cao, bằng quyền Giáo hoàng, tôi truyền thiết lập lễ Đức Maria Nữ Vương, sẽ được cử hành hàng năm trên toàn thế giới vào ngày 31 tháng 5. Tôi cũng truyền rằng cùng ngày đó sẽ lặp lại việc dâng hiến loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Trinh Nữ Maria, với hy vọng qua sự tận hiến như vậy, một kỷ nguyên mới có thể bắt đầu, tràn ngập niềm vui trong b́nh an của Chúa Kitô và chiến thắng của tôn giáo.

48. V́ vậy, mọi người hăy cố gắng vững tin hơn đến gần ngai ân sủng và thương xót của Đức Nữ Vương và là Mẹ của chúng ta, và cầu xin sức mạnh trong nghịch cảnh, ánh sáng trong bóng tối, an ủi trong khổ đau; trên hết hăy nỗ lực giải thoát bản thân khỏi nô lệ tội lỗi và dâng lên niềm tôn kính không ngơi, chứa chan ḷng trung thành hiếu tử, với Mẹ Nữ Vương của ḿnh. Các tín hữu hăy quy tụ đông đảo ở các nhà thờ của Người, vào những ngày lễ tôn vinh Người; ước chi chuỗi Mân Côi luôn có trong tay mọi người; ước chi các Kitô hữu quy tụ lại, dù ít hay nhiều, để hát những lời ca ngợi Người trong nhà thờ, trong gia đ́nh, trong bệnh viện, trong nhà tù. Ước ǵ danh Maria được hết sức kính mến, danh ngọt ngào hơn mật và quư hơn ngọc ngà; ước ǵ không ai thốt ra một lời báng bổ nào, dấu hiệu của một linh hồn ô uế, chống lại danh được ban cho phẩm giá như vậy và được sùng mộ v́ ḷng nhân hậu hiền mẫu; đừng ai liều lĩnh đến mức nói một lời bất kính danh Người.

49. Hết mọi người, tùy hoàn cảnh của ḿnh, nên cố gắng noi theo những nhân đức tuyệt vời của Nữ Vương Thiên Đàng và là Mẹ rất yêu dấu của chúng ta qua nỗ lực kiên tŕ của tâm trí và thái độ. Do đó, điều xảy ra cho hết thảy các Kitô hữu, khi tôn vinh và bắt chước Nữ Vương và Mẹ siêu phàm của họ, là sẽ nhận ra họ thực sự là anh em, tất cả sự ghen tị và tham lam được gạt bỏ, sẽ thúc đẩy t́nh yêu giữa các giai cấp, tôn trọng quyền của kẻ yếu, yêu chuộng ḥa b́nh. Đừng ai nghĩ ḿnh là con Đức Maria nên xứng đáng được nhận sự bảo vệ quyền thế của Người, trừ khi người ấy, giống như Người, công bằng, hiền lành, trong trắng, và thể hiện sự chân thành khát khao t́nh huynh đệ đích thực, không làm thiệt hại hay gây thương tổn nhưng là giúp đỡ và an ủi tha nhân.

50. Ở một số quốc gia trên thế giới, có những người bị bức hại một cách bất công v́ tuyên xưng đức tin Kitô giáo và những người bị tước đoạt quyền tự do thiêng liêng và nhân quyền; cho đến nay các yêu cầu hợp lư và các cuộc biểu t́nh lặp đi lặp lại đă không giúp ích ǵ để loại bỏ các sự dữ này. Cầu mong Nữ Vương uy quyền của tạo vật, với ánh mắt rạng ngời xua tan những cơn dông tố và mang lại bầu trời quang đăng, xin đoái thương nh́n đến những đứa con ngây thơ và đau khổ này; xin Đức Trinh Nữ, Đấng giày đạp bạo lực dưới chân, ban cho họ sớm được hưởng tự do chính đáng để thực hành tôn giáo của ḿnh cách công khai, ngơ hầu trong khi phục vụ sự nghiệp Tin Mừng, họ cũng có thể đóng góp cho sức mạnh và sự tiến bộ của các quốc gia bằng cách cộng tác hài ḥa, bằng việc thực hành những nhân đức phi thường là mẫu gương sáng chói giữa những thử thách cay đắng.

51. Với Tông Thư này, tôi đang lập một lễ để mọi người có thể nhận ra rơ ràng hơn và tôn sùng nhiệt thành hơn thế lực thương xót và từ mẫu của Mẹ Thiên Chúa. Tôi tin lễ này sẽ giúp duy tŕ, củng cố và kéo dài ḥa b́nh giữa các quốc gia mà hàng ngày gần như bị phá hủy bởi các cuộc khủng hoảng đang tái diễn. Người không phải là cầu vồng trên những đám mây hướng về Thiên Chúa, là lời cam kết một giao ước ḥa b́nh sao? [62] “Hăy ngắm cầu vồng mà chúc tụng Đấng làm ra nó, nó thật là xán lạn huy hoàng, uốn quanh bầu trời thành ṿng cung rực rỡ; chính tay Đấng Tối Cao đă giăng lên.” [63] V́ thế, bất cứ ai tôn kính Nữ Vương trời đất – và đừng ai coi ḿnh được miễn trừ tỏ ḷng yêu mến và biết ơn – người ấy hăy cầu khẩn Nữ Vương rất uy thế, Đấng Trung Gian ḥa b́nh; người ấy hăy tôn trọng và ǵn giữ ḥa b́nh, đó không có nghĩa là sự gian ác không bị trừng phạt, cũng không phải là tự do không được kiềm chế, mà là một sự hài ḥa có trật tự dưới sự cai trị của ư muốn Thiên Chúa; ngơ hầu sự bảo vệ, những nài nỉ và mệnh lệnh dịu dàng dồn dập của Đức Trinh Nữ Maria thôi thúc chúng ta.

52. Tôi thành khẩn ước mong Nữ Vương và là Mẹ của dân Kitô giáo đoái nghe những lời nguyện này của tôi, và làm cho thế giới đang bị rung chuyển bởi ḷng thù hận được hạnh phúc nhờ b́nh an của Người, và ước chi sau cuộc lưu đày này Người tỏ cho hết thảy chúng ta thấy Chúa Giêsu, Đấng là ḥa b́nh và niềm vui bất diệt. Thưa Chư Huynh, như lời hứa về sự trợ giúp thiêng liêng của Thiên Chúa và cam kết yêu thương từ trái tim tôi, tôi ban phép lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh và đoàn chiên của Chư Huynh.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô dịp Lễ Mẫu Trạng Đức Trinh Nữ Maria, Rôma ngày 11 tháng 10 năm 1954, năm thứ mười sáu triều Giáo hoàng của tôi.

Piô XII

 

Tham Khảo:

1. Cf. constitutio apostolica Munificentissirnus Deus: AAS XXXXII 1950, p. 753 sq.

1a. The Latin word is Unigena. - Ed.

2. Cf. litt. enc. Fulgens corona: AAS XXXXV, 1953, p. 577 sq.

3. Cf. AAS XXXVIII, 1946, p. 264 sq.

4. Cf. L'Osservatore Romano, d. 19 Maii, a. 1946.

5. Luc. I, 32.

6. Isai. IX, 6.

7. Apoc. XIX, 16.

8. Cf. Luc. I, 32, 33.

9. Luc. I, 43.

10. S. Ephraem, Hymni de B. Maria, ed. Th. J. Lamy, t. II, Mechliniae, 1886, hymn. XIX, p. 624.

11. Idem, Oratio ad Ssmam Dei Matrem; Opera omnia, Ed. Assemani, t. III (graece), Romae, 1747, pag. 546.

12. S. Gregorius Naz., Poemata dogmatica, XVIII, v. 58; PG XXXVII, 485.

13. Prudentius, Dittochaeum, XXVII: PL LX, 102 A.

14. Hom. in S. Lucam, hom. VII; ed. Rauer, Origenes' Werke, T. IX, p. 48 (ex catena Marcarii Chrysocephali). Cf. PG XIII, 1902 D.

15. S. Hieronymus, Liber de nominibus hebraeis: PL XXIII, 886.

16. S. Petrus Chrysologus, Sermo 142, De Annuntiatione B.M.V.: PL LII, 579 C; cf. etiam 582 B; 584 A: “Regina totius exstitit castitatis.”

17. Relatio Epiphanii Ep. Constantin.: PL LXII, 498 D.

17a. Generally throughout the encyclical the Latin word Regina is used to describe Mary. In this case and a few others the word is Domina. “Queen” seems to be the best English equivalent. “Ruler”, when it occurs, is a rendition of Dominatrix. - Ed.

18. Encomium in Dormitionem Ssmae Deiparae (inter opera S. Modesti): PG LXXXVI, 3306 B.

19. S. Andreas Cretensis, Homilia II in Dormitionem Ssmae Deiparae: PG XCVII, 1079 B.

20. Id., Homilia III in Dormitionem Ssmae Deiparae: PG XCVII, 1099 A.

21. S. Germanus, In Praesentationem Ssmae Deiparae, I: PG XCVIII, 303 A.

22. Id., In Praesentationem Ssmae Deiparae, n PG XCVIII, 315 C.

23. S. Ioannes Damascenus, Homilia I in Dormitionem B.M.V.: P.G. XCVI, 719 A.

24. Id., De fide orthodoxa, I, IV, c. 14: PG XLIV, 1158 B.

25. De laudibus Mariae (inter opera Venantii Fortunati): PL LXXXVIII, 282 B et 283 A.

26. Ildefonsus Toletanus, De virginitate perpetua B.M.V.: PL XCVI, 58 A D.

27. S. Martinus I, Epist. XIV: PL LXXXVII, 199-200 A.

28. S. Agatho: PL LXXXVII, 1221 A.

29. Hardouin, Acta Conciliorum, IV, 234; 238: PL LXXXIX, 508 B.

30. Xystus IV, bulla Cum praeexcelsa. d. d. 28 Febr. a. 1476.

31. Benedictus XIV, bulla Gloriosae Dominae, d. d. 27 Sept. a. 1748.

32. S. Alfonso, Le glone de Maria, p. I, c. I, §1.

33. Ex liturgia Armenorum: in festo Assumptionis, hymnus ad Matutinum.

34. Ex Menaeo (byzantino): Dominica post Natalem, in Canone, ad Matutinum.

35. Officium hymni Axathistos (in ritu byzantino).

36. Missale Aethiopicum, Anaphora Dominae nostrae Mariae, Matris Dei.

37. Brev. Rom., Versiculus sexti Respons.

38. Festum Assumptionis; hymnus Laudum.

39. Ibidem, ad Magnificat II Vesp.

40. Luc. I, 32, 33.

41. Ibid. I, 43.

42. S. Ioannes Damascenus, De fide orthodoxa, 1. IV, c. 14; PL XCIV, 1158 s. B.

43. I Petr. I, 18, 19.

44. I Cor. VI, 20.

45. Piô XI, litt. enc. Quas primas: AAS XVII, 1925, p. 599.

46. Festum septem dolorum B. Mariae Virg., Tractus.

47. Eadmerus, De excellentia Virginis Mariae, c. 11: PL CLIX, 508 A B.

48. F. Suárez, De mysteriis vitae Christi, disp. XXII, sect. II (ed Vivès, XIX, 327).

49. S. Irenaeus, Adv. haer., V, 19, 1: PG VII, 1175 B.

50. Piô XI, epist. Auspicatus profecto: AAS XXV, 1933, p. 80.

51. Piô XII, litt. enc. Mystici Corporis: AAS XXXV, 1943, p. 247.

52. S. Sophronius, In annuntianone Beatae Mariae Virginis: PG LXXXVII, 3238 D; 3242 A.

53. S. Germanus, Hom. II in dormitione Beatae Mariae Virginis: PG XCVIII, 354 B.

54. S. Ioannes Damascenus, Hom. I in Dormitionem Beatae Mariae Virginis: PG XCVI, 715 A.

55. Piô IX, bulla Ineffabilis Deus: Acta Pii IX, I, p. 597-598.

55a.Unigena. - Ed.

56. Ibid. p. 618.

57. Lêô XIII, litt. enc. Adiumcem populi: ASS, XXVIII, 1895-1896, p.130.

58. Piô X, litt enc. Ad diem illum: ASS XXXVI, 1903-1904, p.455.

59. S. Thomas, Summa Theol., I, q. 25, a. 6, ad 4.

60. Piô XII, litt. enc. Humani generis: AAS XLII, 1950, p. 569.

61. Ex Brev. Rom.: Festum Assumptionis Beatae Mariae Virginis.

62. Cf. Gen. IX, 13.

63. Eccl. XLIII, 11-12.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI

(30/6/1963 – 6/8/1978)

 

Trích Hiến Chế Tín Lư Về Giáo Hội, Chương 8

(Công Đồng Vaticanô II)

 

Đức Nữ Trinh Maria Mẹ Thiên Chúa

Trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô Và Giáo Hội

(phiên họp khoáng đại lần thứ 123 ngày 16/11/1964)

 

I. Lời Mở Đầu

52. Nhập đề [68*]

Thiên Chúa là Đấng vô cùng nhân hậu và khôn ngoan đă muốn hoàn tất việc cứu chuộc thế giới, nên "khi đến thời viên măn, Ngài đă sai Con Ḿnh đến, sinh bởi người nữ... để chúng ta được nhận làm nghĩa tử" (Gal 4,4-5). "V́ loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đă từ trời xuống thế, bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đă nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria" [1]. Mầu nhiệm cứu rỗi thần linh này được mạc khải cho chúng ta và vẫn tiếp tục trong Giáo Hội, Giáo Hội mà Chúa đă lập làm thân thể Người. Trong Giáo Hội ấy, liên kết với Chúa Kitô Thủ Lănh, và hiệp thông với toàn thể các Thánh Người, các tín hữu cũng phải kính nhớ "trước hết đức Maria vinh hiển, trọn đời Đồng Trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" [2]. [69*]

 

53. Đức Maria và Giáo Hội

Thực vậy, khi sứ thần truyền tin, Đức Nữ Trinh Maria đă đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn và thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian. Ngài được công nhận và tôn kính là Mẹ thật của Thiên Chúa và của Đấng Cứu Thế. Được cứu chuộc cách kỳ diệu hơn nhờ công nghiệp Con Ngài và hiệp nhất mật thiết và bền chặt với Con, Đức Maria đă lănh nhận sứ mệnh và vinh dự cao cả là được làm Mẹ Con Thiên Chúa, do đó làm ái nữ của Chúa Cha và cung thánh của Chúa Thánh Thần. Nhờ lănh nhận ân sủng vô cùng cao quí này, Ngài đă trổi vượt mọi tạo vật trên trời dưới đất. Nhưng đồng thời, v́ thuộc ḍng dơi Adam, Ngài cũng liên kết với tất cả mọi người cần được cứu rỗi; hơn nữa, "Ngài thật là Mẹ các chi thể (của Chúa Kitô)... v́ đă cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội là những chi thể của Đầu ấy"[3]. V́ thế, Ngài cũng được chào kính như chi thể của Giáo Hội tối cao và độc nhất vô nhị, cũng như mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái. Và Giáo Hội Công Giáo, được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Ngài t́nh con thảo, như đối với một người Mẹ rất dấu yêu. [70*]

54. Ư hướng của Công Đồng

Bởi thế, khi tŕnh bày giáo lư về Giáo Hội - trong Giáo Hội này, Chúa Cứu Thế thực hiện cuộc cứu độ - Thánh Công Đồng ân cần mong muốn làm sáng tỏ vai tṛ của Đức Nữ Trinh trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và Nhiệm Thể, cũng như làm sáng tỏ bổn phận những người được cứu chuộc đối với Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ Chúa Kitô và Mẹ nhân loại, cách riêng Mẹ các tín hữu. Tuy nhiên, Công Đồng không có ư đưa ra một học thuyết đầy đủ về Đức Maria và giải quyết các vấn đề mà sự nghiên cứu của các nhà thần học chưa làm sáng tỏ trọn vẹn. Những ư kiến được tự do tŕnh bày trong các trường phái công giáo về Đấng có địa vị cao cả nhất trong Giáo Hội thánh sau Chúa Kitô, và cũng là Đấng rất gần chúng ta [4], những ư kiến ấy đều được duy tŕ cách hợp pháp [71*].

II. Vai Tṛ Đức Nữ Trinh Trong Nhiệm Cuộc Cứu Rỗi [72*]

55. Mẹ Đấng Cứu Thế trong Cựu Ước.

Thánh Kinh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, và Thánh Truyền đáng kính, tŕnh bày ngày một sáng tỏ hơn vai tṛ của Mẹ Đấng Cứu Thế trong nhiệm cuộc cứu rỗi và đưa vai tṛ ấy ra cho chúng ta chiêm ngắm. Thực vậy, các sách Cựu Ước thuật lại lịch sử cứu rỗi, trong đó ngày Chúa Kitô xuất hiện trên thế giới được chuẩn bị cách tiệm tiến. Các tài liệu tiên khởi này, như Giáo Hội vẫn đọc và về sau hiểu theo ánh sáng mạc khải trọn vẹn, dần dần cho thấy rơ ràng hơn h́nh ảnh người nữ, Mẹ Đấng Cứu Thế. Theo ánh sáng mạc khải ấy, người nữ này đă được phác họa trước trong lời hứa chiến thắng con rắn, lời hứa mà Tổ Tông đă nhận được sau khi phạm tội (x. Stk 3,15). Cũng thế, Ngài là Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh con trai tên là Emmanuel (x. Is 7,14 so sánh với Mik 5,2-3; Mt 1,22-23). Ngài trổi vượt trên các người khiêm hạ và khó nghèo của Chúa, là những người tin tưởng, hy vọng và lănh nhận ơn cứu độ nơi Chúa. Cuối cùng, sau đêm dài mong đợi lời hứa được thực hiện, với Ngài, người Thiếu Nữ cao sang của Sion, thời gian đă nên trọn và Nhiệm Cuộc mới được thiết lập: khi Con Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại nơi Ngài để giải thoát con người khỏi tội lỗi nhờ các mầu nhiệm của thân xác Chúa. [73*]

56. Đức Maria trong việc truyền tin.

Nhưng Chúa Cha rất nhân từ đă muốn sự ưng thuận của người mẹ được tiền định trước khi Chúa Con nhập thể, để như một người nữ đă hợp tác cho sự chết, th́ cũng một người nữ hợp tác cho sự sống. Điều đó đặc biệt thích hợp với Mẹ Chúa Giêsu, v́ Ngài đem đến cho thế giới chính Nguồn Sống cải tạo mọi sự, và đă được Chúa ban cho nhiều ơn cân xứng với sứ mệnh cao cả như thế. Do đó, không có ǵ lạ, nếu các Thánh Giáo Phụ đă thường xưng tụng Mẹ Thiên Chúa là Đấng toàn thánh, không vương nhiễm một tội nào, như một tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành [5]. Tràn đầy thánh thiện, có một không hai ngay từ lúc mới được thụ thai, Đức Trinh Nữ thành Nazareth được Thiên Thần vâng lệnh Chúa đến truyền tin và kính chào là "Đấng đầy ân phúc" (x. Lc 1,28). Và Trinh Nữ đă đáp lời Thiên Sứ rằng: "Này tôi là Tôi Tá Chúa, xin hăy xảy ra cho tôi theo lời Ngài" (Lc 1,38). Như thế, Đức Maria, con cháu Adam, v́ chấp nhận lời Thiên Chúa, đă trở nên Mẹ Chúa Giêsu. Hết ḷng đón lấy ư định cứu rỗi của Thiên Chúa, v́ không một tội nào ngăn trở Ngài, Đức Maria đă tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thế và sự nghiệp của Con Ngài, và nhờ ân sủng của Thiên Chúa toàn năng, phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc dưới quyền và cùng với Con Ngài. Bởi vậy, các Thánh Giáo Phụ đă nghĩ rất đúng rằng: Thiên Chúa đă không thu dụng Đức Maria một cách thụ động, nhưng đă để Ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại, nhờ ḷng tin và sự vâng phục của Ngài. Thực vậy, Thánh Ireneô nói: "Chính Ngài, nhờ vâng phục, đă trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho ḿnh và cho toàn thể nhân loại" [6]. Và cùng với thánh Ireneô c̣n có rất nhiều Thánh Giáo Phụ thời xưa cũng không ngần ngại giảng dạy rằng: "Nút dây đă bị thắt lại do sự bất tuân của Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà trinh nữ Evà đă buộc lại bởi cứng ḷng tin, Đức Trinh Nữ Maria đă tháo ra nhờ ḷng tin [7]; và so sánh với Evà, các ngài gọi Đức Maria là "Mẹ kẻ sống" [8], và thường quả quyết rằng: "bởi Evà đă có sự chết, th́ nhờ Maria lại được sống" [9]. [74*]

57. Đức Maria và thời thơ ấu Chúa Giêsu

Sự liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu rỗi được tỏ rơ từ khi Đức Maria thụ thai Chúa Kitô cách trinh khiết cho đến lúc Chúa Kitô chết. Thực vậy, trước hết, Đức Maria vội vă đến thăm bà Elizabeth và được bà ấy chào mừng là người có phúc v́ đă tin vào sự cứu rỗi Chúa đă hứa, trong lúc đó vị tiền hô nhảy trong ḷng mẹ (x. Lc 1, 41-45). Rồi ngày sinh nhật, Mẹ Thiên Chúa đă vui mừng giới thiệu với các mục đồng và các nhà bác học đứa Con đầu ḷng của ḿnh, mà khi sinh ra đă không làm giảm bớt nhưng c̣n thánh hiến sự trinh khiết toàn vẹn của Ngài [10]. Trong đền thánh, sau khi hiến lễ vật ấn định cho người nghèo, Đức Maria dâng Con lên cho Thiên Chúa, và đă nghe Simeon báo trước Con ḿnh sẽ là dấu chỉ sự phản kháng, và một lưỡi gươm sẽ đâm thấu ḷng mẹ, nhờ đó tư tưởng trong ḷng nhiều người sẽ được bày tỏ (x. Lc 2, 34-35). Khi trẻ Giêsu lạc mất, Cha Mẹ đă lo âu t́m kiếm và gặp lại Con trong đền thánh đang bận tâm lo việc của Cha Người. Các Ngài không hiểu lời Con nói; nhưng Mẹ Chúa Giêsu giữ lấy tất cả các điều ấy và suy gẫm trong ḷng (x. Lc 2, 41-51). [75*]

58. Đức Maria và đời sống công khai Chúa Giêsu

Trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, Mẹ Người cũng đă xuất hiện rơ ràng, và ngay từ đầu, trong tiệc cưới thành Cana xứ Galilêa, v́ động ḷng thương xót, Ngài đă cầu bầu, khiến Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai, làm phép lạ đầu tiên của Người (x. Gio 2, 1-11). Trong thời gian Chúa truyền đạo, Đức Maria đă đón nhận lời của Con Ngài, những lời nâng cao Nước Trời lên khỏi những lư do và liên hệ huyết nhục, và tuyên bố là có phúc cho những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa (x. Mc 3,35 và song song; Lc 11,27-28) như chính Ngài hằng thực hành những điều đó cách trung tín (x. Lc 2,19 và 51). Như thế Đức Nữ Trinh cũng đă tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, trung thành hiệp nhất với Con cho đến bên thập giá, là nơi mà theo ư Thiên Chúa, Ngài đă đứng đó (x. Ga. 19,25). Đức Maria đă đau đớn chịu khổ cực với Con một của ḿnh và dự phần vào hy lễ của Con, với tấm ḷng của một người mẹ hết t́nh ưng thuận hiến tế lễ vật do ḷng ḿnh sinh ra. Và cuối cùng chính Chúa Giêsu Kitô khi hấp hối trên thập giá đă trối Ngài làm Mẹ của môn đệ qua lời này: "Thưa Bà, này là con Bà" (x. Ga. 19,26-27) [11]. [76*]

59. Đức Maria sau khi Chúa lên trời.

V́ Thiên Chúa không muốn tỏ bày mầu nhiệm cứu rỗi nhân loại cách long trọng trước khi Ngài đổ tràn Thánh Thần Chúa Kitô đă hứa, nên chúng ta thấy các Tông Đồ trước ngày Hiện Xuống "đă kiên tâm hiệp ư cầu nguyện, cùng với các phụ nữ, với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và với anh em Người" (CvTđ 1,14). Đức Maria cũng tha thiết cầu xin Thiên Chúa ban Thánh Thần, là Đấng đă bao phủ lấy Ngài trong ngày Truyền Tin. Sau cùng, được ǵn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ [12], và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm đă được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác [13], và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con Ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa (x. Kh 19,16), Đấng đă chiến thắng tội lỗi và sự chết [14]. [77*]

III. Đức Nữ Trinh Và Giáo Hội] [78*]

60. Đức Kitô, Đấng trung gian độc nhất và Mẹ Maria. [79*]

Chúng ta chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất, như lời Thánh Tông Đồ dạy: "Thực vậy, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa với nhân loại, đó là Chúa Giêsu Kitô, là Người, đă dâng ḿnh làm giá chuộc mọi người" (1Tm 2,5-6). Nhưng vai tṛ làm mẹ của Đức Maria đối với loài người không làm lu mờ hay giảm bớt vai tṛ trung gian duy nhất của Chúa Kitô chút nào, trái lại c̣n làm sáng tỏ mănh lực của sự trung gian ấy. V́ mọi ảnh hưởng có sức cứu rỗi của Đức Nữ Trinh trên nhân loại không phát sinh từ một sự cần thiết khách thể nào, nhưng từ ư định nhân lành của Thiên Chúa, và bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô. Ảnh hưởng ấy nương tựa và hoàn toàn tùy thuộc vào sự trung gian của Chúa Kitô, nguồn mạch mọi quyền lực của ảnh hưởng đó. Nhưng ảnh hưởng này không làm cản trở ǵ, trái lại c̣n giúp đỡ các tín hữu kết hiệp trực tiếp với Chúa Kitô. [80*]

61. Cộng tác vào việc cứu chuộc.

Từ muôn đời, Đức Nữ Trinh đă được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa. Và theo chương tŕnh của Chúa Quan Pḥng, trên trần gian Ngài đă trở nên Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc thần linh, và cách đặc biệt hơn mọi người khác, Ngài là cộng sự viên quảng đại và tôi tá khiêm hạ của Chúa. V́ đă cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Chúa Kitô, đă dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha trong đền thánh và cùng đau khổ với Con ḿnh chết trên thập giá, Đức Maria đă cộng tác cách rất đặc biệt vào công tŕnh của Đấng Cứu Thế, nhờ ḷng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy và đức ái nồng nhiệt, để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, trên b́nh diện ân sủng, Ngài thật là Mẹ chúng ta. [81*]

62. Vai tṛ tùy thuộc trong việc cứu rỗi.

Nhưng trong nhiệm cuộc ân sủng, Đức Maria luôn tiếp tục thiên chức làm mẹ, từ khi Ngài tin tưởng ưng thuận trong ngày Truyền Tin - sự ưng thuận mà Ngài đă không ngần ngại giữ vững bên thập giá - cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu rỗi mọi người được tuyển chọn. Thật vậy, sau khi về trời, vai tṛ của Ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng Ngài vẫn tiếp tục liên lỉ cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được phần rỗi đời đời [15]. Với t́nh từ mẫu, Ngài chăm sóc những anh em của Con Ngài đang lữ hành trên dương thế và đang gặp bao nguy hiểm, thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời. V́ thế, trong Giáo Hội, Đức Nữ Trinh được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian [16]. Tuy nhiên phải hiểu các tước hiệu ấy thế nào để không thêm bớt ǵ vào vinh dự và quyền năng của Đấng Trung Gian duy nhất [17].

Thực vậy, không bao giờ có thể đặt một tạo vật ngang hàng với Ngôi Lời nhập thể và cứu chuộc; nhưng cũng như chức linh mục của Chúa Kitô được thông ban dưới nhiều h́nh thức cho các thừa tác viên và các giáo dân, và cũng như sự tốt lành duy nhất của Thiên Chúa được ban phát nhiều cách cho các tạo vật, th́ sự trung gian duy nhất của Đấng Cứu Thế không những không loại bỏ mà c̣n khuyến khích các thụ sinh cộng tác, trong sự tùy thuộc vào nguồn mạch duy nhất.

Vai tṛ tùy thuộc ấy của Đức Maria, Giáo Hội không ngần ngại tuyên xưng, mà luôn nghiệm thấy, và nhắn nhủ các tín hữu ghi nhớ trong ḷng để nhờ sự nâng đỡ và phù hộ từ mẫu của Ngài, họ gắn bó mật thiết hơn với Đấng Trung Gian và Cứu Thế. [82*]

63. Maria trinh nữ và người mẹ là mẫu mực của Giáo Hội. [83*]

Đức Trinh Nữ nhờ ân huệ và sứ mệnh làm Mẹ Thiên Chúa, nhờ đó Ngài được hiệp nhất với Con là Đấng Cứu Chuộc, và nhờ các ơn và nhiệm vụ đặc biệt khác, Ngài c̣n kết hiệp mật thiết với Giáo Hội, như thánh Ambrosiô đă dạy, Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên b́nh diện đức tin, đức ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Kitô [18]. Thực vậy, trong mầu nhiệm Giáo Hội, chính Giáo Hội cũng được gọi cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ, Đức Nữ Trinh Maria đi tiên phong, tỏ ra là một người mẹ và một trinh nữ gương mẫu tuyệt vời và hiếm có [19]. V́, bởi ḷng tin và vâng phục, Ngài đă sinh chính Con Chúa Cha nơi trần gian, mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Thần bao phủ. Như một Evà mới, Ngài đă đặt niềm tin vào sứ giả của Thiên Chúa, chứ không đặt vào con rắn xưa, một niềm tin không bị một nghi ngờ nào làm phai nhạt. Nhưng Người Con mà Ngài đă sinh ra, Thiên Chúa đă đặt làm Trưởng Tử trong nhiều anh em (x. Rm 8,29), nghĩa là các tín hữu, mà Ngài cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục với t́nh thương của một người mẹ. [84*]

64. Giáo Hội là trinh nữ và là mẹ.

Tuy nhiên, khi chiêm ngưỡng sự thánh thiện kỳ bí và noi gương đức ái của Đức Maria, và khi trung thành chu toàn thánh ư Chúa Cha, Giáo Hội cũng được làm mẹ nhờ lời Thiên Chúa mà Giáo Hội trung thành lănh nhận: thực vậy, nhờ việc rao giảng và ban phép Thánh Tẩy, Giáo Hội sinh hạ những người con được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh ra do Thiên Chúa để họ lănh nhận một đời sống mới và bất diệt. Giáo Hội cũng là trinh nữ đă giữ ǵn toàn vẹn và tinh tuyền ḷng trung nghĩa đă hiến cho Phu Quân; và noi gương Mẹ Chúa ḿnh, nhờ thần lực của Thánh Thần, Giáo Hội bảo tồn cho tinh tuyền một đức tin toàn vẹn, một đức cậy bền vững và một đức mến chân thành [20]. [85*]

65. Giáo Hội phải bắt chước nhân đức của Mẹ Maria.

Tuy nhiên, Giáo Hội, qua con người của Đức Nữ Trinh, đă đạt tới sự toàn thiện làm cho ḿnh nên thanh sạch và vẹn tuyền (x. Eph 5,27), nhưng Kitô hữu vẫn c̣n phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để tiến trên đường thánh thiện. V́ thế, họ ngước mắt nh́n lên Đức Maria là một mẫu gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn. Nhờ thành kính tưởng nhớ Đức Maria và chiêm ngưỡng Ngài dưới ánh sáng của Ngôi Lời nhập thể, Giáo Hội cung kính tiến sâu hơn vào mầu nhiệm cao thẳm, tức là mầu nhiệm nhập thể, và nên giống Phu Quân ḿnh ngày một hơn. Thực vậy, Đức Maria đă mật thiết gắn liền với lịch sử cứu rỗi, và có thể nói là Ngài đă qui tụ và phản chiếu nơi ḿnh những đ̣i hỏi cao cả nhất của đức tin, và khi các tín hữu nghe rao giảng về Ngài và tôn sùng Ngài, họ được Ngài mời gọi đến kết hiệp với hy lễ của Con Ngài và yêu mến Chúa Cha. Phần Giáo Hội càng t́m kiếm vinh quang Chúa Kitô càng nên giống Khuôn Mẫu cao cả của ḿnh, nhờ luôn tiến tới trong đức tin, đức cậy, đức mến, và t́m kiếm cùng vâng theo thánh ư Thiên Chúa trong mọi sự. Do đó, trong công cuộc tông đồ, Giáo Hội có lư để nh́n lên Đấng đă sinh Chúa Kitô là người được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và được Đức Nữ Trinh sinh ra để, nhờ Giáo Hội, cũng sinh ra và lớn lên trong ḷng các tín hữu. Đời sống của Đức Nữ Trinh là một gương sáng của t́nh mẫu tử thắm thiết. T́nh mẫu tử ấy phải là động lực của tất cả những ai cộng tác vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội để tái sinh nhân loại. [86*]

IV. Việc Tôn Kính Đức Nữ Trinh Trong Giáo Hội [87*]

66. Bản tính và nền tảng của việc tôn kính Đức Mẹ.

Nhờ hồng ân Thiên Chúa, Đức Maria được tôn vinh, sau Chúa Con, vượt trên hết các thiên thần và loài người, v́ Ngài là Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và đă tham dự vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô; do đó Ngài đáng được Giáo Hội tôn vinh và đặc biệt sùng kính. Thực vậy, từ những thời rất xa xưa, Đức Nữ Trinh đă được tôn kính dưới tước hiệu "Mẹ Thiên Chúa", và các tín hữu đă khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Ngài trong mọi cơn gian nan khốn khó [21]. Nhất là từ công đồng Ephêsô, Dân Thiên Chúa đă gia tăng ḷng tôn kính Đức Maria cách lạ lùng: họ sùng kính mến yêu, cầu khẩn và noi gương đúng như lời Ngài đă tiên báo: "Muôn đời sẽ khen tôi có phúc, v́ Đấng toàn năng đă làm cho tôi những việc trọng đại" (Lc 1,48-49). Sự tôn kính ấy, như vẫn luôn có trong Giáo Hội, tuy hoàn toàn đặc biệt, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng dâng lên Ngôi Lời nhập thể và lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần; việc tôn kính Đức Maria khuyến khích thêm việc thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo Hội đă chấp nhận nhiều h́nh thức tôn sùng Mẹ Thiên Chúa, trong giới hạn của giáo lư lành mạnh và chính thống, tùy theo hoàn cảnh, thời gian và nơi chốn, hợp với tính khí cùng tinh thần của tín hữu; những h́nh thức ấy, qua việc tôn vinh Mẹ, cũng làm cho tín hữu nhận biết đúng đắn, yêu mến, làm vinh danh, và tuân giữ giới răn Chúa Con, v́ Người mà muôn vật được tạo thành (x. Col 1,15-16) và nơi Người, Chúa Cha hằng hữu "muốn có đầy đủ mọi sự" (Col 1,19). [88*]

67. Chiều hướng mục vụ

Thánh Công Đồng cố ư dạy giáo lư công giáo ấy, đồng thời Giáo Hội cũng khuyến khích hết mọi con cái hăy nhiệt tâm phát huy ḷng sùng kính Đức Nữ Trinh, nhất là trong phụng vụ, hăy coi trọng những việc thực hành và việc đạo đức nhằm suy tôn ngài và đă được quyền Giáo Huấn Giáo Hội cổ vơ qua các thế kỷ, cũng như hăy kính cẩn tuân giữ những quyết định của các thời đại trước liên quan đến việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Nữ Trinh và các Thánh [22]. Công Đồng cũng hết ḷng khuyến khích các nhà thần học và những người rao giảng lời Chúa, khi xét đến phẩm chức phi thường của Mẹ Thiên Chúa, hăy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm cũng như mọi tư tưởng hẹp ḥi quá đáng [23]. Nhờ học hỏi Thánh Kinh, các Thánh Giáo Phụ, các tiến sĩ và học hỏi các phụng vụ trong Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của quyền Giáo Huấn, họ hăy làm sáng tỏ đúng mức những chức vụ và đặc ân của Đức Trinh Nữ; những chức vụ và đặc ân này luôn qui hướng về Chúa Kitô, nguồn mạch toàn thể chân lư, thánh thiện và đạo đức. Họ phải cẩn thận tránh xa mọi lời nói hay việc làm có thể làm cho các anh em ly khai hay bất cứ ai khác hiểu sai giáo lư đích thực của Giáo Hội. Phần các tín hữu, hăy nhớ rằng, ḷng tôn sùng chân chính không hệ tại t́nh cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nh́n nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy t́nh con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta. [89*]

V. Đức Maria, Dấu Chỉ Ḷng Cậy Trông Vững Vàng Và Niềm An Ủi Cho Dân Chúa Đang Lữ Hành [90*]

68. Đức Maria, dấu chỉ của Dân Thiên Chúa.

Ngày nay Mẹ Chúa Giêsu đă được vinh hiển hồn xác trên trời, là h́nh ảnh và khởi thủy của Giáo Hội sẽ hoàn thành đời sau; cũng thế, dưới đất này, cho tới ngày Chúa đến (x. 2P 3,10), Ngài chiếu sáng như dấu chỉ ḷng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành. [91*]

69. Đức Maria chuyển cầu cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.

Thánh Công Đồng rất vui mừng và được an ủi khi thấy ngay giữa các anh em ly khai không thiếu những người dâng lên Mẹ Chúa Cứu Thế vinh dự Ngài đáng được, nhất là các anh em Đông Phương, những người nhiệt thành và hết ḷng sùng kính Mẹ Thiên Chúa trọn đời đồng trinh [24]. Tất cả mọi Kitô hữu hăy thiết tha khẩn nguyện Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ loài người, để như Ngài đă trợ giúp Giáo Hội sơ khai bằng lời cầu nguyện của ḿnh, th́ ngày nay được tôn vinh vượt trên các Thần Thánh trên trời, Ngài cũng cầu bầu cùng Con Ngài trong sự hiệp thông toàn thể các Thánh cho tới khi mọi gia đ́nh dân tộc hoặc đă mang danh hiệu Kitô hữu, hoặc chưa biết Đấng Cứu Chuộc ḿnh, đều hân hoan đoàn tụ trong an b́nh và ḥa thuận, hợp thành một dân Thiên Chúa duy nhất, hầu vinh danh Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh và không phân chia. [92*].

Tất cả và từng điều đă được ban bố trong Hiến Chế tín lư này đều được các Nghị Phụ Thánh Công Đồng chấp thuận. Và, dùng quyền Tông Đồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị Phụ khả kính, trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi phê chuẩn, chế định và quyết nghị, và những ǵ đă được Thánh Công Đồng quyết nghị, Chúng Tôi truyền công bố cho Danh Chúa cả sáng.

Roma, tại Đền Thánh Phêrô, ngày 21 tháng 11 năm 1964.

Tôi, Phaolô Giám Mục Giáo Hội Công Giáo.

Tiếp theo là chữ kư của các Nghị Phụ.

Thông Tri

Do vị Tổng Thư Kư của Thánh Công Đồng trong phiên họp khoáng đại lần thứ 123 ngày 16-11-1964.

 

Chú thích

[67*] Đây là một trong những chương được tranh luận nhiều nhất. Việc khai sinh ra nó cũng gây nhiều sôi nổi. Trong số những lược đồ được đệ tŕnh, có một lược đồ về Đức Maria. V́ những lư do có tính cách hoặc thần học hoặc mục vụ hoặc hiệp nhất, một vài Nghị Phụ muốn cho lược đồ về Đức Maria xen vào Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội. Ngày 29-10-1963, các Nghị Phụ đứng trước một câu hỏi như sau: "Các Nghị Phụ Công Đồng có muốn lược đồ về Đức Trinh Nữ Mẹ Giáo Hội đổi thành chương cuối cùng của lược đồ về Giáo Hội chăng?" Trước khi bỏ phiếu, có hai bản phúc tŕnh chính thức về vấn đề này: Hồng Y Konig, người muốn cho xen vào hiến chế, và Hồng Y Santos muốn làm một lược đồ riêng. Cả hai dùng những luận chứng dồi dào và vững chắc để tŕnh bày trước các Nghị Phụ và sự thích hợp của quan điểm ḿnh. Kết quả cuộc đầu phiếu thật sát nút: với 2,193 Nghị Phụ có mặt th́ 1,114 vị bỏ phiếu thuận, 1,074 phiếu chống. Phiếu thuận chỉ hơn có 40 phiếu và Công Đồng chấp nhận việc xen lược đồ vào trong Hiến Chế.

Một vấn đề thứ hai được đặt ra: nếu xen th́ xen vào chỗ nào? Mẹ Thiên Chúa liên kết khắng khít với mầu nhiệm Giáo Hội, nhưng muốn giải thích sự liên kết này, cần quan niệm vai tṛ của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Đối với khía cạnh này, giáo lư về Đức Maria vượt quá giáo lư về Giáo Hội. Do đó chỉ có thể đặt vào phần cuối Hiến Chế. Đấy là lư do tại sao có chương VIII và vị trí của nó trong Hiến Chế.

Bố cục của chương này như sau: trong phần nhập đề (các số 52-54), Công Đồng xác định địa vị của Đức Maria trong Giáo Hội và những nguyên tắc giáo lư làm kim chỉ nam cho việc tŕnh bày về Đức Maria. Đồng thời Công Đồng cũng cho biết chủ đích của ḿnh. Phần nhất (các số 55-59) giải thích địa vị của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Phần hai (các số 60-65) tŕnh bày địa vị đó trong viễn tượng Giáo Hội, nói lên những liên lạc của Đức Maria với Giáo Hội. Phần ba (các số 66-67) đề cập những bổn phận Kitô hữu đối với Đức Maria. Phần kết luận vắn tắt (các số 68-69) tŕnh bày Mẹ Thiên Chúa như dấu hiệu hy vọng và sự liên quan của Ngài với việc hiệp nhất các Kitô hữu.

[68*] Các số 52-54: Nhập đề.

Các số này thống nhất với nhau (trong lần soạn thảo đầu chúng ở trong cùng một số) có mục đích tŕnh bày đối tượng của chương VIII. Ư tưởng chính rất đơn giản: mạc khải đă minh nhiên làm nổi bật địa vị của Mẹ Thiên Chúa, trong ư định cứu rỗi từ đời đời của Chúa, trong sự thực hiện ư định ấy do Chúa Giêsu Kitô, bởi v́ có sự liên tục (chương VII) giữa công việc dưới đất và công việc trên trời của Chúa Kitô và ngày nay Đức Mẹ cũng vẫn c̣n giữ nguyên địa vị này (số 52). Maria là phần tử đặc biệt và là khuôn mẫu Giáo Hội (số 53). Chủ đích của Công Đồng là: tŕnh bày vai tṛ của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội và những bổn phận của Kitô hữu đối với Mẹ (số 54).

[1] Kinh tin kính của CĐ Constantinopla: Mansi 3, 566. Xem CĐ Ephesô, n.v.t., 4, 1130 (và n.v.t., 2, 665 và 4, 1071). Xem CĐ Calcedonia, n.v.t., 7, 111-116. CĐ Constantinopla II n.v.t., 9, 375-396. Sách lễ Roma, kinh tin kính.

[2] Sách lễ Roma, lễ qui.

[69*] Số 52.

Việc cứu thế được thực hiện nhờ Thiên Chúa đă gửi Con Ngài đến, sinh bởi người nữ. Đó là nền tảng của cả khoa Thánh Mẫu học. Đức Nữ Đồng Trinh Maria liên kết mật thiết với việc Nhập Thể Cứu Chuộc đó.

[3] T. Augustinô, De S. Virginitate, 6 : PL 40, 399.

[70*] Số 53.

Số này đặt Mẹ Chúa Kitô Cứu Thế trong tương quan với Giáo Hội. Đầu tiên là quả quyết Đức Maria đă tự ư chấp nhận lời thiên thần báo tin sẽ sinh Đấng Cứu Thế. Câu chuyện báo tin được đặt nổi bật. Sau đó Công Đồng nghiên cứu sâu xa những mối liên hệ giữa Maria và Ba Ngôi Thiên Chúa trong viễn tượng Giáo Hội theo một đề tài quen thuộc với Hiến Chế như đề tài Giáo Hội từ mầu nhiệm Ba Ngôi. V́ trách vụ được Chúa trao phó nên Mẹ được cứu chuộc kỳ diệu hơn, do công nghiệp Con Mẹ, Đấng mà Mẹ đă kết hiệp mật thiết và bền chặt. Trong chiều hướng ấy, Công Đồng không ngần ngại liên tiếp tŕnh bày Đức Trinh Nữ như là Mẹ của Con Thiên Chúa, là ái nữ của Chúa Cha, là cung thánh của Chúa Thánh Thần. Cả ba danh hiệu hoàn toàn theo truyền thống. Nhưng tâm điểm của số này ở chỗ Công Đồng quả quyết rằng Maria vừa có các danh hiệu đó, nhưng đồng thời, v́ thuộc ḍng dơi Adam, Mẹ cũng liên kết với tất cả mọi người, và Mẹ đă cộng tác vào công việc cứu thế. Do đó, Mẹ Chúa Kitô vẫn là phần tử Giáo Hội, dù là phần tử tuyệt hảo và đặc biệt, một trật cũng là khuôn mẫu của Giáo Hội. Bởi vậy Giáo Hội tôn kính Mẹ như Mẹ thật với t́nh con thảo.

[4] Xem Phaolô VI, Diễn văn trong Công Đồng, ngày 4-12-1963 : AAS 56 (1964), trg 37.

[71*] Số 54.

Công Đồng giải thích vắn tắt về vai tṛ Đức Maria trong mầu nhiệm cứu rỗi và về các bổn phận của tín hữu đối với Mẹ. Công Đồng tự giới hạn trong viễn tượng này chứ không nhằm tŕnh bày đầy đủ giáo lư về Đức Maria, cũng không nhằm giải quyết các vấn đề mà các nhà thần học tranh luận.

[72*] Các số 55-59: Phần I - Địa vị và vai tṛ của Đức Maria trong nhiệm cuộc cứu rỗi.

Bố cục phần này rất rơ ràng, v́ dựa theo các dữ kiện lịch sử mạc khải về Mẹ Thiên Chúa trong Thánh Kinh, bắt đầu từ Cựu Ước tới thời kỳ Giáo Hội, qua sự kiện truyền tin, tới cuộc đời thơ ấu và công khai của Chúa Giêsu. Cứ như bản phúc tŕnh chính thức đă nói, đây là phần chính yếu nhất trong Chương VIII.

[73*] Số 55: Trong Cựu Ước.

Thứ tự của số này theo sát lịch sử cứu rỗi như thấy trong Cựu Ước, để chúng ta thấy rằng người phụ nữ làm Mẹ Chúa Kitô trong Phúc Âm cũng là Mẹ Thiên Chúa mà chúng ta nhận biết qua thần học và qua việc tôn kính nơi các dân Kitô giáo. Như thế là Công Đồng cho biết sự tiến triển của mạc khải về Đức Maria và không ngần ngại chấp thuận phương pháp lịch sử cứu rỗi, một phương pháp mà một số người chuyên về Thánh Mẫu học không mấy tin tưởng. Không muốn gây ra cuộc bút chiến, nên Công Đồng chỉ nhằm tŕnh bày một "bản tiểu sử" về người Phụ Nữ, dựa trên toàn thể chứng từ được linh ứng của Mạc Khải trọn vẹn và trên chứng từ của đời sống Giáo Hội.

[5] Xem T. Germanô, Const. Hom. in Annunt. Deiparae: PG 98, 328 A; In Dorm. 2: 357 Anatasiô thành Antiokia, Serm. 2 de Annunt. 2: PG 89, 1377 AB: Serm. 3, 2 : 1388 C. T. Anrê Cret., Can. in B.V. Nat. 4 : PG 97, 1321 B; in B.V. Nat. 1: 812 A; Hom. in dorm. 1: 1068 C. T. Sophroniô, Or. 2 in Annunt. 18: PG 87 (3), 3237 BD.

[6] T. Ireneô, Adv. Haer. III, 22, 4: PG 7, 959 A; Harvey 2, 123.

[7] T. Ireneô, n.v.t., Harvey, 2, 124.

[8] T. Epiphaniô, Haer. 78, 18 : PG 42, 728 CD-729 AB.

[9] T. Hieronimô, Epist. 22, 21: PL 22, 408. Xem T. Augustinô, Serm. 51, 2, 3 : PL 38, 335; Serm. 232, 2: 1108. T. Cyrillô Jerusalem. Catech., 12, 15: PG 33, 741, AB. T. Gioan Kim Khẩu, In Ps. 44, 7: PG 55, 193. T. Gio Damascenô, Hom. 2 in dorm. BMV. 3: PG 96, 728.

[74*] Số 56: Truyền tin.

Công Đồng theo vết các Giáo Phụ, coi câu chuyện truyền tin rất quan trọng, v́ nh́n thấy ở đó thái độ căn bản của mọi Kitô hữu. Giáo Hội thuở đầu đă bày tỏ ḷng tin của họ vào thái độ chấp nhận này của Đức Maria, v́ là kết quả của đức tin và t́nh yêu của Mẹ. "Chấp nhận" không những là tiếng nói then chốt trong cả câu chuyện nhưng đồng thời c̣n là tiếng nói lược tóm tất cả viễn ảnh đời sống của Kitô hữu: ưng thuận khi Chúa đến và để ư định cứu rỗi hoàn tất trong ta, vừa biết quảng đại phục vụ cho công cuộc cứu thế; cũng như Đứa Maria, chúng ta tích cực cộng tác mà không tự măn, và qua việc chấp nhận ấy, ân sủng đem lại sự sống: trong Chúa Kitô, Đức Maria đă ban cho thế giới Nguồn Sống đổi mới mọi sự.

[10] Xem CĐ Lateranô, năm 649, đ. th. 3: Mansi 10, 1151. T. Leô Cả, Epist. ad Flav.: PL 54. 759. CĐ Calcedonia: Mansi 7, 462. T. Ambrosiô, De inst. Virg.: PL 16, 320.

[75*] Số 57: Đức Maria và cuộc đời thơ ấu Chúa Giêsu.

Câu đầu tiên của số này nêu lên ư tưởng chỉ dẫn: Đức Maria liên kết với Chúa Con trong công cuộc cứu thế từ lúc thụ thai Chúa Giêsu mà vẫn đồng trinh cho tới mầu nhiệm cuộc tử nạn của Chúa. Công Đồng tŕnh bày chân lư này rơ ràng hơn bao giờ hết. Chủ đề trở lại ba lần: lần Đức Maria đi thăm bà Elizabeth, lần sinh Chúa ở Bêlem và lần dâng Chúa trong đền thờ. Câu chuyện t́m thấy Chúa trong đền thờ giúp chúng ta hiểu rơ hơn về sự liên kết ấy.

[11] Xem Piô XII, Tđ. Mystici Corporis, 29-6-1943: AAS 35 (1943), trg 247-248.

[76*] Số 58: Đức Maria và cuộc đời công khai của Chúa Giêsu.

Một cách vắn tắt, Công Đồng đóng khung hoạt động của Đức Maria trong cuộc đời công khai của Chúa, v́ theo thánh Gioan, lúc khởi đầu và kết thúc sứ vụ công khai đều có sự hiện diện của Đức Maria. Trong hai lúc này Đức Maria mới chỉ được gọi là "Bà". Đó là lúc ở tiệc cưới Cana và khi đứng dưới chân Thánh Giá. Hai lời Chúa nói xem ra như hất hủi Đức Maria. Việc can thiệp của Đức Maria có nhiều ư nghĩa, nhưng lại nằm trong văn mạch mới đầu có thể coi là kỳ lạ. Ư tưởng chính là: Nước Thiên Chúa vượt quá mọi mối liên hệ xác thịt và hoàn toàn ở trên sự tính toán của con người. Câu chính trong số này tŕnh bày một ư tưởng ít quen thuộc hơn: Đức Maria cũng tiến tới trong cuộc hành tŕnh Đức Tin qua đau khổ và u tối.

[12] Xem Piô IX, sắc chỉ Ineffabilis, 8-12-1854 : văn kiện của Đức Piô IX, 1, I, trg 616; Dz 1641 (2803).

[13] Xem Piô XII, Tông hiến Munificentissimus, 1-11-1950: AAS 42 (1950); Dz 2333 (3903). Xem T. Gio Damascenô, Enc. in dorm. Dei Genitricis, bài giảng 2 và 3: PG 96, 721-761. nhất là cột 728B. T. Germanô Constantinopla, In S. Dei gen. Dorm. bài giảng 1: PG 98 (6); 340-348; bài giảng 3: cột 361. T. Modestô Jerusalem, In dorm. SS. Deiparae: PG 86 (2) 3277-3312.

[14] Xem Piô XII, Tđ. Ad caeli Reginam, 11-10-1954: AAS 46 (1954), trg 633-636; Dz 3913tt. Xem T. Anrê Gret., Hom. 3 in dorm. SS. Deiparae: PG 97, 1089-1109. T. Gioan Damascenô, De fide orth., IV, 14: PG 94, 1153-1161.

[77*] Số 59: Đức Maria sau khi Chúa lên trời.

Có hai vấn đề nói ở đây: 1) Lời cầu nguyện của Đức Maria trước lễ Hiện Xuống cùng với các Tông Đồ, các phụ nữ và các anh em Chúa. Đức Maria ở giữa dân chúng chứ không ở trong số những người điều khiển cộng đoàn. Mẹ tham dự vào kinh nguyện chung. Mẹ thuộc thành phần Giáo Hội cầu nguyện đang chuẩn bị thi hành sứ mệnh của ḿnh, và Mẹ cầu nguyện với tước hiệu duy nhất là Mẹ Chúa Giêsu (CvTđ 1,14). 2) Công Đồng tái xác nhận hai tín điều đă được Giáo Hội tuyên bố khi lập lại những lời của các câu định tín liên hệ. Hai tín điều này có liên quan mật thiết với nhau. Đức Maria được suy tôn làm Nữ Vương của vũ trụ, để trở nên giống với Con Mẹ là Chúa các Chúa một cách hoàn toàn hợn, và được suy tôn là Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết.

[78*] Các số 60-65: Phần II - Sự liên lạc giữa Mẹ Thiên Chúa và Giáo Hội.

Phần này trực tiếp bàn về sự liên lạc giữa Đức Maria và Giáo Hội. Trước hết, Công Đồng nhấn mạnh tới sự đồng công cứu chuộc của Đức Maria do sự tự ư chấp thuận việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa, do việc dâng hy tế trên Thánh giá và do việc cầu bầu liên lỉ trên trời. Trong văn mạch này, giữa những tước hiệu khác nhau Công Đồng đề cập đến tước hiệu Đấng Trung Gian. Một số người trong Ủy ban thần học chưa nh́n thấy rơ tước hiệu này nên Công Đồng giải thích cho biết tước hiệu này vẫn không làm lu mờ sự tuyệt hảo Đấng Trung Gian duy nhất là Chúa Kitô (các số 60-62). Sau đó (trong các số 63-64) Công Đồng giải thích lư do khiến Đức Maria, là Trinh Nữ và là Mẹ, lại là h́nh bóng của Giáo Hội. Giáo lư này có tầm quan trọng đặc biệt, v́ Công Đồng rất lưu tâm đến những khía cạnh trổi vượt của mầu nhiệm Giáo Hội. Sau cùng (số 65), Đức Maria được coi như gương mẫu các nhân đức.

[79*] Các số 60-62: Đức Maria trong công tŕnh cứu chuộc.

[80*] Số 60: Những nguyên tắc giáo lư.

Số này tóm lược các nguyên tắc giáo lư và chỉ dẫn cho biết giáo lư tŕnh bày trong những số kế tiếp phải được hiểu theo những nguyên tắc này. Mọi nỗ lực và hành động của Đức Maria đều do vị Trung Gian duy nhất là Chúa Kitô, Đấng đă muốn cho Đức Maria cộng tác vào công tŕnh cứu chuộc. Sự trung gian của Đức Maria biểu lộ rơ rệt hơn và c̣n giúp cho sự trung gian của Chúa Kitô nữa. Chỉ v́ ư muốn hoàn toàn nhưng không của Thiên Chúa nhân từ và quyền năng, Đấng Cứu Thế đă thông truyền ảnh hưởng cứu rỗi cho các chi thể và đặc biệt cho Mẹ Người, là Đấng ngay từ đầu đă cộng tác với Người và với công việc Người. Đó chính là nguyên tắc của kế hoạch cứu rỗi hay nguyên tắc ban phát đời sống thần linh. Giáo Hội sẽ trở nên bí tích để ban phát đời sống đó. C̣n Đức Maria, là chi thể trổi vượt đầu tiên, sẽ là khuôn mẫu cho Giáo Hội.

[81*] Số 61: Trong cuộc đời trần gian.

Số này nói rất vắn tắt đến trọng tâm việc cộng tác của Đức Maria. Là mẹ Thiên Chúa, là tôi tớ khiêm hạ của Chúa, Mẹ là cộng sự viên quảng đại của Đấng Cứu Thế và là Mẹ chúng ta trên b́nh diện ân sủng. Bản văn theo sát với sự thể hiện của nhiệm vụ này. Nhờ hoàn toàn sẵn sàng tuân theo ư Chúa, Đức Trinh Nữ đă mang thai Chúa Giêsu, Đấng sẽ xóa hết tội lỗi Dân Người. Đức Maria đă sinh con và đă nuôi nấng. Mẹ đă dâng Con cho Chúa Cha trong Đền Thánh, đă đau khổ với cái chết của Con trên Thánh Giá. Mẹ đă cụ thể hóa việc cộng tác tuyệt đối duy nhất này trong sự tuân phục vô điều kiện, sự tuân phục thấm nhuần đức tin, đức cậy và đức mến hăng nồng. Sự trung thành của Mẹ trong việc chấp thuận chương tŕnh cứu rỗi là then chốt cho việc quảng diễn các ư tưởng khác (x. các số 53, 56, 63 và 64).

[15] Xem Kleutgen, ch. IV bản đă sửa: De Mysterio Verbi incarnati: Mansi 53, 290. Xem T. Anrê Gret. In nat. Mariae, bài giảng 4: PG 97, 865A. T. Germanô Constantinopla, In annunt., Deiparae: PG 98, 321 BC; In dorm. Deiparae III, 361D. T. Gio Damascenô, In dorm. BV. Mariae, bài giảng 1, 8 : PG 90, 712BC-713A.

[16] Xem Leô XIII, Tđ. Adjutricem populi, 5-9-1895: ASS 28 (1895-96), trg 229. T. Piô X, Tđ. Ad diem illum, 2-2-1904, văn kiện I, trg 154; Dz 1978a (3370). Piô XI, Tđ. Miserentissimus, 8-5-1928: AAS 20 (1929), trg 178. Piô XII, sứ điệp truyền thanh, 13-5-1946: AAS 38 (1946), trg 266.

[17] Xem T. Ambrosiô, Epist. 63 : PL 16, 1218.

[82*] Số 62: Trên trời.

Là Mẹ ban ân sủng, ở trên trời Đức Maria tiếp tục một địa vị khác trong công tŕnh cứu rỗi. T́nh mẫu tử của Mẹ tiếp tục hoạt động. Chắc chắn Mẹ không ban phát ân sủng riêng, nhưng là ân sủng Chúa Kitô, v́ không có ân sủng nào khác. Sứ mệnh của Đức Maria là liên kết Chúa Kitô với những phần tử làm thành Giáo Hội. Đó là ư nghĩa của tiếng Maria, Mẹ đầy ơn. Mẹ thực hiện sứ mệnh qua việc bầu cử cho nhân loại. Do đó, mà Giáo Hội gọi Mẹ bằng các danh hiệu: Đấng Bảo Vệ, Đấng Phù Trợ, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đấng Trung Gian. Các nhà thần học tranh luận về ư nghĩa gán cho các tước hiệu ấy, nhất là tước hiệu sau cùng. Công Đồng không muốn giải quyết cuộc tranh luận, nhưng chỉ quả quyết một thực tại hoàn toàn được toàn thể Giáo Hội chấp nhận, mà không bận tâm đến những điều xác định rơ rệt có tính cách kỹ thuật. Công Đồng cũng nói thêm là tước hiệu này không làm mất cũng không thêm thắt ǵ vào địa vị và hành động của Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất, v́ không tạo vật nào có thể đóng vai tṛ trên cùng một b́nh diện như Chúa Cứu Thế.

[83*] Các số 63-64: Đức Maria là mẫu mực Giáo Hội.

Tính cách song đối giữa Đức Maria và Giáo Hội đưa ra một chủ đề hoàn toàn mới mẻ trong khoa thần học hiện thời. Quả thực được liên kết với Con ḿnh trong công tŕnh cứu chuộc, Đức Trinh Nữ Maria đă vượt trên mọi người khác và trở nên mẫu mực Giáo Hội. Đó chính là một phần tử trong nhóm đang h́nh thành, gây ảnh hưởng trên người khác, lôi cuốn và làm gương cho họ. Ở đây Công Đồng khai triển vắn tắt chủ đề này về Đức Maria là h́nh bóng Giáo Hội, không phải h́nh bóng hay mẫu mực theo nghĩa thiết lập phẩm trật hay bí tích, nhưng như người cổ xúy đời sống thiêng liêng trong đó sự đồng trinh nẩy nở thành t́nh mẫu tử.

[18] Xem T. Ambrosiô, Expos. Lc II. 7; PL 15, 1555.

[19] Xem Phêrô Dam. Giả, Serm. 63: PL 144, 861 AB. Godefridus a S. Victore, in nat. BM., Ms. Paris, Mazarine, 1002, tờ 109c. Gerhohus Reich., De gloria et honore Filii hominis, 10 : PL 194, 1105 AB.

[84*] Số 63: Đức Maria là mẫu mực Giáo Hội, như một Trinh Nữ và một người Mẹ.

Trước hết là đức đồng trinh, nhưng hiểu theo chiều hướng thiêng liêng. Nó hệ tại đức tin và đức cậy nhờ đó Đức Maria đă sinh Con Chúa do quyền phép Chúa Thánh Thần mà không có sự liên lạc xác thịt nào với người nam, và như vậy đă trở thành người Mẹ. Đức Maria đă thụ thai Ngôi Lời trong tâm hồn trước khi thụ thai trong ḷng. Đức đồng trinh tương quan với sự chấp thuận bất khả khuyết của đức tin. Đức Maria đi trước Giáo Hội ở điểm này; chính do Mẹ mà Chúa Kitô được sinh ra, Đấng sẽ làm cho Giáo Hội thành thân thể của Người.

[20] Xem Ambrosiô, Expos. Lc.II,7 và X,24-25; PL 15, 1555 và 1810. T. Augustinô, In Jo Tr. 13,12: PL 35, 1499. Xem Serm. 191, 2,3: PL 38, 1010; v.v... Cũng xem chân phước Beda, In Lc. Expos. I, ch. 2 : PL 92, 330. Isaac de Stella, Serm. 51: PL 194, 1863A.

[85*] Số 64: Giáo Hội là Mẹ và là Trinh Nữ.

H́nh thức song đối đă nói trên kết thúc ở đây: tính cách làm Mẹ đồng trinh của Đức Maria chính là bí tích, dấu hiệu hoặc h́nh ảnh của Giáo Hội đồng trinh, cũng thụ thai và sinh dưỡng các con cái ḿnh. Tính cách làm mẹ của Giáo Hội, noi theo Đức Maria, là việc đón nhận Lời Chúa trong tâm hồn. Đón nhận có nghĩa là thực hành. Như thế Giáo Hội trở thành mẹ của một cuộc sống bất tử, nhờ Thần Khí của việc sáng tạo mới. Sự đồng trinh của Giáo Hội - là điều kiện để sinh nhiều con cái - hệ tại việc trung thành thực thi các nhân đức đối thần, theo gương Đức Maria và nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần.

[86*] Số 65: Giáo Hội và việc noi theo các nhân đức của Đức Maria.

Ở đây, Công Đồng tŕnh bày Đức Maria như gương mẫu các nhân đức mà Giáo Hội phải noi theo. Việc kính nhớ Mẹ Thiên Chúa làm cho tín hữu thâm hiểu mầu nhiệm Nhập Thể hơn v́ có nhiều khía cạnh của mầu nhiệm này biểu hiện nơi Mẹ Thiên Chúa. Ngay từ thời xa xưa, Giáo Hội đă cầu khẩn với Đức Maria, nhờ thế mà Giáo Hội tiến tới trên con đường đức tin và trên đường sứ mệnh tông đồ, trở nên giống với mẫu mực của ḿnh hơn.

[87*] Các số 66-67: Phần III - Việc tôn kính Đức Trinh Nữ trong Giáo Hội.

Phần này trực tiếp nói đến sự áp dụng giáo lư vào công việc giảng thuyết và tôn kính. Mối bận tâm mục vụ của Công Đồng được biểu lộ rơ rệt. Công Đồng muốn rằng, trong Giáo Hội, việc tôn kính và sùng mộ Đức Maria phải chừng mực và chính đáng; không trễ nải v́ những ngờ vực vô ích hay sợ sệt; không quá khai thác những t́nh cảm, tưởng tượng hoặc những điều thần học c̣n mơ hồ.

[21] Xem Sách Nhật Tụng Roma, xướng khúc "Sub tuum..." ở kinh chiều I của Tiểu tụng Đức Mẹ.

[88*] Số 66: Bản tính và nền tảng việc tôn kính Đức Trinh Nữ.

Nền tảng việc tôn kính Đức Maria là do việc Mẹ Thiên Chúa được gắn liền với mầu nhiệm cứu rỗi của Chúa Kitô. V́ Đức Maria được dự phần vào mầu nhiệm này hơn bất cứ ai khác, nên Giáo Hội đặc biệt tôn kính Mẹ. Việc tôn kính - bản chất của việc sùng mộ - được gọi là đặc biệt (so sánh với việc tôn kính các Thánh), nhưng xét theo yếu tính th́ hoàn toàn khác biệt với việc tôn thờ chỉ dành riêng cho một ḿnh Thiên Chúa. Tiêu chuẩn của việc tôn kính là phải phù hợp với giáo lư chính thống. Việc tôn kính chỉ có bảo đảm khi trung thành với ơn linh ứng riêng và phải hoàn toàn hướng về Con duy nhất mà trong Người, Chúa Cha tác thành mọi sự. Việc sùng mộ sẽ trở nên ảo tưởng nếu không đưa đến việc tuân giữ các giới răn Chúa. Giả thiết như thế rồi, cũng c̣n phải lưu ư đến những h́nh thức tôn kính khác nhau nhưng vẫn hợp pháp, do hoàn cảnh thời gian và nơi chốn tạo ra, hay do những tâm t́nh khác nhau của mỗi dân tộc. Vậy phải thận trọng nhưng đừng có đầu óc thiển cận. Việc tôn kính với cùng một h́nh thức như nhau sẽ trở nên nghèo nàn; phải để quyền cho công giáo tính.

[22] CĐ Nicea II, năm 787: Mansi 13, 378-379 ; Dz 302 (600-601). CĐ Trentô, khóa 25: Mansi 33, 171-172.

[23] Xem Piô XII, sứ điệp truyền thanh, 24-10-1954: AAS 46 (1954), trg 679. Tđ. Ad caeli Reginam, 11-10-1954: AAS (1954), trg 637.

[89*] Số 67: Tinh thần giảng thuyết và tôn kính Đức Trinh Nữ.

Sau cùng, Công Đồng ban bố một vài qui tắc mục vụ cho việc giảng thuyết và tôn kính Đức Maria. Công Đồng giới thiệu đặc biệt việc tôn kính có tính cách phụng vụ, nhưng cũng không quên những h́nh thức, những việc thực hành đạo đức không đi ngược với những nguyên tắc đă đề ra. Việc tôn kính theo phụng vụ được chú trọng hơn là v́ có sự chỉ dẫn trực tiếp của Giáo Hội. Những h́nh thức tôn sùng cũng như Công Đồng cổ vơ, dù không bàn đến chi tiết. Những tiêu chuẩn để giảng thuyết rất đơn giản: đừng tán tụng thái quá, không hẹp ḥi thiển cận, hoàn toàn tuân theo chỉ thị của Giáo Hội, biết dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền. Như vậy Công Đồng muốn ngay cả việc giảng thuyết về Đức Mẹ cũng phải qui về Chúa Kitô. Kết luận của số này là vài lời khuyên tổng quát về việc sùng mộ đích thực nhằm gửi tới Dân Chúa (không chỉ bằng t́nh cảm nhất thời, không phải niềm tin viễn vông, nhưng là sự thực hành sâu xa của một đức tin chính thực, lấy t́nh yêu hàm chứa ḷng biết ơn mà tuyên xưng sự cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và đức tin đó c̣n làm cho chúng ta biết quảng đại noi theo sự hiệp nhất giữa Mẹ với Thiên Chúa).

[90*] Các số 68-69: Kết luận. Hai vấn đề được đặt ra ở Đức Maria như dấu hiệu cậy trông và như dấu hiệu hiệp nhất.

[91*] Số 68: Đức Maria như dấu hiệu cậy trông.

Số này bàn đến một ư tưởng quan trọng: ư nghĩa địa vị được tôn vinh của Mẹ Chúa Giêsu đối với toàn thể Giáo Hội. Đức Maria là h́nh ảnh cánh chung của Giáo Hội. Mẹ là dấu hiệu cậy trông. Mẹ cũng đă phải chịu thử thách nên do kinh nghiệm riêng mà biết được gánh nặng của chúng ta. T́nh thương Mẹ dành cho chúng ta sẽ khuyến khích chúng ta cố gắng không ngừng.

[24] Xem Piô XI, Tđ. Ecclesiam Dei, 12-11-1923: AAS 15 (1923), trg 581. Piô XII, Tđ. Fulgen corona, 8-9-1953: AAS 45 (1953), trg 590-591.

[92*] Số 69: Đức Maria và sự hiệp nhất các Kitô hữu.

Đây là một điểm tế nhị. Nhiều người nghĩ dường như Đức Maria là một trở ngại trên con đường hiệp nhất các Kitô hữu. Công Đồng đă đề cập vấn đề theo khía cạnh tích cực: Công Đồng nhận định một sự kiện không ai chối căi: trong số những anh em ly khai, cũng có người kêu cầu đến Trinh Nữ hèn mọn thành Nazareth. Như vậy vẫn c̣n hy vọng. Công Đồng muốn mọi Kitô hữu cầu xin Đức Maria cho việc hiệp nhất, v́ Mẹ bầu cử cho mọi người tuyên xưng Con Mẹ là Đấng Cứu Thế, và cho cả những ai chưa biết Mẹ. Mẹ vẫn luôn giữ vai tṛ làm mẹ. Như thế sẽ có ánh sáng làm rạng ngời vinh quang Ba Ngôi Thiên Chúa.

Hiến Chế tín lư về Giáo Hội khởi đầu và kết thúc bằng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Từ Thiên Chúa, do t́nh yêu mà có mọi sự, và trong t́nh yêu mọi sự qui về Ngài. Hiến Chế này là một lời tuyên xưng đức tin không lay chuyển và sẽ không chịu sự hao ṃn của thời gian.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

 

Tông Huấn

Signum Magnum

Dấu Hiệu Vĩ Đại

Gửi Các Giám Mục Công Giáo Thế Giới

Của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

Ban hành 13/5/1967

Chuyển ngữ Igna.M

 

Chúc Sức Khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh đến Chư Huynh.

 

Giới Thiệu

Dấu hiệu vĩ đại mà thánh Gioan Tông đồ đă thấy trên trời, “một người Phụ Nữ, ḿnh khoác mặt trời,” (1) được Phụng vụ thánh diễn giải, (2) không phải không có nền tảng, khi quy cho Đức Maria, mẹ của hết mọi người bởi ân sủng của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc.

Thưa Chư Huynh, kư ức vẫn c̣n sống động trong tâm trí tôi về cảm xúc sâu sắc khi tôi tuyên bố Mẹ Thiên Chúa uy quyền là Mẹ thiêng liêng của Giáo hội, nghĩa là, của tất cả các tín hữu và các mục tử, như đỉnh cao của kỳ họp thứ ba Công Đồng Vatican II, sau khi đă long trọng ban bố Hiến Chế Tín Lư về Giáo hội. (3) Đó thật là niềm hạnh phúc tuyệt vời của rất nhiều Nghị phụ Công Đồng, cũng như của các tín hữu, những người có mặt trong nghi thức thánh thiêng tại Đại Thánh Đường Thánh Phêrô và toàn thể người Kitô giáo rải rác khắp thế giới.

Kư ức xuất hiện bộc phát trong tâm trí nhiều người về chiến thắng vĩ đại đầu tiên của “người tớ nữ khiêm hạ của Chúa” (4) khi các Nghị Phụ từ Đông chí Tây, quy tụ trong Công Đồng Đại Kết tại Êphêsô năm 431, chào kính Đức Maria là “Theotokos” – Mẹ Thiên Chúa. Dân Kitô giáo của thành phố thời danh được đức tin hồ hởi thúc đẩy đă ḥa vào niềm vui của các Nghị Phụ mà cầm đuốc sáng cùng đi về tới nơi các vị ở.

Với sự hài ḷng của người mẹ, Đức Trinh Nữ Maria hẳn đă nh́n các mục tử và tín hữu trong giờ vinh quang lịch sử đó của Giáo hội, mà thấy nơi những bài tụng ca ngợi khen, được cất lên chính là để tỏ ḷng tôn kính Người Con và sau đó là Mẹ, âm vang của thánh ca tiên tri mà bản thân Người theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần đă dâng lên Đấng Tối Cao;

“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa”

thần trí tôi hớn hở vui mừng

v́ Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.

Phận nữ tỳ hèn mọn,

Người đoái thương nh́n tới;

từ nay, hết mọi đời

sẽ khen tôi diễm phúc.

Đấng Toàn Năng đă làm cho tôi

biết bao điều cao cả,

danh Người thật chí thánh chí tôn!” (5)

Nhân dịp các nghi lễ tôn giáo đang diễn ra vào thời điểm này để tôn vinh Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa ở Fatima, Bồ Đào Nha, là nơi Người được vô số tín hữu tôn kính v́ tấm ḷng nhân ái và từ bi của Người, (6) tôi muốn kêu gọi tất cả con cái Giáo hội một lần nữa lưu tâm tới mối liên kết bất khả phân ly giữa t́nh mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, được làm sáng tỏ trong Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội (7) và bổn phận của những kẻ được cứu chuộc đối với Người, Mẹ Giáo Hội.

Một khi nó được thừa nhận, nhờ vào nhiều chứng từ của Kinh Thánh và các Đức Giáo Hoàng, và được ghi trong Hiến Chế đă đề cập ở trên, rằng “Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Đấng Cứu Chuộc” (8) đă được “hợp nhất mật thiết và bền chặt với Ngài” (9) và Người có vai tṛ rất phi thường trong “mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và Nhiệm Thể”, nghĩa là trong “nhiệm cuộc cứu độ,” (11) có vẻ hiển nhiên rằng Đức Trinh Nữ “được Giáo hội tôn vinh và đặc biệt sùng kính, (12) “nhất là trong phụng vụ”, (13) không chỉ là “Mẹ Rất Thánh của Thiên Chúa và tham dự vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô,” (14) mà c̣n “là Mẹ của Giáo hội.” (15)

Cũng không cần lo ngại cải cách phụng vụ, nếu đưa vào thực hành theo công thức “luật đức tin phải thiết lập luật cầu nguyện” (16), có thể gây bất lợi cho sự “biệt kính” (17) Đức Trinh Nữ Maria v́ các đặc ân của Người, mà trước hết trong số đó là địa vị Mẹ Thiên Chúa. Cũng không cần e ngại việc sùng kính Người sâu nặng hơn, phụng vụ cũng như riêng tư, có thể che khuất hoặc làm giảm bớt “việc tôn thờ được dâng lên Ngôi Lời Nhập Thể, cũng như Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.” (18)

Theo đó, thưa Chư Huynh, không muốn tŕnh bày lại ở đây giáo lư truyền thống của Giáo hội về chức năng của Mẹ Thiên Chúa trên b́nh diện cứu rỗi và mối liên hệ của Người với Giáo hội, tôi tin rằng, nếu chúng ta chăm chú vào việc suy xét về hai chân lư rất quan trọng cho sự đổi mới đời sống Kitô hữu, th́ chúng ta sẽ làm được một điều ǵ đó rất hữu ích cho linh hồn các tín hữu.

 

Phần I

Sự thật đầu tiên là đây: Đức Maria là Mẹ Giáo Hội không chỉ bởi Người là Mẹ Chúa Kitô và liên kết rất mật thiết với Ngài trong “nhiệm cục cứu độ mới khi Con Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại nơi Người, để giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi nhờ các mầu nhiệm của thân xác Ngài” (19), mà c̣n v́ “Người là mẫu gương nhân đức cho toàn thể cộng đoàn những kẻ được chọn.” (20) Thật vậy, không người mẹ nhân loại nào hạn chế nhiệm vụ của ḿnh với thế hệ mới nhưng sẽ mở rộng chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cháu, v́ thế, Đức Trinh Nữ Maria, sau khi tham dự vào hy lễ cứu chuộc của Con ḿnh, và tham dự cách chặt chẽ để xứng đáng được Ngài tuyên bố là Mẹ không chỉ của Gioan môn đệ Ngài mà – chúng ta có thể được phép khẳng định điều đó – của cả loài người, theo cách nào đó Gioan là đại diện, (21) giờ đây, từ thiên đàng, tiếp tục thực hiện chức năng làm mẹ của Người với tư cách là người cộng tác trong việc sinh ra và phát triển sự sống thiêng liêng trong linh hồn những người được cứu chuộc. Đây là sự thật rất an ủi, nhờ sự cho phép quảng đại của Thiên Chúa Toàn Năng, là sự phối hợp của mầu nhiệm cứu độ con người; do đó các Kitô hữu phải nắm giữ như là đức tin.

Nhưng Đức Maria cộng tác theo cách nào để phát triển các chi thể của Nhiệm Thể trong đời sống ân sủng? Trước hết, bằng những lời cầu nguyện không ngớt của Người được thúc đẩy bởi đức ái hết sức nồng nàn. Thật thế, Đức Thánh Trinh Nữ mặc dù hoan hỉ trong sự kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi quyền uy, nhưng không quên sự phát triển mỗi ngày của Con ḿnh, như chính Người lớn dần trong “cuộc lữ hành đức tin”. (22) Quả thực, khi nh́n họ trong Thiên Chúa và thấy rơ nhu cầu hiệp thông của họ với Chúa Giêsu Kitô, “do đó, Người măi tiếp tục và có thể chuyển cầu cho họ mọi lúc.” (23), Người tự biến ḿnh thành Trạng Sư, Đấng Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian của họ. (24) Sự can thiệp này của Người với Chúa Con cho Dân Chúa, Giáo hội tin chắc như vậy, kể từ những thế kỷ đầu, được chứng thực bởi điệp ca rất cổ xưa này, với một chút khác biệt nhỏ, h́nh thành một phần lời nguyện phụng vụ ở Đông cũng như Tây phương: “Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con t́m nơi nương ẩn dưới sự bảo vệ của t́nh thương Mẹ, xin đừng từ chối lời cầu xin của chúng con, nhưng xin cứu chúng con khỏi diệt vong. Ôi, chỉ ḿnh Mẹ có phúc.” (25) Cũng không ai tin sự can thiệp từ mẫu của Đức Maria sẽ làm phương hại đến hiệu quả ưu việt không thể thay thế của Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta. Trái lại, sự trung gian ấy rút ra được sức mạnh từ sự trung gian của Chúa Kitô mà tự thân là bằng chứng sáng ngời. (26)

Nhưng sự cộng tác của Mẹ Giáo Hội trong việc phát triển đời sống thiêng liêng của các linh hồn không kết thúc ở việc nài xin Chúa Con. Người thể hiện nơi kẻ được cứu chuộc một ảnh hưởng khác: đó là gương mẫu. Một ảnh hưởng thực sự rất quan trọng, theo châm ngôn nổi tiếng: “Verba movent, exempla trahunt” (Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo). Trên thực tế, như lời dạy của bậc cha mẹ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu nó được củng cố bằng gương sáng từ cuộc sống tuân theo các quy tắc khôn ngoan con người và Kitô giáo, v́ vậy sự dịu dàng và mê hoặc tỏa ra từ những nhân đức siêu phàm của Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm thu hút các linh hồn trong cách không thể cưỡng lại để bắt chước gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà Người là h́nh ảnh trung thực nhất. V́ vậy, Công Đồng tuyên bố: “Nhờ thành kính tưởng nhớ Đức Maria và chiêm ngưỡng Người dưới ánh sáng của Ngôi Lời Nhập Thể, Giáo hội cung kính tiến sâu hơn vào mầu nhiệm cao thẳm, tức là mầu nhiệm Nhập Thể, và nên giống Phu Quân ḿnh ngày một hơn” (27).

Hơn nữa, cũng nên nhớ sự thánh thiện cao vời của Đức Maria không chỉ là một món quà phi thường do ḷng rộng răi của Thiên Chúa. Đó c̣n là kết quả do Người cộng tác không ngừng và quảng đại với ư chí tự do vào những khơi động bên trong của Chúa Thánh Thần. Chính v́ sự hài ḥa hoàn hảo giữa ân sủng của Thiên Chúa với hoạt động của bản tính con người Đức Maria mà Người đă mang lại vinh quang tối cao cho Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh và trở thành niềm vinh dự rỡ ràng của Giáo hội, từ đó mà Phụng vụ thánh chào kính Người: “Mẹ là vinh quang của Giêrusalem, niềm vui của Israel, danh dự của dân tộc chúng con” (28).

Chúng ta hăy suy ngắm trong các trang Phúc Âm những chứng cứ về sự ḥa hợp tuyệt vời như vậy. Ngay khi được sứ thần Gabriel trấn an rằng Thiên Chúa đă chọn Người làm mẹ tinh tuyền của Con duy nhất Ngài, Đức Maria đă không ngần ngại thưa lời ưng thuận một công việc có lẽ bằng tất cả nghị lực thuộc bản chất mong manh mà tŕnh bày: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (29). Kể từ giây phút đó, Người đă hiến trọn bản thân để phục vụ không chỉ Cha trên trời và Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng đă trở thành Con của Người, mà c̣n cho cả nhân loại, hiểu rơ rằng Chúa Giêsu, ngoài việc cứu dân Ngài khỏi nô lệ tội lỗi, c̣n trở thành Vua của Vương quốc mêsia, phổ quát và vĩnh cửu (30).

Do đó, cuộc sống người phối ngẫu thuần khiết của thánh Giuse, người vẫn đồng trinh “khi sinh con và sau khi sinh con” – như Giáo hội Công giáo luôn tin tưởng và tuyên xưng (31) và phù hợp với Người, Đấng được nâng lên phẩm giá vô song từ chức vị Mẹ Thiên Chúa ( 32) – là một cuộc sống kết hợp hoàn hảo với Chúa Con mà Người đă chia sẻ trong niềm vui, nỗi buồn và chiến thắng của Ngài. Và ngay cả sau khi Chúa Kitô lên trời, Người vẫn kết hiệp với Ngài bằng một t́nh yêu mănh liệt nhất đang khi trung thành chu toàn sứ mạng mới là Mẹ thiêng liêng của người môn đệ yêu dấu và Giáo hội non trẻ. Có thể khẳng định rằng trọn cả cuộc đời người tớ nữ khiêm hạ của Chúa, từ khi được Thiên thần chào kính, cho đến lúc hồn-xác được đưa về vinh quang trên trời, là một cuộc đời phục vụ yêu thương.

V́ vậy, tôi, hợp cùng các Thánh Sử, các Giáo Phụ và các Tiến sĩ Giáo hội, được gợi lại trong Hiến Chế Tín Lư “Lumen Gentium” (chương VIII), với ḷng đầy ngưỡng mộ, chiêm ngưỡng Đức Maria kiên định trong đức tin, mau mắn trong vâng lời, đơn giản trong khiêm nhường, hân hoan trong lời ca ngợi Chúa, nhiệt thành trong đức ái, mạnh mẽ và liên lỉ trong việc hoàn thành sứ mạng đến mức hy sinh bản thân, trong hiệp thông trọn vẹn cảm nghĩ với Con của Người đă hiến ḿnh trên Thập giá để ban cho con người sự sống mới.

Trước nhân đức rạng ngời như vậy, bổn phận đầu tiên của tất cả những ai nhận Mẹ Chúa Kitô là mẫu mực của Giáo hội, là kết hiệp với Người để tạ ơn Đấng Tối Cao đă làm những việc trọng đại nơi Đức Maria v́ lợi ích của nhân loại. Nhưng điều này là không đủ. C̣n một bổn phận nữa của tất cả các tín hữu là tỏ ḷng tôn kính tớ nữ rất trung thành của Chúa, một niềm tôn kính ca ngợi, biết ơn và yêu mến v́, nhờ sự quan pḥng khôn ngoan và dịu dàng của Thiên Chúa, sự ưng thuận tự do và cộng tác quảng đại của Người vào các kế hoạch của Thiên Chúa đă và vẫn c̣n có ảnh hưởng lớn trong việc đạt được sự cứu độ con người (33). V́ thế, mọi Kitô hữu phải biến lời cầu nguyện của thánh Ansenmô thành lời nguyện của ḿnh: “Ôi Mẹ vinh quang, nhờ Mẹ mà chúng con có thể đáng được nâng lên tới Chúa Giêsu, Con của Mẹ, Đấng mà qua Mẹ đă hạ cố để xuống giữa chúng con”. (34)

 

Phần II

Sốt Sắng Bắt Chước Các Nhân Đức

Của Đức Maria Rất Thánh

1. Ḷng sùng kính đích thực đối với Đức Maria Rất Thánh phản ánh các nhân đức của Người

Không phải ân sủng của Đấng Cứu Chuộc, cũng không phải là sự can thiệp mạnh mẽ của Mẹ Ngài và Mẹ thiêng liêng của chúng ta, cũng không phải là sự thánh thiện siêu vời của Người, có thể dẫn chúng ta đến bến cảng cứu độ nếu chúng ta không đáp ứng lại bằng ư chí kiên tŕ để tôn vinh Chúa Giêsu Kitô và Đức Trinh Nữ với ḷng sốt sắng noi theo các nhân đức cao cả của Các Ngài.

Do đó, nhiệm vụ của tất cả các Kitô hữu là bắt chước trong tinh thần tôn kính những tấm gương về sự tốt lành Mẹ trên trời để lại cho họ. Thưa Chư Huynh, đây là một sự thật khác mà tôi rất vui mừng kêu gọi Chư Huynh và các tín hữu được giao phó cho sự chăm sóc mục vụ của Chư Huynh lưu ư, để họ đồng ḷng nghe theo lời khuyên của các Nghị phụ Công Đồng Vatican II: “Phần các tín hữu, hăy nhớ rằng, ḷng tôn sùng chân chính không hệ tại t́nh cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nh́n nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy t́nh con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Người.” (35)

Bắt chước Chúa Giêsu Kitô chắc chắn là cách thực hiện thích hợp để đạt được sự thánh thiện và tự mô phỏng sự hoàn hảo tuyệt đối của Cha trên trời, theo sức lực của chúng ta. Nhưng trong khi Giáo hội Công giáo luôn tuyên bố một sự thật rất thánh thiêng, th́ cũng đă khẳng định việc bắt chước Đức Trinh Nữ Maria, không hề làm các tín hữu xao lăng việc trung thành theo Chúa Kitô, nhưng giúp họ vui vẻ và dễ dàng bắt chước hơn. V́, từ lúc luôn thi hành ư Chúa, Đức Maria đă là người đầu tiên xứng đáng với lời ca ngợi mà Chúa Kitô đă nói với các môn đệ Ngài: “Những ai thi hành ư muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (36 )

2. “Nhờ Đức Maria đến với Chúa Giêsu”

V́ thế, quy tắc chung là “Nhờ Đức Maria đến với Chúa Giêsu” cũng có giá trị đối với việc bắt chước Chúa Kitô. Dù vậy, đừng để đức tin chúng ta bị xáo trộn, như thể có một thụ tạo xen vào chúng ta bằng mọi cách tương tự, ngoại trừ về tội lỗi, xúc phạm phẩm giá cá nhân chúng ta và ngăn cản sự gắn bó thân thiết trong mối tương quan tôn thờ và t́nh bạn của chúng ta với Con Thiên Chúa. Đúng hơn là chúng ta hăy nhận ra “ḷng nhân hậu và t́nh yêu thương của Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta” (37), Đấng, để hạ ḿnh xuống tới sự khốn cùng của chúng ta, đă rũ bỏ uy nghiêm vô hạn của Ngài, chỉ mong làm sao để chúng ta dễ bắt chước hơn bằng cách ban cho chúng ta một kiểu mẫu con người là Mẹ của Ngài. Thật vậy, trong số loài người, Đức Maria đưa ra một tấm gương rất ngời sáng và gần gũi nhất với chúng ta, về sự vâng phục trọn hảo, nhờ đó chúng ta yêu mến và dễ dàng tuân theo ư muốn của Cha Hằng Hữu. Như chúng ta biết, chính Chúa Kitô đă tạo nên sự gần gũi hoàn toàn này với sự chấp thuận của Chúa Cha, lư tưởng tối cao trong hành vi con người của Ngài. Ngài tuyên bố: “Tôi hằng làm những điều đẹp ư Cha.” (38)

3. Đức Maria, Evà Mới, Hừng Đông của Tân Ước

Nếu chiêm ngưỡng Đức Trinh Nữ Nazareth trong vầng hào quang đặc ân và các nhân đức của Người, chúng ta sẽ thấy Người tỏa sáng trước mắt chúng ta như “Evà Mới”, (39) được ca ngợi là Nữ Tử Sion, đỉnh cao của Cựu Ước và hừng đông của Tân Ước, trong đó “thời gian viên măn” (40) đă điểm, thời gian mà Thiên Chúa đă quyết định trước cho sứ mạng trong thế giới của Con Duy Nhất Ngài. Thật ra, Đức Trinh Nữ Maria, hơn tất cả các tổ phụ và tiên tri, hơn cả cụ Simeon “công chính và sùng đạo” đă chờ đợi và cầu khẩn “niềm an ủi của Israel... Đấng Kitô của Đức Chúa” (41), đă chào đón sự giáng thế của Ngài với bài thánh ca “Magnificat” khi Ngài ngự xuống cung ḷng rất trong sạch của Người để mặc lấy xác phàm của chúng ta.

V́ vậy, Giáo hội Chúa Kitô chỉ ra nơi Đức Maria mẫu gương tiêu biểu nhất về cách tiếp nhận Ngôi Lời Thiên Chúa vào tinh thần chúng ta, theo ư kiến rơ ràng của Thánh Augustinô: “Đức Maria có phúc v́ đón nhận niềm tin vào Chúa Kitô hơn là việc thụ thai thân xác Chúa Kitô. Theo đó, t́nh huyết thống mẫu tử không mang lại lợi ích ǵ cho Đức Maria nếu Người không cảm thấy có phúc hơn khi được Chúa Kitô ở trong ḷng ḿnh.” (42) Và vẫn nơi Đức Maria, các Kitô hữu có thể ngưỡng mộ tấm gương về cách thực hiện, với sự khiêm nhường đồng thời với ḷng cao thượng, sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó cho mỗi người trong thế giới này, liên quan đến ơn cứu rỗi của chính họ và của đồng loại.

“Vậy tôi khuyên anh em: hăy bắt chước tôi như tôi đă bắt chước Đức Kitô.” (43) Những lời này, và với lư do quan trọng hơn tông đồ Phaolô nêu ra cho các Kitô hữu thành Côrintô, có thể được Mẹ Giáo Hội nói với mọi tín hữu, những người, trong một bản ḥa âm đức tin và t́nh yêu với các thế hệ trong nhiều thế kỷ qua, đă ca ngợi Người có phúc. (44) Đó là một lời mời mà người tín hữu có nghĩa vụ hết ḷng lưu tâm.

4. Sứ điệp của Đức Maria về lời mời cầu nguyện, đền tội và kính sợ Thiên Chúa

Một sứ điệp hết sức thiết thực dường như ngày nay gửi đến các tín hữu từ Đấng Vô Nhiễm, Đấng thánh, Đấng cộng tác với Chúa Con trong việc tái lập sự sống siêu nhiên trong các linh hồn. (45) Thật ra, khi sốt sắng chiêm ngưỡng Đức Maria, họ rút ra từ Người một sự khích lệ cho lời cầu nguyện tín thác, một sự thúc đẩy thực hành sám hối và niềm kính sợ Thiên Chúa. Tương tự như vậy, chính trong sự cao nâng Đức Maria này, họ càng thường nghe hơn những lời Chúa Giêsu Kitô đă tuyên bố Nước trời đến gần: “Hăy sám hối và tin vào Tin Mừng” (46); và lời cảnh báo nghiêm khắc của Ngài: “Nếu các ông không chịu sám hối, th́ các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.” (47)

Do vậy, được thúc đẩy bởi t́nh yêu và mong muốn làm nguôi ngoai Thiên Chúa v́ những xúc phạm đến sự thánh thiện và công chính của Ngài, đồng thời, cảm động v́ tín thác vào ḷng thương xót vô hạn của Ngài, chúng ta phải chịu đựng những đau khổ tinh thần và thể xác để có thể đền tội chúng ta và đồng loại, và như vậy tránh được h́nh phạt hoặc “tổn hại” kép và về “ư nghĩa”, tức là mất Thiên Chúa – sự thiện tối cao – và sự sống vĩnh cửu. (48)

5. Chính Chúa Kitô cho biết Đức Maria là mẫu mực của Giáo Hội

Điều hẳn kích thích các tín hữu hơn nữa để noi gương Đức Trinh Nữ Rất Thánh là chính Chúa Giêsu, bằng cách trao Đức Maria cho chúng ta với tư cách là Mẹ của chúng ta, đă ngầm cho biết Người là mẫu mực cần noi theo. Thực ra, con cái có cùng cảm nghĩ về mẹ của chúng và phản ánh nơi phẩm chất và nhân đức của chúng đó là điều tự nhiên. Do đó, mỗi người chúng ta có thể lặp lại với Thánh Phaolô: “Con Thiên Chúa yêu thương tôi và đă hiến ḿnh v́ tôi” (49) nên trong tất cả niềm tín thác, thánh Phaolô tin rằng Đấng Cứu Thế cũng đă để lại cho ông di sản tinh thần, Mẹ của Ngài, cùng với tất cả các kho tàng ân sủng và nhân đức mà Ngài đă ban cho Người, để Người đổ xuống trên chúng ta qua ảnh hưởng của lời cầu bầu quyền thế của Người và sự bắt chước nhiệt t́nh của chúng ta. Đây là lư do thánh Bernard khẳng định một cách đúng đắn: “Chúa Thánh Thần đến đổ đầy ân sủng cho Người, khi cùng một Thánh Thần tràn ngập Người một lần nữa, th́ Người cũng trở nên siêu phàm và mang lại ân sủng cho chúng ta.” (50)

6. Lịch sử Giáo hội luôn được soi sáng bởi sự hiện diện khai trí của Đức Maria

Từ những ǵ tôi đă giải thích dưới ánh sáng Phúc Âm và truyền thống Công giáo, rơ ràng là t́nh mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria vượt không gian và thời gian và thuộc về lịch sử Giáo hội hoàn vũ, bởi Người luôn hiện diện trong Giáo hội với sự trợ giúp từ mẫu. Cũng vậy, ư nghĩa lời khẳng định đă tỏ tường, điều này thường được lặp lại: kỷ nguyên của chúng ta có thể được gọi là kỷ nguyên Maria. Thực tế, nếu đúng là vậy, nhờ ân sủng cao trọng của Chúa, th́ vai tṛ được an bài của Đức Maria Rất Thánh trong lịch sử cứu độ đă được nhiều giai tầng Kitô hữu hiểu sâu sắc hơn, tuy nhiên, đừng nên để điều này khiến chúng ta cho rằng trong các thời đại trước chúng ta không có khả năng trực giác bất cứ điều ǵ về sự thật này hay những người trong tương lai sẽ bỏ qua nó. Đúng là tất cả các giai đoạn lịch sử của Giáo hội đă được và sẽ được hưởng lợi từ sự hiện diện của Mẹ Thiên Chúa v́ luôn gắn bó bền chặt với mầu nhiệm của Nhiệm Thể, mà Đầu của Nhiệm Thể được viết: “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy măi đến muôn đời.” (51)

7. Mẹ Giáo Hội, biểu ngữ hiệp nhất, kích thích t́nh huynh đệ hoàn hảo giữa tất cả các Kitô hữu

Thưa Chư Huynh, chắc chắn tư tưởng của Giáo hội liên quan đến ḷng tôn kính ca ngợi, biết ơn và yêu mến Đức Trinh Nữ diễm phúc hoàn toàn phù hợp với giáo lư Phúc Âm, v́ nó được hiểu và giải thích chính xác hơn bởi truyền thống Đông phương cũng như Tây phương, khơi dậy trong tinh thần tôi niềm hy vọng lời khuyên mục vụ này của tôi để ḷng sùng kính Đức Maria ngày càng nồng nàn và hiệu quả hơn sẽ được các tín hữu dưới sự chăm sóc của Chư Huynh không chỉ quảng đại đón nhận, mà c̣n được những người không hưởng sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo, cùng với tôi, ca ngợi và tôn sùng Người Tớ Nữ của Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Con Thiên Chúa.

Xin Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria chiếu tỏa trước mắt mọi Kitô hữu như mẫu mực t́nh yêu hoàn hảo đối với Thiên Chúa và đối với đồng loại; xin cho mẫu mực đó dẫn họ đến các Bí tích Thánh nhờ linh hồn được tẩy sạch khỏi vết nhơ và được giữ khỏi tội lỗi. Xin cho mẫu mực đó cũng kích thích họ đền bù vô vàn xúc phạm đến Thiên Chúa Uy Nghi. Cuối cùng, xin cho mẫu mực đó tỏa sáng như một biểu ngữ hiệp nhất và thúc đẩy hoàn thiện mối liên kết t́nh huynh đệ giữa tất cả các Kitô hữu trong ḷng một Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô “được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Người t́nh con thảo, như đối với một người Mẹ rất yêu dấu.” (52)

8. Lời mời canh tân việc tận hiến cá nhân cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria

Năm nay kỷ niệm 25 năm ngày vị tiền nhiệm tôi, Đức Piô XII, long trọng dâng Giáo hội và nhân loại cho Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ, vào ngày 31 tháng 10 năm 1942, nhân dịp thông điệp được truyền đến quốc gia Bồ Đào Nha (53) – một cuộc tận hiến mà tôi đă làm mới lại vào ngày 21 tháng 11 năm 1964 (54) – tôi khuyên hết mọi con cái Giáo hội canh tân cách cá nhân việc tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Giáo Hội và để sống lại hành động tôn kính rất cao quư này qua một cuộc sống phù hợp hơn bao giờ hết với ư muốn của Thiên Chúa (55) trong tinh thần phục vụ hiếu thảo và nhiệt t́nh bắt chước Nữ Vương thiên đàng.

Cuối cùng, thưa Chư Huynh, tôi bày tỏ ḷng tin tưởng rằng, nhờ sự khích lệ của Chư Huynh, các giáo sĩ và giáo dân Kitô giáo được ủy thác cho sự chăm sóc mục vụ của Chư Huynh sẽ đáp lại với tinh thần quảng đại lời khuyên này của tôi để thể hiện với Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa ḷng yêu mến nồng nàn và niềm tin tưởng kiên vững hơn. Trong khi đó, tôi được an ủi bởi điều chắc chắn rằng Nữ Vương Thiên Đàng vinh quang và là Mẹ rất dịu dàng của chúng ta sẽ không bao giờ ngừng phù giúp mọi con cái Người và cũng không bao giờ rút sự bảo trợ thiên đàng của Người khỏi Giáo hội Chúa Kitô. Với Chư Huynh và các tín hữu của Chư Huynh, tôi hết ḷng ban phép lành Ṭa thánh như một cam kết ân huệ thiêng liêng và như dấu hiệu ḷng ưu ái của tôi.

Ban tại Đền thánh Phêrô, Rôma ngày 13 của tháng 5 năm 1967, năm thứ tư triều đại giáo hoàng của tôi.

 

 

 

 

Tham Khảo:

1. Cf. Apocalypse 12,1.

2. Cf. Epistle of Mass for the feast of the Apparition of Mary Immaculate, Feb. 11.

3. Cf. Acta Apostolica Sedis 57, 1965, pp. 1-67.

4. Cf. Luke 1:38.

5. Ibid., 1:46 and 48-49.

6. Radio message of Piô XII, May 13, 1946, given for the Christians of Portugal, Acta Apostolicae Sedis 38, 1946, p. 264.

7. Cf. chapter VIII, paragraph III, on the Blessed Virgin and the Church, Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, pp. 62-65.

8. Cf. ibid. n. 53, p. 58.

9. Cf. ibid.

10. Ibid. n. 54, p. 59.

11. Ibid. n. 55. p. 59.

12. Ibid. n. 66, p. 65.

13. Allocution to the Council Fathers in the Vatican Basilica on the feast of the Presentation, third session of the Council, Acta Apostolicae Sedis, 56, 1964, p. 1016.

14. Cf. dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 66: Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, p. 65.

15. Cf. ibid., n. 67, p. 65.

16. Piô XII, encyclical letter Mediator Dei: Acta Apostolicae Sedis, 38, 1947, p. 541.

17. Cf. dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 66: Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, p. 65.

18. Ibid. n. 66, p. 65.

19. Ibid. n. 55, p. 60.

20. Ibid. n. 65, p. 64, also n. 63.

21. Cf. ibid. n. 58, p. 61; Lêô XIII encyclical letter Adiutricem populi, Acts of Lêô XIII, 15, 1896, p. 302.

22. Dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 58; Acta Apostolicae Sedis, 57, 1967, p. 61.

23. Heb. 7, 25.

24. Cf. dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 62: Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, p. 61.

25. Cf. Dom F. Mercenier, L'Antienne Mariale grecque la plus ancienne in Le Museon 52, 1939, pp. 229-233.

26. Cf. dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 62: Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, p. 63.

27. Ibid. n. 65, p. 64.

28. Second Antiphon of lauds, feast of the Immaculate Conception.

29. Luke 1, 38.

30. Cf. Matt. 1, 21; Luke 1, 33.

31. Cf. St. Lêô, martyr, letter, Lectis dilectionis tuae to Flavianum; PL 54, 759; idem, letter, Licet per nostros to Julian, Ep. Coensem: p. 54, 803; St. Hormisdas, Ep. Inter ea quae to Justinian, emperor, PL 63, 407; Lateran Council, October, 609, under Martin I, canon 3: Caspar, ZKG, 51, 1932, p. 88; Conc. Tolet. XVI, Symbol. article 22: J. Madoz El Simbolo del Concilio XVI de Toledo in Estudios Onienses, ser. I, volume 3, 1946; dogmatic constitution Lumen Gentium, nn. 52, 55, 57, 59, 63; Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, pp. 58-64.

32. Cf. St. Thomas, Summa Theologica, Part I, q. 25, a. 6, ad. 4.

33. Cf. dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 56; Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, p. 60.

34. Orat. 54, PL 158, 961.

35. Dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 67; Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, p. 66; confer St. Thomas, Summa Theologica, Part II-II, q. 81, a. 1, ad. 1; Part III, q. 25, aa. 1, 5.

36. Matt. 12, 50.

37. Cf. Titus 3, 4.

38. St. John 8, 29.

39. Cf. St. Irenaeus, Adv. Haer. III, 22, 4: PG 959; St. Epiphanius, Haer. 78, 18: PG 42, 728-729; St. John Damascene, first homily on the birth of Mary: PG 96, 671 ss; dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 56; Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, pp.

60-61.

40. Galatians 4, 4.

41. St. Luke 2, 25-26.

42. Serm. 215, 1: PL 38, 1074.

43. 1 Cor., 4, 16.

44. Cf. St. Luke. 1, 48.

45. Cf. dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 61; Acta Apostolicae Sedis 57, 1965, p. 63.

46. St. Mark 1, 15; cf. St. Matthew 3, 2; 4, 17.

47. St. Luke 13, 5.

48. Cf. St. Matthew 25, 41; dogmatic constitution Lumen Gentium, n. 48: Acta Apostolicae Sedis, 57, 1965, p. 54.

49. Galatians 2, 20; cf. Eph. 5, 2.

50. Second homily super Missus est, n. 2: PL 183, 64.

51. Heb. 13, 8.

52. Dogmatic constitution Lumen Gentium, nn. 53: Acta Apostolicae Sedis, n. 53, 57, 1965, p. 59.

53. Cf. discourses and radio messages of Piô XII, volume IV, pp. 260-262; cf. Acta Apostolicae Sedis, 34, 1942, pp. 345-346.

54. cit. Apostolicae Sedis, 56, 1964, p. 1017.

55. Cf. oration for feast of the Immaculate Heart of Mary, Aug. 22.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

(22/10/1978 – 2/4/2005)

 

Thông Điệp

Redemptoris Mater

Mẹ Đấng Cứu Thế

Của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Ban hành 25/3/1987

Chuyển ngữ, một nhóm Linh mục Hoa Kỳ

 

Chư huynh đáng kính

và các con nam nữ thân mến

Kính chào và phép lành Ṭa Thánh

 

NHẬP ĐỀ

 

1. Mẹ Chúa Cứu Thế có một địa vị rất rơ ràng trong chương tŕnh cứu chuộc, v́ “khi thời viên măn đến, Thiên Chúa đă sai Con Ngài sinh bởi người nữ, sinh dưới chế độ lề luật, để cứu chuộc những người sống trong chế độ lề luật, hầu ta nhận quyền làm nghĩa tử. Và điều chứng tỏ anh chị em là con cái, chính là việc Thiên Chúa sai Thánh Linh của Con Ngài đến ngự vào ḷng anh chị em, Thánh Linh kêu lên Abba! Lạy Cha! “(Gal.4,4-6).

Những lời trên đây của Thánh Phaolô Tông đồ đă được Công đồng Vaticanô II trích lại khi bắt đầu khi thảo luận về Đức Trinh Nữ Maria (1). Tôi cũng muốn dùng lại những lời này để khởi đầu suy niệm của Tôi về nhiệm vụ của Đức Mẹ trong mầu nhiệm Chúa Kitô và về sự hiện diện tích cực và gương mẫu của Mẹ trong đời sống Giáo hội. Đây là những lời đồng ca tụng t́nh yêu Chúa Cha, sứ mệnh Chúa Con, hồng ân Chúa Thánh Linh, nhiệm vụ người nữ đă sinh hạ Chúa Cứu Thế và chức vị làm con của của chúng ta trong mầu nhiệm “thời viên măn”. (2)

“Thời viên măn” nghĩa là thời buổi đă được xác định từ đời đời khi Chúa Cha sai Con Ngài đến thế gian “để ai tin Ngài khỏi hư mất, nhưng có sự sống đời đời” (Ga.3,16). Thời gian viên măn là  thời điểm ân phúc “Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa…trở thành nhục thể, ngự giữa chúng ta”.(Ga.1,1-14), trở nên người Anh chúng ta. Thời viên măn này là lúc Chúa Thánh Linh đổ tràn ơn thánh xuống Đức Maria thành Nazareth, tạo dựng nhân tính Chúa Kitô trong ḷng trinh khiết của Người. Thời gian viên măn này là lúc mà, nhờ sự vĩnh cửu đi vào trong thời gian, chính thời gian được cứu chuộc, được đầy tràn mầu nhiệm Chúa Kitô, hoàn toàn trở nên “thời gian cứu rỗi”. Sau hết, thời gian viên măn có ư nói đến sự khởi đầu mầu nhiệm cuộc lữ hành của Giáo hội. Trong phụng vụ, Giáo hội kính chào Đức Mẹ Maria thành Nazareth như là sự khởi hành của ḿnh (3), bởi v́ trong biến cố Đức Mẹ thụ thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo hội thấy ơn cứu rỗi của ngày Phục Sinh đă rọi chiếu và thể hiện trước nơi Đức Mẹ Maria, thành phần cao cả nhất của Giáo hội. Và nhất là, v́ trong biến cố Ngôi Lời Nhập Thể, Giáo hội gặp được Đức Kitô và Đức Mẹ Maria liên kết không thể ĺa nhau, gặp được Đấng vừa là Chúa vừa là Đầu của ḿnh, và gặp thấy Đấng khi thưa lời “Xin Vâng” đầu tiên của Giao ước mới, đă biểu hiện trước địa vị của Giáo hội như là hiền thê và hiền mẫu.

2. Được nâng đỡ bằng sự hiện diện của Chúa Kitô (Mt.28,20), Giáo hội tiến bước trong thời gian, tới ngày tận cùng các thế hệ để gặp Chúa đang tới. Nhưng trên đường lữ hành này, - Tôi muốn lưu ư ngay về điểm đó – Giáo hội đi theo con đường Đức Trinh Nữ Maria “đă tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, trung thành hợp nhất với Con ḿnh cho tới cây Thập giá” (4).

Tôi lấy lại những lời súc tích và nhiều gợi ư của Hiến chế “Ánh Sáng Muôn Dân” mà trong phần kết thúc, đă tŕnh bày một tổng hợp rơ ràng học thuyết của Giáo hội tôn kính như Người Mẹ rất yêu dấu và như gương mẫu của ḿnh về đức tin, đức cậy và đức mến.

Ít lâu sau Công đồng, Đức Phaolô VI, vị tiền nhiệm khả kính của Tôi đă muốn nói thêm về Đức Trinh Nữ Rất Thánh: “Mẹ Đức Kitô” (Christi Mater), rồi trong hai Tông huấn “Điềm Vĩ Đại” (Signum Magnum) và “Tôn Sùng Đức Maria” (Marialis Cultus) (5) những nền tảng và tiêu chuẩn về việc tôn kính đặc biệt Mẹ Chúa Kitô trong Giáo hội, cũng như những h́nh thức khác tôn kính Đức Mẹ Maria: trong phụng vụ, nơi dân chúng, hoặc riêng tư, những h́nh thức sùng kính đó đáp ứng với tinh thần đức tin.

3. Hoàn cảnh thúc đẩy Tôi lại đem tŕnh bày vấn đề này, chính là viễn ảnh năm 2000 sắp tới. là Năm Thánh kỷ niệm 2000 năm Đức Kitô sinh ra, đồng thời hướng chúng ta nh́n về Mẹ Ngài. Trong những năm gần đây, đă có nhiều ư kiến đề nghị trước khi mừng Năm Thánh 2000, nên mở một Năm Thánh tương tự kính Sinh Nhật Đức Mẹ.

Trong thực tế, dù không thể xác định một thời điểm chính xác theo thứ tự thời gian về ngày tháng Đức Mẹ sinh ra, Giáo hội vẫn luôn nhận thức rằng: Đức Mẹ Maria đă xuất hiện nơi chân trời lịch sử cứu rỗi, trước Chúa Kitô (6). Sự kiện rơ ràng là khị “Thời gian viên măn” gần kề, nghĩa là lúc Đấng Emmanuel đem ơn cứu rỗi đến, th́ Đấng được tiền định từ đời đời để làm Mẹ Ngài đă hiện diện trên mặt đất. Việc Đức Mẹ xuất hiện trước khi Chúa Kitô đến vẫn được nhắc lại hàng năm trong phụng vụ mùa Vọng. V́ thế, nếu chúng ta đem so sánh những năm sắp kết thúc Đệ nhị Thiên niên kỷ sau Chúa Giáng Sinh, để bắt đầu Đệ tam Thiên niên kỷ với thời gian chờ đợi Đấng Cứu Thế xưa, th́ chúng ta sẽ hiểu v́ sao trong thời gian này chúng ta phải hướng cách riêng về Đấng trong “Đêm” chờ đợi ngày Giáng Sinh, đă bắt đầu sáng cho như “Sao Mai” đích thực (Stella Matutina). Cũng như Sao Mai cùng  với Rạng Đông báo hiệu Mặt Trời đang mọc, th́ Đức Mẹ Maria, từ lúc thụ thai Vô Nhiễm Nguyên Tội đă tiên báo Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiên, Ngài là “Mặt Trời Công Chính” trong lịch sử nhân loại.(7)

Đức Mẹ hiện diện giữa dân Israel một cách ẩn dật kín đáo đến nỗi người đồng hương không ai chú ư đến, nhưng Mẹ đă sáng chói trước mặt Đấng Hằng Hữu, Đấng đă đưa “Thiếu Nữ thành Sion” ẩn khuất này (x.Zeph,3,14; Zech.2,10) hợp tác vào toàn thể chương tŕnh cứu rỗi nhân loại. Một điều rất hữu lư là vào cuối Đệ nhị Thiên niên kỷ này, chúng ta, những Kitô hữu, biết rơ chương tŕnh quan pḥng của Chúa Ba Ngôi chí thánh là thực tại chủ yếu của mặc khải đức tin, cảm thấy cần làm nổi bật lên sự hiện diện vô song của Mẹ Chúa Kitô trong lịch sử, đặc biệt trong những năm cuối trước năm 2000.

4. Công đồng Vaticanô II đă chuẩn bị cho chúng ta về vấn đề này bằng cách tŕnh bày giáo huấn vế Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo hội. Nếu đúng như lời Công đồng dạy (8). “Mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể” th́ cần phải áp dụng nguyên tắc này một cách đặc biệt cho “người thiếu nữ của giống ḍng nhân loại”, cho “người nữ” phi thường đă trở nên Mẹ Chúa Kitô. Mầu nhiệm về người nữ này chỉ được hiểu rơ đầy đủ trong mầu nhiệm Chúa Kitô mà thôi. Chính Giáo hội từ lúc sơ khởi đă giải thích như vậy: Mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể đă giúp Giáo hội đi sâu vào và làm sáng tỏ hơn mầu nhiệm của Mẹ Ngôi Hai Nhập Thể. Công đồng Êphêsô (năm 431) đă có quyết nghị quan trọng để làm sáng tỏ vấn đề này. Công đồng này đă đem lại niềm vui vĩ đại cho các tín hữu khi long trọng tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, như là một chân lư đức tin của Giáo hội: Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotókos), v́ do quyền lực Chúa Thánh Linh, Người đă thụ thai trong cung ḷng trinh khiết và đă sinh hạ Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, đồng bản tính với Đức Chúa Cha (9), “Con Thiên Chúa….sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria…đă thực sự trở nên một người giữa chúng ta”. (10). Ngài đă trở thành con người. Như thế, nhờ mầu nhiệm của Chúa Kitô, mầu nhiệm về Mẹ Ngài đă chiếu toàn vẹn từ chân trời đức tin của Giáo hội. Đối với Công đồng Êphêsô xưa và Giáo hội ngày nay, tín điều Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria đă trở nên như ấn tín của tín điều Ngôi Hai Nhập Thể, nghĩa là Ngôi Hai thực sự đă nhận lấy bản tính nhân loại trong Ngôi Vị duy nhất của Ngài mà không hủy bỏ nó.

5. Khi tŕnh bày Đức Mẹ Maria trong mầu nhiệm Chúa Kitô, Công đồng Vaticanô II cũng đă t́m ra được cách thức hiểu biết thấu đáo hơn về mầu nhiệm Giáo hội. Với tư cách là Mẹ Chúa Kitô, Đức Mẹ Maria đă kết hợp cách đặc biệt với Giáo hội , “Giáo hội mà Chúa Kitô đă lập làm thân thể của Ngài” (11). Thật là ư nghĩa khi văn kiện của Công đồng đă có ư nối liền chân lư Giáo hội là thân thể Chúa Kitô (theo giáo huấn các Thư thánh Phaolô) với chân lư Con Thiên Chúa “do quyền lực Chúa Thánh Linh đă giáng sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria”. Như thế việc Nhập Thể được nối tiếp trong mầu nhiệm Giáo hội là thân thể Chúa Kitô. Và chúng ta không thể nghĩ đến việc Nhập Thể mà không nghĩ đến Đức Maria, Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể.

Tuy nhiên, trong phần tŕnh bày các suy nghĩ của Tôi, Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh về “cuộc lữ hành đức tin”, trong đó “Đức Trinh Nữ Rất Thánh đă tiến bước, trung thành kết hợp với Chúa Kitô”. (12)

Với phương cách này, sợi dây kép kết hợp Mẹ Thiên Chúa với Chúa Kitô và Giáo hội mang một ư nghĩa lịch sử. Ở đây, chúng ta không những chỉ bàn đến lịch sử Đức Mẹ Đồng Trinh, đến cuộc lữ hành đức tin của Mẹ, đến “phần nhất hảo” Mẹ đă chọn trong mầu nhiệm cứu rỗi, mà c̣n bàn đến lịch sử của toàn Dân Chúa, của tất cả những ai dự phần vào cùng một “cuộc lữ hành đức tin đó”.

Công đồng đă tŕnh bày vấn đề này trong một bản văn khác khi dạy rằng: Đức Mẹ Maria “đă đi tiền phong” để trở nên “gương mẫu của Giáo hội…trong đức tin, đức ái và trong việc kết hợp trọn hảo với Chúa Kitô” (13). Khi nói đến Mẹ, việc “Đức Mẹ đi tiền phong” như h́nh ảnh, như mẫu gương là có ư nói đến mầu nhiệm thâm sâu của Giáo hội, v́ khi Giáo hội thực hiên và hoàn tất sứ mệnh cứu rỗi đă được trao phó, sẽ trở nên “mẹ và trinh nữ” như Đức Mẹ Maria. Giáo hội là trinh nữ “đă giữ ǵn toàn vẹn và tinh tuyền ḷng trung nghĩa đă hiến cho Phu Quân “và” đă trở thành người mẹ khi sinh hạ những người con được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Linh và sinh ra do Thiên Chúa, để họ lănh nhận một đời sống mới và bất diệt”. (14)

6. Tất cả các điều này đă được hoàn thành trong tiến tŕnh lịch sử vĩ đại, có thể so sánh với “một cuộc hành tŕnh”. Cuộc lữ hành đức tin có ư chỉ lịch sử nội tâm, nghĩa là lịch sử các linh hổn. Nhưng cũng là lịch sử của con người lệ thuộc vào điều kiện tạm thời dưới thế, bị đặt vào chiều hướng lịch sử. Trong những suy tư tiếp theo, chúng tôi muốn tập trung vào giai đoạn hiên tại mặc dầu chưa phải là lịch sử, nhưng luôn luôn h́nh thành lịch sử, đặc biệt theo nghĩa lịch sử cứu độ. Trong giai đoạn này, đang mở ra một khoảng không gian rộng lớn, trong đó Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria tiếp tục “đi trước” Dân Thiên Chúa. Cuộc lữ hành đức tin đặc biệt của Đức Mẹ luôn trở nên điểm t́m hiểu liên tục cho Giáo hội, cho mỗi cá nhân cũng như cộng đoàn, cho các dân tộc và các quốc gia, và theo một nghĩa nào đó, cho cả nhân loại. Thực khó mà bao gồm và đo lường được phạm vi của nó.

Công đồng nhấn mạnh rằng: Mẹ Thiên Chúa là sự hoàn thành của Giáo hội trong ngày tận thế. “Trong Đức Nữ Trinh Rất Thánh, Giáo hội đă đạt tới hoàn hảo không t́ ố, không vết nhăn”. (Eph.5,27), đồng thời Công đồng c̣n dạy: “Những người theo Chúa Kitô vẫn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để lớn lên trong sự thánh thiện. v́ thế, họ ngước nh́n lên Đức Mẹ Maria là gương mẫu nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được tuyển chọn”. (15)

Đức Maria, Mẹ Con Thiên Chúa, không c̣n phải hành tŕnh trong đức tin nữa: đă được hiển vinh bên cạnh Con ḿnh trên trời. Đức Mẹ Maria đă bước qua ngưỡng cửa phân chia đức tin với sự “nh́n tận mặt” (I Cor.13,12). Dầu vậy, trong việc hoàn thành cánh chung này, Đức Mẹ Maria vẫn là Ngôi Sao Biển (Maris Stella) (16) cho tất cả những ai phải vượt qua cuộc lữ hành đức tin. Nếu họ ngước mắt nh́n lên Mẹ bất cứ ở nơi nào trên dương thế, họ ngước nh́n Mẹ v́ “Đức Mẹ đă sinh ra Người Con mà Thiên Chúa đă đặt làm Con đầu ḷng giữa nhiều anh em” (Rm.8,29) (17) và cũng v́ “Đức Mẹ đă cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục những anh chị em đó với t́nh Mẫu tử”. (18)

 

PHẦN I

ĐỨC MẸ MARIA

TRONG MẦU NHIỆM CHÚA KITÔ

 

1. Đầy Ơn Phúc

 

7. “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô Chúa Chúng ta. Từ trời, Thiên Chúa đă đổ xuống cho chúng ta tràn đầy mọi ơn phúc thiêng liêng trong Đức Kitô” (Eph. 1,3). Những lời này trích Thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Êphêsô tỏ rơ ư định đời đời của Thiên Chúa Cha về chương tŕnh cứu chuộc loài người trong Đức Kitô. Đây là chương tŕnh phổ quát nhằm hết mọi người nam cũng như nữ đă được tạo dựng theo h́nh ảnh của Thiên Chúa từ “thuở ban đầu”, th́ cũng được bao gồm tự đời đời trong chương tŕnh cứu chuộc. Chương tŕnh này được mặc khải trọn vẹn trong “thời gian viên măn” khi Chúa Kitô ngự đến lần cuối cùng. Thực ra, tiếp theo giáo huấn của Thánh Phaolô, “Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô đă chọn chúng ta trong Ngài trước khi tạo thành vũ trụ, để chúng ta nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài. Ngài đă tiền định cho chúng ta được phúc làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô, chiếu theo mục đích của ư định Ngài, để ca tụng ân sủng vinh quang mà Ngài đă ban xuống cho chúng ta trong Con yêu dấu. Trong Chúa Kitô, chúng ta được cứu chuộc, nhờ máu Ngài, được ơn tha thứ mọi tội lỗi, chiếu theo lượng phong phú của ân sủng”. (Eph.1,4-7)

Chương tŕnh cứu chuộc của Thiên Chúa đă được mặc khải trọn vẹn cho chúng ta nhờ việc Chúa Kitô đến trần gian là chương tŕnh đă được tiền định từ đời đời. Theo giáo huấn Thánh Phaolô đă trích dẫn trên đây và các Thư khác (x. Col.1,12-14 ; Rm.3,24 ; Gal. 3,13 ; II Cor. 5,18-19). Chương tŕnh này tự đời đời được gắn liền với Đức Kitô. Chương tŕnh đó bao gồm hết mọi người, nhưng dành một chỗ đặc biệt cho Người Nữ là Mẹ Đấng đă được Thiên Chúa Cha trao phó công việc cứu chuộc (19). Như Công đồng Vaticanô II đă dạy: “Người Nữ này đă được phác họa trong lời hứa chiến thắng con rắn, lời hứa mà tổ tông chúng ta đă nhận được sau khi phạm tội” – theo sách Khởi Nguyên (x. Gen. 3,15) “Người Nữ ấy chính là Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh con trai tên là Emmanuel” – theo lời tiên tri Isaia (x.Is.7,14) (20). Như thế, Cựu ước dọn đường cho “thời gian viên măn” lúc mà Thiên Chúa Cha “sai Con Một ḿnh sinh bởi người nữ…để chúng ta được nhận làm dưỡng tử”. Biến cố Con Thiên Chúa đến trần gian đă được tường thuật trong các đoạn đầu của Phúc âm thánh Luca và thánh Matthêu.

8. Biến cố Truyền Tin đă thực sự dẫn đưa Đức Mẹ Maria vào mầu nhiệm Chúa Kitô. Biến cố này đă xảy ra tại làng Nazareth, trong hoàn cảnh rơ rệt của lịch sử dân Israel là dân tộc đầu tiên đă tiếp nhận lời hứa của Thiên Chúa. Sứ giả Thiên Chúa đă thưa vói Trinh Nữ Maria: “Kính chào Trinh Nữ, Đấng đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ” (Lc.1,28). “nghe lời chào đó, Maria bối rối và tự nghĩ lời chào đó có ư nghĩa ǵ” (Lc.1,28). Những lời lạ thường đó có ư nghĩa ǵ, nhất là câu nói: “Đấy ơn phúc” (Kecharitoméne) (21).

Nếu chúng ta muốn suy ngẫm cùng Đức Mẹ về những lời đó, nhất là lời “đầy ơn phúc”, chúng ta có thể hiểu được ư nghĩa khi đem so sánh với đoạn Thư gởi giáo đoàn Êphêsô được trích dẫn ở trên. Và nếu, sau khi Thiên sứ báo tin, Đức Trinh Nữ thành Nazareth c̣n được chào là “Người có phúc hơn mọi phụ nữ” (Lc.1,42), sự kiện ơn phúc đó được sáng tỏ v́ “Thiên Chúa Cha” đă đổ tràn cho chúng ta “trên quê trời, trong Chúa Kitô”. Đây là một phúc lành thiêng liêng liên hệ đến mọi người và bao gồm sự sung măn và phổ quát (mọi thứ phúc lành). Nó xuất phát từ t́nh yêu kết hợp Đức Chúa Cha với Đức Chúa Con trong Chúa Thánh Linh. Đồng thời cũng là một phúc lành qua Chúa Giêsu đổ tràn trên lịch sử nhân loại cho đến tận thế, tức là trên mọi người. Tuy nhiên, phúc lành này dành cho Đức Mẹ Maria với mức độ riêng biệt và ngoại thường. V́ thế Mẹ đă được bà Êlisabeth chào khen là: “Người có phúc hơn mọi phụ nữ”.

Lư do của hai lời chào mừng trên đây là v́ trong tâm hồn “Thiếu nữ thành Sion”, một cách nào đó, đă biểu lộ tất cả “vinh quang ân sủng” mà “Thiên Chúa Cha…đă ban cho chúng ta trong Con yêu dấu của Ngài”. Sứ giả Thiên Chúa đă chào kính Đức Mẹ Maria là “Đấng đầy ơn phúc”.  Vị Thiên sai đă gọi Đức Mẹ như thể “Đầy ơn phúc” là tên thật của Người. Vị Sứ giả không gọi theo tên thật người ta quen gọi Đức Mẹ thời đó là MIRYAM (MARIA), nhưng đă gọi Mẹ với tên mới: “ĐẦY ƠN PHÚC”. Tên này có ư nghĩa ǵ? Tại sao vị Tổng Lănh Thiên Thần đă gọi Trinh nữ thành Nazareth như thế?

Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, “Ơn Phúc” có nghĩa là “Hồng ân đặc biệt”, mà theo Tân ước, ơn phúc bắt nguồn chính thức trong đời sống Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa T́nh yêu (I Ga. 4,8). Kết quả của T́nh yêu này là “sự tuyển chọn” mà Thư gửi giáo đoàn Êphêsô đă đề cập tới. Về phần Thiên Chúa, sự tuyển chọn là, tự đời đời Chúa đă muốn cứu rỗi loài người bằng cách cho con người thông phần vào chính sự sống riêng của Ngài (x. II Pr.1,4) trong Chúa Kitô: đó là ơn cứu rỗi qua việc thông phần vào sự sống siêu nhiên. Hiệu quả của hồng ân vĩnh cửu này, của ân huệ con người được Thiên Chúa tuyển chọn, phát sinh ra mầm mống sự thánh thiện, hay như một con suối vọt lên trong linh hồn như ân huệ của chính Thiên Chúa, Đấng đă ban phát sự sống và sự thánh thiện cho con người được tuyển chọn qua ơn thánh. Như thế, sự chúc lành cho con người “bằng mọi phúc lành thiêng liêng” được hoàn tất, nghĩa là nó trở nên một thực tại: “con người được làm dưỡng tử trong Chúa Kitô”, Đấng tự đời đời là “Con yêu dấu” Đức Chúa Cha.

Khi chúng ta đọc” Vị sứ thần thưa với Đức Mẹ: “Trinh Nữ đầy ơn phúc”, bản văn Phúc âm quy tụ lại các mặc khải và lời hứa xưa, cho ta hiểu rằng đây có ư nói về một phúc lành thiêng liêng đặc biệt giữa “mọi phúc lành thiêng liêng trong Chúa Kitô”. Trong mầu nhiệm Chúa Kitô, Đức Mẹ Maria hiện diện “trước khi tạo dựng thế gian”, là Người Nữ Chúa Cha đă chọn làm Mẹ của Con Ngài trong mầu nhiệm Nhập Thể, và hơn thế nữa, cùng với Chúa Cha, Chúa Con đă chọn Đức Mẹ, và tự đời đời đă trao phó Mẹ cho Chúa Thánh Linh. Đức Mẹ Maria kết hơp với Chúa Giêsu một cách đặc biệt, hoàn toàn ngoại lệ, và cũng như Đức Kitô, Mẹ được yêu thương đời đời trong người Con chí ái, người Con đồng bản tính với Đức Chúa Cha, trong Ngài tập trung tất cả “vinh quang của ơn sủng”. Cùng một trật, Đức Mẹ Maria hoàn toàn mở rộng cơi ḷng hướng về “ân huệ từ trời cao” này (x. Gc.1,17). Như Công đồng đă dạy: “Đức Mẹ Maria trỗi vượt trên các người khiêm nhường và khó nghèo của Chúa, là những người tin tưởng hy vọng lănh nhận ơn cứu độ nơi Chúa”. (22)

9. Nếu lời chào và danh hiệu “Đầy ơn phúc” đă nói lên tất cả những điều trên, th́ trong mạch văn của Sứ thần truyền tin, lời chào và danh hiệu đó trước hết ám chỉ việc Đức Mẹ Maria được tuyển chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa. Nhưng, đồng thời danh hiệu “Đầy ơn phúc” cũng chỉ tất cả các ơn siêu nhiên Đức Mẹ Maria được hưởng v́ đă được chọn và được dành riêng để làm Mẹ Chúa Kitô. Nếu việc tuyển chọn này là nền tảng để hoàn thành ư định cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa, và nếu việc tuyển chọn đời đời trong Chúa Kitô và ơn gọi được tước vị làm nghĩa tử đă tiền định cho mọi người, th́ việc tuyển chọn Mẹ Maria hoàn toàn đă chiếm một chỗ riêng biệt và duy nhất trong mầu nhiệm Chúa Kitô.

Thiên sứ đă thưa tŕnh Đức Mẹ: “Hỡi Maria, đừng sợ, v́ Trinh Nữ đă được ơn nghĩa nơi Thiên Chúa. Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một Con trai” Trinh Nữ sẽ đặt tên Con trẻ ấy là GIÊSU, Ngài sẽ nên cao cả, thiên hạ sẽ gọi Ngài là Con Đấng Tối Cao” (Lc.1,30-32). Và khi cảm thấy bối rối trước lời chào lạ thường đó, Đức Trinh Nữ đă hỏi lại Sứ thần: “Điều này xảy ra thế nào được, v́ tôi không biết đến người nam?”. Tức th́ Đức Trinh Nữ nhận được lời Sứ thần giải đáp và xác quyết: “Chúa Thánh Linh sẽ ngự xuống Trinh Nữ và quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ Trinh Nữ. V́ thế, trẻ thánh Trinh Nữ sinh hạ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. (Lc.1,35)

Như thế, giây phút Truyền Tin là lúc mặc khải về mầu nhiệm Nhập Thể bắt đầu thực hiện trên dương thế. Thiên Chúa đă tự hiến ḿnh, tự ban sự sống ḿnh để cứu chuộc nhân loại, và một cách nào đó, cứu chuộc hết mọi loài thụ tạo nhưng trực tiếp cho con người, sự tự hiến này đă đạt tới một trong những cao điểm trong mầu nhiệm Nhập Thể. V́ sự hiến thân này là một cao điểm đối với các ơn Thiên Chúa đă ban trong lịch sử loài người và vũ trụ. Đức Mẹ Maria được “Đầy ơn phúc” v́ Ngôi Hai Nhập Thể, sự kết hợp bản thể của Con Thiên Chúa với bản tính nhân loại đă được thể hiện và hoàn thành nơi Đức Mẹ. Như Công đồng đă dạy: “Đức Maria là Mẹ Con Thiên Chúa, do đó làm Ái Nữ của Chúa Cha và là cung thánh Chúa Thánh Linh. Nhờ lănh nhận ân sủng vô cùng cao quư này, Đức Mẹ đă trỗi vượt mọi tạo vật khác trên trời dưới đất”. (23)

10. Thư gửi giáo đoàn Êphêsô khi nói về “Vinh quang của ơn thánh mà Thiên Chúa Cha đă ban cho chúng ta trong Con yêu dấu của Ngài”, c̣n thêm: “Trong Ngài, chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ bửu huyết của Ngài”. (Eph.1,7). Theo giáo huấn đă được Giáo hội ban bố trong nhiều văn kiện quan trọng: “Vinh quang của ơn thánh” đă được biểu dương nơi Mẹ Thiên Chúa, v́ Người “đă được cứu chuộc cách siêu việt” (24). Nhờ ân sủng vô cùng phong phú của Người Con yêu dấu, nhờ công nghiệp cứu chuộc của Đấng sẽ trở thành Con của ḿnh, Đức Mẹ Maria đă được ǵn giữ khỏi nhiễm lây tội nguyên tổ (25). Như thế, ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai, nghĩa là giây phút đầu tiên của sự sống, Đức Mẹ đă thuộc trọn về Chúa Kitô, đă được thông phần vào ơn cứu rỗi và thánh hóa, đă đón nhận t́nh yêu được khởi đầu trong “Đấng Chí Ái”, Con của Thiên Chúa Cha Hằng Hữu, Người Con mà qua việc Nhập Thể, đă trở thành Con riêng của Đức Mẹ. Do đó, nhờ quyền lực Chúa Thánh Linh trong trật tự ơn thánh, nghĩa là trong việc thông phần với Thiên tính, Đức Mẹ nhận được sự sống từ nơi Đấng mà trong trật tự sản sinh trần thế, Người mang sự sống đến cho với tư cách là người mẹ.

Phụng vụ không ngần ngại gọi Đức Mẹ là: “Mẹ Đấng Tạo Hóa” (26) và kính chào Mẹ với lời của thi sĩ Dante Alighieri qua miệng thánh Bênađô: Bà là: “Ái Nữ của Con Bà” (27). Và v́ “Sự sống mới” đó, Đức Mẹ Maria đă lănh nhận một cách tràn đầy để tương xứng với t́nh thương của người Con đối với bà Mẹ, nghĩa là tương xứng với phẩm chức Mẹ Thiên Chúa, v́ thế, trong buổi Truyền Tin, Sứ thần đă chào Đức Mẹ là: “Đấng đầy ơn phúc”.

11. Trong ư định cứu chuộc của Ba Ngôi Chí Thánh, mầu nhiệm Nhập Thể cấu tạo việc hoàn thành cách sung măn lời hứa Thiên Chúa ban cho loài người sau tôi nguyên tổ, cái tội đầu tiên mà hậu quả đă đè nặng trên lịch sử con người ở trần gian (St.3,15). Và  đây, Người Con đến trần gian, “Ḍng dơi của Người Nữ”, Ngài sẽ tiêu diệt điều tai ác của tội lỗi từ căn gốc. Ngài sẽ nghiền nát đầu con rắn. Như chúng ta đă đọc thấy trong Tiền Phúc âm, sự chiến thắng của Quư Tử Người Nữ sẽ không thể thực hiện mà không phải chiến đấu gay go, một cuộc chiến đấu suốt lịch sử nhân loại. “Mối thù địch” này được loan báo từ đầu, lại được xác nhận trong sách Khải huyền, là sách diễn tả những biến cố cuối cùng của Giáo hội và thế giới; trong sách này chúng ta thấy tái xuất hiện  dấu hiệu: “Người Nữ mặc áo mặt trời” (Kh.12.1).

Đức Maria, Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể được đặt vào chính trung tâm của mối thù này, của cuộc chiến đấu đi song song với lịch sử nhân loại ở trần gian, và cả với chính lịch sử ơn cứu độ. Ở địa vị trung tâm này, Đức Mẹ cũng thuộc vào “những người khiêm tốn và khó nghèo của Thiên Chúa”, hơn bất cứ một ai khác. Mẹ đang mang  trong ḿnh “vinh quang của ơn thánh” mà “Thiên Chúa Cha đă ban tặng cho chúng ta trong Con chí ái của Ngài”, và chính ơn thánh này đă làm cho toàn thể con người Đức Mẹ Maria cao cả và xinh đẹp phi thường. V́ thế, trước mặt Thiên Chúa và trước toàn thể nhân loại, Đức Mẹ Maria như là dấu chỉ bất biến và bất khả xâm phạm được Thiên Chúa tuyển chọn, như Thư Thánh Phaolô diễn tả: “Thiên Chúa đă chọn chúng ta trong Chúa Kitô, trước khi tạo thành vũ trụ…đă tiền định cho chúng ta…trở nên nghĩa tử của Ngài” (Eph.1,4-5). Sự tuyển chọn này có quyền lực hơn bất cứ kinh nghiệm nào của điều ác và tội lỗi, hơn cả “mối thù” đă đánh dấu lịch sử nhân loại. Trong lịch sử này Đức Mẹ Maria vẫn là dấu chỉ niềm hy vọng vững chắc.

 

2. Phúc Cho Người V́ Đă Tin

12. Liền ngay sau trần thuật Truyền Tin, Thánh sử Luca hướng dẫn chúng ta bước theo Đức Trinh Nữ thành Nazareth hướng về thành Giuđa (Lc.1,39). Theo các nhà khảo cứu, thành này chắc hẳn là thành phố Ain Karim ngày nay, nằm giữa miền núi, không cách xa Giêrusalem bao nhiêu. Đức Mẹ Maria đă vội vă tới đó để thăm người bà con là bà Elisabeth. Lư do cuộc thăm viếng này đă được loan báo trước trong ngày Truyền Tin mà Sứ thần Gabriel đă nhấn mạnh cách đặc biệt đến bà Elisabeth, dù đă lớn tuổi, đă cùng với chồng là ông Zacaria thụ thai một con trai nhờ quyền lực Thiên Chúa: “Chị họ của Trinh Nữ đă thụ thai một con trai trong tuổi già, và đă được sáu tháng, mặc dầu ai cũng bảo bà son sẻ. V́ không có việc ǵ bất khả đối với Thiên Chúa” (Lc.1,40-42). Sứ thần Thiên Chúa đă nói về biến cố được hoàn thành nơi bà Elisabeth để trả lời cho câu hỏi của Đức Mẹ Maria: “Làm sao việc đó có thể được, v́ tôi không biết đến người nam?” (Lc.1,34). Sứ thần có ư nói: Việc đó có thể được, nhờ “quyền lực của Đấng Tối Cao”, cũng như trường hợp đă xảy ra cho bà Elisabeth và c̣n hơn thế nữa.

Được đức bác ái thúc đẩy, Đức Mẹ Maria đă đến nhà người bà con. Khi bước vào nhà, bà Elisabeth đáp lại lời chào của Đức Mẹ và cảm thấy con ḿnh nhảy mừng trong dạ. Được tràn đầy ơn Chúa Thánh Linh, bà Elisabeth ca tụng Đức Maria lớn tiếng: “Em có phúc hơn mọi phụ nữ, và quả phúc ḷng Em cũng đầy phúc đức” (Lc.1,40-42). Lời cảm thán hay là tung hô này của bà Elisabeth đă trở nên thành phần kinh Kính Mừng như một nối tiếp lời chào kính của Sứ thần, và trở thành một trong những kinh thông dụng nhất trong Giáo hội. Nhưng, những lời bà Elisabeth c̣n đầy ư nghĩa hơn trong câu hỏi sau đây: “Bởi đâu tôi được hân hạnh Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi” (Lc.1,43). Như thế, bà Elisabeth đă trở nên chứng nhân cho Đức Mẹ Maria: Bà xác nhận và tuyên bố rằng: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đấng Thiên Sai đang đứng trước mặt ḿnh. Con trẻ bà đang cưu mang cũng tham dự vào việc làm chứng này: “Thằng bé trong dạ tôi đă nhảy mừng” (Lc.1,44). Đứa trẻ đó chính là Gioan Tẩy giả, sau này tại bờ sông Giođan, đă tuyên bố Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai.

Trong câu chào của bà Elisabeth, mỗi lời nói đều hàm súc ư nghĩa, nhưng những lời cuối cùng xem ra có phần tối quan trọng: “Phúc cho Em v́ đă tin rằng lời Thiên Chúa phán cùng Em sẽ được thực hiện” (Lc.1,45) (28). Những lời này có thể nối kết với lời Sứ thần chào bằng danh hiệu “Đầy ơn phúc”. Cả hai bản văn này biểu lộ nội dung thiết yếu về Khoa Thánh Mẫu học, nghĩa là chân lư về Mẹ Maria, là Đấng thực sự hiện diện trong mầu nhiệm Chúa Kitô chính v́ Đức Mẹ đă tin. Việc “Đầy ơn phúc” do Sứ thần loan báo, có nghĩa là hồng ân của chính Thiên Chúa. Đức tin của Đức Mẹ Maria được bà Elisabeth công bố trong dịp Thăm Viếng, chỉ cho thấy Đức Trinh Nữ thành Nazareth đă đáp ứng lại hồng ân đó như thế nào.

13. Như Công đồng dạy: “phải bày tỏ sự vâng phục bằng đức tin (x.Rm.1,5; II Cor.10,5-6) đối với Thiên Chúa mặc khải. Nhờ sự vâng phục đó, con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa một cách tự do” (29). Sự diễn tả đức tin này đă thể hiện một cách trọn hảo trong Đức Mẹ Maria. Giây phút quyết định là lúc Truyền Tin, và chính những lời bà Elisabeth: “Phúc cho Em v́ đă tin” trước tiên có ư nói về chính giây phút đó. (30)

Thật vậy, trong buổi Truyền Tin, Đức Mẹ Maria đă phó thác trọn vẹn chính ḿnh cho Thiên Chúa với sự “tuân phục hoàn toàn của lư trí và ư chí”, chứng tỏ một sự “vâng lời bằng đức tin” với Đấng đă phán dạy cùng Người qua vị Sứ giả (31).

V́ thế Đức Mẹ đă đáp lại với tất cả cái “bản ngă” vừa nhân tính vừa nữ tính của ḿnh, và câu trả lời đầy đức tin này đă sẵn có một sự hợp tác toàn vẹn với “ơn Chúa đến trước và phù trợ”, và một sự hoàn toàn sẵn sàng đón nhận tác động Chúa Thánh Linh, là Đấng “không ngừng kiện ṭa đức tin qua các ơn huệ của Ngài”. (32)

Lời Thiên Chúa hằng sống do Sứ thần loan báo cho Đức Maria đă quy hướng về Mẹ: “Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai” (Lc.1,31). Bởi chấp nhận lời truyền tin này, Đức Maria đă trở thành “Mẹ Thiên Chúa” và mầu nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể đă được hoàn thành trong Mẹ. “Đức Chúa Cha rất nhân từ đă muốn Đấng được tiền định làm Mẹ phải ưng thuận trước khi Chúa Con Nhập Thể” (33). Và Đức Maria đă bằng ḷng ưng thuận sau khi nghe mọi lời Sứ thần loan báo. Đức Mẹ thưa: “Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền” (Lc,1,38). Tiếng “Xin Vâng” (Fiat) của Đức Mẹ Maria đă quyết định về phía nhân loại, cho mầu nhiệm Thiên Chúa được hoàn thành. Nó hoàn toàn ḥa hợp với lời của Đức Chúa Con thưa với Đức Chúa Cha khi xuống thế gian: “Cha đă chẳng muốn lễ vật và hiến vật, nhưng Cha đă chuẩn bị cho Con một thân xác. Này Con đến để làm theo ư Cha“ (Dt.10,5-7). Mầu nhiệm Nhập Thể đă hoàn thành khi Đức Mẹ Maria thưa tiếng “Xin Vâng”. “Xin vâng như lời Sứ thần truyền”. Lời xin vâng này thể hiện ư định con của Mẹ đối với những điều liên quan tới Mẹ trong chương tŕnh Thiên Chúa.

Đức Mẹ Maria đă thưa Xin Vâng trong đức tin. Với đức tin, Đức Mẹ đă phó thác chính ḿnh cho Thiên Chúa mà không giới hạn, và đă “tận hiến toàn thân như một nữ tỳ của Thiên Chúa, phục vụ cho thân thế và sự nghiệp của Con Ngài” (34). Theo lời các thánh Giáo phụ, Đức Mẹ đă mang thai người Con này trong tâm hồn trước khi cưu mang trong dạ: Đó là nhờ đức tin (35). V́ thế, bà Elisabeth đă ca tụng Mẹ Maria rất đúng: “Em thật có phúc v́ đă tin rằng lời Chúa phán cùng Em sẽ được ứng nghiệm”. Và những lời này đă được thực hiên tại ngưỡng cửa nhà bà Elisabeth và ông Zacaria như là Mẹ của Con Thiên Chúa. Chính bà Elisabeth đă khám phá ra điều này khi thốt lên; “Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi”.

14. Đức tin của Đức Mẹ Maria có thể so sánh với đức tin của ông Abraham, đấng mà thánh Phaolô gọi là “Cha chúng ta trong đức tin” (x.Rm.4,12). Trong chương tŕnh cứu độ của mặc khải Thiên Chúa, đức tin của Tổ phụ Abraham là khởi nguyên lời Giao ước cũ, c̣n đức tin của Đức Mẹ Maria, trong lúc Truyền Tin, mở đầu cho Giao ước mới. Như Abraham, “đă vững tin, mặc dầu trong trường họp không c̣n lẽ mà trông cậy, nên người đă trở nên Tổ phụ của nhiều dân nước” (x.Rm. 4,18). Cũng thế, Đức Mẹ Maria trong lúc Truyền Tin, sau khi đă bày tỏ đức trinh khiết của ḿnh (khi thưa: “Việc đó làm thế nào được, v́ tôi không biết đến người nam?), Mẹ đă tin rằng nhờ quyền lực Đấng Tối Cao, nhờ quyền năng Chúa Thánh Linh, ḿnh sẽ trở nên Mẹ Con Thiên Chúa theo mặc khải của Sứ thần: “Con trẻ sẽ sinh ra là Đấng Thánh, Con Thiên Chúa” (Lc.1,35).

Tuy nhiên, lời bà Elisabeth: “Phúc cho Em v́ đă tin” không chỉ áp dụng cho giây phút Truyền Tin đặc biệt ấy mà thôi. Chắc chắn rằng Truyền Tin là giây phút tột đỉnh của đức tin mà Đức Mẹ Maria mong đợi Chúa Kitô, nhưng cũng là khởi điểm cuộc lữ hành hướng về Thiên Chúa, một cuộc hành tŕnh đức tin của Mẹ. Trên lộ tŕnh này, với một thái độ trổi vượt và thực anh hùng trong đức tin luôn gia tăng, Đức Mẹ sẽ thực hiện vẹn toàn sự tuân phục lời mặc khải của Thiên Chúa như Mẹ đă tuyên thệ.

“Sự vâng phục bằng đức tin” của Đức Mẹ trong suốt cuộc lữ hành sẽ có những điểm tương tự lạ lùng đối với đức tin của Abraham. Giống như Tổ phụ của Dân Chúa, Đức Mẹ Maria đă “hy vọng khi không c̣n chút hy vọng ǵ nữa”. Mẹ đă tin trong suốt cuộc “lữ hành Xin Vâng” vừa hiếu thảo, vừa đầy t́nh mẫu tử, trong một vài chặng đường của cuôc lữ hành này, phúc lành dành cho Mẹ là “người đă tin” được biểu lộ cách rơ ràng đặc biệt. Tin có nghĩa là phó thác chính ḿnh cho Chân lư của Lời Chúa hằng sống, hiểu biết và khiêm tốn công nhận rằng: “Sao có thể hiểu thấu đáo được ư định của Chúa và đường lối của Ngài không một ai khám phá ra” (Rm.11,23).

15. Trong lúc Truyền Tin, Đức Mẹ Maria nghe nói đến người Con mà ḿnh sẽ làm Mẹ Ngài, “sẽ đặt tên cho Ngài là Giêsu” (Đấng Cứu Thế), Mẹ c̣n biết “Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngôi báu Đavít, tổ phụ Ngài” và “Ngài sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, triều đại Ngài sẽ vô tận” (Lc.1,32-33). Mối hy vọng của toàn dân Israel đều hướng về đó. Đấng Thiên Sai đă được hứa ban thật là “cao cả” và chính vị Thiên sứ cũng loan báo “Ngài sẽ nên cao trọng”, cao cả không những v́ được gọi là “Con Đấng Tối Cao”, mà c̣n được “thừa kế ḍng dơi Đavít”. V́ thế Ngài phải là Vua, phải ngự trị “trên nhà Giacob”. Đức Mẹ Maria đă lớn lên giữa những mong đợi của dân tộc ḿnh: trong lúc được truyền tin, Đức Mẹ có thể đoán được ư nghĩa quan trọng của những lời Sứ thần loan báo không? Và phải hiểu thế nào về “triều đại” Ngài “sẽ vô tận?”.

Mặc dầu, qua đức tin, trong giây phút đó, Đức Mẹ đă cảm thấy ḿnh là Mẹ của Đấng “Thiên Sai -Vua”, nhưng Mẹ đă thưa lại: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền” (Lc.1,38). Từ giây phút đầu tiên, Mẹ Maria đă tuyên xưng trước hết: “Sự vâng phục của đức tin”, phó thác chính ḿnh cho chính Thiên Chúa, Đấng đă phát xuất ư nghĩa các lời Truyền Tin.

16. Trên lộ tŕnh vâng phục trong đức tin này, ít lâu sau, Đức Mẹ Maria lại được nghe những lời khác do ông Simêon thốt ra tại Đền Thánh Giêrusalem. Đó là, sau khi Chúa Giêsu giáng sinh được bốn mươi ngày, theo luật Moisê, Đức Mẹ Maria và thánh Giuse đă “đem Con trẻ lên Giêrusalem để hiến dâng cho Thiên Chúa” (Lc.2,22). Chúa đă sinh ra trong hoàn cảnh nghèo tột bậc. Thánh Luca cho chúng ta biết vào dịp khai sổ toàn dân theo lệnh của chính quyền Rôma. “Đức Mẹ Maria và thánh Giuse đă về Belem, v́ không t́m được chỗ trọ, Mẹ đă sinh con trong hang ḅ lừa và đặt Con nằm trong máng cỏ” (Lc.2,7).

Một người công chính hằng kính sợ Thiên Chúa tên là Simêon đă xuất hiện ngay chặng đầu cuộc lữ hành trong đức tin của Đức Mẹ. Các lời của ông được Chúa Thánh Thánh Thần linh ứng (Lc.2,25-27), đă xác nhận chân lư của ngày Truyền Tin. Chúng ta đọc thấy rằng: Ông Simêon đă ẵm Hài Nhi trên tay, Hài Nhi mà theo lệnh của Sứ thần được đặt tên là Giêsu (Lc.2,21). Lời nói của ông Simêon đă phù hợp với ư nghĩa của tên này: tên có nghĩa là Đấng Cứu Thế: “Thiên Chúa là sự cứu rỗi”. Hướng về Chúa ông than thở: “Mắt tôi đă xem thấy ơn Ngài cứu độ, Ngài đă dọn sẵn trước mặt muôn dân, ánh sáng mặc khải cho dân ngoại và vinh quang của Israel dân Ngài” (Lc.2,30-32). Đồng một lúc, ông Simêon đă nói với Đức Mẹ Maria những lời sau đây: “Hăy chú ư!, Trẻ này là duyên cớ cho nhiều người trong dân Israel hư hỏng hay được rỗi, và sẽ là dấu hiệu gây mâu thuẫn. Như vậy những tư tưởng kín đáo của nhiều người sẽ phải tố lộ ra” và ông nói thẳng với Đức Mẹ: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua ḷng Bà” (Lc.2,34-35). Những lời ông Simêon lại đem thêm một ánh sáng mới cho những lời Đức Mẹ đă nghe bởi Sứ thần: Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Ngài là “Ánh sáng chiếu soi” mọi người. Phải chăng đó là điều để biểu dương một cách nào đó trong đêm giáng sinh, khi mà các mục đồng đến thờ lạy tại hang ḅ lừa? (Lc.2,8-20). Phải chăng đó là điều đă biểu dương cách rơ ràng hơn khi các nhà thông thái từ phương Đông đến t́m Chúa? (Mt.2,1-12). Nhưng đồng một lúc, ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc sống, Con Đức Mẹ Maria và chính Mẹ đă cảm thấy sự thật của các lời ông Simêon: “Dấu hiệu gây mâu thuẫn” (Lc.2,34). Các lời ông Simêon coi như Truyền Tin lần thứ hai cho Đức Mẹ Maria, v́ nó biểu lộ cho Mẹ xem thấy tầm mức lịch sử cụ thể của sứ vụ Con Mẹ, một sứ vụ không được người ta hiểu, một sứ vụ đầy đau khổ. Trong khi lời loan báo một đàng củng cố niềm tin của Mẹ vào Thiên Chúa sẽ thực hiện lời hứa cứu độ, một đàng tiết lộ cho biết Mẹ sẽ phải sống trong sự vâng lời của đức tin, trong sự đau khổ bên cạnh Chúa Cứu Thế đau khổ, và địa vị làm Mẹ của Đức Mẹ sẽ bí ẩn và đau đớn! Và đúng thế, sau khi các nhà thông thái đến viếng thăm và thờ lạy (họ sấp ḿnh thờ lạy Ngài) và dâng lễ vật (Mt.2,11) th́ Đức Mẹ Maria đă cùng với Hài Nhi trốn sang Ai Cập dưới sự chở che săn sóc của thánh Giuse, bởi v́ Hêrôđê đang lùng bắt Hài Nhi để giết (Mt.2,13). Và các Ngài đă phải ở lại Ai Cập cho đến khi vua Hêrôđê băng hà (Mt.2,15).

17. Sau khi Hêrôđê băng hà, Thánh Gia lại trở về thành Nazareth, bắt đầu thời gian lâu dài cuộc sống ẩn dật. Đức Mẹ, là Đấng “đă tin rằng những lời Chúa phán sẽ ứng nghiệm” (Lc.1,45), hằng ngày sống theo ư nghĩa của các lời đó. Suốt ngày bên cạnh Mẹ, có người Con mà “Mẹ đă đặt tên là Giêsu”, v́ thế, khi giao tiếp với Ngài, chắc chắn Mẹ đă gọi tên này, và từ ngày tên này được thông dụng tại Israel, không một ai lấy làm ngạc nhiên cả. Tuy thế, Đức Mẹ Maria biết rằng Người mang tên Giêsu đă được Sứ thần gọi là “Con Đấng Tối Cao” (Lc.1,32). Đức Mẹ biết ḿnh đă cưu mang và đă sinh hạ Ngài khi “c̣n đồng trinh”, bởi quyền năng Chúa Thánh Linh, nhờ quyền lực Đấng Tối Cao đă bao phủ ḿnh (Lc.1,35). Cũng như vào thời ông Moisê và các Tổ phụ, áng mây đă che phủ sự hiện diện của Thiên Chúa (Xac.24,16;40.34-35;I V.8,10-12). V́ thế Đức Mẹ Maria biết rằng người Con ḿnh đă sinh ra trong sự đồng trinh chính là “Đấng Thánh”, là “Con Thiên Chúa”, người Con mà Sứ thần đă loan báo cho Mẹ.

Trong những năm Chúa Giêsu sống ẩn dật trong nhà Nazareth, Đức Mẹ Maria cũng sống “ẩn dật với Chúa Kitô trong Thiên Chúa” (Col.3,3) bằng đức tin. Quả thế, đức tin là sự tiếp xúc với mầu nhiệm Thiên Chúa. Hằng ngày, Đức Mẹ Maria đă tiếp xúc với mầu nhiệm lạ lùng của Thiên Chúa làm người, một mầu nhiệm đă trổi vượt trên tất cả những ǵ đă được mặc khải trong lời Giao ước cũ. Ngay từ giây phút Truyền Tin, tâm trí của Đức Mẹ khiết trinh đă được dẫn đưa vào “sự mới lạ” độc đáo của mặc khải mà chính Thiên Chúa đă vén mở, và Mẹ đă ư thức được ngay mầu nhiệm này. Đức Mẹ là một trong những người “bé mọn” mà một ngày kia Chúa Giêsu đă phán: “Lạy Cha…Cha đă giấu những điều này đối với những người khôn ngoan và thông thái, mà đă tỏ ra cho kẻ bé mọn” (Mt.11,25). V́ “không ai biết Con, trừ Cha” (Mt.11,27). Vậy làm sao Đức Mẹ Maria biết được Con? Dĩ nhiên Đức Mẹ không biết được Ngài như Chúa Cha biết, nhưng Đức Mẹ là người đầu tiên trong những người Chúa Cha “đă tuyển chọn để mặc khải về Chúa Con” (Mt.11,26-27; I Cor.2,11).

Nếu ngay từ giây phút Truyền Tin, Đức Mẹ Maria đă được mặc khải về Người Con mà chỉ có Chúa Cha biết được hoàn toàn, Người Con mà “hôm nay” Chúa Cha đă sinh ra trong vĩnh cửu (Tv.2,7) th́ Đức Maria, là Mẹ Chúa Cứu Thế, đă tiếp xúc với chân lư về Con ḿnh chỉ trong đức tin và bằng đức tin! V́ thế Đức Mẹ được chúc phúc bởi “Mẹ đă tin” và ngày qua ngày Mẹ vẫn tiếp tục tin giữa bao nhiêu thử thách và trái ngược của thời thơ ấu Chúa Giêsu và suốt những năm sống ẩn dật tại Nazareth, nơi mà Chúa Giêsu “đă vâng phục hai Đấng” (Lc.2,51). Chúa đă vâng phục Đức Mẹ và thánh Giuse, từ ngày thánh Giuse được dân chúng gọi là cha của Ngài; v́ lư do đó, Con của Đức Mẹ Maria đă được toàn dân công nhận là “Con bác thợ mộc” (Mt.13,55).

V́ thế, Mẹ của người Con này ghi nhớ những ǵ đă được nghe trong ngày Truyền Tin và trong các biến cố kế tiếp. Mẹ mang trong ḷng điều mới lạ căn bản của đức tin, là khởi đầu Giao Ước mới. Đây là khởi đầu Phúc âm, nghĩa là Tin vui, Tin mừng. Tuy nhiên, không khó khăn ǵ để nhận ra trong sự khởi đầu ấy một thứ đau khổ của tâm hồn liên kết với một thứ “đêm đức tin”, danh từ thánh Gioan thánh giá đă dùng, để chỉ một thứ “màn” che khuất, và phải qua bức màn đó để đến mầu nhiệm (36). Đây là cách Đức Mẹ Maria, trong nhiều năm, đă sống thân mật với mầu nhiệm của Con Mẹ, và Mẹ đă tiến bước trong “cuộc lữ hành đức tin”, trong khi Chúa Giêsu “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và nhân đức trước mặt Thiên Chúa và nhân loại” (Lc.2,52). Ḷng yêu mến riêng của Chúa Cha đối với Chúa Con đă luôn được bày tỏ rơ ràng hơn trước mắt quần chúng. Thụ tạo tiên khởi đă được phép khám phá ra Chúa Kitô chính là Đức Mẹ Maria, Đấng đă sống với thánh Giuse trong cùng một nhà tại Nazareth.

Tuy nhiên, khi t́m thấy Chúa Giêsu trong đền thờ, Đức Mẹ hỏi: “Hỡi con, sao con cư xử với chúng ta như vậy?” Trẻ Giêsu mười hai tuổi đă trả lời: “Cha mẹ không biết con phải ở lại nhà Cha con sao?” Và Thánh Kinh tiếp: “Hai ông bà đă không hiểu lời Ngài vừa nói với họ” (Lc.2,48-50). Chúa Giêsu đă ư thức rằng: “Không một ai biết Con trừ Cha” (Mt.11,27). Như thế, ngay cả đến Mẹ Ngài là người đă được mặc khải tường tận về mầu nhiệm Con Thiên Chúa, cũng chỉ sống trong sự thân mật với mầu nhiệm này nhờ đức tin mà thôi! Chung sống bên cạnh Con ḿnh dưới cùng một mái nhà, và “trung thành kết hợp với Con”, Đức Mẹ đă “tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin” như lời Công đồng nhấn mạnh (37). Và trong suốt cuộc đời công khai của Chúa Kitô cũng thế (Mk.3,21-25), ngày lại ngày, những lời bà Elisabeth thốt ra trong ngày Thăm Viếng đă đươc Mẹ hoàn thành: “phúc cho Em là người đă tin”.

18. Lời chúc phúc này đă nên trọn ư nghĩa khi Đức Mẹ Maria đứng dưới chân Thập giá của Con ḿnh (Ga.19,25). Công đồng dạy rằng: sự việc này xảy đến “không ngoài chương tŕnh của Thiên Chúa”, v́ “Đức Mẹ đă đau đớn chịu khổ cực với Con ḿnh và dự phần vào hy lễ của Con với tấm ḷng người Mẹ hết t́nh ưng thuận hiến tế hy lễ do ḷng ḿnh sinh ra”, như thế Mẹ Maria “đă trung thành kết hợp với Con cho đến bên Thập giá” (38). Đó là sự hợp nhất bằng đức tin, và cũng là chính đức tin này Mẹ đă đón nhận lời Sứ thần mặc khải trong lúc Truyền Tin. Chính lúc đó, Đức Mẹ đă được nghe những lời này: “Ngài sẽ nên cao trọng…Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngôi báu Đavít Tổ phụ Ngài…Ngài sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và vương quyền Ngài sẽ vô tận” (Lc.1,32-33).

Giờ đây, đứng dưới chân Thập giá, nói theo từ ngữ của loài người, Đức Mẹ Maria phải chứng kiến một sự việc coi như ngược hẳn lại với những lời đă loan báo ngày Truyền Tin. Trên cây gỗ Thập giá này, Con của Mẹ bị treo lên đang hấp hối, chẳng khác chi một tử tội. “Ngài bị khinh dể và là đồ phế thải của người đời, là con người đau khổ…Ngài bị khinh dể và chúng tôi đă chẳng thèm đếm xỉa đến”, Ngài như một người bị tru diệt (Is.53,3-5). Quả thật, vĩ đại thay, quả cảm thay sự vâng phục v́ đức tin của Mẹ Maria trước những quyết định sâu xa không ḍ thấu của Thiên Chúa! Đức Mẹ đă “phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa” mà không hề giữ lại, “dâng hiến hoàn toàn sự quy phục của lư trí và ư chí” (39) cho Đấng mà “đường lối không thể hiểu thấu được” (Rm.11,33). Ôi tác động của ân sủng trong linh hồn Mẹ mạnh mẽ biết bao, và ảnh hưởng Chúa Thánh Linh, ánh sáng và sức mạnh của Ngài đang thấm nhập vào Mẹ biết dường nào!

Nhờ đức tin này, Đức Mẹ Maria đă hoàn toàn kết hợp với Chúa Kitô trong việc xả thân của Ngài. Thật ra, Chúa Giêsu Kitô mặc dầu là “Ngôi Thiên Chúa, không khư khư giữ lấy địa vị ngang hàng Thiên Chúa, song Ngài đă hủy ḿnh ra không, nhận lấy thân phận tôi tớ, trở nên giống loài người”, chính trên đồi Golgôtha “Ngài đă tự hạ và đă vâng phục cho đến chết và chết trên Thập giá” (Pl.2,5-8). Dưới chân Thập giá, Đức Mẹ Maria, nhờ đức tin, đă thông phần vào mầu nhiệm ghê sợ của việc hy sinh xả kỷ này. Có lẽ đây là “sự hy sinh xả kỷ” sâu thẳm nhất của đức tin trong lịch sử nhân loại. Nhờ đức tin, Đức Mẹ đă thông phần với cái chết của Con ḿnh, cái chết đem lại ơn cứu chuộc; nhưng khác với đức tin của các môn đệ là những kẻ đă chạy trốn, đức tin của Đức Mẹ sáng chói hơn. Tại đồi Golgotha, trên cây Thập giá, Chúa Giêsu đă xác nhận một cách rơ ràng Ngài là “dấu hiệu gây mâu thuẫn” mà ông Simêon đă tiên báo. Đồng thời cũng đă cũng đă ứng nghiệm tại đồi Golgotha lời ông Simêon nói với Đức Mẹ: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu ḷng Bà” (40).

19. Thật đấy! “Phúc cho Em là người đă tin”. Những lời này bà Elisabeth nói lên sau ngày Truyền Tin, ở đây, dưới chân Thập giá, xem ra đă vang dội một cách hùng hồn tột đỉnh và quyền năng chứa đựng trong các lời, đó trở nên thật thấm thía. Từ cây Thập giá như thể từ trung tâm mầu nhiệm Cứu chuộc, lời chúc phúc đức tin này đă chiếu tỏa, và viễn tượng của nó càng mở rộng. Nó đưa chúng ta lùi lại “thời sơ khởi” và v́ thông phần với hy lễ của Chúa Kitô, vị Adam mới, theo một nghĩa nào đó, nó trở nên đối nghịch với sự bất tuân và bất tín gồm trong tội nguyên tổ. Đó chính là giáo lư của các thánh Giáo phụ, nhất là của thánh Irênê mà Công đồng đă trích dẫn trong Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân: “Nút dây đă bị thắt lại do sự bất tuân của Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Mẹ Maria. Điều mà thiếu nữ Evà đă buộc lại bởi cứng ḷng tin, th́ Đức Mẹ Maria đă tháo cởi nhờ ḷng tin” (41). Dưới ánh sáng của sự so sánh với Evà này, các thánh Giáo phụ - cũng như Công đồng đă lặp lại – gọi Đức Mẹ Maria là “Mẹ kẻ sống” và thường nói: “Sự chết đến từ Evà, sự sống đến nhờ Đức Maria”. (42).

Như thế, chúng ta có lư xem câu “Phúc cho Em là người đă tin” như là “chía khóa” để đi vào thực tại thâm sâu của Mẹ Maria, Đấng mà Sứ thần chào: “Đầy ơn phúc”. Nếu tự đời đời Mẹ đă hiện diện trong mầu nhiệm Chúa Kitô như là “Đầy ơn phúc”, th́ nhờ đức tin, Đức Mẹ đă thông phần vào mầu nhiệm ấy trong suốt cuộc hành tŕnh dương thế. Đức Mẹ đă tiến lên trong cuộc “lữ hành đức tin” và đồng thời, Mẹ đă làm cho mầu nhiệm của Chúa Kitô hiện diện với loài người một cách kín đáo, nhưng trực tiếp và có hiệu lực. Và Đức Mẹ vẫn c̣n tiếp tục thi hành như thế. Qua mầu nhiệm Chúa Kitô, Đức Mẹ được hiện diện giữa loài người. Như thế, nhờ mầu nhiệm của Con, mầu nhiệm của người Mẹ cũng được rạng tỏ.

 

3. Đây Là Mẹ Con

20. Phúc âm thánh Luca ghi lại: “Một phụ nữ cất tiếng lên giữa đám đông nới với Chúa Giêsu: Phúc thay ḷng dạ đă cưu mang Ngài và vú đă cho Ngài bú” (Lc.11,27). Đó là câu ngợi khen Đức Mẹ Maria trong địa vị làm Mẹ Chúa Giêsu về nhân tính. Có lẽ người phụ nữ đó không quen biết Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu; thực sự khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ thiên sai của Ngài, th́ Đức Mẹ Maria không tháp tùng Ngài, mà vẫn tiếp tục sống ở Nazareth. Có thể nói được rằng lời người phụ nữ vô danh đó đă đưa Đức Mẹ ra khỏi nơi ẩn dật của Người.

Qua những lời này, Phúc âm về thời thơ ấu của Chúa Giêsu đă được đám đông lưu ư tới, ít là trong chốc lạ. Đó là phần Phúc âm  mà Đức Mẹ Maria xuất hiện với tư cách là người Mẹ cưu mang Chúa Giêsu trong dạ, sinh hạ và cho Ngài bú mớm: Người Mẹ dưỡng nuôi đă được người phụ nữ giữa đám đông đề cập tới. Nhờ t́nh mẹ này, Chúa Giêsu, Con Đấng Tối Cao (Lc.1,32) trở thành con người đích thực. Ngài mang thân xác như mọi người, “Ngài là Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể” (Ga.1,14), Ngài là thịt máu của Đức Maria (43).

Nhưng đáp lại lời người phụ nữ nói lên để ca tụng mẹ ḿnh hơn theo thể xác, Chúa Giêsu đă trả lời một cách đầy ư nghĩa: “Những ai nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa th́ có phúc hơn” (Lc.11,28). Chúa muốn chuyển sự chú ư từ t́nh mẫu tử hiểu theo liên hệ huyết nhục, để hướng về những liên hệ nhiệm mầu tinh thần được phát triển từ việc nghe và giữ lời Thiên Chúa.

Chính sự chuyển hướng về lănh vực giá trị tinh thần này c̣n được thấy rơ hơn nữa trong câu trả lời khác của Chúa Giêsu mà Phúc âm Nhất Lăm thuật lại. Khi người ta báo cho Chúa Giêsu biết: “Mẹ Ngài và anh em Ngài đang đứng ở ngoài và muốn gặp Ngài”. Chúa trả lời: “Mẹ Ta và anh em Ta là những người nghe và thực hành lời Thiên Chúa” (Lc.8,20-21). Chúa nói lời ấy “trong khi ngó nh́n những người ngồi chung quanh Ngài” (Mc.3,34), hoặc trong khi Ngài “hướng tay về các môn đệ”, theo Phúc âm thánh Matthêu (Mt.12,49).

Những lời tuyên bố này dường như phù hợp với câu trả lời mà Trẻ Giêsu khi lên mười hai tuổi đă nói với Đức Mẹ Maria và thánh Giuse khi Ngài được t́m thấy sau ba ngày lạc trong Đền thờ Giêrusalem.

Giờ đây, khi Chúa Giêsu rời bỏ thành Nazareth để bắt đầu đời sống công khai trong khắp xứ Palestin. Ngài chỉ hoàn toàn “quan tâm đến công việc Cha Ngài” (Lc.2,49). Ngài loan báo Nước Trời “Nước Thiên Chúa” và “những công việc của Cha Ngài”, là những điều đem lại môt tầm mức và một ư nghĩa mới cho tất cả những ǵ thuộc về con người và do đó, cho tất cả mọi liên hệ của con người đối với cứu cánh và bổn phận của mỗi người. Trong chiều kích mới này, ngay cả mối tương quan “t́nh huynh đệ” cũng mang một ư nghĩa khác biệt với “t́nh huynh đệ theo thể xác”, phát xuất từ một gốc chung là cha mẹ. Và ngay cả “t́nh mẫu tử” trong chiều kích của Nước Thiên Chúa, trong phạm vi t́nh t́nh phụ tử của Thiên Chúa, cũng mang một ư nghĩa khác. Với những lời Phúc âm thánh Luca, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta về ư nghĩa mới đó của t́nh mẫu tử.

Phải chăng v́ thế mà Chúa Giêsu đang xa ĺa Đấng đă trở thành Mẹ Ngài về thể xác? Có lẽ Ngài muốn để Mẹ Ngài trong bóng tối ẩn dật mà chính Mẹ Ngài đă tự chọn? Nếu hiểu theo ư nghĩa thứ nhất của những lời nói đó, th́ có thể là như vậy. Song cũng phải nêu lên điều này: T́nh mẫu tử mới mẻ và khác biệt mà Chúa Giêsu nói với các môn đệ là đặc biệt chỉ về Mẹ Maria. Phải chăng Đức Mẹ Maria không phải là người đầu tiên trong số “những kẻ lắng nghe và thực hành Lời Chúa?”. Và như thế, lời chúc phúc mà Chúa Giêsu thốt ra khi đáp lại người phụ nữ trong đám đông, lại không nhắm đến Đức Mẹ trước tiên sao? Chắc chắn rằng Mẹ Maria thật xứng đáng là người được chúc phúc, v́ đă trở thành Mẹ Chúa Giêsu về thể xác (“phúc cho dạ đă cưu mang Ngài và vú đă cho Ngài bú”), nhưng nhất là ngày Truyền tin, Mẹ đă đón nhận lời Chúa v́ Mẹ đă tin, đă vâng phục Thiên Chúa, Mẹ đă “ghi nhớ Lời Chúa” và “suy gẫm trong ḷng” (Lc.1,38-45; 2,19-51) và thực hành trong suốt cuộc sống. Vậy chúng ta có thể nói lời chúc phúc do Chúa Giêsu tuyên bố bề ngoài có vẻ đối nghịch, nhưng không hề đối nghịch với lời chúc phúc mà phụ nữ vô danh đó thốt ra, trái lại c̣n phù hợp với lời chúc phúc nơi cá nhân người Mẹ Trinh khiết này, một người chỉ xưng ḿnh là “Nữ tỳ của Chúa” (Lc.1,38). Nếu quả thật “Muôn thế hệ sẽ gọi Mẹ là người diễm phúc” (Lc.1,48) th́ có thể nói phụ nữ vô danh ấy là người đầu tiên đă vô t́nh xác nhận lời tiên tri này trong bài Ngợi Khen của Đức Mẹ, và khai mào cho bài Ngợi Khen (Magnificat) của muôn thế hệ.

Nếu nhờ đức tin mà Đức Mẹ Maria đă trở nên người cưu mang Chúa Con do Chúa Cha ban, qua quyền năng Chúa Thánh Linh trong khi vẫn giữ toàn vẹn đức Trinh khiết của Mẹ, th́ cũng trong chính đức tin ấy, Đức Mẹ đă khám phá và đón nhận chiếu kích mới của t́nh mẫu tử được Chúa Giêsu mặc khải khi thi hành sứ mệnh thiên sai. Có thể nói, chiều kích đó về t́nh mẩu tử đă thuộc về Mẹ Maria ngay từ thuở ban đầu, nghĩa là từ lúc thụ thai và sinh Con. Ngay từ lúc đó, Mẹ đă là: “Người đă tin”. Nhưng khi sứ mệnh thiên sai của Chúa Con trở nên sáng tỏ hơn trước tầm mắt và trí khôn Mẹ, với tư cách là người mẹ, Đức Mẹ tự mở ḷng đón nhận chiều kích mới của t́nh mẫu tử, giúp Mẹ đảm nhận vai tṛ của ḿnh bên cạnh Con. Ngay từ đầu, Mẹ đă chẳng tuyên bố: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền” (Lc.1,38) đó sao? Nhờ đức tin, Đức Mẹ hằng tiếp tục nghe và suy niệm lời ấy, trong lời đó, Thiên Chúa hằng sống tự mặc khải mỗi ngày một rơ ràng hơn một cách “vượt khỏi mọi tầm hiểu biết” (Eph. 3,19). Như thế, theo một nghĩa nào đó, Đức Maria với tư các là Mẹ, đă trở nên “môn đệ tiên khởi” của Con, là người đầu tiên dường như đă được Con nói: “Hăy theo Tôi” trước cả khi Ngài gọi các Tông đồ hay bất cứ ai khác (Ga.1,43). 

21. Xét về phương diện này, đoạn Phúc âm thánh Gioan nói về Đức Mẹ Maria hiện diện tại tiệc cưới Cana có ư nghĩa đặc biệt. Đức Maria xuất hiện tại đó với tư cách là Mẹ Chúa Giêsu ngay từ đầu đời công khai của Chúa. “Có tiệc cưới ở thành Cana thuộc xứ Galilê, Mẹ Chúa Giêsu ở đó, Chúa Giêsu và các môn đệ cũng được mời tới dự” (Ga.2,1-12). Theo bản văn, thấy Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài được mời cùng với Đức Mẹ Maria, như thể v́ sự hiện diện của Đức Mẹ tại đám cưới; Con xem ra được mời v́ có Mẹ tại buổi lễ. Chúng ta đă biết các biến cố xảy ra tiếp đó liên quan tới việc mời dự lễ, nghĩa là “sự khởi đầu các phép lạ” do Chúa Giêsu đă làm – nước hóa thành rượu – v́ thế thánh sử Gioan nói: “Chúa Giêsu biểu lộ vinh quang của Ngài và các môn đệ tin vào Ngài” (Ga.2,11).

Đức Mẹ hiện diện tại Cana xứ Galilê với tư cách là Mẹ Chúa Giêsu, và bằng một cách đầy ư nghĩa, Mẹ đă góp phần vào các phép lạ đầu tiên để mặc khải quyền lực thiên sai của Con Mẹ. Chúng ta đọc thấy rằng: “Khi rượu đă hết”, Đức Mẹ nói với Chúa Giêsu: “Họ không c̣n rượu nữa”. Và Chúa Giêsu đă trả lời: “Thưa Mẹ, Mẹ muốn con làm ǵ? Giờ Con chưa tới’ (Ga.2,3-4). Trong Phúa âm thánh Gioan, “giờ” đó có nghĩa là thời gian đă được Chúa Cha định cho Chúa Con hoàn tất sứ mệnh để được vinh hiển (Ga.7,30; 8,20;12,33-37; 13,1; 17,1; 19,27). Dầu lời Chúa Giêsu đáp lại với Mẹ Ngài có vẻ như một lời từ chối (nếu chúng ta không những nh́n vào câu hỏi, mà nhất là vào lời quả quyết: “Giờ Con chưa tới”). Nhưng Mẹ Marai vẫn hướng về các người giúp việc mà nói: “Các ông hăy làm điều Ngài bảo” (Ga.2,5). Lúc đó, Chúa Giêsu bảo các người giúp việc đổ nước đầy các chum bằng đá, và nước đă hóa thành rượu, một thứ rượu ngon hơn thứ rượu đă đem ra mời khách dự tiệc trước đó.

Giữa Chúa Giêsu và Mẹ Ngài đă có sự cảm thông sâu xa biết chừng nào! Làm sao chúng ta hiểu cho thấu huyền nhiệm của sự kết hợp thiêng liêng mật thiết giữa Hai Đấng? Nhưng sự việc tự nó đă nói lên rơ rệt. Có một điều chắc chắn là trong biến cố này, chiều kích mới, ư nghĩa mới của địa vị làm Mẹ của Đức Maria trở thành khá rơ ràng. Ư nghĩa đó không chỉ hàm súc trong các lời của Chúa Giêsu và nhiều sự việc khác đă được Phúc âm Nhất Lăm thuật lại (Lc.11,27-28; 8,19-21; Mt.12,46-50; Mc.3,31-35). Trong các bản văn này, Chúa Giêsu đặc biệt muốn đối chiếu “tư cách làm mẹ” do việc sinh sản với “tư cách làm mẹ” (cũng như tư cách huynh đệ) trong khung cảnh Nước Thiên Chúa, dưới ánh sáng cứu độ của “tư cách làm Cha” của Thiên Chúa. Xét về mặt khác, trong bản văn của thánh Gioan, với trần thuật tiệc cưới Cana, thấy hiện lên một cách rơ nét, cụ thể hơn, điều được gọi là “tư cách làm mẹ” mới, theo tinh thần chứ không theo thể xác; nói một cách khác, chúng ta thấy biểu lộ ḷng ưu ái của Đức Mẹ Maria đối với loài người, thấy Mẹ t́m cách đáp ứng những nhu cầu và sự cần thiết của con người trong mọi trường hợp. Tại Cana xứ Galilê, chỉ tŕnh bày một khía cạnh cụ thể cảnh thiếu thốn của con người, xem ra bé nhỏ và ít quan trọng (“họ không c̣n rượu nữa!”). Nhưng nó có một giá trị tượng trưng, đi t́m để đáp ứng cái nhu cầu của con người có nghĩa là cùng một trật đưa các nhu cầu ấy vào phạm vi sứ mệnh thiên sai và quyền năng cứu rỗi của Chúa Kitô. V́ thế, ở đây có một hành động “làm trung gian”, Đức Maria tự đặt ḿnh giữa Con của Mẹ và loài người trong một thực tại t́nh trạng thiếu thốn, nghèo khó và đau khổ của họ. Người đứng “ở giữa”, nghĩa là Mẹ đứng làm trung gian không phải như người ngoài cuộc, nhưng trong địa vị một người Mẹ. Đức Mẹ ư thức rằng với địa vị người Mẹ, Người có quyền chỉ cho Con ḿnh thấy những nhu cầu của loài người. Vậy sự trung gian của Mẹ có tính cách “bầu cử”, Đức Mẹ Maria  “bầu cử” cho loài người: Không những thế, với tư cách là người Mẹ, Đức Maria c̣n muốn cho quyền năng thiên sai của Con ḿnh được biểu lộ, thứ quyền năng cứu độ có mục đích cứu giúp loài người bị bất hạnh, giải thoát họ khỏi sự dữ đè nặng trên đời sống họ dưới nhiều h́nh thức và với nhiều mức độ…Đúng như lời Tiên tri Isaia đă tiên báo về Đấng Thiên Sai trong một đoạn văn thời danh, mà chính Chúa Giêsu đă trích dẫn trước mặt các đồng hương của Ngài tại Nazareth: “Để giảng tin mừng cho người nghèo khó…loan báo giải phóng cho tù nhân, đem ánh sáng cho người mù ḷa…” (Lc.4,18)

Một yếu tố cốt yếu khác của địa vị làm mẹ của Đức Maria cũng được thấy nơi lời Đức Mẹ nói với những người giúp việc: “Các ông hăy làm điều Ngài bảo”. Mẹ Chúa Kitô tự đặt ḿnh như “phát ngôn viên” của ư muốn Con Mẹ. Đức Mẹ chỉ cho thấy những ǵ cần thực hiện để quyền năng cứu độ của Đấng Thiên Sai được biểu lộ. Tại Cana, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ và nhờ sự vâng lời của các người giúp việc, Chúa Giêsu mới bắt đầu “giờ của Ngài”. Tại Cana, Đức Mẹ Maria tỏ ra “tin vào Chúa Giêsu”. Đức tin của Mẹ đă gây nên “phép lạ đầu tiên” của Chúa và giúp khơi lên ngọn lửa đức tin nơi các môn đệ.

22. V́ thế chúng ta cũng có thể nói được rằng trong đoạn Phúc âm thánh Gioan kể trên, thấy xuất hiện lần đầu tiên sự thật về t́nh mẹ chăm nom săn sóc của Đức Maria. Sự thật này cũng được diễn tả trong Giáo huấn Công đồng Vaticanô đă nêu rơ địa vị làm mẹ thật lẫy lừng của Đức Maria trong tương quan với sự trung gian của Chúa Kitô, Công đồng dạy: “chỉ có một vị Trung Gian duy nhất Vai tṛ làm mẹ của Đức Maria đối với loài người không làm lu mờ hoặc giảm bớt vài tṛ trung gian độc nhất của Chúa Kitô, trái lại c̣n làm sáng tỏ hiệu lực của sự trung gian ấy”. Bởi v́ “giữa Thiên Chúa và loài người, là Đức Giêsu Kitô, cũng là Con người” (I Tim.2,5). Địa vị làm mẹ của Đức Maria phát sinh theo ư định nhân lành của Thiên Chúa, và “bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô. Ảnh hưởng ấy nương tựa và hoàn toàn tùy thuộc vào sự trung gian của Chúa Kitô, nguồn phát sinh tất cả ảnh hưởng đó”. (44). Theo ư nghĩa này, biến cố tại Cana cho chúng ta thấy như một thứ tiên báo về vai tṛ Trung Gian của Đức Mẹ Maria, hoàn toàn hướng về Chúa Kitô và nhằm vào việc mặc khải quyền năng cứu chuộc của Ngài.

Rơ ràng bản văn Phúc âm thánh Gioan nói về trung gian của người mẹ. Như Công đồng tuyên bố: Đức Maria đă trở nên “Người Mẹ của chúng ta trong trật tự ân sủng”. Chức làm Mẹ trong trật tự ân sủng này phát xuất từ chức làm Mẹ Thiên Chúa của Người. V́ do ư định của Chúa quan pḥng, Đức Mẹ đă là người Mẹ dưỡng nuôi Chúa Cứu Thế, nên Đức Mẹ đă trở nên “một công tác viên cao sang duy nhất, và là nữ tỳ khiêm tốn của Thiên Chúa, Đức Mẹ đă cộng tác cách rất đặc biệt vào công tŕnh của Đấng Cứu Thế, nhờ ḷng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy và đức mến nồng nhiệt để phục hồi sự sống siều nhiên cho các linh hồn” (45). “Và mối t́nh mẫu tử này của Đức Maria trong trật tự vẫn kéo dài, không gián đoạn, cho đến lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu rỗi mọi người được tuyển chọn”. (46)

23.  Nếu đoạn Phúc âm thánh Gioan trần thuật biến cố Cana, tŕnh bày t́nh mẹ chăm nom săn sóc của Đức Maria lúc khởi đầu hoạt động thiên sai của Chúa Kitô, th́ cũng có đoạn khác của Phúc âm này xác nhận t́nh mẫu tử trong chương tŕnh cứu rỗi của ơn thánh vào giây phút tột đỉnh của chương tŕnh cứu chuôc, đó là khi hy tế của Chúa Kitô trên Thập giá, tức mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài được hoàn tất. Thánh Gioan diễn tả rất rơ ràng: “Đứng dưới chân Thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Ngài, chị Mẹ Ngài là bà Maria Cleopat, và bà Maria Mácđala. Khi Chúa Giêsu trông thấy Mẹ Ngài và bên cạnh có môn đệ Ngài yêu, Chúa liền nói với Mẹ: “Hỡi Bà, đây là con Bà”. Rồi Ngài nói với môn đệ: “Này là Mẹ con, và từ giờ đó, môn đệ đă đem Đức Mẹ về nhà riêng của ḿnh” (Ga.19,25-27).

Qua sự việc này, chúng ta thấy rơ sự lo lắng của Người Con đối với Mẹ ḿnh đang cùng cực đau khổ. Tuy nhiên, “lời Chúa Kitô trối trên Thập giá” c̣n có một ư nghĩa sâu xa hơn. Chúa Giêsu làm nổi bật dây liên hệ mới giữa Mẹ và Con, và Ngài đă xác nhận một cách long trọng tất cả chân lư và thực tại của mối dây liên hệ này. Có thể nói: Trước đây, t́nh mẫu tử của Đức Mẹ Maria đối với loài người đă được phác họa, th́ nay được diễn tả rơ ràng và được  thiết lập t́nh mẫu tử này được nổi bật lên khi mà mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Cứu Thế đă được hoàn thành trọn vẹn. Mẹ Chúa Kitô đứng ngay chính giữa trung tâm mầu nhiệm này, một mầu nhiệm bao gồm tất cả cũng như mỗi người, được trao ban như để làm Mẹ từng người và toàn thể nhân loại. Người có mặt dưới chân Thập giá là thánh Gioan, “môn đệ được Chúa yêu” (47). Nhưng ở đây không chỉ một ḿnh Gioan mà thôi. Theo truyền thống, Công đồng không ngần ngại gọi Đức Maria là “Mẹ Chúa Kitô và Mẹ nhân loại; v́ Đức Mẹ thuộc ḍng giống Adam, được liên kết với toàn thể nhân loại. Hơn thế nữa, Người quả thật là Mẹ các chi thể Chúa Kitô…bởi v́ nhờ đức ái, Mẹ đă cộng tác vào việc sinh ra các tín hữu trong Giáo hội” (48).

Vậy, “chức làm mẹ mới của Đức Maria” phát xuất từ đức tin, là “hoa quả của t́nh yêu mới”, t́nh yêu mới này được trưởng thành trong Mẹ một cách trọn vẹn khi Mẹ đứng dưới chân Thập giá nhờ việc Mẹ thông công với t́nh yêu cứu chuộc của Con Mẹ.

24. Như vậy, chúng ta đang ở chính trọng tâm việc hoàn thành lời hứa đă có sẵn trong Tiền Phúc âm: “Ḍng dơi Người Nữ sẽ đạp nát đầu con rắn” (St, 3,15).

Nhờ cái chết cứu chuộc, Chúa Giêsu Kitô đă chiến thắng sự dữ của tội lỗi và sự chết tận gốc rễ. Từ trên Thập giá, Chúa nói với Mẹ ḿnh, gọi Mẹ là “Bà” và nói: “Hỡi Bà, đây là con Bà”, đó là cử chỉ đầy ư nghĩa. Hơn nữa, Chúa cũng đă dùng từ ngữ ấy mà nói với Mẹ tại Cana (Ga.2,4). Làm sao chúng ta có thể nghi ngờ được là giờ đây trên núi Sọ. lời nói này đă đi vào chính trung tâm mầu nhiệm của Mẹ Maria và chỉ rơ địa vị duy nhất Đức Mẹ chiếm ngự trong cả nhiệm cuộc cứu rỗi? Như Công đồng đă dạy: “Với Đức Mẹ Maria, thiếu nữ Sion cao sang, sau thời gian dài mong đợi lời hứa thực hiện, thời gian đă nên trọn và nhiệm cuộc mới được thiết lập với Ngài. Mọi việc đă xảy đến khi Con Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại nơi Mẹ để giải thoát con người khỏi tội lỗi, nhờ các mầu nhiệm của thân xác Chúa” (49).

Những lời Chúa Giêsu nói từ trên Thập giá có nghĩa là “tư cách làm Mẹ” của Đức Maria, Người sinh hạ Chúa Cứu Thế, lại được nối tiếp “một cách mới” trong Giáo hội và nhờ Giáo hội, được tượng trưng và đại diện bởi thánh Gioan. Như thế, Đấng được gọi là “Đầy ơn phúc”, đă được đưa và mầu nhiệm Chúa Kitô để trở thành Mẹ Ngài, tức là Mẹ Thiên Chúa, giờ đây nhờ Giáo hội, vẫn ở trong mầu nhiệm này như “Người Nữ” đă được nói đến trong sách Khải Huyền (St.3,15) vào thời buổi đầu, và trong sách Khải Huyền (Kh.12,1) vào cuối lịch sử ơn cứu độ. Theo đúng chương tŕnh vĩnh cửu của Chúa Quan Pḥng, chức vụ Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria phải được tỏa ra trên Giáo hội như đă được xác nhận bởi các tuyên ngôn Thánh Truyền, theo đó, t́nh mẫu tử của Đức Maria đối với Giáo hội là sự phản chiếu và trải rộng t́nh mẫu tử của Người đối với Con Thiên Chúa (50).

Theo Công đồng, chính giây phút Giáo hội khai sinh và biểu lộ trọn vẹn cho thế giới, làm cho chúng ta thoáng thấy sự nối tiếp t́nh hiền mẫu này của Đức Mẹ Maria: “V́ Thiên Chúa không muốn tỏ bày mầu nhiệm cứu rỗi nhân loại cách long trọng trước khi Ngài đổ tràn Thánh Thần Chúa Kitô đă hứa, nên chúng thấy các Tông đồ trước ngày Lễ Hiện Xuống đă kiên tâm hiệp ư cầu nguyện, cùng với các phụ nữ, với Đức Mẹ Maria Mẹ Chúa Giêsu và với anh em Ngài (Cv.1,14). Chúng ta thấy Đức Mẹ Maria cũng tha thiết cầu xin hồng ân Chúa Thánh Thần là Đấng đă bao phủ Mẹ trong ngày Truyền Tin”. (51)

Và v́ thế, trong nhiệm cuộc ân sủng cứu độ được phát sinh qua hành động Chúa Thánh Linh, có sự tương xứng duy nhất giữa thời điểm Ngôi Lời Nhập Thể và thời điểm Giáo hội khai sinh. Nhân vật liên kết hai thời điểm này là Đức Mẹ Maria: Đức Maria tại Nazareth và Đức Maria tại Nhà Tiệc Ly ở Giêrusalem. Trong cả hai trường hợp, sự hiện diện kín đáo nhưng thiết yếu của Đức Mẹ chỉ cho thấy đường lối “sinh bởi Chúa Thánh Linh”. Như thế, Đức Mẹ là Đấng hiện diện trong mầu nhiệm Chúa Kitô vơi tư cách người Mẹ. lại trở nên hiện diện trong mầu nhiệm Giáo hội do ư định Chúa Con và do quyền lực Chúa Thánh Linh đang hiện diện trong mầu nhiệm của Giáo hội. Trong Giáo hội, Đức Mẹ cũng tiếp tục hiện diện như người Mẹ, như đă được tŕnh bày bởi những lời Chúa thốt ra trên Thánh giá: “Thưa Bà, đây là con Bà”; “Này là Mẹ con”.

PHẦN II

MẸ THIÊN CHÚA

Ở TRUNG TÂM GIÁO HỘI LỮ HÀNH

 

1. Giáo Hội, Dân Thiên Chúa

Hiện Diện Trong Mọi Dân Tộc Trên Địa Cầu

25. “Giáo hội như một lữ khách trên một miền đất lạ, hối hả tiến bước giữa những bách hại của trần gian và những an ủi của Thiên Chúa” (52), loan truyền cây Thập giá và sự chết của Chúa Kitô cho tới khi Ngài đến (I Cor.11,26) (53). “Dân Israel, về huyết nhục, phiêu bạt như một người bị lưu đày trong sa mạc, đă được gọi là Giáo hội của Thiên Chúa (Esd.13,1) (Ds.20,4) (Đnl.23,1). Cũng thế, dân Israel mới…cũng được gọi là Giáo hội của Chúa Kitô (Mt,16,18). V́ Ngài đă mua Giáo hội đó cho chính ḿnh bằng máu của Ngài (Cv.20,28), đă đổ đầy Thánh Thần của Ngài trên đó và cung cấp những phương tiện thích hợp để làm cho nó trở thành xă hội hữu h́nh. Thiên Chúa đă liên kết thành một mọi người tin tưởng nh́n lên Chúa Giêsu như là tác giả ơn cứu độ và nguồn mạch sự hiệp nhất và ḥa b́nh, và đă thiết lập họ thành Giáo hội, để Giáo hội trở nên bí tích hữu h́nh của sự hiệp nhất cứu độ ấy cho toàn thể và cho mỗi người”. (54)

Công đồng Vaticanô II so sánh Giáo hội lữ hành với dân Israel của Cựu Ước hành tŕnh qua sa mạc. Cuộc hành tŕnh có đặc tính ngoại diện, thấy được trong thời gian và không gian, nó diễn biến theo lịch sử. V́ Giáo hội “được dự định lan tràn tới mọi miền trên địa cầu và đi sâu vào lịch sử nhân loại”, nhưng đồng thời “lại vượt mọi giới hạn thời gian và không gian” (55). Tuy nhiên, đặc tính cốt yếu của cuộc lữ hành Giáo hội nằm tại nội tâm: đó là “cuộc lữ hành theo đức tin nhờ thần lực Chúa Phục Sinh” (56), một cuộc lữ hành trong Chúa Thánh Linh, đă được ban tặng cho Giáo hội là Đấng An Ủi vô h́nh (Parákletos) (Ga.14,26; 15,26; 16,7): “Tiến bước giữa cơn cám dỗ và đau thương, Giáo hội được vững mạnh nhờ ơn Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đă hứa ban, để,,,được Chúa Thánh Linh thúc đẩy, không ngừng tự đổi mới cho tới ngày đạt đến ánh sáng không hề tắt, nhờ Thập giá” (57).

Chính trong cuộc hành tŕnh hay cuộc lữ hành này của Giáo hội qua không gian và thời gian, và qua cả lịch sử các linh hồn mà Đức Mẹ Maria hiện diện như một người “được chúc phúc v́ đă tin”, như một người đă tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, thông phần vào mầu nhiệm Chúa Kitô hơn bất cứ một thụ tạo nào khác. Công đồng c̣n dạy rằng: “Đức Mẹ Maria đă tham dự sâu xa vào lịch sử cứu độ và một cách nào đó, quy tụ và phản chiếu nơi ḿnh những chân lư trọng yếu của đức tin” (58). Ở giữa toàn thể mọi tín hữu, Đức Mẹ như tấm gương phản chiếu một cách sâu xa và trong suốt “những kỳ công của Thiên Chúa” (Cv.2,11).

26. Được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông đồ, Giáo hội đă hoàn toàn ư thức được các kỳ công của Thiên Chúa trong ngày Lễ Hiện Xuống, khi những người tụ họp trong nhà Tiệc Ly “được tràn đầy ơn Chúa Thánh Linh và bắt đầu nói các ngôn ngữ khác nhau như Chúa Thánh Linh đă ban cho họ” (Cv.2,4). Từ giây phút ấy, cuộc hành tŕnh đức tin cũng bắt đầu, một cuộc lữ hành của Giáo hội xuyên qua lịch sử của cá nhân và các dân tộc. Chúng ta biết rằng Đức Mẹ Maria hiện diện từ lúc khởi đầu cuộc hành tŕnh này, v́ chúng ta thấy Mẹ ở giữa các Tông đồ trong nhà Tiệc Ly “khẩn khoản nài xin ơn Chúa Thánh Linh” (59).

Theo một ư nghĩa nào đó, cuộc hành tŕnh đức tin của Mẹ lâu dài hơn. Chúa Thánh Linh đă ngự xuống trên Mẹ và Mẹ đă trở nên Bạn T́nh trung tín của Ngài trong lúc Truyền Tin, đón nhận Ngôi Lời của Thiên Chúa thật, “dâng hiến trọn cả trí khôn và ư muốn… tự t́nh chấp nhận chân lư mặc khải của Ngài”, hơn nữa, “phó thác ḿnh hoàn toàn cho Thiên Chúa qua đức tuân phục của đức tin” (60). Bởi đó, Mẹ đă đáp lời Sứ thần: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền”. Cuộc hành tŕnh đức tin của Đức Mẹ Maria, Đấng chúng ta thấy cầu nguyện trong nhà Tiệc Ly, như thế lâu dài hơn cuộc hành tŕnh của các người khác tụ họp tại đó: Đức Mẹ Maria “đi trước họ”, “dẫn đường cho họ” (61). Giây phút Hiện Xuống tại Giêrusalem đă được chuẩn bị bởi giây phút Truyền Tin tại Nazareth, cũng như bởi cây Thập giá. Trong nhà Tiệc Ly cuộc hành tŕnh đức tin của Đức Mẹ Maria gặp cuộc hành tŕnh đức tin của Giáo hội. Bằng cách nào?

Giữa những người chăm chú cầu nguyện tại nhà Tiệc Ly, chuẩn bị “đi khắp thế giới” sau khi lănh nhận ơn Chúa Thánh Linh, một ít người đă lần lượt được Chúa Giêsu gọi từ lúc khởi đầu sứ mệnh của Ngài trong dân Israel. Mười một người đă trở thành Tông đồ, và Chúa Giêsu đă trao cho họ sứ mệnh mà chính Ngài đă lănh nhận từ Chúa Cha. Sau ngày Phục Sinh, Ngài đă nói với các Tông đồ: “Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Ga.20,21). Và bốn mươi ngày sau, trước khi trở về cùng Chúa Cha, Ngài lại thêm: “Khi Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các con…các con sẽ là chứng nhân của Thầy…cho đến tận cùng trái đất” (Cv.1,8). Sứ mệnh này của các Tông đồ bắt đầu từ giây phút họ bỏ nhà Tiệc Ly ở Giêrusalem. Giáo hội khai sinh và trưởng thành nhờ thánh Phêrô và các Tông đồ làm chứng cho Chúa Giêsu Tử nạn và Phục Sinh (Cv.2,31-34; 3.15-18; 4.10-12; 5.30-32). 

Đức Mẹ Maria đă không trực tiếp nhận lănh sứ mạng Tông đồ, Mẹ không ở trong số những người mà Chúa Giêsu đă sai “đi khắp thế giới để giảng dạy muôn dân” (Mt.28,19), khi Chúa trao sứ mệnh này cho các vị. Nhưng Đức Mẹ đă có mặt trong nhà Tiệc Ly, nơi các Tông đồ chuẩn bị đón nhận sứ mệnh này khi Thánh Thần Chân Lư hiện xuống: Đức Mẹ đă hiện diện với họ. Ở giữa họ, Đức Mẹ đă “chăm chú cầu nguyện” với tư cách là “Mẹ Chúa Giêsu” (Cv.1,13-14). Mẹ Chúa Kitô Đấng đă chịu đóng đinh và đă sống lại. Và nhóm người đầu tiên ấy, “hướng nh́n về Chúa Giêsu tác giả ơn cứu độ với cặp mắt đức tin” (62), đă biết rơ Chúa Giêsu là Con Đức Mẹ Maria, và Đức Maria chính là Mẹ Ngài, với địa vị này, từ giây phút thụ thai và sinh hạ Chúa Giêsu, Mẹ đă là một chứng nhân duy nhất cho mầu nhiệm Chúa Giêsu, mầu nhiệm ấy, trước mắt họ đă được bày tỏ và xác nhận nơi cây Thập giá và sự Phục sinh. Như thế, ngay từ giây phút đầu tiên, Giáo hội “đă nh́n vào” Đức Mẹ Maria qua Chúa Giêsu cũng hệt như “đă nh́n vào” Chúa Giêsu qua Đức Mẹ Maria. Đối với Giáo hội thời bấy giờ và hết mọi thời đại, Đức Mẹ Maria là một chứng nhân duy nhất của những năm thơ ấu và cuộc đời ẩn dật của Chúa Giêsu tại Nazareth, khi mà Mẹ: “Giữ cẩn thận mọi điều ấy và suy niệm trong ḷng” (Lc.2,19; 2,51).

Nhưng trên tất cả, trong Giáo hội thời đó và mọi thời đại, Đức Mẹ Maria đă và luôn luôn là người “được chúc phúc v́ đă tin”, Mẹ là người đầu tiên đă tin. Từ giây phút Truyền Tin và thụ thai, từ giây phút sinh con trong hang ḅ lừa tại Belem. Đức Mẹ Maria đă theo Chúa Giêsu từng bước suốt cuộc lữ hành trong đức tin của một người mẹ. Đức Mẹ theo Chúa Giêsu trong những năm Ngài sống ẩn dật tại Nazareth, Mẹ cũng theo Chúa trong thời gian sau khi Ngài từ giă gia đ́nh để bắt đầu “hoạt động giảng dạy” (Cv.1,1) trong dân Israel. Và hơn hết, Đức Mẹ theo Chúa trong kinh nghiệm thê lương của núi Golgotha. Giờ đây, khi hiện diện với các Tông đồ trong nhà Tiệc Ly tại Giêrusalem vào buổi b́nh minh của Giáo hội, đức tin của Đức Mẹ phát sinh từ những lời Truyền Tin, đă đạt mức kiên vững. Sứ thần đă thưa với Đức Mẹ: “Trinh Nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu. Ngài sẽ nên cao trọng…và Ngài sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, vương quyền Ngài sẽ vô tận”. Những biến cố mới đây trên núi Golgotha đă bao phủ lời hứa đó trong tối tăm; tuy nhiên đức tin của Đức Mẹ Maria đă không phai mờ dưới chân cây Thập giá. Như Abraham, Đức Mẹ vẫn là ngươi “tin tưởng trong hy vọng mặc dầu vô vọng” (Rm.4,18). Nhưng chỉ sau ngày Phục Sinh, niềm hy vọng này đă phô bày bộ mặt thực sự, và lời hứa xưa đă bắt đầu biến thành thực tế. V́ Chúa Giêsu, trước khi trở về với Chúa Cha, đă nói với các Tông đồ: “Vậy các con hăy đi giảng dạy muôn dân…Này Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt.28,19-20). Đó là lời Đấng, do sự Phục Sinh, đă tỏ ḿnh là người chiến thắng sự chết và chiếm hữu một vương quốc mà như lời Sứ thần nói: “Sẽ vô tận”.

27. Giờ đây, vào buổi b́nh minh tiên khởi của Giáo hội, vào lúc bắt đâu cuộc hành tŕnh dài trong đức tin từ ngày Lễ Hiện Xuống tại Giêrusalem, Đức Mẹ đă ở với những người được coi là hạt giống của “Israel Mới”, Mẹ hiện diện giữa họ như một chứng nhân đặc biệt cho mầu nhiệm Chúa Kitô. Và Giáo hội, cùng với Đức Mẹ, chuyên chăm cầu nguyện, đồng thời “chiêm ngưỡng Đức Maria trong ánh sáng Ngôi Lời Nhập Thể”. Điều đó sẽ măi măi như thế. “V́ càng tiến sâu hơn vào mầu nhiệm Nhập Thể siêu vời”, Giáo hội càng nghĩ đến Mẹ Chúa Kitô với niềm tin kính và sùng mộ sâu xa (63). Đức Mẹ Maria thuộc về mầu nhiệm Chúa Kitô cách bất khả ly, và Mẹ cũng thuộc về mầu nhiệm Giáo hội từ lúc khởi đầu, từ ngày khai sinh Giáo hội. Trên nền tảng Giáo hội được khai sinh và phát triển không ngừng từ thế hệ này qua thế hệ khác giữa muôn dân tộc địa cầu, chúng ta gặp thấy một người “đă tin rằng điều Chúa phán cùng Người sẽ được hoàn tất” (Lc.1,45). Đúng chính là đức tin của Đức Mẹ, đức tin đă đánh dấu bước khởi đầu của Giao Ước Mới và vĩnh cửu của Thiên Chúa đối với nhân loại trong Chúa Kitô, đức tin anh dũng này của Đức Mẹ đă đi trước chứng tá Tông truyền của Giáo hội và luôn ở giữa ḷng Giáo hội kín ẩn như một di sản đặc biệt của mặc khải Thiên Chúa. Hết mọi người, từ thế hệ này qua thế hệ khác, đón nhận chứng tá tông đồ của Giáo hội đều thông phần vào di sản mầu nhiệm ấy, và theo một nghĩa nào đó, được thông phần vào đức tin của Mẹ Maria.

Những lời của bà Elisabeth “phúc cho Em là người đă tin” cũng tiếp tục theo Đức Trinh Nữ trong ngày Chúa Thánh Linh Hiện Xuống. Những lời đó theo Đức Mẹ từ thời đại này qua tḥi đại khác bất cứ nơi nào sự hiểu biết về mầu nhiệm cứu độ của Chúa Kitô lan rộng tới, nhờ chứng tá của các Tông đồ và hoạt động của Giáo hội. Như vậy lời tiên tri của kinh Ngợi Khen (Magnificat) đă nên trọn: “Muôn đời thiên hạ sẽ gọi tôi là người diễm phúc, v́ Đấng Toàn Năng đă làm cho tôi những việc trọng đại, và danh Ngài là Thánh” (Lc.1,48-49). V́ sự hiểu biết về mầu nhiệm Chúa Kitô dẫn chúng ta tới việc chúc tụng Mẹ Ngài theo một h́nh thức tôn kính đặc biệt dành cho Mẹ Thiên Chúa (Theotókos). Nhưng việc tôn kính này luôn bao gồm lời chúc tụng đức tin của Mẹ, v́ Đức Trinh Nữ thành Nazareth đă trở nên diễm phúc trên hết mọi người bởi đức tin này, theo như lời bà Elisabeth. Những người từ thế hệ này qua thế hệ khác trong các dân tộc và các quốc gia khác nhau trên địa cầu với ḷng tin đón nhận mầu nhiệm Chúa Kitô Ngôi Lời Nhập Thể và là Đấng Cứu Chuộc thế giới, không những hướng về Đức Mẹ với niềm tôn kính và tín thác chạy đến với Mẹ như là Mẹ Đấng Cứu Thế, mà họ c̣n t́m thấy nơi đức tin của Mẹ sự nâng đỡ cho đức tin của họ. Chính sự thông phần sống động vào đức tin của Đức Mẹ Maria, nên đă quyết định địa vị đặc biệt của Mẹ trong cuộc lữ hành Giáo hội với tư cách Dân Tộc Mới của Thiên Chúa trên khắp địa cầu.

28. Như Công đồng đă dạy: “Đức Mẹ Maria đă mật thiết gắn liền với lịch sử cứu rỗi…và khi các tín hữu đă nghe giảng về Mẹ và  tôn sùng Mẹ, họ được Mẹ mời gọi đến kết hợp với hy lễ của Con Mẹ và yêu mến Đức Chúa Cha” (64). V́ lư do này, đức tin của Đức Mẹ Maria, dựa trên chứng tá tông truyền của Giáo hội, một cách nào đó, tiếp tục trở thành đức tin của Dân Thiên Chúa trong cuộc lữ hành, đức tin của mỗi cá nhân cũng như các cộng đoàn, của các trung tâm và hiệp hội, và của các nhóm khác nhau đang hiện hữu trong Giáo hội. Đó là một đức tin được lưu truyền cùng một lúc nhờ trí tuệ và trái tim. Đức tin đó luôn nhờ lời cầu nguyện để chiếm hữu t́m lại được. “V́ thế, trong cuộc sống tông đồ, Giáo hội có lư để nh́n lên Đấng đă sinh ra Chúa Kitô, là Người được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Linh và được Đức Trinh Nữ sinh ra, để nhờ Giáo hội, Chúa Kitô cũng sinh ra và lớn lên trong ḷng các tín hữu”. (65)

Ngày nay, cũng như trong cuộc lữ hành đức tin này, chúng ta đang tiến gần đến ngày kết thúc Đệ nhị Thiên niên kỷ Kitô giáo. Qua giáo huấn của Công đồng Vaticanô II, Giáo hội kêu gọi chúng ta chú ư tới điều mà Giáo hội đă khám phá trong chính ḿnh là: “Dân duy nhất của Thiên Chúa hiện diện giữa mọi dân tộc trên địa cầu”. Và Giáo hội nhắc nhở chúng ta về chân lư này; “Mọi tín hữu, dù rải rác trên khắp hoàn cầu, đều hiệp thông trong Chúa Thánh Linh với tất cả các tín hữu khác” (66). V́ thế chúng ta có thể nói rằng: Trong sự hiệp thông này, mầu nhiệm Lễ Chúa Thánh Linh HIện Xuống được liên tục hoàn thành. Đồng thời các Tông đồ và môn đệ của Chúa, trong mọi dân tộc trên địa cầu, “chuyên chăm cầu nguyện với Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu” (Cv.1,14). Các vị đó, từ thế hệ này qua thế hệ khác, thiết lập “dấu hiệu của Nước Trời”, nước đó không thuộc về thế gian này (67), họ cũng ư thức rằng ở giữa trần gian này, họ phải tụ họp quanh vị Vua, Đấng đă được Thiên Chúa ban các dân tộc làm gia nghiệp (Tv.2,8), được Chúa Cha trao cho “Ngôi báu Đavít Tổ phụ Ngài” để “Ngài cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và vương quốc Ngài sẽ vô tận”.

Trong thời gian mong đợi này, nhờ cũng một đức tin đă làm cho Đức Mẹ được chúc phúc, đặc biệt trong thời điểm Truyền Tin, Đức Mẹ hiện diện trong sứ mệnh và trong hoạt động của Giáo hội, để đưa vương quốc Con Mẹ vào trần gian. (68)

Sự hiện diện của Đức Mẹ Maria được biểu lộ dưới nhiều h́nh thức, ngày nay cũng như trong suốt lịch sử của Giáo hội. Nó được sống động bằng nhiều cách thế; bằng đức tin và ḷng sùng kính của từng tín hữu, bằng truyền thống của các gia đ́nh Kitô giáo  hay c̣n gọi là “tiểu giáo hội tại gia”, truyền thống của các cộng đoàn giáo xứ hay các cộng đoàn thừa sai, của các tu hội, các giáo phận, bằng sức thu hút và giăi sáng của các đền thánh lớn, những nơi mà không phải chỉ cá nhân hay các nhóm địa phương, mà đôi khi cả các quốc gia, xă hội, cả các lục địa cũng t́m đến gặp Mẹ Thiên Chúa, Đấng đă được chúc phúc v́ đă tin, là đệ nhất tín hữu và nhờ đó đă trở nên Mẹ Chúa ở cùng chúng ta (Emmanuel). Điều đó được nhận thấy tại miền đất Palestin, quê hương thiêng liêng của mọi Kitô hữu, bởi v́ đó là quê hương của Đấng Cứu Chuộc thế giới và của Mẹ Ngài. Điều đó được nhận thấy tại các Đền thánh mà đức tin Kitô giáo đă xây dựng qua bao thế kỷ tại Roma và tại khắp nơi trên thế giới. Điều đó được nhận thấy tại các Trung tâm Hành Hương như Guadalupe, Lộ đức, Fatima và các Trung tâm khác rải rác trong các nước, trong số đó, Tôi không thể không nhắc tới Trung tâm Jasna Góra tại quê hương Tôi. Chúng ta có thể nói tới một “địa lư” của ḷng tin và ḷng tôn sùng Đức Mẹ, gồm tất cả những nơi hành hương đặc biệt mà Dân Chúa t́m đến gặp Mẹ Thiên Chúa, để nhờ vào sự hiện diện tỏa sáng của Bà Mẹ, “Đấng đă tin”, cũng cố đức tin của ḿnh. Bởi v́, nhờ đức tin của Đức Mẹ Maria, bắt đầu từ lúc Truyền Tin và hoàn thành dưới chân Thập giá, mà trong nhân loại được mở ra một “khoảng trống nội tâm” để Cha Hằng Hữu đổ tràn “mọi phúc lành thiêng liêng” (69). Đó là “khoảng trống của “Lời Giao Ước mới và vĩnh cửu” khoảng trống này tiếp tục tồn tại trong Giáo hội. “V́ Giáo hội ở trong Chúa Kitô như một thứ bí tích hay như dấu chỉ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại” (70).

Trong đức tin, Đức Mẹ Maria tuyên xưng ngày Truyền Tin như là “Nữ tỳ của Chúa”, và cũng trong đức tin, Đức Mẹ hằng “đi tiên phong” dẫn Dân Chúa trong cuộc lữ hành khắp hoàn cầu. Chính nhờ đức tin này mà “Giáo hội luôn nỗ lực cách hữu hiệu quy tụ toàn thể nhân loại dưới một Thủ Lănh là Chúa Kitô, trong sự hợp nhất với Chúa Thánh Linh”. (71)

 

2. Cuộc Hành Tŕnh Của Giáo Hội

Và Sự Hợp Nhất Của Mọi Kitô Hữu

29. “Chúa Thánh Linh đă khơi dậy trong các môn đệ Chúa Kitô ḷng ước muốn và hành động để tất cả được an b́nh hợp nhất trong một đoàn chiên dưới quyền một Chủ Chăn duy nhất, theo cách thức Chúa Kitô đă vạch ra” (71). Cuộc hành tŕnh của Giáo hội, đặc biệt trong thời đại chúng ta, đă được đánh dấu bằng dấu chỉ hiệp thông. Các Kitô hữu đang t́m kiếm những phương cách để phục hồi sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đă cầu xin với Chúa Cha cho các môn đệ Ngài hôm trước ngày chịu nạn: “Để họ tất cả được nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng được ở trong chúng ta, cho thế gian tin rằng Cha đă sai Con” (Ga.17,21). Do đó, sự hiệp nhất của các môn đệ của Chúa Kitô là một dấu chỉ lớn lao được trao ban để khơi dậy đức tin trên thế giới trong khi sự chia rẽ của họ đă gây ra gương mù. (73)

Nhờ ư thức mỗi ngày một rơ rệt và phổ biến về sự khẩn thiết phải kết hợp mọi người Kitô hữu, phong trào hiệp nhất đă được Giáo hội Công giáo xúc tiến mạnh mẽ với công việc của Công đồng Vaticanô II: Các Kitô hữu, cá nhân cũng như cộng đoàn phải đào sâu tinh thần “vâng lời của đức tin” mà Đức Mẹ Maria đă làm gương trước một cách sáng ngời. Và bởi v́ “Đức Mẹ chiếu sáng như một dấu chỉ ḷng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho Dân Chúa đang lữ hành nên thánh Công đồng rất vui mừng và được an ủi khi thấy ngay giữa các anh em ly khai không thiếu những người dâng lên Mẹ Chúa Cứu Thế vinh dự Ngài đáng được, nhất là các anh em Đông phương…” (74).

30. Người Kitô hữu nhận thức rằng sự hiệp nhất chỉ có thể t́m lại được khi đức tin họ đă hợp nhất. Họ cần giải quyết “những bất đồng quan trọng về giáo lư liên qua đến mầu nhiệm và chức vụ của Giáo hội; đôi khi cả đến vai tṛ của Đức Maria trong công cuộc cứu độ”. (75)

Những cuộc đối thoại tiến hành giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội khác cũng như các Cộng đoàn Giáo hội Tây phương (76) càng ngày càng hướng về hai khía cạnh bất khả phân ly này của chính mầu nhiệm ơn cứu chuộc. Nếu mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể hé mở cho chúng ta thấy mầu nhiệm về tư cách làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria và ngược lại, sự suy ngắm Mẹ Thiên Chúa đưa chúng ta đến sự hiểu biết sâu xa hơn về mầu nhiệm Nhập Thể, th́ cũng phải nói như thế về mầu nhiệm Giáo hội và vai tṛ Đức Mẹ Maria trong công cuộc cứu chuộc. Bằng việc học hỏi thấu đáo hơn về hai mầu nhiệm Đức Mẹ và Giáo hội. làm sáng tỏ mầu nhiệm này bằng ánh sáng của mầu nhiệm kia, những Kitô hữu nhiệt tâm thực hành những điều Chúa Giêsu dạy họ - như Đức Mẹ đă khuyên nhủ họ (Ga.2,5) sẽ có thể cùng nhau tiến bước trên cuộc “lữ hành đức tin”. Đức Mẹ Maria là gương mẫu cuộc lữ hành này sẽ dẫn đưa họ tới sự hợp nhất mà Chúa Cứu Thế đă mong muốn và những người lắng nghe “Chúa Thánh Linh đang nói với các Giáo hội” (Kh.2,7,11,17) ngày nay rất ao ước.

Trong khi đó, thật là một dấu hiệu hy vọng: Các Giáo hội và các Cộng đoàn Giáo hội này đang t́m được sự thỏa thuận với Giáo hội Công giáo về những vấn đề cơ bản của đức tin Kitô giáo, gồm cả những vấn đề liên quan đến Đức Trinh Nữ Maria. V́ họ công nhận Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và coi đó là thành phần đức tin của chúng ta trong Chúa Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật. Họ chiêm ngưỡng Đức Mẹ dưới chân Thập giá đón nhận môn đệ Chúa yêu dấu làm con ḿnh, và đến lượt môn đệ nhận Người làm mẹ ḿnh.

Vậy th́, tại sao chúng ta không cùng nhau hướng về Đức Mẹ như là Mẹ của chúng ta. Người Mẹ đang cầu nguyện cho sự hợp nhất của gia đ́nh Thiên Chúa và Người “đi trước” chúng ta, dẫn đầu đoàn người làm chứng đức tin trong Chúa duy nhất, là Con Thiên Chúa, Đấng đă được thụ thai trong ḷng trinh khiết Đức Mẹ nhờ quyền lực Chúa Thánh Linh?

31. Đàng khác, Tôi muốn nhấn mạnh rằng Giáo hội Công giáo, Giáo hội Chính Thống cũng như các Giáo hội Đông phương xưa đă cảm thông sự hợp nhất sâu xa trong việc yêu mến và ca tụng Mẹ Thiên Chúa (Theotókos). Không những “các tín điều căn bản của đức tin Kitô giáo về Chúa Ba Ngôi, về Ngôi Lời Nhập Thể trong ḷng Đức Trinh Nữ Maria, đă được định tín trong các Công đồng chung khai diễn tại Đông phương” (77), mà ngay cả trong nghi lễ phụng vụ “các tín hữu Đông phương cũng ca tụng Đức Mẹ Maria trọn đời đồng trinh…Mẹ Rất Thánh của Thiên Chúa, với những bài thánh ca tuyệt diệu”. (78).

Những anh em thuộc các Giáo hội đó đă trải qua một lịch sử phức tạp, nhưng lịch sử của họ luôn được ghi dấu bằng ḷng khát vọng mănh liệt bảo vệ đức tin và hoạt động tông đồ, mặc dầu thường xuyên bị bách hại, ngay cả đến phải đổ máu. Đây chính là lịch sử của ḷng trung thành với Chúa, một cuộc “lữ hành đức tin” đích thực, trải qua không gian và thời gian, trong đó các tín hữu Đông phương luôn hướng về Mẹ Thiên Chúa với ḷng cậy trông vô bờ bến, họ ca ngợi và cầu khẩn Mẹ không ngừng. Trong giây phút khó khăn cho việc tồn tại của Kitô giáo luôn bị thử thách, “họ chạy đến ẩn náu dưới sư che chở của Đức Mẹ” (79) v́ họ biết ḿnh sẽ được Mẹ cứu giúp một cách uy quyền. Các Giáo hội tuyên xưng giáo lư của Công đồng Êphêsô ca tụng Đức Trinh Nữ Maria là “Mẹ thật Thiên Chúa”, bởi v́ “Chúa Giêsu Kitô…được Đức Chúa Cha sinh ra từ trước muôn đời theo thiên tính, th́ trong những ngày sau hết đă sinh ra v́ chúng ta và v́ phần rỗi chúng ta bởi Đức Maria, Mẹ Trinh Khiết của Thiên Chúa, theo nhân tính” (80). Trong khi suy ngắm Đức Trinh Nữ theo ánh sáng mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, các Giáo phụ Hy lạp và truyền thống Byzantine đă cố gắng đào sâu mối dây liên kết giữa Đức Maria Mẹ Thiên Chúa với Chúa Giêsu và Giáo hội: Đức Trinh Nữ sẽ luôn hiện diện trong toàn thể thực tại các mầu nhiệm cứu rỗi.

Thánh Cyrillô thành Alexandria đă đem việc chiêm niệm về mầu nhiệm Mẹ Maria vào truyền thống Coptic và Ethiopi và đến lượt họ, họ ca tụng mầu nhiệm này với những vần thơ dồi dào phong phú (81). Thánh Ephrem người Syria, với thiên tài thi ca, được gọi là “cây Thất Huyền cầm của Thánh Linh” đă không ngừng ca tụng Mẹ và để lại dấu tích vẫn c̣n sống động trong toàn thể truyền thống của Giáo hội Syria. (82)

Thánh Grêgoriô Narek, một trong những vị thánh làm vang danh Giáo hội Armênia, trong bài tán dương Mẹ Thiên Chúa (Theotókos), với một giọng đầy thi hứng hùng hồn đă phân tích sâu rộng các khía cạnh của mầu nhiệm Nhập Thể, và mỗi khía cạnh này đă là một cơ hội để ngài tung hô phẩm giá lạ lùng và vẻ đẹp tuyệt vời của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể. (83).

V́ thế, chúng ta không lấy làm lạ: Đức Mẹ Maria đă chiếm một chỗ đặc biệt trong việc sùng kính của các Giáo hội Đông phương thời xưa với vô số ngày lễ và ca văn.

32. Trong phụng vụ Byzantin vào mỗi giờ Thần vụ, lời ca tụng Đức Mẹ được gắn liền với lời ca tụng Chúa Con, lên tới Đức Chúa Cha, qua Chúa Thánh Linh. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể của thánh Gioan kim khẩu, ngay tiếp sau kinh Tiền Tụng, công đoàn hát mừng Mẹ Thiên Chúa rằng: Thật là chính đáng để ca tụng Mẹ có phúc, ôi Mẹ Thiên Chúa, Mẹ là người diễm phúc nhất, trinh trong vẹn toàn, là Mẹ của Thiên Chúa chúng con. Chúng con tung hô Mẹ là Đấng đáng kính hơn phẩm thần Chérubim, và muôn lần vinh quang hơn phẩm thần Sêraphim, Mẹ là Đấng đă sinh hạ Ngôi Lời Thiên Chúa mà vẫn c̣n khiết trinh, Mẹ thật là Mẹ Thiên Chúa.

Những lời tán tụng này được dâng lên Đức Mẹ Maria trong mỗi lần cử hành phụng vụ Thánh Thể đă rèn luyện đức tin, ḷng đạo đức và tâm t́nh cầu nguyện của các tín hữu. Qua các thế kỷ, các lời tán tụng này đă thấm nhiễm vào toàn thể đời sống thiêng liêng của họ, nuôi dưỡng trong họ một ḷng tôn sùng sâu xa đối với “Mẹ Chí Thánh của Thiên Chúa”.

33. Năm nay kỷ niệm 1200 năm Công đồng chung Nicêa II (787). Để chấm dứt cuộc tranh luận thời danh về việc tôn kính các ảnh tượng thánh. Công đồng này đă xác định rơ: Theo giáo huấn của các thánh Giáo phụ và theo truyền thống phổ quát của Giáo hội, có thể trưng bày để tôn kính, cùng với Thánh giá, các ảnh tượng Mẹ Thiên Chúa, các Thiên Thần, và các Thánh trong thánh đường, tại tư gia và dọc các đường phố (84). Thói quen này đă được duy tŕ khắp phương Đông và cả phương Tây: Các ảnh Đức Trinh Nữ rất được sùng kính trong các thánh đường và các gia đ́nh. Đức Mẹ Maria đă được diễn tả dưới nhiều tước hiệu như: Ngai ṭa Thiên Chúa, bế Chúa Giêsu trao ban cho loài người (Theotókos); là đường dẫn đến Chúa Kitô và tỏ Ngài ra (Hodegetria); như Người đang cầu nguyện trong thái độ bầu cử và như dấu chỉ sự hiện diện Thiên Chúa trong cuộc hành tŕnh của tín hữu cho đến ngày của Chúa; hoặc như Đấng phù trợ đang mở rộng áo choàng che phủ dân chúng (Pokrov), hay như Đức Trinh Nữ đầy ḷng từ bi nhân hậu (Eleousa). Đức Mẹ thường được tŕnh bày bế Chúa Hài Nhi Giêsu trên tay; đó là mối liên hệ với người Con làm hiển danh cho người Mẹ. Có khi Đức Mẹ ẵm Con một các âu yếm (Glykophilousa); có lúc Mẹ được tŕnh bày trong tư thế ngây ngất chiêm niệm Đấng là Chúa của lịch sử (Kh.5,9-14) (85).

Cũng nên nhắc đến ảnh Đức Mẹ Vladimir, Đấng đă luôn luôn theo sát cuộc hành tŕnh đức tin của các dân tộc Rus ngày xưa. Sắp đến ngày kỷ niệm giáp 1000 năm nhận biết đức tin của miền đất cao quư này: miền đất của người dân khiêm tốn, của cá nhà tư tưởng và của các vị thánh. Các ảnh tượng vẫn c̣n được tôn kính tại Ukraina, Byelorussia và ở Nga dưới nhiều tước hiệu khác nhau; Những ảnh tượng này đă chứng kiến ḷng tin và tinh thần cầu nguyện của các dân tộc mà họ cảm thấy sự hiện diện và sự che chở của Mẹ Thiên Chúa. Trong các ảnh tượng này, Đức Trinh Nữ sáng chói như phản ánh vẻ đẹp Thiên Chúa, như ngài ṭa của Đấng khôn ngoan hằng hữu, như h́nh ảnh người cầu nguyện, gương mẫu của chiêm niệm, h́nh ảnh của vinh quang. Đức Mẹ, ngay từ khi c̣n sống ở trần gian, đă chiếm được sự hiểu biết thiêng liêng mà lư luận loài người không thể đạt tới được và Mẹ đă đạt được sự hiểu biết cao siêu nhờ đức tin. Tôi cũng muốn nhắc lại h́nh ảnh của Đức Trinh Nữ tại nhà Tiệc Ly, đang cầu nguyện với các Tông đồ để chờ đợi Chúa Thánh Linh: Tại sao Đức Mẹ lại không trở nên dấu hiệu hy vọng cho những ai mong ước tiến sâu vào sự tuân phục đức tin khi đối thoại với người anh em?

34. Lời ca tụng phong phú như vậy được tập hợp lại dưới nhiều h́nh thức khác nhau trong truyền thống cao cả của Giáo hội có thể giúp chúng ta tiến gấp tới ngày mà Giáo hội có thể bắt đầu một lần nữa hô hấp với hai “lá phổi” đầy đủ Đông và Tây.

Như Tôi đă quả quyết nhiều lần, việc hiệp nhất Đông Tây ngày nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đó cũng là một trợ giúp hữu hiệu để xúc tiến việc đối thoại đang diễn ra giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội, cũng như các Cộng đoàn Giáo hội ly khai Tây phương (86). Nó cũng là phương thế để Giáo hội lữ hành hát lên và sống một cách trọn hảo bài ca Ngợi Khen (Magnificat) của Đức Mẹ.

 

3. Kinh “Magnificat”

Của Giáo Hội Lữ Hành

35. Trong giai đoạn lữ hành hiện tại, Giáo hội cố gắng t́m lại sự hợp nhất của những người tin vào Chúa Kitô để bày tỏ ḷng vâng phục Ngài là Đấng trước ngày thụ nạn, đă cầu nguyện cho sự hiệp nhất này. “Lữ hành giữa cơn bách hại của thế gian và trong niềm an ủi của Thiên Chúa, Giáo hội rao truyền cái chết và Thập giá Chúa Kitô cho đến khi Ngài lại đến”. (87)

“Tiến bước giữa thử thách và đau thương, Giáo hội được vững mạnh nhờ quyền lực ơn thánh mà Chúa Giêsu đă hứa ban, hầu Giáo hội vẫn hoàn toàn trung tín, sống như một Hiền Thê xứng đáng của Chúa ḿnh, dầu xác thịt yếu hèn và không ngừng tự đổi mới dưới tác động của Chúa Thánh Linh, cho đến ngày đạt tới ánh sáng không hề tắt nhờ Thập giá”. (88)

Đức Mẹ Đồng Trinh luôn hiện diện trong cuộc hành tŕnh đức tin của Dân Chúa tiến về ánh sáng. Điều này được chứng tỏ cách đặc biệt trong bài ca Magnificat, bài ca đă trào tràn từ đức tin sâu thẳm của Đức Mẹ trong ngày Thăm Viếng, và không ngừng vang dội trong tâm hồn Giáo hội qua các thế kỷ. Bài ca này được ca lên hằng ngày trong phụng vụ giờ Kinh Chiều, và nhiều lúc khác do ḷng sùng mộ cá nhân và cộng đoàn.

“Linh hồn tôi ngợi khen Chúa.

Và tâm trí tôi hoan hỷ trong Thiên Chúa,

Đấng Cứu Chuộc tôi.

V́ Chúa đă đoái nh́n thân phận

mọn hèn tớ nữ Người.

Từ nay, thiên hạ muôn đời sẽ khen tôi có phúc.

V́ Chúa toàn năng đă làm cho tôi, những điều cao cả

và danh Ngài là Thánh.

Ḷng nhân hậu Chúa lan tràn từ thế hệ này sang thế hệ khác

trên những ai kính sợ Chúa.

Chúa đă ra oai sức mạnh cánh tay Ngài

làm tán loạn lũ ḷng trí kiêu căng.

Chúa đă hạ kẻ quyền thế khỏi ngôi báu

và nâng người hèn mọn lên.

Chúa đă cho người đói khó dư đầy sự lành

và để người giầu có về tay không.

Chúa đă đáp cứu Israel tôi tớ Chúa

bởi nhớ lại ḷng thương xót Chúa.

Như Chúa đă phán với Tổ phụ chúng ta

với Abraham và ḍng dơi ông đến muôn đời.” (Lc.1,46-55)

36. Khi bà Elisabeth mừng cô em họ vừa từ Nazareth tới, Đức Mẹ Maria đă đáp lại bằng bài ca Ngợi Khen. Trong lời chào, trước hết bà Elisabeth gọi Đức Maria là “có phúc” v́ “Con đang được cưu mang trong ḷng Mẹ” và rồi gọi Đức Mẹ là “có phúc” v́ đức tin của Mẹ. (Lc.1,42-45). Cả hai lời chúc phúc này liên quan trực tiếp tới thời điểm Truyền Tin. Vậy th́, vào ngày Thăm Viếng, khi lời chào mừng của bà Elisabeth làm chứng cho thời điểm tột đỉnh đó, đức tin của Đức Mẹ Maria càng trở nên ư thức hơn cả và được diễn tả với h́nh thức mới. Điều được ẩn giấu trong thầm kín thâm sâu của sự “vâng phục bằng đức tin” trong ngày Truyền Tin, th́ giờ đây có thể nói bùng lên như ngọn lửa sáng ngời, sinh động của thần trí. Những lời Đức Mẹ nói lên tại ngưỡng cửa nhà bà Elisabeth, là lời tuyên xưng đức tin được linh ứng, trong đó Mẹ đă trả lời cho Lời Chúa mặc khải bằng sự hiến dâng thiêng liêng đầy thi hứng toàn thân ḿnh cho Thiên Chúa. Trong những lời diễn tả siêu việt trên, vừa đơn sơ, vừa đầy thần hứng của những đoạn sách thánh thuộc dân tộc Israel (89), chúng ta thấy chiếu sáng kinh nghiệm sống bản thân của Mẹ và thấy tâm hồn Mẹ xuất thần đắm say. Từ các từ ngữ ấy lóe ra tia sáng của mầu nhiệm Thiên Chúa, vinh quang thánh thiện vô song và t́nh yêu muôn thuở đă du nhập vào lịch sử loài người như một hồng ân bất diệt.

Đức Mẹ Maria là người đầu tiên được thông phần vào mặc khải mới này của Thiên Chúa và trong cùng một mặc khải, Mẹ được thông phần vào trong sự tự hiến thân mới của Thiên Chúa. V́ thế Đức Mẹ đă tuyên bố: “V́ Đấng toàn năng đă làm cho tôi những điều cao trọng, danh Ngài là thánh”. Lời ca tụng của Đức Mẹ bộc lộ tất cả niềm vui khôn tả của tâm hồn: “Tâm trí tôi hân hoan trong Chúa, Đấng cứu chuộc tôi”. Quả thực: “Chân lư thâm sâu về Thiên Chúa cũng như về phần rỗi con người được sáng tỏ nơi Chúa Kitô, Đấng trung gian, đồng thời là sự viên măn của toàn thể mặc khải” (90). Trong niềm hoan hỉ, Đức Mẹ Maria đă thú nhận rằng Mẹ thấy ḿnh ở trong chính trung tâm của sự viên măn Chúa Kitô. Đức Mẹ ư thức lời hứa cùng Tổ phụ, trước tiên “cho Abraham và ḍng dơi người đến muôn đời” đang được hoàn thành ở nơi Mẹ. V́ thế, Đức Mẹ nhận thấy tất cả nhiệm cục cứu rỗi đều quy hướng về chính ḿnh là Mẹ Chúa Kitô, trong nhiệm cục này, Thiên Chúa của Giao ước, Đấng hằng “nhớ lại ḷng thương xót của Người” đă tỏ ḿnh cho chúng ta “từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

37. Giáo hội ngay từ phôi thai đă điều chỉnh cuộc hành tŕnh trần gian của ḿnh theo cuộc hành tŕnh của Mẹ Thiên Chúa và không ngừng lặp lại theo Mẹ lời ca Magnificat. Từ đức tin sâu thẳm của Đức Trinh Nữ trong ngày Truyền Tin và ngày Thăm Viếng, Giáo hội t́m thấy chân lư về Thiên Chúa của lời Giao ước: Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm “những việc kỳ diệu” cho nhân loại “danh Ngài là thánh”. Trong bài ca Magnificat, Giáo hội nh́n thấy cái tội xuất hiện ngay từ khởi đầu lịch sử con người trần thế, cái tội “cứng ḷng tin” và “yếu đức tin” đối với Thiên Chúa, đă bị diệt trừ tận gốc rễ. Đối ngược với “nghi ngờ” mà “cha sự dối trá” đă gieo vào ḷng bà Evà, người nữ tiên khởi. Đức Mẹ Maria, là người theo truyền thống được gọi là “Evà mới” (91) và là “Mẹ thật của kẻ sống” (92) đă can đảm công bố chân lư chói sáng về Thiên Chúa: về Thiên Chúa chí thánh toàn năng, Đấng tự khởi thủy là nguồn mạch mọi ơn phúc, Đấng “đă làm những việc kỳ diệu” nơi Đức mẹ cũng như khắp vũ trụ. Khi sáng tạo, Thiên Chúa đă cho mọi vật hiện hữu. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đă ban cho con người phẩm giá h́nh ảnh Ngài và giống Ngài một cách đặc biệt so sánh với các thụ tạo trần thế khác. Hơn nữa, v́ muốn trao ban, Thiên Chúa đă tự ban chính ḿnh trong Người Con của Ngài, bất kể tội lỗi loài người: “Thiên Chúa đă quá yêu thương thế gian, đến nỗi ban Con một ḿnh” (Ga.3,16). Đức Mẹ Maria là chứng nhân tiên khởi của chân lư kỳ diệu này, chân lư mà Con của Mẹ sẽ hoàn tất qua “các hành động và ngôn từ Ngài” (Cv.1,1), cuối cùng qua Thánh giá và Phục sinh của Ngài.

Dù ở giữa mọi thử thách và gian lao, Giáo hội nhờ quyền lực chân lư của Chúa nâng đỡ, không ngừng lặp lại với Mẹ Maria những lời trong ca vịnh Magnificat, những lời ca vịnh đầy chân lư được tuyên đọc cách đơn giản lạ thường trong dịp đó. Đồng thời, nhờ chân lư này về Thiên Chúa, Giáo hội ước ao chiếu sáng trên những bước đường khó khăn, có khi đầy trắc trở của cuộc sống con người nơi trần thế. Bởi đó, trong cuộc hành tŕnh tiến tới gần cuối Đệ nhị Thiên niên kỷ Kitô giáo, Giáo hội để hết tâm trí vào việc được ủy thác làm mới lại sứ mạng của ḿnh.

Ḷng ưu ái của Giáo hội dành cho người nghèo đă được ghi khắc một cách kỳ diều trong bài ca Magnificat của Mẹ Maria. Thiên Chúa của Giao ước được Đức Trinh Nữ thành Nazareth tán dương trong tâm trí hoan hỉ, cũng là Đấng “đă hạ kẻ quyền thế khỏi ngôi báu, và nâng người hèn mọn lên…đă cho người đói khó no đầy sự lành, để người giàu có trở về tay không…làm tán loạn kẻ kiêu căng ḷng trí…và ḷng nhân hậu của Chúa có từ thế hệ này qua thế hệ khác trên những ai kính sợ Ngài”. Đức Mẹ Maria đă thấm nhuần sâu đậm tinh thần “người nghèo của Thiên Chúa”, theo lời kinh Thánh Vịnh, họ là những người đợi trông ơn cứu độ nơi Thiên Chúa và đặt hết ḷng tin tưởng vào Ngài” (Tv.25,31;35,55). Đức Mẹ Maria thực sự loan báo ngày “Đấng Thiên Sai của người nghèo” (Is.11,4;61,1). Kín múc từ ḷng Đức Maria từ đức tin sâu thằm của Mẹ được biểu lộ trong những lời thuộc ca vịnh Magnificat, Giáo hội luôn làm mới lại trong chính ḿnh một cách có hiệu lực sự nhận thức rằng: không thể tách rời chân lư về Thiên Chúa Đấng Cứu Độ, chân lư về Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ân phúc, ra khỏi t́nh yêu biệt đăi của Ngài đối với người nghèo khó và khiêm hạ, mối t́nh này đă được ca tụng trong ca vịnh Magnificat, sau này được biểu lộ trong lời nói và việc làm của Chúa Giêsu.

Như thế, Giáo hội nhận thức – và trong thời gian hiện tại, nhận thức này thật là sâu sắc đặc biệt – rằng, chẳng những hai yếu tố của sứ điệp này hàm chứa trong ca vịnh Magnificat không thể được tách rời ra, mà c̣n có nhiệm vụ bảo toàn cách cẩn thận tầm quan trọng của “người nghèo” trong lời Chúa hằng sống. Đây là những vấn đề và những câu hỏi có quan hệ mật thiết với ư nghĩa Kitô giáo về tự do và giải phóng. “Mẹ Maria đă hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa và hướng trọn về Ngài, và, sát cạnh Con ḿnh, Đức Mẹ Maria là h́nh ảnh tuyệt hảo của tự do và giải phóng của con người và vũ trụ. Chính người là Mẹ, là gương mẫu mà Giáo hội phải nh́n ngắm để hiểu đầy đủ ư nghĩa của sứ mệnh riên ḿnh”. (93)

 

PHẦN III

SỰ TRUNG GIAN TỪ MẪU

 

1. Đức Maria, Nữ Tỳ Của Chúa

38. Cùng với thánh Phaolô, Giáo hội hiểu biết và dạy rằng: Chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất: “V́ chỉ có một Thiên Chúa, và chỉ có một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và nhân loại: đó là Con Người Giêsu Kitô đă tự hiến ḿnh làm giá chuộc mọi người” (ITim.2,5-6). “Vai tṛ làm Mẹ của Đức Maria đối với loài người không làm lu mờ hay giảm bớt vai tṛ trung gian duy nhất của Chúa Kitô chút nào, trái lại c̣n làm sáng tỏ mănh lực của sự trung gian ấy” (94). Đó là sự trung gian trong Chúa Kitô.

Giáo hội hiểu biết và dạy rằng: “Tất cả những ảnh hưởng có sức cứu rỗi của Đức Trinh Nữ trên nhân loại, phát sinh từ ư định nhân lành của Thiên Chúa và bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô. Ảnh hưởng ấy nương tựa và hoàn toàn tùy thuộc và sự trung gian của Chúa Kitô, nguồn phát sinh tất cả ảnh hưởng đó. Ảnh hưởng này không cản trở ǵ, trái lại c̣n giúp đỡ các tín hữu kết hợp trực tiếp với Chúa Kitô” (95). Ảnh hưởng cứu độ này được Chúa Thánh Linh phù trợ: như Ngài vừa mới bao phủ Đức Trinh Nữ Maria khi khởi sự trong Mẹ thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa, th́ Ngài cũng luôn luôn hỗ trợ sự ưu ái của Mẹ đối vói các anh chị em của Con Mẹ.

Thực ra, sự trung gian cầu bầu của Đức Mẹ Maria liên quan mật thiết với chức làm mẹ của Người, nó có tính cách đặc biệt mẫu tử, khiến nó khác hẳn sự trung gian của các tạo vật khác, các thụ tạo này, một cách khác nhau nhưng luôn luôn tùy thuộc, cũng được thông phần vào sự trung gian của Chúa Kitô. Như thế, sự trung gian của Đức Mẹ Maria cũng là sự trung gian thông phần (96). V́, nếu “không bao giờ có thể đặt một tạo vật ngang hàng với Ngôi Lời Nhập Thể và Cứu Chuộc” đồng thời “sự trung gian duy nhất của Chúa Cứu Thế không những không loại bỏ mà c̣n khuyến khích các thụ sinh cộng tác trong sự tùy thuộc vào nguồn mạch duy nhất”, và như thế “sự tốt lành duy nhất của Thiên Chúa được ban phát nhiều cách cho các tạo vật của Ngài”. (97)

Giáo huấn Công đồng Vaticanô II tŕnh bày chân lư về trung gian của Đức Mẹ Maria như “một sự thông phần vào nguồn mạch duy nhất là sự trung gian của chính Chúa Kitô. Chúng ta hăy đọc: “Giáo hội không ngần ngại tuyên xưng vai tṛ tùy thuộc ấy của Đức Mẹ Maria. Giáo hội thường cảm nghiệm được và nhắn nhủ các tín hữu ghi nhớ vai tṛ ấy trong ḷng để nhờ Mẹ nâng đỡ và phù hộ, họ gắn bó mật thiết hơn với Đấng Trung Gian và Cứu Thế” (98). Vai tṛ này vừa đặc biệt vừa phi thường. Nó xuất phát từ chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Mẹ và nó chỉ có thể hiểu và sống trong đức tin trên nền tảng chân lư đầy đủ của thiên chức hiền mẫu này. V́ được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Người Con đồng bản tính với Đức Chúa Cha, và làm “cộng sự viên quảng đại” trong công cuộc cứu chuộc, “Đức Maria là Mẹ thật chúng ta trên b́nh diện ân sủng” (99). Vai tṛ này đă tạo nên một tầm mức thực tại cho sự hiện diện của Đức Mẹ trong mầu nhiệm cứu chuộc của Chúa Kitô và Giáo hội.

39. Từ quan điểm này, một lần nữa chúng ta phải khảo sát biến cố căn bản của chương tŕnh cứu rỗi, nghĩa là Ngôi Lời Nhập Thể, vào thời điểm Truyền Tin. Đức Mẹ Maria khi nhận biết ư muốn của Đấng Tối Cao trong lời truyền tin của Thiên sứ và tỏ ḷng tuân phục quyền năng của Thiên Chúa, Mẹ thưa: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền” (Lc.1,38), thái độ này thật là ư nghĩa. Giây phút đầu tiên tùng phục sự trung gian “giữa Thiên Chúa và loài người”, trung gian của Chúa Giêsu Kitô, chính là việc chấp nhận thiên chức làm Mẹ của Đức Trinh Nữ thành Nazareth. Đức Mẹ Maria đồng thuận sự tuyển chọn của Thiên Chúa để nhờ quyền phép của Chúa Thánh Linh, trở thành Mẹ Con Thiên Chúa. Có thể nói việc đồng thuận này, trên tất cả, là thành quả của việc Mẹ hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa trong đức đồng trinh, Đức Mẹ Maria đă chấp nhận việc tuyển chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa, được hướng dẫn bởi t́nh yêu “hiền thê” đă “tận hiến” toàn thể một con người thụ tạo cho Thiên Chúa. V́ t́nh yêu này Đức Mẹ Maria đă ước ao dâng hiến cho Thiên Chúa luôn luôn và trong hết mọi sự bằng cuộc sống khiết trinh. Những lời: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa” có nghĩa là ngay từ giây phút đầu tiên, Đức Mẹ đă đón nhận và hiểu rơ thiên chức làm mẹ là một sự hiến trọn toàn thân, một sự dâng hiến chính ḿnh để phục vụ chương tŕnh cứu rỗi của Đấng Tối Cao. Và suốt cuộc đời làm mẹ, để thông phần vào cuộc sống Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ, Đức Maria đă sống cho đến giây phút cuối cùng một cách đúng với ơn gọi đức đồng trinh của Mẹ.

Thiên chức làm mẹ của Đức Maria hoàn toàn thấm nhập thái độ hiền thê như “nữ tỳ Thiên Chúa’, đă cấu thành chiều hướng thứ nhất và căn bản của sự trung gian mà Giáo hội tuyên xưng và loan truyền để tôn vinh Đức Mẹ (100), và Giáo hội luôn “gửi gắm vào ḷng các tín hữu”, từ khi Giáo hội đặt hết niềm tin nơi Mẹ. Cần phải công nhận rằng trước bất cứ ai, chính Thiên Chúa là Cha hằng hữu đă tín thác vào Đức Trinh Nữ thành Nazareth khi ban Con Một ḿnh cho Mẹ trong mầu nhiệm Nhập Thể. Việc Mẹ được tuyển chọn vào chức vụ cao cả và phẩm chức làm Mẹ Con Thiên Chúa, trên b́nh diện bản thể, thuộc về chính thực tại của sự hợp nhất hai bản tính trong cá vị Ngôi Lời (Ngôi Hiệp). Sự kiện căn bản làm Mẹ Con Thiên Chúa, từ chính giây phút khởi đầu, là hoàn toàn mở rộng ḷng ra cho Ngôi vị Chúa Kitô, cho tất cả công cuộc và sứ mệnh của Ngài. Những lời “này tôi là nữ tỳ của Chúa” chứng tỏ sự cởi mở tâm hồn của Đức Mẹ Maria: Mẹ liên kết trong ḿnh một cách trọn hảo ḷng quư trọng đức trinh khiết và ḷng yêu thương đặc biệt của t́nh mẫu tử. Hai t́nh yêu này như nối kết và tan ḥa vào nhau.

Do đó, Đức Maria không những là “Mẹ dưỡng nuôi” Con Người, mà cũng là “cộng sự viên độc nhất cao cả” (101) của Đấng Thiên Sai và Cứu Thế. Như Tôi đă nói: Đức Mẹ đă tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin và trong chính cuộc lữ hành này cho tới chân Thập giá. Mẹ đă hoàn thành sự Đồng Công của Mẹ một lượt với toàn thể sứ mạng Chúa Cứu Thế bằng việc làm và nỗi đau thương của Mẹ. Suốt theo cuộc hành tŕnh cộng tác với công cuộc của Con Mẹ là Đấng Cứu Thế, chính thiên chức hiền mẫu của Đức Maria đă phải chịu một cuộc biến đổi cách đặc biệt, khi ngày càng thấm nhiễm “đức ái nồng nhiệt” đối với tất cả những người hưởng nhờ sứ mệnh Chúa Kitô. Nhờ “đức ái nồng nhiệt” và kết hợp với Chúa Kitô nhằm phục hồi “sự sống siêu nhiên cho các linh hồn” (102). Đức Mẹ Maria, theo đường lối riêng của ḿnh, đă gia nhập sự trung gian của Chúa Giêsu Kitô làm người. Nếu Mẹ là người đầu tiên đă cảm nghiệm nơi chính ḿnh những hiệu quả siêu nhiên của sự trung gian duy nhất này – trong ngày Truyền Tin, Mẹ được chào mừng là “Đấng đầy ơn” – th́ chúng ta phải nói rằng, qua việc đầy ơn phúc và đời sống siêu nhiên, Đức Mẹ đă được đặc biệt chuẩn bị để cộng tác với Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất của việc cứu chuộc nhân loại. Và sự hợp tác này chính là vai Tṛ Trung Gian tùy thuộc vào sự trung gian của Chúa Kitô.

  Trong trường hợp của Đức Mẹ Maria, chúng ta có một sự trung gian đặc biệt và ngoại thường dựa trên sự “đầy ơn phúc” của Mẹ, đă được biểu lộ trong sự hoàn toàn tự nguyện làm “nữ tỳ của Chúa”. Đáp lại sự tự nguyện nội tâm của Mẹ ḿnh, Chúa Giêsu Kitô đă chuẩn bị cho Đức Maria trở thành “Mẹ của mọi người trên b́nh diện ân sủng”. Điều này đă được tŕnh bày ít là cách gián tiếp trong một số chi tiết ghi trong Phúc âm Nhất Lăm (Lc.11,28; 8.20-21; Mc.3,32-35; Mt.12,47-50) và nhất là trong Phúc âm thánh Gioan (Ga.2,1-12; 19,25-27) mà Tôi đă đề cập đến. Những lời Chúa Giêsu phán với Đức Mẹ và thánh Gioan trên cây Thập giá thật rất hùng hồn về ư nghĩa này.

40.  Sau những biến cố Phục sinh và Thăng Thiên, Đức Mẹ Maria đă vào nhà Tiệc Ly cùng với các Tông đồ mong đợi Chúa Thánh Linh Hiện Xuống, và Đức Mẹ đă hiện diện đó với tư cách là Mẹ Chúa vinh quang. Không những Mẹ là Đấng đă “tiến bước trên đường lữ hành đức tin” và trung thành hợp nhất với Con “cho đến chân Thập giá”, mà Mẹ cũng c̣n là “Nữ tỳ của Chúa” được Chúa Con lưu lại làm Mẹ giữa ḷng Giáo hội sơ khai: “Đây là Mẹ con”. Như thế, mối dây liên lạc giữa Đức Mẹ và Giáo hội đă bắt đầu triển nở. V́ Giáo hội sơ khai là kết quả của Thập giá và Phục sinh của Con Mẹ. Đức Mẹ Maria, Đấng, ngay từ đầu đă hiến toàn thân không chút đắn đo cho Con và cho công việc của Con, lẽ tất nhiên không thể không hiến dâng t́nh hiền mẫu cho Giáo hội ngay từ buổi sơ khai. Sau khi Con Mẹ về trời, địa vị hiền mẫu của Mẹ vẫn ở lại trong Giáo hội như một người Mẹ Trung Gian: Mẹ bầu cử cho tất cả đoàn con, Mẹ cộng tác vào công cuộc cứu rỗi của Con là Đấng Cứu Chuộc trần gian. V́ thế, Công đồng đă dạy: “Thiên chức hiền mẫu của Đức Maria trên b́nh diện ân sủng…sẽ không chấm dứt cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu rỗi mọi người được tuyển chọn” (103). Nhờ cái chết cứu chuộc của Con Mẹ, vai tṛ Trung Gian Hiền Mẫu của người nữ tỳ Thiên Chúa đă đạt tới tầm mức hoàn vũ, v́ công cuộc cứu chuộc bao gồm toàn thể nhân loại. Như thế, hiệu lực sự trung gian duy nhất và đại đồng của Chúa Kitô “giữa Thiên Chúa và loài người” được biểu lộ một cách đặc biệt. Sự cộng tác của Đức Mẹ Maria với tính cách tùy thuộc, nhưng thông phần vào sự Trung Gian phổ quát của Chúa Cứu Thế là Đấng Trung Gian duy nhất. Điều này đă được Công đồng tŕnh bày rơ rệt trong những lời trích dẫn ở trên.

Công đồng nói tiếp: “Sau khi về trời, Đức Mẹ không chấm dứt vai tṛ cứu độ này, nhưng bằng nhiều cách, Mẹ luôn tiếp tục cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được phần rỗi đời đời” (104). Với tính cách cầu bầu này đă được thể hiện lần đầu tại Cana xứ Galilê, vai tṛ Trung Gian của Đức Mẹ Maria vẫn tiếp tục trong lịch sử Giáo hội và thế giới. Công đồng thêm về Đức Mẹ: “Với t́nh mẹ hiền âu yếm, Đức Mẹ chăm sóc những anh chị em của Con Mẹ đang lữ hành trên dương thế và đang gặp bao nguy hiểm thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời” (105). Như thế, thiên chức hiền mẫu của Đức Mẹ Maria tiếp tục không ngừng trong Giáo hội như vai tṛ Trung Gian cầu bầu. Và Giáo hội diễn tả đức tin về chân lư này bằng những lời khẩn cầu Đức Mẹ dưới tước hiệu: “Trạng sư, Vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ, và Đấng Trung Gian”. (106)

41. Qua sự trung gian của Đức Mẹ, tùy thuộc và sự trung gian Chúa Cứu Thế, Mẹ Maria góp phần cách đặc biệt vào việc hiệp nhất Giáo hội lữ hành trên dương thế với thực tại cánh chung và thiên quốc của mầu nhiệm các Thánh Cùng Thông Công, v́ “Mẹ đă được về trời” (107). Chân lư về Đức Mẹ Lên Trời Hồn Xác đă được Đức Piô XII định tín và Công đồng Vaticanô II tái xác nhận, diễn tả niềm tin của Giáo hội: “Được ǵn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm đă được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con ḿnh, trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa (Kh.19,16), Đấng đă chiến thắng tội lỗi và sự chết” (108). Giáo huấn Đức Piô XII đă tiếp nối Thánh Truyền và được diễn tả bằng nhiều h́nh thức, suốt trong lịch sử Giáo hội Đông cũng như Tây.

Do mầu nhiệm Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tất cả những hiệu quả nhờ sự trung gian duy nhất của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc thế gian và là Chúa Phục Sinh, đă hoàn thành rơ rệt nơi Đức Mẹ Maria: “Trong Đức Kitô, mọi người cũng sẽ được tái sinh. Nhưng ai theo thứ tự nấy, trước tiên là Đức Kitô, hoa quả đầu mùa, tiếp đến những kẻ thuộc về Chúa Kitô khi Ngài trở lại” (ICor.15,22-23). Đức tin của Giáo hội được biểu lộ trong mầu nhiệm Mông Triệu, theo đó, Đức Mẹ Maria được liên kết với Chúa Kitô bằng “mối dây mật thiết và bền chặt”, v́ nếu là Trinh Nữ và là Mẹ, Đức Mẹ Maria được kết hợp đặc biệt với Chúa Kitô khi Ngài đến lần thứ nhất, như vậy, nhờ việc đồng công liên tục với Chúa, Đức Mẹ sẽ được kết hợp với Ngài khi trông đợi Chúa đến lần thứ hai: “Được cứu chuộc cách kỳ diệu hơn nhờ công nghiệp của Con ḿnh” (109), Đức Mẹ cũng đóng vai tṛ hiền mẫu làm trung gian ḷng thương xót khi Chúa đến lần cuối cùng, khi mà tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô “sẽ được sống lại”, và  “địch thù cuối cùng là sự chết bị hủy diệt” (Icor.15,26) (110).

Mầu nhiệm vinh quang đời đời của Đức Mẹ được liên kết với việc tán dương “Con Gái ưu tú thành Sion” (111) bằng đặc ân Lên Trời cả Hồn lẫn Xác. Bởi v́ Mẹ Chúa Kitô được tôn vinh làm “Nữ Vương Vũ Trụ” (112). Đức Mẹ, Đấng đă tự nhận ḿnh là “Nữ tỳ của Chúa” ngày Truyên Tin; trong cuộc sống trần gian, vẫn c̣n trung thành với điều mà tên Mẹ diễn tả. Về điều này, Đức Mẹ đă xác quyết rằng Mẹ thật là “môn đệ” Chúa Kitô, Đấng đă nhấn mạnh rằng sứ mệnh của Ngài là phục vụ: “Con Người đến không đển được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc muôn người” (Mt.20,28). V́ thế Đức Mẹ Maria đă trở nên người đầu tiên trong số những người “phục vụ Chúa Kitô nơi tha nhân, họ khiêm nhường và kiên nhẫn dẫn đưa anh em ḿnh đến cùng Đức Vua, Đấng mà phụng sự Ngài là thống trị” (113), và Đức Mẹ đă đạt được trọn vẹn “trạng thái tự do vương giả” thích hợp với các môn đệ Chúa Kitô: phục vụ Chúa là cai trị!

“Đức Kitô đă vâng phục cho đến chết…v́ thế Thiên Chúa Cha đă tôn vinh Ngài” (Pl.2,6-11), rồi Ngài đă vào vinh quang Nước Ngài. “Mọi sự phải suy phục Ngài cho tới khi chính Ngài cùng mọi tạo vật suy phục Đức Chúa Cha, để Thiên Chúa nên tất cả trong mọi người” (ICor.15,27-28) (114). Đức Mẹ Maria, “Nữ tỳ của Chúa” đă thông phần trong Vương quốc của Chúa Con. (115). Vinh dự được phục vụ luôn không ngừng là nỗi hân hoan vĩ đại của Đức Mẹ: đă về trời, Đức Mẹ không ngừng công cuộc phục vụ cứu rỗi, là vai tṛ Trung Gian Hiền Mẫu của Mẹ, “cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu rỗi mọi người được tuyển chọn” (116). Như vậy, Đức Mẹ khi c̣n ở trần gian, “đă trung thành kết hợp với Con ḿnh cho tới cây Thập giá”, th́ Mẹ cũng tiếp tục kết hợp với Ngài, khi mà muôn vật suy phục Ngài cho tới khi chính Ngài và muôn vật suy phục Đức Chúa Cha”. Như thế, khi về trời, Đức Mẹ Maria như được bao phủ bởi thực tại các Thánh Cùng Thông Công và sự kết hợp với Con trong vinh quang, để hoàn toàn hướng về sự hoàn thành viên măn của Nước Trời, khi “Thiên Chúa sẽ là tất cả trong tất cả”.

Cũng trong giai đoạn này, vai tṛ Trung Gian Từ Mẫu của Đức Mẹ Maria vẫn không ngừng tùy thuộc vào Đấng là Trung Gian duy nhất cho tới khi “thời gian viên măn” được thực hiện cuối cùng, nghĩa là cho đến ngày “Mọi sự được liên kết trong Chúa Kitô” (Eph.1,10).

2. Đức Mẹ Maria, Trong Đời Sống Giáo Hội và Mỗi Kitô Hữu

42. Công đồng Vaticanô II đă dựa vào Thánh Truyền để rọi lên một ánh sáng mới về vai tṛ của Mẹ Chúa Kitô trong đời sống Giáo hội, “Đức Trinh Nữ Maria nhờ ơn huệ và vai tṛ làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được hợp nhất với Con là Đấng Cứu Chuộc cũng nhờ các ơn và nhiệm vụ đặc biệt khác, Mẹ c̣n kết hợp mật thiết với Giáo hội: “Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực cho Giáo hội trên b́nh diện đức tin, đức ái và hợp nhất hoàn hảo với Chúa Kitô” (117). Chúng ta đă thấy ở trên, ngay từ ban đầu, Đức Mẹ Maria đă ở lại với các Tông đồ để mong đợi Chúa Thánh Linh hiện xuống và như “Người có phúc v́ đă tin”, Mẹ hiện diện ở giữa Giáo hội lữ hành từ thế hệ này sang thế hệ khác và như gương mẫu của niềm hy vọng không làm ai thất vọng (Rm.5,5).

Đức Mẹ Maria đă vững tin vào những ǵ Chúa đă phán với Đức Mẹ đều được thực hiện. Là một Trinh Nữ, Đức Mẹ tin rằng ḿnh sẽ chịu thai và sinh một người con là “Đấng Thánh”, là “Con Thiên Chúa”, có tên là Giêsu (Thiên Chúa Cứu Chuộc). Là Nữ tỳ của Chúa, Mẹ hoàn toàn trung tín với ngôi vị và sứ mệnh của Người Con này. Là Mẹ, “bởi ḷng tin và vâng phục, Mẹ đă sinh chính Con Chúa Cha nơi trần gian mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Linh bao phủ. (118)

V́ những lư do này, Đức Mẹ Maria “được Giáo hội tôn vinh và đặc biệt sùng kính. Thực vậy, từ những thời rất xa xưa, Đức Nữ Trinh đă được tôn kính dưới tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, và các tín hữu đă khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Mẹ trong cơn gian nan khốn khó (119). Sự tôn sùng này hoàn toàn đặc biệt: nó chứa đựng và biểu lộ mối liên kết sâu xa giữa Mẹ Chúa Kitô và Giáo hội” (120). Là Trinh Nữ và Mẹ, Đức Maria là “gương mẫu thường xuyên” cho Giáo hội. V́ thế, đặc biệt dưới khía cạnh này, nghĩa là dưới khía cạnh gương mẫu, hay đúng hơn khía cạnh “h́nh ảnh”, có thể nói Đức Mẹ Maria hiện diện trong mầu nhiệm Chúa Kitô, th́ cũng luôn luôn hiện diện trong mầu nhiệm Giáo hội. V́ Giáo hội cũng “được gọi là Mẹ và Trinh Nữ”, những danh xưng này có bằng chứng uyên thâm trong Thánh Kinh và Thần học. (121).

43. Giáo hội “tự trở nên người mẹ bởi trung thành lănh nhận lời Thiên Chúa” (122). Như Đức Mẹ Maria là người đă tin trước hết v́ đón nhận lời Chúa mặc khải ngày Truyền Tin và Mẹ vẫn trung thành với lời đó trong mọi thử thách Mẹ chịu cho đến cây Thập giá, cũng thế, Giáo hội trở nên Mẹ khi trung thành lănh nhận lời Thiên Chúa “nhờ việc rao giảng và ban phép rửa, Giáo hội sinh hạ những người con được thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Linh và sinh ra do Thiên Chúa để họ lănh nhận một đời sống mới và bất diệt” (123). Đặc tính “làm mẹ” của Giáo hội đă được thánh Tông đồ dân ngoại diễn tả một cách sinh động khi ngài viết: “Hỡi các con bé nhỏ của cha, v́ các con, cha lại phải chịu đau khổ cho đến khi Chúa Kitô thành h́nh trong các con” (Gal.4,19). Những lời này của thánh Phaolô chứa đựng một dấu hiệu hứng thú cho thấy Giáo hội sơ khai đă ư thức được vai tṛ làm mẹ của ḿnh liên kết với sứ vụ Tông đồ giữa nhân loại. Sự nhận thức này đă cho và c̣n cho phép Giáo hội nh́n nhận mầu nhiệm cuộc sống và sứ mệnh ḿnh, bắt chước gương mẫu Mẹ của Người Con “là Anh Trưởng giữa nhiều anh em” (Rm.8,29)

Có thể nói: Giáo hội cũng học được nơi Đức Maria tư cách làm mẹ của ḿnh: Giáo hội nhận thức chiều hướng mẫu tử của ơn gọi ḿnh, một ơn gọi gắn liền với bản tính bí tích bằng cách “chiêm ngưỡng sự thánh thiện huyền diệu của Đức Maria cũng như trung thành chu toàn thánh ư Chúa Cha”. (124). Nếu Giáo hội là dấu chỉ và là phương tiện kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, th́ cũng do tính cách làm mẹ, bởi v́ tiếp nhận sự sống từ Chúa Thánh Linh, Giáo hội “sinh sản” các con cái loài người cho cuộc sống mới trong Chúa Kitô. V́ cũng như Đức Mẹ Maria phục vụ cho mầu nhiệm Nhập Thể, Giáo hội cũng phục vụ cho mầu nhiệm nhận làm nghĩa tử trong ơn thánh.

Cũng vậy, theo gương Đức Mẹ Maria, Giáo hội vẫn là trinh nữ trung tín với hiền phu: “Giáo hội cũng là trinh nữ đă giữ ǵn toàn vẹn và tinh tuyền ḷng trung nghĩa đă hiến cho Phu Quân” (125). V́ Giáo hội là Hiền Thê của Chúa Kitô như đă tỏ rơ trong các Thư  trong Khải Huyền Thư của thánh Gioan: “Hiền Thê của Con Chiên” (Kh.21,9). Nếu Giáo hội với tư cách một hiền thê “giữ ḷng trung thành đă thệ ước với Chúa Kitô”, th́ ḷng trung tín này đă trở thành h́nh ảnh cuộc sống hôn nhân, theo giáo huấn của thánh Tông đồ (Eph.5,23-33), lại cũng có giá trị như gương mẫu sự tận hiến toàn thân cho Thiên Chúa” (Mt.19,11-12; IICor.11,2). Chính đức trinh khiết này, theo gương Đức Trinh Nữ thành Nazareth, là nguồn mạch sinh sản hoa trái thiêng liêng đặc biệt: đó là nguồn mạch của thiên chức làm mẹ trong Chúa Thánh Linh.

Nhưng Giáo hội cũng giữ ǵn đức tin đă lănh nhận từ Chúa Kitô. Theo gương Đức Mẹ Maria, Đấng đă giữ lại và suy niệm trong ḷng tất cả những ǵ liên hệ đến Con Chí Thánh ḿnh (Lc.2,19-51). Giáo hội được ủy thác giữ Lời Chúa và cố đào sâu những phong phú chứa đựng trong các lời ấy một cách khôn ngoan và sáng suốt, để là chứng nhân trung thành cho lời đó trước nhân loại trong mọi thời đại (126)

44. Mối liên hệ của Đức Mẹ Maria được tặng ban cho Giáo hội như một gương mẫu, nên Giáo hội sống gần Mẹ và t́m cách trở nên giống Mẹ “Noi gương Mẹ Chúa ḿnh và nhờ thần lực Chúa Thánh Linh, Giáo hội bảo tồn cho tinh tuyền một đức tin toàn vẹn, một đức cậy bền vững và một đức mến chân thành”. (127). Như thế, Đức Mẹ Maria hiện diện trong mầu nhiệm Giáo hội như là một gương mẫu. Nhưng mầu nhiệm Giáo hội cũng hệ tại việc sản sinh nhân loại vào đời sống mới và bất diệt; đây là tư cách làm mẹ trong Chúa Thánh Linh. Và ở địa vị này, Đức Mẹ Maria không những là gương mẫu, là h́nh ảnh của Giáo hội, nhưng Mẹ c̣n hơn thế nữa. V́ “với t́nh mẫu tử”, Mẹ đă hợp tác để sinh thành và phát triển” những con cái của mẹ Giáo hội. Vai tṛ làm mẹ của Giáo hội được hoàn thành không những theo gương mẫu và h́nh ảnh Mẹ Thiên Chúa, mà c̣n nhờ sự “cộng tác” của Mẹ nữa. Giáo hội kín múc dư dật trong cộng tác này, nghĩa là trong sự trung gian hiền mẫu, một đặc điểm của Đức Maria trong ư nghĩa tái sinh và phát triển các con cái Giáo hội, như Mẹ của Người Con mà Chúa Cha “đă đặt làm Trưởng tử giữa nhiều anh chị em” (128).

Như Công đồng Vaticanô II dạy: Đức Mẹ đă cộng tác bằng t́nh mẫu tử (129). Ở đâu, chúng ta nhận thức giá trị thực tiễn những lời Chúa Giêsu đă nói với Mẹ Ngài trên Thập giá: “Hỡi Bà, đây là con Bà”, và với môn đệ: “Đây là Mẹ con” (Ga.19,26-27). Những lời này xác định địa vị của Đức Mẹ Maria trong đời sống các môn đệ Chúa Kitô, và diễn tả như Tôi đă nói ở trên – chức làm mẹ mới của Mẹ Chúa Cứu Thế: thiên chức làm mẹ thiêng liêng, phát sinh từ trung tâm mầu nhiệm Vượt Qua của Đấng Cứu Chuộc trần gian. Đó là thiên chức làm mẹ trong trật tự ân sủng, v́ chức làm mẹ này khẩn cầu ơn Chúa Thánh Linh, Đấng làm tăng thêm những người con mới của Thiên Chúa, đă được cứu chuộc qua hy tế Chúa Kitô: Chúa Thánh Linh mà Mẹ Maria đă đón nhận cùng với Giáo hội trong ngày Lễ Hiện Xuống.

Thiên chức làm Mẹ này được dân Kitô hữu đặc biệt nhận thấy và t́m gặp được tại bàn Tiệc Thánh – trong buổi cử hành phụng vụ về mầu nhiệm cứu chuộc – mà Chúa Kitô hiện diện trong thân xác thực sự của Ngài, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria.

Ḷng đạo đức của dân Kitô hữu thật có lư khi luôn nhận thấy mối dây liên kết sâu xa giữa ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ và việc tôn thờ Thánh Thể: đó là một sự việc được thấy trong nghi thức phụng vụ cả Tây và Đông phương, trong truyền thống các gia đ́nh đạo đức, trong tinh thần tu đức của các phong trào hiện đại, gồm cả phong trào giới trẻ và trong thực hành mục vụ tại các Đền thánh Đức Mẹ: Mẹ Maria dẫn đưa tín hữu đến cùng Thánh Thể.

45. Yếu tính của thiên chức làm mẹ có đặc điểm liên quan tới nhân vị con người. Mẫu tính luôn thiết lập mối liên hệ duy nhất và không hề tái diễn giữa hai người: giữa mẹ và con và giữa con với mẹ. Dẫu khi cùng một phụ nữ là mẹ có nhiều con, mối liên hệ cá nhân của bà đối với mỗi người con vẫn mang nặng bản chất làm mẹ. V́ mỗi đứa con được sinh ra một cách duy nhất và không tái diễn, điều đó rất thực cho cả mẹ lẫn con. Mỗi đứa con đều được ấp ủ cùng một cách như thế bởi t́nh mẫu tử là nền tảng của việc phát triển và trưởng thành như một con người. Có thể nói rằng t́nh mẫu tử “trong trật tự ơn thánh” tương tự như t́nh mẫu tử “trong trật tự tự nhiên” biểu thị đặc điểm hợp nhất giữa mẹ và con. Trong ánh sáng sự kiện này, người ta dễ hiểu hơn tại sao trong lời di chúc của Chúa Kitô trên đồi Golgotha, thiên chức làm mẹ mới của Mẹ Ngài được phát biểu bằng số ít, nhắc đến một người: “Đây là con Bà”.

Có thể nói rằng cũng trong những lời trối này, tỏ rơ đầy đủ lư do cho ḷng sùng kính Mẹ Maria trong đời sống của các môn đệ Chúa Kitô: Điều này chẳng những rất xác thực đối với Gioan là người giờ phút đó đứng dưới chân Thập giá với Mẹ của Thầy ḿnh, nhưng cũng rất xác thực đối với các môn đệ Chúa Kitô, và tất cả mọi Kitô hữu. Chúa Cứu Thế trao phó Mẹ Ḿnh cho môn đệ, và cũng một trật, Chúa ban Đức Mẹ cho môn đệ để làm mẹ ḿnh. Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria trở thành di sản của nhân loại và là một ân huệ: ân huệ mà chính Chúa Kitô ban riêng cho mỗi người. Chúa Cứu Thế trao phó Đức Mẹ Maria cho Gioan bởi v́ Ngài trao phó Gioan cho Đức Mẹ. Dưới chân Thập giá, bắt đầu việc trao phó đặc biệt nhân loại cho Mẹ Chúa Kitô, việc này đă được thực hiện và biểu lộ bằng nhiều h́nh thức trong lịch sử Giáo hội. Vị Tông đồ thánh sử Gioan, sau khi tường thuật các lời Chúa Giêsu phán cùng Đức Mẹ và với chính ngài trên cây Thập giá, đă ghi thêm: “và từ lúc đó, môn đệ đưa Người về nhà ḿnh” (Ga.19,27): Câu đó chắc chắn có nghĩa là vai tṛ làm con đă được trao phó cho người môn đệ, và người môn đệ này đă nhận lănh trách nhiệm đối với Mẹ của Thầy chí ái ḿnh. Và bởi v́ Đức Maria đă được ban riêng cho môn đệ như một người Mẹ, nên lời di chúc đó, mặc dầu một cách gián tiếp, cũng chỉ mối liên hệ mật thiết của người con đối với mẹ ḿnh. Và tất cả những ư nghĩa trên có thể gói trong hai chữ: “Dâng Hiến”. Dâng hiến là đáp lại t́nh yêu của một người, đặc biệt cho t́nh yêu người mẹ.

Tầm mức lệ thuộc vào Mẹ Maria trong đời sống của môn đệ Chúa Kitô được biểu lộ một cách đặc biệt qua việc hiến dâng t́nh con thảo cho Mẹ Chúa Kitô, sự hiến dâng này đă bắt đầu trong lời trối của Chúa Cứu Thế trên đồi Golgotha. Dâng hiến chính ḿnh cho Mẹ Maria với tính cách con thảo, người Kitô hữu giống như Tông đồ Gioan “đón nhận” Mẹ Chúa Kitô “vào nhà riêng ḿnh” (130) và đưa Đức Mẹ vào trong đời sống nội tâm của ḿnh, nghĩa là trong cái “bản ngă” của ḿnh là con người và là Kitô hữu: “Ngài đă đón nhận Người về nhà ḿnh”. Như thế, người Kitô hữu t́m cách đi sâu vào “đức bác ái từ mẩu”, với đức ái này Mẹ Chúa Cứu Thế “chăm sóc những anh chị em con của Mẹ” (131). Mẹ đă cộng tác vào việc “sinh thành và dưỡng dục họ” (132) theo mức độ ân sủng ban riêng cho mỗi người nhờ quyền lực Thánh Linh của Chúa Kitô. Như vậy tư cách làm mẹ được thể hiện trong Chúa Thánh Linh đă trở thành vai tṛ của Đức Mẹ dưới chân Thập giá và trong nhà Tiệc Ly.

46. Mối liên hệ con thảo, sự hiến dâng bản thân của người con cho mẹ ḿnh, không những khởi sự trong Chúa Kitô mà cũng có thể nói một cách xác quyết là trực tiếp hướng về Chúa Kitô. Có thể nói, Đức Mẹ Maria c̣n tiếp tục nói với mỗi người lời Mẹ đă nói ở Cana xứ Galilê: “Các ông hăy làm những ǵ Ngài bảo”. V́ Chúa Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga.14,6)” chính Ngài là Đấng Đức Chúa Cha đă ban cho thế gian để con người “khỏi hư mất, nhưng được sự sống đời đời” (Ga.3,16). Đức Trinh Nữ thành Nazareth đă trở nên “nhân chứng” đầu tiên của t́nh yêu cứu độ của Chúa Cha và Mẹ cũng mong ước luôn luôn và khắp nơi ḿnh vẫn là Nữ tỳ khiêm hạ của Chúa. Đối với tất cả mọi Kitô hữu cũng như đối với mọi người, Đức Mẹ Maria là người đầu tiên “đă tin”, và chính bằng đức tin của ḿnh như vị Hiền Thê và Hiền Mẫu. Mẹ muốn hoạt động trên tất cả những ai phó thác chính ḿnh cho Mẹ như con cái Mẹ, và chúng ta biết rơ các con cái Mẹ càng bền vững và tấn tới trong việc phó thác bao nhiêu, Mẹ càng đưa họ tới gần: “sự giàu có vô phương ḍ thấu của Đức Kitô” (Eph.3,8) bấy nhiêu. Và tới cùng một cấp độ nào đó, họ càng nh́n nhận rơ ràng hơn phẩm giá con người trong tất cả sung măn và ư nghĩa xác thực của ơn gọi ḿnh, bởi v́ “Đức Kitô…sẽ mặc khải đầy đủ về con người cho chính loài người” (133)

Tầm mức sùng kính Mẹ Maria của đời sống Kitô hữu mang một sắc thái đặc biệt liên quan đến người phụ nữ và đến địa vị người phụ nữ. Thực vậy, nữ tính có liên hệ duy nhất với Mẹ Chúa Cứu Thế, một đề tài có thể được học hỏi sâu rộng hơn trong một dịp khác. Ở đây, Tôi muốn đơn giản lưu ư rằng dung nhan Đức Maria thành Nazareth tỏa sáng trên nữ giới như là một phụ nữ, bởi sự kiện là, trong biến cố siêu việt của Ngôi Hai Nhập Thể, Con của ngài, Thiên Chúa đă trao phó chính ḿnh cho sứ mệnh, một sứ mệnh thong dong và chủ động của một phụ nữ. Như vậy có thể nói: khi nh́n về Đức Mẹ Maria, phụ nữ t́m thấy trong Mẹ bí quyết để sống xứng đáng nữ tính của ḿnh và để hoàn thành sự thăng tiến của riêng họ.

Trong ánh sáng Maria Giáo hội nhận thấy trên khuôn mặt người nữ những phản ánh một vẻ đẹp biểu lộ những t́nh cảm cao quư nhất của tâm hồn con người: ḷng hy sinh trọn vẹn v́ t́nh yêu; sức mạnh có thể chịu đựng những đau khổ lớn lao; ḷng trung thành vô giới hạn là ḷng hâm mộ hoạt động không biết mệt mỏi; khả năng phối hợp một trực giác sâu sắc với lời hỗ trợ và khích lệ.

47. Trong Công đồng Vaticanô II, Đức Phaolô VI đă long trọng tuyên bố: Đức Maria là Mẹ Giáo hội, nghĩa là “Mẹ của toàn thể Dân Chúa, Mẹ của các tín hữu và các chủ chăn”. (134). Về sau, vào năm 1968, trong bản Tuyên Xưng Đức Tin được gọi là “Kinh Tin Kính của Dân Chúa”, ngài nhấn mạnh chân lư này bằng những lời: “Chúng tôi tin rằng Mẹ Rất Thánh của Thiên Chúa, bà Evà mới, Mẹ Giáo hội, ở trên trời vẫn tiếp tục làm Mẹ các chi thể Chúa Kitô, cộng tác vào việc sinh dưỡng và phát triển đời sống Thiên Chúa trong các linh hồn đă được cứu chuộc”. (135)’

Giáo huấn Công đồng đă nhấn mạnh rằng chân lư về Đức Trinh Nữ, Mẹ Chúa Kitô, là một trợ giúp hữu hiệu trong việc khám phá sâu xa hơn chân lư về Giáo hội. Khi lên tiếng về Hiến Chế “Ánh Sáng Muôn Dân” vừa mới được Công đồng chấp thuận, Đức Phaolô VI tuyên bố: “Sự hiểu biết giáo lư Công giáo chân thực về Đức Trinh Nữ Maria luôn luôn là ch́a khóa giúp hiểu đúng mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo hội” (136). Đức Mẹ Maria hiện diện trong Giáo hội như là Mẹ Chúa Kitô, đồng thời như là người Mẹ, mà trong mầu nhiệm cứu chuộc, Chúa Kitô đă trao ban cho nhân loại trong ngôi vị Tông đồ Gioan. Như thế, với tư cách làm mẹ mới trong Chúa Thánh Linh, Đức Mẹ Maria đă ôm ấp từng người và mọi người trong Giáo hội, và ẵm ôm từng người và mọi người nhờ Giáo hội. Theo nghĩa này, Đức Maria, Mẹ Giáo hội, cũng là gương mẫu của Giáo hội. Thực vậy, cũng như Đức Phaolô VI ước mong và kêu gọi Giáo hội phải t́m thấy “nơi Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, một h́nh thức đích thực nhất để bắt chước Chúa Kitô một cách trọn hảo”. (137)

Nhờ mối dây đặc biệt liên kết Mẹ Chúa Kitô với Giáo hội, giúp hiểu rơ hơn mầu nhiệm của người phụ nữ, mà từ chương đầu sách Sáng Thế cho tới sách Khải Huyền, người nữ đó đă theo sát mặc khải chương tŕnh cứu độ nhân loại của Thiên Chúa. V́ Đức Mẹ Maria hiện diện trong Giáo hội như Mẹ Chúa Cứu Thế, đă tham dự với t́nh hiền mẫu trong “cuộc chiến cam go chống lại quyền lực bóng tối…” (138) vẫn c̣n tiếp diễn trong lịch sử nhân loại. Và Giáo hội được đồng hóa với “Người Nữ mặc áo mặt trời” (Kh.12,1) (139), điều đó có thể nói: “Trong Đức Trinh Nữ Rất Thánh, Giáo hội đă đạt tới sự trọn lành không t́ ố hay vết nhăn”. Do đó, khi người tín hữu, với đức tin, ngước mắt lên nh́n Đức Mẹ trong cuộc lữ hành trần thế, họ “cố găng lớn lên trong sự thánh thiện” (140). Đức Mẹ Maria, người con gái Sion cao quư, giúp đỡ mọi con cái bất cứ ở đâu và bất kỳ hoàn cảnh nào, được t́m thấy Chúa Kitô, đường đưa họ về nhà Cha.

V́ thế, trong suốt cuộc sống, Giáo hội luôn duy tŕ với Mẹ Thiên Chúa mối dây liên kết bao trùm cả quá khứ, hiện tại và tương lai trong mầu nhiệm cứu rỗi, và Giáo hội tôn kính Mẹ như là Mẹ thiêng liêng của nhân loại, và là Trạng Sư ơn thánh.

3. Ư Nghĩa Năm Thánh Mẫu

48. Chính v́ mối liên hệ đặc biệt giữa nhân loại và người Mẹ này mà Tôi đă công bố Năm Thánh Mẫu trong Giáo hội vào thời kỳ trước khi kết thúc năm 2000 kể từ ngày Chúa Kitô giáng sinh. Trong quá khứ, một sáng kiến tương tự cũng đă được thực hiện khi Đức Piô XII công bố năm 1954 là Năm Thánh Mẫu, để làm nổi bật sự thánh thiện đặc biệt của Mẹ Chúa Kitô, đă được diễn tả trong mầu nhiệm Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (đă được định tín đúng một thế kỷ trước) và mầu nhiệm Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời. (141).

Giờ đây, theo đường hướng của Công đồng Vaticanô II, Tôi cũng muốn nhấn mạnh về sự hiện diện đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo hội Ngài. V́ đây là chiều hướng căn bản phát xuất từ khóa Thánh Mẫu học của Công đồng đă được bế mạc hơn hai mươi năm nay. Thượng Hội Đồng các Giám mục khóa bất thường họp năm 1985 đă thúc đẩy mọi người hăy trung thành noi theo giáo huấn và chỉ dẫn của Công đồng. Chúng ta có thể nói rằng, hai biến cố này – Công đồng và Thượng Hội đồng – biểu hiện điều Chúa Thánh Linh muốn “nói với Giáo hội” trong giai đoạn lịch sử hiện tại.

Trong phạm vi vấn đề này. Năm Thánh Mẫu phải là dịp khuyến khích việc đọc lại và đọc cẩn thận hơn những ǵ Công đồng dạy về Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm Giáo hội mà nội dung Thông điệp này dành cho đề tài đó. Ở đây chúng tôi không những chỉ nói đến giáo lư về đức tin mà c̣n nói về đời sống đức tin nữa, và như thế nói về “đường tu đức Thánh Mẫu” xác thực nh́n dưới ánh sáng Thánh Truyền và đặc biệt là đường tu đức mà Công đồng đă cổ vơ chúng ta (142). Hơn nữa, đường tu đức Thánh Mẫu cũng như sự sùng kính Đức Mẹ tương xứng gặp được nguồn mạch sung măn trong kinh nghiệm lịch sử của nhiều người và nhiều cộng đoàn Kitô hữu khác nhau đang hiện diện giữa các dân tộc khác nhau và các quốc gia trên thế giới. Về điểm này giữa muôn vàn nhân chứng và tôn sư của đường tu đức Thánh Mẫu này, Tôi muốn gợi lại khuôn mặt thánh Louis Marie Grignion de Montfort (143), người đă đề xướng việc tận hiến cho Chúa Kitô nhờ tay Đức Mẹ Maria, như phương thế hữu hiệu để giáo dân sống trung thành với lời hứa Phép Thanh Tẩy. Tôi vui mừng nhận thấy trong thời đại chúng ta cũng không thiếu những cách biểu lộ mới về đường tu đức và về ḷng sùng kính này.

Như vậy chúng ta có những điểm vững chắc cho việc tham khảo để lưu ư và dơi theo văn bản của Năm Thánh Mẫu này.

49. Năm Thánh Mẫu này sẽ bắt đầu vào ngày Đại Lễ Hiện Xuống, tức là ngày 7 tháng 6 sắp tới. Năm Thánh này không những có mục đích nhắc lại rằng Đức Mẹ Maria đă “đi tiền phong” trước khi Chúa Kitô tiến vào lịch sử nhân loại, mà c̣n nhấn mạnh rằng, trong ánh sáng của Đức Maria, từ ngày mầu nhiệm Nhập Thể được hoàn thành, lịch sử nhân loại bước vào “thời viên măn” và Giáo hội là dấu chỉ của thời viên măn đó. Là Dân Thiên Chúa, Giáo hội thực hiện cuộc lữ hành đức tin hướng về vĩnh cửu giữa ḷng các dân tộc và các quốc gia, bắt đầu từ Lễ Hiện Xuống, Mẹ Chúa Kitô đă hiện diện ngay từ khởi đầu “thời gian của Giáo hội” khi Mẹ sốt sắng cầu nguyện giữa các Tông đồ và môn đệ Chúa để chờ đợi Chúa Thánh Linh ngự xuống, th́ Đức Mẹ cũng luôn luôn “đi tiền phong” trong cuộc hành tŕnh Giáo hội trong lịch sử nhân loại. Đúng là “Nữ tỳ của Chúa”, Đức Mẹ là người không ngừng cộng tác vào việc cứu chuộc đă được Chúa Kitô Con Mẹ hoàn thành.

Như thế, nhờ Năm Thánh Mẫu này, Giáo hội không những được mời gọi hồi tưởng lại tất cả những ǵ trong quá khứ đă chứng tỏ sự cộng tác mẫu tử cách đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa vào công cuộc cứu chuộc trong Chúa Kitô, mà c̣n kêu gọi Giáo hội chuẩn bị cho tương lai những cách thức cho việc cộng tác này theo phận sự riêng của Giáo hội. V́ cuối Đệ nhị Thiên niên Kỷ Kitô giáo, một viễn tượng mới sẽ được mở ra.

50. Như đă nói ở trên, giữa các anh em ly khai, cũng có nhiều người tôn kính và ca tụng Mẹ Thiên Chúa, đặc biệt nhất là anh em Đông phương. Đây là ánh sáng Mẹ Maria chiếu trên phong trào đại kết. Đặc biệt Tôi muốn nhắc lại lần nữa rằng: trong Năm Thánh Mẫu này cũng sẽ kỷ niệm 1000 năm thánh Vladimir lănh Bí Tích Thanh Tẩy (988), ngài là đại hoàng tử thành Kiev. Chính ngài đă khai sinh Kitô giáo trong các lănh thổ gọi là Rus, và về sau, trong các lănh thổ của Đông Âu. Theo cách thức này, nhờ công việc truyền bá Phúc âm Kitô giáo đă tràn lan qua Châu Âu, sang tới các phần đất miền Bắc Á châu. Đặc biệt trong Năm Thánh Mẫu này chúng tôi ước mong kết hợp trong lời cầu nguyện với tất cả những ai mừng kỷ niệm 1000 năm Bí Tích Thánh Tẩy này, cả anh chị em Chính Thống Giáo và Công Giáo. Cùng với Công đồng Vaticanô II, chúng tôi xác nhận và nhắc lại những cảm t́nh vui mừng và đầy an ủi khi thấy “anh chị em Đông phương..với ḷng nhiệt thành và tâm hồn cung hiến, nhất tâm sùng kính Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh” (144). Mặc dầu chúng ta vẫn c̣n trải qua hậu quả đau thương về việc chia rẽ đă xảy ra sau đó mấy chục năm (1054), nhưng chúng ta có thể nói rằng: trước tôn nhan Mẹ Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta thật là anh chị em trong Dân Tộc Đấng Thiên Sai, được kêu gọi để trở nên một gia đ́nh của Thiên Chúa trên mặt đất. Như Tôi đă công bố vào ngày đầu Năm Mới: “Chúng tôi ước mong xác nhận lại gia tài chung của tất cả anh chị em trên địa cầu này”. (145)

Khi loan báo Năm Thánh Mẫu, Tôi cũng đă cho biết Năm Thánh sẽ bế mạc vào ngài Đại Lễ Đức Mẹ Lên Trời trong năm tới, để nhấn mạnh “Một Điềm vĩ đại xuất hiện trên trời” đă nói trong sách Khải Huyền. Như thế, chúng tôi cũng muốn đáp lại lời Công đồng cổ vơ: Công đồng trông đợi Đức Maria “là biểu hiệu mối hy vọng chắc chắn và là niềm an ủi cho Dân Chúa trong cuộc lữ hành”. Và Công đồng biểu lộ sự thúc đẩy đó bằng những lời sau đây: “Tất cả mọi Kitô hữu hăy thiết tha khẩn nguyện Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ nhân loại, để như Mẹ đă trợ giúp Giáo hội sơ khai bằng lời cầu nguyện của ḿnh, ngày nay được tôn vinh vượt trên các Thần Thánh trên trời, Mẹ cũng cầu bầu cùng Con Mẹ trong sự hiệp thông toàn thể các thánh cho tới khi mọi gia đ́nh dân tộc hoặc đă mang danh hiệu Kitô hữu, hoặc chưa biết Đấng Cứu Chuộc ḿnh, đều hân hoan đoàn tụ trong an b́nh và ḥa thuận, hợp thành một Dân Thiên Chúa duy nhất, làm vinh danh Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh và không phân chia.(146).

 

 

KẾT LUẬN

 

51. Cuối phụng vụ Giờ Kinh hằng ngày, Giáo hội dâng lên Mẹ những lời khẩn cầu, trong đó có lời kinh sau đây:

“Lạy Mẹ Chúa Cứu Thế yêu dấu,

Là cửa thiên đàng, là ngôi sao biển

Hăy giúp đỡ dân tộc của Mẹ đă sa ngă đang cố gắng chỗi dậy

Mẹ đă sinh hạ Đấng Tạo Hóa trước sự ngạc nhiên của vạn vật”.

“Trước sự ngạc nhiên của vạn vật”. Những lời này của bài ca đối xướng biểu lộ “kinh ngạc của đức tin” theo mầu nhiệm chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Theo một ư nghĩa nào đó, sự kinh ngạc này cũng xảy ra trong ḷng mọi thụ tạo và trực tiếp trong ḷng Giáo hội. Đấng Tạo Hóa và là Chúa muôn loài, Ngài đă tỏ ra sâu nhiệm diệu kỳ biết bao trong việc “mặc khải chính ḿnh” cho nhân loại (147). Rơ ràng biết bao Ngài đă lấp đầy mọi thời gian khoảng cách vô tận phân chia giữa Đấng Tạo Hóa và loài thụ tạo! Nếu Thiên Chúa tự ḿnh là Đấng khôn tả và khôn lường hơn trong thực tại Ngôi Lời Nhập Thể, là Đấng đă làm người nhờ Đức Trinh Nữ thành Nazareth.

Nếu tự đời đời Ngài đă muốn kêu gọi con người thông phần vào bản tính Thiên Chúa (2Pr.1,4), th́ có thể nói Ngài đă làm cho phù hợp việc “thần hóa” con người theo những điều kiện lịch sử nhân loại, đến nỗi dầu sau khi phạm tội, Ngài vẫn sẵn sàng phục hồi với một giá cao chương tŕnh vĩnh cửu của t́nh thương Ngài qua việc “làm người” của Con Ngài, là Đấng đồng bản tính với Ngài. Toàn thể thụ tạo và trực tiếp hơn chính con người, không thể không bị sửng sốt trước hồng ân mà nhờ đó họ được thông phần trong Chúa Thánh Linh: “Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến nỗi đă ban chính Con Một Người” (Ga.3,16).

Ngay tại trung tâm mầu nhiệm này, ở giữa sự kinh ngạc của đức tin đó, có Đức Mẹ Maria, Là Mẹ yêu dấu của Chúa Cứu Thế, Đức Mẹ là người đầu tiên đă cảm nghiệm việc:

“Sinh hạ Đấng Tạo Hóa trước sự ngạc nhiên của tạo vật”.

52. Nhữg lời ca phụng vụ đối xướng đó c̣n biểu lộ một sự thật về việc “biến đổi lớn lao” mà mầu nhiệm Nhập Thể thiết lập cho con người. Sự biến đổi này có ảnh hưởng tới toàn thể lịch sử nhân loại ngay từ buổi ban đầu như trong các đoạn đầu sách Sáng Thế đă mặc khải và cho đến tận cùng thế giới mà Chúa Giêsu đă mặc khải cho chúng ta rằng: “không  biết  ngày, không  biết  giờ” (Mt.25,13). Đó là cuộc biến đổi liên tục và bất tận giữa sa ngă và chỗi dậy, giữa người tội lỗi và người công chính có ơn nghĩa. Đặc biệt phụng vụ Mùa Vọng được đặt vào chính trung tâm cuộc biến đổi này và luôn ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại, khi phụng vụ ca lên: “Xin hăy giúp đỡ dân tộc của Mẹ đă sa ngă nhưng đang cố gắng chỗi dậy!”.

Những lời nhắc này ứng dụng cho mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, cho các quốc gia và dân tộc, cho các thế hệ và các kỷ nguyên lịch sử nhân loại, cho riêng kỷ nguyên chúng ta, cho những năm thuộc Thiên niên Kỷ này sắp kết thúc: “Hăy giúp đỡ, vâng hăy giúp đỡ dân tộc đă sa ngă!”.

Đây là lời khẩn cầu dâng lên Đức Mẹ Maria, “Mẹ yêu dấu của Chúa Cứu Thế”, là lời khẩn cầu dâng lên Chúa Kitô, Đấng nhờ Mẹ Maria đă bước vào lịch sử nhân loại. Năm này qua năm khác, lời ca đối xướng hướng về Mẹ, gợi lên giây phút hoàn tất cuộc biến đổi lịch sử cốt yếu này, cái giây phút tiếp tục biến đổi một cách khó ḷng đảo ngược lại được từ “sa ngă” tới “chỗi dậy”.

Nhân loại đă thực hiện được những phát minh lạ lùng và đă đạt được những kết quả phi thường trong phạm vi khoa học và kỹ thuật. Nhân loại đă hoàn thành những tiến bộ vĩ đại trên con đường phát triển và văn hóa, và có thể nói trong thời gian gần đây nhân loại đă thành công trong việc gia tăng tốc độ tiến triển của lịch sử. Nhưng sự biến đổi nền tảng, một sự biến đổi nói được là “nguồn gốc” vẫn theo sát cuộc hành tŕnh nhân loại và qua mọi biến cố lịch sử, nó bám sát từng người và mọi người. Đó là cuộc biến đổi từ “sa ngă” đến “chỗi dậy”, từ sự chết đến sự sống. Đây cũng là cuộc thách thức liên lỉ đối với lương tâm nhân loại, một cuộc thách thức cho toàn thể nhận thức lịch sử của con người: cuộc thách thức bám sát đường lối “không sa ngă” trên mọi nẻo đường luôn luôn cũ và luôn luôn mới, và “lại chỗi dậy” nếu sa ngă đă xẩy ra.

Bởi v́ Giáo hội với toàn thể nhận loại tiến tới ranh giới của năm hai ngàn, về phần Giáo hội với toàn thể cộng đồng tín hữu hợp nhất với mọi người nam nữ có thiện chí đón nhận cuộc thách thức vĩ đại hàm chứa trong lời ca đối xướng về Mẹ Maria:

“Dân tộc đă sa ngă sẽ cố gắng lại chỗi dậy” và Giáo hội dâng lên Chúa Cứu Thế và Mẹ Ngài lời cầu khẩn: “Xin giúp đỡ chúng con”. V́ như lời cầu xin này chứng nhận, Giáo hội nh́n thấy Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm riêng của ḿnh. Giáo hội thấy Đức Mẹ Maria đă bám sâu vào lịch sử nhân loại, vào ơn gọi vĩnh cửu của con người theo chương tŕnh quan pḥng Thiên Chúa đă định liệu cho họ từ đời đời. Giáo hội thấy Đức Mẹ Maria đầy t́nh mẫu tử đang hiện diện và chia sẻ trong mọi khó khăn phức tạp bao vây cuộc sống cá nhân, gia đ́nh và các quốc gia; Giáo hội thấy Mẹ giúp đỡ dân Kitô hữu trong cuộc chiến đấu không ngừng giữa thiện và ác, để bảo đảm rằng họ “không sa ngă” hay là nếu họ đă sa ngă th́ “lại chỗi dậy”.

Với tất cả tấm ḷng, Tôi hy vọng rằng những suy tư chứa đựng trong Thông điệp cũng sẽ giúp làm mới lại tầm nh́n tận thâm tâm của tất cả những tín hữu.

Với tư cách là Giám mục Roma, Tôi gửi đến tất cả những người mà những tư tưởng này nhắm tới, cái hôn b́nh an, lời chào thăm và phép lành của Tôi trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Amen.

Làm tại Roma, bên cạnh Đền thánh Phêrô, ngày 25 tháng 3, Đại lễ Truyền Tin năm 1987, năm thứ 9 triều đại Giáo Hoàng của Tôi.

GIOAN PHAOLO II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÚ THÍCH

1. Xem Công đồng chung, Hiến Chế Tín Lư về Giáo hội Ánh Sáng Muôn Dân, số 52 và toàn thể chương VIII, với tựa đề”Nhiệm Vụ Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo hội.

2. Từ ngữ “thời viên măn” giống từ ngữ dân tộc Giuđa dùng trong Kinh Thánh (St.29,21; I Sam.7,12;Tb.14,5) cũng như người Do Thái giáo, đặc biệt là trong Tân Ước (Mc.1,15;Lc.21,24; Ga.7,8; Ep.1,10). Xét về h́nh thức, thuật ngữ này không những muốn nói đên sự kết thúc một quá tŕnh thời gian, nhưng c̣n muốn nói lên ư nghĩa một sự chín mùi hay hoàn tất một thời đoạn, v́ hiện thực một sự mong chờ, v́ thế mang đặc tính cánh chung. Nếu xét đến đoạn Gal.4,4 và theo mạch văn th́ điều này muốn nói đến việc Con Thiên Chúa đến và cho thấy thời gian từ lời hứa cho Abraham đến Lề Luật Môsê đă đạt đến đỉnh cao và Đức Kitô đă làm trọn lời hứa của Thiên Chúa và vượt lên trên luật cũ.

3. Sách Lễ Rôma, kinh Tiền Tụng 8/12; Thánh Ambrôsiô: “De instutione virginis” XV,93-94; Pl.16,342; LG.68.

4. Xem LG số 58.

5.Thông điệp Chirsti Matri (15/9/1966), Tông huấn Signum Magnum (13/5/1967) và Tông huấn Marialis Cultus (2/2/1974) của ĐGH Phaolô VI

6. Xem thánh Gioan Damaseno : Hom. In Dormitone 1,8-9 Ch.80,103-107

7. Xem Insegnamenti di Giovanni Paolo II VI/2 (1983) 225f Đức Piô IX, Tông Thư Ineffabilis Deus (8/12/1854) và Piô IX P. M Acta, phần I, 597-599

8.  Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng số 22

9. Công đồng Ephêsô trong Conciliorum Occumenicorum Decreta. Công đồng Bologna năm 1973 và Công đồng Chaledon, DS 300,303

10. Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng số 22.

11. LG. số 52

12. LG. số 58

13. LG. số 63. Xem thánh Ambrôsio quảng diễn Phúc âm theo thánh Luca 2,7. De Institutione Virginis XIV 88,89,”L 16,341

14. LG. số 64

15. LG. số 65

16. Thánh Benađô: Bài giảng lễ Sinh Nhật Mẹ - De Aquaeductu,6.S. Bernađi Opera V, 1968,279. Xem In laudibus Virginis Matris Homilia II, 17; ed, cit, IV,1966,341f

17. LG. số 63

18. LG. số 63

19. Xem thánh Gioan Damascdnô: Hom in Nativitatem 7;10;S ch 80,65,73; Hom in Dormitionem I,3; S. Ch, 80,85.

20. LG. số 55

21. Xem Origen, In Lucam homiliae, VI, 7; S. Ch. 87, 148; Severianus of Gabala, In mundi Creationem, Oratio VI, 10; PG 56, 1976 Thánh John Chrysostom, In Annuntiationem Deiparae et Con ra Arium impium, PG 62, 765f; Basil of Seleucia, Oratio 39. In Sanctissimae Deiparae Annuntiationem, 5, PG 85, 441-446; Thánh Sophronius of Jerusalem, Oratio II, In Sanctissimae Deiparae Annuntiationem 17-19; PG 87/3, 3235-3240. Thánh John Damas cenô, Hom. in Dormitionem, 1, 70. S. Ch. 80, 96-101. Thánh Jerome, Epistola 65, 9: PL 22, 628; Thánh Ambrose, Expos Evang. sec.Lucam II, 9; Thánh Agustine, Sermo 291, 4-6; PL 38. ect.

22. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 55.

23. Hiến Chế Ánh Sảng Muôn Dân số 53.

24. Xem Đức Piô XI: Tông Huấn Ineffabilis Deus (8-12-1854); Đức Piô IX P. M. Acta, phần I, 616. Hiến Chế Ánh Sảng Muôn Dân Số 53

25. Xem Thánh Germanus thành Constantinople, In Annuntia tionem S.S. Deiparae Hom.; PG 98, 327f; Thánh Andrew thành Crêta, Canon in B. Mariae Natalem, 4: PG 97, 1321f; In Nativitatem B. Mariae, I: PG 97, 811f; Hom. in Dormitionem S. Mariae I: PG 97,811f,Hom in Dormitionem S. Mariae I:PG97

26. Phụng vụ giờ kinh ngày 15/8  Lễ Mẹ Hồn Xác về Trời Ca văn I và II Giờ Kinh Chiều: thánh Phêrô Đamianô: Crmina et preces, XLVII: PL 145,934

27. Divina Commedia, Pered, XXX, I: xem phụng vụ giờ kinh, lễ kính Đức Trinh Nữ Maria ngày thứ Bảy, Ca văn II

28. Xem Thinh Augutis, De Sexe Vi398, Sermo 25, 7: PL. 46.937f

29. Hiến Chế Tín Lư về Mặc Khải của Thiên Chúa. số 5

30. Xem thánh Irênêo: Expositio doctrinae Apostolicae. 33:S   Ch. 62, 83-86, và Adversus Haereses V.19;I S.Ch. 153,248-250, 

31. Hiến Chế về Mặc Khải của Thiên Chúa. số 5

32. LG. số 56

33. LG. số 56

34. Ibid., 56.

35. Xem Thành Aparine De Sonie Painin. Bi 40, 198, và Thánh Leô Ck: Trountut 21, thena Danc 138, 86.

36. Ascent of Mount Carmel 1, 11, Ch. 1,46

37. Hiến Chế Ảnh Sông Muộn Dân số 58

38. Hiến Chế Ảnh Sông Muôn Dân  số 58

39, Hiến Chế về Mạc Khôi của Thiên Chúa số 5

40. Xem Thánh Bènadó: In Dominica infra octavam Assumpc onis Sermo, 14: S. Bernardi Opera, V, 1968, 273.

41. Thánh Irèně, Adversus Herreses III, 22,4 5. CL 211,48 444 và Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số Số, ghi chú 6

42. Hiến Chế Ánh Sảng Muôn Dân số 56

43. Xem Thánh Augustino: Sermo 25 (Sermones inediti) 1: PL 46,938.

44, Hiến Chế Anh Sáng Muôn Dân số 60

45, Hiến Chế Anh Sang Muôn Dân số 61

46. Hiền Chế Anh Sàng Muôn Dân số 62

47. Xem Comm, in Joan I,6: PG 14,31. Xem Thành Ambrôsiô, Expos. Evang, sec Lucam, X. 129-131: CSEL 32/4, 504f

48. Hiến Chế Ảnh Sáng Muôn Dân số 5 và 53 và Hành Augustiono, De Sancta Virginitate Vt. 6 PL 40, 399,

49. LG. 55

50. Xem Thánh Leo Ch: Treenrir 26, De Note Pres yCCL 138, 126.

51. Hiến Cho Ánh Sơng Muộn Dân số 99

52. Thánh Augustino, De Civitate Dei, XVIII, 51: CCL 48.650

53. Hiển Chế Ánh Sáng Muôn Dân 8

54, Hiến Chế Ánh Sáng Muốn Dân số 9

55. Hiến Chế Ánh Sảng Muôn Dân số 9.

56. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 8

57. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân tố 9,

58. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 65,

59. Hiến Chế Ánh Sảng Muôn Dân số 59,

60. Hiến Chế về Mạc Khải của Thiên Chúa số 5,

61. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 63.

62. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 9.

63. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 65.

64. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 65.

65. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 65.

66. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 13.

67. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 13.

68. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 13,

69. Xem Sách Lễ Roma: Công thức hiến dâng chén thánh trong các Kinh Nguyện Thánh Thể.

70. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 1.

71. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 13

 

72. Hiến Chế Ảnh Sáng Muôn Dân số 15.

73. Sắc Lệnh về Hiệp Nhất số 1.

74. Hiến Chế Ánh Sảng Muốn Dân số 68, 69. Xem Đức Leo XIII, Encyclical nis, XV, 300-312. djutricem Populi (5 Sept. 1895); Acta Leonis XV,300-312

75. Sắc Lệnh về Hiệp Nhất số 20.

76. Sắc Lệnh về Hiệp Nhất số 19.

77. Sắc Lệnh về Hiệp Nhất số 14.

78. Sắc Lệnh về Hiệp Nhất số 15.

79. Hiến Chế Ánh Sáng Muốn Dân số 66

80. Công Dong Chung Chalcedon, Definitio Fidel: Conciliorum Oecumenicorum Decreta, Bologna 1973, 86 (DS 301).

81. Xem The Weddash Maryam và Matshafa Kidana Mehrat (Book of the Pact of Mercy).

82. Xem Thánh Ephrem, Hymn. de Nativitate: Scriptores Syri, 82, CSCO, 186.

83. Xem Thánh Gregorio de Narek, Le livre de Prières: S. Ch.78, 160-163; 428-432.

84. Đệ Nhị Công Đồng Chung Nicea: Conciliorum Decument corum Decreta, Bologna 1973, 135-138 (DS 600-609).

85. Hiển Chế Anh Sảng Muôn Dân số 59.

86. Sắc Lệnh về Hiệp Nhất số 19.

87. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 8.

88. Hiển Chế Ánh Sảng Muôn Dân số 9.

89. Như chúng ta được biết, những lời trong bài ca Magnificat chứa đựng hoặc ảnh hưởng bởi các lời trong Cựu Ước.

90. Hiến Chế về Mạc Khải của Thiên Chúa số 2.

91. Xem Thánh Justinô: Dialogus cum Tryphone Judaeo, 100.

Otto 11; 358. Thánh Irênèo: Adversus Haereses 111, 22, 4: S. Ch. 211, 439-445. Tertullianô, De carne Christi, 17, 4-6: CCL 2, 904f. ALL

92. Xem Thánh Epiphaniô, Panarion III, 2; Haer. 78, 18. PG 42,

727-730.

93. Instruction on Christian Freedom and Liberation (22 March1986), 97.

94. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 60.

95. Hiển Chế Ảnh Sáng Muôn Dân số 60.

96. Xem Thánh Bernadô: In Dominica infra oct. Assumptionis Sermo, 2: S. Bernardi Opera, V, 1968, 263. và In Nativitate B.Mariae Sermo - De Aquaeductu 12: ed. cit., 283.

97. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 62,

98. Hiến Chế Ảnh Sảng Muôn Dân số 62,

99. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 61.

100. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 62.

101. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 61.

102 Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 61

103. Hiển Chế Ánh Sáng Muốn Dân số 62

104, Hiến Chế Ảnh Sảng Muốn Dân số 62.

105. Hiến Chế Ánh Sông Muốn Dân số 62. Xem Kinh Tiên Tung Lê Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ và là Trung Gian Ơn Thánh trong Collectio Missarum de Beata Maria Virnine 1987, 1, 120.

106. Hiển Chế Ảnh Sảng Muôn Dân số 62

107. Hiến Chế Ảnh Sảng Muốn Dân số 62 và xem Thánh Gioan Damacênd, Hom. in Dormitionem. 1, 11; 11, 2, 14, 111, 2. S. Ch. 80, 111. Thánh Bernado: In Assumptione B. M. Sermo 1-2, S. Bernardi Opera V, 1968, 228-238.

108. Hiến Chế Ánh Sảng Muôn Dân số 59. Xem Đức Piô XII Tông Huán Munificentissimus Deus (1 Nov. 1950) AAS 42 (1950) 769-771. Xem Thánh Bernadô: In Dominica infra Oct. Assumptionis Sermo 3: S. Bernardi Opera V, 1968, 263f.

109. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 53.

110. Xem Thánh Bernadô, In Dominica infra oct. Assumptionis Sermo 1-2; S. Bernardi Opera, V, 1968, 262f. Xem Đức Lêô XIII Acta Leonis, XI, 299-315.

111. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 55.

112. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 59.

113. Hiến Chế Ảnh Sáng Muôn Dân số 36.

114. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 36.

115. Xem Thánh John Damascenô, Hom. in Nativitatem, Hom. in Dormitionem I, 2, 12, 14; II, 11; III; 4: S. Ch. 80, 59f.

116, Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 62.

117. Hiến Chế Anh Sáng Muôn Dân số 63.

118. Hiến Chế Ảnh Sảng Muôn Dân số 63.

119. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 66.

120. Xem Thánh Ambrosio, De Institutione Virginis, XIV, 88 89: PL 16, 341. Thánh Augustino, Sermo 215, 4: PL 38, 1074; De Sancta Virginitate, II, 2; V, 5; VI, 6: PL 40, 397; 398f; 399; Sermo 191, II, 3: PL 38, 1010f.

121. Hiển Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 63.

122. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 64.

123. Hiến Chế Ánh Sảng Muôn Dân số 64.

124. Hiển Chế Ánh Sáng Muốn Dân số 64,

125. Hiến Chế Ánh Sảng Muốn Dân số 64,

126. Hiển Chế Tín Lư về Mạc Khải của Chúa, số 8. Xem Thánh Bonaventura, Comment in Evang. Lucae. Ad Claras Aquas VII, 53, No. 40; 68 No. 109.

127. Hiến Chế Ảnh Sảng Muôn Dân số 64.

128. Hiến Chế Ánh Sảng Muốn Dân số 63,

129. Hiến Chế Ảnh Sáng Muôn Dân số 63,

130. Xem Thánh Augustinô, In Joan. Evang, fract. 119, 3: CCL-36, 659.

131. Hiến Chế Ánh Sảng Muôn Dân số 62,

132. Hiển Chế Ánh Sảng Muộn Dân số 63.

133. Hiến Chế Mục Vụ: Vui Mừng và Hy Vọng, số 22.

134. Xem Đức Phaolô VI, Discourse of 21 November 1964: AAS 56. (1964) 1015.

135. Đức Phaolô VI, Solemn Profession of Faith (30 June 1968), 15: AAS 60 (1968) 438f.

136. Đức Phaolô VI, Discourse of 21 November 1964 AAS 56 (1964) 1015.

137. Đức Phaolô VỊ; 1016.

138. Hiến Chế Mục Vụ: Vui Mừng và Hy Vọng, số 37.

139. Xem Thánh Bernado, In Dominica infra oct. AssumptionisSermo: S. Bernardi Opera, V, 1968, 262-274.

140. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 65.

141. Xem Tông Thư Fulgens Corona (8 September 1953): AAS 45 (1953) 577-592. Đức Piô X với Tông Thư Ad Diem Illum (2 February 1904): Pii X P. M. Acta, I, 147-166.

142. Hiến Chế Ánh Sảng Muôn Dân số 66-67.

143. Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, Traité de la Vraie dévotion à la sainte Vièrge. - Thánh Alphongso Ligourid: Le Glorie di Maria.

144. Hiến Chế Ánh Sáng Muộn Dân số 69.

145. Bài Giảng ngày I January 1987 của Đức Gioan Phaolô II.

146. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 69.

147. Hiến Chế Tin Lư về Mạc Khải của Thiên Chúa số 2,

 

 

 

 

Tông Thư

Mulieris Dignitatem

Phẩm Giá Và Ơn Gọi Của Người Phụ Nữ

Của Đức Thánh GH Gioan Phaolô II.

Ban hành 15/08/1988

Chuyển ngữ Lm. Augustino Nguyễn Văn Trinh

 

 

DẪN NHẬP

Một dấu chỉ thời đại

1. Phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ là đề tài thường xuyên của môn nhân bản và của Kitô giáo, trong những năm gần đây lại mang một ư nghĩa thật đặc biệt. Ngoài những lư do khác, chúng ta c̣n thấy những đóng góp của Huấn quyền trong nhiều tài liệu của Công đồng Vaticanô II, được sứ điệp bế mạc xác nhận: “Thời điểm đến, thời điểm thực sự đă đến để khai triển trọn vẹn ơn gọi của người phụ nữ; thời điểm mà người phụ nữ gây được ảnh hưởng trong xă hội, một sự tỏa sáng, một vị trí mà từ trước đến nay chưa bao giờ đạt được. V́ thế, trong thời điểm này, nhân loại cảm nhận một biến chuyển sâu xa, những người phụ nữ thấm nhuần tinh thần Phúc Âm có thể giúp rất nhiều để nhân loại khỏi phải sa đọa” [1]. Những lời của sứ điệp làm nổi bật tất cả những ǵ đă được tŕnh bày trong giáo huấn của Công đồng, đặc biệt trong Hiến chế mục vụ “Vui mừng và Hy vọng – Gaudium et Spes” [2] và trong “Sắc lệnh về Tông đồ giáo dân – Apostolicam Actuositatem” [3].

Những suy tư như thế đă có trước Công đồng, như trong một chuỗi diễn từ của Đức Giáo hoàng Piô XII [4] và trong Thông điệp “Ḥa b́nh trên thế giới – Pacem in terris” của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII [5]. Sau Công đồng Vaticanô II, vị tiền nhiệm của Tôi là Đức Giáo hoàng Phaolô VI đă làm nổi bật ư nghĩa cùa “dấu chỉ thời đại” này, khi Ngài nâng hai thánh Têrêsa Avila và Catharina thành Siêna lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh [6]; ngoài ra, theo yêu cầu của Thượng Hội đồng Giám mục vào năm 1971, ngài đă lập một ủy ban chuyên nghiên cứu các vấn đề thời đại trong liên hệ với vấn đề “đề cao phẩm giá và trách nhiệm của ngươi phụ nữ” [7]. Trong một bài diễn từ, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đă nói: “Ngay từ đầu Kitô giáo, người phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng hơn bất cứ nơi tôn giáo nào; chính Tân Ước đă minh chứng điều này dưới nhiều phương diện đáng chú ư… Rơ ràng, người phụ nữ cũng được tham gia vào cơ cấu sống động và mạnh mẽ của Kitô giáo; có lẽ người ta đă không khám phá ra hết các sức lực và khả năng này” [8].

Các nghị phụ của Thượng Hội đồng Giám mục kỳ cuối (vào tháng 10 năm 1987) với chủ đề “ơn gọi và sứ vụ của Giáo dân trong Hội Thánh và trong thế giới sau hai mươi năm Công đồng Vaticanô II”, đă quan tâm đến phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ. Các ngài muốn đào sâu nền tảng nhân học và thần học cần thiết để giải quyết các vấn đề có liên quan đến ư nghĩa và phẩm giá con người như là nam và nữ. Vấn đề được đưa ra để t́m hiểu nguyên nhân và hệ quả quyết định của Đấng Sáng Tạo, tại sao con người luôn hiện hữu là nữ hay nam cách dứt khoát. Từ nền tảng này mới có thể giúp chúng ta nắm bắt được giá trị sâu xa của phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ, từ đó mới có thể nói về vị trí sinh động của họ trong Hội Thánh và trong xă hội.

Đó chính là chủ đề Tôi muốn tŕnh bày trong tài liệu này. Huấn dụ hậu Thượng Hội đồng sẽ được công bố sau tài liệu này, sẽ đưa ra những đề nghị mục vụ về vị trí của người phụ nữ trong Hội Thánh và trong xă hội; những đề nghị này đă đúc kết những suy tư quan trọng rút từ những chứng cứ của các dự thính viên giáo dân nam nữ đến từ các giáo hội địa phương trên khắp năm châu.

Năm Thánh Mẫu

2. Thượng Hội đồng Giám mục vừa qua họp trong năm Thánh Mẫu; năm này thúc đẩy cách đặc biệt để nghiên cứu đề tài do Thông điệp “Mẹ Đấng Cứu Thế – Redemptoris Mater” đề ra. Thông điệp này triển khai và hiện tại hóa giáo lư Công đồng Vaticanô II nơi chương VIII của Hiến chế tín lư về “Hội Thánh – Lumen Gentium”. Chương này có một tựa đề rất ư nghĩa: “Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh”. Đức Maria – “người nữ” trong Thánh Kinh (x. St 3,15; Ga 2,4; 19,26) – gắn bó chặt chẽ với mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô và v́ thế hiện diện thật đặc biệt trong mầu nhiệm Hội Thánh. “Hội Thánh trong Đức Kitô được xem như là bí tích… cho sự kết hợp sâu thẳm với Thiên Chúa cũng như sự hợp nhất của cả nhân loại” [10], sự hiện diện đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Hội Thánh giúp chúng ta suy nghĩ đến mối dây độc đáo giữa “người phụ nữ” này, với toàn thể gia đ́nh nhân loại. Điều này liên hệ đến từng người, nam cũng như nữ, đến tất cả con trai con gái trong nhân loại mà qua bao thế hệ gia sản nền tảng của toàn thể nhân loại được hiện thực, gia sản này gắn kết với mầu nhiệm của “khởi nguyên” theo Thánh Kinh: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh ḿnh; Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27) [11].

Chân lư ngàn đời về con người như là nam và nữ là một chân lư bất biến dựa theo kinh nghiệm, nhưng chỉ được sáng tỏ trong Ngôi Lời nhập thể. Công đồng dạy: “Đức Kitô đă cho con người biết rơ về chính ḿnh và tỏ cho họ biết thiên chức rất cao cả của họ” [12]. Vậy chúng ta có được phép dựa vào sự kiện “cho con người biết rơ về chính ḿnh” để khám phá vị trí đặc biệt của “người phụ nữ” được trở thành Mẹ của Đức Kitô hay không? Sứ điệp của Đức Kitô được ghi trong Phúc Âm là nền tảng cho trọn Thánh Kinh gồm Cựu ước lẫn Tân ước, có nói ǵ cho Hội Thánh và nhân loại về phẩm giá và ơn gọi của ngươi phụ nữ hay không?

Đó chính là đề tài của văn kiện được ban ra cho năm Thánh Mẫu, khi chúng ta tiến gần đến lúc kết thúc thiên niên kỷ thứ hai và khởi đầu cho thiên niên kỷ thứ ba kể từ ngày sinh của Đức Kitô. Đối với Tôi, nên tŕnh bày đề tài này như một bài suy niệm th́ hay hơn.

 

 II. NGƯỜI PHỤ NỮ - MẸ THIÊN CHÚA (THÉOTOKOS)

Kết hợp với Thiên Chúa

3. “Khi thời gian tới hồi viên măn, Thiên Chúa đă sai Con ḿnh tới, sinh làm con một người đàn bà”. Với lời trong Thư gởi giáo đoàn Êphêsô (4,4), Thánh Tông đồ Phaolô nối kết những thời điểm chính yếu của việc thực hiện các “mầu nhiệm đă được Thiên Chúa xác định từ trước” (x. Ep 1,9). Chúa Con là Ngôi Lời đồng bản thể với Chúa Cha, đă làm người và được một người phụ nữ sinh ra, khi “thời gian tới hồi viên măn”. Sự kiện này đưa lịch sử loài người, cũng là lịch sử cứu độ, đến đỉnh cao. Điều đáng ghi nhận là Thánh Tông đồ không gọi Mẹ Đức Kitô theo tên riêng “Maria”, nhưng chỉ nói là “một người đàn bà”: điều này phù hợp với những lời trong Tiền Tin Mừng nơi sách Sáng Thế (x. St 3,15). Người nữ này hiện diện ngay trong biến cố trung tâm của mầu nhiệm cứu độ, biến cố này xác định “thời điểm viên măn”: biến cố đă trở thành hiện thực trong Bà và qua Bà.

Biến cố trung tâm, biến cố bản lề trong lịch sử cứu độ là cuộc Vượt qua của Chúa đă bắt đầu như thế. Dù vậy, cũng nên nh́n lại biến cố này từ lịch sử tinh thần của con người theo một nghĩa rộng được biểu lộ trong các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Công đồng Vaticanô II dạy: “Con người mong đợi các tôn giáo giải đáp về những bí nhiệm tiềm ẩn trong thân phận con người, những bí nhiệm xưa nay vẫn làm tâm hồn họ phải xao xuyến sâu xa: con người là ǵ? Đời người có mục đích và ư nghĩa nào? Sự thiện và tội ác là chi? Đâu là nguyên nhân và mục đích của đau khổ? Đâu là con đường dẫn tới hạnh phúc thật? Cái chết, sự phán xét và thưởng phạt sau khi chết là ǵ? Sau cùng, điều huyền bí tối hậu khôn tả vẫn bao trùm cuộc sống chúng ta là chi, chúng ta phát xuất từ đâu và chúng ta hướng về đâu?” [13]. “Từ xưa đến nay, người ta nhận thấy nơi nhiều dân tộc khác nhau một cảm thức về quyền lực tàng ẩn trong ṿng chuyển biến của sự vật và trong những biến cố của đời người, đôi khi c̣n thấy cả sự nh́n nhận một vị Thần Linh Tối Cao hay một Người Cha” [14].

Từ cái nh́n rộng lớn này, chúng ta nhận thấy tâm tư con người luôn khao khát t́m kiếm Thiên Chúa – đôi khi cũng chỉ “ḍ dẫm” (Cv 17,27) – thế nên “thời gian tới hồi viên măn” như thánh Phaolô nói trong thư, cho thấy lời đáp trả của Thiên Chúa, của Đấng, “chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17,28). Đấng ấy chính là Thiên Chúa, Đấng “đă phán dạy cha ông chúng ta nhiều lần nhiều cách qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Người đă phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Việc sai Chúa Con đồng bản thể với Chúa Cha và được “một người đàn bà” sinh ra làm người, cho thấy đỉnh điểm của việc Thiên Chúa tự mạc khải cho con người. Việc tự mạc khải này mang tính cứu độ, như Công đồng Vaticanô II đă dạy trong một bản văn khác: “Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đă muốn mạc khải chính ḿnh và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ư Ngài (x. Ep 1,9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể, trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính Thiên Chúa” (x. Ep 2,18; 2 Pr 1,4) [15].

Người phụ nữ hiện diện ngay trung tâm biến cố cứu độ này. Việc tự mạc khải của Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi, biểu lộ nét chính yếu trong mầu nhiệm Truyển tin tại Nazareth. “Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao”. – “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, v́ tôi không biết đến việc vợ chồng?” – “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, v́ thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa… V́ đối với Thiên Chúa, không có ǵ là không thể làm được” (Lc 1,31-37) [16].

Khi suy nghĩ biến cố này trong chiều kích lịch sử Israel, dân được Thiên Chúa tuyển chọn, và Đức Maria cũng thuộc về dân này, chúng ta dễ dàng nhận ra biến cố này trong viễn cảnh của tất cả những con đường nhân loại đi t́m câu trả lời cho những vấn nạn căn bản và quyết định đă làm cho họ luôn khoắc khoải. Trong mầu nhiệm Truyền Tin ở Nazareth, chúng ta đă không thấy được khởi điểm của câu trả lời dứt khoát, qua đó chính Thiên Chúa đụng đến nỗi lo âu của tâm tư con người đó sao? [17] Nơi đây không những nói đến Lời Thiên Chúa được các tiên tri công bố, nhưng c̣n nói đến câu trả lời, đó chính là sự kiện “Ngôi Lời đă làm người” (x. Ga 1,14); nhờ đó, Đức Maria được kết hợp với Thiên Chúa, một sự kết hợp vượt quá mọi mong chờ của tâm trí con người, vượt quá sự mong chờ của toàn dân Israel và đặc biệt cho các thiếu nữ của dân được tuyển chọn, là những người dựa vào lời hứa luôn mong chờ ngày nào đó một trong số họ được trở thành mẹ Đấng Messias. Thế nhưng ai trong số họ biết được rằng Đấng Messias được hứa là “Con Đấng Tối Cao”? Từ quan niệm độc thần của Cựu Ước, khó mà tưởng tượng được. Chỉ có quyền năng của Thánh Thần, Đấng “rợp bóng trên bà”, mới giúp cho Đức Maria có thể chấp nhận điều “đối với loài người th́ không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa th́ không phải thế, v́ đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (Mc 10,27).

Théotokos - Mẹ Thiên Chúa

4. Như thế, “sự viên măn của thời gian” biểu lộ rơ ràng phẩm giá ngoại thường của “người phụ nữ”. Một mặt, phẩm giá này đă được nâng lên cách siêu nhiên để có thể kết hợp với Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô; sự kết hợp này chính là cùng đích sâu xa của con người, ngay tại thế cũng như trong đời sống vĩnh cửu. Theo nghĩa này, “người phụ nữ” sẽ là người đại diện và nguyên ảnh của toàn thể nhân loại: Bà đại diện cho nhân tính của mọi người, nam cũng như nữ. Mặt khác, sự kiện nơi thành Nazareth cho thấy một h́nh thức liên kết với Thiên Chúa hằng sống, mà chỉ có “người phụ nữ” là Đức Maria mới có thể đạt được: sự liên kết giữa Mẹ và Con. Đức Trinh Nữ thành Nazareth đă thực sự trở thành Mẹ Thiên Chúa.

Chân lư này đă được niềm tin Kitô giáo đón nhận ngay từ thuở ban đầu và được Công đồng Êphêsô (năm 431) long trọng định tín [18]. Để chống lại ư kiến của Nestorius chỉ muốn nh́n Đức Maria là Mẹ theo nhân tính của Chúa Giêsu mà thôi, Công đồng này tŕnh bày ư nghĩa căn bản chức làm Mẹ của Đức Trinh Nữ Maria. Ngay trong giây phút Truyền Tin, khi đáp lại bằng tiếng “Fiat – thưa vâng”, Đức Maria đón nhận một con người là Con Thiên Chúa, đồng bản thể với Đức Chúa Cha. V́ thế Mẹ đích thực là Mẹ Thiên Chúa; v́ chức làm mẹ đụng chạm đến toàn thể con người, chứ không riêng ǵ thể xác và cũng không phải chỉ đụng chạm đến “nhân tính”. Như thế, tước hiệu Théotokos – “Đấng sinh Thiên Chúa”, Mẹ Thiên Chúa – đă trở thành tên riêng của Đức Trinh Nữ Maria để nhấn mạnh đến việc liên kết với Thiên Chúa.

Sự liên kết đặc biệt của Đấng Théotokos với Thiên Chúa được hiện thực cách tuyệt vời mọi xác định siêu nhiên cho việc liên kết với Chúa Cha (filii in Filio – những người được đón nhận làm con trong Người Con); việc liên kết đặc biệt này hoàn toàn là ân sủng và như thế là một hồng ân của Chúa Thánh Thần. Nhưng đồng thời, qua lời đáp trả của đức tin, Đức Maria nói lên sự tự do của ḿnh để tham dự vào mầu nhiệm Nhập Thể với cả con người, trọn vẹn với nữ tính của ḿnh. Với tiếng thưa vâng Fiat, Đức Maria đă trở thành chủ thể đích thực cho việc liên kết với Thiên Chúa, sự liên kết này được thực hiện trong mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời đồng bản thể với Chúa Cha. Mọi hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử loài người đều tôn trọng ư chí tự do của từng “cá nhân”. Đó là điều đă diễn ra nơi mầu nhiệm Truyền tin tại Nazareth.

“Phục vụ có nghĩa là thống trị”

5. Biến cố này mang một đặc tính liên vị rơ ràng: đó là một cuộc đối thoại. Chúng ta sẽ không hiểu được cuộc đối thoại này cách trọn vẹn, nếu như không nh́n toàn bộ cuộc trao đổi giữa thiên thần và Đức Maria từ lời chào “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng” [19]. Trọn cuộc đối thoại lúc Truyền Tin cho thấy chiều kích siêu nhiên (kecharitôménê) của biến cố. Ân sủng không bao giờ bỏ qua và cũng không tiêu hủy tự nhiên; ngược lại, ân sủng kiện toàn và thăng hóa tự nhiên. Việc “đầy ân sủng” trang bị cho Đức Trinh Nữ thành Nazareth trở thành Đấng Théotokos, cùng lúc cũng nói lên điểm đặc thù cho người nữ, tràn đầy nữ tính, đă đạt tới sự viên măn tṛn đầy. Nơi đây, chúng ta thấy được đỉnh cao và nguyên mẫu phẩm giá cá nhân của người nữ.

Khi đáp lời thiên sứ bằng tiếng Fiat của ḿnh, “Đấng đầy ân sủng” thấy cần phải nói lên thái độ cá nhân đối với quà tặng vừa được mạc khải: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa” (Lc 1,38). Chúng ta không được phép loại bỏ hay giảm thiểu ư nghĩa sâu xa của câu này, nếu như tách rời câu này ra khỏi toàn bộ sự kiện và khỏi toàn bộ nội dung chân lư được mạc khải về Thiên Chúa và về con người. Trong thuật ngữ “Nữ tỳ của Chúa”, Đức Maria hoàn toàn ư thức ḿnh là một thụ tạo trước Thiên Chúa. Dù vậy, thuật ngữ “Nữ tỳ” nằm cuối cuộc đối thoại Truyền Tin đă đóng ấn trọn viễn cảnh lịch sử của người Mẹ và Người Con. Người Con này thực sự là “Con Đấng Tối Cao” và đồng bản thể với Ngài, thường nói về bản thân ḿnh – nhất là vào giờ cao điểm của sứ vụ: “V́ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mc 10,45).

Đức Kitô luôn ư thức ḿnh là “Tôi Tớ của Chúa” theo lời ngôn sứ Isaia (x. Is 42,1; 49,3.6; 52,13), lời này gói trọn nội dung chính yếu sứ vụ Messias của Người: Người ư thức ḿnh là Đấng Cứu độ trần thế. Đức Maria tham gia vào sứ vụ cứu độ của Đức Kitô ngay từ giây phút đầu tiên làm Mẹ Thiên Chúa, từ việc liên kết với Con, Đấng được Chúa Cha sai đến thế gian, “để thế gian, nhờ Người mà được cứu độ” (Ga 3,17) [20]. Việc phục vụ này là nền tảng cho Vương Quốc, trong đó “phục vụ… mang ư nghĩa là cai trị” [21]. Đức Kitô, “Người Tôi Tớ của Thiên Chúa”, mạc khải cho mọi người thấy phẩm giá vương giả của việc phục vụ, liên kết chặt chẽ với ơn gọi của từng người.

Với suy tư về thực tại của “người phụ nữ – Mẹ Thiên Chúa”, chúng ta bước vào suy niệm về năm Thánh Mẫu. Thực tại này xác định viễn cảnh chính yếu của việc chiêm niệm về phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ. Khi suy nghĩ, khi nói, khi làm một điều ǵ đó liên hệ đến phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ, th́ lư trí, tâm hồn và hành động không thể nào rời bỏ viễn cảnh này được. Phẩm giá con người và ơn gọi thích hợp với phẩm giá đó chỉ t́m được mực thước dứt khoát từ việc liên kết với Thiên Chúa. Đức Maria – người phụ nữ trong Thánh Kinh – là sự diễn tả tuyệt vời phẩm giá và ơn gọi này. V́ mỗi người – nam cũng như nữ – được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa, chỉ có thể phát triển trong chiều kích của h́nh ảnh và sự giống Thiên Chúa mà thôi.

 

III. H̀NH ẢNH VÀ SỰ GIỐNG THIÊN CHÚA

Sách Sáng thế

6. Chúng ta phải ư thức về bối cảnh bản văn “Khởi nguyên” của Thánh Kinh, tŕnh bày chân lư mạc khải con người như là h́nh ảnh và giống Thiên Chúa, làm thành nền tảng bất biến cho nhân học Kitô giáo [22]. “Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh ḿnh, Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Đoạn văn ngắn ngủi chứa đựng các chân lư về nhân học: con người là chóp đỉnh tŕnh tự sáng tạo của thế giới hữu h́nh; ḍng giống loài người bắt đầu khi người đàn ông và người đàn bà bước vào sự hiện hữu; ḍng giống này là vinh quang của toàn thể công tŕnh sáng tạo – cả hai, nam và nữ, đều là con người, cùng b́nh đẳng ngang nhau, cả hai được sáng tạo theo h́nh ảnh của Thiên Chúa. H́nh ảnh và việc giống Thiên Chúa, thực sự là nền tảng của con người, được người đàn ông và người đàn bà, khi trở thành phu phụ và thành cha mẹ, sẽ tiếp tục trao ban lại cho con cái. “Hăy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất” (St 1,28). Đấng Sáng tạo trao phó “sự thống trị” mặt đất cho loài người, cho tất cả mọi người, cho mọi người đàn ông và đàn bà, v́ họ đă nhận được phẩm giá và ơn gọi ngay từ nguồn gốc ban đầu của ḿnh.

Trong sách Sáng Thế c̣n một cách tŕnh bày khác về việc tạo dựng con người, đàn ông và đàn bà (x. 2,18-25), sau đây chúng ta sẽ bàn tới. Dù sao cũng phải xác định đặc tính nhân vị của con người đă được nói rơ trong tŕnh thuật Thánh Kinh, Con người là một nhân vị: điều này được áp dụng cho người nam cũng như người nữ như nhau; cả hai được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa. Điều làm cho con người giống Thiên Chúa là sự kiện – khác với thế giới có sự sống, gồm cả các hữu thể có cảm giác (animalia) – con người là một hữu thể có lư trí (animal rationale) [23]. Nhờ đặc tính này, đàn ông cũng như đàn bà có thể “thống trị” các thụ tạo của thế giới hữu h́nh (x. St 1,28).

Trong tŕnh thuật thứ hai về việc tạo dựng con người (x. St 2,7.18-25), ngôn từ diễn tả chân lư về việc tạo dựng con người, đặc biệt là người phụ nữ, rất khác; theo một nghĩa nào đó, không được rơ ràng mấy, có tính mô tả và gợi h́nh, làm cho chúng ta liên tưởng đến ngôn ngữ của các huyền thoại rất quen thuộc thời xưa. Dù vậy không có ǵ đối nghịch giữa hai bài tŕnh thuật. Bản văn St 2,18-25 là một hỗ trợ giúp hiểu rơ câu St 1,27-28 nói lên chân lư căn bản về con người được tạo dựng có nam có nữ theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa.

Đoạn St 2,18-25 tŕnh thuật việc Thiên Chúa tạo dựng người đàn bà từ “xương sườn” của người đàn ông, như “cái tôi” thứ hai, như người đồng hành bên cạnh người đàn ông, v́ trước đó ông rất cô đơn giữa thế giới sinh vật mà không t́m được một sự hỗ trợ thích ứng với ḿnh. Người đàn bà vừa được tạo dựng như thế được người đàn ông công nhận “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!” (St 2,23) và v́ thế được gọi là “người đàn bà”. Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, danh tánh này cho thấy căn tính chính yếu nhờ liên hệ với người đàn ông: ish – ishsha, tiếc rằng ngôn ngữ thời đại không diễn tả hết ư nghĩa của hai từ này. “Nàng này sẽ được gọi là đàn bà (ishsha), v́ đă được rút từ đàn ông (ish) ra” (St 2,23).

Bản văn Thánh Kinh cung cấp đủ nền tảng để công nhận sự b́nh đẳng cơ bản giữa người đàn ông và người đàn bà theo nhân tính [24]. Ngay từ đầu, cả hai đều là nhân vị, khác biệt với thế giới sinh vật chung quanh. Người đàn bà là cái “tôi” khác biệt trong cộng đồng nhân bản chung. Ngay từ đầu, cả hai xuất hiện như “sự duy nhất giữa cả hai”; điều này nói lên việc chấm dứt sự cô đơn nguyên thủy khi “con người không t́m được cho ḿnh một trợ tá tương xứng” (St 2,20). Có phải ở đây muốn nói đến một sự “hỗ trợ” để “thống trị mặt đất” (St 1,28)? Thực sự ở đây muốn nói đến người bạn đồng hành mà người đàn ông liên kết như vợ ḿnh, để trở thành “một xương một thịt và v́ thế phải “ĺa cha mẹ ḿnh” (St 2,24). Khi tŕnh thuật về việc tạo dựng người đàn ông và người đàn bà, Thánh Kinh nói về việc Thiên Chúa thiết lập hôn nhân như điều kiện tất yếu cho việc truyền sinh các thế hệ nhân loại; hôn nhân và t́nh yêu hôn nhân tự bản chất được Thiên Chúa xác định vào việc truyền sinh này: “Hăy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1,28).

Nhân vị –  hiệp thông – quà tặng

7. Khi đào sâu tŕnh thuật St 2,18-25 và chú giải dưới ánh sáng chân lư về việc con người được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa (St 1,26-27), chúng ta có thể hiểu đầy đủ đặc tính nhân vị của con người hệ tại ở điều đă làm cho cả hai – nam và nữ – giống Thiên Chúa. Mỗi con người là h́nh ảnh của Thiên Chúa v́ là thụ tạo được phú bẩm lư trí và tự do, có khả năng nhận biết và yêu mến Thiên Chúa. Chúng ta cũng đọc thấy, con người không thể hiện hữu đơn độc (x. St 2,18); nhưng chỉ có thể hiện hữu “hợp nhất giữa hai người”, trong liên hệ với một nhân vị khác. Ở đây muốn nói đến một liên hệ hỗ tương của người đàn ông với người đàn bà và người đàn bà với người đàn ông. Nhân vị theo h́nh ảnh Thiên Chúa có nghĩa là hiện hữu trong tương quan với một “cái tôi” khác. Điều này có thể giúp chúng ta hiểu việc tự mạc khải của Thiên Chúa Ba Ngôi: sự hợp nhất sống động trong hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Khởi đầu, Thánh Kinh chưa nói điều này cách rơ ràng. Trước hết, toàn bộ Cựu Ước là mạc khải chân lư về Thiên Chúa đơn nhất (Einzigkeit – unicité) và duy nhất (Einheit – unité). Từ chân lư nền tảng về Thiên Chúa của Cựu Ước, Tân Ước hướng đến mầu nhiệm khôn ḍ khôn thấu của đời sống nội tại của Thiên Chúa. Thiên Chúa tự tỏ ḿnh cho con người qua Đức Kitô là sự duy nhất trong Ba Ngôi: sự duy nhất trong hiệp thông (Dieu, qui se fait connaitre aux hommes par le Christ, est l’unité dans la Trinité, il est l’unité dans la communion – Gott, der sich den Menschen durch Christus zu erkennen gibt, ist Einheit in Dreifaltigkeit: Einheit in Gemeinschaft). Điều này đem lại một ánh sáng mới soi rọi cho h́nh ảnh và việc giống Thiên Chúa nơi con người, như sách Sáng Thế đă nói. Việc con người được tạo dựng có nam có nữ theo h́nh ảnh Thiên Chúa không những có nghĩa, từng người trong họ giống Thiên Chúa ở chỗ họ là hữu thể có lư trí và tự do; cũng có nghĩa là, người đàn ông và người đàn bà như sự “hợp nhất giữa cả hai” được tạo dựng cùng chung nhân phẩm, được kêu gọi sống một cộng đoàn t́nh yêu và phản ánh trong thế giới cộng đoàn t́nh yêu chỉ tồn tại trong Thiên Chúa và qua đó Ba Ngôi Vị yêu thương nhau trong mầu nhiệm sâu thẳm của đời sống thiên linh duy nhất. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa duy nhất nhờ sự duy nhất của thiên tính, hiện hữu như các Ngôi Vị qua liên hệ thiên linh sâu thẳm. Chỉ qua cách thức này, chúng ta mới có thể hiểu được chân lư, Thiên Chúa tự tại là T́nh Yêu (x. 1 Ga 4,16).

H́nh ảnh và sự giống Thiên Chúa trong con người được tạo dựng có nam có nữ (theo cách loại suy, có thể xem như giữa Đấng Sáng Tạo với thụ tạo) nói lên sự “hợp nhất giữa hai người” trong nhân vị chung. “Sự hợp nhất giữa hai người” này là một dấu chỉ sự hiệp thông liên vị, cho thấy việc tạo dựng con người cũng có một nét nào đó giống với sự hiệp thông của Thiên Chúa (“communio”). Sự giống nhau này được ghi nhận như một đặc tính nhân vị của cả hai nam nữ, đồng thời cũng là phẩm giá và ơn gọi. Toàn bộ luân lư (Ethos) của con người được đặt nền tảng trong h́nh ảnh và sự giống Thiên Chúa mà con người đă mang nơi ḿnh ngay từ thuở ban đầu: Cựu Ước và Tân Ước triển khai Ethos này mà đỉnh cao chính là giới luật t́nh yêu [25].

Trong sự “hợp nhất giữa hai người”, người đàn ông và người đàn bà ngay từ đầu đă được kêu gọi không những “bên cạnh nhau” hay “cùng nhau” hiện hữu, nhưng c̣n được kêu gọi hiện diện “cho nhau”.

Điều này giải thích ư nghĩa “trợ tá” được nói đến trong đoạn St 2,18-25: “Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó”. Theo mạch văn Thánh Kinh, chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa người đàn bà phải “giúp đỡ” người đàn ông – đồng thời người đàn ông cũng phải giúp đỡ người đàn bà – chỉ v́ họ là “những con người có nhân vị”: điều này sẽ giúp cho người nam cũng như người nữ luôn khám phá và xác nhận ư nghĩa trọn vẹn của việc làm người. Trên b́nh điện căn bản này, cũng dễ dàng nhận ra một “sự hỗ trợ” của cả hai phía và đồng thời một “sự hỗ trợ” cho nhau. Là con người có nghĩa là được mời gọi vào sự hiệp thông liên vị. Đoạn St 2,18-25 cho thấy hôn nhân là chiều kích đầu tiên và nền tảng cho ơn gọi này. Nhưng đó không phải là chiều kích duy nhất. Trọn lịch sử nhân loại trên trái đất được thực hiện trong khung của ơn gọi này. Dựa trên nguyên tắc, sự “hiệp thông” liên vị người này hiện diện cho người kia, chúng ta thấy điều “thuộc về nam giới” và điều “thuộc về nữ giới” trong nhân tính theo ư Thiên Chúa muốn, được phát triển liên tục trong suốt lịch sử. Các bản văn Kinh Thánh, khởi đầu với sách Sáng Thế, giúp chúng ta luôn khám phá môi trường nơi chân lư về con người phát triển, một môi trường vững chắc và bất biến giữa biết bao đổi thay trong hiện sinh loài người.

Chân lư này cũng liên hệ đến lịch sử cứu độ. Điều này Công đồng Vaticanô II đă nói ở chương về “Cộng đồng nhân loại” trong Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes: “Khi cầu nguyện với Chúa Cha: “Xin cho mọi người nên một… như chúng ta là một” (Ga 17,21-22), Chúa Giêsu mở ra những viễn tượng mà lư trí con người không thể tự đạt tới được. Như vậy, Chúa Giêsu đă nói lên một sự tương tự nào đó giữa sự kết hợp của Ba Ngôi Thiên Chúa với sự kết hợp của các con cái Chúa trong chân lư và đức ái. Sự tương tự này cho thấy con người, thụ tạo duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên v́ chính họ, chỉ có thể gặp lại chính bản thân ḿnh nhờ thành thực hiến dâng” [26].

Với những lời này, bản văn Công đồng tóm kết chân lư về người nam và người nữ – một chân lư đă được tŕnh bày trong những chương đầu của sách Sáng Thế – như nền tảng cho khoa nhân học theo Thánh Kinh và Kitô giáo. Con người – nam cũng như nữ – giữa các thụ tạo của thế giới hữu h́nh, là thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên v́ chính họ; họ là một nhân vị. Nhân vị có nghĩa là: hướng về việc thực hiện chính bản thân ḿnh (bản văn Công đồng nói về “tự t́m thấy chính ḿnh”), đó là điều chỉ có thể thực hiện qua việc “hiến dâng chính ḿnh cách vô vị lợi”. Nguyên mẫu cho ư nghĩa nhân vị chính là Thiên Chúa trong phương diện là Ba Ngôi Thiên Chúa, là sự hiệp thông giữa các Ngôi Vị. Câu nói “con người được dựng nên theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa’’; cũng có ư nghĩa là, con người được mời gọi, hiện hữu cho kẻ khác, trở thành một “quà tặng” cho kẻ khác.

Ơn gọi này được áp dụng cho mọi người, nam cũng như nữ; họ sẽ thực hiện điều này theo tính cách riêng của mỗi người. Trong giới hạn của bài suy tư về phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ, chân lư về con người sẽ là khởi điểm tất yếu.

Ngay từ đầu, sách Sáng Thế vạch một lược đồ sơ khởi về đặc tính hôn nhân trong liên hệ giữa con người, một nền tảng chân lư về vai tṛ làm mẹ cũng như về sự đồng trinh như hai chiều kích của ơn gọi người phụ nữ trong ánh sáng mạc khải của Thiên Chúa. Hai chiều kích này sẽ được nổi bật “khi thời gian tới hồi viên măn” trong bóng dáng “người phụ nữ” thành Nazareth: đó là người mẹ, đồng thời cũng là trinh nữ.

Ngôn từ nhân hóa của Thánh Kinh

8. Cách tŕnh bày con người như “h́nh ảnh và giống Thiên Chúa” ngay khởi đầu Sách Thánh, c̣n có một ư nghĩa khác nữa. Đó là ch́a khóa để hiểu mạc khải Kinh Thánh như là việc Thiên Chúa tự mạc khải chính ḿnh. Khi Thiên Chúa nói về chính ḿnh – có thể qua các “tiên tri”, có thể qua “Người Con” đă làm người (x. Dt 1,1.2) – Ngài nói theo ngôn ngữ loài người, sử dụng ư niệm và h́nh ảnh thuộc ngôn ngữ loài người. Nếu cách diễn tả này có theo lối nhân hóa nào đó th́ lư do là con người được tạo dựng “giống” Thiên Chúa: theo h́nh ảnh và giống Ngài. Như thế chính Thiên Chúa, một cách nào đó, cũng “giống” con người; căn cứ theo sự giống đó mà con người có thể nhận biết Thiên Chúa. Như thế, ngôn từ Thánh Kinh cũng cho thấy rơ ràng giới hạn của sự “giống” này cũng như giới hạn của việc loại suy. Mạc khải Thánh Kinh cho thấy sự giống Thiên Chúa của con người, nhưng về bản chất th́ hoàn toàn “không giống”, điều này tách hẵn thụ tạo với Đấng Sáng Tạo [27]. Đối với con người được tạo dựng theo h́nh ảnh Thiên Chúa, th́ Thiên Chúa vẫn luôn là Đấng “ngự trong ánh sáng siêu phàm” (1 Tm 6,16): Tự bản chất, Người là “Đấng khác”, Đấng “Hoàn toàn khác”.

Chúng ta phải luôn ư thức về việc xác định giới hạn loại suy – giới hạn việc giống Thiên Chúa của con người theo ngôn từ Thánh Kinh – dù ngay trong nhiều đoạn Thánh Kinh, chúng ta gặp những so sánh gán cho Thiên Chúa những phẩm tính của người nam hay của người nữ. Trong những so sánh như thế, chúng ta có thể thấy sự xác định gián tiếp về chân lư, cả hai, nam cũng như nữ, được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa. Nếu như có sự tương tự giữa Đấng Sáng Tạo và thụ tạo, th́ cũng hiểu rằng Thánh Kinh sử dụng những cách diễn tả gán cho Thiên Chúa những phẩm tính của người nam cũng như của người nữ.

Chúng ta có thể trích vài đoạn đặc thù của tiên tri Isaia: “Sion từng nói: “Đức Chúa đă bỏ tôi, Chúa Thượng tôi đă quên tôi rồi!” Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của ḿnh hay chẳng thương đứa con ḿnh đă mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, th́ Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,14-15). Một câu khác: “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy; tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về” (Is 66,13). Trong nhiều Thánh vịnh, Thiên Chúa được so sánh như người mẹ hiền chăm sóc con thơ: “Hồn con, con vẫn trước sau giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh b́nh. Như trẻ thơ nép ḿnh ḷng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui. Cậy vào Chúa, Israel hỡi!” (Tv 131,2-3). Trong nhiều đoạn khác, t́nh yêu và sự chăm sóc của Thiên Chúa được so sánh như của một người mẹ: như một người mẹ, Thiên Chúa đă “mang” nhân loại và đặc biệt dân tuyển chọn của ḿnh trong ḷng dạ; Ngài đă sinh họ ra trong đau đớn; Ngài đă nuôi nấng và an ủi họ (so Is 42,14; 46,3-4; Gr 3,4-19). T́nh yêu của Thiên Chúa cũng được tŕnh bày trong nhiều đoạn như t́nh yêu “nam tính” của một người yêu và của một người cha (Hs 11,1-4; Gr 3,4-19), đôi khi cũng được tŕnh bày như t́nh yêu “nữ tính” của một người mẹ.

Dấu nhấn của ngôn từ Thánh Kinh, cách nói nhân hóa Thiên Chúa cho thấy gián tiếp mầu nhiệm “sinh ra” từ thuở đời đời, thuộc vào đời sống nội tại của Thiên Chúa. Dù vậy, việc “sinh ra” này không có phẩm chất “nam” hay “nữ” ǵ cả, nhưng hoàn toàn là bản tính của Thiên Chúa; một “sự sinh ra” thiêng liêng trọn hảo nhất – chỉ v́ “Thiên Chúa là thần khí” (Ga 4,24) – không có một phẩm chất nào thuộc “nam giới” hay của “nữ giới”. V́ thế “chức vụ là Cha” trong Thiên Chúa hoàn toàn khác, không có chút dấu chứng thể lư “nam giới” như nơi chức vụ là cha nơi loài người. Theo nghĩa này, Cựu Ước nói Thiên Chúa là Cha và hướng về Ngài như hướng về một người Cha. Đức Giêsu Kitô đă đặt chân lư này vào trung tâm Tin Mừng của Người như qui luật cho kinh nguyện Kitô giáo; Người hướng về Thiên Chúa và gọi Ngài là “Abba – Cha ơi!” (Mc 14,36) để minh chứng Người là Con duy nhất và đồng bản thể; Người cũng cho thấy chức vụ làm Cha trong nghĩa siêu thể lư, siêu phàm, hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Là Con, Người nói và liên kết với Cha qua mầu nhiệm “sinh ra” từ vĩnh cửu, nhưng đồng thời Người cũng minh chứng ḿnh là Con của người Mẹ đồng trinh theo nhân tính.

Cho dù sự sinh ra từ đời đời của Ngôi Lời Thiên Chúa không có phẩm chất nhân loại và chức làm cha của Thiên Chúa không có dấu chứng “nam giới” theo nghĩa thể lư, th́ chúng ta phải t́m nơi Thiên Chúa nguyên ảnh tuyệt đối của việc sinh hạ trong trần thế của con người. Theo nghĩa này, chúng ta đọc trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô: “V́ lư do đó, tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha, là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất” (Ep 3,14-15). Mỗi cuộc sinh hạ trên b́nh diện thụ tạo t́m được nguyên mẫu của ḿnh nơi việc sinh hạ của Thiên Chúa, có nghĩa là hoàn toàn thiêng liêng. Mọi “sinh hạ” trong thế giới thụ tạo cũng phải tương tự với mẫu tuyệt đối, tự tại này. V́ thế, tất cả những ǵ đặc thù trong việc sinh hạ ở con người, như t́nh phụ tử và t́nh mẫu tử, cũng mang những nét tương tự và loại suy với việc “sinh hạ” nơi Thiên Chúa, với t́nh phụ tử, nhưng nơi Thiên Chúa lại “rất khác biệt”: hoàn toàn thiêng liêng và theo bản chất hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Nơi con người, việc sinh hạ là chứng cứ của “sự hợp nhất giữa hai người”. Cả hai, người đàn ông và người đàn bà, đều trở thành cha mẹ, những “người sinh thành”.

 

IV. BÀ EVÀ – BÀ MARIA

Sự “khởi đầu” và tội lỗi

9. “Con người được Thiên Chúa thiết đặt trong t́nh trạng công chính, nhưng ngay từ đầu lịch sử, bị ma quỷ cám dỗ, đă lạm dụng tự do, chống lại Thiên Chúa và muốn tạo tương lai của ḿnh không cần đến Thiên Chúa” [28]. Qua những lời này, Công đồng nhắc lại giáo lư đă được mạc khải về tội lỗi và đặc biệt về nguyên tội. “Khởi nguyên” theo Thánh Kinh – nghĩa là việc tạo dựng vũ trụ và con người – c̣n chứa chất chân lư về tội lỗi, cũng c̣n gọi là tội lúc “khởi đầu” của con người trên mặt đất. Dù những ǵ được viết trong sách Sáng Thế được lồng trong tŕnh thuật mang tính biểu trưng, như tŕnh thuật về việc tạo dựng con người có nam có nữ (x. St 2,18-25), qua đó cũng cho thấy “mầu nhiệm tội lỗi” và đầy đủ hơn là “mầu nhiệm sự dữ” trong thế giới do Thiên Chúa sáng tạo.

Chúng ta không thể hiểu được “mầu nhiệm tội lỗi” nếu không qui chiếu vào chân lư về “h́nh ảnh và giống Thiên Chúa” của con người là nền tảng nhân học theo Thánh Kinh. Chân lư này cho thấy việc tạo dựng con người là hồng ân đặc biệt của Đấng Sáng Tạo, hồng ân không những chứa chất nền tảng và nguồn gốc phẩm giá chính yếu của con người, nam cũng như nữ, trong vũ trụ được Thiên Chúa tạo dựng, nhưng c̣n cho thấy khởi điểm lời mời cho cả hai được chia sẻ vào đời sống nội tại của Thiên Chúa. Theo ánh sáng mạc khải, sáng tạo đồng thời cũng là khởi điểm của lịch sử cứu độ. Chính ngay lúc khởi đầu này, tội lỗi đă tấn công và xuất hiện như đối kháng và phủ nhận.

Có thể nói một cách nghịch lư rằng: tội lỗi được h́nh bày trong chương 3 của sách Sáng Thế như là một sự xác nhận chân lư về h́nh ảnh và giống Thiên Chúa của con người, nếu chân lư này nói lên sự tự do, có nghĩa là ư chí tự do con người có thể sử dụng để chọn điều lành, nhưng con người cũng có thể lạm dụng khi chọn điều xấu nghịch lại ư muốn của Thiên Chúa. Trong ư nghĩa sâu xa, tội lỗi là sự phủ nhận Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo, trong tương quan với con người và phủ nhận điều Thiên Chúa muốn cho con người ngay từ đầu và măi măi. Qua việc tạo dựng con người có nam có nữ theo h́nh ảnh và giống ḿnh, Thiên Chúa muốn ban tràn đầy điều thiện hảo cho họ, là hạnh phúc siêu nhiên, do việc tham dự vào đời sống của Ngài. Khi phạm tội, con người chối từ hồng ân này, đồng thời muốn ḿnh “như thần biết điều thiện điều ác” (St 3,5), nghĩa là con người muốn tách ra khỏi Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo của ḿnh, để tự quyết định điều thiện điều ác. Tội ban đầu mang “chiều kích” nhân bản, mức độ nội tại nằm trong ư chí tự do của con người, và đồng thời cũng mang một tính chất “ma quỉ” [29] như đoạn St 3,1-5 đă nói rơ ràng. Tội lỗi gây đổ vỡ sự hợp nhất nguyên thủy mà con người được hưởng khi c̣n trong t́nh trạng công chính ban đầu, gây đổ vỡ sự kết hợp với Thiên Chúa là nguồn gốc sự hợp nhất trong bản thân “cái tôi”, đổ vỡ trong tương quan hỗ tương giữa người nam và người nữ (“communio personarum”) và cuối cùng trong tương quan đối với thế giới bên ngoài, với cả vũ trụ.

Tŕnh thuật Thánh Kinh về việc sa ngă trong chương St 3 theo cách “phân định” vai tṛ của người đàn ông và người đàn bà. Sau này, một số đoạn Thánh Kinh cũng nhắc đến việc này, như thư thánh Phaolô gửi cho ông Timôthê: “V́ Ađam được tạo dựng trước, rồi mới đến Evà. Cũng không phải Ađam đă bị dụ dỗ, nhưng là người đàn bà đă phạm tội, khi dụ dỗ” (1 Tm 2,13-14). Không cần đá động đến vai tṛ của ông bà nguyên tổ, Thánh Kinh cho thấy rơ ràng tội lỗi đầu tiên là tội của con người đă được Thiên Chúa tạo dựng có nam có nữ. Đó cũng là tội của “tổ tông”, từ đó tội mang tính di truyền. Theo nghĩa này, chúng ta gọi đó là “nguyên tội”.

Như đă nói, chúng ta không thể hiểu tội này cách đúng đắn nếu không liên kết với mầu nhiệm tạo dựng con người có nam có nữ theo h́nh ảnh Thiên Chúa. Việc liên kết này sẽ cho thấy mầu nhiệm “không giống” Thiên Chúa do tội gây nên, biểu lộ qua sự dữ hiện tại trong lịch sử vũ trụ: đó là việc “không giống” Thiên Chúa, “Đấng duy nhất tốt lành” (x. Mt 19,17) và viên măn của sự thiện. Nếu sự “không giống” của tội lỗi so với Thiên Chúa là Đấng Thánh, giả thiết phải có sự “giống” trong lănh vực tự do của ư chí, phải xác định rằng sự “không giống do tội lỗi” lại càng bi đát và đau khổ hơn nữa. Điều này đụng chạm đến chính Thiên Chúa là Đấng Sáng tạo và là Người Cha, “xúc phạm” đến Ngài ngay trong nền tảng hồng ân ban tặng thuộc kế hoạch vĩnh cửu của Ngài dành cho loài người.

Cùng một lúc, con người – đàn ông và đàn bà – cũng bị sự dữ của tội lỗi do chính họ gây ra tấn công. Bản văn Thánh Kinh ở chương St 3 cho thấy điều này rơ ràng qua t́nh trạng mới của con người trong thế giới thụ tạo: con người phải “cực nhọc” để sinh tồn (x. St 3,17-19); người đàn bà phải đau đớn khi sinh nở (x. St 3,16); cuối cùng là cái chết chấm dứt cuộc đời con người trên mặt đất. Con người sẽ “trở về với đất, v́ từ đất, con người đă được lấy ra”: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3,19).

Các lời trên đây đă được xác nhận từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các lời này không muốn nói “h́nh ảnh và giống Thiên Chúa” nơi con người bị phá hủy, nhưng chỉ nói “bị xáo trộn” [30] và trong một ư nghĩa nào đó “bị giảm thiểu”. Trong thực tế, tội lỗi đă làm “giảm đi” con người, như Công đồng Vaticanô II đă nói [31]. Nếu do bản tính nhân vị của ḿnh, con người là h́nh ảnh và giống Thiên Chúa, sự vĩ đại và phẩm giá của họ được phát triển trong giao ước với Thiên Chúa, trong sự kết hợp với Ngài, trong cố gắng tiến đến sự hợp nhất do chính Thiên Chúa thiết đặt trong sáng tạo. Sự hợp nhất này thích ứng với chân lư sâu thẳm của các thụ tạo được phú bẩm lư trí, đặc biệt là con người, v́ ngay từ đầu họ đă được Thiên Chúa nâng lên trên mọi thụ tạo của thế giới hữu h́nh qua việc tuyển chọn trong Đức Kitô: “Trong Đức Kitô, Người đă chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ (...); theo ư muốn và ḷng nhân ái của Người, Người đă tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô” (Ep 1,4-6). Căn cứ vào giáo huấn toàn bộ Thánh Kinh, có thể nói, việc tiền định cho tất cả mọi người đều trực tiếp đến với mỗi người, nam cũng như nữ, không trừ ai.

“Nó sẽ thống trị ngươi”

10. Tŕnh thuật Thánh Kinh theo sách Sáng Thế xác định các hệ quả của tội lỗi con người, cũng như cho thấy sự xáo trộn tương quan nguyên thủy giữa đàn ông và đàn bà, tương quan phù hợp với phẩm giá của họ như nhân vị. Con người, đàn ông cũng như đàn bà, là một nhân vị và v́ thế là “thụ tạo duy nhất được Thiên Chúa tạo dựng v́ chính họ trên trái đất này”, đồng thời là thụ tạo duy nhất tuyệt đối “có thể hiện thực chính bản thân ḿnh qua việc hiến thân trọn vẹn” [32]. Đây là khởi điểm liên hệ hiệp thông nổi bật trong việc “hợp nhất giữa hai người” và phẩm giá của người đàn ông cũng như người đàn bà như các nhân vị. Khi đọc cách Thánh Kinh tŕnh bày về người phụ nữ với những lời như sau: “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16), chúng ta khám phá sự đổ vỡ và hăm dọa liên tục cho sự “hợp nhất giữa hai người”, sự hợp nhất thích ứng với phẩm giá của h́nh ảnh Thiên Chúa trong cả hai. Đối với người phụ nữ, sự hăm dọa này rất trầm trọng. Từ nay sự thống trị xuất hiện ngay trong vị trí “hiến dâng thật sự”, một sự hiến dâng cả cuộc sống cho kẻ khác: “Nó sẽ thống trị ngươi”. Sự “thống trị” này cho thấy sự xáo trộn và làm suy yếu đi sự b́nh đẳng nền tảng mà người nam và người nữ đều có trong sự “hợp nhất giữa hai người”: điều này gây ảnh hưởng xấu nơi người phụ nữ, trong khi sự b́nh đẳng có được do phẩm giá của cả hai như nhân vị mới có thể đem lại cho tương quan hỗ tương đặc tính đích thực của một “communio personarum” (hiệp thông nhân vị). Nếu vi phạm đến sự b́nh đẳng, được Thiên Chúa Sáng Tạo ban cho như quà tặng và quyền lợi, tác hại đến người phụ nữ, sẽ đồng thời cũng giảm đi phẩm giá đích thực của người đàn ông. Ở đây chúng ta đụng chạm đến điểm nhạy cảm nhất trên b́nh diện “luân lư – Ethos” mà ngay từ đầu Đấng Sáng Tạo đă liên kết bằng một thực tại là cả hai được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Ngài.

Xác quyết nơi đoạn St 3,16 có một ư nghĩa lớn lao và tầm quan trọng đặc biệt, hướng ư đến liên hệ hỗ tương giữa người nam và người nữ trong hôn nhân. Ở đây muốn nói đến sự: khao khát phát sinh trong t́nh yêu hôn nhân, tác động trên việc “hiến dâng thật sự” về phía người đàn bà để mong chờ một sự “hiến dâng” tương tự như vậy về phía người đàn ông như lời đáp trả và hoàn tất. Chỉ căn cứ trên nền tảng nguyên tắc này mà cả hai và đặc biệt là người phụ nữ mới có thể “t́m được chính ḿnh” như “sự hợp nhất đích thực giữa hai người”, phù hợp với phẩm giá nhân vị của họ. Người phụ nữ không được trở thành đối tượng cho sự thống trị và chiếm đọat của người đàn ông. Các lời Thánh Kinh đụng chạm trực tiếp vào nguyên tội và hậu quả của nó kéo dài trên người đàn ông và người đàn bà. Họ bị tính chất di truyền của tội lỗi hành hạ và luôn mang “mầm mống tội lỗi” ngay nơi ḿnh, có nghĩa là xu chiều vi phạm trật tự luân lư. Xu chiều này nổi bật trong dục vọng có ba mặt, mà theo bản văn tông truyền là “dục vọng của tính xác thịt, của đôi mắt và thói cậy ḿnh có của” (x. 1 Ga 2,16). Các lời trong sách Sáng Thế được trích dẫn bên trên (3,16) cho thấy rơ dục vọng ba mặt này như “mầm mống tội lỗi” đè nặng trên liên hệ hỗ tương giữa người đàn ông và người đàn bà.

Những lời trong sách Sáng Thế trực tiếp nói đến hôn nhân; gián tiếp đến những lănh vực khác của đời sống xă hội: những hoàn cảnh người phụ nữ bị thua thiệt hay bị khinh miệt chỉ v́ là đàn bà. Chân lư mạc khải về việc sáng tạo con người có nam có nữ được xem như nền tảng chính yếu chống lại các t́nh trạng thực sự có hại một cách khách quan, có nghĩa là bất công, chứa chất và làm nổi bật gia sản tội lỗi mà mỗi người mang lấy trong ḿnh. Trong nhiều đoạn, các sách Thánh xác nhận những t́nh trạng thực tế này và nói lên sự cần thiết phải hoán cải, có nghĩa là phải thanh tẩy khỏi sự xấu và giải thoát ḿnh khỏi tội lỗi: tức là khỏi những ǵ xúc phạm đến kẻ khác, những ǵ “giảm thiểu” con người, không những nơi người bị xúc phạm mà cả người đă làm như thế. Đó là sứ điệp bất biến của lời Thiên Chúa mạc khải. Chính trong sứ điệp đó, “luân lư” theo Thánh Kinh mới được biểu lộ với tất cả sự triệt để của ḿnh [33].

Trong thời đại chúng ta, vấn đề “quyền của người phụ nữ” đă đạt được ư nghĩa mới trong liên hệ các quyền nhân vị của con người. Khi soi sáng đề án luôn được giải thích và nhắc nhớ qua nhiều h́nh thức này, sứ điệp của Thánh Kinh và của Phúc Âm bảo vệ chân lư về sự hợp nhất giữa cả hai người, có nghĩa là về phẩm giá và ơn gọi do sự khác biệt và tính chất đặc thù của người nam và người nữ. V́ thế, việc phản đối hợp lư của phụ nữ chống lại lời nói trong Thánh Kinh: “Nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16) trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thể đưa đến việc “nam hóa” người đàn bà. Dù nhân danh việc giải phóng khỏi “sự thống trị” của đàn ông, người phụ nữ không thể loại bỏ đặc tính nữ giới của ḿnh để nhận những đặc thù cơ bản của nam giới được. Thực sự có một sự lo sợ khi thực hiện như thế, người phụ nữ không thể tự triển nở, nhưng ngược lại trở nên dị dạng và mất đi sự phóng phú tất yếu của ḿnh. Đó là một sự phong phú vĩ đại. Theo tŕnh thuật Sáng Thế của Thánh Kinh, tiếng kêu đầy kinh ngạc của con người đầu tiên khi nh́n thấy người phụ nữ vừa được tạo dựng là một tiếng kêu đầy thán phục và ngây ngất, tiếng kêu này đă xuyên suốt trọn lịch sử của loài người.

Những khả năng cá nhân của tính chất nữ giới không thấp hơn các khả năng của nam giới, chỉ khác biệt mà thôi. Người phụ nữ – cũng như người đàn ông – phải cố gắng “hiện thực” như là nhân vị, phẩm giá và ơn gọi dựa theo nền tảng các khả năng này, phù hợp với sự phong phú thuộc nữ giới, đó là điều người phụ nữ đă đón nhận ngay từ lúc được tạo dựng và đón nhận tính chất đặc thù là h́nh ảnh của Thiên Chúa như gia sản của ḿnh. Chỉ theo cách thức đó mới có thể chiến thắng được gia sản tội lỗi mà Thánh Kinh đă nói qua câu: “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi”. Việc vượt thắng gia sản xấu xa này phải lá trách nhiệm của mỗi người, đàn ông cũng như đàn bà và từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực vậy, trong mọi trường hợp người đàn ông đều phải chịu trách nhiệm về sự xúc phạm phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ, qua đó họ cũng hành động chống lại phẩm giá và ơn gọi của chính ḿnh.

Tiền Tin Mừng         

11. Sách Sáng Thế xác định tội lỗi là điều xấu ở “thuở ban đầu” của loài người cùng với các hậu quả của nó, từ ngày đó vẫn đè nặng trên toàn thể nhân loại, đồng thời sách cũng có lời loan báo đầu tiên về chiến thắng trên điều xấu, chiến thắng tội lỗi. Đoạn St 3,15 thường được gọi là Tiền Tin Mừng minh chứng điều này: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa ḍng giống mi và ḍng giống người ấy; ḍng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó”. Đây là lời loan báo về Đấng Cứu độ, Đấng Cứu Chuộc trần gian; lời này lại liên quan đến “người phụ nữ”. Người phụ nữ này được gợi lên ở vị trí đầu tiên trong Tiền Tin Mừng, được xem là tổ mẫu của Đấng Cứu độ loài người [34]. Nếu việc cứu độ được thành tựu qua cuộc chiến chống điều xấu do sự “hận thù” giữa miêu duệ người nữ và miêu duệ của “cha sự dối trá” (Ga 8,44) là kẻ gây ra tội lỗi trong lịch sử loài người, th́ đó cũng là sự hận thù giữa nó và người nữ.

Các lời này khai mở toàn bộ mạc khải, trước tiên là sự chuẩn bị cho Tin Mừng và tiếp đến là chính Tin Mừng. Trong viễn cảnh này có bóng dáng hai người nữ: đó là bà Eva và Đức Maria, liên kết với nhau dưới danh xưng là “người nữ”.

Dưới ánh sáng của Tân Ước, các lời Tiền Tin Mừng làm nổi bật sứ vụ của người phụ nữ trong cuộc chiến của Đấng Cứu độ chống lại tác giả sự xấu trong lịch sử nhân loại.

Việc so sánh Eva-Maria luôn xuất hiện trong suy tư về gia sản đức tin được lănh nhận từ mạc khải của Thiên Chúa; đây là một đề tài thường được các giáo phụ, các văn sĩ Hội Thánh và các nhà thần học triển khai [35]. Việc so sánh này làm nổi bật sự khác biệt, một sự tương phản. Bà Eva là “mẹ chúng sinh” (St 3,20), nhân chứng của “khởi nguyên” theo Thánh Kinh,trong đó chứa chất chân lư về việc tạo dựng con người theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa và chân lư về nguyên tội. Đức Maria là chứng nhân của “khởi nguyên” mới và “sáng tạo” mới (x. 2 Cr 5,17). Chính Mẹ là “người đầu tiên được cứu trong lịch sử cứu độ, v́ thế được gọi là “thụ tạo mới”: Mẹ là “Đấng đầy ân sủng”. Chúng ta sẽ không thể hiểu được tại sao các lời trong Tiền Tin Mừng lại nhấn mạnh đến “người phụ nữ”, nếu không chấp nhận giao ước mới và đứt khoát của Thiên Chúa với nhân loại, đó là giao ước được kư kết trong máu cứu độ của Đức Kitô, đă khởi đầu nơi bà. Giao ước bắt đầu với một phụ nữ, đó là người “phụ nữ” trong mầu nhiệm Truyền tin tại Nazareth. Đó là điều tuyệt đối mới của Tin Mừng: biết bao lần trong Cựu Ước, Thiên Chúa nói với nhiều người phụ nữ, tỉ như với người mẹ của tiên tri Samuel và của ông Samson, để can thiệp vào lịch sử của dân Ngài; để kư kết một giao ước với nhân loại; Ngài cũng nói với nhiều đàn ông: ông Noe, ông Abraham… Nhưng khởi đầu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu và bất biến, lại xuất hiện người phụ nữ: Đức Trinh Nữ thành Nazareth. Đó là một dấu chỉ, trong “Đức Giêsu Kitô” “không c̣n việc phân biệt đàn ông hay đàn bà” (Gl 3,28). Trong Người, sự đối kháng giữa người nam và người nữ – gia sản của nguyên tội – đă được thắng vượt cách triệt để. Như Thánh Tông đồ đă viết: “Tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3,28).

Những lời này nhằm đến “sự hợp nhất nguyên thủy giữa hai người” được đặt trong liên hệ với việc tạo dựng con người có nam có nữ, theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa, theo nguyên mẫu của sự hiệp thông nhân vị trọn vẹn nhất, chính là Thiên Chúa. Lời của thánh Phaolô xác nhận mầu nhiệm cứu độ loài người trong Đức Giêsu Kitô, Con của Đức Maria, lấy lại và canh tân điều phù hợp với kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa trong mầu nhiệm sáng tạo. V́ thế vào ngày tạo dựng con người có nam có nữ: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đă làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1,31). Theo nghĩa nào đó, ơn cứu độ được xem như việc thiết đặt lại tận gốc rễ điều thiện hảo đă bị suy giảm ngay trong bản chất v́ tội lỗi và hậu quả của tội trong lịch sử loài người.

Người phụ nữ trong Tiền Tin Mừng được đưa vào viễn ảnh của ơn cứu độ. Sự so sánh giữa Eva và Đức Maria có thể hiểu theo nghĩa, Đức Maria là mầu nhiệm của “người phụ nữ” mà khởi điểm của mầu nhiệm này là bà Eva, “mẹ chúng sinh” (St 3,20); Đức Maria đón nhận mầu nhiệm này vào chính bản thân ḿnh và đưa mầu nhiệm này vào trong mầu nhiệm của Đức Kitô – “vị Ađam mới và cuối cùng” (1 Cr 15,45) – Đấng đón nhận bản tính của Ađam đầu tiên vào trong con người của ḿnh. Bản chất của Giao Ước mới hệ tại ở chỗ Con Thiên Chúa đồng bản thể với Chúa Cha vĩnh cửu, đă làm người: Người đón nhận nhân tính vào ngôi vị thiên linh duy nhất của Ngôi Lời. Đấng hoàn tất công cuộc cứu độ cũng là con người đích thực. Mầu nhiệm cứu độ trần gian giả thiết Chúa Con đă thu nhận nhân tính như gia sản của Ađam, trong nhân tính đó Người trở nên giống Ađam và từng người chúng ta trong mọi sự “ngoại trừ tội lỗi” (Dt 4,15). Như Công đồng Vaticanô II dạy: “Người tỏ lộ đầy đủ con người cho con người và giúp họ khám phá ơn gọi cao thượng của ḿnh” [36]. Người đă giúp tái khám phá “con người là ai” (x. Tv 8,5).

Trong truyền thống đức tin và suy tư Kitô giáo qua mọi thời đại, việc so sánh Ađam – Đức Kitô thường đi sóng đôi với việc so sánh Eva – Maria. Người ta muốn nói ǵ khi so sánh Đức Maria như bà “Eva mới”? Chắc chắn có nhiều ư nghĩa, nhưng phải dừng lại ư nghĩa mạc khải gán cho Đức Maria những ǵ chứa đựng trong thuật ngữ “phụ nữ” theo Thánh Kinh, một mạc khải sâu xa theo chiều kích mầu nhiệm cứu độ. Theo nghĩa này, Đức Maria vượt qua những ranh giới mà sách Sáng Thế nói đến (St 3,16) và trở về “khởi điểm”, nơi chúng ta gặp được người phụ nữ trong công tŕnh tạo dựng, có nghĩa là trong kế hoạch muôn đời của Thiên Chúa, trong ḷng của Ba Ngôi Cực Thánh. Đức Maria là “khởi điểm mới” cho phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ, cho mọi người phụ nữ và cho từng người phụ nữ [37].

Những lời của tác giả Phúc Âm gán vào miệng Đức Maria sau cuộc Truyền Tin, khi Mẹ đến viếng thăm bà Elisabeth, có thể giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm trên: “Đấng Toàn Năng đă làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1,49). Những lời này rơ ràng đề cập đến việc thụ thai “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32), cũng là “Đấng Thánh” của Thiên Chúa, nhưng cũng có nghĩa như một sự khám phá nhân tính đặc thù của người phụ nữ. “Đấng Toàn Năng đă làm cho tôi biết bao điều cao cả”: đó chính là việc khám phá sự phong phú trọn vẹn, các khả năng cá nhân của nữ giới, tính chất đặc thù được phú ban từ muôn thuở của người phụ nữ như Thiên Chúa muốn, như một con người độc lập, nhưng đồng thời thực hiện được chính ḿnh qua việc “hiến thân vô vị lợi”.

Việc khám phá này đi đôi với ư thức về hồng ân, về ḷng quảng đại của Thiên Chúa. Ngay từ “ban đầu”, tội lỗi đă làm lu mờ ư thức này, có thể nói là bóp nghẹt ư thức này, như chúng ta thấy trong tŕnh thuật về cơn cám dỗ đầu tiên do “cha sự dối trá” (St 3,1-5) gây nên. Khi “thời viên măn” (Gl 4,4) đến trong lịch sử nhân loại, lúc mầu nhiệm cứu độ bắt đầu được thực hiện, ư thức này đă trỗi dậy với tất cả sự mạnh mẽ trong lời của “người phụ nữ” thành Nazareth. Trong Đức Maria, bà Eva khám phá lại phẩm giá đích thực của người phụ nữ, của nữ giới. Việc khám phá này phải luôn đánh động tâm hồn mỗi người phụ nữ, đem lại ư nghĩa cho ơn gọi và đời sống của họ.

 

V. ĐỨC GIÊSU KITÔ

“Các ông ngạc nhiên v́ thấy Người nói chuyện với người phụ nữ”

12. Các lời Tiền Tin Mừng trong sách Sáng Thế giúp chúng ta bước vào b́nh diện Tin Mừng. Việc cứu độ loài người đă được loan báo trong các lời đó nay trở thành hiện thực nơi con người và sứ vụ của Đức Giêsu Kitô, nhờ đó chúng ta khám phá được thực tại của ơn cứu độ mang ư nghĩa ǵ đối với phẩm giá và ơn gọi người phụ nữ. Ư nghĩa này xuất hiện rơ ràng trong lời và thái độ của Đức Kitô đối với phụ nữ, một thái độ đơn thuần, nhưng rất khác thường trong thời đại của Người: một thái độ mang đậm nét sâu xa và sáng tỏ.

Nhiều phụ nữ xuất hiện trên bước đường sứ vụ của Đức Giêsu thành Nazareth, và cuộc gặp gỡ của Người với từng bà là một xác nhận “đời sống mới” theo Tin Mừng mà chúng ta đă nói tới.

Mọi người đều chấp nhận – kể cả những người có lập trường phê phán Tin Mừng Kitô giáo – đối với những người đồng thời, Đức Kitô đă trở thành trạng sư bênh vực phẩm giá đích thực của người phụ nữ và ơn gọi phù hợp với phẩm giá đó. Điều này gây bất ngờ và thán phục, nhưng đôi khi cũng gây cớ vấp phạm: “Các ông ngạc nhiên v́ thấy Người nói chuyện với một phụ nữ” (Ga 4,27); v́ thái độ này rất lạ lẫm đối với người thời đại. Các môn đệ của Người cũng kinh ngạc. Khi người đàn bà tội lỗi bước vào nhà người Pharisêu để xức dầu thơm lên chân Chúa Giêsu, ông ta nghĩ: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, th́ hẳn phải biểt rơ người đàn bà đang đụng vào ḿnh là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!” (Lc 7,39). Khi nghe Chúa Giêsu nói: “Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21,31), những thính giả tự măn đă bực tức và “phẫn nộ v́ sự thánh thiện”.

Đấng đă nói và hành động như thế, cho thấy rơ Người thấu hiểu các “mầu nhiệm Vương Quốc”. Chính Người “biết có ǵ trong ḷng con người” (Ga 2,25), trong thâm sâu, trong “tâm tư” của họ. Người là chứng nhân kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa về việc con người có nam có nữ, nhờ Người mà được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Ngài. Người cũng ư thức rơ ràng các hậu quả của tội lỗi, về “mầu nhiệm sự dữ” đang làm xáo trộn h́nh ảnh Thiên Chúa nơi tâm hồn con người. Việc tranh luận quan trọng về hôn nhân và đặc tính bất khả phân ly của hôn nhân giữa Chúa Giêsu với các thầy “thông luật” mang nhiều ư nghĩa, khi Người viện dẫn về “lúc khởi đầu!”. Vấn nạn được đưa ra về quyền của người đàn ông “có được phép rẫy vợ ḿnh v́ bất cứ lư do nào không?” (Mt 19,3), nhưng cũng đụng đến quyền của người phụ nữ, đến vị trí đúng đắn của họ trong hôn nhân, đến phẩm giá của họ. Những người đối thoại với Chúa Giêsu dựa theo luật lệ của Môisê đang thịnh hành trong Israel: “Thế sao ông Môisê lại truyền cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?” (Mt 19,7). Chúa Giêsu trả lời: “V́ các ông ḷng chai dạ đá, nên ông Môisê đă cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu” (Mt 19,8). Chúa Giêsu nại đến “thuở ban đầu”, đến việc tạo dựng con người có nam có nữ và vào trật tự của Thiên Chúa đặt nền tảng cho cả hai được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Ngài. Chính v́ thế, khi người đàn ông “ĺa cha mẹ ḿnh” mà gắn bó với vợ ḿnh, để cả hai trở thành một xương một thịt, th́ lề luật nền tảng này của Thiên Chúa vẫn luôn có giá trị: “Vậy, sự ǵ Thiên Chúa đă phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6).

Luật nền tảng cho “Ethos – Luân lư” này được xác định ngay lúc khởi đầu sáng tạo, giờ đây được Đức Kitô xác nhận, chống lại truyền thống kỳ thị người phụ nữ. Trong truyền thống này, người đàn ông “thống trị” không đếm xỉa ǵ đến người phụ nữ và phẩm giá của họ, mà “luân lư” của sáng tạo đặt nền tảng cho những liên hệ hỗ tương của hai nhân vị kết hợp trong hôn nhân. “Luân lư” này được lời của Đức Kitô gợi lại và củng cố: đó là “luân lư” của Tin Mừng và của ơn cứu độ.

Các phụ nữ trong Phúc Âm

13. Khi đọc Phúc Âm, chúng ta thấy có một số đông phụ nữ thuộc nhiều lứa tuổi và hoàn cảnh khác nhau. Có những phụ nữ bệnh tật, đau đớn trong thân xác, như bà “bị quỷ làm cho tàn tật đă mười tám năm. Lưng bà c̣ng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được” (Lc 13,11), hay bà mẹ vợ của ông Phêrô “lên cơn sốt, nằm trên giường” (Mc 1,30), hay là người đàn bà “bị loạn huyết mười hai năm”, không được phép đụng chạm đến ai, v́ sự đụng chạm của bà sẽ làm cho người ta ra ô uế (x. Mc 5,25-34). Mỗi phụ nữ trong số các người này đều được cứu chữa, và bà cuối cùng (bị loạn huyết) chạm đến áo Chúa Giêsu “giữa đám đông” (Mc 5,27) được Người khen ngợi v́ ḷng tin của bà: “Ḷng tin của con đă cứu chữa con” (Mc 5,34). Con gái của ông Giarô được Chúa Giêsu cho sống lại bằng một lời đầy t́nh thương: “Này bé, Thầy truyền cho em: trỗi dậy đi!” (Mc 5,41). C̣n bà góa thành Naim, v́ Chúa Giêsu động ḷng thương, đă cho con trai duy nhất của bà được sống lại: “Trông thấy bà, Chúa chạnh ḷng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa” (Lc 7,13). Cuối cùng là người đàn bà thành Canaan, một người đàn bà với t́nh mẫu tử đầy niềm tin, khiêm tốn và quảng đại, đă được Chúa Giêsu công nhận cách đặc biệt: “Này bà, ḷng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao th́ sẽ được vậy” (Mt 15,28). Bà này van xin Chúa cứu chữa cho con gái của bà.

Những người phụ nữ gặp gỡ Chúa Giêsu và đón nhận nhiều ân sủng vĩ đại của Người, tháp tùng Người, khi Người cùng với các môn đệ rảo qua các thành phố và các làng mạc để rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa; “các bà này đă lấy của cải ḿnh mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ”. Phúc Âm nêu danh tánh của họ, trong đó có bà Gioanna, vợ ông Khuda quản lư của vua Herôđê, bà Susanna và “nhiều bà khác nữa” (x. Lc 8,1-3).

Đôi khi bóng dáng người phụ nữ cũng xuất hiện trong các dụ ngôn được Đức Giêsu thành Nazareth sử dụng để nói về Nước Thiên Chúa cho các thính giả của ḿnh, như dụ ngôn về đồng tiền bị thất lạc (x. Lc 15,8-10), về nắm men (x. Mt 13,32), về các cô thiếu nữ khôn ngoan và khờ dại (x. Mt 25,1-13). Đặc biệt nhất là tŕnh thuật về đồng tiền kẽm của bà góa nghèo. Trong khi “những người giàu đang bỏ tiền dâng cúng của họ vào thùng tiền (…), một bà góa túng thiếu kia bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm”. Chúa Giêsu nói: “Bà góa nghèo này đă bỏ vào nhiều hơn ai hết (…); c̣n bà này, th́ rút từ cái túng thiếu của ḿnh, mà bỏ vào đó tất cả những ǵ bà có để sống” (Lc 21,1-4). Đức Giêsu đặt bà làm gương cho mọi người và bênh đỡ bà, chỉ v́ trong hệ thống xă hội và luật lệ vào thời đó, các bà góa không được ai bảo vệ cả (x. Lc 18,1-7).

Trong tất cả giáo huấn cũng như thái độ của Đức Giêsu, chúng ta không thấy kỳ thị nào đối với phụ nữ, là điều rất phổ biến trong thời đại Người. Ngược lại, lời nói và hành động của Người đều toát lên sự tôn trọng và đề cao người phụ nữ cách xứng đáng. Người đàn bà c̣ng lưng được Người gọi là “con gái của Abraham” (Lc 13,16) trong khi tước hiệu này (dưới h́nh thức “con Abraham”) trong toàn bộ Thánh Kinh chỉ dành cho người đàn ông. Trên đường khổ nạn lên Golgotha, Đức Giêsu nói với các người đàn bà: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc tôi làm ǵ!” (Lc 23,28). Cách nói về người phụ nữ và với người phụ nữ, cũng như cách tiếp xúc với họ biểu lộ một cái ǵ “hoàn toàn mới” so với phong tục thời đó.

Điều này lại càng nổi bật hơn nơi các phụ nữ bị người đời khinh chê như các bà tội lỗi, đĩ điếm và ngoại t́nh. Như người đàn bà xứ Samarie được tiếp xúc với Đức Giêsu; Người nói: “Chị đă năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị”. Khi bà ta thấy Người thấu rơ những điều sâu kín của cuộc đời ḿnh, đă công nhận Người là Đấng Messias và vội vă công bố cho những người đồng hương biết. Cuộc đối thoại đi trước nhận thức này thuộc về những đoạn đẹp nhất trong Phúc Âm (x. Ga 4,7-27).

Một bà tội lỗi công khai, dù bị mọi người kết án, vẫn bước vào nhà người Pharisêu, để xức dầu thơm vào chân Đức Giêsu. Đức Giêsu nói với người đàn bà trước vị chủ nhà đang khó chịu v́ thái độ này: “Tội của chị rất nhiều, nhưng đă được tha, bằng cớ là chị đă yêu mến nhiều” (x. Lc 7,37-47).

Cuối cùng là trường hợp nổi bật nhất trong các cuộc tiếp xúc này: người ta đem đến cho Đức Giêsu một người đàn bà bị  bắt tại trận đang phạm tội ngoại t́nh. Đức Giêsu trả lời cho câu hỏi “Trong sách Luật, ông Môisen truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. C̣n Thầy, Thầy nghĩ sao?”: “Ai trong các ông sạch tội, th́ cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Chân lư nằm trong câu trả lời này thật mạnh mẽ, đến độ “họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi”. Chỉ c̣n Đức Giêsu và người đàn bà ở lại. “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” – “Thưa ông, không ai cả!” – “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”(Ga 8,3-11).

Các mẩu chuyện trên đây tạo thành một bức tranh tổng hợp thật trong sáng. Đức Kitô là Đấng “biết có ǵ trong ḷng con người”, trong người nam cũng như nơi người nữ. Người biết phẩm giá con người, giá trị của họ trước mặt Thiên Chúa. Người là Đấng Cứu độ, là sự xác nhận cuối cùng của giá trị này. Thái độ của Đức Giêsu đối với các phụ nữ mà Người gặp trên đường phục vụ cứu độ, phản ánh kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng tạo dựng từng người, tuyển chọn và yêu mến họ trong Đức Kitô (x. Ep 1,1-5). V́ thế mỗi người nữ là “thụ tạo độc đáo được Thiên Chúa muốn v́ chính họ”. Mỗi người nữ “ngay từ ban đầu” lănh nhận phẩm giá nhân vị là phụ nữ. Đức Giêsu thành Nazareth xác nhận phẩm giá này, gợi lại, canh tân và tạo phẩm giá này thành nội dung của Tin Mừng và của ơn cứu độ, v́ chính điều này mà Người được sai đến trần gian. Chúng ta phải đặt từng lời của Đức Kitô khi tiếp xúc với phụ nữ và từng cử chỉ của Người trong ánh sáng của mầu nhiệm Phục sinh. Chỉ với cách thức đó chúng ta mới có thể thấy hết ư nghĩa của chúng.

Người đàn bà bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại t́nh

14. Đức Giêsu thông cảm hoàn cảnh cụ thể của người phụ nữ, hoàn cảnh bị di sản tội lỗi hành hạ. Di sản này xuất hiện qua các tập tục kỳ thị phụ nữ để tôn vinh người đàn ông; điều này ăn sâu vào người phụ nữ. Dưới cái nh́n này, câu chuyện về người đàn bà “bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại t́nh” (Ga 8,3-11) mang đặc tính thuyết phục. Vào lúc cuối, Đức Giêsu nói với bà ta: “Từ nay đừng phạm tội nữa”; nhưng trước đó Người gợi lên ư thức tội lỗi nơi những người đàn ông đang tố cáo bà, chỉ muốn ném đá bà cho chết; đồng thời Người cho thấy ḿnh có khả năng nh́n thấu lương tâm và hành động con người. Gần như Đức Giêsu muốn nói với những người tố cáo: người đàn bà này với tất cả tội lỗi của ḿnh có phải là chứng cứ cho sự vi phạm lề luật của các ông, sự bất công của “giới đàn ông”, sự lạm dụng của các ông đó không?

Sự thật này có giá trị cho toàn thể nhân loại. Sự kiện được tường tŕnh trong Phúc Âm thánh Gioan cũng có thể thấy trong vô số hoàn cảnh tương tự như thế trong mọi thời đại. Một người đàn bà bị bỏ rơi một ḿnh, bị tŕnh diện trước công chúng với “tội lỗi” của bà, trong khi đó sau lưng tội của bà c̣n có một người đàn ông là tội nhân, can dự “tội người khác”, đồng trách nhiệm vào tội lỗi này. Thế mà, tội của ông ta không được mọi người chú ư, được lặng lẽ bỏ qua: h́nh như ông ta không có trách nhiệm ǵ với “tội của kẻ khác”! Đôi khi ông lại trở thành nguyên cáo như trong câu chuyện này và dễ dàng quên đi tội lỗi của ḿnh. Biết bao lần người phụ nữ phải bị đền tội theo cách thức đó (có thể trong nhiều trường hợp người phụ nữ cũng can dự vào tội của người đàn ông); nhưng chỉ có bà phải đền tội và trả giá một ḿnh. Đă biết bao lần người phụ nữ bị bỏ rơi với chức vụ làm mẹ của ḿnh; trong khi người đàn ông, cha của đứa bé, không muốn mang lấy trách nhiệm? Bên cạnh không biết bao nhiêu “bà mẹ độc thân” trong xă hội, chúng ta cũng phải nghĩ đến tất cả chị em dưới áp lực nào đó cả về phía người đàn ông phạm tội, phải “bỏ” con của họ trước khi được sinh ra đời. Họ “tự giải thoát cho họ”: nhưng với giá nào đây? Ư kiến thời đại t́m mọi cách để đừng nói đến điều xấu của tội này, nhưng thường lương tâm của người phụ nữ không thể nào quên được, chính bà đă cướp đi mạng sống của con ḿnh, chỉ v́ bà không có khả năng bôi xóa “luân lư” đă được khắc ghi từ lúc ban đầu để đón nhận sự sống.

Thái độ của Đức Giêsu trong sự kiện được tŕnh bày trong chương 8 Phúc Âm thánh Gioan (8,3-11) rất có ư nghĩa. Chỉ trong một số ít đoạn, Người tỏ lộ quyền lực của Người – quyền lực của sự thật – đối với lương tâm con người. Đức Giêsu b́nh thản, trầm lặng và suy tư. Nơi đây cũng như trong cuộc đối thoại với những người Pharisêu (x. Mt 19,3-9) lại không có sự liên hệ giữa ư thức của Người với mầu nhiệm “thuở ban đầu” hay sao? khi con người được tạo dựng có nam có nữ và người phụ nữ được tạo dựng với những điểm đặc thù của phụ nữ cũng như khả năng làm mẹ, được trao phó cho người đàn ông hay sao? Cả người đàn ông cũng được Đấng Sáng Tạo trao phó cho người đàn bà. Họ được trao phó cho nhau như những nhân vị, được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa. Mức độ t́nh yêu được đánh giá theo mức độ của việc trao phó này, đó là t́nh yêu hôn nhân: để trở thành việc “hiến thân vô vị lợi” cho nhau, cả hai người phải ư thức về trách nhiệm của việc hiến dâng này. Mức độ t́nh yêu đă được xác định cho cả hai – người nam và người nữ – ngay từ “ban đầu”. Sau khi phạm nguyên tội, những sức lực đối kháng hoành hành trong người nam cũng như người nữ, theo theo dục vọng có ba mặt, là “mầm mống của tội lỗi”. Những sức lực đối kháng này tác động từ thâm tâm con người. V́ thế, Đức Giêsu đă nói trong Bài Giảng trên núi: “Ai nh́n người phụ nữ mà thèm muốn, th́ trong ḷng đă ngoại t́nh với người ấy rồi” (Mt 5,28). Những lời này trực tiếp nói với người đàn ông cho thấy chân lư nền tảng về trách nhiệm của ông ta đối với người phụ nữ: về phẩm giá, chức vụ làm mẹ và ơn gọi của người phụ nữ. Gián tiếp các lời này nói với người phụ nữ. Đức Kitô đă làm hết khả năng của ḿnh, để người phụ nữ – trong phong tục và tương quan xă hội vào thời đó – t́m lại được nhân vị và phẩm giá của họ trong giáo huấn và thái độ của Người. Căn cứ vào ư định của Thiên Chúa về “sự hợp nhất giữa hai người”, phẩm giá này trực tiếp thuộc về người phụ nữ như chủ thể mang trách nhiệm cho chính ḿnh và đồng thời cho người đàn ông như trách nhiệm. Do đó, Đức Kitô kêu gọi trách nhiệm của người đàn ông. Trong bài suy niệm về phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ hôm nay, phải quy chiếu về cách đặt vấn đề mà chúng ta đă đọc được trong Phúc Âm.

Phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ – cũng như của người đàn ông – có nguồn gốc vĩnh cửu trong t́nh yêu Thiên Chúa và gắn chặt vào “sự hợp nhất giữa hai người” trong những điều kiện thời đại của hiện sinh con người. V́ thế mỗi người đàn ông cần phải nhận thức rơ ràng những người phụ nữ được Thiên Chúa trao phó cho ḿnh như chị em trong cùng nhân vị, như hôn thê và vợ, trong tâm tư ḿnh có thể trở thành đối tượng cho việc ngoại t́nh hay không, những người phụ nữ cùng đồng hiện hữu với ḿnh theo nhiều cách thức trong trần gian có bị trở thành “đối tượng” hay không: đối tượng để hưởng thụ, để bóc lột.

Những người phụ nữ bảo vệ sứ điệp Tin Mừng

15. Hành động và lời nói của Đức Giêsu làm nổi bật tính cách hoạt động của Người, đó là một sự phản kháng chống lại mọi xúc phạm đến phẩm giá người phụ nữ. V́ thế, các người phụ nữ thường tiếp xúc với Đức Kitô khám phá ra những chân lư Người dạy và thực hiện, dù đó là sự thật về t́nh trạng tội lỗi của các bà. Họ cảm thấy nhờ sự thật này mà ḿnh được giải phóng, được trở về chính ḿnh: họ cảm thấy được yêu với “t́nh yêu vĩnh cửu”, một t́nh yêu nổi bật trong Đức Kitô. Trong môi trường hoạt động của Đức Kitô, vị trí xă hội của họ được thay đổi. Họ cảm nhận được Đức Giêsu nói với họ về những vấn đề mà trong thời đại đó người ta ít trao đổi với phụ nữ. Một thí dụ nổi bật về điều này có lẽ là cuộc đối thoại với một bà vùng Samari bên bờ giếng Giacóp ở Sychar. Đức Giêsu biết rơ bà là một kẻ tội lỗi và cũng nói với bà điều này, nhưng Người vẫn nói với bà về những mầu nhiệm sâu xa của Thiên Chúa. Người nói với bà về quà tặng vô giá của t́nh yêu Thiên Chúa, giống như “mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14). Người nói với bà về Thiên Chúa, Đấng là Thần Khí, và về việc tôn thờ đích thực trong tinh thần và trong chân lư dành cho Thiên Chúa là Cha (x. Ga 4,24). Cuối cùng, Người mạc khải cho bà biết chính Người là Đấng Messias được Thiên Chúa hứa ban cho Israel (x. Ga 4,26).

Đây là biến cố chưa từng xảy ra: một người phụ nữ, lại c̣n là một kẻ tội lỗi, trở thành “nữ môn đệ” của Đức Kitô; sau khi nhận ra Người, bà loan báo về Đức Kitô cho dân thành Samari và họ đă tin Người (x. Ga 4,39-42). Đây là một biến cố chưa từng xảy ra, nếu như chúng ta so sánh thái độ của các thầy thông luật trong Israel đối xử cách chung với các phụ nữ, trong khi đó cách đối xử của Đức Giêsu thành Nazareth lại là một sự kiện thông thường. Cũng trong liên hệ này nên nhắc đến hai chị em của Lazarô: “Đức Giêsu quư mến cô Matta, cùng hai người em là cô Maria và anh Lazarô” (Ga 11,5). Maria chăm chú nghe Đức Giêsu: nhưng khi thấy Matta tất bậc lo việc phục vụ, Người cho thái độ của Maria là “tốt nhất” (x. Lc 10,38-42). Trong lần gặp gỡ khác – sau khi Lazarô chết – Đức Kitô nói chuyện với Matta; trong cuộc trao đổi này, Chúa đề cập đến những chân lư sâu xa về mạc khải và đưc tin. “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đă không chết” – “Em chị sẽ sống lại” – “Con biết, em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. Đức Giêsu trả lời: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, th́ dù đă chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” – “Thưa Thầy có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”. (Ga 11,21-27). Sau việc tuyên xưng đức tin, Đức Giêsu làm cho Lazarô sống lại. Cuộc đối thoại với Matta là một trong những cuộc đối thoại quan trọng nhất của Phúc Âm.

Đức Kitô nói với các phụ nữ về Thiên Chúa và họ đă hiểu Người: một sự đón nhận của tâm hồn và lư trí, một lời đáp trả của đức tin. Trước lời đáp trả “mang tính nữ giới”, Đức Giêsu cho thấy sự đánh giá cao và kinh ngạc, như trong trường hợp bà Canaan (x. Mt 15,28). Đôi khi Người đem đức tin sống động đầy t́nh yêu ra làm gương mẫu: Người lấy lời đáp trả xuất phát từ tinh thần và con tim của một phụ nữ làm khởi điểm cho lời rao giảng của ḿnh. Như trường hợp “người đàn bà tội lỗi” trong nhà người Pharisêu, Đức Giêsu lấy hành động cùa bà làm khởi điểm nói lên chân lư về việc tha thứ tội lỗi: “Tội của chị rất nhiều, nhưng đă được tha, bằng cớ là chị đă yêu mến (tôi) nhiều. C̣n ai được tha ít th́ yêu mến ít” (Lc 7,47). Trong một lần xức dầu khác, Đức Giêsu bảo vệ người phụ nữ và hành động của chị trước mặt các môn đệ, đặc biệt là Giuđa: “Sao lại muốn gây chuyện với người phụ nữ này? Quả thật, cô ấy vừa làm cho Thầy một việc nghĩa (…). Cô ấy đổ dầu thơm trên ḿnh Thầy để mai táng Thầy đấy. Thầy bảo thật anh em: khắp thế gian, Tin Mừng này được loan báo ở đâu, người ta cũng kể lại việc cô ấy vừa làm mà nhớ tới cô”(Mt 26,6-13).

Thực vậy, các sách Phúc Âm không những tường thuật điều người phụ nữ thành Betania đă làm trong nhà ông Simon bị bệnh phong, nhưng c̣n làm nổi bật sự kiện là chỉ có các bà hiện diện dưới chân thập giá trong giây phút thử thách quyết định cuối cùng và trọn vẹn cho sứ vụ Messias của Đức Giêsu thành Nazareth. Trong số các Tông đồ, chỉ có thánh Gioan là người trung thành, c̣n phụ nữ th́ nhiều. Ngoài mẹ của Đức Kitô, “chị của bà thân mẫu, vợ ông Clôphát và bà Maria thành Magdala” (Ga 19,25), c̣n có “nhiều người phụ nữ nh́n xem từ đàng xa; các bà này đă theo Đức Giêsu từ Galilê để giúp đỡ Người” (Mt 27,55). Trong thử thách nặng nề về đức tin và sự trung thành, như chúng ta thấy, các người phụ nữ mạnh mẽ hơn các môn đệ, trong giây phút nguy hiểm này t́nh yêu đă giúp họ chiến thắng sự sợ hăi. Ngay trên con đường thập già cũng có mặt những người phụ nữ “các bà vừa đấm ngực vừa than khóc Người” (Lc 23,27). Trước đó nữa bà vợ ông Philatô đă cảnh cáo chồng ḿnh: “Ông đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính này, v́ hôm nay, trong chiêm bao, tôi đă khổ nhiều v́ ông ấy” (Mt 27,19).

Những chứng nhân đầu tiên của cuộc Phục sinh

16. Ngay khi Đức Kitô khởi đầu sứ vụ, người phụ nữ đă chú tâm đến Người và nhạy cảm với mầu nhiệm của Người, phù hợp với đặc tính nữ giới của họ. Điều này càng thấy rơ nơi mầu nhiệm Vượt qua, không những dưới chân thập giá, nhưng ngay ở buổi sáng ngày Phục sinh. Các bà là những người đầu tiên đến bên mộ. Họ là những người đầu tiên nh́n thấy mộ trống. Họ là những người đầu tiên được nghe những lời loan báo: “Người không có ở đây, v́ Người đă trỗi dậy như Người đă nói” (Mt 28,6). Họ là những người đầu tiên ôm lấy chân Chúa (x. Mt 28,9). Họ là những người đầu tiên được trao trách nhiệm loan báo sự thật này cho các môn đệ (x. Mt 28,1-10; Lc 24,8-11). Phúc Âm thánh Gioan (so với Mc 16,9) làm nổi bật vai tṛ của bà Maria thành Magdala. Bà là người đầu tiên được gặp Đức Kitô phục sinh. Trước đó bà nhận lầm Người là ông giữ vườn; nhưng nhận ra Người khi Người gọi tên bà. “Đức Giêsu gọi bà: Maria! bà quay lại và nói bằng tiếng Hipri: “Rabbuni!” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). Đức Giêsu bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, v́ Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hăy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em!”. Bà Maria Magdala đi báo cho các môn đệ: “Tôi đă thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đă nói với bà” (Ga 29,16-18).

V́ thế, người ta đă gọi bà là “tông đồ của các Tông đồ” [38]. Trước cả các Tông đồ, bà Maria Magdala là chứng nhân đầu tiên của Đức Kitô phục sinh và v́ thế là người đầu tiên làm chứng cho Người trước mặt các Tông đồ. Theo nghĩa nào đó, biến cố này như đỉnh cao cho những ǵ đă nói bên trên về việc Đức Kitô đă trao phó mầu nhiệm Thiên Chúa cho các phụ nữ – cũng như cho các ông. Chúng ta có thể nói rằng, lời các tiên tri đă ứng nghiệm: “Sau đó, Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm. Con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ” (Ge 3,1). Năm mươi ngày sau cuộc phục sinh, những lời này lại được xác nhận nơi pḥng Tiệc ly tại Giêrusalem lúc Chúa Thánh Thần, Đấng Phù Trợ, ngự xuống (x. Cv 2,17).

Tất cả những ǵ nói về thái độ của Đức Kitô đối với phụ nữ bây giờ được xác nhận và soi sáng trong Thánh Thần chân lư triệt để về “sự b́nh đẳng” của cả hai – đàn ông và đàn bà. V́ cả hai – nam và nữ – đều được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa, nên cả hai có cùng khả năng đón nhận quà tặng thần linh và t́nh yêu trong Thánh Thần. Cả hai đón nhận “việc thăm viếng” mang ơn cứu độ và thánh hiến.

Sự kiện là nam hay nữ không tạo một rào cản nào; như lời Thánh Tông đồ, hoạt động cứu độ và thánh hóa của Chúa Thánh Thần trong con người cũng không bị giới hạn, v́ “không c̣n chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do… V́ tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3,28). Sự hợp nhất này loại bỏ mọi sự khác biệt. Chúa Thánh Thần tạo ra sự hợp nhất này trong trật tự siêu nhiên, cũng làm cho “con cái các ngươi thành ngôn sứ” trong cùng một mức độ, kể cả “con gái của các ngươi”. Ngôn sứ dùng lời nói và đời sống của ḿnh để “loan báo những kỳ công của Thiên Chúa” (x. Cv 2,11) trong khi vẫn bảo vệ chân lư và nét đặc thù của cá nhân là nam hay nữ. Sự “b́nh đẳng” theo Tin Mừng, sự “b́nh quyền” giữa nam và nữ trước những kỳ công của Thiên Chúa, như những kỳ công này bộc lộ rơ ràng trong hoạt động và lời nói của Đức Giêsu thành Nazareth, tạo thành nền tảng hiển nhiên nhất cho phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ trong Hội Thánh và trong xă hội. Mỗi ơn gọi đều mang tính chất cá nhân và ngôn sứ sâu xa. Hiểu ơn gọi như thế, nữ tính trong một cá nhân sẽ đạt được chiều kích “các kỳ công của Thiên Chúa” mà người phụ nữ là chủ thể sống động và là chứng nhân không thể thay thế được.

 

VI. CHỨC VỤ LÀM MẸ – SỰ ĐỒNG TRINH

Hai chiều kích trong ơn gọi của người phụ nữ

17. Bây giờ chúng ta hướng suy niệm về sự đồng trinh và chức làm mẹ, hai chiều kích đặc biệt tạo thành nhân cách nữ giới. Dưới ánh sáng Tin Mừng, hai chiều kích này t́m được ư nghĩa trọn vẹn và giá trị của ḿnh trong Đức Maria, Đấng đă trở thành Mẹ đồng trinh của Con Thiên Chúa. Hai chiều kích của ơn gọi người phụ nữ được liên kết và hợp nhất trong Mẹ cách độc đáo, đến độ chiều kích này không loại bỏ chiều kích kia, ngược lại bổ túc nhau cách tuyệt vời. Tŕnh thuật Truyền tin nơi Phúc Âm thánh Luca cho thấy chính Đức Maria cũng cảm thấy không thể thực hiện được. Khi nghe lời loan báo: “Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu”, Đức Maria liền đáp: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, v́ tôi không biết đến việc vợ chồng!”. Theo tự nhiên, chức vụ làm mẹ chỉ có thể là kết quả của “việc nhận biết” hỗ tương giữa người đàn ông và người đàn bà qua sự kết hợp trong hôn nhân. Đức Maria quyết tâm giữ đức đồng trinh đă đặt câu hỏi cho vị thiên sứ và nhận được lời giải thích: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà”; chức vụ làm mẹ của bà không phải là hiệu quả của việc “kết hợp trong hôn nhân”, nhưng là công tŕnh của Chúa Thánh Thần và “quyền năng Đấng Tối Cao” sẽ “rợp bóng” trên mầu nhiệm thụ thai và sinh hạ người Con. Đức Maria xác quyết sự đồng trinh của ḿnh “Tôi không biết người đàn ông nào” (x. Lc 1,34), nhưng đồng thời đă trở thành mẹ. Sự đồng trinh và chức vụ làm mẹ kết hợp cùng một lúc nơi bà. Hai chiều kích không đối nghịch và cũng không ngăn cản nhau. Con người của Mẹ Thiên Chúa giúp chúng ta – đặc biệt là cho mọi người nữ – khám phá làm thế nào hai chiều kích này và hai con đường của ơn gọi người phụ nữ như nhân vị giải thích và bổ túc cho nhau.

Chức làm mẹ

18. Để tham gia vào việc “khám phá” này, một lần nữa chúng ta phải đào sâu chân lư về nhân vị con người mà Công đồng Vaticanô II đă gợi lại cho chúng ta. Con người – nam hay nữ – là thụ tạo duy nhất trên trần gian mà Thiên Chúa tạo dựng cho chính họ. Con người là một nhân vị, một chủ thể tự quyết định cho chính bản thân ḿnh, đồng thời “chỉ thực hiện bản thân ḿnh qua việc hiến thân cách vô vị lợi” [39]. Người ta nói rằng cách diễn tả này, theo nghĩa nào đó là một định nghĩa về nhân vị phù hợp với chân lư căn bản theo Thánh Kinh về việc tạo dựng con người – nam cũng như nữ – theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa. Đây không phải là một ư nghĩa thuần lư hay một định nghĩa trừu tượng, v́ nó đem lại ư nghĩa sự hiện hữu của con người cách căn bản, khi nhấn mạnh đến giá trị của việc tự hiến cá nhân. Quan niệm nhân vị này ngầm chứa “luân lư” được triển khai cách đầy đủ trong các sách Khải Huyền, đặc biệt trong các sách Phúc Âm khi đặt liên hệ với chân lư sáng tạo.

Chân lư về con người khai lối để hiểu sâu xa hơn chức vụ làm mẹ của người phụ nữ. Chức vụ làm mẹ là hiệu quả của sự kết hợp trong hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mà Thánh Kinh gọi là “biết” như ở sách Sáng Thế: “Cả hai trở thành một xương một thịt” (St 2,24); với cách thức đó – về phía người đàn bà – việc “hiến dâng” cách đặc biệt như cách biểu lộ t́nh yêu hôn nhân, trong đó đôi vợ chồng gắn bó với nhau thật thâm sâu, để trở thành “một thịt”. Việc “biết” theo Thánh Kinh chỉ có thể hiện thực dựa theo chân lư về con người khi quà tặng chính ḿnh cho nhau không do sự ham muốn của người đàn ông để trở thành “chủ” người đàn bà “Hắn sẽ thống trị bà”, cũng không do sự đ̣i hỏi theo bản năng nơi người đàn bà “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi” (St 3,16).

Việc trao ban con người của ḿnh cho nhau trong hôn nhân được mở rộng ra cho quà tặng là một cuộc sống mới, một con người mới, cũng là con người theo h́nh ảnh của cha mẹ ḿnh. Ngay từ đầu, chức vụ làm mẹ đă hàm chứa sự sẵn sàng đón nhận một con người mới: đó là vai tṛ thực sự của người phụ nữ. Trong sự sẵn sàng đón nhận và sinh con, “người phụ nữ hiến dâng chính ḿnh cách vô vị lợi”. Quà tặng của việc sẵn sàng đón nhận và sinh con được liên kết chặt chẽ với sự kết hợp trong hôn nhân, – như đă nói – một giây phút đặc biệt cho việc dâng hiến cho nhau về phía người đàn ông và người đàn bà. Sự đón nhận và sinh hạ một con người mới, theo Thánh Kinh, luôn kèm theo một lời của “người đàn bà” và là “người mẹ”: “Nhờ Đức Chúa, tôi đă được một người” (St 4,1). Tiếng reo mừng của bà Eva, mẹ chúng sinh, được lập lại mỗi lần có con người mới xuất hiện trên trần gian, biểu lộ niềm vui và ư thức của người phụ nữ, được chia sẻ vào mầu nhiệm thẳm sâu của việc sinh hạ vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Đôi vợ chồng tham dự vào quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa!

Chức làm mẹ của người phụ nữ giữa thời gian thụ thai và sinh hạ là một tiến tŕnh sinh lư và tâm lư, mà ngày nay chúng ta hiểu rơ hơn hôm qua và trở thành đề tài học hỏi đang được đào sâu. Việc phân tích theo khoa học xác nhận cách đầy đủ cấu trúc thể lư của người phụ nữ; cơ thể của phụ nữ được xếp đặt cách tự nhiên để làm mẹ, để thụ thai, mang thai và sinh hạ con cái sau sự kết hợp hôn nhân với người đàn ông. Đồng thời, tất cả đều phù hợp với cấu trúc tâm sinh lư của người phụ nữ. Tất cả những ǵ các ngành khoa học khác nói về đề tài này đều quan trọng và hữu ích, nếu không hạn hẹp vào cách giải thích thể lư về người phụ nữ và chức vụ làm mẹ. Một h́nh ảnh “thu ngắn” như thế sẽ đưa đến cách giải thích duy vật quan niệm về con người và vũ trụ. Trong trường hợp như vậy th́ thật đau buồn v́ người ta đánh mất điều thiết yếu: chức làm mẹ như sự kiện và hiện tượng nhân bản chỉ có thể được giải thích trên nền tảng chân lư về con người mà thôi. Chức làm mẹ liên hệ với cấu trúc cá nhân của nữ giới, với chiều kích cá nhân của việc dâng hiến: “Nhờ Đức Chúa, tôi đă được một con người” (St 4,1). Đấng Sáng Tạo ban tặng cho cha mẹ một người con. Về phía người phụ nữ, điều này liên kết cách đặc biệt với “việc hiến thân chính ḿnh cách vô vị lợi”. Những lời của Đức Maria trong giây phút Truyền Tin: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”, nói lên sự sẵn sàng của người nữ để hiến dâng và đón nhận một sự sống mói.

Trong chức vụ làm mẹ, liên kết với chức vụ làm cha của người đàn ông, phản ánh mầu nhiệm vĩnh cửu trong Thiên Chúa Ba Ngôi về sự sinh hạ (x. Ep 3,14-15). Việc sinh hạ về mặt con người đều do người nam và người nữ cùng chung với nhau. Khi người phụ nữ với t́nh yêu nói với chồng ḿnh: “Em sẽ tặng anh một đứa con”, lời này có nghĩa: “Đó là đứa con của chúng ta”. Cho dù cả hai trở thành cha mẹ của đứa bé; nhưng chức làm mẹ của người đàn bà góp phần đặc biệt trong chức phụ mẫu chung này, một vai tṛ có nhiều đ̣i hỏi nhất. Chức làm cha làm mẹ thuộc về hai người, nhưng thuộc về người phụ nữ nhiều hơn, nhất là trong giai đoạn trước khi sinh. Người phụ nữ phải trực tiếp “trả giá” cho việc chung cùng mang đến một cuộc sống mới, sự trả giá này bắt người đàn bà phải tiêu hao sức lực thể xác lẫn tinh thần. V́ thế người đàn ông phải ư thức đầy đủ về món nợ đặc biệt đối với vợ ḿnh trong chức vụ phụ mẫu của ḿnh. Không một dự án “b́nh đẳng” giữa người nam và người nữ có giá trị, nếu như người ta không ư thức về trách nhiệm quyết định trong vấn đề này.

Chức làm mẹ mang một sự hiệp thông đặc biệt với mầu nhiệm sự sống, đang phát triển trong dạ mẹ: người mẹ luôn ngạc nhiên trước mầu nhiệm này và “đón nhận” với một bản năng độc đáo những ǵ đang diễn ra trong chính ḿnh. Trong ánh sáng của “khởi nguyên”, người mẹ đón nhận người con đang mang trong dạ, như một nhân vị và yêu thương nó. Việc tiếp xúc duy nhất này với một con người mới đang h́nh thành, tạo cho người nữ một thái độ đúng đắn với con người – không những đối với đứa con, nhưng cách chung đối với mọi người – nhờ đó đặc tính của người nữ được nổi bật. Mọi người đều thấy rằng, người nữ có nhiều khả năng tôn trọng con người cụ thể hơn người đàn ông và chức làm mẹ đặt nền tảng để điều này triển khai tốt hơn. Người đàn ông – dù có tham gia vào chức phụ mẫu – luôn đứng “ngoài” tiến tŕnh mang thai và sinh hạ đứa con, v́ thế phải học hỏi nơi người mẹ “chức làm cha” của ḿnh. Người ta có thể nói, đây là điều b́nh thường trong tiến tŕnh phát triển tính phụ mẫu, cho dẫu sau này vẫn tiếp tục phát triển khi đứa con đă được sinh ra, nhất là trong những thời gian đầu. Nói cách chung, việc giáo dục con cái phải là trách nhiệm chung của cha mẹ: sự đóng góp của cha và mẹ. Tuy nhiên chính vai tṛ của người mẹ mới quyết định cho nhân cách của đứa con.

Chức làm mẹ trong liên hệ với Giao ước

19. Suy niệm của chúng ta quay về với nguyên mẫu của người phụ nữ trong Tiền Tin Mừng. Người “đàn bà” trong vai tṛ làm mẹ và là người giáo dục đầu tiên của con người (việc giáo dục là chiều kích tinh thần của chức phụ mẫu) có một ưu thế đặc biệt so với người đàn ông. Cho dù, chức làm mẹ, trước tiên về mặt thể lư, tùy thuộc vào người đàn ông, nhưng cũng mang một “dấu ấn” quyết định trên tiến tŕnh h́nh thành nhân cách của những con trai, con gái mới mẻ của nhân loại. Chức làm mẹ của người phụ nữ trên b́nh diện thể lư h́nh như thụ động: tiến tŕnh tạo một cuộc sống mới “diễn ra” trong cơ quan của người nữ, và gắn chặt vào cơ quan này. Đồng thời chức làm mẹ trên b́nh diện cá nhân và đạo đức làm nổi bật tính sáng tạo đầy ư nghĩa của người phụ nữ, mà nhân cách của con người mới hoàn toàn lệ thuộc vào đó. Trong ư nghĩa này, chức làm mẹ của người phụ nữ cho thấy một tiếng gọi đặc biệt và một thách thức đối với người đàn ông và chức làm cha của ông ta.

Nguyên mẫu của người phụ nữ theo Thánh Kinh đạt được đỉnh cao trong chức là mẹ của Mẹ Thiên Chúa. Những lời trong Tiền Tin Mừng “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà” được xác nhận cách mới mẻ ở đây. Thiên Chúa khai mở một giao ước mới với nhân loại trong Mẹ, vâng, trong tiếng “thưa vâng – Fiat” đầy t́nh mẫu tử (“Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”). Đó chính là giao ước vĩnh cửu và dứt khoát trong Đức Kitô, trong Thịt Máu của Người, trong Thập giá và sự phục sinh của Người. Chính v́ giao ước được hoàn tất trong “Thịt và Máu”, nên đă khởi đầu nơi người mẹ. “Con Đấng Tối Cao” chỉ có thể nhờ Mẹ, qua tiếng Fiat thật trinh khiết và đầy t́nh mẫu tử, mới có thể nói với Chúa Cha: “Chúa đă tạo cho con một thân thể. Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ư Ngài” (Dt 10,5.7).

Chức làm mẹ của người phụ nữ được Thiên Chúa đưa vào trật tự giao ước được kư kết với nhân loại trong Đức Giêsu Kitô. Và mỗi lần, chức làm mẹ được lập lại trong lịch sử nhân loại, th́ luôn luôn nằm trong liên hệ với giao ước mà Thiên Chúa đă kư kết với loài người qua chức làm mẹ của Mẹ Thiên Chúa.

Thực tại này đă được minh chứng trong lời nói của Đức Giêsu khi trả lời cho người đàn bà giữa đám đông kêu lớn tiếng chúc tụng Người qua chức làm mẹ của Mẹ Người: “Phúc thay người mẹ đă cưu mang và cho Thầy bú mớm!” Đức Giêsu trả lời: “Đúng hơn phải nói rằng: phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Đức Giêsu xác nhận ư nghĩa của chức làm mẹ trong chiều kích thể lư; nhưng đồng thời hướng đến một ư nghĩa sâu xa hơn, nằm trong trật tự tinh thần: đó là dấu chỉ giao ước với Thiên Chúa, Đấng là “thần khí” (x. Ga 4,24). Điều này áp dụng trước tiên cho chức vụ làm mẹ của Mẹ Thiên Chúa. Theo ánh sáng Tin Mừng, chức làm mẹ của các bà mẹ khác không chỉ do “thịt và máu”: chức vụ này c̣n biểu lộ việc “lắng nghe Lời Chúa hằng sống” và sự sẵn sàng để “ǵn giữ” lời này, đó là “lời của sự sống vĩnh cửu” (x. Ga 6,68). Thực vậy, những người con trai, con gái của nhân loại được, các bà mẹ trần thế sinh ra, cũng được Con Thiên Chúa ban cho quyền “trở thành con Thiên Chúa” (Ga 1,12). Chiều kích giao ước mới trong Máu thánh Đức Kitô thấm thấu vào việc sinh hạ của con người và trở thành thực tại và trách nhiệm “của một sáng tạo mới” (x. 2 Cr 5,17). Từ cái nh́n về lịch sử từng cá nhân, chức làm mẹ là ngưỡng cửa đầu tiên phải vượt qua và cũng là điều kiện cho việc “tỏ lộ các con cái của Thiên Chúa” (x. Rm 8,19).

“Khi sinh con, người đàn bà lo buồn, v́ đến giờ của ḿnh, nhưng sinh con rồi, th́ không c̣n nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui v́ một con người đă sinh ra trong thể gian” (Ga 16,21). Các lời của Đức Kitô trong phần thứ nhất gợi lên “những sự đau đớn khi sinh con” thuộc về hậu quả của nguyên tội; đồng thời cho thấy liên hệ giữa chức làm mẹ của người phụ nữ với mầu nhiệm Vượt qua, v́ trong mầu nhiệm này cũng có sự đau đớn của người Mẹ dưới chân thập giá – chia sẻ trong đức tin mầu nhiệm run động việc tự hạ của Con ḿnh. “Đó là “kenosis” – sự tự hạ sâu xa nhất của đức tin trong lịch sử nhân loại” [40].

Khi nh́n vào người mẹ mà “một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn” (x. Lc 2,32), chúng ta bắt buộc phải suy nghĩ đến tất cả phụ nữ trên thế giới đang đau khổ trong thể lư lẫn tinh thần. Trong đau khổ này, tính nhạy cảm sâu xa của người phụ nữ giữ một vai tṛ quan trọng, dù họ biết kháng cự đau khổ tốt hơn người đàn ông. Không thể nào kể hết mọi thứ đau khổ: chúng ta có thể nghĩ đến sự chăm lo của người mẹ đối với các đứa con, đặc biệt khi chúng đau ốm hay hư hỏng; đối mặt với cái chết của người thân, đến sự cô đơn của các bà mẹ bị con cái trưởng thành quên lăng hay sự cô đơn của các bà góa; đến các đau khổ của những người phụ nữ phải chiến đấu một ḿnh để sống c̣n, và những phụ nữ phải chịu đựng bất công và bệnh tật hay bị bóc lột. Cuối cùng cũng có những đau khổ lương tâm v́ tội lỗi hành hạ phẩm giá con người hay phẩm giá của người mẹ, mà rất khó cứu chữa. Chúng ta phải đứng dưới thập giá của Đức Kitô với tất cả những đau khổ này.

Nhưng các lời của Phúc Âm về người đàn bà âu lo v́ đến giờ phải sinh con, cũng làm nổi bật niềm vui. Đó là niềm vui “v́ một con người đă sinh ra trong thế gian”. Cả niềm vui này cũng liên hệ đến mầu nhiệm Vượt qua, có nghĩa là niềm vui mà các Tông đồ được chia sẻ vào ngày phục sinh của Đức Kitô: “Bây giờ anh em lo buồn” (lời Đức Giêsu nói một ngày trước cuộc khổ nạn và cái chết của ḿnh), “nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, ḷng anh em sẽ vui mừng và niềm vui của anh em không ai lấy mất” (Ga 16,22).

Khiết tịnh và Nước Trời

20. Trong giáo huấn của Đức Kitô, chức làm mẹ được liên kết với sự khiết tịnh, nhưng khác biệt với sự khiết tịnh. Lời căn bản này được Đức Giêsu nói trong tranh luận về tính bất khả phân ly của hôn nhân. Sau khi nghe câu trả lời của Đức Giêsu với người Pharisêu, các môn đệ đă hỏi Người: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, th́ thà đừng lấy vợ c̣n hơn” (Mt 19,10). Không đi từ ư nghĩa câu “thà đừng” theo cách hiểu của các môn đệ, Đức Kitô lấy ư kiến sai lệch của họ để dạy về giá trị của sự độc thân: Người phân biệt độc thân v́ sự thiếu sót tự nhiên, có khi do con người tạo nên, với khiết tịnh v́ Nước Trời. Người nói: “Và có những người là hoạn nhân do họ tự ư sống như thế v́ Nước Trời” (Mt 19,11). Ở đây nhắm tới sự khiết tịnh tự do về phía con người, v́ chọn định hướng vào ơn gọi cánh chung để được kết hợp với Thiên Chúa. Người c̣n nói thêm: “Ai hiểu được th́ hiểu”, câu này nhằm tất cả những ǵ Người đă nói lúc khởi đầu cuộc tranh luận về độc thân (x. Mt 19,11). V́ thế độc thân v́ Nước Trời không những là hiệu quả của một quyết định tự do về phía con người, nhưng c̣n là một ân sủng đặc biệt về phía Thiên Chúa, Đấng kêu gọi con người để sống độc thân. Nếu việc độc thân là dấu chỉ đặc biệt cho việc Nước Thiên Chúa sẽ đến, th́ đồng thời cũng cho thấy đây là sự dấn thân trọn vẹn cho vương quốc cánh chung ngay trong đời sống tại thế với tất cả sức mạnh của thể xác và tinh thần.

Lời của Đức Giêsu là câu trả lời cho vấn nạn của các môn đệ, nhằm trực tiếp vào những người đặt câu hỏi; trong trường hợp này là những người đàn ông. Dù vậy, câu trả lời của Đức Kitô cũng có giá trị cho đàn ông cũng như cho đàn bà. Trong văn mạch, lời này cho thấy lư tưởng Phúc Âm về đức khiết tịnh, một lư tưởng hoàn toàn “mới” so với truyền thống Cựu Ước. Truyền thống này liên kết chặt chẽ với sự mong chờ của dân Israel, đặc biệt với người phụ nữ Do Thái, hy vọng rằng Đấng Messias sẽ đến và là “con của người đàn bà”. Lư tưởng độc thân và khiết tịnh v́ sự gần gũi với Thiên Chúa sắp đến, không phải là quá xa lạ với người Do Thái, nhất là trong thời trước khi Đức Giêsu xuất hiện. Thế nhưng sự độc thân v́ Nước Trời, tức là sự khiết tịnh, là một điều mới không cần tranh cải, liên kết chặt chẽ với việc Thiên Chúa nhập thể.

Từ khi Đức Kitô đến, sự mong chờ của dân Thiên Chúa hướng về vương quốc cánh chung sắp đến; chính Đức Kitô sẽ dẫn “dân Israel mới” vào vương quốc này. Cần phải có một ư thức đức tin mới cho định hướng và thay đổi này. Đức Kitô nhấn mạnh hai lần: “Ai hiểu được th́ hiểu” – “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu” (Mt 19,11.12). Đức Maria là người đầu tiên có được ư thức mới này khi hỏi thiên thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, v́ tôi không biết đến việc vợ chồng?” (Lc 1,34). Dù “đă đính hôn với một người tên là Giuse”, Đức Maria quyết định giữ đức khiết tịnh; chức làm mẹ đang được thực hiện trong ḷng ḿnh, hoàn toàn do “quyền năng Đấng Tối Cao” và là hiệu quả của việc Chúa Thánh Thần bao phủ trên Mẹ (x. Lc 1,35). Chức làm mẹ thần linh là câu trả lời thật bất ngờ cho việc mong chờ nhân bản của các phụ nữ trong dân Israel: chức làm mẹ đến với Đức Maria như ân huệ của chính Thiên Chúa. Ân huệ này là khởi điểm và nguyên mẫu của một sự mong chờ mới mẻ của mọi người trong chiều kích giao ước vĩnh cửu, trong chiều kích của lời hứa mới mẻ và dứt khoát của Thiên Chúa: đó là dấu chứng của hy vọng cánh chung.

Dựa trên Tin Mừng, ư nghĩa của sự khiết tịnh được khai triển và đào sâu như ơn gọi của người phụ nữ, trong đó phẩm giá của họ được xác nhận theo h́nh ảnh của Đức Trinh Nữ thành Nazareth. Tin Mừng đề ra lư tưởng về việc thánh hiến con người, điều này mang ư nghĩa một sự thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa dựa trên lối sống theo các lời khuyên Tin Mừng, đặc biệt với đức khiết tịnh, sự vâng phục và khó nghèo. Chính Đức Giêsu Kitô là sự nhập thể tuyệt hảo của lối sống này. Ai muốn bước theo Người cách triệt để, phải chọn lối sống theo các lời khuyên này. Các lời khuyên này khác với các giới răn và cho người Kitô hữu thấy con đường triệt để của Tin Mừng. Ngay lúc ban đầu của Kitô giáo, nhiều người – đàn ông lẫn đàn bà – đă chọn con đường này, v́ lư tưởng Tin Mừng mời gọi mọi người, không phân biệt giới tính.

Trong mạch văn rộng lớn hơn, sự khiết tịnh phải được xem là con đường cho người phụ nữ, một con đường hiện thực chính cá nhân ḿnh là phụ nữ khác hơn trong hôn nhân. Để hiểu con đường này, chúng ta phải trở về với tư tưởng nền tảng của nhân học Kitô giáo. Người phụ nữ xác định thực sự ḿnh là nhân vị trong sự khiết tịnh đă được tự do lựa chọn, như một hữu thể được Đấng Sáng Tạo ngay từ ban đầu đă muốn cho chính Ngài [41] và đồng thời họ thực hiện giá trị cá nhân là nữ giới của ḿnh, khi “hiến dâng vô vị lợi” cho Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải trong Đức Kitô, và khi “dâng hiến” cho Đức Kitô, Đấng Cứu độ loài người và cũng là Hôn Phu của mọi tâm hồn: đó là một việc “hiến dâng” mang tính chất hôn nhân. Chúng ta không thể nào hiểu cách đúng đắn, việc thánh hiến người phụ nữ trong sự khiết tịnh, nếu không đặt liên hệ đến t́nh yêu hôn nhân: chỉ trong t́nh yêu như thế con người mới có thể “hiến dâng” cho một người khác [42]. Ngoài ra, cũng phải hiểu cách tương tự như thế với việc thánh hiến người nam trong sự độc thân linh mục hay trong bậc tu tŕ.

Nền tảng tự nhiên hướng về hôn nhân của nữ giới được hiểu như lời đáp trả cho sự khiết tịnh. Người phụ nữ “ngay từ đầu” đă được mời gọi để được yêu và yêu; trong ơn gọi sống khiết tịnh, người mà họ gặp gỡ đầu tiên chính là Đức Kitô, Đấng yêu thương họ “cho đến cùng” qua việc hiến dâng chính bản thân ḿnh và người phụ nữ đáp trả quà tặng này bằng việc hiến dâng trọn cuộc sống ḿnh cách vô vị lợi. Họ hiến dâng ḿnh cho vị Hôn Phu thần linh; và việc hiến thân cá nhân hướng đến việc kết hợp mang đặc tính thiêng liêng: dưới tác động của Thánh Thần, họ trở thành “một tinh thần” với Đức Kitô, vị Hôn Phu của họ (x. 1 Cr 6,17).

Đó là lư tưởng Phúc Âm về sự khiết tịnh, qua đó phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ được hiện thực cách đặc biệt. Tính triệt để của Tin Mừng biểu lộ trong sự độc thân được hiểu như là bỏ tất cả để bước theo Đức Kitô (x. Mt 19,17). Người ta không thể so sánh điều này với việc sống độc thân hay của những người không muốn lập gia đ́nh, v́ sự khiết tịnh không hạn hẹp trong một sự “phủ nhận”, nhưng c̣n bao gồm một tiếng “vâng” sâu xa trong chiều kích hôn nhân: việc hiến dâng bản thân để yêu một cách trọn vẹn, không chia sẻ.

Chức làm mẹ thiêng liêng

21. Theo nghĩa Tin Mừng, sự khiết tịnh bao gồm việc từ bỏ hôn nhân và qua đó từ bỏ luôn chức làm mẹ theo thể lư. Việc từ bỏ cách làm mẹ như vậy đối với tâm hồn người nữ là một hiến dâng lớn lao, sẽ chuẩn bị cho người phụ nữ một kinh nghiệm về chức làm mẹ cách khác: chức làm mẹ “theo tinh thần” (x. Rm 8,4). Sự khiết tịnh không làm mất đi nơi người nữ những đặc tính riêng của ḿnh. Chức làm mẹ tinh thần có rất nhiều h́nh thức. Các nữ tu sống theo đặc sủng và luật lệ của nhiều Hiệp hội khác nhau có tính tông đồ, chức làm mẹ đó được thể hiện qua việc chăm sóc con người, đặc biệt những người cần giúp đỡ nhất: bệnh nhân, khuyết tật, những người bị bỏ rơi, trẻ mồ côi, người già yếu, trẻ em, thanh thiếu niên, tù nhân, và nói chung là những người sống bên lề xă hội. Người nữ tu t́m được Hôn Phu của ḿnh, vừa khác biệt vừa duy nhất trong mọi người và trong từng người, theo như lời Người nói: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). T́nh yêu hôn nhân luôn sẵn sàng đón nhận những người trong phạm vi hoạt động của ḿnh. Trong hôn nhân, sự sẵn sàng này dù được mở ra cho mọi người, nhưng hệ tại đặc biệt ở t́nh yêu của cha mẹ dành cho con cái. Trong sự khiết tịnh, thái độ này cũng mở ra cho mọi người, v́ họ là đối tượng t́nh yêu của Đức Kitô, Hôn Phu của ḿnh.

V́ liên hệ với Đức Kitô, Đấng Cứu độ của mọi người và từng người, nên t́nh yêu hôn nhân đang ngự trị trong tâm hồn người nữ tu, vị hôn thê đồng trinh của Đức Kitô, luôn sẵn sàng mở ra cho mọi người và từng người. Điều này được thể hiện trong các cộng đoàn tu tŕ có đời sống tông đồ; nhưng thực hiện cách khác biệt trong các cộng đoàn chiêm niệm hay viện tu. Ngoài ra cũng có những h́nh thức khác của ơn gọi khiết tịnh v́ Nước Trời, tỉ như tu hội đời hay cộng đoàn của các người đă được thánh hiến, như trong các phong trào, các nhóm hay hiệp hội; trong những h́nh thức này, bản chất đích thực của chức làm mẹ thiêng liêng của những người sống đức khiết tịnh cũng được thể hiện dưới những hỉnh thức rất đa dạng. Ở đây không những nhắm đến cách sống cộng đoàn, nhưng cũng có những h́nh thức riêng tư. Cuối cùng đức khiết tịnh như ơn gọi của người phụ nữ vẫn luôn là ơn gọi của một cá nhân cụ thể và duy nhất. Chức làm mẹ thiêng liêng được sống như ơn gọi mang đậm nét cá nhân.

Từ nền tảng này, chúng ta thấy có sự gần gũi đặc biệt giữa đức khiết tịnh của những người phụ nữ không kết hôn với chức làm mẹ của những người phụ nữ lấy chồng. Sự gần gũi này không những giữa chức làm mẹ với sự khiết tịnh, như chúng ta đă thấy bên trên; mà c̣n trong ư nghĩa khiết tịnh với hôn nhân, được hiểu như h́nh thức ơn gọi của người phụ nữ, trong đó bà trở thành mẹ của những đứa con sinh ra từ ḷng dạ ḿnh. Điểm xuất phát của sự suy luận thứ hai này là ư nghĩa của việc kết hôn. Trong thực tế, người phụ nữ “kết hôn” qua Bí tích Hôn Phối hay qua việc “kết hôn” cách thiêng liêng với Đức Kitô. Trong trường hợp này hay trường hợp kia cho thấy sự kết hôn là sự “hiến thân vô vị lợi” của người hôn thê cho người hôn phu. Theo cách này, người ta có thể nói rằng, ư nghĩa hôn nhân phản ánh cách linh thiêng trong đức khiết tịnh. Nếu như nói đến chức làm mẹ theo thể lư, th́ chức vụ này có thể là chức vụ làm mẹ thiêng liêng chăng, để thích ứng với chân lư trọn vẹn về con người như là một sự thống nhất thể xác và tinh thần? Có nhiều lư do để nh́n vào hai con đường khác nhau này – hai ơn gọi cho đời sống người phụ nữ – khám phá ra một sự bổ sung và một sự thống nhất sâu xa trong bản chất nội tại của con người.

“Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa”

22. Tin Mừng cho thấy và giúp chúng ta suy nghĩ chính chắn về cách hiện hữu này của con người. Tin Mừng giúp đỡ từng con người, nam cũng như nữ, để sống và hiện thực chính bản thân ḿnh. Trong thực tế, có một sự b́nh đẳng hoàn toàn trong liên hệ với các hồng ân của Chúa Thánh Thần, liên hệ với “những kỳ công của Thiên Chúa” (Cv 2,11). Nhưng không phải chỉ có thế. Khi nh́n vào những kỳ công của Thiên Chúa, vị Tông đồ – là một người đàn ông – cảm thấy cần đến điều thuộc về nữ tính để giúp ngài làm nổi bật sự thật về sứ vụ tông đồ của ḿnh. Thánh Phaolô thành Tarsus đă làm như thế khi viết cho giáo đoàn Galat: “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi đă quặn đau sinh ra một lần nữa” (Gl 4,19). Trong thư thứ nhất gửi cho giáo đoàn Côrinthô, vị Tông đồ nói lên sự ưu tiên của đức khiết tịnh so với hôn nhân, một giáo lư kiên vững của Hội Thánh trong tinh thần của những lời Đức Kitô được Phúc Âm thánh Matthêu nhắc lại (19,10-12), mà không làm lu mờ ư nghĩa chức làm mẹ theo thể lư và theo tinh thần. Để có thể thấy sứ vụ nền tảng của Hội Thánh, thánh Phaolô không t́m được so sánh nào hơn là qui chiếu về chức làm mẹ.

Chúng ta gặp lại âm vang của chân lư này trong Hiến chế tín lư về Hội Thánh. Đức Maria là “h́nh ảnh” của Hội Thánh [43]. “Thực vậy, trong mầu nhiệm Hội Thánh, chính Hội Thánh cũng được gọi cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ (…) Đức Maria đi tiên phong, tỏ ra là một người mẹ và một trinh nữ gương mẫu tuyệt vời và hiếm có (…) Mẹ sinh Con, Người Con mà Thiên Chúa đă đặt làm trưởng tử trong nhiều anh em (Rm 8,29), nghĩa là các tín hữu, mà Ngài cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục với t́nh thương của một người mẹ” [44]. “Tuy nhiên, khi chiêm ngưỡng sự thánh thiện kỳ bí và noi gương đức ái của Đức Maria, và khi trung thành chu toàn thánh ư Chúa Cha, Hội Thánh v́ trung thành lănh nhận lời Thiên Chúa, nên cũng được làm mẹ: thực vậy, nhờ việc rao giảng và ban phép rửa, Hội Thánh sinh hạ những người con được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh ra do Thiên Chúa để họ lănh nhận một đời sống mới và bất diệt” [45]. Ở đây nói tới chức làm mẹ thiêng liêng đối với các con trai con gái của nhân loại. Như đă nói, một chức làm mẹ như thế, trở thành “vai tṛ” của người phụ nữ trong sự khiết tịnh. Hội Thánh cũng là trinh Nữ, v́ đă ǵn giữ lời hứa trung thành cách toàn vẹn và tinh tuyền đối với Phu Quân [46]. Điều này đă được thực hiện cách trọn hảo nhất nơi Đức Maria. “Noi gương Mẹ Chúa ḿnh, nhờ thần lực của Thánh Thần, Hội Thánh bảo tồn cách tinh tuyền một đức tin toàn vẹn, một đức cậy bền vững và một đức mến chân thành” [47].

Công đồng xác quyết không thể nào hiểu được mầu nhiệm Hội Thánh, thực tại cũng như sức sống cơ bản của Hội Thánh, nếu không qui chiếu về Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta qui chiếu cách gián tiếp nguyên ảnh theo Thánh Kinh về người Phụ nữ, như được diễn tả rơ ràng ngay “lúc khởi đầu” (x. St 3,15) và trong quá tŕnh từ sáng tạo ngang qua tội lỗi đến ơn cứu độ. Chúng ta thấy rơ có một liên hệ sâu xa giữa những ǵ thuộc con người và những ǵ thuộc kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử loài người. Thánh Kinh minh chứng nếu không có ơn gọi phù hợp với yếu tố “nữ giới”, sẽ không có cách giải thích phù hợp với con người và nhân tính của họ. Cũng tương tự như thế đối với kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa: nếu muốn hiểu kế hoạch này trong liên hệ lịch sử loài người, chúng ta không thể bỏ qua mầu nhiệm “người nữ” – trinh nữ, người mẹ và người vợ – ra khỏi chiều kích đức tin của chúng ta.

 

VII. HỘI THÁNH – HIỀN THÊ CỦA ĐỨC KITÔ

“Mầu nhiệm cao cả”

23. Những lời trong thư của thánh Phaolô gửi giáo đoán Êphêsô có một ư nghĩa nền tảng cho vấn đề này: “Hỡi người làm chồng, hăy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến ḿnh v́ Hội Thánh; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như chính thân thể ḿnh. Yêu vợ là yêu chính ḿnh. Quả vậy, có ai ghét thân xác ḿnh bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác ḿnh, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, v́ chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách Thánh có lời chép rằng: chính v́ thế, người đàn ông sẽ ĺa cha mẹ mà gắn bó với vợ ḿnh, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả; tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh” (Ep 5,25-32).

Trong thư này, tác giả nói đến chân lư về Hội Thánh là hiền thê của Đức Kitô, đồng thời cho thấy chân lư này đặt nền tảng trên Thánh Kinh về việc tạo dựng con người có nam có nữ. Được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa “như sự hợp nhất giữa hai người”, cả hai được mời gọi để đi đến t́nh yêu phu phụ. Dựa theo tŕnh thuật sáng tạo trong đoạn St 2,18-25, có thể nói rằng ơn gọi nền tảng này xuất hiện cùng lúc với việc tạo dựng người phụ nữ và được Đấng Sáng Tạo ghi vào định chế hôn nhân; định chế này theo đoạn St 2,24 ngay từ đầu đă mang đặc tính của một sự hiệp thông nhân vị (communio personarum). Dù không trực tiếp, nhưng cách tŕnh bày về “khởi nguyên” (x. St 1,27 và 2,24) cho thấy toàn bộ “luân lư – Ethos” của những liên hệ hỗ tương giữa người đàn ông và người đàn bà phù hợp với chân lư nhân bản sự hiện hữu của họ.

Tất cả những điều này đă được bàn đến bên trên. Thư gửi cho giáo đoàn Êphêsô củng cố chân lư đă được tŕnh bày và đồng thời so sánh đặc tính hôn nhân của t́nh yêu giữa người đàn ông và người đàn bà với mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh. Đức Kitô là hôn phu của Hội Thánh, Hội Thánh là hôn thê của Đức Kitô. Cách suy luận này đă có từ trước và chuyển sang Tân Ước những ǵ đă có trong Cựu Ước, đặc biệt nơi các tiên tri Hôsê, Giêrêmia, Êdêkien và Isaia [48]. Những đoạn này cần được phân tích đặc biệt. Chúng ta chỉ trích một đoạn thôi. Thiên Chúa phán với dân được tuyển chọn qua vị tiên tri như sau: “Đừng sợ chi: ngươi sẽ không phải xấu hổ, chớ e thẹn: ngươi sẽ không phải nhục nhằn. Thật vậy, ngươi sẽ quên hết nỗi hổ thẹn tuổi thanh xuân và không c̣n nhớ bao nhục nhằn thời góa bụa. V́ Đấng Sáng tạo của ngươi là hôn phu của ngươi! Người được gọi là “Chúa các đạo binh”. Đấng Thánh của Israel là Đấng giải thoát ngươi. Người được gọi là “Thiên Chúa của toàn thể vũ trụ” (…) Người vợ cưới lúc thanh xuân, ai mà rẫy cho đành? Thiên Chúa ngươi phán như vậy. Trong một thời gian ngắn, Ta đă ruồng bỏ ngươi, nhưng v́ ḷng thương xót vô bờ, Ta sẽ đón ngươi về tái hợp. Lúc lửa giận bừng bừng, Ta đă một thời ngoảnh mặt chẳng nh́n ngươi, nhưng v́ t́nh nghĩa ngàn đời, Ta lại chạnh ḷng thương xót, Đức Chúa, Đấng cứu chuộc ngươi phán như vậy (…) Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, t́nh nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi, giao ước ḥa b́nh của Ta cũng chẳng chuyển lay, Đức Chúa là Đấng thương xót ngươi phán như vậy” (Is 54,4-8.10).

Nếu Con người – đàn ông và đàn bà – được tạo dựng theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa, th́ Thiên Chúa dùng miệng tiên tri để nói về chính ḿnh, bằng cách sử dụng ngay ngôn ngữ loài người. Trong bản văn của tiên tri Isaia được trích dẫn, cách thức diễn tả t́nh yêu Thiên Chúa thật “nhân bản”; nhưng t́nh yêu lại mang tính cách thần linh. V́ là t́nh yêu của Thiên Chúa nên t́nh yêu cũng có đặc tính hôn nhân thần linh, dù được tŕnh bày theo cách so sánh với t́nh yêu của người nam dành cho người nữ. Người phụ nữ và người vợ này chính là Israel, là dân được Thiên Chúa tuyển chọn, và việc tuyển chọn này có nguồn gốc trong t́nh yêu của Thiên Chúa. Nhờ t́nh yêu này mà giao ước đă kư kết được tŕnh bày như một cuộc hôn nhân nối kết Thiên Chúa lại với dân được Ngài tuyển chọn. Về phía Thiên Chúa, giao ước này như một sự “cam kết” bền vững: Thiên Chúa vẫn luôn trung tín với t́nh yêu hôn nhân của Ngài, dù người vợ đă biết bao lần bất trung.

H́nh ảnh về t́nh yêu phu phụ với h́nh ảnh của vị hôn phu thần linh – một h́nh ảnh thật rơ ràng trong các bản văn tiên tri – được xác nhận và đạt tới đỉnh cao trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô (5,23-32). Đức Kitô được Gioan Tẩy Giả kính chào là vị Hôn Phu (x. Ga 3,27-29). Đức Kitô sử dụng cách so sánh nơi các tiên tri để áp dụng vào chính ḿnh (x. Mc 2,19-20). Thánh Phaolô nắm vững gia sản Cựu Ước, viết cho giáo đoàn Côrinthô: “V́ anh em, tôi ghen cái ghen của Thiên Chúa, bởi tôi đă đính hôn anh em với một người độc nhất là Đức Kitô, để tiến dâng anh em cho Người như một trinh nữ thanh khiết” (2 Cr 11,2). Nhưng trong lá thư gửi cho giáo đoàn Êphêsô, chúng ta mới gặp được cách diễn tả mạnh mẽ nhất chân lư về t́nh yêu của Đức Kitô, Đấng Cứu độ, dựa theo t́nh yêu phu thê trong hôn nhân: “Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến ḿnh v́ Hội Thánh” (Ep 5,25); qua đó chúng ta thấy thánh nhân xác nhận Hội Thánh là hôn thê của Đức Ki tô: “Đấng Thánh của Israel là Đấng giải phóng ngươi” (Is 54,5). Trong bản văn của thánh Phaolô, sự so sánh liên hệ hôn nhân có hai hướng tạo thành “Mầu nhiệm cao cả – sacramentum magnum”. Giao ước giữa đôi vợ chồng “nói lên” đặc tính phu thê của việc liên kết của Đức Kitô và Hội Thánh; việc liên kết này như “mầu nhiệm cao cả” và là “Bí tích” xác định tính bí tích của hôn nhân như giao ước thánh thiện của đôi vợ chồng, của người đàn ông và của người đàn bà. Khi đọc bản văn phong phú và phức hợp này như toàn bộ sự so sánh vĩ đại, chúng ta phải phân biệt giữa thực tại của những tương quan liên vị và “Mầu nhiệm cao cả” được tŕnh bày theo ngôn ngữ biểu trưng.

Tính chất “mới mẻ” của Tin Mừng

24. Thánh Phaolô muốn nói với các đôi vợ chồng, những người đàn ông và những người đàn bà cụ thể, và nhắc họ nhớ lại “luân lư – Ethos” của t́nh yêu hôn nhân được Thiên Chúa thiết đặt cho hôn nhân từ “thuở ban đầu”. Chân lư về sự thiết đặt này đáp ứng đ̣i buộc: “Hỡi các người chồng, hăy yêu thương vợ ḿnh”; t́nh yêu này dựa trên nền tảng dây liên kết đặc biệt và duy nhất, qua đó người nam và người nữ trở thành “một xương một thịt” trong hôn nhân (St 2,24; Ep 5,31). Trong t́nh yêu này, chúng ta thấy có một sự xác định căn bản về người phụ nữ như một nhân vị, nhờ đó mà cá tính nữ giới có thể phát huy đầy đủ và phong phú. Cũng thế, Đức Kitô hoạt động như vị hôn phu của Hội Thánh, muốn nh́n thấy Hội Thánh “xinh đẹp lộng lẫy, không t́ vết, không vết nhăn” (Ep 5,27). Đây là “phong cách” của Đức Kitô đối với phụ nữ. Người chồng phải đón nhận tất cả các yêu tố của “phong cách” này làm của ḿnh để đối xử với vợ; tương tự như thế, người đàn ông cũng phải đối xử như vậy đối với phụ nữ trong mọi hoàn cảnh. Như vậy, cả hai, người nam và người nữ, mới sống “hiến dâng vô vị lợi”.

Tác giả thư Êphêsô không thấy có mâu thuẫn ǵ giữa lời khuyên được viết như thế với việc đ̣i buộc “người vợ hăy tùng phục chồng như tùng phục Chúa (Kitô); v́ chồng là đầu của vợ” (Ep 5,22-23). Tác giả biết rằng thái độ này nằm sâu trong phong tục và truyền thống tôn giáo thời đại, nên phải hiểu và sống cách mới mẻ: “V́ ḷng kính sợ Đức Kitô, anh em hăy tùng phục lẫn nhau” (Ep 5,21). Hơn nữa, người chồng được gọi là “đầu” của người vợ, như Đức Kitô là Đầu Hội Thánh, chỉ v́ Người “hiến ḿnh cho Hội Thánh” (Ep 5,25), th́ người chồng cũng phải hiến dâng cả cuộc đời cho người vợ. Trong liên hệ Đức Kitô – Hội Thánh, chỉ có Hội Thánh phải tùng phục; sự tùng phục trong liên hệ giữa người chồng và người vợ không phải là một chiều nhưng là song phương cho nhau. Trong liên hệ với “điều cũ” th́ đây là “điều mới”: Đó là “điều mới” của Tin Mừng. Chúng ta gặp nhiều đoạn trong các sách tông đồ làm nổi bật “điều mới” này, cho dù nơi họ, “điều cũ” đă ăn sâu trong truyền thống Israel, trong cách hiểu và tŕnh bày Sách Thánh, tỉ như đoạn St 2 [49].

Lá thư của Thánh tông đồ gửi cho những người sống trong môi trường có cùng suy tư và hành động giống nhau. “Điều mới” mà Đức Kitô đem đến là một thực tại, tạo nền tảng cho một nội dung rơ ràng của sứ điệp Tin Mừng và là kết quả của ơn cứu độ. Đồng thời, ư thức về “việc tùng phục lẫn nhau v́ ḷng kính sợ Đức Kitô” trong hôn nhân không phải chỉ dành cho người phụ nữ đối với chồng ḿnh, nhưng phải thấm nhập vào tâm hồn, lương tâm, thái độ và phong tục. Từ ngày xưa, lời mời gọi này không bao giờ ngưng thúc đẩy những thế hệ tiếp nối; đây là lời mời gọi mà con người phải luôn đón nhận cách mới mẻ. Thánh Tông đồ không những viết: “Trong Đức Giêsu Kitô không c̣n chuyện phân biệt đàn ông hay đàn bà (…)”, nhưng c̣n thêm: “không c̣n nô lệ hay tự do” (GI 3,28). Dù vậy, biết bao thế hệ phải lợi dụng câu này để tạo thành nền tảng trong lịch sử nhân loại qua việc xóa bỏ chế độ nô lệ! Và c̣n biết bao h́nh thức lệ thuộc cách nô lệ của con người và các dân tộc vẫn chưa biến khỏi môi trường thế giới?

Dù vậy, sự thách thức “luân lư” của ơn cứu độ vẫn rơ ràng và đứt khoát. Tất cả mọi lư do cho sự “tùng phục” người phụ nữ đối với người đàn ông trong hôn nhân phải được giải thích theo nghĩa “tùng phục nhau” của cả hai “trong sự kính sợ Đức Kitô”. Chiều kích t́nh yêu phu phụ đích thực có nguồn gốc sâu xa trong Đức Kitô, vị Hôn Phu của Hội Thánh là hôn thê của Người.

Chiều kích biểu trưng của “mầu nhiệm cao cả”

25. Trong thư Êphêsô, chúng ta c̣n thấy một chiều kích thứ hai của việc so sánh này được sử dụng toàn bộ để phục vụ cho “mầu nhiệm cao cả”. Đó là chiều kích biểu trưng. Nếu t́nh yêu Thiên Chúa đối với con người và với dân Israel được tuyển chọn, được các tiên tri tŕnh bày như t́nh yêu của hôn phu đối với hôn thê của ḿnh, sự so sánh như vậy sẽ làm nổi bật đặc tính “hôn nhân” và đặc tính thần linh chứ không phải nhân bản của t́nh yêu Thiên Chúa: “Đấng Sáng Tạo ngươi là chồng ngươi (…) Người được gọi là “Thiên Chúa của toàn thể vũ trụ” (Is 54,5). Điều này cũng áp dụng vào t́nh yêu của Đức Kitô, Đấng Cứu độ: “Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi đă ban Con Một” (Ga 3,16). Ở đây t́nh yêu Thiên Chúa được làm nổi bật qua ơn cứu độ do Đức Giêsu hoàn tất. Theo thư thánh Phaolô, t́nh yêu này “tương tự” như t́nh yêu hôn nhân của những đôi vợ chồng, nhưng đương nhiên là không “giống” như thế. V́ sự so sánh nói lên sự giống nhau, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự “không giống nhau”.

Chúng ta dễ dàng nhận ra điều này khi nh́n vào người vợ. Theo thư Ephêsô, Hội Thánh chính là người vợ, cũng như đối với các tiên tri, Israel là người vợ: bà là chủ thể tổng hợp chứ không phải cá nhân đơn độc. Chủ thể tổng hợp này là dân Thiên Chúa, có nghĩa là do nhiều người, đàn ông, đàn bà, một cộng đoàn chung với nhau. “Đức Kitô đă yêu thương Hội Thánh” như là một cộng đoàn, là dân Thiên Chúa; và đồng thời Người yêu từng cá nhân trong Hội Thánh này; Hội Thánh được gọi là “thân thể” của Người (x. Ep 5,23), chỉ v́ Đức Kitô đă cứu độ tất cả mọi người, nam cũng như nữ, không loại trừ ai. Chính trong ơn cứu độ, chúng ta thấy nổi bật t́nh yêu này của Thiên Chúa và đặc tính hôn nhân được hoàn thành trong lịch sử nhận loại và vũ trụ.

Đức Kitô bước vào lịch sử và ở lại như người chồng, “dâng hiến ḿnh (cho vợ)”. “Dâng hiến” ở đây có nghĩa “hiến thân vô vị lợi” cách tuyệt hảo và triệt để nhất: “Không có t́nh yêu nào cao cả cho bằng t́nh yêu này” (Ga 15,13). Theo quan niệm này, qua Hội Thánh, mọi người – nam cũng như nữ – đă mời gọi trở thành hôn thê của Đức Kitô, Đấng Cứu độ trần gian. Như thế “là hôn thê” và như vậy, tính chất “nữ giới” trở thành biểu trưng của mọi “nhân bản”, như thánh Phaolô nói: “Không c̣n đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô Giêsu” (Gl 3,28).

Về phương diện ngôn ngữ, chúng ta có thể nói rằng sự so sánh t́nh yêu phu thê theo thư Êphêsô, đă đưa “điều thuộc nam tính” hướng về “điều thuộc nữ tính”, v́ như chi thể của Hội Thánh, người đàn ông cũng được đưa vào ư niệm “hôn thê”. Điều này không làm cho chúng ta ngạc nhiên; v́ Thánh tông đồ diễn tả sứ vụ của ngài trong Đức Kitô và trong Hội Thánh như việc “phải quặn đau để sinh những đứa con ra một lần nữa” (Gl 4,19). Đứng về mặt “nhân tính”, những ǵ tạo thành con người, có sự phân biệt giữa “nam giới” và “nữ giới”, nhưng đồng thời cả hai bổ túc và soi sáng cho nhau. Điều này chúng ta thấy rơ trong sự so sánh vĩ đại về “vị hôn thê” trong thư Êphêsô. Trong Hội Thánh, mỗi người – nam hay nữ – đều là “hôn thê”, chỉ v́ họ cảm nghiệm được t́nh yêu của Đức Kitô, Đấng Cứu độ như một sự “hiến dâng” và họ cố gắng để đáp trả bằng sự hiến dâng chính bản thân ḿnh.

Đức Kitô là vị hôn phu. Điều này nổi lên sự thật về t́nh yêu Thiên Chúa, Đấng yêu thương trước nhất (x. 1 Ga 4,19) và là Đấng vượt trên mọi chờ đợi của con người qua hồng ân sản sinh ra t́nh yêu phu thê cho con người: “Người minh chứng t́nh yêu của ḿnh đối với họ cho đến cùng” (Ga 13,1). Vị hôn phu – là Người Con đồng bản thể với Chúa Cha – trở thành Con Đức Trinh Nữ Maria, là “Con Người” và là con người thật, một người đàn ông. Biểu trưng của vị Hôn phu thuộc về nam tính. Trong biểu trưng nam giới, đặc tính nhân bản của t́nh yêu được tŕnh bày, trong đó Thiên Chúa ban t́nh yêu của Người cho Israel, cho Hội Thánh, cho mọi người. Khi suy niệm những ǵ các Phúc Âm tường tŕnh về thái độ của Đức Kitô đối với phụ nữ, chúng ta có thể rút kết luận rằng, Người là một người nam, là con cái Israel, làm sáng tỏ phẩm giá “những con gái của Abraham” (x. Lc 13,16), phẩm giá mà người phụ nữ đă có ngay từ thuở ban đầu giống như người nam. Đồng thời, Đức Kitô cho thấy tính độc đáo giúp phân biệt người nữ khác hẳn người nam, sự phong phú trọn vẹn được Thiên Chúa ban cho trong mầu nhiệm sáng tạo. Trong thái độ của Đức Kitô đối với phụ nữ, chúng ta thấy ư niệm về “vị hôn phu” trong thư Êphêsô được thực hiện một cách gương mẫu nhất. Chỉ v́ t́nh yêu thiên linh của Đức Kitô là t́nh yêu của một hôn phu, đặc biệt là t́nh yêu của những người nam.

Bí tích Thánh Thể

26. Chiều kích rộng lớn của “mầu nhiệm cao cả” diễn tả liên hệ phu thê giữa Đức Kitô và Hội Thánh, có thể giúp chúng ta hiểu được việc kêu gọi “nhóm Mười Hai”. Nếu như Đức Kitô kêu gọi chỉ có người đàn ông làm Tông đồ, th́ Người hoàn toàn tự do và độc lập để làm việc này. Người hành động với sự tự do như khi nhấn mạnh phẩm giá và ơn gọi người phụ nữ với tất cả thái độ của ḿnh, không dựa vào phong tục hiện hành cũng như truyền thống do luật lệ thời đại qui định. Điều này phù hợp với giả thiết, Người chỉ chọn đàn ông làm tông đồ chỉ v́ theo tâm thức phổ biến vào lúc đó, nhưng giả thiết này lại không đúng với cách hành động của Đức Kitô. “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa (…), v́ Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta” (Mt 22,16). Lời này diễn tả trọn vẹn thái độ của Đức Giêsu thành Nazareth, trong đó hàm chứa lời giải thích cho việc gọi “Nhóm Mười Hai”. Nhóm này hiện diện với Đức Kitô trong suốt buổi Tiệc Ly; chỉ ḿnh họ lănh nhận mệnh lệnh bí tích liên kết với việc thiết lập Bí tích Thánh Thể: “Hăy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy!” (Lc 22,19; 1 Cr 11,24). Vào chiều ngày phục sinh, họ lănh nhận Chúa Thánh Thần để tha thứ tội lỗi: “Anh em tha tội cho ai, th́ người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, th́ người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23).

Chúng ta đang ở ngay trung tâm mầu nhiệm Vượt qua, mầu nhiệm mạc khải t́nh yêu phu thê của Thiên Chúa. Đức Kitô là vị Hôn phu, chỉ v́ Người “tận hiến bản thân ḿnh”: Ḿnh Người đă được “trao ban”, Máu Người bị “đổ ra””(x. Lc 24,19.20). Như thế Người “minh chứng t́nh yêu của ḿnh cho đến cùng” (Ga 13,1). Việc “hiến thân vô vị lợi” nơi hy tế thập giá đă nâng ư nghĩa phu thê của t́nh yêu một cách đứt khoát. Đức Kitô, Đấng cứu độ trần gian, là Hôn phu của Hội Thánh. Bí tích Thánh Thể là Bí tích của ơn cứu độ chúng ta. Đó là Bí tích của hôn phu và của hôn thê. Bí tích Thánh Thể hiện diện hóa và hiện thực hóa cách bí tích hành động cứu độ của Đức Kitô thật mới mẻ, Đấng “tạo dựng” Hội Thánh như thân thể của ḿnh. Với “Thân thể” này, Đức Kitô liên kết như hôn phu với vị hôn thê. Tất cả những điều này đă được nói trong thư Êphêsô. “Sự hợp nhất giữa hai người” đă được thiết đặt từ ban đầu giữa người đàn ông và người đàn bà nay được đưa vào “mầu nhiệm cao cả” của Đức Kitô và Hội Thánh.

Khi thiếp lập Bí tích Thánh Thể, Đức Kitô rơ ràng nối kết Bí tích này với thừa tác vụ linh mục của các Tông đồ, nên chúng ta cũng có thể nhận ra rằng với cách thức này, Người muốn làm nổi bật liên hệ như Thiên Chúa muốn trong mầu nhiệm sáng tạo cũng như mầu nhiệm cứu độ giữa người nam và người nữ, giữa “nữ giới” và “nam giới”. Trong Bí tích Thánh Thể, hành động cứu độ của Đức Kitô, của vị Hôn Phu đối với vị hôn thê là Hội Thánh, được hiện thực cách bí tích. Điều này lại càng rơ ràng và trong sáng, khi thừa tác vụ của bí tích Thánh Thể, do vị linh mục hành động “nhân danh Đức Kitô – in persona Christi“, được một người đàn ông hoàn tất. Ư nghĩa này xác nhận giáo lư trong Tuyên ngôn Inter Insigniores được công bố theo lệnh Đức Giáo hoàng Phaolô VI, để trả lời các câu hỏi về vấn đề cho phụ nữ lănh nhận chức linh mục [50].

Việc hiến dâng của hôn thê

27. Công đồng Vaticanô II canh tân ư thức về chức tư tế cộng đồng trong Hội Thánh. Trong Giao ước mới chỉ có một hy tế và một tư tế: đó là Đức Kitô. Tất cả mọi người đă được rửa tội, nam cũng như nữ, được tham dự vào chức tư tế duy nhất này, v́ họ “hiến dâng thân ḿnh làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp ḷng Thiên Chúa” (Rm 12,1), bất cứ nơi nào họ làm chứng cho Đức Kitô và tŕnh bày niềm hy vọng về đời sống vĩnh cửu cho tất cả mọi người đang khao khát” (x. 1 Pr 3,15) [51]. Việc tham dự chung vào hy lễ của Đức Kitô, trong hy lễ này Đấng cứu độ dâng lên Chúa Cha cả thế giới và đặc biệt là cả nhân loại, tác động để mọi thành phần Hội Thánh trở thành “một vương quốc tư tế” (Kh 5,10; x. 1 Pr 2,9), nghĩa là không những họ được tham dự vào sứ vụ tư tế mà cả sứ vụ tiên tri và vương đế của Đức Kitô, của Đấng Messias. Hơn nữa, việc tham dự này kéo theo sự kết hợp về mặt cơ cấu với Hội Thánh như dân Thiên Chúa với Đức Kitô. Đồng thời “mầu nhiệm cao cả” của thư Êphêsô cũng xuất hiện trong sự tham dự này: như cách vị hôn thê kết hợp với Hôn Phu của ḿnh; kết hợp, v́ hôn thê sống cuộc sống của Hôn Phu; kết hợp v́ hôn thê tham dự vào sứ vụ ba mặt của hôn Phu (tria munera Christi); kết hợp theo cách thức, hôn thê đáp trả cho hồng ân vô lượng t́nh yêu của vị Hôn Phu, Đấng Cứu độ trần gian, bằng việc “hiến thân vô vị lợi” của ḿnh. Điều này liên hệ đến tất cả mọi người trong Hội Thánh, nữ cũng như nam, và liên hệ tự nhiên đến những người tham dự vào thừa tác vụ tư tế mang tính phục vụ [52]. Trong chiều kích “mầu nhiệm cao cả” của Đức Kitô và của Hội Thánh, mọi người được mời gọi như hôn thê đáp trả sự hiến dâng vô ngần vô lượng của t́nh yêu Đức Kitô, Đấng Cứu độ cũng là Hôn Phu duy nhất của Hội Thánh, bằng sự dâng hiến cuộc sống của ḿnh. Trong chức “tư tế vương giả” chung cho mọi người, chúng ta cũng thấy được sự hiến dâng của người hôn thê.

Đây là ư nghĩa nền tảng để Hội Thánh có thể hiểu được bản chất đặc thù của ḿnh và đồng thời tránh cho Hội Thánh cách gán ghép theo những tiêu chuẩn giải thích và đánh giá, không liên hệ ǵ đến Hội Thánh, như “cơ chế” do nhiều người hợp thành, mang dấu ấn lịch sử. Dù Hội Thánh có một cơ chế “phẩm trật” [53], nhưng cơ chế này được thiết lập cho sự thánh thiện của các chi thể Hội Thánh. Sự thánh thiện này được xác định từ “mầu nhiệm cao cả”, nơi đó hôn thê đáp trả sự hiến dâng của hôn phu bằng sự hiến dâng t́nh yêu, và thực hiện điều này “trong Thánh Thần”; “v́ Thiên Chúa đă đổ t́nh yêu của Người vào ḷng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Khi xác nhận giáo lư về thánh truyền, Công đồng Vaticanô II nhắc lại, trong phẩm trật của sự thánh thiện, chính người nữ, Đức Maria thành Nazareth, là “h́nh ảnh” của Hội Thánh. Mẹ luôn đi trước chúng ta trên con đường thánh thiện; trong bản thân Mẹ, “Hội Thánh đă đạt được sự hoàn hảo, làm cho ḿnh không c̣n tỳ ố, không vết nhăn” (x. Ep 5,27) [54]. Trong nghĩa này, chúng ta có thể nói, Hội Thánh vừa mang đặc tính “thánh mẫu” vừa có đặc tính “tông đồ” và đặc tính “thuộc về Phêrô” [55].

Trong thời kỳ đầu của Hội Thánh, bên cạnh các người đàn ông – cũng có nhiều người đàn bà – làm nổi bật sự đáp trả của hôn thê đối với t́nh yêu cứu độ của vị Hôn Phu. Đầu tiên là những người phụ nữ đă gặp gỡ Đức Kitô và theo chân Người; sau khi Người giả biệt, họ đă cùng các Tông đồ “kiên tŕ cầu nguyện” trong nhà Tiệc Ly tại Giêrusalem cho đến ngày Hiện Xuống. Ngày đó, Chúa Thánh Thần nói qua “các con trai con gái” của dân Thiên Chúa và hoàn tất những ǵ tiên tri Giôen báo trước (x. Cv 2,17). Những người phụ nữ này – và những bà khác sẽ tiếp nối – tham gia cách tích cực và năng động vào đời sống Hội Thánh sơ khai qua hồng ân và các việc phục vụ thật đa dạng, dựa theo cơ cấu của những cộng đoàn đầu tiên và tiếp nối. Các tác phẩm tông truyền c̣n ghi tên các bà này, tỉ như bà “Phêbê, nữ trợ tá Hội Thánh Cenchrées” (Rm 16,1); bà Priscilla và chồng là ông Aquila (x. 2 Tm 4,19), Evodia và Syntychê (x. Pl 4,2), Maria, Tryphêna, Persis, Tryphose (x. Rm 16,6.12). Thánh tông đồ nói về “sự nhọc nhằn” của họ về Đức Kitô: các bà này minh chứng trong nhiều lănh vực khác nhau công việc phục vụ tông đồ trong Hội Thánh, khởi đầu từ “Giáo hội tại gia”. Trong “Giáo hội tại gia” này, niềm tin đúng đắn được chuyển trao từ người mẹ sang người con và cháu chắt, như trường hợp trong nhà của ông Timôthê (x. 2 Tm 1,5).

Điều này lập đi lập lại từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt bao thế kỷ, như lịch sử Hội Thánh minh chứng. Khi bảo vệ phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ, Hội Thánh nói lên sự tôn trọng và biết ơn đối với những bà – trung thành với Phúc Âm – tham gia vào sứ vụ tông đồ của toàn dân Thiên Chúa trong mọi thời gian. Đó là các nữ thánh tử đạo, các nữ đồng trinh, các bà mẹ gia đ́nh làm chứng cách can đảm cho niềm tin và giáo dục con cái trong tinh thần Phúc Âm, tiếp tục trao phó đức tin và truyền thống của Hội Thánh.

Trong mọi thời đại và trong mọi nước, chúng ta thấy rất nhiều phụ nữ thật “đảm đang” (Cn 31,10), dù bị bách hại, khó khăn và bị kỳ thị vẫn tham gia vào sứ vụ của Hội Thánh. Ở đây chỉ nêu lên: bà Monica, mẹ thánh Augustinô; Macrina; Olga thành Kiev; Mathilda thành Toscana; Hedwig vùng Schlesien và Hedwig thành Cracovie; Elisabeth thành Thuringe; Brigitte của Thụy Điển; Jeanne xứ Arc; Rosa thành Lima; Elizabeth Seton và Mary Ward.

Chứng cứ và hoạt động của các bà Công giáo này chói sáng vào đời sống Hội Thánh và xă hội. Cho dù bị xă hội kỳ thị nặng nề, các thánh nữ này vẫn “tự đo” hoạt động nhờ được củng cố bằng sự liên kết với Đức Kitô. Cũng nhờ sự liên kết và trong sự tự do bắt nguồn từ Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu được hoạt động vĩ đại của thánh nữ Catharina thành Siene trong đời sống công khai của Hội Thánh và của thánh nữ Têrêsa thành Avila trong đời sống tu tŕ chiêm niệm.

Ngày hôm nay, Hội Thánh được phong phú nhờ chứng cứ của rất nhiều người phụ nữ đang thực hiện ơn gọi nên thánh của họ. Các phụ nữ thánh thiện là hiện thân của lư tưởng nữ giới; họ cũng là mẫu gương cho tất cả Kitô hữu, một mẫu gương “bước theo Đức Kitô”, một thí dụ cho việc hôn thê đáp trả bằng t́nh yêu cho t́nh yêu của Hôn Phu.

VIII. CAO TRỌNG HƠN CẢ LÀ ĐỨC MẾN

Đối mặt với những đổi thay

28. “Hội Thánh tin rằng Đức Kitô đă chết và đă phục sinh v́ chúng ta; nhờ Thánh Thần, Người ban ánh sáng và sức mạnh để con người có thể đáp lại ơn gọi cao sang của ḿnh” [56]. Chúng ta có thể áp dụng những lời Hiến chế Gaudium et Spes của Công đồng vào đề tài này. Việc nhấn mạnh vào phẩm giá và ơn gọi người phụ nữ trong thời đại chúng ta có thể và phải được đón nhận trong “ánh sáng” và “sức lực” được Thánh Thần của Đức Kitô ban cho con người trong thời đại quá thay đổi này. Hội Thánh “tin rằng khởi điểm, trung tâm và cùng đích của con người và toàn thể lịch sử nhân loại đều ở trong Đức Kitô là Chúa và là Thầy của Hội Thánh”; Hội Thánh “xác nhận rằng qua mọi thay đổi, có nhiều điều vẫn không thay đổi v́ nền tảng cuối cùng của những điều không thay đổi này là Đức Kitô, Đấng hôm qua, hôm nay và măi măi” [57].

Với những lời này, Hiến chế về Hội Thánh trong thế giới ngày nay cho chúng ta thấy con đường phải theo để chu toàn các trách vụ liên quan đến phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ trước những thay đổi đầy ư nghĩa của thời đại. Chúng ta chỉ có thể đối mặt với những đổi thay này cách thẳng thắn và chính xác, nếu chúng ta quay về nền tảng vững chắc trong Đức Kitô, về những chân lư và giá trị “bất biến” mà Người là “chứng nhân trung tín” (Kh 1,5) và là Thầy dạy. Nếu hành động khác sẽ đưa chúng ta đến những kết quả đáng nghi ngờ, nếu không nói thẳng là sai lệch và dối trá.

Phẩm giá của người phụ nữ và trật tự t́nh yêu

29. Đoạn thư Êphêsô đă được trích dẫn (Ep 5,21-23) tŕnh bày mối tương quan giữa Đức Kitô và Hội Thánh như dây liên kết giữa hôn phu và hôn thê, cũng gợi lên cơ chế hôn nhân theo sách Sáng Thế (x. St 2,24). Đoạn này liên kết chân lư về hôn nhân như bí tích nguyên sơ với việc tạo dựng người nam và người nữ theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa (x. St 1,27; 5,1). Nhờ sự so sánh đầy ư nghĩa này của thư Êphêsô, chúng ta thấy rơ điều xác định phẩm giá của người phụ nữ trước mặt Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo và Cứu độ, và trước mặt con người, cả người nam lẫn người nữ. Căn cứ trên nền tảng kế hoạch ngàn đời của Thiên Chúa, người phụ nữ là gốc rễ của trật tự t́nh yêu trong thế giới thụ tạo của con người. Trật tự t́nh yêu thuộc về cuộc sống nội tại của Thiên Chúa, thuộc về đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong đời sống nội tại của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là hiện thân cá vị của t́nh yêu. Nhờ Chúa Thánh Thần, hồng ân tự tại, t́nh yêu trở thành một ân huệ cho tất cả mọi người được Thiên Chúa tạo dựng. T́nh yêu, xuất phát từ Thiên Chúa, được chia sẻ cho các thụ tạo: “Thiên Chúa đă đổ t́nh yêu của Người vào ḷng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5).

Ơn gọi người phụ nữ hiện diện bên cạnh người đàn ông (“một trợ tá tương xứng với nó”: St 2,18) trong “sự hợp nhất giữa hai người” đem lại những điều kiện đặc biệt trong thế giới hữu h́nh của thụ tạo, để Thiên Chúa tuôn đổ t́nh yêu của Người vào trong tâm hồn của những thụ tạo giống h́nh ảnh Ngài. Khi gọi Đức Kitô là Hôn Phu và Hội Thánh là hôn thê, tác giả thư Êphêsô với sự so sánh này cũng xác nhận cách gián tiếp chân lư về người phụ nữ là hôn thê. Hôn Phu là người yêu. Hôn thê là người được yêu, nhận t́nh yêu để đến phiên ḿnh yêu lại.

Đoạn sách Sáng Thế – được đọc cách mới mẻ dưới ánh sáng của biểu trưng hôn thê theo thư Êphêsô – giúp chúng ta thấy một chân lư mang tính quyết định cho vấn đề phẩm giá cũng như ơn gọi của người phụ nữ: phẩm giá người phụ nữ được thẩm định từ trật tự t́nh yêu, trong bản chất cũng là trật tự công bằng và t́nh yêu tha nhân [58].

Chỉ có con người, như một nhân vị, mới biết yêu và chỉ có con người mới được yêu. Đó là một xác định của hữu thể học, từ đó đưa đến tính chất đạo đức. T́nh yêu là một nhu cầu hữu thể và đạo đức của con người xét như là nhân vị. Con người cần được yêu; v́ chỉ có t́nh yêu mới phù hợp với con người. Điều này giúp chúng ta hiểu Giới răn yêu thương đă có trong Cựu Ước (x. Đnl 6,5; Lv 19,18) và được Đức Kitô đặt làm trung tâm cho nền luân lư Tin Mừng (x. Mt 22,36-40; Mc 12,28-34); cũng giúp chúng ta hiểu sự ưu tiên của t́nh yêu, được thánh Phaolô nói trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrinthô: “Cao trọng hơn cả là đức mến” (13,13).

Nếu không sử dụng trật tự và sự ưu tiên này, chúng ta không thể có câu trả lời đầy đủ và đúng đắn cho vấn đề phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ. Nếu chúng ta nói, người phụ nữ đón nhận t́nh yêu để đến phiên ḿnh yêu lại, th́ trước tiên chúng ta không nghĩ ngay đến liên hệ phu thê trong hôn nhân, nhưng nghĩ đến điều phổ biến nhất, căn cứ trên thực tế của nữ giới trong tương quan liên vị, tạo thành cuộc sống và hoạt động chung của các nhân vị, của người đàn ông và người đàn bà, dưới nhiều dạng khác nhau. Trong liên hệ rộng lớn và đa dạng này, người phụ nữ tŕnh bày một giá trị đặc biệt như nhân vị và đồng thời như nhân vị cụ thể trong tính chất nữ giới của ḿnh. Điều này áp dụng cho tất cả phụ nữ và cho từng người trong họ, độc lập khỏi môi trường văn hóa họ đang sống, và độc lập khỏi những đặc tính tinh thần, tâm lư và thể lư, như tuổi tác giáo dục, sức khỏe, lao động, đă lập gia đ́nh hay độc thân.

Đoạn thư Êphêsô trên giúp chúng ta nghĩ đến một loại “tiên tri” của phụ nữ trong nữ tính của họ. Việc so sánh Hôn phu và hôn thê gợi lên t́nh yêu mà mỗi người, đàn ông và đàn bà, được Thiên Chúa yêu mến trong Đức Kitô. Dù vậy trong mạch văn của sự so sánh theo Thánh Kinh và căn cứ trên suy luận nội tại của bản văn, chính người phụ nữ, vị hôn thê, biểu lộ tất cả chân lư này. Đặc tính “tiên tri” này của người phụ nữ trong nữ tính của ḿnh t́m được cách diễn tả tuyệt vời trong Đức Trinh Nữ, Mẹ Thiên Chúa. Nơi Mẹ, sự kết hợp nội tại của trật tự t́nh yêu – trật tự xuất hiện giữa trần gian do một người phụ nữ – với Chúa Thánh Thần được thể hiện cách hoàn hảo và trực tiếp nhất. Đức Maria đă nghe vào lúc truyền tin các lời này: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà” (Lc 1,35).

Ư thức về một sứ vụ

30. Phẩm giá của người phụ nữ liên kết chặt chẽ với t́nh yêu mà họ lănh nhận trong nữ tính và với t́nh yêu mà họ sẽ trao ban khi đến phiên ḿnh. Như thế chân lư về nhân vị và về t́nh yêu được xác nhận. Về vấn đề chân lư nhân vị, chúng ta phải trở lại với Công đồng Vaticanô II: “Con người, thụ tạo duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên v́ chính họ, chỉ có thể gặp lại bản thân ḿnh nhờ thành thực hiến dâng” [59]. Điều này áp dụng cho mỗi người như một nhân vị được tạo dựng theo h́nh ảnh Thiên Chúa, cho người đàn ông cũng như người đàn bà. Xác quyết thuộc lănh vực hữu thể cũng gợi lên chiều kích đạo đức của ơn gọi làm người. Người phụ nữ sẽ không t́m được chính ḿnh, nếu không trao ban t́nh yêu của ḿnh cho người khác.

Ngay lúc “khởi nguyên”, người phụ nữ – cũng như người đàn ông – được Thiên Chúa tạo dựng và được Người đặt vào trật tự t́nh yêu. Nguyên tội không phá hũy trật tự này cũng không xóa bỏ triệt để. Điều này được Tiền Tin Mừng minh chứng (x. St 3,15). Chúng ta đă thấy trong suy niệm bên trên, vị trí duy nhất của “người phụ nữ” trong bản văn then chốt của mạc khải. Ngoài ra, cũng chính người “phụ nữ” trở thành “nguyên mẫu” của Thánh Kinh được nh́n thấy trong chiều kích cánh chung của vũ trụ và con người trong sách Khải huyền của thánh Gioan [60]. Nơi đó, bà là “một người phụ nữ ḿnh khoác mặt trời”, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). Chúng ta có thể nói: một người phụ nữ trong chiều kích vũ trụ, trong chiều kích toàn thể công tŕnh sáng tạo. Nhưng đồng thời “bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại” (Kh 12,2) như bà Eva, “Mẹ chúng sinh” (x. St 3,20). Bà đau đớn, “v́ con rồng đứng trước người đàn bà sắp sinh con” (Kh 12,4), “con rồng to lớn chính là Con Rắn xưa” (Kh 12,9) mà chúng ta đă biết trong Tiền Tin Mừng: đó là Thần Dữ, “Cha kẻ dối trá” và của tội lỗi (x. Ga 8,44). “Con Rắn xưa” muốn “nuốt con bà (đứa con của người phụ nữ)” (Kh 12,4). Nếu chúng ta thấy được trong bản văn này một phản ánh Tin Mừng thời thơ ấu (x. Mt 2,13.16), chúng ta có thể nghĩ nguyên mẫu của người “phụ nữ” cũng ngầm chứa cuộc chiến chống cái xấu và Thần Xấu từ đầu lịch sử cho đến kết thúc lịch sử. Đó là cuộc chiến cho con người, cho hạnh phúc đích thực của họ, cho ơn cứu độ của họ. Thánh Kinh muốn nói với chúng ta rằng qua người “phụ nữ”, bà Eva và Đức Maria, lịch sử nhận ra cuộc chiến bi đát v́ con người, cuộc chiến v́ tiếng “thưa vâng” hay sự “từ khước” Thiên Chúa và kế hoạch vĩnh cửu của Ngài đối với con người.

Nếu phẩm giá của người phụ nữ minh chứng t́nh yêu mà họ đă lănh nhận, để rồi tới phiên ḿnh sẽ đáp trả lại, th́ nguyên mẫu Thánh Kinh về người “phụ nữ” cho thấy trật tự đúng đắn của t́nh yêu xác định ơn gọi của người phụ nữ. Điều này muốn nói đến ơn gọi trong nghĩa cơ bản và phồ quát, thể hiện qua những dạng cụ thể và đưa đến nhiều “ơn gọi” đạ dạng của người phụ nữ trong Hội Thánh và trong thế giới.

Sức mạnh luân lư và tinh thần của các người phụ nữ liên kết chặt chẽ với ư thức, Thiên Chúa đă trao phó con người cách đặc biệt cho họ. Đương nhiên Thiên Chúa trao con người cho tất cả và cho từng người; nhưng chính sự trao phó này nhắm vào người phụ nữ cách đặc biệt – chính v́ nữ tính của họ – và điều này xác định cách đặc biệt về ơn gọi của họ.

Nắm vững ư thức vào điều Thiên Chúa trao phó, nhiều người phụ nữ thể hiện sức mạnh tinh thần của họ trong thời Cựu Ước, trong thời Đức Kitô, trong các thời đại tiếp theo cho đến hôm nay. Người phụ nữ trở nên mạnh mẽ nhờ ư thức trách nhiệm được trao phó, mạnh mẽ v́ Thiên Chúa gửi gắm con người cho họ ở mọi nơi, mọi lúc, ngay cả trong môi trường bị xă hội kỳ thị mà họ phải sống. Ư thức vào ơn gọi nền tảng này giúp người phụ nữ nhớ đến phẩm giá mà ḿnh đă lănh nhận từ Thiên Chúa; điều này giúp họ mạnh mẽ và xác tín hơn vào ơn gọi của ḿnh. Như thế “người phụ nữ đảm đang” (x. Cn 31,10) trở thành chỗ dựa không thể thay thế được và thành nguồn sức mạnh tinh thần cho nhiều người khác, những kẻ đón nhận năng lực tinh thần của họ. Gia đ́nh của họ và thường là nhiều quốc gia đều biết ơn các “người phụ nữ đảm đang” này.

Trong thời đại chúng ta, những thành tựu khoa học và kỹ thuật giúp tạo dựng an sinh vật chất trong trong mức độ chưa từng có, một số người được hưởng lợi, nhưng số khác lại bị đẩy ra bên lề xă hội. Trong những điều kiện như thế, sự tiến bộ một chiều có thể từng bước đưa đến việc đánh mất sự quan tâm đối với con người, những ǵ căn bản thuộc về con người. Trong nghĩa này, nhất là trong thời đại chúng ta, người ta mong chờ “thiên tài” của người phụ nữ xuất hiện để bảo đảm sự quan tâm đối với con người trong mọi hoàn cảnh chỉ v́ họ là con người; chỉ v́: “Cao trọng hơn cả là đức mến” (1 Cr 13,13).

Việc chú tâm suy nghĩ về nguyên mẫu người “phụ nữ” – từ sách Sáng Thế cho đến sách Khải Huyền – cho thấy phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ hệ tại vào đâu và điều ǵ là bất biến và luôn hoạt động nơi họ, v́ những điều này có “nền tảng cuối cùng trong Đức Kitô, Đấng hôm qua, hôm nay và măi măi vẫn như thế” [61]. Nếu Thiên Chúa trao phó con người cách đặc biệt phụ nữ, th́ điều này cũng có nghĩa là Đức Kitô tin tưởng người phụ nữ để chu toàn “chức tư tế vương giả” (1 Pr 2,9), đấy không phải là hồng ân phong phú Người ban tặng cho con người đó sao? Đức Kitô, vị Thượng tế duy nhất của giao ước mới và vĩnh cửu, và là Hôn Phu của Hội Thánh, luôn dâng lên Chúa Cha gia sản này trong Chúa Thánh Thần, để “Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15,28) [62].

Lúc đó, chân lư “đức mến cao trọng hơn cả” (1 Cr 13,13) được hoàn tất cách dứt khoát.

IX. KẾT LUẬN

“Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban”

31. “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban” (Ga 4,10), đó là câu nói của Đức Giêsu với người phụ nữ thành Samarie trong một cuộc đối thoại tuyệt vời cho thấy Người đề cao phẩm giá và ơn gọi của từng người phụ nữ, cho phép họ tham gia vào sứ vụ Messias của Người.

Những suy tư trên, đến lúc phải kết thúc, giúp chúng ta nhận ra giữa các “hồng ân của Thiên Chúa” những ǵ Ngài là Đấng Sáng Tạo và Cứu độ trao phó cho từng người phụ nữ. Trong Thánh Thần của Đức Kitô, người phụ nữ có thể khám phá tất cả ư nghĩa nữ tính của ḿnh, sẵn sàng “hiến dâng chính ḿnh cách vô vị lợi” cho kẻ khác và qua đó t́m được chính ḿnh.

Trong năm Thánh Mẫu, Hội Thánh muốn nói lên tiếng cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi v́ “mầu nhiệm người phụ nữ” và cảm tạ v́ từng người phụ nữ, v́ chiều kích vĩnh cửu của phẩm giá người phụ nữ, v́ “những kỳ công của Thiên Chúa” được thực hiện nơi người phụ nữ và qua người phụ nữ trong lịch sử các thế hệ loài người. Điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đă thực hiện nơi người phụ nữ và qua người phụ nữ trong lịch sử nhân loại trên trái đất này – đó không phải là Mầu nhiệm nhập thể của Thiên Chúa đó sao?

Hội Thánh cám ơn tất cả các phụ nữ và từng người phụ nữ: cám ơn các bà mẹ, chị em, các người vợ, các phụ nữ được thánh hiến cho Thiên Chúa để sống khiết tịnh; cám ơn các người phụ nữ dấn thân cho không biết bao nhiêu người, những người mong chờ t́nh thương vô vị lợi của kẻ khác; cám ơn các bà chăm sóc con cái trong gia đ́nh là dấu chứng nền tảng của xă hội loài người; cám ơn các phụ nữ đang hoạt động nghề nghiệp và phải gánh lấy trách nhiệm xă hội; cám ơn các phụ nữ “đảm đang” và các phụ nữ “yếu đuối” – cám ơn tất cả phụ nữ: v́ họ xuất phát từ trái tim của Thiên Chúa trong sự diễm lệ và phong phú tràn đầy của nữ tính; v́ họ đă được che chở từ t́nh yêu vĩnh cửu; v́ họ, cùng với người đàn ông, đồng hành trên trái đất này là quê hương trần thế của con người và cũng có lúc biến thành “thung lũng đầy nước mắt”; v́ họ cùng với người đàn ông đón nhận trách nhiệm cho số phận của nhân loại, trong những nhu cầu hằng ngày và theo vận mệnh chung cuộc mà gia đ́nh nhân loại có được trong Thiên Chúa, trong ḷng Ba Ngôi Cực Thánh.

Hội Thánh cám ơn tất cả những “thiên tài” nữ giới, biểu hiện trong ḍng lịch sử các dân tộc và quốc gia; Hội Thánh cảm tạ các đặc sủng Chúa Thánh Thần ban cho các người phụ nữ trong lịch sử dân Chúa, cảm ơn những chiến thắng nhờ đức tin, đức cậy và đức mến của các phụ nữ: Hội Thánh cám ơn mọi hoa trái do sự thánh thiện của nữ giới.

Đồng thời, Hội Thánh mong muốn rằng “những mạc khải vô giá của Thánh Thần” (x. 1 Cr 12,4tt) được tuôn ban cách quảng đại cho các “con gái” của Giêrusalem vĩnh cửu, được quan tâm công nhận và đánh giá cao, để đem lại lợi ích chung cho Hội Thánh và nhân loại, đặc biệt trong thời đại chúng ta. Trong khi suy niệm mầu nhiệm theo Thánh Kinh về “người phụ nữ”, Hội Thánh cũng mong ước mọi người phụ nữ t́m lại được chính ḿnh và ơn gọi của ḿnh trong mầu nhiệm này.

Nguyện xin Mẹ Maria, Đấng đi trước Hội Thánh “trên con đường đức tin, t́nh yêu và sự hợp nhất toàn hảo với Đức Kitô” [63], trong năm nay, năm mà chúng con dâng kính Mẹ, nơi ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ ba sau khi Đức Kitô đến, cũng lănh nhận được “hoa trái đó” cho mọi người.

Với những ước nguyện này, Tôi xin ban Phép Lành cho tất cả mọi tín hữu, đặc biệt cho các phụ nữ là những chị em trong Đức Kitô.

 

Ban hành tại Rôma,

bên cạnh Đền thờ thánh Phêrô,

vào ngày 15.08.1988,

nhân dịp lễ Đức Maria hồn xác về trời,

trong năm thứ 10 triều đại Giáo hoàng của Tôi.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

 

 

Ghi Chú

 

38. Raban Maur, De vita beata Mariae Magdalena, XXVII: PL 112,1474.

39. GS số 24.

40. RM số 18.

41. GS số 24.

42. Diễn từ ngày 7 và 14.4.1982: Insegnamenti V, 1.

43. LG số 63.

44. Ibid số 63.

45. Ibid số 64.

46. Ibid số 64.

47. Ibid số 64

48. Tỉ dụ:Hs 1,2; 2,16-18; Gr 2,2: Ed 16,8; Is 50,1; 54,5-8.

49. Cl 3,18; 1 Pr 3,1-6; Tt 2,4-5; Ep 5,22-24; 1 Cr 11,3-16; 14,33-35; 1 Tm 2,11-15.

50. UBGLDT ngày 15.10.1976: AAS 69 (1977), trang 98-116.

51. LG số 10.

52. Ibid số 10.

53. Ibid số 18-29.

54. Ibid số 65 và 63; RM số 2-6.

55. Osservatore Romano, 23.12.1987.

56. GS số 10.

57. Ibid số 10.

58. Augustin, De Trinitate, L. VIII, VII, 10-X, 14: CCL 50, 284-291.

59. GS số 24.

60. Pseudo Augustin, De symb ad catech. Sermo IV: PL 40, 661.

61. GS số 10.

62. LG số 36.

63. LG số 63

 

 

 

 

CHƯƠNG HAI

 

CÁC TÍN ĐIỀU VỀ ĐỨC TRINH NỮ MARIA

 

1. Tín Điều Đức Maria

Là Mẹ Thiên Chúa

 

Công đồng Êphêsô (431)

Công đồng Êphêsô là công đồng chung thứ ba của Kitô giáo.

Vào thế kỷ thứ 5 Nestorio, giáo chủ Constantinopolis chủ trương rằng: "Chúa Giêsu có hai bản tính nên có hai ngôi vị. Đức Maria chỉ là Mẹ ngôi vị nhân tính của Chúa Giêsu, nên không phải là Mẹ Thiên Chúa". Công đồng được hoàng đế Theodosius II triệu tập vào năm 431 để giải quyết cuộc tranh luật.

Cyrillô, giáo chủ thành Alexandria chủ toạ công đồng gồm khoảng 250 Giám mục Đông phương, một Giám mục Tây phương và một phó tế thành Carthage cùng với ba đặc sứ của Giáo hoàng Cêlestinô I. Mặc dù có sự phản kháng của 68 Giám mục ủng hộ lập trường của Nestorio và sự ngăn cản của đại diện hoàng đế, công đồng vẫn khai mạc ngày 22 tháng 6 năm 431.Công đồng xác định Chúa Giêsu có hai bản tính nhưng chỉ có một ngôi vị duy nhất là Thiên Chúa. Mẹ Maria là Mẹ thật của Chúa Giêsu nên mẹ thật là Mẹ Thiên Chúa.

 

Bối Cảnh Chính Trị

Thời kỳ này giáo chủ của Alexandria và Constantinopolis thường đối lập nhau.

Giám mục xứ Ai Cập được nhiều người tôn sùng như là: "Giáo hoàng thành Alexandria". Vốn có uy thế từ lâu và một nguồn tài chính dồi dào, uy thế của giáo chủ Alexandria rất lớn cả hoàng đế cũng phải khiêng nể. Ngoài ra c̣n có cả một đạo binh lớn gồm các "khổ tu sĩ trên sa mạc" cùng những nhà hộ giáo.

C̣n Giám mục Constantinopoli lại thường là những nhà giảng thuyết lừng danh, được chính quyền bao gồm cả hoàng đế kính nể, và dành cho nhiều quyền lợi.

Đứng giữa Constantinopoli và Alexandria là Giám mục thành Antiokia và các Giám mục xứ Syria, Pont và Tiểu Á. C̣n Rôma lúc này đang nằm trong đế quốc Tây phương thường không rành các tác phẩm thần học bằng tiếng Hy Lạp của Đông phương. Giám mục ở Rôma cũng có nhiều liên hệ với Alexandria hơn là với Constantinopoli, trong khi nhiều Giám mục ở Constantinopoli muốn xóa bỏ quyền thừa kế thiêng liêng của "Roma đệ nhất".

 

Thần học

Sau khi những tranh luận về Chúa Ba Ngôi kết thúc ở Công đồng Constantinopolis I. Các tranh luận lại nổ ra xoay quanh mầu nhiệm Nhập Thể, việc kết hợp giữa thiên tính Ngôi Lời và con người Đức Giêsu. Ngôi Lời vĩnh cửu c̣n Đức Giêsu được sinh ra, chịu chết [1].

Do đó nổi lên hai khuynh hướng thần học. Tại Alexandria: người ta khởi từ Ngôi Lời, nhấn mạnh sự duy nhất nơi Đức Kitô. Đức Kitô là Ngôi Lời mang xác phàm, đó là điều kiện để con người được thần hóa (lược đồ Ngôi Lời - Xác). Tại Antiokia: người ta nhấn mạnh về hai phương diện nơi Đức Kitô, khởi từ hai bản tính để đi đến thống nhất. Họ cố bảo vệ trọn vẹn nhân tính Đức Giêsu (lược đồ Ngôi Lời - Người).

Hai quan điểm trên đưa đến cuộc tranh luận giữa Cyrillo Giám mục Alexandria và Nestorio Giám mục của Constantinopoli. Nestorio chủ trương Chúa Kitô (sinh bởi bà Maria) chỉ là một người được phúc tiền định mặc Thiên tính trở nên "Đền thờ" của Ngôi Lời (2 ngôi vị). Khoảng năm 424, Nestorio cấm các tín hữu khẩn cầu Đức Maria như Théotokos, nghĩa là Mẹ Thiên Chúa. Theo ông, Kinh Thánh không có hạn từ này và Đức Maria chỉ là Mẹ của nhân vật Giêsu [2].

Ngược lại, Cyrillo muốn bảo vệ sự duy nhất nơi Đức Kitô. Ông bênh vực Đức Kitô gần như chỉ có một bản tính. Cyrillo liên lạc với Giáo hoàng Cêlestinô I kết án Nestorio. Ông yêu cầu Nestorio kư vào bản văn xác định nơi Đức Giêsu, Ngôi Lời và Con người kết hợp thành một. C̣n Nestorio liền nhờ bạn hữu ở Antiokia là các Giám mục Gioan và Theodoret tố cáo Cyrillo theo lạc thuyết Appolinarius.

 

Công đồng

Triệu tập và chủ tọa

Hoàng đế Theodosius II triệu tập Công đồng để giải quyết cuộc tranh luận. Thời gian và địa điểm được ấn định vào tháng 6 năm 431 tại Êphêsô. Ông yêu cầu các tỉnh đều cử đại biểu. Thánh Augustino cũng được mời, nhưng qua đời trước khi đến công đồng.

Ngay sau Lễ phục sinh, Nestorio đă đến địa điểm họp cùng với đông đảo dân chúng, tại đây ông gặp gỡ nhiều Giám mục khác để tranh thủ sự ủng hộ. C̣n Cyrillo th́ đến khoảng Lễ hiện xuống (40 ngày sau) mới đến. Juvénal, Giám mục Giêrusalem đến sau Lễ Hiện xuống năm ngày. Giám mục Antiokia là Gioan cố t́nh tŕ hoăn chuyến đi.

Cyrillo được Giám mục Rôma ủy quyền chủ tọa công đồng, cùng với 50 Giám mục vùng Ai Cập, 110 vị ở Palestina và Tiểu Á, đă quyết định khai mạc công đồng khi các Giám mục vùng Antiokia và Syria chưa kịp đến, mặc cho đại diện của hoàng đế và 60 Giám mục c̣n lại yêu cầu hoăn cuộc họp [3].

 

Nội dung

Thánh Cyrillo thành Alexandiria

Mở đầu cuộc tranh luận, Cyrillo dùng lời lẽ mạnh mẽ để làm rối trí đối thủ Nestorio. Nestorio nói với Cyrillo: "Tôi không thể gọi con người đă từng là đứa trẻ hai ba tháng là Thiên Chúa, v́ vậy tôi vô tội về máu của ngài, từ nay tôi không họp chung với ngài nữa". Công đồng chia làm hai phe. Nestorio họp riêng với các Giám mục theo khuynh hướng của ông [4].

Các Giám mục c̣n lại tiếp tục họp công đồng với Cyrillo và đ̣i Nestorio phải ra ṭa xét xử. Nestorio tŕ hoăn không đến. Cyrillo và các vị khác xem xét các bài giảng của Nestorio và đưa ra phán quyết là chúng có nội dung nghịch đạo và chống báng Chúa Kitô. Ngay lập tức nhóm của Cyrillo tuyên bố cách chức Nestorio vắng mặt, cùng 12 mệnh đề bị kết án[5]: V́ Chúa Giêsu Kitô bị Nestôriô xỉ nhục, Thánh Công Đồng này đă tuyên bố Nestôriô bị loại trừ khỏi chức phẩm Giám mục và khỏi mọi hiệp thông linh mục [6].

Đồng thời các nghị phụ công nhận từ ngữ Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) là chính đáng:

 “Nếu ai không tuyên xưng Emmanuel là Thiên Chúa thật, và do đó Rất Thánh Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa, v́ Mẹ sinh ra xác phàm của Ngôi Lời nhập thể, th́ mắc vạ tuyệt thông” [7].

 Công Đồng lên án những ai muốn tách rời, phân chia Đức Kitô, chỉ coi con người của Ngài mới sinh ra, mới chịu chết cho chúng ta, c̣n chính Ngài là Con Thiên Chúa th́ không. Như vậy, chỉ có một Thiên Chúa và một con người kề sát nhau, chứ không phải là một Đấng duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, Con của Đức Mẹ [8].

Quyết định của công đồng được đưa ra nhanh đến độ các đại diện của Roma không kịp tới, tuy các vị này đến sau đă chấp nhận việc làm của công đồng. Riêng các nghị phụ xứ Syria khi tới nơi đă phản đối việc cách chức Nestorius, phủ nhận lối tŕnh bày của Cyrillô, cho rằng có những từ ngữ quá đáng hoặc không chỉnh.

Ngược lại các Giám mục thuộc phe Nestorio trong phiên họp riêng cũng tuyên bố kết án Cyrillo và Giám mục Êpheso là Memmon. Khi đó Giám mục Gioan thành Antiokia mới đến dự công đồng. Ông trách Cyrillo đă gây nên xáo trộn v́ hấp tấp và tuyên bố cách chức Cyrillo. Đối lại, Cyrillo và Giám mục Juvénal cũng tuyên bố cách chức Gioan.

Cuộc hỗn độn khiến cho người ta không rơ ai trong các Giám mục ai không bị kết án nữa. Đại diện của hoàng đế liền ra lệnh bắt cả hai, Cyrillo trốn kịp, được dân Alexandria tiếp đón. C̣n Nestorio bị lưu đày và qua đời tại Lybia.

 

Tác Động

Công đồng Êphêsô bênh vực Đức Kitô duy nhất. Không c̣n ai tranh căi về "Mẹ Thiên Chúa". Dân chúng biểu lộ niềm hân hoan và chúc mừng Công đồng bằng cuộc rước đuốc vĩ đại đêm 22 tháng 6 tung hô Mẹ Thiên Chúa. Kinh: "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội" đă được soạn ra trong dịp này. Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa đă đặt nền tảng cho việc tôn sùng Đức Maria ở cả Đông và Tây phương.

Tuy vậy, các Giám mục Tiểu Á không chấp nhận lối tŕnh bày của Cyrillo và cho rằng nhiều từ ngữ chưa chỉnh. Năm 433, do tác động của Giám mục Gioan thành Antiokia, một công thức mới được đưa ra: "Có sự hợp nhất của hai bản tính (...) và v́ sự hợp nhất này, chúng tôi tuyên xưng Đức Nữ Trinh là Mẹ Thiên Chúa". Công thức này sau đó được Cyrillo chấp nhận và Giáo hoàng Xíttô II phê chuẩn.

 

_______________________

 

 

 

2. Tín Điều Đức Mẹ Đồng Trinh

 

Công đồng Lateran (649)

Hầu hết người Tin Lành ngày nay tin rằng Chúa Giêsu được sinh ra bởi một Trinh Nữ, nhưng không chấp nhận quan niệm là Đức Mẹ đồng trinh trọn đời. Đây không phải là giáo huấn mới của Hội Thánh Công Giáo. Niềm tin này bắt nguồn từ Tông truyền, và không trái nghịch với Thánh Kinh. Các Giáo Phụ, ông Tertullian, ông Origen, Thánh Athanasiô, Thánh Gioan Chrysostom, Thánh Gregoy thành Nyssa, Thánh Giêrônimô, Thánh Ambrosiô, và Thánh Augustinô,.. cho đến các ông tổ Tin Lành, Lutherô và Calvin, đều công nhận rằng Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh. Mặc dầu người Tin Lành thời nay cố gắng dùng Thánh Kinh để chứng minh rằng Đức Mẹ có con khác ngoài Chúa Giêsu. Lư luận của họ không có ǵ mới cả. Vào thế kỷ thứ tư, Helviđiô là người đầu tiên dùng cùng những câu Thánh Kinh (này) để đả kích giáo điều này, và thánh Giêrônimô, một học giả Kinh Thánh lừng danh, đă dùng Kinh Thánh để quở trách ông. Thánh nhân gọi luận điệu của Helviđiô là mới lạ, ác tâm, và cả gan lăng mạ đức tin của cả nhân lọai. (Về Việc Trọn Đời Đồng Trinh cuả Đức Nữ Maria – chống lại Helvidiô).

Đây là những luận điệu họ đưa ra để chứng mimh rằng Đức Mẹ có nhiều con khác sau khi sinh Chúa Giêsu.

1) Tân Ước nói về anh chị em của Chúa Giêsu.

2) Chữ “cho đến khi” và “con đầu ḷng” trong Mathêu 1:25.

Họ đúng khi đưa ra việc Chúa Giêsu có anh chị em, nhưng họ không thể chứng minh được rằng những người này là con Đức Mẹ. Có 218 câu trong Tân Ước dùng chữ “anh em.” Hầu hết dùng để chỉ bà con họ hàng. Có rất ít dùng cho anh em ruột như trường hợp thánh Gioan và Giacôbê. Trong trường hợp anh em Chúa Giêsu, nếu chúng ta đọc kỹ Tin Mừng, chúng ta sẽ khám phá ra rằng họ là anh em họ của Chúa Giêsu như được tả trong Matthew 27:56; Mc 15:40, 16:1; Lc 24:10 và Ga 19:25. Các câu này chứng minh rằng Giacôbê và Giuse là con của một bà Maria khác, vợ của ông Clêopa, là chị em của Đức Mẹ.

Khi sứ thần Gabriel chào Mẹ, và loan báo việc Nhập Thể của Chúa Giêsu, Mẹ trả lời; “Chuyện đó xảy đến sao được, v́ tôi không có quan hệ với người nam?” Nếu Mẹ không tính giữ ḿnh trọn đời đồng trinh th́ Mẹ đă không ngạc nhiên khi nghe báo là sẽ có con.

Khi Đức Chúa Giêsu lên Đền Thánh với Cha Mẹ Người lúc 12 tuổi, Tin Mừng không nói ǵ đến anh chị em của Chúa cả, nhưng nói rằng “hai ông bà t́m Người trong số bà con thân quyến.”

Sau hết, trên Thánh Giá, Chúa Giêsu gửi Đức Mẹ cho thánh Gioan và “từ lúc đó, người môn đệ này đem Bà về nhà ḿnh.” Nếu Đức Maria có các con khác th́ tại sao thánh Gioan phải săn sóc cho Mẹ sau khi Chúa chịu chết?

Chữ “cho đến khi” trong câu “Ông không có liên hệ vợ chồng với bà cho đến khi bà sinh một con trai” chỉ nói rằng hai người không có liên hệ tính dục cho đến khi Chúa Giêsu sinh ra, chứ không nói rằng sau đó họ có liên hệ tính dục. Câu này không chứng minh, cũng không chối bỏ việc Đức Mẹ trọn đời đồng trinh. Cùng một lư luận có thể được dùng cho chữ “con đầu ḷng.” Theo Lề Luật, “con đầu ḷng là đứa con mở bụng mẹ.” Đứa con này phải được thánh hiến cho Thiên Chúa, bất kể sau đó nó có anh chị em khác hay không.

Thêm vào đó, hiền phu thực của Mẹ là Chúa Thánh Thần, chứ không phải thánh Giuse, v́ Chúa Thánh Thần đă bao phủ Mẹ trước khi thánh Giuse trở nên chồng thật của Mẹ theo Lề Luật và chương tŕnh của Thiên Chúa. Khi Mẹ đă trở nên Đền Thờ Chúa Ba Ngôi, Ḥm bia của Giao Ước Mới, th́ không thể được dùng để sinh các con khác, hay có liên hệ tính dục với một người đàn ông khác mà không phạm đến Sự Thánh Thiện của vai tṛ của Mẹ.

Ông Martinô Lutherô gọi tín điều này là một điều luật của đức tin.

“Việc Đức Maria là Mẹ Chúa và vẫn c̣n đồng trinh là một điều luật của đức tin”

“… biết rằng Mẹ sắp trở thành Mẹ của Con Thiên Chúa, Mẹ không ước mong thành mẹ của người phàm, mà muốn ở măi trong t́nh trạng ơn thánh đó.”

“Chắc chắn rằng không ai mạnh sức đến nỗi, dựa theo sự thông minh của ḿnh, không theo Kinh Thánh, mà dám khư khư rằng Mẹ không c̣n đồng trinh.” 

Ông Gioan Calvin viết:

“Helviđiô [một người lạc giáo vào thế kỷ thứ tư] đă tự chứng tỏ sự ngu dốt của ḿnh, khi nói rằng Đức Maria có vài người con, v́ ở trong vài đoạn (Thánh Kinh) có đề cập đến anh em của Đức Kitô”.

“Có môt vài kẻ muốn dựa vào câu này trong Mathêu 1:25, rằng Đức Maria có các con khác ngoài Con Thiên Chúa, và thánh Giuse sau đó có ăn ở với Mẹ; nhưng lư luận này thật điên rồ biết bao! V́ tác giả Tin Mừng không muốn viết về những ǵ xảy ra sau đó; mà chỉ muốn làm sáng tỏ đức vâng lời của thánh Giuse, và cho thấy rằng thánh Giuse đă được đảm bảo chắc chắn rằng Thiên Chúa đă sai thiên sứ của Ngài đến cùng Mẹ Maria. Cho nên ông đă không bao giờ ăn ở với Mẹ hay chung chạ với Mẹ… Và ngoài chuyện này, Chúa Giêsu của chúng ta được gọi là con đầu ḷng không phải v́ có con thứ hai hay ba, nhưng v́ tác giả Tin Mừng tôn trọng tiền lệ. Kinh Thánh như vậy nói đến việc đặt tên người con đầu ḷng dù có hay không có vấn đề con thứ.”

Và Ulrich Zwingli viết:

“Tôi tin chắc rằng theo lời của Tin Mừng th́ một trinh nữ vẹn sạch đem lại cho chúng ta Con Thiên Chúa mà vẫn c̣n là một trinh nữ trong sạch và vẹn toàn lúc sinh con và sau khi sinh con, cho đến đời đời. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng Mẹ đă được Thiên Chúa nâng lên để hưởng niềm vui đời đời trên tất cả tạo vật, kể các các thánh và các thiên sứ.”

ĐTC Siriciô I (392), Leô I (450), và Công Đồng Constantinople I (553) đều nói về Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh. Sau cùng Công đồng Lateran (649) dưới thời Đức Giáo Hoàng Martinô I. chính thức xác nhận là Tín Điều ở Điều KhoảnThứ Ba của Công Đồng này:

“Nếu ai không tuyên xưng rằng Đức Maria luôn luôn đồng trinh và vô nhiễm…đă chịu thai Ngôi Lời Thiên Chúa, không bởi tinh dịch mà bởi Chúa Thánh Thần và đă sinh ra Chúa Con, mà vẫn c̣n đồng trinh nguyên vẹn sau khi sinh con th́ kẻ ấy bị lên án”.

Công đồng Tridentinô (hay Trentô 1545) cũng dạy điều ấy khi lên án những sai lạc của Độc vị phái (Unitariens).

3.Tín Điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

 

Dẫn nhập

Người Công Giáo tin rằng Thiên Chúa cứu độ Đức Mẹ cách đặc biệt bằng cách ngăn ngừa Mẹ khỏi tội lỗi, v́ vai tṛ quá đặc biệt của Mẹ trong chương tŕnh cứu độ của Ngài, và sự liên hệ của Mẹ với Đức Chúa Con (Mẹ) và Chúa Thánh Thần (Hiền Thê). Tổng thiên sứ Gabriel gọi Mẹ là được sủng ái hay đầy ơn phúc trong Tin

Mừng Thánh Luca 1:28. Tiếng Hy Lạp, κεχαριτωμενη (kecharitomene), có nghiă “hoàn toàn, hoàn hảo, được ban đầy ơn Chúa.” (Người Tin Lành cho rằng dịch đầy ơn phúc là sai. Nhưng trong bản dịch NIV, TĐCV 6:8, họ dịch đầy ơn phúc của Thiên Chúa cho thánh Stêphanô). V́ lư do này và nhiều lư do khác, Người Công Giáo tin rằng Mẹ không vướng mắc tội lỗi từ khi thụ thai và suốt cả đời Mẹ. Ngay cả Lutherô cũng đồng ư!

“… v́ vậy khi linh hồn được tạo thành, Mẹ cùng một lúc được sạch tội tổ tông…. Và như thế, ngay ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc đời, Mẹ đă không vướng mắc tội lỗi”. 

Các thần học gia thời trung cổ đưa ra một h́nh ảnh diễn tả Đức Mẹ cũng được cứu chuộc giống chúng ta ra sao, nhưng bằng cách khác. Hăy tưởng tượng một hố sâu trên con đường ṃn trong rừng, tượng trưng cho t́nh trạng sa lầy trong tội lỗi. Tất cả chúng ta đều rơi vào hố đó, và đắm ḿnh trong bùn. Nhưng Thiên Chúa sẽ kéo chúng ta ra khỏi đó và cứu chúng ta, với điều kiện là chúng ta muốn. Với Đức Mẹ, Thiên Chúa lại làm cách khác. Ngài không để cho Mẹ rơi vào hố này (như chúng ta). Nhưng trong cả hai trường hợp, qua sự ngăn ngừa hay qua sự giải thoát, th́ thật sự chỉ ḿnh Thiên Chúa cứu chúng ta được mà thôi. Đức Mẹ được như vậy v́ ơn sủng nhưng không của Thiên Chúa ban, không phải v́ công lao của Mẹ, không phải v́ sự siêu phàm Mẹ có mà không bắt nguồn từ Thiên Chúa.

Trong Cựu Ước, Ḥm Bia Thánh, Đền Thờ, và Lều Tạm đều ám chỉ Đức Mẹ, Ḥm Bia Sống của Giao Ước Mới, Đền Thờ Sống Động của Chúa Thánh Thần, và Nhà Tạm Mới của Thánh Thể. Càng gần Thiên Chúa, con người càng phải thánh thiện hơn.Thầy cả Thượng Phẩm của dân Do Thái chỉ được vào “cung Thánh” nơi Lều Tạm hay Đền Thờ một năm một lần, nếu không sẽ chết. Ḥm Bia Thánh cũng rất thánh đến nỗi chỉ một ít người được chạm đến.  Đối chiếu các đoạn Kinh Thánh Tân Ước và Cựu Ước chúng ta thấy có sự tương quan giữa Đức Mẹ và Ḥm Bia Thánh. Nếu những vật vô tri như thế c̣n trở nên “thánh” v́ gần Thiên Chúa, th́ Mẹ Maria, Đấng cưu mang Thiên Chúa c̣n thánh thiện hơn thế nào? Người Tin Lành thường không hiểu được quan niệm này v́ quan điểm sai lầm của họ về sự công chính hóa bề ngoài theo pháp luật không nhất thiết đưa đến sự thánh thiện thực sự.

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được cử hành ở Đông Phương từ thế kỷ thứ 7 và ở Tây Phương từ thế kỷ thứ 9. Hầu hết các Giáo Phụ và các thánh (thánh Irênê, thánh Ephraem, thánh Ambrôsiô, thánh Augustinô, thánh Anselmô…) đều tin rằng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Nhưng trong thời Trung Cổ, thánh Tôma Aquinô, thánh Bônaventura và thánh Albertô Cả không công nhận học thuyết Vô Nhiễm v́ các ngài không giải thích được sự liên quan giữa học thuyết này và Tội Tổ Tông và công tŕnh cứu độ chung của Đức Kitô. Nhưng các ngài rất tôn sùng Đức Mẹ và tin rằng Chúa giữ ǵn Mẹ khỏi mọi tội lỗi suốt cả đời. Vấn đề này được giải quyết bởi các thần học gia thuộc ḍng Phanxicô vào thế kỷ thứ 15 bằng cách giải thích rằng Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ được thể hiện qua việc Thiên Chúa tiền đặt ơn cứu độ của Đức Kitô cho Mẹ.

Hầu hết các nước Tây Phương, Anh, Pháp, Đức, Ư và Tây ban Nha mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm từ thế kỷ 11 và 12. Đến thế kỷ thứ 15, toàn thể Hội Thánh mừng lễ này.

Ngày 8 tháng 12 năm 1854, ĐTC Piô IX công bố rằng

“Đức Nữ Đồng Trinh Maria, ngay từ giây phút đầu tiên chịu thai, nhờ ơn riêng và đặc quyền của Thiên Chúa Toàn Năng, qua việc thấy trước công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, đă được ǵn giữ khỏi mọi tỳ vết của Tôi Nguyên Tổ.”

“Ineffabilis Deus”.

Để chuẩn y Tín Điều này, Mẹ đă hiện ra cùng thánh Bernadette tại Lộ Đức vào năm 1858 và cho thánh nữ biết rằng Mẹ là “Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.”

Hầu hết người Tin Lành ngày nay không tin vào tín điều Vô Nhiễm, nhưng Lutherô đă viết:

“…cho nên khi linh hồn được thấm nhập, cùng một lúc đó Mẹ được tẩy sạch tội tổ tông…….. Và như vậy, ngay trong giây phút Mẹ bắt đầu cuộc sống, Mẹ không có tội ǵ cả.”

“Thiên Chúa đă tạo nên linh hồn và thân xác Đức Trinh Nữ Maria đầy Thánh Thần, cho nên Mẹ không có tội lỗi ǵ cả.”

“Mẹ đầy ơn phúc, được công bố là hoàn toàn không vướng mắc tội lỗi… Ơn sủng của Thiên Chúa đổ tràn trên Mẹ mọi sự tốt đẹp và làm cho Mẹ tránh được mọi sự dữ…. Thiên Chúa ở với Mẹ, có nghĩa là mọi việc Mẹ làm hay đang làm giở dang là thuộc về Thiên Chúa, và là tác động của Thiên Chúa trong Mẹ. Hơn nữa Thiên Chúa giữ ǵn và bảo vệ Mẹ khỏi tất cả những ǵ có thể làm tổn hại Mẹ.”

Nhiều người Tin Lành tin rằng việc sùng kính Đức Mẹ của Lutherô là một sai lầm của ông v́ ông ta chưa loại bỏ được tất cả những sai lầm của Công Giáo. Nếu như thế th́ làm sao họ có thể tin vào những học thuyết khác ông ta dạy như Duy Kinh Thánh và Duy Đức Tin, v́ ông ta cũng có thể sai lầm về những điều đó?

 

___________________________

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Giáo Hoàng Piô IX

(21/6/1846 – 7/2/1878)

 

Tông Thư

Ubi Primum

Về Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội

Của Đức Giáo Hoàng Piô IX

Ban hành 2/2/1849

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và Toàn Thế Giới Công Giáo.

Kính Chào và Phép Lành Ṭa Thánh đến Chư Huynh.

1. Thưa Chư Huynh, vừa mới được nâng lên Ṭa tối cao của Hoàng Tử Các Tông Đồ và đảm nhận việc cai quản Giáo hội hoàn vũ (thực ra, không phải v́ tôi xứng đáng mà v́ kế hoạch kín ẩn của Thiên Chúa Quan Pḥng), th́ tôi lại được niềm an ủi lớn lao khi nhớ lại thời Đức giáo hoàng Grêgôriô XVI, vị tiền nhiệm của tôi, trong toàn thế giới Công giáo đă có sự phục hồi rất mănh liệt và kỳ diệu về ước muốn Mẹ Thiên Chúa Rất Thánh – Mẹ yêu dấu của hết thảy chúng ta, Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm – cuối cùng được tuyên bố bằng một xác định long trọng của Giáo hội là đă được thụ thai mà không bị vết nhơ nguyên tội.

2. Cả đối với vị tiền nhiệm và tôi, ước muốn rất sốt sắng này trong sáng và không thể sai lầm được thể hiện qua kiến nghị của các giám mục thời danh, các kinh sĩ đoàn và cộng đoàn tu sĩ, trong đó có Ḍng Anh Em Thuyết Giáo lẫy lừng. Những lời kêu gọi này đă ganh đua nhau quyết liệt thỉnh cầu cho phép chính thức sử dụng công khai từ “Vô Nhiễm” và được thêm vào phụng vụ thánh, cụ thể là Kinh Tiền Tụng của Thánh lễ Đức Mẹ Trinh Thai. Với niềm vui hết sức lớn lao, cả vị tiền nhiệm và tôi đă chấp thuận những thỉnh cầu này.

3. Hơn nữa, thưa Chư Huynh, nhiều vị trong Chư Huynh đă gửi thư cho vị tiền nhiệm và tôi nài xin, với nhiệt t́nh gấp bội và nhất định lặp đi lặp lại, để tôi xác định thành một tín điều của Giáo hội Công giáo rằng Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc được thụ thai vô nhiễm và thoát khỏi tất cả các vết nhơ nguyên tội ở mọi mức độ.

Ngày nay chúng ta cũng không thiếu những nhà thần học lỗi lạc – những người thông hiểu, nhân đức, thánh thiện và giáo lư đúng đắn – các vị đă giải thích rất hiệu quả học thuyết này và tŕnh bày rất ấn tượng xác tín này đến nỗi nhiều người hiện đang tự hỏi v́ sao trước đó vinh dự này không được Giáo hội và Ṭa thánh tuyên bố – một vinh dự mà ḷng đạo đức rộng khắp của người Kitô hữu rất mong muốn được trao cho Đức Trinh Nữ Rất Thánh bằng một sắc lệnh long trọng và bởi thẩm quyền của Giáo hội và Ṭa thánh.

4. Thực sự hoan nghênh những thỉnh cầu như thế đă gửi đến tôi. Chúng khiến tôi tràn trề niềm vui. Từ những năm đầu tiên, không có ǵ gần gũi với trái tim tôi hơn niềm tôn kính thảo hiếu, sâu sắc và hết t́nh đối với Đức Trinh Nữ Maria rất diễm phúc. Tôi luôn nỗ lực làm mọi việc góp phần cho vinh quang của Đức Trinh Nữ lớn lao hơn, đề cao ḷng sùng mộ Người, và khuyến khích yêu mến Người. Theo đó, ngay từ đầu triều đại giáo hoàng, tôi hết sức nhiệt tâm điều hướng năng lực và suy nghĩ của tôi về vấn đề rất quan trọng như vậy. Tôi cũng không quên, qua những lời cầu nguyện khiêm nhường và sốt sắng, cầu xin Thiên Chúa toàn năng chiếu soi tâm trí tôi bằng ánh sáng ân sủng của Ngài để tôi biết nên làm ǵ trong vấn đề này.

Niềm tín thác của tôi vào Đức Maria thực sự lớn lao. Những công trạng vinh quang hiển hách của Người, vượt xa tất cả ca đoàn các thiên thần, nâng Người lên đến những bậc gần ngai Thiên Chúa. [1] Chân Người đă giẫm nát đầu Satan. Được đặt giữa Chúa Kitô và Giáo hội, [2] Đức Maria, măi đáng mến yêu và tràn đầy ân sủng, luôn giải thoát người Kitô hữu khỏi những tai họa kinh hoàng và cạm bẫy cũng như sức tấn công của mọi kẻ thù họ, từng cứu họ khỏi bị hủy hoại.

5. Tương tự như vậy trong thời đại chúng ta, với t́nh yêu thương xót rất đặc trưng của trái tim người mẹ, Đức Maria mong muốn, nhờ sự can thiệp hiệu quả của Người với Thiên Chúa, giải thoát con cái Người khỏi những phiền muộn và khổ sở chất chồng, khỏi những đau thương, lo lắng, gian nan và những h́nh phạt từ cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống thế giới v́ tội lỗi của con người. Với mong muốn ngăn cản và xua tan cơn băo sự dữ tàn khốc ở khắp nơi làm đau khổ Giáo hội, khiến tôi xót xa tận đáy ḷng, Đức Maria khát khao biến nỗi buồn của chúng ta thành niềm vui. Thưa Chư Huynh, như Chư Huynh biết, nền tảng tất cả niềm tin của tôi được đặt nơi Đức Trinh Nữ Maria. V́, Thiên Chúa đă ủy thác cho Đức Maria kho tàng mọi điều thiện hảo, để mọi người biết rằng nhờ Đức Maria mà có được mọi hy vọng, mọi ân sủng và tất cả ơn cứu độ. Bởi đây là ư muốn của Ngài, là chúng ta có được mọi sự nhờ Đức Maria. [3]

Theo đó, tôi đă bổ nhiệm một số linh mục đáng tin cậy có ḷng đạo đức và hiểu biết thần học, cũng như một số hồng y của Giáo hội Rôma nổi tiếng v́ khả năng, ḷng đạo đức, khôn ngoan, thận trọng và kiến thức trong những điều về Thiên Chúa; và tôi đă chỉ thị họ xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng và thật tỉ mỉ về vấn đề rất quan trọng này và sau đó báo cáo đầy đủ cho tôi. Qua tiến tŕnh như vậy, tôi cảm thấy đang theo bước chân được đánh dấu rơ ràng của các vị tiền nhiệm và tôi đang bắt chước gương của họ.

6. V́ vậy, thưa Chư Huynh, tôi đă gửi cho Chư Huynh thông tin này để tôi có thể khích lệ hiệu quả sự tận tâm đáng ngưỡng mộ và ḷng nhiệt thành mục vụ của Chư Huynh và do đó, mỗi Chư Huynh tùy nghi thực hiện theo cách Chư Huynh thấy là phù hợp, sắp xếp để có lời nguyện chung trong giáo phận của Chư Huynh với ư chỉ này: xin Chúa Cha toàn năng giàu ḷng thương xót rủ ḷng chiếu rọi tôi bằng ánh sáng từ trời của Chúa Thánh Thần, để trong khoảnh khắc như vậy, tôi có thể làm những điều góp phần làm rạng rỡ Danh Thánh Ngài, tôn vinh Đức Trinh Nữ Diễm Phúc, và v́ lợi ích của Giáo Hội Chiến Đấu.

Hơn nữa, tôi thiết tha ao ước Chư Huynh, càng sớm càng hay, báo cho tôi vấn đề liên quan tới sự sốt sắng làm phấn khởi giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh về ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ và nồng nhiệt tán thành thế nào với khát mong giáo lư này được Ṭa Thánh xác định. Và thưa Chư Huynh, nhất là tôi muốn biết, theo phán đoán khôn ngoan của Chư Huynh, bản thân Chư Huynh nghĩ sao và mong muốn ǵ về vấn đề này.

7. Và tôi đă ban phép cho giáo sĩ Rôma, thay v́ những ǵ có trong Kinh Nhật Tụng chung, họ có thể đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ đặc biệt, để tôn vinh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, gần đây được chuẩn bị và công bố bằng Tông Thư này. Thưa Chư Huynh, tôi cũng ban cho Chư Huynh năng quyền, nếu Chư Huynh muốn có, để cho phép các giáo sĩ thuộc giáo phận của Chư Huynh đọc, hợp pháp và thành sự, cùng bản Kinh Phụng Vụ về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội hiện đang được các giáo sĩ Rôma sử dụng. Điều này có thể được thực hiện mà không cần sự cho phép thêm từ tôi hoặc Thánh Bộ Nghi Lễ.

Thưa Chư Huynh, biết rơ ḷng yêu mến nồng nàn của Chư Huynh đối với Đức Trinh Nữ Maria, tôi chắc chắn Chư Huynh sẽ vui ḷng cộng tác, cách nhiệt t́nh và cần mẫn, với mong muốn của tôi và Chư Huynh sẽ nhanh chóng gửi cho tôi những phúc đáp mà tôi đă đề nghị.

8. Trong khi đó, hăy nhận như một cam kết mọi ân huệ trên trời, và trên hết như một chứng cứ thiện chí của tôi với Chư Huynh. Thưa Chư Huynh, tôi tận đáy ḷng ban Phép lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, cũng như cho tất cả giáo sĩ và tín hữu được ủy thác cho Chư Huynh hướng dẫn.

Ban tại Gaeta ngày 2 tháng 2 năm 1849, năm thứ ba triều đại Giáo hoàng của tôi.

 

1. St. Gregory, Pope, de Exposit. in libros Regum.

2. St. Bernard, Serm. in cap. XII Apocalyps.

3. St. Bernard, In Nativit. S. Mariae de Aquaeductu.

 

Tông Hiến

Ineffabilis Deus

Về Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội

Của Đức Giáo Hoàng Piô IX

Ban hành 8/12/1854

Chuyển ngữ Igna.M

 

Thiên Chúa Khôn Tả – những đường lối khôn tả ấy là ḷng thương xót và chân lư, là ư muốn toàn năng và là sự khôn ngoan “vươn mạnh từ chân trời này tới chân trời kia, và cai quản mọi loài thật tốt đẹp” – thấy trước từ đời đời t́nh trạng khốn cùng thảm thương của cả loài người là hậu quả do tội của Adam, đă quyết định, bằng một kế hoạch kín ẩn từ nhiều thế kỷ, để hoàn thành công việc đầu tiên của ḷng nhân hậu Ngài nhờ một mầu nhiệm tuyệt siêu phàm hơn qua Cuộc Nhập Thể của Ngôi Lời. Ngài quyết định điều này để con người không bị diệt vong khi đi ngược lại kế hoạch Thương Xót của Thiên Chúa mà bị dẫn vào đường tội lỗi bởi ác tâm xảo quyệt của Satan; và để những ǵ bị mất nơi Adam thứ nhất sẽ được phục hồi một cách vinh quang nơi Adam Thứ Hai. Ngay từ nguyên thủy, và trước khi thời gian bắt đầu, Cha Hằng Hữu đă chọn và chuẩn bị cho Người Con Duy Nhất Ngài một Người Mẹ để Con Thiên Chúa nhập thể và từ Người Mẹ ấy, khi thời gian viên măn, Ngôi Lời sẽ được sinh ra trong thế giới này. Thiên Chúa yêu mến Người trên hết mọi thụ tạo, và thực sự Chúa Cha đặc biệt thỏa ḷng nơi Người. Do đó, vượt xa hết các thiên thần và mọi vị thánh một cách kỳ diệu, Thiên Chúa đă ban cho Người tất cả các ân phúc dồi dào trên trời trào đổ ra từ kho tàng thiên tính của Ngài tất cả vẻ mỹ hảo, để Người Mẹ này, tuyệt đối thoát mọi t́ vết tội lỗi, được đầy thánh thiện và trong sạch, sau Thiên Chúa, người ta thậm chí không thể tưởng tượng được điều ǵ lớn lao hơn, điều mà ngoài Thiên Chúa, không có tâm trí nào thấu hiểu được.

 

Lư Do Tối Cao Cho Đặc Ân Mẹ Thiên Chúa

Thực sự hết sức phù hợp khi một người mẹ tuyệt vời như vậy rực rỡ trong ánh vinh quang thánh thiện cao vời và hoàn toàn thoát khỏi mọi vết nhơ nguyên tội đến nỗi bà tuyệt đối chiến thắng con rắn xưa. Chúa Cha muốn ban Con Duy Nhất của Ngài cho Người – Người Con, đồng hàng với Chúa Cha và nhiệm sinh bởi Chúa Cha, được Chúa Cha yêu thương hết ḷng – và ban Người Con này vừa là Con của Thiên Chúa Cha vừa là Con của Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria là người mà chính Chúa Con đă chọn làm Mẹ của Ngài và nơi Đức Maria Chúa Thánh Thần đă muốn và tác động để Chúa Con được thụ thai và sinh ra bởi Đấng từ Ngài mà có. [1]

Lư Lẽ Phụng Vụ

Giáo hội Công giáo, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, là trụ cột và nền tảng của chân lư, vốn nắm giữ như được thần khải và như được chứa đựng trong kho mặc khải thiên đàng giáo lư liên quan đến sự trong sạch nguyên thủy của Đức Trinh Nữ uy quyền – một giáo lư thật hoàn hảo ḥa hợp với sự thánh thiện tuyệt vời và phẩm giá ưu việt của Mẹ Thiên Chúa – và do đó Giáo hội không bao giờ ngừng giải thích, dạy dỗ và thúc đẩy giáo lư này đời nọ qua đời kia bằng nhiều cách và bằng những hành vi trang trọng. Từ chính giáo lư này, đă thấy nơi Giáo hội sự hưng thịnh và được truyền bá một cách kỳ diệu trong thế giới Công giáo nhờ những nỗ lực và ḷng nhiệt thành của các giám mục, khi Giáo hội không ngần ngại kêu gọi ḷng tôn sùng và yêu mến công khai của các tín hữu trong dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. [2] Bằng thực tế rất quan trọng này, quả thực Giáo hội cho thấy rơ rằng việc Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được tôn kính như một điều ǵ đó phi thường, kỳ diệu, rất thánh thiện, và khác với việc được thụ thai của tất cả những người khác – v́ Giáo hội chỉ mừng những ngày lễ về các thánh.

Và do đó, chính những lời Kinh Thánh nói về Đấng Khôn Ngoan Không Phải Được Tạo Thành và công bố nguồn gốc vĩnh cửu của ḿnh, Giáo hội, cả trong giáo vụ và phụng vụ, có thói quen áp dụng như thế cho nguồn gốc của Đức Trinh Nữ, bởi Thiên Chúa đă xác lập nguồn gốc của Đức Maria và cuộc Nhập Thể của Đấng Khôn Ngoan bằng cùng một sắc lệnh.

Thường Huấn Của Giáo Hội Rôma

Những chân lư này, rất được các tín hữu chấp nhận và đưa vào thực hành, cho thấy Giáo hội Rôma, người mẹ và người thầy của mọi Giáo hội, đă nhiệt thành như thế nào để tiếp tục giảng dạy giáo lư về Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Tuy nhiên, những hành động quan trọng hơn của Giáo hội đáng được đề cập chi tiết. Tôn nghiêm và thẩm quyền như vậy thuộc về Giáo hội là bởi v́ chỉ một ḿnh Giáo hội là trung tâm của chân lư và hiệp nhất Công giáo. Chỉ nơi một ḿnh Giáo hội mà tôn giáo được bảo tồn bất khả xâm phạm và từ đó tất cả các Giáo hội khác phải tiếp nhận truyền thống Đức tin. [3]

Do đó, Giáo hội Rôma không mong muốn ǵ hơn là bằng các phương thế thuyết phục nhất để tuyên bố, bảo vệ, thúc đẩy và bênh vực giáo lư về Thụ Thai Vô Nhiễm. Sự thật này được thể hiện rơ nhất với toàn thế giới bằng nhiều hành động quan trọng và có ư nghĩa của các vị Giáo hoàng Rôma tiền nhiệm tôi. Chúa Kitô, Chúa chúng ta, đă ủy thác cho các ngài, trong vị trí của Hoàng Tử Các Tông Đồ, trách nhiệm và sự chăm sóc tối cao cũng như khả năng nuôi dưỡng chiên mẹ chiên con, đặc biệt, củng cố anh em ḿnh và cầm quyền cai quản Giáo hội hoàn vũ.

Tôn Kính Đấng Vô Nhiễm

Thực vậy, các vị tiền nhiệm tôi, bằng quyền tông đồ, đă lấy làm hănh diện trong việc thiết lập Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm trong Giáo hội Rôma. Các vị làm như vậy để đề cao tầm quan trọng và chân giá trị của sự Thụ Thai Vô Nhiễm bằng Kinh Thần Vụ và Thánh lễ phù hợp, theo đó khẳng định rất rơ ràng đặc ân của Đức Trinh Nữ là được miễn trừ vết nhơ di truyền. Đối với sự tôn kính đă được thiết lập, các vị không tiếc công sức thúc đẩy và mở rộng bằng cách ban các ân xá, hoặc cho phép các thành phố, tỉnh lỵ và vương quốc chọn Mẹ Thiên Chúa làm Đấng bảo trợ, dưới tước hiệu “Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Một lần nữa, các vị tiền nhiệm tôi đă chấp thuận các hội đoàn, ḍng tu và cộng đồng tôn giáo, các tu viện, bệnh viện, bàn thờ hoặc nhà thờ được thành lập để vinh danh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội; các vị ca ngợi những người thề sẽ hết ḿnh ủng hộ giáo lư về sự Vô nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Thiên Chúa. Bên cạnh đó, các vị tiền nhiệm của tôi rất vui khi truyền: mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm long trọng như Lễ Giáng Sinh trong mọi nhà thờ; làm tuần bát nhật trong toàn Giáo hội; giữ như ngày lễ buộc; và đoàn phụng vụ của Đức giáo hoàng (pontifical Capella) chủ sự trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả vào ngày tận hiến cho Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm. Cuối cùng, với mong muốn ghi sâu giáo lư Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội vào tâm hồn các tín hữu, và để gia tăng ḷng sốt sắng và nhiệt thành của mọi người đối với việc tôn kính và yêu mến Đức Trinh Nữ được thụ thai mà không hề mang vết nhơ nguyên tội, tôi rất hoan hỷ ban phép thêm danh hiệu “Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội” vào Kinh Cầu Đức Bà Loreto, và trong Kinh Tiền Tụng của Thánh lễ, hầu luật cầu nguyện có thể minh họa cho luật đức tin. Do đó, bản thân tôi, theo thực hành của những vị tiền nhiệm, không chỉ phê chuẩn và chấp nhận những ǵ đă được thiết lập, mà hơn nữa c̣n ghi nhớ sắc lệnh của Đức Sixtus IV, [4] là một Giờ Kinh Phụng Vụ về lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội phù hợp đă được thẩm quyền của tôi xác nhận, và với niềm vui khôn tả đă mở rộng Giờ Kinh này cho Giáo hội hoàn vũ. [5]

Giáo Lư Giáo Hội Rôma

Giờ đây, v́ bất cứ điều ǵ gắn liền với phụng tự thánh đều liên quan mật thiết tới đối tượng của nó, nên nếu đối tượng này mơ hồ hoặc không chắc chắn th́ sẽ không thể có tính nhất quán hoặc lâu bền, v́ thế, các Đức Giáo hoàng Rôma, hướng tất cả những nỗ lực vào việc gia tăng ḷng sùng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm, không chỉ là nhấn mạnh đối tượng với ḷng nhiệt thành hết mức, mà c̣n để đưa ra giáo lư chính xác. [6] Các vị đă dạy chắc chắn và minh bạch rằng Lễ này phải được cử hành để tôn vinh Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm. Các vị đă hết sức phản đối và cho là sai lạc và hoàn toàn xa lạ với suy nghĩ của Giáo hội đối với ư kiến khẳng định và cho rằng Đức Trinh Nữ không được thụ thai vô nhiễm mà chỉ là sự thánh hóa của Người được Giáo hội tôn vinh. Các vị chưa từng nghĩ sẽ mở rộng ḷng khoan dung hơn cho những người, đang cố bác bỏ giáo lư về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, đă nghĩ ra sự phân biệt giữa trường hợp được thụ thai vô nhiễm và thụ thai không vô nhiễm và suy ra việc được thụ thai mà Giáo hội tôn vinh không phải là trường hợp thụ thai vô nhiễm mà là không vô nhiễm. Thực tế, các vị cho rằng nhiệm vụ của các vị không chỉ là hết sức ủng hộ và bảo vệ Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà c̣n để khẳng định đối tượng thực sự của ḷng tôn kính này là cuộc thụ thai vô nhiễm của Đức Maria được coi là xảy ra ngay giây phút đầu tiên. Do đó, lời của một trong những vị tiền nhiệm tôi, Đức Alexander VII, người đă chính thức và dứt khoát tuyên bố suy nghĩ của Giáo hội: “Liên quan đến Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, ḷng sùng kính cổ xưa thực sự của các tín hữu dựa trên niềm tin rằng, ngay từ giây phút đầu tiên được tạo dựng và ngay giây phút đầu tiên linh hồn được phú vào thân xác, nhờ một đặc sủng của Thiên Chúa, v́ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Con của Đức Maria và là Đấng Cứu chuộc nhân loại, linh hồn Đức Maria được bảo vệ khỏi mọi vết nhơ nguyên tội. Và trong ư nghĩa này, các tín hữu vốn cử hành và mừng trọng thể Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. [7]

Hơn nữa, các vị tiền nhiệm tôi coi đó là trọng trách đặc biệt mà các vị phải giữ ǵn nguyên vẹn giáo lư về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Thiên Chúa bằng tất cả sự chuyên cần, nhiệt t́nh và nỗ lực. V́, các vị không chỉ không hề cho phép giáo lư này bị phản đối hoặc thay đổi, mà c̣n tiến xa hơn bằng những tuyên bố rơ ràng liên tục khẳng định giáo lư mà chúng ta tuyên xưng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội hoàn toàn có giá trị ḥa hợp với ḷng tôn kính của Giáo hội; nó cổ kính, phổ biến và có cùng bản chất với điều mà Giáo hội Rôma đă đảm trách để thúc đẩy và bảo vệ; và nó hoàn toàn xứng đáng được đưa vào Phụng vụ Thánh và những lời cầu nguyện long trọng. Chưa thỏa ḷng với điều này, các vị c̣n nghiêm cấm mọi ư kiến trái với giáo lư này nhằm bảo vệ ở nơi công cộng hoặc riêng tư để giáo lư về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội luôn bất khả xâm phạm. Bằng những tuyên bố lặp đi lặp lại, các vị muốn chấm dứt ư kiến trái chiều. Và e rằng những tuyên bố nhiều lần và rơ ràng như thế ra vô dụng, các vị đă thêm một h́nh phạt đi kèm.

Phê Chuẩn Của Đức Giáo Hoàng

Tất cả những điều này, vị tiền nhiệm lừng lẫy của tôi, Đức Alexander VII, đă tóm tắt bằng những lời này: “Tôi ghi nhớ việc Giáo hội Rôma đă long trọng cử hành lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và Trọn Đời Đồng Trinh, và từ lâu đă ấn định cho Lễ này Giờ Kinh Phụng Vụ đặc biệt và thích hợp theo chỉ dẫn đạo đức, sốt sắng và đáng khen ngợi của vị tiền nhiệm tôi, Đức Sixtus IV. Tương tự như vậy, tôi muốn theo gương các vị tiền nhiệm để ủng hộ Lễ và ḷng sùng kính đạo đức, sốt sắng, đáng khen ngợi này – một việc sùng kính phù hợp với ḷng đạo đức không thay đổi trong Giáo hội Rôma từ ngày được thành lập. Tôi cũng muốn bảo vệ ḷng sùng kính đạo đức và sự tán dương này đối với Đức Trinh Nữ Diễm Phúc được giữ khỏi tội nguyên tổ nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, tôi lo lắng giữ ǵn sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần trong mối liên hệ ḥa b́nh nơi đoàn chiên của Chúa Kitô bằng cách làm cho im lặng những lư luận và tranh căi và loại bỏ những gương mù. V́ vậy, theo trường hợp và yêu cầu của các giám mục được đề cập ở trên, với các kinh sĩ của các nhà thờ, và của Vua Philip cùng các vương quốc của ông, tôi làm mới lại các Tông Hiến và Tông Sắc do các vị Giáo hoàng Rôma, tiền nhiệm của tôi, đặc biệt là Đức Sixtus IV, [8] Đức Paul V, [9] và Đức Gregory XV, [10] ủng hộ giáo lư khẳng định linh hồn Đức Trinh Nữ, khi được dựng nên và phú vào thân xác, được ban cho ân sủng của Chúa Thánh Thần và được bảo vệ khỏi tội nguyên tổ; và cũng ủng hộ Lễ và ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Mẹ Thiên Chúa đă được thiết lập phù hợp với niềm tin đạo đức đó như điều hiển nhiên. V́ vậy, tôi truyền lễ này phải được giữ kèm theo lời khiển trách và h́nh phạt ghi trong cùng các Tông Hiến.

“V́ vậy, ngược lại hết những người tiếp tục hiểu các Tông Hiến và Tông Sắc nói trên theo cách có xu hướng nghịch với sự quư mến dành cho giáo lư đă nói, cho Lễ và ḷng sùng kính liên quan, hoặc những người dám bày tỏ sự nghi ngờ về quyết định trên, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và việc phượng tự, hoặc bằng bất kỳ cách nào, trực tiếp hay gián tiếp, là đă tự tuyên bố đối chọi với nó dưới bất kỳ lư do nào, dù chỉ là trong phạm vi kiểm tra khả năng tác động định tín, hoặc những ai b́nh luận và giải thích Thánh Kinh, lời các Giáo phụ hay Tiến sĩ Giáo hội liên quan đến Thánh Kinh, hoặc cuối cùng, v́ bất kỳ lư do nào, trường hợp nào, bằng văn bản hoặc bằng lời, dám nói, thuyết giảng, bàn luận, tranh căi hoặc quyết định, hoặc xác nhận bất cứ điều ǵ chống lại các vấn đề đă nói trên, hoặc những người đưa ra bất kỳ lập luận nào chống lại chúng, dù c̣n do dự, hoặc những ai không đồng ư với điều đó bất kỳ cách hiểu nào khác, tôi tuyên bố rằng ngoài các h́nh phạt và khiển trách đă ghi trong các Tông Hiến do đức Sixtus IV ban hành mà tôi muốn chúng phải được tuân thủ và hiện tôi đang tuân thủ, tôi ra lệnh tước khỏi họ quyền thuyết giáo, quyền đọc nơi công cộng, nghĩa là quyền giảng dạy và giải thích; và họ cũng bị tước đi tự thân quyền bỏ phiếu (ipso facto), cách chủ động hoặc thụ động, trong tất cả các cuộc bầu cử, mà không cần phải tuyên bố ǵ thêm; và cũng vậy, ipso facto, không cần tuyên bố ǵ thêm, họ phải chịu h́nh phạt mất vĩnh viễn tư cách pháp lư trong việc thuyết giáo, đọc ở nơi công cộng, giảng dạy và giải thích, và sẽ không thể miễn trách họ khỏi h́nh phạt đó hoặc xóa bỏ nó, ngoại trừ chính tôi, hoặc các vị Giáo hoàng Rôma kế vị tôi.

Tôi cũng quy định sẽ duy tŕ như thế bất kỳ h́nh phạt nào khác, theo ư muốn tự do của tôi – hoặc bởi các vị Giáo hoàng Rôma kế vị ctôi (tùy các vị quyết định) – được cho là nên thiết lập, và ngoài ra bởi Tông Hiến hiện tại tôi tuyên bố và nhờ đó mà làm mới lại các Tông Sắc và Tông Hiến nêu trên của Đức Phaolô V và Đức Gregory XV.

“Hơn nữa, liên quan đến những cuốn sách trong đó câu nói, về Thánh Lễ và ḷng sùng kính liên quan bị đặt nghi vấn hoặc phủ nhận bất kỳ điều ǵ trong bất cứ cách nào, theo những ǵ đă được nêu, hoặc bằng văn bản hoặc lời nói, trong các diễn từ, bài giảng, thuyết tŕnh, chuyên đề và các cuộc tranh luận – có thể đă được in sau Tông Sắc của Đức Phaolô V được ca ngợi ở trên, hoặc có thể được in sau khi tôi ngăn cấm, các h́nh phạt và khiển trách tùy theo Danh Mục Sách Cấm đă xác định, và ipso facto, mà không cần tuyên bố ǵ thêm nữa, tôi mong muốn và truyền chúng phải được tuân thủ khi bị cấm rơ ràng.” [11]

Chứng Cứ Của Thế Giới Công Giáo

Hết mọi người đều nhận thấy sự sốt sắng chừng nào với giáo lư về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Thiên Chúa được lưu truyền, đề xuất và bênh vực bởi các ḍng tu nổi bật nhất, bởi các học viện thần học lừng danh và các tiến sĩ rất lỗi lạc về khoa thần học. Cũng thế, mọi người đều biết các giám mục đă nhiệt t́nh chừng nào tuyên xưng công khai, ngay cả trong các đại hội Giáo hội, rằng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa Rất Thánh, nhờ công nghiệp thấy trước của Chúa Kitô, là Đức Chúa và Đấng Cứu Độ chúng ta, không bao giờ phải chịu tội nguyên tổ, nhưng được ǵn giữ hoàn toàn khỏi vết nhơ nguyên tội, và do đó được cứu chuộc theo cách siêu phàm hơn.

Công Đồng Trent

Bên cạnh đó, chúng ta phải lưu ư một thực tế thật sự rất quan trọng. Ngay cả Công Đồng Trent, khi ban hành sắc lệnh về tín lư liên quan đến nguyên tội, theo các chứng ngôn của Sách Thánh, của các Đức Thánh Cha và của Công Đồng thời danh, đă ra sắc lệnh và xác định tất cả mọi người sinh ra đều bị nhiễm nguyên tội; tuy nhiên, Công Đồng long trọng tuyên bố điều này không có ư bao gồm cả Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm, Mẹ Thiên Chúa, trong sắc lệnh này và trong phần mở rộng chung của định tín. Thật vậy, xét về thời gian và hoàn cảnh, các Nghị phụ Công Đồng Trent đă thể hiện đầy đủ bằng tuyên bố Đức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc đă thoát khỏi vết nhơ nguyên tội; và v́ vậy, các vị đă biểu thị rơ ràng rằng không điều nào được trích dẫn cách hợp lư từ Thánh Kinh, Thánh Truyền, hoặc từ thẩm quyền của các Giáo phụ, theo bất kỳ cách nào, lại có thể trái ngược với một đặc ân quá lớn của Đức Trinh Nữ. [12]

Chứng Cứ Của Thánh Truyền

Và thực sự, những tài liệu quư giá cổ kính, của cả Giáo hội Đông và Tây phương, đă chứng minh rất tỏ tường rằng giáo lư về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, được giải thích hàng ngày và ngày càng sáng tỏ, được tuyên bố và củng cố bởi thẩm quyền tối cao, giáo huấn, ḷng nhiệt thành, sự hiểu biết và khôn ngoan của Giáo hội, được phổ biến trong tất cả các dân tộc và quốc gia của thế giới Công giáo một cách kỳ diệu – giáo lư này luôn tồn tại trong Giáo hội như một học thuyết được tiếp nhận từ tổ tiên chúng ta, và đă được đóng ấn bằng đặc điểm của giáo lư được mạc khải. Đối với Giáo hội Chúa Kitô, là người bảo vệ thận trọng, là người bênh vực các tín điều đă kư thác cho ḿnh, Giáo hội không bao giờ thay đổi bất cứ điều ǵ, không bao giờ giảm bớt bất cứ điều ǵ, không bao giờ thêm thắt bất cứ điều ǵ vào đó; nhưng với tất cả sự chuyên cần, Giáo hội nghiên cứu các tài liệu cổ xưa một cách trung thực và khôn ngoan; nếu chúng thực sự có nguồn gốc cổ xưa và do đức tin của các Giáo phụ truyền lại, Giáo hội sẽ cố gắng khám phá và giải thích chúng theo cách mà những tín điều cổ xưa thuộc giáo lư trời cao sẽ được làm rơ, nhưng vẫn giữ được bản chất hợp thức và toàn vẹn của chúng, và sẽ chỉ phát triển trong phạm trù của chúng – nghĩa là trong cùng một tín điều, theo cùng một ư thức và cùng một nghĩa.

 

 

Các Nhà Chú Giải Thánh Kinh

Các Giáo phụ và văn gia của Giáo hội, thông thạo Thánh Kinh, không quan tâm điều ǵ hơn là tranh đua nhau rao giảng và giáo huấn bằng nhiều cách đáng phục về sự miễn nhiễm mọi vết nhơ tội lỗi, về phẩm giá và sự thánh thiện siêu vời của Đức Trinh Nữ, và chiến thắng lẫy lừng của Người trên kẻ thù đáng ghét nhất của nhân loại. Điều này các vị đă thực hiện trong các sách chú giải Thánh Kinh, chứng minh các tín điều, và hướng dẫn các tín hữu. Những tác giả Giáo hội này bằng cách trích dẫn những lời mà từ khởi đầu thế giới Thiên Chúa đă loan báo những phương dược thương xót của Ngài chuẩn bị cho sự tái sinh nhân loại – những lời mà Ngài đă nghiền nát sự cả gan của con rắn dối trá và khơi dậy cách kỳ diệu niềm hy vọng của loài người chúng ta: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa ḍng giống mi và ḍng giống người ấy” [13] – đă dạy rằng bằng lời tiên tri này, Đấng Cứu Chuộc nhân từ của con người, Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, đă được báo trước rơ ràng: Mẹ Rất Diễm Phúc của Ngài, Đức Trinh Nữ Maria, đă được chỉ định trước; đồng thời, sự thù địch của các Ngài đối với tên xấu xa đă được diễn tả ở mức độ đáng kể. Do đó, cũng giống như Chúa Kitô, Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và con người, đă mang lấy bản tính loài người, đă xóa bỏ văn tự bản án chống lại chúng ta, và vẻ vang trói chặt nó trên thập giá, v́ vậy, Đức Trinh Nữ Rất Thánh, hợp nhất với Ngài trong mối liên kết bền vững và mật thiết nhất, với Ngài và nhờ Ngài, vĩnh viễn thù địch với con rắn độc ác, và hoàn toàn chiến thắng nó, đạp nát đầu nó bằng đôi chân vô nhiễm của Người. [14]

Đặc ân siêu vời và duy nhất này của Đức Trinh Nữ, cùng với sự trong sạch, tinh tuyền, thánh thiện tuyệt hào và thoát khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, cũng như sự phong phú và vĩ đại khôn tả của mọi ân sủng, nhân đức và đặc ân trên trời – các Giáo phụ này nh́n thấy nơi con tàu Nôê đó, được đóng theo lệnh Thiên Chúa và là nơi trú ẩn an toàn và vững chắc thoát khỏi nạn đắm tàu chung của cả thế giới; [15] nơi chiếc thang mà Giacóp nh́n thấy “bắc từ đất lên trời, trên đó các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống, và Đức Chúa đứng trên đầu thang” [16] nơi bụi cây mà Môsê nh́n thấy ở nơi thánh đang cháy ở mọi phía mà không bị thiêu rụi hay tổn hại bất kỳ cách nào, nhưng vẫn phát triển xanh tươi và đơm bông rực rỡ; [17] nơi ṭa tháp bất khả xâm phạm trước kẻ thù, “nơi đó treo ngàn vạn mộc khiên toàn là của anh hùng dũng sĩ”; [18] nơi khu vườn rào kín tư bề, không thể bị xâm phạm hoặc vấy nhơ bởi bất kỳ âm mưu lừa dối nào; [19] nơi thành đô hiển hách của Thiên Chúa được lập trên núi thánh; [20] nơi đền thờ rất uy nghi của Thiên Chúa, rạng ngời vẻ huy hoàng và đầy vinh quang của Thiên Chúa; [21] và nơi rất nhiều h́nh ảnh Thánh Kinh nữa kiểu này. Trong những ám chỉ như vậy, các Giáo phụ dạy rằng phẩm giá cao quư của Mẹ Thiên Chúa, sự trong trắng không t́ vết và sự thánh thiện không chút hoen ố lầm lỗi của Người, đă được tiên báo theo cách thế tuyệt vời.

Theo cách tương tự, các vị đă dùng những lời của các tiên tri để mô tả sự phong phú tuyệt vời của những ơn thiêng và sự vô tội nguyên thủy này của Đức Trinh Nữ, Đấng mà từ nơi Người Chúa Giêsu được sinh ra. Họ tôn vinh Đức Trinh Nữ là bồ câu không t́ vết, với tư cách là thánh đô Giêrusalem, là ngai ṭa Thiên Chúa, là ḥm bia và ngôi nhà thánh thiện Đức Khôn Ngoan xây nên, và là Nữ hoàng, đầy tràn niềm vui và dựa vào Người yêu dấu của ḿnh, đă phát xuất từ miệng của Đấng Tối Cao, toàn mỹ toàn hảo, thân thương nhất đối với Thiên Chúa và không bao giờ bị vấy bẩn dù chỉ một chút khuyết điểm.

Cuộc Truyền Tin

Khi các Giáo phụ và văn gia của Giáo hội suy niệm về việc Đức Trinh Nữ Rất Điễm Phúc, nhân danh và theo lệnh Thiên Chúa, được Thiên thần Gabriel tuyên bố là đầy ân sủng [22] lúc ngài đến thông báo cho Đức Maria phẩm giá Mẹ Thiên Chúa rất cao sang, các vị nghĩ lời chào độc đáo và trang trọng này, trước nay chưa từng nghe, cho thấy Mẹ Thiên Chúa là nơi chất chứa mọi ân sủng của Thiên Chúa và được trang điểm bằng tất cả các ân tứ của Chúa Thánh Thần. Đối với các vị, Đức Maria là kho tàng hầu như vô tận, là vực sâu thăm thẳm những ơn huệ này, đến mức Người không bao giờ đáng bị lời nguyền và, cùng với Con của ḿnh, là người duy nhất chia sẻ phúc lành vĩnh viễn. Do vậy, Người xứng đáng được nghe Elizabeth, được Chúa Thánh Thần truyền cảm hứng, thốt lên: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và Người Con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.” [23]

So Sánh Đức Maria Với Bà Evà

Do đó, ư kiến rơ ràng và nhất trí của các Giáo phụ là Đức Trinh Nữ Rất Vinh Quang, v́ Người mà “Đấng Toàn Năng đă làm những sự trọng đại”, chói lọi và dư dật ơn huệ trên trời, đầy ân sủng và vô tội, khiến Người là một phép lạ khôn tả của Thiên Chúa – quả thật là chóp đỉnh của mọi phép lạ và thực sự là Mẹ Thiên Chúa; Người tiến gần tới chính Thiên Chúa hết sức có thể đối với một thụ tạo; và Người ở trên hết loài người và các thiên thần trong vinh quang. V́ vậy, để chứng minh sự vô tội và thánh thiện nguyên thủy của Mẹ Thiên Chúa, các vị không chỉ thường xuyên so sánh Người với bà Evà khi c̣n là trinh nữ, khi c̣n vô tội, khi chưa hư hỏng, chưa bị những mưu chước hiểm độc của con rắn quỷ quyệt lừa dối; nhưng các vị cũng đă tôn vinh Người trên bà Evà với nhiều diễn tả thi vị. Bà Evà đă nghe con rắn nên xảy ra những hậu quả đáng tiếc; bà rơi xuống từ sự vô tội nguyên thủy thành nô lệ của nó. Trái lại, Đức Trinh Nữ Rất Diễm Phúc, được gia tăng măi những ân huệ ban đầu, và không những không bao giờ nghe theo con rắn, mà c̣n bằng sức mạnh được ban cho, Người đă tiêu diệt hoàn toàn mănh lực và sự thống trị của tên xấu xa.

H́nh Bóng Trong Thánh Kinh

Theo đó, các Giáo phụ chưa bao giờ ngừng gọi Mẹ Thiên Chúa là hoa huệ giữa bụi gai, vùng đất hoàn toàn nguyên vẹn, Trinh Nữ thuần khiết, vô nhiễm, măi có phúc và thoát khỏi mọi sự lây nhiễm tội, từ nơi Người đă h́nh thành Adam Mới, là thiên đàng toàn mỹ, toàn thiện và tươi sáng nhất của sự vô tội, bất tử và hoan lạc do chính Thiên Chúa thiết lập và bảo vệ chống lại mọi mưu chước của con rắn độc, cây gỗ không thể mục mà con mọt tội lỗi không bao giờ hủy hoại được, mạch suối trong được niêm ấn bằng quyền năng Chúa Thánh Thần, đền thiêng, kho tàng của sự bất tử, là nữ tử duy nhất của sự sống – không phải của sự chết – cây không phải của sự tức giận mà của ân sủng, nhờ sự quan pḥng đặc biệt của Thiên Chúa mà cây ngày càng xanh trái với luật chung, phát xuất từ một gốc bị hư hỏng và nhơ uế.

Khẳng Định Dứt Khoát…

Như thể những lời tán dương mỹ miều và ḷng thành kính này không đủ, các Giáo phụ đă tuyên bố với những minh định cụ thể và dứt khoát rằng khi bàn về tội lỗi, Đức Thánh Trinh Nữ Maria thậm chí không được nhắc tới, v́ đối với Người ân sủng được ban cho nhiều hơn mức cần thiết để hoàn toàn chế ngự tội lỗi. [24] Các vị cũng tuyên bố Đức Trinh Nữ Rất Vinh Quang là Đấng Đền Bù của cha mẹ đầu tiên, Đấng ban sự sống cho hậu thế; Người đă được chọn từ trước muôn đời, được Đấng Tối Cao chuẩn bị cho chính ḿnh, được Thiên Chúa báo trước khi Ngài phán với con rắn: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người nữ.” [25] – bằng chứng không thể nhầm lẫn là Người đă đạp nát đầu con rắn độc. Và v́ thế, các vị khẳng định Đức Trinh Nữ, nhờ ân sủng, hoàn toàn thoát khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, và khỏi mọi hư hoại thể xác, linh hồn và tâm trí; Người luôn được hợp nhất với Thiên Chúa và liên kết với Ngài bằng một giao ước vĩnh cửu; Người không bao giờ ở trong bóng tối nhưng luôn ở trong ánh sáng; và v́ vậy, Người hoàn toàn là nơi cư ngụ phù hợp cho Chúa Kitô, không phải v́ t́nh trạng của thân thể Người, mà v́ t́nh trạng ân sủng nguyên thủy của Người.

…Về Sự Thánh Thiện Siêu Vời

Các vị đă thêm vào những lời ca ngợi này những từ rất cao quư. Nói về sự vô nhiễm thai của Đức Trinh Nữ, các vị làm chứng rằng bản tính đă đầu hàng ân sủng và đứng run rẩy, không thể tiếp tục. Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa sẽ không được bà Anna thụ thai trước khi ân sủng sinh hoa trái; thật là thích hợp để Người được thụ thai làm con đầu ḷng, bởi Người mà “Trưởng Tử của mọi thụ tạo” được thụ thai. Các vị cũng làm chứng rằng xác thịt của Đức Trinh Nữ, mặc dù có nguồn gốc từ Adam, nhưng không lây nhiễm những vết nhơ của Adam, và v́ lư do này, Đức Trinh Nữ Rất Diễm Phúc là Nhà Tạm do chính Thiên Chúa dựng nên và được h́nh thành bởi Chúa Thánh Thần, thực sự là một việc làm cho bậc vua chúa, trang trí và dát vàng, mà Beseleel Mới [26] đă làm. Các vị khẳng định cùng một Trinh Nữ ấy là công tŕnh đặc biệt đầu tiên của Thiên Chúa, xứng đáng thoát khỏi những mũi tên bừng lửa của tên xấu xa; Người xinh đẹp tự nhiên và hoàn toàn không t́ vết; khi được Thụ Thai Vô Nhiễm, Người bước vào thế giới rạng rỡ như b́nh minh. V́ công cụ tiền định này chắc chắn không phù hợp để phải chịu những vết thương chung do rất khác biệt với những người khác, Người chỉ có chung bản tính với họ, chứ không chung tội lỗi. Thực tế một điều hoàn toàn phù hợp đó là: Người Con Duy Nhất có một Cha trên trời, Đấng mà các thiên thần sốt mến Seraphim tung hô ba lần thánh thế nào, th́ Ngài nên có một người Mẹ trên trái đất không bao giờ thiếu chói ngời thánh thiện cũng như vậy.

Giáo lư này đă lấp đầy tâm trí và linh hồn tổ tiên chúng ta trong đức tin khiến một phong cách nói độc đáo và thực sự kỳ diệu đă thịnh hành giữa họ. Họ thường xuyên nói Mẹ Thiên Chúa là vô nhiễm, vô nhiễm trong mọi khía cạnh; vô tội, và hết sức vô tội; không t́ vết, và hoàn toàn không t́ vết; thánh thiện và được loại bỏ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi; thanh khiết hết thảy, không bợn nhơ hết thảy, kiểu mẫu tinh tuyền và vô tội; mỹ miều hơn vẻ đẹp, kiều diễm hơn vẻ đáng yêu; thiêng liêng hơn sự thánh thiện, thánh thiện phi thường và rất thuần khiết trong linh hồn và thân xác; Đấng vượt trên mọi sự toàn vẹn và trinh trắng; Đấng duy nhất trở thành nơi mọi ân sủng của Chúa Thánh Thần lưu ngụ. Ngoại trừ một ḿnh Thiên Chúa vốn bản tính công bằng và hào phóng, th́ Đức Maria ưu tú hơn tất cả và thánh thiện hơn Cherubim và Seraphim. Tất cả miệng lưỡi trên trời và dưới đất đều không đủ để ca ngợi Người.

Mọi người đều biết rơ lối nói này đă được truyền gần như tự phát vào các sách phụng vụ thánh và các thánh Bộ của Giáo hội, ở đó nó được sử dụng rất thường xuyên và phong phú. Qua đó, Mẹ Thiên Chúa được kêu khấn và ca ngợi là Đấng vô t́ vết và bồ câu rất xinh đẹp, là bông hồng hàm tiếu, hoàn toàn thuần khiết, măi vô nhiễm và măi diễm phúc. Người được tôn vinh là vô tội không bao giờ bị hoen ố và là Evà Thứ Hai sinh ra Đấng Emmanuel.

Chuẩn Bị Cho Việc Định Tín

V́ vậy, không có ǵ lạ khi các Mục tử của Giáo hội và các tín hữu hàng ngày tự hào tuyên xưng với tất cả ḷng kính tin, sùng mộ và yêu thích giáo lư về Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Thiên Chúa mà, như các Giáo phụ nhận thấy đă được ghi lại trong Thánh Kinh, ngày càng được lưu truyền trong rất nhiều tác phẩm tâm huyết của họ; được diễn tả và tôn vinh bằng rất nhiều di tích lừng lẫy thời cổ đại đáng trân trọng, được đề cao và được huấn quyền chính thức của Giáo hội xác nhận. Do đó, không có ǵ thân thương hơn, không có ǵ làm hài ḷng các vị mục tử này hơn là tôn kính, khẩn cầu và tuyên bố với t́nh cảm mănh liệt nhất rằng Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa được thụ thai không vết nhơ nguyên tội. Theo đó, từ thời xa xưa, các giám mục, các giáo sĩ, các ḍng tu, và thậm chí cả các hoàng đế và vua chúa, đă khẩn khoản thỉnh cầu Ṭa Thánh xác định một tín điều Đức tin Công giáo về Đức Maria Vô Nhiễm Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa. Những thỉnh cầu này đă được, không chỉ các giám mục, mà c̣n các giáo sĩ triều và các ḍng tu, các nhà cầm quyền và các tín hữu, làm mới lại trong thời đại chúng ta, chúng đặc biệt gây chú ư cho Gregory XVI, vị tiền nhiệm tôi và cho chính tôi nữa.

Thật vậy, lưu tâm về tất cả những điều này và cân nhắc chúng hết sức cẩn thận với niềm vui đặc biệt trong ḷng, nên ngay khi tôi, bởi kế hoạch khôn ḍ của Thiên Chúa Quan Pḥng, được nâng lên ṭa tối cao của Thánh Phêrô – mặc dù tôi bất xứng – và bắt đầu cai quản Giáo hội hoàn vũ, tôi chẳng có ǵ hơn trong ḷng – một trái tim từ những năm tháng rất êm đềm của tôi đă chứa chan niềm tôn kính mến yêu dành cho Đức Trinh Nữ Rất Diễm Phúc – ngoài việc tŕnh bày những đặc ân của Người trong ánh sáng huy hoàng.

Để có thể tiến hành hết sức thận trọng, tôi đă thành lập một ủy ban đặc biệt gồm Chư Huynh, các hồng y của Giáo hội Rôma, có tiếng về đạo đức, khôn ngoan và kiến thức Thánh Kinh. Tôi cũng chọn các linh mục, cả triều và ḍng, được đào tạo bài bản về các khoa thần học, để họ xem xét thật tỉ mỉ tất cả các vấn đề liên quan đến ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ và cho tôi biết ư kiến.

Ư Kiến Của Các Giám Mục

Mặc dù tôi đă biết ư kiến của các giám mục qua những thỉnh nguyện mà tôi đă nhận được từ họ, cụ thể là, xin minh định đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria, tuy nhiên, vào ngày 2 tháng 2 năm 1849, [27] tôi đă gửi Tông Thư từ Gaeta cho tất cả Chư Huynh, các giám mục của thế giới Công giáo, để họ dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa và sau đó cho tôi biết bằng văn bản về ḷng sùng kính của các tín hữu đối với vấn đề Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tôi cũng đă t́m hiểu các giám mục nghĩ ǵ về việc minh định giáo lư này và các vị mong muốn ǵ liên quan đến việc công bố thật long trọng phán quyết tối cao của tôi.

Tôi chắc chắn được chan chứa niềm an ủi rất lớn lao khi những phúc đáp của Chư Huynh gửi đến cho tôi. V́, bằng sự hân hoan nhiệt t́nh phúc đáp cho tôi, họ không chỉ một lần nữa khẳng định ḷng sùng kính đặc biệt của ḿnh, của các giáo sĩ triều và ḍng, và của các tín hữu đối với Đức Trinh Nữ Vô nhiễm Nguyên Tội, mà c̣n cùng đồng thanh kêu nài tôi bằng thẩm quyền và phán quyết tối cao minh định đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ. Trong khi đó, tôi thực sự chan chứa niềm vui không kém v́, sau khi xem xét cẩn thận, Chư Huynh, các hồng y của ủy ban đặc biệt và các nhà thần học tôi chọn làm cố vấn (những người tôi đă đề cập ở trên), đă một ḷng nhiệt t́nh và hăng hái như thế xin định tín Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội.

V́ vậy, theo gương các vị tiền nhiệm và mong muốn tiến hành theo cách truyền thống, tôi đă thông báo và triệu tập mật hội hồng y, trong đó tôi tŕnh bày với Chư Huynh, các hồng y của Giáo hội Rôma. Quả là niềm vui thiêng liêng rất lớn đối với tôi khi nghe họ yêu cầu công bố tín điều Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội. [28]

Do đó, hoàn toàn tin tưởng vào Chúa rằng thời điểm thích hợp đă đến để minh định Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Thiên Chúa, mà Thánh Kinh, Thánh Truyền, suy nghĩ kiên định của Giáo hội, khát mong của các giám mục Công giáo và các tín hữu, cùng sách Công vụ Tông đồ và các Tông Hiến đáng nhớ của các vị tiền nhiệm, minh họa và tuyên bố một cách tuyệt vời, và đă cẩn thận xem xét tất cả mọi thứ, khi tôi không ngừng sốt sắng cầu nguyện với Thiên Chúa, tôi kết luận rằng không nên tŕ hoăn việc ra sắc lệnh và xác định bằng thẩm quyền tối cao về việc Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Vô Nhiễm Nguyên Tội. Và v́ thế, tôi có thể thỏa măn ước ao rất thánh thiện của thế giới Công giáo cũng như ḷng sùng kính của tôi đối với Đức Trinh Nữ Rất Thánh, đồng thời ngày càng tôn vinh Con Duy Nhất, Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta qua Mẹ Rất Thánh của Ngài – bởi bất cứ danh dự và lời ca ngợi nào dâng cho Mẹ đều góp phần tôn vinh và tán dương Con Mẹ.

Minh Định

V́ thế, trong khiêm nhường và chay tịnh, tôi không ngừng dâng lên những lời cầu nguyện riêng cũng như chung của Giáo hội lên Thiên Chúa Cha qua Con của Ngài, để Ngài rủ thương hướng dẫn và củng cố tâm trí tôi bằng quyền năng Chúa Thánh Thần. Cùng cách đó, tôi đă khẩn nài toàn thể các phúc nhân trên trời cứu giúp khi tôi hết ḷng cầu xin Chúa Thánh Thần, Đấng Ủi An. Theo đó, nhờ ơn soi động của Chúa Thánh Thần, v́ danh dự của Chúa Ba Ngôi bất phân và chí thánh, v́ vinh quang và ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Đức tin Công giáo, và v́ sự phát triển của đạo Công giáo, với uy quyền của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và của tôi: “Tôi công bố, tuyên ngôn và xác định giáo lư về Đức Trinh Nữ Maria Rất Diễm Phúc, ngay giây phút đầu tiên được thụ thai, nhờ ơn sủng phi thường và đặc ân Thiên Chúa Toàn Năng và công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ nhân loại, được giữ ǵn khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, là giáo lư được Thiên Chúa mạc khải và do đó buộc mọi tín hữu phải tin vững vàng và kiên định.” [29]

Do đó, nếu có ai dám nghĩ khác hơn những ǵ tôi đă xác định – điều mà Thiên Chúa cấm! – th́ người ấy hăy biết và hiểu rằng bản thân bị kết án bởi phán đoán của chính ḿnh; người ấy đă bị đắm tàu đức tin, bị tách ra khỏi sự hiệp nhất của Giáo hội, và hơn nữa, v́ hành động của chính ḿnh, người ấy phải chịu các h́nh phạt theo luật định nếu thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản hoặc bằng bất kỳ h́nh thức bên ngoài nào khác diễn tả những sai lầm người ấy nghĩ trong ḷng.

Hy Vọng Được Kết Quả Mong Đợi

Tâm hồn tôi tràn ngập niềm vui và lưỡi tôi chan chứa hân hoan. Tôi dâng, và sẽ tiếp tục dâng, lời cảm tạ khiêm nhường thẳm sâu lên Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, v́ nhờ ân sủng đặc biệt Người đă ban cho, dù tôi bất xứng, tôi quyết định dâng danh dự và vinh quang này lên Mẹ Rất Thánh của Ngài. Tất cả hy vọng của chúng ta đặt nơi Đức Trinh Nữ Diễm Phúc – nơi Đấng toàn mỹ và vô nhiễm đă giẫm nát đầu đầy nọc độc của con rắn rất hung ác và mang lại sự cứu độ cho thế giới: Người là vinh quang của các vị tiên tri và tông đồ, danh dự của các vị tử đạo, là triều thiên và niềm vui của các thánh; Người là nơi nương ẩn rất an toàn và là Đấng phù trợ rất đáng tin cậy của hết những ai đang gặp nguy hiểm; Người, cùng với Người Con Duy Nhất, là Đấng Trung Gian và Ḥa Giải mạnh thế nhất thế giới; Người là vẻ vang, vinh quang tuyệt hảo, và thành tŕ bất khả xâm phạm của Giáo hội thánh thiện; Người đă tiêu trừ các dị giáo và giật những người và dân tộc trung thành khỏi mọi kiểu tai ương thảm khốc; chúng ta hy vọng Người giải thoát chúng ta khỏi rất nhiều hiểm nguy đe dọa. V́ thế, tôi vững vàng hy vọng và hoàn toàn tin tưởng Đức Trinh Nữ Rất Diễm Phúc sẽ bảo đảm bằng sự bảo trợ rất uy lực hầu mọi khó khăn đều được gỡ bỏ và mọi lỗi lầm đều tan biến, để Mẹ Thánh của chúng ta, Giáo hội Công giáo, ngày càng phát triển khắp mọi dân tộc, quốc gia, và trị v́ từ biển này qua biển nọ và từ sông cả đến tận cùng trái đất,” và vui hưởng cảnh an lạc và tự do đích thực. Tôi tin chắc Người sẽ xin được ơn tha thứ cho tội nhân, b́nh phục cho bệnh nhân, sức mạnh cho tâm hồn người yếu đuối, an ủi cho kẻ khổ đau, cứu giúp cho ai gặp nguy hiểm; Người sẽ cất sự mù ḷa tâm linh khỏi những kẻ lầm lạc, để họ trở về nẻo chính đường ngay, và để nơi đây là một đoàn chiên và một mục tử.

Hỡi tất cả con cái Giáo hội Công giáo rất yêu quư của tôi, hăy nghe những lời này: Với ḷng nhiệt thành sùng mộ, tôn kính và mến yêu, hăy tiếp tục tôn kính, khẩn nài và cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Vô Nhiễm Nguyên tội. Với niềm tin cậy hăy hết ḷng chạy đến Mẹ t́nh thương và ân sủng rất dịu dàng này trong mọi cơn nguy khốn, ngặt nghèo, túng thiếu, nghi ngờ và sợ hăi. Dưới sự hướng dẫn, bảo trợ, từ tâm và che chở của Người, không có ǵ phải sợ hăi, chẳng có chi phải thất vọng. Bởi v́, khi mang đến cho chúng ta một t́nh từ mẫu đích thực và sự chăm sóc cho ơn cứu độ chúng ta, Người quan tâm đến toàn thể nhân loại. Và v́ Người đă được Thiên Chúa chọn làm Nữ Vương Trời Đất, và được tôn vinh trên hết mọi ca đoàn các thiên thần và các thánh, thậm chí c̣n đứng bên hữu Con Duy Nhất của Người, Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Người chuyển lời cầu khẩn của chúng ta rất hiệu quả. Những ǵ Người xin đều được cả. Lời cầu xin của Người bao giờ cũng được đoái nghe.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma, ngày 8 tháng 12 năm 1854, năm thứ tám triều đại giáo hoàng của tôi.

Piô IX

 

Chú Thích:

1. Et quidem decebat omnino, ut perfectissimae sanctitatis splendoribus semper ornata fulgeret, ac vel ab ipsa originalis culpae labe plane immunis amplissimum de antiquo sepente triumphum referret tam venerabilis mater, cui Deus Pater unicum Filius suum, quem de corde suo aequalem sibi genitum tamquam seipsum diligit, ita dare disposuit, ut naturaliter esset unus idemque communis Dei Patris et Virginis Filius, et quam ipse Filius, Filius substantialiter facere sibi matrem elegit, et de qua Siritus Sanctus voluit et operatus est, ut conciperetur et nasceretur ille, de quo ipse procedit.

2. Cf. Ibid., n. 16.

3. Cf. St. Irenaeus, Adv. Haereses, book III, c. III, n. 2.

4. C.A. Cum Praeexcelsa, February 28, 1476; Denz., n. 734.

5. Decree of the Sared Cong. of Rites; September 30, 1847.

6. This has been the constant care of the Popes, as is shown by the condemnation of one of the propositions of Anthony de Rosmini-Serbati (cf. Denzinger, nn. 1891-1930). This is how the 34th proposition runs (Denzinger, n. 1924): “Ad praeservandam B. V. Mariam a labe originis, satis erat, ut incorruptum maneret minimum sesmen in homine, neglectum forte ab ipso demone, e quo incorrupto semine de generatione in generationem transfuso, suo tempore oriretur Virgo Maria.” Decree of the Holy Office, December 14, 1887 (AAS 20, 393). Denz. n. 1924.

7. Apost. Const. Sollicitudo Omnium Ecclesiarum, December 8, 1661.

8. Apost. Const. Cum Praeexcelsa, February 28, 1476; Grave Nemis, September 4, 1483; Denz., nn. 734, 735.

9. Apost. Const. Sanctissimus, September 12, 1617.

10. Apost. Const. Sanctissimus, June 4, 1622.

11. Alexander VII, Apost. Const. Sollicitudo Omnium Ecclesiarum, December 8, 1661.

12. Sess. V, Can. 6; Denz. n. 792. Declarat tamen haec ipsa sancta Synodus, non esse suae intentionis, comprehendere in hoc decreto, ubi de peccato originali agitur, beatam et immaculatam Virginem Mariam Dei genitricem, sed observandas esse constitutiones felicis recordationis Sixti Papae IV, sub poenis in eis constitutionibus contentis, quas innovat.

13. Gn 3:15.

14. Quo circa sicut Christus Dei hominumque mediator, humana assumpta natura, delens quod adversus nos erat chirographum decretia, illud cruci triumphator affixit; sic Sanctissima Virgo, Arctissimo et indissolubili vinculo cum eo conjuncta, una cum illo et per illum, sempiternas contra venenosum serpentem inimicitias exercens, ac de ipso plenissime triumphans, illus caput immaculato pede contrivit.

15. Cf. Gn. 6:9.

16. Cf. Gn 28:12.

17. Cf. Ex 3:2.

18. Cf. Sg 4:4.

19. Cf. Sg 4:12.

20. Cf. Ps 87:1.

21. Cf. Is 6:1-4.

22. Cf. Lk 1:28.

23. Ibid., 42.

24. Cf. St. Augustine: De Natura et Gratia, c. 36.

25. Gn 3:15.

26. Cf. Ex 31:2.

27. Cf. Ibid., n. 19ff.

28. Cf. Ibid., n. 27ff.

29. Declaramus, pronuntiamus et definimus doctrinam quae tenet beatissimam Virginem Mariam in primo instanti suae conceptionis fuisse singulari Omnipotentis Dei gratia et privilegio, intuitu meritorum Christi Jesu Salvatoris humani generis, ab omni originalis culpae labe praeservatam immunem, esse a Deo revelatam, atque idcirco ab omnibus fidelibus firmiter constanterque credendam. Cf. Denz., n. 1641.

Un dogme marial est un dogme de foi établi par les Églises catholique et orthodoxes concernant la Vierge Marie. Sur les quatre dogmes actuellement définis, deux ne le sont que par l'Église catholique, les deux autres sont affirmés par les deux Églises.

Certaines personnes, et parfois des évêques, ont fait une demande au pape de définir un cinquième dogme marial. À ce jour, le Vatican a toujours répondu négativement à ces demandes.

Congrégation 20.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thánh Giáo Hoàng Piô X

(9/8/1903 – 20/8/1914)

 

Thông Điệp

Ad Diem Illium Laetissimum

Sự Thụ Thai Vô Nhiểm

Của thánh Giáo Hoàng Piô X

Ban hành 2/2/1904

Chuyển ngữ Igna.M

Gửi Các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giáo Mục,

Giám Mục và Các Đấng Bản Quyền Khác

Trong B́nh An và Hiệp Thông với Ṭa Thánh

 

Kính Chúc Chư Huynh, Sức khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh

1. Chỉ c̣n vài tháng nữa sẽ trở lại ngày hạnh phúc nhất mà cách đây 50 năm, Vị Tiền Nhiệm của tôi, Đức Piô IX, Vị Giáo Hoàng kư ức thánh, với các vị ưu tú là Hồng Y và Giám Mục vây quanh, đă công bố và ban hành bằng huấn quyền vô ngộ như một chân lư được Thiên Chúa mạc khải rằng Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh trong giây phút đầu tiên được thụ thai đă thoát khỏi vết nhơ nguyên tội. Cả thế giới đều biết cảm giác mà các tín hữu mọi quốc gia trên trái đất đón nhận lời công bố này và biểu lộ sự thỏa ḷng và mừng vui chung để chào đón, v́ thực sự chưa có trong kư ức con người bất kỳ cách diễn đạt cảm xúc phổ biến hay ḥa hợp nào hơn t́nh cảm thể hiện đối với Mẹ Thiên Chúa uy nghi hoặc Vị Đại Diện Chúa Giêsu Kitô.

2. Thưa Chư Huynh, tại sao ngày nay chúng ta không nên hy vọng sau nửa thế kỷ trôi qua, khi chúng ta làm mới lại kư ức về Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội, để âm vang của niềm vui thánh thiện đó được đánh thức trong tâm trí chúng ta, và những cảnh tráng lệ về một ngày xa xưa, về đức tin và t́nh yêu đối với Mẹ Thiên Chúa uy nghi, sẽ được lặp lại? Quả thật trong tất cả những điều này, tôi được nung nấu khát khao nồng nhiệt bởi ḷng sùng kính, được kết hợp với ḷng biết ơn sâu thẳm v́ những phúc lộc đă lănh nhận, những phúc lộc mà tôi luôn ấp ủ hướng về Đức Trinh Nữ Diễm Phúc; và tôi có một đảm bảo chắc chắn về việc thực hiện những ước muốn của tôi trong sự nhiệt thành của hết thảy người Công giáo, sẵn sàng và sẵn ḷng để nhân rộng chứng từ của họ về t́nh yêu và ḷng tôn kính đối với Mẹ Thiên Chúa cao sang. Nhưng tôi không quên nói rằng mong muốn này của tôi đặc biệt được khơi dậy bởi một loại bản năng sâu kín khiến tôi coi việc thực hiện những hy vọng lớn lao đó không c̣n xa nữa, dĩ nhiên là không hấp tấp, việc long trọng công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đă khai tâm mở trí của Đức Piô, vị tiền nhiệm của tôi, và của tất cả các Giám mục trên thế giới.

3. Đúng là nhiều người than thở rằng cho đến nay những hy vọng này vẫn chưa được thực hiện, và có khuynh hướng lặp lại lời tiên tri Giêrêmia: "Chúng tôi đợi hoà b́nh, nhưng chẳng được may lành chi hết! Mong đến thời b́nh phục, mà chỉ thấy rùng rợn khiếp kinh." (Gr 8,15) Nhưng tất cả những người như vậy chắc chắn sẽ bị quở trách là "những người kém đức tin," không cố gắng thấu hiểu các công việc của Thiên Chúa hoặc đánh giá chúng dưới ánh sáng của sự thật. V́ ai có thể đếm được những tặng ân kín nhiệm mà Thiên Chúa đă ban cho Hội Thánh Ngài qua sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ trong suốt thời kỳ này? Và ngay cả khi bỏ qua những tặng ân này, điều có thể nói về Công Đồng Vatican là được triệu tập rất đúng lúc; hoặc về tín điều vô ngộ của Đức Giáo Hoàng được công bố rất thích hợp để đáp ứng những sai sót sắp phát sinh; hay, cuối cùng, về ḷng nhiệt thành mới mẻ chưa từng có mà các tín hữu thuộc mọi tầng lớp và mọi quốc gia từ lâu đă quây quần tôn kính nơi chính Vị Đại Diện Chúa Kitô? Chắc chắn Sự Quan Pḥng của Thiên Chúa đă thể hiện rất đáng ngưỡng mộ nơi hai vị tiền nhiệm của tôi là Đức Piô và Đức Lêô, những vị hết sức thánh thiện như vậy đă điều khiển Giáo Hội trong những thời kỳ hỗn loạn nhất suốt thời gian dài triều đại Giáo Hoàng mà phải thừa nhận là trước các vị chưa từng có một ai khác. Rồi một lần nữa, không bao lâu sau khi Đức Piô IX công bố như một tín điều đức tin Công giáo về sự miễn trừ Đức Maria khỏi vết nhơ nguyên tội, th́ chính Đức Trinh Nữ đă bắt đầu những biểu lộ tuyệt vời đó tại Lộ Đức, tiếp theo là những phong trào ấn tượng rộng khắp đă xây nên hai ngôi đền thờ dâng hiến cho Mẹ Vô Nhiễm, nơi mà những điều phi thường vẫn tiếp tục diễn ra nhờ sự chuyển cầu của Mẹ đă đưa ra những lư lẽ thuyết phục chống lại sự hoài nghi của thời đại chúng ta.

4. Chúng ta là những nhân chứng về tất cả những ân lộc lớn lao mà Thiên Chúa đă ban nhờ ảnh hưởng dịu dàng của Đức Trinh Nữ trong năm mươi năm ấy giờ đây sắp hoàn thành, vậy sao chúng ta lại không tin rằng sự cứu độ chúng ta đă gần hơn chúng ta tưởng; hơn nữa v́ chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng, trong sự cho phép của Chúa Quan Pḥng, khi những sự dữ đi đến giới hạn của chúng, th́ sự giải cứu không c̣n xa nữa. "Thời của nó sắp đến gần, và ngày của nó sẽ không c̣n kéo dài. V́ Đức Chúa sẽ chạnh thương Giacóp và sẽ chọn ra khỏi Israel." (Is 14,1) V́ vậy, niềm hy vọng mà chúng ta ấp ủ không phải là điều viển vông, mà chúng ta cũng có thể sớm lặp lại: "Đức Chúa đă bẻ găy ngọn roi của phường gian ác và cây gậy của những kẻ thống trị... Toàn cơi đất nghỉ ngơi yên hàn, người người reo vui hớn hở.” (Is 14,5.7)

5. Nhưng thưa Chư Huynh, lư do đầu tiên và chính yếu việc kỷ niệm lần thứ năm mươi công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội khơi dậy ḷng nhiệt thành ngoại thường trong tâm hồn các Kitô hữu là lời giải đáp cho chúng ta về sự phục hồi mọi sự trong Chúa Kitô mà tôi đă tŕnh bày trong Thông Điệp đầu tiên. V́ ai mà chẳng thấy rằng không có con đường nào chắc chắn hơn hoặc trực tiếp hơn là qua Đức Maria để hiệp nhất toàn thể nhân loại trong Chúa Kitô và nhờ Ngài mà có được quyền làm nghĩa tử hoàn hảo, hầu cho chúng ta được nên thánh thiện và vô t́ tích trong ánh nh́n của Thiên Chúa? Bởi nếu đối với Đức Maria đă thực sự được nói rằng: “Em thật có phúc, v́ đă tin rằng Chúa sẽ thực hiện những ǵ Người đă nói với em." (Lc 1,45); hay nói cách khác, rằng Người sẽ thụ thai và sinh ra Con Thiên Chúa và nếu Người đón nhận trong ḷng ḿnh Đấng tự bản chất là Sự Thật, để "Ngài, được sinh ra trong trật tự mới và cuộc giáng sinh mới, mặc dù Ngài vô h́nh, có thể trở nên hữu h́nh trong xác thịt của chúng ta" (Thánh Lêô Cả, Bài giảng. 2, De Nativ. Dom.): Con Thiên Chúa đă làm người, là "Đấng khởi đầu và viên măn của đức tin chúng ta", th́ chắc chắn theo đó Mẹ rất thánh của Ngài phải được thừa nhận là tham gia vào các mầu nhiệm của Thiên Chúa với tư cách là người bảo vệ các mầu nhiệm đó, và dựa trên Mẹ như một nền tảng, nền tảng cao quư nhất sau Chúa Kitô, để xây lên ṭa nhà đức tin của mọi thế kỷ.

6. Làm sao có thể nghĩ khác được? Chẳng lẽ Thiên Chúa đă ban cho chúng ta Đấng Cứu Chuộc nhân loại và Đấng Sáng Lập Đức Tin theo một cách khác hơn là qua Đức Trinh Nữ? Nhưng, v́ Thiên Chúa Quan Pḥng vui ḷng để chúng ta nên có được Đấng Thần-Nhân qua Đức Maria, Người đă thụ thai Ngài bởi phép Chúa Thánh Thần và cưu mang Ngài trong ḷng ḿnh, nên chỉ c̣n việc duy nhất cho chúng ta là tiếp nhận Đấng Kitô từ tay Đức Maria. Do đó, bất cứ khi nào Kinh Thánh nói tiên tri về ân sủng sẽ xuất hiện giữa chúng ta, th́ Đấng Cứu Chuộc nhân loại hầu như lúc nào cũng được tŕnh bày cho chúng ta như là được kết hợp với Mẹ của Ngài. Chiên Con cai trị thế gian sẽ được sai đến - nhưng Ngài sẽ được sai đến từ tảng đá trong sa mạc; hoa sẽ nở, nhưng nó sẽ nở từ gốc Jesse. Ađam, cha của nhân loại, mong đợi Đức Maria đạp nát đầu con rắn, và ông đă lau khô những giọt nước mắt do lời nguyền rủa làm tuôn trào trong mắt ông. Ông Noe nghĩ về Đức Maria khi đóng cửa tàu an toàn, c̣n Abraham nghĩ về Đức Maria khi được ngăn cản việc khỏi giết chết con trai ḿnh; Giacóp nghĩ về Đức Maria khi nh́n thấy chiếc thang có các Thiên Thần lên lên xuống xuống; Môisê nghĩ về Đức Maria khi ngạc nhiên thấy bụi cây cháy mà không bị thiêu rụi; Đavít nghĩ về Đức Maria khi múa hát Thánh Vịnh hộ tống ḥm bia Thiên Chúa; Êlia nghĩ về Đức Maria khi nh́n vào đám mây nhỏ nhô lên từ biển. Sau Chúa Kitô, chúng ta thấy nơi Đức Maria sự kết thúc của lề luật và ứng nghiệm các h́nh bóng và lời Kinh Thánh.

7. Qua Đức Trinh Nữ, và qua Người hơn qua bất kỳ phương tiện nào khác, chúng ta đă đưa ra cho ḿnh một cách để đạt được sự hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô, chắc chắn khi nhớ rằng trong tất cả mọi người, Chúa Giêsu ở chỉ với một ḿnh Đức Maria trong ba mươi năm gắn bó, như một đứa con liên kết với  mẹ, trong mối tương quan và cuộc sống gia đ́nh thân thiết nhất. Ai có thể có kiến thức rộng mở hơn Mẹ của Ngài về những mầu nhiệm đáng ca ngợi về sự ra đời và thời thơ ấu của Chúa Kitô, và trên hết là mầu nhiệm Nhập Thể, vốn là khởi đầu và nền tảng của đức tin? Đức Maria không chỉ ghi nhớ và suy niệm về các sự kiện ở Bêlem và các biến cố xảy ra tại Giêrusalem trong Đền Thờ Chúa, mà c̣n chia sẻ những suy nghĩ và ước muốn thầm kín về Chúa Kitô mà Đức Maria có thể nói được là đă sống chính cuộc đời của Con ḿnh. Thế nên, không ai từng biết về Chúa Giêsu Kitô một cách sâu sắc như Đức Maria, và không ai có thể thành thạo làm người hướng dẫn và làm thầy dạy sự hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô hơn Đức Maria.

8. Do đó, như tôi đă chỉ ra, Đức Trinh Nữ là một phương thế kết hợp nhân loại với Chúa Kitô mạnh mẽ hơn ai khác. Cũng v́ vậy, theo lời Chúa Giêsu Kitô: "Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đă sai đến, là Giêsu Kitô" (Ga 17,3), và v́ nhờ Đức Maria mà chúng ta đạt tới sự hiểu biết về Chúa Kitô, nhờ Đức Maria, chúng ta cũng dễ dàng có được sự sống mà Chúa Kitô là nguồn mạch và là nguyên khởi.

9. Và nếu chúng ta tự suy xét xem có có biết bao lư do chính đáng mà người Mẹ rất thánh này nhiệt tâm ban chúng ta những tặng ân quư giá ấy, th́ hy vọng của chúng ta sẽ dào dạt chừng nào!

10. V́ Đức Maria không phải là Mẹ Chúa Kitô sao? Vậy th́ Người cũng là Mẹ chúng ta. Và thật sự chúng ta phải nắm vững rằng Chúa Kitô, Ngôi Lời thành Xác Phàm, cũng là Đấng Cứu Độ nhân loại. Ngài có một thân thể vật lư giống như bất kỳ con người nào: và một lần nữa, với tư cách là Đấng Cứu Độ gia đ́nh nhân loại, Ngài có một thân thể thiêng liêng và mầu nhiệm, đó là cộng đồng những người tin vào Đấng Kitô. “Chúng ta tuy nhiều người, nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô” (Rm 12,5). Giờ đây Đức Trinh Nữ đă không thụ thai Con Thiên Chúa Vĩnh Cửu chỉ để Ngài được làm con người mang bản tính con người của Ngài từ Đức Maria, mà c̣n để nhờ bản tính nhận được từ Đức Maria, Ngài mới có thể làm Đấng Cứu Chuộc nhân loại. V́ lư do đó mà sứ thần đă nói với các mục đồng: "Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đă sinh ra cho anh em, Người là Đấng Kitô Đức Chúa" (Lc 2,11). V́ vậy, trong cùng một cung ḷng thánh thiện rất trinh bạch của Mẹ Đấng Kitô đă cưu mang chính thân xác Ngài, và kết hợp với thân thể thiêng liêng của Ngài được tạo thành bởi những người tin vào Ngài. Do đó, Đức Maria, mang Đấng Cứu Thế trong ḿnh, có thể nói được là cũng đă mang sự sống của tất cả những ai được bao gồm trong sự sống của Đấng Cứu Thế. V́ vậy, tất cả chúng ta, những người được kết hợp với Đấng Kitô, và như một vị Tông đồ đă nói, đều là chi thể của thân thể Ngài, của thịt và xương Ngài (Ep 5,30), được phát xuất từ cung ḷng Đức Maria như một thân thể hợp nhất với đầu. Do đó, mặc dù theo cách thức thiêng liêng và mầu nhiệm, hết thảy chúng ta đều là con cái của Đức Maria, và Người là Mẹ của tất cả chúng ta. Thực vậy, về mặt thiêng liêng, Người là Mẹ, nhưng thật sự là Mẹ của các chi thể Chúa Kitô, chính là chúng ta (S. Aug. L. de S. Virginitate, c. 6).

11. Nếu Đức Trinh Nữ rất thánh vừa là Mẹ Thiên Chúa vừa là Mẹ nhân loại, th́ ai có thể hồ nghi Mẹ sẽ làm việc với tất cả sự cần mẫn để Đấng Kitô, Đầu của Thân thể là Giáo Hội (Cl 1,18), truyền các ân tứ của Ngài cho chúng ta, những chi thể của Ngài, và trên hết là nhận biết Ngài và sống nhờ Ngài (I Ga 4,9)?

12. Hơn nữa, đặc ân của Mẹ Rất Thánh không chỉ là cung cấp chất liệu làm nên xác thịt cho Con Một Thiên Chúa, Đấng đă được sinh ra có các chi thể con người (S. Bede Ven. L. 55. In Luc. 40.), đó là chất liệu được chuẩn bị cho làm Lễ Vật cho việc cứu độ nhân loại; mà Đức Maria c̣n có chức vị chăm sóc và nuôi dưỡng Lễ Vật đó, và vào thời điểm đă định sẽ dâng Ngài làm hy tế. Do vậy, cộng đồng Con và Mẹ sống và làm việc không ngừng, cả hai có thể thốt lên những lời của tác giả Thánh Vịnh: “Đời tiêu hao trong nỗi u buồn và tháng năm tàn lụi giữa tiếng thở than.” (Tv 31,11) Khi giờ cuối cùng của Con đến, bên Thánh Giá Chúa Giêsu có Đức Maria Mẹ Ngài, Mẹ không chỉ đắm ch́m trong suy ngẫm cảnh tượng tàn khốc, mà c̣n vui mừng v́ Con Một của Mẹ được hiến dâng để cứu độ nhân loại, và tham dự trọn vẹn vào cuộc Khổ Nạn của Ngài, và c̣n nếu có thể, Mẹ sẽ vui ḷng gánh tất cả những cực h́nh mà Con Mẹ phải chịu (S. Bonav. 1. Sent d. 48, ad Litt. dub. 4). Và từ cộng đồng ư chí và đau khổ này giữa Chúa Kitô và Mẹ Maria, Mẹ đă xứng đáng trở thành Người Đền Bù tiêu biểu nhất của thế giới đă mất (Eadmeri Mon. De Excellentia Virg. Mariae, c. 9) và là Người Phân Phát mọi ân tứ mà Đấng Cứu Thế đă sắm cho chúng ta bằng cái chết và bằng Máu Ngài.

13. Tất nhiên, không thể phủ nhận việc phân phát các kho tàng này là đặc quyền của Chúa Giêsu Kitô, v́ chúng là hoa trái duy nhất của cái chết của Ngài, Đấng tự bản chất là trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Tuy nhiên, bằng sự đồng lao cộng khổ đă được đề cập giữa Mẹ và Con mà đă làm cho Đức Trinh Nữ tôn quư trở thành Đấng trung gian và là trạng sư uy quyền nhất thế giới cùng với Con Thần Linh của Mẹ (Pius IX. Ineffabilis). Cội rễ là Chúa Giêsu Kitô "Từ nguồn sung măn của Người, tất cả chúng ta đă lănh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16), "Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của ḿnh. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong t́nh bác ái.”(Ep 4,16) Nhưng Đức Maria, như Thánh Bernard đă nhận xét một cách chính xác, là con kênh (Serm. De temp on Nativ. B. V. De Aquaeductu n. 4); hoặc, nếu bạn muốn, là phần ghép nối có chức năng là liên kết cơ thể với đầu và truyền đến cơ thể những tác động và ư muốn của đầu - tôi muốn nói đến cổ. Đúng, Thánh Bernardine ở Sienna nói, "Đức Maria là cái cổ của Đầu chúng ta, nhờ đó Đầu truyền cho thân thể mầu nhiệm của Ngài tất cả các ân lộc thiêng liêng" (Quadrag. de Evangel. Aetern. Serm. X., A. 3, c. Iii .).

14. Như sẽ thấy, tôi không hề quy kết sức mạnh sản sinh ân sủng cho Mẹ Thiên Chúa - một sức mạnh chỉ thuộc về Thiên Chúa. Tuy nhiên, v́ Đức Maria mang sức mạnh ấy trên hết thảy mọi người trong sự thánh thiện và hợp nhất với Chúa Giêsu Kitô, và được Chúa Giêsu Kitô liên kết trong công cuộc cứu chuộc, nên công trạng Đức Maria lập cho chúng ta công trạng tương hợp (de congruo), theo ngôn ngữ của các nhà thần học, c̣n công trạng Chúa Giêsu Kitô lập cho chúng ta đó là công trạng tương đáng (de condigno), và Đức Maria là Thừa Tác Viên tối cao của việc phân phối ân sủng. Chúa Giêsu "ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời" (Dt 1,3). Đức Maria ngự bên hữu Con của Người – một nơi nương tựa quá an toàn và là sự trợ giúp rất đáng tin cậy trước mọi nguy hiểm mà chúng ta không có ǵ phải sợ hăi hay tuyệt vọng dưới sự hướng dẫn, bảo trợ, che chở của Người. (Đức Piô IX. trong Bull Ineffabilis).

15. Những nguyên tắc này được đặt ra, và để trở lại mục đích của tôi, ai lại không thấy rằng tôi có lư do chính đáng tuyên bố về Đức Maria rằng - như người bạn đồng hành thường xuyên của Chúa Giêsu từ ngôi nhà ở Nazareth đến đỉnh đồi Canvê, và hơn tất cả những người khác hiểu biết những mầu nhiệm trong Trái tim của Ngài, và với tư cách là người phân phối những kho tàng công nghiệp của Ngài bằng quyền của cương vị Người Mẹ, - v́ tất cả những lư do này, Đức Maria là sự trợ giúp chắc chắn và hiệu quả nhất để chúng ta đạt được t́nh yêu và hiểu biết Chúa Giêsu Kitô. Than ôi! Những nguyên tắc đó, trang bị cho chúng ta bằng tiêu chuẩn của chúng cùng với một thử thách bắt buộc, những kẻ bị mưu chước ma quỷ cám dỗ hoặc bị lừa dối bởi những học thuyết sai lầm nghĩ rằng họ có thể làm được mà không cần sự giúp đỡ của Đức Trinh Nữ. Thật đáng thương những kẻ hững hờ Đức Maria lấy lư do là trả lại vinh dự cho Chúa Giêsu Kitô! Cứ như là có thể gặp được Con ở nơi khác hơn là ở nơi Mẹ!

16. Trong hoàn cảnh đó, thưa Chư Huynh, để kết thúc này được hết sức trọng thể, th́ ở khắp mọi nơi, việc chuẩn bị nghi thức tôn vinh Đức Maria Vô nhiễm Nguyên Tội và thánh thiện nên có kế hoạch. Không có sự tôn kính nào hợp ư Người hơn, không có sự tôn kính nào ngọt ngào đối với Người hơn là chúng ta hiểu biết và thực sự yêu mến Chúa Giêsu Kitô. Sau đó, hăy để giáo dân đến đầy các nhà thờ - hăy cử hành các lễ trọng thể và tổ chức các cuộc vui chung: đấy là những điều đặc biệt thích hợp để làm sống động đức tin của chúng ta. Nhưng nếu không có tâm hồn và ước muốn được thêm vào, th́ tất cả chúng sẽ là những h́nh thức trống rỗng, chỉ là ḷng đạo đức bề ngoài. Với cảnh tượng như vậy, Đức Trinh Nữ, mượn lời của Chúa Giêsu Kitô, sẽ nói lời trách móc chính đáng: "Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, c̣n ḷng chúng th́ lại xa Ta." (Mt 15,8)

17. V́ để phải lẽ và thiện hảo, việc tôn kính Mẹ Thiên Chúa phải xuất phát từ tâm hồn; các hành vi thuộc thể xác ở đây không có ích lợi cũng không có giá trị nếu không có sự tham phần của các hành vi thuộc tâm hồn. Giờ đây, những thứ sau này chỉ có thể có một mục tiêu, đó là chúng ta nên thực hiện đầy đủ những ǵ Con thần linh của Đức Maria truyền lệnh. V́ nếu chỉ t́nh yêu đích thực mới có sức mạnh hợp nhất các ư muốn của con người, th́ điều cần thiết đầu tiên là chúng ta phải có một ư muốn với Đức Maria để phụng sự Chúa Giêsu, Chúa chúng ta. Điều mà Đức Trinh nữ rất khôn ngoan này đă nói với các đầy tớ trong tiệc cưới Cana, Người cũng nói với chúng ta: "Người bảo ǵ, các anh cứ việc làm theo" (Ga 2,5). C̣n đây là lời của Chúa Giêsu Kitô: "Nếu anh muốn vào cơi sống, th́ hăy giữ các điều răn" (Mt 19,17). Mỗi người hăy hoàn toàn tự thuyết phục ḿnh về điều này, rằng nếu ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ không ngăn được kẻ ấy phạm tội, hoặc không lay chuyển ư định sửa đổi một đời sống xấu xa, th́ đó là ḷng đạo đức lừa dối và giả trá, như thế là đang muốn kết quả tương hợp và lợi lộc tự nhiên.

18. Nếu ai muốn xác nhận điều này có thể dễ dàng t́m thấy trong tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. V́ nếu không tính đến truyền thống, cũng như Kinh Thánh, là nguồn sự thật, th́ làm sao niềm tin này về Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội lại xuất hiện quá phù hợp với tâm trí Công giáo và cảm thấy rằng nó đă được coi là một điều vốn có và như bẩm sinh trong tâm hồn các tín hữu? Câu trả lời của Dionysius Chartreux là: "Chúng tôi rút lại lời về Người Nữ này, Người đă đạp nát đầu con rắn lại bị nó đạp và cả lời Mẹ Thiên Chúa từng là hậu duệ của Tên Ác Ma "(Sent. d. 3, q. 1). Không, đối với trí tuệ Kitô giáo, không thể nào tưởng tượng được rằng xác thịt Chúa Kitô, thánh khiết, vô t́ vết, vô tội, được h́nh thành trong cung ḷng Đức Maria lại là một xác thịt đă từng, cho dù chỉ trong một khoảnh khắc rất ngắn ngủi, bị nhiễm bất kỳ vết nhơ nào. Và lư do như vậy là v́ một sự đối nghịch vô hạn tách biệt Thiên Chúa khỏi tội lỗi. Ở đó chắc chắn chúng ta có nguồn gốc của niềm tin chung cho mọi Kitô hữu rằng Chúa Giêsu Kitô trước đây, mặc lấy bản tính con người, Ngài đă tẩy sạch chúng ta khỏi tội lỗi trong Máu Ngài, đă ban cho Đức Maria ơn sủng và đặc ân được miễn trừ và ǵn giữ khỏi mọi vết nhơ nguyên tội ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai.

19. Vậy nếu Thiên Chúa gớm ghét tội lỗi cũng như muốn ǵn giữ Người Mẹ tương lai của Con Ngài khỏi các vết nhơ bị nhiễm tự ư mà c̣n, nhờ một đặc ân khi thấy trước những công trạng của Chúa Giêsu Kitô, khỏi vết nhơ khác là dấu tích đáng buồn được truyền cho tất cả chúng ta, những con cháu Ađam bởi một thứ di sản bất hạnh: ai có thể ai có thể hồ nghi bổn phận của ḿnh là lấy ḷng tôn kính mà t́m làm vui ḷng Đức Maria, sửa chữa những thói quen suy đồi và kiềm hăm những đam mê đưa đẩy tới sự dữ?

20. Hơn thế nữa, bất cứ ai mong muốn, và đừng có ai không muốn như vậy, ḷng sùng kính của ḿnh xứng đáng với Đức Maria và hoàn hảo, đều nên tiến xa hơn, nỗ lực hết ḿnh và quan trọng là noi gương Đức Maria. Đó là thiên luật mà chỉ những người bằng việc trung thành mô phỏng lại nơi chính họ kiểu mẫu nhẫn nại và thánh thiện của Chúa Giêsu Kitô mới đạt được hạnh phúc vĩnh cửu: "V́ những ai Người đă biết từ trước, th́ Người đă tiền định cho họ nên đồng h́nh đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc." (Rm 8,29) Nhưng nh́n chung, sự yếu đuối của chúng ta đó là chúng ta dễ nản ḷng trước sự vĩ đại của một mẫu gương như vậy. Tuy nhiên, bởi sự quan pḥng của Thiên Chúa, một gương mẫu khác được đề xuất cho chúng ta, vừa gần với Đấng Kitô vừa gần với bản chất con người, và hầu như phù hợp hơn với sự yếu đuối của bản chất chúng ta. Và đây không ai khác chính là Mẹ Thiên Chúa. Thánh Ambrôsiô chỉ ra một cách rất xác đáng: “Như thế, cuộc đời Đức Maria là tấm gương cho tất cả mọi người.” Và, do đó, thánh nhân kết luận thật đúng đắn: "Vậy trước mắt các bạn, như một h́nh ảnh, sự trinh khiết và đời sống của Đức Maria, Đấng như từ một tấm gương chiếu tỏa ánh sáng đức khiết tịnh và gương nhân đức" (De Virginib. 50. 2., c. 2.)

21. Giờ đây nếu trở thành con cái th́ không được bỏ qua việc bắt chước bất kỳ nhân đức nào của Mẹ Rất Thánh này, tuy vậy, tôi mong các tín hữu hăy chuyên chăm ưu tiên cho những nhân đức chính yếu, có thể nói chúng như là những dây thần kinh và khớp xương của đời sống Kitô hữu - tôi muốn nói đến đức tin, đức cậy và đức mến đối với Thiên Chúa và người lân cận chúng ta. Trong số những nhân đức này, cuộc đời Đức Maria mang nét rạng ngời trong mọi khía cạnh; nhưng chúng đạt tới mức độ huy hoàng cao nhất vào lúc Đức Maria đứng bên Con đang hấp hối. Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, và lời sỉ vả thậm tệ trút vào Ngài: "Nó đă xưng ḿnh là Con Thiên Chúa" (Ga 19,7). Nhưng Đức Maria không ngừng nhận ra và tôn thờ thần tính nơi Ngài. Đức Maria đă đưa thi thể Ngài đến ngôi mộ, nhưng không một lúc nào hồ nghi Ngài sẽ sống lại. Ḷng yêu mến Thiên Chúa bừng cháy đă khiến Đức Maria nên người dự phần vào những đau khổ của Chúa Kitô và là người kết hợp trong cuộc khổ nạn của Ngài; hơn nữa, cùng với Ngài, như thể quên đi nỗi buồn của chính ḿnh, Đức Maria cầu xin ơn tha thứ cho những kẻ hành h́nh mặc dù họ căm ghét gào thét: "Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!" (Mt 27,25)

22. Nhưng sợ có người nghĩ rằng tôi lạc mất mục tiêu của ḿnh, đó là ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, sự cứu giúp thần thế và hiệu quả sẽ được t́m thấy nơi đó sự bảo tồn và phát triển đúng đắn của cùng các nhân đức ấy. Đâu thực sự là điểm xuất phát của những kẻ thù tôn giáo cho việc gieo những sai lầm to lớn và nghiêm trọng khiến đức tin của rất nhiều người bị lung lay? Họ bắt đầu bằng cách phủ nhận con người sa ngă v́ phạm tội và bị truất khỏi địa vị cũ. V́ thế, họ coi đó chỉ là những truyền thuyết về tội nguyên tổ và những sự dữ là hậu quả của nó. Loài người bị hư hỏng từ cội nguồn, đến lượt nó, làm hư hỏng toàn thể ḍng giống nhân loại; và do đó, sự dữ len lỏi vào giữa con người và nhu cầu phải có một Đấng Cứu Chuộc. Tất cả điều này bị bác bỏ, dễ hiểu là không c̣n chỗ nào cho Chúa Kitô, cho Giáo Hội, cho ân sủng hay cho bất kỳ điều ǵ cao hơn và ngoài tự nhiên; tắt một lời, toàn bộ ṭa nhà đức tin bị lung lay từ trên xuống dưới. Nhưng hăy để mọi người tin và tuyên xưng rằng Đức Trinh Nữ Maria đă được ǵn giữ khỏi mọi vết nhơ ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai; và điều đúng đắn cần thiết là họ phải thừa nhận cả tội nguyên tổ lẫn việc phục hồi nhân loại nhờ Chúa Giêsu Kitô, Phúc Âm, Giáo Hội và luật đau khổ. V́ Chủ nghĩa Duy lư và Chủ nghĩa Duy vật này bị đứt sâu tận gốc rễ và bị phá hủy, mà khôn ngoan Kitô giáo, niềm vinh dự của việc phải canh giữ và bảo vệ chân lư th́ vẫn c̣n đó. Hơn nữa, một điều khác thường chung đối với những kẻ thù đức tin trong thời đại chúng ta, đặc biệt là họ phản đối và tuyên bố cần thiết phải từ chối mọi tôn trọng và tuân phục thẩm quyền của Giáo Hội, và thậm chí của bất kỳ quyền lực con người nào, với ư nghĩ rằng như thế sẽ dễ chấm dứt được đức tin hơn. Ở đây chúng ta có lai lịch của Chủ Nghĩa Vô Chính Phủ, nó là thứ không có ǵ nguy hiểm và độc hại hơn cho trật tự của mọi sự dù là tự nhiên hay siêu nhiên. Giờ đây, bệnh dịch này, thứ gây tai họa không kém cho xă hội nói chung và cho cả Kitô giáo, sụp đổ nơi tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội bởi nghĩa vụ đặt ra là phải thừa nhận một quyền lực trong Giáo Hội mà đứng trước nó không chỉ có ư chí cúi đầu, mà trí khôn cũng phải tự khuất phục. Chính v́ chịu khuất phục lư do này mà dân Kitô giáo đă hát lời ca tụng Mẹ Thiên Chúa thế này: "Lạy Mẹ Maria, Mẹ hết sức xinh đẹp và nơi Mẹ không hề vương vết nhơ nguyên tội." (Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội) Và do đó một lần nữa chứng minh được điều Giáo Hội quy cho Đức Trinh Nữ uy quyền này là Người đă tiêu diệt mọi lạc thuyết trên thế giới.

23. Và nếu, như vị Tông đồ tuyên bố: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng" (Dt 11,1), th́ mọi người sẽ dễ dàng để cho đức tin của ḿnh được chứng thực và hy vọng của ḿnh được khơi dậy và củng cố bởi Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Trinh Nữ càng được giữ ǵn khỏi mọi vết nhơ nguyên tội bởi v́ Người là Mẹ Chúa Kitô; và Người là Mẹ của Chúa Kitô để niềm hy vọng về hạnh phúc vĩnh cửu được tái sinh trong tâm hồn chúng ta.

24. Nếu không tính đến đức mến đối với Thiên Chúa, ai có thể chiêm ngắm Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm mà không cảm thấy xúc động khi thực hiện giới luật mà Chúa Kitô gọi là giới luật riêng của Ngài, đó là yêu thương nhau như Ngài đă yêu chúng ta? V́ thế, Thánh Gioan Tông đồ mô tả một thị kiến, Thiên Chúa ban cho ông, xuất hiện trên trời: "Có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, ḿnh khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao" (Kh 12,1). Mọi người đều biết rằng người phụ nữ này biểu thị Đức Trinh Nữ Maria, Đấng vô t́ vết đă sinh ra Đầu của chúng ta. Thánh Tông đồ viết tiếp: "Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại v́ sắp sinh con" (Kh 12,2). Cho nên thánh Gioan đă nh́n thấy Mẹ Thiên Chúa Rất Thánh đă được hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng đang phải quặn đau trong cuộc sinh nở mầu nhiệm. Đó là cuộc sinh nở nào? Chắc chắn đó là sinh ra chúng ta, những người vẫn c̣n trong cuộc lưu đày, chưa được sinh ra vào ḷng mến Chúa trọn hảo, và vào hạnh phúc đời đời. Và những cơn đau sinh nở cho thấy, với t́nh yêu và niềm khao khát, Đức Trinh Nữ từ trên trời trông chừng chúng ta, và nỗ lực cầu nguyện không mệt mỏi để làm cho đủ số người được chọn.

25. Cũng chính đức ái này mà tôi mong muốn hết thảy mọi người nên hết sức cố gắng t́m cơ hội đặc biệt từ những ngày lễ ngoại thường để tôn vinh Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thật chua xót và khốc liệt làm sao khi Chúa Giêsu Kitô và tôn giáo rất thánh thiện mà Ngài sáng lập giờ đây đang bị bắt bớ! Và hiểm nguy nghiêm trọng chừng nào đang đe dọa nhiều người bị lôi kéo từ bỏ đức tin bởi những sai lầm đang xảy ra tư bề! “Bởi vậy, ai tưởng ḿnh đang đứng vững, th́ hăy coi chừng kẻo ngă.” (I Cr 10, 12) Và tất cả mọi người hăy khiêm tốn cầu nguyện van nài, khẩn xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Maria, để những người đă từ bỏ lẽ thật biết ăn năn. Quả thật, từ kinh nghiệm, tôi biết rằng lời cầu nguyện như vậy, được phát xuất từ ḷng bác ái và sự trông cậy vào Đức Trinh Nữ, chưa bao giờ vô hiệu. Đúng vậy, ngay cả trong tương lai, cuộc xung đột chống đối Giáo Hội sẽ không bao giờ chấm dứt, "v́ những sự chia rẽ giữa anh em, thế nào cũng có, nhưng nhờ vậy mới rơ ai là người đạo đức chắc chắn." (I Cr 11,19) Nhưng Đức Trinh Nữ sẽ không bao giờ ngừng trợ giúp chúng ta trong những gian nan thử thách, dù chúng có nghiêm trọng đến đâu, và tiếp tục cuộc đấu tranh Người đă khởi sự từ lúc được thụ thai, để mỗi ngày chúng ta có thể lặp lại: "Hôm nay Người đạp nát đầu con rắn xưa” (Office Immac. Con., 11. Vespers, Magnif.).

26. Và những ân sủng trên trời có thể giúp tôi dồi dào hơn b́nh thường suốt năm nay, trong đó tôi tôn vinh Người trọn vẹn hơn, để đạt được việc bắt chước Đức Trinh Nữ, và do đó tôi dễ dàng bảo đảm hơn mục tiêu của tôi là phục hồi mọi sự trong Chúa Kitô, tôi xác định, theo gương các vị tiền nhiệm của tôi vào đầu triều đại Giáo hoàng của các vị, ban cho giới Công giáo một ân xá đặc biệt dưới h́nh thức Năm Thánh.

27. V́ vậy, phó thác cho ḷng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng và trong thẩm quyền của hai Thánh Tông Đổ Phêrô và Phaolô, nhờ quyền cầm buộc và tháo cởi, mặc dù tôi bất xứng, nhưng Chúa đă ban cho tôi, tôi nhận và ban ơn toàn xá cho các tín hữu, tất cả và một số người nam-nữ, đang cư ngụ trong thành phố thân yêu này, hoặc đang đến đây, những người từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, tức là từ ngày 21 tháng 2, đến ngày 2 tháng 6, lễ trọng Ḿnh Thánh Chúa Kitô, ba lần viếng một trong bốn Vương Cung Thánh Đường ở Rôma, và nán lại đó ít lâu cầu xin Chúa cho Giáo Hội Công giáo và Ṭa Thánh này được tự do và đề cao, được bài trừ tận gốc các lạc thuyết và cho hết thảy những người lầm lạc được hoán cải, cho các vị lănh đạo Kitô giáo được ḥa hợp và ḥa b́nh, cho mọi tín hữu được hiệp nhất, và theo ư chỉ của tôi; ân xá cũng được ban cho những người, trong khoảng thời gian nói trên, ăn chay một lần, chỉ dùng thức ăn đạm bạc, ngoại trừ những ngày không kể trong Đặc Miễn Mùa Chay; và xưng tội, rước Ḿnh Thánh Chúa; c̣n đối với tất cả những người khác, dù họ ở đâu, cư ngụ bên ngoài thành phố này, những người, trong khoảng thời gian được đề cập ở trên hoặc trong khoảng thời gian ba tháng, thậm chí không liên tục, được các đấng bản quyền chỉ định rơ ràng tùy theo sự thuận tiện của các tín hữu, nhưng phải trước ngày 8 tháng 12, ba lần đến viếng một nhà thờ chính ṭa, nếu không có nhà thờ chính ṭa th́ viếng nhà thờ giáo xứ; hoặc, trong trường hợp không có nhà thờ giáo xứ, th́ viếng nhà thờ chính; và tận tâm làm trọn các công việc khác đă nói ở trên. Đồng thời tôi cho phép ân xá này, vốn chỉ lănh được một lần, có thể được áp dụng để cầu bầu cho linh hồn những người đă qua khỏi cuộc đời này được hợp nhất với Thiên Chúa trong đức ái.

28. Hơn nữa, tôi cho phép những du khách đường bộ hoặc đường biển có thể lănh ân xá tương tự ngay khi họ trở về nhà ḿnh miễn là họ thi hành các việc đă ghi.

29. Với các cha giải tội đă được đấng bản quyền của họ chấp thuận, tôi ban năng quyền để có thể thay đổi các việc tôi nêu trên bằng các việc đạo đức khác, và đặc ân này không chỉ có thể áp dụng cho ḍng tu nam-nữ mà c̣n cho tất cả những người khác không thể thi hành các việc theo quy định, và tôi cũng ban năng quyền miễn chuẩn rước lễ cho những trẻ em chưa được rước lễ lần đầu.

30. Hơn nữa, đối với các tín hữu, toàn thể và một số, giáo dân và giáo sĩ cả triều và tất cả các ḍng và tu hội, ngay cả những tu hội đang trong trường hợp đặc biệt, tôi ban phép và quyền, cho đối tượng duy nhất này, được chọn bất kỳ linh mục triều hoặc ḍng nào, trong số những người thực sự được chấp thuận (phép này cũng được ban cho các nữ tu, tập sinh và những phụ nữ khác sống trong đan viện, miễn là cha giải tội mà họ chọn là người được phê chuẩn cho các nữ tu), khi họ đă xưng tội với cha giải tội trong thời gian quy định, với mục đích sống trọn Năm Thánh hiện tại và hoàn thành hết các việc khác cần thiết để đạt được điều đó, họ có thể vào dịp duy nhất này và chỉ nơi ṭa án lương tâm được tha khỏi mọi vạ tuyệt thông, vạ huyền chức và mọi vạ và án được tuyên bố hoặc trừng phạt đối với bất kỳ nguyên nhân nào bởi luật hoặc bởi thẩm phán, bao gồm cả những người thuộc trường hợp dành cho đấng bản quyền và cho tôi hoặc cho Ṭa Thánh, ngay cả trong những trường hợp được dành riêng cách đặc biệt cho bất kỳ ai, cho tôi và cho Ṭa Thánh; và họ cũng được tha mọi tội lỗi hoặc những điều quá đáng, ngay cả những trường hợp được dành cho các đấng bản quyền, cho tôi và Ṭa thánh, tuy nhiên, với điều kiện là phải có một việc sám hối hữu ích được chỉ thị cùng với các quy định khác theo luật, và trong trường hợp người lạc giáo, th́ phải sau khi tuyên bố từ bỏ và rút lại điều sai lầm theo luật quy định; c̣n các linh mục giải tội nói trên có quyền thay các việc đền tội bằng các việc đạo đức hữu ích khác, đối với tất cả các lời khấn kể cả những lời thề đă tuyên thệ và dành riêng cho Ṭa Thánh (trừ những lời khấn về đức trong sạch, về tôn giáo, và về những nghĩa vụ đă được nhận bởi người thứ ba); và với những hối nhân đă được nói trên, ngay cả những giáo sĩ, trong chức thánh, những lời xưng thú như vậy có thể giải hết những ngăn trở bí mật bị mắc phải một ḿnh do vi phạm các vạ ảnh hưởng đến việc thi hành thánh chức và việc tiến lên các chức thánh cao hơn nói trên.

31. Nhưng tôi không có ư định bằng các Thư hiện tại để miễn chuẩn những thứ không theo quy tắc nào, tội phạm hoặc thiếu sót, công hoặc tư, bị mắc phải dưới bất kỳ h́nh thức nào v́ tai tiếng hoặc sự bất lực hoặc vô năng khác; tôi cũng không có ư định hủy bỏ Hiến Chế cùng với tuyên ngôn kèm theo, được Đức Benedict XIV công bố, về kư ức hạnh phúc, bắt đầu bằng các từ Sacramentum Poenitentiae (Bí Tích Sám Hối); tôi cũng không có ư định để những Thư hiện tại này có thể, trong bất kỳ cách nào, có lợi cho những người, bởi tôi và Ṭa thánh, hoặc bởi bất kỳ thẩm phán Giáo Hội nào, đă bị vạ tuyệt thông, huyền chức, vạ cấm chế hay tuyên bố dưới các bản án hoặc sự chế tài khác, hoặc những người đă bị tố cáo công khai, trừ khi họ đặt trong thời gian quy định, hoặc, khi cần thiết, đi đến một thỏa thuận với các bên liên quan.

32. Đối với tất cả những người này tôi vui mừng nói thêm rằng tôi ban và muốn mọi người suốt thời gian Năm Thánh này không đánh mất quyền được hưởng tất cả các ân xá khác, bao gồm cả ơn toàn xá, đă được các Vị Tiền Nhiệm của tôi hoặc chính tôi ban.

33. Thưa Chư Huynh, tôi kết thúc những lời này bằng cách biểu lộ một lần nữa niềm hy vọng lớn lao tôi hết ḷng ấp ủ để qua ân huệ ngoại thường của Năm Thánh này tôi ban dưới sự bảo trợ của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm, rất nhiều người bất hạnh v́ bị tách rời khỏi Chúa Giêsu Kitô có thể quay trở lại với Ngài, và để đức mến và và ḷng nhiệt thành sùng kính có thể một lần nữa nảy nở trong dân Kitô giáo. Cách đây 50 năm, khi Đức Piô IX, công bố Mẹ Rất Thánh của Chúa Kitô Vô Nhiễm Nguyên Tội là một tín điều, có vẻ, như tôi đă nói, như thể có dồi dào ân sủng lạ thường được tuôn đổ trên trái đất; và với sự gia tăng niềm tin tưởng vào Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa, tinh thần tôn giáo trước đây của giáo dân khắp nơi đă được nâng cao đáng kể. Có ǵ cấm được chúng ta hy vọng vào những điều c̣n lớn lao hơn cho tương lai không? Đúng vậy, chúng ta đang trải qua những thời kỳ thảm khốc, khi chúng ta có thể thích hợp lấy lời của vị tiên tri mà than thở: "Quả thật trên trái đất này, chẳng có tín thành, chẳng có ân nghĩa, cũng chẳng có sự hiểu biết Thiên Chúa. Chỉ có bội thề, dối trá, sát nhân và trộm cướp, áp bức với ngoại t́nh, các cuộc đổ máu cứ nối tiếp nhau.” (Hs 4,1-2) Tuy nhiên, giữa ḍng lũ sự dữ này, Đức Trinh Nữ Rất Khoan Nhân hiện lên trước mắt chúng ta như một cầu vồng, như trọng tài ḥa b́nh giữa Thiên Chúa và con người: "Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta với cơi đất.” (St 9,13) Cứ để cơn băo hoành hành và bầu trời tối sầm lại - đừng v́ điều đó mà chúng ta thất đảm. "Cây cung sẽ ở trong mây. Ta sẽ nh́n nó để nhớ lại giao ước vĩnh cửu." (St 9,16). "Và nước sẽ không c̣n trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa." (St 9,15) Phải, nếu chúng ta tin tưởng vào Đức Maria như chúng ta nên tin, nhất là giờ đây khi chúng ta chuẩn bị mừng, với ḷng sốt sắng hơn b́nh thường, Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, th́ chúng ta sẽ nhận ra Người là Đức Trinh Nữ Rất Quyền Phép "Đấng với bàn chân đồng trinh đă đạp nát đầu con rắn ”(Off. Immac. Conc).

34. Thưa Chư Huynh, để cam kết về những ân sủng này, tôi tŕu mến trong Chúa ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh và giáo dân của Chư Huynh.

Được ban hành tại đền thờ Thánh Phêrô, Rôma ngày 2 tháng 2 năm 1904, năm thứ nhất triều đại Giáo hoàng của tôi.

Piô X

 

 

Đức Giáo Hoàng Piô XII

(12/3/1939 – 9/10/ 1958)

 

Tông Thư

Fulgens Corona

Về Việc Công Bố Năm Đức Mẹ

Dịp Kỷ Niệm Bách Chu Niên Xác Định Tín Điều

Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

Của Đức Giáo Hoàng Piô XII

Ban hành 8/9/1953

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và Các Bản Quyền Địa Phương Trong B́nh An và Hiệp Thông Với Ṭa Thánh.

Kính Chúc Sức Khỏe và Phép Lành Toà Thánh Đến Chư Huynh.

1. Triều thiên vinh quang rực rỡ trên vầng trán rất thuần khiết của Mẹ Đồng Trinh được Thiên Chúa bảo bọc, với tôi dường như tỏa sáng rạng ngời hơn, khi tôi nhớ lại ngày này một trăm năm trước, kỷ niệm đẹp về Đức Piô IX vị tiền nhiệm của tôi, được đoàn tùy tùng đông đảo bao quanh gồm các hồng y và giám mục, với quyền Giáo hoàng bất khả ngộ đă xác định, tuyên bố và long trọng phê chuẩn “rằng giáo lư về Đức Trinh Nữ Maria Rất Diễm Phúc, ngay giây phút đầu tiên được thụ thai, nhờ ơn sủng phi thường và đặc ân của Thiên Chúa Toàn Năng, v́ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ nhân loại, được giữ ǵn khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, là giáo lư được Thiên Chúa mạc khải và do đó buộc mọi tín hữu phải tin vững vàng và kiên định.” (Dogmatic bull Ineffabilis Deus, 8/12/1854.)

2. Toàn thế giới Công giáo hân hoan đón nhận tuyên bố của Đức Giáo hoàng đă hồi hộp chờ đợi từ rất lâu. Ḷng sùng kính của các tín hữu đối với Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa được khuấy động và gia tăng; điều này tự nhiên dẫn đến một cuộc cải thiện lớn trong đạo đức Kitô giáo. Hơn nữa, các nghiên cứu đă được thực hiện trong nhiệt t́nh mới, chúng đă tôn lên nét nổi bật đúng với phẩm giá và sự thánh thiện của Mẹ Thiên Chúa.

3. Hơn nữa, dường như chính Đức Trinh Nữ Maria muốn xác nhận việc định tín bằng một số dấu hiệu đặc biệt, mà Vị Đại Diện của Con Mẹ trên trần gian đă tuyên bố trong sự hoan nghênh của cả Giáo hội. Thực vậy, vẫn chưa đầy bốn năm, tại một thị trấn nước Pháp dưới chân dăy núi Pyrenees, Đức Mẹ Đồng Trinh, hiện ra trẻ trung và hiền hậu, mặc áo trắng tinh, khoác áo choàng trắng và thắt lưng xanh, đă tỏ ḿnh với một bé gái đơn sơ trong trắng tại hang đá Massabielle. V́ bé gái này tha thiết mong biết tên của Người, nên với cái nh́n tŕu mến, mắt ngước lên trời và mỉm cười dịu dàng, Người đáp: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

4. Điều này đă được các tín hữu từ mọi quốc gia làm sáng tỏ cách thích đáng, và hầu như không đếm xuể những người hành hương đạo đức đổ xô đến hang đá Lộ Đức, khơi dậy đức tin, nhóm lên ḷng sùng kính và cố gắng làm cho đời sống họ phù hợp với giới luật Kitô giáo. Ngoài ra c̣n có những ơn lạ được ban cho họ, điều đó làm phấn khích ḷng sùng mộ của mọi người, và chứng thực Công giáo là đạo duy nhất được Thiên Chúa chấp thuận.

5. Các vị Giáo hoàng Rôma đă nắm bắt được tầm quan trọng của nó theo một cách thức đặc biệt, và khi, trong khoảng vài năm, ḷng sùng kính của các giáo sĩ và giáo dân đă xây lên một ngôi nhà thờ tuyệt vời ở đó; nó được tô điểm thêm bằng những ơn huệ thiêng liêng và những ân điển dạt dào.

6. Khi vị tiền nhiệm của tôi ra lệnh trong Tông Thư rằng nguyên lư của giáo lư Kitô giáo này phải được tất cả các tín hữu tin tưởng một cách vững chắc và trung thành, ngài chỉ là, với thẩm quyền của ḿnh, cẩn thận giữ ǵn và phê chuẩn giáo huấn của các Giáo phụ và của toàn Giáo hội ngay từ thời sơ khai qua nhiều thế kỷ.

7. Trước hết, nền tảng giáo lư này được t́m thấy trong Thánh Kinh, khi chúng ta được dạy rằng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng vạn vật, sau sự sa ngă đáng tiếc của Adam, đă phán với con rắn, kẻ cám dỗ và kẻ hư hỏng, những lời này, những lời mà không ít Giáo phụ, Tiến sĩ Giáo hội và nhiều nhà chú giải tán thành áp dụng cho Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa ḍng giống mi và ḍng giống người ấy.” (St 3,15) Giờ đây, nếu có bất kỳ giây phút nào Đức Maria thiếu ân sủng của Thiên Chúa thậm chí một thời gian rất ngắn, bởi v́ sự ô nhiễm trong cuộc tượng thai do vết nhơ di truyền tội lỗi, th́ sẽ không xuất hiện giữa Người và con rắn mối thù truyền kiếp được nói đến từ truyền thống sơ khai cho đến thời điểm long trọng xác định Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà thay vào đó là một sự nô dịch nào đó.

8. Hơn nữa, v́ cùng một Đức Trinh Nữ được chào là “đầy ân sủng” và “có phúc hơn mọi người nữ” (Lc 1,28.42), bằng những lời này, như truyền thống Công giáo luôn giải thích, có thể nói thẳng ra rằng “bởi lời chào độc đáo và trang trọng này, trước nay chưa từng nghe, cho thấy Mẹ Thiên Chúa là nơi chất chứa mọi ân sủng của Thiên Chúa và được trang điểm bằng tất cả các ân tứ của Chúa Thánh Thần. Đối với các vị, Đức  Maria là kho tàng hầu như vô tận, là vực sâu thăm thẳm những ơn huệ này, đến mức Người không bao giờ đáng bị lời nguyền” (Bull Ineffabilis Deus).

9. Giáo lư này, được đồng ḷng tiếp nhận trong Giáo hội sơ khai, đă được các Giáo phụ truyền lại đủ rơ ràng. Các vị xưng tụng Đức Trinh Nữ bằng những danh hiệu như Hoa Huệ Giữa Bụi Gai; Đất Chưa Khai Phá; Đấng Vô Nhiễm; Đời Đời Diễm Phúc; Thoát Mọi Nhiễm Lây Tội Lỗi; Cây Không Héo Tàn; Suối Măi Trong Trẻo; Con Gái Một và Duy Nhất Không Phải Của Sự Chết Mà Của Sự Sống; Ḍng Dơi Không Phải Của Thịnh Nộ Mà Của Ân Sủng; Không Bị Hư Hỏng Và Măi Nguyên Vẹn; Thánh Thiện Và Xa Lạ Với Mọi Vết Nhơ Tội Lỗi; Dễ Thương Hơn Chính Sự Dễ Thương; Thánh Thiện Hơn Sự Thánh Thiện; Đấng Thánh Duy Nhất Trên Hết Mọi Loài, Ngoại Trừ Thiên Chúa; Vốn Xinh Đẹp Hơn, Yêu Kiều Hơn Và Thánh Thiện Hơn Cả Cherubim, Seraphim Và Toàn Thể Đạo Binh Các Thiên Thần.”

10. Nếu những lời ca ngợi Đức Trinh Nữ Maria đây được suy xét cẩn thận như chúng đáng được, th́ ai dám nghi ngờ rằng Người, Đấng thuần khiết hơn các thiên thần và trong sạch mọi lúc, bất cứ giây phút nào, ngay cả trong khoảnh khắc ngắn nhất, lại không thoát khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi? Do đó, một cách xứng đáng, thánh Ephrem thưa với Con Thần Linh của Người bằng những lời này: “Thực sự chỉ Ngài và Mẹ của Ngài là toàn mỹ. Không hề có vết nhơ nào nơi Ngài và cả nơi Mẹ của Ngài.” (Carmine Nisibena, Ed. Bickell, 123). Từ những lời này, rơ ràng chỉ có một Đấng trong số tất cả những người nam-nữ thánh thiện để có thể nói về Người rằng ngay cả chút hồ nghi về tội cũng không nảy ra, nói chi đến tội, và Người cũng có được đặc ân phi thường này, không bao giờ được ban cho bất kỳ ai khác, bởi v́ Người được nâng lên tới phẩm giá Mẹ Thiên Chúa.

11. Chức vị cao cả này mà Công Đồng Ephesus đă long trọng tuyên bố và phê chuẩn chống lại dị giáo của Nestorius (Cf. Piô XI, Encyclical Lux Veritatis; Acta Apost. Sedis, Vol. 23, P. 493, ss), c̣n vĩ đại hơn điều dường như không thể đ̣i phải có đầy ân sủng của Thiên Chúa và một linh hồn miễn nhiễm với vết nhơ, v́ đó là điều bắt buộc cho phẩm giá và sự thánh thiện cao nhất sau Chúa Kitô. Đúng vậy, từ chức vị siêu phàm của Mẹ Thiên Chúa dường như tuôn trào ra, v́ nó xuất phát từ một nguồn kín ẩn rất trong ngần, tất cả các đặc ân và ân sủng mà linh hồn và cuộc sống của Người được trang điểm theo cách thức và mức độ phi thường như vậy.

12. Thánh Thomas Aquinas đă nói đúng: “Đức Trinh Nữ, v́ Người là Mẹ Thiên Chúa, có một phẩm giá vô hạn nhất định từ ḷng nhân từ vô hạn, đó là Thiên Chúa” (Cf. Summa Theologiae, I, Q, 25, Art 6 như 4um). Một văn gia nổi tiếng đă tŕnh bày và giải thích những lời này: “Đức Trinh Nữ... là Mẹ Thiên Chúa: do đó, Người là người rất tinh tuyền và rất thánh thiện, đến nỗi sau Thiên Chúa không thể có được một sự tinh tuyền nào cao hơn Người” (Cornelius a Lapide, in Matth 1,16).

13. Và một lần nữa, nếu chúng ta chú ư suy xét vấn đề, và đặc biệt là về t́nh yêu dịu dàng và nồng cháy mà Thiên Chúa Toàn Năng đă không và hiện tại cũng không nghi ngờ ǵ đối với Mẹ của Con Một Ngài, th́ v́ lư do nào chúng ta có thể nghĩ Đức Maria, ngay cả trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhất, phải chịu khuất phục tội lỗi và thiếu ân sủng của Thiên Chúa. Thiên Chúa Toàn Năng chắc chắn có thể, v́ công nghiệp của Đấng Cứu Chuộc, ban cho Người đặc ân phi thường này; v́ thế, chúng ta thậm chí không thể giả sử Ngài không làm điều đó. Thật phù hợp để Chúa Giêsu Kitô có một người mẹ như vậy hầu xứng đáng với Ngài hết sức có thể; và Đức Maria sẽ không xứng đáng, nếu bị ô nhiễm bởi vết nhơ di truyền dù chỉ trong khoảnh khắc đầu tiên tượng thai, hoặc nếu đă ở dưới quyền lực ghê tởm của Satan.

14. Cũng không thể khẳng định Ơn Cứu Chuộc của Chúa Kitô đă giảm bớt v́ lư do này, như thể nó không mở rộng ra cho toàn thể ḍng giống Adam: và do vậy, một điều nào đó bị lấy đi khỏi chức vị và phẩm giá của Đấng Cứu Chuộc. V́ nếu cẩn thận và tỉ mỉ suy xét vấn đề, chúng ta dễ dàng hiểu được rằng Chúa Kitô theo cách nào đó hoàn hảo nhất thực sự đă cứu chuộc Mẹ của Ngài, v́ nhờ công nghiệp của Ngài mà Đức Maria được Thiên Chúa bảo vệ khỏi mọi vết nhơ nguyên tội. Tuy nhiên, phẩm giá vô hạn của Chúa Giêsu Kitô và chức vụ cứu chuộc phổ quát của Ngài không bị suy giảm cũng không bị hạ thấp bởi nguyên lư giáo lư này, mà đúng hơn c̣n gia tăng rất nhiều.

15. Do đó, những người không theo đạo Công giáo và những người cải cách bị nhầm lẫn khi viện cớ này mà họ bắt lỗi, hoặc không tán thành, ḷng sùng kính của chúng ta đối với Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, như thể ḷng sùng kính đó lấy mất điều nào đó khỏi sự thờ phượng chỉ xứng đáng dành cho một ḿnh Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô. Ngược lại mới đúng, bởi bất kỳ vinh dự và sự tôn kính nào chúng ta có thể dành cho Mẹ Trên Trời của chúng ta đều chắc chắn làm vinh danh Con Thần Linh của Người, không chỉ v́ mọi ân sủng, ngay cả ơn trọng nhất, đều tuôn đổ từ Ngài như từ nguồn mạch, mà c̣n v́ “Vinh dự của con cái là chính người cha” (Cn 17,6).

16. V́ vậy, ngay từ thời Giáo hội sơ khai, nguyên lư giáo lư này cả giữa các mục tử và trong ḷng trí của mọi giáo dân đă trở nên sáng sủa và phổ biến hơn. Các tác phẩm của các Giáo phụ làm chứng cho điều đó; các Công Đồng và hành động của các Giáo hoàng Rôma tuyên bố điều đó; và cuối cùng, các phụng vụ cổ xưa, trong những sách thiêng liêng lâu đời nhất đề cập tới lễ này như một truyền thống cũng làm chứng điều đó.

17. Và ngay cả giữa hết thảy các cộng đồng Kitô hữu Đông phương từ lâu đă tách khỏi sự hiệp nhất của Giáo hội Công giáo, đă không muốn, và hiện tại cũng không muốn, mặc dù bị kích động bởi những định kiến và quan điểm sai lầm, họ vẫn chấp nhận giáo lư này và hàng năm cử hành trọng thể lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội; điều chắc chắn là họ đă nhận được giáo lư này từ thời xa xưa, trước khi họ bị tách rời sự hiệp thông.

18. V́ thế, một niềm vui cho chúng ta, đó là một thế kỷ tṛn đă trôi qua kể từ khi Đức Giáo hoàng Piô IX long trọng tuyên bố đặc ân phi thường này của Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, tóm tắt toàn bộ lập trường giáo lư và kết luận bằng những lời của ngài khẳng định giáo lư này “được xác minh trong Thánh Kinh theo chú giải của các Giáo phụ, được các vị lưu truyền trong rất nhiều tác phẩm quan trọng, được bày tỏ và tôn vinh trong rất nhiều di tích lừng lẫy thời cổ đại vang bóng, được đề xuất và được xác nhận bởi quyết định tối cao của Giáo hội” (Bull Ineffabilis Deus), ngơ hầu các mục tử và tín hữu “không có ǵ dịu dàng hơn, không ǵ thân ái hơn để tôn kính, yêu mến, cầu khẩn và ca ngợi Mẹ Thiên Chúa được thụ thai vô nhiễm nguyên tội với t́nh cảm nồng nàn. (Ibidem.)

19. Nhưng viên ngọc quư giá nhất được nạm vào triều thiên thiêng liêng của Đức Trinh Nữ một trăm năm trước, ngày nay dường như tỏa sáng rực rỡ hơn đối với tôi, bởi v́ sự quan pḥng của Thiên Chúa đă bắt đầu định phận của tôi, hướng tới Năm Thánh 1950 – tôi nhớ lại điều đó với ḷng biết ơn – để xác định Mẹ Thiên Chúa được đưa về trời cả hồn lẫn xác; và do đó để thỏa măn khao khát của các tín hữu, đây là điều đă được bày tỏ khẩn trương hơn sau khi long trọng định tín về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sau đó, như tôi đă viết trong Tông Thư Munificentissimus Deus (AAS, 42: 754) “Các tín hữu đă cảm động bởi một niềm hy vọng mănh liệt hơn rằng tín điều Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời sẽ sớm được huấn quyền tối cao của Giáo hội xác định.”

20. Do đó, dường như các tín hữu có thể hướng trí ḷng họ tới mầu nhiệm Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội với lư do lớn hơn và chính đáng hơn. V́ hai tín điều được kết nối mật thiết trong mối liên hệ khăng khít. Và bây giờ, tín điều Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời đă được công bố và xuất hiện trong ánh sáng thực sự của nó – nghĩa là như đội triều thiên và bổ sung cho đặc ân trước đó đă ban cho Người – qua đó sự khôn ngoan và hài ḥa tuyệt vời của kế hoạch Thiên Chúa xuất hiện rơ nét và đầy đủ hơn khi muốn Đức Trinh Nữ Maria Rất Diễm Phúc được thoát khỏi mọi vết nhơ nguyên tội.

21. Và v́ vậy, hai đặc ân rất phi thường này, được ban cho Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, hiện lên trong ánh sáng rất huy hoàng khi bắt đầu và khi kết thúc hành tŕnh trần thế của Người; v́ sự tôn vinh thân xác đồng trinh của Người hết sức có thể là sự bổ sung, vừa thích hợp vừa kỳ diệu, cho sự trong sạch tuyệt đối của linh hồn Người, thoát khỏi mọi vết nhơ; và như Người tham gia vào cuộc đấu tranh của Con Duy Nhất Người với con rắn địa ngục độc ác thế nào, th́ Người cũng chia sẻ trong chiến thắng vinh quang của Ngài trên tội lỗi và hậu quả đáng buồn của nó như vậy.

22. Tuy nhiên, lễ kỷ niệm bách chu niên này không chỉ để làm sống lại Đức tin Công giáo và ḷng mến yêu tha thiết đối với Mẹ Thiên Chúa trong linh hồn tất cả mọi người, mà các Kitô hữu c̣n phải hết sức làm cho đời sống ḿnh phù hợp với h́nh ảnh của Đức Trinh Nữ. Như hết mọi người mẹ cảm động sâu sắc khi nhận thấy nét mặt của con cái họ phản ánh đặc điểm riêng giống họ thế nào, th́ cũng như vậy, Người Mẹ Rất Dịu Dàng của chúng ta không mong muốn ǵ hơn, không vui sướng nào hơn khi, dưới thập giá của Con ḿnh, thấy những kẻ Người đă thay Ngài nhận làm con họa lại những đường nét và vẻ đẹp của tâm hồn Người trong suy nghĩ, lời nói và hành động.

23. Nhưng nếu ḷng sùng kính này không cốt chỉ ở lời nói, không là sự giả mạo tôn giáo hoặc t́nh cảm ủy mị và nhất thời chóng qua, mà là một điều nào đó chân thành, trung thực và hiệu quả, th́ cần thiết mỗi người chúng ta nên tùy theo hoàn cảnh sống của ḿnh, tận dụng nó để thủ đắc nhân đức. Lễ kính mầu nhiệm Đức Trinh Nữ Rất Thánh, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, trước hết, thôi thúc chúng ta giữ đời sống trong sạch và toàn vẹn bằng cách xa lánh và ghê tởm ngay cả vết nhơ tội lỗi nhỏ nhất.

24. Và dường như đối với tôi, Đức Trinh Nữ, Đấng suốt cuộc đời – cả trong niềm vui đă ảnh hưởng sâu sắc đến Người, cũng như trong nỗi đau và cay đắng tàn khốc, qua đó Người trở nên Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo – không bao giờ xa rời các giới luật và mẫu gương Con Thần Linh của Người, mà dường như Người cũng lặp lại với mỗi chúng ta những lời tại tiệc cưới Cana khi Người vừa chỉ vào Chúa Giêsu vừa nói với các gia nhân: “Ngài bảo ǵ, các anh hăy làm theo.” (Ga 2,5)

25. Tất nhiên, cùng lời khuyên này được hiểu theo nghĩa rộng hơn, Người dường như lặp lại với tất cả chúng ta ngày nay, khi rơ ràng cội rễ của mọi sự dữ gây nên nỗi bi thương cho con người, c̣n các dân tộc và các quốc gia th́ bị lầm lạc, từ đây mà nhiều người đă rời bỏ Ngài “là mạch nước trường sinh để làm những hồ nứt rạn, không giữ được nước.” (Gr 2,13) Họ đă từ bỏ Ngài là “Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.” (Ga 14,6). V́ vậy, nếu đă bị lạc hướng, th́ cần phải trở lại con đường thẳng. Nếu bóng tối lỗi lầm che mờ tâm trí, th́ cần phải xua tan nó ngay bằng ánh sáng sự thật. Nếu sự chết, sự chết đúng nghĩa, đă chộp bắt các linh hồn, th́ cần phải giữ lấy sự sống hăng hái và tràn đầy năng lượng. Tôi muốn nói cuộc sống thiên đàng là vô tận, v́ nó phát xuất từ Chúa Giêsu Kitô; nếu chúng ta trung thành và tin tưởng theo đuổi trong cuộc lưu đày trần thế này, chúng ta chắc chắn sẽ được vui hưởng nó măi măi với Ngài trong hạnh phúc của ngôi nhà vĩnh cửu. Đây là điều Giáo hội dạy chúng ta, Đức Trinh Nữ khuyến khích chúng ta, Người Mẹ Rất Dịu Dàng yêu thương chúng ta hơn bất kỳ người mẹ trần gian nào với đức bác ái chân thật.

26. Thưa Chư Huynh, như Chư Huynh đă biết, ngày nay con người rất cần những lời khích lệ và những mời gọi này để khuyên họ trở về với Chúa Kitô và thực sự siêng năng làm cho đời sống họ phù hợp với các Điều Răn, bởi nhiều kẻ đang cố gắng trừ tận gốc Đức tin Kitô giáo khỏi linh hồn họ, bằng những mưu mẹo xảo quyệt bí mật, hoặc bằng cách rao giảng công khai ngạo mạn về những sai lầm mà họ lấy làm kiêu hănh cách lố lăng, như thể chúng được coi là niềm vinh dự của thời đại tiến bộ và giác ngộ này.

27. Nhưng một khi tôn giáo thánh bị từ chối, một khi Đấng Quyền Năng ấn định điều tốt-xấu bị bỏ qua, th́ rơ ràng luật pháp và cơ quan công quyền có rất ít hoặc không có giá trị. Lại nữa, một khi hy vọng về phần thưởng vĩnh cửu bị mất qua các học thuyết ngụy biện này, con người sẽ tham lam vô độ t́m kiếm những thứ trên trái đất, thèm muốn tài sản của hàng xóm và thậm chí cướp lấy chúng bằng vũ lực mỗi khi có cơ hội. Do đó hận thù, đố kị, bất ḥa và ḱnh địch nảy sinh giữa con người; v́ thế đời sống công cộng và riêng tư bị nhiễu loạn; từ đây, nền tảng xă hội có thể vừa mới được chính quyền gắn kết và duy tŕ đang dần bị phá hoại; bởi vậy mà xảy ra biến dạng đạo đức do các buổi biểu diễn, sách báo, tạp chí đồi trụy và tội phạm hiện thời.

28. Tôi tin những người cầm quyền có thể làm được nhiều điều xử lư nguyên cớ này. Tuy nhiên, biện pháp khắc phục những sự dữ lớn như vậy phải t́m kiếm từ một nguồn cao hơn; cụ thể là, con người phải kêu đến sức mạnh lớn hơn trợ giúp, sức mạnh ấy sẽ chiếu soi ánh sáng thiên đàng vào tâm trí, sẽ chạm đến các linh hồn và canh tân chúng bằng ân sủng của Thiên Chúa, khiến chúng trở nên tốt hơn nhờ tác động của ân sủng.

29. Sau đó, có thể hy vọng đạo đức Kitô giáo sẽ lại nảy nở ở khắp nơi; các nguyên tắc đúng đắn mà xă hội phụ thuộc sẽ được hợp nhất; sự đánh giá chân thật, vô tư và hỗ tương cùng với công bằng và bác ái sẽ được thiết lập giữa các tầng lớp; cuối cùng thù hận sẽ bị dập tắt, nhưng hạt giống của nó lại sinh ra những khốn khổ mới, và lắm khi khiêu khích người ta nổi nóng đến đổ máu – tốt nhất để trấn an và giải quyết những tranh chấp giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới, th́ quyền thiêng liêng của đôi bên cần được kết hợp với sự công bằng, và thỏa thuận hợp lư cho cả hai phía phải được thực hiện phù hợp với công ích.

30. Chắc chắn những nguyên tắc Kitô giáo này, mà Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa khích lệ chúng ta tuân theo bằng nhiệt t́nh và sinh lực, chỉ có hiệu quả toàn vẹn và lâu bền khi thực sự được đưa vào thực hành. Thưa Chư Huynh, tôi mời gọi từng Chư Huynh suy xét điều này, v́ lư do chức vụ mà Chư Huynh đảm nhiệm, để khuyến khích các giáo sĩ và giáo dân được ủy thác cho Chư Huynh cử hành Năm Thánh Đức Mẹ mà tôi tuyên bố sẽ được tổ chức trên toàn thế giới từ tháng 12 sắp tới cho đến tháng 12 sang năm – một thế kỷ vừa trôi qua kể từ Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, giữa sự tán đồng của toàn dân Kitô giáo, đă ngời sáng lên như một viên ngọc mới, khi, như tôi đă nói, vị tiền nhiệm của tôi, Đức Piô IX, long trọng ra sắc lệnh và xác định Người tuyệt đối thoát khỏi mọi vết nhơ nguyên tội. Tôi tin cuộc kỷ niệm Thánh Mẫu này có thể mang lại những hoa trái rất đáng ước ao và hữu ích mà tất cả chúng ta mong muốn.

31. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho các tài liệu và làm cho kế hoạch thành công hơn, tôi mong muốn mỗi giáo phận chuẩn bị các bài giảng và thuyết tŕnh thích hợp cho mục đích này, nhờ vậy mà nguyên lư giáo lư Kitô giáo này được giải thích rơ ràng hơn; hầu đức tin của mọi người được gia tăng và ḷng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa thêm nhiệt t́nh hơn từng ngày, và từ đó mọi người có thể tự ḿnh đi theo bước chân của Mẹ trên trời một cách tự nguyện và sốt sắng.

32. Và v́ ở tất cả các thành phố, thị trấn và làng mạc, bất cứ nơi nào Kitô giáo phát triển, đều có một đền thánh, hoặc ít là một bàn thờ, ở đó đặt ảnh tượng Đức Trinh Nữ Maria để người Kitô hữu tôn kính. Thưa Chư Huynh, tôi mong các tín hữu nên quy tụ đông đảo và dâng lên Mẹ Rất Dịu Dàng không chỉ lời cầu khẩn riêng mà cả lời cầu khẩn chung hiệp ư đồng tâm.

33. C̣n những nơi, thường là ở hầu hết các giáo phận, có nhà thờ mà Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa được tôn sùng mănh liệt hơn, th́ theo xu hướng đó, vào những ngày được ấn định, các đoàn hành hương hăy quy tụ thật đông và công khai thể hiện đức tin và t́nh yêu chung của họ đối với Đức Trinh Nữ Rất Thánh. Tôi tin điều này sẽ được thực hiện một cách đặc biệt tại Grotto ở Lộ Đức, nơi rất nhiệt t́nh tôn sùng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

34. Nhưng hăy để thánh đô Rôma này là nơi tiên phong làm gương, thành này từ thời Kitô hữu sơ khai đă tôn kính Mẹ trên trời, Đấng bảo trợ thành Rôma, với ḷng mộ mến đặc biệt. Như mọi người đều biết, có rất nhiều ṭa nhà thánh thiêng ở đây, nơi đó Đức Maria được đưa ra cho dân Rôma tôn kính; nhưng chắc chắn ṭa nhà lớn nhất là Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, trong đó những bức tranh ghép thời vị tiền nhiệm của tôi, Đức Sixtus III, vẫn c̣n lấp lánh, một tượng đài Mẹ Thiên Chúa nổi bật, và tượng “Sự Cứu Độ Của Dân Rôma” (Salus Populi Romani) mỉm cười hiền lành. Đặc biệt theo đó những thiện nam tín nữ hăy lũ lượt kéo đến, và trước ảnh tượng rất thánh đó mọi người hăy cầu nguyện sốt sắng, hăy đặc biệt cầu xin cho Rôma, thành phố quan trọng của thế giới Công giáo, cũng dẫn đầu trong đức tin, trong ḷng đạo đức và tthánh thiện. Tôi nói với anh chị em, những con cái của thành Rôma, theo lời vị tiền nhiệm tôi, Đức Lêô Cả: “Cho dù cả thế giới lớn lên trong mọi nhân đức, tuy vậy, trên hết các dân tộc khác, anh chị em hăy đặc biệt vượt trội trong việc thực hành ḷng đạo đức, v́ anh chị em là những người được xây dựng trên thành tŕ đá tảng Tông đồ, anh chị em là những người được Chúa chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, cứu chuộc cùng với hết mọi người và được thánh Phêrô Tông đồ dạy dỗ hơn hết thảy mọi người.” (Bài giảng III, 14; Migne, PL, LIV, 147-148).

35. Thực vậy, có rất nhiều điều mà mọi người, trong hoàn cảnh hiện tại, nên cầu xin sự che chở, bảo trợ và thần thế cầu bầu của Đức Trinh Nữ. Trước hết, họ hăy xin, với sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa, cho cách sống của mỗi người được hàng ngày phù hợp hơn với các Điều Răn Kitô giáo, như tôi đă nói, v́ đức tin không việc làm là đức tin chết (Gc 2,20.26), và v́ không ai có thể làm bất cứ điều ǵ phù hợp cho lợi ích chung nếu người ấy trước hết không chiếu tỏa mẫu gương nhân đức trước mặt người khác.

36. Họ cũng hăy cầu xin để trưởng thành nên một người trẻ hào phóng và đầy hứa hẹn, thuần khiết và không t́ vết, và để bông hoa xinh đẹp của tuổi trẻ không bị tiêm nhiễm bầu khí độc hại của thế giới này mà lớn lên trong nết xấu; để ḷng nhiệt thành bất kham và sự sôi nổi vô chừng của họ được kiềm chế bằng sự điều độ; và để biết ghê tởm mọi điều dối trá, không hướng về những ǵ có hại và xấu xa, nhưng tự nâng ḿnh lên tới những điều đẹp đẽ, đáng yêu, thánh thiện.

37. Hợp nhất trong lời cầu nguyện, mọi người hăy khẩn nài cho những người trưởng thành và cao niên chiếu tỏa tính trung thực và can đảm Kitô giáo; cho cuộc sống gia đ́nh sáng ngời lên ḷng chung thủy bất khả xâm phạm, để nó thấm nhập vào con cái nhờ nền giáo dục đúng đắn và thánh thiện, được củng cố nhờ sự ḥa thuận chân thành và giúp đỡ lẫn nhau.

38. Cuối cùng họ hăy xin cho người già được vui mừng v́ những hoa trái của một cuộc đời hữu ích, để khi tới những bước cuối của hành tŕnh trần gian, họ không có ǵ phải sợ hăi, không có những áy náy hoặc day dứt lương tâm, không có chuyện ǵ phải xấu hổ, nhưng vững tin sẽ sớm nhận được phần thưởng do những lao nhọc trót đời.

39. Hơn nữa, họ hăy cầu khẩn Mẹ Thiên Chúa, xin cơm bánh cho người đói, và công lư cho người bị áp bức, trở về quê hương cho những người bị trục xuất và lưu đày, một mái nhà hiếu khách cho người vô gia cư, tự do cho người bị tống ngục hoặc giam giữ bất công, cho những người, sau bao nhiêu năm trôi qua v́ cuộc chiến kéo dài, vẫn âm thầm ṃn mỏi và tiều tụy trong cảnh tù đày, mong muốn trở về quê hương từ lâu; cho những người mù, về thể xác hay tâm hồn, niềm vui của ánh sáng huy hoàng. Và cho tất cả những người chia rẽ nhau bởi hận thù, đố kị và xích mích được ḥa giải qua t́nh bác ái huynh đệ và qua sự phối hợp và hiếu ḥa được xây dựng trên sự thật, công bằng và t́nh bạn hỗ tương.

40. Thưa Chư Huynh, tôi đặc biệt mong muốn qua những lời cầu nguyện sẽ được dâng lên Thiên Chúa suốt dịp mừng Năm Thánh Mẫu sắp tới, điều chúng ta xin sẽ được thực hiện – nhờ lời cầu bầu của Mẹ Đấng Cứu Chuộc, Người Mẹ Rất Dịu Dàng của chúng ta – cuối cùng, Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới được vui hưởng tự do là quyền của Giáo hội: sự tự do, như lịch sử đă dạy rơ, Giáo hội luôn sử dụng để thúc đẩy thiện ích của các dân tộc, không bao giờ gây bất lợi cho họ; luôn luôn cổ vơ sự ḥa hợp giữa các công dân, quốc gia và các dân tộc, không bao giờ xung đột.

41. Mọi người đều biết những khó khăn mà Giáo hội đang gặp phải ở nhiều nơi trên thế giới, với những ǵ dối trá, gièm pha và tước đoạt mà Giáo hội phải đấu tranh. Hết thảy đều biết rằng, ở nhiều nơi, các mục tử tâm hồn bị trục xuất một cách bất hạnh hoặc bị tống ngục mà không có lư do chính đáng, hoặc có vị bị quấy rầy đến mức không thể thực hiện nghĩa vụ của ḿnh. Cuối cùng, mọi người đều ư thức rằng ở những nơi đó, họ không được phép có trường đào tạo riêng, không thể công khai giảng dạy, bênh vực hoặc truyền bá giáo lư Kitô giáo bằng các ấn phẩm định kỳ hoặc b́nh luận, và không thể huấn luyện giới trẻ đúng theo giáo lư.

42. Do đó, trong Tông Thư này, tôi tha thiết nhắc lại những lời khích lệ tôi đă nói nhiều lần khi có dịp: và tôi tin chắc trong suốt dịp mừng Năm Thánh Mẫu này, những lời cầu nguyện nhiệt thành trên khắp thế giới lên được dâng Mẹ Thiên Chúa đầy quyền năng cũng là Mẹ Dịu Dàng của chúng ta; và trong những lời nguyện đó, những thỉnh cầu đặc biệt được đáp ứng nhờ sự bảo trợ hiệu quả và luôn hiện diện của Người; tôi cũng tin các quyền thiêng liêng phù hợp với Giáo hội, và việc thực thi các yêu cầu tự do dân sự và con người, có thể được mọi người thừa nhận công khai và chân thành, và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến lợi ích chung rất lớn và gia tăng ḥa hợp cộng đồng.

43. Trước hết, phát xuất từ đức bác ái nồng nàn, tôi muốn gửi lời khuyên đến những người, bị buộc phải im lặng và bị sập trong nhiều kiểu cạm bẫy xảo quyệt, với niềm cảm thông hăy nh́n vào những người đau thương và cùng quẫn trong cộng đồng Kitô giáo của họ bị bỏ mặc không một người giúp đỡ. Hăy để những người này, những người anh em thân yêu của chúng ta, cũng liên kết với chúng ta và tất cả các Kitô hữu khác cầu khẩn trước Cha giàu ḷng từ bi và là Thiên Chúa của mọi niềm an ủi (xem 2 Cor 1,3), nài xin sự bảo trợ rất mạnh thế của Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ của chúng ta, họ hăy kêu cầu sự trợ giúp trên trời của Người và ơn an ủi của Thiên Chúa. Kiên tŕ trong đức tin cổ xưa với ḷng can đảm không chịu khuất phục, họ hăy lấy lời của Tiến Sĩ Mật làm phương châm cho ḷng can trường Kitô giáo trong thời gian thử thách này: “Nếu cần, chúng ta sẽ đứng lên và chiến đấu đến chết cho Mẹ của chúng ta (Giáo hội) bằng những khí giới hợp pháp: không phải bằng gươm giáo và khiên thuẫn, mà bằng lời cầu nguyện và than thở với Thiên Chúa (thánh Bernard, Epicle 221. 3: Migne PL 182. 36, 387).

44. Hơn nữa, tôi cũng kêu gọi những người bị tách khỏi chúng ta bởi cuộc ly giáo xa xưa, những người dù sao tôi vẫn yêu thương với t́nh cha mà hiệp nhất dâng những lời cầu nguyện và khẩn xin chung này, và biết rơ họ tôn kính Mẹ Chúa Giêsu Kitô và mừng ơn Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là quan trọng chừng nào. Xin Đức Trinh Nữ Maria nh́n xuống tất cả những người tự hào xưng ḿnh là Kitô hữu, và những người, đang được hiệp nhất ít là bằng mối liên kết đức ái, khiêm tốn ngước mắt, nâng ḷng trí và những lời cầu nguyện của họ lên, cầu khẩn ánh sáng thiên đàng soi tâm trí, và nài xin sự hiệp nhất mà cuối cùng có thể là một đoàn chiên và một mục tử (xem Ga 10,16).

45. Cũng nên thêm các việc sám hối đạo đức vào những lời cầu nguyện đồng tâm này. V́ hiệu quả ḷng sùng kính đối với cầu nguyện là: “Linh hồn được vững vàng, được chuẩn bị cho những hành động nhiệt t́nh và đi lên tới lănh giới của Thiên Chúa. Hiệu quả của việc đền tội là tự chủ, đặc biệt nơi thân xác chúng ta v́ tội nguyên tổ, nhất là đối với sự nổi loạn chống lại lư trí và luật Phúc Âm. Rơ ràng hai đức tính này liên hệ mật thiết với nhau, tương trợ nhau và kết hợp để lôi kéo con người, kẻ được sinh ra cho Thiên đàng, khỏi những điều chóng qua và mang nó đến gần Thiên Chúa “(Lêô XIII, encyc. Octobri mense, ngày 22 tháng 9 năm 1891; Acta Leonis XIII, XI, trang 312).

46. Tuy nhiên, v́ nền ḥa b́nh vững chắc, chân thành và yên ổn chưa xuất hiện trong tâm hồn và giữa các dân tộc, chúng ta hết thảy hăy cố gắng bằng lời cầu nguyện sốt sắng để có được và củng cố nó một cách đầy đủ và hiệu quả, ngơ hầu, như Đức Trinh Nữ Rất Thánh đă sinh ra Hoàng Tử Ḥa B́nh thế nào, th́ Người cũng có thể, bằng sự che chở và bảo trợ, đoàn kết những con người trong thỏa thuận thân thiện. V́ sau đó họ chỉ tận hưởng mọi sự thịnh vượng ḥa b́nh được ban cho trong suốt cuộc đời trần thế này – khi họ không bị chia rẽ bởi những cuộc ganh đua, không bị giằng xé bởi những bất đồng, không bị ép buộc vào các phe đối kháng bởi những đe dọa và mưu mô; nhưng là khi, chung tay trong t́nh cảm thân thiện, họ trao nhau cái hôn ḥa b́nh, sự ḥa b́nh đó là “sự tự do yên tĩnh” (Cic, Phil. II. 44), được hướng dẫn bởi công lư và được nuôi dưỡng bởi bác ái, đoàn kết trong một gia đ́nh ḥa thuận các tầng lớp công dân, quốc gia và dân tộc.

47. Xin Chúa Cứu Chuộc, rủ ḷng thương v́ sự ưu ái và lời cầu bầu của Mẹ Rất Nhân Từ Ngài, ban kết quả lớn lao và mỹ măn nhất cho những khao khát rất nồng nhiệt của tôi, mà chắc chắn sẽ phù hợp với những mong mỏi, không chỉ của con cái tôi, mà c̣n của tất cả những người hết ḷng quan tâm đến văn hóa Kitô giáo và sự tiến bộ của đời sống dân sự.

48. Ước chi Phép Lành Ṭa Thánh tôi ban cho tất cả Chư Huynh với ḷng ưu ái, cũng như cho các giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh, như bảo chứng các ân huệ trên trời và là biểu hiện tấm ḷng hiền phụ.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 8 tháng 9 năm 1953, lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, năm thứ mười lăm triều đại Giáo hoàng của tôi.

Đức Giáo Hoàng Piô XII

(12/3/1939 – 9/10/1958)

 

Thông Điệp

Deiparae Virginis Mariae

Về Khả Năng Xác Định

Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời

Thành Tín Điều

Của Đức Giáo Hoàng Piô XII.

Ban hành 1/5/1946

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục và Các Đấng Bản Quyền Khác Trong B́nh An và Hiệp Thông Với Ṭa Thánh.

1. Người Kitô hữu chưa bao giờ ngừng cầu khẩn và trải nghiệm sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria, và do đó, trong mọi lúc, họ ngày càng gia tăng ḷng sùng kính Người.

2. Và như thế, v́ t́nh yêu khi nó là thật và được cảm nhận sâu sắc xu hướng bản chất của nó tự thể hiện qua những biểu tỏ luôn đổi mới, các tín hữu đă ganh đua nhau trong suốt nhiều thế kỷ để bày tỏ ḷng tôn kính Nữ Vương Thiên Đàng. Theo tôi, đây là lư do v́ sao, trong thời gian dài vừa qua, rất nhiều thỉnh cầu (những thỉnh cầu nhận từ năm 1849 đến 1940 đă được gom thành hai tập, kèm theo những b́nh luận phù hợp, đă được in gần đây), từ các hồng y, thượng phụ, tổng giám mục, giám mục, linh mục, tu sĩ nam-nữ, hội đoàn, trường đại học và vô số cá nhân đă đến Ṭa Thánh, tất cả đều xin xác định và tuyên bố Đức Trinh Nữ Hồn Xác Lên Trời là tín điều. Và chắc chắn ai cũng biết thực tế là điều này đă được gần hai trăm Nghị phụ trong Công Đồng Vatican nhiệt t́nh đề nghị.

3. Nhưng tôi, người chịu trách nhiệm bảo vệ và phát triển Vương quốc Chúa Kitô, đồng thời phải liên tục chăm sóc và cảnh giác để tránh xa mọi thứ bất lợi cho Vương Quốc này, và hỗ trợ bất cứ điều ǵ có thể thúc đẩy nó. Do đó, từ khi bắt đầu triều đại Giáo hoàng, tôi đă phải xem xét rất kỹ lưỡng liệu có hợp pháp, thuận tiện và hữu ích để hỗ trợ bằng thẩm quyền của tôi đối với các thỉnh cầu nêu trên hay không. Tôi đă không thờ ơ và hiện tại không chểnh mảng dâng những lời cầu nguyện kiên tŕ lên Thiên Chúa để Ngài tỏ rơ ư muốn nhân hậu đáng tôn thờ của Ngài trong trường hợp này.

4. Thưa Chư Huynh, để tôi có thể nhận được ơn soi sáng từ trời trước sự ganh đua tốt lành của Chư Huynh, xin hăy hợp nhất cầu khẩn với tôi. Nhưng, với tư cách người cha đang khuyên làm điều này, vậy hăy theo gương các vị tiền nhiệm tôi, đặc biệt là Đức Piô IX khi sắp xác định tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi tha thiết xin Chư Huynh cho tôi biết về ḷng sùng mộ của các giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh (lưu ư đến đức tin và ḷng đạo đức của họ) đối với việc Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời. Đặc biệt hơn nữa, tôi muốn biết Chư Huynh, với sự hiểu biết và thận trọng cân nhắc của Chư Huynh, việc Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Hồn Xác Lên Trời có thể được đề xuất và xác định thành tín điều hay không, và ngoài ra, mong muốn của riêng Chư Huynh, các giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh về điều này thế nào.

5. Tôi rất biết ơn về hồi đáp kịp thời của Chư Huynh. Tôi cầu xin ơn dồi dào của Thiên Chúa và sự phù trợ của Đức Trinh Nữ trên trời cho Chư Huynh cùng giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh. Tôi ưu ái ban phép lành ṭa thánh như một biểu hiện t́nh cha của tôi với Chư Huynh và đoàn chiên được trao phó cho Chư Huynh chăm sóc.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 1 tháng 5 năm 1946, năm thứ tám triều đại giáo hoàng của tôi.

 

* Theo thỉnh cầu trên toàn thế giới, Đức Giáo hoàng Piô XII đă gửi thư này in forma del tutto reservata (dưới h́nh thức thư kín), trước ngày 1 tháng 5 năm 1946, cho tất cả các giám mục trên thế giới để hỏi giáo sĩ và giáo dân của các vị nghĩ ǵ về vấn đề Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và chính các vị cân nhắc “khôn ngoan và thận trọng” xem liệu có nên xác định thành tín điều không. Tài liệu gốc được in trong Il Monitore Ecclesiastico (fasc. 7-12, 1946; trang 97-98) là một bức thư nhưng đă được xuất bản trong Acta Apostolicae Sedis vào năm 1950 dưới dạng một thông điệp.

 

 

 

 

 

 

Tông Hiến

Munificetissimus Deus

Công Bố Tín Điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Của Đức Giáo Hoàng Piô XII

Ban hành 1/11/1950

Chuyển ngữ Igna.M

 

 

1. Thiên Chúa vô cùng quảng đại, là Đấng toàn năng, kế hoạch quan pḥng của Người dựa trên sự khôn ngoan và t́nh yêu, xoa dịu, với mục đích kín nhiệm trong tâm trí Ngài, nỗi buồn của các dân tộc và của từng người bằng niềm vui mà Người can thiệp vào cuộc sống họ theo thời gian, trong cách mà, ở những hoàn cảnh khác nhau và theo những cách khác nhau, mọi sự có thể kết hợp với nhau để sinh ích cho những ai yêu mến Người. (1)

2. Giờ đây, cũng giống như thời nay, triều đại giáo hoàng của tôi bị đè nặng bởi rất nhiều mối quan tâm, lo lắng và phiền nhiễu, bởi những tai họa rất nghiêm trọng đă xảy ra và bởi thực tế là nhiều người đă đi lạc khỏi chân lư và nhân đức. Tuy nhiên, tôi được an ủi rất nhiều khi thấy rằng, đương lúc đức tin Công giáo đang được tuyên xưng một cách công khai và mạnh mẽ, th́ ḷng sùng kính Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa nở rộ và mỗi ngày một nhiệt thành hơn, và hầu như ở khắp nơi trên trái đất, nó đang cho thấy những dấu hiệu một cuộc sống tốt đẹp và thánh thiện hơn. V́ vậy, trong khi Đức Trinh Nữ Maria đang rất tŕu mến chu toàn bổn phận làm mẹ nhân danh những người được bửu huyết Chúa Kitô cứu chuộc, th́ tâm trí những con cái Người được khơi dậy mạnh mẽ để chuyên cần suy tư hơn về các đặc ân của Người.

3. Thật vậy, Thiên Chúa, Đấng từ muôn thuở luôn dành cho Đức Maria một t́nh cảm ưu ái nhất, “khi thời gian tới hồi viên măn” (2) đă đưa kế hoạch quan pḥng của Người vào hiện thực để tất cả những đặc ân và đặc quyền Người đă ban cho Đức Maria trong sự quảng đại vô hạn của Người tỏa sáng một kiểu hài ḥa hoàn hảo nơi Đức Maria. Và, mặc dù Giáo Hội luôn công nhận ḷng quảng đại cao cả này và sự ḥa hợp hoàn hảo của các ân sủng và ngày càng nghiên cứu chúng trong suốt nhiều thế kỷ, nhưng ở thời đại chúng ta, đặc ân hồn xác lên trời của Đức Maria, Trinh Mẫu Thiên Chúa, chắc chắn đă chiếu sáng rực rỡ hơn.

4. Đặc ân đó đă tỏa ra một ánh hào quang mới kể từ khi vị tiền nhiệm kư ức bất tử của tôi, Đức Piô IX, đă long trọng công bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Thiên Chúa. Hai đặc ân này được kết nối với nhau rất chặt chẽ. Chúa Kitô đă chiến thắng tội lỗi và sự chết bằng chính cái chết của Người, và kẻ nhờ Bí tích Rửa tội mà được tái sinh cách siêu nhiên cũng chiến thắng tội lỗi và sự chết nhờ cùng một Chúa Kitô. Tuy nhiên, theo quy luật chung, Thiên Chúa vào ngày tận cùng thời gian mới ban ảnh hưởng hoàn toàn của chiến thắng trên sự chết cho người công chính. Và do đó, ngay cả thân xác những người công chính cũng bị hư nát sau khi chết, và chỉ tới ngày sau hết, mỗi thân xác mới được kết hợp lại với linh hồn vinh quang của riêng nó.

5. Giờ đây Thiên Chúa muốn rằng Đức Trinh Nữ Maria phải được miễn trừ khỏi quy tắc chung này. Bằng một đặc ân độc nhất, Đức Maria đă hoàn toàn chiến thắng tội lỗi nhờ ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, và kết quả là Đức Maria không phải tuân theo luật hư nát trong mồ, và Người không phải đợi cho đến cuối thời gian mới được cứu chuộc thân thể.

6. V́ vậy, khi được long trọng tuyên bố rằng Đức Maria, Trinh Mẫu Thiên Chúa, ngay từ đầu đă thoát khỏi vết nhơ nguyên tội, th́ tâm trí các tín hữu tràn đầy một niềm hy vọng mănh liệt hơn rằng có thể sẽ sớm đến ngày tín điều Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời cũng sẽ được huấn quyền tối cao của Giáo Hội xác định.

7. Thực tế thấy rằng không chỉ cá nhân người Công giáo, mà cả những người phát ngôn cho các quốc gia hoặc các giáo tỉnh, và thậm chí một số đáng kể các Nghị Phụ của Công Đồng Vatican, đă khẩn thiết thỉnh cầu Ṭa thánh về hiệu quả này.

8. Trong suốt tiến tŕnh thời gian những quan điểm và kiến nghị đó không giảm đi mà c̣n tăng lên liên tục về số lượng và mức độ khẩn thiết. V́ lư do này đă có những cuộc vận động cầu nguyện. Nhiều nhà thần học lỗi lạc đă hăng hái và nhiệt thành thực hiện các cuộc điều tra về chủ đề này hoặc riêng tư hoặc chung trong các tổ chức Giáo Hội và trong các trường học khác, nơi giảng dạy các môn học thánh. Các Đại Hội về Đức Mẹ, cả quy mô quốc gia và quốc tế, đă được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới Công giáo. Những nghiên cứu và điều tra này đă làm sáng tỏ hơn sự thật rằng tín điều Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời được chứa đựng trong kho tàng đức tin Kitô giáo được giao phó cho Giáo Hội. Kết quả là có thêm nhiều thỉnh cầu, nài xin và thúc giục Ṭa Thánh long trọng xác định chân lư này.

9. Trong nỗ lực đạo đức này, các tín hữu đă được liên kết một cách tuyệt vời với các giám mục thánh thiện của họ, là những vị, thực sự đáng chú ư về số lượng, đă gửi kiến nghị về điều này đến Ṭa Thánh Phêrô. Do đó, khi tôi được nâng lên ṭa giáo hoàng, những kiến nghị này đă được nói tới bởi hàng ngh́n người từ mọi nơi trên thế giới và mọi tầng lớp dân chúng, từ những người con yêu quư Hồng Y Đoàn của tôi, từ những chư huynh tổng giám mục và giám mục, từ các giáo phận và giáo xứ.

10. Do đó, trong khi tôi dâng những lời cầu nguyện tha thiết lên Thiên Chúa để Người ban ánh sáng Chúa Thánh Thần cho tâm trí tôi, hầu giúp tôi đưa ra quyết định về chủ đề rất hệ trọng này, tôi đă ban hành những mệnh lệnh đặc biệt, trong đó tôi truyền rằng: bằng nỗ lực liên hiệp, những điều tra xa hơn về vấn đề này nên được bắt đầu và, trong khi chờ đợi, tất cả những kiến nghị về việc Đức Maria Hồn Xác Lên Trời đă được gửi đến Ṭa Thánh này từ thời Đức Piô IX, vị tiền nhiệm kư ức hạnh phúc của tôi, cho tới triều đại của tôi nên được tập hợp lại và đánh giá cẩn thận. (3)

11. Và, v́ tôi đang gặp phải vấn đề thời điểm trọng đại như vậy, tôi coi đây là cơ hội để trực tiếp và lấy quyền mà xin tất cả Chư Huynh trong Giám mục đoàn rằng mỗi vị nên cho tôi biết quan điểm chính thức của ḿnh. Do đó, vào ngày 1 tháng 5 năm 1946, tôi đă trao cho các vị ấy thông điệp "Deiparae Virginis Mariae," trong đó có những lời này: "Thưa Chư Huynh, bằng sự khôn ngoan và thận trọng nổi bật của ḿnh, Chư Huynh hăy xét coi việc Đức Trinh Nữ Hồn Xác Lên Trời có thể được đề xuất và xác định thành một tín điều không? Chư Huynh, cùng với các giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh, có mong muốn điều đó không?"

12. Những vị mà "Thánh Thần đă đặt làm Giám mục coi sóc Hội Thánh của Thiên Chúa" (4) đă đưa ra một câu trả lời khẳng định gần như đồng ḷng cho cả hai câu hỏi trên. "Sự tán thành hết sức này của các giám chức Công giáo và các tín hữu", (5) khẳng định việc Mẹ Thiên Chúa Hồn Xác Lên Trời có thể được xác định thành tín điều, bởi v́ nó cho thấy giáo huấn phù hợp của huấn quyền thông thường của Giáo Hội và đức tin phù hợp của dân Kitô giáo đều cùng là quyền giáo huấn duy tŕ và hướng dẫn, do đó tự nó theo cách hoàn toàn chắc chắn và không thể sai lầm, biểu lộ đặc ân này như một lẽ thật được Thiên Chúa mạc khải và chứa đựng trong kho tàng của Thiên Chúa mà Chúa Kitô đă giao cho Hiền Thê của Người. (6) Chắc chắn thẩm quyền giảng dạy này của Giáo Hội, không phải do nỗ lực của bất kỳ con người nào mà là dưới sự bảo trợ của Thần Chân Lư, (7) và do đó tuyệt đối không sai lầm, thực hiện sứ mệnh được giao phó cho Giáo Hội, đó là bảo tồn các chân lư mạc khải được tinh tuyền và trọn vẹn qua mọi thời đại, theo cách Giáo Hội tŕnh bày chúng không chút bợn nhơ, không thêm thắt ǵ và không cắt xén ǵ. V́, như Công Đồng Vatican dạy: "Chúa Thánh Thần được hứa ban cho các đấng kế vị thánh Phêrô như thể, nhờ sự mạc khải của Người, không phải để các đấng biểu tỏ giáo lư mới, nhưng để nhờ sự trợ giúp của Người, các đấng có thể bảo vệ như điều thánh thiêng và có thể trung thành đề ra mạc khải đă được truyền tải qua các tông đồ, hoặc kho tàng đức tin.” (8) Như vậy, từ sự thống nhất chung của huấn quyền thông thường của Giáo Hội, tôi có một bằng chứng vững chắc, chứng tỏ rằng việc Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời - điều mà chắc chắn không khả năng trí tuệ con người nào có thể biết được bằng sức tự nhiên, theo như tất cả vinh quang trên trời của thân thể trinh khiết Mẹ Thiên Chúa được đề cập đến - là một chân lư đă được Thiên Chúa mạc khải và do đó là điều toàn thể con cái Giáo Hội phải tin vững vàng. Bởi v́, như Công đồng Vatican khẳng định: "Tất cả những điều đó phải được tin bằng đức tin Công giáo linh thánh được chứa đựng trong Lời Chúa hoặc trong Thánh Truyền, và được Giáo Hội đưa ra, hoặc trong sự phán quyết long trọng hoặc nhiệm vụ giáo huấn chung và thông thường, như những chân lư được Thiên Chúa mạc khải phải tin." (9)

13. Nhiều chứng từ, chỉ dẫn và dấu hiệu về niềm tin chung này của Giáo Hội hiển nhiên từ thời xa xưa cho đến suốt nhiều thế kỷ qua; và cùng niềm tin tưởng như thế trở nên rơ ràng hơn từ ngày này sang ngày khác.

14. Các Kitô hữu, qua sự giảng dạy và lănh đạo của các mục tử, đă học được từ các sách thánh rằng Đức Trinh Nữ Maria, trong suốt cuộc lữ hành trần thế, đă sống một cuộc đời đầy khó khăn bởi những lo toan, gian khổ và buồn phiền, và hơn thế nữa, điều mà cụ già thánh thiện Simeon báo trước đă thực sự ứng nghiệm, đó là, một thanh gươm cực kỳ sắc bén đă đâm vào trái tim Đức Trinh Nữ khi Người đứng dưới thập giá Con ḿnh, Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Cũng như vậy, không khó để họ thừa nhận rằng Mẹ Thiên Chúa, giống như Con một của Mẹ, đă thực sự rời khỏi cuộc sống này. Nhưng điều này không cách nào ngăn cản họ tin tưởng và công khai tuyên bố thân thể thánh khiết của Đức Maria không bao giờ là đối tượng của sự hư nát trong mồ, và rằng nhà tạm uy nghiêm của Ngôi Lời không bao giờ bị biến thành tro bụi. Thực ra, được ân sủng soi sáng và xúc động bởi t́nh cảm dành cho Người, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ rất yêu dấu của chúng ta, họ đă được chiêm ngưỡng trong một ánh sáng ngày càng rơ ràng hơn về sự hài ḥa và trật tự tuyệt vời của những đặc ân mà Thiên Chúa quan pḥng đă rộng ban cho người cộng sự thâm t́nh này của Đấng Cứu Chuộc chúng ta, những đặc ân đạt đến mức cao cả đến nỗi, ngoại trừ Người, không có ǵ do Thiên Chúa tạo dựng ngoài nhân tính của Chúa Giêsu Kitô từng đạt đến cấp độ này.

15. Vô số đền thờ được dâng hiến cho Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời chứng thực rơ ràng niềm tin này. Các ảnh thánh cũng vậy, trong đó đă bộc lộ ḷng sùng kính của các tín hữu, đều là những h́nh ảnh nói lên chiến thắng độc đáo này của Đức Trinh Nữ trước mắt mọi người. Hơn nữa, các thành phố, giáo phận và các vùng riêng lẻ đă được đặt dưới sự bảo trợ và chăm sóc đặc biệt của Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa Hồn Xác Lên Trời. Tương tự như vậy, các học viện tôn giáo, với sự chấp thuận của Giáo Hội, được thành lập và lấy tên theo đặc ân này. Tôi cũng không thể im lặng bỏ qua sự kiện Kinh Mân Côi của Đức Maria, việc đọc Kinh Mân Côi mà Ṭa Thánh rất khẩn thiết đề nghị, có một mầu nhiệm được đưa ra cho suy niệm đạo đức, như mọi người đều biết, liên quan đến việc Đức Trinh Nữ Hồn Xác Lên Trời.

16. Niềm tin này của các mục tử thánh thiện và các Kitô hữu được biểu lộ một cách huy hoàng hơn nữa bởi thực tế là, từ thời xa xưa, cả phương Đông và phương Tây đều có Kinh Thần Vụ lễ trọng tưởng nhớ đặc ân này. Như mọi người đều biết, các thánh Giáo phụ và Tiến sĩ Hội Thánh đă không bao giờ quên rút ra sự soi sáng từ thực tế này nơi phụng vụ thánh, "bởi v́ đó là sự tuyên xưng, là đối tượng cho thẩm quyền giảng dạy tối cao trong Giáo Hội, về các chân lư trên trời, có thể đưa ra những bằng cớ và chứng từ có giá trị không nhỏ đối với việc quyết định một quan điểm cụ thể về giáo lư Kitô giáo." (10)

17. Trong các sách phụng vụ đề cập đến lễ Đức Mẹ Ngủ hoặc lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, có những cách diễn đạt tán thành chứng từ rằng, khi Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa chuyển từ cuộc lưu đày trần gian này lên trời, điều đă xảy ra với thân thể thánh thiện của Người, theo sắc lệnh của Chúa Quan Pḥng, phù hợp với phẩm giá của Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, và với những đặc ân khác mà Mẹ đă được ban cho. V́ vậy, để trích dẫn một ví dụ thời danh, điều này được nêu ra trong sách Bí Tích Chỉ Nam mà Đức Adrian I, vị tiền nhiệm kư ức bất tử của tôi, đă gửi cho Hoàng đế Charlemagne. Những lời sau đây được t́m thấy trong tập sách này: "Lạy Chúa, ngày lễ hôm nay đáng kính đối với chúng con, v́ Thánh Mẫu Thiên Chúa đă phải chịu cái chết tạm thời, nhưng vẫn không thể bị ḱm hăm bởi những ràng buộc của sự chết, Người đă sinh ra Con Chúa, Chúa chúng con nhập thể từ Người." (11)

18. Điều đă chỉ ra ở đây trong nét đặc trưng trang nhă của phụng vụ Rôma được tŕnh bày rơ ràng và đầy đủ hơn trong các sách phụng vụ cổ đại khác. Lấy một ví dụ, Sách Các Bí Tích Gallican chỉ rơ đặc ân này của Đức Maria là "một mầu nhiệm khôn tả, đáng được ca ngợi hơn cả v́ Đức Trinh Nữ Hồn Xác Lên Trời là điều ǵ đó độc nhất vô nhị đối với loài người." C̣n trong phụng vụ Byzantine, không những Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời được kết nối không biết bao lần với phẩm giá của Mẹ Thiên Chúa, mà c̣n với các đặc ân khác, và đặc biệt với chức vị trinh mẫu được ban cho Người bởi một sắc lệnh duy nhất của Thiên Chúa Quan Pḥng. "Thiên Chúa, Vua vũ trụ, đă ban cho Mẹ những ân huệ vượt quá tự nhiên. Như Người đă giữ ǵn Mẹ vẫn đồng trinh khi sinh con, th́ cũng vậy Người đă giữ thân xác Mẹ không bị hư hoại trong mộ và tôn vinh thân xác ấy bằng hành động thần linh của ḿnh là chuyển thân xác ấy ra khỏi mộ." (12)

19. Việc Ṭa Thánh, thừa hưởng chức năng được ủy thác cho vị Thủ Lănh Các Tông đồ, chức năng làm cho anh em vững mạnh đức tin, (13) bằng thẩm quyền riêng, đă làm cho việc cử hành ngày lễ này trở nên long trọng hơn bao giờ hết, đă kích thích rất hiệu quả sự chăm chú của các tín hữu để luôn đánh giá đầy đủ hơn về tầm quan trọng của mầu nhiệm mà lễ này kính nhớ. V́ vậy, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được nâng từ bậc lễ lúc đầu trong số các lễ kính Đức Maria tới chỗ được xếp vào hàng các cử hành trọng thể hơn trong toàn bộ chu kỳ phụng vụ. Và, khi vị tiền nhiệm của tôi, thánh Sergius I đă quy định đọc Kinh Cầu, hoặc tổ chức cuộc rước vào bốn lễ kính Đức Maria, ngài chỉ rơ các lễ: Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, Lễ Truyền Tin, Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thờ và Lễ Đức Bà Ngủ. (14) Một lần nữa, thánh Lêô IV thấy rằng lễ, vốn đă được cử hành dưới danh hiệu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nên được cử hành cách trọng thể hơn nữa khi ngài truyền cử hành lễ vọng vào trước ngày lễ chính và các lời nguyện được quy định phải được đọc suốt tuần bát nhật sau đó. Khi việc này được thực hiện xong, ngài quyết định đích thân cử hành giữa đông đảo các tín hữu. (15) Hơn nữa, việc giữ chay thánh trước ngày lễ cũng được ra lệnh từ thời xa xưa và được thực hiện rất rơ ràng bởi điều vị tiền nhiệm của tôi, thánh Nicholas I, nói rơ khi đề cập tới những ngày giữ chay chính mà "Hội Thánh Rôma đă giữ trong một thời gian dài, và vẫn c̣n duy tŕ." (16)

20. Tuy nhiên, v́ phụng vụ của Giáo Hội không tạo ra đức tin Công giáo, mà là phát xuất từ đức tin Công giáo, như thể các thực hành việc phượng tự thánh bắt nguồn từ đức tin giống như hoa trái từ cây mà ra, theo đó các thánh Giáo Phụ và đại Tiến Sĩ, trong bài giảng lễ của các vị vào ngày lễ này, đă không rút ra giáo huấn từ ngày lễ như từ một nguồn chính yếu, nhưng các vị nói về giáo lư này như một điều ǵ đó đă được các Kitô hữu biết đến và đón nhận. Các vị chỉ tŕnh bày rơ ràng hơn thôi. Các vị đưa ra những lời giải thích sâu sắc hơn về ư nghĩa và bản chất của nó, làm sáng tỏ hơn sự thật mà ngày lễ này cho thấy, không những thân xác của Đức Trinh Nữ Maria không bị hư hoại, mà Người c̣n chiến thắng từ cơi chết, vinh hiển trên trời theo gương Con Một Người, Chúa Giêsu Kitô - những chân lư mà các sách phụng vụ thường xuyên nhắc đến một cách súc tích và ngắn gọn.

21. V́ vậy, thánh John Damascene, một người loan báo xuất sắc về chân lư truyền thống này, đă lên tiếng với tài hùng biện vững chắc khi so sánh việc Mẹ Thiên Chúa Hồn Xác Lên Trời với những đặc quyền và đặc ân khác của Mẹ. "Thật phù hợp khi Đấng đă giữ ǵn Mẹ đồng trinh nguyên vẹn khi sinh con, th́ cũng phải giữ cho thân thể Mẹ khỏi bị hư hoại ngay cả sau khi chết. Thật phù hợp khi Mẹ đă cưu mang Đấng Tạo Hóa như trẻ thơ c̣n bế ngửa, th́ Mẹ cũng phải được ở trong các nhà tạm của Thiên Chúa. Thật phù hợp khi Hiền Thê mà Chúa Cha đă rước về cho ḿnh, th́ Mẹ cũng phải được sống trong các cung điện của Thiên Chúa. Thật phù hợp khi Mẹ thấy Con Mẹ trên thánh giá và bởi đó phải chịu trong ḷng lưỡi gươm đau khổ mà Mẹ được thoát khỏi khi sinh ra Người, th́ Mẹ cũng phải được như Người khi Người lên ngự ṭa với Chúa Cha. Thật phù hợp Mẹ Thiên Chúa phải được sở hữu những điều thuộc về Con của Mẹ, và Mẹ phải được mọi thụ tạo tôn kính như Người Mẹ và như tớ nữ của Thiên Chúa." (17)

22. Những lời này của thánh John Damascene hoàn toàn phù hợp với những lời khác đă dạy với cùng chủ đề. Những tŕnh bày không kém phần rơ ràng và chính xác được t́m thấy trong các bài giảng của các Giáo Phụ thời trước đó hoặc cùng thời kỳ, đặc biệt là vào dịp lễ này. Và v́ vậy, để trích dẫn một số ví dụ khác, thánh Germanus thành Constantinople coi sự kiện thân xác Đức Maria, Trinh Mẫu Thiên Chúa, không bị hư hoại và đă được đưa lên trời để ǵn giữ, không chỉ do t́nh mẫu tử thiêng liêng, mà c̣n do sự thánh thiện đặc biệt của thân thể trinh nguyên Mẹ. "Mẹ là Đấng, như được viết, dung mạo thanh tú, và thân xác tinh tuyền của Mẹ toàn thánh, toàn trinh, là nơi dành riêng cho Thiên Chúa ngự, đến nỗi v́ vậy mà thân xác ấy hoàn toàn được miễn khỏi phân hủy thành cát bụi. Mặc dù vẫn là con người, thân xác ấy được chuyển sang sự sống thiên đàng bất hoại, sống thực sự và vinh quang, nguyên vẹn và được chia sẻ sự sống hoàn hảo." (18) Và một tác giả rất cổ xưa khác khẳng định: "Khi Mẹ rất vinh hiển của Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ, Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống và sự bất tử, được Người ban tặng sự sống, th́ Đức Maria đă nhận được một thân thể bất diệt vĩnh viễn cùng với Người, Đấng đă nâng Đức Maria dậy từ ngôi mộ và đă đưa lên với Người theo cách chỉ có Người biết." (19)

23. Khi phụng vụ lễ này được cử hành ngày càng rộng răi với ḷng sùng kính và đạo đức ngày càng gia tăng, th́ ngày càng thêm số lớn các Giám mục và nhà giảng thuyết của Giáo Hội coi nhiệm vụ của các vị là công khai và mạch lạc giải thích mầu nhiệm mà lễ tưởng niệm, và cắt nghĩa cách thức mầu nhiệm này được kết nối mật thiết với các chân lư mạc khải khác.

24. Trong số các nhà thần học kinh viện, không thiếu những vị, muốn t́m hiểu sâu hơn các chân lư được Thiên Chúa mạc khải và mong tŕnh bày sự ḥa hợp tồn tại giữa điều được gọi là minh chứng thần học và đức tin Công giáo, luôn coi điều đáng được ghi nhận đó là đặc ân Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời phù hợp tuyệt vời với những chân lư thánh được ban cho chúng ta trong Thánh Kinh.

25. Khi tiếp tục giải thích điểm này, các vị đưa ra nhiều bằng chứng khác nhau để làm sáng tỏ đặc ân này của Đức Maria. Như yếu tố đầu tiên của những minh chứng này, các vị nhấn mạnh vào sự thật rằng, từ t́nh yêu thương hiếu thảo đối với Mẹ của ḿnh, Chúa Giêsu Kitô muốn Mẹ được rước lên thiên đàng. Các vị đặt sức mạnh các bằng chứng của ḿnh dựa trên phẩm giá khôn sánh của chức vị Mẹ Thiên Chúa và của tất cả những đặc ân kèm theo từ đó. Những điều này bao gồm sự thánh thiện cao cả của Mẹ, hoàn toàn vượt qua sự thánh thiện của mọi người và của các Thiên Thần, sự kết hợp mật thiết với Con Mẹ, và t́nh cảm ưu ái mà Chúa Con dành cho Mẹ rất xứng đáng của Người.

26. Thường có những nhà thần học và nhà thuyết giáo, những người theo bước chân các Giáo phụ, (20) họ khá uyển chuyển trong việc dùng các sự kiện và cách diễn đạt lấy từ Kinh Thánh để giải thích niềm tin của họ vào việc Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. V́ vậy, chỉ đề cập đến một vài đoạn văn thường được trích dẫn theo kiểu này, một số vị đă mượn lời của tác giả Thánh Vịnh: "Lạy Chúa, xin đứng dậy, để cùng với ḥm bia oai linh Chúa ngự về chốn nghỉ ngơi." (21) ; và coi Ḥm Giao ước, được đóng bằng gỗ không thể mục và được đặt trong đền thờ Chúa, như một kiểu thân thể rất thuần khiết của Đức Trinh Nữ Maria, được bảo quản và miễn trừ mọi sự hư nát trong mộ và được nâng lên đến vinh quang thiên đàng như vậy. Đề cập tới chủ đề này, họ cũng mô tả Đức Maria là Hoàng Hậu hân hoan bước vào hoàng cung thiên đàng và sánh vai bên hữu Chúa Cứu Chuộc. (22) Tương tự như vậy, họ nhắc tới Hiền Thê trong sách Diễm Ca như “đang tiến lên từ sa mạc, tựa hồ những cột mây, thơm ngát mùi nhũ hương mộc dược”, được đội triều thiên. (23) Những lời này được đưa ra để mô tả Nữ Vương thiên đàng và Hiền Thê trên trời là Đấng được đưa lên tới triều thần thiên quốc cùng với Đức Lang Quân thần linh.

27. Hơn nữa, các Tiến sĩ kinh viện đă công nhận việc Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa Hồn Xác Lên Trời là một điều ǵ đó được biểu thị, không những trong các nhân vật khác nhau của Cựu Ước, mà c̣n nơi người nữ mặc áo mặt trời mà thánh Gioan tông đồ đă chiêm ngắm trên Đảo Patmos. (24) Tương tự, họ đặc biệt chú ư đến những lời này của Tân Ước: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà, Bà có phúc hơn mọi người nữ" (25), bởi họ đă thấy, trong mầu nhiệm Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, sự viên măn của ân sủng rất hoàn hảo được ban cho Đức Trinh Nữ và phước lành đặc biệt chống lại lời nguyền bà Evà.

28. V́ vậy, suốt thời kỳ đầu thần học kinh viện, một vị rất đạo đức là Amadeus, Giám mục thành Lausanne, đă cho rằng thân xác Đức Trinh Nữ Maria vẫn nguyên vẹn - v́ thật là sai lầm khi tin rằng cơ thể Người đă bị hư hoại - bởi v́ thân xác ấy đă thực sự được tái hợp với linh hồn của Người và, cùng với linh hồn, được hưởng vinh quang lớn lao nơi triều đ́nh thiên quốc. "V́ Người đầy ân sủng và có phúc giữa các phụ nữ. Chỉ ḿnh Người xứng đáng thụ thai Thiên Chúa thật, là Trinh Nữ, Người đă sinh Con, là Trinh Nữ, Người ban sữa cho Người Con ấy, vỗ về Ngài trong ḷng, và trong mọi sự Người phục vụ Ngài bằng mối quan tâm yêu thương." (26)

29. Trong số các tác giả thánh vào thời điểm đó đă dùng những lời tŕnh bày, những h́nh ảnh và loại suy từ Kinh Thánh để minh họa và củng cố giáo lư về Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, vốn được tin theo ḷng đạo đức, Tiến sĩ Phúc Âm, thánh Antôn thành Padua, giữ một vị trí đặc biệt. Vào ngày lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, khi giải thích lời tiên tri: "Ta sẽ làm cho nơi Ta đặt chân được vẻ vang", (27) thánh nhân nói chắc nịch rằng Chúa Cứu Chuộc đă tô điểm vinh hiển tột bậc cho Mẹ rất yêu dấu mà từ Đấng ấy Ngài nhận được xác phàm. Thánh nhân khẳng định: "Ở đây Chúa tuyên bố minh bạch rằng Đức Trinh Nữ Maria đă được đưa về trời trong thân xác, là nơi Chúa đặt chân. Do đó, tác giả Thánh Vịnh viết: "Lạy Chúa, xin đứng dậy, để cùng với ḥm bia oai linh Chúa ngự về chốn nghỉ ngơi." Và thánh nhân quả quyết: như Chúa Giêsu Kitô đă phục sinh từ cơi chết mà Người đă chiến thắng và lên ngự bên hữu Chúa Cha thế nào, th́ cũng vậy, Ḥm Bia Thánh của Người "đă sống lại, bởi v́ vào ngày này Đức Trinh Mẫu đă được đưa lên nơi cư ngụ trên trời." (28)

30. Vào thời Trung Cổ, thần học kinh viện đặc biệt phát triển mạnh mẽ, thánh Albertô Cả, người đưa ra giáo huấn này, đă tập hợp nhiều bằng chứng từ Kinh Thánh, từ các tŕnh bày của các tác giả lăo luyện, và cuối cùng là từ phụng vụ và điều được gọi là lư luận thần học, đă kết luận: "Từ những bằng chứng này, từ những cơ quan thẩm quyền này và từ nhiều nguồn khác, cho thấy rằng Mẹ Thiên Chúa được đă được rước lên trên các ca đoàn Thiên Thần. Và điều này chúng tôi tin là sự thật trong mọi cách." (29) Và, trong một bài giảng của thánh nhân vào ngày Lễ Truyền Tin Cho Đức Trinh Nữ Maria, đă giải thích những lời "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng" - những lời được sứ thần thưa với Đức Maria – vị Tiến Sĩ Bách Khoa, so sánh Đức Trinh Nữ với Evà, đă tuyên bố rơ ràng và sâu sắc rằng Đức Maria được miễn khỏi lời nguyền gấp bốn lần đă giáng trên Evà. (30)

31. Theo bước chân người thầy ưu tú của ḿnh, Tiến Sĩ Thiên Thần, mặc dù thực tế thánh nhân chưa từng trực tiếp bàn về vấn đề này, nhưng bất cứ khi nào người đề cập đến nó, luôn đồng t́nh với Giáo Hội Công giáo, rằng thân xác Đức Maria đă được đưa lên thiên đàng cùng với linh hồn. (31)

32. Cùng với nhiều vị khác, Tiến Sĩ Luyến Thần cũng có cùng quan điểm. Thánh nhân coi điều đó là hoàn toàn chắc chắn rằng, như Thiên Chúa đă ǵn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mất sự trinh trắng khi thụ thai và khi sinh con, th́ Người sẽ không bao giờ để cho thân xác Đức Maria bị phân hủy thành cát bụi. (32 ) Giải thích những lời này của Kinh Thánh: "Ḱa ai đang tiến lên từ sa mạc, dâng trào niềm vui thích, nép ḿnh vào người yêu?" (33) và áp dụng chúng theo một nghĩa phù hợp với Đức Trinh Nữ, thánh nhân giải thích như sau: "Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng Đức Maria đang ở thiên đàng cả về thân xác... hạnh phúc của Người sẽ không được trọn vẹn nếu như Người ở đó mà không đầy đủ như là một con người. Linh hồn không phải là con người, nhưng linh hồn được kết hợp với thể xác mới thành một con người. Điều đó chứng tỏ Người ở đó cả linh hồn và thân xác. Chẳng vậy, Người sẽ không sở hữu được vẻ đẹp trọn vẹn của ḿnh. (34)

33. Vào thế kỷ XV, trong thời kỳ sau thần học kinh viện, thánh Bernardine thành Siena đă thu thập và chuyên cần đánh giá tất cả những ǵ các thần học gia thời Trung Cổ đă nói và giảng dạy về vấn đề này. Thánh nhân không bằng ḷng với việc đề ra những lư do chính mà các văn gia ngày trước đă diễn đạt, và đă thêm những ư kiến khác của riêng ḿnh. Sự giống nhau giữa Mẹ Thiên Chúa và Con của Mẹ, trong sự cao quư và phẩm giá của thể xác và linh hồn - một sự giống nhau không cho phép chúng ta nghĩ về Nữ Hoàng Thiên Quốc như bị tách khỏi Đức Vua Trên Trời - khiến nhất thiết phải là “Đức Kitô ở đâu th́ Đức Maria ở đó.” (35) Hơn nữa, điều phải lẽ và phù hợp là không chỉ linh hồn và thể xác của người nam, mà cả linh hồn và thể xác của người nữ cũng phải được vinh hiển trên trời. Cuối cùng, v́ Giáo Hội không bao giờ t́m kiếm thánh tích thân thể của Đức Trinh Nữ và cũng không trưng bày để mọi người tôn kính, chúng ta có một bằng chứng về tŕnh tự của một trải nghiệm hợp lư. (36)

34. Những lời dạy nói trên của các Giáo Phụ và Tiến Sĩ đă được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Tập hợp lại những chứng từ của các Kitô hữu ngày trước, thánh Robert Bellarmine thốt lên: "Và tôi hỏi, ai có thể tin rằng ḥm thánh, nơi cư ngụ của Ngôi Lời, đền thờ của Chúa Thánh Thần, lại có thể bị suy tàn. Linh hồn tôi tràn ngập kinh hăi khi nghĩ rằng xác thịt trinh nguyên này đă sinh ra Thiên Chúa, đă đưa Người vào thế giới, đă cưu mang và nuôi dưỡng Người, mà lại có thể bị biến thành tro bụi hay bị biến thành thức ăn cho ḍi bọ." (37)

35. Giống như cách thức của thánh Phanxicô de Sales, sau khi khẳng định rằng thật sai lầm khi không tin chính Chúa Giêsu Kitô đă tuân giữ, theo cách hoàn hảo nhất, điều răn thánh thiêng truyền con cái phải hiếu kính cha mẹ, đă đặt câu hỏi này: "Có người con nào lại không làm cho mẹ ḿnh sống lại và không đưa bà vào thiên đàng sau khi bà chết nếu người đó có thể làm được?" (38) C̣n thánh Anphongsô viết: "Chúa Giêsu không muốn thân xác Đức Maria bị hư hoại sau khi chết, bởi điều đó sẽ làm ô danh Người v́ đă để cho thân xác trinh nguyên của Mẹ, từ thân xác đó mà Người đă mặc lấy xác phàm, bị biến thành bụi đất." (39)

36. Một khi mầu nhiệm được tưởng niệm trong ngày lễ này được đặt dưới ánh sáng thích hợp của nó, th́ không thiếu những thầy dạy, những người thay v́ bàn về những lư luận thần học cho thấy tại sao tin việc Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời là phù hợp và đúng đắn, th́ họ chọn tập trung tâm trí và sự chú ư vào đức tin của chính Giáo Hội, là Nhiệm Thể Chúa Kitô không tỳ ố, không vết nhăn (40) và được vị Tông đồ gọi là “cột trụ và điểm tựa của chân lư.” (41) Dựa trên đức tin chung này, họ coi giáo huấn trái ngược với giáo lư về Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là liều lĩnh, nếu không muốn nói là dị giáo. V́ thế, không giống như vài người khác, thánh Phêrô Canisius, sau khi tuyên bố rằng chính từ "rước về" biểu thị sự tôn vinh không chỉ linh hồn mà cả thể xác, và Giáo Hội tôn kính và long trọng cử hành mầu nhiệm Đức Maria Hồn Xác Lên Trời trong nhiều thế kỷ, thêm vào những lời cảnh báo sau: "Giáo huấn này đă được chấp nhận trong một vài thế kỷ, nó được giữ vững trong tâm trí những người đạo đức, được dạy cho toàn thể Giáo Hội như thể những người phủ nhận thân xác Đức Maria được rước về trời không được kiên nhẫn lắng nghe nhưng bị phản đối là những kẻ thích tranh căi hoặc hấp tấp ở mọi nơi, và như bị thấm nhiễm tinh thần dị giáo hơn là Công giáo." ( 42)

37. Đồng thời, Suarez vĩ đại đă tuyên bố quy tắc trong lĩnh vực học thuyết Maria rằng "việc ghi nhớ các chuẩn mực, và khi không có sự mâu thuẫn hay xung khắc về phần Kinh Thánh, th́ các mầu nhiệm ân sủng mà Thiên Chúa đă thực hiện nơi Đức Trinh Nữ phải được đo lường, không phải bằng các luật lệ thông thường, nhưng bằng quyền toàn năng của Thiên Chúa." (43) Được đức tin chung của toàn thể Giáo Hội ủng hộ về chủ đề mầu nhiệm Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, ông có thể kết luận rằng mầu nhiệm này được tin tưởng với cùng sự đồng t́nh kiên quyết như đă từng đồng t́nh với mầu nhiệm Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội. V́ vậy, ông cho rằng chân lư như vậy có thể được xác định.

38. Tất cả những bằng chứng và suy xét này của các thánh Giáo Phụ và các nhà thần học đều dựa trên Kinh Thánh làm nền tảng tối hậu. Những điều này đặt Mẹ Thiên Chúa, có thể nói là, ngay trước mắt chúng ta như được kết hợp rất mật thiết với Con của Mẹ và như luôn chia sẻ số phận của Người. Do đó, dường như không thể nghĩ về Đức Maria – Đấng đă thụ thai Chúa Kitô, đă sinh ra và nuôi Người bằng sữa của ḿnh, đă ẵm Người trong ṿng tay và gh́ chặt vào ḷng ḿnh – như thể đang tách rời khỏi Người nơi thân thể, mặc dù không tách khỏi nơi linh hồn, sau cuộc đời trần thế này. V́ Đấng Cứu Chuộc chúng ta là Con Đức Maria, nên với tư cách là người tuân giữ hoàn hảo luật của Thiên Chúa, Người không thể làm ǵ khác hơn là tôn vinh, không chỉ Cha Hằng Hữu, mà cả Mẹ rất yêu quư của Người. Và, v́ việc ban cho Mẹ vinh dự lớn lao này nằm trong quyền năng của Người, để ǵn giữ Mẹ khỏi hư nát trong mồ, chúng ta phải tin rằng Người thực sự đă hành động theo cách này.

39. Chúng ta phải đặc biệt nhớ rằng, kể từ thế kỷ thứ hai, Đức Trinh Nữ Maria đă được các thánh Giáo Phụ miêu tả là Evà Mới, Người, mặc dù chịu phục tùng Ađam Mới, nhưng lại liên kết rất mật thiết với Ađam Mới trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù địa ngục, như điều đă được báo trước trong tin mừng về lời hứa đầu tiên, (44) cuối cùng sẽ bước tới chiến thắng trọn vẹn nhất trên tội lỗi và sự chết vốn luôn được nhắc đi đôi với nhau trong các tác phẩm của vị Tông Đồ Dân Ngoại. (45) Do đó, giống như cuộc phục sinh vinh quang của Chúa Kitô là một phần thiết yếu và là dấu hiệu cuối cùng của chiến thắng này, th́ cũng vậy, cuộc đấu tranh vốn là chung của Đức Trinh Nữ và Con của Người phải được kết thúc bằng cuộc tôn vinh thân thể đồng trinh của Mẹ, v́ vị Tông đồ ấy nói: "Vậy khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt, khi cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, th́ bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Tử thần đă bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng!"(46)

40. Do đó, Mẹ Thiên Chúa, từ muôn thuở đă kết hợp nên một với Chúa Giêsu Kitô cách kín đáo và cùng một sắc lệnh tiền định, (47) được vô nhiễm nguyên tội từ lúc tượng thai, là một trinh nữ rất hoàn hảo trong chức vị Mẹ Thiên Chúa, là cộng sự cao quư của Đấng Cứu Chuộc, Đấng hoàn toàn chiến thắng tội lỗi và hậu quả của nó, cuối cùng đă nhận được, như đỉnh tối cao trong các đặc ân của ḿnh, đó là được giữ ǵn khỏi hư nát trong mộ và, giống như Con của Mẹ, đă chiến thắng sự chết, Người được đưa cả hồn xác lên vinh quang trên trời, nơi, với tư cách là Nữ Hoàng, Người ngự trong ánh huy hoàng bên hữu Con ḿnh, Vị Vua Bất Diệt Muôn Thuở. (48)

41. Kể từ khi Giáo Hội hoàn vũ, nơi ngự trị của Thần Chân Lư, Đấng hướng dẫn bất khả ngộ đưa Giáo Hội tới hiểu biết ngày càng hoàn hảo hơn về các chân lư được mạc khải, đă diễn tả niềm tin của ḿnh nhiều lần trong suốt nhiều thế kỷ, và kể từ khi các Giám mục toàn thế giới gần như đồng ḷng kiến nghị rằng chân lư Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời nên được xác định như một tín điều và đức tin Công giáo - chân lư này dựa trên các Sách Thánh, vốn đă ăn sâu vào tâm trí của các tín hữu, đă được chấp thuận trong phượng tự của Giáo Hội từ thời rất xa xưa, hoàn toàn ḥa hợp với các chân lư mạc khải khác, được tŕnh bày và giải thích một cách tuyệt vời trong tác phẩm, kiến thức và sự khôn ngoan của các nhà thần học - tôi tin rằng thời điểm được ấn định trong kế hoạch quan pḥng của Thiên Chúa cho việc long trọng công bố đặc ân nổi bật này của Đức Trinh Nữ Maria đă đến.

42. Tôi, những người đă đặt triều đại giáo hoàng của tôi dưới sự bảo trợ đặc biệt của Đức Trinh Nữ rất thánh, Đấng mà tôi đă luôn trông cậy vào những lúc gặp khó khăn nghiêm trọng, tôi, đă dâng hiến toàn thể nhân loại cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ trong các nghi thức chung, và đă nhiều lần trải nghiệm sự bảo vệ mạnh mẽ của Mẹ, tin chắc rằng lời tuyên bố và xác định long trọng này về việc Đức Maria Hồn Xác Lên Trời sẽ góp phần không nhỏ vào lợi ích của xă hội loài người, v́ nó mang lại vinh quang cho Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, Đấng mà Mẹ Thiên Chúa được kết hợp bởi những mối liên kết kỳ diệu như vậy. Hy vọng rằng tất cả các tín hữu sẽ được khơi dậy ḷng sùng mộ nồng nàn hơn đối với Mẹ trên trời của họ - và linh hồn của tất cả những ai tự hào về danh xưng Kitô hữu được lay động bởi ước muốn chia sẻ sự hiệp nhất của Thân Ḿnh Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Kitô và tăng bội t́nh yêu dành cho Mẹ - là Đấng thể hiện trái tim từ mẫu đối với tất cả các chi thể của Thân Ḿnh cường tráng này. Và v́ vậy, tôi hy vọng những ai suy gẫm về mẫu mực vinh hiển mà Đức Maria đă nêu gương cho chúng ta được ngày càng xác tín hơn về giá trị của một đời người hoàn toàn dâng hiến để thực hiện ư muốn của Cha trên trời và đem lại điều tốt lành cho tha nhân. V́ vậy, đang lúc những lời dạy huyễn hoặc của chủ nghĩa duy vật và sự băng hoại của luân lư theo sau những lời dạy này đe dọa dập tắt ánh sáng nhân đức và hủy hoại cuộc sống con người bởi sự bất ḥa kích động giữa họ, th́ theo cách tuyệt vời này, hết thảy mọi người có thể thấy rơ mục tiêu cao cả của hồn xác chúng ta đă được định sẵn. Cuối cùng, tôi hy vọng niềm tin vào việc Đức Maria Hồn Xác Lên Trời sẽ làm cho niềm tin của chúng ta vào sự phục sinh của chính ḿnh được mạnh mẽ hơn và thể hiện nó hiệu quả hơn.

43. Tôi rất vui mừng v́ sự kiện trọng đại này, theo sự quan pḥng của Thiên Chúa, rơi vào trong Năm Thánh này, để chúng ta có thể, trong khi dơi theo đại Năm Thánh, trang điểm trên vầng trán Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa bằng viên đá quư rực rỡ này, và để lại một đài kỷ niệm bền vững hơn cả tượng đồng là t́nh yêu thật nồng thắm của chúng ta đối với Mẹ Thiên Chúa.

44. Sau khi tôi nhiều lần dâng lên Thiên Chúa những lời cầu khẩn, và van nài ánh sáng của Thần Chân Lư, v́ vinh quang của Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng đă dành sự ưu ái cho Đức Trinh Nữ Maria, v́ tôn vinh Con của Mẹ, Vị Vua Muôn Thuở Bất Diệt và Đấng Chiến Thắng Tội Lỗi và Sự Chết, v́ sự gia tăng vinh hiển của cùng một người Mẹ cao cả đó, cũng như v́ niềm hân hoan của toàn thể Giáo Hội; bằng uy quyền của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và với thẩm quyền của tôi, tôi phán quyết, tuyên ngôn, và xác định thành tín điều đă được mạc khải rằng: Đức Maria, Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa Trọn Đời Đồng Trinh, sau kh hoàn tất cuộc sống trần gian, đă được phúc vinh quang Thiên đàng cả hồn và xác.

45. V́ vậy, nếu bất cứ ai, với điều Thiên Chúa cấm, dám cố t́nh phủ nhận hoặc nghi ngờ điều tôi đă xác định, th́ người đó hăy biết rằng họ đă hoàn toàn xa rời Thiên Chúa và đức tin Công giáo.

46. Để điều tôi xác định về việc Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời lôi kéo chú ư của Giáo Hội hoàn vũ, tôi mong Tông Thư này, được ghi nhớ vĩnh viễn và tôi truyền rằng các bản sao chép nó, hoặc thậm chí các bản in, phải được kư bằng tay của bất kỳ công chứng viên nào và có đóng dấu của người được chỉ định có thẩm quyền trong Giáo Hội. Mong sao tất cả mọi người đón nhận những bản sao chép ấy y như đón nhận Tông Thư này, dù nó được trao tới tay hay niêm yết.

47. Nghiêm cấm bất kỳ người nào thay đổi tuyên ngôn, công bố và xác định của tôi đây hoặc bằng cách mưu toan chống đối. Nếu ai dám cố t́nh làm như vậy, th́ người ấy hăy biết rằng họ sẽ phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng và của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô.

48. Ban tại Rôma, đền thờ Thánh Phêrô, vào năm Đại Năm Thánh, ngày 1 tháng 11 năm 1950, Lễ Các Thánh, năm thứ mười hai triều đại Giáo hoàng của tôi.

Piô XII

________________________________________

Ghi Chú

1. Rm 8,28

2. Gl 4,4

3. Hentrich-Von Moos, Petitiones de Assumptione Corporea B. Virginis Mariae in Caelum Definienda ad S. Sedem Delatae, 2 tập (Nhà xuất bản Vatican Polyglot, 1942).

4. Cv 20,28

5. Bull Ineffabilis Deus, trong Acta Pii IX, pars 1, Vol. 1, p. 615.

6. Công đồng Vatican, Hiến Chế Dei filius, c. 4.

7. Ga 14,26

8. Công đồng Vatican, Hiến Chế Pastor Aeternus, c. 4.

9. Công đồng Vatican, Hiến Chế Dei Filius, c. 3.

10. Thông Điệp Mediator Dei (Acta Apostolicae Sedis, XXXIX, 541).

11. Sacramentarium Gregorianum.

12. Menaei Totius Anni.

13. Lc 22,32

14. Liber Pontificalis.

15. Liber Pontificalis.

16. Responsa Nicolai Papae I ad Consulta Bulgarorum.

17. Thánh John Damascene, Encomium in Dormitionem Dei Genetricis Semperque Virginis Mariae, Hom. II, n. 14; cf. also ibid, n. 3.

18. Thánh Germanus Constantinople, In Sanctae Dei Genetricis Dormitionem, Sermo I.

19. The Encomium in Dormitionem Sanctissimae Dominae Nostrate Deiparae Semperque Virginis Mariae, attributed to St. Modestus of Jerusalem, n. 14.

20. Thánh John Damascene, op. cit., Hom. II, n. 11; và cả Encomium được cho là của St. Modestus.

21. Tv 132,8

22. Tv 45,10-14ff

23. Dc 3,6; 4,8; 6,9

24. Kh 12,1ff

25. Lc 1,28

26. Amadeus của Lausanne, De Beatae Virginis Obitu, Assumptione in Caelum Exaltatione ad Filii Dexteram.

27. Is 60,13

28. Thánh Antôn thành Padua, Sermones Dominicales et trong Solemnitatibus, In Assumptione S. Mariae Virginis Sermo.

29. Thánh Albertô Cả, Mariale, q. 132.

30. Thánh Albertô Cả, Sermones de Sanctis, Sermo XV in Annuntiatione B. Mariae; Mariale, q. 132.

31. St. Thomas Aquinas, Summa Theol., I, lla; q. 27, a. 1; q. 83, a. 5, ad 8; Expositio Salutationis Angelicae; In Symb. Apostolorum Expositio, a. S; In IV Sent., d. 12, q. 1, a. 3, sol. 3; d. 43, q. 1, a. 3, sol. 1, 2.

32. Thánh Bonaventura, De Nativitate B. Mariae Virginis, Sermo V.

33. Dc 8,5

34. Thánh Bonaventura, De Assumptione B. Mariae Virginis, Sermo 1.

35. Thánh Bernardine thành Siena, In Assumptione B. Mariae Virginis, Sermo 11.

36. Đă dẫn.

37. Thánh Robert Bellarmine, Conciones Habitae Lovanii, n. 40, Assumption B. Mariae Virginis.

38. Oeuvres de Thánh Francois De Sales, bài giảng Lễ Đức Bà Hồn Xác Lên Trời.

39. Thánh Anphongsô Liguori, Vinh Quang Đức Maria, Phần 2, d. 1.

40. Ep 5,27

41. 1 Tm 3,15

42. Thánh Phêrô Canisius, De Maria Virgine.

43. Suarez, In Tertiam Partem D. Thomae, q. 27, a. 2, disp. 3, sec. 5, n. 31.

44. St 3,15

45. Rm 5-6; 1 Cr 15,21-26.54-57

46. I Cr 15,54

47. Bull Ineffabilis Deus, loc. cit., p. 599.

48. 1 Tm 1,17

Text Box:  

 

 

 

 

 


 

Huấn Quyền

Về Đức Maria

Toàn Tập

 

(Tập 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu Hành Nội Bộ

Text Box:  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

CHƯƠNG BA

 

NHỮNG VIỆC SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ

 

Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V

(17/7/1566 – 1/5/1572)

 

Tông Thư

Consueverunt Romani pontifices

Của Thánh Giáo Hoàng Piô V

Ban hành 17/9/1569

Chuyển ngữ: Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

 

(Đức Thánh Cha Phaolô VI đă đề cập tới Tông Thư này 2 lần trong Tông Huấn Marialis Cultus của ngài ở số 42 và 49)

 

Các vị Giáo Hoàng cũng như các Đức Thánh Cha khác là những vị tiền nhiệm của chúng tôi, khi các ngài cảm thấy lo âu trước những cuộc chiến tranh trần thế hay tôn giáo, hoặc gặp trục trặc bởi những thử thách khác, để các ngài có thể dễ dàng thoát khỏi những điều ấy, và chiếm được t́nh trạng yên hàn, có thể tự do một cách âm thầm và sốt sắng hiến ḿnh cho Thiên Chúa, thường van xin ơn trợ giúp thần linh, bằng những lời khẩn cầu hay nhưng Kinh Cầu xin các thánh phù trợ, và cùng với Thánh Vương Đavít hướng mắt lên Núi Thánh, hết sức hy vọng tin tưởng rằng các vị sẽ nhận được trợ giúp.

1. Được đánh động bởi gương lành của các vị, và sốt sắng tin tưởng, bởi Chúa Thánh Thần, Đấng sáng lập được linh ứng của Ḍng Giảng Thuyết, (một hội ḍng có tổ chức và luật lệ được chính bản thân chúng tôi đây minh nhiên khấn hứa khi chúng tôi mới chịu những chức nhỏ), trong những trường hợp giống như những trường hợp ấy mà giờ đây chúng tôi gặp phải, khi các phần đất ở Pháp và Ư chẳng may gặp rắc rối bởi lạc giáo Albegenses, một lạc giáo làm cho rất nhiều con người thế tục trở nên mù quáng đến nỗi họ tỏ ra cực lực giận dữ với những vị linh mục của Chúa và hàng giáo sĩ, đă ngước mắt lên trời, lên núi của Trinh Nữ Maria Vinh Hiển, Mẹ Thiên Chúa yêu dấu. V́ bởi gịng dơi của ḿnh Mẹ đă đạp nát đầu của con rắn quanh co, và một ḿnh Mẹ đă tiêu diệt tất cả mọi lạc giáo, và bởi quả phúc của ḷng ḿnh, Mẹ đă cứu một thế giới bị lên án v́ việc sa ngă nơi các vị cha mẹ tiên khởi của chúng ta. Từ Mẹ, không do bàn tay loài người, tảng đá nứt v́ bị đập bởi gỗ đă tuôn chảy ra những gịng nước ân sủng dồi dào. Và v́ thế Thánh Đaminh đă để ư tới một cách thức cầu nguyện giản dị để nài xin Thiên Chúa là Đấng tất cả những ai thành tâm đạo hạnh có thể đến gần, được gọi là Kinh Mân Côi, hay Thánh Thi Ca Đức Trinh Nữ Maria, một kinh nguyện tôn kính Đức Trinh Nữ này bằng lời chào của thiên thần được lập lại 150 lần, tức hợp với con số của Thánh Vịnh Đavít, cũng như bằng Kinh Chúa Dạy ở mỗi chục. Được xen kẽ với những lời kinh này là những suy niệm bao gồm toàn thể cuộc sống của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, nhờ đó hoàn tất phương pháp cầu nguyện được phác họa bởi các vị Giáo Phụ của Hội Thánh Rôma. Thánh Đaminh đă truyền bá phương pháp cầu nguyện này và nó đă được phổ biến nhờ các Thày Ḍng của Thánh Đaminh, tức là của Hội Ḍng được đề cập tới trên đây, và đă được không ít người chấp nhận. Thành phần tín hữu của Chúa Kitô, được sốt sắng bởi những kinh nguyện này, bắt đầu biến thành những con người mới tức khắc. Bóng tối tăm của lạc giáo bắt đầu bị xua tan, và ánh sáng Đức Tin Công Giáo được tỏ hiện. Các hội đoàn, v́ h́nh thức của kinh nguyện này, bắt đầu được thiết lập ở nhiều nơi bởi các Thày Ḍng thuộc cùng Hội Ḍng ấy, thành phần được ủy nhiệm hợp lư bởi các Bề Trên của họ, và anh em bắt đầu cùng nhau ghi danh gia nhập.

2. Theo gương các vị tiền nhiệm của ḿnh, khi thấy rằng Giáo Hội chiến đấu, một Giáo Hội đă trao vào tay chúng tôi, trong thời buổi của chúng tôi đang bị xô lấn lắc lư cách này cách kia bởi quá nhiều lạc giáo, và đang đau thương chịu rắc rối hoạn nạn bởi rất nhiều cuộc chiến tranh, cũng như bởi t́nh trạng hư hỏng về luân lư của con người, chúng tôi cũng hướng mắt ḿnh, bằng cách than khóc nhưng tràn đầy hy vọng, hướng lên cũng ngọn núi ấy là nơi xuất phát hết mọi trợ giúp, và chúng tôi cũng phấn khích và khuyên giục mỗi một phần tử tín hữu của Chúa Kitô cũng hăy làm như thế trong Chúa.

(Đức Thánh Cha tiếp tục xác nhận các ân xá v.v. được các vị tiền nhiệm của ngài ban cho những ai cầu Kinh Mân Côi và dẫn giải một số những ân xá này)

Ban hành tại Rôma ở Ṭa Thánh Phêrô, bằng chiếc nhẫn của Người Đánh Cá, ngày 17/9/1569, năm thứ tư Giáo Triều của chúng tôi.

 

________________________________

Đức Giáo Hoàng Leo XIII

20/11/1878 – 20/7/1903

 

Thông Điệp

Supremi Apostolatus Officio

Về Ḷng Sùng Mộ Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII

Ban hành 1/9/1883

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục của Thế Giới Công Giáo trong Ân Sủng và Hiệp Thông với Ṭa Thánh..

Chúc Chư Huynh Sức Khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh.

1. Chức vụ Tông đồ tối cao mà tôi gánh vác và t́nh trạng hết sức khó khăn trong thời gian này, hàng ngày cảnh báo và hầu như buộc tôi phải cẩn thận trông nom sự toàn vẹn của Giáo hội, càng nhiều tai họa th́ Giáo hội càng đau khổ lớn lao hơn. Do đó, đang khi tôi nỗ lực bằng mọi cách để bảo vệ các quyền của Giáo hội và ngăn chặn hoặc đẩy lùi các nguy cơ hiện tại hoặc bất ngờ, tôi liên tục t́m kiếm sự giúp đỡ từ Trời cao – phương thế hiệu quả duy nhất hơn mọi phương thế – để những công việc và sự chăm sóc của tôi đạt được mục tiêu mong đợi. Tôi cho rằng không có bất kỳ phương thế nào chắc chắn và hiệu quả cho mục đích này hơn là nhờ tôn giáo và ḷng đạo đức để có được sự ưu ái của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng bảo vệ b́nh an của chúng ta và phân phát ân sủng trên trời, Đấng được đặt trên tột đỉnh quyền lực và vinh quang Thiên đàng, để Người phù trợ cho những kẻ phải trải qua quá nhiều lao nhọc và hiểm nghèo đang cố sức về tới thành đô vĩnh cửu. V́ vậy, ngày kỷ niệm những ân huệ thiên h́nh vạn trạng và vô cùng to lớn mà người Kitô giáo có được nhờ mộ mến Kinh Mân Côi đang đến gần, tôi mong toàn thể thế giới Công giáo sẽ hết ḷng tôn sùng Đức Trinh Nữ, để nhờ sự can thiệp của Người, Con của Người sẽ xua tan và làm vơi những sự dữ làm khổ chúng ta. Và do đó thưa Chư Huynh, tôi quyết định gửi đến Chư Huynh thư này với những kế hoạch của tôi, để thẩm quyền và ḷng nhiệt thành của Chư Huynh kích thích ḷng đạo đức của đoàn chiên Chư Huynh sao cho thích hợp với chúng.

2. Thói quen của người Công giáo khi gặp nguy hiểm và trong thời kỳ khó khăn là chạy đến nương nhờ Đức Maria, và t́m kiếm b́nh an nơi ḷng từ mẫu của Người; điều đó cho thấy Giáo hội Công giáo luôn luôn, đúng đắn và hợp lư, đặt tất cả niềm cậy trông và tin tưởng vào Mẹ Thiên Chúa. Thực sự là Trinh Nữ Vô Nhiễm, được chọn làm Mẹ Thiên Chúa và bởi đó được kết hợp với Ngài trong công cuộc cứu độ con người, có được ḷng ưu ái và thần thế với Con của Người hơn bất kỳ thụ tạo con người hay thiên thần nào từng có, hoặc có thể có. Và, v́ niềm vui lớn nhất của Người là trợ giúp và an ủi những kẻ t́m đến với Người, chắc chắn Người sẽ đoái thương, và thậm chí là lo lắng, đón nhận nguyện vọng của Giáo hội hoàn vũ.

3. Sự sùng kính này, rất mănh liệt và vững chắc, đối với Nữ Vương Thiên đàng uy quyền, chưa bao giờ tỏa sáng chói chang như khi Giáo hội chiến đấu của Thiên Chúa dường như bị đe dọa bởi bạo lực dị giáo lan rộng ở nước ngoài, bởi sự suy thoái đạo đức quá đáng, hoặc bởi các cuộc tấn công của kẻ thù hung bạo. Lịch sử cổ xưa và hiện đại cùng biên niên sử thánh của Giáo hội càng làm chứng cho những lời cầu khẩn chung và riêng dâng lên Mẹ Thiên Chúa, để được Người ban ơn trợ giúp, sự b́nh an và thanh tịnh mà Người có được từ Thiên Chúa. V́ thế, Người được ca ngợi bằng những danh hiệu lừng lẫy là Đấng Phù Hộ, Đấng An Ủi, Đấng Uy Hùng Trong Chiến Trận, Đấng Ban Chiến Thắng và B́nh An. Và trong số những danh hiệu này, đặc biệt có danh hiệu rất quen thuộc bắt nguồn từ Kinh Mân Côi nhờ đó những ơn ích đáng kể mà Người dành cho toàn thể dân Kitô giáo được chính thức duy tŕ măi măi. Thưa Chư Huynh, không ai trong Chư Huynh không nhớ rằng Giáo hội của Chúa đă gặp những rắc rối và ưu phiền lớn lao thế nào từ những người dị giáo Albigensian, họ xuất phát từ giáo phái Manicheans, và đă truyền bá đầy ngập những sai lầm tai hại của họ ở miền Nam nước Pháp và các miền khác của thế giới Latin, và gieo rắc khắp nơi nỗi kinh hoàng về vũ khí của họ, sải bước xa rộng để cai trị bằng thảm sát và hủy hoại. Như Chư Huynh đă biết, Thiên Chúa nhân hậu đă đứng lên chống lại những kẻ thù quá tàn độc này, qua một người rất thánh thiện, là tổ phụ và là vị sáng lập Ḍng Đaminh. Ngài tuyệt vời trong tính toàn vẹn học thuyết của ḿnh, trong tấm gương nhân đức, và bằng việc tông đồ, ngài đă dũng cảm tiến hành cuộc tấn công kẻ thù của Giáo hội Công giáo, không phải bằng vũ lực; nhưng bằng niềm tin tưởng hoàn toàn vào ḷng sùng kính mà ngài là người đầu tiên lập ra dưới tên gọi là Kinh Mân Côi, được ngài và các môn sinh phổ biến khắp thế giới. Thực tế là, được hướng dẫn nhờ ơn soi động và ân sủng của Chúa, ngài đă thấy trước ḷng sùng kính này, như một thứ vũ khí chiến tranh rất uy lực, sẽ là phương thế buộc kẻ thù phải tháo chạy, và làm tiêu tan sự càn rỡ và hành vi vô đạo điên rồ của chúng. Đó thực sự là kết quả của Kinh Mân Côi. Nhờ phương pháp cầu nguyện mới này – khi được chấp thuận và được thực hiện đúng như cha thánh Đaminh đề xướng – ḷng đạo đức, đức tin và sự hiệp nhất bắt đầu tái lập, và các kế hoạch và mưu chước của những kẻ dị giáo vỡ tan. Nhiều kẻ lầm lạc cũng quay về đường cứu độ, và cơn thịnh nộ của những kẻ bất lương đă bị ḱm hăm bởi khí giới của những người Công giáo quyết tâm đẩy lùi bạo lực của họ.

4. Hiệu quả và sức mạnh của sự sùng kính này cũng được thể hiện một cách kỳ diệu vào thế kỷ XVI, khi các thế lực vũ băo của người Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa áp đặt ách thống trị mê tín và man rợ gần như trên toàn châu Âu. Vào thời điểm đó, Đức Thánh Cha, thánh Piô V, sau khi khơi dậy t́nh cảm về một cuộc bảo vệ chung nơi tất cả các thủ lănh Kitô giáo, đă cố gắng, trên hết, với tất cả ḷng nhiệt thành, để nài xin cho người Kitô hữu được sự ưu ái của Mẹ Thiên Chúa rất quyền thế. V́ vậy, một tấm gương cao quư được dâng hiến cho trời và đất trong những thời điểm đó và mọi trí ḷng của thời đại qui tụ quanh ngài. Và thế là các chiến binh trung thành của Chúa Kitô, sẵn sàng hy sinh mạng sống và máu ḿnh v́ đức tin và đất nước họ, đă can trường tiến lên đối mặt với kẻ thù gần Vịnh Corinth. Trong khi đó, những người không thể tham gia th́ thành lập một nhóm cầu nguyện, nài xin Đức Maria, và cùng nhau lặp lại nhiều lần những lời Kinh Mân Côi chào kính Người, cầu khẩn Người ban chiến thắng cho những người bạn đồng hành của họ đang tham chiến. Đức Bà Đầy Quyền Thế đă ban ơn phù trợ; v́ trong trận hải chiến gần quần đảo Echinades, hạm đội Kitô giáo đă giành được chiến thắng vẻ vang, không có tổn thất lớn nào, c̣n kẻ thù bị tiêu diệt rất nhiều. Và v́ thế, để lưu giữ kư ức về ơn huệ lớn lao này, Đức Thánh Cha Piô V truyền cử hành một lễ kính tôn vinh Đức Bà Chiến Thắng mừng kỷ niệm cuộc chiến rất đáng nhớ này, và Đức Gregory XIII đặt lễ này là “Lễ Mân Côi.” Tương tự như vậy trong thế kỷ trước, những thành công quan trọng giành được trước quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Temeswar, thuộc Pannonia và tại Corfu. Trong cả hai trường hợp, những trận đánh này trùng với các ngày lễ kính Đức Trinh Nữ và với quyết định về việc công khai sùng kính Kinh Mân Côi. Điều này đă khiến vị tiền nhiệm của tôi, Đức Clement XI, với ḷng biết ơn, ra sắc lệnh rằng cả Giáo hội mỗi năm phải tôn vinh đặc biệt Mẹ Thiên Chúa Diễm Phúc vào dịp Lễ Mân Côi.

5. Rơ ràng h́nh thức cầu nguyện này đặc biệt đẹp ḷng Đức Trinh Nữ, và nhất là nó thích hợp như một phương thế bảo vệ Giáo hội và mọi Kitô hữu, không có cách nào tuyệt hảo mà nhiều vị tiền nhiệm tôi thực hiện mục tiêu của họ để cổ vơ và truyền bá Kinh Mân Côi cho bằng lời giới thiệu thế giá của họ. Đức Urban IV chứng thực rằng “mỗi ngày Kinh Mân Côi đều đem đến ân huệ tươi mới cho Kitô giáo”. Đức Sixtus IV tuyên bố phương pháp cầu nguyện này “đă làm vinh danh Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ, và rất phù hợp để ngăn ngừa những nguy cơ sắp xảy ra;” Đức Lêô X cho rằng “Kinh Mân Côi được lập ra để chống lại những lănh tụ dị giáo và bè dị giáo nguy hiểm;” trong khi Đức Julius III gọi đó là “vinh quang của Giáo hội”. Cũng vậy thánh Piô V nói: “Với sự lan rộng ḷng sùng kính này, những suy ngẫm của tín hữu bắt đầu được hun nóng nhiều hơn, lời cầu nguyện của họ nhiệt thành hơn, và họ đột nhiên trở thành con người khác, bóng tối dị giáo bị xua tan, và ánh đức tin Công giáo bừng sáng trở lại.” Cuối cùng, đến lượt Đức Gregory XIII tuyên bố: “Kinh Mân Côi được thánh Đaminh lập ra để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa và để cầu xin sự can thiệp của Đức Trinh Nữ Maria”.

6. Cảm động trước những suy nghĩ này và mẫu gương của các vị tiền nhiệm, tôi coi là rất kịp thời v́ những lư do tương tự để soạn thảo những lời nguyện long trọng, và nỗ lực bằng cách kế tục những mẫu gương đă hướng về Đức Trinh Nữ trong việc đọc Kinh Mân Côi hầu mong có được từ Con của Người, Chúa Kitô, một sự trợ giúp tương tự chống lại những nguy hiểm hiện tại. Thưa Chư Huynh, trước mắt Chư Huynh là những thử thách mà Giáo hội đối diện hàng ngày; ḷng đạo đức Kitô giáo, nền luân lư chung, ngay cả chính đức tin, sự thiện tối cao và khởi đầu của mọi nhân đức khác, tất cả đều bị uy hiếp hàng ngày với những hiểm họa khôn lường.

7. Chư Huynh cũng không là khán giả chỉ ngồi xem t́nh huống khó khăn, nhưng đức bác ái của Chư Huynh, giống như tôi, bị tổn thương sâu sắc; v́ đó là một trong những cảnh tượng rất đau ḷng và phiền muộn khi nh́n thấy quá nhiều linh hồn, từng được cứu bằng máu Chúa Kitô, bị cướp khỏi sự cứu độ bởi cơn lốc của một thời đại lầm lạc, bị cuốn vào vực thẳm của cái chết đời đời. Nhu cầu về sự giúp đỡ thiêng liêng của chúng ta ngày nay cũng lớn như khi thánh Đaminh giới thiệu việc đọc Kinh Mân Côi làm liều thuốc chữa vết thương của những người đương thời.

8. Quả thật vị thánh vĩ đại đó, được Thiên Chúa soi sáng, đă hiểu rằng không phương thuốc nào thích hợp cho những sự dữ thời đại ngài hơn là con người nên trở về với Chúa Kitô, Đấng “là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”, bằng cách thường xuyên suy niệm về ơn cứu độ Ngài lập được cho chúng ta, và nên t́m kiếm sự can thiệp trước nhan Thiên Chúa của Đức Trinh Nữ, Đấng được ban cho để tiêu diệt hết các bè dị giáo. V́ thế, thánh nhân đă sắp xếp Kinh Mân Côi để hồi tưởng các mầu nhiệm về sự cứu độ chúng ta thành chuỗi liên tiếp, và chủ đề suy niệm được xen lẫn lời chào của Thiên thần và lời cầu nguyện với Thiên Chúa, Kinh Lạy Cha của Chúa Giêsu Kitô. Do đó, tôi, người t́m kiếm một phương thuốc cho những sự dữ tương tự, chắc chắn lời cầu nguyện được thánh nhân giới thiệu với rất nhiều ơn ích cho thế giới Công giáo như vậy, cũng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc loại bỏ những tai họa thời đại chúng ta. Tôi không chỉ tha thiết khuyến khích hết mọi Kitô hữu, với ḷng đạo đức chân thành, hăy nhiệt t́nh đọc Kinh Mân Côi chung, hoặc riêng tại tư gia, và đọc thường xuyên, nhưng tôi cũng mong muốn suốt tháng Mười năm nay nên được dâng hiến cho Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Tôi quyết định và truyền cho toàn thế giới Công giáo, trong năm nay, việc sùng kính phép lần hạt Mân Côi sẽ được cử hành long trọng bằng các nghi thức đặc biệt và tráng lệ. Nên từ ngày 1 tháng Mười sắp tới, cho đến ngày 2 tháng 11, ở mọi giáo xứ và, nếu giáo quyền thấy thích hợp th́ thực hiện, trong mỗi nhà nguyện dành riêng cho Đức Trinh Nữ – hăy đọc 50 Kinh Mân Côi và thêm Kinh Cầu Đức Bà Loreto. Tôi mong mọi người nên thường xuyên thực hành việc đạo đức này; và tôi muốn Thánh lễ sẽ được cử hành tại bàn thờ, hoặc Bí tích Thánh Thể sẽ được đặt cho các tín hữu thờ kính, sau đó ban Phép lành Thánh Thể cho cộng đoàn. Tôi rất tán thành việc Hội Mân Côi rước kiệu, theo phong tục cổ xưa, qua thị trấn, như một minh chứng công khai ḷng sùng kính của họ. Và ở những nơi không thể, hăy thay thế bằng việc năng đến viếng các nhà thờ, và để cho ḷng nhiệt thành tự nó thể hiện bằng cách hết sức chuyên cần trong việc thực hành các nhân đức Kitô giáo.

9. Để ủng hộ những người sẽ làm như tôi đă đề ra ở trên, tôi vui ḷng mở kho báu trên trời của Giáo hội để họ có thể t́m thấy ngay nơi đó những khích lệ và phần thưởng cho ḷng đạo đức. Thế nên, tôi ban cho hết những ai, trong khung thời gian quy định, tham dự buổi đọc Kinh Mân Côi chung và Kinh Cầu Đức Bà, và cầu nguyện theo ư chỉ của tôi, bảy năm và bảy lần bốn mươi ngày ân xá cho mỗi dịp. Tôi cũng muốn những người đó chia sẻ các ân huệ này cho những người bị ngăn trở tham gia những buổi cầu nguyện chung bởi một lư do hợp pháp mà tôi đă nói, với điều kiện là họ làm việc đạo đức đó riêng tư và cầu nguyện với Chúa theo ư chỉ của tôi. Tôi xóa bỏ mọi h́nh phạt và các vạ v́ những tội đă phạm, dưới h́nh thức ân xá của Giáo hoàng, cho tất cả những ai, trong thời gian quy định, hoặc công khai trong nhà thờ hoặc riêng tư tại nhà (khi bị ngăn trở v́ lư do hợp pháp) thực hành ít là hai lần các việc đạo đức này cùng với việc xưng tội và rước lễ. Tôi tiếp tục ban một ơn toàn xá cho những người, trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi hoặc trong tuần tám ngày của lễ này, sau khi đă thanh tẩy linh hồn bằng việc xưng tội, rước lễ và cầu nguyện trong một nhà thờ nào đó, theo ư chỉ của tôi, với Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ cho những nhu cầu thiết yếu của Giáo hội.

10. Và thưa Chư Huynh, để càng có ḷng tôn kính Đức Maria và phúc lợi của xă hội loài người, Chư Huynh càng nên chuyên cần tự áp dụng để nuôi dưỡng ḷng đạo đức của tín hữu đối với Đức Trinh Nữ, và để phát triển niềm tin của họ nơi Người. Tôi tin đó là một phần trong các kế hoạch của Thiên Chúa Quan Pḥng để, trong thời gian thử thách này của Giáo hội, ḷng sùng kính cổ xưa đối với Đức Trinh Nữ nên sống động và thăng tiến nơi phần đông thế giới Kitô giáo. Giờ đây, ước ǵ các dân tộc Kitô giáo, được phấn khích bởi lời hô hào của tôi, và được đốt nóng bởi những lời kêu gọi của Chư Huynh, hăng nồng gia tăng từng ngày t́m kiếm sự bảo vệ của Đức Maria; để họ bám chắc hơn vào việc thực hành Kinh Mân Côi, với ḷng sốt sắng như tổ tiên chúng ta từng có thói quen thực hành, không chỉ là một phương thuốc luôn có sẵn cho những bất hạnh của họ, mà c̣n như một biểu hiệu tất cả ḷng đạo đức Kitô giáo. Đấng Bảo Trợ trên thiên đàng của loài người sẽ vui nhận những lời cầu nguyện khẩn xin này, và sẽ dễ dàng giúp kẻ lành lớn lên trong nhân đức, c̣n người lầm lạc sẽ trở lại với ơn cứu độ và ăn năn; và Thiên Chúa, Đấng báo thù tội ác, động ḷng thương xót sẽ giải thoát dân Kitô giáo và xă hội dân sự khỏi mọi nguy hiểm, và khôi phục cho họ b́nh an quá ḷng ước mong.

11. Thưa Chư Huynh, được khích lệ bởi niềm hy vọng này, tôi nài xin Thiên Chúa, với khao khát rất tha thiết từ trái tim tôi, nhờ Đức Maria, Đấng mà Thiên Chúa đă đổ tràn trề mọi điều thiện hảo, ban cho Chư Huynh tất cả ân huệ trên trời. Như một dấu hiệu và lời cam kết điều đó, tôi ưu ái ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, cho các giáo sĩ của Chư Huynh và những người được giao phó cho Chư Huynh chăm sóc.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 1 tháng 9 năm 1883, vào năm thứ sáu triều đại Giáo hoàng của tôi.

Thông Điệp

Superiore Anno

Về Việc Đọc Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII

Ban hành 30/5/1884

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục của Thế Giới Công Giáo trong Ân Sủng và Hiệp Thông với Ṭa Thánh.

Chúc Chư Huynh Sức Khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh.

 

1. Năm ngoái, như Chư Huynh đều biết, tôi đă công bố Thông Điệp nói rằng để có được sự hỗ trợ của Thiên đàng cho Giáo Hội trong những cơn thử thách, cần phải tôn vinh Mẹ Thiên Chúa bằng Kinh Mân Côi Rất Thánh trong suốt tháng Mười. Trong Thông Điệp này, tôi đă làm theo sự thúc đẩy riêng và gương của các vị tiền nhiệm tôi vào những lúc khó khăn có thói quen cậy nhờ Đức Trinh Nữ với ḷng tha thiết và t́m kiếm sự trợ giúp của Người bằng những lời cầu nguyện đặc biệt. Mong muốn đó của tôi đă được tuân thủ, với sự sẵn ḷng và nhất trí đến mức rơ ràng hơn bao giờ hết, đúng là tôn giáo thật và ḷng nhiệt thành của giáo dân Kitô giáo cũng hừng hực biết bao, ḷng tin tưởng lớn lao chừng nào được đặt ở mọi nơi trong sự bảo trợ từ thiên đàng của Đức Trinh Nữ Maria. Đối với tôi, mang trọng trách cùng những thử thách và sự dữ nặng nề, tôi thú nhận nh́n thấy ḷng đạo đức và đức tin sục sôi hào khí như vậy là niềm an ủi rất lớn, và thậm chí c̣n cho tôi sự can đảm mới để đối mặt, nếu đó là ư muốn của Thiên Chúa, với những thử thách khắc nghiệt hơn. Thật vậy, từ tinh thần cầu nguyện được tuôn tràn trên nhà Đavít và cư dân ở Giêrusalem, tôi hy vọng chắc chắn rằng cuối cùng Thiên Chúa sẽ để cho chính ḿnh được chạm vào và thương xót t́nh trạng của Giáo hội Ngài; Ngài lắng nghe những lời nguyện dâng lên Ngài qua Đấng mà Ngài đă chọn làm người phân phát mọi ân sủng trên trời.

2. Bởi v́ những lư do này với cùng những nguyên nhân tồn tại đă thúc đẩy tôi vào năm ngoái, như tôi đă nói, để đánh thức ḷng đạo đức của tất cả mọi người. Tôi đă coi đó là nghĩa vụ khuyến khích, một lần nữa trong năm nay, giáo dân các quốc gia Kitô giáo kiên tŕ trong phương pháp và công thức cầu nguyện đó được gọi là Kinh Mân Côi của Đức Maria, và v́ đó để xứng đáng với sự bảo trợ thần thế của Mẹ Thiên Chúa. Những kẻ thù của Kitô giáo hết sức ngoan cố trong mục tiêu của họ, th́ những người bảo vệ Kitô giáo cũng phải kiên định như thế, đặc biệt khi sự giúp đỡ của thiên đàng và những ơn ích Thiên Chúa ban cho chúng ta thường là kết quả sự kiên tŕ của chúng ta. Thật tốt khi hồi tưởng kư ức về mẫu gương của người góa phụ lừng danh, bà Judith - một h́nh bóng của Đức Trinh Nữ - đă kiềm chế sự bất nhẫn thiếu khôn ngoan của người Do Thái khi họ cố tự ư định đoạt, theo phán đoán của chính họ, ngày được Chúa chỉ định giải thoát thành phố của Ngài. Cũng nên ghi nhớ mẫu gương của các Tông đồ, những người chờ đợi ân huệ cực quư giá được hứa ban cho họ là Chúa Thánh Thần và kiên tŕ đồng tâm cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. Quả thực, một vấn đề quan trọng hết sức gay go hiện tại: đó là hạ nhục tên cựu thù rất xảo quyệt đang dàn trải thế lực của nó; để giành lại tự do của Giáo hội và của Đầu Giáo hội; để duy tŕ và bảo đảm các thành lũy mà bên trong đó sự an toàn và thịnh vượng của xă hội loài người cần được ổn định. Do đó, cần phải cẩn thận để trong những thời điểm than khóc này đối với Giáo hội, sự mộ mến Kinh Mân Côi Rất Thánh của Đức Maria được giữ một cách sốt sắng và siêng năng, phương thức cầu nguyện này được sắp xếp để nhớ lại tất cả những mầu nhiệm cứu độ chúng ta, là rất phù hợp để nuôi dưỡng tinh thần đạo đức.

3 Với ḷng quư trọng nước Ư, đây là lúc rất cần khẩn nài sự can thiệp của Đức Trinh Nữ đầy quyền thế qua trung gian Kinh Mân Côi, v́ lẽ rằng một điều không may, và không phải là điều tưởng tượng, đang đe dọa, nói đúng hơn là đang ở giữa chúng ta. Bệnh dịch tả, theo ư Thiên Chúa, đă vượt qua ranh giới mà thiên nhiên dường như giam hăm nó, đă lan rộng qua bờ biển đông đúc của một hải cảng nước Pháp, và từ đó đến các quận lân cận của đất Ư. V́ vậy, chúng ta phải chạy đến với Đức Maria, Đấng mà Giáo hội xưng tụng một cách chính đáng và đúng đắn là Đấng phân phát ơn cứu độ, phù trợ và bảo vệ - để Người, ân cần lắng nghe những lời cầu nguyện mà cứu giúp và xua đuổi bệnh dịch ô uế xa chúng ta.

4. Do đó, tôi quyết định trong tháng Mười sắp tới, lễ Đức Mẹ Mân Côi sẽ được mừng trọng thể trên khắp thế giới Công giáo, tất cả mọi việc sùng kính mà tôi đă chỉ thị vào giờ này năm ngoái một lần nữa cần được tuân thủ. – V́ thế, tôi truyền từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 trong tất cả các nhà thờ giáo xứ [curialibus templis], trong tất cả các nhà thờ công cộng được cung hiến cho Mẹ Thiên Chúa, hoặc được Đấng Bản Quyền chỉ định, ít nhất phải đọc 50 Kinh Mân Côi cùng với Kinh Cầu Đức Bà. Nếu là buổi sáng, Thánh Lễ sẽ được cử hành và đọc những kinh nguyện này; nếu là buổi tối, Bí Tích Thánh Thể sẽ được đặt để các tín hữu chầu kính; sau đó những người có mặt sẽ phép lành theo thông lệ. Tôi mong muốn, bất cứ nơi nào hợp pháp, Hội Mân Côi tại địa phương nên tổ chức một cuộc rước long trọng qua các đường phố như một biểu hiện công khai ḷng đạo đức tôn giáo.

5. Kho báu thiên đàng đó của Giáo hội được mở ra cho tất cả mọi người, nhờ vậy tôi làm mới lại mọi Ân Xá tôi ban vào năm ngoái. V́ thế, với tất cả những ai tham dự vào những ngày đă quy định để đọc chung Kinh Mân Côi, và cầu nguyện theo ư chỉ của tôi – cả những người v́ lư do chính đáng nên đành phải làm điều đó riêng tư – tôi đều ban cho mỗi dịp một Ân Xá bảy năm và bảy lần bốn mươi ngày. Đối với những người, trong thời gian quy định đă thực hiện việc đạo đức này ít nhất mười lần – hoặc chung trong nhà thờ hoặc riêng tại nhà v́ những lư do chính đáng – và xưng tội rước lễ, từ kho tàng của Giáo hội tôi ban một Ơn Toàn Xá. Tôi cũng ban ơn tha thứ hết các tội và xóa bỏ mọi h́nh phạt cho tất cả những ai, hoặc trong chính ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi, hoặc vào bất kỳ ngày nào trong tám ngày sau đó, tẩy sạch vết nhơ khỏi linh hồn và tham dự bữa tiệc thiêng liêng, và cũng cầu nguyện trong bất kỳ nhà thờ nào với Thiên Chúa và Mẹ Rất Thánh của Ngài theo ư chỉ của tôi. V́ tôi cũng mong muốn tham khảo ư kiến của những người sống ở các huyện nông thôn và bị ngăn trở bởi công việc đồng áng, nhất là trong tháng Mười, tôi cho phép tất cả họ những ǵ tôi đă quyết định ở trên, và những Ân Xá lănh được trong tháng Mười, cũng sẽ được kéo dài vào các tháng kế tiếp là tháng 11 hoặc tháng 12, theo quyết định khôn ngoan của các Đấng Bản Quyền.

6. Thưa Chư Huynh, tôi tin những hoa trái phong nhiêu sẽ là kết quả của những nỗ lực này, đặc biệt nếu Thiên Chúa, bởi sự ban tặng ân sủng thiên đàng của Ngài, đem lại sự phát triển mạnh mẽ thêm cho các cánh đồng tôi gieo trồng và được ḷng nhiệt thành của Chư Huynh vun tưới. Tôi chắc chắn các tín hữu Kitô giáo sẽ lắng nghe những lời thẩm quyền Tông đồ của tôi với cùng một đức tin nhiệt thành và ḷng đạo đức mà họ đă cho thấy rất nhiều bằng chứng trong năm qua. Xin Đấng Bảo Trợ Thiên Đàng, mà chúng ta khẩn cầu qua Kinh Mân Côi, ân cần ở bên chúng ta và ban ơn để tất cả những bất đồng quan điểm được xóa bỏ và Kitô giáo được khôi phục trên khắp thế giới, hầu chúng ta đạt được từ Thiên Chúa niềm khát mong b́nh an trong Giáo hội. Để cam kết yêu cầu đó, tôi thân ái ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, các giáo sĩ và đoàn chiên được giao phó cho Chư Huynh chăm sóc.

Ban tại Đền Thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 30 tháng 5 năm 1884, năm thứ bảy triều đại Giáo hoàng của tôi.

Leo XIII

 

 

 

 

 

 

Thông Điệp

Quod Auctoritate

Công Bố Năm Thánh Ngoại Thường

Của Đức Giáo Hoàng Lêo XIII

Ban hành 22/12/1885

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh

Các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám mục,

Giám mục và Bản Quyền Địa Phương,

trong Ân Sủng và Hiệp Thông với Ṭa Thánh.

 

Kính Chúc Chư Huynh Sức Khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh.

1. Bằng thẩm quyền Tông đồ, Chúng Tôi đă hơn một lần truyền mở Năm Thánh ngoại thường trên toàn thế giới Kitô giáo, và các kho tàng ân tứ trên trời, thuộc quyền phân phát của Chúng Tôi, được mở ra cho các tín hữu, với ân huệ của Thiên Chúa, Chúng Tôi đă quyết định ra sắc lệnh cho năm tiếp theo. Thưa Chư Huynh, những thuận lợi của bước này sẽ không buột khỏi Chư Huynh, những người đă quá quen thuộc với tinh thần và khuynh hướng của thời đại, nhưng có một lư do đặc biệt khiến quyết định của Chúng Tôi dường như kịp thời hơn. Thực tế trong Thông Điệp gần đây, Chúng Tôi đă chỉ ra tầm quan trọng của việc các quốc gia nên hết sức chặt chẽ làm theo sự thật và lư tưởng Kitô giáo, thật dễ hiểu việc đó phù hợp thế nào khi Chúng Tôi dùng mọi nỗ lực khơi động con người, hoặc dẫn dắt họ trở lại thực hành các nhân đức Kitô giáo. Với một quốc gia th́ sự sống của người dân làm nên quốc gia đó, cũng như sự xuất sắc của một con tàu hay một ngôi nhà phụ thuộc vào chất lượng tốt và sự điều chỉnh đúng đắn của các bộ phận cấu thành nó, v́ vậy, nếu từng công dân có cuộc sống tốt, th́ quốc gia không thể đi ra ngoài con đường nhân đức, và không có lỗi phạm. Chính quyền dân sự và những thứ cấu thành đời sống công cộng của một quốc gia có tồn vong là do hành động của con người; và con người hầu như luôn thành công trong việc để lại hiện thân của quan điểm và cuộc sống họ nơi các tổ chức công lập. Do đó, để giáo huấn của Chúng Tôi có thể thấm sâu vào tâm trí con người, và điều ǵ là vĩ đại, thực sự chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, th́ cần phải nỗ lực đưa họ tới suy nghĩ và hành động như người Kitô hữu, ở nơi công cộng không kém hơn nơi riêng tư.

2. Và trong vấn đề này, nỗ lực là cần thiết hơn bởi v́ nguy cơ ở đầy dẫy khắp nơi. Những nhân đức tuyệt vời của tổ tiên chúng ta đă biến mất một cách đáng kể; những thú vui bạo lực nhất đ̣i cho được tự do hơn; quan điểm điên rồ không biết kiềm chế, hoặc ít là không có sự kiềm chế hiệu quả, mỗi ngày một gia tăng; trong số những nguyên tắc đúng đắn, có nhiều người sợ hăi v́ sự rụt rè không đúng chỗ, ngay cả không có can đảm để nói ra ư kiến của ḿnh một cách mạnh dạn, rất ít biến chúng thành hành động; ở khắp nơi những gương xấu tệ hại nhất đang ảnh hưởng đến đạo đức công cộng; những xă hội độc ác mà Chúng Tôi đă từng tố cáo trước đây, thành thục mọi tà thuật, đang cố hết sức dẫn dắt dân chúng đi lạc đường, và đến chừng mực có thể, chúng kéo họ ra khỏi Chúa, khỏi bổn phận của họ và khỏi Kitô giáo.

3. Giữa rất nhiều sự dữ cấp bách này, càng nghiêm trọng hơn bởi v́ chúng đă tồn tại lâu dài, không điều nào mà Chúng Tôi bỏ qua không làm để có thể mang lại hy vọng giảm bớt chúng. Với mục đích này, và trong hy vọng này, Chúng Tôi công bố Năm Thánh cho tất cả những ai có ơn cứu độ trong ḷng, và cần được nhắc nhở và khuyến khích để nâng cao suy nghĩ của họ, hiện đang bận rộn với các vấn đề thế gian, để chiêm ngưỡng những sự trên trời. Và điều này mang lại lợi ích không chỉ cho cá nhân họ, mà c̣n cho hạnh phúc tương lai của toàn bộ khối cộng đồng, bởi v́ khi mỗi công dân tiến bộ trên con đường hoàn thiện, th́ có sự gia tăng tương ứng tỷ lệ thuận về sự chính trực và trung thực nói chung, trong đời sống công cộng và đạo đức quốc gia.

4. Nhưng thưa Chư Huynh, Chư Huynh sẽ thấy rằng sự thành công phụ thuộc phần lớn vào sự chăm chỉ và ḷng nhiệt thành của Chư Huynh, v́ cần phải chuẩn bị mọi người một cách thích đáng và cẩn thận nếu họ muốn gặt hái thành quả được đặt trước mắt họ. Chúng Tôi ủy thác nó cho sự phân định và khôn ngoan của Chư Huynh để đặt vấn đề này vào tay các linh mục mà Chư Huynh có thể lựa chọn, bằng những diễn từ phù hợp với khả năng của đám đông để có thể hướng dẫn họ, và trên hết là khuyên họ hăy sám hối, theo thánh Augustine, bao gồm "sự sám hối hàng ngày đối với những người tốt và những môn đệ trung thành của Chúa Giêsu Kitô là chúng ta đấm ngực ḿnh, nói rằng xin tha tội chúng tôi." (1) Với lẽ phải Chúng Tôi đề cập ở đây trong điểm đầu tiên mà phần sám hối bao gồm h́nh phạt xác tự nguyện. Chư Huynh biết xu hướng của thời đại - có biết bao người thích sống nhỏ nhen và thu ḿnh trước bất cứ điều ǵ đ̣i dũng khí và hào phóng; những người, khi cơ hội di dưỡng đến, họ t́m đủ lư do để không tuân theo các luật tốt lành của Giáo Hội, họ nghĩ rằng gánh nặng đặt lên vai họ quá mức có thể mang, khi họ được yêu cầu kiêng một số loại thức ăn hoặc ăn chay vài ngày trong năm. Không có ǵ lạ nếu, bị suy yếu bởi những thói quen buông thả này, họ dần dần đắm đuối hồn xác với những đam mê nghiêm trọng hơn. Do đó, cần phải nhắc lại lối sống điều độ cho những người đă sa ngă ấy hoặc những người có khả năng rơi vào kiểu nhu nhược này. V́ vậy, hăy nói với dân chúng nên kiên tŕ và tỏ tường buông bỏ để không chỉ theo luật Phúc Âm, mà thậm chí c̣n theo tiếng gọi của lư trí tự nhiên, con người buộc phải tự chủ và kiềm chế những đam mê của ḿnh dưới sự kiểm soát chặt chẽ, và hơn nữa, tội lỗi không thể hết nếu không sám hối. Nhân đức mà Chúng Tôi đă nói có thể sẽ lâu bền nếu thận trọng đặt nó dưới sự canh pḥng và bảo vệ an toàn của một thể chế ổn định; thưa Chư Huynh, Chư Huynh biết rơ điều Chúng Tôi ám chỉ; Chúng Tôi muốn nói rằng Chư Huynh nên tiếp tục trong giáo phận ḿnh mỗi vị hăy bảo vệ và quảng bá Ḍng Ba, được gọi là Ḍng Giáo Dân, của Ḍng Anh Em Phan Sinh. Để duy tŕ tinh thần sám hối trong cộng đồng Kitô hữu, không ǵ hiệu quả hơn tấm gương và ơn huệ của thánh tổ Phanxicô Assisi, người đă kết hợp sự trong trắng tuyệt hảo nhất của cuộc đời với nhiệt tâm phạt xác đến nỗi h́nh ảnh Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh hiển hiện trong cuộc sống và đức hạnh của thánh nhân không kém ǵ những dấu tích đă được ghi một cách siêu nhiên trên thân thể người. Các luật Ḍng của thánh nhân, mà Chúng Tôi đă sửa đổi cho hợp thời đại, nhẹ nhàng để tuân giữ cũng như có giá trị cho việc thực hành nhân đức Kitô giáo.

5. Ở điểm thứ hai, v́ mọi hy vọng về sự an toàn đều nằm trong sự bảo vệ và trợ giúp của Cha chúng ta Trên Trời giữa những nhu cầu công và tư quá lớn, Chúng Tôi tha thiết mong muốn thấy được ḷng tin kết hợp với sự hồi sinh ḷng nhiệt thành chuyên cần trong cầu nguyện. Trong mỗi cuộc khủng hoảng lớn của Kitô giáo, và mỗi khi Giáo Hội bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa bên trong hoặc những nguy hiểm bên ngoài, các tổ phụ của chúng ta, mắt ngước lên Trời cầu xin, đă dạy chúng ta cách thức và thời điểm chúng ta nên t́m kiếm ánh sáng cho linh hồn, sức mạnh nhân đức và sự giúp đỡ phù hợp với nhu cầu. V́ tâm trí con người đă được khắc sâu những giới luật này của Chúa Giêsu Kitô: “Hăy xin th́ sẽ được;” (2) “Chúng ta phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.” (3) Và với giáo huấn này, lời tương ứng của vị Tông đồ: “Hăy cầu nguyện không ngừng;” (4) “V́ vậy, trước hết tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người.” (5) Theo chủ đề Thánh John Chrysostom đă để lại cho chúng ta lời này đúng một cách tài t́nh không hơn không kém dưới h́nh thức so sánh: "Ngay cả con người, kẻ trần truồng bước vào ánh sáng ban ngày và muốn mọi thứ, cuối cùng cũng đă được thiên nhiên ban cho đôi tay để tự ḿnh đem lại tất cả những ǵ cần thiết cho cuộc sống; v́ vậy trong những điều siêu nhiên, thấy ḿnh không thể làm ǵ được, th́ con người đă nhận lănh từ Thiên Chúa khả năng cầu nguyện, để có thể sử dụng nó một cách khôn ngoan hầu đạt được hết những ǵ cần thiết cho ơn cứu độ ḿnh."

6. Từ tất cả những điều này, thưa Chư Huynh Đáng Kính, mỗi người trong Chư Huynh có thể tập hợp được sự đồng t́nh với Chúng Tôi và ḷng nhiệt thành đáng khen mà với đề nghị của Chúng Tôi, Chư Huynh đă truyền bá ḷng sùng kính Kinh Mân Côi, đặc biệt trong những năm cuối cùng này. Chúng ta cũng không thể vượt qua ḷng đạo đức b́nh dân mà hầu như ở mọi nơi đều phấn khích nhờ phương pháp cầu nguyện này. Giờ đây Chư Huynh phải trông coi rất cẩn trọng để sự sùng mộ này được thực hành với ḷng nhiệt thành ngày càng lớn lao hơn, và nhất định để nó được kiên tŕ thực hiện. Nếu Chúng Tôi nhấn mạnh lời khuyến khích này, như Chúng Tôi đă làm nhiều lần, th́ hẳn không ai trong Chư Huynh ngạc nhiên, v́ Chư Huynh hiểu tầm quan trọng đó là thói quen lần chuỗi Mân Côi này nên phát triển mạnh mẽ nơi các Kitô hữu. Và Chư Huynh hoàn toàn biết rằng đây là một phần và một h́nh thức đẹp đẽ của tinh thần cầu nguyện mà Chúng Tôi nói, và nó đồng thời phù hợp một cách tuyệt vời với thời đại chúng ta, dễ thực hành và đạt kết quả. Nhưng để như là hoa trái đầu tiên và là hoa trái chính của Năm Thánh, như Chúng Tôi đă chỉ ra, việc sửa đổi đời sống và tiến bộ trong nhân đức, Chúng Tôi thấy đặc biệt cần thiết phải tránh điều xấu mà Chúng Tôi đă không quên chỉ ra trong các Thông Điệp trước đây của Chúng Tôi. Chúng Tôi có ư nói đến những bất đồng nội bộ giữa một vài người trong chúng ta, có thể nói là như vậy, và những bất đồng trong đó khó có thể nói chúng phá vỡ hoặc nới lỏng các mối dây đức ái đến mức độ nào, làm thiệt hại lớn lao cho các linh hồn. Nếu Chúng Tôi nhắc lại điều này với Chư Huynh một lần nữa, thưa Chư Huynh Đáng Kính là những người bảo vệ kỷ luật Giáo Hội và ḷng bác ái hỗ tương, đó là v́ Chúng Tôi ước mong được thấy sự thao thức của Chư Huynh và thẩm quyền của Chư Huynh luôn hướng đến việc ngăn chặn một sự dữ lớn như vậy. Bằng những lời khuyến cáo, khuyên nhủ, quở trách của Chư Huynh, hăy thúc giục mọi người "giữ sự hiệp nhất tinh thần trong mối dây ḥa b́nh," thuyết phục những người gây ra bất đồng, nếu có, quay trở lại với bổn phận của họ bằng cách suy xét điều họ nên ghi nhớ là Con Một Thiên Chúa, ngay cả khi sắp bước vào những cực h́nh cuối cùng, Ngài đă tha thiết xin Cha Ngài không điều ǵ hơn là t́nh yêu thương nhau của những kẻ đă tin, hoặc sẽ tin Ngài: "để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong Chúng Ta." (6)

7. Do đó, tin cậy vào ḷng thương xót của Thiên Chúa toàn năng, và quyền bính của các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và tận dụng quyền cầm buộc và tháo cởi mà Chúa đă ban cho Chúng Tôi, mặc dù bất xứng, Chúng Tôi ban dưới h́nh thức Năm Thánh Chung một ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu của cả hai giới theo điều kiện này và tùy thuộc vào nghĩa vụ này trong năm 1886 sắp tới khi họ thực hiện những điều được đề cập dưới đây.

8. Các công dân và cư dân của Rôma phải hai lần viếng các đại thánh đường Lateran, Vatican và Liberia, và cầu nguyện ở đó ít lâu với Thiên Chúa theo ư chỉ của Chúng Tôi cho Giáo Hội được đề cao và hưng thịnh, cho mọi bè rối bị nhổ tận gốc, và cho hết mọi người lầm lạc được hoán cải, và theo đúng như các ư chỉ của Chúng Tôi, hăy cầu xin Thiên Chúa để sự ḥa thuận ngự trị giữa các vị lănh đạo Kitô giáo, và ḥa b́nh và hợp nhất là chung cuộc giữa mọi tín hữu. Họ cũng phải ăn chay trong hai ngày, chỉ dùng thực phẩm thường được phép trong thời gian sám hối, thêm bốn mươi ngày Mùa Chay và những ngày khác được Giáo Hội quy định là những ngày ăn chay. Sau khi xưng tội đàng hoàng, họ cũng phải, rước lễ, và theo lời khuyên của cha giải tội, bố thí, mỗi người tùy theo khả năng của ḿnh, để tiến hành một số công việc có khả năng thúc đẩy việc truyền bá và phát triển Giáo Hội Công giáo. Mỗi người có thể chọn mục tiêu ḿnh thích; nhưng Chúng Tôi nghĩ tốt nhất là nên ấn định hai mục tiêu, hướng tới sự hỗ trợ nào có thể đem lại lợi ích lớn nhất; và trong số này, mỗi hỗ trợ nhằm một mục tiêu mà ở nhiều nơi đang cần được giúp đỡ và viện trợ, và kết quả có lợi cho quốc gia không ít hơn cho Giáo Hội, Chúng Tôi muốn nói đến các trường nam Tiểu học và các chủng viện.

9. Thưa Chư Huynh, những ai cư trú bên ngoài Rôma, ở bất cứ nơi nào họ sống trên thế giới, phải viếng hai lần ba nhà thờ do Chư Huynh, hoặc đại diện hoặc người được ủy nhiệm của Chư Huynh, những người chịu trách nhiệm về các linh hồn, chỉ định trong những khoảng thời gian quy định; hoặc ba lần viếng nếu chỉ có hai nhà thờ, hoặc sáu lần viếng nếu chỉ có một nhà thờ; và cũng phải tuân thủ tất cả các điều kiện đă nêu trên. Ân xá này có thể được áp dụng theo cách thức cầu bầu cho linh hồn những người đă rời bỏ cuộc sống này để kết hợp với Thiên Chúa trong đức ái. Chúng Tôi trao cho Chư Huynh quyền giảm số lần viếng nhà thờ tùy theo nhận định của Chư Huynh đối với một số nhà thờ nào đó trong trường hợp các kinh sĩ đoàn, các cộng đoàn, triều cũng như ḍng, các cộng đồng, hội đoàn, trường đại học và cao đẳng là những nơi các cuộc viếng được thực hiện kiểu cuộc rước.

10. Các thủy thủ và du khách có thể có được ân xá khi trở về nhà, hoặc đến một điểm cố định nào đó, bằng cách viếng sáu lần nhà thờ chính, hoặc nhà thờ giáo xứ trong khu vực, và tuân thủ các điều kiện khác mà Chúng Tôi đă đặt ra. Trong trường hợp các ḍng tu nam-nữ, ngay cả những người thuộc ḍng kín, và hết thảy những người khác, dù là giáo sĩ hay giáo dân, những người bị ngăn trở hoặc v́ họ đang ở trong tù, hoặc do bệnh tật, hoặc v́ bất kỳ lư do chính đáng nào khác, chỉ cần đáp ứng các điều kiện nêu trên, hoặc một vài điều kiện trong số đó, cha giải tội có quyền thay thế cho họ bằng các việc đạo đức khác, và cũng có quyền miễn trừ việc Rước Lễ cho trẻ em chưa Rước Lễ Lần Đầu. Hơn nữa, Chúng Tôi ban cho hết thảy và mỗi tín hữu, cả giáo dân và giáo sĩ, cả triều và ḍng, thuộc bất kỳ ḍng và tu hội nào, và ngay cả những người có hoàn cảnh đặc biệt, để họ được chọn bất kỳ cha giải tội nào họ muốn cho mục tiêu của Năm Thánh; các nữ tu, tập sinh và những phụ nữ khác sống trong đan viện có thể tận dụng quyền này miễn là cha giải tội họ chọn phải được chấp thuận cho các nữ tu. Với các cha giải tội trong dịp này, và trong khi thời gian Năm Thánh này kéo dài, Chúng Tôi ban tất cả các năng quyền đă được ban bởi Tông Thư của Chúng Tôi ngày 15 tháng 2 năm 1879, bắt đầu bằng các từ Pontifices Maximi (các Đức Giáo Hoàng); luôn luôn loại trừ những điều đă được loại trừ trong những Tông Thư đó.

11. Cuối cùng, mọi người hăy cố gắng hết sức để đạt được những ân sủng từ trời trong thời gian này bằng ḷng sùng kính đặc biệt đối với Mẹ Thiên Chúa. V́ Chúng Tôi ước mong Năm Thánh này được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mân Côi; và với sự phù giúp của Người, Chúng Tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều người có linh hồn được giải thoát nhờ tẩy sạch vết nhơ tội lỗi, sẽ được đổi mới nhờ đức tin, nhân đức và công chính, không chỉ với hy vọng được cứu độ đời đời, mà c̣n như dấu hiệu báo trước một thời kỳ b́nh yên hơn.

12. Như một bảo đảm về những ân sủng trên trời và một bằng chứng cho thiện ư hiền phụ của Chúng Tôi, từ tận đáy ḷng, Chúng Tôi ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh và giáo sĩ của Chư Huynh, và toàn thể tín hữu được ủy thác cho Chư Huynh chăm sóc và trông nom.

Ban hành tại đền thờ thánh Phêrô, Rôma, ngày 22 tháng 12 năm 1885, năm thứ 8 triều đại Giáo Hoàng của Chúng Tôi.

 

Leo XIII

_________________________

Tham Khảo:

 

1. Ep 108

2. Mt 7,7

3. Lc 18,1

4. I Th 5,17

5. I Tim 2,1

6. Ga 17,21

 

 

 

 

 

 

Thông Điệp

Vi È Ben Noto

Về Kinh Mân Côi và Đời Sống Chung

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII

Ban hành 20/9/1887

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính Gửi các Giám mục Ư,

 

Thưa Chư Huynh,

1. Chư Huynh biết, giữa những nguy hiểm hiện tại, tôi đặt niềm tin tưởng vào Đức Trinh Nữ Mân Côi Vinh Quang chừng nào, v́ sự an toàn và thịnh vượng của dân Kitô giáo cùng sự yên b́nh và an tĩnh của Giáo hội. Hăy nhớ rằng trong những giây phút thử thách lớn lao, các mục tử và đoàn chiên đă từng cầu nguyện với hết ḷng tin tưởng Mẹ Thiên Chúa uy quyền, trong tay Người là tất cả mọi ân sủng, cũng chắc chắn, ḷng sùng kính Đức Mẹ Mân Côi là thích hợp nhất cho nhu cầu của thời đại này, tôi ước mong hồi sinh ở mọi nơi ḷng sùng kính này, và truyền bá xa rộng cho hết thảy các các tín hữu trên khắp thế giới. Nhiều lần tôi, trong việc khuyến khích thực hành đạo đức suốt tháng Mười để tôn vinh Đức Mẹ, chỉ ra lư do và hy vọng của tôi khi làm như vậy, cũng như các h́nh thức cần được tuân thủ; và toàn thể Giáo hội, sẵn ḷng theo mong muốn của tôi, đă từng đáp lại bằng những biểu hiện đặc biệt của ḷng sùng kính; và giờ đây đă sẵn sàng đáp lại Đức Maria, trong suốt một tháng, một bằng chứng hàng ngày về ḷng sùng kính rất thân thương. Trong cuộc ganh đua đạo đức như vậy, nước Ư đă không chịu thua kém, bởi lẽ ḷng sùng kính Đức Mẹ đă bén rễ sâu rộng trên vùng đất này; và tôi chắc chắn năm nay cũng thế, nước Ư sẽ nêu một tấm gương xán lạn về t́nh yêu dành cho Mẹ Thiên Chúa uy quyền, và sẽ cho tôi những lư do mới để được an ủi và hy vọng. Dù vậy, thưa Chư Huynh, tôi không thể nói ít lại một vài lời khuyên Chư Huynh, để với ḷng nhiệt thành đặc biệt và đổi mới trong tháng dành riêng cho Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mân Côi được thánh hóa trong mỗi giáo phận Nước Ư.

2. Thật dễ tưởng tượng tôi có lư do nào để làm điều này. V́ Thiên Chúa kêu gọi tôi cai quản Giáo hội của Ngài trên trái đất, tôi đă t́m cách dùng mọi phương thế có thể mà tôi cho là phù hợp để thánh hóa linh hồn và mở rộng triều đại của Chúa Giêsu Kitô. Tôi không hề nghĩ chuyện chỉ ân cần lo lắng hàng ngày cho một quốc gia và một dân tộc, mà nhớ rằng Đấng Cứu Chuộc đă đổ máu châu báu của ḿnh trên Thập giá và mở ra triều đại ân sủng và vinh quang cho hết mọi người. Tuy vậy, đừng ai ngạc nhiên khi tôi biểu lộ sự quan tâm đặc biệt đối với người dân nước Ư, v́ vị Tôn Sư Giêsu Kitô của chúng ta đă chọn, từ khắp nơi trên thế giới, nước Ư để đặt ngai của Vị Đại Diện Ngài trên trái đất, và trong các kế hoạch quan pḥng của Ngài đă chỉ định Rôma là thủ đô của thế giới Công giáo. Về khía cạnh này, người dân Ư được kêu gọi sống gần gũi với người cha của cả gia đ́nh Kitô giáo và chia sẻ một cách đặc biệt trong nỗi buồn và vinh dự của ngài. Thật không may, tôi thấy ở nước Ư nhiều điều khiến tâm hồn tôi phiền muộn. Đức tin và luân lư Kitô giáo, di sản quư giá được tổ tiên chúng tôi nâng niu, và trong tất cả các thời kỳ trước, vinh quang của đất nước chúng tôi và của những nhân vật vĩ đại của nước Ư, đang bị tấn công một cách tinh vi, hoặc âm thầm hoặc công khai, cùng với sự hoài nghi đang nổi loạn, bởi một số ít người t́m cách cướp đi của người khác niềm tin và ḷng đạo đức mà bản thân họ đă đánh mất. Trong đó được thấy đặc biệt hơn là hoạt động của các giáo phái, và của những người ít nhiều là công cụ tự nguyện của họ. Trên hết, tại thành phố Rôma này, nơi vị Đại Diện Chúa Kitô có Ṭa Thánh, là nơi họ tập trung những nỗ lực và kế hoạch hiểm ác để ngoan cố kịch liệt tấn công.

3. Thưa Chư Huynh, tôi không cần nói với Chư Huynh nỗi cay đắng tràn ngập tâm hồn tôi thế nào khi thấy sự nguy hiểm cho ơn cứu độ của rất nhiều con cái yêu dấu của tôi. Nỗi buồn của tôi càng lớn hơn v́ thấy không thể chống lại sự dữ nghiêm trọng như vậy cùng với hậu quả ghê gớm của nó. Thưa Chư Huynh, tôi mong muốn và tôi có quyền hành động, như Chư Huynh biết, và cả thế giới đều biết, để hạn chế được t́nh trạng. Về điều này, tôi cảm thấy một mong muốn c̣n lớn hơn đó là kêu đến Mẹ Thiên Chúa và xin Người cứu giúp. Tất cả những người Ư tốt lành hăy cầu nguyện cho anh em lầm lạc, v́ vị cha chung của họ là Giáo hoàng Rôma, mà Thiên Chúa, với ḷng thương xót vô biên, đoái nghe và đáp lại những lời cầu nguyện của một người cha và các con của ông. Hy vọng sống động và chắc chắn nhất của tôi được đặt nơi Nữ Vương Mân Côi, Đấng đă tỏ ḿnh, v́ Người đă được kêu cầu bằng danh hiệu đó, sẵn sàng phù trợ Giáo hội và các dân tộc Kitô giáo trong các nhu cầu thiết yếu. Tôi đă ghi lại những vinh quang này và những chiến thắng vẻ vang trên giáo phái Albigenses và những kẻ thù hùng mạnh khác, những vinh quang và chiến thắng không chỉ có ích cho Giáo hội, chịu ưu phiền và đàn áp, mà c̣n là phúc lợi tạm thời của các dân tộc và quốc gia. V́ sao trong giờ nguy cấp này, chúng ta một lần nữa không trông vào sức mạnh và ḷng nhân lành kỳ diệu của Đức Trinh Nữ uy quyền, v́ mưu ích của Giáo hội, của Thủ lănh Giáo hội, và của cả thế giới Kitô giáo, nếu chỉ cần tín hữu làm sống lại, về phần ḿnh, những tấm gương tuyệt vời về ḷng đạo đức cha ông họ đă sống trước kia, trong hoàn cảnh tương tự? Và để làm cho Nữ Vương rất uy quyền ngày càng trở nên thuận lợi hơn, tôi sẽ ngày càng tôn vinh Người nhiều hơn trong việc đọc Kinh Mân Côi, và gia tăng ḷng sùng kính này. Với cùng một mục đích, tôi tha thiết ước mong người Công giáo Ư, với đức tin sống động, đặc biệt trong suốt tháng Mười này, cầu khẩn Đức Trinh Nữ uy quyền và yêu mến nài ép trái tim người mẹ của Người, kêu xin Người ban chiến thắng cho Giáo hội và Ṭa thánh, v́ sự tự do của vị Đại Diện Chúa Giêsu Kitô trên trái đất, và v́ ḥa b́nh và thịnh vượng chung. Bởi lẽ hiệu lực của lời cầu nguyện như thế sẽ tương xứng với tâm trạng của những người dâng lời nguyện. Thưa Chư Huynh, tôi hết ḷng khuyến khích Chư Huynh dành tất cả sự quan tâm và nhiệt t́nh để khơi dậy nơi những người cam kết trách nhiệm về một đức tin mạnh mẽ, sống động và tích cực, và kêu gọi tất cả trở về bằng việc sám hối hầu lănh được ân sủng và trung thành thực hiện mọi nghĩa vụ của họ. Trong số những nhiệm vụ như vậy, xem xét t́nh trạng của thời đại, th́ việc công khai và chân thành tuyên xưng đức tin và giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô phải được coi là tối quan trọng, gạt bỏ mọi sự kính trọng của con người, và chiếu cố trước tiên đến mọi lợi ích tôn giáo và sự cứu rỗi các linh hồn. Không thể che giấu được rằng, mặc dù nhờ ḷng thương xót của Thiên Chúa, cảm giác tôn giáo mạnh mẽ và được lan truyền rộng răi giữa những người Ư, tuy nhiên do ảnh hưởng xấu của con người và sự thờ ơ tôn giáo ngày càng tăng, do đó làm giảm sự tôn trọng và ḷng hiếu thảo đối với Giáo hội là vinh quang của tổ tiên chúng ta và là nơi họ kỳ vọng nhất. Thưa Chư Huynh, cứ làm công việc của Chư Huynh để làm sống lại cảm giác Kitô giáo này nơi giáo dân của Chư Huynh, đó là về mối quan tâm đến chính nghĩa Công giáo, về niềm tin vào sự trợ giúp của Đức Mẹ và về tinh thần cầu nguyện. Chắc chắn Đức Nữ Vương uy quyền, được nhiều con cái kêu cầu như vậy, sẽ rủ ḷng thương nghe lời họ cầu nguyện, an ủi tôi trong nỗi buồn và thưởng cho những nỗ lực của tôi v́ Giáo hội và nước Ư, bằng cách ban thời gian tốt hơn cho cả hai. Với những mong muốn này, tôi dành Phép Lành Ṭa Thánh như một lời hứa những ân sủng và thương mến cao nhất từ trời cho Chư Huynh, các giáo sĩ của Chư Huynh và những người được ủy thác cho Chư Huynh coi sóc.

Ban tại Vatican vào ngày 20 tháng 9 năm 1887

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tông Thư

Quamquam Pluries

Về Ḷng Sùng Kính Thánh Giuse

Của Đức Giáo Hoàng Lêo XIII

Ban hành 15/8/1889

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh,

Các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám mục,

và Các Đấng Bản Quyền khác,

trong B́nh An Hiệp Nhất với Ṭa Thánh.

 

1. Mặc dù tôi đă nhiều lần đặt ra những kinh nguyện đặc biệt cho toàn thế giới đọc, để những phúc lộc của người Công giáo nhất mực được kư thác cho Thiên Chúa, nhưng sẽ không ai coi là vấn đề đáng ngạc nhiên khi tôi cho rằng thời điểm hiện tại là thời điểm thích hợp để một lần nữa khắc sâu cùng một nhiệm vụ. Trong những giai đoạn thử thách cam go – phần lớn là khi mọi hành động vô pháp dường như tạo cơ hội cho quyền lực bóng tối - Giáo Hội có thói quen nhiệt thành và kiên tŕ đặc biệt khẩn cầu Thiên Chúa, Tác Giả và là Đấng bảo vệ Giáo Hội, bằng cách cậy nhờ sự cầu bầu của các thánh - và trước hết là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa - sự bảo trợ của Người từng hiệu quả nhất. Kết quả của những lời cầu nguyện sốt sắng này và của niềm tin tưởng nơi ḷng nhân lành của Thiên Chúa, sớm hay muộn, đă luôn biểu lộ rơ ràng. Giờ đây, thưa Chư Huynh, Chư Huynh biết thời đại chúng ta đang sống; chắc chắn là Kitô giáo không ít những ngày tháng rất tồi tệ, điều mà trong quá khứ đă đầy đau khổ cho Giáo Hội. Chúng ta thấy đức tin, cội rễ của mọi nhân đức Kitô giáo, hao ṃn trong nhiều tâm hồn; chúng ta thấy đức bác ái ngày càng nguội lạnh; thế hệ trẻ hàng ngày đang lớn lên trong sự sa đọa về đạo đức và quan điểm; Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô bị tấn công tư bề bởi thế lực công khai hoặc bởi âm mưu; một cuộc chiến không ngừng tiến hành chống lại Giám Mục Thủ Lănh; và chính những nền tảng tôn giáo bị phá hủy cách cuồng bạo với cường độ tăng dần hàng ngày. Thật vậy, những điều này là một vấn đề qua tai tiếng đến mức chúng ta không cần phải dài ḍng về vực thẳm mà xă hội đă ch́m xuống trong những ngày này, hoặc về những ư đồ hiện đang lung lạc tâm trí con người. Trong những hoàn cảnh quá bất hạnh và hỗn loạn, các biện pháp nhân loại là không đủ, và rất cần cầu xin sự trợ giúp từ quyền năng Thiên Chúa như một nguồn lực duy nhất.

2. Đây là lư do v́ sao tôi cho rằng cần phải hướng đến dân Kitô giáo và thúc giục họ gia tăng ḷng sốt sắng và kiên tŕ cầu khẩn sự trợ giúp của Thiên Chúa Toàn Năng. Vào thời điểm gần tháng 10 này, tháng mà tôi đă dâng hiến cho Đức Trinh Nữ Maria, dưới danh hiệu Đức Mẹ Mân Côi, tôi tha thiết khuyên các tín hữu thực hiện các công việc của tháng này, nếu có thể, thậm chí với ḷng đạo đức và kiên tŕ hơn cả trước đây nữa. Tôi biết chắc chắn có sự trợ giúp hiền mẫu của Đức Trinh Nữ, và tôi quả quyết rằng tôi sẽ không bao giờ đặt niềm tin vào Mẹ mà vô hiệu. Nếu, trong vô số trường hợp, Người đă thể hiện quyền phép của ḿnh để trợ giúp thế giới Kitô giáo, th́ sao tôi lại hồ nghi giờ đây Người sẽ tiếp tục trợ giúp bằng quyền phép và sự ưu ái, nếu những lời cầu nguyện khiêm tốn và liên lỉ được dâng lên Người từ mọi phía? Không, đúng hơn tôi tin rằng sự can thiệp của Người sẽ kỳ diệu hơn v́ Người đă cho phép tôi cầu nguyện với Người bằng những lời hết sức khẩn khoản trong một thời gian dài. Nhưng tôi hướng tới một đối tượng khác, mà thưa Chư Huynh, theo thói quen của Chư Huynh, Chư Huynh sẽ tăng bội ḷng nhiệt thành. Để Thiên Chúa đoái nhận những lời nguyện của tôi hơn, và để Ngài hào phóng mau trợ giúp Giáo Hội của Ngài, tôi thấy điều hết sức thiết thực đối với người Kitô hữu là không ngừng sốt sắng tin tưởng cầu khẩn, cùng với Đức Trinh Mẫu – Mẹ Thiên Chúa, Bạn Thanh Sạch của Người, Thánh Giuse; và tôi chắc chắn điều này sẽ làm Đức Trinh Nữ hài ḷng lắm. Về đối tượng của ḷng sùng kính này, mà lần đầu tiên tôi nói công khai hôm nay, tôi biết chắc chắn rằng không chỉ mọi người có khuynh hướng về ḷng sùng kính đó, mà ḷng sùng kính này c̣n được thiết lập và đang tiến tới sự thăng tiến toàn diện. Tôi đă thấy ḷng sùng kính Thánh Giuse, mà trong thời gian qua các vị Giáo hoàng La-mă đă phát dương quang đại và ngày càng tăng dần, lớn mạnh quy mô hơn trong thời tôi, đặc biệt là sau khi Đức Piô IX, vị tiền nhiệm của tôi chấp thuận trước thỉnh cầu của đông đảo các Giám mục, đă công bố vị thánh tổ phụ này là Đấng bảo trợ Giáo Hội Công Giáo. Và hơn nữa, điều quan trọng là ḷng sùng kính Thánh Giuse phải được gắn liền với các thực hành đạo đức hàng ngày của người Công giáo, tôi mong muốn thôi thúc người Kitô hữu trước hết bằng lời nói và thẩm quyền của tôi.

3. Những động cơ đặc biệt khiến Thánh Giuse được tuyên bố là Bổn Mạng Giáo Hội, và để từ đó Giáo Hội t́m kiếm ơn huệ phi thường từ sự bảo trợ và che chở của Người, đó là Thánh Giuse là người phối ngẫu của Đức Maria và Đấng được tôn xưng là Cha của Chúa Giêsu Kitô. Từ những căn cội này đă làm nổi bật phẩm giá, sự thánh thiện, vinh quang của Người. Thực sự, phẩm giá của Mẹ Thiên Chúa cao cả đến nỗi không một thụ tạo nào có thể xếp lên trên đó. Nhưng v́ Thánh Giuse đă được kết hợp với Đức Trinh Nữ bằng mối liên hệ hôn nhân, nên chắc chắn Người đă đến gần phẩm giá cao quư đă làm cho Mẹ Thiên Chúa trổi vượt hơn bất kỳ thụ tạo nào. V́ hôn nhân là mối liên hệ mật thiết nhất trong mọi sự kết hợp mà từ bản chất của nó là cùng chia sẻ tặng ân giữa những người liên kết với nhau trong mối dây đó. V́ vậy, khi ban Thánh Giuse làm phu quân Đức Trinh Nữ, Thiên Chúa đă chỉ định Người không chỉ làm bạn đồng hành trong cuộc đời Đức Maria, làm chứng nhân cho sự trinh bạch của Đức Maria, làm người bảo vệ danh dự của Đức Maria, mà c̣n, v́ nhân đức của mối dây ràng buộc phu thê, làm người tham dự vào phẩm giá cao cả của Đức Maria. Và Thánh Giuse tỏa sáng giữa toàn thể nhân loại bởi phẩm giá rất tôn quư, v́ theo ư muốn của Thiên Chúa, Thánh Giuse là người bảo vệ Con Thiên Chúa và được Con Thiên Chúa gọi là cha giữa loài người. Do đó, xảy ra là Ngôi Lời Thiên Chúa đă khiêm nhường phục tùng Thánh Giuse, vâng lời Thánh Giuse, và đáp lại Thánh Giuse tất cả những phận vụ mà con cái phải phục tùng cha mẹ. Từ phẩm giá kép đôi này kéo theo nghĩa vụ mà bản chất đặt lên trên người chủ gia đ́nh, khiến Thánh Giuse trở thành người giám hộ, người quản lư và người bảo vệ hợp pháp của ngôi nhà thánh mà Người là đứng đầu. Và trong suốt cuộc đời ḿnh, Thánh Giuse đă chu toàn những trách nhiệm và bổn phận đó. Người tự đặt ḿnh bảo vệ bằng một t́nh yêu vĩ đại và hàng ngày chăm nom bạn đời và Hài Nhi Thiên Chúa; đều đặn bằng công việc của ḿnh để kiếm được những ǵ cần thiết là cơm ăn áo mặc cho gia đ́nh; Thánh Giuse đă bảo vệ Hài Nhi khỏi cái chết đe dọa bởi sự ghen tị của một ông vua, và t́m cho Hài Nhi một nơi ẩn náu; trong những khốn khó của cuộc hành tŕnh và những cay đắng của cuộc lưu đày, Thánh Giuse luôn là người bạn đồng hành, trợ giúp và nâng đỡ của Đức Trinh Nữ và Chúa Giêsu. Giờ đây, ngôi nhà thánh mà Thánh Giuse điều khiển với thẩm quyền của một người cha, chứa đựng trong giới hạn của nó Giáo Hội là đứa con hiếm hoi. Từ thực tế Đức Trinh Nữ Rất Thánh là mẹ Chúa Giêsu Kitô, Người cũng là mẹ của hết mọi Kitô hữu mà Người đă cưu mang trên Núi Canvê giữa những cơn đau tột cùng của Đấng Cứu Chuộc; theo một cách nào đó, Chúa Giêsu Kitô là trưởng tử giữa các Kitô hữu, những kẻ là em của Ngài nhờ được nhận làm nghĩa tử và ơn Cứu chuộc. Và v́ những lư do như vậy, Đấng Tổ Phụ Thánh Đức coi các Kitô hữu làm nên Giáo Hội như được giao phó cách đặc biệt cho trách nhiệm của ngài - gia đ́nh vô hạn này trải rộng trên trái đất, v́ ngài là phu quân của Đức Maria và là cha của Chúa Giêsu Kitô. Ngài giữ thẩm quyền của người cha. Do đó, tự nhiên và thích hợp là như Thánh Giuse phục vụ mọi nhu cầu của gia đ́nh tại Nazareth và giữ ǵn nó, th́ giờ đây ngài cũng khoác lên ḿnh chiếc áo choàng của đấng bảo trợ trên trời và bảo vệ Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô.

4. Thưa Chư Huynh, Chư Huynh hiểu rơ rằng những suy xét này được xác nhận bởi ư kiến của đông đảo các Giáo phụ mà phụng vụ thánh phê chuẩn, rằng ông Giuse thời xưa, con tổ phụ Giacóp, là h́nh bóng của Thánh Giuse, và vinh quang của ông Giuse đă báo trước sự vĩ đại của Đấng bảo vệ Thánh Gia sau này. Và đúng là ngoài chuyện cùng tên gọi - một điểm mà tầm quan trọng của nó chưa bao giờ bị phủ nhận - được đặt cho mỗi vị, Chư Huynh cũng biết rơ những điểm giống nhau tồn tại giữa hai vị; cụ thể là, ông Giuse đă giành được sự ưu ái và thiện cảm đặc biệt của chủ ông, và nhờ sự quản lư của ông Giuse mà gia đ́nh của chủ ông đă trở nên thịnh vượng và giàu có; (nhưng quan trọng hơn) ông chủ tŕ vương quốc với quyền lực cao ngất, và trong thời kỳ mùa màng thất bát, ông đă cung cấp mọi nhu cầu của người Ai Cập với sự khôn ngoan đến mức nhà vua đă sắc phong cho ông danh hiệu "vị cứu tinh thế giới." V́ vậy, tôi có thể h́nh dung trước vị tổ phụ mới trong vị tổ phụ cũ. Và như vị tổ phụ trước tạo sự hưng thịnh cho nhà của chủ ḿnh, đồng thời giúp đại sự cho toàn vương quốc, cũng vậy vị tổ phụ thứ hai, được mệnh danh là người bảo vệ Kitô giáo, nên được coi là người bảo vệ và bênh vực Giáo Hội, đó thực sự là nhà của Chúa và vương quốc của Thiên Chúa trên trái đất. Đây là lư do v́ sao mọi người thuộc mọi tầng lớp và quốc gia nên chạy đến phó thác cho sự bảo vệ của Thánh Giuse. Những người làm cha trong các gia đ́nh t́m thấy nơi Thánh Giuse hiện thân ưu tú về sự quan tâm và thận trọng của người cha; tấm gương hoàn hảo về t́nh yêu của người chồng, về sự điềm tĩnh và chung thủy vợ chồng; đồng thời các trinh nữ t́m thấy nơi Thánh Giuse người kiểu mẫu và người bảo vệ cho toàn vẹn trinh tiết. Người cao quư sẽ gặp được nơi Thánh Giuse cách bảo vệ phẩm giá của họ ngay cả trong bất hạnh; người giàu sẽ hiểu, nhờ những bài học của Thánh Giuse, đâu là giá trị được mong muốn và đạt được nhất bằng sức lao động của họ. Là những người lao động, thợ thủ công và người có tŕnh độ thấp hơn, cậy nhờ Thánh Giuse là một đặc quyền của họ, và gương Thánh Giuse là h́nh mẫu cụ thể cho họ bắt chước. Bởi Thánh Giuse, mang ḍng máu hoàng tộc, được kết hôn với người vĩ đại và thánh thiện nhất trong giới phụ nữ, được coi là cha của Con Thiên Chúa, đă trải qua cuộc đời lao động và bằng đôi tay vất vả chu cấp nhu cầu của gia đ́nh. V́ vậy, thực sự thân phận của kẻ hèn mọn không có ǵ đáng xấu hổ, và công việc của người lao động không những không làm ô danh, mà nếu được kèm theo nhân đức, c̣n có thể được tôn vinh một cách đặc biệt. Thánh Giuse, bằng ḷng với những tài sản nhỏ bé của ḿnh, đă chịu những thử thách do gia tài quá ít ỏi, với tâm hồn cao cả, noi gương Con của Người, Đấng đă mặc lấy h́nh hài nô lệ, là Chúa của sự sống, bằng ư muốn tự do đă tự làm cho ḿnh chịu tước đoạt và mất hết tất cả mọi thứ.

5. Qua những lư do này, người nghèo và những người sống bằng lao động chân tay nên có tấm ḷng nhân hậu và học cách sống công chính. Nếu họ giành được quyền vươn lên từ nghèo khó và có được thứ hạng cao hơn bằng cách thức hợp pháp, th́ lẽ phải và công lư sẽ ủng hộ họ trong việc thay đổi thứ bậc được thiết lập cho họ bởi Sự Quan Pḥng của Thiên Chúa lúc ban đầu. Nhưng sử dụng vũ lực và đấu tranh bằng những con đường đầy tham vọng để đạt được mục đích như vậy là những cơn điên rồ chỉ làm trầm trọng thêm cái ác mà họ nhắm đến để trấn áp. V́ vậy, sẽ là khôn ngoan, nếu để người nghèo đừng tin vào lời hứa của những kẻ đầy tham vọng, mà tin vào mẫu gương và sự bảo trợ của Thánh Giuse, và vào đức ái hiền mẫu của Giáo Hội, là những điều mỗi ngày một thêm trắc ẩn với số phận của họ.

6. Thưa Chư Huynh, đây là lư do v́ sao – nên tỏ ra tin tưởng nhiều vào ḷng nhiệt thành và thẩm quyền giám mục của ḿnh, và không nghi ngờ các tín hữu tốt lành và đạo đức sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ của luật lệ – tôi quy định trong cả tháng 10, khi đọc Kinh Mân Côi, tôi muốn thêm vào một Kinh Thánh Giuse, bản kinh sẽ được gửi cùng với thư này, và thói quen này nên được lặp lại hàng năm. Đối với những ai đọc kinh nguyện này, tôi ban mỗi lần được một ân xá bảy năm bảy Mùa Chay. Một thực hành hữu ích và rất đáng ca ngợi, đă được thiết lập ở một số quốc gia, là dâng tháng Ba để tôn vinh vị Thánh Tổ Phụ bằng các việc đạo đức hàng ngày. Ở những nơi không thể dễ dàng thiết lập thói quen này, th́ điều được mong muốn tối thiểu là trước ngày lễ, tại nhà thờ chính của mỗi giáo xứ, hăy làm tuần ba cầu nguyện. Ở những miền mà ngày 19 tháng 3 - Lễ Thánh Giuse - không phải là lễ buộc, tôi khuyên các tín hữu hăy thánh hóa nó bao nhiêu có thể bằng những thực hành đạo đức riêng tư, để tôn vinh Đấng Bảo Trợ trên trời của họ, như thể đó là một ngày buộc.

7. Và để biểu hiện những ân huệ trên trời, và làm chứng cho thiện chí của tôi, thưa Chư Huynh, tôi rất ưu ái trong Chúa, ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, cho hàng giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh.

Ban hành từ Vatican, ngày 15 tháng 8 năm 1889, năm thứ 11 triều đại Giáo Hoàng của tôi.

 

Leo XIII

 

_____________________________________

Kinh Thánh Giuse Bầu Cử

Lạy ơn ông thánh Giuse. Chúng con chạy đến cùng Người, trong cơn gian nan chúng con mắc phải. Chúng con đă kêu van cùng Rất Thánh Đức Bà là Đấng đă làm Bạn cùng Người, phù hộ ǵn giữ chúng con, th́ chúng con cũng lấy ḷng trông cậy cho vững vàng, mà xin Ông Thánh Giuse bầu cử cho chúng con như vậy.  

Chúng con xin v́ nhân đức kính mến, mà Người làm Bạn cùng Rất Thánh Đồng Trinh là Mẹ Chúa Trời, và là Đấng chẳng mắc phải tội tổ tông truyền, cùng v́ ḷng thương Người đă ẵm lấy Đức Chúa Giêsu, th́ chúng con xin Ông Thánh Giuse ghé mặt lại mà thương đến Hội Thánh, là phần sản nghiệp Đức Chúa Giêsu đă lấy Máu Thánh ḿnh mà chuộc. Lại xin Người dùng sức mạnh thiêng liêng và quyền phép Người, mà giúp đỡ những sự chúng con c̣n thiếu thốn.

Lạy Đấng đă coi sóc Đức Chúa Giêsu cùng Đức Bà cho cẩn thận, th́ chúng con xin Người bênh vực con cái Đức Chúa Giêsu đă chọn. Lạy Cha rất thương yêu! Chúng con xin Người cất mọi sự dối trá cùng mọi tội lỗi, cho chúng con khỏi mắc phải những sự ấy. Lạy Đấng rất mạnh đang ở trên trời hay ǵn giữ chúng con, xin Người dủ ḷng thương mà che chở chúng con đang khi chiến trận cùng kẻ thù tối tăm là các ma quỉ. Như xưa Người đă ǵn giữ Đức Chúa Giêsu cho khỏi cơn hiểm nghèo thế nào, th́ rày chúng con cũng xin Người cứu chữa lấy Hội Thánh, cho khỏi các mưu kế giặc thù, và các sự gian nan khốn khó như vậy, cùng xin Người hằng bầu cử cho chúng con được bắt chước Người, và trông cậy v́ quyền thế Người, cho được giữ đạo cho trọn, cùng được chết lành, và được hưởng phúc vô cùng trên thiên đàng. Amen.

Thông Điệp

Octobri Mense

Về Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII

Ban hành 22/9/1891

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và các Đấng Bản Quyền trong Ân Sủng và Hiệp Thông với Ṭa Thánh.

Kính Chào và Phép Lành Ṭa Thánh đến Chư Huynh.

1. Tháng Mười sắp tới, tháng được dành dâng kính Đức Trinh Nữ Mân Côi, tôi hài ḷng nhớ lại lời kêu gọi khẩn thiết trong những năm trước tôi đă gửi đến Chư Huynh. Như tôi đă tŕnh bày mong muốn các tín hữu, được thúc đẩy bởi thẩm quyền và ḷng nhiệt thành của Chư Huynh, cần tăng gấp đôi ḷng thành kính của họ đối với Mẹ Thiên Chúa uy nghi, Đấng trợ giúp hùng mạnh của các Kitô hữu, và cần cầu nguyện với Người suốt tháng, khẩn nài Người bằng nghi thức thiêng liêng nhất của Kinh Mân Côi mà Giáo hội, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn, đă từng thực hiện để hoàn tất mọi khát khao. Năm nay một lần nữa tôi công bố những mong muốn, một lần nữa tôi cổ lệ Chư Huynh bằng cùng những lời hô hào tương tự. Tôi tin chắc điều này trong t́nh yêu dành cho Giáo hội, đang khi những đau khổ của Giáo hội không hề giảm bớt, nhưng tăng dần hàng ngày về số lượng và tính nghiêm trọng. Phổ biến và nổi bật là những tệ nạn mà tôi lấy làm tiếc là: tranh đấu xảy ra dựa trên những giáo điều thiêng liêng mà Giáo hội nắm giữ và truyền tải; sự nhạo báng nhằm vào tính toàn vẹn của đạo đức Kitô giáo mà Giáo hội đang theo đuổi; sự thù địch đă tuyên bố, với hành động trơ tráo và với tội ác h́nh sự, chống lại chính Chúa Kitô, như thể công việc cứu chuộc của Thiên Chúa đă bị phá hủy từ nền tảng – một công việc thực sự không có sức mạnh đối địch nào có thể xóa bỏ hoặc hủy diệt hoàn toàn.

2. Không có sự kiện nào mới mẻ trong sự nghiệp của chiến binh Giáo hội. Chúa Giêsu đă báo trước cho các môn đệ Ngài. Để có thể dạy chân lư cho con người và hướng dẫn họ đến ơn cứu độ vĩnh cửu, Giáo hội phải tiến hành cuộc chiến hàng ngày; và trong suốt ḍng các thời đại đă chiến đấu, thậm chí là tử đạo, niềm vui và vinh quang của Giáo hội không ǵ khác hơn là thời điểm ghi dấu chính nghĩa của ḿnh bằng Máu của Đấng Sáng Lập, Giáo hội giữ lời hứa chắc chắn và bảo đảm chiến thắng. Dầu vậy, chúng ta không được che giấu nỗi buồn sâu sắc v́ sự cần thiết của cuộc chiến không ngừng này ảnh hưởng đến người lương thiện. Đó thực sự là một nguyên cớ của nỗi buồn mênh mông khiến nhiều người bị nhụt chí và bị dẫn lạc lối bởi sự sai lầm và thù địch với Thiên Chúa; khiến rất nhiều người thờ ơ với mọi h́nh thức tôn giáo, và cuối cùng là xa rời đức tin; khiến nhiều người Công giáo chỉ có trong danh xưng, và không dành cho tôn giáo sự kính trọng hay sùng mộ. Và c̣n buồn hơn nữa v́ ngày càng nhiều những lo lắng vây bọc tâm hồn khi nghĩ về nguồn sản sinh hầu hết đủ thứ tệ nạn đang tồn tại trong tổ chức của các quốc gia không cho phép có chỗ cho Giáo hội, và điều đó chống lại sự bảo vệ nhân đức thánh thiêng của Giáo hội. Đây thực là một biểu hiện khủng khiếp về sự báo thù chính đáng của Thiên Chúa, Đấng cho phép sự mù quáng của linh hồn làm tối tăm các quốc gia từ bỏ Ngài. Đây là tiếng những sự dữ gào thét, chúng tru tréo mỗi ngày một lớn. Nên điều hết sức cần là tiếng nói Công giáo cũng phải kêu lên Thiên Chúa kiên tŕ khẩn thiết, “không ngừng;” (1) cần các tín hữu không chỉ cầu nguyện ở nhà riêng, mà cả ở nơi chung, quy tụ nhau dưới mái nhà thiêng thánh; cần họ tha thiết nài xin Thiên Chúa quan pḥng giải thoát Giáo hội khỏi những kẻ xấu (2) và đưa các quốc gia đang gặp khó khăn trở lại với lương tri và lư trí lành mạnh, bằng ánh sáng và t́nh yêu của Chúa Kitô.

3. Đây là điều cao đẹp vượt quá hy vọng và niềm tin. Thế giới tiếp tục đoạn đường gian khổ, tự hào về sự giàu có, sức mạnh, vũ khí, tài năng của ḿnh; Giáo hội hướng tới ḍng thời đại lâu dài từng bước một, chỉ tín thác vào Thiên Chúa, Đấng Giáo hội ngày đêm ngước mắt giơ tay cầu khấn. Mặc dù với sự khôn ngoan, Giáo hội không hững hờ sự trợ giúp của con người mà Đấng Quan Pḥng và thời gian dành cho, nhưng Giáo hội không đặt niềm tin của ḿnh nơi những điều này, mà ở lời cầu nguyện, van xin, khẩn nài Thiên Chúa. V́ thế, Giáo hội phục hồi sinh khí; sự chuyên cần cầu nguyện của Giáo hội đă khiến Giáo hội, trong thái độ xa lánh những điều trần tục và kết hợp liên lỉ với ư muốn của Thiên Chúa, sống cuộc đời b́nh an thư thái của chính Chúa Giêsu, biến ḿnh nên h́nh ảnh của Chúa Kitô, Đấng mà niềm vui vĩnh cửu và hạnh phúc của Ngài không bị hủy hoại bởi những đau khổ kinh hoàng Ngài phải chịu v́ chúng ta. Học thuyết quan trọng về sự khôn ngoan Kitô giáo này đă từng được các Kitô hữu tin tưởng và thực hành xứng đáng với danh xưng. Những lời cầu nguyện của họ dâng lên Thiên Chúa tha thiết và thường xuyên hơn khi sự xảo quyệt và bạo lực của kẻ lầm lạc làm ảnh hưởng đến Giáo hội và mục tử tối cao của Giáo hội. Về điều này, các tín hữu Giáo hội Đông phương đă nêu tấm gương nên được đưa ra để hậu thế soi chung. Thánh Phêrô, Vị Đại Diện Chúa Giêsu Kitô, và là Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội, đă bị tống ngục, bị Hêrôđê độc ác bắt mang xiềng xích, và bị bỏ cho chết. Không ai có thể giúp đỡ hoặc giải thoát ngài khỏi nguy hiểm. Nhưng có một sức phù tŕ nào đó mà lời cầu nguyện nhiệt thành nài xin được từ Thiên Chúa. Giáo hội, như câu chuyện Thánh Kinh kể cho chúng ta, đă không ngừng cầu xin Chúa cho ngài (3); và nỗi sợ rủi ro càng lớn, th́ ḷng nhiệt thành của tất cả những người cầu nguyện với Chúa càng thiết tha. Khi mong muốn của họ được đoái nhận, phép lạ đă xảy ra; và các Kitô hữu hân hoan ca ngợi biết ơn về cuộc giải thoát thánh Phêrô kỳ diệu. Chúa Kitô c̣n cho chúng ta một ví dụ đáng nhớ hơn, một ví dụ về Chúa, để Giáo hội được thiết lập không chỉ theo giới luật của Ngài, mà c̣n theo gương của Ngài. Trong suốt cuộc đời, chính Ngài đă cầu nguyện thường xuyên và nhiệt thành, và vào những giờ phút quyết liệt trong Vườn Gethsemane, khi tâm hồn Ngài đầy cay đắng và buồn sầu đến chết được, Ngài cầu nguyện với Cha và cầu nguyện nhiều lần. (4) Như thế, không phải v́ bản thân mà Ngài cầu nguyện, bởi là Thiên Chúa Ngài không sợ ǵ và chẳng cần ǵ; Ngài cầu nguyện cho chúng ta, cho Giáo hội của Ngài, những lời cầu nguyện và nước mắt của những kẻ trong tương lai Ngài đă đoái nhận, để ban lại cho họ niềm hạnh phúc.

4. Nhưng v́ ơn cứu độ ḍng giống chúng ta được thực hiện nhờ mầu nhiệm Thập Giá, và v́ Giáo hội, là người phân phát ơn cứu độ đó sau chiến thắng của Chúa Kitô, được thiết lập trên trái đất và đi vào hoạt động, Thiên Chúa Quan Pḥng đă kiến tạo một trật tự mới cho một dân mới. Việc đáp lại những lời chỉ bảo của Thiên Chúa được kết hợp với t́nh cảm cao quư của tôn giáo. Con Thiên Chúa Hằng Hữu, định nhận lấy bản tính của chúng ta để cứu và nâng cao con người, và định hoàn thành sự kết hợp mầu nhiệm như thế giữa bản thân Ngài với toàn thể nhân loại, đă không thực hiện được kế hoạch nếu không có sự ưng thuận tự do của Người Mẹ ưu tuyển, người đại diện cho toàn nhân loại trong chừng mực nào đó, theo ư kiến nổi tiếng và chính đáng của thánh Tôma, người nói Cuộc Truyền Tin đạt kết quả với sự ưng thuận của Đức Trinh Nữ đứng ở vị trí của nhân loại. (5) Cùng một sự thật như thế, cũng có thể khẳng định rằng, theo ư muốn của Thiên Chúa, Đức Maria là người trung gian, qua Người mà kho tàng thương xót bao la này tích chứa nơi Thiên Chúa được phân phát cho chúng ta, v́ ḷng thương xót và sự thật được Chúa Giêsu Kitô kiến tạo. (6) Như vậy, không ai đến được với Chúa Cha ngoại trừ Chúa Con, cũng vậy không ai đến được với Chúa Kitô ngoại trừ Mẹ của Ngài. Thật lớn lao chừng nào ḷng nhân từ và thương xót được mạc khải trong kế hoạch này của Thiên Chúa! Thật tương ứng với sự yếu đuối của con người biết bao! Chúng ta tin vào sự tốt lành vô hạn của Đấng Tối Cao, và chúng ta vui mừng về điều đó; chúng ta cũng tin vào công lư của Ngài và chúng ta sợ nó. Chúng ta tôn thờ Đấng Cứu Thế đáng mến, không tiếc máu và mạng sống của Ngài; chúng ta sợ vị Thẩm Phán nghiêm khắc. Do đó, những người có hành động làm xáo trộn lương tâm cần một người can thiệp được Thiên Chúa sủng ái, đủ nhân từ không phải để loại trừ căn nguyên của sự tuyệt vọng, mà đủ nhân từ để nâng những người đau khổ và quỵ ngă lên một lần nữa hướng tới hy vọng vào ḷng thương xót của Thiên Chúa. Đức Maria là Đấng trung gian đặc biệt này; Người là Mẹ vĩ đại của Đấng Toàn Năng, nhưng thật thuần khiết – Người đằm thắm yêu thương, hết sức dịu dàng, tŕu mến vô hạn. Theo đúng nghĩa là Thiên Chúa đă ban Người cho chúng ta. Đă chọn Người làm Mẹ của Con Duy Nhất Ngài, Ngài dạy cho Người sự nhạy cảm của người mẹ để không toát ra điều ǵ ngoài sự tha thứ và t́nh yêu. Chúa Kitô mong muốn Người nên như vậy, v́ Ngài bằng ḷng làm bề dưới đối với Đức Maria và vâng phục Người như người con đối với mẹ ḿnh. Như thế, Ngài đă công bố Người từ thập giá khi Ngài giao phó cho Người chăm sóc và yêu thương toàn thể ḍng giống nhân loại nơi cá nhân môn đệ Gioan. Cuối cùng, Người đă chứng tỏ bản thân bằng sự can đảm trong việc thâu tập di sản từ những lao công to lớn của Con ḿnh, và trong việc đảm nhận trách nhiệm làm mẹ đối với tất cả chúng ta.

5. Kế hoạch của ḷng thương xót rất đáng mến này, được Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Maria và được Chúa Kitô xác nhận bằng di ngôn, đă được hiểu ngay từ đầu, và được các Tông đồ và các tín hữu sơ khai hết sức hân hoan đón nhận. Đó là lời khuyên và giáo huấn của các Giáo Phụ. Hết mọi dân thời đại Kitô giáo đều đồng tâm tiếp thu; và ngay cả khi văn chương và truyền thống im lặng, th́ vẫn có một lời thoát ra từ mỗi lồng ngực Kitô hữu và nói hết sức hùng hồn. Không có lư do nào khác cần thiết cho một đức tin vào Thiên Chúa thuyết phục chúng ta hướng về Đức Maria bằng một sự thúc đẩy mạnh mẽ và rất dịu dàng. Không có ǵ tự nhiên hơn, không có ǵ đáng khát khao hơn là t́m một nơi nương ẩn trong sự bảo vệ và ḷng trung thành của Người mà chúng ta có thể thú nhận những kế hoạch và hành động, sự vô tội và ḷng sám hối, nỗi khổ và niềm vui, lời cầu nguyện và khát vọng của chúng ta – tất cả mọi việc của chúng ta. Hơn nữa, mọi người đều tràn đầy hy vọng và tin tưởng rằng những lời cầu xin từ môi miệng những kẻ bất xứng có thể ít nhận được sự ưu ái, Thiên Chúa sẽ chấp nhận khi những lời ấy được Mẹ Rất Thánh gửi gắm, và sẽ ban cho mọi ân huệ. Chân lư và sự ngọt ngào của những suy nghĩ này mang đến cho tâm hồn niềm an ủi khôn tả và truyền cảm hứng cho mọi người cảm thương hơn đối với những người không có niềm tin vào Thiên Chúa, không tôn kính Đức Maria và có không Người làm Mẹ của họ; cả với những người nắm giữ đức tin Kitô giáo, nhưng dám buộc tội người khác tôn kính Đức Maria thái quá, bởi đó làm tổn thương ḷng hiếu thảo.

6. Cơn băo những sự dữ này, giữa lúc Giáo hội phải chiến đấu rất vất vả, để lộ cho mọi người con ngoan thảo của Giáo hội thấy nghĩa vụ thiêng liêng, theo đó họ được liên kết để thiết tha cầu nguyện với Thiên Chúa, và cách thức có thể khiến lời cầu nguyện của họ mạnh thế hơn. Trung thành với tấm gương đạo đức của cha ông, chúng ta hăy cậy nhờ Đức Maria, Đấng cầu bầu thần hiệu. Hăy cầu khẩn, hăy nài xin cùng trái tim Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ của chúng ta. “Xin hăy tỏ ra Mẹ là Mẹ chúng con; xin làm cho lời cầu nguyện của chúng con được đoái nhận bởi Đấng sinh ra v́ chúng con, đă bằng ḷng làm Con của Mẹ.” (7)

7. Giờ đây, trong nhiều nghi lễ và cách thức tôn vinh Đức Maria, một số nghi thức được ưu tiên, v́ chúng ta biết chúng rất có tác động và đẹp ḷng Mẹ nhất; và v́ lư do này, tôi đặc biệt đề cập đích danh và đề nghị Kinh Mân Côi. Ngôn ngữ chung đă đặt tên cho cách cầu nguyện này là hào quang (corona), gợi lại trong tâm trí chúng ta những mầu nhiệm lớn lao của Chúa Giêsu và Đức Maria hợp nhất trong niềm vui, nỗi buồn và chiến thắng. Suy ngẫm về những mầu nhiệm hùng tráng này, được suy ngẫm theo thứ tự, giúp các tín hữu củng cố đức tin, chống lại căn bệnh sai lầm và bổ sức cho linh hồn. V́ thế, linh hồn và kư ức người cầu nguyện được đức tin khai sáng, được lôi cuốn vào những mầu nhiệm này nhờ ḷng đạo đức thuần khiết, được ḥa quyện vào đó và ngạc nhiên trước Công Tŕnh Cứu Chuộc nhân loại, đạt được giá trị và bởi những sự kiện quá lớn như vậy. Linh hồn chứa chan ḷng biết ơn và t́nh yêu trước những bằng chứng về t́nh yêu của Thiên Chúa; niềm hy vọng của linh hồn lớn dần và khát mong của nó được tăng măi đối với những điều mà Chúa Kitô đă dọn sẵn cho như đă kết hiệp với Ngài trong việc bắt chước gương mẫu của Ngài và tham phần vào những đau khổ của Ngài. Lời cầu nguyện bao gồm những lời phát xuất từ chính Thiên Chúa, từ Tổng lănh thiên thần Gabriel và từ Giáo hội; đầy lời ngợi ca và ước vọng cao cả; và nó được đổi mới và tiếp tục trong trật tự vừa cố định vừa riêng biệt; hoa trái của nó măi tinh khôi và ngọt ngào.

8. Hơn nữa, tôi cũng tin rằng chính Nữ Vương Thiên Đàng đă ban một hiệu quả đặc biệt cho phương thức cầu xin này, v́ mệnh lệnh và lời khuyên của Người mà ḷng sùng kính, đă bắt đầu và lan truyền ra nước ngoài nhờ Thánh Phụ Đaminh, như một khí giới rất uy lực chống lại kẻ thù đức tin ở một kỷ nguyên không phải là không giống kỷ nguyên chúng ta về mối đại họa cho đạo thánh. Lạc thuyết Albigenses đă gây ảnh hưởng, có lúc âm thầm, có lúc công khai, tràn ngập nhiều quốc gia, và điều tồi tệ nhất này phát xuất từ giáo phái Manikêô (Manicheans), những sai lầm chết chóc mà nó tái sinh là nguyên nhân khuấy lên sự thù địch cay đắng nhất và một cuộc bách hại hiểm ác đối với Giáo hội. Dường như con người không có hy vọng nào để chống lại giáo phái cuồng tín và rất nguy hiểm này nếu không có sự trợ giúp kịp thời xuất phát từ trời cao qua công cụ Kinh Mân Côi của Đức Maria. Do đó, dưới sự ưu ái của Đức Trinh Nữ thần thế, Đấng vinh thắng tất cả các lạc giáo, các thế lực kẻ ác bị hủy diệt và tiêu tan, và đức tin toàn vẹn được gieo văi c̣n tỏa sáng hơn trước. Mọi cách thức của các trường hợp tương tự đều được ghi lại rộng răi, cả lịch sử cổ đại và hiện đại đều cung cấp những bằng chứng nổi bật về các dân tộc được cứu khỏi hiểm họa và được chúc lành từ đó. Có một lập luận đáng chú ư khác ủng hộ ḷng sùng kính này, v́ ngay từ thời điểm được thiết lập, tức th́ nó được khích lệ và được tất cả các tầng lớp trong xă hội đưa vào thực hành rất thường xuyên. Trong thực tế, ḷng đạo đức của người Kitô giáo đă tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, bằng nhiều tước hiệu và nhiều h́nh thức, Đấng duy nhất đáng ngưỡng mộ hơn cả trong hết thảy thụ tạo, tỏa sáng rực rỡ trong vinh quang khôn xiết kể. Nhưng danh hiệu Mân Côi này, phương thức cầu nguyện này dường như chứa đựng, như thực tế, một bảo đảm t́nh cảm cuối cùng, và để tóm lại, việc tôn vinh Đức Maria luôn được trân trọng và bày tỏ rộng răi nơi chung và nơi riêng, trong gia tộc và trong gia đ́nh, trong cuộc họp hội đoàn, tại đền thánh và trong cuộc rước long trọng; v́ dường như không có phương thế nào tốt hơn để cử hành nghi thức trọng thể, hoặc để có được sự bảo vệ và ơn lành.

9. Chúng ta cũng không được bỏ qua sự quan pḥng của Thiên Chúa thể hiện nơi ḷng sùng kính này; v́ qua thời gian, ḷng nhiệt thành tôn giáo đôi khi có vẻ sa sút ở một số quốc gia, và ngay cả phương pháp cầu nguyện đạo đức này cũng không được dùng đến; nhưng ḷng đạo đức và sốt sắng lại một lần nữa bừng lên mạnh mẽ trong cách thế rất kỳ diệu, khi, hoặc qua t́nh huống nghiêm trọng của cộng đồng hoặc qua một số nhu cầu công ích cấp bách, người ta đă nói nhiều hơn về những phương thế khác để có được sự trợ giúp – nói đến Kinh Mân Côi, theo đó nó được khôi phục vị trí danh dự trên các bàn thờ. Nhưng không cần phải t́m kiếm các ví dụ về sức mạnh này trong thời đại trước, v́ hiện tại chúng ta có một ví dụ đáng lưu ư về nó. Trong những thời điểm này – thật rắc rối (như tôi đă nói trước đây) cho Giáo hội, và đau ḷng cho chính tôi – khi tôi được đặt ở vị trí cầm lái theo ư muốn của Thiên Chúa. Tôi vẫn ngưỡng mộ ghi nhận sự ḷng nhiệt thành và sốt sắng hết sức khi Kinh Mân Côi của Đức Maria được ái mộ và đọc ở mọi nơi, mọi quốc gia thuộc thế giới Công giáo. Hoàn cảnh này, chắc chắn là do hành động và sự hướng dẫn của Thiên Chúa đối với con người, hơn là sự khôn ngoan và nỗ lực của các cá nhân, củng cố và an ủi tâm hồn tôi, khiến tôi tràn trề hy vọng về chiến thắng vinh quang cuối cùng của Giáo hội dưới sự bảo trợ của Đức Maria.

10. Nhưng có một số người, trong khi họ thành thật đồng ư với những ǵ tôi đă nói, v́ hy vọng của họ – đặc biệt liên quan đến b́nh an và yên tĩnh của Giáo hội – vẫn chưa được thực hiện, không, đúng hơn v́ những rắc rối dường như gia tăng sự chán nản, không c̣n siêng năng và sốt sắng cầu nguyện. Những người này hăy nh́n vào bản thân và những nỗ lực mà những lời cầu nguyện họ dâng lên Thiên Chúa được thực hiện trong một tinh thần đúng đắn, theo giới luật của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Và nếu có như vậy, họ hăy suy nghĩ chuyện bất xứng và sai lầm thế nào khi muốn ấn định cho Thiên Chúa Toàn Năng thời gian và cách thức Ngài giúp đỡ, v́ Ngài không mắc nợ chúng ta điều ǵ, và khi Ngài lắng nghe những lời cầu xin và thưởng cho công trạng của chúng ta, Ngài chỉ ban vô số phúc lành; (8) và khi Ngài đồng ư làm theo một chút mong muốn của chúng ta, th́ đó là như người cha bao dung với con cái, thương hại cho sự trẻ con của chúng và tư vấn cho lợi ích của chúng. Nhưng liên quan đến những lời cầu nguyện mà chúng ta kết hợp với lời cầu khấn của các công dân thiên đàng, và khiêm tốn dâng lên Thiên Chúa để nài xin ḷng thương xót của Ngài cho Giáo hội, chúng luôn được đón nhận và lắng nghe, và hoặc là có được phúc lành trường cửu lớn lao cho Giáo hội, hoặc là tác dụng của chúng được tạm giữ lại cho thời điểm có nhu cầu lớn hơn. Thực sự, những lời cầu khẩn này được thêm vào một sức nặng và ân sủng to lớn – những lời cầu nguyện và công nghiệp của Chúa Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đă yêu thương Giáo hội và hiến ḿnh v́ Giáo hội để thánh hóa Giáo hội… để Ngài được tôn vinh nơi Giáo hội. (9) Ngài là Thủ Lănh Tối Cao của Giáo hội, thánh thiện, vô tội, luôn sống để cầu thay cho chúng ta, nhờ những lời khẩn nguyện và nài xin của Ngài mà chúng ta luôn có thể cậy nhờ uy quyền của Thiên Chúa. Đối với những ǵ liên quan đến sự thịnh vượng bề ngoài và thế tục của Giáo hội, rơ ràng là Giáo hội phải đương đầu với hầu hết các đối thủ ác độc và mạnh mẽ. Rất thường xuyên Giáo hội phải chịu sự băi bỏ các quyền của ḿnh, bị giảm bớt và thu nhỏ quyền tự do, bị khinh miệt và sỉ nhục quyền bính, và mọi kiểu xúc phạm có thể tưởng tượng được. Dù kẻ thù của Giáo hội với ác tâm mà không gây được mọi thương tổn họ đă quyết ra sức thực hiện, th́ họ dường như vẫn tiếp tục mất kiểm soát. Nhưng, bất chấp những điều đó, Giáo hội, giữa tất cả những xung đột này, sẽ luôn kiên tŕ và gia tăng sự vĩ đại và vinh quang. Lư trí con người cũng không thể hiểu chính xác tại sao cái ác, dường như chiếm ưu thế, đáng lẽ nên bị hạn chế thành quả; c̣n Giáo hội, bị đẩy vào t́nh trạng khó khăn, tiến tới vinh quang và chiến thắng. Giáo hội vẫn kiên định hơn trong nhân đức bởi lẽ Giáo hội lôi kéo con người đến chỗ giành lấy những điều thiện hảo sau cùng. V́ vậy đây là sứ mạng của Giáo hội, những lời cầu nguyện của Giáo hội phải có nhiều sức mạnh để tác động tới hậu kết và mục đích các kế hoạch quan pḥng và thương xót của Thiên Chúa đối với con người. Do đó, khi con người cầu nguyện cùng và qua Giáo hội, rốt cuộc họ sẽ có được những ǵ mà Thiên Chúa Toàn Năng đă hoạch định từ muôn đời để ban cho loài người. (10) Trí thông minh tinh tế của con người bây giờ không thể nắm bắt được các kế hoạch thượng trí của Thiên Chúa Quan Pḥng; nhưng rồi sẽ đến lúc khi, nhờ ḷng nhân từ của Thiên Chúa, các nguyên nhân và hậu quả sẽ được làm rơ, và sức mạnh kỳ diệu và tính thiết thực của lời cầu nguyện sẽ được tỏ lộ. Sau đó, người ta sẽ thấy có biết bao người ở giữa thời đại sa đọa đă giữ ḿnh trong sạch và thoát khỏi mọi thú vui trần tục của xác thịt và tinh thần, thực hiện việc thánh hóa bản thân trong niềm kính sợ Thiên Chúa. (11) Quả là có những người, khi tiếp xúc với nguy cơ cám dỗ, không chần chờ kiềm chế bản thân đă nhận được sức mạnh mới cho nhân đức từ chính sự nguy hiểm; Cũng thật là có những người, đă sa ngă, được dấy lên trong ḷng niềm khát khao trở về ṿng tay Thiên Chúa từ bi. V́ vậy, với những suy tư này trước mắt, tôi nhiều lần nài xin mọi người đừng khuất phục trước sự lừa dối của tên cựu thù, cũng đừng v́ bất kỳ lư do ǵ mà ngừng nhiệm vụ cầu nguyện. Hăy cầu nguyện kiên tŕ, cầu nguyện liên lỉ; hăy để mối quan tâm trên hết của ḿnh là cầu xin cho sự thiện tối cao – chính là ơn cứu độ đời đời của toàn thế giới và sự an toàn của Giáo hội. Sau đó, có thể xin Thiên Chúa những ơn lành khác cho mục tiêu và tiện nghi của cuộc sống, luôn luôn cảm ơn, cho dù ước mong của ḿnh được chấp nhận hay từ chối, như đối với người cha rất khoan dung. Cuối cùng, ước ǵ mọi người có thể tṛ chuyện với Thiên Chúa trong niềm thành kính mến yêu lớn lao nhất theo gương các Thánh, và gương Thầy Chí Thánh, Đấng Cứu Chuộc, cùng lớn tiếng kêu van và nước mắt. (12)

11. Sự quan tâm trong cương vị người làm cha thúc giục tôi khẩn nài Thiên Chúa, Đấng ban mọi ơn lành, không chỉ ban tinh thần cầu nguyện, mà c̣n ban ḷng sám hối cho mọi con cái Giáo hội. Đang khi tôi cầu xin tha thiết, tôi khuyến khích mọi người và từng người nhiệt thành thực hành như nhau mà phối hợp cả hai nhân đức này. Như thế, cầu nguyện củng cố tâm hồn, khiến nó trở nên mạnh mẽ cho những nỗ lực cao cả, dẫn nó đến những điều thiêng liêng; c̣n sám hối đưa chúng ta vượt qua chính ḿnh, nhất là thể xác chúng ta, kẻ thù thâm căn cố đế của lư trí và luật Phúc Âm. Rất rơ ràng là những nhân đức này kết hợp tốt với nhau, hỗ trợ lẫn nhau và có cùng một đối tượng, đó là tách con người được sinh ra cho thiên đàng khỏi những vật hay hư nát, và đưa nó lên thiên đàng ở với Thiên Chúa. Mặt khác, tâm trí bị kích thích bởi những đam mê và bị bào ṃn bởi thú vui sẽ vô cảm trước những điều kỳ thú trên thiên đàng, khiến cho lời cầu nguyện nguội lạnh và cẩu thả hoàn toàn không đáng được Chúa chấp nhận. Tôi đặt trước mắt mẫu gương sám hối của những thánh nhân mà lời cầu nguyện và nài xin của họ v́ thế làm Thiên Chúa rất hài ḷng, và thậm chí c̣n có được phép lạ. Họ tự chủ và chuyên chăm thực hiện việc chế ngự trí khôn, tâm hồn và ư muốn. Họ rất vui vẻ và khiêm tốn đón nhận các giáo lư của Chúa Kitô và giáo huấn của Giáo hội Ngài. Mong muốn độc nhất của họ là tiến bộ trong khoa học của Thiên Chúa; hành động của họ cũng không nhằm bất kỳ đối tượng nào khác ngoài việc gia tăng vinh quang của Ngài. Họ rất nghiêm túc kiềm hăm những đam mê, đối xử với thân thể một cách thô bạo và khắc nghiệt, từ bỏ cả những thú vui được phép v́ yêu quư nhân đức. Và do đó, họ rất xứng đáng có thể nói như thánh Tông đồ Phaolô rằng quê hương chúng ta ở trên trời, (13) v́ thế, lời cầu nguyện của họ hiệu quả mạnh mẽ trong việc làm nguôi và cầu khẩn Thiên Chúa Uy Nghiêm. Rơ ràng không phải ai cũng bị buộc hoặc có thể đạt được những tầm cao này, tuy nhiên, mỗi người nên chỉnh đốn cuộc sống và đạo đức của ḿnh theo cách riêng để đáp ứng với công lư của Thiên Chúa, v́ những ai đă chịu đựng đau khổ tự nguyện trong cuộc sống này sẽ được ban cho phần thưởng nhân đức. Hơn nữa, khi ở trong thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, là Giáo hội, hết mọi thành viên đều được hợp nhất và phát triển, kết quả là, theo thánh Phaolô, niềm vui hay nỗi đau của một thành viên được mọi thành viên khác chia sẻ, v́ vậy nếu một người anh em trong Chúa Kitô đang đau khổ nơi tâm trí hoặc thân thể, những người khác sẽ đến trợ giúp và nâng đỡ trong phạm vi khả năng của họ. “Các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, th́ mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, th́ mọi bộ phận cũng vui chung. Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận.” (14) Nhưng trong minh họa về đức ái này, theo gương của Chúa Kitô, Đấng với t́nh yêu bao la đă từ bỏ mạng sống ḿnh để cứu chúng ta khỏi tội lỗi, chính Ngài đă gánh những h́nh phạt mà người khác đáng phải chịu, đây là mối liên kết quan trọng của sự hoàn hảo nhờ đó mà các tín hữu được kết hợp chặt chẽ với các công dân thiên đàng và với Thiên Chúa. Trên hết, các hành vi sám hối có rất nhiều, đa dạng và trải ra trên phạm vi rộng lớn đến mức mỗi người có thể thực hiện thường xuyên với một ư chí vui tươi và sẵn sàng mà không cần cố sức vất vả hay nghiêm trọng quá.

12. Thưa Chư Huynh, giờ đây ḷng thành kính nổi bật và cao đẹp của Chư Huynh đối với Mẹ Thiên Chúa Rất Thánh, ḷng bác ái và sự quan tâm của Chư Huynh đối với đoàn chiên Chúa Kitô, đầy hứa hẹn phong phú. Tâm hồn chúng ta chứa chan khát vọng về những hoa trái lạ lùng đó, mà trong nhiều dịp, ḷng tôn kính của người Công giáo đối với Đức Maria đă sinh ra; tôi tận hưởng chúng sâu sắc trong sự cẩn pḥng. Do đó, theo khích lệ và hướng dẫn của Chư Huynh, các tín hữu, tháng tới, sẽ qui tụ quanh các bàn thờ trang trong của Nữ Vương uy nghi và là Mẹ rất nhân từ này để đan dệt và dâng lên Mẹ, như những đứa con ngoan thảo, ṿng hoa mầu nhiệm rất vừa ḷng Mẹ là Kinh Mân Côi. Tôi ban ở đây tất cả các đặc ân và ân xá được xác nhận và phê chuẩn trước kia. (15)

13. Một cảnh quan an ủi và ấn tượng biết bao khi nh́n thấy ở các thành phố, thị trấn và làng mạc, trên đất liền và trên biển – bất cứ nơi nào đức tin Công giáo thâm nhập – hàng trăm ngàn người đạo đức cùng nhau ca ngợi và nhất trí đồng tâm cầu nguyện mọi lúc trong ngày, chào kính Đức Maria, cầu khẩn Đức Maria, mong chờ mọi thứ qua Đức Maria. Nhờ Đức Maria, mọi tín hữu có thể nài xin được từ Con thần linh của Người cho các quốc gia bị ch́m ngập trong sai lầm trở lại với giáo huấn và giới luật Kitô giáo, là nền tảng của sự an toàn chung và là căn nguyên của ḥa b́nh và hạnh phúc đích thực. Nhờ Người họ nỗ lực hết ḿnh v́ mọi phúc lành đáng ước ao, sự khôi phục quyền tự do của Mẹ chúng ta, Giáo hội, và sự an ổn về các quyền của Giáo hội – quyền không có mục tiêu nào khác ngoài hướng dẫn kỹ lưỡng về những lợi ích thiết thực nhất của con người, từ việc thực hành ấy mà có những cá nhân và các dân tộc chưa bao giờ bị tổn thương, nhưng lại thu được, trong mọi thời đại, nhiều ơn huệ rất quư giá.

14. Về phần Chư Huynh, nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, tôi cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng ban cho Chư Huynh những ân lộc trên trời, cùng sức mạnh ngày càng dồi dào hơn, và trợ giúp Chư Huynh hoàn thành trách nhiệm của chức vụ mục tử. Như một lời cam kết về điều đó, tôi rất ưu ái dành Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, các giáo sĩ và những giáo dân được trao phó cho Chư Huynh chăm sóc.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 22 tháng 9 năm 1891, năm thứ 14 triều đại Giáo hoàng của tôi.

Leo XIII

Tham Khảo:

1. Thes 5.17.

2. 2 Thes 3.2.

3. Acts 12.5.

4. Lk 22.44.

5. III. q. xxx, a. 1.

6. Jn 1.17.

7. Ex sacr. liturg.

8. S. August. Epi CXCIV al 106 Sixtum, c. v., n. 19.

9. Eph 5.25-27.

10. S. Th. II-II, q LXXXIII, a. 2, ex S. G. reg. M.

11. 2 Cor 7.1.

12. Heb 5.7.

13. Phil. 3.20.

14. 1 Cor 12. 25-27.

15. Cf. ep. encycl. Supremi Apostolatus officio (September 1, 1893); ep. encycl. Superiore anno (August 30, 1884); decree S. R. C. Inter plurimos (August 20, 1885); ep. encycl. Quamquam pluries (August 15, 1889).

 

 

 

 

 

 

 

Thông Điệp

Magnae Dei Matris

Về Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII

Ban hành 8/9/1892

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và các Đấng Bản Quyền trong B́nh An và Hiệp Thông với Ṭa Thánh.

1. Cứ mỗi lần có cơ hội khuấy động và củng cố t́nh yêu và ḷng tôn kính của người Kitô hữu đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, tôi lại được chan chứa niềm vui và măn nguyện lạ lùng, như một chủ đề không chỉ tự nó quan trọng hàng đầu và hữu ích mọi đàng, mà c̣n hoàn toàn phù hợp với t́nh cảm tận đáy ḷng tôi. V́ niềm tôn kính thánh thiện đối với Đức Maria, mà tôi đă trải nghiệm từ những năm tháng c̣n rất non trẻ, đă phát triển chín chắn hơn và giữ vững tâm hồn tôi cùng với thời đại đang tiến bộ.

 

Ḷng Sùng Kính Đức Maria của Đức Thánh Cha

2. Thời gian trôi qua, ngày càng thấy rơ Đức Maria xứng đáng với t́nh yêu và ḷng tôn kính biết chừng nào. Chính Thiên Chúa là Đấng đầu tiên yêu, và đă yêu nhiều hơn bất kỳ ai khác, để sau khi nâng Đức Maria lên cao hơn hết mọi thụ tạo Ngài dựng nên và trang điểm Người bằng những ân sủng phong phú nhất, th́ Ngài đă làm cho Đức Maria trở thành Mẹ của Ngài. Có nhiều bằng chứng đáng trân trọng về ḷng rộng răi và từ tâm của Đức Maria đối với tôi, điều mà tôi ghi nhớ với ḷng biết ơn sâu sắc và khiến tôi cảm động đến rơi nước mắt, vẫn tiếp tục khuyến khích và đốt nóng ḷng hiếu kính của tôi đối với Người. Suốt nhiều biến cố khủng khiếp đủ kiểu xảy ra qua các thời đại, tôi luôn t́m ẩn náu nơi Đức Maria, luôn ngước mắt lên Đức Maria tin tưởng nài xin. Trong mọi hy vọng và sợ hăi, niềm vui và nỗi buồn, tôi hằng phó thác cho Người. Ở mọi lúc, tôi không ngừng nhớ cầu xin sự trợ giúp của Người là Mẹ nhân từ của tôi và được ơn lớn nhất trong các ơn là tôi có thể bày tỏ cho Người tâm hồn của đứa con hết sức ngoan thảo.

 

Niềm Tín Thác Thảo Hiếu Vào Đức Maria

3. Khi điều xảy ra theo kế hoạch quan pḥng mầu nhiệm của Thiên Chúa mà tôi được chọn để giữ Ngai Ṭa thánh Phêrô này và đứng ở Ngôi vị của chính Chúa Kitô trong Giáo hội, lo lắng bởi gánh nặng to lớn của chức vụ và không t́m thấy nơi đâu làm chốn nương tựa cho sức lực của ḿnh, tôi đă vội vă hết ḷng cầu xin sự trợ giúp thiêng liêng qua lời cầu bầu hiền mẫu của Đức Trinh Nữ. Chưa bao giờ hy vọng của tôi vỡ tan, tôi hạnh phúc thừa nhận như vậy, bất cứ lúc nào trong cuộc sống, mà đặc biệt hơn là kể từ khi tôi bắt đầu thi hành chức vụ Giáo hoàng, trong các sự việc để sinh hoa trái hoặc mang lại cho tôi niềm an ủi. V́ vậy được khích lệ, hy vọng của tôi hôm nay vươn lên một cách tự tin hơn bao giờ hết để cầu xin nhiều và thậm chí rất nhiều phúc lành qua sự ưu ái và trung gian của Đức Maria, điều đó sẽ mang lại lợi ích giống như ơn cứu độ của đoàn chiên Chúa Kitô và tăng thêm vinh quang của Giáo hội Ngài.

4. V́ vậy, thưa Chư Huynh, đây là thời điểm thích hợp và thuận tiện cho tôi thúc giục hết thảy con cái ḿnh – khuyến khích họ qua Chư Huynh – để lên kế hoạch mừng tháng Mười sắp tới, được dâng cho Đức Mẹ là Nữ Vương Mân Côi rất uy quyền, với hết ḷng nhiệt thành sùng kính mà những nhu cầu hoàn cảnh đang đ̣i buộc tôi cân nhắc.

5. Quá rơ là có bao nhiêu và đâu là bản chất của những tác động suy đồi mà sự xấu xa của thế giới cố lọc lừa làm suy yếu và hoàn toàn bứng khỏi tâm hồn tín hữu đức tin Kitô giáo và ḷng tôn trọng luật Thiên Chúa, nhờ luật đó mà đức tin được nuôi dưỡng và hiệu quả của nó phụ thuộc vào. Những cánh đồng Chúa đă canh tác ở khắp mọi nơi đang biến thành vùng hoang dă đầy dẫy sự thờ ơ về đức tin, sai lầm và nết xấu, như thể bị thứ bệnh dịch gớm ghiếc nào đó tàn phá. Và thêm vào nỗi thống khổ về suy nghĩ này, chẳng những họ không kiểm điểm sự đồi trụy xấc xược và phá hoại như vậy, hoặc áp đặt h́nh phạt xứng đáng, để có thể và nên sửa chữa các vấn đề dường như trong nhiều trường hợp, do sự thờ ơ hoặc đồng lơa của họ, mà c̣n gia tăng tinh thần xấu xa.

6. Tôi có lư do chính đáng để phàn nàn về các cơ sở công cộng, trong đó việc giảng dạy khoa học và nghệ thuật được tổ chức một cách có chủ đích đến nỗi danh Thiên Chúa bị lờ đi trong im lặng hoặc được nhắc tới bằng sự phỉ báng; đáng tiếc cho sự bừa băi – ngày càng thêm xấu hổ hơn – về việc in ấn xuất bản bất cứ điều ǵ nó thích, và sự bừa băi về phát ngôn bất kỳ lời xúc phạm nào đến Chúa Kitô, Thiên Chúa và Giáo hội của Ngài. Tôi cũng phàn nàn không ít về hậu quả của sự thờ ơ và biếng trễ trong thực hành Công giáo nếu không nói là hoàn toàn rời bỏ đức tin, không nghi ngờ ǵ ấy là con đường dễ đi, v́ đó là một cách sống không có điểm nào chung với đức tin. Chẳng ai suy nghĩ về rối loạn này và sự từ bỏ những nguyên tắc cơ bản nhất mà lại lấy làm lạ khi thấy dân chúng đau khổ ở khắp nơi đang rên siết dưới bàn tay báo oán nặng nề của Thiên Chúa và run rẩy lo lắng trong nỗi sợ về những tai họa tồi tệ hơn.

 

Phương Dược

7. Giờ đây, để làm nguôi cơn thịnh nộ của một Thiên Chúa bị xúc phạm và mang đến sự lành mạnh cho linh hồn là điều hết sức cần thiết bởi con người đă khổ quá nhiều, không có ǵ tốt hơn lời cầu nguyện sốt sắng và kiên tŕ, giúp nó được gắn kết với t́nh yêu và thực hành đời sống Kitô hữu. Cả hai điều này, tinh thần cầu nguyện và thực hành đời sống Kitô hữu, đạt được hiệu quả tốt nhất nhờ ḷng sùng kính Kinh Mân Côi của Đức Maria.

8. Nguồn gốc Kinh Mân Côi thời danh, được minh họa nơi các di tích nổi tiếng mà tôi thường nhắc tới, làm chứng cho hiệu lực tỏ tường của nó. V́, vào thời mà giáo phái Albigensia, tự cho là bênh vực đức tin và luân lư thuần túy, nhưng thực chất là mở đầu kiểu hỗn loạn và đồi bại tệ hại nhất, đă đưa nhiều dân tộc đến chỗ sụp đổ hoàn toàn, Giáo hội đă chiến đấu chống lại nó và những phe phái khét tiếng khác gắn liền với nó, không phải bằng quân đội và vũ khí, mà chủ yếu là bằng sức mạnh của Kinh Mân Côi rất thánh, ḷng mộ mến mà Mẹ Thiên Chúa đă dạy cho cha Đaminh để ngài truyền bá. Điều này có nghĩa là Giáo hội đă chiến thắng oai hùng trước mọi trở ngại và đem ơn cứu rỗi cho con cái ḿnh không chỉ trong thử thách đó mà c̣n ở những gian nan khác tương tự sau này, luôn có cùng thành công vẻ vang như vậy. V́ lư do đó, giờ đây, khi những vấn đề con người vẫn diễn ra mà tôi lấy làm tiếc, đem bệnh tật đến Giáo hội và sự hủy hoại đến quốc gia, tất cả chúng ta đều có bổn phận hợp nhất trong lời cầu nguyện, cùng với ḷng thảo kính, dâng lên Mẹ Thiên Chúa, nài xin Người cho chúng ta cũng được hân hoan, như chúng ta hết ḷng ao ước, cảm nghiệm được sức mạnh Kinh Mân Côi của Người.

 

Mẹ T́nh Thương

9. Khi cậy nhờ Đức Maria trong lúc cầu nguyện, là chúng ta đang cậy nhờ Mẹ T́nh Thương, Người rất sẵn ḷng với chúng ta để, bất cứ nhu cầu thiết yếu nào của chúng ta đặc biệt là đạt được sự sống đời đời, th́ Người tức khắc tự nguyện ở bên chúng ta, dù là chúng ta chưa cầu khẩn Người. Người rất rộng tay ban phát ân sủng từ kho báu mà ngay từ đầu, Người đă được Thiên Chúa phú cho sự dư đầy hết sức để Người có thể xứng đáng trở thành Mẹ Thiên Chúa. Với tôn hiệu đầy ân sủng đem lại cho Người vinh quang nhất trong số nhiều danh hiệu của Người, Đức Trinh Nữ vô cùng vượt trội so với tất cả các phẩm trật thiên thần và loài người, một thụ tạo khăng khít nhất với Chúa Kitô. “Bất kỳ vị thánh nào có được ân sủng đủ cho ơn cứu độ nhiều linh hồn th́ đă là một điều tuyệt vời; nhưng để có đủ hầu đáp ứng cho ơn cứu độ mọi người trên thế giới, là điều tuyệt vời hơn cả; và điều này được t́m thấy nơi Chúa Kitô và Đức Trinh Nữ.” (1)

Chúa Giêsu và Đức Maria

10. Không thể nói được Người hài ḷng chừng nào khi chúng ta chào kính Người bằng Lời Chào của Thiên Thần, “đầy ân sủng”; và khi lặp lại nhiều lần, những lời ca ngợi này trở thành triều thiên nghi lễ cho Người. Mỗi lần đọc lên, chúng ta hồi tưởng kư ức về phẩm giá cao quư của Người và về Đấng Cứu Chuộc loài người mà Thiên Chúa đă khởi sự qua Người. Chúng ta cũng làm sống lại nơi tâm trí mối liên kết thiêng liêng và bất diệt, gắn liền Người với những niềm vui và nỗi đau, sự sỉ nhục và chiến thắng của Chúa Kitô trong việc hướng dẫn và cứu giúp nhân loại tới cuộc sống vĩnh cửu.

11. Chúa Kitô vui ḷng mang lấy Con Người vào bản thân Ngài, và bởi đó trở thành Người Anh Em của chúng ta, để ḷng thương xót của Ngài đối với chúng ta được thể hiện một cách công khai nhất; v́ “Người đă phải nên giống anh em ḿnh về mọi phương diện, để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa.” (2) Tương tự như vậy bởi v́ Đức Maria được chọn làm Mẹ của Chúa Kitô, Chúa chúng ta, và là Anh của chúng ta, đặc ân độc nhất đă được trao cho Người trên mọi bà mẹ khác để bày tỏ ḷng thương của Người với chúng ta và đổ tràn ḷng thương ấy trên chúng ta. Bên cạnh đó, như chúng ta mắc nợ Chúa Kitô v́ Ngài đă chia sẻ một cách nào đó với chúng ta quyền, đặc biệt của riêng Ngài, gọi Thiên Chúa là Cha chúng ta và chiếm hữu Ngài thế nào, th́ tương tự, chúng ta mắc nợ Ngài v́ ḷng quảng đại yêu thương chia sẻ với chúng ta quyền gọi Đức Maria là Mẹ của chúng ta và yêu mến Mẹ cũng như vậy.

Mẹ Của Chúng Ta Trong Chúa Kitô

12 Tự bản chất, “mẹ” là danh xưng ngọt ngào nhất trong hết mọi danh xưng và khiến cho chức vị làm mẹ trở nên kiểu mẫu t́nh yêu chăm sóc rất dịu dàng, không miệng lưỡi nào đủ tài t́nh để nói được những lời mà mọi tâm hồn sốt sắng cảm nhận được, hơn nữa, ngọn lửa tŕu mến và đức ái năng động nóng rực nơi Đức Maria mănh liệt chừng nào, nơi Đấng thực sự là mẹ của chúng ta, không phải theo cách của con người, mà qua Chúa Kitô. Không ai biết và hiểu rơ như Đức Maria về mọi thứ liên quan đến chúng ta: sự giúp đỡ nào chúng ta cần trong cuộc sống; đâu là những nguy hiểm, chung hoặc riêng, đe dọa hạnh phúc của chúng ta; đâu là những khó khăn và sự dữ vây quanh chúng ta; trên hết, cuộc chiến mà chúng ta tiến hành chống những kẻ thù hiểm ác của ơn cứu độ chúng ta khốc liệt ra sao. Trong những điều này và tất cả những rắc rối khác của cuộc sống, sức mạnh của Người ở phạm vi xa rộng nhất. Mong muốn của Người là sử dụng nó một cách hết sức nhiệt t́nh để mang lại niềm an ủi, sức mạnh và sự trợ giúp mọi cách cho những đứa con thân yêu với Người.

13. Theo đó, chúng ta hăy đến gần Đức Maria một cách tự tin, hết ḷng cầu khẩn Người bằng sự ràng buộc t́nh mẫu tử đă kết hợp Người rất chặt chẽ với Chúa Giêsu và đồng thời với chúng ta. Với ḷng thảo kính sâu xa, chúng ta hăy nài xin Người không ngừng cứu giúp bằng lời cầu nguyện mà chính Người đă chỉ cho và cũng là lời nguyện đáng Người chấp nhận nhất. Rồi với lư do chính đáng, chúng ta sẽ nghỉ ngơi với một tâm trí thanh thản và tràn ngập niềm vui dưới sự bảo vệ của Người Mẹ đáng yêu nhất trong các người mẹ.

Kinh Mân Côi Chính Là Suy Niệm

14. Lời ca ngợi của Kinh Mân Côi này xuất phát từ chính bản chất của lời cầu nguyện, tôi có thể nói thêm rằng Kinh Mân Côi đưa ra một cách đơn giản tŕnh bày các mầu nhiệm chính của Kitô giáo và gây ấn tượng trong tâm trí; lời ca ngời này là lời đẹp nhất trong tất cả mọi lời. Chính là bởi đức tin mà con người bắt đầu đi trên con đường thẳng và chắc chắn đến với Thiên Chúa và học cách tôn kính trong trí ḷng sự uy nghiêm tối cao của Ngài, chủ quyền của Ngài trên toàn thể tạo vật, quyền năng, khôn ngoan và sự quan pḥng khôn ḍ của Ngài. V́ kẻ đến với Thiên Chúa phải tin Thiên Chúa hiện hữu và là phần thưởng cho những ai t́m kiếm Ngài. Hơn nữa, bởi v́ Con vĩnh cửu của Thiên Chúa đă mặc lấy nhân tính của chúng ta và tỏa sáng trước chúng ta như Con Đường, Sự Thật và Sự Sống, th́ đức tin của chúng ta phải bao gồm những mầu nhiệm cao cả về Thiên Chúa Ba Ngôi uy quyền và các mầu nhiệm của Con Duy Nhất của Chúa Cha đă làm Người: “Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đă sai đến, là Giêsu Kitô.” (3)

15. Thiên Chúa ban cho chúng ta một phúc lành quư giá nhất là đức tin. Nhờ tặng ân này, chúng ta không chỉ được nâng lên trên mức t́nh trạng con người, để chiêm ngưỡng và chia sẻ bản tính Thiên Chúa, mà c̣n được trang bị các phương thế để đáng hưởng phần thưởng thiên đàng; và v́ vậy, niềm hy vọng được củng cố và khích lệ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ nh́n thấy Thiên Chúa, không phải h́nh ảnh lờ mờ nơi các thụ tạo của Ngài, nhưng trong ánh sáng rất đầy đủ, và sẽ được hưởng Ngài măi măi là Đấng Tuyệt Đối Nhân Từ. Nhưng người Kitô hữu luôn quá bận rộn với nhiều vấn đề khác nhau của cuộc sống và rất dễ đi lạc vào những chuyện không mấy quan trọng, nếu như họ không được nhắc nhở thường xuyên, những sự thật mới là điều quan trọng và cần thiết trước hết lại bị quên dần từng chút, rồi đức tin bắt đầu suy yếu và thậm chí có thể lụi tàn.

 

Đức Tin của Chúng Ta và

Các Mầu Nhiệm Kinh Mân Côi

16. Để tránh những nguy cơ quá lớn về sự thiếu hiểu biết của con cái của ḿnh, Giáo hội không bao giờ nới lỏng sự chăm sóc thận trọng và chu đáo, và có thói quen t́m kiếm sự hỗ trợ đức tin vững chắc nhất nơi Kinh Mân Côi của Đức Maria. Thực vậy nơi Kinh Mân Côi, cùng với lời cầu nguyện đẹp đẽ và hiệu quả nhất được sắp xếp theo một mẫu trật tự, các mầu nhiệm chính của tôn giáo nối tiếp nhau, khi chúng được đưa ra để tâm trí chúng ta suy gẫm: trước hết là những mầu nhiệm Ngôi Lời thành xác phàm và Đức Maria, Trinh nữ và là Mẹ nguyên tuyền, thực hiện nghĩa vụ làm mẹ đối với Ngài trong niềm vui thánh thiện; rồi đến những nỗi buồn, hấp hối và cái chết đau thương của Chúa Kitô, là cái giá trả cho ơn cứu độ ḍng giống chúng ta; kế đó là những mầu nhiệm đầy vinh quang của Ngài; chiến thắng của Ngài trên cái chết, cuộc Thăng Thiên, gửi Chúa Thánh Thần tới, ánh huy hoàng của Đức Maria giữa muôn vàn tinh tú, và sau cùng là vinh quang đời đời của hết thảy các thánh trên thiên đàng được kết hiệp với vinh quang của Mẹ và Con của Người.

17. Chuỗi liên tiếp những sự kiện kỳ diệu này, Kinh Mân Côi thường xuyên và kiên tŕ gợi lại trong tâm trí của các tín hữu và tŕnh bày gần như thể chúng đang diễn ra trước mắt chúng ta, và điều này, ngập lút tâm hồn những ai sốt sắng đọc Kinh với hết ḷng thành kính không bao giờ mệt mỏi; gây ấn tượng và khuấy động họ như thể họ đang lắng nghe chính tiếng nói của Mẹ Diễm Phúc giải thích các mầu nhiệm và tṛ chuyện với họ về ơn cứu độ họ.

18. Dường như không quá đáng khi nói rằng ở mọi nơi, gia đ́nh và quốc gia nào vẫn giữ được danh dự cổ kính Kinh Mân Côi của Đức Maria, th́ không phải lo mất niềm tin v́ sự thiếu hiểu biết và lỗi lầm xấu xa.

 

Sống Kitô Hữu Đích Thực

19. Vẫn c̣n một lợi ích khác không kém mà Giáo hội tha thiết t́m kiếm cho con cái ḿnh từ Kinh Mân Côi, đó là thành tâm chỉnh đốn lối sống và hành vi trong việc tuân thủ các quy tắc và giới luật tôn giáo. V́ nếu, như tất cả chúng ta đều biết từ Thánh Kinh, “đức tin không có việc làm là đức tin chết” (4) bởi lẽ đức tin rút ra sự sống của nó từ đức ái và đức ái nở hoa trong vô số các hành động thánh thiện, th́ người Kitô hữu sẽ không đạt được ǵ cho cuộc sống vĩnh cửu từ đức tin của ḿnh nếu cuộc sống họ không được hướng dẫn theo những ǵ đức tin đ̣i buộc. “Thưa anh em, ai bảo rằng ḿnh có đức tin mà không hành động theo đức tin, th́ nào có ích lợi ǵ? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng?” (5) Con người kiểu này sẽ phải chịu lời quở trách của Chúa Kitô Thẩm Phán nặng nề hơn những người, thật không may, không biết ǵ về đức tin và giáo huấn Kitô giáo, họ, không giống như những người kia, tin một đàng làm một nẻo, có lư do để biện hộ hoặc ít ra không đáng trách mấy, bởi họ thiếu ánh sáng Phúc Âm.

“Và Cư Ngụ Giữa Chúng Ta”

20. V́ vậy, đức tin mà chúng ta tuyên xưng cốt là để có thể mang lại một mùa hoa trái dồi dào hơn phù hợp với bản chất của nó, trong khi trí đang chăm chú vào những mầu nhiệm Kinh Mân Côi, th́ ḷng được khơi động để đưa ra những quyết tâm đạo đức. Thật là một mô phạm chúng ta đă đặt ra trước mắt! Mô phạm này tỏa sáng khắp mọi nơi trong công cuộc cứu độ của Chúa. Thiên Chúa Toàn Năng, v́ t́nh yêu thái quá dành cho chúng ta, tự mang lấy h́nh dạng con người thấp hèn. Ngài ở giữa chúng ta như một người trong đám đông, tṛ chuyện với chúng ta như người bạn, hướng dẫn và dạy lẽ công chính cho cá nhân và đám đông. Trong diễn từ, Ngài là người thầy vô song; trong thẩm quyền giảng dạy, Ngài là Thiên Chúa. Đối với mọi người, Ngài cho thấy chính Ngài là người làm điều thiện; Ngài làm vơi bệnh tật thân thể họ và, với ḷng nhân hậu của người cha, chữa lành căn bệnh nghiêm trọng nhất trong tâm hồn họ. Trên hết, những người buồn phiền hay nặng gánh lo âu, Ngài an ủi với lời mời dịu dàng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hăy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (6) Rồi khi nghỉ ngơi trong ṿng tay Ngài, Ngài truyền ngọn lửa mầu nhiệm vào trong chúng ta, ngọn lửa mà Ngài đă mang đến cho tất cả mọi người, và nhẹ nhàng làm cho chúng ta thấm nhuần sự hiền lành và khiêm nhường trong ḷng của Ngài, với hy vọng rằng, bằng cách thực hành những nhân đức này, chúng ta có thể chia sẻ b́nh an vững chắc và đích thực mà Ngài là Tác Giả: “Hăy học với Tôi, v́ Tôi có ḷng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (7) Đối với bản thân, để đáp lại ánh sáng khôn ngoan thiên đàng và sự phong phú vô cùng của các phúc lành mà chỉ gài mới có thể ban cho loài người, Ngài phải chịu sự căm thù và những lời lăng mạ thô bỉ nhất của con người; chịu đóng đinh vào thập giá, Ngài đổ máu ḿnh ra và trút linh hồn, coi cái chết của Ngài là vinh quang cao nhất để sinh ra sự sống nơi con người.

21. Không ai suy gẫm và chăm chú chiêm ngắm những kư ức rất quư giá về Đấng Cứu Chuộc dấu ái của chúng ta mà trái tim không bừng cháy ḷng biết ơn Ngài. Đó là sức mạnh của một đức tin thực hành chân thành để, nhờ ánh sáng nó mang đến cho tâm trí con người và sức mạnh lay động trái tim, họ sẽ tức khắc bước theo chân Chúa Kitô và trung kiên vượt qua mọi trở ngại, tuyên bố một lời quả quyết như thánh Phaolô: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi t́nh yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?” (8) “Tôi sống, nhưng không c̣n phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. “(9)

 

Cuộc Đời Đức Maria

22. Nhưng e rằng chúng ta sẽ thất vọng v́ ư thức về sự yếu đuối bẩm sinh của ḿnh và bỏ cuộc khi đối diện với tấm gương không thể đạt tới được mà Chúa Kitô, Đấng vừa là Con Người vừa là Thiên Chúa, đă nêu cao, cùng với những mầu nhiệm miêu tả về Ngài, chúng ta đặt trước mắt để chiêm nghiệm các mầu nhiệm về Mẹ Rất Thánh của Ngài.

23. Người thực sự được sinh ra, thuộc hoàng tộc David, nhưng Người đă chẳng được thừa kế ǵ từ những tổ tiên giàu có và vĩ đại của Người. Người đă trải qua cuộc sống vô danh, nơi một thị trấn tầm thường, trong một ngôi nhà xoàng xĩnh, càng bằng ḷng với cuộc sống ẩn dật và sự nghèo khó của quê ḿnh v́ chúng để Người tự do hơn mà nâng tâm hồn lên Thiên Chúa và bám chặt lấy Ngài là Sự Thiện Tuyệt Hảo mà trái tim Người khao khát.

24. Chúa ở cùng Người và đổ đầy tràn ân sủng cùng phúc lành của Ngài. Sứ giả từ trời được sai đến với Người là Trinh Nữ, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, từ nơi Người Đấng Cứu Thế muôn dân hằng mong đợi đă đến mặc lấy bản tính nhân loại chúng ta. Càng ngạc nhiên về chức vụ cao vời và cảm tạ quyền năng và ḷng thương xót của Thiên Chúa, Người càng, ư thức được ḿnh không có công trạng ǵ, khiêm nhường, mau mắn đáp lại và dâng ḿnh làm tớ nữ của Chúa ngay cả khi Người trở thành Mẹ của Ngài.

25. Lời hứa thiêng liêng của Người được giữ bất khả xâm phạm với một tâm hồn vui tươi; từ đó, Người sống một cuộc đời kết hợp vĩnh viễn với Con ḿnh là Chúa Giêsu, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của Ngài. V́ thế, Người sẽ đạt đến đỉnh cao vinh quang không được ban cho thụ tạo nào khác, dù là con người hay thiên thần, bởi không ai sẽ nhận được phần thưởng v́ nhân đức khi đem sánh với Người; do đó, triều thiên của vương quốc trên trời dưới đất sẽ chờ đợi Người bởi Người sẽ là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo bất khả chiến bại. Nên Người sẽ được ngự trong thành đô Thiên Chúa trên trời bên cạnh Con của Người, được lên ngôi vĩnh cửu, v́ Người sẽ cùng Ngài uống chén tràn nỗi đau thương, trung thành suốt cuộc đời ḿnh, nhất là trên núi Calvary.

 

Đức Maria, Mô Phạm Của Chúng Ta

26. Nơi Đức Maria, chúng ta thấy một Thiên Chúa quan pḥng và thực sự tốt lành chừng nào đă ban cho chúng ta một mẫu gương rất phù hợp về mọi nhân đức. Khi nh́n và nghĩ về Người, chúng ta cũng không bị ngă sấp xuống như thể khiếp sợ vẻ chói ḷa áp đảo của quyền năng Thiên Chúa; nhưng, ngược lại, bị thu hút bởi sự gần gũi của bản tính chung mà chúng ta chia sẻ với Người, chúng ta cố gắng tự tin hơn để bắt chước Người. Nếu chúng ta, với sự trợ giúp mạnh mẽ của Người, dốc toàn lực cho quyết tâm này, chúng ta có thể ít là họa lại một phác thảo về nhân đức và sự thánh thiện cao vời đó, và mô phỏng cuộc sống chúng ta cho phù hợp hoàn hảo với mọi kế hoạch của Thiên Chúa mà Đức Maria đă đạt tới mức rất phi thường, th́ chúng ta sẽ theo Người vào thiên đàng.

27. Không nản ḷng và đầy can đảm, hăy tiếp tục cuộc hành hương mà chúng ta đă thực hiện mặc dù con đường gồ ghề và đầy chướng ngại. Giữa những phiền toái và cực nhọc, chúng ta đừng thôi giơ tay cầu xin Đức Maria bằng những lời của Giáo hội: “Chúng con khóc lóc, thở than và kêu khấn lên Mẹ ở nơi thung lũng nước mắt này; Trạng Sư chí ái, hăy thương đoái nh́n chúng con qua đôi mắt thương xót... Xin giữ ǵn cuộc sống chúng con không t́ vết, làm cho đường chúng con đi được an toàn, cho đến khi chúng con t́m được nơi Chúa Giêsu niềm vui trường tồn.” (10)

28. Mặc dù không bao giờ bị điều khiển bởi sự nhu nhược và ngoan cố của bản tính chúng ta, Đức Maria cũng biết rơ t́nh trạng của nó và là người mẹ tốt nhất và ân cần nhất trong các người mẹ. Người mau mắn sẵn ḷng giúp đỡ chúng ta biết chừng nào khi chúng ta cần đến Người; bằng t́nh yêu Người sẽ làm phấn khởi chúng ta, và bằng sức mạnh để nâng đỡ chúng ta. Ai trong chúng ta đi theo hành tŕnh được thánh hóa bởi máu Chúa Kitô và nước mắt Đức Maria, th́ việc được cùng đồng hành và vui hưởng vinh quang rất thánh của Các Ngài sẽ là điều chắc chắn và dễ dàng.

 

Sốt Sắng và Siêng Năng Đọc Kinh Mân Côi

29. V́ thế, Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria, kết hợp dưới h́nh thức thuận tiện và thực tế, là một h́nh thức cầu nguyện không chê vào đâu được, một công cụ rất thích hợp để giữ ǵn đức tin và một tấm gương nhân đức hoàn hảo lẫy lừng, v́ thế người Kitô hữu chân chính nên luôn đọc và suy niệm sốt sắng. Tôi tuyên dương điều này đặc biệt với Hội Thánh Gia mà gần đây tôi đă khen ngợi và phê chuẩn. V́ mầu nhiệm cuộc sống ẩn giấu mà Chúa Kitô, Chúa chúng ta đă khởi xướng từ lâu trong các bức tường ngôi nhà Nazareth là lư do cho sự tồn tại của Hiệp Hội này, để các thành viên của Hội không ngừng thích ứng với đời sống Kitô hữu theo mô phạm Thánh Gia được chính Thiên Chúa thiết lập, mối liên hệ mật thiết của nó với Kinh Mân Côi thật rơ ràng.

30. Đặc biệt điều này cũng vậy trong các mầu nhiệm Mùa Vui, được kết thúc với mầu nhiệm Chúa Giêsu, sau khi biểu lộ sự khôn ngoan của Ngài trong Đền thờ, th́ trở về Nazareth cùng với Đức Maria và thánh Giuse và vâng phục các Ngài, đó như là chuẩn bị cho các mầu nhiệm khác được kết nối chặt chẽ hơn với giáo huấn và công cuộc cứu chuộc nhân loại. Từ đây, hết mọi thành viên có thể hiểu nhiệm vụ của họ là trở thành những người say mê Kinh Mân Côi và nhiệt thành giải thích cho những người hiểu sai lệch về nó.

31. Về phần tôi, tôi xác nhận và phê chuẩn các đặc ân và ân xá đă ban trong nhiều năm qua để khích lệ các tín hữu dành tháng Mười theo cách tôi đă quy định. Thưa Chư Huynh, v́ thẩm quyền và ḷng nhiệt thành của Chư Huynh, tôi biết người Công giáo sẽ được hun nóng ḷng yêu mến và thi đua thánh trong việc tôn kính Đức Trinh Nữ, Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu, qua Kinh Mân Côi.

 

Nguồn An Ủi Của Đức Thánh Cha

32. Và giờ đây tôi có lời khuyên kết thúc theo cách đă mở đầu, một lần nữa tuyên bố và thậm chí công khai hơn ḷng tôi tha thiết yêu mến Mẹ Thiên Chúa cao sang, tha thiết với những phúc lành đă lănh nhận và chứa chan niềm hy vọng hân hoan. Tôi mời gọi người Kitô hữu cầu khẩn thành tâm trước bàn thờ của Người nhân danh Giáo hội, đă chịu nỗi đau khổ bởi những kẻ đối nghịch và thời đại hỗn loạn như vậy, và cũng nhân danh tôi nữa. Đă cao về tuổi tác, mệt mỏi với công việc, bị trói buộc bởi những sự kiện khó khăn mà không có sự giúp đỡ nhân loại nào để dựa vào, tôi vẫn phải tiếp tục cai quản Giáo hội. Hy vọng của tôi đặt nơi Đức Maria, người Mẹ quyền thế và nhân lành, hàng ngày càng được chứng thực hơn và là niềm an ủi ngọt ngào hơn. Với sự can thiệp của Người, tôi ghi nhận nhiều ân lộc lớn lao tôi có được từ Thiên Chúa; cùng với nhiều lời tạ ơn hơn nữa, tôi tin ơn Chúa ban cho tôi cho tới ngày kỷ niệm 50 năm thụ phong Giám mục.

33. Thực sự là một niềm an ủi lớn đối với tôi, khi nh́n lại những năm dài trách nhiệm mục vụ, gặp phiền muộn bởi lo lắng hàng ngày, song tôi vẫn đang bận bịu với việc chăn dắt cả đoàn chiên Kitô giáo. Suốt thời gian đó, tôi đă có, như những ǵ xảy ra trong cuộc sống con người và như những mầu nhiệm của Chúa Kitô và Đức Maria minh họa, những lư do cho niềm vui xen lẫn với những lư do cho nhiều nỗi buồn phiền cay đắng, cũng như có lúc tự hào về những thành tựu giành được cho Chúa Kitô. Tất cả những điều này tôi, với trí khôn phục tùng Thiên Chúa và tấm ḷng biết ơn, đă cố gắng hướng tới những điều tốt đẹp và danh dự của Giáo hội. C̣n bây giờ – phần đời c̣n lại của tôi sẽ đi theo một tiến tŕnh không giống với quá khứ – dù những niềm vui mới sẽ đến làm hoan lạc tâm hồn, hay nỗi buồn đe dọa, hoặc làm hiển hách thanh danh, tôi, kiên định trong tâm trí, chỉ khao khát vinh quang thiên đàng mà Thiên Chúa ban cho để nói như David: “Chúc tụng danh thánh Chúa” (11); “Xin đừng làm rạng rỡ chúng con, vâng lạy Chúa, xin đừng, nhưng xin cho danh Ngài rạng rỡ.” (12)

 

Mục Tử Nài Xin Đoàn Chiên Của Ḿnh

34. Tôi biết rất rơ mối quan tâm thảo hiếu và tŕu mến mà những con cái nhiệt thành dành cho tôi; nhưng tôi t́m kiếm những lời chân thành tạ ơn Chúa, những lời cầu nguyện và những khát vọng thánh thiện, hơn là những lời chúc mừng và tung hô. Sẽ là một niềm vui đặc biệt cho tôi nếu họ khẩn cầu cho tôi ơn này là để tất cả sức mạnh và sự sống c̣n lại nơi tôi, tất cả quyền bính và ân sủng mà tôi được trao cho, có thể mang lại lợi ích cho Giáo hội, và trước hết là đưa những kẻ thù của Giáo hội, những người đă đi lạc xa đường ngay nẻo chính, những người mà từ lâu tôi khẩn khoản kêu gọi ḥa giải, trở về đoàn chiên Giáo hội.

35. Ước ǵ Thiên Chúa đổ tràn trên hết thảy con cái thân yêu của tôi các ơn công lư, ḥa b́nh, thịnh vượng, thánh thiện và tất cả những ǵ tốt đẹp từ hạnh phúc và niềm vui Năm Thánh sắp đến. Điều này, với t́nh yêu hiền phụ, tôi cầu xin Chúa; tôi khuyên thực hành điều này theo lời Thánh Kinh: “Hăy lắng nghe lời ta: hăy nên như cây hồng lớn lên bên ḍng nước, như cây hương toả mùi thơm ngào ngạt... như cây huệ trổ bông, hăy đồng thanh cất tiếng hát lên một bài ca. Hăy ngợi khen Đức Chúa v́ mọi việc Người làm. Hăy tán dương danh Chúa, ngợi khen chúc tụng Người, hăy đàn ca mà dâng lời cảm tạ... Vậy giờ đây, hăy hết ḷng và lớn tiếng hát ca mà chúc tụng thánh danh Đức Chúa.”(13)

36. Nếu những kế hoạch này, rất được nồng nhiệt ước mong, bị chế giễu bởi những kẻ độc ác báng bổ những điều họ không biết, th́ xin Chúa tha thứ cho họ. Nhưng xin Ngài ban ơn phù trợ đắc lực cho những hy vọng của tôi qua lời cầu bầu của Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Thưa Chư Huynh, để như một dấu hiệu ân huệ thiêng liêng và đồng thời như một cam kết về t́nh cảm của tôi, tôi, ưu ái trong Chúa, ban cho từng Chư Huynh, các giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh Phép Lành Ṭa Thánh.

Ban tại Đền thánh Phêrô, Rôma ngày 8 tháng 9 năm 1892, năm thứ 15 triều đại Giáo hoàng của tôi.

 

 

 

 

 

 

 

Tham Khảo

1. St. Thomas Aquinas, Super Salut. Ang.

2. Hebr. 2:17.

3. ]n. 17:3.

4. James 2:20.

5. James 2:14.

6. Mt. 11:28.

7. Mt. 11:29.

8. Rom. 8:35.

9. Gal. 2:20.

10. Sacred Liturgy.

11. Ps. 113:2.

12. Ps. 113:1.

13. Ecclus. 39:13-13,35.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông Điệp

Laetitiae Sanctae

Ca Ngợi Ḷng Mộ Mến Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII

Ban hành 8/9/1893

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và các Đấng Bản Quyền trong B́nh An và Hiệp Thông với Ṭa Thánh.

 

Kính Chào và Phép Lành Ṭa Thánh đến Chư Huynh.

1. Tôi cảm nhận niềm vui thiêng liêng đă được ban cho nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thụ Phong Giám Mục với ư thức sâu sắc rằng giáo hữu Công giáo trên toàn thế giới cùng chia sẻ, và như người cha giữa con cái ḿnh, tôi được an ủi bởi những biểu hiện cảm động về ḷng trung thành và t́nh yêu của họ. Tôi rất biết ơn đón nhận và ghi lại nó như một bằng chứng mới về sự quan pḥng đặc biệt của Thiên Chúa, một bằng chứng rơ ràng là đầy quảng đại cho chính tôi, và tràn trề phúc lành cho Giáo hội.

2. Đồng thời, tôi muốn dâng lời cảm tạ Mẹ Thiên Chúa uy quyền v́ sự ưu ái này. Tôi cảm thấy sự can thiệp thần thế của Người đă được thực hiện nhân danh tôi. Bởi ḷng nhân từ của Người, suốt những năm dài với những thăng trầm cuộc sống, không bao giờ làm tôi thất vọng, và ngày lại ngày dường như đến gần tôi hơn bao giờ hết, làm cho tâm hồn tôi chứa chan vui mừng, và củng cố tôi trong niềm tin chắc chắn cao hơn những thứ thuộc về thời gian. Như thể tôi nghe được tiếng của Nữ Vương Thiên Đàng, trong khoảnh khắc ân cần an ủi tôi giữa những thử thách; vào lúc khác th́ hướng dẫn tôi bằng lời khuyên nhắm vào đại cục cứu rỗi các linh hồn; và lúc khác nữa lại giục giă tôi nhắc nhở người Kitô hữu gia tăng ḷng sốt sắng và thực hành việc đạo đức. Đối với tôi, một lần nữa, đáp lại những khơi động của Người là niềm vui cũng như nghĩa vụ. Các kết quả đáng mừng được ban thưởng cho những hô hào của tôi do sự gợi ư của Người, tôi phải coi đó là sự thôi thúc đặc biệt đối với ḷng mộ mến Kinh Mân Côi Rất Thánh. Sự thức tỉnh này tự nó đă làm tăng dần số hiệp hội được thành lập để đạt mục đích, những tác phẩm văn chương đạo đức uyên bác nhiều tập được viết về đề tài này, và những công tŕnh đa dạng mà nghệ thuật Kitô giáo đă mang lại. C̣n bây giờ, cứ coi như một lần khác, nghe tiếng của cùng một người mẹ nhiệt tâm, Người mời gọi chúng ta “cầu khẩn không ngừng”, tôi vui mừng một lần nữa nói với Chư Huynh về chủ đề Kinh Mân Côi, như tôi vốn làm vào ngày áp tháng 10 mà, bằng việc ban ân xá đặc biệt, tôi đă coi đó là điều tốt lành dành cho ḷng sùng kính rất phổ biến này. Tuy nhiên, tôi kêu gọi Chư Huynh đừng chỉ dẫn quá nhiều để thêm bất kỳ khuyến nghị nào nữa về phương pháp cầu nguyện tự nó rất đáng khen ngợi, cũng như đừng nhấn mạnh với các tín hữu về sự cần thiết thực hành nó một cách nhiệt t́nh hơn, mà đúng hơn nên chỉ ra cách chúng ta có thể rút ra từ sự sùng kính này những ơn ích nào đó đặc biệt có giá trị và không thể thiếu cho thời đại ngày nay.

 

Kinh Mân Côi và Xă Hội

3. Tôi tin rằng Kinh Mân Côi, nếu được đọc sốt sắng, chắc chắn sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho cá nhân mà cả xă hội. Sẽ không ai bất công với tôi mà phủ nhận bổn phận hoạt động tông đồ tối cao tôi đă thi hành – khi, nhờ ơn Chúa giúp, tôi sẽ tiếp tục thực hiện – để thúc đẩy sự thịnh vượng dân sự của nhân loại. Đă nhiều lần tôi khuyên nhủ những người được trao cho quyền cai trị rằng họ không nên thực hiện cũng không nên thi hành nếu luật không phù hợp với sự công bằng của Đấng Thượng Trí. Mặt khác, tôi đă không ngừng kêu gọi các công dân tài năng, ngành công nghiệp, các gia đ́nh hay người giàu có, cùng nhau hợp lực trong ư định và hành động chung để bảo vệ và thúc đẩy bất cứ điều ǵ hướng tới sức mạnh và sự thịnh vượng của cộng đồng. Trong bối cảnh hiện tại, có quá nhiều nguyên nhân đang tác động làm nới lỏng những ràng buộc của trật tự công cộng và kéo người dân ra khỏi các nguyên tắc sống lành mạnh và hành vi đúng đắn.

 

Không Thích Nghèo Đói – Các Mầu Nhiệm Mùa Vui

4. Theo tôi, có ba ảnh hưởng chiếm vị trí chính gây ra phong trào xuống cấp xă hội này. Những ảnh hưởng ấy là – trước hết, chán ghét một cuộc sống đơn điệu và vất vả; thứ hai, bất măn với đau khổ dưới bất kỳ h́nh thức nào; thứ ba, lăng quên cuộc sống tương lai.

5. Tôi lấy làm tiếc – và những người đơn thuần đánh giá mọi thứ theo hiểu biết riêng và theo tiêu chuẩn tự nhiên cũng xót xa với tôi bởi xă hội đang bị đe dọa nghiêm trọng do ngày càng gia tăng sự khinh miệt những bổn phận và đức tính giản dị tạo nên vẻ đẹp của cuộc sống khiêm nhường. V́ lư do này, chúng ta nhận thấy trong gia đ́nh, trẻ em cố t́m cách trốn tránh bổn phận tự nhiên là vâng lời cha mẹ, và chúng khó chịu với bất kỳ h́nh thức đối xử nào không thuộc loại nuông chiều và ẻo lả. Nơi người lao động, họ thể hiện xu hướng bỏ bê công việc, thu ḿnh lại, bất măn với nhiều thứ, nh́n chằm chằm vào những thứ ở trên cao và háo hức mong chờ với hy vọng suông có được một ít tài sản như thế trong tương lai. Chúng ta có thể quan sát cùng một khuynh hướng đang lan khắp quần chúng sự hăm hở đổi cuộc sống của các huyện nông thôn thành sự nhộn nhịp và thú vị của thành thị. Do đó, sự cân bằng giữa các tầng lớp trong cộng đồng đang bị phá hủy, mọi thứ trở nên bất ổn, tâm trí con người bị ḷng ghen tị và thù oán dày ṿ, lẽ phải bị chà đạp, và cuối cùng, người dân, khi sự mong đợi của họ bị phản bội, họ tấn công trật tự chung, và đặt ḿnh đối lập với những người có bổn phận duy tŕ nó.

6. Đối với những tệ nạn như thế, chúng ta hăy t́m kiếm một phương dược nơi Kinh Mân Côi, hệ ở một tŕnh tự cầu nguyện cố định kết hợp với suy gẫm về cuộc đời của Chúa Kitô và Mẹ Thánh Ngài. Ở đây, dù là những mầu nhiệm Mùa Vui nhưng rơ ràng làm cho tâm trí mọi người nhận thấy, một bài học khách quan về các nhân đức chính được đặt trước mắt họ. Do đó, mỗi người sẽ có thể t́m thấy cho ḿnh trong đó những bài học dễ dàng, phong phú, hấp dẫn dịu dàng đến mức nào để hướng tới một cuộc sống lương thiện. Chúng ta hăy đứng trước ngôi nhà thánh thiện trần thế, Ngôi Nhà Nazareth. Chúng ta học được biết bao điều từ cuộc sống hàng ngày diễn ra trong các bức tường ngôi nhà ấy! Thật là một mô h́nh hoàn hảo của xă hội nông thôn! Nơi đây, chúng ta thấy sự giản dị và thuần khiết của đạo đức, sự thống nhất hoàn hảo và sự ḥa hợp trọn vẹn, sự tôn trọng và t́nh yêu hỗ tương – không phải kiểu giả dối và thoáng qua – nhưng thấm đượm sự sống và sức quyến rũ trong sự tận tâm phục vụ. Đây là sự chăm chỉ nhẫn nại cung cấp những thứ cần thiết là lương thực và y phục; sự chăm chỉ “đổ mồ hôi trán”, sự chăm chỉ bằng ḷng với kết quả ít ỏi, và chăm chỉ t́m cách làm giảm bớt nhu cầu hơn là gia tăng nguồn của cải. Hơn hết, chúng ta thấy ở đó sự b́nh an sâu thẳm của trí năo và niềm vui của tâm hồn không bao giờ thiếu vắng một lương tâm thanh thản. Đây là những tấm gương quư giá về ḷng nhân nghĩa, b́nh dị, khiêm tốn, chịu thương chịu khó, ân cần với tha nhân, chu đáo trong các bổn phận nhỏ nhặt hàng ngày và về các đức tính khác; một khi chúng đă chứng tỏ sự hiện diện của chúng dần dần bén rễ trong tâm hồn, th́ theo thời gian không thể nào không mang lại sự thay đổi ngoạn mục của tâm trí và hành vi. Rồi mỗi người sẽ bắt đầu cảm thấy công việc của ḿnh không c̣n thấp hèn và vô nghĩa, mà đầy ḷng biết ơn và thanh thản, và được mặc một niềm vui nào đó bởi ư thức trách nhiệm của ḿnh trong việc chu toàn nó một cách tận tâm. Sau đó, ở khắp nơi đều gặp được cách cư xử ḥa nhă hơn; cuộc sống gia đ́nh sẽ được nâng niu và mến chuộng, những mối tương quan giữa người với người sẽ thân t́nh và thắm thiết, được trân quư bởi đă thấm đẫm sự kính trọng và đức bác ái. Và nếu sự cải thiện này nên khởi đi từ cá nhân đến gia đ́nh và cộng đồng, rồi từ đó đến với mọi người để cuộc sống của con người được nâng lên theo tiêu chuẩn này, th́ sẽ không ai không cảm thấy thực sự sẽ đạt được lợi ích thật tuyệt vời và bền vững cho xă hội.

Ác Cảm với Đau Khổ - Các Mầu Nhiệm Mùa Thương

7. Cái xấu thứ hai đặc biệt nguy hại, thứ gieo tai họa ngày càng nhiều nơi các linh hồn, mà chúng ta không bao giờ hối tiếc cho đủ, được t́m thấy trong sự ác cảm với đau khổ và ra sức tránh xa bất cứ điều ǵ gây khó khăn hay đau đớn. Do đó, phần đông đă bị cướp mất sự b́nh an và tự do tâm trí vốn là phần thưởng của những người làm điều đúng đắn không hề bị nao núng bởi gặp phải những hiểm họa hoặc rắc rối. Đúng hơn, họ mơ ước về một nền văn minh ảo tưởng trong đó tất cả những ǵ khó chịu sẽ bị loại bỏ, và tất cả những ǵ dễ chịu sẽ được đáp ứng. Với khát vọng sống sôi nổi và buông thả này, tâm trí con người bị suy yếu, và nếu họ hoàn toàn không chịu từ bỏ, họ sẽ thất chí và khốn khổ thu ḿnh lại, và ch́m đắm trong những khó khăn của trận chiến cuộc sống.

8. Ví dụ về cuộc tranh đấu như vậy áp dụng cho mọi khía cạnh cuộc sống, và một phương thế mạnh mẽ để phục hồi ḷng can đảm của chúng ta chắc chắn sẽ được t́m thấy trong Kinh Mân Côi, nếu từ những năm đầu, tâm trí chúng ta đă được huấn luyện để sống Những Mầu Nhiệm Mùa Thương cuộc đời Chúa chúng ta, và say sưa trong ư nghĩa của các mầu nhiệm bằng suy niệm êm đềm và tĩnh lặng. Ở đó, chúng ta sẽ học được cách Chúa Kitô, “Tác Giả và Đấng Hoàn Thiện đức tin của chúng ta,” bắt đầu “hoạt động và dạy dỗ,” để chúng ta có thể thấy điều được viết nơi mẫu gương của Ngài tất cả những bài học mà chính Ngài đă dạy chúng ta về sự chịu đựng gánh nặng lao nhọc và đau thương của ḿnh, và cho thấy cách thức Ngài gánh chịu những đau khổ nghiệt ngă nhất ở mức độ cao nhất của ḷng quảng đại và thiện chí. Chúng ta thấy Ngài bị ch́m ngập trong đau buồn, đến nỗi những giọt máu chảy ra như mồ hôi từ huyết quản của Ngài. Chúng ta thấy Ngài bị trói như một kẻ bất lương, bị xét xử như kẻ bất chính, bị vùi dập bởi những lời lăng mạ, bị vây bọc trong nỗi xấu hổ, bị phỉ nhổ bởi những lời cáo gian, bị xé nát thân ḿnh bởi những roi đ̣n, bị đội ṿng măo gai, bị đóng đinh vào thập giá, bị coi là không đáng sống và bị đám đông lên án là đáng chết. Cũng ở đây, chúng ta suy ngẫm về nỗi buồn của Mẹ Rất Thánh. Linh hồn Mẹ không chỉ bị thương tổn, mà c̣n bị “đâm thâu” bởi lưỡi gươm đau khổ, đến nỗi Mẹ có thể được gọi và thực sự trở thành “Mẹ Sầu Bi”. Chứng kiến tấm gương can đảm này, không phải bằng mắt mà bằng đức tin, ai là người không cảm thấy trái tim ḿnh ấm lại với mong muốn bắt chước?

9. “Trái đất bị nguyền rủa” và sinh ra “gai góc” - có thể là linh hồn buồn sầu v́ nỗi đau và cơ thể bi thương v́ bệnh tật; dù vậy, không có tội ác nào mà sự đố kị của con người hay cơn thịnh nộ của ma quỷ có thể phát minh ra, cũng không tai họa nào đổ ập xuống cá nhân hay cộng đồng mà chúng ta không chiến thắng được nhờ kiên nhẫn trong đau khổ. V́ lư do này, thực sự có thể nói được rằng “bổn phận của người Kitô hữu là làm việc và chịu đựng những điều lớn lao”, v́ kẻ xứng đáng được gọi là Kitô hữu không hề chùn chân khi bước theo Chúa Kitô. Nhưng bằng sự kiên nhẫn này, tôi không có ư nói chủ nghĩa khắc kỷ trống rỗng trong sự chịu đựng nỗi đau từng là lư tưởng của một số triết gia thời xưa, mà muốn nói tới sự kiên nhẫn học được từ tấm gương của Ngài, “Chính Ngài đă khước từ niềm vui dành cho ḿnh, mà cam chịu khổ h́nh thập giá, chẳng nề chi ô nhục” (Dt 12,2). Đó là sự kiên nhẫn có được nhờ sự trợ giúp của ân sủng Ngài; sự kiên nhẫn không trốn tránh thử thách v́ sợ đau đớn, nhưng chấp nhận nó và coi đó là một mối lợi, mặc dù cũng khó mà chịu đựng nổi. Giáo hội Công giáo luôn có, và thật hạnh phúc là vẫn c̣n, vô số những người nam-nữ, thuộc mọi tầng lớp và hoàn cảnh sống, là những môn đệ ưu tú của giáo huấn này, và những người, trung thành theo con đường của Chúa Kitô, chịu tổn thương và gian khổ v́ lư do nhân đức và tôn giáo. Họ làm vọng lại, không phải bằng đôi môi, nhưng bằng cuộc sống, những lời của thánh Tôma: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy!” (Ga 11,16).

10. Ước ǵ những kiểu người kiên định đáng ngưỡng mộ như vậy sẽ ngày càng được nhân lên nhanh chóng giữa chúng ta v́ sự thịnh vượng xă hội và v́ vinh quang và sự phát triển của Giáo hội!

 

Lăng Quên Tương Lai – Các Mầu Nhiệm Mùa Mừng

11. Cái xấu thứ ba, đặc điểm chính của thời đại chúng ta đang sống, cần một phương thuốc chữa trị. Con người ngày xưa, dù họ yêu thế gian và yêu nó quá mức, nhưng thường cũng không làm trầm trọng thêm ḷng quyến luyến tội lỗi với những thứ trên trái đất bởi sự khinh miệt những điều trên trời. Ngay cả những người suy nghĩ đúng đắn thuộc thế giới ngoại giáo cũng nhận ra đời này không phải là quê hương mà là nơi tạm trú, không phải là đích đến, mà là một giai đoạn trong cuộc hành tŕnh. Nhưng con người ngày nay, mặc dù đă có những lợi thế về kiến thức Kitô giáo, họ vẫn theo đuổi những mối lợi giả trá của thế giới này một cách khôn khéo đến nỗi những suy nghĩ về Quê Hương đích thực hạnh phúc vĩnh cửu không chỉ bị họ gạt sang một bên, mà c̣n xấu hổ khi nhắc tới, xua đuổi và xóa hoàn toàn khỏi kư ức họ, bất chấp lời cảnh báo của thánh Phaolô: “Chúng ta không có thành tŕ bền vững, nhưng đang t́m kiếm thành tŕ tương lai” (Dt 13,14).

12. Khi t́m ra nguyên nhân của sự quên lăng này, trước hết, tôi gặp phải thực tế là nhiều người tin rằng ư nghĩ về cuộc sống tương lai một cách nào đó phá hoại t́nh yêu quốc gia, và do đó, cản trở sự thịnh vượng của khối cộng đồng. Không ảo tưởng nào khờ khạo hay đáng ghét hơn. Hy vọng tương lai của chúng ta không phải là một kiểu độc chiếm tâm trí con người như vậy khi lôi kéo chú ư của họ khỏi những quan tâm về cuộc sống này. Sự thật là Chúa Kitô truyền cho chúng ta t́m kiếm Nước Thiên Chúa trước hết nhưng không theo cách bỏ bê tất cả những thứ khác. Bởi lẽ việc dùng của cải trong cuộc sống hiện tại và sự vui thú chính đáng chúng đem lại có thể củng cố đức hạnh và là phần thưởng. Sự tráng lệ và vẻ đẹp của nơi cư ngụ trần gian, mà xă hội loài người bị mê hoặc, có thể phản chiếu sự huy hoàng và vẻ mỹ diệu của nơi cư ngụ trên trời. Trong đó chúng ta thấy chẳng có ǵ không thích hợp với lư trí của con người và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. V́ cùng một Thiên Chúa, Đấng là Tác Giả của Tự Nhiên, cũng là Tác Giả của Ân Sủng, và Ngài không muốn ai va chạm hay xung đột với người khác, mà họ nên hành động trong mối liên kết thân thiện, để dưới sự lănh đạo của cả hai chúng ta càng dễ đi đến hạnh phúc bất tử mà v́ đó chúng ta được dựng nên.

13. Nhưng những người nặng đầu óc xác thịt, không yêu thứ ǵ ngoài bản thân, đă để cho những suy nghĩ của họ ḍ dẫm những thứ trên trái đất cho đến khi họ không thể nâng chúng lên tới chỗ cao hơn. V́, ngoài việc sử dụng tài nguyên thời gian như một sự trợ giúp nhằm đạt được những điều thuộc vĩnh cửu, th́ họ mất hoàn toàn tầm nh́n về thế giới sắp tới, và ch́m xuống đáy sâu thẳm nhất. Chúng ta tự hỏi không biết Thiên Chúa có giáng xuống trên con người một h́nh phạt khủng khiếp không hay là cho phép nó lăng phí cả cuộc đời ḿnh để theo đuổi những thú vui trần thế, và quên đi hạnh phúc duy nhất tồn tại măi măi.

14. Chính từ mối hiểm họa này mà những ai thực hành đạo đức với Kinh Mân Côi sẽ được giải cứu một cách tài t́nh; họ có thói quen, cầu nguyện sốt sắng và thường xuyên, giữ ḷng trí hướng về Các Mầu Nhiệm Mùa Mừng. Những Mầu Nhiệm này là phương thế để tâm hồn Kitô hữu được chiếu rọi một ánh sáng trong trẻo nhất lên những điều tốt đẹp, bị ẩn giấu đối với giác quan, nhưng khả kiến đối với đức tin, là “những ǵ Thiên Chúa đă chuẩn bị cho những ai yêu mến Ngài.” Từ nơi họ chúng ta học được rằng cái chết không phải là sự hủy diệt kết thúc tất cả mọi thứ, mà chỉ đơn thuần là cuộc di cư và chuyển từ cuộc sống này sang cuộc sống khác. Nhờ họ, chúng ta được dạy rằng con đường đến Thiên đàng mở ra cho tất cả mọi người, và khi nh́n thấy Chúa Kitô đang trên nơi ấy, chúng ta nhớ lại những lời hứa dịu dàng của Ngài: “Thầy đi để dọn chỗ cho các con.” Nhờ họ, chúng ta được nhắc nhở rằng sẽ đến lúc “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt”, “than van, khóc lóc, đau buồn sẽ không c̣n nữa”, “Chúng ta sẽ luôn ở bên Chúa”, “giống như Chúa, v́ Ngài thế nào, chúng ta sẽ thấy Ngài như vậy”, “uống thỏa thuê suối hoan lạc của Ngài”, như “đồng hương của các thánh”, trong sự đồng hành diễm phúc của Nữ Vương rực rỡ và là Mẹ của chúng ta. Sống trong một viễn cảnh như vậy, trái tim chúng ta được nhóm lên niềm khao khát, và chúng ta thốt lên theo lời một vị đại thánh: “Thật tệ hai chừng nào khi dồn công sức cho trái đất mà ḷng th́ ngưỡng vọng trời cao!” Rồi chúng ta cũng sẽ cảm nhận được niềm an ủi từ đảm bảo rằng “một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2 Cr 4,17).

15. Ở đây chỉ riêng chúng ta khám phá mối liên hệ thực sự giữa thời gian và vĩnh cửu, giữa cuộc sống trên trái đất và cuộc sống trên thiên đàng; và do đó, riêng chúng ta được đào luyện các tính cách mạnh mẽ và cao quư. Khi những tính cách ấy được thấy nơi số đông con người, th́ phẩm giá và sự thịnh vượng xă hội được đảm bảo. Tất cả những ǵ đẹp đẽ, tốt lành và chân thực sẽ nảy nở trong mức độ phù hợp với Thiên Chúa, Đấng toàn chân, toàn thiện và toàn mỹ, là Nguyên Lư tiên vàn và Nguồn Mạch Vĩnh Cửu.

 

Hội Mân Côi

16. Những suy tư này sẽ giải thích những ǵ tôi đă đặt ra liên quan đến những lợi ích gặt hái được từ việc đọc Kinh Mân Côi, và năng lực chữa lành mà sự sùng kính này có được đối với những tệ nạn thời đại và những vết thương chết người của xă hội. Những lợi ích này, như chúng ta có thể dễ dàng hiểu, sẽ được bảo đảm ở mức độ cao hơn và đầy đủ hơn cho những người tập hợp thành nhóm với nhau trong Hội Mân Côi, và v́ thế, hơn cả những người hợp nhất nhờ mối ràng buộc huynh đệ đặc biệt sùng kính Đức Trinh Nữ Rất Thánh. Trong Hội này, được các Đức Giáo Hoàng Rôma chấp thuận và phong phú hóa bằng những ân xá và đặc quyền, Hội có luật lệ và cách thức điều hành riêng, tổ chức các cuộc họp vào những thời điểm đă định rơ, và được cung cấp nhiều phương thế để sống một cuộc sống thánh thiện và hoạt động v́ thiện ích của cộng đồng. V́ vậy có thể nói họ là đạo quân chiến đấu trong trận chiến của Chúa Kitô, được vũ trang bằng Các Mầu Nhiệm Thánh của Ngài, dưới hiệu kỳ và sự lănh đạo của Nữ Vương Thiên Đàng. Người tận t́nh can thiệp biết chừng nào để đáp lại những lời cầu nguyện, cuộc rước và lễ trọng của họ được viết trong toàn bộ kinh nghiệm của Giáo hội không thua ǵ sự vẻ vang của chiến thắng Lepanto.

17. Do đó, tôi mong rằng nên thành lập, mở rộng và hướng dẫn các Hội này với ḷng nhiệt thành mới mẻ, và không chỉ bởi các con cái của thánh Đa Minh, Ḍng lănh đạo các thành viên thuộc Hội này, mà c̣n bởi tất cả những người chịu trách nhiệm chăm sóc các linh hồn, và đáng chú ư ở những nơi mà Hội chưa được thành lập theo giáo luật. Tôi đặc biệt hết sức quan tâm những người đang tham gia vào lĩnh vực sứ mạng thiêng liêng, dù là mang Tin Mừng đến các dân tộc man di ở nước ngoài, hay truyền bá giữa các dân Kitô giáo tại quê hương, nên coi công việc này là đặc biệt của riêng họ. Nếu họ biến nó thành chủ đề bài giảng của ḿnh, th́ tôi tin chắc sẽ có số lớn tín hữu Chúa Kitô sẵn sàng ghi danh vào Hội, và họ sẽ nỗ lực hết ḿnh để tận dụng những lợi thế thiêng liêng mà tôi đă nói, và trong đó bao gồm cả ư nghĩa và động lực của Kinh Mân Côi. Từ Hội Mân Côi mà các tín hữu khác thấy được tấm gương về ḷng ái mộ và sự sùng kính nhiều hơn đối với việc đọc Kinh Mân Côi, và v́ vậy họ sẽ được khích lệ gặt hái từ đó, như tôi hết ḷng khát khao, những thành quả dồi dào tương tự cho ơn cứu rỗi của linh hồn họ.

Phần Kết Luận

18. Giữa những sự dữ đa dạng bao trùm xă hội, th́ đây là hy vọng bừng lên, an ủi và hỗ trợ tôi. Xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ nhân loại, là tác giả và thầy dạy Kinh Mân Côi, ban cho tôi được toại nguyện. Phần của Chư Huynh là thu xếp, để nhờ nỗ lực của Chư Huynh mà những lời và mong muốn của tôi có thể tiếp tục sứ mạng của chúng v́ sự thịnh vượng của các gia đ́nh và b́nh an của các dân tộc.

19. Và như một lời cam kết về ân huệ thiêng liêng và t́nh cảm của tôi, tôi thân ái ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, các giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh.

Ban tại Đền Thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 8 tháng 9 năm 1893, năm thứ 16 triều đại Giáo hoàng của tôi.

Leo XIII

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông Điệp

Iucunda Semper Expectatione

Về Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII

Ban hành 8/9/1894

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và các Đấng Bản Quyền trong b́nh an và hiệp thông với Ṭa Thánh.

Kính chào và Phép Lành Ṭa Thánh đến Chư Huynh.

1. Tôi luôn háo hức chờ đón tháng Mười trở lại trong niềm hân hoan và hy vọng đầy cảm hứng. Theo lời khuyên và chỉ thị rơ ràng của tôi, tháng này được dành dâng kính Đức Trinh Nữ, suốt mấy năm nay, ḷng mộ mến Kinh Mân Côi đă được các quốc gia Công giáo khắp thế giới thực hành với tâm t́nh sốt sắng. Lư do tôi đưa ra lời khuyên này đă được tôi tŕnh bày nhiều lần. Bởi như t́nh trạng đáng ngại của Giáo hội và xă hội đă chứng tỏ cho tôi thấy rất cần đến sự trợ giúp đặc biệt từ Thiên Chúa, điều hiển nhiên là phải t́m kiếm trợ giúp thông qua sự can thiệp của Mẹ Ngài, và bằng phương thế cụ thể là Kinh Mân Côi mà các Kitô hữu từng thấy hiệu quả kỳ diệu. Điều này thực sự đă được xác nhận từ việc thành lập các hội đạo đức, cả trong sự minh chứng đức tin chống lại các cuộc tấn công dữ dội của dị giáo, và trong việc khôi phục tôn nghiêm các nhân đức, điều mà do sự suy đồi của thời đại, cần phải được nhen nhóm và duy tŕ. Cũng bằng chứng này đă thể hiện trong mọi thời nối tiếp, qua hàng chuỗi ơn ích tư và công, trong đó kư ức huy hoàng được ghi nhớ và bất tử ở khắp mọi nơi là các tượng đài và các hiệp hội hiện có. Tương tự như vậy trong thời đại chúng ta, v́ bị ảnh hưởng bởi cơn ác mộng về nhiều thứ tệ nạn, nên nói tới tác động hữu ích của Kinh Mân Côi là niềm vui cho tâm hồn tôi. Tuy vậy, thưa Chư Huynh, chính Chư Huynh tận mắt thấy sự bền bỉ – hay nói đúng ra là sự gia tăng – của những lư do để một lần nữa trong năm nay làm mới lời tôi hiệu triệu các tín hữu thêm nhiệt t́nh cầu nguyện với Đức Maria, Nữ Vương Thiên Đàng. Bên cạnh đó, càng tập trung suy tưởng về đặc tính của Kinh Mân Côi, th́ sự tuyệt hảo và sức mạnh của nó càng rơ ràng đối với chúng ta. Do đó, đang khi tôi càng mong muốn Kinh Mân Côi hưng thịnh, th́ hy vọng của tôi cũng phát triển để qua khuyến nghị của tôi, Kinh Mân Côi được quư trọng hơn, ḷng mến mộ Kinh Mân Côi lan rộng hơn và lớn lên mạnh mẽ. Nhưng bây giờ tôi sẽ không trở lại các hướng dẫn mà những năm qua tôi đă đưa ra về chủ đề này. Thay vào đó, tôi sẽ tận dụng cơ hội để chỉ ra quy tắc và ư định cụ thể của Thiên Chúa Quan Pḥng, đó là Kinh Mân Côi cần có sức mạnh mới để truyền niềm tin vào tâm hồn những người cầu nguyện và ảnh hưởng mới làm mủi ḷng Mẹ của chúng ta để đến an ủi và cứu giúp chúng ta với hết ḷng rộng răi.

2. Việc chúng ta đến cậy nhờ Đức Maria khi cầu nguyện là do chức vụ làm Đấng Trung Gian ân sủng Người hằng thực thi gần ngai Thiên Chúa; bằng sự xứng đáng và bằng công nghiệp được Ngài chấp nhận hơn cả, và, do đó, vượt qua quyền thế tất cả các thiên thần và các thánh trên thiên đàng. Giờ đây, có lẽ chức vụ nhân từ này của Người không tỏ lộ trong h́nh thức cầu nguyện nào khác rơ ràng như nơi Kinh Mân Côi. V́ trong Kinh Mân Côi, tất cả vai tṛ mà Đức Maria đảm nhận làm Đấng Đồng Công Cứu Chuộc (co-Redemptress) bộc lộ cho chúng ta, như thực tế được tŕnh bày, ở mức độ như thể sự thật thậm chí đang xảy ra; và điều này mang lại nhiều lợi ích cho ḷng đạo đức, dù trong suy ngẫm về những mầu nhiệm thánh đang tiếp diễn, hay trong lời kinh mà chúng ta đọc đi đọc lại. Trước tiên là các Mầu Nhiệm Mùa Vui. Con Thiên Chúa Hằng Hữu hạ ḿnh xuống với loài người, mặc lấy bản tính nhân loại; nhưng phải cùng với sự ưng thuận ư của Đức Maria, Đấng thụ thai Con Thiên Chúa bởi phép Chúa Thánh Thần. Kế đến, thánh Gioan Tẩy giả, bằng một đặc ân cá biệt, được thánh hóa trong ḷng mẹ và được ban cho những ơn riêng để ngài có thể dọn đường cho Chúa; và điều này xảy ra qua lời chào của Đức Maria, Đấng đă được thôi thúc đến thăm người chị họ. Sau cùng, Đấng được muôn dân mong chờ đă xuất hiện, Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Đức Trinh Nữ cưu mang Ngài. Rồi khi các mục đồng và các nhà thông thái, những hoa trái đức tin Kitô giáo đầu tiên, đến bên nôi Ngài với niềm khao khát, họ thấy Hài Nhi ở đó, cùng với Đức Maria, Mẹ của Ngài. Sau đó, trước mặt con người, Ngài dâng ḿnh như một lễ tế lên Cha Trên Trời, Ngài mong muốn được đưa đến Đền thờ; và bởi bàn tay Đức Maria, ở đó Ngài được dâng lên Đức Chúa. Chính Đức Maria, trong mầu nhiệm lạc mất Con, đau khổ t́m Ngài và hân hoan gặp được Ngài. Cùng một sự thật tương tự được kể lại trong những Mầu Nhiệm Mùa Thương.

3. Trong Vườn Gethsemane, nơi Chúa Giêsu đang trong nỗi sầu khổ tột cùng; trong hội trường xét xử, nơi Ngài bị đánh đ̣n, đội măo gai, bị kết án tử, ở đó chúng ta không thấy Đức Maria. Nhưng Người biết trước tất cả những đau đớn này, Người biết và nh́n thấy hết. Khi xưng ḿnh là tớ nữ của Chúa trước chức vụ làm người mẹ, và khi, dưới chân bàn thờ, Người hiến dâng trót bản thân ḿnh cùng với Chúa Giêsu Con của Người – để sau đó, Người dự phần vào cuộc đền chuộc gian khổ mà Con của Người thực hiện v́ tội lỗi thế gian. V́ thế, chắc chắn Người đă phải Ngài chịu trong sâu thẳm tâm hồn những dằn vặt và thống khổ rất cay đắng của Ngài. Hơn nữa, ngay trước mắt Đức Maria đă hoàn tất Hy Tế Thánh mà Người là Đấng sinh ra và nuôi dưỡng Lễ Vật. Khi chúng ta chiêm ngắm Ngài trong những Mầu Nhiệm cuối cùng và bi thảm này, đứng đó bên Thánh giá Chúa Giêsu có Mẹ của Ngài, Đấng, với đức ái diệu kỳ, đă nhận chúng ta làm con cái Người, đă quảng đại dâng Con của Người cho Công lư của Thiên Chúa, và chết trong ḷng ḿnh cùng với Ngài, bị đâm thâu bằng lưỡi gươm đau khổ.

4. Từ đây, Kinh Mân Côi đưa chúng ta đến với các Mầu Nhiệm Mùa Mừng, trong đó cũng mạc khải sự trung gian của Đức Trinh Nữ, với nhiều hoa trái phong phú hơn. Người vui mừng trong ḷng v́ Con của ḿnh vinh chiến thắng sự chết, và theo Ngài trong Cuộc Thăng Thiên đến vương quốc vĩnh cửu với t́nh yêu của một người mẹ; nhưng, dù xứng đáng hưởng thiên đàng, Người vẫn ở lại một thời gian trên trái đất, để hướng dẫn và an ủi Giáo hội non trẻ, “Người đă thâm nhập, vượt trên tất cả niềm tin, vào những mầu nhiệm sâu thẳm của sự khôn ngoan thần linh” (Thánh Bernard). Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ cứu chuộc nhân loại, vẫn c̣n sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần đă được Chúa Kitô hứa. Và ḱa, Đức Maria ở trong pḥng, nơi đó, đang cầu nguyện với các Tông đồ và khẩn nài cho họ bằng tiếng nức nở và nước mắt, Người tha thiết mong cho Giáo hội được Chúa Thánh Thần ngự đến, Ngài là Đấng An Ủi, tặng phẩm tối ưu của Chúa Kitô, kho báu không bao giờ hư hoại. Và sau này, Người có thể biện hộ cho chung cuộc của chúng ta đến vô lượng vô biên đưa vào cuộc sống bất tử. V́ vậy, chúng ta chiêm ngắm Người được đưa lên từ thung lũng nước mắt này vào Giêrusalem trên trời, giữa ca đoàn Thiên thần. Và chúng ta tán dương Người, được tôn vinh trên hết các Thánh, được Con Thần Linh của Người đội cho triều thiên ngôi sao và đặt ngồi bên cạnh Ngài làm Nữ Vương Vũ Trụ.

5. Thưa Chư Huynh, nếu trong tất cả chuỗi những Mầu Nhiệm này là bày tỏ những ư định của Thiên Chúa liên quan đến chúng ta – “những ư định khôn ngoan và dịu dàng” (St. Bernard) – th́ rơ ràng mang lại lợi ích lớn lao mà v́ đó chúng ta là những người mắc nợ Đức Mẹ Đồng Trinh. Chẳng ai suy ngẫm về những điều này mà không cảm thấy một sự thức tỉnh mới trong tâm hồn tin rằng ḿnh chắc chắn sẽ có được đầy ḷng thương xót của Thiên Chúa nhờ Đức Maria. Và lời khẩu nguyện này cũng rất phù hợp với các Mầu Nhiệm. Trước hết, thật thích đáng và đúng đắn, Kinh Lạy Cha thưa với Cha chúng ta trên trời: cùng những thỉnh cầu được Tôn Sư Thần Linh truyền dạy kêu nài Chúa Cha, từ ngai ṭa tối cao của Ngài, chúng ta chuyển lời cầu nguyện của ḿnh sang Đức Maria. Do đó, quy tắc suy gẫm mà tôi đă nói và Thánh Bernardine Siena diễn tả đă được xác nhận: “Mọi ân sủng được ban cho con người đều có ba bậc, v́ bởi Thiên Chúa, ân sủng được thông truyền cho Chúa Kitô, từ Chúa Kitô, ân sủng được chuyển sang Đức Trinh Nữ, và từ Đức Trinh Nữ, ân sủng giáng xuống chúng ta.” Và chúng ta, bằng chính h́nh thức Kinh Mân Côi, kéo dài hết sức bằng sự mộ mến những bước cuối cùng và thấp nhất này, lặp đi lặp lại hàng chục lần Lời Chào Thiên Thần, để với niềm tin mănh liệt hơn, chúng ta có thể đạt được những cấp độ cao hơn, nghĩa là có thể vươn lên tới Chúa Cha nhờ Chúa Kitô. V́ nếu như vậy, chúng ta hết lần này đến lần khác chào kính Đức Maria, chính xác là những lời cầu nguyện đơn hèn và khiếm khuyết của chúng ta có thể được củng cố bằng niềm tin cần thiết; như thể chúng ta đă nài xin Người nhân danh chúng ta mà cầu xin Thiên Chúa cho chúng ta.

6. Không thể nào lời cầu nguyện của chúng ta lại không lên đến Thiên Chúa như hương thơm ngạt ngào khi được tiến dâng nhờ lời cầu nguyện của Đức Trinh Nữ. Và chính Ngài là Đấng Toàn Thiện mời gọi Người: “Nào cho anh nghe tiếng em, v́ tiếng em ngọt ngào.” V́ lư do này, chúng ta không ngừng tôn vinh những tước hiệu vinh quang ấy trong chức vụ là Đấng Trung Gian của Người. Chúng ta chào mừng Người được Thiên Chúa ưu ái và ở trong một vị thế nổi bật được đầy ân sủng của Ngài, để sự dồi dào đó chảy tràn trên tất cả mọi người; Đức Maria, hợp nhất với Chúa bằng tất cả sự kết hợp rất mật thiết; Người có phúc giữa mọi phụ nữ và “một ḿnh giải gỡ lời nguyền và mang lại phúc lành” (Thánh Thomas) – đó là hoa trái của ḷng Người, hoa trái hạnh phúc, nơi đó mọi dân trên trái đất đều được chúc phúc. Cuối cùng, chúng ta cầu khẩn Người, với tư cách là Mẹ Thiên Chúa, và v́ địa vị quá cao cả mà từ nơi Người có ơn nào là không hứa hẹn cho chúng ta, cho những tội nhân, trong cuộc sống và trong giờ lâm tử?

7. Kẻ nào sốt sắng lặp đi lặp lại những lời nguyện này, suy gẫm những mầu nhiệm này trong đức tin, chắc chắn sẽ được chan chứa sự kỳ diệu mà Thiên Chúa dự định nơi Đức Trinh Nữ vĩ đại và trong công việc phục hồi nhân loại. Chắc chắn, kẻ ấy, xúc động bởi sự ấm áp của niềm tin và t́nh yêu dành cho Người, sẽ khao khát được nương tựa vào ngực Người, như cảm giác ngọt ngào của Thánh Bernard: “Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hăy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời.” Nhưng những hoa trái của Kinh Mân Côi cũng xuất hiện tương tự với sự lớn lao không kém, trong việc xoay chuyển ḷng thương xót của trái tim Mẹ Thiên Chúa về phía chúng ta. Hẳn là hạnh phúc dịu ngọt biết bao cho Người khi thấy tất cả chúng ta miệt mài thực hiện nhiệm vụ kết triều thiên cho Người từ những kinh nguyện đạo đức và lời ca ngợi đáng yêu! Và nếu, thực sự, bằng những lời cầu nguyện đó, chúng ta ước mong trả lại cho Thiên Chúa vinh quang xứng với Ngài; nếu chúng ta cam đoan không t́m kiếm bất cứ điều ǵ ngoại trừ việc chu toàn thánh ư Ngài nơi chúng ta, nếu chúng ta tán dương Ngài ḷng nhân từ và bao dung, nếu chúng ta gọi Ngài là “Cha chúng con”, nếu chúng ta, dù rất bất xứng, nhưng khẩn khoản nài xin những phúc lành trọng đại của Ngài – th́ thật Đức Maria sẽ vui mừng v́ tất cả những điều này chừng nào! Người sẽ ca ngợi Chúa biết bao! Không có ngôn từ nào phù hợp để dẫn chúng ta đến sự uy nghi của Thiên Chúa như ngôn từ của Kinh Lạy Cha. Hơn nữa, với mỗi điều chúng ta cầu nguyện, những điều chính đáng được truyền dạy, hài ḥa với đức tin, đức cậy và đức mến Kitô giáo, đều thêm một niềm vui đặc biệt cho Đức Trinh Nữ. Với tiếng của chúng ta, Người dường như cũng nghe thấy tiếng của Con Thần Linh Người, Đấng bằng chính môi miệng ḿnh đă dạy chúng ta lời cầu nguyện này, và bằng quyền của Ngài đă truyền: “Các con hăy cầu nguyện thế này.” Và xem cách chúng ta giữ mệnh lệnh đó, tức là đọc Kinh Mân Côi, Người sẽ cúi nh́n về phía chúng ta với sự quan tâm yêu thương hơn; những triều thiên mầu nhiệm mà chúng ta dâng cho Người th́ đối với Người sẽ là sự ân cần, c̣n đối với chúng ta sẽ là hoa trái ân sủng. Về ḷng rộng răi này của Đức Maria đối với những lời chúng ta cầu xin, chúng ta không có chút bảo đảm nào ngay trong bản chất của một thực hành có sức mạnh giúp chúng ta cầu nguyện sốt sắng. Thực tế, trong nhiều cách, con người có khả năng, v́ sự yếu đuối, để cho những suy nghĩ lang thang xa rời Thiên Chúa và khiến đi lạc mất mục đích. Nhưng Kinh Mân Côi, nếu được suy gẫm cách đúng đắn, sẽ t́m thấy trong chính nó những hiệu quả đặc biệt, cho dù để tạo ra và tiếp tục một trạng thái hồi ức, hoặc để chạm vào lương tâm mà chữa lành nó, hay để nâng đỡ tâm hồn. Như mọi người đều biết, nó bao gồm hai phần, riêng biệt nhưng không thể tách rời – suy gẫm các Mầu Nhiệm và đọc kinh. Do vậy, đây là một loại cầu nguyện không chỉ đ̣i hỏi nâng cao tâm hồn lên tới Thiên Chúa, mà c̣n đ̣i sự chú ư đặc biệt và rơ ràng, để khi suy gẫm về những điều cần suy gẫm, những thôi thúc và quyết định có thể được đưa ra để cải cách và thánh hóa cuộc sống.

8. Thực tế có những điều tương tự như thế của Kitô giáo cũng rất quan trọng và đáng ngưỡng mộ, những điều mà qua đó thế giới được đổi mới và chứa đầy hoa trái sự thật, công lư và ḥa b́nh. Điều nổi bật thích nghi tốt với mọi khả năng trí tuệ, ngay cả không có chuyên môn, là cách thức mà những điều này đề xuất cho chúng ta trong Kinh Mân Côi. Chúng được đưa ra không như những chân lư hay học thuyết được suy xét dựa trên những sự kiện hiện tại được nh́n thấy và nhận thức. Được giới thiệu như vậy, với bối cảnh địa điểm, thời gian và con người, những Mầu Nhiệm này tạo ra hiệu ứng rất sống động; và điều này không cần chút cố gắng nào của trí tưởng tượng, bởi lẽ chúng được đề cập như những điều đă học và khắc sâu trong ḷng từ khi c̣n nhỏ. Do đó, đặt tên một Mầu Nhiệm là điều khó, nhưng tâm hồn đạo đức đi qua nó dễ dàng trong suy nghĩ và nhanh chóng trong cảm giác, và thu lượm ở đó, nhờ ơn của Đức Maria, dồi dào lương thực thiên đàng. Song c̣n một tước hiệu đáng mừng và ư nghĩa trong mắt Người kết nên triều thiên kinh nguyện của chúng ta. V́ mỗi lần chúng ta hướng về những Mầu Nhiệm này với ḷng tưởng nhớ sốt sắng là chúng ta dâng cho Người một dấu hiệu của ḷng biết ơn; chúng ta tỏ cho Người rằng chúng ta thường không thể nhớ hết những phúc lành nhờ ḷng nhân hậu không mệt mỏi của Người trong công việc cứu rỗi chúng ta. Nơi những hồi ức như vậy, chúng ta thực hành t́nh yêu liên lỉ trong sự hiện diện của Người, chúng ta có thể diễn tả, thậm chí có thể cảm nhận thế nào là tâm hồn có phúc – những niềm vui mới từng chan chứa tâm hồn Người – và thế nào là những t́nh cảm dịu dàng nảy sinh trong đó, của ḷng thương xót và t́nh yêu nơi một người mẹ! Hơn nữa, bên cạnh những hồi ức này, khi các Mầu Nhiệm thánh đi qua, chúng làm cho kinh nguyện của chúng ta biến thành những thôi thúc nài xin có sức mạnh khôn tả nơi tâm hồn Đức Maria. Vâng, lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, dù chúng con là con cháu khốn cùng của Evà chạy đến cùng Mẹ. Chúng con cầu xin v́ Mẹ là Đấng Trung Gian ơn cứu độ chúng con, đầy quyền thế và thương xót. Xin v́ những niềm vui dịu dàng Con Mẹ ban cho, v́ Mẹ thông dự vào những đau khổ khôn tả của Ngài, v́ vinh quang xán lạn của Ngài tỏa sáng nơi Mẹ, dù chúng con bất xứng, chúng con nài xin Mẹ đoái nghe và thương xót chúng con.

9. Thưa Chư Huynh, sự tuyệt hảo của Kinh Mân Côi như thế, được suy xét dưới khía cạnh kép tôi đă nêu ra ở đây, sẽ thuyết phục Chư Huynh về những lư do tôi không ngừng say mê ca ngợi và thúc đẩy. Vào thời điểm hiện tại – và về điều này, tôi cảm thấy cần có một dấu hiệu về sự giúp đỡ đặc biệt từ thiên đàng, được biểu lộ cụ thể trong nhiều khổ nạn mà Giáo hội phải gánh chịu liên quan đến tự do và quyền của Giáo hội, cũng như trong những hiểm họa mà bởi đó sự hưng thịnh và b́nh an của xă hội Kitô giáo cơ bản bị đe dọa. V́ vậy, bổn phận chức vụ của tôi một lần nữa khẳng định rằng tôi đặt hy vọng hết sức vào Kinh Mân Côi, bởi v́ Kinh Mân Côi hơn hẳn bất kỳ phương thế nào có thể nài xin Thiên Chúa sự cứu giúp mà tôi cần. Mong muốn thiết tha của tôi là ḷng sùng kính này sẽ được khôi phục đúng vị trí danh dự; nơi thành thị và chốn thôn làng, trong gia đ́nh và nơi xưởng thợ, trong biệt thự quư tộc và trong nhà nông dân; để Kinh Mân Côi thành lời kinh thân thương với hết thảy mọi người và nên một dấu hiệu cao quư về đức tin của họ; để Kinh Mân Côi có thể là cách chắc chắn xin được ân xá. Điểm cuối cùng không thể thiếu đó là ḷng sốt sắng cần mănh liệt hơn, trong khi sự vô tín hàng ngày gia tăng nỗ lực và dốc sức quấy nhiễu công lư của Thiên Chúa và để khiêu khích cơn thịnh nộ của Ngài đưa đến cuộc hủy hoại chung. Trong số rất nhiều nguyên nhân gây ưu phiền cho hết những người thiện tâm, và cho chính tôi, điều này không ít, đó là ngay giữa các dân Công giáo vẫn tồn tại những người tỏ ra tự hào về điều xúc phạm và lăng mạ tôn giáo uy nghiêm của chúng ta; chính họ, mặt dày không thể tưởng và hết sức công khai, chụp lấy mọi cơ hội dạy cho dân chúng coi khinh những điều đáng tôn kính và thuyết phục họ từ bỏ niềm tin vào sự can thiệp của Đức Trinh Nữ. Trong suốt những tháng qua, chính Đấng Cứu Chuộc cũng không được miễn trừ. Sự báng bổ trâng tráo nặng nề đă xảy ra là Chúa Giêsu Kitô bị kéo lê trên sân khấu một nhà hát thường xuyên bị ô nhiễm bởi những điều đồi trụy, và nó tiêu biểu cho sự từ chối vị Thiên Chúa gánh trên vai toàn bộ công việc cứu độ con người. Nỗi ô nhục gần đây được thêm vào mưu mô nhằm thoát khỏi lời nguyền rủa của các thời đại với tội danh là dấu hiệu sự tráo trở, kẻ phản bội Chúa Kitô. Đến lúc thái quá như vậy ở các thành phố nước Ư, th́ ở đó đă trổi lên tiếng thét phẫn nộ toàn thể, và sự phản kháng mạnh mẽ chống lại sự xúc phạm và chà đạp quyền bất khả xâm phạm của tôn giáo, và điều này xảy ra ở một quốc gia có niềm tự hào rất to lớn và chính đáng đó là Công giáo. Ngay tức khắc các Giám mục đă đứng dậy, cháy rực ḷng nhiệt thành. Trước tiên, họ đă gây nên sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với những người có nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ tôn nghiêm của quốc giáo. Tiếp theo, họ thông báo cho giáo dân mức độ nghiêm trọng của gương mù, và khuyến khích họ thực hiện các hành vi đền tạ đặc biệt đối với Đấng Cứu Thế rất đáng mến đă phải chịu những sự sỉ nhục như vậy.

10. Tuy nhiên, tôi vui mừng khen ngợi đức tin tự do và hiệu quả được thể hiện nơi những người thiện chí; điều này đă mang lại cho tôi niềm an ủi trong nỗi cay đắng gây ra trong tâm can tôi. Và liên quan đến các bổn phận hoạt động tông đồ tối cao, nhân dịp này tôi lên tiếng và liên hợp các phàn nàn và phản đối của tôi cùng của các Giám mục và giáo dân, được xác nhận bởi quyền giáo hoàng của tôi. Với nhiệt t́nh tương tự, tôi đă lên án hành vi phạm thánh này; tôi rao giảng đức tin cho hết mọi người Công giáo, và đặc biệt là người Ư. Hăy để họ quan tâm trung thành ǵn giữ di sản vô giá này nhận được từ cha ông họ, hăy để họ can đảm bảo vệ nó, để họ không ngừng khuếch triển nó bằng những hành động tốt mà đức tin của họ là động lực truyền cảm hứng. Đây là động lực càng thêm cảm hứng, cho việc cầu nguyện riêng và chung trong suốt tháng 10 sắp tới, về một cuộc thi đua thánh thiện trong việc mừng kính và tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, Đấng cứu giúp mạnh thế của người giáo hữu, Nữ Vương Rất Vinh Quang Trên Trời. Về phần ḿnh, tôi xác nhận bằng cả tâm hồn những ơn huệ và ân xá tôi đă ban vào thời điểm này.

11. Giờ đây, xin Thiên Chúa, “Đấng v́ sự quan pḥng rất nhân từ của Ngài đă ban cho chúng ta Đấng Trung Gian này” và “truyền lệnh rằng tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta nhờ tay Đức Maria” (Thánh Bernard), đoái nhận những lời cầu nguyện chung của chúng ta và thành toàn cho những hy vọng chung của chúng ta. Ước ǵ Chư Huynh nhận được một bảo đảm từ đó trong Phép Lành Ṭa Thành mà tôi dành cho Chư Huynh, cho các giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh, cùng với tất cả ḷng yêu mến trong Chúa chúng ta.

Ban tại Đền Thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 8 tháng 9 năm 1894, vào năm thứ mười bảy triều đại Giáo hoàng của tôi.

 

Thông Điệp

Adiutricem

về Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII.

Ban hành 5/9/1895

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi các Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và các Đấng Bản Quyền trong b́nh an và hiệp thông với Ṭa Thánh.

1. Đấng trợ giúp rất mạnh mẽ của người Kitô hữu, và Đấng rất nhân hậu, là Mẹ Thiên Chúa Đồng Trinh. Thật phải lẽ để làm cho danh Người ngày càng rạng rỡ, và kêu cầu Người cứu giúp với ḷng tin tưởng ngày một vững vàng. Từ nơi Người, những phúc lành dồi dào, vô cùng đa dạng và không ngừng nhân lên khắp nơi trên thế giới v́ lợi ích chung của nhân loại, thêm vào những lư do mới cho việc cầu khẩn và tôn vinh Người.

 

Ḷng Tôn Kính Công Giáo Dành Cho Đức Maria

2. Đối với những ân huệ hào hiệp như vậy, về phần người Công giáo không thể nào không đáp lại Người bằng t́nh yêu mến dịu dàng của những tâm hồn biết ơn; bởi v́, nếu từng có một thời gian t́nh yêu và sự tôn kính Đức Trinh Nữ làm bừng tỉnh cuộc sống mới và đốt nóng mọi tầng lớp xă hội, th́ chính trong những ngày này, việc chống tôn giáo lại quá quyết liệt. Bằng chứng rơ ràng nhất về sự thật này biểu lộ nơi ở các hội đoàn Công giáo ở khắp mọi chốn đă được khôi phục và tăng số dưới sự bảo trợ của Đức Maria; nơi những ngôi đền tráng lệ được xây lên theo uy danh Người; nơi những cuộc hành hương của đông đảo tâm hồn thành kính đến các đền thờ thánh thiêng nhất của Người; nơi các đại hội thảo luận nhằm tăng thêm vinh quang của Người; nơi những điều khác có tính chất tương tự đáng khen ngợi và là điềm lành cho tương lai.

 

Ḷng Sùng Mộ Kinh Mân Côi Phổ Biến

3. Điều đặc biệt đáng chú ư – và nó mang lại cho tôi niềm vui lớn nhất để làm sống lại – đó là tất cả các h́nh thức sùng kính Đức Trinh Nữ, phương pháp cầu nguyện tuyệt vời nhất, Kinh Mân Côi của Đức Maria, đang tái lập rộng răi trong thực hành và sự mến chuộng. Điều này, tôi nhắc lại, là một nguồn vui lớn đối với tôi. Nếu tôi đă dành phần lớn sự chia sẻ các hoạt động của ḿnh để thúc đẩy ḷng mộ mến Kinh Mân Côi, tôi có thể dễ dàng nhận thấy, với ḷng nhân từ, Nữ Vương Thiên Đàng đă đến giúp đỡ tôi khi tôi kêu cầu Người; và tôi bày tỏ niềm tin vững chắc rằng Người sẽ tiếp tục đứng về phía tôi để làm vơi những gánh nặng và phiền năo mà những ngày sắp tới sẽ đem lại.

Mở Rộng Vương Quốc Chúa Kitô

4. Quan trọng là để mở rộng vương quốc Chúa Kitô mà tôi t́m đến Kinh Mân Côi để được giúp đỡ hiệu quả nhất. Trong nhiều dịp, tôi đă tuyên bố rằng đối tượng ở thời điểm hiện tại thu hút sự chú ư rất nghiêm túc của tôi là ḥa giải với Giáo Hội của các quốc gia đă tách khỏi Giáo Hội mẹ. Đồng thời, tôi nhận ra việc thực hiện những hy vọng này phải được t́m kiếm chủ yếu trong cầu nguyện và nài xin Thiên Chúa toàn năng. Niềm xác tín này một lần nữa tôi đă khẳng định cách đây không lâu, khi tôi đề nghị những lời cầu nguyện đặc biệt được dâng lên Chúa Thánh Thần với chủ ư này trong Lễ Ngũ Tuần; một đề nghị đă được thông qua khắp nơi với thiện chí hết sức.

5. Nhưng xét về tầm quan trọng và khó khăn của một công việc như vậy, và sự kiên tŕ cần thiết trong việc thực hành bất kỳ nhân đức nào, tốt nhất nên nhớ lại lời khuyên sáng suốt của vị Tông đồ: “Hăy siêng năng cầu nguyện” (1) – khuyên bảo hết mọi người càng cầu nguyện nhiều hơn bởi v́ khởi đầu tốt lành của kế hoạch sẽ đem lại động lực mạnh mẽ cho sự kiên tŕ cầu nguyện. Do đó, vào tháng 10 tới, nếu Chư Huynh và đoàn chiên của Chư Huynh hết ḷng dành cả tháng cùng tôi miệt mài cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa Đồng Trinh qua Kinh Mân Côi và những việc đạo đức thông thường khác, th́ không c̣n ǵ có thể làm hơn nữa để giúp ích cho dự định này và không ǵ hơn nữa khiến tôi vui mừng. Tôi có những lư do rất thuyết phục để giao phó các kế hoạch và nguyện vọng của tôi cho sự che chở của Người và hết sức hy vọng thấy chúng được thực hiện.

 

Chúa Giêsu Ban Đức Maria Cho Giáo Hội

6. Mầu nhiệm t́nh yêu bao la của Chúa Kitô dành cho chúng ta được mạc khải rực sáng qua sự việc Đấng Cứu Thế hấp hối trao Mẹ Ngài cho môn đệ Gioan trong di ngôn đáng nhớ: “Này là Mẹ con.” Bây giờ nơi Gioan, như Giáo Hội đă không ngừng dạy bảo, Chúa Kitô đă chỉ định toàn thể loài người, và trong nhóm thứ nhất là những người được kết hợp với Ngài bằng đức tin. Theo nghĩa này, Thánh Anselm Canterbury nói: “Hỡi Trinh Nữ, chức vị nào cao quư hơn là trở thành Mẹ của những kẻ mà Chúa Kitô đoái đến làm Cha và làm Anh!” (2) Với tấm ḷng quảng đại Đức Maria đảm nhận và thi hành các bổn phận của chức vụ cao cả nhưng rất khó khăn, mà khởi đầu trong số các bổn phận đó đă được thánh hiến nơi Pḥng Tiệc Ly. Với sự chăm sóc tận tụy, Đức Maria nuôi dưỡng các Kitô hữu tiên khởi bằng gương thánh, bằng lời khuyên có thẩm quyền, niềm an ủi ngọt ngào và lời cầu nguyện hiệu quả của Người. Thật ra, Người là Mẹ của Giáo hội, Thầy Dạy và Nữ Vương các Tông đồ, bên cạnh đó, Người đă thổ lộ một phần không nhỏ những bí ẩn thiêng liêng mà Người giữ trong ḷng.

7. Với tôn nghiêm và ánh huy hoàng công nghiệp mà Đức Maria có được, không thể đo lường quyền hạn và phạm vi các chức vụ của Người kể từ ngày Người được đưa lên đỉnh cao vinh quang thiên đàng cùng với Con của Người. Từ nơi thiên đàng, Người bắt đầu, theo lệnh Thiên Chúa, trông nom Giáo Hội, kết thân và trợ giúp chúng ta với tư cách là Mẹ của chúng ta; đến nỗi Người liên quan mật thiết với mầu nhiệm cứu độ con người th́ cũng liên quan mật thiết đến việc phân phát các ân sủng phát xuất từ Đấng Cứu chuộc cho mọi thời đại.

 

Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu

8. Do đó quyền hạn đặt vào tay Đức Maria là tất cả và vô hạn. Thế nên thật hết sức đúng đắn khi các Kitô hữu t́m đến Đức Maria để được cứu giúp như thể được bản năng tự nhiên thúc đẩy, tự tin chia sẻ với Người hy vọng tương lai và thành tựu quá khứ của họ, những nỗi buồn và niềm vui của họ, hài ḷng như những đứa trẻ đối với sự chăm sóc của người mẹ quảng đại. Cũng thật phải lẽ khi mọi quốc gia và mọi phụng vụ, không có ngoại lệ nào, ca ngợi danh tiếng của Người, và mỗi thế kỷ tiếp theo, danh tiếng ấy càng vang dội hơn. Trong nhiều tước hiệu khác nhau, chúng ta thấy Đức Maria được ca ngợi là “Đức Bà là Đấng Trung Gian” (3) “Đấng Đền Tạ của Toàn Thế Giới” (4) “Đấng Phân Phát Mọi Ơn Thiêng Trên Trời.” (5)

 

Đức Maria và Đức Tin của Chúng Ta

9. V́ đức tin là nền tảng, là nguồn gốc những ân lộc của Thiên Chúa, nhờ các ơn đó mà con người được nâng lên trên trật tự tự nhiên và được ban cho những khuynh hướng cần thiết cho sự sống vĩnh cửu, chúng ta có công lư buộc phải nhận ra ảnh hưởng tiềm ẩn của Đức Maria trong việc lănh được ơn đức tin và sự giáo hóa quư giá của Đức Maria, Đấng đă đưa “tác giả đức tin” (6) vào thế giới này và là Đấng, v́ đức tin mạnh mẽ của chính ḿnh, được gọi là “có phúc”. “Lạy Đức Trinh Nữ Rất Thánh, không ai được hiểu biết nhiều về Thiên Chúa nếu không nhờ Mẹ; lạy Mẹ Thiên Chúa, không ai đạt được ơn cứu độ nếu không qua Mẹ; không ai nhận được ơn từ ngai thương xót nếu không nhờ Mẹ.” (7)

10. Thật không quá đáng khi nói chính nhờ sự chỉ đạo và trợ giúp của Người mà sự khôn ngoan và giáo huấn của Tin Mừng lan truyền rất nhanh đến tất cả các dân tộc trên thế giới bất chấp những khó khăn gai góc nhất và những cuộc bắt bớ tàn khốc nhất, và đưa mọi nơi vào một triều đại mới của công lư và ḥa b́nh. Điều này đă khuấy động tâm hồn thánh Cyril Alexandria khiến ngài cầu nguyện với Đức Trinh Nữ: “Nhờ Mẹ, các Tông đồ đă rao giảng ơn cứu độ cho các dân tộc… nhờ Mẹ, Thánh Giá vô giá được tôn vinh và cung kính khắp nơi; nhờ Mẹ, ma quỷ bị đánh tan tác và loài người được triệu tập trở lại Thiên đàng; nhờ Mẹ, mọi kẻ lầm lạc bị giam hăm trong cảnh nô lệ các thần tượng đều được dẫn lối để nhận ra sự thật; nhờ Mẹ, các tín hữu được đưa đến Bí Tích Thánh Tẩy và các nhà thờ được xây dựng giữa mọi dân.”(8)

 

Luôn Là Đấng Bảo Vệ Niềm Tin Công Giáo

11. Thánh tiến sĩ này cũng tuyên bố Đức Maria thậm chí đă ǵn giữ và tiếp thêm sức mạnh cho “vương trượng của đức tin chính thống”. (9) Đó là mối quan tâm không ngơi của Người để thấy Đức tin Công giáo đứng vững giữa các dân, và phát triển trong sự thống nhất phong nhiêu và không chia cắt. Nhiều bằng chứng rơ ràng về mối bận tâm của Người được biểu tỏ theo thời gian ngay cả trong một cách thế lạ lùng. Ở những thời điểm và địa điểm, nơi mà, là nỗi đau của Giáo Hội, đức tin đă phai nhạt trong sự thờ ơ hoặc bị phiền nhiễu bởi tai họa độc hại của bè rối, Đức Maria với tấm ḷng nhân hậu luôn sẵn sàng giúp đỡ và ủi an.

12. Theo gợi hứng của Người, được khang kiện nhờ sức mạnh của Người, những con người anh dũng được nâng dậy - lừng lẫy v́ sự thánh thiện của họ không kém tinh thần tông đồ - để đánh bại các cuộc tấn công của những kẻ thù độc ác và đưa các tâm hồn trở lại lối sống đạo đức Kitô giáo, nung nấu họ bằng t́nh yêu tan chảy những thứ thuộc về Thiên Chúa. Con người ấy, một người lính đích thực, là Dominic Guzman. Đặt tất cả niềm tin vào Kinh Mân Côi của Đức Maria, anh đă can đảm tự đặt ḿnh hoàn thành cả hai nhiệm vụ này với kết quả viên măn.

 

Ṭa Đấng Khôn Ngoan

13. Không ai không nhận thấy công đức vô vàn của các Giáo Phụ đáng kính và Tiến Sĩ Giáo hội, những người đă dành cả cuộc đời để bênh vực và cắt nghĩa Đức tin Công giáo, đă góp phần tôn vinh Mẹ Thiên Chúa Đồng Trinh. Bởi v́ từ nơi Người, Ngài Ṭa Đấng Khôn Ngoan, như các vị với đầy ḷng biết ơn mà nói với chúng ta, một ḍng trí tuệ rất siêu phàm đă ào ạt chảy qua các tác phẩm của họ. Và họ liền thừa nhận ngay không phải do bản thân họ mà nhờ Người đă có những lỗi vô ư được khắc phục. Cuối cùng, các hoàng tử cũng như các Giáo hoàng, những người bảo vệ và bênh vực đức tin - trước đây bằng cách tiến hành các cuộc thánh chiến, sau đó bằng các sắc lệnh long trọng mà các vị ban hành đă không ngần ngại kêu danh Mẹ Thiên Chúa, đă t́m được câu trả lời rơ ràng và thỏa măn của Người.

14. Do đó, Giáo hội và các Giáo phụ đă bày tỏ niềm hân hoan nơi Đức Maria bằng những mỹ từ chân thật: “Kính chào, tiếng nói của các Tông đồ măi măi hùng hồn, nền tảng đức tin kiên cố, chỗ dựa vững chắc của Giáo hội”. (10) “Kính chào, nhờ Mẹ mà chúng con được ghi danh là công dân của Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền” (11). “Kính chào, nguồn nước tuôn tràn bởi ư định của Thiên Chúa, với những ḍng sông trào lên những con sóng chính thống thuần khiết không vẩn đục khiến những kẻ sai lầm phải tháo chạy.” (12) “Mừng vui lên, v́ một ḿnh Mẹ đă phá hủy tất cả các bè rối trên thế giới.” (13)

 

Mẹ Của Các Dân Tộc

15. Vai tṛ vô tiền khoáng hậu đáng ngưỡng mộ nhất mà Đức Trinh Nữ nắm giữ và vẫn c̣n thực hiện trong các tiến tŕnh, trận chiến và chiến thắng của Đức tin Công giáo, cho thấy rơ những ǵ Thiên Chúa đă lên kế hoạch cho Đức Maria. Những người tốt lành ḷng sẽ đầy hy vọng vững vàng đạt được những điều mà giờ đây là đối tượng khao khát chung của chúng ta. Hăy phó thác cho Đức Maria, cầu khẩn sự trợ giúp của Người.

16. Phải chi việc cùng tuyên xưng một đức tin có thể hiệp nhất trí ḷng các Kitô hữu trong thái b́nh và ḥa hợp, phải chi mối liên kết đức ái hoàn hảo duy nhất có thể quy tụ tâm hồn họ trong ṿng thân ái – Và ước chi Đức Maria, nhờ sự trợ giúp đầy quyền thế của Người, mang đến cho chúng ta ân huệ hằng mănh liệt khát khao này! Nên nhớ rằng Con Duy Nhất của Người đă cầu nguyện rất tha thiết với Cha trên trời của Ngài cho sự hiệp nhất giữa các dân tộc mà Ngài đă kêu gọi bởi một Phép Rửa tới thừa hưởng ơn cứu độ được mua với giá vô hạn, v́ lư do đó, phải chăng Người lại không thấy tất cả điều đó trong ánh sáng kỳ diệu của Ngài để nỗ lực như cùng một tâm trí cho sự hiệp nhất? Phải chăng Người lại không muốn dùng từ tâm và sự lo liệu quan pḥng của ḿnh để an ủi Hiền Thê của Chúa Kitô, Giáo Hội, nhờ những nỗ lực lâu dài của Người trong công tŕnh này, cũng như để đem lại sự hoàn hảo cho mối hiệp nhất giữa các thành viên gia đ́nh Kitô giáo, là hoa trái vinh quang của t́nh mẹ?

Mối Liên Kết Yêu Thương Của Các Kitô Hữu

17. Một biểu lộ cho sự hoàn tất những hy vọng này có thể sớm trở thành hiện thực là được chắc chắn nh́n thấy trong niềm tin điều sưởi ấm trái tim những tâm hồn sốt sắng. Đức Maria sẽ là mối liên kết hạnh phúc để lôi kéo lại với nhau, bằng sự ràng buộc mạnh mẽ nhưng dịu dàng, tất cả những ai yêu mến Chúa Kitô, bất kể họ ở đâu, để thành lập một dân với những huynh đệ ngoan ngùy vâng phục vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian, Đức Giáo Hoàng Rôma, vị cha chung của họ.

18. Ở đây, kư ức của chúng ta, hầu như tự nó, nh́n lại biên niên sử Giáo hội với các mẫu gương lừng lẫy về sự hiệp nhất thời xưa, và tŕu mến lưu lại kư ức về Đại Công Đồng Êphêsô. Sự hiệp nhất đức tin tuyệt đối, tham dự việc thờ phượng như nhau, vào thời đó Đông-Tây liên kết, Công Đồng đă tự chứng tỏ sức mạnh vô song, và tỏa sáng với vẻ đẹp rạng ngời lúc, sau khi các Nghị Phụ đă nhấn mạnh tín điều Đức Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa, tin tức về thủ tục của họ - được công chúng sùng đạo hân hoan loan truyền hầu hết các thành phố - chuyển tải niềm vui hoàn vũ  đến khắp thế giới Kitô giáo.

 

T́nh Yêu Hiệp Nhất Công Giáo

19. Mọi động lực thúc đẩy và gia tăng niềm tin vào sức mạnh của Mẹ Đồng Trinh nhân từ và quyền thế để có được những điều chúng ta xin, cần đóng vai tṛ như một khích lệ to lớn phát sinh trong chúng ta ḷng nhiệt thành cầu nguyện với Mẹ - một ḷng nhiệt thành tôi cổ vơ mọi tâm hồn Công giáo. Hơn nữa, mỗi người hăy tự cân nhắc, làm sao cho phù hợp cách thực hành này; hiệu quả thế nào cho bản thân; và làm thế nào để tin chắc là được Đức Trinh Nữ chấp nhận và hài ḷng. V́, khi đạt được sự hiệp nhất trong đức tin, người Công giáo v́ thế không chỉ chứng tỏ họ coi trọng ơn quư báu này với giá trị thực sự của nó, mà c̣n có ư định kiên quyết ra sức bảo vệ nó. Không có cách nào tốt hơn để chứng minh một t́nh huynh đệ đối với anh em ly khai hơn là giúp họ bằng mọi phương thế trong khả năng của ḿnh nhằm phục hồi điều này, ơn lớn lao nhất trong tất cả các ơn.

 

Mẹ Của Sự Đoàn Kết Và Ḥa Nhập

20. T́nh cảm huynh đệ như vậy mới thực sự là Kitô hữu và được thực hành bao lâu Giáo hội có thể nhớ, theo truyền thống đă đạt được một hiệu quả đặc biệt nhờ Mẹ Thiên Chúa, bởi Người là Đấng đầu tiên thúc đẩy ḥa b́nh và hiệp nhất. Thánh Germain Constantinople dâng lời nguyện này lên Người: “Xin lưu tâm đến các Kitô hữu là tôi tớ của Mẹ, xin đoái nhận lời nguyện của hết mọi người; xin giúp mọi người nhận ra hy vọng của họ; xin củng cố đức tin; xin giữ cho Giáo hội hiệp nhất.” (14) Và cho tới nay, người Hy Lạp cầu xin Người theo cách này: “Lạy Đức Trinh Nữ Rất Tinh Tuyền, được đặc quyền đến gần Con của Mẹ mà không sợ bị khước từ. Lạy Đức Trinh Nữ Rất Thánh, Mẹ hăy xin Ngài ban b́nh an cho thế giới và truyền vào các Giáo hội của thế giới Kitô giáo một ḷng và một trí, và tất cả chúng con sẽ tán dương Mẹ.” (15)

 

 

 

Các Giáo Hội Đông Phương và Đức Maria

21. Có một lư do đặc biệt khác mà Đức Maria ưu tiên ban cho những lời cầu nguyện hiệp nhất của chúng ta nhân danh các quốc gia bị cắt đứt khỏi sự hiệp thông với Giáo hội: cụ thể là những điều lớn lao mà họ đă làm vinh danh Người trong quá khứ, đặc biệt ở Đông phương. Họ đáng được khen ngợi về việc quảng bá và làm gia tăng ḷng sùng kính Người. Từ nơi họ đă xuất hiện một số chiến sĩ và những sứ giả về địa vị của Người, họ đă tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ bằng thẩm quyền hoặc bằng các tác phẩm của họ - những nhà tán tụng nổi tiếng v́ nhiệt tâm và tài hùng biện lôi cuốn; “những nữ hoàng được Thiên Chúa sủng ái”, (16), họ đă bắt chước Đức Trinh Nữ Rất Tinh Tuyền bằng tấm gương cuộc đời họ, và tôn vinh Người bằng sự quảng đại hào phóng; các đền thờ và vương cung thánh đường được xây dựng dâng kính Người với vẻ đẹp huy hoàng vương giả.

 

Biểu Tượng Của Đức Maria

22. Tôi có thể thêm ở đây một chi tiết không xa lạ với chủ đề của tôi và suy niệm sâu hơn nữa về vinh quang của Mẹ Thiên Chúa. Hiểu biết phổ biến đó là, dưới những thăng trầm thay đổi theo thời gian, rất nhiều bức ảnh thiêng của Đức Maria đă được mang từ Đông phương sang Tây phương, hầu hết số ảnh đó được đưa tới Ư và Rôma.

23. Các bậc tiền bối của chúng ta đă hết sức trân trọng nhận những bức ảnh đó và suy tôn bằng cả niềm vinh dự lớn lao; và con cháu của họ, thi đua ḷng thành kính, tiếp tục quư chuộng những bức ảnh này như báu vật rất thánh thiêng. Khám phá trong thực tế này sự chấp thuận và ưu ái của một người mẹ hoàn toàn v́ con cái ḿnh đó là một niềm vui cho tâm trí. Bởi dường như nó chỉ ra rằng những bức ảnh này đă được để lại giữa chúng ta như chứng cứ của các thời đại khi toàn thể gia đ́nh Kitô giáo được gắn kết với nhau bằng mối dây hiệp nhất tuyệt đối, và cũng như vậy nơi rất nhiều vật phẩm quư giá trong di sản chung của chúng ta. Nh́n vào những bức ảnh đó, hẳn các tâm hồn được kêu mời, như thể chính Đức Trinh Nữ đang ở bên họ, chân thành tưởng nhớ những người mà Giáo hội Công giáo, trong sự quan tâm yêu thương, gọi họ trở về với sự b́nh an và niềm vui mà trước đây họ nếm hưởng, trong ṿng tay Người.

 

Đức Maria, Đấng Bảo Vệ Sự Hiệp Nhất

24. Và như vậy, nơi Đức Maria, Thiên Chúa đă ban cho chúng ta người bảo vệ sự hiệp nhất Kitô giáo rất nhiệt t́nh. Tất nhiên, có nhiều cách để có được sự bảo vệ của Người bằng lời cầu nguyện, nhưng đối với tôi, tôi nghĩ cách tốt nhất và hiệu quả nhất mà Người ưa thích là Kinh Mân Côi. Tôi đă làm cho người Kitô hữu sùng đạo lưu ư và không ít trong số những ưu thế của Kinh Mân Côi là cách thức có sẵn và dễ dàng mà Kinh Mân Côi đặt trong tay người tín hữu để nuôi dưỡng đức tin, và giữ họ khỏi sự vô tri về tôn giáo của họ và nguy cơ lầm lạc.

25. Chính nguồn gốc Kinh Mân Côi minh thị điều đó. Khi đức tin như thế được thực hành bằng việc đọc đi đọc lại Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng, đồng thời vừa suy ngẫm về các mầu nhiệm, th́ rơ ràng là chúng ta được đưa đến gần Đức Maria chừng nào. Mỗi lần sốt sắng đọc Kinh Mân Côi cầu khẩn trước Người, chúng ta lại một lần nữa diện đối diện với sự kỳ diệu của ơn cứu độ chúng ta, dơi theo những mầu nhiệm cứu chuộc chúng ta như thể chúng đang mở ra trước mắt; và khi mầu nhiệm này tiếp theo mầu nhiệm khác, th́ cùng lúc Đức Maria được mạc khải là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng ta.

26. Sự cao cả của phẩm giá kép đó, hoa trái của chức vụ gấp đôi của Người, xuất hiện trong ánh sáng sống động khi, trong suy niệm sốt sắng, chúng ta nghĩ về sự chia sẻ của Đức Maria trong những mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng với Con ḿnh. Tâm hồn được bừng cháy bởi những suy tư này với cảm giác yêu thương biết ơn Người và, ngoài Người ra, th́ mọi thứ chỉ như cỏ rác, cố gắng can trường chứng tỏ xứng đáng với một Người Mẹ như vậy và những ơn huệ mà Người tặng ban. Suy niệm về những mầu nhiệm Kinh Mân Côi, thường được lặp đi lặp lại trong tinh thần đức tin, chẳng thể giúp Người chuyện ǵ, nhưng làm cho Người vui thích và cảm động, người mẹ yêu quư nhất trong các người mẹ, mà tỏ ḷng thương xót con cái Người.

 

Đối Với Anh Em Ly Khai

27. V́ lư do đó, tôi nói rằng Kinh Mân Côi cho đến nay là lời kinh đẹp nhất để cầu nguyện với Người, nhưng cũng là nguyên cớ của anh em ly khai. Việc sẵn ḷng lắng nghe thích hợp thuộc về chức vụ Mẹ thiêng liêng của Người. Bởi Đức Maria đă không sinh ra – Người cũng không thể sinh ra – những kẻ thuộc về Chúa Kitô nếu không trong cùng một đức tin và cùng một t́nh yêu; v́ “Đức Kitô đă bị chia năm xẻ bảy rồi ư?” (17) Tất cả phải sống sự sống của Đức Kitô trong một sự hiệp nhất có hệ thống để “sinh hoa kết quả cho Thiên Chúa” (18) trong cùng một thân thể. Do đó, từng người trong số đông, những kẻ bị mối bất ḥa trong các sự kiện đáng tiếc đă đánh cắp sự hiệp nhất đó, phải được tái sinh trong Đức Kitô của cùng một Người Mẹ mà Thiên Chúa đă ban cho khả năng sinh sản phong nhiêu sinh ra một dân thánh. Về phần Đức Maria, Người mong mỏi làm điều này. Được chúng ta dâng lên những ṿng hoa lời kinh Người yêu thích, Người sẽ khẩn nài cho chúng ta được sức nâng đỡ dồi dào từ Chúa Thánh Thần thật nhanh chóng. Thiên Chúa tha phép họ khước từ làm theo ước muốn cháy bỏng của Mẹ nhân hậu, nhưng trái lại, ban cho khả năng lắng nghe, như những người có thiện chí, với sự quan tâm đúng đắn đến ơn cứu độ đời đời của họ, để nghe tiếng nói, nhẹ nhàng thuyết phục, kêu gọi họ: “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Kitô được thành h́nh nơi anh em.” (19)

 

Ḷng Mộ Mến Kinh Mân Côi Tại Đông Phương

28. Biết được thế nào là sức mạnh của Kinh Mân Côi, không ít vị tiền nhiệm của tôi đặc biệt quan tâm truyền bá ḷng sùng kính khắp các quốc gia Đông phương – cụ thể là Đức Eugene IV trong Hiến pháp “Advesperascente” ban hành năm 1439, và sau đó là Đức Innocent XII và Đức Clement XI. Theo thẩm quyền của các vị, những đặc ân ở phạm vi rộng đă được ban cho Ḍng Anh Em Thuyết Giáo để ủng hộ công cuộc này. Các kết quả hy vọng đă có, nhờ vào hoạt động tràn đầy năng lượng của anh em trong Ḍng Thuyết Giáo, nhiều kết quả mà thành tích sáng ngời đă xác nhận, mặc dù thời gian và nghịch cảnh đă gây ra những trở ngại lớn trong tiến tŕnh xa hơn nữa. Tuy nhiên, ngay cả ngày nay, sự nhiệt thành tương tự đối với ḷng sùng kính Kinh Mân Côi mà tôi đă trích dẫn ở phần đầu Thư này vẫn lấp đầy trái tim vô số con người nơi những miền đất đó - một bằng chứng, mà tôi tin tưởng, sẽ hữu ích trong việc thực hiện những hy vọng của tôi như nó đang nâng đỡ họ.

29. Cùng với hy vọng này, có một sự thật đáng mừng, quan trọng như nhau giữa Đông và Tây phương, hợp với sự khao khát tôi đă bày tỏ: Thưa Chư Huynh, cụ thể là kế hoạch được lập vào dịp Đại hội Thánh Thể tổ chức tại Giêrusalem, để xây dựng một đền thờ kính Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi tại Patras ở Achaia, không xa những nơi mà một thời Kitô giáo, dưới sự bảo trợ của Người, đă tỏa sáng rực rỡ. Tôi rất hân hạnh được biết từ ủy ban được thành lập với sự chấp thuận của tôi để xúc tiến dự án và phụ trách công việc, hầu hết Chư Huynh đă gửi những đóng góp được lạc quyên cho mục đích này và hứa sẽ tiếp tục giúp đỡ cho đến khi dự án được hoàn thành.

30. Dựa trên sức mạnh của điều này, một phạm vi tương xứng với quy mô của công việc đă được quyết định khởi công, và tôi đă ban phép đặt viên đá đầu tiên của ngôi đền vào ngày đầu tiên với các nghi thức long trọng. Ngôi đền sẽ đứng vững như một tượng đài tạ ơn muôn đời được dựng lên nhân danh người Kitô hữu đối với Đấng Hằng Cứu Giúp và là Mẹ trên trời của họ. Nơi đó sẽ không ngừng vang lên lời cầu khẩn theo các nghi lễ Hy Lạp và Latinh, ngày càng thuận lợi hơn, Người sẽ không ngớt thêm những đặc ân mới chồng chất trên các phúc lành xa xưa.

 

Mọi Người Hăy Hướng Về Đức Maria

31. Và bây giờ, thưa Chư Huynh, sự khích lệ của tôi quay trở lại điểm nó đă bắt đầu. Ước chi tất cả, các mục tử cũng như đoàn chiên, chạy đến với sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ trong niềm phó thác hoàn toàn, đặc biệt là vào tháng tới. Để họ không thờ ơ kêu xin Người, với tâm t́nh cầu khẩn Người là Mẹ Thiên Chúa, chung và riêng, bằng lời ca ngợi, bằng lời cầu nguyện, bằng ḷng nhiệt thành ước muốn: “Xin tỏ ra Mẹ là Mẹ chúng con.” Ước chi ḷng từ mẫu của Người ǵn giữ toàn thể gia đ́nh Người an toàn trước mọi nguy hiểm, dẫn họ vào con đường phồn vinh đích thực, trên hết là đưa họ vào sự hiệp nhất thánh thiện. Người nh́n các tín hữu Công giáo mọi quốc gia bằng ánh mắt nhân từ. Nơi nào mối dây bác ái kết hợp họ với nhau, th́ Người làm cho họ sẵn sàng hơn, ngày càng quyết tâm hơn, để nâng cao danh dự của tôn giáo, đồng thời, mang lại cho quốc gia những phước lành trọng đại nhất. Xin Người dủ ḷng từ bi nh́n đến những cường quốc rộng lớn bị cắt đứt khỏi Giáo Hội và những tâm hồn cao quư vẫn không quên bổn phận Kitô giáo của họ.

32. Ước chi Người khơi lên trong họ những khao khát nồng nàn nhất, nuôi dưỡng những nguyện vọng thiêng liêng của họ và đưa họ đến hạnh phúc trọn vẹn. Tại Đông phương, xin cho ḷng sùng kính Người được lan rộng tới những quốc gia chống đối, cũng như vô số hành động của tổ tiên họ tôn vinh Người, hỗ trợ họ hiệu quả. Tại Tây phương, xin cho kư ức về sự bảo trợ từ tâm của Người hóa giải những bất đồng; với ḷng nhân hậu phi thường, qua nhiều thời đại, Người đă biểu lộ sự chấp thuận, và ban thưởng, ḷng sùng kính Người trong mọi tầng lớp.

33. Ước ǵ các dân tộc Đông-Tây, và mọi người ở bất cứ nơi đâu, biết dùng tiếng khẩn nài của người Công giáo được hợp nhất trong lời cầu nguyện, và nhờ tiếng của chúng ta mà kêu lên đến hơi thở sau cùng: Xin tỏ ra Mẹ là Mẹ chúng con.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 5 tháng 9 năm 1895. Năm thứ mười tám triều đại Giáo hoàng của tôi.

 

Leo XIII

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tham Khảo:

1. Col. 4:2.

2. St. Anselm, Orat, 47.

3. St. Bernard, Serm. II in Adv.

4. St. Tharasius, Orat. in Praesentatione. 5. On Off. Graec., 8 Dec.

6. Hebr. 12:I.

7. St. Germ. Constantinop., Orat. II, in Dormitione B.M.V.

8. St. Cyril Alex., Homil. contra Nestor.

9. Ibid.

10. Ex hymno Graecorum.

11. St. John Damasc., in Annuntiatione Deigenitricis, n. 9.

12. St. German. Constantinop., Orat. in Praesentatione B.M. V.

13. In Officio B.M.V.

14. Orat. hist. in Dormitione Deiparae.

15. Men., 5 maii, Theotokion.

16. St. Cyril Alex., De fide, Ad Pulcheriam.

17. I Cor. I:13.

18. Rom. 7:4.

19. Gal. 4:19.

 

 

 

 

Thông Điệp

Fidentem Piumite Animum

Về Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII

Ban hành 20/9/1896

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và các Đấng Bản Quyền trong b́nh an và hiệp thông với Ṭa Thánh.

Chúc Sức Khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh đến Chư Huynh.

1. Tôi đă có cơ hội trong nhiều dịp suốt triều đại Giáo hoàng của tôi để chứng nhận công khai về ḷng tin và sùng kính Đức Trinh Nữ mà tôi được thấm nhuần trong những năm tháng rất êm đềm của tôi, và đă nỗ lực nuôi dưỡng và phát triển suốt đời. V́ các Kitô hữu và các quốc gia bị rơi vào thời kỳ hiểm họa, tôi đă nhận ra rằng thật khôn ngoan khi nhiệt t́nh đề nghị phương thế này để bảo vệ an toàn, hạnh phúc và ḥa b́nh mà Thiên Chúa rất mực thương xót đă ban cho nhân loại nơi Mẹ uy nghi của Ngài, và từng được thực hành như đă ghi trong biên niên sử của Giáo hội. Sự nhiệt thành đa dạng của người Kitô hữu đă đáp lại những mong muốn và khích lệ của tôi, đặc biệt là trong việc hăng say sùng mộ Kinh Mân Côi; và một vụ thu hoạch dồi dào hoa trái tuyệt vời ngoài mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ làm cho đủ việc tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, Đấng thật sự xứng đáng mọi lời ca ngợi, và thôi thúc t́nh yêu mến đối với Mẹ, Đấng cũng là mẹ nhân loại, đầy ḷng thương xót, đầy ân sủng. Phải, tâm hồn tôi, mệt nhoài với những quan tâm về việc tông đồ, càng cảm thấy thời khắc ra đi đến gần, tôi càng trông lên Người với ḷng tin tha thiết hơn, như trông lên buổi b́nh minh ơn lành, đă bừng lên ngày hạnh phúc và niềm vui không bao giờ tàn. Thưa Chư Huynh, thật thú vị khi nhớ rằng thỉnh thoảng tôi ban hành trong những thư khác ca ngợi ḷng mộ mến Kinh Mân Côi; v́ theo nhiều cách, Kinh Mân Côi làm hài ḷng Người nhất khi nó được đọc, và sẽ rất hữu ích cho những ai đọc Kinh Mân Côi đúng cách. Nhưng cũng không kém thú vị khi giờ đây có thể nhấn mạnh và xác nhận thực tế tương tự. Ở điểm này tôi có một cơ hội tuyệt vời để khích lệ nhiệt tâm của người tín hữu về sự lớn mạnh của tôn giáo trong tư cách làm cha, và để khơi dậy trong họ niềm hy vọng phần thưởng vĩnh cửu.

 

Cần Thiết Của Cầu Nguyện

2. H́nh thức cầu nguyện tôi đề cập đến có tên đặc biệt là “Chuỗi Mân Côi”, như thể nó được thực hiện bằng sự sắp xếp những hoa hồng đáng yêu và sự quyến rũ của một ṿng hoa. Điều này rất phù hợp với phương pháp tôn sùng Đức Trinh Nữ, Đấng được gọi đúng cách là Hoa Hồng Mầu Nhiệm Thiên Đàng, và là Nữ Vương Vũ Trụ, chiếu sáng thiên đàng bằng triều thiên ngôi sao. V́ vậy, với tên gọi đó, nó xuất hiện như điềm báo và là dấu hiệu những niềm vui và ṿng hoa Thiên đàng được Người ban cho những kẻ tận t́nh với Người. Điều này rơ ràng nếu chúng ta suy gẫm bản chất của Chuỗi Mân Côi. Không có bổn phận nào mà Chúa Kitô và các Tông đồ của Ngài thúc giục mạnh mẽ bằng cả giới luật và mẫu gương hơn là cầu nguyện và khẩn nài Thiên Chúa Toàn Năng. Các Giáo Phụ và Tiến sĩ trong những thời đại tiếp theo đă dạy đây là vấn đề tối cần thiết, nếu con người lơ là cầu nguyện, th́ họ hy vọng sự cứu rỗi đời đời cũng vô ích. Mỗi người cầu nguyện đều t́m thấy cánh cửa mở ra cho lời thỉnh nguyện, cả từ bản chất của cầu nguyện và từ những lời hứa của Chúa Kitô. Và tất cả chúng ta đều biết cầu nguyện có được hiệu quả chủ yếu từ hai điều kiện chính: sự kiên tŕ và sự hiệp nhất của nhiều người v́ một mục đích. Sự kiên tŕ được tuyên bố trong những lời mời gọi của Chúa Kitô đầy nhân lành: cứ xin, cứ t́m, cứ gơ cửa (Mt 7,7), như người cha tốt bụng mong muốn được chiều chuộng những ước ao của con cái ḿnh, nhưng ông cũng muốn chúng phải không ngớt nài xin và ra như mệt mỏi v́ những lời cầu nguyện của chúng, để gắn kết tâm hồn chúng chặt chẽ hơn với ông. Điều kiện thứ hai, Chúa đă khẳng định hơn một lần: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều ǵ, th́ Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. V́ ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, th́ có Thầy ở đấy, giữa họ.” (Mt 18,19-20). Do đó, Tertullian nói một câu đầy ư tứ: Chúng ta hăy tập hợp thành một tập thể và cộng đoàn để tạo nên một ban hợp tấu mà khẩn nài Thiên Chúa (Apologet. c. xxxix): sự quá khích như thế làm hài ḷng Chúa; c̣n những lời đáng nhớ của thánh Aquinas: Không thể có chuyện lời cầu nguyện của nhiều người không được nghe, nếu đó là một lời nguyện được làm nên từ nhiều lời nguyện. (In Evang. Mt. c. xvii). Cả hai phẩm chất này đều dễ thấy trong Kinh Mân Côi. V́, nói ngắn gọn, bằng cách lặp lại những lời cầu nguyện tương tự, chúng ta tha thiết khẩn nài Cha Trên Trời ban vương quốc ân sủng và vinh quang của Ngài; biết bao lần tôi cầu xin Mẹ Đồng Trinh giúp tôi, một người tội lỗi, bằng những lời cầu nguyện của Người, trong suốt cuộc đời và nhất là vào giây phút lâm chung, đó là bước đệm tới cơi đời đời. Công thức Kinh Mân Côi cũng được điều chỉnh một cách thích hợp để cầu nguyện chung, hầu nó được gọi tên mà không phải không có lư do, “Thánh Vịnh của Đức Maria”. Thói quen xưa của tổ tiên chúng ta nên được bảo tồn, nếu không nói là phục hồi, theo đó các gia đ́nh Kitô giáo, dù ở thành thị hay thôn quê, có thói quen đều đặn hàng ngày, khi làm xong các công việc, họ tập hợp lại trước ảnh Đức Mẹ và cùng đọc Kinh Mân Côi. Vui thích trước ḷng tôn kính trung thành và đồng tâm này, Người hằng ở gần họ như một người mẹ yêu thương đàn con xúm xít chung quanh, phân phát cho họ phước lành b́nh an gia đ́nh, như báo trước b́nh an thiên đàng. Suy nghĩ về hiệu quả của việc cầu nguyện chung, tôi, từng nhiều lần ban hành trong các sắc lệnh khác liên quan đến Kinh Mân Côi, đă nói như sau: “Ước mong của tôi là trong nhà thờ chính của mỗi giáo phận, nên đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày, và trong nhà thờ các giáo xứ đọc vào mỗi ngày lễ mọi bậc (Tông Thư Salutaris Ille, ngày 24 tháng 12 năm 1883). Hăy thực hiện điều này liên tục và tận tâm. Tôi thấy vui mừng khi tục lệ ḷng sùng kính phổ biến được mở rộng vào những dịp lễ trọng khác và trong những chuyến hành hương đến những đền thánh được dâng hiến, tần suất ngày càng tăng là điều đáng khen ngợi. Sự kết hợp giữa lời cầu nguyện và tán dương Đức Maria là niềm say mê và hữu ích đối với các linh hồn. Bản thân tôi đă có trải nghiệm rất sâu sắc về điều này - và tâm hồn tôi hân hoan mỗi lần nhớ lại cảm nghiệm đó - khi ở một vài thời điểm trong triều đại Giáo hoàng, tôi đă có mặt tại vương cung thánh đường Vatican, được đám rất đông thuộc mọi tầng lớp vây quanh, những người hợp nhất với tôi trong tâm trí, tiếng nói và hy vọng, tha thiết nài xin qua các mầu nhiệm và lời Kinh Mân Côi, Người là Đấng bảo trợ rất quyền thế của giáo dân Công giáo.

 

Chúa Kitô là Đấng Trung Gian Duy Nhất;

Vị Trí Trung Gian Của Các Thánh

và Đặc Biệt Là Của Đức Maria

3. Ai có thể nghĩ hoặc nói niềm tin được cảm thấy rất mạnh mẽ nơi sự bảo trợ và che chở của Đức Trinh Nữ là thái quá? Chắc chắn danh xưng và các thuộc tính của Đấng Trung Gian tuyệt đối không thuộc về ai khác ngoài Chúa Kitô, v́ là một ngôi vị, song Ngài là vừa con người vừa là Thiên Chúa, Ngài đă khôi phục ân huệ của Cha Trên Trời cho loài người: chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một Con Người, Đức Kitô Giêsu, Đấng đă tự hiến làm giá chuộc mọi người (1 Tm 2,5-6). Tuy nhiên, như Tiến sĩ Thiên thần dạy, không có lư do ǵ mà một số người không được gọi trong một cách thức nào đó làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người, nghĩa là, trong chừng mực họ cộng tác bằng cách dẫn đưa và phục vụ trong sự liên hiệp giữa con người với Thiên Chúa (Summa, p III, q. xxvi., art 1, 2). Đó là các thiên thần và các thánh, các tiên tri và tư tế của cả Tân và Cựu Ước; nhưng cách đặc biệt Đức Trinh Nữ có vị trí khẳng định về vinh quang của danh hiệu này. V́ không thể tưởng tượng được có một cá nhân nào đă từng góp phần hoặc sẽ góp phần nhiều như thế cho việc ḥa giải con người với Thiên Chúa. Người đă hiến tặng cho nhân loại, đang rơi vào hư mất đời đời, một Đấng Cứu Thế, trong giây phút Người nhận lời Sứ Thần truyền tin mầu nhiệm b́nh an đến trái đất này, với hành động ưng thuận đáng ngưỡng mộ nhân danh toàn thể loài người (Summa . p III, q. xxx., art. 1). Đức Maria sinh ra Chúa Giêsu; v́ thế, Người thực sự là mẹ của Ngài, và v́ lư do này, một người “Nữ Trung Gian cho Đấng Trung Gian” là xứng đáng và có thể chấp nhận. Khi các mầu nhiệm khác lần lượt xuất hiện trong công thức Kinh Mân Côi để tâm trí con người suy niệm và chiêm ngắm, chúng cũng làm sáng tỏ những ǵ chúng ta mắc nợ Đức Maria v́ sự ḥa giải và ơn cứu độ chúng ta. Không ai không lâng lâng xúc động khi nghĩ đến Người hiện diện trong nhà Elizabeth làm người phục vụ những ơn phúc thiêng liêng, và Người đă giới thiệu Con của ḿnh cho các mục đồng, cho ba vua và cho cụ Simeon. Hơn nữa, phải nhớ rằng Máu Chúa Kitô đă đổ ra v́ chúng ta và cũng v́ chúng ta mà Ngài dâng lên Cha Ngài những vết thương Ngài phải chịu, cái giá sự tự do của chúng ta, không ǵ khác là máu thịt của Đức Trinh Nữ, v́ xác thịt Chúa Giêsu là xác thịt của Đức Maria, tuy nhiên, xác thịt đó đă được tôn vinh trong vinh quang phục sinh của Ngài, dầu vậy, bản chất xác thịt của Ngài bắt nguồn từ Đức Maria c̣n đó và vẫn c̣n giữ nguyên như cũ (de Assumpt. BVM, cv, among Opera S. Aug ).

 

Đức Tin Và Kinh Mân Côi

4. Tuy nhiên, một hoa trái tuyệt vời khác xuất phát từ Kinh Mân Côi, cơ hội rất lớn cho đặc điểm của thời đại chúng ta. Điều này tôi đă đề cập ở nơi khác. Đó là, trong khi Nhân Đức Tin hàng ngày phải đối mặt với quá nhiều nguy hiểm và sức tấn công, người Kitô hữu có thể kín múc được của nuôi dưỡng và sức mạnh ở đây cho đức tin. Kinh Thánh gọi Chúa Kitô là Tác Giả và là Người Hoàn Thiện Đức Tin (Dt 6,2), là Tác Giả, bởi v́ Ngài dạy cho con người nhiều điều mà họ phải tin, đặc biệt là về chính Ngài trong tất cả sự viên măn của thần tính (Col 2,9), và cũng bởi v́ Ngài thương xót ban cho sức mạnh niềm tin nhờ ân sủng và chức năng của Chúa Thánh Thần; là Người Hoàn Thiện, bởi v́ trên Thiên đàng, nơi Ngài sẽ thay đổi thói quen đức tin thành vinh quang chói lọi, Ngài công khai tiết lộ cho họ những điều mà họ đă thấy trong cuộc sống trần thế này như nh́n qua một bức màn. Bây giờ Chúa Kitô nổi bật rơ ràng trong Kinh Mân Côi. Chúng ta nh́n thấy qua suy ngẫm về cuộc đời Ngài, cho dù cuộc sống ẩn giấu của Ngài trong niềm vui, hay cuộc sống công khai trong vất vả và đau thương hết sức cho đến chết, hoặc cuộc sống vinh quang từ sự phục sinh khải hoàn cho đến khi ngự trên ngai vĩnh cửu bên hữu Chúa Cha. Và v́ đức tin, đầy đủ và trọn vẹn, phải thể hiện chính nó, - v́ chúng ta có tin thật trong ḷng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ (Rm 10,10), - chúng ta cũng có một phương thế tuyệt hảo với điều này nơi Kinh Mân Côi, bởi v́ bằng khẩu nguyện, chúng ta có thể diễn đạt và tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, Người Cha hằng thao thức; vào cuộc sống tương lai có ơn tha thứ tội lỗi; vào những mầu nhiệm về Thiên Chúa Ba Ngôi uy nghiêm: Ngôi Lời Nhập Thể, Chức Vị Mẹ Thiên Chúa và những điều khác. Mọi người đều biết giá trị và công trạng của đức tin. V́ đức tin giống như viên ngọc rất quư giá, giờ đây nở ra những bông hoa nhân đức mà bởi đó chúng ta làm đẹp ḷng Thiên Chúa, và sau này sẽ sinh những trái tồn tại măi măi: v́ “biết Ngài tường tận là đạt được công chính hoàn hảo, nh́n nhận quyền năng Ngài là đạt được nguồn ơn bất tử”. (Kn 15,3). Ở đây cần thêm một lưu ư liên quan tới bổn phận về những nhân đức mà đức tin đ̣i hỏi cách chính đáng. Trong số đó là nhân đức sám hối, và một phần nhân đức này là sự tiết chế, sở dĩ như vậy v́ nhiều lư do hơn là sự cần thiết và bổ ích. Thực sự Giáo hội đang bao dung hơn với con cái ḿnh trong vấn đề này, nhưng họ phải hiểu rằng họ bị đ̣i buộc bù đắp cho ḷng bao dung mẫu tử này bằng những việc lành khác. Tôi cũng vui mừng v́ lư do này để đề xuất cụ thể việc đọc Kinh Mân Côi, nó có khả năng phát sinh hoa trái sám hối xứng đáng, đặc biệt là bằng cách tưởng niệm những đau khổ của Chúa Kitô và Mẹ Ngài.

5. V́ thế, đối với những người đang cố gắng đạt hạnh phúc tối hậu, th́ phương thế Kinh Mân Côi này, đă được đưa ra theo thánh ư Chúa, là phương thế vượt trội về sự dễ dàng và thuận tiện. Đối với bất kỳ ai, ngay cả chỉ hiểu biết tôn giáo vừa phải cũng có thể đọc Kinh Mân Côi hiệu quả và không mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến công việc. Lịch sử thánh có rất nhiều mẫu gương nổi bật tỏ tường. Đă có nhiều người giữ những trách nhiệm rất nặng nề hoặc bị cuốn hút vào những công việc vất vả chưa từng bỏ qua thực hành đạo đức này dù chỉ một ngày. Kết hợp với lợi thế này là tâm t́nh mộ mến bên trong thu hút nhiều người đến với Kinh Mân Côi, tới mức họ yêu nó như người bạn đồng hành thân thiết và như người trung thành bảo vệ sự sống; và trong giờ hấp hối, họ theo đuổi và giữ chặt lấy nó như bảo chứng quư giá của triều thiên vinh quang không phai tàn. Bảo chứng như vậy rất được đề cao bởi những lợi ích ân xá thiêng liêng, nếu được thực hiện đúng đắn; v́ ḷng sùng mộ Kinh Mân Côi đă được những vị tiền nhiệm tôi và cả tôi ban rất nhiều ân xá. Những ân huệ này chắc chắn chứng minh hiệu quả nhất cho người hấp hối và người đă qua đời; ơn được ban bởi bàn tay của Đức Trinh Nữ đầy ḷng thương xót, để họ có thể sớm được hưởng b́nh an và ánh sáng vĩnh cửu mà họ khao khát.

 

Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất Kitô Hữu

6. Thưa Chư Huynh, những quan tâm này khiến tôi không ngừng ca ngợi và khuyên những người Công giáo thực hiện h́nh thức sùng kính tuyệt hảo và rất hữu ích này. Vẫn c̣n một lư do khác rất khẩn thiết mà tôi thường nói trong các thư và bài huấn từ để khích lệ mọi người làm việc này. V́ mong muốn tha thiết đó, mà tôi đă học được từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, về việc thúc đẩy tiến tŕnh ḥa giải giữa những người bị tách khỏi chúng ta hàng ngày giục giă tôi hành động mạnh mẽ hơn, và tôi tin sự hiệp nhất tuyệt đẹp này được chuẩn bị và củng cố tốt hơn nhờ sức mạnh của lời cầu nguyện. Mẫu gương Chúa Kitô ở trước mắt chúng ta, v́ để các môn đệ Ngài được nên một trong đức tin và đức ái, Ngài đă cầu nguyện và nài xin Cha của Ngài. Liên quan đến lời cầu nguyện hiệu quả của Mẹ rất thánh Ngài cho cùng một mục đích, có một bằng chứng nổi bật trong sách Công vụ Tông đồ. Trong đó mô tả về cuộc quy tụ đầu tiên của các môn đồ, với hy vọng và cầu nguyện tha thiết mong đợi sự hoàn tất lời hứa ban Chúa Thánh Thần. Sự hiện diện của Đức Maria liên kết họ trong lời cầu nguyện được nêu rơ cách đặc biệt: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu” (Cv 1,14). V́ vậy, như Giáo hội non trẻ đă cùng nhau cầu nguyện với Đức Maria là Đấng Bảo Trợ và Người Giám Hộ tuyệt hảo của sự hiệp nhất, th́ cũng vậy, thời điểm này là lúc rất thích hợp để làm điều tương tự trên khắp Thế Giới Công Giáo, đặc biệt là trong suốt tháng Mười, mà tôi từ lâu đă ra sắc lệnh tôn sùng và dâng kính Mẹ Thiên Chúa bằng Kinh Mân Côi, để cầu khẩn Người cho Giáo Hội đau khổ. Để sau đó, ḷng mộ mến kinh nguyện này được nhóm lại ở mọi nơi, đặc biệt là với sự Hiệp Nhất Thánh sau hết. Không có ǵ làm Đức Maria hài ḷng và vui thích hơn, bởi, như Người kết hợp hết sức mật thiết với Chúa Kitô, th́ Người cũng đặc biệt ước mong những ai đă lănh nhận cùng Phép Rửa trong Ngài được kết hợp với Ngài và với nhau trong cùng một đức tin và đức ái hoàn hảo. V́ vậy, ước ǵ những mầu nhiệm cao cả của cùng đức tin này bằng sự sùng kính Kinh Mân Côi sẽ gây ấn tượng sâu sắc hơn trong tâm trí con người, nhờ đó mà “chúng ta có thể bắt chước điều Kinh Mân Côi chứa đựng và đạt được những ǵ Kinh Mân Côi hứa hẹn.”

7. Trong khi đó, như một lời cam kết của các ân huệ trời cao và t́nh cảm của tôi, tôi đặc biệt ưu ái ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh.

Được ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 20 tháng 9 năm 1896, vào năm thứ 19 triều đại Giáo hoàng của tôi.

Leo XIII

 

 

 

Tông Huấn

Augustissimae Virginis Mariae

Về Hội Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Leo XIII.

Ban hành 12/9/1897

Chuyển ngữ Igna.M

 

Gửi Chư huynh đáng kính,

Các Thượng Phụ, Giáo Trưởng, Tổng Giám Mục,

Giám Mục và Bản Quyền Địa Phương

Đang Giao Hảo và Hiệp Thông Với Ṭa Thánh

 

Kính Chúc Chư Huynh, Sức Khỏe Và Phép Lành Ṭa Thánh

 

1. Bất cứ ai nghĩ tới tầm cao của phẩm giá và vinh quang mà Thiên Chúa đă nâng Đức Trinh Nữ Maria Rất Uy Quyền lên, sẽ dễ dàng nhận ra mức quan trọng thế nào, cho lợi ích cả công và tư, khi tận t́nh thực hành và ngày càng thăng tiến hơn nữa ḷng sùng kính Người.

Vị Trí Đức Maria Trong Cuộc Nhập Thể Và Cứu Chuộc

2. Thiên Chúa đă định sẵn cho Người từ muôn thuở để làm Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể, và v́ lư do đó, đă biệt phân Người trong số hết thảy những công tŕnh tuyệt mỹ nhất của Ngài theo thứ tự ba bậc: tự nhiên, ân sủng và vinh quang, đến nỗi Giáo Hội chỉ áp dụng cho Người những lời này: "Ta phát xuất từ miệng Đấng Tối Cao,… được sinh ra từ trước muôn đời, từ khởi thuỷ" (Hc 24,3.9). Và khi, trong buổi ban đầu, cha mẹ nhân loại sa vào tội lỗi, kéo hậu duệ của họ vào cùng một cảnh hư vong, th́ Người đă được đặt lên như một cam kết khôi phục b́nh an và ơn cứu độ. Con Một Thiên Chúa đă từng tỏ dấu cụ thể tôn kính Mẹ Chí Thánh của Ngài. Suốt cuộc đời trên dương thế, Ngài đă liên kết Đức Maria với chính Ngài trong hai phép lạ đầu tiên: phép lạ ân sủng, trong lời chào của Đức Maria, hài nhi nhảy mừng trong ḷng bà Elizabeth; phép lạ của tự nhiên, khi Ngài biến nước thành rượu trong tiệc cưới Cana. Và, vào thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời công khai, khi đóng ấn Tân Ước bằng Máu châu báu của Ngài, Ngài đă giao phó Đức Maria cho tông đồ yêu dấu với những lời dịu dàng này: "Đây là Mẹ của con!" (Ga 19,27)

Chúng Ta Phải Noi Gương Chúa Kitô

3. V́ vậy, Chúng Tôi, dù không xứng đáng, giữ vị trí Đại diện Chúa Kitô trên thế gian, sẽ không bao giờ ngừng làm hiển dương vinh quang của một người Mẹ vĩ đại như thế, bao lâu c̣n sống. Và bởi v́, khi tuổi già đến mau, Chúng Tôi cảm thấy cuộc sống bây giờ không thể kéo dài hơn nữa, Chúng Tôi buộc phải lặp lại với từng người và hết thảy con cái yêu dấu của Chúng Tôi trong Chúa Kitô những lời cuối cùng của Ngài trên thánh giá, để lại cho chúng ta như một minh chứng: "Đây là Mẹ của các con!" Quả thật, Chúng Tôi sẽ được khen thưởng lớn lao, nếu những lời khuyến dụ của chúng tôi thành công trong việc làm cho ngay cả một trong các tín hữu không lấy ǵ thân thương hơn ḷng sùng kính Đức Maria; hầu những lời thánh Gioan viết về ḿnh có thể được áp dụng cho mỗi người: "…người môn đệ rước bà về nhà ḿnh" (Ga 19,27).

4. Thưa Chư Huynh, khi tháng 10 lại đến gần, Chúng Tôi chưa sẵn ḷng rời xa Chư Huynh nếu không để lại các thư của Chúng Tôi trong năm nay, cũng một lần nữa hết sức tha thiết thúc giục mọi người nỗ lực bằng việc đọc Kinh Mân Côi để giúp đỡ chính bản thân ḿnh, và cả Giáo Hội đang cần Đức Maria. H́nh thức cầu nguyện này xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của Chúa Quan Pḥng, đă được phát triển một cách tuyệt vời vào cuối thế kỷ, nhằm mục đích kích thích ḷng đạo đức đang bị mai một của các tín hữu. Điều này được minh chứng bằng các ngôi nhà thờ nguy nga và nhiều cuộc viếng các thánh đường Mẹ Thiên Chúa. Đối với Mẹ Thiên Chúa, chúng ta đă dâng những bông hoa vào tháng Năm, chúng ta cũng sẽ có một tháng 10 đơm hoa kết trái dâng lên riêng với ḷng hiếu kính thơ thảo đặc biệt. Thật phù hợp khi cả hai tháng trong năm đều được dâng hiến cho Người, Đấng đă nói: "Hoa của Ta sẽ kết trái phú túc vinh quang" (Hc 24,17).

Xu Hướng Liên Kết Hiện Đại

5. Xu hướng liên kết tự nhiên của con người chưa bao giờ mạnh mẽ hơn, hoặc nghiêm túc và thường được theo đuổi hơn ở thời đại chúng ta. Điều này hoàn toàn không đáng bị khiển trách, nếu khuynh hướng tốt tự nhiên không bị bóp méo cho những mục đích xấu xa, và những kẻ gian ác, nhóm lại với nhau dưới nhiều h́nh thức xă hội, âm mưu "chống lại Đức Chúa và chống lại Đấng Người đă xức dầu phong vương" (Tv 2,2). Tuy nhiên, điều đáng mừng nhất khi quan sát thấy rằng các hiệp hội đạo đức đang ngày càng nở rộ nơi những người Công giáo. Thật vậy, các hội đoàn thường xuyên được thành lập, tất cả những người Công giáo gắn bó chặt chẽ "và liên kết với nhau bằng mối dây đức ái, như những thành viên cùng một gia đ́nh, đến nỗi họ có thể và thực sự gọi nhau là anh em. Nhưng nếu thiếu vắng đức ái của Chúa Kitô, th́ không ai có thể tự hào về danh xưng và t́nh huynh đệ. V́ thế, cách đây rất lâu, Tertullian đă viết những lời thâm thúy: “Chúng tôi là anh em của các anh theo lẽ tự nhiên là có chung một người mẹ, nhưng các anh không bằng những người khác là huynh đệ không theo tự nhiên. Phải chăng hợp lư chừng nào khi họ được gọi và trân trọng như những người anh em cùng nhận biết một Cha, là Thiên Chúa; những người đă uống trong cùng một tinh thần đức ái; những người đă được sinh ra từ cùng một cung ḷng vô tri vào ánh sáng chân lư?" (Apolog. c. 39)

Sự Hữu Ích của Các Hiệp Hội Công Giáo

6. Có nhiều lư do để người Công giáo gia nhập các hiệp hội hữu ích kiểu này. Chúng Tôi muốn bao gồm cả các câu lạc bộ, ngân hàng tiết kiệm b́nh dân, lớp học giải trí, hiệp hội chăm sóc thanh thiếu niên, hội Công giáo, và rất nhiều tổ chức v́ những mục đích cao quư. Tất cả những tổ chức này, mặc dù khác tên gọi, tôn chỉ và mục đích đặc biệt, nh́n bên ngoài như là phát minh hiện đại, nhưng trên thực tế là rất cổ xưa. Dấu vết của những xă hội kiểu này được t́m thấy ngay cả trong những thời kỳ đầu Kitô giáo. Trong các thời đại sau này, chúng đă được chấp thuận hợp pháp, được phân biệt bằng các dấu hiệu đặc biệt, được phong phú hóa bằng các đặc ân, kết hợp với việc thờ phượng Thiên Chúa trong các nhà thờ, hoặc dành đề làm những công việc của ḷng thương xót về tinh thần hoặc thể xác, và ở mỗi thời đại được biết đến dưới những tên gọi khác. Số lượng các hiệp hội tăng đến mức độ như thế, đặc biệt là ở Ư, không có thành phố hay thị trấn nào, hiếm có giáo xứ nào, là không có một hoặc nhiều hội đoàn.

Hội Mân Côi: Sự Ưu Việt của Nó

7. Chúng Tôi không ngần ngại gán một vị trí ưu việt trong số các hội đoàn cho hội được gọi là Hội Mân Côi. Nếu xem xét nguồn gốc, chúng ta thấy nó được phân biệt bởi sự cổ xưa của nó, v́ chính Thánh Đaminh được cho là người đă sáng lập ra nó. Nếu ước tính các đặc ân, chúng ta thấy Hội Mân Côi được tô điểm thêm bằng rất nhiều đặc ân do sự hào phóng của những vị tiền nhiệm Chúng Tôi ban cho. H́nh thức của hiệp hội, chính linh hồn của nó, là Kinh Mân Côi, là điểm tuyệt hảo mà Chúng Tôi đă nói ở những nơi khác rất nhiều. Tuy nhiên, ưu điểm và hiệu lực của Kinh Mân Côi càng xuất hiện nhiều hơn khi được coi là nhiệm vụ đặc biệt của Hội mang tên Mân Côi. Mọi người đều biết cầu nguyện cần thiết thế nào đối với tất cả mọi người; không phải các sắc luật của Thiên Chúa có thể thay đổi được, nhưng, như Thánh Grêgôriô nói: "Con người bằng cách cầu xin có thể xứng đáng nhận được điều Thiên Chúa Toàn Năng từ đời đời đă quyết ban cho họ" (Dialog.,lib.i.,c.8). Và Thánh Augustinô nói: "Ai biết cách cầu nguyện đúng, th́ biết cách sống đúng" (trong Tv 118). Nhưng lời cầu nguyện đạt được hiệu lực tối ưu trong việc nhận được sự trợ giúp của Thiên Chúa khi nó được đông người dâng lên ở nơi chung, không ngừng và đồng tâm, nhằm như tạo nên một điệp khúc khẩn cầu duy nhất; như những lời của sách Công Vụ Tông Đồ đă tŕnh bày rơ ràng nơi các môn đệ Chúa Kitô, đang chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống, được cho là đă “đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện” (Cv 1,14). Những ai thực hành cách cầu nguyện này sẽ luôn đạt được một số kết quả nhất định. Đó chắc chắn là trường hợp của các thành viên Hội Mân Côi. Cũng giống như việc đọc Kinh Thần Vụ, các linh mục dâng lời cầu khẩn chung, không ngừng và hiệu quả nhất; v́ vậy lời nài xin của các thành viên Hội này dâng lên trong việc đọc Kinh Mân Côi, hay "Kinh Thần Vụ thu nhỏ", như từng được một số vị Giáo Hoàng gọi thế, cũng theo cách chung, không ngừng và phổ biến.

Hiệu Quả Đặc Biệt của Cầu Nguyện Chung

8. Như Chúng Tôi đă nói, những lời cầu nguyện chung tuyệt vời và hiệu quả hơn những lời cầu nguyện riêng, v́ vậy các văn gia Giáo Hội đă đặt cho Hội Mân Côi danh hiệu là “đội quân cầu nguyện, được Thánh Đaminh kết nạp, dưới ngọn cờ của Mẹ Thiên Chúa", là Đấng mà văn chương thiêng liêng và lịch sử Giáo Hội chào kính là Đấng chiến thắng ma quỷ và mọi sai lầm. Kinh Mân Côi hiệp nhất tất cả những ai tham gia Hội Mân Côi trong mối dây chung là t́nh đồng đội; để theo cách đó một đạo binh hùng mạnh được h́nh thành, điều phối và dàn trận hợp lư, đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, các thành viên của hội đạo đức này có thể tự nhận cho ḿnh lời của Thánh Cyprian: "Lời cầu nguyện của chúng tôi là cầu nguyện chung và cộng đồng; khi cầu nguyện, chúng tôi không cầu nguyện cho riêng ai, nhưng cho toàn dân, bởi v́ chúng ta, toàn dân, là một” (De Orat. Domin.). Lịch sử của Giáo Hội chứng nhận cho sức mạnh và hiệu quả của h́nh thức cầu nguyện này, như được ghi lại về sự thảm bại của đội quân Thổ Nhĩ Kỳ trong trận hải chiến Lepanto, và những chiến thắng đă đạt được trong thế kỷ trước tại Temesvar ở Hungary và ở đảo Corfu. Vị tiền nhiệm của Chúng Tôi, Đức Grêgôriô XIII, để ghi nhớ măi chiến công đầu tiên, đă thiết lập lễ kính Đức Mẹ Chiến Thắng, lễ mà sau này được Đức Clement XI làm nổi bật bằng tên gọi là Chúa Nhật Mân Côi và truyền phải cử hành trong toàn thể Giáo Hội hoàn vũ.

Khác Biệt Giữa Cầu Nguyện với Thiên Chúa và Cầu Nguyện với Các Thánh: Một Phản Đối Đă Được Giải Tỏa

9. Từ thực tế việc tranh đua cầu nguyện này “được kết nạp dưới danh nghĩa Mẹ Thiên Chúa,” theo cách ấy mà hiệu quả tươi mới và vinh dự rơ rệt được thêm vào đó. Từ đây mà lời “Kính Mừng Maria” được lặp lại thường xuyên trong Kinh Mân Côi sau mỗi "Kinh Lạy Cha". Điều này chẳng những không làm mất đi sự tôn vinh bất kỳ cách nào đối với Thiên Chúa, như thể điều đó cho rằng chúng ta đặt niềm tin vào sự bảo trợ của Đức Maria hơn là vào quyền năng của Thiên Chúa, mà chính điều này đặc biệt khiến Thiên Chúa cảm động, và kéo được ḷng thương xót của Ngài đối với chúng ta. Đức tin Công giáo dạy rằng chúng ta có thể cầu nguyện không chỉ với chính Thiên Chúa, mà c̣n với các phúc nhân trên thiên đàng (Conc. Trill. Sess. 25), mặc dù theo cách thức khác nhau; bởi v́ chúng ta nài xin Thiên Chúa như từ Nguồn Mạch mọi điều tốt lành, c̣n cầu xin từ các Thánh như từ những người cầu thay nguyện giúp. Thánh Tôma nói: "Lời thỉnh cầu với người nào đó được đưa ra theo hai cách – cách thứ nhất là thỉnh cầu y như được chính người ấy ban cho; cách thứ hai là thỉnh cầu để được ban cho nhờ người ấy. Theo cách thứ nhất, chúng ta cầu nguyện với một ḿnh Thiên Chúa, bởi v́ tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta phải hướng đến việc đạt được ân sủng và vinh quang, mà chỉ một ḿnh Thiên Chúa ban cho, theo lời Thánh Vịnh 84 câu 12: "Chúa tặng ban ân huệ với vinh quang." Nhưng theo cách thứ hai, chúng ta cầu nguyện với các Thiên Thần và các thánh, không phải để Thiên Chúa biết được lời thỉnh cầu của chúng ta qua họ, nhưng để nhờ lời cầu bầu và công đức của họ mà lời cầu của chúng ta được đoái nhận. V́ thế, sách Khải Huyền chương 8 câu 4 viết: "Từ tay Thiên Thần, khói hương quyện theo lời cầu nguyện của dân thánh, bay lên trước nhan Thiên Chúa" (Summa Theol. 2a tae, q. 83. a. 4). Giờ đây, trong số tất cả các phúc nhân trên thiên đàng, ai có thể sánh với Mẹ Thiên Chúa uy quyền trong việc nhận được ân sủng? Ai thấy rơ hơn Ngôi Lời Vĩnh Cửu khó khăn nào đang đè nặng trên chúng ta, đâu là nhu cầu của chúng ta? Ai đáng được kể là nhiều khả năng hơn trong việc làm mủi ḷng Thiên Chúa? Ai có thể so sánh với Đức Maria về t́nh mẫu tử? Chúng ta cầu nguyện với các phúc nhân không cùng một cách như cầu nguyện với Thiên Chúa; v́ chúng ta khẩn nài Chúa Ba Ngôi thương xót chúng ta, nhưng chúng ta xin tất cả các Thánh cầu bầu cho chúng ta. Tuy nhiên, cách chúng ta cầu nguyện với Đức Trinh Nữ có điểm nào đó giống với sự thờ phượng Thiên Chúa, đến nỗi Giáo Hội thậm chí thưa với Đức Maria những lời mà chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa: "Xin thương xót những người tội lỗi." V́ vậy, các thành viên của Hội Mân Côi đă làm rất tốt trong việc đan kết nhiều lời chào kính và lời cầu nguyện với Mẹ Maria như thành một triều thiên. Bởi v́, phẩm giá của Đức Maria rất cao cả, Người được Thiên Chúa rất mực sủng ái đến nỗi bất cứ ai gặp khốn khó mà không cậy nhờ Người th́ khác nào cố gắng bay khi không có đôi cánh.

Liên Hiệp Cầu Nguyện và Làm Việc với Các Thiên Thần

10. Chúng ta không thể quên đề cập đến một điểm xuất sắc khác của Hội này. Thông thường, khi đọc Kinh Mân Côi, chúng ta suy gẫm về các mầu nhiệm Cứu Chuộc, cũng vậy, chúng ta thường thi đua các bổn phận thánh đă từng giao kết với các đạo binh Thiên Thần. Các Thiên Thần đă tiết lộ từng mầu nhiệm này vào thời điểm thích hợp; các vị đă đóng vai tṛ lớn trong các mầu nhiệm ấy; các vị liên tục hiện diện ở mỗi mầu nhiệm, với những dáng vẻ biểu thị bây giờ là niềm vui, bây giờ là thương khó, bây giờ là niềm hân hoan chiến thắng. Sứ thần Gabriel được sai đến loan báo cho Đức Trinh Nữ cuộc Nhập Thể của Ngôi Lời Vĩnh Cửu. Trong hang Bêlem, các Thiên Thần ca hát vinh quang của Đấng Cứu Thế mới sinh. Thiên Thần báo cho Thánh Giuse đưa Hài Nhi lánh sang Ai-cập. Bằng những lời yêu thương, một Thiên Thần an ủi Chúa Giêsu lúc Ngài đổ mồ hôi máu trong vườn. Các Thiên Thần loan báo Ngài phục sinh, sau khi chiến thắng sự chết, cho các phụ nữ. Các Thiên Thần rước Ngài lên Thiên đàng; và báo trước cuộc tái lâm của Ngài, có các đạo binh Thiên Thần vây quanh, Ngài sẽ tập hợp linh hồn những người được chọn, đưa họ bay cao với Ngài cùng các ca đoàn thiên đàng, "là nơi Thánh Mẫu Thiên Chúa được tán dương." V́ vậy, đối với những ai dùng những lời cầu nguyện đạo đức của Hội Mân Côi này, có thể áp dụng tốt những lời Thánh Phaolô đă nói với các Kitô hữu: "Anh em đă tới núi Xion, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời, với con số muôn vàn thiên sứ.” (Dt 12,22). C̣n ǵ thánh thiêng hơn, c̣n ǵ thú vị hơn được suy niệm và cầu nguyện với các Thiên Thần? C̣n sự tin tưởng nào mà chúng ta không thể hy vọng rằng những người trên trái đất đă kết hợp với các Thiên Thần trong thánh vụ này th́ một ngày nào đó sẽ được hoan hưởng cùng các bạn diễm phúc của họ trên thiên đàng?

Các Vị Giáo Hoàng Và Hội Mân Côi

11. V́ những lư do này, các Giáo hoàng La-mă đă từng dành những lời khen ngợi cao đẹp nhất cho Hội Mân Côi này. Đức Innocent VIII gọi đó là "một Hội nhiệt thành nhất" (Splendor Paternae Gloriae, ngày 26 tháng 2 năm 1491.) Đức Piô V tuyên bố rằng nhờ sự sốt sắng của Hội mà "Các Kitô hữu đột nhiên biến đổi thành những con người khác, bóng tối của tà giáo bị xua tan, và ánh sáng đức tin Công giáo tỏa sáng ”(Consueverunt Romani Pontifices, ngày 17 tháng 9 năm 1569). Đức Sixtus V, lưu ư về ích lợi của Hội này đối với tôn giáo, đă tự nhận ḿnh là người tận tụy nhất với Hội. Nhiều vị Giáo hoàng khác cũng đă điểm tô cho Hội bằng nhiều ân xá rất đặc biệt, hoặc nhận bảo trợ riêng, ghi danh ḿnh vào Hội và thể hiện nhiều bằng chứng thiện chí của các vị.

Lời Khuyên Kết Thúc

12. Thưa Chư Huynh, Chúng Tôi cũng cảm động trước tấm gương của các bậc tiền bối, tha thiết khuyến khích và kêu gọi Chư Huynh, như Chúng Tôi vẫn thường làm, hăy dành sự quan tâm đặc biệt tới cuộc chiến thiêng liêng này, để bằng nỗ lực của Chư Huynh, các tân binh có thể được ghi danh hàng ngày trên mọi phương diện. Thông qua Chư Huynh và những giáo sĩ của Chư Huynh, những người chăm sóc các linh hồn, hăy cho mọi người biết và đánh giá đúng mức hiệu quả của Hội này và tính hữu ích của nó đối với sự cứu độ con người. Điều này Chúng Tôi xin mọi người tha thiết hơn kể từ ḷng sùng kính đẹp đẽ đối với Đức Maria gần đây, được gọi là "Kinh Mân Côi sống động," một lần nữa trở nên phổ biến. Chúng Tôi vui mừng chúc lành cho ḷng sùng kính này, và Chúng Tôi tha thiết mong muốn Chư Huynh sẽ hăng hái và kiên tŕ khuyến khích Hội phát triển. Chúng Tôi ấp ủ hy vọng mạnh mẽ rằng những lời cầu kinh và ca ngợi này, không ngừng được dâng lên từ đôi môi và trái tim của đông đảo con người, sẽ có hiệu quả cao nhất. Lời kinh luân phiên đêm ngày, ở khắp các quốc gia trên trái đất, chúng kết hợp thành một lời cầu nguyện hài ḥa với việc suy niệm những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Từ lâu, ḍng ca ngợi và cầu nguyện triền miên này đă được báo trước trong những lời đầy cảm hứng mà ông Ozias trong bài hát của ông nói với bà Judith: "Này trang nữ kiệt, bà được Thiên Chúa Tối Cao ban phúc, hơn tất cả các phụ nữ trên cơi đất này… V́ Thiên Chúa thực hiện cho bà những điều ấy để muôn đời bà được tán dương." Và tất cả dân Israel hoan hô ông bằng những lời này: “Amen! Amen!” (Gđt 13,18.20).

13. Như một lời cam kết về các ơn phúc trên trời, và bằng chứng về t́nh phụ tử, nhân danh Chúa, Chúng Tôi tŕu mến ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, cho tất cả các giáo sĩ và tín hữu được ủy thác cho Chư Huynh chăm sóc.

Ban hành tại Đền thờ Thánh Phêrô, Rôma, ngày 12 tháng 9 năm 1897, năm thứ 20 triều đại Giáo hoàng của Chúng Tôi.

Leo XIII

 

 

 

Thông Điệp

Diuturni Temporis

Về Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII

Ban hành 5/9/1898

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và các Đấng Bản Quyền trong b́nh an và hiệp thông với Ṭa Thánh.

Chúc Sức Khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh đến Chư Huynh.

1. Nh́n lại khoảng thời gian dài, theo ư muốn của Thiên Chúa, tôi đă thi hành chức vụ Giáo hoàng, tôi không thể nhưng phải thừa nhận rằng, bất chấp những khuyết điểm của tôi, tôi đă được hưởng sự bảo vệ rất kỳ diệu của Thiên Chúa Quan Pḥng. Tôi tin điều này hẳn là nhờ những lời cầu nguyện hiệp nhất, và do đó hiệu quả nhất, mà từ xưa đối với thánh Phêrô, và bây giờ đối với tôi cũng vậy, không ngừng được Giáo Hội Hoàn Vũ dâng lên. V́ vậy, trước hết tôi tạ ơn Chúa, Đấng ban cho mọi điều tốt lành, và tôi sẽ tiếp tục bao lâu cuộc sống c̣n tồn tại để ấp ủ trong tâm trí ḷng biết ơn đối với mỗi đặc ân. Kế đến, những kư ức ngọt ngào dậy lên trong tâm trí tôi về sự bảo vệ từ mẫu của Nữ Vương Thiên Đàng; và kư ức này cũng vậy, tôi sẽ trân trọng và giữ ǵn bất khả xâm phạm, măi măi tạ ơn Người và cao rao những công đức của Người. Từ nơi Người, như từ ḍng suối dạt dào, phát xuất từ những nguồn ân sủng trời cao. “Trong tay Người là những kho tàng ḷng thương xót của Thiên Chúa” (thánh John Damascene, bài giảng I về Sinh Nhật Đức Trinh Nữ). “Thiên Chúa muốn Người là khởi đầu của mọi điều tốt đẹp” (thánh Irenaeus, Contra Valen., J. iii., cap. 33). Trong t́nh yêu của người mẹ dịu dàng này, điều mà tôi không ngừng nỗ lực trân trọng và phát triển từng ngày, tôi vững ḷng hy vọng tôi có thể đi đến cùng cuộc đời ḿnh.

 

Tóm Tắt Các Thông Điệp Trước Đây

Về Kinh Mân Côi

2. Từ lâu, tôi ước mong bảo vệ hạnh phúc của loài người bằng việc gia tăng ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ, như trong một thành tŕ kiên cố, và tôi chưa bao giờ ngừng khuyến khích các Kitô hữu trung thành với Kinh Mân Côi, bằng cách mỗi năm kể từ ngày 1 tháng 9 năm 1883, công bố một Tông Thư về chủ đề này, bên cạnh việc thường xuyên ban hành các Nghị định, như đă biết. Và bây giờ, v́ Thiên Chúa Quan Pḥng đầy ḷng thương xót năm nay một lần nữa đă cho tôi thấy tháng Mười gần đến, tháng mà tôi đă tận hiến cho Nữ Vương Thiên Đàng dưới danh hiệu Mân Côi, tôi sẽ nhất định nói với Chư Huynh; nhưng tóm tắt trong vài lời tất cả những ǵ cho đến nay chúng ta đă làm để xúc tiến h́nh thức cầu nguyện này, tôi sẽ làm cho hoàn hảo công việc của chúng ta bằng một tài liệu mới, trong đó mong muốn tha thiết và ḷng nhiệt thành của tôi về h́nh thức sùng kính này đối với Đức Maria có thể c̣n rơ ràng hơn, và ḷng sốt sắng của tín hữu được phù hợp nhất với việc chân thành và không ngừng thực hành việc đạo đức này.

3. Do đó, được thúc đẩy bởi một khao khát triền miên rằng các Kitô hữu hăy tin vào hiệu quả và chân giá trị của Kinh Mân Côi, trước tiên tôi đă chỉ ra nguồn gốc của h́nh thức cầu nguyện này từ Thiên Chúa hơn là từ con người, cho thấy nó là ṿng hoa tuyệt đẹp được dệt từ Lời Chào Của Thiên Thần, cùng với Kinh Lạy Cha, được liên kết với suy niệm, và h́nh thức cầu nguyện này rất mạnh mẽ và đặc biệt hiệu quả để đạt được sự sống đời đời. Bên cạnh sự diệu kỳ đặc biệt của những lời kinh, nó c̣n mang đến sự bảo vệ hùng mạnh cho đức tin và những mô h́nh đạo đức nổi bật trong những mầu nhiệm được đề xuất để suy ngẫm. Tôi cũng cho thấy sự sùng kính này dễ dàng và thích hợp thế nào với giáo dân, đưa ra một mô h́nh hoàn hảo về cuộc sống gia đ́nh trong việc suy niệm về Thánh Gia Nazareth, và do đó, các Kitô hữu không bao giờ thiếu trải nghiệm về việc nếm hưởng những hiệu quả lợi ích của nó.

 

Các Đức Giáo Hoàng và Kinh Mân Côi

4. V́ những lư do này, tôi đă nhiều lần khuyến khích đọc Kinh Mân Côi, và đă nỗ lực đề cao giá trị của Kinh Mân Côi bằng một nghi lễ long trọng hơn, theo bước những vị tiền nhiệm. Đức Giáo Hoàng Sixtus V đă chấp thuận thói quen cổ xưa về việc đọc Kinh Mân Côi; Đức Gregory XIII dành một ngày cho tiêu đề này, ngày mà Đức Clement VIII sau đó được ghi danh vào sổ bộ các thánh tử đạo, và Đức Clement XI mở rộng đến Giáo Hội Hoàn Vũ. Đức Benedict XIII đă đưa ngày lễ vào Kinh Nhật Tụng Rôma, và bản thân tôi, với ḷng yêu mến kiên định việc sùng kính này, đă truyền cử hành lễ trọng với nghi thức riêng trong Giáo Hội Toàn Cầu, hết t́nh với việc tôn sùng này trong cả tháng Mười. Cuối cùng, tôi truyền bổ sung vào Kinh Cầu Đức Bà Loreto câu kinh “Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi”, như gia tăng vinh thắng trong cuộc chiến hiện tại của chúng ta.

 

Giá Trị Từ Các Ân Xá

5. Vẫn phải nói thêm rằng giá trị và tính thiết thực lớn lao tích lũy nơi Kinh Mân Côi từ các đặc ân dồi dào và ơn huệ đă tô điểm nó, và đặc biệt hơn là từ kho tàng phong phú các ân xá gắn liền với nó. Quả thật lợi ích lớn chừng nào cho những người quan tâm tới ơn cứu rỗi của họ là có được những ơn huệ này. Bởi v́ có một thắc mắc về việc xóa bỏ hoàn toàn hoặc một phần khoản nợ h́nh phạt tạm mà, ngay cả sau khi tội lỗi đă được tha, phải trả ở đời này hoặc đời sau. Thực sự kho tàng được gầy dựng nên bởi công nghiệp của Chúa Kitô, Mẹ Ngài và các Thánh là vô lượng, mà vị tiền nhiệm của tôi là Đức Clement VI thật khéo léo áp dụng những lời của Sách Khôn Ngoan: “Đức Khôn Ngoan là kho báu vô tận cho con người. Chiếm được Đức Khôn Ngoan là được nên bạn hữu với Thiên Chúa” (Kn 7,14).

6. Các Giáo hoàng Rôma, sử dụng quyền tối cao được Thiên Chúa ban cho, đă mở ra những nguồn suối dồi dào ân sủng này cho các thành viên của Hội Mân Côi và cho những người đọc Kinh Mân Côi.

 

Một “Hiến Luật” Dự Kiến

7. V́ vậy, tin rằng Vương Miện của Đức Maria sẽ tỏa sáng rực rỡ hơn với các đặc ân và ân xá này, như được nạm bằng những viên ngọc quư, tôi quyết định thực hiện những ǵ tôi đă dự tính từ lâu, cụ thể là, việc công bố một “Hiến luật” liên quan đến các quyền lợi, đặc ân và những ân xá mà các thành viên Hội Mân Côi được hưởng. “Hiến luật” này tôi có ư là một bằng chứng ḷng tôi yêu mến Mẹ Thiên Chúa rất cao sang, đồng thời là một khích lệ cho mọi tín hữu và một phần thưởng cho ḷng thành kính của họ, để trong giờ phút cuối đời họ được nâng đỡ bởi sự trợ giúp của Người và êm ái an nghỉ trong ṿng tay Người. Phước lành này tôi hết ḷng nài xin Thiên Chúa toàn Năng nhờ Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, và như một dấu báo hiệu và đảm bảo các phước lành thiêng liêng, thưa Chư Huynh, cho các giáo sĩ và giáo dân được trao phó cho Chư Huynh chăm sóc, tôi sẵn ḷng ban Phép Lành Ṭa Thánh.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 5 tháng 9 năm 1898, vào năm thứ 21 triều đại Giáo hoàng của tôi.

Leo XIII

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tông Thư

Parta Humano Generi

Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Mới

Đức Maria Từ Rosario Đến Lộ Đức Nước Pháp

Của Đức Giáo Hoàng Lêo XIII

Ban hành 8/9/1901

Chuyển ngữ Igna.M

 

Gửi Tất Cả Các Kitô Hữu Lời Chúc Sức Khỏe

và Phép Lành Ṭa Thánh

 

Các ân phúc trường tồn mà Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại, thủ đắc đă ăn sâu vào tâm hồn mọi người. Những ân phúc đó không chỉ được ghi nhớ trong kư ức đời đời của Giáo Hội, mà c̣n được diễn tả hàng ngày liên quan đến sự ủy thác yêu thương cho Đức Mẹ Đồng Trinh. Khi nh́n lại quăng thời gian dài của Chức Tư Tế Tối Cao, và nhắc tôi về những hành động của ḿnh, tôi được ngập lút trong niềm an ủi đầy biết ơn và hoan hỷ, trong ư thức về những điều mà tôi, nhờ người trợ tá và những cố vấn của Thiên Chúa, đă đón nhận để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria nồng nhiệt hơn. Tôi đă quan tâm thực hiện và thúc đẩy. Thật là một niềm vui lạ thường đối với tôi, đó là trong những khuyến dụ của tôi, Kinh Mân Côi rất thánh được đặt vào và lưu ư đến ư thức của tôi hơn là theo thói quen của người Kitô hữu: Hiệp hội Kinh Mân Côi gia tăng và phát triển từng ngày theo số lượng và ḷng đạo đức của những người đồng t́nh với tôi; nhiều tác phẩm văn chương do các vị uyên bác thực hiện và được truyền bá rộng răi; sau hết, tháng Mười, mà tôi truyền coi là tháng Mân Côi rất thánh, sẽ được thi hành việc tôn kính tưng bừng và ngoại thường ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng trong năm nay, từ khởi đầu thế kỷ XX, tôi nghĩ rằng chúng ta hầu như thiếu sót trong nhiệm vụ của ḿnh, nếu chúng ta đă bỏ qua cơ hội thuận lợi mà sư huynh đáng kính của chúng ta, Giám mục Tarbia, các giáo sĩ, và người dân thị trấn Lộ-đức đă hiến tặng để tôn vinh Chuỗi Mân Côi của Đấng Rất Thánh Mân Côi, đă xây dựng mười lăm bàn thờ trong đền thờ uy nghiêm, được dành riêng cho Thiên Chúa, để kính các mầu nhiệm Kinh Mân Côi. Trong dịp này, tôi sử dụng nó một cách tự do hơn, bởi v́ nó là trung tâm của người dân vùng Gaul, được làm sáng tỏ bằng rất nhiều ân sủng lớn lao của Đức Trinh Nữ, mà trước đây có sự hiện diện của Cha Dominic, người cao quư của Cơ quan Lập pháp, và trong đó người ta t́m thấy những sách cổ đầu tiên về Kinh Mân Côi. V́ khi Cha Đaminh rời khỏi Tây Ban Nha để đến Gaul, không thấy một người Kitô hữu nào bị lung lạc bởi bè rối Albigensian vào thời điểm đó khắp khu rừng Pyrenees, bè rối như một bệnh dịch nguy hiểm lan tràn gần như toàn bộ vùng Occitania; Khi giải thích và công bố những mầu nhiệm cao vời và ơn ích tuyệt hảo của Thiên Chúa, ánh sáng chân lư đă chiếu qua những nơi bị bóng tối lầm lạc bủa vây. Nhờ thực hành việc này một cách đúng đắn đối với từng cá nhân hoặc đối với những nhóm mầu nhiệm mà chúng ta mộ mến trong Kinh Mân Côi, khiến tâm trí Kitô hữu dần hấp thụ năng lực bẩm sinh của sự chú tâm vô thức, cùng với việc thường xuyên suy nghĩ hoặc tưởng nhớ về các mầu nhiệm; họ dần dần được dẫn đến cuộc sống vô thức, để ổn định một cuộc sống sinh hoạt điều độ trong yên tĩnh, để chịu đựng nghịch cảnh với một tâm trí b́nh thản và can đảm, để nuôi dưỡng hy vọng về những điều tốt đẹp nơi một quê hương hùng tráng hơn của những người bất tử; song đó lại là những điều vừa đe dọa, vừa hỗ trợ và làm thăng tiến. Cha Đaminh, với trợ giúp của Thiên Chúa, phát minh ra những kinh nguyện về Đức Maria trước hết và đan xen các mầu nhiệm Cứu Chuộc theo thứ tự diễn ra, chúng được gọi chính xác là Kinh Mân Côi, và cuối cùng đối với người tín hữu, không có cách giải quyết và sự giải thoát nào giúp gỡ bỏ những sự dữ đè nặng họ, không có sức nào đẩy lùi những nguy hiểm đe dọa họ, không có sự cứu viện và thăng tiến nào mà họ không t́m được từ Kinh Mân Côi.

Chúng ta chào kính Đức Maria đầy ân sủng, và mỗi lần lặp lại lời ca ngợi Đức Trinh Nữ đều như những đóa hồng, chúng ta tỏa hương ngào ngạt; lời đó thường xuất hiện trong tâm trí cả về địa vị cao quư của Đức Maria, và rồi được Thiên Chúa bước vào nhờ hoa trái phúc lạ của cung ḷng Đức Maria. Thật êm đềm biết bao mỗi lần chúng ta nhớ những công nghiệp đặc biệt khác qua đó Đức Maria trở thành người tham phần vào việc cứu chuộc nhân loại cùng với Con ḿnh, Chúa Giêsu, rồi thật an ủi biết bao lời sứ thần chào Đức Trinh Nữ, Đấng, sau khi Sứ thần Gabriel chào, đă cảm nhận ḿnh thụ thai Ngôi Lời Thiên Chúa bởi phép Chúa Thánh Thần! Nhưng ngay cả trong thời đại chúng ta, bè rối Albigensian xưa, đă thay danh đổi tánh, và được những người tạo ra nó du nhập vào các giáo phái khác, hồi sinh một cách ngoạn mục dưới những h́nh thức sai lầm mới cùng những phát kiến và dụ dỗ nghịch đạo nó vẽ ra. Bởi chúng ta thấy và hết sức xót xa trước cơn băo dữ dội nhất đă nổi lên trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là ở Gaul, chống lại các gia đ́nh tôn giáo, những việc đạo đức và lợi ích liên quan đến Giáo Hội và những người đáng được hưởng nhất. Trong khi chúng ta đau buồn v́ những sự dữ này, và quan niệm về một căn bệnh trầm trọng phát sinh từ sự trăn trở của Giáo Hội, th́ may mắn đến với chúng ta đương nhiên mang ư nghĩa cứu độ. Chúng ta có một dấu hiệu thuận lợi mà nữ vương thiên đàng xác nhận, v́ càng nhiều bàn thờ được cung hiến trong đền thánh Lộ Đức, như tôi đă nói ở trên, vào tháng 10, th́ càng nhiều mầu nhiệm Rất Thánh Kinh Mân Côi được quan tâm. Quả thật, không có cách nào sử dụng đúng đắn ơn lành của Đức Maria để được hay mất ơn của Người hơn là khi chúng ta đặt trước mắt ḿnh những Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, trong đó Đức Maria không chỉ hiện diện, mà c̣n tham dự, là vinh dự lớn lao nhất mà chúng ta có thể có, và chúng ta sẽ giăi bày trước mắt ḿnh chuỗi sự kiện phức tạp được đề ra để ghi nhớ. Do đó, chúng ta đừng có ư nghi ngờ Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa, và là Người Mẹ rất thánh đức của chúng ta, mong muốn hiện diện để hỗ trợ những lời kinh nguyện của chúng ta được vô số người Kitô hữu trong đất nước cùng lũ lượt kéo đến dâng lên, và để hợp nhất họ trong tiếng khẩn cầu, để họ có thể, theo một cách nào đó, bằng lời thề liên kết, đẩy lùi bạo lực, và để nài xin Thiên Chúa giàu ḷng thương xót. V́ vậy, Mẹ Đồng Trinh rất quyền phép, Đấng đă từng là tín hữu được sinh ra trong Giáo Hội (Thánh Augustinô, Đức Thánh Trinh Nữ, Ch. 6), giờ đây Người đang đứng giữa thiện và ác của chúng ta; hăy để Người chặt bỏ, cắt đứt những cái cổ nhiều h́nh thù của con măng xà vô đạo, nó vươn rộng khắp châu Âu, và khôi phục lại sự b́nh an cho những tâm trí lo lắng; và một ngày nào đó được hoàn thiện cách riêng và chung trước cuộc trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa (Dt 7,25).

Trong khi chờ đợi, tôi bày tỏ ḷng tŕu mến với người anh em đáng kính, giám mục Tarbia, và các con yêu dấu, các giáo sĩ và giáo dân Lộ Đức, với từng người và mọi người đă chăm lo những điều mà gần đây đă được các Tông Thư này công bố cho chúng ta. Tôi truyền rằng tất cả Chư Huynh, Thượng phụ, Tổng Giám mục, Giám mục và các Giám mục khác trong thế giới Công giáo, phải ban bố qua tác vụ mục tử, để họ cũng được tắm trong cùng một sự vui mừng và hoan lạc thánh. V́ vậy, để gia tăng vinh quang của Thiên Chúa, thêm may lành, hạnh phúc, thịnh vượng và ơn phúc cho toàn thể Giáo Hội Công giáo, bằng quyền bính tông đồ, tôi ban thư này để người con yêu của tôi, Hồng y Langénieux, được phép nhân danh và thẩm quyền tôi cung hiến ngôi đền mới được dựng lên ở thị trấn Lộ-đức, được thánh hiến cho Thiên Chúa để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria bằng Kinh Mân Côi; để người con yêu của tôi có thể tự do sử dụng áo choàng của ḿnh cử hành nghi thức trọng thể, như thể ngài đang hiện diện trong tổng giáo phận của ḿnh; và để sau nghi thức trọng thể, ngài có thể chúc lành cho những người đă sát cánh với ngài, tương tự như thế bằng thẩm quyền và nhân danh tôi, cùng với các ân xá thường lệ. Tôi ban những điều này, bất kể có điều nào trái ngược.

Ban hành tại Đền thờ Thánh Phêrô, với ấn của Giáo hoàng, Rôma, ngày 8 tháng 9 năm 1901, năm thứ 24 của triều đại giáo hoàng của tôi.

Đức Giáo Hoàng Piô XI

(12/2/1922 – 10/2/1939)

 

Thông Điệp

Ingravescentibus Malis

Về Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Piô XI

Ban hành 29/9/1937

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh,

Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục,

Giám Mục và Các Đấng Bản Quyền

Trong B́nh An và Hiệp Thông Với Ṭa Thánh

 

1. Đă hơn một lần tôi khẳng định - và gần đây tôi đă lặp lại điều này trong Thông Điệp Divini Redemptoris (Acta Ap. Sedis, 1937, Vol. XXIX, p. 65) - rằng không có phương dược nào cho những sự dữ ngày càng gia tăng của thời đại chúng ta ngoại trừ việc trở lại với Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và với các giới luật rất thánh của Ngài. Quả thật, chỉ có Ngài mới “có những lời ban sự sống đời đời” (x. Ga 6,69), c̣n các cá nhân và xă hội chỉ có thể rơi vào cảnh đổ nát khốn khổ trước mắt nếu họ phớt lờ sự uy nghiêm của Thiên Chúa và khước từ Lề Luật của Ngài.

2. Tuy nhiên, bất cứ ai nghiên cứu kỹ các văn kiện của Giáo Hội Công giáo sẽ dễ dàng nhận ra rằng sự bảo trợ thực sự của Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa được liên kết với tất cả các niên hiệu Kitô giáo. Thực tế, khi những sai lầm bóp méo lan truyền khắp nơi xé toạc chiếc áo choàng liền mạch của Giáo Hội và quẳng thế giới Công giáo vào t́nh trạng hỗn loạn, th́ cha ông chúng ta đă quay về với Đức Maria trong niềm tin tưởng "một ḿnh Người tiêu diệt mọi lầm lạc trên thế giới" (Sách Kinh Nhật Tụng Rôma), và chiến thắng Người được giành đă mang sự yên tĩnh trở lại.

3. Khi thế lực Hồi giáo nghịch đạo, tin tưởng vào hạm đội hùng mạnh và những đội quân thiện chiến, đe dọa các dân tộc Châu Âu đang trong cảnh đổ nát và nô lệ, th́ - theo đề nghị của Đức Giáo Hoàng – người ta nhiệt thành khẩn cầu Mẹ thiên đàng bảo vệ và kẻ thù đă bại trận và tàu bè của nó bị đánh ch́m. V́ vậy, các tín hữu mọi thời đại, cả khi gặp bất hạnh chung và khốn khó riêng, hăy nài xin Đức Maria, Đấng nhân lành, để Người đến cứu giúp, ban ơn trợ lực và xoa dịu những đau khổ thể xác và linh hồn. Chưa từng có người nào cầu khẩn sự trợ giúp rất quyền phép của Người với ḷng sốt sắt và trông cậy mà vô hiệu.

4. Nhưng cũng trong thời đại chúng ta, những nguy hiểm không kém nghiêm trọng hơn trong quá khứ đang bủa vây xă hội dân sự và tôn giáo. Thực tế, v́ quyền bính tối cao và vĩnh cửu của Thiên Chúa, quyền ra lệnh và cấm đoán, bị con người khinh dể và hoàn toàn bác bỏ, kết quả là ư thức về bổn phận Kitô giáo bị suy yếu, và đức tin đó trở nên nhạt nḥa hoặc mất hoàn toàn trong tâm hồn, và về sau ảnh hưởng và hủy hoại chính nền tảng xă hội loài người.

5. Như vậy, một mặt được coi là các công dân có ư định đấu tranh tàn bạo với nhau bởi v́ một số người được cung cấp của cải dồi dào c̣n những người khác phải tự kiếm được bánh cho ḿnh và người thân bằng mồ hôi công sức của họ. Thật vậy, như chúng ta đều biết, ở một vài nơi, sự dữ đă đạt đến mức độ nó t́m cách phá hủy mọi quyền tư hữu về tài sản, để mọi thứ có thể được chia sẻ chung.

6. Mặt khác, không thiếu những người tuyên bố rằng họ kính trọng và đề cao quyền lực của Nhà nước trên hết. Họ nói rằng họ phải dùng mọi cách để đảm bảo trật tự dân sự và thực thi quyền hành, và làm ra vẻ chỉ có như vậy họ mới có thể hoàn toàn đẩy lùi những lư thuyết tồi tệ của những người Cộng sản. Tuy nhiên, họ coi thường ánh sáng của sự khôn ngoan Phúc Âm và ra sức khơi lại những sai lầm và cách sống của dân ngoại.

7. Điều này lại thêm ra giáo phái thông minh thảm hại của những người, khước từ và thù ghét Thiên Chúa, tuyên bố ḿnh là kẻ thù của Đấng Vĩnh Cửu, và họ luồn lách ở khắp mọi nơi. Họ làm mất uy tín và nhổ bỏ tất cả niềm tin tôn giáo khỏi các tâm hồn. Cuối cùng, họ chà đạp lên mọi nhân quyền vàtThiên quyền. Trong lúc họ giễu cợt hy vọng phần thưởng thiên đàng, th́ họ xúi giục con người t́m kiếm, ngay cả bằng những phương tiện bất chính, hạnh phúc trần gian giả tạo, và do đó, họ liều lĩnh trâng tráo lao vào phá bỏ trật tự xă hội, gây rối, tạo những cuộc bạo loạn hung ác và thậm chí là bùng nổ cuộc nội chiến.

8. Tuy nhiên, thưa Chư Huynh, mặc dù có rất nhiều sự dữ nghiêm trọng đang lơ lửng trên chúng ta, và c̣n những sự dữ khác lớn hơn đáng sợ cho tương lai, chúng ta đừng thất đảm cũng đừng để niềm hy vọng vững vàng chỉ dựa vào Thiên Chúa ra mờ nhạt. Không nghi ngờ ǵ nữa, chắc chắn Đấng "đă làm mọi loài thọ tạo trên thế giới đều hữu ích cho sinh linh" (x. Kn 1,14), sẽ không để hư mất những kẻ Ngài đă cứu chuộc bằng Máu Châu Báu của Ngài, cũng như Ngài sẽ không bỏ Giáo Hội của Ngài. Nhưng đúng hơn, như tôi đă nói ở phần đầu, tôi sẽ cầu xin Thiên Chúa qua trung gian của Đức Trinh Nữ, như thế để được Ngài chấp nhận, v́ như lời Thánh Bernard: "Đó là ư Chúa, Đấng muốn chúng ta có mọi thứ qua Đức Maria." (Bài giảng Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria.)

9. Trong số những lời khẩn cầu được Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa đoái nhận, th́ Kinh Mân Côi chắc chắn chiếm một vị trí đặc biệt rơ rệt. Lời cầu nguyện này, một số người gọi là Thánh Vịnh về Đức Trinh Nữ hay Kinh Nhật Tụng Phúc Âm và đời sống Kitô hữu, đă được Vị Tiền Nhiệm kư ức hạnh phúc của tôi, Đức Lêô XIII, mô tả và khuyến nghị bằng những đoạn hùng hồn này: "Ṿng hoa rất đáng ngưỡng mộ này được đan dệt bằng lời chào của Thiên Thần được đặt vào lời nguyện Chúa Nhật, và hợp nhất với nó là nghĩa vụ suy ngẫm bên trong. Đó là một cách cầu nguyện tuyệt hảo... và rất hữu ích cho việc đạt được cuộc sống đời đời." (Acta Leonis, 1898, Vol. XVIII, pp. 154, 155)

10. Và điều này cũng có thể được suy ra từ chính những bông hoa kết thành ṿng hoa mầu nhiệm. Thực tế có lời cầu nguyện nào có thể thích hợp và thánh thiện hơn? Trước tiên đây là điều mà chính Đấng Cứu Chuộc chúng ta đă tỏ ư khi các môn đệ xin Ngài: "Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện" (Lc 11,1); một lời khẩn cầu rất thánh vừa mở ra cho chúng ta con đường - đến chừng mức có thể - vừa trả lại vinh quang cho Thiên Chúa, đồng thời cũng tính đến mọi nhu cầu thiết yếu của thể xác và linh hồn chúng ta. Làm sao Cha Hằng Hữu có thể từ chối trợ giúp chúng ta khi được kêu cầu bằng chính những lời của Con Ngài?

11. Lời kinh nữa là Lời Chào Của Sứ Thần, bắt đầu bằng lời ca ngợi của Sứ Thần Gabriel và của bà Elizabeth, và kết thúc bằng lời cầu khẩn rất đạo đức nài xin Đức Trinh Nữ trợ giúp ngay lúc này và vào giờ lâm chung. Nói rơ ra là những lời khẩn cầu này được thêm vào việc suy ngẫm các mầu nhiệm thánh, qua đó chúng ta có thể nói là chiêm ngắm những niềm vui, nỗi buồn và chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô và của Mẹ Ngài, để chúng ta được xoa dịu và an ủi trong đau khổ của ḿnh. Theo những tấm gương rất thánh thiện đó, chúng ta tiến lên hạnh phúc thiên đàng bằng những bậc đức hạnh cao hơn bao giờ hết.

12. Thưa Chư Huynh, việc thực hành đạo đức này được Thánh Đaminh truyền bá một cách đáng ngưỡng mộ, có sự gợi ư và cảm hứng thiên đàng của Trinh Mẫu Thiên Chúa, mọi người không c̣n hồ nghi ǵ nữa, ngay cả đối với những người ít chữ và đơn sơ. Nhưng những kẻ đi lạc khỏi đường ngay nẻo chính coi sự sùng kính này chỉ là một công thức nhàm chán lặp đi lặp lại với ngữ điệu ê a buồn tẻ, và từ chối nó như là điều chỉ dành cho trẻ con và các bà ngớ ngẩn!

13. Về vấn đề này, cần lưu ư rằng cả ḷng đạo đức và t́nh yêu, mặc dù luôn lặp lại những lời giống nhau, nhưng không luôn lặp lại cùng một điều mà luôn diễn tả một điều nào đó mới mẻ xuất phát từ t́nh cảm sùng kính sâu sắc. Và bên cạnh đó, phương thức cầu nguyện này đượm hương thơm của sự đơn sơ Phúc Âm và cần có tinh thần khiêm tốn; và, nếu chúng ta khinh thường sự khiêm hạ, như Đấng Cứu Chuộc dạy, chúng ta sẽ không thể vào được Nước Trời: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, th́ sẽ chẳng được vào Nước Trời." (Mt 18,3)

14. Tuy nhiên, nếu con người trong thế kỷ chúng ta có thái độ kiêu hănh chế nhạo, khước từ Kinh Mân Côi, th́ có vô số những người thánh thiện ở mọi thời đại và mọi hoàn cảnh luôn gắn bó khăng khít với nó. Họ đă đọc nó với tất cả ḷng sùng kính, và trong mọi khoảnh khắc họ đă dùng nó như một vũ khí uy lực để xua đuổi ma quỷ, để giữ ǵn sự toàn vẹn cuộc sống, để tập được nhân đức dễ dàng hơn, và nói cách khác là đạt được b́nh an thực sự giữa con người với nhau.

15. Cũng không thiếu những người nổi tiếng về giáo dục và trí tuệ, mặc dù bận rộn với việc nghiên cứu khoa học, nhưng không bao giờ dầu chỉ một ngày bỏ quỳ cầu nguyện tha thiết trước ảnh của Đức Trinh Nữ, trong h́nh thức rất đạo đức này. V́ vậy, các vua chúa và thủ lănh, tuy mang gánh nặng những công việc rất cấp bách, nhưng hăy lấy việc đọc Kinh Mân Côi làm bổn phận của ḿnh.

16. Triều thiên mầu nhiệm này không chỉ thấy lần trong tay người nghèo, mà nó c̣n được tôn vinh bởi các công dân thuộc mọi tầng lớp xă hội. Và tôi không muốn im lặng bỏ qua ở đây sự thật là chính Đức Trinh Nữ, ngay cả trong thời đại chúng ta, đă quan tâm khuyên cầu nguyện cách này, khi Người hiện ra và dạy cho bé gái ngây thơ ở Hang đá Lộ Đức.

17. Do đó, sao tôi lại không nên hy vọng mọi ân sủng nếu tôi cầu xin Mẹ Thiên Đàng của chúng ta theo cách này với tâm t́nh và sự thánh thiện thích đáng? Thưa Chư Huynh, tôi tha thiết mong mỏi Kinh Mân Côi được đọc một cách đặc biệt trong tháng Mười và với ḷng sùng kính gia tăng cả trong nhà thờ và gia đ́nh.

18. Và càng phải làm như vậy v́ những kẻ thù của Thánh Danh – tức là những kẻ đă phản nghịch, phủ nhận và khinh miệt Thiên Chúa Vĩnh Cửu – giăng những cạm bẫy đối với Đức tin Công giáo và quyền tự do của Giáo Hội, và cuối cùng nỗ lực điên cuồng nổi dậy chống lại thiên quyền và nhân quyền, để đưa nhân loại đến chỗ diệt vong. Nhờ sự cầu khẩn hữu hiệu cùng Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa, rốt cuộc họ có thể được uốn nắn dẫn đến việc đền tội và trở về đường ngay, tin tưởng vào sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Maria.

19. Đức Thánh Trinh Nữ, người đă từng chiến thắng xua đuổi lạc giáo Albigenses ra khỏi các quốc gia Kitô giáo, nay chúng ta khẩn khoản nài xin, sẽ gạt đi những sai lầm mới, nhất là những sai lầm của chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa này nhắc nhở chúng ta nhiều mặt về động cơ và hành vi sai trái của những người xưa.

20. Và như trong thời các cuộc Thập Tự Chinh, ở khắp Châu Âu đă vang lên một lời của các giáo hữu, một lời kêu cầu; v́ vậy ngày nay, trên khắp thế giới, các thành phố, và ngay cả những làng mạc nhỏ bé nhất, với t́nh hiệp nhất keo sơn, với quyết tâm không ngừng của người con thảo, các giáo hữu nhờ Mẹ Thiên Chúa giành được chiến thắng trên những kẻ thù của nền văn minh Kitô giáo và nhân loại, để cuối cùng ḥa b́nh thực sự có thể tỏa sáng trở lại trên những con người mỏi mệt và sai lầm.

21. Vậy, nếu mọi người làm điều này với tâm t́nh thích đáng, với đức tin vững vàng và với ḷng đạo đức nồng nhiệt, th́ có quyền hy vọng rằng, như trong quá khứ thế nào, trong thời chúng ta cũng như vậy, Đức Trinh Nữ Maria sẽ xin từ Con của Người để những cơn sóng thử thách hiện tại lắng dịu và nhận được triều thiên chiến thắng rực rỡ từ sự ganh đua cầu nguyện này của các Kitô hữu.

22. Bên cạnh đó, Kinh Mân Côi không chỉ dùng cách hiệu quả để chiến thắng kẻ thù của Thiên Chúa và Tôn giáo, mà c̣n là động lực thúc đẩy việc thực hành các nhân đức Phúc Âm mà nó truyền vào và trau dồi trong tâm hồn chúng ta. Trên hết, nó nuôi dưỡng đức tin Công giáo, đức tin ấy phát triển mạnh mẽ trở lại bằng việc suy ngắm cẩn thận các mầu nhiệm thánh, và nâng cao tâm trí đến với sự thật được Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta.

23. Mọi người đều có thể hiểu lời chào đó là thế nào, nhất là ở thời đại chúng ta đôi khi cảm thấy sự phiền hà nào đó về những vấn đề tinh thần ngay cả đối với các tín hữu, và có thể nói là không thích giáo lư Kitô giáo. V́ thế, hăy làm sống lại niềm hy vọng về hạnh phúc đời đời, trong khi cuộc chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô và của Mẹ Người, mà chúng ta suy niệm trong phần cuối của Kinh Mân Côi, cho chúng ta thấy thiên đàng mở ra và mời gọi chúng ta chinh phục Nước Vĩnh Cửu.

24. Do vậy, khi ḷng khao khát vô tận những thứ của trái đất này đă thâm nhập vào trái tim con người, và mỗi người càng mănh liệt khao khát sự giàu có ngắn ngủi và những thú vui phù du, th́ mọi người đều cảm thấy có một tiếng gọi rộn ră trở về với những kho tàng trên trời "nơi mối mọt không làm mục nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi" (Mt 6,20), và của cải không bao giờ hư hỏng.

25. Khi đức mến đă suy tàn và nguội lạnh nơi nhiều người, th́ sao Kinh Mân Côi không thể khơi dậy được t́nh yêu trong tâm hồn kẻ hết ḷng nhớ lại những cực h́nh và cái chết của Đấng Cứu Chuộc chúng ta và những đau khổ của Người Mẹ Sầu Bi của Ngài? V́ thế, từ đức mến Chúa này, không thể nào không trỗi dậy một t́nh yêu tha nhân nồng nàn hơn nếu người ta chú tâm vào những vất vả và đau khổ mà Chúa chúng ta đă phải gánh chịu cho mọi người, phục hồi quyền thừa kế đă mất của con cái Thiên Chúa.

26. V́ vậy, thưa Chư Huynh, hăy thấy rơ rằng một thực hành hiệu quả như vậy nên được phổ biến rộng răi hơn, được mọi người đánh giá cao hơn, và để ḷng đạo đức cộng đồng được tăng triển. Ngang qua công việc của Chư Huynh và của các linh mục trợ giúp Chư Huynh chăm sóc các linh hồn, những lời ca ngợi và lợi ích của Kinh Mân Côi sẽ được rao giảng và lặp lại cho các tín hữu thuộc mọi tầng lớp xă hội.

27. Từ đó, người trẻ sẽ kín múc được nguồn năng lượng tươi mới để kiểm soát những khuynh hướng nổi loạn nghiêng về sự dữ và giữ ǵn nguyên vẹn sự thuần khiết vô t́ vết của tâm hồn; cũng trong đó, người già sẽ t́m lại được sự nghỉ ngơi, khuây khỏa và b́nh an rời xa những quan tâm lo lắng. Đối với những người cống hiến hết ḿnh cho Công Giáo Tiến Hành có thể đó là động lực thúc đẩy họ tham gia công việc tông đồ nhiệt thành và tích cực hơn; và với hết những ai đang đau khổ bất kỳ cách nào, nhất là những người hấp hối, Kinh Mân Côi có thể đem lại niềm an ủi và thêm hy vọng về hạnh phúc vĩnh cửu.

28. Các bậc làm cha, làm mẹ trong gia đ́nh phải đặc biệt nêu gương cho con cái, nhất là vào lúc chiều xuống, họ quây quần bên nhau sau ngày làm việc, trong bốn bức tường gia đ́nh, và quỳ gối đọc Kinh Mân Côi trước ảnh Đức Trinh Nữ, cùng nhau ḥa tiếng kinh, niềm tin và t́nh cảm. Đây là một thói quen tốt đẹp, từ đó chắc chắn gia đ́nh sẽ t́m được yên b́nh và dồi dào những ân lộc trời cao.

29. Khi rất thường xuyên tiếp các cặp vợ chồng mới cưới đến yết kiến họ và nói những lời như người cha với họ, tôi trao cho họ chuỗi tràng hạt, tha thiết khuyên họ những điều này và khích lệ họ đọc Kinh theo gương tôi, đừng để ngay cả một ngày trôi qua mà không đọc Kinh Mân Côi, cho dù họ có nhiều lao nhọc vất vả nặng nề thế nào.

30. Thưa Chư Huynh, v́ những lư do này, tôi thiết nghĩ rất phù hợp để cổ vũ Chư Huynh, và thông qua Chư Huynh, hết mọi tín hữu, hăy thực hiện thói quen đạo đức này. Tôi cũng tin rằng Chư Huynh, sự lắng nghe, cùng với hưởng ứng thường lệ của Chư Huynh đối với lời mời hiền phụ của tôi sẽ mang lại hoa trái dồi dào một lần nữa.

31. Và khi tŕnh bày Thông Điệp này với Chư Huynh, một động cơ khác thôi thúc tôi. Tôi mong rằng, cùng với tôi, nhiều con cái tôi trong Chúa Giêsu sẽ đoàn kết và cảm tạ Mẹ Thiên Chúa v́ tôi thật là phúc đă phục hồi sức khỏe.

32. Ân sủng này, như tôi đă có dịp viết (x. Thư gửi Đức Hồng y E. Pacelli, Báo Quan Sát Viên Rôma, ngày 5 tháng 9 năm 1937), tôi cho là do lời cầu bầu đặc biệt của trinh nữ Lisieux, thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Mặc dù vậy, nhưng tôi biết rằng mọi sự đến với chúng ta từ Thiên Chúa Toàn Năng qua đôi tay Đức Maria.

33. Và cuối cùng, như đă được đăng công khai trên báo chí về sự xấc xược thiếu suy nghĩ, một tổn thương rất nặng nề đối với Đức Trinh Nữ Maria, tôi không thể không nhân dịp này để dâng hiến, cùng với Hội Đồng Giám Mục và giáo dân của quốc gia ấy, quốc gia đă tôn kính Đức Maria là "Nữ Vương Nước Ba Lan," và với ḷng mộ mến, để đền tạ Đức Nữ Vương uy quyền, tố cáo trước toàn thế giới hành động báng bổ này đă phạm phải mà không bị trừng phạt, là một điều đau buồn và bất xứng.

34. Thưa Chư Huynh, với cả tâm hồn, tôi ban cho Chư Huynh và cho đàn chiên được giao phó cho mỗi Chư Huynh chăm sóc, Phép Lành Ṭa Thánh như một dấu hiệu ân sủng trên trời và để biểu thị ḷng hào phóng hiền phụ của tôi.

Được ban hành tại Castel Gandolfo, gần Rôma, ngày 29 tháng 9 năm 1937, vào Lễ Cung Hiến Thánh Đường Đức Michael Tổng Lănh Thiên Thần, năm thứ mười sáu triều đại Giáo hoàng của tôi.

Piô XI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Giáo Hoàng Piô XII

(12/3/1939 – 9/10/1958)

 

 

Thông Điệp

Ingruentium Malorum

Về Việc Đọc Kinh Mân Côi

Của Đức Giáo Hoàng Piô XII

Ban hành 15/9/1951

Chuyển ngữ Igna.M

 

Gửi Chư Huynh, Các Thượng Phụ, Giáo Chủ,

Tổng Giám Mục, Giám Mục và Các Đấng Bản Quyền

Trong B́nh An và Hiệp Thông Với Ṭa Thánh

 

Thưa Chư Huynh, Kính Chào và Phép Lành Ṭa Thánh.

1. Theo kế hoạch của Chúa Quan Pḥng, kể từ lúc tôi được nâng lên ṭa tối cao của Thánh Phêrô, tôi đă không bao giờ ngừng, khi gặp phải những sự dữ đang đến gần, phó thác cho sự bảo vệ rất quyền phép của Mẹ Thiên Chúa vận mệnh của gia đ́nh nhân loại, và cho đến lúc này đây, như Chư Huynh đă biết, theo thời gian tôi đă viết thư khuyên bảo.

2. Thưa Chư Huynh, Chư Huynh đều biết, với ḷng nhiệt thành nào và sự nhất trí tự phát nào mà người Kitô hữu khắp nơi đă đáp lời mời gọi của tôi. Nó đă được chứng minh một cách hùng hồn nhiều lần bằng sự thể hiện tuyệt vời ḷng tin và t́nh yêu đối với Đức Nữ Vương Thiên Đàng uy quyền, và trên hết, bằng sự biểu lộ niềm vui chung mà, hồi năm ngoái, tôi đă hân hạnh được chứng kiến tận mắt, khi, ở Quảng Trường Thánh Phêrô, với vô số các tín hữu vây quanh, tôi đă long trọng công bố Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời.

3. Nhớ lại những điều này làm tôi phấn khởi và khuyến khích tôi vững tin vào Ḷng Chúa Thương Xót. Tuy nhiên, hiện tại, tôi không thiếu những lư do khiến nỗi buồn sâu sắc dày ṿ và day dứt trái tim người cha của tôi.

4. Thưa Chư Huynh, Chư Huynh đều biết rơ những mối tai họa của thời đại chúng ta. Sự ḥa hợp huynh đệ giữa các quốc gia, đă tan vỡ trong một thời gian dài, vẫn chưa được tái lập ở khắp mọi nơi. Trái lại, đó đây, chúng ta thấy những tâm hồn bị xáo trộn bởi hận thù và ḱnh địch, trong khi những mối đe dọa về cuộc xung đột mới đẫm máu vẫn ŕnh rập các dân tộc. Về điều này, hẳn làm tăng thêm cơn băo bách hại dữ dội ở nhiều nơi trên thế giới đă xảy ra chống lại Giáo Hội, tước đi quyền tự do của Giáo Hội, làm cho Giáo Hội rất đau đớn v́ những vu khống và khốn khổ đủ loại, và khiến máu của các vị tử đạo lại một lần nữa đổ xuống.

5. Có biết bao kiểu cạm bẫy mà linh hồn rất nhiều con cái tôi bị sa vào khiến họ từ chối Đức Tin của cha ông và cắt đứt, một cách rất đáng thương, mối dây hiệp nhất liên kết họ với Ṭa Thánh này! Tôi cũng không thể im lặng bỏ qua một tội ác mới mà, ḷng buồn rười rượi, tôi tha thiết muốn lôi kéo không chỉ sự chú ư của Chư Huynh, mà c̣n của các giáo sĩ, của các bậc cha mẹ, và thậm chí của các cơ quan công quyền. Tôi đề cập đến chiến dịch trái đạo lư mà ở mọi nơi người dẫn đầu nghịch đạo làm tổn hại đến tâm hồn trong sáng của trẻ em. Không chừa ngay cả những đứa bé thơ ngây, v́ than ôi, không thiếu những kẻ dám liều lĩnh hái từ khu vườn mầu nhiệm của Giáo Hội ngay cả những bông hoa đẹp nhất, những thứ tạo niềm hy vọng của tôn giáo và xă hội. Nghĩ tới điều này, người ta không thể ngạc nhiên khi các dân tộc rên rỉ dưới sức nặng h́nh phạt của Thiên Chúa, và sống trong nỗi sợ hăi về những tai họa thậm chí c̣n nghiêm trọng hơn.

6. Tuy nhiên, thưa Chư Huynh, lưu ư về một t́nh huống rất có thể gây ra những nguy hiểm nhưng đừng để tâm hồn Chư Huynh suy sụp. Thay vào đó, hăy nhớ đến lời dạy của Chúa: "Anh em cứ xin th́ sẽ được, cứ t́m th́ sẽ thấy, cứ gơ cửa th́ sẽ mở cho" (Lc 11,9), hăy tin tưởng chạy đến với Mẹ Thiên Chúa. Ở đó, người Kitô hữu luôn t́m được nơi nương tựa vững chắc trong giờ nguy nan, bởi v́ “Nhờ vâng phục, Mẹ đă trở nên nguyên nhân cứu độ cho chính ḿnh toàn thể nhân loại” (Thánh Irenaeus).

7. V́ vậy, chúng ta trông về niềm hy vọng hân hoan và hồi sinh vào tháng 10 sắp tới, khi mà các tín hữu đă quen với việc đổ về các nhà thờ đông đảo hơn để dâng lời cầu khẩn lên Đức Maria bằng Kinh Mân Côi.

8. Thưa Chư Huynh, tôi mong muốn rằng, trong năm nay, lời cầu nguyện này được dâng lên với ḷng nhiệt thành mănh liệt hơn như nhu cầu cấp bách ngày càng tăng đ̣i hỏi. Chúng ta biết rơ hiệu quả lớn lao của Kinh Mân Côi để nhận được sự trợ giúp từ mẫu của Đức Trinh Nữ. Bởi không có nghĩa là chỉ có một cách cầu nguyện để có được sự trợ giúp này. Tuy nhiên, tôi coi Kinh Mân Côi là phương thế thuận tiện nhất và hiệu quả nhất, như được gợi ư rơ ràng bởi chính nguồn gốc của việc thực hành này, là từ trời chứ không phải từ con người, và bởi bản chất của nó. C̣n lời cầu nguyện nào phù hợp hơn và đẹp hơn lời cầu nguyện của Chúa và lời chào của Thiên Thần, là những bông hoa kết thành chiếc triều thiên mầu nhiệm này? Với việc suy gẫm các Mầu Nhiệm Thánh được thêm vào những lời khẩu nguyện, tạo nên một lợi thế rất lớn khác, để tất cả mọi người, ngay cả những người mộc mạc nhất và ít chữ nhất, nhờ cách nhanh chóng và dễ dàng này để nuôi dưỡng và bảo tồn đức tin của chính họ.

9. Và thực sự, nhờ việc thường xuyên suy niệm các Mầu Nhiệm, linh hồn từng chút, dù không thể nhận thấy, kín múc và hấp thụ các nhân đức chứa đựng trong các Mầu Nhiệm, và được nhen nhóm cách kỳ diệu niềm khao khát những điều bất tử, rồi trở nên mạnh mẽ và dễ dàng được thôi thúc đi theo con đường mà Chính Chúa Kitô và Mẹ của Ngài đă đi. Việc đọc đi đọc lại nhiều lần những công thức giống hệt nhau, thay v́ làm cho lời cầu nguyện trở nên khô khan nhàm chán, trái lại, có một năng lực tuyệt vời truyền niềm tin tưởng vào người cầu nguyện và làm cho họ chịu được một sự thúc ép dịu dàng quy về Trái Tim hiền mẫu của Đức Maria.

10. Thưa Chư Huynh, hăy đặc biệt quan tâm để các tín hữu, vào dịp tháng 10 sắp tới, biết dùng h́nh thức cầu nguyện rất hiệu quả này với ḷng nhiệt thành hết sức có thể, và để họ ngày càng quư trọng và siêng năng đọc hơn.

11. Nhờ nỗ lực của Chư Huynh, người Kitô hữu sẽ được dẫn dắt để hiểu được chân giá trị, sức mạnh và sự tuyệt hảo của Kinh Mân Côi.

12. Nhưng trên hết là trong ḷng gia đ́nh, tôi mong thói quen đọc Kinh Mân Côi sẽ được áp dụng mọi nơi, duy tŕ về mặt tôn giáo, và ngày càng được thực hành nhiệt t́nh hơn. T́m kiếm một phương thuốc cho số phận lao đao của đời sống dân sự cũng vô ích, nếu gia đ́nh, nguyên tắc và nền tảng của cộng đồng nhân loại, không được rập theo khuôn mẫu Phúc Âm.

13. Để đảm nhận một nhiệm vụ khó khăn như vậy, tôi khẳng định rằng thói quen đọc Kinh Mân Côi gia đ́nh là một phương thế rất hữu hiệu. Thật là một khung cảnh êm đềm – rất đẹp ḷng Thiên Chúa - khi chiều xuống, trong nhà các Kitô hữu vang lên những lời ca ngợi đều đặn lặp lại để tôn vinh Đức Nữ Vương Thiên Đàng! Kế đó, cha mẹ con cái hiệp ḷng quy tụ trước ảnh Đức Trinh Nữ đọc chung Kinh Mân Côi sau mọi công việc hàng ngày. Kinh Mân Côi hiệp nhất họ với những người vắng mặt và những người đă khuất. Kinh Mân Côi liên kết mọi người chặt chẽ hơn trong mối dây yêu thương đầm ấm, với Đức Trinh Nữ Rất Thánh, như một người mẹ nhân ái, giữa đoàn con đang quây quần, Người sẽ ở đó và ban cho chúng vô vàn ơn ḥa thuận và b́nh an gia đ́nh.

14. Từ đó, ngôi nhà của gia đ́nh Kitô hữu, giống như gia đ́nh Nazareth, sẽ trở thành nơi thánh trần gian, và có thể nói, là đền thánh, nơi mà Kinh Mân Côi sẽ không chỉ là kinh nguyện đặc biệt mỗi ngày bay lên trời tỏa hương ngào ngạt, mà c̣n tạo nên một trường học kỷ luật và nhân đức Kitô giáo hiệu quả nhất. Suy niệm các Mầu Nhiệm Cứu Chuộc của Thiên Chúa sẽ dạy người lớn sống, hằng ngày tỏa chiếu những gương sáng của Chúa Giêsu và Đức Maria, đồng thời từ những tấm gương này rút ra niềm an ủi trong nghịch cảnh, phấn đấu hướng tới những kho tàng trên trời, “nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá” (Lc 12,33). Suy niệm này sẽ mang lại cho những đứa trẻ sự hiểu biết những chân lư chính yếu của Đức tin Kitô giáo, làm cho t́nh yêu đối với Đấng Cứu Chuộc nảy nở gần như tự phát trong trái tim ngây thơ của chúng, khi nh́n thấy cha mẹ chúng quỳ gối trước sự uy nghiêm của Thiên Chúa, chúng sẽ học được ngay từ những năm đầu đời về giá trị của những lời cầu nguyện chung trước ngai Thiên Chúa là lớn lao thế nào.

15. Tôi không ngần ngại công khai khẳng định một lần nữa rằng tôi đặt niềm tin mănh liệt vào Kinh Mân Côi chữa lành những sự dữ làm ảnh hưởng đến thời đại chúng ta. Không phải bằng quyền lực, không phải bằng vũ khí, không phải bằng sức mạnh con người, nhưng với sự trợ giúp của Thiên Chúa có được qua phương thức cầu nguyện này, mạnh mẽ như David với chiếc dây phóng đá, Giáo Hội sẽ có thể dũng cảm đối đầu với kẻ thù địa ngục, lặp lại với nó những lời của người chăn cừu trẻ tuổi: "Mày mang gươm, mang giáo, cầm lao mà đến với tao. C̣n tao, tao đến với mày nhân danh Đức Chúa các đạo binh là Thiên Chúa các hàng ngũ Israel… và toàn thể đại hội này sẽ biết rằng không phải nhờ gươm, nhờ giáo mà Đức Chúa ban chiến thắng, v́ chiến đấu là việc của Đức Chúa và Người sẽ trao chúng mày vào tay chúng tao!" (I V 17,45-47)

16. Thưa Chư Huynh, v́ lư do này, tôi tha thiết mong mỏi tất cả các tín hữu, theo gương và lời khuyên của Chư Huynh sẽ quan tâm hưởng ứng lời khuyên hiền phụ của tôi, hợp ḷng và hợp tiếng với cùng một đức mến nhiệt thành. Nếu những sự dữ và hung tàn của kẻ ác gia tăng, th́ ḷng đạo đức của tất cả những người lành cũng phải phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Họ hăy cố gắng đạt được từ người Mẹ rất yêu dấu của chúng ta, đặc biệt qua h́nh thức cầu nguyện này, để thời kỳ tốt đẹp hơn nhanh chóng trở lại cho Giáo Hội và xă hội.

17. Nguyện xin Mẹ Thiên Chúa rất quyền phép, mủi ḷng v́ những lời nguyện của rất nhiều con cái, lănh được từ Con Một của Mẹ - hết thảy chúng con van nài Mẹ - cho những người lạc đường chân lư và nhân đức, được ḷng nhiệt thành mới, t́m lại được đường ngay; cho hận thù và sự ganh đua, vốn là căn nguyên của sự bất ḥa và mọi kiểu tai họa, bị dẹp bỏ, và cho một nền ḥa b́nh đích thực, công b́nh và chân chính được tỏa sáng trở lại trên các cá nhân, gia đ́nh, dân tộc và quốc gia. Và, cuối cùng, xin Mẹ cầu bầu để, sau khi các quyền của Giáo Hội được bảo đảm theo công lư, th́ ảnh hưởng từ tâm của Giáo Hội được thấm nhập thuận lợi vào trái tim con người, các tầng lớp xă hội, và mọi con đường cuộc sống chung đều nhằm nối kết mọi người trong t́nh huynh đệ và dẫn họ đến sự thịnh vượng điều ḥa, duy tŕ và phối hợp các quyền và nghĩa vụ của mọi người mà không làm tổn hại bất kỳ ai và cũng là sự thịnh vượng hàng ngày làm cho t́nh bạn và sự hợp tác hỗ tương ngày càng triển nở hơn.

18. Thưa Chư Huynh và các con yêu dấu, trong khi kết những bông hoa cầu khẩn mới bằng việc đọc Kinh Mân Côi, xin đừng quên những người đang sống ṃn mỏi khổ sở trong các trại tù, nhà lao và trại tập trung. Trong số đó, như mọi người biết, cũng có những Giám mục bị cưỡng bức rời khỏi Ṭa của các vị chỉ v́ đă anh dũng bảo vệ các quyền thiêng liêng của Thiên Chúa và Giáo Hội. Có những người cha, người mẹ và người con, phải tha hương và phải sống cơ cực nơi đất khách quê người và môi trường xa lạ.

19. Như tôi yêu thương họ bằng một đức ái đặc biệt và đón nhận họ bằng t́nh yêu của một người cha thế nào, th́ Chư Huynh cũng vậy, hăy đón nhận họ bằng t́nh yêu huynh đệ mà Kitô giáo nuôi dưỡng và nhen nhóm, hăy liên kết với tôi trước bàn thờ Đức Trinh Mẫu Thiên Chúa và trao phó họ cho trái tim từ mẫu của Người. Chắc chắn, với sự dịu dàng tinh tế, Người sẽ làm sống lại trong tâm hồn họ niềm hy vọng phần thưởng vĩnh cửu và, tôi quả quyết rằng, sẽ mau chấm dứt rất nhiều nỗi buồn.

20. Thưa Chư Huynh, tôi tin rằng, với ḷng nhiệt thành cháy bỏng thường ngày, Chư Huynh sẽ làm cho hàng giáo sĩ và giáo dân của Chư Huynh hiểu biết những lời khuyên hiền phụ của tôi theo cách Chư Huynh cho là thích hợp nhất.

21. Cảm thấy chắc chắn rằng các con cái tôi trên khắp thế giới sẽ sẵn ḷng và hào phóng đáp lại lời mời này, tôi, bằng cả tâm hồn và như một bằng chứng về sự ưu ái của tôi và dấu hiệu ân sủng trên trời, ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, cho đoàn chiên được giao phó cho Chư Huynh, và nhất là cho những ai, đặc biệt trong tháng Mười, sốt sắng đọc Kinh Mân Côi theo ư chỉ của tôi.

Ban tại đền thờ thánh Phêrô, Rôma, ngày 15 tháng 9 năm 1951, Lễ Kính Bảy Niềm Đau của Đức Trinh Nữ Maria, năm thứ 13 triều đại Giáo hoàng của tôi.

Piô XII

 

 

Tông Thư

Le Pelerinage De Lourdes

Cảnh Báo Đề Pḥng Chủ Nghĩa Duy Vật

Dịp Bách Chu Niên Cuộc Hiện Ra Tại Lộ Đức

Của Đức Giáo Hoàng Piô XII

Ban hành 2/7/1957

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Các Hồng y, Tổng Giám Mục, Giám mục Pháp Trong B́nh An và Hiệp Thông Với Ṭa Thánh.

Kính Chào và Phép Lành Toà Thánh Đến Chư Huynh và Các Con Yêu Dấu.

1. Sâu thẳm trong tâm hồn tôi là những kư ức thâm trầm và đằm thắm về cuộc hành hương đến Lộ Đức mà tôi được đặc ân thực hiện khi tôi đến chủ sự, nhân danh vị tiền nhiệm, Đức Piô XI, trong dịp lễ Thánh Thể và Thánh Mẫu đánh dấu khép lại Năm Thánh Cứu Chuộc.

2. V́ thế, tôi rất vui khi biết, theo sáng kiến của Giám mục Tarbes và Lộ Đức, thành phố Maria này đang chuẩn bị một lễ kỷ niệm thích hợp cho dịp tṛn trăm năm Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm hiện ra tại hang động của Massabielle, và một ủy ban quốc tế đă được thành lập v́ mục đích này dưới sự chủ tŕ của Đức Hồng y Eugene Cardinal Tisserant, Hồng y Niên Trưởng Hồng y Đoàn.

3. Chư Huynh và các con yêu quư, tôi muốn hợp ư với Chư Huynh và các con tạ ơn Chúa v́ sự ưu ái nồng nàn đă ban cho đất nước của Chư Huynh và các con, và v́ nhiều ân sủng mà Ngài đă ban cho vô số người hành hương trong thế kỷ qua.

4. Tôi muốn mời tất cả con cái tôi trong năm thánh làm mới lại niềm tin và yêu mến quảng đại đối với Người là Đấng, theo lời thánh Piô X, đă quyết định thiết lập tại Lộ Đức “ngai ṭa ḷng nhân ái bao la của Người.” [1]

5. Mỗi miền đất Kitô giáo đều là một miền đất Thánh Mẫu; không một quốc gia nào được cứu chuộc nhờ máu của Chúa Kitô mà lại không tự hào khi tuyên xưng Đức Maria là Mẹ và Đấng Bảo Trợ của ḿnh. Sự thật này nổi bật qua nhận xét về lịch sử nước Pháp. Ḷng sùng kính Mẹ Thiên Chúa bắt nguồn từ những ngày đầu truyền giáo tại nước Pháp, và Chartres, một trong những đền thờ Thánh Mẫu cổ xưa nhất, vẫn thu hút rất nhiều người hành hương, trong đó có hàng ngàn người trẻ.

6. Thời Trung cổ, một thời, đặc biệt là nhờ thánh Bernard, đă ca ngợi Đức Maria và mừng các mầu nhiệm của Người, đă chứng kiến cuộc nở rộ kỳ diệu của các nhà thờ chính ṭa Pháp dâng kính Đức Mẹ: Le Puy, Rheims, Amiens, Paris, và rất nhiều nhà thờ khác… Những tháp nhà thờ vươn cao như tuyên bố từ xa vinh quang của Đấng Vô Nhiễm; chúng tôn lên vẻ lộng lẫy với ánh sáng trong ngần của những cửa kính màu và vẻ đẹp hài ḥa của những bức tượng. Chúng là chứng cứ giá trị nhất về niềm tin của một dân tộc tự vượt lên chính ḿnh bằng sự thể hiện nghị lực hào hùng, giương cao trên bầu trời nước Pháp niềm tôn kính mến yêu vĩnh viễn của ḿnh đối với Đức Maria.

7. Ở các thành phố và vùng nông thôn, trên các đỉnh đồi nh́n ra biển, các đền thánh được dâng hiến cho Đức Maria – dù là những nhà nguyện khiêm tốn hay những đại thánh đường nguy nga – từng chút một phủ trùm lên đất nước dưới bóng che của chúng. Các hoàng tử và mục tử của các linh hồn cũng như vô số tín hữu đă đến các đền thánh này qua nhiều thế kỷ, đến với Đức Trinh Nữ mà họ đă chào kính với những danh hiệu diễn tả niềm hy vọng và ḷng biết ơn.

8. Ở đây, họ cầu khẩn Notre Dame de Miséricorde (Đức Bà Nhân Từ), de Toute Aide (Đức Bà Hằng Phù Hộ), de Bon Secours (Đức Bà Mau Cứu Giúp). Ở đó, người hành hương t́m đươc nơi ẩn náu gần Notre Dame de la Garde (Đức Bà Tỉnh Thức), de Pitié, hoặc de Consolation (Đức Bà An Ủi). Ở những nơi khác, lời cầu nguyện của người hành hương dâng lên Notre Dame de Lumiere (Đức Bà Ánh Sáng), de Paix, de Joie, hay d'Eperperance (Đức Bà Hy Vọng). Hoặc họ cầu xin sự can thiệp của Notre Dame des Vertus, des Miracles hoặc des Victoires. Đó là một bản kinh cầu Đức Bà tuyệt vời với những lời khẩn nài không ngừng kể lại, từ tỉnh này sang tỉnh khác, những phước lành mà Mẹ Thiên Chúa ban xuống trên đất Pháp qua các thời đại.

9. Theo nhiều cách sau cuộc Cách mạng hỗn loạn, thế kỷ XIX đă trở thành thế kỷ ân huệ của Đức Maria. Chỉ cần đề cập đến một ví dụ duy nhất, ngày nay mọi người đều quen thuộc với “ảnh vảy phép lạ”. Ảnh này, với h́nh “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, được tỏ cho một nữ tử khiêm nhường của thánh Vincent de Paul, người mà tôi hân hoan ghi vào sổ bộ của các Thánh, và ảnh này đă đem đến những điều kỳ diệu về tinh thần và thể chất ở khắp nơi.

10. Vài năm sau, từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 7 năm 1858, Đức Trinh Nữ Maria bằng ḷng, như một ân huệ mới, tỏ ḿnh trong lănh thổ Pyrenees cho một trẻ ngoan đạo và thuần khiết của một gia đ́nh Kitô hữu nghèo khó, chăm chỉ. Tôi đă có lần nói “Người đă đến với Bernadette, đă chọn cô bé làm bạn tâm sự, làm người cộng tác, làm công cụ cho sự dịu dàng hiền mẫu và cho quyền năng thương xót của Con của Người, để phục hồi thế giới trong Chúa Kitô nhờ sự tuôn đổ Ơn Cứu Chuộc vô song và mới mẻ.” [2]

11. Mọi người khá quen thuộc với các sự kiện diễn ra tại Lộ Đức vào thời điểm đó, tầm vóc thiêng liêng của chúng ngày nay có phạm vi rộng lớn. Chư Huynh và các con yêu quư, mọi người biết đấy, những t́nh huống đáng kinh ngạc mà tiếng nói của đứa trẻ đó, sứ giả của Đấng Vô nhiễm, đă thúc ép thế giới thừa nhận bất chấp sự chế giễu, nghi ngờ và chống đối. Mọi người biết sự kiên định và trong sáng trong lời tŕnh của cô bé, được kiểm chứng khôn ngoan của thẩm quyền giám mục và được phê chuẩn vào năm 1862.

12. Khi ấy, những đám đông ùn ùn kéo đến và họ tràn vào hang động Đức Maria hiện ra, đến suối phép lạ, và vào đền thánh được dựng lên theo yêu cầu của Đức Maria.

13. Có cuộc rước cảm động của những người thấp hèn, bệnh tật và phiền năo. Có cuộc hành hương ấn tượng của hàng ngàn tín hữu từ một giáo phận hoặc quốc gia. Có chuyến thăm lặng lẽ của một linh hồn gặp khó khăn trong cuộc t́m kiếm sự thật. Tôi từng nói: “Chưa từng thấy đám rước đau khổ như vậy ở nơi nào trên trái đất, chưa từng thấy bầu khí b́nh an, thanh thản và niềm vui rạng rỡ như vậy!” [3]

14. Tôi có thể thêm rằng cũng sẽ chẳng ai biết hết những ân huệ mà thế giới mắc nợ sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ! “O specus felix, decorate divae Matris aspectu! Veneranda rupes, unde vitales scatuere pleno gurgite Iymhae!” [4]

15. Thế kỷ sùng kính Thánh Mẫu này một cách nào đó cũng đan kết những mối liên hệ chặt chẽ giữa Ṭa Thánh với đền thánh ở Pyrenees, những mối liên hệ mà tôi vui mừng thừa nhận.

16. Chính Đức Trinh Nữ Maria muốn sự gắn bó này. “Điều mà Đức Giáo hoàng xác định ở Rôma qua Huấn quyền bất khả ngộ, Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Mẹ Thiên Chúa, có phúc hơn mọi người nữ, được chính lời của Đức Maria chứng thực, dường như không lâu sau, Người đă tỏ ḿnh bằng một cuộc hiện ra nổi tiếng ở hang động Massabielle…” [5] Chắc chắn lời bất khả ngộ của Đức Giáo hoàng, người có thẩm quyền giải thích chân lư mặc khải, không cần sự xác nhận trên trời để được các tín hữu chấp nhận. Nhưng với những cảm xúc và ḷng biết ơn mà người Kitô hữu và các mục tử của họ thể hiện đă nhận được từ môi miệng của Bernadette, câu trả lời này đến từ thiên đàng: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội!”

17. Do đó, không có ǵ đáng ngạc nhiên khi nên làm thỏa ḷng những vị tiền nhiệm của tôi bằng việc nhân rộng đặc ân của các vị đối với nơi thánh này.

18. Ngay từ năm 1869, Đức Piô IX rất vui mừng v́ những chướng ngại đặt ra chống lại Lộ Đức bởi ác ư của con người “lại làm mạnh mẽ và hiển nhiên hơn cho thực tế tỏ tường.” [6] Và được củng cố bởi sự đảm bảo này, ngài đă gặt hái được lợi ích thiêng liêng là nhà thờ mới được dựng lên và đội triều thiên cho bức tượng Đức Mẹ Lộ Đức.

19. Năm 1892, Đức Lêô XIII đă ban Kinh Phụng Vụ riêng và lễ kính “Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Hiện Ra”, mà người kế vị của ngài đă mở rộng cho Giáo hội toàn cầu một thời gian ngắn sau đó. Do vậy, lời cầu khẩn cổ xưa trong Kinh Thánh lại có một áp dụng mới: “Dậy đi em, bạn t́nh của anh, người đẹp của anh, hăy ra đây nào! Bồ câu của anh ơi, em ẩn trong hốc đá, trong vách núi cheo leo...” [7]

20. Gần cuối đời, vị đại Giáo hoàng này đă quyết định xây dựng và chúc lành cho việc mô phỏng hang động Massabielle trong vườn Vatican, và vào những ngày đó, tiếng của ngài thưa lên Đức Trinh Nữ Lộ Đức trong một lời cầu nguyện thiết tha và tin tưởng: “Cậy vào thần thế của Mẹ, xin Mẹ Đồng Trinh, Đấng đă từng cộng tác trong việc sinh các tín hữu vào Giáo hội nhờ t́nh yêu của Mẹ, giờ đây là phương thế và Đấng Bảo Vệ ơn cứu độ của chúng con; xin Mẹ trả lại sự yên b́nh cho các linh hồn bất an; xin Mẹ mau đưa Chúa Giêsu Kitô trở lại trong cuộc sống riêng và chung.” [8]

21. Kỷ niệm 50 năm xác định tín điều Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội đă cho thánh Piô X cơ hội làm chứng trong một tài liệu long trọng về mối liên hệ lịch sử giữa hành động Huấn quyền này với các cuộc hiện ra tại Lộ Đức. Ngài viết: “Đức Piô IX khó mà xác định Đức Maria từ nguyên thủy đă được miễn tội là đức tin Công giáo, khi chính Đức Trinh Nữ bắt đầu thực hiện phép lạ tại Lộ Đức.” [9]

22. Ngay sau đó, ngài đă làm nên danh hiệu giám mục Lộ Đức, gắn kết nó với Tarbes và kư vào phần giới thiệu lư do việc phong chân phước cho Bernadette. Đó là điểm đặc biệt dành riêng cho vị đại Giáo hoàng Thánh Thể này để nhấn mạnh và thúc đẩy sự ḥa hợp tuyệt vời hiện có tại Lộ Đức giữa việc tôn thờ Thánh Thể và cầu nguyện với Đức Maria. Ngài lưu ư: “Ḷng sùng kính Mẹ Thiên Chúa tại Lộ Đức đă làm nở rộ ḷng tôn thờ nồng nàn và rơ rệt đối với Chúa Kitô, Chúa chúng ta.” [10]

23. Không thể nào khác được. Hết mọi thứ về Đức Maria đều hướng chúng ta đến Con của Người, Đấng Cứu Thế duy nhất, nhờ công nghiệp thấy trước của Ngài mà Đức Maria được đầy ân sủng và vô nhiễm tội. Hết mọi thứ về Đức Maria làm cho chúng ta ca ngợi Chúa Ba Ngôi đáng tôn thờ; và do đó, Bernadette, khi lần chuỗi Mân Côi trước hang động, đă học được từ những lời và ư nghĩa của cách Đức Trinh Nữ dâng vinh quang cho Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

24. Tôi rất vui mừng trong dịp bách chu niên này nhận lấy ḷng tôn kính được thánh Piô X diễn tả làm nền tảng: “Vinh dự độc nhất của đền thờ Lộ Đức nằm ở chỗ mọi người ở khắp nơi được Đức Maria lôi kéo đến để tôn thờ Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể uy nghiêm, để ngôi đền này – tức khắc thành trung tâm sùng kính Thánh Mẫu và ngai vàng của mầu nhiệm Thánh Thể – dường như trổi vượt vinh quang hơn tất cả những nơi khác trong thế giới Công giáo.” [11]

25. Đức Benedict XV muốn làm phong phú ngôi đền này, đă ban cho nhiều đặc ân, nhiều ân xá mới, và mặc dù hoàn cảnh Giáo hoàng bi thảm của ngài không cho phép ngài nhân rộng những bày tỏ công khai về ḷng sùng kính của ḿnh, tuy nhiên ngài vẫn muốn tôn vinh thành phố Maria bằng cách ban cho giám mục của thành dây pallium (biểu chương của tổng giám mục) tại nơi Đức Mẹ hiện ra.

26. Đức Piô XI, người đă đích thân đến Lộ Đức với tư cách là một người hành hương, tiếp tục công việc của Đức Benedict XV. Ngài rất vui khi nâng lên bàn thờ một thiếu nữ được Đức Trinh Nữ ưu ái, mà Ḍng Bác Ái và Giáo Dục Kitô Giáo có thói quen gọi là Chị Marie Bernard. Nói vậy chẳng phải về phần ḿnh ngài đă xác nhận lời của Đấng Vô Nhiễm hứa với Bernadette rằng cô bé sẽ “hạnh phúc không phải ở thế giới này, mà là ở thế giới đời sau” đó sao?

27. Kể từ đó, Nevers, nơi hănh diện giữ các thánh tích quư giá của Bernadette, đă thu hút một số lớn khách hành hương Lộ Đức muốn t́m hiểu từ Bernadette cách áp dụng sứ điệp của Lộ Đức cho thời đại chúng ta.

28. Không lâu sau vị Giáo hoàng thời danh, giống như những vị tiền nhiệm của ngài, đă công bố mừng kỷ niệm các cuộc hiện ra bằng cách gửi một vị đặc sứ, quyết định kết thúc Năm Thánh Cứu Chuộc tại hang động Massabielle mà theo lời ngài: “Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” đă hiện ra nhiều lần với Chân phước Bernadette Soubirous, và với ḷng nhân từ, Người đă khuyên hết mọi người làm việc đền tội tại hiện trường của các cuộc hiện ra kỳ diệu này, nơi Người đă tuôn đổ ân sủng và phép lạ.” [12] Thật sự, Đức Piô XI đă kết luận, đây là nơi tôn nghiêm “giờ đây được coi là một trong những đền thờ chính của Đức Maria trên thế giới.” [13]

29. Tôi không thể không thêm tiếng nói của tôi vào điệp khúc đồng tâm ca ngợi này. Tôi đă làm như vậy đặc biệt trong Tông Thư Fulgens Corona, bằng cách nhớ lại, theo tinh thần của những vị tiền nhiệm, rằng “Đức Trinh Nữ Maria muốn đích thân chứng thực qua một dấu hiệu đặc biệt nào đó mà vị đại diện trên trái đất của Con của Người đă tuyên bố giữa sự tán thành nồng nhiệt của toàn thể Giáo hội.” [14]

30. Nhân dịp đó, tôi nhớ lại các Giáo hoàng Rôma, ư thức được tầm quan trọng của cuộc hành hương này, chưa bao giờ ngừng “làm phong phú nó bằng những ân huệ tinh thần và sự trợ giúp hào phóng.” [15]

31. Lịch sử thế kỷ vừa qua, mà tôi nhớ lại những điểm khái quát, là một minh họa liên tục về sự quảng đại này của các vị Giáo hoàng, biểu hiện gần đây nhất đang khép lại tại Lộ Đức nhân kỷ niệm bách chu niên xác định tín điều Thụ Thai Vô Nhiễm.

32. Nhưng Chư Huynh và các con yêu quư, tôi đặc biệt muốn nhắc lại mối quan tâm của mọi người về một tài liệu gần đây trong đó tôi khuyến khích phát triển hoạt động tông đồ truyền giáo tại đất nước yêu dấu của các con. Tôi có ư nhờ thông điệp này để nhớ lại “những công trạng phi thường mà nước Pháp đă thủ đắc qua nhiều thế kỷ trong cuộc phát triển đức tin Công giáo”, và v́ lư do này “tôi đă hướng trí ḷng về Lộ Đức nơi, bốn năm sau khi công bố tín điều, đích thân Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm đă đưa ra xác nhận siêu nhiên cho lời tuyên bố của Huấn quyền tối cao, bằng các cuộc hiện ra, tṛ chuyện và phép lạ.” [16]

33. Hôm nay một lần nữa tôi hướng về ngôi đền nổi tiếng chuẩn bị đón các khách hành hương trên bờ sông Gave nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc hiện ra. Trong thế kỷ vừa qua, những lời cầu nguyện sốt sắng chung và riêng đă nhận được từ Thiên Chúa nhiều ơn chữa lành và hoán cải tại Lộ Đức nhờ sự cầu bầu của Đức Maria, và tôi vững tin trong năm kỷ niệm này, Đức Maria có ư một lần nữa sẽ đáp lại mong đợi của con cái Người cách rộng răi hơn. Nhưng tôi đặc biệt tin Người thúc giục chúng ta nắm vững những bài học thiêng liêng về các cuộc hiện ra và dấn thân trên con đường mà Người đă vạch rơ cho chúng ta.

34. Những bài học này, một tiếng vọng trung thực của sứ điệp Tin Mừng, nhấn mạnh một cách ấn tượng những khác biệt làm nổi bật những phán quyết của Thiên Chúa trên sự khôn ngoan vô ích của thế giới này.

35. Trong một xă hội hầu như không nhận thức được những căn bệnh tấn công nó, che đậy những khốn cùng và bất công của nó dưới vẻ bề ngoài thịnh vượng, hào nhoáng và yên ổn, Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm, Đấng tội lỗi không bao giờ chạm tới, tỏ ḿnh cho một đứa trẻ ngây thơ. Với ḷng trắc ẩn của người mẹ, Người nh́n xuống thế giới được cứu chuộc bằng máu Con của Người, nơi tội lỗi gây ra quá nhiều sự hủy hoại hàng ngày, và khiến Người tha thiết kêu gọi ba lần: “Hăy sám hối, hăy sám hối, hăy sám hối!” Người thậm chí c̣n kêu gọi nên có những biểu hiện bên ngoài: “Hăy hôn đất để đền bù cho các tội nhân”. Và cử chỉ này phải được thêm một lời cầu nguyện: “Hăy nài xin Thiên Chúa cho các tội nhân”.

36. Như thời Gioan Tẩy Giả, khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ, mệnh lệnh này, mạnh mẽ và nghiêm ngặt, chỉ cho con người con đường trở lại với Thiên Chúa: “Hăy ăn năn!” [17] Ngày nay ai dám nói lời kêu gọi hoán cải tâm hồn này là không hợp thời?

37. Nhưng Mẹ Thiên Chúa chỉ có thể đến với con cái của Người như một sứ giả của sự tha thứ và hy vọng. Nước đă chảy dưới chân Người: “Omnes sitientes, venite ad aquas, et haurietis salutem a Domino.” [18] Tại ḍng suối này, nơi Bernadette là người đầu tiên tới uống và rửa, mọi khổ sở của tâm hồn và thể xác sẽ trôi đi. Người hành hương biết ơn sẽ có thể nói như lời của người mù trong Tin Mừng: “Tôi đă đi rửa và tôi thấy.” [19]

38. Đúng là như vậy đối với đám đông vây quanh Chúa Giêsu, việc chữa lành các bệnh tật thể xác vẫn là một cử chỉ của ḷng thương xót và là dấu hiệu quyền năng Con Người tha thứ tội lỗi. [20] Đức Trinh Nữ mời chúng ta đến hang động thánh thiêng này nhân danh Con Thiên Chúa để hoán cải tâm hồn và hy vọng được tha thứ. Chúng ta có chú ư đến Người không?

39. Tầm mức lớn lao thực sự của năm thánh này nằm ở sự đáp trả khiêm tốn của con người thừa nhận ḿnh là tội nhân. Các phúc lành dào dạt cho Giáo hội có thể được thấy trước một cách hợp lư nếu mọi người hành hương đến Lộ Đức – thực ra, mọi Kitô hữu hợp nhất trong tinh thần với các cử hành kỷ niệm bách chu niên – trước tiên sẽ nhận ra nơi ḿnh hoạt động thánh hóa này, “không bằng từ ngữ, cũng không bằng lời lẽ, mà bằng hành động và sự thật.” [21] Hơn nữa, mọi thứ đều mời họ đến với hành vi này, v́ có lẽ không nơi nào, ngoại trừ tại Lộ Đức, họ cảm thấy rất xúc động khi cầu nguyện, quên đi chính ḿnh và thực thi bác ái.

40. Khi họ thấy ḷng sốt sắng của những người khiêng cáng và sự b́nh yên thanh thản của những người tàn tật, khi họ suy nghĩ về tinh thần t́nh huynh đệ kết hợp tín hữu thuộc mọi chủng tộc trong một lời cầu nguyện duy nhất, khi họ chứng kiến sự giúp đỡ tự phát lẫn nhau và sự tha thiết chân thành của những người hành hương quỳ gối trước hang động, khi ấy thiện tính của con người bị thu hút bởi sự hấp dẫn của một cuộc sống hoàn toàn dâng hiến cho sự phục vụ Thiên Chúa và anh em của họ; những người ít nhiệt thành bắt đầu ư thức về sự thờ ơ của họ và trở lại con đường cầu nguyện; những tội nhân rất chai ĺ và hoài nghi thường được ân sủng chạm tới, hoặc ít là, nếu họ trung thực, bị xúc động bởi chứng ngôn của “vô số tín hữu đồng tâm hiệp ư này.” [22]

41. Nhưng tự trong trải nghiệm vài ngày hành hương ngắn ngủi này thường không đủ để khắc sâu măi tiếng Đức Maria kêu gọi một cuộc hoán cải tâm linh chân chính. Đó là lư do tôi khuyên các mục tử giáo phận và hết mọi linh mục thi đua nhau nhiệt thành để các cuộc hành hương bách chu niên được hữu ích nhờ sự chuẩn bị, và trên hết, nhờ hoạt động ân sủng sâu sắc và tiếp nối lâu dài.

42. Chỉ riêng về việc trở lại lănh thường xuyên các bí tích, một sự quan tâm đến đạo đức Kitô giáo trong cuộc sống hàng ngày, gia nhập hàng ngũ Công Giáo Tiến Hành và các hoạt động tông đồ khác được Giáo hội khuyến nghị, những đoàn người rất đông dự kiến sẽ tụ họp tại Lộ Đức vào năm 1958 sản sinh ra – theo mong đợi của chính Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội – những hoa rái cứu độ rất cần thiết cho nhân loại ngày nay.

43. Tuy nhiên, điều quan trọng có thể là việc hoán cải của cá nhân người hành hương chưa đủ. Chư Huynh và các con yêu quư, tôi khuyên mọi người trong năm thánh này hăy thôi thúc các tín hữu, được ủy thác cho sự chăm sóc của mọi người, nỗ lực chung cho việc đổi mới xă hội Kitô giáo để đáp lại lời kêu gọi của Đức Maria.

44. Đức Piô XI đă nài xin vào các ngày lễ Đức Mẹ trong Năm Thánh Cứu Chuộc: “Xin cho các tâm hồn mù tối… được ánh sáng sự thật và công lư chiếu soi, để những người lầm đường lạc lối được đưa trở lại đường chính nẻo ngay, để sự tự do chính đáng được ban cho Giáo hội ở khắp mọi nơi, và để một kỷ nguyên ḥa b́nh và thịnh vượng thực sự đến với tất cả các quốc gia.” [23]

45. Nhưng thế giới, ngày nay có rất nhiều lư do chính đáng để tự hào và hy vọng, cũng đang trải qua một cơn cám dỗ ghê gớm của chủ nghĩa duy vật đă bị các vị tiền nhiệm tôi và chính tôi tố cáo trong nhiều dịp.

46. Chủ nghĩa duy vật này không bị giới hạn trong triết lư bị lên án, triết lư đó điều khiển chính sách và nền kinh tế của một bộ phận lớn nhân loại. Nó cũng điên cuồng v́ ḷng ham mê tiền bạc mà gây nên cuộc tàn phá nặng nề chưa từng có khi các doanh nghiệp hiện đại mở rộng, và thật không may, nó định đoạt nhiều vấn đề có sức ảnh hưởng lớn trên cuộc sống người dân. Nó biểu hiện trong sự sùng bái thân thể, trong sự khao khát thái quá về những tiện nghi, và chạy trốn khỏi tất cả những khổ hạnh của cuộc sống. Nó khuyến khích coi thường sự sống con người, thậm chí sự sống bị tiêu diệt trước khi nh́n thấy ánh sáng mặt trời.

47. Chủ nghĩa duy vật này có mặt trong cuộc t́m kiếm thú vui vô độ, nó tự phô trương một cách đáng xấu hổ và cố sức, qua các nội dung đọc và giải trí, để quyến rũ những tâm hồn vẫn c̣n trong sạch. Nó tỏ ra thiếu quan tâm anh em của ḿnh – bằng sự ích kỷ đè bẹp họ, bằng thứ công lư tước đi quyền lợi họ – tóm lại, bằng khái niệm cuộc sống kiểm soát độc quyền mọi thứ về mặt thịnh vượng vật chất và thỏa măn trần thế.

48. “Ta sẽ nhủ ḷng: hồn ta hỡi, ḿnh bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đă! Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đ̣i lại mạng ngươi, th́ những ǵ ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” [24]

49. Mẹ Đồng Trinh đă gửi lời cảnh báo tới một xă hội mà đời sống công cộng thường tranh đoạt các quyền tối cao của Thiên Chúa, một xă hội chiếm được toàn thế giới bằng cái giá là linh hồn ḿnh [25] và v́ vậy đẩy nhanh sự hủy diệt bản thân.

50. Ước ǵ các linh mục lưu ư đến lời kêu gọi của Người và can đảm rao giảng những chân lư cứu độ vĩ đại một cách mạnh dạn. Thực tế là sự đổi mới lâu dài duy nhất sẽ dựa trên các nguyên tắc đức tin bất biến, và nhiệm vụ của các linh mục là huấn luyện lương tâm dân Kitô giáo.

51. Như Đấng Vô Nhiễm, thương xót những nỗi khốn cùng của chúng ta, nhưng thấy rơ nhu cầu thực sự của chúng ta, đă đến với con người để nhắc nhở họ về những bước thiết yếu và khắc khổ của việc hoán cải thế nào, th́ các thừa tác viên Lời Chúa, với niềm tin siêu nhiên, hăy chỉ ra cho các linh hồn con đường hẹp dẫn đến sự sống cũng như vậy. [26] Họ sẽ làm điều này mà đừng quên ḷng nhân hậu và kiên nhẫn họ tuyên xưng, nhưng cũng đừng cất giấu bất cứ đ̣i hỏi nào của Tin Mừng. [27] Trong trường học của Đức Maria, họ sẽ học cách sống không chỉ để trao Chúa Kitô cho thế giới, mà c̣n, nếu cần, với đức tin chờ đợi giờ của Chúa Giêsu và ở lại dưới chân thập giá.

52. Quy tụ quanh linh mục của ḿnh, các tín hữu phải hợp tác trong nỗ lực này để đổi mới. Bất cứ nơi nào Đấng Quan Pḥng đă xếp đặt một người, th́ ở đó luôn có nhiều việc phải làm v́ lư do của Chúa. Trước tiên tôi nghĩ đến đông đảo các linh hồn tận hiến, trong khuôn khổ Giáo hội, dấn thân hết ḿnh với vô số việc lành. Lời khấn tu sĩ của họ hiến ḿnh nhiều hơn cho tha nhân để chiến đấu hào hùng dưới ngọn cờ của Đức Maria chống lại sự tấn công dữ dội mà ḷng ham muốn tự do thái quá, sự giàu có và thú vui tạo ra trên thế giới. Để đáp lại Đấng Vô Nhiễm, họ sẽ quyết tâm đối kháng các cuộc tấn công của sự dữ bằng khí giới cầu nguyện và sám hối và những thành tựu của bác ái.

53. Tôi cũng nghĩ đến các gia đ́nh Kitô giáo, xin họ trung thành với sứ mệnh quan trọng của họ trong xă hội. Ước ǵ trong năm thánh này họ tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria! Đối với các đôi hôn nhân, hành động đạo đức này sẽ là một trợ giúp có giá trị trong việc thực hiện nghĩa vụ vợ chồng về sự khiết tịnh và chung thủy. Nó sẽ giữ trong lành cho bầu khí mà con cái của họ lớn lên. Thậm chí, nó sẽ làm cho gia đ́nh, được thôi thúc nhờ ḷng sùng kính Đức Maria, trở nên một trung tâm sống động về ảnh hưởng tông đồ và tái sinh xă hội.

54. Vượt ra khỏi phạm vi gia đ́nh, các vấn đề chuyên môn và dân sự đem đến một lĩnh vực hoạt động rộng lớn cho các Kitô hữu, những người mong muốn làm việc v́ sự đổi mới xă hội. Quây quần bên chân Đức Trinh Nữ, ngoan ngoăn trước những lời khuyên của Người, trước hết họ sẽ nh́n vào bản thân và cố gắng nhổ bỏ khỏi lương tâm bất kỳ phán xét sai trái và xui khiến ích kỷ nào, chê ghét sự giả dối của t́nh yêu đối với Thiên Chúa khiến nó không tự biến thành t́nh yêu hiệu quả đối với huynh đệ. [28]

55. Các Kitô hữu thuộc mọi tầng lớp và mọi quốc gia sẽ cố gắng nên một ḷng trí trong sự thật và bác ái, xua đuổi mọi hiểu lầm và nghi ngờ. Chắc chắn, các cơ cấu xă hội và áp lực kinh tế khổng lồ đè nặng lên thiện chí của con người và thường làm nó tê liệt. Nhưng nếu đó là sự thật, như những vị tiền nhiệm của tôi và chính tôi đă nhấn mạnh, rằng cuộc t́m kiếm ḥa b́nh chính trị và xă hội giữa con người, trên hết, là một vấn đề luân lư, không một cuộc cải cách nào có kết quả, không thỏa thuận nào bền vững mà lại không cần sự hoán cải và thanh tẩy tâm hồn. Trong năm thánh này, Đức Trinh Nữ Lộ Đức nhắc nhở hết mọi người về sự thật này!

56. Chư Huynh và các con yêu quư, nếu bằng sự quan tâm Đức Maria nh́n vào một số đứa con mà Người đặc biệt hài ḷng, th́ đó lại không phải là những đứa con thấp hèn, nghèo túng và đau khổ mà Chúa Giêsu yêu thương rất nhiều sao? Dường như Đức Maria cũng nói như Con của Người: “Hăy đến với Tôi, hết thảy những ai khó nhọc và gánh nặng, Tôi sẽ cho được nghỉ ngơi”. [29]

57. Hăy đến với Người, hỡi những ai bị đè nén bởi nỗi khốn khổ về vật chất, không được cứu giúp trước những khó khăn cuộc sống và sự thờ ơ của con người. Hăy đến với Người, hỡi những ai bị vây bủa bởi những muộn phiền và thử thách đạo đức. Hăy đến với Người, hỡi những ai tàn tật ốm yếu đáng thương, các con sẽ được chào đón chân thành và vinh dự tại Lộ Đức như những thành viên đau khổ của Chúa chúng ta. Hăy đến với Người và nhận lấy b́nh an cho tâm hồn, sức mạnh cho bổn phận hàng ngày, niềm vui cho sự hy sinh mà các con dâng lên.

58. Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm, Đấng biết những cách thức kín nhiệm mà ân sủng hoạt động trong các linh hồn và công việc thầm lặng của nắm men siêu nhiên này trong thế giới, Người cũng biết cái giá cao ngất mà Thiên Chúa gắn kết những đau khổ của các con hợp với những đau khổ của Đấng Cứu Thế. Tôi tin chắc những đau khổ đó đóng góp rất nhiều cho cuộc canh tân Kitô giáo này của xă hội mà tôi cầu khẩn Thiên Chúa qua sự can thiệp mạnh thế của Mẹ Ngài.

59. Đáp lại những lời cầu nguyện của các bệnh nhân, của người khiêm nhường, của tất cả những ai hành hương đến Lộ Đức, xin Đức Maria hướng ánh nh́n từ mẫu về những người vẫn c̣n ở bên ngoài ranh giới của đoàn chiên duy nhất, Giáo hội, để họ được liên kết trong sự hiệp nhất. Xin Người nh́n đến những kẻ đang t́m kiếm, những người đang khát chân lư và dẫn họ đến nguồn nước hằng sống.

60. Xin Người đoái nh́n các lục địa rộng lớn và lănh thổ nhân loại bao la, nơi Chúa Kitô không may rất ít được biết đến, rất ít được yêu thương; và xin Người thủ đắc cho Giáo hội sự tự do và niềm vui để có thể đáp ứng ở mọi nơi cho ḷng khao khát của con người về sự thánh thiện, tinh thần trẻ trung và hồn tông đồ.

61. Đức Trinh Nữ nói với Bernadette: “Hăy vui ḷng đến…” Lời mời giản dị này, không bắt buộc nhưng nhắm vào tâm hồn và tế nhị đề nghị một câu trả lời tự nguyện và quảng đại, Mẹ Thiên Chúa một lần nữa nói với con cái Người ở nước Pháp và toàn thế giới. Các Kitô hữu sẽ không c̣n điếc với yêu cầu khẩn khoản này; họ sẽ đến với Đức Maria. Đối với mỗi người trong số họ, tôi muốn nói cùng với thánh Bernard khi kết thúc thư này: “In periculis, in angustiis, in rebus dubiis, Mariam cogita, Mariam invoces. . . Ipsam sequens, non devias; ipsam rogans, non desperas; ipsam cogitans, non erras; ipsa tenente, non corruis; ipsa protegente, non metuis; ipsa duce, non fatigaris, ipsa propitia, pervenis…” [30] (Giữa những nguy hiểm, khó khăn và hồ nghi, hăy nghĩ về Đức Maria, hăy nài xin Người trợ giúp… Nếu bạn theo Người, bạn sẽ không lạc lối; nếu bạn nài xin Người, bạn sẽ không mất hy vọng; nếu bạn suy niệm về Người, bạn sẽ không sai lầm; nếu Người nâng đỡ bạn, bạn sẽ không quỵ ngă; nếu Người bảo vệ bạn, bạn sẽ không lo sợ; nếu Người dẫn dắt bạn, bạn sẽ không dần đuối sức; nếu Người giúp cho tiến bước, bạn sẽ về đến đích…)

62. Chư Huynh và các con thân mến, tôi tin Đức Maria sẽ nghe lời cầu nguyện của mọi người và của tôi. Tôi xin Người điều này vào ngày Lễ Thăm Viếng, một lễ thích hợp để tôn vinh Người, Đấng cách nay một thế kỷ đă đến thăm miền đất nước Pháp.

63. Và trong lời mời mọi người cùng với Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm hát bài Magnificat tạ ơn Thiên Chúa, tôi xin ân sủng rất dồi dào tuôn đổ trên Chư Huynh và các tín hữu của Chư Huynh, trên đền thờ Lộ Đức và những người hành hương, trên tất cả những ai có trách nhiệm tổ chức lễ kỷ niệm bách chu niên. Để chứng tỏ điều đó, bằng tất cả tâm hồn, với những ước nguyện hiền phụ hết sức tốt đẹp và trung thành, tôi ban Phép Lành Ṭa Thánh.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Lễ Đức Bà Thăm Viếng, Rôma ngày 2 tháng 7 năm 1957, năm thứ mười chín triều đại Giáo hoàng của tôi.

 

Piô XII

 

 

Tham Khảo:

1. Letter of July 12, 1914: Acta Apostolicae Sedis 6: 1914, p. 376.

2. Discourse delivered at Lourdes on April 28, 1935: Eugenio Cardinal Pacelli, Discorsi e panegirici (2nd ed., Vatican, 1956) p. 435.

3. Ibid., p. 437.

4. “Ôi hang động diễm phúc, được hưởng sự hiện diện của Đức Maria! Ôi tảng đá linh thiêng phát ra ḍng suối nước sự sống!” – Kinh Phụng Vụ lễ Đức Mẹ Hiện Ra, Thánh vịnh Kinh Chiều II.

5. Decree de Tuto for the Canonization of Saint Bernadette, July 2, 1933: AAS 25: 1933, p. 377.

6. Letter of September 4, 1869, to Henri Lasserre: Vatican Secret Archives, Ep. lat. anno 1869, n. 388, f. 695.

7. Cant. 2. 13-14. Gradual of the Mass of the feast of the Apparitions.

8. Brief of September 8, 1901: 21 Acta Leonis XIII, 159-160.

9. Encyclical letter Ad diem illum, February 2, 1904: I Acta Pii X 149.

10. Letter of July 12, 1914: AAS 6: 1914, p. 377.

11. Brief of April 25, 1911: Arch. brev. ap., Piô X, an. 1911, Div. Lib. IX, pars I, f. 337.

12. Brief of January 11, 1933: Arch. brev. ap. Piô XI, Ind. Perpet. f. 128.

13. Ibid.

14. Encyclical letter Fulgens corona, September 8, 1953: AAS 45: 1953, p. 578. [English tr. in The Pope Speaks, Vol. l, No. 1, p.43 - Ed.].

15. Ibid.

16. Apostolic constitution Omnium Ecclesiarum, August 15, 1954: AAS 46: 1954, p. 567.

17. Matt. 3.2; 4.17.

18. Office of the feast of the Apparitions, first Response of Third Nocturne.

19. John 9. 11 .

20. Cf. Mark 2.10.

21. 1 John 3.18.

22. Acts 4.32.

23. Letter of January 10, 1935: AAS 27, p. 7.

24. Luke 12.19-20.

25. Cf. Mark 8.36.

26. Cf. Matt. 7.14.

27. Cf. Luke 9.55.

28. 1 John 4.20.

29. Matt. 11.28.

30. “Amid dangers, difficulties, and doubts, think of Mary, invoke Mary's aid.... If you follow her, you will not stray; if you entreat her, you will not lose hope; if you reflect upon her, you will not err; if she supports you, you will not fall; if she protects you, you will not fear; if she leads you, you will not grow weary; if she is propitious, you will reach your goal....”

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII

(4/11/1958 – 3/6/1963)

 

Thông Điệp

Grata Recordatio

Về Kinh Mân Côi

Cầu Nguyện Cho Hội Thánh, Sứ Mệnh, Các Vấn Đề Quốc Tế Và Xă Hội

Của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII

Ban hành 26/9/1959

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính Gửi Chư Huynh đáng kính, các Thượng  Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám Mục và Đấng Bản Quyền Địa Phương trong b́nh an và hiệp thông với Ṭa Thánh.

Kính chào và phép lành ṭa thánh đến Chư Huynh.

1. Trong số những kỷ niệm êm đềm thời tôi c̣n trẻ, có những Thông điệp mà Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đă viết cho cả thế giới Công giáo khi tháng 10 đến gần, để thúc giục tín hữu đọc Kinh Mân Côi trong tháng đó. (1)

2. Những thông điệp này có nội dung đa dạng, nhưng tất cả đều rất khôn ngoan, sôi động với cảm hứng mới mẻ và liên quan trực tiếp đến thực tế đời sống Kitô hữu. Nói một cách mạnh mẽ và thuyết phục, các thông điệp ấy cổ vơ người Công giáo cầu nguyện với Thiên Chúa trong tinh thần đức tin qua sự cầu bầu của Đức Maria, Mẹ Đồng Trinh của Ngài, bằng cách đọc Kinh Mân Côi. Bởi Kinh Mân Côi là một h́nh thức cầu nguyện và suy niệm rất đáng khen ngợi. Khi đọc Kinh đó, chúng ta kết nên một ṿng hoa mầu nhiệm từ Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh. Và khi đọc lên những kinh nguyện này, chúng ta suy niệm về những mầu nhiệm chính của tôn giáo chúng ta; Sự Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô và Sự Cứu Chuộc loài người được khơi lên, hết lần này đến lần khác, để chúng ta suy gẫm.

 

Ḷng tôn sùng Kinh Mân Côi

của Đức Giáo Hoàng Gioan

3. Những kư ức dễ thương về những ngày c̣n trẻ của tôi không phai mờ hay tan biến khi những năm tháng của cuộc đời trôi qua. Trái lại, tôi muốn nói cụ thể và chân thành rằng những năm qua đă làm cho Kinh Mân Côi của Đức Maria trở nên thân thương hơn với tôi. Tôi không bao giờ hoàn toàn bỏ việc đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày và tôi có ư sẽ đặc biệt sốt sắng đọc trong tháng tới.

4. Trong năm đầu tiên với tư cách là giáo hoàng, một năm gần chấm dứt, tôi đă nhiều lần có dịp thúc giục giáo sĩ và giáo dân cầu nguyện chung và riêng. Nhưng hôm nay, tôi đưa ra đề nghị tương tự, thậm chí nhấn mạnh và nghiêm túc hơn nữa, v́ những lư do mà Thông điệp này sẽ tŕnh bày rất ngắn gọn.

 

I

5. Tháng 10 sắp tới này sẽ đánh dấu kết thúc năm đầu tiên kể từ cuộc ra đi thánh thiện của vị tiền nhiệm tôi, Đức Piô XII, khỏi cuộc sống trần thế này, ngài nổi bật nhờ rất nhiều thành tích vẻ vang.

6. Hai mươi ngày sau khi ngài qua đời, tôi, mặc dù mọi mặt đều bất xứng, đă được nâng lên chức vụ Giáo hoàng theo các kế hoạch mầu nhiệm của Thiên Chúa.

 

Thành Công Không Ngừng

7. Một Giáo hoàng đă để lại cho một Giáo hoàng khác – như một di sản thiêng liêng – việc chăm sóc cả đoàn chiên Kitô giáo, với cùng mối quan tâm mục vụ tới từng người trong họ đă bày tỏ t́nh hiền phụ của ngài đối với toàn nhân loại.

8. Hai sự kiện này – một là đầy đau khổ, một là đầy niềm vui – rơ ràng làm chứng cho thế giới rằng đang khi tất cả mọi thứ về con người dần sa sút và suy tàn, th́ triều đại Giáo hoàng Rôma phải chịu đựng sức tấn công của nhiều thế kỷ, mặc dù những vị đứng đầu hữu h́nh của Giáo hội, hết lần này đến lần khác, phải rời khỏi cuộc lưu đày trần thế này khi họ hoàn thành khoảng thời gian mà Thiên Chúa quan pḥng đă an bài cho họ.

9. Nhưng hết mọi Kitô hữu nên hướng suy nghĩ đến Đức cố Giáo hoàng Piô XII và người kế vị hèn mọn của ngài, chính nơi các vị mà thánh Phêrô tiếp tục sứ mạng vĩnh cửu với tư cách là mục tử tối cao, và họ nên dâng lời cầu nguyện này lên Thiên Chúa: “Xin ǵn giữ đạo thánh, Đức Giáo hoàng, và tất cả các giáo sĩ trong chức thánh, xin Chúa nghe lời chúng con.” (2)

 

Kêu Gọi Đọc Kinh Mân Côi

10. Và giờ đây cũng là niềm vui khi nhớ lại rằng cùng vị tiền nhiệm này đă thúc giục hết các tín hữu đọc Kinh Mân Côi suốt tháng 10 trong Thông Điệp Ingruentium Malorum (3). Tôi muốn lặp lại một lời khuyên từ Thông Điệp ấy: “Hăy hướng ḷng với niềm tin mănh liệt hơn bao giờ hết về Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, nơi ẩn náu kiên vững của các Kitô hữu trong nghịch cảnh, bởi Người ‘được tạo dựng để nên nguồn ơn cứu độ cho loài người”. (5)

 

II

11. Vào ngày 11 tháng 10 năm 1959, tôi sẽ rất hân hạnh trao tặng thánh giá truyền giáo cho một nhóm lớn các nhà thừa sai Công giáo sắp rời bỏ ngôi nhà yêu dấu của ḿnh và lănh trách nhiệm nặng nề là đưa ánh sáng Kitô giáo đến với những người ở xa. (6) Cùng ngày, vào buổi chiều, tôi dự định đến thăm trường Đại Học Giáo Hoàng Bắc Mỹ trên đồi Janiculum và mừng lễ ở đó với các bề trên, giảng viên và chủng sinh nhân dịp bách chu niên của trường. (7)

12. Hai dịp này trùng vào một ngày, chúng có cùng một ư nghĩa và tầm quan trọng: trong tất cả những ǵ thực hiện, Giáo hội Công giáo được thúc đẩy bởi gợi hứng của trời cao dựa trên các nguyên tắc và giới luật của chân lư vĩnh cửu; tất cả con cái  Giáo Hội đều góp phần với ư chí vị tha và năng động tôn trọng lẫn nhau, hiệp nhất huynh đệ nhân loại và ḥa b́nh vững chắc.

 

 

Hy Vọng Cho Tương Lai

13. Những người trẻ này thể hiện h́nh ảnh tuyệt vời như thế khiến tôi lạc quan cho tương lai. Họ đă vượt nhiều chướng ngại, bất tiện và tự hiến cho Thiên Chúa để tha nhân có được Chúa Kitô, (8) dù ở vùng đất xa lạ chưa được ánh sáng chân lư soi tới hay ở những thành phố rộng lớn, ồn ào và náo nhiệt ấy, nơi mà nhịp độ phát triển của hoạt động hàng ngày nhanh như cơn lốc, đôi khi làm cho tâm hồn khô héo và bằng ḷng với của cải trần thế. Từ môi miệng các bậc lăo thành, những người đă làm việc lâu dài trong cùng một sự nghiệp, đến lời cầu nguyện thiết tha của Hoàng Tử Các Tông Đồ: “Xin ban cho các tôi tớ Chúa nói lời của Chúa với tất cả sự dạn dĩ.” (9)

14. Tôi tin tưởng rằng những người trẻ làm việc tông đồ này sẽ được phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria trong những lời cầu nguyện sốt sắng của mọi người trong suốt tháng Mười.

 

III

15. Ngoài ra c̣n có một vấn đề nữa buộc tôi phải yêu cầu Hồng y đoàn, Chư Huynh, tất cả linh mục và nữ tu, những bệnh nhân và người tàn tật, những con cái vô tội của chúng ta, và hết thảy mọi Kitô hữu đều khẩn khoản tha thiết cầu xin cho Chúa Giêsu Kitô và Mẹ yêu dấu của Ngài để những người, trong một phạm vi rộng lớn, nắm giữ trong tay tương lai quốc gia biết thận trọng cân nhắc những thành tựu nguy hiểm mà thời đại chúng ta đă đạt tới. Dù là quốc gia lớn hay nhỏ, các quyền lợi hợp pháp và quyền thừa kế di sản tinh thần của họ đều là thánh thiêng và phải được bảo vệ.

 

Cầu Nguyện Cho Những Nhà Cầm Quyền

16. V́ vậy, tôi cầu xin Chúa để những người cầm quyền biết cân nhắc cẩn thận, xem xét các nguyên nhân bất đồng và thiện ư nỗ lực để loại bỏ chúng. Trên hết, họ phải nhận ra rằng chiến tranh (Xin Thiên Chúa giữ ǵn chúng ta khỏi nó!) chỉ có thể có một kết quả, những đổ nát rộng khắp, và do đó không thể là đối tượng tín nhiệm của bất kỳ ai. Họ phải thích ứng luật pháp với nhu cầu con người ngày nay mà điều chỉnh nhà nước và xă hội cũng như liên kết các quốc gia và tầng lớp xă hội. Họ phải lưu tâm đến những luật vĩnh cửu xuất phát từ Thiên Chúa là nền tảng và trụ cột của tất cả chính phủ. Cuối cùng, họ phải nhận thức được rằng linh hồn mỗi người được Thiên Chúa tạo dựng và định sẵn để chiếm hữu và vui hưởng Ngài.

 

Những Triết Lư Sai Lầm

17. Cũng phải lưu ư rằng ngày nay có một số trường phái tư tưởng và triết học cũng như thái độ đối với cách ứng xử thực tế cuộc sống không thể ḥa hợp được với các giáo huấn của Kitô giáo. Điều không thể này tôi luôn khẳng định chắc chắn, không mơ hồ, mặc dù vẫn có những giao lưu xem ra hữu hảo. Nhưng Chúa mong muốn con người được phúc lợi và các quốc gia được thịnh vượng. (10)

18. Và v́ vậy, tôi hy vọng con người sẽ gác lại những định đề và giả định vô ích đó, cứng nhắc và không linh hoạt, xuất phát từ cách suy nghĩ và hành động thấm nhiễm chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa duy vật, để t́m ra cách chữa trị hoàn toàn trong giáo thuyết lành mạnh mà kinh nghiệm sẽ từng ngày làm cho chắc chắn hơn. Tôi muốn nói rằng giáo thuyết chứng thực Thiên Chúa là tác giả sự sống và luật sự sống, Ngài là Đấng bảo đảm các quyền và phẩm giá của con người. Sau nữa, Thiên Chúa là “nơi nương tựa và ơn cứu độ chúng ta”. (11)

 

Nước Chúa Trị Đến

19. Nghĩ về hết mọi miền trên trái đất này, tôi thấy toàn thể nhân loại đang nỗ lực v́ một tương lai tốt đẹp hơn; tôi thấy sự thức tỉnh của một thế lực bí ẩn, và điều này cho phép tôi hy vọng con người sẽ được lôi kéo bởi lương tâm đúng đắn và ư thức trách nhiệm để thúc đẩy lợi ích thực sự của xă hội loài người. Để mục tiêu này được hiện thực hóa theo nghĩa đầy đủ nhất – đó là, với chiến thắng của vương quốc sự thật, công lư, ḥa b́nh và bác ái – tôi khuyên tất cả con cái tôi trong Chúa Kitô nên “một ḷng một ư” (12) và dâng những lời nguyện tha thiết vào tháng 10 với Nữ Vương Thiên Đàng, Mẹ yêu dấu của chúng ta, cùng suy niệm lời của vị Tông đồ: “Trong tất cả những điều chúng tôi phải chịu khổ cực, nhưng chúng tôi không đau buồn; chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; bị ngược đăi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngă, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân ḿnh cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân ḿnh chúng tôi.”

 

Thượng Hội Đồng và Công Đồng

20. Trước khi kết thúc Thông Điệp này, tôi cũng muốn mời Chư Huynh đọc Kinh Mân Côi trong tháng 10 với ḷng sùng kính đặc biệt, và tha thiết nài xin Mẹ Đồng Trinh v́ một ư nguyện khác mà ḷng tôi trân quư, là xin cho Thượng Hội Đồng Rôma mang tới nhiều phước lành và lợi ích cho thành phố này; xin cho Công Đồng Đại Kết sắp tới, trong đó Chư Huynh sẽ tham dự bằng sự hiện diện và lời chỉ bảo, sẽ tăng thêm sự lớn mạnh kỳ diệu cho Giáo Hội hoàn vũ; và xin cho sức sống mới của các đức tính Kitô giáo mà tôi hy vọng Công Đồng này đem lại cũng sẽ như một lời mời gọi và khích lệ sự ḥa hợp cho Huynh Đệ Chúng Ta với con cái bị tách rời khỏi Ṭa Thánh này.

21. Trong niềm hy vọng này, tôi thân ái ban Phép Lành Ṭa Thánh cho mỗi Chư Huynh, cho đoàn chiên được giao phó cho sự chăm sóc của Chư Huynh, và đặc biệt cho những người sẽ đáp lại lời nài xin của tôi với tinh thần nhiệt thành và sốt sắng.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 26 tháng 9 năm 1959, năm đầu tiên triều đại Giáo Hoàng của tôi.

Gioan XXIII

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi Chú và Tham Khảo:

Bản Latin: Acta Apostolicae Sedis, 51 (1959), 673-78.

Bản tiếng Anh: The Pope Speaks, 6 (Winter, 1959/60), 68-72.

(1) Cf. the following encyclical epistles in Acta Leonis XIII, in the volumes indicated: Supremi Apostolatus, III, 280 ff.; Superiore anno, IV, 123 ff.; Quamquam pluries, IX, 175 ff.; Octobri mense, XI, 299 ff.; Magnae Dei Matris, XII, 221 ff.; Laetitiae sanctae, XIII, 283 ff.; lucunda semper, XIV, 305 ff.; Adiutricem populi, XV, 300 ff.; Fidentem piumque, XVI, 278 ff.; Augustissimae Virginis, XVII, 285 ff.; Diuturni temporis, XVIII, 153 ff.

(2) Litany of the Saints.

(3) On September 15, 1951: AAS 43 (1951) 577 ff.

(4) Ibid., 578-579.

(5) St. Irenaeus, Adv. haer. III, 22: Migne, PG VII, 959.

(6) A précis of the talk given on this occasion appears in TPS, v. 6 (1959) 46.

(7) A translation of the talk given on this occasion appears in TPS, v. 6 (1959), 37-42.

(8) Cf. Phil. 3.8.

(9) Cf. Acts 4.29.

(10) Cf. Wisd. 1, 14. There is a play on words in this sentence and the following paragraph which is difficult to render in English. The Holy Father uses language which can apply to physical health or to salvation.—Translator's note.

(11) Sacred Liturgy.

(12) Acts 4.32.

(13) 2 Cor. 4.8-10.

Tông Thư

IL Religioso Convegno

Hội Nghị Tôn Giáo

Về Việc Đọc Kinh Mân Côi

V́ Ḥa B́nh Giữa Các Quốc Gia

Của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII.

Ban hành 29/9/1961

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính Chúc Chư Huynh, Các Con Yêu Quư,

Sức khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh.

 

Liên Quan Đến Vấn Đề Ḥa B́nh

Hội nghị tôn giáo vào Chúa Nhật ngày 10 tháng 9 tại Castel Gandolfo, với đông đảo đại diện ưu tú gồm các Hồng y, Giám chức, Ngoại giao đoàn, và vô số tín hữu thuộc mọi thành phần, tất cả đă được thấm nhuần một t́nh cảm quan tâm sâu sắc đến vấn đề ḥa b́nh.

Sự hiện diện của con người khiêm hạ và lời cảm động của tôi là kim chỉ nam, là tâm điểm tỏa sáng của cuộc gặp gỡ đó. Từ đôi tay thánh hiến diễm phúc của tôi dâng lên Hy tế Thánh Thể của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu Chuộc thế gian: Salvator et Redemptor mundi, và là Vua ḥa b́nh của nhiều thế kỷ và các dân tộc.

Tất cả đại diện các quốc gia có mặt ở đó thể hiện một ư nghĩa rơ ràng về tính phổ quát. Nổi bật được thành lập, trong số những nhóm khác, là nhóm sinh viên Trường Cao Đẳng Tuyên Truyền Urbanian, một lời nhắc nhở về mọi dân tộc, ngay cả những người ngoài Kitô giáo, tất cả đều t́m kiếm ḥa b́nh.

Cảm động và đồng thời tin tưởng, tôi đă công bố vào buổi tối kỳ diệu đó ư định khuyến khích các tâm hồn tiếp tục gặp gỡ khi có cơ hội, để giúp nuôi dưỡng họ trong lời cầu nguyện về nhiệm vụ cơ bản là đem lại ḥa b́nh cho toàn thế giới và bảo vệ nền văn minh.

Với ư định này, và để làm gương trước, vài ngày sau tôi đă đến Hang toại đạo thánh Callisto, nơi gần nhất với chỗ ở mùa hè của tôi, để trước kư ức thiêng liêng về những người đă đi trước tôi - mười bốn vị Giáo hoàng tốt lành, cùng với các Giám mục và các vị tử đạo lừng lẫy trong lịch sử - mà cầu khẩn sự hỗ trợ bằng sự chuyển cầu của họ trên trời hầu đảm bảo cho mọi quốc gia - và mọi người đều thuộc về Chúa Kitô theo một cách nào đó - kho tàng ḥa b́nh vĩ đại: ut cuncto populo christiano pacem et unitatem Dominus largiri dignetur [1].

Bây giờ chúng ta đang ở đây trong tháng 10, mà theo một truyền thống đạo đức và bác ái Kitô giáo lâu đời, được dành cho việc tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đem lại cho chúng ta như một cơ hội mới mẻ rất thích hợp để cùng nhau cầu xin Chúa với chung một ư định lớn liên quan đến các cá nhân, gia đ́nh, dân tộc.

 

Ḷng Mộ Mến Kinh Mân Côi

Tháng 5 vừa qua, cảm hứng trước cử chỉ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, tôi nhớ lại giáo huấn của Thông điệp Rerum Novarum và tŕnh bày nó cùng với Thông điệp Mater et Magistra của tôi với ư định đưa giáo lư Công giáo đến gần hơn với những đ̣i hỏi mới của sự chung sống Kitô giáo và con người.

Giờ đây chúng ta hăy nhớ rằng vị đại Giáo Hoàng ấy, người đă soi sáng và hướng dẫn tinh thần tôi trong việc chuẩn bị tôi cho ánh sáng của chức vụ linh mục từ hồi tôi mới chào đời; khi tháng Mười tới, tôi đă nhiều lần ngỏ lời mời thế giới Kitô giáo hăy đọc Kinh Mân Côi, đề nghị tất cả con cái Giáo Hội thực hành việc suy niệm thiêng liêng hữu ích, để nuôi dưỡng sự thăng tiến tâm linh và để chuyển cầu ân sủng trên trời cho toàn thể Giáo Hội.

Những vị kế tục người đều hết sức trân trọng truyền thống đạo đức sốt sắng. C̣n tôi có ư khiêm tốn noi theo những vị đại Mục tử đáng kính này của đoàn chiên Chúa Kitô không chỉ trong việc quan tâm ngày càng sâu rộng hơn đối với lợi ích của công lư và t́nh huynh đệ, trong cuộc sống ở trần gian, mà c̣n trong việc nhiệt thành t́m kiếm sự thánh hóa các linh hồn, đó là sức mạnh và sự an toàn đích thực của tôi để đạt mọi thành công tốt đẹp, như một phản hồi từ trên cao đối với tiếng nói của trái đất, phát ra từ những tâm hồn chân thành, khao khát chân lư và bác ái.

Ngay từ tháng 10 năm 1959, tôi đă ngỏ lời với thế giới Công giáo bằng Thông điệp "Grata Recordatio" [2] và vào năm sau, tôi đă gửi Thư cho Đức Hồng y đại diện giáo phận Roma với cùng mục đích [3].

Chư Huynh và các con yêu dấu, những người đang sống rải rác trên khắp thế giới, v́ điều này, tôi rất vui mừng kêu gọi mọi người một lần nữa năm nay lưu ư đến một vài thực hành đơn giản mà ḷng sùng kính Kinh Mân Côi gợi ư cho tôi như một nguồn di dưỡng đầy hương vị và sức mạnh của nguồn sự sống, được đặt theo hướng suy nghĩ và cầu nguyện của mọi người. Và tất cả điều này như là một diễn tả ḷng đạo đức Kitô giáo hạnh phúc hoàn hảo, và luôn dưới ánh sáng sự khẩn cầu chung cho ḥa b́nh của mọi tâm hồn và mọi quốc gia.

Kinh Mân Côi, là một bài tập về ḷng sùng kính Kitô giáo nơi các tín hữu theo nghi lễ Latinh, những người là phần đáng kể của gia đ́nh Công giáo. Kinh Mân Côi, đối với các giáo sĩ, đứng ở vị trí sau thánh lễ và Kinh Thần Vụ, và đối với giáo dân, nó đứng sau việc tham dự các Bí tích. Nó tạo nên sự hiệp thông tận t́nh với Thiên Chúa, và luôn nâng cao tinh thần.

 

Từ Ngữ và Nội Dung

Đúng là nơi một số tâm hồn ít am hiểu để vượt lên trên sự tôn kính chỉ bằng môi miệng, nó có thể được đọc như một sự nối tiếp đơn điệu ba lời cầu nguyện: Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và Sáng Danh, được sắp xếp theo thứ tự truyền thống mười lăm ngắm. Điều này chắc chắn có chủ ư. Nhưng, tôi phải nhắc lại, đó chỉ là sự khởi đầu bề ngoài hoặc sự cộng hưởng của lời cầu nguyện tin tưởng, chứ không phải để nâng bổng hứng thú tinh thần khi tṛ chuyện với Chúa, nhắm vào sự siêu phàm và trắc ẩn của các mầu nhiệm t́nh yêu thương xót của Người dành cho toàn thể nhân loại.

Bản chất thực sự của Kinh Mân Côi có suy niệm được cấu thành bởi ba yếu tố tạo nên sự hiệp nhất và cố kết với diễn đạt bằng lời, sự nối tiếp sinh động khám phá những t́nh tiết kết nối cuộc đời Chúa Giêsu và Mẹ Maria, liên quan đến t́nh trạng khác nhau của những tâm hồn đang cầu nguyện và khát vọng của Giáo Hội Hoàn vũ.

Mỗi chục Kinh Kính Mừng ở đây là một bức tranh, và mỗi bức tranh có ba điểm nhấn đồng thời là: chiêm ngắm mầu nhiệm, suy tư sâu sắc, và ư định đạo đức.

 

Chiêm Ngắm Mầu Nhiệm

Trước hết, sự suy ngẫm nhanh chóng, trong sáng, tinh ṛng về mỗi mầu nhiệm, nghĩa là về những chân lư đức tin, nói với chúng ta về sứ mệnh cứu chuộc của Chúa Giêsu. Chiêm ngắm làm người ta t́m thấy chính ḿnh trong sự giao tiếp mật thiết giữa tư tưởng và cảm xúc cùng với giáo huấn và với cuộc đời của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và Con của Đức Maria, Đấng đă sống trên thế gian để cứu chuộc, hướng dẫn, thánh hóa - trong sự im lặng của cuộc sống ẩn giấu, được tạo nên từ cầu nguyện và làm việc - trong những đau đớn từ cuộc khổ nạn diễm phúc của Người - trong khải hoàn Phục Sinh: từ nơi vinh quang trên trời, nơi Người ngự bên hữu Chúa Cha, Người luôn hành động cùng với Chúa Thánh Thần trợ giúp và truyền sức sống cho Giáo Hội do Người sáng lập, và đang tiếp tục hành tŕnh của ḿnh qua nhiều thế kỷ.

 

Suy Niệm Sâu Sắc

Yếu tố thứ hai là suy niệm, nơi đó sự phong phú của các mầu nhiệm Chúa Kitô lan tỏa trong ánh sáng rực rỡ trên tâm hồn người cầu nguyện. Trong từng mầu nhiệm, mỗi người nhận thức cơ hội và giáo huấn tốt lành cho ḿnh về sự nên thánh và các điều kiện để sống dưới sự soi sáng liên tục của Chúa Thánh Thần, Đấng từ sâu thẳm tâm hồn có ân sủng "cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng tiếng rên siết khôn tả” [4], mỗi người so sánh cuộc sống ḿnh với giáo huấn ấm áp, vốn tuôn chảy từ chính những mầu nhiệm đó, và t́m thấy những ứng dụng vô tận cho nhu cầu tâm linh, cũng như cho cuộc sống hàng ngày của ḿnh.

 

Chủ Ư Đạo Đức

Cuối cùng đó là ư định: nghĩa là khuynh hướng của con người, của thể chế, hoặc nhu cầu về một trật tự xă hội và cá nhân, mà đối với một người Công giáo thực sự tích cực và ngoan đạo th́ hệ ở việc thi hành bác ái với anh em, một bác ái lan tỏa trong các tâm hồn như biểu hiện sống động cùng thuộc về thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô.

Bằng cách này, Kinh Mân Côi trở thành lời khẩn cầu phổ quát của từng cá nhân và cộng đồng vô số những người được cứu chuộc, những người từ khắp nơi trên trái đất gặp nhau trong một lời cầu nguyện duy nhất, cả trong lời khẩn cầu cá nhân, để nài xin ân sủng cho nhu cầu cá nhân, y như tham gia vào đội đại hợp xướng toàn thể Giáo Hội v́ lợi ích cao cả của toàn thể nhân loại. Giáo Hội, như Chúa Cứu Chuộc đă muốn, đang sống giữa những khắc nghiệt, nghịch cảnh và cơn băo táp rối loạn xă hội thường biến thành mối đe dọa đáng sợ; nhưng ánh mắt Người không rời và năng lượng tự nhiên và ân sủng luôn vươn tới định mệnh tối cao của những mục đích vĩnh cửu.

 

Hành Động Bằng Môi Miệng

Đây là Kinh Mân Côi, được thực hành gồm các yếu tố khác nhau, hợp lại cất cao nhờ khẩu nguyện, và ḥa quyện với nó như một bức tranh thêu thanh nhă ư nghĩa, nhưng đầy ấm áp và quyến rũ thiêng liêng.

Do đó, những lời khẩu nguyện cũng hết sức giá trị: trước tiên là Lời Nguyện Chúa Nhật mang lại âm điệu, chất lượng và sức sống cho Kinh Mân Côi, và sau đó là công bố từng mầu nhiệm riêng lẻ, đánh dấu bước di chuyển từ chục kinh này sang chục kinh khác; rồi đến là lời chào của Sứ Thần, lời chào âm vang niềm hân hoan của trời đất xung quanh các bức tranh khác về cuộc đời Chúa Giêsu và Mẹ Maria; và cuối cùng tán tụng Ba Ngôi, được lặp lại trong niềm tôn thờ sâu thẳm Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

V́ thế, quả thật luôn đẹp đẽ Kinh Mân Côi của trẻ nhỏ ngây thơ và người bệnh, của trinh nữ được thánh hiến ẩn ḿnh trong đan viện hoặc hiến ḿnh cho việc bác ái tông đồ, luôn trong sự khiêm tốn và hy sinh, của người nam-nữ, của bậc cha-mẹ trong gia đ́nh, được nuôi dưỡng bởi một ư thức lớn lao về trách nhiệm Kitô giáo cao quư, của những gia đ́nh b́nh dị trung thành với truyền thống gia đ́nh cổ xưa: đó là những tâm hồn quy tụ trong thinh lặng, và tách khỏi cuộc sống của thế giới, cuộc sống mà họ đă từ bỏ, song vẫn luôn sống với thế giới, nhưng như những mỏ neo, giữa những bấp bênh và cám dỗ.

Đây là Kinh Mân Côi của những tâm hồn đạo đức, những người quan tâm sống động đối với sự kỳ quặc của cuộc sống và môi trường của chính họ.

 

Cầu Nguyện Xă Hội Trọng Thể

Trong việc làm liên quan tới h́nh thức sùng kính Đức Maria cổ xưa theo phong tục này, tùy hoàn cảnh cá nhân mỗi người, tôi cũng được phép nói thêm rằng những biến đổi hiện đại, đă xảy ra trong mọi lĩnh vực chung sống của con người, những phát minh khoa học, sự cải tiến giống nhau về tổ chức công việc, dẫn đến chỗ con người đo lường diện mạo của thế giới hiện tại với tầm nh́n bao quát và sự thâm nhập sắc sảo hơn, khơi dậy sự nhạy cảm mới cũng liên quan đến các chức năng và h́nh thức cầu nguyện Kitô giáo. Giờ đây, mọi tâm hồn cầu nguyện không c̣n cảm thấy cô đơn và chỉ bận tâm đến lợi ích riêng ḿnh về trật tự thiêng liêng và thế tục nữa, nhưng nó ư thức ngày càng cao hơn trước đây, là thuộc về cả một nhóm xă hội, trong đó nó có trách nhiệm tham gia, được hưởng lợi, lo sợ bất trắc và nguy hiểm. Hơn nữa, đây là đặc điểm lời nguyện phụng vụ của Sách Lễ và Sách Kinh Thần Vụ: mỗi chi tiết, được ghi dấu bằng "Oremus" (Chúng ta hăy cầu nguyện), hàm ư về đám đông vô số cả những người cầu nguyện và những người đang chờ đợi lời cầu nguyện được hoàn thành cho họ. Đó là đám đông cầu nguyện trong sự hiệp nhất nài xin cho tất cả t́nh huynh đệ nhân loại, tôn giáo và dân sự.

V́ thế, Kinh Mân Côi được nâng lên như một lời cầu nguyện đại chúng và phổ quát cao độ trước những nhu cầu b́nh thường và phi thường của Giáo Hội thánh thiện, của các quốc gia và của toàn thế giới.

Có những thời điểm ngặt nghèo, rất ngặt nghèo trong lịch sử các dân tộc, do các sự kiện liên tiếp đánh dấu những biến đổi của các quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu bằng máu và nước mắt.

Ai cũng biết, đối với những người theo dơi các sự kiện biến đổi chính trị từ quan điểm lịch sử, dưới ảnh hưởng của ḷng sùng kính Đức Maria, trong việc bảo vệ khỏi những rủi ro đe dọa, trong việc khôi phục sự thịnh vượng và trật tự xă hội, là một bằng chứng về những chiến thắng thiêng liêng đă đạt được.

 

Di Tích Lịch Sử Ḷng Đạo Đức Và Nghệ Thuật Ở Venice

Luôn lưu tâm đến thành phố Venice yêu dấu của tôi, nơi trong sáu năm đă mang lại cho tôi những cơ hội thân thương để thực hiện sứ vụ mục tử tốt lành, tôi muốn chỉ ra những lư do làm hài ḷng hết sức, điều này chạm đến trái tim tôi, việc trùng tu Nguyện Đường Đức Bà Mân Côi lộng lẫy giờ đây đă hoàn tất, là phần trang trí đă nói trước của Vương Cung Thánh Đường thánh Gioan và Phaolô của các Cha Ḍng Đaminh.

Đó là một tượng đài tỏa chiếu niềm vinh dự lớn lao đối với nhiều người đă khẳng định những chiến thắng của đức tin ở Venice qua nhiều thế kỷ, và chính xác là tương ứng với những năm đó, theo sau là Công đồng Trent từ năm 1563 đến năm 1575, đánh dấu sự nhiệt thành đặc trưng đă lan rộng trong khắp Kitô giáo, để tôn vinh Kinh Mân Côi của Đức Maria, kể từ đó Kinh Cầu Đức Bà được thêm vào tước hiệu "Auxilium Christianorum" (Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu).

 

Kinh Mân Côi Một Lần Nữa Và Luôn Luôn Cầu Cho Thế Giới Ḥa B́nh

Thật đáng yêu biết bao khi nh́n thấy mọi người là những người vô tội, những linh mục thánh thiện, những tâm hồn trong sạch, người trẻ và người già, những người biết trân trọng giá trị và hiệu quả của lời cầu nguyện, vô số con người đạo đức giơ đôi tay như một dấu hiệu, và như một biểu ngữ hứa hẹn ḥa b́nh trong tâm hồn và ḥa b́nh cho tất cả các dân tộc!

Nói ḥa b́nh theo nghĩa con người và Kitô giáo có nghĩa là sự thấm nhập vào tâm trí ư thức về chân lư, công bằng, t́nh huynh đệ hoàn hảo giữa các dân tộc, là thứ xua tan mọi nguy cơ bất ḥa, rối loạn, là thứ hun đúc ư chí mỗi người theo bước chân của giáo lư Phúc Âm, trong việc chiêm ngắm các mầu nhiệm và mẫu gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria, là thứ đă trở nên quen thuộc với ḷng sùng kính phổ quát: dựa trên nỗ lực của mọi tâm hồn hướng tới việc thực thi hoàn hảo luật thánh là luật sửa chữa hành động của mỗi người nhằm đạt được ḥa b́nh Kitô giáo, niềm vui cuộc sống con người, nếm trước niềm vui vĩnh cửu bất diệt bằng việc điều chỉnh các kín ẩn của tâm hồn.

 

Thử Nghiệm Kinh Mân Côi Suy Niệm

Chư Huynh và các con yêu dấu, về chủ đề Kinh Mân Côi này, có ư như một lời cầu khẩn ḥa b́nh của Chúa rộng khắp và nài xin hạnh phúc cho các tâm hồn và mọi dân tộc trần gian, tâm hồn sẽ gợi lên những chiêm ngắm đạo đức, đáng tin và cảm động khác. Nhưng tôi muốn mọi người chú ư đến, như phần bổ sung cho Tông Thư này, một cố gắng nhỏ bé những tư tưởng chân thành của tôi, được phân chia cho mỗi chục Kinh Mân Côi, có liên quan đến ba điểm nhấn - mầu nhiệm, suy niệm và chủ ư - mà tôi đă đề cập ở trên.

Những ghi chú đơn giản và ngẫu hứng này rất phù hợp với tinh thần của nhiều người đặc biệt có xu hướng t́m cách vượt qua sự tẻ nhạt của hành động đơn điệu. Các h́nh thức hữu ích và thích hợp để khai trí cá nhân sống động hơn, một ḷng nhiệt thành cháy bỏng hơn đối với sự lành mạnh và ḥa b́nh của mọi dân tộc [5].

Tư tưởng cuối cùng này là dành cho Thánh Giuse. H́nh bóng thân yêu của Người xuất hiện nhiều lần trong các Mầu Nhiệm Năm Sự Vui của Kinh Mân Côi. Nhưng chúng ta hăy nhớ rằng Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, nhiệt thành khuyến nghị ba lần - vào năm 1885, năm 1886, năm 1889 - giới thiệu Thánh Giuse cho các tín hữu toàn thế giới tôn kính, đă dạy kinh Thánh Giuse (trong Tông Thư Quamquam Pluries), tất cả điều đó càng thân thương hơn với tôi, bởi v́ tôi đă nhiệt t́nh học kinh đó trong thời thơ ấu hạnh phúc.

Một lần nữa, tôi xin Đức Maria mời Đấng Bảo Vệ Chúa Giêsu cùng là Bạn Rất Thanh Khiết của Đức Maria để chứng thực cho lời khấn hứa của tôi, hy vọng của tôi nhờ sự chuyển cầu của Người.

Cuối cùng, tôi hết ḷng cầu chúc tháng 10 này nối tiếp, một sự nối tiếp liên tục và hân hoan cho những tâm hồn đạo đức muốn vươn lên cách mầu nhiệm tới Mẹ là Đấng chủ tŕ Phép Rất Thánh Mân Côi. Để kết thúc, vẫn măi là lời tung hô "Mẹ Diễm Phúc, Đức Nữ Trinh Nguyên Vinh Quang, Nữ Vương Thế Giới" là niềm an ủi và ḥa b́nh thế giới.

Castel Gandolfo, ngày 29 tháng 9 năm 1961, lễ thánh Michael Tổng Lănh Thiên Thần.

________________________________________

[1] Litaniae Sanctorum

[2] AAS LI (1959), pp. 673-678.

[3] Epistula «The October that is before us», AAS LII (1960), pp. 814-817.

[4] Rm 8, 26

[5] In textu, quem ephemeris " L'Osservatore Romano " in lucem edidit die 1 Octobris mensis a. 1961 [n. 227], sequuntur nonnullae piae commentationes super quindecim Sacri Rosarii mysteriis.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tông Thư

Oecumenicum Concilium

Hội Đồng Đại Kết

Cuộc Họp Thứ Hai

Kêu Gọi Đọc Kinh Mân Côi Chuẩn Bị Cho Công Đồng Chung Vatican II

Của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII

Ban hành 28/4/1962

Chuyển ngữ Igna.M

 

Gửi các Thượng Phụ, Tổng Giám Mục, Giám Mục và Các Đấng Bản Quyền trong B́nh An và Hiệp Thông với Ṭa Thánh:

Về Kinh Mân Côi Xin Kết Thúc Thành Công Công Đồng Vatican II

 

Kính Gửi Chư Huynh Lời Chào và Phép Lành Ṭa Thánh

 

Công Đồng Chung càng đến gần, tâm trí các tín hữu Kitô càng được khuyến khích để mừng nó một cách xứng đáng.

V́ lư do này, trong những tháng gần đây, đặc biệt sau khi tôi công bố Tông Thư "Sự Cứu Rỗi Con Người", đă có rất nhiều hành động bộc lộ suy nghĩ của tôi, và nhằm chuẩn bị về mặt tôn giáo cùng những điều liên quan đến sự kiện rất khó khăn này. Những hành động ấy, một đằng có đặc tính trang trọng, đằng khác có tính thân mật, thực sự nhiều người đă biết; và, như tôi đă nói, chúng được người Công giáo nồng nhiệt đón nhận, c̣n những người khác th́ để ḷng trân trọng.

Cùng tinh thần đó luôn được giáo huấn giáo hoàng gợi hứng: tôi cố gắng bằng lời khuyên nhủ và cổ vơ mở ḷng ra đón nhận ư định ân sủng trời cao, và cũng để được soi rọi ánh sáng chân lư vĩnh cửu, do những giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô mang lại.

Chư Huynh và các con yêu dấu, những người đă được chọn như bộ trưởng của Công Đồng Chung để chuẩn bị những bước sau cùng cho Hội Nghị, tôi mời gọi các Hồng Y, Giám Mục, Giám Chức, Giới Tu Sĩ, và mọi giáo dân khắp hoàn cầu là những người theo một cách nào đó đại diện cho sự hiện diện của họ - tôi đă trao một bông hồng vàng, nó mang hương thơm như một dấu hiệu trang sức và vẻ đẹp của nhân đức cùng nét thanh tú, mà đạo đức Kitô giáo phải được tô điểm: “Đây là một báo hiệu, bông hồng vàng đó của Đức Innocent III, được vị tiền nhiệm của tôi châu phê, tỏa sáng t́nh yêu và ngào ngạt hương thơm của mọi nhân đức Kitô giáo. Điều cần thiết chú ư hơn là h́nh thức rất thánh thiêng của việc phượng tự phải được lấy làm mẫu mực.” (1)

Như tôi đă loan báo nhiều lần trước đây thế nào, th́ bây giờ cũng vậy, với tâm sự đầy lo lắng của toàn thế giới Công giáo, và thực sự là của tất cả những người có thiện chí và khả năng phán đoán đúng, tôi khuyên hăy khẩn cầu danh Đức Maria, Hoa Hồng Mầu Nhiệm, thương ghé mắt nh́n. Tôi khuyến khích mọi người hăy dâng những lời cầu nguyện tha thiết hơn, để việc nghiên cứu về đời sống Kitô hữu được sâu sắc hơn, và các mục tiêu thánh thiện ổn định hơn cũng được củng cố; như Công Đồng Chung kêu gọi và khuyến nghị.

Tháng của những nụ cười Tháng Năm. Tinh thần của các Kitô hữu đoàn kết một cách tự phát và cố gắng thực hiện lư tưởng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria bằng một t́nh yêu duy nhất dành cho Mẹ Thiên Chúa. Các kinh nguyện và nghi thức tôn giáo được thực hiện trong các đền thánh của thế giới Công giáo, từ các đền thờ rất nổi tiếng của Đức Trinh Nữ Maria đến các đền thờ thị trấn nhỏ trên núi, từ các nhà nguyện khắp thế giới, nơi mà hoạt động của các nhà truyền giáo vất vả ngay trong phạm vi các gia đ́nh Kitô giáo, cho thấy rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh đă thu hút cách hiệu quả tất cả mọi người đến với ḿnh để liên kết họ với nhau.

Do đó, tôi mong muốn tất cả các tín hữu Kitô trải nghiệm cảm nhận này, là được hiệp nhất trong mối liên hệ mật thiết với Đức Trinh Nữ Maria, và như đă nói, và nối kết với nhau như những người bạn đồng hành trên con đường dẫn đến ngọn núi mà từ đó Đức Kitô đă lên trời. Thực tế là trong suốt năm nay, việc cảm nhận trải nghiệm bị hạn chế bởi đại lễ Chúa Thăng Thiên, mà từ rất xa xưa Giáo Hội đă quen cử hành một cách đặc biệt long trọng cả ở Đông phương và Tây phương; Chúng ta cũng không thu xếp cảm nhận của ḿnh nếu không có một an ủi ngọt ngào để tưởng nhớ những lời cuối cùng và nhận được các điều răn tối cao mà Chúa Giêsu Kitô đă phán trước khi trở về với Chúa Cha, cùng với Mẹ Rất Thánh của Ngài và các Tông đồ, bằng việc canh tân sự hiệp nhất tâm trí đă xảy ra nơi Pḥng Tiệc Ly. “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu…” (Cv 1,14)

Cũng cần lưu ư rằng lời tôi khuyên mừng Tháng Đức Mẹ với ḷng đạo đức và sao cho hữu ích, liên quan đến các linh mục, như đă rơ ngay từ đầu, không những chỉ nói cho các Kitô hữu biết điều đó, mà c̣n phải đề ra và giải thích nó theo cách mà chính họ mong muốn biến những lời cầu nguyện nài xin của họ thành kết quả hạnh phúc của Công Đồng Chung; để biến cố Lễ Ngũ Tuần sẽ lớn lao như biến cố Lễ Ngũ Tuần mới, và Chúa Thánh Thần tuôn đổ cách lạ lùng dồi dào các ân tứ trên trời cho Giáo Hội.

V́ mục đích này, Tôi rất vui được đưa ra ba ư kiến nêu lên lư lẽ cho việc công bố Lời Chúa đối với các linh mục; Và bắt đầu từ những lời dạy và việc làm sau cùng của Chúa Giêsu Kitô, nó ở trong Sách Thánh, lời tựa sách Công Vụ Tông Đồ: “Trước ngày ấy, Người đă dạy bảo các Tông Đồ mà Người đă tuyển chọn nhờ Thánh Thần. Người lại c̣n dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đă chịu khổ h́nh: trong bốn mươi ngày, Người đă hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đă hứa, ‘điều mà anh em đă nghe Thầy nói tới, đó là trong ít ngày nữa anh em sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần… Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em’." (Cv 1,2-5.8)

1

Lúc đầu, Chúa Giêsu Kitô đă ban ḿnh cho các tông đồ trong khoảng thời gian bốn mươi ngày để củng cố tâm trí họ bằng sự hiện diện của Người; rồi Người tự chứng minh ḿnh đang sống.

Nhưng ngay cả sau khi lên trời, nơi Người ngự bên hữu Chúa Cha, Người vẫn tiếp tục hiến thân sống động cho chúng ta; v́ Người vẫn ở với chúng ta, như chính Người đă hứa: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (4) Thực vậy, Đấng Cứu Chuộc chúng ta hiện cũng đang hiện diện trong Giáo Hội của Người, nơi thực hiện công tŕnh của Đấng Tạo Hóa và truyền bá nó ra khắp thế giới. Sự hiện diện của Người cũng ở trong các biến cố nhân loại, nó được coi là một mục đích, mà con người coi là vô t́nh, và góp phần vào việc hoàn thành chính công tŕnh Cứu Chuộc và ơn cứu độ; Sự hiện diện của Người trong tâm trí từng cá nhân và những người mà ánh sáng ân sủng trên trời và sức nuôi dưỡng thiêng liêng của Bí tích Thánh Thể củng cố.

Công Đồng Chung được tổ chức tốt nhất vào thời điểm hiện tại. Bởi v́ tất cả nhân sự làm việc được đảm bảo, theo đó cơ cấu Giáo Hội sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm thời đại chúng ta, cũng như các luật khác hoặc sẽ được lập nên hoặc được đổi mới trong kỳ họp tiếp theo, sẽ là mục đích duy nhất của Công Đồng này, để con người ngày càng hiểu biết và yêu mến Chúa Kitô, và noi gương Người một cách quảng đại hơn.

V́ “Đức Kitô phải nắm vương quyền,” (5) chúng ta hăy cố gắng chỉ v́ Người, ngay cả trong tặng ân quư nhất là mạng sống; Chúng ta hăy coi trọng thói quen sống riêng với Người, v́ chính Người “mới có những lời đem lại sự sống đời đời”. (6) Căn bản việc tổ chức Công Đồng, hay việc đưa vào các nhân đức và luân lư th́ kết quả đều nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa Trời từ Công Đồng. V́ vậy, mỗi người với hết niềm tin vốn được củng cố bằng hành động, hăy chân thành tuân theo lời Người dạy, và đầy hân hoan ư thức rằng Người đang hiện diện, hăy gắn chặt vào Đấng Cứu Chuộc lúc này đây và ngày càng nhiều hơn.

2

Trong những ngày trước khi lên trời, Chúa Giêsu Kitô đă tṛ chuyện với các tông đồ như Kinh Thánh viết: “nói về Nước Thiên Chúa.” (7) Người từ Thiên Chúa mà đến với nơi này để thiết lập trong tâm trí mọi người vương quốc của Cha, và truyền bá vương quốc ấy qua gia đ́nh những con người được cứu chuộc, thậm chí sử dụng những phương pháp có thể được nh́n thấy từ bên ngoài. Tuy nhiên, rơ ràng là một vương quốc kiểu này liên quan trước hết tới sự ưu việt của những điều tinh thần, là những điều vừa chuẩn bị vừa hứa hẹn hạnh phúc thiên đàng; v́ vương quốc của Chúa Kitô, mặc dù nó đă bắt đầu ở đây trên trái đất, nhưng vẫn không thuộc về thế giới này, như chính Người đă nói: "Nước Tôi không thuộc chốn này."

Theo cách này - cụ thể là, Nước Thiên Đàng được coi là quan trọng - điều kiện và nhu cầu của con người không chỉ được hiểu theo một khía cạnh mà c̣n cả về chiều sâu, v́ con người được phú cho linh hồn bất tử, để đằng sau những nguy hiểm trần thế, mỗi người chuẩn bị cho ḿnh có được sự sống vĩnh cửu. Nhưng từ đó họ tiến tới tặng ân quan trọng nhất, tặng ân đó thuộc về hoặc cá nhân hoặc toàn thể xă hội con người. Bởi trong cộng đồng cuộc sống này, phá hoại tài sản tạm bợ trần thế như sự thật, công lư và công bằng là không chút hợp pháp. V́ ánh sáng thanh b́nh của các tầng trời đă từng bị che chắn bởi việc phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, hoặc tiêu diệt tất cả những người mà chúng ta phải gọi là anh em, hoặc coi thường phẩm giá và các quyền bẩm sinh của họ, những quyền không thể bị gạt ra khỏi họ.

V́ vậy, để cho Công Đồng Chung được mong đợi với lương tâm ngay thẳng, điều cần thiết tuyệt đối là tất cả mọi người phải vun trồng công bằng tư nhân và xă hội nhiệt thành hơn, cổ vơ t́nh bác ái sốt sắng hơn, và cống hiến bản thân cùng lợi ích của ḿnh cho công ích, để điều chỉnh và ổn định cuộc sống hợp t́nh hợp lư hơn giữa các gia đ́nh và các quốc gia. Điều đó có thể đóng góp cho các mối quan hệ quốc tế nhằm thúc đẩy phúc lợi của toàn thể nhân loại cách phù hợp hơn.

 

3

Cuối cùng, Đấng Cứu Chuộc đă hứa gửi một tặng ân thiên đàng, Chúa Thánh Thần, từ ḷng Chúa Cha: "Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em." (8)

Quyền năng thiêng liêng này, mà Thánh Thần Thiên Chúa đổ vào trái tim con người, là bằng chứng tuyệt vời về niềm hy vọng, sức mạnh phi thường và sự bảo vệ đích thực của sự sống con người: chúng ta kêu xin ân sủng làm chúng ta nên thánh, và vô số ân sủng đang có hiệu lực, tiến đi trước và đồng hành cùng chúng ta. Tất nhiên, điều này vô cùng quan trọng, đó là tâm trí người Kitô hữu, được tái sinh trong sự thật, có thể được đổi mới bên trong. Nhưng nếu không có Chúa Thánh Thần, Công Đồng Chung sẽ bị tước đi những thành quả mà mọi người mong đợi và chúng chỉ toàn có ư muốn, niềm tin và mục tiêu, và quả thực chỉ là những thói lệ về kỹ năng của con người, tức là văn hóa nhân loại

Tất nhiên, đây là phương pháp đánh giá của Kitô giáo, theo đó những sự vật trần gian được coi là hợp lư nhất, và điều mà vị tiền nhiệm của tôi, thánh Gregoriô Cả, đă khéo léo đúc kết lại bằng những lời này: “Để khát khao một quê hương trên trời, th́ những ham muốn của xác thịt phải bị xua tan; để làm suy tàn vinh quang của thế gian, th́ đừng ước ao những thứ khác,” (9) mà gần đây tôi đă đề ra để “trao cho” những con cái rất yêu quư của tôi từ giáo phận Rôma, giáo phận đă được giao phó cho tôi làm người kế vị thánh Phêrô, Thủ Lănh Các Tông Đồ.

Để đạt được những mục tiêu này, cần có quyền năng của Chúa Thánh Thần, nhờ đó chúng được thấm đẫm tinh thần của tất cả mọi người, để chúng có thể trung thành đáp ứng với khuynh hướng của trời cao: mà nếu mọi người, những con cái rất yêu dấu của tôi, đang hăng say phấn đấu để làm tốt ư muốn này, th́ chắc chắn một Công Đồng mới sẽ được tổ chức và sẽ có sự canh tân tuyệt vời của ân sủng đang tái sinh, điều mà trái tim linh cảm của tôi đang chờ đợi.

Chư Huynh và các con yêu dấu, thái độ này tạo cho chúng ta một cơ hội kịp thời hơn cho chi phí và khung thời gian chuẩn bị cuộc hội ngộ của chúng ta. Kết quả là, khi canh tân kết hợp hài ḥa giữa các phác thảo và cầu nguyện diễn ra trong pḥng khách để tôn kính Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, chúng ta hăy hướng chú ư đến t́nh yêu vô song này, bằng cách tuân theo những thói quen khác mà ḷng đạo đức của mỗi dân tộc đă mang đến: “Một tràng Kinh Mân Côi là bó hoa đẹp và thơm ngát nhất giữa xen kẽ vui buồn, được kết nối liên tục trong cuộc sống con người, trong lúc chúng ta suy niệm và cầu xin Mẹ thiên đàng rất dịu dàng của chúng ta.” (10)

Ḷng sùng kính Đức Mẹ Mân Côi xem ra là đặc điểm của các linh mục, những người mà tôi đề nghị noi gương thánh Gioan Maria Vianney, Curé d’Ars, người có tấm ḷng cao cả yêu thích chiêm niệm, vân vê chuỗi hạt trong tay. Tôi ước rằng từ lúc đó các linh mục sẽ được khích lệ để đạt được sự thánh thiện xứng đáng với chức vụ của họ; đó là món quà mà Thiên Chúa đă giao phó cho chúng ta, để chúng ta t́m kiếm sự cứu rỗi linh hồn ḿnh.

V́ thế, hăy để Kinh Mân Côi là tiếng thở dài nhẹ nhàng của trái tim: đặc biệt là các linh mục, những người thân yêu của tôi, và các trinh nữ được thánh hiến, những người đă khấn với Thiên Chúa bằng mối dây khiết tịnh trọn hảo và làm việc bác ái không ngơi nghỉ, cùng với các gia đ́nh Kitô hữu, những người lấy luật Thiên Chúa làm đầu mọi suy nghĩ và t́nh cảm; Kinh Mân Côi kết nối những bàn tay trẻ thơ và kết nối những bệnh nhân, nâng đỡ những lao nhọc hàng ngày của cha mẹ họ. Đó là hương thơm của ḷng đạo đức phi thường, mà tại thời điểm này Công Đồng Chung nhận được lời cảm ơn cao quư nhất của Mẹ trên trời.

Thưa Chư Huynh, trong khi tôi ấp ủ một hy vọng dạt dào, rằng những lời khuyến khích này của tôi sẽ gợi ư cho Chư Huynh suy niệm nghiêm túc và siêng năng cẩn thận trong công việc của ḿnh, tôi cùng mỗi linh mục và tín hữu được giao phó cho sự chu đáo của Chư Huynh, tôi tŕu mến ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, những người ḥa giải hứa hẹn của thiên đàng.

Ban hành tại Rome, đền thờ thánh Phêrô, ngày 28 tháng 4 năm 1962, năm thứ tư triều đại Giáo hoàng của tôi.

 

Gioan XXIII

 

 

________________________________________

(1) Cfr. AAS. LIV (1962)

(2) Cv 1,14

(3) Cv 1,2-5.8

(4) Mt 28,20

(5) 1 Cr 15,25

(6) Ga 6,68

(7) Cv 1,3

(8) Ga 18,36

(9) Cv 1,8

(10) Cfr. AAS. LIV (1962)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI

(30/6/1963 – 6/8/1978)

 

Tông Thư

Mense Maio

Về Cầu Nguyện Suốt Tháng Năm

Cho Việc Duy Tŕ Ḥa B́nh

Của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

Ban hành 29/4/1965

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám Mục và các Đấng Bản Quyền Địa Phương trong B́nh An và Hiệp Thông với Ṭa Thánh.

Chúc Sức Khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh đến Chư Huynh.

1. Tháng Năm gần đến, tháng mà các tín hữu đạo đức dâng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Tâm hồn tôi hân hoan khi nghĩ về bằng chứng đức tin cảm động và t́nh yêu sẽ sớm được dâng kính Nữ Vương Thiên Đàng ở mọi miền trên trái đất. V́ suốt tháng này các Kitô hữu, trong nhà thờ và tại tư gia, dâng lên Mẹ Trinh Nữ những hành động tôn kính sốt sắng và mến yêu hơn nữa; và đó là tháng mà ơn thương xót dồi dào của Thiên Chúa tuôn đổ xuống từ ngai Mẹ chúng ta.

2. Tôi rất vui mừng và được an ủi bởi thói quen đạo đức này liên quan đến tháng Năm, tháng tôn vinh Đức Trinh Nữ và mang lại những lợi ích phong phú cho người Kitô hữu. V́ Đức Maria được nh́n nhận đúng đắn là con đường dẫn chúng ta đến với Chúa Kitô, kẻ gặp được Đức Maria không thể nào không gặp được Chúa Kitô. Có lư do nào khác làm chúng ta liên tục hướng về Đức Maria nếu không là để t́m kiếm Chúa Kitô trong ṿng tay của Người, t́m kiếm Cứu Chúa của chúng ta trong Người, qua Người và với Người? Đối với Ngài, con người quay cuồng giữa những lo lắng và hiểm họa của thế giới này, bị thúc đẩy bởi bổn phận và bị dồn ép bởi những nhu cầu cấp thiết của tâm hồn, để t́m một bến cảng cứu độ, một suối nguồn sự sống siêu việt.

Thời Gian Để Cầu Nguyện Đặc Biệt

3. V́ tháng Năm là động lực mạnh mẽ cho những lời cầu nguyện thường xuyên và nhiệt thành hơn, và v́ những lời khẩn xin của chúng ta dễ đến được với trái tim từ bi của Người hơn trong suốt thời gian đó, nên một thói quen yêu thích của các vị tiền nhiệm tôi là chọn tháng này, dành riêng cho Đức Maria, để thôi thúc dân Kitô giáo dâng lên những lời cầu nguyện chung bất cứ khi nào nhu cầu của Giáo hội đ̣i hỏi hoặc một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nào đó đe dọa loài người. Thưa Chư Huynh, năm nay tôi cảm thấy buộc ḷng phải kêu gọi những lời cầu nguyện như vậy trên toàn thế giới Công giáo. Nh́n vào nhu cầu hiện tại của Giáo hội và t́nh h́nh ḥa b́nh thế giới, tôi có lư do chính đáng để tin rằng giờ phút hiện tại là đặc biệt nghiêm trọng và khẩn thiết cần lời cầu nguyện được phối hợp từ phía tất cả các Kitô hữu là vấn đề ưu tiên hàng đầu.

Nhu Cầu Của Công Đồng

4. Lư do đầu tiên liên quan tới thời điểm lịch sử hiện tại trong đời sống Giáo hội là sự kiện Công Đồng Vatican II. Sự kiện trọng đại này đặt Giáo hội trước một nhiệm vụ nặng nề: tự thích ứng trong cách thức phù hợp với nhu cầu thời đại chúng ta. Tương lai của Hiền Thê Chúa Kitô và số phận của nhiều linh hồn, trong một thời gian dài sắp tới, sẽ tùy thuộc vào sự thành công của nỗ lực này. Đó thực sự là một khoảnh khắc tuyệt vời Thiên Chúa đă đi vào cuộc sống của Giáo hội và lịch sử thế giới.

Công Việc Phía Trước

5. Mặc dù phần lớn công việc thảo luận của Công đồng đă hoàn thành, nhưng thưa Chư Huynh, vẫn c̣n nhiều việc phải làm trong kỳ họp sắp tới, cũng là kỳ họp cuối cùng. Giai đoạn sau kỳ họp đó sẽ quan trọng không kém. Vào thời điểm đó, các quyết định của Công đồng sẽ phải được thực hiện. Các linh mục và giáo dân sẽ được kêu gọi kết hợp nỗ lực của họ để những hạt giống được gieo trong Công đồng có thể sinh hoa trái hữu ích cụ thể. Và v́ vậy, để có được ơn soi sáng cần thiết và phúc lành của Chúa cho việc hoàn tất khối lượng lớn công việc này, tôi đặt hy vọng nơi Đức Maria, Đấng mà tôi đă hoan hỷ tuyên bố là Mẹ Giáo Hội vào cuối kỳ họp sau cùng. Ngay từ khi bắt đầu Công Đồng, Người đă dành cho chúng ta sự giúp đỡ yêu thương, và chắc chắn Người sẽ ở lại với chúng ta cho đến khi nhiệm vụ kết thúc.

Ḥa B́nh Đang Bị Đe Dọa

6. Thưa Chư Huynh, lư do thứ hai cho lời kêu gọi của tôi bắt nguồn từ t́nh trạng quan hệ quốc tế hiện nay, mà như Chư Huynh biết, vô cùng rắc rối và bất ổn. Lợi ích cao nhất cho ḥa b́nh một lần nữa được đặt trong t́nh trạng nguy hiểm. Ngày nay, chúng ta thấy căng thẳng ngày càng nghiêm trọng giữa các quốc gia ở một số nơi trên thế giới, như thể không có bài học nào được rút ra từ những kinh nghiệm cay đắng của hai cuộc thế chiến đă gây ra đổ máu rất nhiều trong nửa đầu thế kỷ này. Một lần nữa chúng ta thấy con người mạo hiểm cậy vào vũ trang thay v́ đàm phán để giải quyết tranh chấp giữa các bên đối nghịch. Do đó, cư dân của toàn bộ các quốc gia phải hứng chịu những đau khổ khôn tả gây ra bởi các cuộc nổi dậy, xung đột bí mật và nguy hiểm, và các trận chiến toàn diện. Những hoạt động này phát triển ngày càng thường xuyên và tàn khốc hơn, và bất cứ lúc nào cũng có thể châm ng̣i cho một cuộc chiến mới và kinh hoàng.

Kêu Gọi Các Nhà Lănh Đạo Thế Giới

7. Nhận thức được những nguy cơ nghiêm trọng đe dọa nhân loại và ư thức về bổn phận với tư cách là mục tử tối cao, tôi thấy cần phải lên tiếng về mối quan tâm lo lắng và nỗi sợ hăi của tôi rằng những căng thẳng này có thể biến thành cuộc chiến đẫm máu. Tôi kêu gọi tất cả những người chịu trách nhiệm của cơ quan công quyền đừng coi thường những mong muốn đồng ḷng của nhân loại để đạt được ḥa b́nh. Họ hăy cố gắng bằng mọi cách trong khả năng ḿnh để ǵn giữ ḥa b́nh đang bị đe dọa. Họ hăy không ngừng thúc đẩy các cuộc thảo luận và đàm phán trong mọi dịp có thể và giữa những người ở mọi tầng lớp, để họ có thể ngăn chặn sự cậy dựa nguy hiểm vào vũ khí và những thiệt hại khủng khiếp cho các giá trị thế tục, tinh thần và đạo đức. Theo những con đường được pháp luật vạch ra, họ hăy cố gắng chọn lấy con đường chân thành t́m kiếm công lư và ḥa b́nh; họ hăy cổ vơ những mục tiêu như vậy và đưa chúng đến thành công; họ hăy đặt niềm tin vào mọi biểu hiện chân thành của thiện chí, để nguyên cớ trật tự đúng đắn đáng khen ngợi có thể chiếm ưu thế trên nguyên cớ gây rối loạn và hủy hoại.

Hành Vi Tội Ác Bị Lên Án

8. Than ôi, trong t́nh trạng quan hệ đáng thương này, tôi rất tiếc lưu ư rằng thường không hề có sự trân trọng tính cách thiêng liêng và bất khả xâm phạm của sự sống con người; có những hành động và phương pháp được sử dụng để công khai phô trương sự nhạy cảm đạo đức và thói quen của những người văn minh. Về mặt này, tôi không thể không lên tiếng để bảo vệ phẩm giá con người và nền văn minh Kitô giáo; để lên án chiến tranh bí mật và nguy hiểm, các hoạt động khủng bố, bắt giữ con tin và trả thù dă man chống lại những người không vũ trang. Đây là những tội ác làm suy yếu nhận thức của con người về những ǵ chính đáng và nhân đạo, và càng làm tăng thêm sự tàn độc trong ḷng những kẻ tham chiến. Những tội ác này có thể chắn ngang những con đường vẫn mở cho sự tin tưởng nhau hoàn toàn; hoặc ít là chúng có thể đặt ra nhiều khó khăn hơn trên con đường đàm phán, con đường mà nếu được thực hiện với sự chân thành và trung thực, sẽ có thể t́m ra một giải pháp hợp lư.

Quan Tâm Đến Mọi Người

9. Thưa Chư Huynh, như Chư Huynh đă biết, mối quan tâm sâu sắc của tôi đối với t́nh trạng quan hệ này không bị sai khiến bởi bất kỳ tư lợi hẹp ḥi nào. Mong muốn duy nhất của tôi là bảo vệ những người gặp bất hạnh và thúc đẩy sự thịnh vượng thực sự của tất cả các dân tộc. Và tôi hy vọng rằng ư thức trách nhiệm mà họ phải chịu trước Thiên Chúa và con người sẽ đủ để khiến những người đứng đầu chính phủ tiếp tục nỗ lực cao thượng để ǵn giữ ḥa b́nh; nhằm hết sức cố gắng ngăn ngừa, trong khả năng có thể, những trở ngại bị đặt ra cho thỏa thuận chân thành, an toàn bởi tiến tŕnh các sự kiện hoặc thái độ của con người.

Ḥa B́nh, Tặng Ân Của Thiên Chúa

10. Nhưng thưa Chư Huynh, ḥa b́nh không chỉ là công việc của con người. Trước hết, nó cũng là tặng ân của Thiên Chúa. Ḥa b́nh đến từ trời. Nó sẽ thực sự ngự trị giữa con người khi cuối cùng chúng ta chứng tỏ ḿnh xứng đáng nhận được tặng ân này từ Thiên Chúa Toàn Năng. Như hạnh phúc và vận mệnh của các dân tộc nằm trong quyền năng của Ngài thế nào, th́ tâm hồn con người cũng vậy. V́ thế, chúng ta sẽ có được ơn lộc cao quư này bằng cách cầu nguyện với Chúa, cầu nguyện không ngừng và tỉnh thức, như Giáo hội đă có thói quen làm ngay từ buổi sơ khai; nhất là, nài xin sự can thiệp và bảo vệ của Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Ḥa B́nh.

11. V́ vậy, thưa Chư Huynh, trong suốt tháng Năm này, chúng ta hăy dâng lời cầu xin lên Mẹ Thiên Chúa với ḷng mến yêu và tin tưởng lớn lao hơn, để chúng ta có thể nhận được ân huệ và phúc lành của Người. Ngay cả khi tội lỗi nghiêm trọng của con người khiêu khích công lư của Thiên Chúa và đáng h́nh phạt công thẳng của Ngài, th́ chúng ta cũng không được quên Ngài là “Cha giàu ḷng thương xót và là Thiên Chúa của mọi niềm an ủi” (1) và Ngài đă đặt Đức Maria Rất Thánh làm quản lư quảng đại những ơn thương xót của Ngài.

 

Cầu Xin Đức Maria Cứu Giúp

12. Xin Đấng đă trải qua những lo toan và vất vả của cuộc sống trần thế, những mệt mỏi của công việc hàng ngày, những khó khăn và thử thách của nghèo đói, và nỗi buồn trên núi Calvary, đến trợ giúp nhu cầu của Giáo hội và loài người. Xin Người ân cần đoái nghe lời tha thiết nài van của mọi người trên khắp thế giới mà ban ḥa b́nh. Xin Người khai tâm mở trí những người cầm quyền các quốc gia. Và sau hết, xin Người cầu khẩn Thiên Chúa, Đấng thống trị gió băo, xua tan những cơn giông tố trong trái tim xung khắc của con người và ban b́nh an cho thời đại chúng ta. Điều chúng ta t́m kiếm là nền ḥa b́nh đích thực dựa trên nền tảng vững chắc của công lư và t́nh yêu – một công lư thừa nhận quyền lợi chính đáng của người yếu cũng như kẻ mạnh; một t́nh yêu khiến con người không rơi vào sai lầm do những quan tâm thái quá cho lợi ích riêng ḿnh. V́ vậy, quyền của mỗi người có thể được bảo vệ mà quyền của người khác không bị lăng quên hoặc vi phạm.

Cần Những Lời Nguyện Đặc Biệt

13. Thưa Chư Huynh, tôi xin Chư Huynh chuyển đạt  những mong muốn và lời kêu gọi khẩn cấp của tôi đến các tín hữu được ủy thác cho Chư Huynh chăm sóc, theo bất kỳ cách nào Chư Huynh thấy phù hợp nhất. Tôi cũng xin Chư Huynh dọn sẵn những lời nguyện đặc biệt trong mỗi giáo phận và giáo xứ trong tháng Năm; riêng trong ngày lễ Đức Maria Nữ Vương, hăy có lời nguyện chung long trọng cho những ư định mà tôi đă đề cập.

14. Chư Huynh nên biết tôi rất tin vào lời cầu nguyện của trẻ nhỏ và những người đau khổ, v́ những lời khẩn nài của họ có sức mạnh đặc biệt để thâm nhập vào thiên đàng và làm nguôi công lư của Thiên Chúa. V́ đây là một dịp hoàn hảo, đừng quên việc nhấn mạnh nhiều lần vào việc đọc Kinh Mân Côi, lời kinh rất đẹp ḷng Đức Mẹ và thường được các vị Giáo hoàng Rôma khuyên đọc. Nó mang đến cho các tín hữu một phương thế tuyệt vời để tuân thủ hiệu quả và làm hài ḷng Vị Tôn Sư Thần Linh của chúng ta khi Ngài truyền: “Anh em cứ xin th́ sẽ được, cứ t́m th́ sẽ thấy, cứ gơ cửa th́ sẽ mở ra cho.” (2)

15. Với việc bày tỏ những cảm xúc chân thành này và hy vọng chắc chắn mọi người sẽ hưởng ứng lời kêu gọi của tôi cách mau mắn và sẵn sàng. Tôi ưu ái ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, và tất cả những người được ủy thác cho Chư Huynh coi sóc.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 29 tháng 4 năm 1965, năm thứ hai triều đại Giáo hoàng của tôi.

Phaolô VI

 

 

 

Ghi Chú:

Bản Latin: Acta Apostolicae Sedis, 57 (1965), 353-58.

Bản tiếng Anh: The Pope Speaks, 10 (Spring, 1965), 220-24.

Tham Khảo:

12. (1) Cf. 2 Cor. 1.3.

13. (2) Mt. 7.7.

Tông Thư

Christi Matri

Về Cầu Nguyện Cho Ḥa B́nh Suốt Tháng Mười

Của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

Ban hành 15/9/1966

Chuyển ngữ Igna.M

 

Kính gửi Chư Huynh, các Thượng Phụ, Giáo Chủ, Tổng Giám Mục, Giám mục và các Đấng Bản Quyền Địa Phương trong b́nh an và hiệp thông với Ṭa Thánh.

Chúc Sức Khỏe và Phép Lành Ṭa Thánh đến Chư Huynh.

1. Dệt những lời Kinh Mân Côi thành ṿng hoa mầu nhiệm dâng lên Mẹ Chúa Kitô là một phong tục nổi bật của các tín hữu trong tháng Mười. Theo bước chân những vị tiền nhiệm, tôi nhiệt t́nh tán thành điều này và kêu gọi tất cả con cái Giáo hội dâng ḷng sùng kính đặc biệt lên Đức Trinh Nữ Rất Thánh trong năm nay. V́ nguy cơ về một tai họa nghiêm trọng và rộng lớn hơn lơ lửng trên gia đ́nh nhân loại đă gia tăng, nhất là ở các vùng phía Đông Á nơi cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt đang nổ ra. Do vậy, tôi cảm thấy rất khẩn cấp phải một lần nữa làm điều tôi có thể để bảo vệ ḥa b́nh. Tôi cũng lo lắng bởi những ǵ tôi biết đang diễn ra ở các khu vực khác, như cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đang phát triển, chủ nghĩa dân tộc điên rồ, sự phân biệt chủng tộc, nỗi ám ảnh về cuộc cách mạng, sự chia rẽ các công dân, âm mưu bất chính, cuộc tàn sát người vô tội. Tất cả những thứ này có thể cung cấp chất liệu dẫn tới thảm họa khôn lường.

Một Nhiệm Vụ Đặc Biệt Từ Thiên Chúa

2. Giống như những vị tiền nhiệm gần tôi, tôi dường như nhận được một trách vụ đặc biệt từ Thiên Chúa trong sự quan pḥng của Ngài để làm việc kiên nhẫn và không ngừng hầu ǵn giữ và củng cố ḥa b́nh. Trách vụ này, như một điều hiển nhiên, xuất phát từ việc tôi được giao phó cai quản toàn Giáo hội, như là “phất cờ hiệu cho các dân tộc,'' (1) không phục vụ các mục đích chính trị mà phải mang lại chân lư và ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Sáng Lập Giáo hội, cho nhân loại.

3. Thật vậy, ngay từ khi bắt đầu sứ vụ tông đồ, tôi đă không bỏ qua nỗ lực nào để tiếp tục sự nghiệp ḥa b́nh trên thế giới qua những lời cầu nguyện, khẩn xin và khuyên lơn. Như Chư Huynh cũng nhớ, năm ngoái tôi đă bay tới Bắc Mỹ để nói về phúc lành ḥa b́nh rất đáng mong đợi tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc, trước một cử tọa ưu tú đại diện cho hầu hết mọi quốc gia. (2) Tôi đă cảnh báo chống lại việc cho phép coi người này thấp kém hơn người khác và cho phép người nọ tấn công người kia. Thay vào đó, mọi người nên dành nỗ lực và nhiệt huyết của ḿnh để thiết lập ḥa b́nh. Ngay cả sau đó, được kích thích bởi sự quan tâm tông đồ, tôi đă không ngừng thúc giục những người mà vấn đề lớn này phụ thuộc vào họ để ngăn ngừa khỏi đại họa có thể xảy ra cho nhân loại.

 

Một Nghĩa Vụ Rất Quan Trọng

4. Bây giờ một lần nữa, tôi “lớn tiếng kêu van khóc lóc”, (3) khẩn thiết cầu xin những người cai trị các quốc gia làm mọi điều có thể để những cuộc xung đột lớn không lan rộng xa hơn mà hoàn toàn bị dập tắt. Tôi chắc chắn tất cả những ai mong muốn lẽ phải và ngay chính – bất kể chủng tộc, màu da, tôn giáo và tầng lớp xă hội nào – đều cảm thấy giống như tôi.

5. Do đó, tất cả những người có trách nhiệm ấy hăy mang lại những điều kiện cần thiết cho việc hạ vũ khí trước khi khả năng khiến điều đó bị tước mất bởi áp lực của các sự kiện. Những người nắm trong tay sự an toàn của loài người nên nhận ra rằng ngày nay, họ có một nghĩa vụ rất quan trọng trong lương tâm. Biết lo cho quốc gia của họ, cho thế giới, cho Thiên Chúa và lịch sử, họ hăy xem xét lương tâm ḿnh. Họ hăy ư thức được trong tương lai, tên của họ sẽ được chúc phúc nếu họ sáng suốt thực hiện theo lời khuyên này.

 

Phải Bắt Đầu Đàm Phán

6. Nhân danh Chúa, tôi kêu gọi họ dừng lại. Con người phải đến với nhau và ngồi xuống để đàm phán chân thành. Mọi thứ phải được giải quyết ngay bây giờ, thậm chí với cái giá là sự phiền phức, v́ sau này chúng có thể phải được giải quyết bằng cái giá tổn hại to lớn và cuộc tàn sát dă man thậm chí không thể tưởng tượng được bây giờ. Nhưng ḥa b́nh này phải dựa trên công lư và tự do cho nhân loại, và phải tính đến quyền của các cá nhân và cộng đồng. Nếu không nó sẽ lỏng lẻo và bất ổn.

7. Khi tôi nói tất cả những điều này với cảm xúc sâu sắc và một trái tim lo lắng, nó là điều đúng đắn duy nhất tôi làm khi việc chăm sóc mục vụ tối cao của tôi thôi thúc, và nài xin sự phù trợ từ trời. Ḥa b́nh, “là một sự thiện lớn lao đến nỗi ngay cả trong những thứ trần thế, mau qua, không có ǵ nghe êm ái hơn, không có ǵ được hết ḷng khao khát hơn, và cuối cùng không có ǵ tốt đẹp hơn để t́m”, (4) phải t́m kiếm nó từ Đấng là Hoàng Tử Ḥa B́nh. (5) Nhưng v́ Giáo hội, trong những thời điểm bất ổn và lo lắng, đă quen với việc cậy nhờ Đấng rất sẵn ḷng can thiệp, Đức Maria, tôi có lư do chính đáng để hướng sự chú ư của tôi, của Chư Huynh và của tất cả tín hữu Kitô, lên Người. V́ như thánh Irênê nói: Người “đă trở nên căn nguyên ơn cứu độ cho toàn thể loài người”. (6)

 

Đức Maria, Nữ Vương Ḥa B́nh

8. Không điều nào có vẻ phù hợp và có giá trị đối với tôi hơn là những lời cầu nguyện của cả gia đ́nh Kitô hữu dâng lên Mẹ Thiên Chúa, Đấng được kêu cầu là Nữ Vương Ḥa B́nh, để nài xin Người tuôn đổ những ân lộc dồi dào của ḷng từ mẫu Người giữa lúc thử thách liên miên và gian khó chập chùng. Tôi muốn những lời cầu nguyện không ngớt và sốt sắng được dâng lên Đấng mà tôi đă tuyên bố là Mẹ Giáo Hội, người Mẹ thiêng liêng, trong lễ kỷ niệm Công đồng Vatican II, bởi đó mà được các Nghị Phụ và thế giới Công giáo hoan nghênh, và xác nhận một điểm giáo lư truyền thống. Đối với Mẹ Đấng Cứu Thế, như thánh Augustinô dạy, th́ “chắc chắn cũng là mẹ các chi thể của Ngài” (7) và Thánh Ansenmô, đề cập đến một vấn đề khác, đồng ư với thánh Augustinô bằng những lời này: “Điều nào có thể được coi là phù hợp hơn cho Mẹ để làm mẹ của những người mà Chúa Kitô đă quyết định trở thành cha và anh của họ?” (8) Người được vị tiền nhiệm của tôi, Đức Thánh Cha Lêô XIII, gọi là “Mẹ thực sự của Giáo hội”. (9) Do đó, tôi có lư do chính đáng để đặt niềm tín thác nơi Người giữa t́nh trạng rối loạn khủng khiếp này.

 

Giá Trị Của Kinh Mân Côi

9. Nếu sự dữ gia tăng, ḷng sùng kính của Dân Chúa cũng nên lớn mạnh. Và v́ vậy, thưa Chư Huynh, tôi muốn Chư Huynh dẫn đầu trong việc thúc giục và khuyến khích mọi người cầu nguyện sốt sắng với Mẹ Maria rất nhân từ bằng cách đọc Kinh Mân Côi suốt tháng Mười, như tôi đă tŕnh bày. Lời cầu nguyện này rất phù hợp với ḷng sùng kính của Dân Chúa, rất đẹp ḷng Mẹ Thiên Chúa và rất hiệu quả trong việc xin được phúc lành trên trời. Công đồng Vatican II đă khuyên tất cả con cái Giáo hội đọc Kinh Mân Côi, dù không diễn tả bằng lời nhưng theo cách thức không thể nhầm lẫn trong cụm từ này: “Họ hăy đánh giá cao các áp dụng và thực hành đạo đức hướng đến Đức Trinh Nữ và được giáo quyền chấp thuận qua nhiều thế kỷ.” (10)

10. Như lịch sử Giáo hội cho thấy rơ, cách cầu nguyện rất hiệu quả này không chỉ tác động trong việc ngăn ngừa sự dữ và chặn đứng tai họa, mà c̣n giúp ích rất nhiều trong việc thúc đẩy đời sống Kitô hữu. “Nó nuôi dưỡng một đức tin Công giáo sẵn sàng tiếp nhận cuộc sống mới từ một chú giải kịp thời về những mầu nhiệm thánh, và nó hướng tâm trí về những sự thật Thiên Chúa đă dạy chúng ta.” (11)

 

Giữ Ngày 4 Tháng Mười

11. Và v́ thế trong tháng Mười, dành riêng cho Đức Mẹ Mân Côi, những lời cầu nguyện và nài xin nên được gia tăng, để nhờ sự can thiệp của Người, rạng đông của ḥa b́nh chân thật chiếu tỏa cho con người. Điều này cũng có nghĩa là b́nh an tôn giáo thực sự, v́ rủi thay, không phải ai cũng được phép tự do tuyên xưng tôn giáo của ḿnh trong thời đại này. Đặc biệt, tôi muốn ngày 4 tháng Mười – ngày mà tôi đă đề cập trước đó, tôi đă đến Liên Hợp Quốc vào năm ngoái v́ mục đích ḥa b́nh – toàn thế giới Công giáo trong năm nay cử hành Ngày Cầu Nguyện Cho Ḥa B́nh. Thưa Chư Huynh, tùy vào ánh sáng ḷng sùng kính đáng khen ngợi của Chư Huynh và trên cơ sở tầm quan trọng hiển nhiên của vấn đề này, để quy định các nghi lễ thánh trong đó các linh mục, tu sĩ và tín hữu, nhất là các em nhỏ ngây thơ, những bệnh nhân và những người đang đau khổ, tất cả mọi người đều có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội.

12. Vào ngày đó, tôi sẽ đích thân đến Đền thờ thánh Phêrô, đến mộ Hoàng Tử Các Tông Đồ, để cầu nguyện đặc biệt với Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, Đấng bảo vệ các Kitô hữu và Đấng trung gian cho ḥa b́nh. Bằng cách này, trời cao sẽ mủi ḷng, theo một nghĩa nào đó, bởi một tiếng nói chung của Giáo hội vang lên từ mọi lục địa trên trái đất. V́ như thánh Augustinô nói: “Giữa nhiều ngôn ngữ khác nhau của con người, đức tin từ tâm hồn nói một ngôn ngữ.” (12)

 

Lời Cầu Khẩn Dâng Lên Đức Maria

13. Lạy Đức Trinh Nữ Rất Diễm Phúc, với ḷng khoan dung từ mẫu, xin nh́n xuống hết thảy con cái của Mẹ. Xin chiếu cố sự lo lắng của các giám mục sợ đoàn chiên của họ sẽ bị dày ṿ bởi cơn băo sự dữ kinh hoàng. Xin để ư đến nỗi thống khổ của rất nhiều người, những người cha và người mẹ của các gia đ́nh không chắc chắn về tương lai của họ và bị những khó khăn cùng âu lo vây bủa. Xin làm nguôi tâm trí những người hiếu chiến và gợi lên trong họ “những suy nghĩ về ḥa b́nh”. Nhờ sự can thiệp của Mẹ, xin Chúa, Đấng báo oán những xúc phạm, rủ ḷng thương xót. Xin Ngài ban lại cho các dân sự yên b́nh mà họ t́m kiếm và đưa họ đến một thời đại thịnh vượng trường cửu đích thật.

14. Với niềm tin Mẹ Thiên Chúa cao sang sẽ ân cần nghe lời cầu nguyện khiêm nhường của tôi, tôi ưu ái ban Phép Lành Ṭa Thánh cho Chư Huynh, cho các giáo sĩ và những người được ủy thác cho Chư Huynh chăm sóc.

Ban tại Đền thờ thánh Phêrô, Rôma ngày 15 tháng 9 năm 1966, năm thứ tư triều đại giáo hoàng của tôi.

 

Phaolô VI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi Chú:

Bản Latin: Acta Apostolicae sedis, (1966), 745-49.

Bản tiếng Anh: The Pope speaks, 11 (Summer, 1966), 221-25.

 

Tham Khảo:

(1) Cf. Is 11. 12.

(2) [Cf. TPS XI, 47 - 57].

(3) Heb 5.7

(4) St. Augustine, The City of God, 19. 11: PL 41. 637.

(5) Is 9. 6.

(6) Adversus Haereses 3. 22: PG 7. 959.

(7) De Sanct. Virg. 6: PL 40. 399.

(8) Or. 47: PL m158. 945

(9) Encyc. Letter Adjutricem populi chritiani, Sept. 5, 1895: Acta Leon. 15, 1896, p.302

(10) Dogmatic Constitution on the Church, no. 67 [cf. TPS X, 399].

(11) Piô XI, Encyc. Letter Ingravcentibus malis, Sept. 29, 1937: AAS 29 (1937), 378.

(12) Enarr. In Ps. 54. 11: PL 36. 636.

 

 

 

 

Tông Huấn

Recurrens Mensis October

Tháng Mười

Của Đức Thánh GH Phaolô VI

Ban hành 07/10/1969

Chuyển ngữ, Lm Fx. Trần Kim Ngọc, OP

 

Tông huấn “Recurrens Mensis Obtober” được ban hành để kỷ niệm 400 năm công bố tông sắc “Consueverunt Romani”, một tông Thư của Đức giáo hoàng Piô V.

Trong tông thư này, Đức giáo hoàng Piô V đă giải thích và ấn định h́nh thức truyền thống của Kinh Mân Côi.

Mục tiêu chính của tông huấn “Recurrens Mensis Obtober” là để làm mới và khuyến khích ḷng sùng kính Kinh Mân Côi. Ba phần thảo luận về sự chuyển cầu của Mẹ Maria như là một cách để trở về với Chúa. Phần thứ nhất mời gọi tất cả mọi người trở nên người xây dựng ḥa b́nh. Phần thứ hai được dành cho các nghĩa vụ của mọi Kitô hữu là phải cầu nguyện. Và phần thứ ba liệt kê những ư cầu nguyện.

Xét tự bản chất, tông huấn này mang tính cách mục vụ và đạo đức, do đó tông huấn không sử dụng những khái niệm mang tính tín lư. Điều được đề cập trong bản nghiên cứu này là giải thích sự liên tục trong tư tưởng của Đức giáo hoàng Phaolô VI về sự chuyển cầu của Đức Maria và ḷng sùng kính Đức Mẹ, đặc biệtt là Kinh Mân Côi.

Tất cả mọi ân sủng đều được trao ban qua Chúa Kitô (Rm 8,32). Đồng thời, "làm thế nào chúng ta có thể làm ǵ khác hơn là phụ thuộc đầy yêu thương vào sự chuyển cầu không thể so sánh được của Đức Maria, Mẹ của Chúa, v́ từ nơi Mẹ, Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Mẹ được ân nghĩa cùng Thiên Chúa?” (xc. Lc 1,30). Số 5 của tông huấn đề cập: Sự can thiệp của Đức Maria được giải thích trong khung cảnh của tiệc cưới tại Cana theo sách Tin Mừng Gioan (Ga 2,5). Số 62 của hiến chế “Lumen Gentium” dạy rằng: “Đức Maria tiếp tục can thiệp cùng Chúa Con cho lợi ích của con cái ḿnh đang c̣n ở trần gian” (RMO 8). Theo cách nói của Đức giáo hoàng Gioan XXIII, Kinh Mân Côi là “lời cầu nguyện mang tính công cộng và hoàn vũ rất tuyệt vời để cầu nguyện cho những nhu cầu thông thương và bất thường của Giáo Hội, của các dân tộc và của toàn thế thế giới”, bởi v́ Kinh Mân Côi là là ‘Bản Tin Mừng thu nhỏ’, xét đúng là như thế, và ‘từ nay về sau, là một phương cách

sùng kính của Giáo Hội’ (RMO 15).

Tông Huấn “Recurrens Mensis Obtober” của Đức giáo hoàng Phaolô VI gửi cho các Giám mục, Giáo sĩ và Cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo Hội Công Giáo: khuyến khích sử dụng kinh mân côi trong suốt tháng mười để cầu xin đức trinh nữ maria phù trợ trong việc giao hoà tâm trí và con tim, để nền hoà b́nh thực sự có thể chiếu soi xuống trên thế giới.

Tháng Mười lại đến cho Ta một cơ hội mời gọi toàn thể Dân Kitô giáo một lần nữa thực hành h́nh thức cầu nguyện rất quen thuộc với nền đạo đức Công giáo, và lời kinh này không hề mất đi tầm quan trọng của nó trong những hoàn cảnh khó khăn của thời đại hiện nay. Ta đang nói về Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria.

Hiểu lầm phổ biến

Ư tưởng mà Ta muốn đề nghị trong năm nay cho tất cả con cái trong Giáo Hội, bởi v́ đối với Ta có vẻ như nghiêm trọng và khẩn cấp hơn bao giờ hết, là nền hoà b́nh giữa con người và giữa các dân tộc với nhau. Mặc dù có một số tiến bộ và những hy vọng hợp pháp, nhưng các cuộc xung đột đẫm máu đang vẫn tiếp tục diễn ra, một số điểm căng thẳng mới bắt đầu xuất hiện, và thậm chí cả các Kitô hữu là những người được mời gọi sống Tin Mừng yêu thương, h́nh như đang ở trong t́nh trạng đối đầu với nhau. Ngay trong ḷng Giáo Hội, sự hiểu lầm nảy sinh giữa những người anh em với nhau, anh em tố cáo nhau và kết án lẫn nhau. V́ vậy, thật là khẩn thiết hơn bao giờ hết để làm việc và cầu nguyện cho hoà b́nh.

Một năm kỷ niệm làm gia tăng niềm tin tưởng của Ta vào sự cố gắng này, cụ thể là kỷ niệm 400 năm Tông sắc “Consueverunt Romani Pontifices” (1), qua văn kiện này, Đức giáo hoàng Piô V đă ấn định cấu trúc Kinh MânCôi phù hợp cho mọi thời đại, trong lúc có nhiều khó khăn cho cả Giáo Hội và cả thế giới. Trung thành với di sản thiêng liêng này, mà từ di sản này, dân Kitô giáo đă luôn luôn t́m được sức mạnh và ḷng can đảm, Ta khuyên nhủ hàng giáo sĩ và tín hữu cầu xin tha thiết cùng Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, ban ơn hoà b́nh và hoà giải giữa tất cả mọi người với nhau và giữa tất cả các dân tộc.

I. SỰ BẦU CỬ CỦA MẸ MARIA

Chắc chắn rằng hoà b́nh là mối bận tâm của con người và là mối thiện hảo chung cho tất cả mọi người. Như thế, hoà b́nh phải là một mối quan tâm liên tục của tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là của những người mang trọng trách của các quốc gia và của cộng đồng các dân tộc. Nhưng thực tế, ai mà chẳng chia sẻ trách nhiệm trong đời sống và hạnh phúc của một gia đ́nh, một công ty hay một hiệp đoàn? Mặc dù có nhiều thiện chí, nhưng cũng có nhiều lợi lộc đối nghịch; nhiều tính ích kỷ được phơi bày; nhiều tranh dành gia tăng; nhiều ḱnh địch xung đột với nhau. V́ thế, ai mà chẳng thấy hành động không mệt mỏi đ̣i hỏi từ mỗi người và tất cả mọi người để t́nh yêu thương có thể vượt thắng bất hoà, để hoà b́nh có thể được thiết lập cho thành phố của loài người?

Không thể có ḥa b́nh nếu không có Thiên Chúa

Nhưng hoà b́nh cũng là mối bận tâm của Thiên Chúa. Ngài đă đặt vào trong trái tim chúng ta ḷng mong muốn mănh liệt ơn b́nh an. Ngài thúc giục chúng ta làm việc để có ơn b́nh an, mỗi người làm theo phần ḿnh, và để đạt được mục đích đó, Ngài tăng cường năng lực yếu ớt và ư chí do dự của chúng ta. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta một tâm hồn b́nh an, và chấp nhận những nỗ lực của chúng ta cho hoà b́nh.

Chúng ta chỉ có thể xin được quà tặng hoà b́nh bằng cầu nguyện; v́ thế, cầu nguyện là một đóng góp không thể thay thế được cho việc kiến tạo hoà b́nh. Chính nhờ qua Chúa Kitô, trong Người tất cả ân sủng được ban tặng cho chúng ta (2), mà chúng ta sẵn sàng đón nhận quà tặng b́nh an. Và khi thực hiện điều đó, làm thế nào chúng ta có thể làm ǵ khác hơn là phụ thuộc đầy yêu thương vào sự can thiệp không thể sánh ví được của Mẹ Maria, Mẹ của Chúa, v́ từ nơi Mẹ mà Tin Mừng nói cho chúng ta biết rằng Mẹ “đă được ân nghĩa cùng Thiên Chúa?” (3).

Những lư do để tin tưởng

Chính Trinh Nữ khiêm tốn của làng Nadarét đă trở thành mẹ của “Thái Tử Hoà B́nh” (4), Chúa đă sinh ra dưới dấu chỉ hoà b́nh (5), và đă công bố cho toàn thể thế giới: “Phúc cho những ai xây dựng hoà b́nh, v́ họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (6). Tin Mừng dạy chúng ta biết rằng Mẹ Maria rất nhạy bén với những nhu cầu của con người. Tại Cana, Mẹ đă không ngần ngại can thiệp cho niềm vui của những người dân làng được mời tới dự tiệc cưới (7). V́ thế, nếu chúng ta cầu xin Mẹ với một tấm ḷng chân thành, th́ làm sao Mẹ lại không can thiệp để có được ơn b́nh an, một ân sủng cao quư như thế?

Công đồng chung Vatican II nhắc nhở rất kịp thời cho chúng ta biết rằng Mẹ Maria tiếp tục cầu bầu cùng con chí thánh của Mẹ cho thiện ích của con cái Mẹ trên trần gian (8). Khi Mẹ nói rất đơn giản với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi”, th́ Chúa đă đáp trả một cách quảng đại nhất. V́ thế, làm sao Chúa lại không bày tỏ cùng một ḷng quảng đại cho Mẹ khi Mẹ nói: “Họ không có hoà b́nh”?

II. BỔN PHẬN CỦA TẤT CẢ MỌI KITÔ HỮU

Nếu mọi người, “ai cũng làm hết sức ḿnh nếu có thể” (9), phải làm việc cho công lư và hoà b́nh trên thế giới, rồi mỗi một Kitô hữu cũng phải có nỗ lực tha thiết cầu xin Mẹ Maria cầu nguyện với chúng ta và cho chúng ta, để ơn hoà b́nh đó, mà chỉ có Chúa mới có thể ban tặng, được trao ban cho chúng ta (10). Tuy nhiên, bằng việc suy niệm về những mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta học, qua mẫu gương của Mẹ Maria, để trở thành những người có tâm hồn hoà b́nh, qua việc yêu mến và hiệp thông liên lỉ với Chúa Giêsu và với các mầu nhiệm trong cuộc đời cứu độ của Chúa.

Tất cả đều phải cầu nguyện

Hỡi con cái trong Giáo Hội hăy cầu nguyện:

* Các thiếu nhi và giới trẻ, tương lai của chúng bị đe doạ trong bối cảnh những sự thay đổi đang làm thế giới run rẩy. Hỡi những người làm cha làm mẹ, hỡi các thầy cô giáo và hỡi tất cả mọi linh mục, hăy cố gắng làm cho chúng trở thành những con người say mê cầu nguyện.

* Những người bệnh và già cả, những người đôi khi rơi vào thất vọng chán nản do họ có cảm tưởng như vô dụng. Họ cần tái khám phá ra sức mạnh quyền năng của lời cầu nguyện, để trở nên những người có tâm hồn yêu thương, lôi kéo con người một cách hoà b́nh hướng về nguồn mạch của hoà b́nh.

* Người lớn là những người làm việc vất vả cả ngày. Họ sẽ t́m thấy những nỗ lực của họ mang lại nhiều hoa quả hơn khi những hoa trái này nảy sinh từ đời sống cầu nguyện (11). Khi nhận biết Mẹ Maria, họ sẽ biết rơ hơn và yêu mến Chúa Giêsu hơn. Nhiều người thuộc tổ tiên chúng ta trong đức tin đă có kinh nghiệm mang lại sự sống này.

* Những người sống đời thánh hiến, đời sống của họ, giống như đời sống của Mẹ Maria, phải luôn luôn gắn bó mật thiết với đời sống của Chúa Kitô, để nhờ vậy mà phản chiếu sứ điệp yêu thương và b́nh an của Người.

* Các giám mục và những cộng sự viên hàng linh mục, những người có sứ vụ đặc biệt là cầu nguyện “nhân danh Hội Thánh thay mặt cho toàn thể dân thánh được kư thác cho họ và như thế cho toàn thể thế giới” (12). Trong lời cầu nguyện từ thâm tâm của các ngài, các ngài sẽ liên kết mật thiết với lời cầu khẩn của Mẹ Maria.

Trong sự mong muốn tha thiết cho hoà b́nh, là “hoa quả của Thánh Thần” (13), tất cả chúng ta đều sẽ phải dấn thân như các Tông đồ trên lầu trên “cùng nhau cầu nguyện với... Mẹ Maria, thân mẫu của Chúa Giêsu” (14).

III. Ư CẦU NGUYỆN

Chúng ta hăy cùng cầu nguyện cho tất cả những người thực hiện nhiệm vụ kiến tạo hoà b́nh trên thế giới, từ ngôi làng khiêm tốn nhất cho tới những tổ chức quốc tế lớn nhất. Cùng với sự khích lệ và ḷng biết ơn của chúng ta, các vị ấy cũng có quyền được hưởng những lời cầu nguyện của chúng ta. “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố b́nh an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ.” (15).

Chúng ta hăy cầu nguyện để khắp mọi nơi đều có những lời mời gọi trở thành những người kiến tạo hoà b́nh, những người làm việc cho sự hoà hợp và hoà giải giữa con người với nhau và giữa các dân tộc với nhau. Chúng ta hăy cầu nguyện để trong mọi trái tim, khởi đi từ tâm hồn chúng ta, cái chủ nghĩa bè phái và phân biệt chủng tộc, sự thù hận và tội ác có thể được nhổ đi, bởi v́ chúng là nguồn gốc vốn gây ra chiến tranh và chia rẽ. V́ thế, nếu sự dữ càng mạnh, th́ ân sủng lại càng phải mạnh hơn.  

Chúng ta hăy cầu nguyện với Đấng đă chịu chết v́ tội lỗi chúng ta “để quy tụ con cái của Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (16). Chúng ta hăy cầu nguyện để ở giữa tất cả con cái của Giáo Hội có một bầu khí của tương trợ và tin tưởng lẫn nhau, của đối thoại và đối xử nhân ái với nhau. Chúng ta hăy cầu nguyện để mọi người, trong khi nhận ra những khác biệt của ḿnh, th́ có thể nhận thức rằng họ bổ túc lẫn cho nhau, trong chân lư và t́nh yêu của Chúa Kitô, theo như gợi ư của thánh Tông đồ Phaolô: “Hăy làm tất cả những ǵ anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người… Vậy chúng ta đừng xét đoán nhau nữa… V́ Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần… Vậy chúng ta hăy theo đuổi những ǵ đem lại b́nh an và những ǵ xây dựng cho nhau” (17).

Mọi người phải là những người xây dựng hoà b́nh

Hỡi anh em đáng kính, hỡi con cái dấu yêu, chính Ta không bao giờ ngừng làm việc và cầu nguyện cho hoà b́nh, xét như là đại diện của Chúa, “Đấng là b́nh an của chúng ta... khi kiến tạo hoà b́nh... là đưa sự thù ghét đến chỗ huỷ diệt” (18). Với thánh Tông đồ Phaolô, dưới danh nghĩa của ngài, Ta cất dấu sự nhỏ bé của Ta, Ta khuyên nhủ anh chị em “hăy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đă ban cho anh em. Anh em hăy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hăy lấy t́nh bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hăy thiết tha duy tŕ sự hợp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau” (19).

Ước mong sao việc suy gẫm thường xuyên về các mầu nhiệm cứu độ làm cho anh chị em trở thành những người xây dựng hoà b́nh, giống như Chúa Kitô, theo mẫu gương của Mẹ Maria. Ước ǵ Kinh Mân Côi, trong h́nh thức được thánh giáo hoàng Piô V ấn định, -cũng như những h́nh thức được bổ sung thêm gần đây, với sự chấp thuận của thẩm quyền hợp pháp, đáp ứng những nhu cầu của thời đại ngày hôm nay,- như vị tiền nhiệm đáng kính của Ta là Đức giáo hoàng Gioan XXIII mong muốn: Kinh Mân Côi thực sự là “một lời cầu nguyện mang tính cách công cộng và hoàn vũ tuyệt với cho những nhu cầu thông thường và khác thường của Giáo Hội, của các dân tộc và của toàn thể thế giới” (20), bởi v́ Kinh Mân Côi, như tự bản thân nó, là “Bản Tin Mừng tóm gọn” (21) và “từ nay về sau, là một cách thức sùng kính của Giáo Hội” (22).

Bằng h́nh thức cầu nguyện Kinh Mân Côi với Mẹ Maria, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta, Ta giúp anh chị em nhận biết mong muốn của Công đồng: “Hăy để cho tất cả mọi người tín hữu Kitô cầu nguyện tha thiết với Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của loài người, để nhờ Mẹ cầu bầu cùng Con Ngài trong sự hiệp thông toàn thể các Thánh, cho tới khi mọi gia đ́nh dân tộc hoặc đă mang danh hiệu Kitô hữu, hoặc chưa biết Đấng Cứu Chuộc ḿnh, đều hân hoan đoàn tụ trong an b́nh và ḥa thuận, hợp thành một dân Thiên Chúa duy nhất, hầu vinh danh Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh và không phân chia” (23).

Thưa anh em đáng kính, hỡi con cái yêu dấu, với ư tưởng này mà Ta tha thiết ban phép lành tông toà cho anh chị em, đồng thời mời gọi anh chị em lần hạt Mân Côi sốt sắng trong suốt tháng 10 này.

Làm tại đền thánh Phêrô – Rôma, ngày 07/10/1969, năm thứ bảy triều đại giáo hoàng của Ta.

 

Giáo hoàng Phaolô VI

 

 

 

 

Chú thích:

1     Bull.Ord. Praed., Sept. 17, 1569, vol. V, p. 223

2     See Rom 8,32

3     Lk 1,30

4     Is 9,5

5     See Lk 2,14

6     Mt 5,9

7     See Jn 2,15

8     See Dogmatic Constitution on the Church, no. 62: AAS 57 (1965), 63 [TPS X, 397-398]

9     See encyc. Populorum Progressio, no. 75: AAS  59 (1967), 294 [TPS XII, 168]

10    See Collect of the Mass for Peace

11    See Dogmatic Constitution on the Church, no. 34: AAS 57 (1965), 39-40 [TPS X, 382]

12    Decree on the Priestly Ministry and Life, no. 5: AAS 58 (1966), 998.

13    Gal 5,22

14    Acts 1,14

15    Is 52,7

16    See Jn 11,52

17    Rom 12,18 and 14,13,17,19

18    Eph 2,14-16

19    Ibid., 4,1-3

20    Apost. Letter Il religioso convegno, Sept. 29, 1961: AAS 53 (1961), 646

21    Cardinal J. G. Saliege, Voila ta Mere (Marian pages assembled and presented by Mgr. Garrone), Toulouse: Apostolat de la priere (1958, p. 40)

22    Paul VI, allocution to participants in 3rd International Dominican Rosary Congress, July  13, 1963: Insegnamenti di Paolo VI, I (1963), 464

23    See Dogmatic Constitution on the Church, no. 69: AAS   57 (1965),  66-67 [TPS X, 399-400]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tông Huấn

Marialis Cultus

Ḷng Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria

Của Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI

Ban hành 2/2/1974

 

Phaolô VI, Giáo hoàng

Gửi đến

Anh em khả kinh, Lời chào và Phép lành Ṭa thánh

 

Vào lời

Từ khi Chúng được cất nhắc lên ṭa thánh Phêrô, chúng tôi hằng nỗ lực phát động ḷng tôn sùng Đức Maria, không những nhằm đáp ứng tâm t́nh Giáo hội và của chính ḿnh, nhưng cũng v́ như mọi người đều biết, ḷng tôn sùng này giữ một chỗ cao trọng trong toàn bộ của phụng vụ thánh, nơi gặp gỡ của chót điểm khôn ngoan và cao điểm của ḷng đạo đức(1), tạo thành phận vụ căn bản của Dân Chúa.

Đi đôi với các việc canh tân phụng vụ

Chính v́ phận vụ trọng đại đó mà Chúng tôi hàng nâng đỡ và khích lệ công tác lớn lao canh tân phụng vụ mà Công đồng Vaticano II đă đề xướng, và chắc chắn do ư đặc biệt của Chúa Quan Pḥng, hợp tác với các Nghị Phụ, chúng tôi đă chấp thuận và phê chuẩn văn kiện đầu tiên của Công đồng, Hiến chế phụng vụ “Sacrosanctum Concilium, nhằm cải tiến và phát triển phụng vụ, giúp tín hữu tham gia mầu nhiệm Thiên Chúa (2) có hiệu quả hơn. Sau đó, nhiều văn kiện ṭa thánh được Chúng tôi ban bố nhằm cải tiến việc công phụng Chúa, chứng minh bằng sự kiện là trong năm gần đây đă phát hành một số sách Nghi lễ Rôma được sửa chữa theo những nguyên tắc và chỉ thị của Công đồng này. Chúng tôi hết ḷng đội ơn Thiên Chúa, nguồn mọi ơn lành, và cũng cảm ơn các Hội đồng giám mục, và riêng từng vị giám mục, đă bằng mọi cách, hợp tác với Chúng Tôi đề soạn những sách trên đây.

Tôn sùng Đức Mẹ và các thánh

đi đôi với việc thờ phượng Chúa

Trong khi vui mừng và biết ơn nh́n những công tác đă được thực hiện và những kết quả cụ thể đầu tiên của việc canh tân phụng vụ mỗi ngày sẽ nhiều thêm khi mà người ta hiểu rơ những lư do sâu xa và áp dụng đúng đắn việc canh tân. Chúng tôi hằng chăm lo cải tiến, bằng mọi cách xứng hợp, việc Giáo hội trong tinh thần và trong chân lư tôn thờ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, với một t́nh yêu đặc biệt Giáo hội tôn kính Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa (3), đồng thời với ḷng đạo đức Giáo hội cũng kinh nhớ các thánh tử đạo và toàn thể các thánh.

Canh tân việc thờ phượng Chúa kéo theo sự phát triển ḷng tôn sùng Đức Mẹ

Sự phát triển ḷng sùng kính Đức Nữ Trinh Maria, mà chúng tôi cầu mong, là lối sùng kính, như chúng tôi vừa tŕnh bày trên đây, được sáp nhập trung tâm của một sự tôn thờ duy nhất được gọi đích danh là Kitô giáo, v́ do Chúa Kitô mà có và ra hữu hiệu, chính nhờ Chúa Kitô, trong Thánh Linh, mà nó đưa tới Chúa Cha - sự công phụng này là một trong các yếu tố làm cho sự đạo đức chính của Giáo hội có sắc thái đặc biệt. Thực vậy, do nhu cầu thâm sâu, khi phục vụ về phụng tự, sự đạo đức có chiếu rọi kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa: Đức Maria đă giữ một vai tṛ hết sức đặc biệt trong đó, nên phải dành cho Mẹ một sự sùng kính thực đặc biệt cho tương xứng (4); do đó khi có một sự phát triển chính thức nào của việc phụng tự Kitô giáo thi nó cũng phải kéo theo sự phát triển tương xứng về ḷng tôn sùng đối với Mẹ Thiên Chúa. Vả lại, lịch sử của việc đạo đức cho thấy cách thức mà những h́nh thức tôn trọng Mẹ Thiên Chúa, mà Giáo hội đă phê chuẩn và giữ chúng không ra ngoài lănh vực của một giáo thuyết lành mạnh và chính xác (5), chúng phát triển đúng nhịp độ với ḷng tôn sùng Chúa Kitô và xoay quanh đó như điểm qui chiếu tự nhiên và cần thiết.

Có Cha rồi, tiếp đến cần có Mẹ

Vào thời đại chúng ta, mọi sự cũng diễn tiến như vậy. Giáo hội ngày nay, khi suy nghĩ về mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệmcủa chính bản chất ḿnh, đă gặp nơi nguồn gốc của Chúa Kitô nơi cao điểm của ḿnh, cũng một gương mặt của bà: Trinh Nữ Maria Mẹ của chính Chúa Kitô và Mẹ của Giáo hội. Và, sự hiểu biết sâu rộng hơn và Đức Maria đă biến thành sự hân hoan sùng kính Mẹ, đồng thời tôn kính hết ḷng tôn phục ư định khôn ngoan của Thiên Chúa, v́ Ngài đă đặt để trong Giáo hội là Gia đ́nh của Ngài, cũng như trong mọi gia đạo, gương mặt của một Phụ nữ âm thầm, và trong tinh thần phục vụ, hằng chăm sóc gia đ́nh, dẫn dắt gia đ́nh trên đường về quê, cho đến ngày trở lại trong vinh quang của Chúa Kitô (6).

 

 

Tôn sùng Đức Mẹ phát triển theo nhịp tiến của xă hội

Vào thời đại chúng ta, xảy ra những biến chuyển về phong tục, cách diễn tả về văn chương và nghệ thuật, về những h́nh thức truyền thông xă hội, những biến chuyển đó cũng ảnh hưởng đến cảnh diễn tả ḷng đạo đức. Một số việc phụng tự, từ xa xưa đă từng tỏ ra phù hợp để diễn tả ḷng đạo đức của cá nhân và các cộng đoàn Công giáo, nhưng ngày nay bị coi là thiếu sót và không hợp thời v́ chúng dính liền với tổ chức xă hội, văn hóa xa xưa, đang khi hiện nay hầu như khắp nơi người ta đang t́m những h́nh thức mới để diễn tả sự liên hệ muôn đời giữa các tạo vật với Tạo hóa, giữa các con và Cha trên trời. Sự kiện đă làm cho một số người tạm thời như mất hướng: đúng vậy, trong tinh thần tin tưởng nơi Chúa, khi nghiên cứu những hiện tượng trên đây ta thấy nhiều chiều hướng của sự đạo đức ngày nay như tâm t́nh đạo đức trở về bên trong – ta cần chúng đóng góp vào việc phát triển ḷng đạo nói chung và việc tôn sùng Đức Mẹ nói riêng. Trung thành lắng nghe truyền thống và nh́n về sự tiến bộ của các khoa học và Thần học, thời đại chúng ta sẽ góp phần ca tụng Đấng đă được tiên phán, “mọi thế hệ sẽ ca khen là diễm phúc” (Lc.1,48).

Ba chương của tông huấn này

Anh em khả kính, trong phạm vi chức vụ giáo chủ, với tinh thần đối thoại, Chúng tôi muốn bàn với quí vị một vài vấn đề liên hệ đến chỗ đứng Đức Trinh Nữ diễm phúc trong công phụng của Giáo hội. Những vấn đề này Công đồng Vaticanô II (7) và chính Chúng tôi (8) đă đề cập tới; nhưng tưởng không vô ích khi trở lại những vấn đề đó đề giải tỏa những hoài nghi, và nhất là để hỗ trợ cho sự phát triển ḷng tôn sùng đối với Đức thánh Nữ Trinh trong Giáo hội, ḷng tôn sùng này tựu trên Lời Chúa và sống động trong Thần Linh Đức Kitô.

Do đó, Chúng tôi muốn dừng lại trên vài vấn đề liên hệ giữa phụng vụ và ḷng tôn sùng Đức Mẹ (I): đưa ra những nhân xét và chỉ thị phù hợp giúp cho sự phát triển chân chính của ḷng tôn sùng này (II); sau hết, nêu lên vài cảm nghĩ thúc đẩy việc tái lần Hạt Môi Khôi cách quyết liệt và sáng suốt, việc đạo đức đă được các vị tiền nhiệm nhiệt liệt khuyến khích và đă được quảng bá trong Dân Chúa (III).

 

CHƯƠNG I

Việc tôn sùng Đức Mẹ trong Phụng vụ

 

Tựa trên Nghi lễ Rôma

1. Khi bắt đầu bàn về chỗ đứng của Đức Mẹ trong việc công phụng, trước nhất phải lưu ư hướng về Phụng vụ; thực vậy, ngoài nội dung giáo thuyết phong phú, sự hữu hiệu tuyệt vời về mục vụ. Phụng vụ có giá trị rơ rệt làm mẫu cho mọi h́nh thức phụng sự khác. Tuy rất chú ư đến những Phụng vụ Âu, Á, nhưng v́ mục tiêu đặc biệt của văn kiện này, chúng tôi hầu như chỉ tựa trên những sách Nghi lễ Rôma, v́ tham chiếu luật lệ hiện hành do Công đồng Vaticanô II thiết lập (9). Nghi lễ Rôma là đối tượng của một sự cải tiến sâu xa, ngay trong những ǵ liên hệ đến những cách diễn tả ḷng sùng kính Đức Mẹ, do đó cần đặc biệt khảo sát và t́m hiểu Nghi lễ Rôma.

 

TIẾT I

Đức Maria trong Phụng vụ Rôma Canh Tân

 

Phụng vụ canh tân đề cao Đức Marla

2. Việc cải tổ Phụng vụ Rôma kéo theo trước tiên việc duyệt lại kỹ lưỡng quyển Lịch chung. Quyển Lịch ghi nhận những ngày nhất định trong ṿng một năm sẽ diễn tả tất cả mầu nhiệm của Đức Kitô từ mầu nhiệm Nhập Thể đến việc Ngài trở lại trong vinh quang (10), việc kính nhớ Mẹ Chúa Kitô được đưa vào chu kỳ phụng vụ trong năm của các mầu nhiệm Con Mẹ, để liên kết các mầu nhiệm này lại với nhau một cách hợp lư nhất.

Mùa vọng với Đức Maria

3. Như thế, mùa Vọng, ngoài việc mừng lễ Vô Nhiễm Thai, 8/12, cuộc chuẩn bị từ căn bản cho Đấng Cứu Thế xuất hiện, vầng đông sáng tươi của một Hội thánh không t́ vết (11),Phụng vụ c̣n thường xuyên nhắc đến gương mặt của Đức Trinh Nữ vào hai ngày 17 và 24 tháng 12, và đặc biệt nhất là ngày Chúa nhật trước lễ Giáng sinh, ngày mà ta nghe vang dội lại lời các tiên tri xưa phán về Đức Mẹ và Đấng Cứu Thế (12) và nghe những đoạn Phúc âm liên hệ đến ngày Giáng sinh cao cả của Chúa Kitô và Gioan Tiền hô.

Maria và Giêsu đă đi đôi với nhau

4. Nhờ đó, tín hữu sống tinh thần Mùa Vọng, qua Phụng vụ suy niệm t́nh yêu khôn tả của Maria đón chờ Chúa Con (14), họ coi Đức Mẹ như gương tỉnh thức cầu nguyện và đầy hân hoan (15) đón chờ Chúa đến. Cũng cần lưu ư là Phụng vụ Mùa Vọng vừa mong Chúa đến và chờ Chúa trở lại vinh quang với sự kính nhớ, chiêm ngưỡng Mẹ Chúa, đây là lối công phụng rất quân b́nh làm mẫu mực để ngăn chận mọi khuynh hướng muốn tách biệt việc sùng kính Đức Maria ra khỏi Chúa Kitô là điểm quy chiếu chính yếu, như vài h́nh thức sùng kính phổ thông đă xảy ra. Mùa Vọng cũng là mùa thuận tiện đặc biệt để tôn sùng Mẹ Thiên Chúa, các nhà chuyên phụng vụ nói thế, và chúng tôi đă xác nhận chiều hướng này và mong cho khắp nơi tiếp nhận và thi hành.

Mùa Giáng Sinh và Đức Maria

5. Mùa Giáng sinh kéo dài việc kính nhớ Mẹ Thiên Chúa. Mẹ Đồng Trinh, Mẹ Cứu Thế của Maria “người đă sinh Chúa Cứu Thế mà trinh khiết vẹn tuyền” (16). Thực vậy, khi long trọng cử hành lễ Giáng sinh, Giáo hội tôn thờ Chúa và kinh nhớ Mẹ hiển vinh ngày Hiển Linh, nhớ ơn Chúa gọi thế giới về ơn cứu rỗi, Giáo hội cũng tôn sùng Mẹ là ṭa Đấng Khôn Ngoan, là Mẹ đă giới thiệu cho các Đạo sĩ Vua Giêsu cứu chuộc muôn dân (Mt.2,11); ngày 12 Thánh Gia (Chúa nhật 8 ngày sau Giáng sinh). Giáo hội kính nhớ đời sống thánh hảo của Giêsu, Con Chúa làm Người, Maria Mẹ Chúa và Giuse, người công chính (Mt.1,19).

Ngày thế giới Ḥa b́nh và Đức Maria

Khi canh tân mùa Giáng sinh, mọi người phải chú ư đến việc tái lập lễ Maria Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng Giêng đúng phụng vụ Rôma từ xưa, nhằm tôn kính việc Maria góp phần vào mầu nhiệm cứu rỗi và tôn vinh địa vị đặc biệt, do đó khiến cho “Mẹ rất thánh, đáng tiếp nhận Nguồn sống cho chúng tôi” (17). Lễ này cũng dịp rất tốt để chúng ta tôn thờ Vua Ḥa b́nh mới sinh, và nghe lại lời chúc ḥa b́nh của các thiên sứ (Lc.2,14), để cầu Chúa, nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Ḥa b́nh, ban cho ta ơn cao cả nhất là Ḥa b́nh. V́ sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 1 tháng Giêng với ngày thứ 8 giáp lễ Giáng sinh mà Chúng tôi đă đặt ngày đó là Ngày thế giới Ḥa b́nh, mà thế giới mỗi năm càng hưởng ứng thêm, và thành quả của Ḥa binh đă phát sinh trong ḷng nhiều người.

Những lễ trọng kính Đức Mẹ

6. Ngoài hai lễ trọng Vô Nhiễm Thai và Mẹ Thiên Chúa vừa kể trên, cần nói thêm về hai lễ trọng xa xưa là lễ Truyền Tin (25/3) và lễ Mông Triệu (15/8).

Lịch Rôma đă mừng lễ Ngôi Lời Nhập Thể với danh gọi từ xa xưa là “Truyền Tin” của Chúa, nhưng lễ này từ xưa và hiện nay vẫn là lễ mừng Chúa Kitô và Mẹ Ngài: Ngôi Lời đă trở thành “con của Đức Maria” (Mc.6,3) và Maria trở thành Mẹ Chúa Trời. Phụng vụ phong phú của Đông và Tây phương, đối với Đức Kitô, đă mừng lễ Truyền Tin, nhằm nhắc lại tiếng “Fiat”, cứu rỗi của Ngôi Lời Nhập Thể, lúc bước vào đời đă nói: “Ớ Chúa, này Tôi đến để thực thi ư Ngài (Dt.10,7 và Ps 39,8-9), lễ này cũng kính nhớ giây phút đầu của ơn cứu chuộc với sự kết hợp chặt chẽ, bất khả phân giữa Thiên tính và nhân tính trong một Ngôi Lời. Lễ Truyền Tin đối với Đức Maria; một Evà mới, trung thành và vâng phục với lời “Fiat” quảng đại (Lc.1,38), do Đức Chúa Thánh Thần, Maria trở thành Mẹ Chúa Trời và là Mẹ của mọi người; Maria cũng là Ḥm bia Giao ước và Đền thờ Thiên Chúa bởi Mẹ cưu mang Đấng Trung gian duy nhất; lễ Truyền Tin kính nhớ sự tự do chấp nhận và sự hợp tác với kế hoạch cứu rỗi của Đức Maria.

Lễ Mông triệu, 15 tháng 8, ngày Maria đầy ơn Chúa, đầy hạnh phúc, hồn vô nhiễm và xác trinh trong của Mẹ được vinh hiển, ngày Mẹ được giống Chúa phục sinh cách hoàn toàn nhất. Lễ này làm cho Giáo hội và nhân loại thấy được h́nh ảnh và bảo chứng êm ái cho sự thành h́nh của hy vọng cuối cùng của chúng ta, là: “Tất cả những ai được Chúa Kitô, làm anh em Ngài, thông phần Máu Thịt với Ngài, sẽ được hoàn toàn vinh quang” (Dt. 2,10; Ga.4,4). Lễ trọng Mông triệu kéo dài suốt tuần đến lễ Maria Nữ vương, lễ này cho thấy Maria sáng chói như Nữ hoàng và như bà Mẹ, Ngài cầu bầu cho ta cạnh Vua muôn thuở (18). Như thế là có bốn lễ trọng làm nổi bật những chân lư phải tin liên hệ tới Tớ Nữ hèn mọn của Chúa.

Những lễ kính nhớ

7. Sau các lễ trọng, cần nói ngay đến những lễ kính nhớ biến cố sinh ơn cứu rỗi, trong đó Giêsu và Maria đi liền với nhau, như lễ Sinh nhật Đức Maria (8/9), ngày mà hy vọng và vầng hồng cứu rỗi ló dạng trên trần gian” (19): lễ Thăm Viếng (31/5), nhắc lại sự kiện Maria cưu mang Chúa Con (20) đến thăm và giúp bà Isave, đồng thời công bố ḷng nhân hậu của Thiên Chúa cứu chuộc (21) ; lễ kinh Bảy sự Thương khó Đức Mẹ (15/9), dịp rất tốt làm sống lại giây phút quyết liệt nhất của lịch sử cứu rỗi và Maria Mẹ Chúa đứng kề thánh giá treo Con “thông phần đau khổ với Con” (22).

  Lễ mùng 2 tháng 2, được cải tên là dâng Chúa vào Đền thánh, cũng cần nhắc nhở để hưởng nguồn phong phú lớn lao của ân sủng. Giêsu và Maria đi song song, Đức Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu thế, Maria mật thiết kết hợp với Chúa chịu khổ h́nh, để thực hiện một sứ mạng vừa thuộc về Israel Dân Chúa của Cựu ước, vừa là h́nh ảnh của Dân Tân ước, luôn luôn bị bắt bớ gian khổ, thử thách đức tin và ḷng trông cậy" (Lc.2, 21.35).

Những lễ đặc biệt

8. Lịch Rôma đổi mới, ngoài việc làm nổi bật những lễ vừa kể trên, vẫn c̣n ghi những lễ, tuy có tính cách địa phương, nhưng thế giới càng ngày càng lưu ư, như lễ Đức Mẹ Lộ đức (11/2); lễ Cung Hiến Đền thờ Đức Bà cả (5/8); và những lễ xưa mừng riêng trong nhà ḍng, nay Giáo hội thế giới cũng mừng, như lễ Đức Bà Camêlô (16/7), lễ Đức Mẹ Môi khôi (7/10); những lễ tựa trên lời truyền khẩu nhưng có giá trị gương mẫu cao và được Giáo hội, đặc biệt Đông phương, mừng kính từ xa xưa đó là lễ Đức Maria dâng ḿnh vào Đền thánh (21/11); một là rất được người đạo đức thời nay yêu quí theo chiều hướng mới lấy t́nh thương xóa bỏ hận thù, đó là lễ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ (thứ bảy tuần thứ ba sau lễ Hiện Xuống).

9. Đừng quên, Lịch Rôma không ghi tất cả các lễ kính Đức Maria; chính các Lịch địa phận có phận sự theo đúng qui luật phụng vụ với tất cả ḷng thành kính ghi nhận những lễ kinh Đức Mẹ riêng của các Giáo hội địa phương. Đồng thời Chúng tôi cũng xin nhắc rằng mỗi ngày thứ bảy trong tuần vẫn có phép làm lễ kính Đức Mẹ: một việc đạo đức âm thầm từ xa xưa mà Lịch mới và nhiều kinh trong Sách Lễ mới làm cho lễ kính này được dễ dàng và phong phú.

Kinh nguyện Thánh Thể nhắc đến Maria cách nào?

10. Trong Tông huấn này, Chúng Tôi không có ư định duyệt qua tất cả nội dung của quyển Sách Lễ Rôma mới nhưng chỉ rút ra vài phương diện và những chủ đề trong quyển Sách Lễ liên hệ đến phận vụ mà Chúng Tôi đang làm. Trước hết xin nhắc rằng những Kinh nguyện Thánh Thể đặc biệt phù hợp với phụng vụ Đông phương (24) trong đó Đức Maria được nhắc đến rất nhiều. Kinh nguyện Thánh Thể 1, lâu đời nhất của nghi lễ Rôma, đă nhắc đến Mẹ Thiên Chúa bằng những ḍng đầy giáo lư và ḷng sốt sắng sùng kính: “Hiệp cùng toàn thể Giáo hội, chúng tôi muốn kêu cầu trước nhất danh thánh Maria trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô”. Kinh nguyện Thánh Thể III, bằng một lời kêu xin tha thiết, tín hữu diễn tả nỗi ḷng ước muốn chia sẻ phần gia tài dành cho con cái Chúa với Đức Mẹ: “Nguyện xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng tôi trở nên lễ vật vĩnh cửu, để lănh phần gia nghiệp cùng với những người Chúa chọn; nhất là với Đức trinh nữ Maria, Mẹ thánh của Thiên Chúa”. Lời nguyện hàng ngày vào phút long trọng nhất của Thánh Lễ cho thấy Giáo hội đặc biệt tôn sùng người được Thượng đế rất yêu thương (Lc.1, 28).

Sách lễ Rôma nhắc đến Đức Maria rất nhiều

11. Duyệt qua các kinh nguyện trong Sách Lễ mới Rôma, ta thấy trong kinh nguyện Lamă có nhiều chủ đề về Maria từ xa xưa vẫn hoàn toàn c̣n tiếp tục trọn vẹn đến ngày nay, như: vấn đề Vô Nhiễm Thai, đầy ơn phúc, Mẹ Thiên Chúa, trinh thai, đền thờ Chúa Thánh Thần, Đồng công với Chúa Cứu thế, gương thánh hảo, Trung gian xin ơn, hồn xác Lên Trời, Nữ Vương thế giới v.v... Đồng thời có một số chủ đề được gọi là mới rất phù hợp với sự tiến bộ và thần học của thời đại chúng ta. Tỉ dụ, vấn đề Maria Mẹ Giáo hội đă được ghi vào Sách Lễ với nhiều khía cạnh khác nhau, đáp ứng với nhiều mối liên hệ khác nhau giữa Mẹ Chúa Kitô và Giáo hội. Những kinh nguyện này nh́n nhận ơn Vô Nhiễm Thai của Maria là ơn dọn đàng cho Giáo hội sau này làm bạn trong trắng của Chúa Kitô (25); trong vấn đề Maria hồn xác Lên Trời, kinh nguyện Rôma coi như là khởi điểm và là h́nh ảnh của những ǵ đă, đang và sẽ thực hiện trong toàn thể Giáo hội (26); khi đề cập đến mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa, kinh nguyện tuyên xưng Maria là Mẹ của Đầu và chi thể, tức Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của Giáo hội (27).

Khi Phụng vụ quay về Giáo hội xưa cũng như nay, luôn luôn thấy có Đức Maria: Mẹ có mặt cùng các Tông đồ cầu nguyện chờ đón Chúa Thánh Thần (28), nay Mẹ có mặt đề sinh hoạt với Giáo hội đang quyết sống mầu nhiệm của Chúa Kitô: “Xin Chúa cho Hội thánh hợp tác với Đức Maria trong sự khổ nạn của Chúa Kitô, hầu thông phần sự phục sinh của Ngài (15/9); ḥa lời hát tụng Chúa: Xin cho chúng con hợp tác với Đức Maria mà hát tụng Chúa đến muôn đời, (31/5). V́ phụng vụ đi liền với đời sống, tín hữu cầu xin cho việc tôn sùng Đức Mẹ được thể hiện bằng một t́nh yêu cụ thể và thống khổ với Giáo hội, lời nguyện Hiệp lễ ngày 15 tháng 9 diễn tả như sau: “Khi kính nhớ sự thống khổ của Đức Nữ trinh Maria, ước ǵ chúng tôi hoàn tất nơi ḿnh, v́ Giáo hội, những đau khổ của Chúa Kitô c̣n lại mà Giáo Hội phải gánh chịu”.

Sách bài đọc ghi lời Thánh Kinh nói về Đức Mẹ

12. Sách bài đọc Thánh Lễ là một trong các sách của Nghi thức Rôma được hưởng nhiều sự thay đổi nhất sau Công đồng, kể về số, bài đọc được thêm cả về phẩm do giá trị sâu xa của Lời Chúa luôn luôn sống động và hữu hiệu mà các bài đọc đó chứa đựng (Dt.4,12). Trong ṿng ba năm, các bài đọc phong phú đó đă tŕnh bày tất cả lịch sử ơn cứu chuộc và nói lên một cách rất đầy đủ về mầu nhiệm Chúa Kitô. Do đó, và cũng là điều hợp lư, quyển Sách bài đọc có nhiều bài đọc hơn về Đức Maria rút ra từ Cựu và Tân Ước. Tuy tăng số bài đọc nhưng vẫn cứu xét kỹ và chỉ giữ lại những bài về Đức Maria, với nội dung rơ ràng, được sự chỉ dẫn của khoa giải thích thánh kinh cách nghiêm chỉnh, được Giáo hội chuẩn y với một truyền thống vững chắc. Những bài này không những đọc vào dịp lễ kính Đức Maria, mà c̣n được đọc vào nhiều dịp khác, kẻ cả vài ngày Chúa nhật trong năm (31), trong những nghi thức ban các phép bí tích cho tín hữu, lúc lựa chọn đấng bậc (32), khi vui hoặc lúc đau buồn của đời sống (33):

Qua Sách Nguyện

13. Kinh nhật Tụng, Sách nguyện cũng chứa đựng nhiều chứng tích cao cả và ḷng sùng ái đối với Mẹ Chúa Trời. Trong các bài Thánh thi, phải kể tác phẩm của Dante đọc mỗi thứ bảy kính Đức Mẹ (34); kinh Sub tuum praesidium, đáp ca được đọc hàng ngày, nội dung vừa cao đẹp với giá trị thực xa xưa; giữa các kinh Sáng và Chiều, có nhiều lời nguyện tắt tỏ ḷng tin tưởng nơi Mẹ nhân hậu: ngoài ra c̣n nhiều trang viết về Đức Maria do những tác giả từ thuở Giáo hội sơ khai, qua thời Trung cổ và Thời đại mới của chúng ta.

Qua Sách các Nghi thức

14. Trong nhiều sách Phụng vụ canh tân – ngoài các Sách Lễ, Sách bài đọc, Sách Kính Mẹ Thiên Chúa được nhắc đến thường xuyên với lời thành khẩn tôn kính. Trong Nghi thức Rửa tội, trước khi đổ nước Thanh Tẩy, Giáo hội cũng kêu cầu Đức Maria (35) ; Mẹ cũng được kêu cầu trong nghi thức chúc lành cho các bà sau khi sinh (36); Mẹ được nêu làm gương mẫu cho các nữ tu khi khấn bước theo Chúa Kitô (37); hoặc khi khấn ở đồng trinh (39); Mẹ cũng được kêu cầu trong ngày khấn của nam tu sĩ (38); Mẹ được kêu cứu khi con cái Giáo hội sắp qua đời (40); Mẹ được xin can thiệp khi tín hữu ĺa đời mà ra trước Chúa Kitô, Ánh sáng muôn thưở (41); trong nghi lễ an táng đau đớn khóc lóc người thân yêu, tín hữu vẫn xin Mẹ an ủi hộ phù (42),

Luôn luôn hợp thời

15. Khi duyệt qua các Sách Phụng vụ canh tân, chúng tôi thấy một điểm rất khích lệ: Phong trào Phụng vụ đă mong ước, và việc canh tân sau Công đồng đă tôn kính Đức Maria trong mầu nhiệm Chúa Kitô với cái nh́n rất chính xác, phù hợp với truyền thống, Đức Maria, với Thiên Chúa, Đồng công với Đấng Cứu thế đă được một chỗ đứng đặc biệt trong sự công phụng Kitô giáo.

Không làm sao khác hơn được. Thực vậy giờ lịch sử của công phụng, Đông như Tây, ta nhận thấy nhiều cách diễn tả cao đẹp và sáng tỏ về ḷng tôn sùng Đức Mẹ đă được ghi vào và làm cho khuôn khổ của Phụng vụ được phong phú.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc Giáo hội ngày nay tôn sùng Đức Maria là việc tiếp nối và liên tục phát triển ḷng tôn sùng mà Giáo hội qua các thời đại, đă làm với ḷng tôn trọng sự thực một cách tỉ mỉ và luôn luôn canh giữ cho các h́nh thức tôn sùng được cao quí. Giáo hội ngày nay, qua truyền thống bất diệt, luôn sống động nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và hằng lắng nghe Lời Chúa, để rút ra những nguyên do, những lư lẽ khích lệ ḷng tôn sùng mà Giáo hội có đối với Đức Maria. Từ cái truyền thống sống động đó, nương tựa nơi sức mạnh của Quyền giáo huấn trong Giáo hội. Phụng vụ là lối diễn tả cao đẹp nhất và minh chứng cách mạnh mẽ nhất của ḷng tôn sùng đối với Mẹ Thiên Chúa,

 

TIẾT 2

Maria làm gương cho Giáo hội về cách tôn thờ Chúa

16. Đến đây, chúng tôi muốn sử dụng vài điều chỉ dẫn của giáo lư Công đồng về Đức Maria và Giáo hội, để đào sâu phương diện đặc biệt của những sự liên hệ giữa Đức Maria và Phụng vụ. Nói cách khác, Maria làm gương cho Giáo hội về thái độ tinh thần phải có, khi cử hành và sống các mầu nhiệm. Trong lănh vực này, Đức Maria phải được coi là gương cao đẹp nhất của Giáo hội trong vấn đề Đức tin, đức ái và hoàn toàn kết hợp với Chúa Kitô (43), tức gương mẫu của một nội tâm hướng dẫn Giáo hội. Bạn rất yêu quí mật thiết kết hợp với Chúa Kitô, trong Giáo hội kêu cầu Ngài, và nhờ Ngài để thờ phượng Cha hằng hữu cách xứng đáng (44).

17. Maria, trinh nữ lắng nghe (Virgo audiens), đă tin tưởng chấp nhận lời Chúa; tin, đối với Mẹ, là hành động tiên khởi và là đàng đưa đến việc làm Mẹ Thiên Chúa, v́ theo thánh Augustinô suy đoán: Đấng Bà hạ sinh trong đức tin, Bà đă cưu mang trong đức tIn (45). Thực vậy, sau khi nghe sứ thần giải đáp thắc mắc (Lc.1, 34-37), tin tưởng hoàn toàn, Maria thưa: "Đây tôi tớ Chúa, xin thực hiện nơi tôi đúng như lời sứ thần (Lc.1,38), Maria đă đón nhận Chúa Giêu trong tâm hồn trước khi mang Ngài trong dạ (46). Đối với Mẹ, đức tin sinh hạnh phúc và nguồn bảo đảm cho lời hứa được thể hiện: “Phúc cho Bà v́ đă tin nơi sự thực hiện lời Chúa” (Lc.1, 45). Và cũng với đức tin khi Mẹ đóng vai chính làm nhân chứng đặc biệt của việc Nhập Thể, Maria hồi tưởng những biến cố xảy ra lúc Chúa Kitô c̣n bé, Bà để hết tâm suy nghĩ (Lc. 2,19-51). Giáo hội cũng hành động như vậy, đặc biệt qua Phụng vụ, với đức tin, Giáo hội nghe, chấp nhận, loan báo, tôn kính và phân phối Lời Chúa như bánh nuôi sống cho tín hữu (47), và nhờ đức tin soi sáng, Giáo hội theo dơi các dấu chỉ của thời đại, giải thích và sống các biến cố của lịch sử.

18. Maria là trinh nữ nguyện cầu (Virgo orans). Khi viếng bà mẹ của Gioan Tiền hô, Maria đă tỏ ḷng tri ân Thiên Chúa, tác phẩm Magnificat diễn tả sự hạ ḿnh, tin, cậy của Mẹ (Lc.I,46-55), lời kinh hay nhất của Maria, tiếng hát của thời đại mong chờ Đấng Cứu Thế bao gồm sự phấn khởi của Israel xưa và nay. Thực vậy, theo ư kiến thánh Irênê, trong kinh Magnificat ta nghe Abraham hoan hỉ khi nghĩ tới Đấng cứu chuộc (Ga. 8, 56), và vang lên tiếng của Giáo hội “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”, qua miệng của Maria như một lời tiên tri (49). Thực ra, kinh Magnificat đă trở thành lời nguyện của Giáo hội qua mọi thời gian.

Trinh nữ van xin, đó là h́nh ảnh của Maria ở tiệc cưới Cana, tŕnh bày cho Chúa Con sự kiện nhà thiếu rượu, tế nhị van xin Ngài, Mẹ đă nhận được kết quả của trật tự ân sủng, nghĩa là: khi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên, đă làm cho đệ tử vững tin nơi Ngài (Ga.2,I-12).

Đoạn cuối viết về Mẹ, ta thấy Ngài cầu nguyện. “Các Tông đồ hợp ư chuyên cần cầu nguyện với các anh em và vài phụ nữ, trong đó có Maria Mẹ Chúa Giêsu” (Cv.1,14); Maria có mặt và cầu nguyện luôn từ lúc Giáo hội sơ sinh đến măi măi, v́ tuy lên trời, Maria vẫn giữ sứ mạng cần thiết và cứu rỗi (50). Giáo hội cũng là một trinh nữ nguyện cầu, hằng ngày tŕnh bày với Chúa Cha những nhu cầu của con cái, “hằng ca tụng Chúa và cầu bầu cho phần rỗi toàn thể nhân loại (51).

19. Maria Trinh nữ sinh con (Virgo poriens), v́ tin và vâng phục, đă hạ sinh Con Chúa Cha, bởi phép Thánh Linh, không gần gũi đàn ông (52): Giáo hội là mẹ kỳ diệu, do Chúa thiết lập theo kiểu mẫu của Đức Trinh Nữ sinh con. Thực vậy, đến lượt ḿnh Giáo hội là Mẹ, giảng dạy và rửa tội, Giáo hội hạ sinh những đứa con thụ thai bởi Thánh Linh và sinh bởi Chúa vào một cuộc sống mới trường cửu (53). Các Giáo Phụ đă dạy rất đúng là, Giáo hội qua phép rửa tội, tiếp tục việc làm mẹ đồng trinh của Đức Maria. Trong các chứng tích, chúng tôi muốn nhắc lại lời của vị tiền nhiệm lừng danh, Đức Leo Cả, trong bài giảng Giáng sinh đă xác nhận nguồn sống mà Chúa Kitô đă lấy nơi dạ Trinh Nữ, nay Ngài để lại trong suối rửa tội: Ngài đă ban cho nước năng lực đă được ban cho Mẹ: v́ quyền năng Thượng đế và bóng Thánh Linh (Lc.1,35) đă làm cho Maria hạ sinh cho đời Đấng cứu chuộc, nay cũng làm cho nước tái sinh người tín hữu (54). Muốn có chứng tích nơi nguồn Phụng vụ, Chúng tôi có thể lấy một câu trong phụng vụ Mozarabe (Kitô hữu vùng Ả rập): “Maria mang Đấng hằng sống trong dạ, Giáo hội mang Ngài trong suối rửa tội. Chúa Kitô tượng thai trong dạ Đức Maria. Ngài mang lấy h́nh thức qua nước rửa tội của Giáo hội “(55).

 

20. Maria, trinh nữ dâng hiến (Virgo offerens). Qua việc dâng Chúa Giêsu vào Đền thánh (Lc. 2, 23-35), Giáo hội do Thánh Linh dẫn dắt, đă gặp mầu nhiệm cứu rỗi liên hệ đến lịch sử cứu rỗi qua việc Maria giữ luật dâng con trai đầu ḷng (Xh.13,11-16) và nghi thức Thanh tẩy cho người mẹ (Lv.12,6-8). Nói cách khác, Giáo hội đă ghi lại sự tiếp nối của việc Ngôi Lời hiến ḿnh cho Chúa Cha lúc vào đời (Dt.10,5-7). Giáo hội đă chứng kiến ơn cứu chuộc mọi người được công bố, khi cụ Siméon kính chào ánh sáng để soi muôn dân và vinh quang cho Israel ở nơi con trẻ (Lc 2,32), cụ đă nhận Giêsu là Đấng Thiên Sai, cứu mọi người. Giáo hội đă hiểu lời tiên tri nói trước cuộc Tử nạn của Chúa Kitô khi Siméon nói tiên tri về hai vị: “Con sẽ là dấu chỉ của sự phản kháng (Lc.2,34) và Mẹ th́ gươm sắc sẽ đâm thấu ḷng (Lc 2,35), nơi đồi Calve, cả hai lời tiên trí đều ứng nghiệm. Mầu nhiệm cứu rỗi, dưới nhiều h́nh thức, đă hướng việc dâng Con vào Đền thánh đến biến cố cứu chuộc của Thánh giá. Đặc biệt từ thời Trung cổ, chính Giáo hội đă thấy được tâm hồn Mẹ, lúc bồng con về Giêrusalem dâng cho Thiên Chúa (Lc.2,22), một ư chí dâng hiến vượt xa ư nghĩa thường của một nghi thức Mẹ thực hiện. Lời ưu ái cầu xin của thánh Bênađô chứng minh cho lập luận trên đây: “Lạy thánh Trinh Nữ, Mẹ hăy dâng Chúa Con là kết quả hồng phúc của dạ Mẹ cho Chúa Cha. Mẹ hăy dâng của lễ thánh hảo đẹp ḷng Thiên Chúa để ḥa giải tất cả chúng con” (56).

Sự hợp tác giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu rỗi (57) đă đạt tới tuyệt đỉnh trên đồi Calve, nơi Chúa Kitô đă tự hiến tế như của lễ tinh tuyền cho Thiên Chúa (Dt. 9,14) và cũng tại đây Maria đứng kề Thánh giá (Ga.19,25) đau đớn dữ dằn với con Một, lấy t́nh Mẹ mà hợp tác sự hiến tế của Con, yêu thương chấp nhận sự hiến tế hy lễ được hạ sinh do thân xác của Mẹ (53), và Mẹ cũng hiến dâng chính ḿnh cho Chúa Cha hằng hữu (59). Chúa cứu thế đă lập phép Thánh Thể để hy lễ Thánh giá tồn tại qua mọi thế hệ, hầu kính nhớ sự chết: và phục sinh của Ngài, đồng thời giao cho Giáo hội là Bạn của Ngài (60): Giáo hội, đặc biệt Chúa Nhật, qui tụ tín hữu để cử hành sự Phục sinh của Chúa Kitô cho đến khi Ngài trở lại (61). Giáo hội dâng lễ hiệp thông cùng các Thánh trên trời và trước nhất là Đức Thánh Trinh Nữ (62), mà Giáo hội noi gương đức mến nồng cháy và đức tin không lay chuyển của Mẹ.

21. Maria là gương mẫu cho toàn thể Giáo hội về việc phụng thờ Chúa, Mẹ c̣n huấn luyện đời sống tinh thần, một cách rơ ràng, cho mỗi tín hữu. Ngay giờ đầu, tín hữu đă nh́n Đức Maria, để như Mẹ, họ dâng cuộc sống ḿnh mà tôn thờ Chúa, và từ sự tôn thờ, đă dâng luôn cả cuộc sống. Ngay thế kỷ thứ IV, thánh Ambrosio trong bài giảng, đă mong thấy nơi tín hữu, tâm hồn của Đức Maria sẽ ngợi khen Chúa: “Trong mọi người, tâm hồn Maria phải ngự trị để tôn vinh Chúa; trong tất cả, tinh thần Maria phải hiện diện để ca tụng Chúa” (63). Maria là gương mẫu của sự tôn thờ, nhất là ở tại sự cống hiến mạng sống làm của lễ dâng lên Chúa: giáo thuyết tuy xa xưa nhưng vẫn có giá trị, mỗi người nên nghe lại để suy nghĩ lời khuyên dạy của Giáo hội, đồng thời lắng tai nghe chính lời của Đức Maria, thể hiện trước cách kỳ diệu lời cầu xin thấy trong kinh Lạy Cha sau đó: “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời (Mt 6,10). Maria đă đáp lời thiên sứ: "Này tôi là tôi tớ Chúa, hăy thể hiện nơi tôi như lời Ngài” (Lc.1,38). Tiếng “Vâng" của Maria, đối với mọi tín hữu, là một bài học, là gương cống hiến vâng ư Chúa, con đường và cũng là phương pháp để thánh hóa ḿnh.

22. Đàng khác, cần xem cách Giáo hội diễn tả nhiều mối liên hệ kết hợp ḿnh với Đức Maria qua nhiều thái độ hữu hiệu khi tôn sùng Mẹ: hết ḷng cung kính khi nhớ đến phẩm giá cao cả của Đức Trinh Nữ, bởi phép Thánh Linh, đă trở thành Mẹ Thiên Chúa Nhập Thể; yêu tha thiết khi nhớ Maria là Mẹ tinh thần của mọi phần tử của Nhiệm Thể; tin tưởng nguyện cầu, khi đă có kinh nghiệm về sự cầu bầu đắc lực của Mẹ là Trạng sư, là Đấng phù hộ (64); phục vụ cách tŕu mến, khi biết Mẹ tuy xưng ḿnh là tôi tớ Chúa nhưng cũng là Nữ Vương lân ái và là Mẹ ban các ơn; tích cực noi gương, khi chiêm ngưỡng sự thánh hảo và những nhân đức của Mẹ “đầy ơn phúc” (Lc.1,28); hết sức cảm động, khi thấy Maria là gương rất trong sạch, Giáo hội cũng muốn nên gương trong sạch để làm mẫu cho mọi tín hữu (65); chú ư chiêm ngắm Mẹ Đồng công với Chúa Cứu Thế nay hoàn toàn thông phần trong mọi thành quả của mầu nhiệm Phục sinh, Giáo hội thấy nơi Mẹ một sự hoàn toàn tiên báo cho tương lai của chính ḿnh, ngày mà Giáo hội được tinh luyện không c̣n vết nhơ hay nét nhăn (Ep. 5,27), trở thành cô dâu trang điểm đón chàng rể là Chúa Giêsu Kitô (Kh. 21,2).

23. Anh em rất thân ái, khi cứu xét ḷng tôn sùng qua truyền thống phụng vụ của Giáo hội hoàn cầu và của Nghi thức Rôma canh tân sùng kính Mẹ Thiên Chúa, mà Phụng vụ là khuôn vàng cho ḷng tôn sùng của tín hữu v́ giá trị công phụng cao cả của phụng vụ. Cuối cùng khi nh́n cách Giáo hội cử hành những mầu nhiệm thánh, đă có thái độ tin cậy và yêu mến theo gương Đức Trinh Nữ, chúng ta mới hiểu lời Công đồng Vaticanô II khuyến cáo con cái Giáo hội rất đúng, phải phát triển rộng răi ḷng tôn sùng Đức thánh Trinh Nữ, đặc biệt trong Phụng vụ (66) khuyến dụ mà Chúng tôi hết sức mong muốn thấy được hoàn toàn rằng nghe và sốt sáng thực hiện.

 

CHƯƠNG II

 

Canh tân ḷng tôn sùng Đức Maria

24. Công đồng Vaticanô II cũng khuyến khích các h́nh thức đạo đức khác, đặc biệt được Giáo hội giới thiệu, ngoài việc Phụng vụ (67). Vả lại, ai cũng biết tín hữu tôn sùng Mẹ Thiên Chúa với nhiều h́nh thức tùy nơi tùy thời, tuy cảm hứng của mỗi dân tộc và tùy truyền thống phụng tự khác nhau. Dĩ nhiên những h́nh thức đạo đức đó cũng già cỗi, theo thời gian, rất cần được đổi mới, thay thế những ǵ cằn cỗi, làm nổi bật những ǵ có giá trị vượt thời gian, giải thích đúng với giáo lư thần học và điều Hội thánh dạy. Các Hội đồng Giám mục, các Giáo đoàn địa phương, Ḍng tu và các Cộng đoàn tín hữu, cần phải tạo những h́nh thức đạo đức chính xác và ân cần xét lại những lối tôn sùng đă có đối với Đức Mẹ; khi xét lại, Chúng tôi vẫn tôn trọng truyền thống cao đẹp của người thời nay. Do đó, anh em khả kinh, Chúng tôi cần chỉ vài nguyên tắc dẫn dắt công tác của quí vị trong lănh vực này.

 

 

 

TIẾT 1

 

Tôn Sùng Maria Liên Hệ Đến Ba Ngôi, Đức Kitô Và Giáo Hội

25. Trước nhất, việc đạo đức tôn sùng Đức Maria phải hiện rơ nét Ba Ngôi và Đức Kitô. Thực vậy, tự bản chất, việc tôn thờ hướng thẳng về Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần, theo ngôn ngữ Phụng vụ, ta nói thờ Chúa Cha, nhờ Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần. Mọi việc sùng kính đều theo chiều hướng đó, dù là việc tôn sùng đặc biệt đối với Mẹ Thiên Chúa, tiếp đó đối với các thánh là những vị đă cùng đau khổ và phục sinh với Chúa Kitô, qua họ, Giáo hội công bố mầu nhiệm phục sinh (68). Mọi sự của Mẹ đều thuộc về Đức Kitô: Chúa Cha từ muôn thưở đă chọn cho Con một người Mẹ trong sạch và trang bị đầy ơn Thánh Linh mà chưa ai được vậy. Việc đạo đức chính xác bao giờ cũng làm sáng tỏ sự liên hệ mật thiết giữa Đức Maria và Thiên Chúa mà tự bản chất hướng về Ngài (69). Thời đại chúng ta, chiều hướng đạo đức lệ thuộc và qui về “vấn đề Đức Kitô” (70), do đó, các lối tôn sùng Đức Mẹ phải đặc biệt làm nổi bật khía cạnh liên hệ đến Đức Kitô, để kế hoạch Thiên Chúa tỏ rơ, v́ Ngài đă tiên định “cho Maria sinh ra và Ngôi Lời Nhập Thể cũng do cùng một lối duy nhất đó” (71), Chắc chắn điểm này củng cố việc tôn sùng Mẹ Chúa Giêsu thêm vững vàng, và biến ḷng tôn sùng đó thành khí cụ hữu hiệu để đạt tới “sự hiểu biết đầy đủ về Con Thiên Chúa, tạo cho người hoàn hảo đó (Nhiệm Thể) đạt đến tầm vóc xứng với sự viên măn của Chúa Kitô” (Eph.4,13); đàng khác việc đó cũng đóng góp vào việc phát triển ḷng tôn sùng phải có đối với chính Chúa Kitô, v́ nó hợp với tư tưởng sẵn có của Giáo hội, được Công đồng thời nay xác nhận (72) “thưa với Tôi tớ là tŕnh với Chủ; tặng cho Mẹ là dâng lên Chúa Con; (...) danh dự dành cho Hoàng hậu làm cho Vua thêm vinh quang” (73).

26. Sau khi nói về việc tôn sùng Đức Maria hướng về Chúa Kitô, Chúng tôi thấy cần nhắc rằng đă tới lúc làm nổi bật cho đúng mức một khía cạnh căn bản khác của đức tin qua việc tôn sùng Đức Maria, đó là: Ngôi Ba và công cuộc của Ngài. Thực vậy, Thần học và Phụng vụ đă cho thấy việc Thánh Linh can thiệp để thánh hóa nơi Đức Maria tại làng Nazarét chính là điểm cao nhất Đức Chúa Thánh Thần hoạt động trong lịch sử Cứu rỗi. Do đó, các Giáo phụ và Nhà văn giáo sĩ đă cho việc vô nhiễm thai là tác phẩm của Thánh Linh, “Ngài đă nhồi nắn và làm nên một tạo vật mới” (74). Suy các câu Phúc âm, như: "Thánh Linh sẽ ngự trên bà, và quyền năng Đấng Tối cao sẽ phủ bóng trên bà”(Lc.1,35) và “Maria thụ thai bởi Thánh Linh”(...) “Đấng bà sinh ra là do Thánh Linh”(Mt 1,18,20), các ngài thấy Thánh Linh can thiệp để thánh hóa và làm cho Maria trinh khiết sinh con (75), biến Trinh Nữ thành Cung điện nơi nghỉ ngơi của Ngôi Lời (75), Đền thánh, Nhà tạm Thiên Chúa (77), Ḥm Bia thánh (78), những danh thấm nhuần mùi Thánh Kinh. Khi đào sâu mầu nhiệm Nhập Thể, các ngài thấy sự liên hệ siêu việt giữa Thánh Linh và Maria có tính chất hôn nhân, Prudence diễn tả cách th́ vị: “Trinh Nữ không kết hôn đă kết bạn với Thánh Linh”. (79), các ngài gọi Maria là Đền Chúa Thánh Thần (80), câu nói nhấn mạnh bản tính thánh hảo của Trinh Nữ, trở thành nơi thường trực của Thần Linh Thiên Chúa. Đi sâu vào giáo lư Thánh Linh, các ngài thấy Thánh Linh là nguồn vọt lên sự sung măn của ơn thánh (Lc.1,28) và nhiều ơn Thánh Thần để trang điểm Đức Maria: các ngài cho rằng Đức Chúa Thánh Thần ban đức tin, cậy mến kích thích hồn Maria, ban sức mạnh khích lệ Mẹ theo ư Chúa, ban nghị lực để Mẹ chịu đựng sự thống khổ dưới chân thánh giá (Lc.1,46-55), các tiên tri (82) cũng đă đề cập về ảnh hưởng đặc biệt đó của Đức Chúa Thánh Thần. Cuối cùng, khi suy đến sự có mặt của Mẹ Chúa Giêsu tại nhà Tiệc lỵ, nơi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Giáo hội sơ sinh (Cv. I,I2-14; 2,1-4), các ngài làm cho chủ đề Maria và Giáo hội có từ xa xưa càng thêm phong phú với nhiều ư nghĩa mới mẻ (83); nhất là các ngài chạy đến khẩn cầu Đức Maria can thiệp với Thánh Linh để các ngài cùng được cưu mang Chúa Kitô trong ḷng ḿnh, chứng minh có lời nguyện đầy giáo lư, mạnh mẽ của thánh Idephonse : “Con xin Mẹ, hỡi thánh Trinh Nữ: nhờ Thánh Linh đă làm cho Mẹ cưu mang và sinh Chúa Giêsu, xin cho con cùng được mang Ngài. Xin cho hồn con cưu mang Chúa Giêsu do cùng một Thánh Linh đă làm cho dạ Mẹ cưu mang Chúa Giêsu (...) Trong Chúa Thánh Thần, con yêu Giêsu, trong Ngài, Mẹ cũng đă tôn thờ Giêsu như Chúa, và chiêm ngưỡng Giêsu như Con Mẹ” (84).

27. Đôi khi có người cho rằng nhiều bài đạo đức thời nay không gồm đủ giáo lư liên hệ đến Chúa Thánh Thần. Hăy để cho các chuyên viên cân nhắc giá trị của lời xác nhận trên đây; riêng Chúng tôi xin toàn thể Dân Chúa, đặc biệt cho các vị chủ chăn và thần học gia hăy đào sâu tư tưởng về sinh hoạt của Thánh Linh trong lịch sử Cứu rỗi, và liệu cho các sách đạo làm sáng tỏ sự hoạt động mănh liệt của Đức Chúa Thánh Thần; khi đào sâu vấn đề đó đương nhiên sẽ thấy được liên hệ nhiệm mầu giữa Thần Linh Thiên Chúa và Đức Nữ thành Nazarét, với hoạt động của hai vị trong Giáo hội; từ những chân lư đức tin được suy luận kỹ sẽ nảy sinh ḷng đạo đức sống động mănh liệt.

28. Đàng khác, những việc đạo đức mà tín hữu diễn tả ḷng tôn sùng Mẹ Thiên Chúa phải làm sáng tỏ chỗ đứng của Đức Maria trong Giáo hội: liền sau Đức Kitô, một chỗ đứng cao nhất và gần nhất đối với chúng ta (85); tại các nhà thờ thuộc nghi lễ Hy lạp, từ lối kiến trúc đến các ảnh vẽ: vừa bước vào nhà thờ là người ta thấy ngay cửa chính một tác phẩm diễn tả ngày Truyền Tin, và nơi bàn thờ chính, người ta thấy ảnh Mẹ Thiên Chúa hiển vinh. Ngụ ư cho thấy rằng, nhân loại bắt đầu trở về cùng Chúa từ lần “xin vâng”, của nữ tỳ Thiên Chúa, và người ta sẽ kết thúc cuộc đời ḿnh trong sự vinh hiển khởi hoàn với Mẹ. Cách nhà thờ trần gian diễn tả chỗ đứng của Đức Maria trong mầu nhiệm Giáo hội, bao gồm một giáo lư phong phú và tạo dấu ấn tốt cho mọi h́nh thức tôn sùng Mẹ khắp nơi phải có màu sắc gia đ́nh Hội thánh.

Thực vậy, Công đồng Vatican II tŕnh bày những tư tưởng căn bản về bản chất của Giáo hội là Gia đ́nh Thiên Chúa, Dân Thiên Chúa, Nước Chúa, Nhiệm Thề Chúa Kitô (86), sẽ giúp cho tín hữu hiểu mau về sứ mạng của Đức Maria trong mầu nhiệm Giáo hội và chỗ đứng cao cả của Mẹ trong cộng đồng các thánh. Nhắc lại điểm này càng giúp ta hiểu rơ hơn mối t́nh huynh đệ nối liền mọi tín hữu: họ là con của Đức Trinh Nữ “Người đă lấy t́nh mẫu tử hạ sinh và nuôi dưỡng họ, hợp tác với Chúa Kitô (87), đồng thời họ cũng là con của Giáo hội nhờ Giáo hội mà ta được sinh ra, được nuôi bằng sữa và được Thánh Linh trong Giáo hội làm cho sống động” (88); Giáo hội hợp tác với Đức Maria để sinh ra Nhiệm Thề Chúa Kitô, cả hai đều là Mẹ của Chúa Kitô, thiếu một trong hai, toàn thân Mầu Nhiệm không sinh ra được. (39). Cuối cùng, ta thấy rơ hoạt động của Giáo hội trên thế giới tiếp nối sự lo lắng của Đức Maria, Thực vậy, t́nh yêu cần cù của Đức Tŕnh Nữ tại Nazarét, tại nhà bà Isave, tại Cana, Golgotha - những giai đoạn cứu rỗi có giá trị rộng lớn đối với Giáo hội - nay vẫn được tiếp tục với t́nh mẫu tử lo lắng của Giáo hội để mọi người đi đến chỗ hiểu rơ chân lư (I T́m. 2,4), với việc Giáo hội lo lắng giúp kẻ nghèo yếu hèn mọn, qua sự Giáo hội dấn thân liên tục xây dựng ḥa b́nh và xă hội thuận ḥa, với việc Giáo hội sốt sắng lo cho mọi người thông phần cứu rỗi mà Chúa Kitô đă chết để họ được nhờ. Như thế, yêu Giáo hội đưa đến ḷng mến Đức Mẹ, và ngược lại: hai thứ t́nh yêu đó đi đôi với nhau như thánh Chromace Aquille đă tŕnh bày cách sắc bén: "Giáo hội đă họp trên tầng lầu nhà tiệc ly với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu và anh em của Ngài. Do đó, không thể nói đến Giáo hội, nếu thiếu Maria Mẹ Chúa và anh em của Ngài (90). Để kết luận, Chúng tôi nhấn mạnh đến việc cần làm cho sự tôn sùng Đức Maria được sáng tỏ về bản chất tập thể Giáo hội chất chứa bên trong: tựa trên căn bản đó mới có thể canh tân kinh nguyện và những h́nh thức tôn sùng Mẹ Thiên Chúa.

 

 

 

 

 

TIẾT 2

 

Bốn Khía Cạnh Của Ḷng Tôn Sùng Đức Maria: Thánh Kinh - Phụng Vụ - Đại Kết Và Con Người

29. Những khoản trước đây làm sáng tỏ những liên hệ giữa Đức Maria với Thiên Chúa Cha, Con, Thánh Thần và Giáo hội. Chúng tôi muốn theo giáo thuyết Công đồng (91) để thêm bốn chiều hướng: Thánh kinh, Phụng vụ, Đại kết và con người cần ghi nhớ khi duyệt lại và tạo thêm những việc đạo đức và lối thực hành, để làm cho sự liên hệ của ta với Mẹ Chúa Kitô và Mẹ ta trong cộng đồng các thánh được thêm sống động và dễ hiểu.

30. Hiện nay việc dùng Thánh Kinh cho mọi h́nh thức phụng tự là cách huấn luyện ḷng đạo thông thường nhất. Thánh Kinh được nghiên cứu sâu rộng hơn, phổ biến nhiều hơn. Truyền thống và Thánh Thần Chúa đang thúc đẩy tín hữu thời nay xử dụng Thánh Kinh nhiều hơn để làm căn bản cho kinh nguyện, để gặp ánh sáng   thực với những mẫu gương tuyệt vời. Ḷng tôn sùng Đức Maria không đi ra ngoài đường lối chung của ḷng đạo (92), những đặc biệt đă t́m thấy nơi Thánh Kinh một sức mạnh mới với hiệu quả bảo đảm. Thánh Kinh cho thấy ư Chúa cứu độ con người cách tuyệt diệu, mầu nhiệm Chúa Cứu Thế đầy dẫy trong đó, và từ quyển đầu Sáng Thế đến quyển Khải Huyền ta thấy nhiều câu chỉ rơ về Đấng làm Mẹ và Đồng công của Chúa Cứu Thế. Không những ta dùng câu văn và h́nh ảnh của Thánh Kinh đă được cứu xét kỹ, ta c̣n dùng từ ngữ và những câu Kinh Thánh làm lời cầu nguyện và làm bài hát; ḷng tôn sùng Đức Mẹ phải được bằng những chủ đề lớn của sứ điệp kitô giáo: có thể, khi tôn sùng Ṭa Đấng Khôn Ngoan, tín hữu cũng được Lời Chúa soi sáng và thúc giục hành động đúng với qui luật của Đấng Khôn Ngoan Nhập Thể.

31. Chúng tôi đă đề cập tới việc Giáo hội tôn sùng Mẹ Thiên Chúa khi cử hành Phụng vụ. Nơi đây, chỉ bàn về những h́nh thức tôn sùng với những tiêu chuẩn soi dẫn. Ta đừng quên nguyên tắc của Hiến Chế Phụng Vụ rất khích lệ những việc đạo đức quen thuộc của Dân Chúa, nhưng đă khuyến cáo: “Những việc đạo đức ấy phải phù hợp với thời gian phụng vụ để ḥa hợp với việc công phụng, phần nào khai thác và chuẩn bị quần chúng sống phụng vụ, v́ đó là lối công phụng cao nhất trong các việc đạo đức. (93). Đường lối khôn ngoan sáng suốt, nhưng khó áp dụng, đặc biệt trong lănh vực tôn sùng Đức Mẹ quá phong phú về h́nh thức. Thực vậy, các vị lănh đạo địa phương phải nỗ lực, khôn khéo và nhẫn nại; c̣n tín hữu thời phải mau mắn chấp nhận chiều hướng mới, hoặc v́ bản chất đích thực của công phụng, phải theo lời yêu cầu cải đổi truyền thống tuy đă có lâu đời nhưng bản chất phụng vụ trong đó lại lu mờ.

Nhân dịp này, Chúng tôi muốn nhắc tới hai thái độ của chủ chăn có thể làm hỏng nguyên tắc của Công đồng Vaticanô II: Thứ nhất, thái độ của những vị chủ chăn không thích những việc đạo đức, dù đă được Giáo hội phê chuẩn và khuyến khích, nhân dịp này, các vị ấy băi bỏ tất cả, tạo khoảng trống mà không lo bù đắp lại; các vị ấy quên rằng Công đồng chỉ dạy dung ḥa việc đạo đức với phụng vụ chứ không dạy băi bỏ. Tiếp đến là thái độ của vài vị khác, bất chấp tiêu chuẩn phụng vụ và mục vụ đă trộn việc đạo đức lẫn với công phụng. Ngay giữa lễ lại chen vào những yếu tố dành cho việc tuần Cửu nhật hay việc đạo đức tương tự, khiến cho người hiểu nhầm Thánh Lễ để tô điểm việc đạo đức ra đẹp, không phải là cao điểm nhắc nhở đến Chúa là điểm gặp gỡ của cộng đoàn Kitô hữu. Đối với các vị này. Chúng tôi xin nhắc lại, luật Công đồng dạy dung ḥa, chứ không phải trộn lẫn phụng vụ với việc đạo đức. Hành động mục vụ sáng suốt đ̣i hai việc, trước nhất là phân biệt và làm nổi bật bản chất đặc biệt của việc phụng vụ, tiếp đến là nâng cao giá trị của việc đạo đức và làm chúng thích ứng với nhu cầu của từng giáo đoàn, tạo những việc đạo đức đó thành việc hỗ trợ qui báu cho phụng vụ.

32. Sau khi đề cập đến bản chất gia đ́nh Giáo hội của việc tôn sùng Đức Mẹ, nó c̣n phản ảnh công cuộc hiệp nhất kitô hữu (đại kết), một trong các mối lo âu lớn nhất của Giáo hội ngày nay. Ḷng tôn sùng Đức Mẹ mang dấu của sự đại kết, v́ phong trào đại kết coi đó là một trong các sự lo âu và nhằm đi tới.

Trước nhất, Công giáo gặp Chính thống giáo, nơi đây ḷng tôn sùng có những h́nh thức rất thâm trầm, hợp với giáo lư, đầy t́nh sủng ái đối với Mẹ Chúa, vinh quang, ca ngợi Me là Hy vọng của tín hữu (94). Công giáo cũng gặp gỡ Anh giáo, các nhà thần học cổ điển Anh đă từng giải thích ḷng tôn sùng Đức Mẹ tựa trên Thánh Kinh cách rất vững chắc, và các nhà thần học hiện đại càng nhấn mạnh đến vai tṛ quan trọng của Đức Maria trong đời sống tín hữu. Công giáo cũng gặp gỡ anh em Tin lành là những người hết sức yêu mền Thánh Kinh, họ đă dùng những lời ca ngợi của Đức Maria để ngợi khen Chúa (Lc.1,46-55).

Đàng khác, v́ mọi người tin Chúa Kitô đều yêu mến Mẹ của Ngài, đối với Công giáo đó là dịp dĩ nhiên và thường t́nh để nhờ Mẹ xin với Chúa Con sớm thực hiện sự hợp nhất của mọi người có rửa tội, để họ làm thành một Dân Thiên Chúa (95). Cần nói thêm rằng, Giáo hội không hạ giá cái bản tính đặc biệt của ḷng tôn sùng Đức Mẹ (96) nhưng Giáo hội khuyến cáo phải cẩn thận đừng làm ǵ quá đáng đến độ làm cho anh em tín hữu hiểu sai về giáo lư chính xác của Giáo hội (97), cũng không nên tổ chức những lối tôn sùng trái ngược với tập quán chân chính của người Công giáo.

Cuối cùng, đúng với ḷng tôn sùng chân chính, thời “Chúa Con phải được biết, yêu mến và tôn vinh cách chính đáng, qua những vinh dự dâng lên Mẹ Ngài (98), ḷng tôn sùng này là con đường đưa đến Chúa Kitô, nguồn và trung tâm của sự hiệp thông của gia đ́nh Giáo hội bao gồm tất cả những ai công khai tuyên xưng Đức Kitô là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, Đấng Trung gian duy nhất (I Tim 2,5), họ được mời gọi để cùng nhau trở nên một, cùng với Chúa Con, Chúa Cha trong sự hiệp nhất của Thánh Linh” (99).

33. Chúng tôi cũng biết rằng, có nhiều điều khác biệt quan trọng về tư tưởng của nhiều anh em thuộc các Giáo hội và các cộng đoàn trong gia đ́nh Hội thánh, khác với giáo lư Công giáo về vai tṛ của Đức Maria trong công cuộc cứu rỗi (100) do đó, cũng có khác biệt trong việc tôn sùng Đức Maria. Tuy nhiên, cũng chính Chúa Thánh Thần đă từng phủ bóng trên Đức Trinh Nữ làng Nazarét (Lc1,35), nay cũng chính Ngài hành động trong phong trào đại kết để làm cho nó có kết quả, Chúng tôi thực tâm tin tưởng nơi ḷng tôn sùng Tôi tớ Thiên Chúa mà nơi bà, Đấng Tối Cao đă làm những sự trọng đại (Lc.1,49), sẽ trở thành sự trung gian, điểm gặp gỡ để đi đến hiệp nhất của mọi người tin nơi Chúa Kitô, tuy từ từ, hơn là gây trở ngại.

Thực vậy, Chúng tôi vui mừng nhận thấy rằng, dù là anh em ly khai, nhưng khi đă hiểu rơ hơn về vai tṛ của Đức Maria trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo hội, thời con đường đi đến gặp gỡ được ngắn hơn tại Cana, cũng chính Đức Maria đă được Chúa Kitô nhận lời mà làm phép lạ đầu tiên (Ga.2,1-12) nhờ Mẹ can thiệp; ngày nay, Mẹ can thiệp thời các đệ tử Chúa Kitô sẽ hoàn toàn hợp nhất trong đức tin cách mau chóng dù giờ chưa tới. Hy vọng của Chúng tôi được khích lệ bởi ư kiến của Đức cố Lêô XIII: lư do hiệp nhất giữa người tin Chúa Kitô đặc biệt liên hệ đến t́nh mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria. Thực vậy, Đức Maria đă có thể và thực sự sinh những ai thuộc về Chúa Kitô trong đức tin và t́nh mến: làm sao phân rẽ Đức Kitô? (I Cor. L,13); chúng ta phải cùng sống đời sống với Chúa Kitô và mang tất cả về cho Chúa” (Rm. 7,4) trong cùng một thân thể duy nhất. (101).

34. Khi tôn sùng Đức Mẹ, cũng phải cẩn thận nắm vững các khoa học về con người. Nhờ đó, một trong các nguyên do gây khó khăn trong lĩnh vực tôn sùng Mẹ Thiên Chúa sẽ biến đi, v́ một số yếu tố để tôn sùng Đức Mẹ quá cách biệt với quan niệm hiện nay về con người, thực tại tâm lư xă hội thay đổi tận gốc đối với đời sống và sinh hoạt của người thời nay. Thực tế mà nh́n sẽ thấy khó mà đưa h́nh ảnh Đức Mẹ, theo như một số văn chương đạo đức diễn tả, vào hiện trạng của xă hội sống ngày nay, đặc biệt của giới phụ nữ. Trong lănh vực gia đ́nh, luật pháp và phong tục tiến bộ đi đến việc nh́n nhận cách hợp lư người phụ nữ b́nh đẳng và cộng sự hằng ngày với chồng trong gia đ́nh. Trong lănh vực chính trị, phụ nữ của nhiều quốc gia đă chiếm được quyền can thiệp vào việc nước ngang với nam nhân. Trong lănh vực xă hội, phụ nữ mở rộng sinh hoạt trong nhiều thứ ngành, mỗi ngày càng rời xa cái khuôn khổ chặt hẹp của gia đ́nh. Trong lănh vực văn hóa, người phụ nữ có được nhiều khả năng để nghiên cứu khoa học và thành công về văn hóa,

Do đó, một số phụ nữ không thích việc tôn sùng Đức Maria, bởi v́ khó mà nhận Maria người là Nazarét làm người mẫu cho cuộc sống, bởi khung cảnh của bà bị coi là quá hẹp so với tầm hoạt động bao mà con người thời nay phải hành động. Về điểm này, khi khuyến cáo những thần học gia, những vị lănh đạo cộng đoàn và chính giáo hữu phải hết sức lưu tâm tới những vấn đề trên đây, riêng phần Chúng tôi cũng muốn nêu lên một vài cảm nghĩ đề góp phần giải quyết.

35. Trước nhất, Giáo hội luôn luôn đưa Đức Maria làm mẫu cho tín hữu, không nhằm giới thiệu lối sống hoặc cảnh vực văn hóa, v́ cả hai đều lỗi thời, nhưng chỉ nhằm đến việc Đức Maria đă hoàn toàn thực hiện ư Chúa trong thực trạng của đời sống (Lc.1,38). Maria đă nghe và thực hiện, t́nh thương và tinh thần phục vụ soi sáng cho hành động: tắt rằng, Maria là đệ tử số một và hoàn bảo nhất của Đức Kitô. Tất cả điều đó có giá trị nêu gương măi măi cho thế giới.

36. Thứ đến, Chúng tôi muốn lưu ư mọi người về những khó khăn trên đây, chúng chỉ dính liền với vài lối tưởng tượng và văn chương b́nh dân về Đức Maria, chưa phải là h́nh ảnh thực sự của Mẹ như Phúc âm diễn tả, chưa đúng với tiêu chuẩn giáo lư do sự t́m hiểu Lời mạc khải cách nghiêm chỉnh từ lâu. Trái lại, phải nh́n nhân sự kiện sau đây là hợp lẽ : Khi nh́n ngắm khuôn mặt và sứ mệnh của Đức Maria – người phụ nữ mới , người Kitô hữu hoàn hảo, gồm tóm nơi bản thân các hoàn cảnh đặc biệt nhất của đời người phụ nữ : Trinh Nữ, Hiền Thê và Hiền Mẫu-,  các thế hệ Kitô hữu kế tiếp nhau trong những khung cảnh xă hội , văn hóa khác nhau đă xem Mẹ Chúa Giêsu là điển h́nh cao đẹp nhất của thân phận người nữ, là gương mẫu tuyệt đối đặc sắc của cuộc sống Phúc Âm, và đă diễn tả tính t́nh theo ư tưởng và h́nh ảnh của mỗi thời đại. Khi nh́n lại lịch sử lâu đời của ḷng đạo đức, Giáo Hội vui mừng nhận thấy việc phụng tự vẫn giữ được tính cách liên tục, nhưng Giáo Hội không tự ràng buộc vào các lược đồ văn hóa của những thời đại khác nhau hay các quan niệm về người đặc biệt của mỗi lược đồ; hơn thế nữa, Giáo Hội nh́n nhận rằng một vài h́nh thức sùng bái tự chúng th́ chính đáng nhưng ít thich hợp với những người thuộc thời đại và văn minh khác,

37. Sau hết, Chúng tôi muốn nhấn mạnh điểm này: cũng như các thời đại trước, thời đại chúng ta phải dựa trên Lời Chúa để kiểm soát kiến thức về thực tại, riêng về vấn đề đang bàn ở đây. phải đối chiếu các quan niệm về người và các vấn đề bởi đó mà ra, với h́nh ảnh Đức Mẹ được trưng bày trong Phúc Âm. Đọc Thánh Kinh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, đồng thời không quên những khám phá mới của các khoa học nhân văn: đó là phương tiện giúp t́m thấy nơi Maria tâm gương phản chiếu những ước vọng của người đời nay. Đây ta kể ra vài thí dụ làm đề tài suy gẫm:

Người phụ nữ ngày nay mong muốn tham dự vào quyền quyết định và chọn lựa của cộng đồng: Đức Mẹ đối thoại với Thiên Chúa và nói lên sự ưng thuận tích cực, tự do (102) để giải quyết không phải một vấn đề nhất thời, nhưng là chính biến cố của thời đại, tức là biến cố Ngôi Lời Nhập Thể.

Đức Mẹ lựa chọn cuộc sống đồng trinh: cuộc sống chuẩn bị Mẹ đi vào mầu nhiệm Nhập Thể (103) theo chương tŕnh của Thiên Chúa, không phải v́ Mẹ phủ nhận các giá trị của đời sống vợ chồng, nhưng v́ đó là một sự lựa chọn can đảm, nhằm tận hiến toàn thân cho t́nh yêu Thiên Chúa.

Đức Mẹ hoàn toàn phó thác theo thánh ư Chúa, nhưng Mẹ không phải là một người đàn bà phục tùng cách thụ động hay kính Chúa cách nô lệ, mà là một người đàn bà dám cả quyết Thiên Chúa là Đấng nâng đỡ người hèn mọn yếu đuối và đánh đổ kẻ quyền thế trên đời.

Đức Mẹ đứng hàng đầu trong những kẻ nghèo hèn của Chúa, (104) Đức Mẹ là phụ nữ mạnh mẽ đă nếm mùi khó nghèo và đau khổ, trốn tránh và lưu đày: đây là những hoàn cảnh không thể qua mắt kẻ muốn hỗ trợ các lực lượng giải phóng chứa đựng trong con người và trong xă hội, v́ tinh thần Phúc Âm.

Đức Mẹ không phải là một người Mẹ chỉ biết lo cho con ḿnh, nhưng là một người đàn bà đă hoạt động giúp các tông đồ thêm ḷng tin vào Đức Kitô tại Cana, một người đàn bà đă đảm nhận chức làm Mẹ toàn thể nhân loại trên núi Sọ (105).

Tuy chỉ là những thí dụ, các đề tài trên đây là bằng chứng rơ ràng: h́nh ảnh Đức Mẹ không phụ ḷng khát vọng sâu xa của người đời nay, mà c̣n cống hiến cho họ gương mẫu người đồ đệ Chúa hoàn hảo: người xây dựng xă hội trần thế nhưng cũng mau mắn tiến bước về thành đô trên trời: người hoạt động tích cực cho công b́nh bác ái để giải thoát kẻ bị áp bức và cứu giúp kẻ gặp cơn túng quẫn, nhưng trên hết, làm chứng đắc lực cho t́nh yêu để xây dựng Đức Kitô trong mọi cơi ḷng.

 

38. Sau khi đưa ra những đường hướng nhằm làm cho việc sùng kính Đức Mẹ được phát triển điều ḥa, ta tưởng nên lưu ư mọi người về vài khía cạnh sai lạc của việc sùng kính này. Công đồng Vaticanô II đă mạnh mẽ tố cáo những sự quá đáng về nội dung lẫn h́nh thức làm sai lạc giáo lư, cũng như tố cáo đầu óc hẹp ḥi làm lu mờ h́nh ảnh và sứ mệnh của Đức Maria. Công đồng c̣n tố cáo một vài sự lệch lạc trong việc sùng kính, chẳng hạn: nhẹ dạ dễ tin cậy vào những việc hoàn toàn bề ngoài, thay v́ dấn thân v́ những lư do chính đáng; hoặc ưa chuộng t́nh cảm vô bổ và chóng qua, trong khi tinh thần Phúc Âm đ̣i hỏi bền bỉ và cụ thể (106). Về phần Ta, Ta xin nhắc lại lời cảnh giác của Công đồng: những h́nh thức tôn sùng vừa kể không phù hợp với đức tin công giáo và không được có mặt trong Phụng tự. Phải nghiêm nhặt ngăn chặn những sự sai lạc đó để việc sùng kính Đức Mẹ được có hiệu lực và trung thực hơn, nghĩa là:

Có nền tảng vững chắc hơn: học hỏi Mạc Khải và theo dơi văn kiện của Quyền Giáo Huấn, hơn là t́m kiếm chuyện mới lạ một cách thái quá.

Có giá trị lịch sử khách quan: loại trừ tất cả những ǵ hiển nhiên là sai sự thật hoặc hoang đường.

Có nội dung giáo lư vẹn toàn: tránh những lời tŕnh bày h́nh ảnh Đức Mẹ theo độc một khía cạnh và nhấn mạnh quá nhiều và một yếu tố, khiến chân dung Mẹ bị lệch lạc, không c̣n đúng Phúc âm nữa.

Có lư do cao thượng: đừng để cho các nơi kinh Mẹ biến thành những nơi làm lợi ti tiện.

39. Sau cùng, có lẽ ta cần phải nhắc lại điểm này: mục đích tối hậu của việc sùng kính Đức Mẹ là làm vinh danh Thiên Chúa và thúc đẩy Kitô hữu sống hoàn toàn theo ư Chúa muốn. Bởi v́ khi con cái Giáo hội mượn lời người đàn bà vô danh trong Phúc Âm kêu lên với Chúa Giêsu mà ca tụng Mẹ: “Phúc cho ḷng đă cưu mang Thầy, và vú đă cho Thầy bú”, th́ họ phải coi trọng câu trả lời của Thầy chí thánh: “Phúc chăng là phúc cho kẻ nghe lời Thiên Chúa mà đem ra thực hành" (Lc.11,27-28). Theo lời chú giải của nhiều Giáo Phụ, (107) được Công Đồng Vaticanô II (108) xác nhận, th́ câu trả lời đă là một lời khen tặng cao quư dành cho Đức Mẹ; c̣n đối với chúng ta, th́ câu trả lời kia là một lời mời gọi sống theo giới răn Thiên Chúa, đồng thời cũng là dư âm của lời chính Chúa Cứu Thế nhắn nhủ: không phải kẻ nào nói với Ta: “Lạy Chúa, lạy Chúa!, th́ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ thi hành ư Cha ở trên trời”(Mt.7,21) và câu này nữa: “Các con là bạn hữu của Ta, nếu các con thi hành điều Ta truyền dạy” (Ga.15,14).

 

CHƯƠNG III

 

Vài chỉ dẫn về hai việc đạo đức:

Kinh Truyền Tin và chuỗi Mân Côi

40. Ta đă đưa ra mấy nguyên tắc giúp tăng hiệu lực cho việc tôn sùng Mẹ Chúa; bây giờ là phần trách nhiệm của các Hội đồng Giám mục, các vị hữu trách trong những cộng đoàn địa phương và các gia đ́nh ḍng tu: canh tân các việc đạo đức sùng kính Đức Mẹ theo sự khôn ngoan, nâng đỡ hoạt động sáng tạo của những kẻ ước muốn thiết lập những h́nh thức mới do cảm hứng tôn giáo chân chính hoặc do ư thức mục vụ sâu sắc. Tuy nhiên có nhiều lư là khiến ta thấy nên đề cập đến hai việc đạo đức rất thịnh hành ở Tây Phương và đă được Ṭa Thánh nhiều lần nói đến: Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi hay chuỗi Đức Mẹ.

 

KINH TRUYỀN TIN

41. Nói về kinh Truyền Tin ta chỉ muốn đưa ra một lời khuyến khích đơn sơ nhưng tha thiết: hăy giữ thói quen đọc Kinh Truyền Tin, nơi nào và lúc nào có thể đọc được. Kinh này không cần được canh tân: kết cấu đơn giản dựa trên Thánh Kinh; nguồn gốc lịch sử; xin bảo vệ dân có đạo trong an b́nh; nhịp độ gần như là kinh nguyện phục vụ, thánh hóa những giờ khắc chính trong ngày; hướng về mầu nhiệm Phục Sinh; tưởng niệm con Thiên Chúa Nhập Thể, xin cho được nhờ cuộc khồ nạn và thập giá của Người mà tiến đến Vinh quang Phục Sinh (69). Chính nhờ những đặc điểm đó mà bao thế kỷ, Kinh Truyền Tin vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn và vẻ mới mẻ không suy giảm. Một vài tập tục lâu dài đi theo việc đọc kinh Truyền Tin, ngày nay đă biến mất hay khó mà tồn tại trong nếp sống hiện thời. Nhưng đó chỉ là những yếu tố phụ thuộc; giá trị chính vẫn c̣n: suy gẫm mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, Kính chào Mẹ và xin Mẹ từ bi cầu bầu. Và mặc dầu thời thế đổi thay, những giờ khắc đặc biệt trong ngày – sáng, trưa và chiều vẫn là những mấu chốt phân chia các khoảng thời gian hoạt động, kêu gọi nghỉ tay để cầu nguyện, và như vậy vẫn không thay đổi đối với phần đông nhân loại.

 

 

 

CHUỖI MÂN CÔI

42. Bây giờ ta muốn dừng lại một chút để bàn về vấn đề canh tân một việc đạo đức mà có người đă gọi là “bản toát yếu toàn bộ Phúc âm” (110), chuỗi Đức Mẹ, Kinh Mân Côi.

  Các vị tiền nhiệm của ta đă ân cần lưu ư đến việc lần hạt: các ngài đă kêu gọi siêng năng lần hạt, khuyến khích phổ biến, giải thích, nh́n nhận là một lối cầu nguyện suy niệm vừa ngợi khen vừa kêu xin đề cao hiệu lực phát triển đời sống Kitô hữu và ḷng nhiệt thành tông đồ. Và phần ta, ngay trong buổi triều yết đầu tiên của triều giáo hoàng ta, ta đă bày tỏ ḷng mến chuộng của ta đối với chuỗi Mân Côi (111). Và sau đó, ta đă nhấn mạnh giá trị của việc lần hạt trong nhiều trường hợp, thông thường có,  chẳng hạn trong một giờ phút khắc khoải bất an, ta đă ban hành Thông điệp Christi Matri để kêu gọi sốt sắng cầu xin Đức Mẹ Mân Côi ban ơn trọng ḥa b́nh (112): ta đă lập lại lời kêu gọi đó trong Tông Huấn Recurrens mensis Octobris để kỷ niệm 400 trăm năm Tông Thư Consueverunt Romanis Pontifices: trong văn kiện này, đấng tiền nhiệm của ta là thánh Piô V giải thích và phần xác định h́nh thức cổ truyền của chuỗi Mân Côi (113).

43. Chính v́ mến chuộng chuỗi Đức Mẹ mà ta đă chú tâm theo dơi các kỳ đại hội dành cho mục vụ chuỗi Mân Côi trong thế giới ngày nay: các kỳ đại hội này được tổ chức trong những năm gần đây do những hiệp hội hay những người thành tâm mộ mến chuỗi Mân Côi; người tham gia gồm có giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân giàu kinh nghiệm và có ư thức sâu xa về Giáo hội. Trong những người này, phải kể đến các con cái thánh Đa Minh có nhiệm vụ theo truyền thống giữ ǵn và truyền bá việc tôn sùng hữu ích này.

Ngoài các kỳ đại hội, c̣n có những công cuộc t́m ṭi của các sử gia, nhằm mục đích không phải để t́m lại h́nh thức sơ khai của chuỗi Mân Côi theo khoa khảo cổ, nhưng là để khám phá trực giác nguyên thủy, năng lực ban đầu và kết cấu cốt yếu.

Các kỳ đại hội và các công cuộc t́m ṭi trên đă đem đến kết quả là làm sáng tỏ những đặc điểm cốt yếu, những yếu tố quan trọng và tương quan của chúng trong chuỗi Mân Côi.

44. Trước hết là tính cách Phúc Âm của chuỗi Mân Côi:

Các mầu nhiệm và các công thức chính đều rút trong Phúc Âm: Thái độ người tín hữu phải có khi lần hạt cũng dựa trên Phúc âm và bắt đầu bằng lời hoan hỉ của Thiên Thần và tiếng “xin vâng” cung kính của Đức Mẹ;

Các kinh “Kính mừng” tuần tự tiếp nhau, nhắc đi nhắc lại một mầu nhiệm căn bản của Phúc âm – Ngôi Lời Nhập Thể trong chính giây phút định đoạt: khi Thiên Thần báo tin cho Đức Mẹ.

Do đó chuỗi Mân Côi là một lời cầu nguyện theo Phúc âm: đó là câu định nghĩa mà các chủ chăn và các đọc giả ngày nay ưa thích, có lẽ c̣n hơn cả ngày xưa.

45. Diễn tiến tuần tự của Chuỗi Mân Côi phản ảnh cách thức Ngôi Lời thâm nhập lịch sử loài người do ư định từ bi của Thiên Chúa để thực hiện công tŕnh Cứu Chuộc.

Chuỗi Mân Côi lần lượt suy gẫm các biến cố chính của công cuộc Cứu Chuộc, theo thứ tự chúng được hoàn thành trong Đức Kitô:  từ việc thụ thai đồng trinh và các mầu nhiệm thời thơ ấu, đến những giờ phút tột đỉnh của cuộc Vượt Qua Khổ Nạn hồng phúc và Phục Sinh vinh hiển cho chính những hiệu quả của cuộc Vượt Qua  trên Giáo Hội sơ khai ngày Hiện Xuống, và trên Đức Mẹ ngày Người măn hạn lưu đày ở trần gian cùng được đem về quê hương trên trời cả hồn lẫn xác.

Người ta c̣n nhận thấy rằng: lối phân chia các mầu nhiệm chuỗi Mân Côi thành ba phần không những theo sát thứ tự thời gian, mà c̣n phản ảnh lược đồ giảng thuyết thời sơ khai và tŕnh bày mầu nhiệm Đức Kitô đúng theo quan điểm của thánh Phaolô trong bài “thánh thi”, danh tiếng ở phần đầu thư gửi tín hữu Philipphê (Pl.2,6).

46. Là kinh nguyện dựa trên Phúc âm mà trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể Cứu Chuộc, chuỗi Mân Côi v́ chiều hướng rơ rệt qui về Đức Kitô:

Yếu tố đặc biệt nhất của chuỗi Mân Côi là lặp đi lặp lại kinh Kinh Mừng, mà như vậy là lặp đi lặp lại lời ngợi khen Đức Kitô, đối tượng tối hậu của lời Thiên Thần truyền tin và lời bà Isave chào mừng Đức Mẹ: “Con ḷng bà gồm phước lạ”.

Kinh Kính Mừng làm bối cảnh cho việc suy ngẫm các mầu nhiệm: Chúa Giêu trong mỗi kinh Kinh Mừng chính là Đấng mà các mầu nhiệm tiếp nối nhau lần lượt đưa ra cho ta chiêm ngưỡng: Con Thiên Chúa, Con Đức Trinh Nữ, sinh trong hang đá tại Bêlem, được Mẹ dâng vào Đền Thờ, tuổi niên thiếu nhiệt thành lo việc Cha, hấp hối trong Vườn Dầu, Bị đánh đ̣n và đội mũ gai, vác thập giá và chết trên Núi Sọ, Phục sinh và lên trời cạnh Chúa Cha trong vinh quang để đổ tràn ơn Thánh Thần. Muốn cho việc suy ngẫm được dễ dàng và cho ư cầu nguyện đi theo lời kính, ngày xưa người ta có thói quen — và ngày nay một vài nơi vẫn c̣n giữ thói quen – kể ra mẫu nhiệm đang suy ngắm sau tên Giêsu trong mỗi kinh Kính Mừng.

47. Ngoài yếu tố ca tụng và cầu khẩn, c̣n phải kể đến một yếu tố quan hệ của chuỗi Mân Côi: suy niệm: Không có suy niệm, chuỗi Mân Côi khác nào một cái xác không hồn, đọc kinh chỉ c̣n là lặp đi lặp lại một công thức một cách máy móc, trái với lời khuyên răn của Chúa Giêsu: “Khi các người cầu nguyện, đừng lải nhải như kẻ ngoại, họ tưởng rằng nói nhiều th́ được nghe nhiều” (Mt.6,7). Tự bản chất, kinh Mân Côi đ̣i hỏi phải đọc cách b́nh tĩnh thong thả, để người đọc có thể dễ dàng suy gẫm các mầu nhiệm đời Chúa qua tâm hồn của Đấng đă ở gần Chúa hơn hết, và như vậy mới khám phá ra những kho tàng vô tận của phép lần hạt.

48. Nhờ các cuộc nghiên cứu hiện nay, ta có thể xác định rơ ràng hơn về các tương quan giữa phụng vụ và Kinh Mân Côi:

– Một đàng, Kinh Mân Côi như cành cây đâm chồi trên thân cây Phụng vụ Kitô giáo, đă trở thành một Bộ Thánh Vịnh Đức Mẹ, nhờ do những kẻ hèn mọn được góp phần ca tụng và cầu xin với toàn thể Giáo hội; đàng khác, Kinh Mân Côi thành h́nh vào thời Hạ Trung Cổ, khi tinh thần phụng vụ đang suy đồi, tín hữu xa ĺa phụng vụ và ưa chuộng các h́nh thức bên ngoài tôn sùng nhân tính của Đức Kitô và Đức Trinh Nữ Maria. Trong những năm gần đây, có kẻ ước mong Kinh Mân Côi được nh́n nhận là có tính cách phụng vụ; kẻ khác lại muốn tránh những sai lầm mục vụ của đời trước nên lơ là quá đáng đối với Kinh Mân Côi. Vấn đề đă được giải quyết dưới ảnh sáng các nguyên tắc của Hiến chế Sacrosanctum Concilium: cử hành Phụng vụ và lần chuỗi Mân Côi là hai việc không thể đối nghịch nhau cũng không thể đồng hóa với nhau. Mọi h́nh thức cầu nguyện càng giữ được bản chất và sắc thái riêng của nó th́ càng thêm phong phú (114).

Khi đă xác nhận lại giá trị trỗi vượt qua các cuộc cử hành Phụng vụ, th́ sẽ lập tức nhận thấy điều này: Kinh Mân Côi có thể được dung ḥa dễ dàng với Phụng vụ. Bởi v́, cũng giống như Phụng vụ, Kinh Mân Côi có tính cách cộng đồng, được nuôi dưỡng bằng Thánh Kinh, và diễn tiến xung quanh mầu nhiệm Đức Kitô. Mặc dầu thuộc hai lănh vực khác nhau tự bản chất, việc tưởng niệm trong Phụng vụ (anamnesis) và việc suy ngắm trong Kinh Mân Côi đều cùng chung một đối tượng: các biến cố do Đức Kitô thực hiện trong lịch sử cứu rỗi. Phụng vụ làm cho các mầu nhiệm cao cả nhất trong công tŕnh Cứu Chuộc tái diễn để hoạt động cách mầu nhiệm dưới bức màn dấu hiệu; Kinh Mân Côi gợi lại kỷ niệm các mầu nhiệm đó và thúc giục ư chí rút ra những qui luật cho đời sống.

Một khi đă định rơ sự khác biệt căn bản trên đây, có thể hiểu được dễ dàng: Kinh Mân Côi là việc đạo đức bắt nguồn từ phụng vụ, và nếu được thực hành đúng theo trực giác ban đầu, th́ tự nhiên phải đưa đến phụng vụ, cho dầu không được kể là Phụng vụ. Đúng thế, nhờ suy gẫm các mầu nhiệm chuỗi Mân Côi, ḷng trí người tín hữu dần dần quen thuộc với các mầu nhiệm của Đức Kitô: đây là một phương thế rất hay để chuẩn bị cử hành các màu nhiệm đó trong lễ nghi Phụng vụ và sau đó tạo nên dư âm lâu dài cho các cuộc cử hành Phụng vụ. Tuy nhiên, lần hạt trong khi cử hành phụng vụ là một sự sai lầm mà tiếc thay vẫn c̣n tồn tại ở một vài nơi.

Cách cấu tạo chuỗi Mân Côi

49. Theo truyền thống mà đấng tiền nhiệm là thánh Piô V đă thu thập và chính thức truyền lại, chuỗi Mân Côi gồm nhiều yếu tố được xếp đặt một cách có hệ thống:

 

a) Hiệp với Mẹ Maria, suy niệm các mầu nhiệm cứu rỗi; các mầu nhiệm này được phân chia cách khôn khéo thành ba chu kỳ, diễn tả niềm vui của thời đại Thiên Sai, nỗi đau thương của Đấng Cứu Thế và vinh quang của Đấng Phục Sinh trên Giáo Hội; c̣n suy niệm th́ đương nhiên phải đưa đến những kết luận thực tiễn và những qui luật làm động lực cho đời sống.

b) Kinh Chúa Giêsu, tức Kinh Lạy Cha, một kinh có giá trị vô biên, làm căn bản cho kinh nguyện của Kitô hữu và nâng cao giá trị của các h́nh thức cầu nguyện.

c) Kinh Kinh Mừng lặp đi lặp lại, gồm có lời Thiên Thần kính chào Đức Mẹ và lời chúc tụng của bà Isave, tiếp theo là lời Giáo hội kêu cầu Thánh Maria. Kinh Kính Mừng lặp đi lặp lại là một trăm năm mươi, nhắc ta nhớ đến Bộ Thánh Vịnh. Con số này đă có từ đầu, nhưng theo thói quen lâu đời, đă được chia thành từng chục đi theo từng mầu nhiệm và được phân chia làm ba chu kỳ như đă nói trên: do đó mà có tràng hạt năm mươi kinh Kinh Mừng ai ai cũng biết. Tràng hạt năm mươi đă trở thành thông dụng, làm khuôn khổ cho việc lần chuỗi; ḷng sùng kính của người b́nh dân đă chấp thuận tràng hạt này, và các Giáo hoàng cũng đă ban cho nhiều Ân xá.

d) Kinh Sáng Danh, theo đường hướng chung của truyền thống đạo đức Kitô giáo, kết thúc kinh nguyện bằng lời ca tụng Thiên Chúa một bản tính trong Ba Ngôi, bởi Ngài, nhờ Ngài và v́ Ngài mà có vạn vật.

50. Đó là các yếu tố của Kinh Mân Côi. Mỗi yếu tố đều có đặc tính riêng của nó, cần được hiểu đúng giá trị và thể hiện trong khi lần hạt, để chuỗi Mân Côi biểu lộ được tất cả sự phong phú muôn mặt của nó. Đặc tính đó sẽ là: uy nghiêm khi đọc kinh Lạy Cha; yêu mến ngợi khen khi đọc kinh Kinh Mừng; chiêm ngưỡng khi suy ngắm các mầu nhiệm; khẩn khoản khi nài xin; tôn thờ khi đọc kinh Sáng Danh. Và như vậy bất cứ lần hạt theo cách nào: riêng trong ṿng thân mật với Chúa, chung trong gia đ́nh hay với một số tín hữu để tạo điều kiện cho Chúa hiện diện đặc biệt, công cộng khi có cả một giáo đoàn tề tựu lại.

51. Thời gian sau nầy, người ta đă nghĩ ra mấy h́nh thức tôn sùng dựa trên chuỗi Mân Côi. Trong số đó, ta muốn giới thiệu những cuộc cử hành Lời Chúa có xen một vài yếu tố của chuỗi Đức Mẹ như suy ngắm các mầu nhiệm và đọc kinh Kính Mừng nhiều lần. Những yếu tố nầy nổi bật lên nhờ được xen vào giữa những bài đọc Thánh Kinh có bài giảng giải thích, với những giây phút thinh lặng để suy niệm và bài hát để nhấn mạnh những ư tưởng cốt yếu.

Chúng tôi lấy làm vui mừng v́ nhờ những cuộc cử hành này mà kho tàng thiêng liêng của chuỗi Mân Côi được hiểu rơ hơn và việc lần hạt được các hội đoàn và phong trào của giới trẻ quí mến.

52. Bây giờ ta muốn tiếp tục thiện ư của các đấng Tiên Nhiệm mà sốt sẳng khuyến khích lần hạt trong gia đ́nh.

Công đồng Vaticanô II đă chỉ rơ: gia đ́nh, tế bào đầu tiên và cốt của xă hội, “là một đền thờ tư gia trong Giáo Hội, nhờ các phần tử yêu thương nhau và cầu nguyện chung với nhau”. Như vậy gia đ́nh Kitô hữu là một “Giáo Hội tư gia”, nếu các phần tử tùy theo môi trường và công việc riêng của từng người, biết chung sức phát huy công b́nh, thực thi bác ái, phục vụ anh em, vượt ra ngoài khuôn khổ của gia đ́nh để tham gia công việc tông đồ và tham dự Phụng vụ của cộng đoàn địa phương, và cách riêng nếu họ biết cùng nhau thành khẩn dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa: thiếu yếu tố này th́ không c̣n tính cách gia đ́nh Kitô hữu. V́ thế một khi đă t́m lại được quan niệm thần học xem gia đ́nh là một Giáo Hội tư gia th́ phải có những nỗ lực cụ thể để thiết lập kinh chung trong đời sống gia đ́nh.

53. Tuân theo chỉ thị của Công đồng “Lời Giới Thiệu tổng quát Phụng Vụ các giờ Kinh, đă xếp gia đ́nh vào số những cộng đoàn thích hợp cho việc đọc Kinh Nhật Tụng chung : V́ là đền thánh trong Giáo Hội, gia đ́nh không nên chỉ đọc kinh chung, mà c̣n phải kết hiệp chặt chẽ hơn với Giáo Hội bằng cách đọc một phần Phụng Vụ các Giờ Kinh (118) tùy theo khả năng của ḿnh. Phải làm hết mọi cách để lời dặn bảo minh bạch và thực tiễn trên đây được các gia đ́nh Kitô hữu hăng hái thực thi mỗi ngày một hơn.

54. Nếu tột đỉnh của kinh chung gia đ́nh là cử hành Phụng Vụ các Giờ Kinh, th́ sau đó phải kể đến chuỗi Đức Mẹ như là kinh chung gia đ́nh tốt nhất và hữu hiệu nhất. Ta ước ao và thiết tha hy vọng trong các gia đ́nh có những buổi sum họp dành cho kinh nguyện, và chuỗi Mân Côi được yêu chuộng trong các buổi kinh nguyện ấy.

Chúng tôi dư biết các điều kiện sinh sống mới của con người hiện nay không thuận tiện cho những buổi sum họp gia đ́nh, mà cho dầu có được đi nữa, cũng khó mà gặp cơ hội cầu nguyện. Chắc chắn là khó. Nhưng đường lối hành động của người Kitô hữu có một đặc điểm là không lùi bước trước hoàn cảnh, mà trái lại thắng vượt hoàn cảnh: không khuất phục mà đương đầu. Do đó gia đ́nh nào muốn sống sung măn ơn thiên triệu và đường tu đức riêng của gia đ́nh Kitô giáo, th́ phải tận dụng năng lực để chặn đứng những khó khăn gây cản trở cho sự gặp gỡ và kinh nguyện chung trong gia đ́nh.

55. Trên đây chúng tôi đă ra những nhận xét chứng tỏ ḷng ưu ái và mến chuộng của chúng tôi đối với chuỗi Đức Mẹ. Để kết thúc những nhận xét đó ta muốn dặn ḍ điều này, trong khi phổ biến một việc sùng kính hữu ích như vậy, không nên phóng đại giá trị cũng đừng dành độc quyền cho chuỗi Mân Côi một cách vô lư: kinh Mân Côi là một kinh nguyện tuyệt bảo, nhưng người tín hữu phải giữ thái độ tự do và b́nh thản, v́ chỉ đọc với một tâm hồn yên tĩnh, khi đă nhận thức được chân giá trị cao đẹp của chuỗi Mân Côi.

 

KẾT LUẬN

Giá trị thần học và mục vụ của việc tôn sùng Đức Mẹ

56. Anh em khả kính, kết thúc Tông huấn, dưới h́nh thức tổng   hợp. Chúng tôi muốn nhấn mạnh giá trị thần học của ḷng tôn sùng Đức Mẹ, và vắn tắt nhắc lại giá trị mục vụ hữu hiệu để canh tân đời sống Kitô hữu,

Giáo hội tôn sùng Đức Mẹ là yếu tố chính của công phụng, Giáo hội tôn sùng Mẹ Thiên Chúa mọi lúc và mọi nơi từ lời bà Isave  tuyên xưng Mẹ đầy phúc (Lc.1,43-45) đến các lời ngợi khen van nài của thời đại chúng ta tạo nên chứng tích hùng mạnh của “luật cầu nguyện” cũng là lời mời gọi làm sống dậy “luật tin tưởng” “nơi các lương tâm”. Và bù lại: “luật tin tưởng”, trong Giáo hội đ̣i “luật cầu nguyện” đối với Mẹ Chúa Kitô phải phát triển cách phong phú khắp nơi.

Ḷng tôn sùng Mẹ bắt nguồn sâu xa nơi Thánh Kinh và nền tảng đức tin vững chắc: địa vị cao quư của Maria, Mẹ Thiên Chúa, và đó là con yêu quí của Cha và cung điện của Thánh Linh. Chúa ban đặc ân nâng Mẹ cao vượt mọi tạo vật trên trời đất (119); Mẹ hợp tác vào việc cứu rỗi hoàn thành do Chúa Con vào giờ quyết liệt; Mẹ thánh hảo hoàn toàn từ khi vô nhiễm thai và mỗi ngày càng hoàn hảo bởi đi liền với thánh ư Cha và trải qua con đường đau khổ (Lc.2,34-35, 41-52; Ga.19. 25-27), liên tục tiến trong đức tin, cậy, mến; Mẹ có sứ mạng và địa vị độc đáo giữa ḷng Dân Thiên Chúa, mà Mẹ vừa là phần tử cao cả, mẫu mực, tuyệt vời và là Mẹ rất khả ái ; Mẹ hằng can thiệp cách hữu hiệu khiến cho Mẹ, dù đă lên trời, vẫn c̣n rất gần với tín hữu đang kêu khẩn Mẹ và gần cả những người không biết Maria là Mẹ của ḿnh; vinh quang Mẹ đă cho toàn thể nhân loại nên cao sang đúng như thi hào Dante đă diễn tả cách tuyệt diệu: “Mẹ đă nâng cao nhân bản, khiến Chúa Tạo hóa không ngần ngại trở thành tạo vật” (120): Thực vậy, Maria đích thực là con cháu Evà, dù không mang tội tổ, v́ Maria vẫn là người, hơn nữa, Maria đích thực là người Chị, đă hoàn toàn chia sẻ số phận với chúng ta như một phụ nữ nghèo hèn.

Chúng tôi thêm rằng ḷng tôn sùng Đức Maria có cái lư do cuối cùng nằm trong tôn ư sâu nhiệm và tự do của Thiên Chúa, t́nh thương thiêng liêng hằng hữu (Ga.4,7-8, 16), Ngài thực hiện mọi việc theo kế hoạch t́nh yêu: Ngài đă yêu và thực hiện bởi Maria nhiều điều trọng đại (Lc.1, 49): Ngài yêu Maria, v́ Ngài mà cũng v́ chúng ta; Ngài đă dựng Maria cho Ngài mà cũng đề tặng cho chúng ta.

57. Chúa Kitô là đàng duy nhất dẫn đến Cha (Ga.14,1-5) Đức Kitô mẫu gương tuyệt vời mà đệ tử phải noi đó để sống (Ga.I3,15), và đến độ phải đồng tư tưởng với Ngài (Pl.2, 5), sống cuộc sống và nhận Thần Linh của Ngài (Ga 2, 20; Rm. 9,10-11). Giáo hội từ xưa đă từng dạy thế, và trong việc mục vụ không có ǵ được làm lu mờ giáo thuyết này. Và Giáo hội, được Thánh Linh dạy dỗ với kinh nghiệm nhiều thế kỷ qua, nh́n nhận ra ḷng tôn sùng Đức Mẹ, lệ thuộc và liên hệ với ḷng tôn thờ Chúa, cũng rất hữu hiệu trong mục vụ, đồng thời có khả năng canh tân đời sống tín hữu.

Tại sao hữu hiệu như vậy, đó là điều dễ hiểu. Thực vậy, sứ mạng đa diện của Maria đối với Dân Chúa là một thực tại siêu phàm tác động mạnh mẽ phong phú trong cơ cấu Giáo hội. Thực sung sướng mà nhận ra những phương diện đặc biệt của sứ mạng cao cả đó, và nh́n thấy mỗi phương diện đều có chiều hướng riêng với ảnh hưởng đặc biệt, tuy cùng hướng về mục tiêu là: in lại trong chúng ta những nét siêu nhiên của Con trưởng tử. Chúng tôi muốn nói rằng lời Mẹ bầu cử, gương mẫu thánh hảo, ân sủng nơi Mẹ, tất cả đều là lư do khiến loài người cậy trông.

Sứ mạng làm Mẹ của Maria thúc đẩy Dân Chúa tin tưởng Đấng luôn luôn sẵn sàng với t́nh mẫu tử lắng nghe để cứu giúp một cách hữu hiệu (121); do đó, Dân Chúa quen gọi Maria là Đấng an ủi kẻ sầu khổ, Đấng cứu chữa kẻ bệnh tật, Đấng che chở người tội lỗi, để họ được mạnh sức lúc ưu sầu, thuyên giảm khi bệnh hoạn, được mạnh sức thoát ṿng tội lụy. Bởi Maria không bị tội lỗi chế ngự, nên Mẹ giúp ta chiến thắng tội lỗi cách cương quyết oanh liệt (122). và được giải phóng khỏi tội lỗi và sự dữ (Mt 6,13), cần xác nhận lại rằng đó là giai đoạn đầu tiên cần thiết để canh tấn đời sống tín hữu.

Mẫu gương thánh hảo của Đức Maria lôi cuốn tín hữu ngước mắt “nh́n Mẹ như gương nhân đức chiếu tỏa trên cộng đoàn kẻ Chúa chọn”, (123). Những nhân đức vững chắc theo Phúc âm: đức tin và ngoan ngoăn nhận Lời Chúa (Lc.1,26-38); vâng lời quảng đại (Lc.1,38); khiêm nhường thành thực (Lc.1,48); thương người mau lẹ (Lc.1,39-56); khôn ngoan suy nghĩ (Lc. 1,29); trung hiếu với Chúa khiến Mẹ sốt sắng thực hiện việc đạo đức (Lc, 2,22-40), tri ân khi nhận thánh sủng (Lc 1,46-49), dâng Con vào đền thánh (Lc.2,22-24), cầu nguyện chung với các tông đồ (Cv.1,12-14); tinh thần mạnh mẽ lúc bị nạn (Mt. 2,13-23), khi đau khổ (Lc 2,34-35; Ga. 19,25) nghèo mà không hèn trông cậy nơi Chúa (Lc 1,48); theo dơi chiều ư Chúa Con, từ hang đá khiêm ti đến khi hấp hối trên thập giá (Lc.2,1-7; Ga.19.25-27) ; tế nhị thấy xa (Ga.2,1-11); trinh khiết vẹn tuyền (Mt.1,18-25); yêu gia đ́nh mănh liệt và trắng trong.

Mẹ trau dồi các con Mẹ những nhân đức trên đây khi chúng biết chuyên cần nh́n mẫu gương đó để tô điểm cuộc sống của chính ḿnh. Tín hữu tiến đức như thế chính nhờ ḷng tôn sùng Đức Mẹ nơi họ trưởng thành, khiến cho giá trị mục vụ của ḷng tôn sùng đó mạnh mẽ sinh nhiều kết quả.

Hiếu thảo với Mẹ Chúa chính là dịp cho tín hữu phát triển trong ơn Chúa: mục đích của mọi hoạt động mục vụ. Thực vậy, không thể tôn sùng Mẹ đầy ơn phúc (Lc.1,28) mà tâm hồn ḿnh thiếu ơn nghĩa thánh, thiếu thân mật với Chúa, hiệp thông với Ngài, và có Thánh Linh ở trong ḿnh. Ân sủng này của Chúa bao phủ con người làm cho họ giống h́nh ảnh Chúa Con (Rm.8,29) Giáo hội  Công giáo tựa trên kinh nghiệm ngàn đời, công nhận ḷng tôn sùng  Đức Mẹ là sự nâng đỡ mănh liệt con người trên đường đạt tới sự sung măn, Maria, bà Evà mới, cạnh Chúa Kitô, Adong mới đă làm sáng tỏ mầu nhiệm con người qua sự mầu nhiệm của chính Mẹ (124); Maria là bảo chứng bảo đảm thánh ư Chúa, qua Đức Kitô đă được thực hiện để cứu rỗi nhân loại trong con người của Mẹ là một thọ tạo bé nhỏ.

Đối với người thời nay, thường bị xâu xé giữa lo âu và hy vọng, ră rời khi thấy sức ḿnh có hạn mà ước vọng lại bao la, tâm hồn giao động và trái tim nứt, trí óc bị ám ảnh v́ cái bí ẩn  của thần tử, muốn sống liên kết nhưng lại bị sự lẻ loi đè bẹp, chán nản và buồn nôn, nhưng khi nh́n Maria trong cuộc sống trần thế xa xưa với đời sống hiện tại của Mẹ trên trời hiện nay, ta sẽ được cái nh́n an tĩnh với lời trấn tĩnh rằng: hy vọng đă thắng buôn sầu, sống chung đă thắng sự lẻ loi, ḥa b́nh thắng loạn lạc, sự vui mừng và cái đẹp đă thắng sự chán nản buồn nôn, cái viễn tượng vĩnh cửu đă thắng cái nh́n chóng qua, sự sống thắng cái chết.

Chúng tôi lấy lại lời của chính Mẹ nói cùng các kẻ giúp tiệc cưới Cana: “Các anh hăy làm những ǵ Ngài (Đức Kitô) chỉ dạy (Ga. 2,5), để đóng ấn vào Tông huấn này và ghi nhận như lư do cuối cùng biện minh cho giá trị mục vụ của sự tôn sùng Maria gây ảnh hưởng trên mọi người thuộc Đức Kitô. Câu trên đây không những nhằm giải quyết cái rắc rối thiếu rượu giữa tiệc cưới, nhưng theo tinh thần của Phúc âm thánh Gioan, đây là câu lặp lại lời Dân Do Thái hay dùng để nhắc nhở lời giao kết ở núi Sinai (Xh.19,8), câu nhắc lại lời dân thề hứa với Chúa (Gios. 24,24), mà cũng lại là lời rất phù hợp với tiếng Chúa Cha phán trên núi Tabor khi Đức Kitô tỏ ḿnh ra sáng láng (Mt. 17,5),

58. Chư huynh khả kính,

Chúng tôi đă tŕnh bày cặn kẽ về ḷng tôn sùng Đức Maria, một điểm cấu tạo nên sự công phụng Kitô giáo, Chúng tôi đề cập tới vấn đề này, chính v́ bản chất của nó đáng được nghiên cứu, xét lại, và trong vài năm sau này người ta ngần ngại nói đến ḷng tôn sùng Đức Maria, Chúng tôi thấy phấn khởi khi nghĩ tới việc làm thành công của Ṭa thánh và của chính quư vị, theo qui luật của Công đồng, đặc biệt việc canh tân Phụng. vụ, bảo đảm chắc chắn cho việc phụng thờ Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần được luôn luôn sống động và sốt sắng: Chúng tôi có thêm lư do để tin tưởng v́ Phụng vụ Rôma canh tân, cách chung, cũng bảo đảm cách rạng rỡ cho ḷng tôn sùng của Giáo hội đối với Đức Maria; Chúng tôi tin chắc rằng những huấn thị được ban bố nhằm thanh lọc và củng cố ḷng tôn sùng nầy sẽ được chân thành áp dụng; sau hết, Chúa đă cho Chúng tôi có dịp để tŕnh bày đôi đề tài suy niệm nhằm canh tân và xác nhận việc lần hạt Môi Khôi thực đáng quí. Ḷng Chúng tôi tràn ngập vui mừng: đó là những tâm t́nh mà Chúng tôi muốn diễn tả bằng lời sốt sắng ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa, ḥa tiếng Chúng tôi với lời của Mẹ, như Phụng vụ Rôma diễn tả.

Chư Huynh khả ái, mong rằng, nhờ sự nỗ lực quảng đại của chư huynh, hàng giáo sĩ và giáo dân được trao phó cho chư huynh chăm sóc, sẽ thêm ḷng tôn sùng Đức Maria, để họ được cứu rỗi, Giáo hội và xă hội loài người được nhiều ân phúc. Chúng tôi hết ḷng ban Phép lành Ṭa thánh rất đặc biệt cho chư huynh và mọi tín hữu thuộc quyền lănh đạo nhiệt thành của chư huynh.

Ban tại Rôma, cạnh Đền thánh Phêrô Dịp lễ Dâng Chúa vào Đền thánh, mùng 2.2.1974, năm thứ XI triều đại của Ta

PHAOLÔ VI

 

 

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

(22/10/1978 – 2/4/2005)

 

Tông Thư

Rosarium Virginis Mariae

Chuỗi Mân Côi

Dâng Kính Đức Trinh Nữ Maria

Của Đức Thánh GH Gioan Phaolô II

Ban hành 16/10/2002

 

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày 16 tháng 10 năm 2002, ĐTC Gioan Phaolô II công bố Tông thư “Rosarium Virginis Mariae” về Kinh Mân Côi và ấn định Năm Mân Côi, bắt đầu từ tháng 10 năm 2002 đến hết tháng 10 năm 2003. Cũng trong Tông thư này, ĐTC thêm 5 Mầu nhiệm mới vào 15 Mầu nhiệm (Vui, Thương, Mừng) vẫn có từ trước tới giờ trong Kinh Mân Côi và ngài gọi các mầu nhiệm mới này là “Mầu nhiệm Sự Sáng”, gồm các chặng chính của cuộc đời công khai Chúa Giêsu: Phép Rửa trong sông Giordano – Tiệc   cưới Cana – Loan báo Nước Thiên Chúa – Biến h́nh trên Núi Tabor –  và Việc thiết lập Bí tích Thánh Thể. ĐTC giải thích: Các Mầu nhiệm của Kinh Mân Côi được coi là Bản lược tóm Sách Phúc Âm. V́ thế, việc thêm năm Mầu nhiệm mới là để Bản lược tóm này được đầy đủ hơn.

Lư do thúc đẩy ĐTC công bố Tông thư mới – như chính ngài đă giải thích – không những chỉ v́ Triều Giáo Hoàng của ngài bước vào năm thứ 25, nhưng c̣n để kỷ niệm 120 năm Đức Leon XIII (1878-1903), Vị Tiền nhiệm của ngài, từ năm 1883,  đă cho công bố một loạt các văn kiện về Kinh Mân Côi. Ngoài ra cũng để thúc đẩy  các tín hữu tái khám phá và trở lại việc đọc kinh này trong các gia đ́nh – như ngài đă nói – “Gia đ́nh cùng nhau cầu nguyện, đó là gia đ́nh hiệp nhất”. Thúc giục các Cộng đồng công giáo tái khám phá và đọc Kinh Mân Côi để cầu nguyện cho các gia đ́nh và cho ḥa b́nh thế giới. Trong văn kiện, ĐTC cũng nhắc lại: sau Công đồng Vatcian II, Kinh Mân Côi, v́ có những tuyên truyền, giải thích  sai lạc – đă bị lăng quên, có khi bị bỏ hẳn – Một ngăn trở khác cho việc đọc kinh Mân côi chung trong các gia đ́nh là Truyền H́nh. ĐTC nhấn mạnh: “Cần phải thay thế các h́nh ảnh Truyền H́nh bằng những h́nh ảnh đạo đức của Kinh Mân Côi”.

 

DẪN NHẬP

1. Kinh mân côi kính Đức Trinh Nữ Maria, dần dần được h́nh thành trong Ngàn năm thứ hai dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa, là một lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích và được Huấn quyền khuyến khích. Đơn sơ nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là một lời kinh có ư nghĩa lớn lao vào buổi hừng đông của Ngàn năm thứ ba này, v́ mang lại hoa quả thánh thiện. Nó dễ dàng hoà nhập vào cuộc hành tŕnh thiêng liêng của đời sống Kitô hữu, đời sống này sau hai ngàn năm vẫn không đánh mất sự tươi trẻ của buổi ban đầu và cảm thấy được Thánh Thần Thiên Chúa lôi kéo chèo ra chỗ sâu (duc in altum!) để một lần nữa loan báo, và cả đến hô to lên, trước thế gian rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa và Đấng Cứu độ, là đường, sự thật và sự sống (Ga 14,6), mục tiêu của lịch sử nhân loại và đích điểm mà các khát vọng của lịch sử và văn minh hướng về.[1]

Kinh mân côi, dầu rơ ràng gắn liền với Đức Maria, chủ yếu là một lời kinh lấy Đức Kitô làm trung tâm. Qua vẻ giản dị của các yếu tố, lời kinh có được chiều sâu của toàn bộ sứ điệp Tin mừng, mà ta có thể gọi là một bản tóm lược.[2] Qua lời kinh ấy vang vọng lại lời kinh của Đức Maria, kinh Magnificat ca ngợi việc Nhập thể cứu chuộc đă khởi sự trong cung ḷng trinh khiết của ngài. Với Kinh mân côi, Dân Kitô giáo theo học tại ngôi trường của Đức Maria và được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Đức Kitô và kinh nghiệm chiều sâu thẳm t́nh yêu của Người. Qua Kinh mân côi các tín hữu lănh nhận vô vàn ơn thiêng, hầu như qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế.

Các Giáo hoàng và Kinh mân côi

2. Nhiều vị tiền nhiệm của tôi đă gán một tầm quan trọng lớn lao cho lời kinh này. Đáng đặc biệt ghi nhớ là Đức Giáo hoàng Lêô XIII ngày 1.9.1883 đă ban hành Thông điệp Supremi Apostolatus Officio,[3] một văn kiện rất có giá trị, khởi đầu của nhiều lời phát biểu của ngài về lời kinh này; trong Thông điệp này, ngài xem Kinh mân côi như một vũ khí thiêng liêng hữu hiệu chống lại sự dữ đang phương hại đến xă hội. Trong số các Giáo hoàng mới đây, từ Công đồng Va-ti-ca-nô II, nổi danh trong việc cổ vơ Kinh mân côi, tôi muốn nhắc đến Á thánh Gio-an XXIII [4] và nhất là Đức Giáo hoàng Phao-lô VI, trong Tông huấn Marialis Cultus, đă nhấn mạnh, theo tinh thần của Công đồng Va-ti-ca-nô II, tính chất tin mừng của Kinh mân côi và chiều hướng quy Kitô. Chính tôi cũng đă thường xuyên khuyến khích năng đọc Kinh mân côi. Từ thuở niên thiếu, lời kinh này đă có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi. Tôi đă được gợi nhớ cách mănh liệt về điều đó qua chuyến công du mới đây về Ba Lan, và nhất là tại Đền thánh Kalwaria. Kinh mân côi đă đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đă giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu; nơi lời kinh ấy tôi đă luôn t́m được sự nâng đỡ. Cách đây 24 năm, vào ngày 29.10.1978, vừa mới hai tuần sau khi được chọn lên ngôi toà Phê-rô, tôi đă thẳng thắn thừa nhận: Kinh mân côi là lời kinh tôi ưa thích. Một lời kinh kỳ diệu ! Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ và chiều sâu của nó. […]. Có thể nói rằng Kinh mân côi, theo một nghĩa nào đó là lời kinh chú giải chương cuối cùng của Hiến chế Lumen Gentium của Công đồng Va-ti-ca-nô II, một chương đề cập đến sự hiện diện đáng thán phục của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo hội. Trên bối cảnh lời kinh Ave Maria những biến cố chính trong đời sống Đức Giêsu Kitô diễn ra trước con mắt của linh hồn. Được quy lại thành những mầu nhiệm vui, thương và mừng, chúng dẫn chúng ta đến thông hiệp cách sống động với Đức Giêsu qua con tim của Mẹ Người, ta có thể nói thế. Đồng thời con tim của chúng ta có thể gán vào chục kinh Kính Mừng mọi biến cố của đời sống cá nhân, gia đ́nh, quốc gia, Giáo hội và toàn thể nhân loại. Mối quan tâm của riêng ta và của những người thân cận, đặc biệt những người gần gũi nhất của ta, những người thân thiết nhất của ta. V́ thế lời kinh mân côi đơn sơ ghi dấu ấn lên nhịp sống của con người.[5]

Anh chị em thân mến, với những lời này, tôi đă đặt những năm đầu của triều giáo hoàng trong nhịp sống hằng ngày của Kinh mân côi. Hôm nay, khi bắt đầu năm thứ 25 phục vụ trong tư cách người kế vị thánh Phê-rô, tôi muốn làm lại cũng một điều đó. Biết bao nhiêu ơn lành tôi đă lănh nhận được trong những năm tháng này từ Đức Thánh Trinh nữ qua Kinh mân côi: Magnificat anima mea Dominum! Tôi muốn dâng lời cảm tạ lên Chúa bằng những lời kinh của Mẹ rất thánh của Người, dưới sự che chở của ngài, tôi đă đặt công việc phục vụ giáo hoàng của tôi: Totus Tuus!

Tháng 10.2002 -Tháng 10.2003: Năm của Kinh mân côi

3. V́ thế, tiếp nối suy tư của tôi trong Tông Thư Novo Millennio Ineunte, trong đó, sau kinh nghiệm Năm Thánh, tôi đă mời gọi Dân Thiên Chúa xuất phát lại từ Đức Kitô,[6] tôi cảm thấy được thôi thúc đưa ra một suy tư về Kinh mân côi, như một thứ bổ túc thánh mẫu học cho Tông thư ấy và một lời khuyên nhủ chiêm ngưỡng dung nhan Đức Kitô trong tâm t́nh thông hiệp với, và theo trường học của, Mẹ rất thánh Người. Đọc Kinh mân côi chính là chiêm ngưỡng với Đức Maria dung nhan Đức Kitô. Để làm nổi bật lời mời gọi này, nhân cơ hội kỷ niệm 120 năm ban hành Thông điệp của Đức Lê-ô XIII nói trên, tôi ước muốn rằng suốt năm nay, Kinh mân côi sẽ được đặc biệt đề cao và cổ vơ trong các cộng đồng Kitô giáo khác nhau. V́ thế tôi công bố từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2003 là Năm của Kinh mân côi.

Tôi giao phó đề nghị mục vụ này cho sáng kiến của mỗi cộng đoàn Giáo hội. Ư hướng của tôi không phải là chất thêm gánh nặng nhưng đúng hơn kiện toàn và củng cố những chương tŕnh mục vụ của các Giáo hội địa phương. Tôi tin tưởng rằng đề nghị này sẽ được sẵn ḷng và quảng đại đón nhận. Nếu được tái khám phá trong ư nghĩa trọn vẹn của nó, Kinh mân côi đi vào giữa ḷng đời sống Kitô hữu; nó trao ban một cơ hội quen thuộc nhưng đem nhiều hoa quả thiêng liêng và giáo dục cho đời sống chiêm ngưỡng cá nhân, đào tạo Dân Thiên Chúa và công cuộc phúc âm hoá mới. Tôi sung sướng tái khẳng định điều đó khi vui mừng tưởng nhớ một kỷ niệm khác: kỷ niệm 40 năm khai mạc Công đồng Va-ti-ca-nô II vào ngày 11 tháng 10 năm 1962, hồng ân lớn lao mà Thần Khí Thiên Chúa ban cho Giáo hội thời đại chúng ta.[7]

Ư kiến bác bẻ Kinh mân côi

4. Đề nghị này quả là hợp thời xét từ nhiều lư do. Trước tiên, nhu cầu cấp bách phải đối diện với một thứ khủng hoảng nào đó của Kinh mân côi, mà trong bối cảnh lịch sử và thần học hiện tại có nguy cơ bị hạ giá cách sai lầm, và do đó không c̣n được truyền dạy cho thế hệ trẻ nữa. Có vài người nghĩ rằng tính cách trung tâm của phụng vụ, được Công đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh cách chính đáng, đương nhiên dẫn đến việc giảm bớt tầm quan trọng của Kinh mân côi. Vâng, như đức giáo hoàng Phao-lô VI đă làm sáng tỏ, lời kinh này không những không đối lập với Phụng vụ, nhưng hỗ trợ, bởi v́ nó dẫn nhập rất tốt và làm vang dội lại Phụng vụ, bằng cách giúp cho dân chúng tham gia trọn vẹn và có chiều sâu, và thu nhận hoa quả của nó trong đời sống hằng ngày.

Cũng có thể có một vài người e ngại rằng Kinh mân côi một cách nào đó không có tính đại kết bởi v́ tính chất quy hướng rơ ràng về Đức Maria của nó. Vâng Kinh mân côi rơ ràng là một sùng kính dâng lên Mẹ Thiên Chúa mà Công đồng đă mô tả: một sự sùng kính hướng về trung tâm Kitô của đức tin Kitô giáo, đến độ khi Mẹ được tôn vinh, người Con được hiểu biết đúng đắn, yêu mến và tôn vinh.[8] Nếu được khám phá lại cách đúng đắn, Kinh mân côi là một phương tiện trợ giúp và chắc chắn không cản trở việc đại kết!

Một lối chiêm ngưỡng

5. Nhưng lư do quan trọng nhất để mạnh mẽ khuyến khích việc thực hành Kinh mân côi là v́ nó là một phương tiện hữu hiệu nhất để cổ vơ các tín hữu dấn thân chiêm ngưỡng mầu nhiệm Kitô giáo mà tôi đă đề nghi trong Tông Thư Novo Millennio Ineunte như một sư phạm dạy đường nên thánh đích thực: Điều cần đến là một đời sống Kitô hữu lỗi lạc hơn cả về nghệ thuật cầu nguyện.[9] Bởi v́ nền văn hoá hiện tại, dù giữa nhiều dấu chỉ mâu thuẫn, đă chứng kiến sự nở rộ của một lời mời gọi mới mẻ sống chiều kích thiêng liêng, cũng là do ảnh hưởng của các tôn giáo khác, th́ càng khẩn cấp hơn bao giờ hết các cộng đoàn Kitô giáo phải trở thành những trường học đích thực của việc cầu nguyện.[10]

Kinh mân côi thuộc về truyền thống tốt đẹp và đáng ca ngợi nhất của chiêm ngưỡng Kitô giáo. Được phát triển bên Tây phương, đó là một h́nh thức cầu nguyện suy tư điển h́nh, tương ứng cách nào đó với lời kinh của con tim hay lời kinh kêu tên Chúa Giêsu cắm rễ trong mảnh đất Kitô giáo Đông phương.

Cầu nguyện cho hoà b́nh và cho gia đ́nh

6. Một số hoàn cảnh lịch sử cũng khiến cho việc phục hồi Kinh mân nên hợp thời. Trước tiên, nhu cầu nài xin Thiên Chúa ban cho ơn b́nh an. Kinh mân côi đă được các vị tiền nhiệm của tôi và chính tôi nhiều lần đề nghị như một lời kinh cầu cho hoà b́nh. Vào lúc khởi đầu một ngàn năm mới với biến cố tấn công gây kinh hăi ngày 11.9.2001, chứng kiến mỗi ngày tại nhiều miền trên thế giới những cảnh đổ máu và bạo lực, khám phá lại Kinh mân côi có nghĩa là ch́m sâu vào việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm Đức Kitô Đấng là b́nh an của chúng ta, bởi v́ Người đă liên kết đôi bên thành một, và phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét (Ep 2,14). V́ thế, ta không thể đọc Kinh mân côi mà không cảm thấy thôi thúc dấn thân cách cụ thể để kiến tạo hoà b́nh, đặc biệt tại quê hương Đức Giêsu, đang bị thử thách nặng nề và đặc biệt gần gũi trong trái tim của mọi Kitô hữu.

Một nhu cầu dấn thân và cầu nguyện tương tự nảy sinh từ một vấn đề nguy kịch của thời hiện đại: gia đ́nh, tế bào nguyên thủy của xă hội, càng ngày càng bị đe doạ bởi những sức mạnh hủy diệt, ở b́nh diện ư thức hệ lẫn thực hành, làm ta lo sợ cho tương lai của cơ chế nền tảng và không thể thiếu được này và, cùng với nó, cho tương lai của toàn thể xă hội. Làm sống lại Kinh mân côi trong các gia đ́nh Kitô hữu, trong bối cảnh của một thừa tác vụ mục vụ rộng lớn hơn cho gia đ́nh, sẽ là một trợ giúp hữu hiệu chống lại những tác động hủy hoại của cơn khủng hoảng đặc trưng này của thời đại chúng ta.

Này là Mẹ con! (Ga 19,27)

7. Nhiều dấu chỉ cho thấy rằng cả ngày hôm nay nữa Đức Nữ Trinh muốn thể hiện qua lời kinh này mối quan tâm từ mẫu; người Mẹ mà Đấng Cứu chuộc đang hấp hối đă giao phó, qua con người của người môn đệ yêu dấu, mọi người con cái nam nữ của Giáo hội: Hỡi Bà, này là con bà ! (Ga 19,26). Chúng ta biết rơ nhiều dịp trong thế kỷ 19 và 20, Mẹ Đức Kitô đă làm cho ta cảm nhận được sự hiện diện của ngài và nghe được lời ngài, nhằm khuyến khích Dân Thiên Chúa thực hành h́nh thức chiêm ngưỡng này. Tôi muốn đặc biệt kể ra, dựa vào ảnh hưởng lớn lao của chúng trên đời sống các Kitô hữu và sự nh́n nhận có thẩm quyền mà chúng đă nhận được từ Giáo hội, những cuộc hiện ra tại Lộ Đức và Fatima;[11] những đền thánh này tiếp tục được vô số khách hành hương tuôn đến t́m an ủi và hi vọng.

Bước theo các chứng nhân

8. Sẽ không thể nêu tên tất cả các vị thánh đă khám phá trong Kinh mân côi một con đường đích thực để tăng trưởng trong sự thánh thiện. Tuy nhiên chúng ta cần nhắc đến thánh Louis Marie Grignion de Montfort, tác giả của một tác phẩm xuất sắc về Kinh mân côi,[12] và, gần hơn với chúng ta, Cha Pio Pietrelcina, mà tôi vừa mới có được niềm vui phong thánh. Là một vị tông đồ đích thực của Kinh mân côi, Chân phước Bartolo Longo đă có một đoàn sủng đặc biệt. Con đường nên thánh của ngài dựa trên một thần hứng được nghe thấy trong cơi thâm sâu của tâm hồn: Ai truyền bá Kinh mân côi sẽ được cứu độ ![13] Từ đó, ngài cảm thấy được mời gọi xây cất một nguyện đường dâng kính Đức Bà mân côi tại Pompei, gần những tàn tích của thành phố cổ, hầu như đă nghe lời loan báo của Đức Kitô trước khi bị chôn vùi vào năm 79 A.D. trong một lần phun của núi lửa Vesuvius, chỉ vươn dậy từ đống tro tàn hàng thế kỷ sau như một nhân chứng về ánh sáng và bóng tối của nền văn minh cổ xưa. Qua sự nghiệp và đặc biệt qua việc thực hành 15 ngày thứ Bảy, Bartolo Longo đă cổ vơ các tâm hồn quy hướng về Đức Kitô và chiêm ngưỡng nhờ Kinh mân côi, và đă nhận được sự cổ vơ và nâng đỡ lớn lao từ Đức Lêô XIII, vị Giáo hoàng của Kinh mân côi.

 

CHƯƠNG I

CHIÊM NGƯỠNG ĐỨC KITÔ cùng VỚI ĐỨC MARIA

 

Một dung nhan chói lọi như mặt trời

9. Rồi Người biến đổi h́nh dạng trước mặt các ông, và dung nhan Người chói lọi như mặt trời (Mt 17,2). Tŕnh thuật tin mừng về quang cảnh Đức Kitô biến h́nh khiến ba Tông đồ Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an ngây ngất trước vẻ đẹp của Đấng Cứu Chuộc, có thể được xem như một h́nh tượng của chiêm ngưỡng Kitô giáo. Nh́n ngắm dung nhan Đức Kitô để nhận ra mầu nhiệm giữa các biến cố thường nhật và các nỗi đau thương của cuộc sống nhân loại của Người, cho đến khi nhận ra vẻ huy hoàng thần thánh được biểu lộ một cách chung cuộc nơi Đấng Phục sinh ngự bên hữu Chúa Cha trong vinh quang: đó là nhiệm vụ của tất cả các môn đệ Chúa Kitô và v́ thế, cũng là nhiệm vụ của mỗi người chúng ta. Khi chiêm ngưỡng dung nhan Đức Kitô, chúng ta sẵn sàng đón nhận mầu nhiệm đời sống Ba Ngôi, để có kinh nghiệm luôn mới mẻ về t́nh yêu của Chúa Cha và nếm thưởng niềm vui của Chúa Thánh Thần. Có thể áp dụng cho chúng ta lời sau đây của thánh tông đồ Phao-lô: Phản chiếu vinh quang của Chúa, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một h́nh ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí (2Cr 3,18).

Đức Maria, mẫu gương chiêm ngưỡng 

10. Việc chiêm ngưỡng Chúa Kitô t́m thấy nơi Đức Maria một mẫu gương vô song. Dung nhan của người Con đặc biệt thuộc về Đức Maria. Chính trong cung ḷng Mẹ mà Đức Kitô được h́nh thành, đón nhận từ nơi Mẹ một nét giống nhau về phương diện nhân loại, điều đó gợi lên một sự gần gũi thân mật hơn về mặt thiêng liêng. Không ai đă say sưa chiêm ngưỡng dung nhan Đức Kitô một cách trung thành như Đức Maria. Đôi mắt tâm hồn của Mẹ đă hướng về Người ngay từ lúc Truyền tin, khi Mẹ cưu mang Người nhờ quyền năng Thánh Thần. Rồi trong những tháng sau đó, Mẹ bắt đều cảm nhận sự hiện diện của Người và h́nh dung ra diện mạo của Người. Cuối cùng, khi hạ sinh Người tại làng Bê-lem, đôi mắt Mẹ đă âu yếm nh́n ngắm dung nhan Con Mẹ, khi Mẹ lấy tă bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2,7).

Từ đó, đôi mắt chan chứa sự tôn thờ và kinh ngạc của Mẹ không bao giờ rời xa Người. Có khi là một cái nh́n thắc mắc, như trong tŕnh thuật đi t́m Đức Giêsu thất lạc trong Đền thờ: Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? (Lc 2,48); nhưng luôn luôn sẽ là một cái nh́n xuyên thấu, một cái nh́n có khả năng thấu hiểu tâm tư của Đức Giêsu, đến nỗi Mẹ hiểu được những t́nh cảm sâu kín của Người và biết trước những quyết định của Người như tại tiệc cưới Ca-na (Ga 2,5). Có khi lại là một cái nh́n đau buồn, đặc biệt khi Mẹ đứng dưới chân Thánh giá, nơi đó cái nh́n của Mẹ vẫn luôn là cái nh́n của một người mẹ trao ban sự sống, v́ Mẹ không chỉ chia sẻ cuộc khổ nạn và cái chết của Con Mẹ, nhưng Mẹ cũng c̣n đón nhận người con mới được trao ban cho Mẹ qua người môn đệ yêu dấu (x. Ga 19,26-27). Sáng ngày Phục sinh, cái nh́n của Mẹ toả rạng niềm vui Phục sinh, và sau hết, vào ngày lễ Ngũ tuần, cái nh́n của Mẹ rực cháy v́ được tràn đầy Thánh thần (x. Cv 1,14).

Những kỷ niệm của Đức Maria

11. Đức Maria sống mà đôi mắt chăm chú nh́n Đức Kitô, và mỗi lời của Người trở thành một kho tàng cho ngài: Mẹ hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong ḷng (Lc 2,19; x. 2,51). Những kỷ niệm về Đức Giêsu được ghi khắc trong tim Mẹ, luôn luôn đi theo Mẹ và thúc đẩy Mẹ suy gẫm về những thời gian sống bên cạnh Con Mẹ. Một cách nào đó, những kỷ niệm ấy là chuỗi kinh mân côi mà Mẹ không ngừng ngâm nga trong suốt cuộc đời trần thế.

Ngay cả bây giờ, giữa tiếng ca mừng hân hoan trên Giê-ru-sa-lem thiên quốc, các lư do để Mẹ dâng lời tạ ơn và chúc tụng vẫn không thay đổi. Chúng khiến Mẹ lấy t́nh mẫu tử chăm sóc cho Giáo hội lữ hành; trong Giáo hội, Mẹ tiếp tục kể lại cảm nghiệm riêng của Mẹ về Tin mừng. Đức Maria không ngừng đặt các tín hữu trước các mầu nhiệm của Con Mẹ, ước mong rằng chúng được chiêm ngưỡng, để chúng có thể giải toả mọi năng lực cứu độ của chúng. Khi suy ngắm bằng chuỗi mân côi, cộng đoàn Kitô hữu tiếp xúc với các kỷ niệm và cái nh́n chiêm ngưỡng của Đức Maria.

Kinh mân côi, một lời kinh chiêm ngưỡng

12. Kinh mân côi, chính bởi v́ nó phát xuất từ kinh nghiệm riêng của Đức Maria, là một lời kinh chiêm ngưỡng sâu sắc. Không có chiều kích chiêm ngưỡng ấy, kinh mân côi sẽ như một cái xác không hồn, như Đức Giáo hoàng Phao-lô VI đă nhấn mạnh: Không có sự chiêm ngưỡng, kinh mân côi chỉ là một cái xác không hồn, và việc lần chuỗi có nguy cơ trở nên một việc nhai đi nhai lại một số công thức có tính cách máy móc, và như thế là vi phạm giáo huấn của Đức Giêsu: Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời (Mt 6,7). Tự bản chất, việc đọc kinh mân côi đ̣i hỏi một nhịp độ thanh thản và kéo dài, để giúp mỗi người chiêm ngưỡng các mầu nhiệm trong cuộc đời của Chúa như được nh́n thấy bằng đôi mắt của Mẹ là người đă sống hết sức gần gũi với Chúa. Bằng cách đó, sự phong phú khôn ví của các mầu nhiệm được tỏ bày.[14]

Quả là hữu ích khi dừng lại xem xét các tư tưởng thâm thuư của Đức Phao-lô VI, để làm sáng tỏ một số khía cạnh của kinh Mân côi, lời kinh này thật sự là một h́nh thức chiêm ngưỡng quy hướng về Chúa Kitô.

Tưởng nhớ Đức Kitô với Mẹ Maria

13. Chiêm ngưỡng của Đức Maria trước tiên là một tưởng niệm. Chúng ta cần hiểu từ này theo nghĩa Kinh Thánh của hồi tưởng (zakar): làm cho các kỳ công của Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử cứu độ nên hiện diện. Kinh Thánh là một sưu tập các biến cố cứu độ với cao điểm là chính Đức Kitô. Những biến cố này không chỉ liên hệ đến ngày hôm qua; chúng cũng là thành phần của ngày hôm nay của ơn cứu độ. Việc hiện tại hoá xảy ra trước tiên trong Phụng vụ: điều Thiên Chúa thực hiện trong các thế kỷ qua không chỉ tác động đến những chứng nhân trực tiếp của các biến cố đó; nó tiếp tục tác động đến con người của mọi thời đại với quà tặng ân sủng của nó. Trong một chừng mực nào đó, điều này cũng đúng đối với mọi tiếp cận đạo đức những biến cố đó: hồi tưởng chúng trong tinh thần đức tin và t́nh yêu là mở ḷng cho ân sủng mà Đức Kitô đoạt được cho chúng ta bằng các mầu nhiệm sự sống, sự chết và sống lại của Người.

Do đó, trong khi phải tái khẳng định với Công đồng Va-ti-ca-nô II rằng Phụng vụ, như một thi hành chức vụ tư tế của Đức Kitô và một hành vi phụng thờ công cộng, là tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Giáo hội và đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo hội,[15] cũng cần nhắc lại rằng đời sống thiêng liêng không chỉ dừng lại ở việc tham dự Phụng vụ mà thôi. Người Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện chung, nhưng cũng phải vào pḥng riêng âm thầm cầu nguyện cùng Chúa Cha (x. Mt 6,6); quả thế, như lời vị Tông đồ đă dạy, họ phải cầu nguyện không ngừng (x. 1Tx 5,17).[16] Kinh mân côi, theo cách riêng của nó, là thành phần của toàn cảnh đa dạng của việc cầu nguyện không ngừng đó. Nếu Phụng vụ, như hoạt động của Đức Kitô và của Giáo hội, là một hành động cứu độ vượt trội, Kinh mân côi cũng thế, như một suy niệm với Đức Maria về Đức Kitô, là một chiêm ngưỡng đem lại ơn cứu độ. Bằng cách nhận ch́m chúng ta vào các mầu nhiệm của đời sống Đấng Cứu Chuộc, nó bảo đảm rằng điều Người đă làm và điều mà Phụng vụ hiện tại hoá cũng thấm nhập sâu xa và uốn nắn đời sống chúng ta.

Học hỏi Đức Kitô từ Mẹ Maria

14. Đức Kitô là vị Thầy tối cao, Đấng mặc khải và là Đấng được mặc khải. Đây không chỉ là vấn đề học hỏi điều Người đă dạy nhưng là học hỏi chính Người. Theo viễn tượng ấy, chúng ta có thể có vị thầy nào tốt hơn là Đức Maria không ? Từ quan điểm của Thiên Chúa, Thánh Linh là vị Thầy nội tâm dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn của Đức Kitô (x. Ga 14,26; 15,26; 16,13). Nhưng trong số các tạo vật, không ai biết rơ hơn Đức Kitô bằng Đức Maria; không ai có thể dẫn chúng ta đến một sự hiểu biết sâu xa về mầu nhiệm của Người hơn là Mẹ của Người.

Dấu lạ đầu tiên mà Đức Kitô thực hiện – biến nước thành rượu tại tiệc cưới Ca-na – rơ ràng giới thiệu Đức Maria dưới dáng vẻ của một thầy dạy, khi ngài thúc giục các đầy tớ làm điều Đức Giêsu chỉ bảo (x. Ga 2,5). Chúng ta có thể tưởng tượng rằng ngài cũng đă làm như thế đối với các môn đệ sau khi Đức Giêsu lên trời, khi ngài hiệp cùng với họ mong chờ Chúa Thánh Thần và nâng đỡ họ trong sứ vụ đầu tiên của họ. Chiêm ngưỡng các hoạt cảnh của Kinh mân côi trong sự thông hiệp với Đức Maria là một cách thế học hỏi từ ngài để đọc Đức Kitô, để khám phá các bí ẩn của Người và hiểu sứ điệp của Người.

Trường học này của Đức Maria cũng đặc biệt hữu hiệu nếu ta biết rằng ngài dạy chúng ta bằng cách thu nhận cho chúng ta cách sung măn những quà tặng của Chúa Thánh Thần, cho dù ngài ban tặng cho chúng ta gương mẫu không thể sánh ví được về cuộc hành tŕnh đức tin của riêng ngài.[17] Khi chúng ta chiêm ngưỡng mỗi mầu nhiệm trong cuộc đời của Con ngài, ngài mời gọi chúng ta hành động như ngài đă làm khi truyền tin: khiêm tốn đặt ra những câu hỏi mở ḷng chúng ta ra với ánh sáng, hầu kết thúc bằng sự vâng phục của đức tin: Này tôi là nữ t́ của Chúa; xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói (Lc 1,38).

Được đồng h́nh đồng dạng với Đức Kitô cùng với Mẹ Maria

15. Linh đạo Kitô giáo được phân biệt bởi sự dấn thân của người môn đệ để trở nên đồng h́nh đồng dạng ngày càng hoàn hảo hơn với Thầy của ḿnh (Rm 8,29; Pl 3,10.12). Việc tuôn đổ Thánh Thần trong bí tích Thánh tẩy tháp nhập người tín hữu như một cành nho vào thân nho là Đức Kitô (x. Ga 15,5) và biến họ thành chi thể của Thân ḿnh mầu nhiệm Đức Kitô (1Cr 12,12; Rm 12,5). Tuy nhiên, sự hiệp nhất khởi đầu này mời gọi ngày càng nên đồng h́nh đồng dạng, sự đồng dạng sẽ dần dần uốn nắn hành vi cử chỉ của người môn đệ cho phù hợp với tâm t́nh của Đức Kitô: Giữa anh em với nhau, anh em hăy có những tâm t́nh như chính Đức Kitô Giêsu. (Pl 2,5). Nói như thánh Tông đồ, chúng ta được mời gọi mặc lấy Chúa Giêsu Kitô (x. Rm 13,14; Gl 3,27).

Trong cuộc hành tŕnh thiêng liêng của Kinh mân côi, đặt nền tảng trên sự chiêm ngưỡng liên lỉ dung nhan Đức Kitô -cùng với Đức Maria-, lư tưởng rất đ̣i hỏi này là nên đồng h́nh đồng dạng với Người, được theo đuổi nhờ sự kết giao mà ta có thể diễn tả bằng từ bằng hữu. Bằng cách ấy, chúng ta có khả năng dễ dàng đi vào đời sống của Đức Kitô và có thể nói là chia sẻ những cảm xúc sâu xa của Người. Về điểm này, Chân phước Bartolo Longo đă viết: Giống như hai người bạn, nhờ gặp gỡ nhau thường xuyên, có khuynh hướng phát triển những tập quán giống nhau, cũng vậy, nhờ giao tiếp thân mật với Đức Giêsu và Đức Trinh Nữ, bằng cách suy niệm các mầu nhiệm của Kinh mân côi và bằng cách kết hiệp trong cùng một cuộc sống nhờ rước lễ, chúng ta có thể trở nên giống các Ngài, trong mức độ mà giới hạn của ta cho phép, và có thể học hỏi từ những gương mẫu tối cao đó một cuộc sống khiêm nhường, nghèo khó, ẩn dật, kiên nhẫn và hoàn hảo.[18]

Trong tiến tŕnh nên đồng h́nh đồng dạng với Đức Kitô trong Kinh mân côi, chúng ta giao phó chính ḿnh một cách đặc biệt cho mối quan tâm từ mẫu của Đức Trinh Nữ. Ngài vừa là Mẹ của Đức Kitô vừa là thành viên Giáo hội, quả vậy một thành viên trổi vượt và độc nhất vô nhị,[19] ngài cũng đồng thời là Mẹ của Giáo hội. Như thế, ngài tiếp tục sinh hạ những người con cho Thân thể mầu nhiệm của Con ngài. Ngài thực hiện như thế bằng lời chuyển cầu, khi khẩn cầu Thiên Chúa tuôn đổ vô hạn Thần Khí trên họ. Đức Maria là h́nh tượng hoàn hảo của tư cách hiền mẫu của Giáo hội.

Kinh mân côi chuyển đưa chúng ta cách huyền diệu đến bên cạnh Đức Maria khi Mẹ đang bận tâm đến sự tăng trưởng nhân bản của Đức Kitô trong ngôi nhà ở Nazareth. Điều đó giúp Mẹ có khả năng dạy dỗ chúng ta và uốn nắn chúng ta với cùng một sự chăm sóc, cho tới khi Đức Kitô được thành h́nh trọn vẹn trong chúng ta (x. Gl 4,19). Vai tṛ này của Đức Maria, hoàn toàn dựa trên vai tṛ của Đức Kitô và phụ thuộc cách triệt để vào đó, không làm lu mờ hay giảm bớt vai tṛ trung gian của Đức Kitô, trái lại c̣n làm sáng tỏ mănh lực của sự trung gian ấy.[20] Đó là nguyên tắc rơ ràng đă được Công dồng Va-ti-ca-nô II diễn tả mà tôi đă kinh nghiệm hết sức mănh liệt trong cuộc đời tôi và đă làm nên cơ sở cho khẩu hiệu giám mục của tôi: Totus Tuus.[21] Lẽ dĩ nhiên khẩu hiệu được gợi hứng từ lời dạy của thánh Louis Marie Grignion de Montfort, ngài đă giải thích bằng những lời sau đây về vai tṛ của Đức Maria trong tiến tŕnh đồng h́nh đồng dạng của chúng ta với Đức Kitô: Tất cả sự hoàn thiện của chúng ta hệ tại ở việc nên đồng h́nh đồng dạng, kết hiệp và hiến thánh cho Đức Giêsu Kitô. V́ thế tính cách hoàn hảo nhất của mọi việc đạo đức không nghi ngờ ǵ nữa là biến đổi, kết hiệp và hiến thánh chúng ta cách hoàn hảo nhất cho Đức Giêsu Kitô. Vậy, bởi v́ Đức Maria là một trong các tạo vật nên đồng h́nh đồng dạng nhất với Đức Giêsu Kitô, hệ quả là trong số các việc đạo đức, ḷng sùng kính Đức Maria, Mẹ thánh thiện của Người, là việc đạo đức có khả năng hiến thánh và làm cho một linh hồn nên đồng h́nh đồng dạng với Chúa hơn cả, và một linh hồn càng tận  hiến cho Mẹ sẽ càng được tận hiến cho Đức Giêsu Kitô.[22] Không nơi nào bằng Kinh mân côi, cuộc sống của Đức Giêsu và của Đức Maria xuất hiện liên kết sâu xa như thế. Đức Maria chỉ sống trong Đức Kitô và cho Đức Kitô!

Cầu nguyện với Đức Kitô cùng với Mẹ Maria

16. Đức Giêsu đă mời gọi chúng ta hướng về Thiên Chúa với ḷng tin tưởng và kiên tŕ để được nhậm lời: Anh em cứ xin th́ sẽ được, cứ t́m th́ sẽ thấy, cứ gơ cửa th́ sẽ được mở cho (Mt 7,7). Nền tảng của sức mạnh của lời cầu nguyện này là ḷng nhân lành của Chúa Cha, nhưng cũng là sự trung gian của chính Đức Kitô (x. 1Ga 2,1) và hành động của Chúa Thánh Thần Đấng khẩn cầu cho chúng ta theo như ư của Thiên Chúa (x. Rm 8,26-27). V́ chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải (Rm 8,26), và đồng thời chúng ta không được nhậm lời v́ chúng ta xin sai (x. Gc 4,2-3).

Để hỗ trợ lời kinh mà Đức Kitô và Chúa Thánh Thần gợi lên trong ḷng chúng ta, Đức Maria can thiệp bằng lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ. Lời cầu nguyện của Giáo hội được đỡ nâng nhờ lời cầu nguyện của Đức Maria.[23] Nếu Đức Giêsu, Đấng Trung gian duy nhất, là Con Đường cho lời cầu nguyện của chúng ta, th́ Đức Maria, phản ánh tinh tuyền và trong sáng nhất của Người, tỏ cho chúng ta Con Đường. Chính từ sự cộng tác duy nhất của Đức Maria với công việc của Chúa Thánh Thần, mà các Giáo hội đă triểm khai lời kinh dâng lên Mẹ thánh thiện của Thiên Chúa, bằng cách tập trung vào con người Đức Kitô được biểu lộ qua các mầu nhiệm.[24] Tại tiệc cưới Ca-na, sách Tin mừng đă tỏ lộ rơ ràng quyền lực của lời chuyển cầu Đức Maria khi ngài báo cho Đức Giêsu biết nhu cầu của người khác: Họ hết rượu rồi (Ga 2,3).

Kinh mân côi đồng thời là suy niệm và khẩn cầu. Lời kinh khẩn nài Mẹ Thiên Chúa được đặt nền tảng trên sự tin tưởng: tin rằng lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ có thể giành được mọi sự từ trái tim của Con ngài. Mẹ rất quyền năng bởi ân sủng, để sử dụng lối diễn tả táo bạo nhưng cần hiểu cho đúng đắn, của Chân phước Bartolo Longo trong bài Lời Khẩn cầu Đức Bà.[25] Đó là một xác tín, phát xuất từ Tin mừng, đă tăng trưởng càng ngày càng vững chắc trong kinh nghiệm của Dân Kitô giáo. Thi sĩ thượng thặng Dante diễn tả cách tuyệt diệu qua các vần thơ được thánh Bê-na-đô hát lên: Lạy Đức Bà, Bà thật vĩ đại và đầy quyền năng, ai ước muốn có ân huệ mà không đến với ngài, th́ người ấy muốn ước vọng của ḿnh bay lên mà không có đôi cánh.[26] Trong Kinh mân côi, khi chúng ta van nài Đức Maria, đền thờ của Chúa Thánh Thần (x. Lc 1,35), ngài chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa Cha, Đấng tuôn đổ hồng ân xuống trên ngài, và trước mặt người Con sinh ra từ cung ḷng ngài, bằng cách cầu nguyện với chúng ta và cho chúng ta.

Loan báo Đức Kitô cùng với Đức Maria

17. Kinh mân côi cũng là một con đường loan báo và hiểu biết ngày một hơn, trong đó mầu nhiệm của Đức Kitô được tŕnh bày đi, tŕnh bày lại ở nhiều mức độ khác nhau của kinh nghiệm Kitô giáo. Đó là một tŕnh bày mang tính cầu nguyện và chiêm ngưỡng, có khả năng đào tạo người Kitô hữu theo trái tim của Đức Kitô. Khi kết hợp việc đọc Kinh mân côi với tất cả mọi yếu tố cần thiết cho một cuộc suy niệm có hiệu quả, đặc biệt trong những cuộc cử hành chung tại giáo xứ và các đền thánh, có thể đó là một cơ hội để dạy giáo lư mà các vị mục tử phải biết cách tận dụng. Cả theo cách thức ấy nữa, Đức Bà Mân côi tiếp tục công tŕnh loan báo Đức Kitô. Lịch sử Kinh mân côi tỏ cho biết lời kinh này đă được các cha ḍng Đa Minh sử dụng như thế nào vào một thời buổi khó khăn của Giáo hội do bởi sự lan rộng của lạc giáo. Ngày hôm nay chúng ta đang đối diện với những thách đố mới. Tại sao một lần nữa chúng ta không chạy đến Kinh mân côi, với cùng một đức tin như những người đă đi trước chúng ta? Kinh mân côi vẫn giữ được sức mạnh của nó và tiếp tục là một tài nguyên mục vụ có giá trị cho mọi người loan báo tin mừng tốt.

 

CHƯƠNG II

CÁC MẦU NHIỆM CỦA ĐỨC KITÔ – CÁC MẦU NHIỆM CỦA MẸ NGƯỜI

 

Kinh Mân côi, một bản tóm tắt Tin mừng

18. Cách thức duy nhất để tiến tới việc chiêm ngưỡng dung nhan Đức Kitô là lắng nghe tiếng nói của Chúa Cha trong Thánh Thần, v́ không ai biết rơ người Con trừ Chúa Cha (Mt 11,27). Tại địa hạt Xê-da-rê Phi-lip, Đức Giêsu đă đáp lại lời tuyên tín của Phê-rô bằng cách chỉ cho ông thấy nguồn gốc của trực giác rơ ràng về căn tính của Người: Không phải phàm nhân mạc khải cho anh biết điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 16,17). Như vậy, cần có một mạc khải từ trên. Để đón nhận mặc khải ấy, nhất thiết phải chăm chú lắng nghe: Chỉ có kinh nghiệm về sự thinh lặng và cầu nguyện mới tạo ra môi trường thích hợp để cho sự hiểu biết đích thực, trung tín và vững chắc về mầu nhiệm đó được tăng trưởng và phát triển. [27]

Kinh Mân côi là một trong những con đường truyền thống của lời cầu nguyện Kitô giáo hướng đến việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô. Đức Giáo hoàng Phao-lô VI mô tả điều đó bằng những lời sau đây: V́ là một lời kinh dựa theo Tin mừng, tập trung vào mầu nhiệm Nhập thể cứu độ, kinh mân côi là lời kinh mang chiều kích Kitô một cách rơ nét. Thật thế, yếu tố đặc trưng nhất của kinh mân côi – việc lặp đi lặp lại Kinh kính mừng – là một lời ca ngợi không ngừng dâng lên Đức Kitô, Đấng là đối tượng tối hậu của cả lời truyền tin của Thiên thần, lẫn lời chúc mừng của mẹ thánh Gio-an Tẩy Giả: Phúc thay hoa quả của ḷng Bà (Lc 1,42). Chúng ta có thể đi xa hơn và nói thêm rằng chuỗi kinh Kính mừng làm thành khung cửi trên đó đan dệt việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm. Đức Giêsu mà mỗi kinh Kính mừng gợi nhớ cũng là Đức Giêsu mà các mầu nhiệm tiếp nối nhau đề nghị cho chúng ta tuần tự như là Con Thiên Chúa, như là Con của Đức Trinh Nữ. [28]

Đề nghị bổ sung vào h́nh thức truyền thống

19. Trong số các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Giêsu, chỉ một ít mầu nhiệm được suy ngắm qua lời kinh mân côi trong h́nh thức phổ biến được Giáo hội phê chuẩn. Việc chọn lựa được xác định bởi nguồn gốc của lời kinh, đặt nền tảng trên con số 150, con số thánh vịnh trong tập Thánh vịnh.

Thế nhưng, để làm cho kinh Mân côi có chiều kích Kitô học thâm sâu hơn, tôi nghĩ rằng ta cần bổ sung thêm vào h́nh thức truyền thống, trong khi vẫn để cho mỗi người và cộng đoàn tự do, để có thể suy gẫm các mầu nhiệm trong cuộc đời công khai của Đức Kitô từ khi Người lănh nhận Phép rửa cho đến cuộc Khổ nạn. Chính trong khung cảnh của các mầu nhiệm ấy mà chúng ta chiêm ngưỡng các khía cạnh quan trọng nơi con người Đức Kitô như là mạc khải chung cuộc của Thiên Chúa. Được Chúa Cha tuyên bố là Con Yêu dấu trong biến cố Phép Rửa tại sông Gióc-đan, Đức Kitô là Đấng loan báo Nước Trời đang đến, làm chứng cho Nước Trời bằng những việc làm của Người và công bố những đ̣i hỏi của Nước Trời. Chính qua những năm tháng hoạt động công khai mà mầu nhiệm Đức Kitô tỏ ra môt cách hiển nhiên là mầu nhiệm ánh sáng: Bao lâu Thầy c̣n ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian (Ga 9,5).

Bởi thế, để cho kinh Mân côi trở thành bản tóm lược Tin mừng một cách đầy đủ hơn, ta phải bổ sung, tiếp sau phần suy ngắm về mầu nhiệm Nhập thể và cuộc đời ẩn dật của Đức Kitô (các sự Vui), và trước khi suy ngắm về các nỗi thống khổ trong cuộc Khổ nạn của Người (các sự Thương) và cuộc vinh thắng Phục sinh (các sự Mừng), thêm phần suy ngắm về các biến cố hết sức quan trọng trong sứ vụ công khai của Đức Kitô (các mầu nhiệm ánh sáng). Việc bổ sung thêm những mầu nhiệm mới này, không hề làm phương hại đến khía cạnh chính yếu nào của h́nh thức cầu nguyện truyền thống, trái lại có mục đích làm cho h́nh thức cầu nguyện đó có một sức sống tươi mới và khơi dậy một sự quan tâm mới về chỗ đứng của kinh mân côi trong đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu như một con đường đúng đắn để đi vào Trái tim của Đức Kitô, đại dương của niềm vui và ánh sáng, đau khổ và vinh quang.

Các mầu nhiệm Vui

20. Năm mươi kinh mân côi đầu tiên, năm sự vui, mang dấu ấn của niềm vui toả chiếu từ biến cố Nhập thể. Điều này quả là rơ ràng ngay từ mầu nhiệm đầu tiên, biến cố Truyền tin, nơi đó lời sứ thần Ga-bri-en chào Trinh nữ làng Na-da-rét nối liền với lời mời gọi vui hưởng niềm vui thiên sai: Mừng vui lên, hỡi bà Maria. Toàn thể lịch sử cứu độ, theo một nghĩa nào đó, toàn thể lịch sử thế giới quy về lời chào đó. Nếu kế hoạch của Chúa Cha là quy tụ mọi sự trong Đức Kitô (x. Ep 1,10), th́ một cách nào đó, toàn thể vũ trụ cũng được tác động bởi ân huệ thần linh, với ơn huệ đó Chúa Cha đoái nh́n Đức Maria và biến ngài thành Thân mẫu của Con Người. Đến lượt ḿnh, toàn thể nhân loại như được bao bọc trong lời Xin vâng, qua đó Mẹ sẵn ḷng chấp thuận Thánh ư Thiên Chúa.

Niềm vui là nét chính yếu trong cuộc hội ngộ với bà chị Ê-li-da-bét, nơi đó tiếng nói của Đức Maria và sự hiện diện của Đức Kitô trong cung ḷng ngài đă khiến cho Gio-an nhảy lên vui sướng (x. Lc 1,44). Niềm vui cũng tràn ngập hoạt cảnh tại Bê-lem, khi Hài nhi thánh, Đấng Cứu độ trần gian ra đời, được loan tin qua tiếng hát của các thiên thần và được loan báo cho các mục đồng như là tin của một niềm vui lớn (Lc 2,10).

Hai mầu nhiệm sau cùng, tuy vẫn duy tŕ bầu khí vui mừng, nhưng đă hướng đến bi kịch sắp đến. Tŕnh thuật Dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh không chỉ biểu lộ niềm vui v́ Hài nhi được thánh hiến và sự xuất thần của cụ Xi-mê-ông, nhưng c̣n ghi lại lời tiên báo Đức Kitô sẽ trở nên một dấu hiệu chống báng cho dân Ít-ra-en và một lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn Mẹ (x. Lc 2,34-35). Niềm vui xen lẫn với bi kịch ấn dấu trên mầu nhiệm thứ năm, t́m thấy Đức Giêsu trong Đền thánh, khi Người lên 12 tuổi. Tại nơi đây, Người đă tỏ ra như Đấng dạy dỗ với sự khôn ngoan thần linh khi Người lắng nghe và đặt câu hỏi. Sự mạc khải về mầu nhiệm của Người, trong tư cách là người Con hiến thân trọn vẹn cho công việc của Chúa Cha, cho thấy tính triệt để của Tin mừng, ngay cả tương quan nhân loại thân thiết nhất cũng cũng bị thách thức bởi những đ̣i hỏi tuyệt đối của Nước Thiên Chúa. Đức Maria và thánh Giu-se, sợ hăi và lo âu, không hiểu lời Người (Lc 2,50).

Như vậy, suy ngắm các mầu nhiệm năm sự vui là đi vào các động cơ tối hậu và ư nghĩa thâm sâu của niềm vui Kitô giáo. Đó là tập trung vào thực tại của mầu nhiệm Nhập thể và điềm báo khó hiểu của mầu nhiệm Khổ nạn cứu độ. Đức Maria dẫn dắt chúng ta khám phá bí mật của niềm vui Kitô giáo, khi nhắc nhở chúng ta rằng Kitô giáo tiên vàn là euangelion, Tin mừng, mà trung tâm và toàn bộ nội dung của Tin mừng là con người Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời mặc lấy xác phàm, Đấng Cứu độ duy nhất của thế giới.

Các Mầu nhiệm Ánh Sáng

21. Đi từ cuộc đời thơ ấu và ẩn dật tại làng Na-da-rét đến cuộc đời công khai của Đức Giêsu, việc chiêm ngưỡng dẫn chúng ta đến những mầu nhiệm có thể được gọi một cách đặc biệt là các mầu nhiệm ánh sáng. Dĩ nhiên, toàn thể các mầu nhiệm Đức Kitô là một mầu nhiệm ánh sáng. Người là ánh sáng thế gian (Ga 8,12). Tuy nhiên, chân lư này tỏ hiện một cách đặc biệt qua những năm tháng của cuộc đời công khai, khi Người công bố Tin mừng Nước Thiên Chúa. Để đề nghị cho cộng đoàn Kitô hữu năm thời điểm quan trọng – các mầu nhiệm chói sáng – trong giai đoạn này của cuộc đời Đức Kitô, tôi nghĩ nên chọn ra những mầu nhiệm sau đây: (1) Chịu phép rửa tại sông Gióc-đan (2) Tỏ ḿnh ra tại tiệc cưới Ca-na (3) Công bố Nước Thiên Chúa và kêu mời sám hối (4) Hiển Dung, và cuối cùng (5) Thiết lập Bí tích Thánh thể như là một biểu hiện có tính bí tích của Mầu nhiệm Vượt qua.

Mỗi mầu nhiệm trên là một mạc khải về Nước Thiên Chúa đang hiện diện trong chính bản thân Đức Giêsu. Phép rửa tại sông Gióc-đan tiên vàn là một mầu nhiệm ánh sáng. Tại đây, khi Người bước xuống sông Gióc-đan, Đấng vô tội đă trở thành tội v́ chúng ta (x. 2Cr 5,21), th́ cửa trời rộng mở và có tiếng Chúa Cha tuyên nhận Người là Con yêu dấu (x. Mt 3,17 và song song), trong khi đó, Thánh Thần ngự xuống trên Người và trao cho Người sứ mạng mà Người phải thi hành. Một mầu nhiệm ánh sáng khác là dấu chỉ đầu tiên tại Ca-na (x. Ga 2,1- 12), khi Người biến nước thành rượu và mở rộng tâm hồn các môn đệ để đón nhận đức tin, nhờ sự can thiệp của Đức Maria, người tín hữu đầu tiên. Một mầu nhiệm ánh sáng khác là lời giảng dạy, qua đó Đức Giêsu loan báo Nước Thiên Chúa đang đến, kêu mời sám hối (x. Mc 1,15) và tha thứ tội lỗi cho tất cả những ai đến với Người trong tâm t́nh tin tưởng khiêm hạ (x. Mc 2,3-13; Lc 7,47-48): đó là khởi đầu của tác vụ bày tỏ ḷng thương xót mà Người tiếp tục thi hành cho đến ngày tận thế, nhất là qua Bí tích Hoà giải mà Người uỷ thác cho Giáo hội (x. Ga 20,22-23). Mầu nhiệm ánh sáng trổi vượt hơn cả là biến cố Hiển dung, mà truyền thống tin là đă xảy ra trên núi Ta-bo. Vinh quang Thiên Chúa chói ngời trên dung nhan Đức Kitô trong khi Chúa Cha truyền lệnh cho các tông đồ đang kinh hăi phải nghe lời Người (x. Lc 9,35 và song song) và chuẩn bị cho họ cùng với Người kinh nghiệm nỗi thống khổ trong cuộc Khổ nạn, để đến với Người trong niềm vui phục sinh và trong cuộc sống được biến h́nh nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Mầu nhiệm ánh sáng cuối cùng là việc thiết lập bí tích Thánh thể, qua đó Đức Kitô trao ban ḿnh và máu Người dưới h́nh bánh và rượu, và khẳng định Người yêu thương nhân loại cho đến cùng (Ga 13,1), Người sẽ hi sinh hiến ḿnh để cứu chuộc nhân loại.

Trong các mầu nhiệm này, ngoại trừ phép lạ Ca-na, sự hiện diện của Đức Maria là ở hậu cảnh. Các sách Tin mừng chỉ nhắc đến sự hiện hiện t́nh cờ của Đức Maria lúc này lúc nọ trong cuộc đời rao giảng của Đức Giêsu (x. Mc 3,31-35; Ga 2,12), và không đưa ra chỉ dẫn nào cho thấy Mẹ hiện diện trong Bữa Tiệc Ly hay trong thời điểm thiết lập bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên, vai tṛ Mẹ đảm nhận trong tiệc cưới Ca-na cách nào đó đă đồng hành với Đức Kitô suốt sứ vụ của Người. Mặc khải do Chúa Cha ban trực tiếp trong biến cố Phép rửa tại sông Gióc-đan và được Gio-an Tẩy giả làm vang vọng, được đặt trên môi miệng của Đức Maria tại tiệc cưới Ca-na, và nó trở thành lời khuyên từ mẫu quan trọng nhất mà Đức Maria gởi đến Giáo hội ở mọi thời đại: Hăy làm điều Người dạy bảo (Ga 2,5). Lời khuyên này là một lời giới thiệu rất thích hợp về những lời và dấu chỉ trong sứ vụ công khai của Đức Kitô và h́nh thành nền tảng thánh mẫu học của mỗi một mầu nhiệm ánh sáng.

Các mầu nhiệm Thương

22. Các sách Tin mừng đặt để một tầm quan trọng lớn cho các mầu nhiệm thương khó của Đức Kitô. Từ khởi đầu, ḷng đạo đức Kitô giáo, đặc biệt trong mùa Chay qua việc thực hành Đường Thánh giá, đă dừng lại ở mỗi giai đoạn của cuộc khổ nạn, nhận thức rằng cao điểm của mặc khải về t́nh yêu Thiên Chúa và nguồn mạch ơn cứu độ được t́m thấy nơi đó. Kinh mân côi chọn lựa một vài giai đoạn của cuộc khổ nạn, để mời gọi các tín hữu chiêm ngưỡng trong tâm hồn và sống lại thời điểm ấy. Gịng suy niệm mở đầu với biến cố vườn Cây dầu, nơi đó Đức Kitô kinh nghiệm sự sầu năo khi đối diện với thánh ư Thiên Chúa, khi mà tính yếu đuối của xác thịt bị cám dỗ muốn chống lại. Nơi đó Đức Giêsu gặp phải mọi cơn cám dỗ và đối diện với mọi thứ tội của nhân loại, để thốt lên với Chúa Cha: Xin đừng theo ư con, nhưng xin theo ư Cha (Lc 22,42 và song song). Tiếng Xin vâng của Đức Kitô đối lại với tiếng Không của tổ tiên chúng ta trong vườn Địa đàng. Và cái giá của sự trung thành với thánh ư Chúa Cha tỏ lộ trong các mầu nhiệm tiếp theo; qua việc đánh đ̣n, đội măo gai, vác thập giá và chết trên thập giá, Chúa đă bị gục ngă trong những đau khổ hèn hạ nhất: Ecce homo !

Sự đau khổ hèn hạ đó mặc khải không những t́nh yêu Thiên Chúa nhưng c̣n ư nghĩa của chính con người nữa.

Ecce homo: ư nghĩa, nguồn gốc và sự hoàn thành của con người được t́m thấy trong Đức Kitô, vị Thiên Chúa v́ yêu thương đă hạ ḿnh cho đến chết, chết trên thập giá (Pl 2,8). Các sự thương giúp người tín hữu sống lại cái chết của Đức Giêsu, đứng dưới chân Thánh giá bên cạnh Đức Maria, cùng với Mẹ tiến vào chiều sâu thẳm của t́nh yêu Thiên Chúa đối với loài người và kinh nghiệm năng lực trao ban sự sống của nó.

Các mầu nhiệm Mừng

23. Việc chiêm ngưỡng dung nhan của Đức Kitô không thể dừng lại ở h́nh ảnh của Đấng chịu đóng đinh. Người là Đấng đă sống lại ![29] Kinh mân côi đă luôn diễn tả sự hiểu biết phát sinh từ đức tin này và mời gọi người tín hữu vượt lên trên bóng tối của cuộc khổ nạn để chiêm ngắm vinh quang của Đức Kitô trong mầu nhiệm sống lại và lên trời. Khi chiêm ngưỡng Đấng phục sinh, người Kitô hữu tái khám phá lư do của niềm tin (x. 1 Cr 15,14) và sống lại niềm vui không chỉ của những người được Đức Kitô hiện ra – Các Tông đồ, Bà Maria Mađalêna và các môn đệ trên đường về làng Emmaus – nhưng cả niềm vui của Đức Maria nữa, đấng đă có một kinh nghiệm không kém mănh liệt về đời sống mới của người Con vinh quang của ngài. Trong mầu nhiệm lên trời, Đức Kitô đă được nâng lên ngự bên hữu Chúa Cha trong vinh quang, trong khi chính Đức Maria sẽ được nâng lên trong cùng một vinh quang ấy qua biến cố mông triệu, để hưởng trước, do bởi một đặc ân duy nhất, định mệnh được dành cho mọi người công chính khi sống lại từ cơi chết. Đội măo triều thiên trong vinh quang – như Mẹ xuất hiện trong mầu nhiệm vinh quang cuối cùng – Đức Maria toả sáng như Nữ hoàng của các Thiên thần và các Thánh, sự hưởng trước và sự thực hiện hoàn hảo nhất của trạng thái cánh chung của Giáo hội.

Ở trung tâm của chuỗi biến cố vinh quang của người Con và người Mẹ, Kinh mân côi đặt trước chúng ta mầu nhiệm vinh quang thứ ba, lễ Hiện xuống, nó tỏ lộ dung nhan của Giáo hội như một gia đ́nh tụ họp cùng với Đức Maria, tràn đầy sức sống nhờ sự tuôn đổ sức mạnh của Thần Khí và sẵn sàng chu toàn sứ vụ truyền giáo. Việc chiêm ngưỡng hoạt cảnh này, cũng như các sự mừng khác, phải dẫn đưa các tín hữu đến việc quư trọng hơn nữa đời sống mới trong Đức Kitô, được sống trong ḷng Giáo hội, một đời sống mà hoạt cảnh Hiện xuống là h́nh tượng tuyệt vời nhất. V́ thế, các sự mừng dẫn đưa các tín hữu đến niềm hi vọng mạnh mẽ hơn về mục tiêu cánh chung, họ hành tŕnh tiến về đó như thành viên của Dân Thiên Chúa đang lữ hành trong lịch sử. Điều đó không thể không thúc đẩy họ can đảm làm chứng về Tin mừng đă đem lại ư nghĩa cho toàn thể cuộc đời họ.

Từ các mầu nhiệm đến Mầu nhiệm: con đường của Đức Maria

24. Chu kỳ suy niệm mà Kinh rất thánh mân côi đề nghị không thể nào bao gồm hết mọi khía cạnh, nhưng nó nhắc lại những điều cốt yếu và gợi lên trong linh hồn một sự khao khát Đức Kitô luôn được nuôi dưỡng từ nguồn mạch tinh trong của Tin mừng. Mọi biến cố riêng lẻ trong cuộc đời Đức Kitô, như được các tác giả sách Tin mừng tường thuật lại, đều chói lọi với Mầu nhiệm vượt quá mọi hiểu biết (x. Ep 3,19): Mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, nơi Người tất cả sự viên măn của thần tính hiện diện cách cụ thể (Cl 2,9). V́ lư do ấy, sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo nhấn mạnh nhiều đến các mầu nhiệm Đức Kitô, khi nhắc lại rằng mọi sự trong cuộc đời

Đức Giêsu đều là dấu chỉ của Mầu nhiệm của Người.[30] Việc chèo ra chỗ sâu của Giáo hội của ngàn năm thứ ba sẽ được đánh giá bởi khả năng của người Kitô-hữu tiến vào sự thông hiểu phong phú và đầy đủ, khiến họ nhận biết mầu nhiệm của Thiên Chúa, tức là Đức Kitô, trong Người có cất giấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết (Cl 2,2-3). Thư gởi tín hữu Êphêsô dâng lời cầu nguyện chân thành này cho mọi người chịu phép Thánh Tẩy: Xin cho anh em, nhờ ḷng tin, được Đức Kitô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể các thánh, anh em đủ sức nhận biết t́nh thương của Đức Kitô, là t́nh thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên măn của

Thiên Chúa (3,17-19).

Kinh mân côi nhắm phục vụ lư tưởng ấy; nó trao ban bí mật dễ thực hiện để dẫn đến một sự hiểu biết sâu xa và nội tâm về Đức Kitô. Chúng ta có thể gọi đó là con đường của Đức Maria. Đó là con đường của mẫu gương Đức Nữ Trinh Nadarét, một người phụ nữ của ḷng tin, của thinh lặng, của lắng nghe chăm chú. Đó cũng là con đường của ḷng sùng kính Đức Maria, được khiến hứng bởi sự hiểu biết về mối giây không thể phân ly giữa Đức Kitô và Mẹ thánh Người: các mầu nhiệm của Đức Kitô theo một nghĩa nào đó cũng là các mầu nhiệm của Mẹ Người, ngay cả khi chúng không dính dáng Mẹ cách trực tiếp, bởi v́ Mẹ sống bởi Người và qua Người. Khi xem những lời của Thiên thần Gabriel và Bà Êlisabét trong Kinh Kính mừng như của chúng ta, chúng ta cảm thấy luôn bị lôi kéo t́m kiếm cách luôn mới mẻ nơi Đức Maria, trong ṿng tay và trong con tim của Mẹ, hoa quả được chúc phúc của ḷng Bà (x. Lc 1,42).

Mầu nhiệm của Đức Kitô, mầu nhiệm của con người

25. Trong chứng từ của tôi năm 1978 được nhắc lại ở trên, khi tôi nói Kinh mân côi là lời kinh ưa thích của tôi, tôi đă sử dụng một ư mà tôi muốn đề cập lại. Tôi đă nói rằng lời kinh đơn sơ của Kinh mân côi đánh dấu nhịp sống của con người. [31]

Dưới ánh sáng của những suy tư cho tới nay về các mầu nhiệm của Đức Kitô, đi sâu vào ư nghĩa nhân học của Kinh mân côi th́ không phải là điều khó, nó sâu xa hơn cái dáng vẻ thấy lần đầu. Bất cứ ai chiêm ngưỡng Đức Kitô qua những giai đoạn khác nhau của cuộc đời Người không thể không nhận ra trong Người chân lư về con người. Đó là khẳng định quan trọng của Công đồng Va-ti-ca-nô II mà tôi thường bàn luận trong các giáo huấn của tôi kể từ Thông điệp Redemptor Hominis: Chỉ trong mầu nhiệm của Ngôi Lời Nhập thể mà mầu nhiệm của con người được xem thấy trong ánh sáng đích thực của nó.[32] Kinh mân côi giúp mở ra con đường hướng về ánh sáng này. Khi đi theo con đường của Đức Kitô, con đường của con người được tóm kết,[33] mặc khải và cứu chuộc trong Người, người tín hữu đi đến việc trực diện với h́nh ảnh của con người đích thực. Chiêm ngưỡng việc Đức Kitô hạ sinh, họ học biết tính cách thánh thiêng của sự sống; khi nh́n vào gia đ́nh Nadarét, họ học biết chân lư nguyên thủy của gia đ́nh theo như kế hoạch của Thiên Chúa; khi lắng nghe Thầy trong các mầu nhiệm của sứ vụ công khai, họ t́m thấy ánh sáng dẫn đưa họ vào Nước Trời; và khi bước theo Người tiến đến Núi Sọ, họ học biết ư nghĩa của đau khổ đem lại ơn cứu độ. Cuối cùng, chiêm ngưỡng Đức Kitô và Mẹ rất thánh Người trong vinh quang, họ thấy được cùng đích mà mỗi người trong chúng ta được mời gọi hướng về, nếu chúng ta để cho Chúa Thánh Thần chữa trị và biến đổi chúng ta. Ta có thể nói rằng mỗi mầu nhiệm của Kinh mân côi, một khi được suy niệm thấu đáo, chiếu toả ánh sáng trên mầu nhiệm của con người.

Đồng thời, sẽ là việc tự nhiên khi ta mang theo, trong cuộc gặp gỡ này với nhân tính thánh thiện của Đấng Cứu chuộc, mọi vấn đề, lo lắng, lao công và nỗ lực dệt nên cuộc sống chúng ta. Hăy trút mọi gánh lo vào tay Chúa và Người sẽ đỡ đần cho (Tv 55,23). Cầu nguyện bằng Kinh mân côi là trút bỏ mọi gánh nặng của chúng ta vào trong trái tim thương xót của Đức Kitô và Mẹ Người. Sau 25 năm, khi nh́n lại các khó khăn gặp phải khi thi hành chức vụ giáo hoàng, tôi cảm thấy cần phải nói thêm, như một lời mời gọi nồng nhiệt gởi đến mọi người để họ đích thân cảm nghiệm: quả thực Kinh mân côi đánh dấu nhịp sống của con người, khi làm cho nó hoà hợp với nhịp sống của Thiên Chúa, trong sự thông hiệp hân hoan với Thiên Chúa Ba Ngôi, định mệnh của cuộc sống chúng ta và khát vọng sâu xa nhất.

 

CHƯƠNG III

ĐỐI VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KITÔ

 

Kinh mân côi, một cách đồng hoá với mầu nhiệm

26. Việc suy ngắm các mầu nhiệm Đức Kitô trong Kinh mân côi được thực hiện bằng một phương pháp được lập ra để giúp ta đồng hoá với mầu nhiệm. Đó là phương pháp dựa trên việc lặp đi lặp lại. Việc lặp đi lặp lại trước tiên được áp dụng cho Kinh kính mừng, được lặp lại 10 lần trong mỗi mầu nhiệm. Nếu lời kinh này được lặp đi lặp lại một cách hời hợt, chắc hẳn người ta sẽ có cám dỗ xem kinh mân côi như một việc đạo đức khô khan và nhàm chán. Trái lại, người ta sẽ không cảm thấy khô khan, nhàm chán, nếu xem kinh Mân côi như một sự dâng trào của t́nh yêu không ngừng hướng về Đấng ḿnh yêu mến, với những cách diễn tả tuy giống nhau trong nội dung, nhưng luôn luôn mới mẻ về phương diện cảm xúc.

Trong Đức Kitô, Thiên Chúa thật sự đă nhận lấy một trái tim bằng thịt. Thiên Chúa không chỉ có một trái tim thần linh, giàu ḷng thương xót và tha thứ, song Người cũng có một trái tim nhân loại, có khả năng biểu lộ những t́nh cảm sôi nổi. Nếu chúng ta cần chứng cứ trong Tin mừng, chúng ta có thể dễ dàng t́m thấy trong cuộc đối thoại cảm động giữa Đức Kitô và Phê-rô sau khi Người sống lại: Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không? Người hỏi Phê-rô đến ba lần, và ông cũng trả lời ba lần: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy (x. Ga 21,15-17). Vượt lên trên ư nghĩa đặc thù của đoạn văn, rất quan trọng về sứ mạng của Phê-rô, không ai mà không nhận thấy vẻ đẹp của việc lặp đi lặp lại ba lần, qua đó câu hỏi nài nỉ và câu trả lời tương ứng được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ quen thuộc trong kinh nghiệm phổ quát của t́nh yêu nhân loại. Để hiểu Kinh mân côi, ta phải đi vào trong năng động tâm lư riêng của t́nh yêu.

Một điều rơ ràng là: cho dù lời kinh Kính mừng được lặp đi lặp lại trực tiếp dâng lên Đức Maria, nhưng hành vi yêu thương rốt cuộc lại hướng về chính Đức Kitô, với Mẹ và qua Mẹ. Việc lặp đi lặp lại được nuôi dưỡng bởi ḷng khao khát được trở nên đồng h́nh đồng dạng hoàn hảo hơn với Đức Kitô, đó là dự phóng đích thật của đời sống Kitô hữu. Thánh Phao-lô diễn tả dự phóng đó bằng những lời đầy lửa mến: Đối với tôi, sống là Chúa Kitô, và chết là một mối lợi (Pl 1,21). Và lại nữa: Tôi sống, nhưng không c̣n phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi (Gl 2,20). Kinh mân côi giúp chúng ta trở nên đồng h́nh đồng dạng với Đức Kitô sát hơn, cho đến khi chúng ta đạt được sự thánh thiện thật sự.

Một phương thức có giá trị…

27. Chúng ta đừng ngạc nhiên rằng mối tương giao của chúng ta với Đức Kitô cũng cần có một phương pháp. Thiên Chúa thông ban chính ḿnh cho chúng ta mà vẫn tôn trọng bản tính nhân loại và nhịp sống của chúng ta. V́ thế, mặc dầu linh đạo Kitô giáo quen thuộc với những h́nh thức tuyệt vời nhất của sự thinh lặng thần giao, trong đó tất cả các h́nh ảnh, lời nói và cử chỉ nhường chỗ cho sự kết hiệp liên lỉ và khôn tả với Thiên Chúa, song linh đạo ấy thường mang dấu ấn của một sự dấn thân của toàn thể con người cùng với thực trạng phức tạp về tâm lư, thể lư và tương quan.

Điều này thể hiện rơ ràng trong Phụng vụ. Các bí tích và á bí tích được cấu trúc như một chuỗi các nghi thức dựa trên các chiều kích của con người. Điều tương tự như thế cũng áp dụng cho những việc đạo đức khác. Điều này được chứng thực bởi sự kiện là trong Giáo hội Đông phương, lời cầu nguyện đặc trưng nhất của lối suy gẫm có tính Kitô, xoáy quanh những lời: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”,[34] theo truyền thống thường liên kết với nhịp thở; việc thực hành này vừa tạo thuận lợi cho sự kiên tŕ trong cầu nguyện, vừa biểu hiện trong mức độ nào đó ḷng khao khát muốn Đức Kitô trở thành hơi thở, linh hồn và là tất cả của đời sống.

… tuy nhiên, vẫn c̣n có thể cải thiện

28. Trong tông thư Novo Millennio Ineunte, tôi đă đề cập đến một nhu cầu nguyện gẫm mới ở phương Tây, nhu cầu nầy đôi khi khiến người ta ưa thích các h́nh thái trong các tôn giáo khác.[35] Một số Kitô hữu, v́ hiểu biết truyền thống chiêm ngưỡng Kitô giáo một cách nông cạn, nên đă bị các h́nh thức cầu nguyện ấy lôi cuốn. Cho dù các h́nh thức cầu nguyện này có nhiều yếu tố tích cực và có khi tương hợp với kinh nghiệm Kitô giáo, song chúng thường đặt nền tảng trên những tiền đề tuyệt nhiên không thể chấp nhận được. Thứ đang thịnh hành trong những lối tiếp cận này là những phương pháp sử dụng kỹ thuật có tính chất tâm lư, lập đi lập lại và biểu tượng nhằm làm cho tâm trí tập trung cao độ. Kinh Mân côi tuy nằm trong bối cảnh rộng lớn của hiện tượng tôn giáo, nhưng lại trổi vượt hơn nhờ những đặc tính riêng phù hợp với những đ̣i hỏi đặc thù của Kitô giáo.

Quả thực, Kinh Mân côi đơn thuần là một phương pháp chiêm ngưỡng. V́ là một phương pháp, kinh Mân côi được dùng như một phương tiện để đạt tới một mục đích, chứ tự nó không phải là mục đích. Dầu vậy, v́ cách thức này là hoa quả của một kinh nghiệm lâu đời, nên không được xem thường. Ta có thể kể đến kinh nghiệm của vô vàn thánh nhân bênh vực cho cách thức đó. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là phương pháp ấy chẳng cần phải cải thiện. Đó chính là mục đích của việc bổ sung một loạt những mầu nhiệm ánh sáng vào toàn thể chu kỳ các mầu nhiệm và một vài gợi ư tôi đề nghị trong tông thư này liên quan đến cách đọc. Những gợi ư này, trong khi vẫn tôn trọng cấu trúc đă được thiết lập rất tốt của lời kinh, có dụng ư muốn giúp tín hữu am hiểu lời kinh trong tính chất biểu tượng phong phú của nó và trong sự hoà hợp đối với những yêu cầu của cuộc sống hằng ngày. Nếu không, kinh Mân côi chẳng những có nguy cơ không làm phát sinh những hiệu quả thiêng liêng, mà ngay cả tràng hạt thường được dùng để đọc kinh, cũng có thể trở thành một loại bùa phép hay linh vật, như thế là bóp méo hoàn toàn ư nghĩa và công dụng của nó.

Công bố mỗi mầu nhiệm

29. Việc công bố mỗi mầu nhiệm, và ngay cả việc sử dụng một ảnh tượng thích hợp để chiêm ngắm, th́ giống như thể là mở ra một cảnh tượng để tập trung chú ư vào đó. Các lời đọc hướng trí tưởng tượng và tâm trí về một giai đoạn hay thời điểm đặc biệt trong cuộc đời Đức Kitô. Trong linh đạo truyền thống của Giáo hội, việc tôn kính các ảnh tượng và nhiều việc sùng kính mang nhiều yếu tố cảm giác, cũng như phương pháp cầu nguyện được thánh I-nha-xi-ô đề nghị trong các bài Linh thao, sử dụng các yếu tố thị giác và tưởng tượng (compositio loci), được đánh giá là một sự hỗ trợ lớn, giúp tâm trí tập trung vào mầu nhiệm. Ngoài ra, đây là một phương pháp học phù hợp với cái lô-gic nội tại của mầu nhiệm Nhập thể: trong Đức Giêsu, Thiên Chúa muốn nhận lấy những nét của con người. Chính nhờ thân xác của Người mà chúng ta được dẫn đến tiếp xúc với mầu nhiệm thiên tính của Người.

Việc công bố các mầu nhiệm khác nhau trong kinh Mân côi đáp ứng đ̣i hỏi tính cụ thể ấy. Các mầu nhiệm này tất nhiên không thay thế cho Tin mừng và cũng không đề cập đến toàn bộ nội dung của Tin mừng. V́ thế, Kinh Mân côi không thay thế việc đọc Kinh thánh, lectio divina; trái lại, Kinh Mân côi giả định trước và cổ vơ việc đọc Kinh thánh. Tuy nhiên, cho dẫu các mầu nhiệm được chiêm ngắm trong Kinh Mân côi, dù có bổ sung các Mầu nhiệm Ánh sáng, chỉ phác hoạ nên các yếu tố cơ bản trong cuộc đời Đức Kitô, th́ nhờ các mầu nhiệm ấy, tâm trí cũng dễ dàng nắm bắt phần c̣n lại của Tin mừng, nhất là khi Kinh mân côi được cầu nguyện trong khung cảnh của một cuộc suy niệm kéo dài.

Lắng nghe Lời Thiên Chúa

30. Để việc suy ngắm có được một nền tảng Kinh Thánh và có chiều sâu hơn, sau khi xướng tên mầu nhiệm, cần công bố đoạn Kinh Thánh liên quan đến mầu nhiệm ấy, dài ngắn tùy theo hoàn cảnh. Không lời nào khác có thể sánh được tính hiệu nghiệm của Lời được linh hứng. Khi lắng nghe, chúng ta xác tín rằng đó là Lời Thiên Chúa, được công bố cho ngày hôm nay và cho tôi.

Nếu được đón nhận theo cách thức như thế, Lời Thiên Chúa có thể trở thành một phần của phương pháp lặp đi lặp lại của Kinh Mân côi, mà không gây ra sự buồn chán do việc chỉ đơn thần hồi tưởng lại điều ǵ đă biết quá rơ. Vấn đề không phải là nhắc lại một thông tin, nhưng là để cho Thiên Chúa nói. Trong những buổi cử hành chung trọng thể, Lời này có thể được minh hoạ cách tương xứng bằng việc giảng giải vắn gọn.

Thinh lặng

31. Lắng nghe và suy ngắm được nuôi dưỡng bằng thinh lặng. Sau khi xướng lên mầu nhiệm và công bố Lời Chúa, quả là thích hợp việc ngừng lại một thời gian thích đáng để tập trung chú ư vào mầu nhiệm liên hệ, trước khi chuyển sang việc đọc kinh. Khám phá ra tầm quan trọng của sự thinh lặng là một trong những bí quyết của thực hành suy ngắm và chiêm ngưỡng. Trong một xă hội bị nền công nghệ và truyền thông đại chúng thống trị, sự thinh lặng càng ngày càng khó thực hiện hơn. Cũng như những thời gian thinh lặng được khuyến cáo trong Phụng vụ, trong việc suy ngắm kinh Mân côi cũng vậy, quả là thích hợp việc ngưng lại một lát sau khi nghe Lời Thiên Chúa, đang khi tâm trí tập trung vào nội dung của một mầu nhiệm.

Kinh Lạy Cha

32. Sau khi lắng nghe Lời Chúa và chú tâm vào mầu nhiệm, ḷng trí đương nhiên được nâng lên cùng Chúa Cha. Trong mỗi mầu nhiệm, Đức Giêsu luôn luôn dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Cha, v́ Người ở nơi cung ḷng Chúa Cha (x. Ga 1,18), Người không ngừng hướng về Cha. Người mong muốn chúng ta chia sẻ đời sống thân mật của Người với Chúa Cha, đến nỗi chúng ta có thể cùng Người thân thưa: Abba, Cha ơi (Rm 8,15; Gl 4,6). Nhờ mối tương giao với Chúa Cha, Người làm cho chúng ta trở nên anh em và chị em của Người, đồng thời trở nên anh chị em với nhau, bằng cách thông ban cho chúng ta Thánh Thần của Người và cũng là Thánh Thần của Chúa Cha. Kinh Lạy Cha, được xếp đặt như nền móng cho việc suy ngắm có tính Kitô học và thánh mẫu học biểu lộ qua việc lặp đi lặp lại Kinh Kính mừng, biến việc suy ngắm mầu nhiệm, ngay cả lúc nguyện ngắm một ḿnh, thành một kinh nghiệm có tính Giáo hội.

Mười Kinh Kính mừng

33. Đây là yếu tố trọng yếu nhất trong Kinh mân côi và cũng là yếu tố làm cho kinh mân côi trở thành lời kinh ưu việt có chiều kích Maria. Tuy nhiên, nếu thấu hiểu Kinh Kính mừng cách đúng đắn, chúng ta sẽ thấy rơ đặc tính thánh mẫu học của lời kinh không đối nghịch với đặc tính Kitô học, trái lại nó thật sự làm nổi bật và gia tăng đặc tính Kitô học. Phần đầu Kinh kính mừng, được rút ra từ lời sứ thần Gáp-bri-en và thánh nữ Ê-li-da-bét nói với Đức Maria, là một sự chiêm ngưỡng và thờ lạy đối với mầu nhiệm được thực hiện nơi Trinh nữ làng Na-gia-rét. Có thể nói là những lời này biểu lộ sự kinh ngạc của trời và đất, đồng thời cho chúng ta thoáng thấy sự kinh ngạc của chính Thiên Chúa, khi Người chiêm ngắm kiệt tác của Người – Người Con Nhập thể trong cung ḷng Trinh nữ Maria. Nếu chúng ta nhớ lại trong sách Sáng thế, Thiên Chúa đă thấy mọi sự Người đă làm ra như thế nào (St 1,31), chúng ta có thể t́m thấy nơi đây âm vang của pathos, mà ngay từ khởi nguyên, Thiên Chúa đă đoái nh́n công tŕnh tay Người thực hiện.[36] Việc lặp đi lặp lại Kinh kính mừng cho chúng ta chia sẻ sự kinh ngạc và vui thích của chính Thiên Chúa: đó là niềm hân hoan, khâm phục và tri ân v́ phép lạ vĩ đại nhất của lịch sử. Ở đây, lời tiên tri của Đức Maria được thực hiện trọn vẹn: Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc (Lc 1,48).

Trọng tâm của Kinh Mân côi, ví như bản lề nối kết hai phần, là Danh Chúa Giêsu. Đôi khi v́ nguyện kinh hấp tấp mà đánh mất trọng tâm này, và v́ thế mà không c̣n liên kết với mầu nhiệm Đức Kitô đang được chiêm ngưỡng. Chính sự nhấn mạnh vào Danh Đức Giêsu và mầu nhiệm của Người mà ta phân biệt được một việc đọc kinh Mân côi có ư nghĩa và hữu ích. Trong tông huấn Marialis Cultus, Đức Giáo hoàng Phao-lô VI đă lưu ư đến thói quen của một vài miền trong việc nêu bật Danh Đức Kitô, bằng cách thêm vào một câu ngắn gợi lên mầu nhiệm đang chiêm ngưỡng.[37] Đây là một thực hành đáng khen ngợi, nhất là trong những buổi nguyện kinh chung. Nó biểu lộ một cách sinh đông niềm tin vào Đức Kitô, khi hướng đến các thời điểm khác nhau trong cuộc đời của Đấng Cứu thế. Đồng thời, đó c̣n là một việc tuyên tín và là một sự hỗ trợ giúp chú tâm vào việc nguyện ngắm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đồng hoá với mầu nhiệm Đức Kitô gắn liền với việc lặp đi lặp lại Kinh Kính mừng. Lặp đi lăp lại Danh Chúa Giêsu – Danh duy nhất được ban cho ta hầu ta có thể hy vọng được cứu rỗi (x. Cv 4,12) – trong sự liên kết mật thiết với danh của Thánh mẫu Người, và hầu như làm theo gợi ư của Mẹ, chúng ta bước đi trên con đường đồng hoá, tức là giúp chúng ta ch́m sâu hơn vào đời sống của Đức Kitô.

Từ mối tương giao đặc biệt và duy nhất của Đức Maria với Đức Kitô, làm cho Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa, Theotokos, phát sinh sức mạnh của lời khẩn cầu chúng ta dâng lên Mẹ trong phần thứ hai của lời kinh, khi chúng ta phó thác đời sống và giờ lâm tử của chúng ta cho lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ.

Kinh Sáng danh

34. Vinh tụng ca Ba Ngôi là mục tiêu của mọi chiêm ngưỡng Kitô giáo. Bởi v́ Đức Kitô là con đường dẫn chúng ta đến Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Nếu chúng ta đi con đường ấy cho đến cùng, chúng ta gặp gỡ đi gặp gỡ lại mầu nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa, Đấng xứng đáng lănh nhận mọi lời ca ngợi, thờ phượng và cảm tạ. Quả là quan trọng việc làm nổi bật kinh Sáng danh, cao điểm của chiêm ngưỡng, trong Kinh mân côi. Khi đọc chung, có thể hát lên, như một cách thức nhấn mạnh đến cơ cấu Ba Ngôi của mọi lời kinh Kitô giáo.

Việc suy niệm về mầu nhiệm càng chăm chú và sâu sắc, và càng sinh động – từ Kinh Kính mừng sang Kinh Kính mừng khác – bởi t́nh yêu đối với Đức Kitô và Đức Maria, lời kinh vinh danh Ba Ngôi ở cuối mỗi chục kinh, thay v́ chỉ là một kết thúc làm chiếu lệ, lại càng có sắc thái chiêm ngưỡng riêng, khi nâng tâm hồn lên chiều cao của thiên đàng và giúp chúng ta cách nào đó sống lại kinh nghiệm tại núi Ta-bo, một nếm cảm trước việc chiêm ngưỡng tương lai: Chúng con ở đây quả là đẹp ! (Lc 9,33).

Lời kinh ngắn kết thúc

35. Trong việc thực hành hiện nay, Vinh tụng ca Ba Ngôi được tiếp nối bởi một lời kinh kết thúc ngắn, thay đổi tùy tục lệ địa phương. Không hề giảm bớt giá trị của những lời khẩn cầu như thế, đáng ghi nhận rằng việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm có thể được diễn tả tốt hơn sự phong phú thiêng liêng của nó nếu có một nỗ lực kết thúc mỗi mầu nhiệm bằng một lời kinh nhắm đến hoa quả đặc biệt của mầu nhiệm đó. Theo cách đó, Kinh mân côi có thể diễn tả tốt hơn mối quan hệ của nó với đời sống Kitô hữu. Điều đó được gợi hứng từ một lời kinh Phụng vụ đẹp, mời gọi chúng ta cầu xin, nhờ suy niệm về các mầu nhiệm của Kinh mân côi, chúng ta có thể noi gương điều chúng chứa đựng và đạt đến điều chúng hứa ban.[38]

Một lời kinh kết thúc như thế có thể có nhiều h́nh thức khác nhau, như đă thấy trong thực hành. Như thế Kinh mân côi có thể thích nghi tốt hơn với những truyền thống thiêng liêng khác nhau và các cộng đoàn Kitô giáo khác nhau. Vậy mong ước rằng những công thức thích hợp sẽ được lưu hành rộng răi, sau khi được xem xét về phương diện mục vụ và nếu được, sau khi được dùng thử tại những trung tâm và đền thánh sùng kính đặc biệt Kinh mân côi, để Dân Thiên Chúa có thể hưởng nhờ từ sự phong phú của những của cải thiêng liêng đích thực và t́m thấy của ăn nuôi dưỡng đời sống chiêm ngưỡng cá nhân.

Chuỗi mân côi

36. Tràng hạt là phương tiện truyền thống giúp đọc kinh mân côi. Ở b́nh diện hời hợt nhất, tràng hạt thường được xem là dụng cụ dùng để đếm các Kinh Kính mừng. Tuy nhiên nó cũng có thể xem như một biểu tượng giúp đi vào chiều sâu của chiêm ngưỡng.

Ở đây điều đầu tiên đáng ghi nhận là cách thức các chuỗi hạt đều đổ về tượng Thánh giá; Thánh giá vừa mở ra vừa đóng lại chuỗi lời kinh. Cuộc sống và lời cầu nguyện của người tín hữu đều tập trung vào Đức Kitô. Mọi sự bắt đầu từ Người, mọi sự dẫn đến Người, mọi sự nhờ Người, trong Chúa Thánh Thần, đến với Chúa Cha.

Là một dụng cụ để đếm, ghi dấu tiến tŕnh của lời kinh, tràng hạt gợi lên con đường vô tận của chiêm ngưỡng và của hoàn thiện Kitô giáo. Chân phước Bartolo Longo cũng đă thấy nó như là sợi dây nối kết chúng ta với Thiên Chúa. Một sợi dây, vâng, nhưng là một sợi dây êm ái; quả thế, êm ái thay mối dây liên kết ta với Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Một sợi dây con thảo, đặt chúng ta hoà nhịp với Đức Maria, nữ t́ của Chúa (Lc 1,38) và nhất là, với chính Đức Kitô, Đấng, dầu là Thiên Chúa, đă mặc lấy thân nô lệ v́ yêu

thương chúng ta (Pl 2,7).

Một cách thức tốt để mở rộng ư nghĩa biểu tượng của tràng hạt là để chúng nhắc nhở chúng ta về những mối tương quancủachúng ta, về mối giây hiệp thông và huynh đệ kết hiệp tất cả chúng ta trong Đức Kitô.

Lời kinh mở đầu và kết thúc

37. Hiện nay, ở nhiều miền khác nhau của Giáo hội, có nhiều cách mở đầu Kinh mân côi. Ở một vài nơi, người ta có thói quen mở đầu bằng lời khẩn cầu của thánh vịnh 70: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con; muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ, như để nuôi dưỡng nơi những người đang cầu nguyện một ư thức khiêm tốn về sự thiếu thốn của họ. Ở nơi khác, Kinh mân côi bắt đầu bằng việc đọc kinh Tin kính, như để đặt việc tuyên xưng đức tin làm nền tảng cho cuộc hành tŕnh chiêm ngưỡng mà ta thực hiện. Những thói quen đó và những thói quen tương tự, trong chừng mực chúng chuẩn bị tâm hồn để chiêm ngưỡng, đều chính đáng. Rồi Kinh mân côi được kết thúc bằng một lời kinh theo ư chỉ của đức giáo hoàng, như để mở rộng tầm nh́n của người cầu nguyện hầu ôm ấp mọi nhu cầu của Giáo hội. Chính là để khuyến khích chiều kích Giáo hội này của Kinh mân côi mà Giáo hội thấy thích hợp khi ban những ân xá cho những ai lần hạt theo những quy định đề ra.

Nếu cầu nguyện theo cách ấy, Kinh mân côi đích thực trở thành con đường thiêng liêng nơi đó Đức Maria hành động trong tư cách là Mẹ, Thầy dạy và người Hướng đạo, khi phù trợ các tín hữu bằng lời chuyển cầu đầy quyền năng của Mẹ. Đáng ngạc nhiên chăng khi linh hồn, sau khi lần chuỗi và kinh nghiệm sâu xa t́nh mẫu tử của Đức Maria, cảm thấy nhu cầu cất lời ca ngợi Đức Trinh Nữ, hoặc bằng lời kinh tuyệt mỹ Salve Regina hoặc bằng Kinh cầu Loreto? Đó là sự hoàn thành của một cuộc hành tŕnh nội tâm đă dẫn đưa các tín hữu tiếp xúc cách sống động với mầu nhiệm Đức

Kitô và Mẹ Người.

Phân bổ trong thời gian

38. Kinh mân côi có thể được đọc trọn mỗi ngày, và có nhiều người đáng ca ngợi đă thực hiện như thế. Theo cách thức ấy, nó lầp đầy ngày sống của nhiều người chuyên chăm chiêm ngưỡng bằng lời cầu nguyện, hay đồng hành với người bệnh và già cả là những người có nhiều giờ rănh rỗi. Tuy nhiên rơ ràng là -và điều này càng đúng nếu ta thêm vào loạt mầu nhiệm ánh sáng– nhiều người sẽ không thể đọc nhiều hơn một phần của Kinh mân côi, phù hợp với một sơ đồ hàng tuần nào đó. Cách phân bổ theo hàng tuần này có tác dụng là làm cho mỗi ngày khác nhau trong tuần có một sắc thái thiêng liêng nào đó, tương tự như cách mà Phụng vụ tô điểm những mùa khác nhau của Năm Phụng vụ.

Theo cách thực hành thông thường, Thứ Hai và Thứ Năm được dành cho các sự Vui, Thứ Ba và Thứ Sáu cho các sự thương, và Thứ Tư, Thứ Bảy và Chúa Nhật cho các sự mừng. Vậy các mầu nhiệm sự sáng có thể được chen vào ở đâu? Nếu chúng ta để ư rằng các sự mừng được đọc cả vào ngày Thứ Bảy lẫn Chúa nhật, và ngày Thứ Bảy đă luôn có một sắc thái của Đức Maria, lần suy niệm thứ hai trong tuần về các sự Vui, các mầu nhiệm trong đó sự hiện diện của Đức Maria được đặc biệt cảm nhận, có thể chuyển sang ngày Thứ Bảy. Như thế ngày Thứ Năm sẽ dành để suy niệm

các mầu nhiệm sự sáng.

Chỉ dẫn này không nhắm giới hạn sự tự do chính đáng trong việc cầu nguyện riêng tư và cộng đoàn, nơi đó cần tính đến nhu cầu thiêng liêng và mục vụ và trường hợp các cử hành Phụng vụ đặc biệt đ̣i hỏi một sự thích ứng tương xứng. Điều thực sự quan trọng là Kinh mân côi phải luôn được xem và kinh nghiệm như một con đường chiêm ngưỡng. Trong Kinh mân côi, theo một cách thức tương tự như điều xảy ra trong Phụng vụ, tuần lễ Kitô giáo, cao điểm là ngày Chúa nhật, ngày cử hành mầu nhiệm sống lại, trở thành một cuộc hành tŕnh đi qua các mầu nhiệm của cuộc đời Đức Kitô, và Người được mặc khải trong đời sống của các môn đệ như là Chúa của thời gian và lịch sử.

 

 

 

 

KẾT LUẬN

KINH MÂN CÔI CỦA ĐỨC MARIA, MỐI DÂY ÊM ÁI LIÊN KẾT CHÚNG TA VỚI THIÊN CHÚA

 

39. Những điều đă nói trên đây làm sáng tỏ khá đầy đủ sự phong phú của kinh nguyện truyền thống này, vốn có tính chất mộc mạc của ḷng đạo đức b́nh dân, nhưng cũng có chiều sâu thần học của việc cầu nguyện thích hợp cho những ai cảm thấy nhu cầu chiêm ngưỡng thâm sâu hơn.

Giáo hội luôn luôn tin tưởng vào hiệu năng của lời cầu nguyện này, khi giao phó cho Kinh Mân côi, đọc chung trong cộng đoàn và thường xuyên thực hành, những vấn nạn nan giải nhất. Trong những khi Kitô giáo dường như gặp nguy hiểm, sự giải thoát được gán cho sức mạnh của Kinh Mân côi, và Đức Bà Mân côi được tôn vinh như là Đấng nhờ lời chuyển cầu đă đem lại ơn cứu độ.

Hôm nay, tôi thiết tha giao phó sự nghiệp hoà b́nh trên thế giới và sự nghiệp các gia đ́nh cho quyền năng của Kinh Mân côi – như tôi đă nói từ đầu.

Hoà B́nh

40. Những thách đố nghiêm trọng mà thế giới phải đương đầu khi bước vào ngàn năm mới, khiến cho chúng ta nghĩ rằng chỉ có sự can thiệp từ trên cao, có khả năng hướng dẫn tâm hồn những người sống trong những hoàn cảnh xung đột và những người nắm giữ vận mệnh các quốc gia, mới có thể cho chúng ta lư do để hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.

Tự bản chất, Kinh Mân côi là lời kinh cầu cho hoà b́nh, v́ nó hệ tại ở việc chiêm ngưỡng Đức Kitô, Hoàng tử Hoà b́nh, là sự b́nh an của chúng ta (Ep 2,14). Bất cứ ai đồng hoá với mầu nhiệm Đức Kitô – và rơ ràng đó là mục tiêu của Kinh mân côi – th́ sẽ học được bí quyết của hoà b́nh và biến nó thành dự phóng của đời sống ḿnh. Hơn nữa, nhờ tính chất suy niệm của nó, với sự tiếp nối thanh thản các Kinh Kính mừng, Kinh Mân côi đem lại sự an b́nh nơi người cầu nguyện, tạo điều kiện cho họ đón nhận và cảm nghiệm tận đáy ḷng, và gieo văi ra chung quanh, hoà b́nh đích thật vốn là quà tặng đặc biệt của Chúa Phục Sinh (x. Ga 14,27; 20,21).

Kinh Mân côi cũng là lời kinh cầu cho hoà b́nh, v́ những hoa trái bác ái mà nó sản sinh. Khi được thực hiện tốt theo một thể thức suy ngắm đích thật, Kinh mân côi dẫn ta đến gặp gỡ Đức Kitô trong các mầu nhiệm của Người, và v́ thế, ta không thể không quan tâm tới dung nhan Đức Kitô nơi những người khác, nhất là nơi những người đau khổ nhất. Làm sao ta có thể chiêm ngưỡng mầu nhiệm Hài nhi ở Bê-lem trong năm sự vui, mà không có ḷng khao khát đón nhận, bảo vệ và cổ vơ sự sống, và mang lấy gánh nặng của các trẻ em đang đau khổ trên toàn thế giới? Làm sao ta có thể bước theo vết chân Đức Kitô, Đấng Mạc khải, trong các mầu nhiệm sự sáng, mà không cương quyết làm chứng cho các mối phúc lộc của Người trong đời sống hằng ngày? Và làm sao ta có thể chiêm ngưỡng Đức Kitô vác Thánh giá và chịu đóng đinh, mà không nhận thấy cần phải hành động như ông Xi-mong thành Xy-rê-nê để nâng đỡ những anh chị em quằn quại đau đớn và ê chề thất vọng? Cuối cùng, làm sao ta có thể chiêm ngắm vinh quang của Đức Kitô Phục sinh và của Đức Maria, Nữ vương Thiên đàng, mà không khao khát làm cho thế giới này đẹp hơn, công bằng hơn và phù hợp sít sao hơn với kế hoạch của Thiên Chúa?

Tóm lại, bằng cách hướng cặp mắt chúng ta về Đức Kitô, Kinh Mân côi cũng biến chúng ta thành những người kiến tạo hoà b́nh trên thế giới. Với bản chất là một lời khẩn nài của cộng đoàn, phù hợp với lời mời gọi hăy cầu nguyện không ngừng của Đức Kitô (Lc 18,1), Kinh Mân côi cho phép chúng ta hy vọng rằng, cả ngày hôm nay nữa, trận chiến cam go v́ hoà b́nh có thể dành thắng lợi. Kinh Mân côi không hề tạo cho chúng ta cơ hội tránh né những vấn đề của thế giới, trái lại nó bắt buộc chúng ta phải nh́n thẳng những vấn đề ấy với con mắt của người có tinh thần trách nhiệm và quảng đại, đồng thời ban cho chúng ta nghị lực để đối diện với chúng, xác tín về sự trợ giúp của Thiên Chúa và quyết tâm vững vàng muốn làm chứng trong mọi hoàn cảnh cho t́nh yêu là mối dây kiên kết tuyệt hảo (Cl 3,14).

Gia đ́nh: cha mẹ

41. Là lời kinh cầu cho hoà b́nh, Kinh Mân côi cũng là và luôn luôn là lời kinh của gia đ́nh và cho gia đ́nh. Lời kinh này đă một thời hết sức thân thiết với các gia đ́nh Kitô giáo, và hẳn đă làm cho các gia đ́nh xích lại gần nhau hơn. Điều quan trọng là đừng đánh mất gia sản quư báu đó. Chúng ta cần phải quay lại với thói quen cầu nguyện trong gia đ́nh và cầu nguyện cho gia đ́nh, khi tiếp tục sử dụng Kinh Mân côi.

Trong Tông thư Novo Millennio Ineunte, tôi đă khuyến khích giáo dân cử hành Các giờ kinh phụng vụ trong sinh hoạt thường nhật của cộng đoàn giáo xứ hay của các hội đoàn,[39] nay tôi cũng mong muốn như thế đối với Kinh Mân côi. Hai con đường chiêm ngưỡng Kitô giáo này không loại trừ nhau; chúng bổ túc cho nhau. Do đó, tôi yêu cầu những ai chăm lo công tác mục vụ gia đ́nh, hăy hết ḷng khuyên nhủ đọc Kinh Mân côi.

Gia đ́nh mà cầu nguyện chung th́ ở chung với nhau. Kinh rất thánh Mân côi, với truyền thống lâu đời, đă tỏ ra đặc biệt hữu hiệu trong việc lôi kéo các gia đ́nh lại gần nhau. Các thành viên trong gia đ́nh, khi hướng mắt nh́n về Đức Kitô, th́ cũng có được khả năng nh́n thẳng vào mắt nhau, thông hiệp, tỏ t́nh liên đới, tha thứ lẫn cho nhau và nh́n thấy giao ước t́nh yêu của họ được đổi mới trong Thánh Khí của Thiên Chúa.

Nhiều vấn đề mà các gia đ́nh đang đối diện, đặc biệt trong các xă hội kinh tế phát triển, phát xuất từ sự khó khăn càng ngày càng gia tăng trong mối tương giao. Các gia đ́nh ít khi thu xếp để gặp gỡ nhau, và những cơ hội hiếm hoi gặp gỡ là để xem truyền h́nh. Trở về với việc đọc Kinh mân côi trong gia đ́nh có nghĩa là lấp đầy cuộc sống hằng ngày bằng những h́nh ảnh rất khác nhau, những h́nh ảnh của mầu nhiệm cứu độ, h́nh ảnh của Mẹ rất thánh. Gia đ́nh mà đọc chung Kinh mân côi tạo nên được điều ǵ đó của bầu khí gia đ́nh Na-da-rét: các thành viên gia đ́nh đặt Đức Giêsu ở trung tâm, họ chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của Người, họ đặt những nhu cầu và dự tính của họ trong tay Người, họ kín múc từ Người niềm hi vọng và sức mạnh để tiến bước.

… và con cái

42. Quả là đẹp và mang lại kết quả khi phó dâng cho lời kinh này sự tăng trưởng và phát triển của các con cái. Kinh mân côi đă chẳng dơi theo cuộc đời của Đức Kitô, từ lúc thụ thai đến cái chết, và rồi từ phục sinh đến vinh quang sao? Các bậc cha mẹ càng ngày càng cảm thấy khó mà theo dơi cuộc sống của các con cái khi chúng tăng trưởng đến tuổi trưởng thành. Trong một xă hội với nền kỹ thuật tân tiến, các phương tiện truyền thông xă hội và toàn cầu hoá, mọi sự đều trở nên hối hả, và sự cách biệt văn hoá giữa các thế hệ đang gia tăng ngày càng lớn hơn. Những thông tin khác biệt nhất và những kinh nghiệm không thể đoán trước được nhanh chóng thâm nhập vào cuộc sống của các trẻ nhỏ và thiếu niên, và các bậc cha mẹ có thể rất lo âu về những nguy hiểm mà con cái đương đầu. Đôi khi các bậc cha mẹ rơi vào thất vọng năo nề khi con cái thất bại trong việc chống trả những quyến rũ của nền văn hoá ma túy, sự lôi cuốn của chủ nghĩa khoái lạc vô độ, cám dỗ giải quyết bằng bạo lực, và những biểu lộ muôn mặt của vô nghĩa và thất vọng.

Cầu nguyện bằng Kinh mân côi cho con cái, và hơn thế nữa, với các con cái, dạy dỗ chúng từ thuở ấu nhi biết ngừng lại mỗi ngày để cầu nguyện với gia đ́nh, phải thú nhận rằng đó không phải là giải pháp cho mọi vấn đề, nhưng đó là một trợ giúp thiêng liêng mà ta không thể hạ giá. Người ta có thể phản đối là Kinh mân côi dường như khó mà phù hợp với sở thích của các trẻ nhỏ và người trẻ của ngày hôm nay. Nhưng có lẽ sự phản đối nhắm đến một cách thức nghèo nàn của việc đọc kinh Mân côi. Hơn thế nữa, nếu không có thành kiến với cơ cấu nền tảng của Kinh mân côi, th́ không có điều ǵ ngăn cản các trẻ nhỏ và người trẻ cầu nguyện với Kinh mân côi – hoặc trong gia đ́nh hoặc trong nhóm – với những trợ giúp có tính biểu tượng và thiết thực tương xứng để hiểu biết và quư trọng. Tại sao ta không thử? Với ơn Chúa giúp, một lối tiếp cận với người trẻ mà tích cực, sôi nổi và sáng tạo – như đă tỏ cho thấy qua các ngày Quốc tế Giới trẻ ! – có khả năng đem lại nhiều kết quả đáng kể. Nếu Kinh mân côi được tŕnh bày rơ ràng, tôi tin chắc rằng người trẻ sẽ lại một lần nữa làm cho người lớn ngạc nhiên v́ cách họ làm cho lời kinh trở thành của riêng họ và đọc kinh với sự nhiệt t́nh đặc trưng của lứa tuổi họ.

Kinh mân côi, một kho tàng cần được tái khám phá

43. Anh chị em thân mến ! Một lời kinh quá dễ nhưng lại rất phong phú đáng được Cộng đồng Kitô giáo khám phá lại. Chúng ta hăy thực hiện điều đó, đặc biệt trong năm nay, xem đó như là phương thế để thừa nhận đường hướng mà tôi đă phác thảo trong Tông Thư Novo Millennio Ineunte, từ đó chương tŕnh mục vụ của biết bao cộng đoàn Giáo hội địa phương đă múc lấy sự soi sáng khi họ nh́n đến tương lai gần.

Tôi đặc biệt hướng về anh em, các giám mục, linh mục và phó tế yêu dấu, và tới anh em, những người lo công tác mục vụ trong những thừa tác vụ khác nhau: nhờ kinh nghiệm riêng của anh em về vẻ đẹp của Kinh mân côi, ước ǵ anh em dấn thân cổ vơ lời kinh ấy với ḷng xác tín.

Tôi cũng đặt tin tưởng vào anh chị em, các thần học gia: nhờ những suy tư khôn ngoan và nghiêm chỉnh, bắt nguồn từ Lời của Thiên Chúa và nhạy cảm với kinh nghiệm sống động của toàn dân Kitô giáo, ước ǵ anh chị em giúp họ khám phá các nền tảng Kinh Thánh, những phong phú thiêng liêng và giá trị mục vụ của lời kinh truyền thống này.

Tôi đặt kỳ vọng vào anh chị em, những người sống đời thánh hiến nam nữ, v́ anh chị em được mời gọi cách đặc biệt để chiêm ngưỡng dung nhan Đức Kitô trong trường học của Đức Maria.

Tôi nh́n đến toàn thể anh chị em, những anh em, chị em thuộc mọi bậc sống, đến anh chị em, các gia đ́nh Kitô giáo, đến anh chị em, những người bệnh và cao tuổi, đến các con, những người trẻ: Hăy cầm lấy lại chuỗi mân côi với ḷng tin tưởng. Hăy tái khám phá Kinh mân côi dưới ánh sáng của Kinh Thánh, trong sự hài hoà với Phụng vụ và trong bối cảnh của đời sống hằng ngày của anh chị em.

Ước ǵ lời kêu gọi này của tôi không rơi vào quên lăng ! Vào lúc khởi đầu năm thứ 25 của triều đại giáo hoàng, tôi phó dâng Tông thư này trong bàn tay âu yếm của Đức Trinh Nữ Maria, khi cúi ḿnh trong tinh thần trước ảnh tượng đặt trong Đền thánh huy hoàng do Chân phước Bartolo Longo xây nên, vị tông đồ của Kinh mân côi. Tôi sẵn ḷng xem là của tôi những lời cảm động mà ngài kết thúc Lời Khẩn cầu dâng lên Nữ Vương rất thánh Mân côi rất nổi tiếng: Ôi tràng hạt mân côi của Đức Maria, sợi dây êm ái nối kết chúng tôi với Thiên Chúa, mối ràng buộc chúng tôi với các thiên thần, đồn lũy ơn cứu độ chống lại các cuộc tấn công của Hoả ngục, bờ bến an toàn tránh khỏi đắm ch́m đồng loạt, chúng tôi không bao giờ từ bỏ bạn. Bạn là nguồn an ủi chúng tôi trong giờ lâm tử: nụ hôn cuối cùng của chúng tôi dành cho bạn khi từ giă cơi đời. Và lời nói cuối cùng thốt lên từ môi miệng chúng con sẽ là danh dịu êm của Mẹ, ôi Nữ Vương Mân côi ở Pompei, lạy Mẹ rất dấu yêu, Nơi trú ẩn của những người tội lỗi, ôi Đấng an ủi tuyệt hảo của kẻ ưu phiền. Nguyện Mẹ được chúc phúc ở mọi nơi, hôm nay và măi măi, dưới trần gian và trên các tầng trời.

Ban hành tại điện Vatican, ngày 16 tháng 10 năm 2002,

khởi đầu năm thứ 25 triều đại giáo hoàng của tôi.

GIOAN PHAOLÔ II

Giáo Hoàng

———————————————

 

Ghi Chú:

 

[1] Công Đồng Chung Vat. II. Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay Gaudium et spes, n.45.

[2] Đức Phaolồ VI. Tông Huấn Marialis cultus ( ngày 2 tháng 2 năm 1974 ), số 42 : AA 66 (1974); trang 153 : Documentation catholique 71 (1974), trang 314.

[3] Acta Leonis XIII, 3 (1884), trang 280-289.

[4] Đặc biệt, cần ghi lại Tông Thư của Ngài về Chuỗi Kinh Kinh Mân Côi : Il religioso convegno (29 tháng 9 1961): AAS 53

[5] Giờ kinh Truyền Tin : Insegnamenti (1978), trang.75-76: La Documentation catholique 75 (1978), trang 958.

[6] AAS93 (2001), trang.285: La Documentation catholique 98 (2001), trang.78.

[7] Suốt trong những năm chuẩn bị Công Đồng, Đức Gioan XXIII đă không bỏ lỡ cơ hội mời gọi các công đoàn Kitô giáo nguyện Kinh Mân Côi cầu nguyện cho sự thành công của biến cố trọng đại của Giáo Hội : Thư gửi Đức Hồng Y Tổng Đại Diện Giáo Phận Rôma, ngày 28 tháng 9 năm 1960 : AAS 52 (1960), trang.814-817: La Documentation catholique

57 (1960), cột 1249-1252.

[8] Hiến Chế tín lư về Giáo Hội Lumen gentium, số 66.

[9] Tông Thư Novo millennio ineunte, số.32: AAS 93 (2001), trang 288: La Documentation catholique 98 (2001), trang 79.

[10] Như trên, số.33: l.c., trang 289 : La Documentation catholique 98 (2001), trang 80.

[11] Như mọi người đă biết, nhưng cũng cần phải nhắc lại là những mạc khải tư không có cùng một bản tính như mạc khải chung, mạc khải chung tạo nên một qui luật chung cho toàn thể Giáo Hội. Bổn phận của Huấn Quyền là phải nhận thức và hiểu rơ vấn đề để giúp cho ḷng đạo đức của các tín hữu và đem lại giá trị cho các mạc khải tư.

[12] Bí mật lạ lùng của Chuỗi Kinh Rất Thánh Mân Côi cho việc ăn năn hối cải và để được cứu ơn cứu độ. Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, & Toàn Tập, Paris (1966), trang. 263-389.

[13] Lịch sử Đền Thánh Pompéi, Pompéi (1990), trang 59.

[14] Tông Huấn Marialis cultus Marialis cultus (2 tháng 1974), số 47: AAS 66 (1974), trang 156 : La Documentation catholique 71 (1974), trang 315.

[15] Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh Sacrosanctum Concilium, số 10.

[16] Như trên, số 12.

[17] Hiến Chế tín lư về Giáo Hội Lumen gentium, số 58.

[18] Mười lăm Thứ Bảy của Chuỗi Kinh Mân Côi, 27.

[19] Hiến Chế tín lư về Giáo Hội Lumen gentium, số 53.

[20] Như trên , số 60.

[21] Thông điệp đầu tiên được truyền đi trên đài phát thanh Urbi et Orbi (17 tháng mười 1978): AAS 70 (1978), trang 927: La Documentation catholique 75 (1978), trang 905.

[22] Luận bàn về ḷng sùng kính Mẹ Maria cách chân thành số 120, Paris (1966), trang 562-563.

[23] Giáo Lư Công Giáo, số 2679.

[24] Như trên, số 2675.

[25] Kinh Khẩn cầu Nữ Vương Của Chuỗi Kinh Mân Côi, được đọc một cách trọng thể hai lần trong một năm, vào tháng năm và tháng mười, được Chân Phước Batôlô Lông-gô biên soạn năm 1883, như là một sự hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII gửi cho các tinh hữu Công Giáo trong thông điệp thứ nhất của Ngài về Chuỗi Kinh Mân Côi, để nhắm tới một sự dấn thân thiêng liêng để có thể đương đầu với sự băng hoại của xă hội.

[26] Hài kịch thần thiêng, Thiên Đàng, C. XXXIII, 13-15, Paris (1996), trang 457.

[27] Đức Gioan Phaolồ II, Tông Thư  Novo millennio ineunte (6 tháng giêng 2001) số 20: AAS 93 (2001), trang 279: La Documentation catholique 98 (2001), trang 75.

[28] Đức Phaolồ VI. Tông Huấn Marialis cultus ( ngày 2 tháng 2 năm 1974 ), số 46: AAS 66 (1974), trang 155: La Documentation catholique 71 (1974), trang 315.

[29] Đức Gioan Phaolồ II, Tông Thư  Novo millennio ineunte (6 tháng giêng 2001) số 28 : AAS 93 (2001), trang 284: La Documentation catholique 98 (2001), trang 77.

[30]  Số 515.

[31] Giờ kinh Truyền Tin ngày 29 tháng mười 1978 : Insegnamenti (1978), trang 76 : La Documentation catholique 75 (1978), trang 958.

[32] Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế về Giáo Hội trong thế giới ngày nay Gaudium et spes, số 22.

[33]  Thánh Irênê thành Lyon, Adversus haereses, III, 18, 1: PG VII, 932: Paris (1974), trang 343-345.

[34] Giáo Lư Công Giáo, số 2616.

[35]  Số 33: AAS 93 (2001),  trang 289: La Documentation catholique 98 (2001), trang 77-78.

[36] Đức Gioan Phaolồ II, Thư gửi các nghệ sĩ (4 tháng tư : AAS 91 (1999), trang 1155. La Documentation catholique 96 (1999), trang 451.

[37] Số 46: AAS 66 (1974), trang 155: La Documentation catholique 71 (1974), trang 315. Việc xử dụng này mới đây đă được Thánh Bộ Phụng Tự và Qui Luật của các Bí Tích khuến cáo trong Chỉ Nam về ḷng đạo đức b́nh dân và phụng vụ. Những Nguyên Tắc và định hướng (Directoire sur la piété populaire et la liturgie. Principes et orientation) (17 tháng 12 năm 2001), số 201, Điện Vaticanô (2002), trang 165.

[38] « Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa nhờ mầu nhiệm rất thánh của Trinh Nữ diễm phúc Maria qua Chuỗi Kinh Mân Côi,  ban cho chúng con ơn biết bắt chước điều mà các mầu nhiệm này chứa đựng và đạt được điều mà các mầu nhiệm này hứa ban.” (1960), In festo B.M. Virginis a Rosario.

[39]  Số 34: AAS 93 (2001), trang 290: La Documentation catholique 98 (2001), trang 8

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ CHƯƠNG

THÀNH THỰC SÙNG KÍNH MẸ MARIA

Nguyên tác: “Traité de La Vraie Dévotion a La Sainte Vierge”,

của thánh Grignion de Montfort. (1673-1716)

Chuyển ngữ, linh mục Fx. Nguyễn Tri Ân. O.P.

Có Ba ấn bản: 1947; 1957 và1960

Bản dưới đây xuất bản 1960

 

Lời Ngỏ

Phụ Chương này, dù không thuộc văn bản Huấn quyền của Giáo hội, nhưng Huấn Quyền đă nhắc đến ḷng tôn sùng Đức Maria qua việc tận hiến rất nhiều lần: Tông Thư “Ad Caeli Reginam”; Tông Thư Le Pelerinage De Lourdes của Đức Giáo Hoàng Piô XII; Tông Huấn “Signum Magnum” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI;  và thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc đến ba lần trong hai Tông Huấn: “Redemptoris Mater và Rosarium Virginis Mariae” của ngài:

“V́ tôi tin, sau khi suy tư lâu dài và nghiêm túc, điều tốt đẹp lớn lao sẽ đổ dồn về cho Giáo hội nếu chân lư vững chắc này tỏa sáng rạng ngời hơn cho hết mọi người, giống như ngọn đèn được đặt trên cao, bằng quyền Giáo hoàng, tôi truyền thiết lập lễ Đức Maria Nữ Vương, sẽ được cử hành hàng năm trên toàn thế giới vào ngày 31 tháng 5. Tôi cũng truyền rằng cùng ngày đó sẽ lặp lại việc dâng hiến loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Trinh Nữ Maria, với hy vọng qua sự tận hiến như vậy, một kỷ nguyên mới có thể bắt đầu, tràn ngập niềm vui trong b́nh an của Chúa Kitô và chiến thắng của tôn giáo”. (Tông Thư Ad Caeli Reginam. Số 47 Của Đức Giáo Hoàng Piô XII)

“Tôi cũng nghĩ đến các gia đ́nh Kitô giáo, xin họ trung thành với sứ mệnh quan trọng của họ trong xă hội. Ước ǵ trong năm thánh này họ tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria! Đối với các đôi hôn nhân, hành động đạo đức này sẽ là một trợ giúp có giá trị trong việc thực hiện nghĩa vụ vợ chồng về sự khiết tịnh và chung thủy. Nó sẽ giữ trong lành cho bầu khí mà con cái của họ lớn lên. Thậm chí, nó sẽ làm cho gia đ́nh, được thôi thúc nhờ ḷng sùng kính Đức Maria, trở nên một trung tâm sống động về ảnh hưởng tông đồ và tái sinh xă hội”. (Tông Thư Le Pelerinage De Lourdes, số 53 của Đức Giáo Hoàng Piô XII)

 “Năm nay kỷ niệm 25 năm ngày vị tiền nhiệm tôi, Đức Piô XII, long trọng dâng Giáo hội và nhân loại cho Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ, vào ngày 31 tháng 10 năm 1942, nhân dịp thông điệp được truyền đến quốc gia Bồ Đào Nha (53) – một cuộc tận hiến mà tôi đă làm mới lại vào ngày 21 tháng 11 năm 1964 (54) – tôi khuyên hết mọi con cái Giáo hội canh tân cách cá nhân việc tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Giáo Hội và để sống lại hành động tôn kính rất cao quư này qua một cuộc sống phù hợp hơn bao giờ hết với ư muốn của Thiên Chúa (55) trong tinh thần phục vụ hiếu thảo và nhiệt t́nh bắt chước Nữ Vương thiên đàng. (Tông Huấn “Signum Magnum, số 8 của thánh Giáo Hoàng Phaolô VI)

- “Dâng hiến chính ḿnh cho Mẹ Maria với tính cách con thảo, người Kitô hữu giống như Tông đồ Gioan “đón nhận” Mẹ Chúa Kitô “vào nhà riêng ḿnh” (Thông điệp Redemptoris Mater, Số 45 của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).

- “….. Về điểm này, giữa muôn vàn nhân chứng và tôn sư của đường tu đức Thánh Mẫu này, Tôi muốn gợi lại khuôn mặt Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, người đă đề xướng việc tận hiến cho Chúa Kitô nhờ tay Đức Mẹ Maria, như phương thế hữu hiệu để giáo dân sống trung thành với lời hứa phép Thánh Tẩy. Tôi vui mừng nhận thấy trong thời đại chúng ta cũng không thiếu những cách biểu lộ mới về đường tu đức và về ḷng sùng kính này”.  (Thông điệp Redemptoris Mater, Số 48 của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).

 “Đức Maria là một thụ tạo, nhưng được giống Đức Kitô nhất, v́ thế trong tất cả h́nh thức đạo đức, h́nh thức giúp một linh hồn giống Chúa cách tốt đẹp và thánh hiến cho Người, chính là việc tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria, tôn sùng Mẹ thánh của Người, và một linh hồn càng tận hiến cho Mẹ, th́ lại càng tận hiến cho Đức Giêsu Kitô”. (Tông Huấn Rosarium Virginis Mariae. Số 15 của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).

Với những chỉ dẫn và tuyên bố rất rơ ràng của các đời Giáo hoàng về ḷng sùng kính Đức Mẹ qua việc tận hiến, chúng ta vững tâm về phương diện giáo lư tận hiến và hành vi tận hiến.

Sách Thành Thực Sùng Kính được chia làm Hai Phần, Sáu Chương, gồm 265 số. Trong Phụ Chương này, trích lại 112 số (14-59; 60-89; 134-182) của Phần Một, Chương I và II; Phần Hai, Chương II. V́ đây là giáo lư nền tảng của việc tận hiến cho Mẹ Maria.

 

 

PHẦN MỘT

CHƯƠNG I

 

Thành thực sùng kính Mẹ Maria là điều kiện cần thiết

 

1. Địa vị của Mẹ Maria trong chế độ hiện hữu (14-15)

14. Đồng ư với Giáo Hội, chúng tôi công nhận rằng : dù sao chăng nữa, Maria cũng chỉ là một vật thụ tạo do tay Đấng cao cả tác thành; và nếu đem so sánh với Thiên Chúa oai nghi vô cùng, Maria chi là một bụi cát, hay nói đúng hơn, chả là vật thử ǵ, v́ chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng “tự hữu” (1). Bởi vậy, bao giờ Người cũng tự túc, không phải nhờ vả ai. Trước sau Người không cần có Maria mới thực hiện được chương tŕnh, và tỏ ra sự cả sáng Người. Hễ muốn là tự ḿnh Người có thể thực hiện.

15. Tuy nhiên, chúng tôi dám quả quyết rằng : theo chế độ hiện hữu, sở dĩ Thiên Chúa dựng nên Maria là có ư dùng Người để khởi công và hoàn tất mọi công việc trọng đại nhất. Do đó, chúng ta phải tin chắc chắn Thiên Chúa sẽ  theo chương tŕnh này để hoạt động trong các thế hệ, v́ bản tính Người không hề thay đổi…

 

2. Sứ mạng của Maria trong ơn Giáng sinh và Cứu chuộc (16-19)

16. Đức Chúa Cha chỉ muốn dùng Maria để ban Con Một Người cho thế giới. Ṛng ră hơn bốn ngàn năm, dù các thánh tổ phụ kêu van, dù các tiên tri trong Cựu-Ước nài xin Đấng Cứu Thế giáng sinh, nhưng không công hiệu. Chỉ có Maria cầu xin và được đắt lời (2). Bởi v́ lời cầu nguyện của Người rất đắc lực, và nhân đức Người rất cao cả. Thánh Augutinh nói : “Thế gian không đáng trực tiếp lănh lấy Con Thiên Chúa, nên Người đă ban Con Ḿnh cho Đức Mẹ trước, để Đức Mẹ lại ban cho thế giới sau”.

Con Thiên Chúa nhập thể để cứu chuộc chúng ta, nhưng đă thực hiện công tác đó “trong Maria và bởi Maria”.

Chúa Thánh Thần đă tác tạo Chúa Giêsu Kitô trong ḷng Đức Mẹ nhưng trước khi th́ hành sứ mạng  đó, Người phải sai thiên sứ để thăm ḍ ư kiến và xin nài sự chấp thuận của Mẹ.

17. Maria, một loài thụ tạo, có thể chịu đựng được bao nhiêu ơn, th́ Chúa Cha đă vui ḷng ban phát hết để Người có đủ sinh lực  gây dựng cho Đấng Cứu Thế và các phần tử trong nhiệm thể của Con Người.

18. Đức Chúa Con đă ngự xuống trong ḷng đồng trinh Mẹ Maria như Adong đệ nhị ngự trong cảnh diệu quang để tận hưởng mọi sung sướng. hoan lạc, và thực hiện những công tác đặc biệt là lùng trong đó.

Thiên Chúa nhập thể đă tự giam hăm minh trong ḷng đồng tŕnh Mẹ, nhưng đă tự coi như người được thong dong. Khi để cho một Trinh nữ nâng niu ẵm bế trên tay, th́ lại cho là lúc oai quyền Ḿnh được bành trướng. Khi không cho vật thụ tạo nào biết đến uy quyền, để chỉ một ḿnh Mẹ Người biết đến, th́ lại coi đó là vinh hạnh độc nhất. Khi hoàn toàn sụy phục Maria từ trong việc chịu dựng thai, sinh nở, dâng ḿnh trong đền thánh, sống trong âm thầm cho đến khi chết nhục nhă trên thánh giá, th́ lại cho là Ḿnh được hoàn toàn thông dong tự chủ, độc lập, hiên ngang, hănh diện. Khi Chúa hấp hối trên thánh giá, th́ Mẹ Maria đứng bên cạnh để Mẹ Con đồng hóa một hy sinh dâng lên Cha trên trời, cũng như Abraham đă t́nh nguyện sát tế con ḿnh để phụng mạng thánh ư. Thế là Mẹ Maria đă sinh nở, dưỡng dục và dâng Con ḿnh làm hy sinh chuộc tội cho chúng ta đó.

Thiên Chúa suy phục loài phàm! Mầu nhiệm cao siêu khôn tả!

Mặc dầu Chúa Thánh Thần đă muốn che khuất đi tất cả công nghiệp Ngôi Hai đă thực hiện trong 30 năm đời sống ẩn dật, nhưng đă có ư đề cao trong Phúc âm gương khiêm nhường tùng  phục của Người như một báu vật vô cùng quí giá. Sự suy phục này c̣n làm sáng danh Cha trên trời hơn những phép lạ kinh thiên động địa Người có thể làm được. Ôi! linh hồn nào bắt chước Chúa Giêsu trong sự suy phục Mẹ Maria, th́ làm vinh danh Chúa đến chừng nào!

19. Đọc kỹ hạnh thánh Chúa Giêsu, người ta nhận thấy phép lạ đầu tiên Chúa thực hiện là nhờ có Đức Mẹ: Chúa đă thánh hóa Gioan từ trong ḷng bà già Isave cũng nhờ có Đức Mẹ: V́ vừa khi Người cất tiếng chào bà Isave, tức khắc con trẻ trong ḷng bà được thánh hóa. Đó là phép lạ thứ nhất, cao cả trong bậc siêu nhiên.

Phép lạ nước trở nên rượu trong bữa tiệc cưới ở Cana đă v́ ai mà được thực hiện, nếu không có sự can thiệp của Mẹ Maria? Phép lạ này là tiên khởi trong bậc tự nhiên. Nếu Chúa Giêsu đă v́ Đức Mẹ mà khởi công và c̣n đang tiếp diễn những phép lạ cả thể, th́ chắc chắn Người cũng sẽ v́ Đức Mẹ mà tiếp tục măi cho đến tận thế.

3. Sứ mạng của Maria trong sự thánh hóa các linh hồn (20-26).

20. Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, th́ Ngôi Ba son sẻ không sinh ra Ngôi nào khác. Tuy nhiên, nhờ có Maria, Ban khiết tịnh, mà Chúa Thánh Thần có nguồn sinh lực dồi dào để tác tạo Ngôi Hai nhập thể, một kỳ công kiệt tác, cũng như tác tạo những linh hồn được cứu rỗi và những phần tử trong nhiệm thể có Chúa Giêsu làm đầu. Công tŕnh vĩ đại này, Chúa đă thực hiện với sự cộng tác của Đức Mẹ và do Đức Mẹ. Bởi đó, khi thấy Maria, Bạn chí thánh của Ḿnh (3) ngự trị và hoạt động trong linh hồn nào, th́ lập tức Chúa Thánh Thần thi ân cách dư dật và cố gắng tái sinh Chúa Giêsu trong linh hồn ấy, cũng như tái sinh linh hồn ấy trong Chúa Giêsu.

21. Nói thế, chúng tôi không có ư bảo rằng : Maria ban sinh lực cho Chúa Thánh Thần, dường như tự ḿnh, Chúa Thánh Thần không có sinh lực. Không phải thế: là Thiên Chúa, Ngôi Thánh Thần vẫn có sinh lực dồi dào như Ngôi Cha và Ngôi Con, mặc đầu Người không sinh một Thiên Ngôi nào khác, ư của chúng tôi là : Mặc dầu không cần, nhưng trong thực tế, Chúa Thánh Thần đă thực hiện sinh lực của Ḿnh trong khi tác tạo nên Chúa Giêsu Cứu Thế và các chi thể của Người trong Maria và với Maria.

Đây là mầu nhiệm siêu nhiên, cao cả, không một nhân vật nào, dù khôn ngoan, thông thái và đạo đức đến mức nào đi nữa, có thể hiểu thấu được.

22. Trong thời kỳ thứ nhất, khi Ngôi Hai nhập thể giáng sinh, Chúa Ba Ngôi đă cư xử với nhân loại bằng cách nào, th́ bây giờ và sau này sẽ c̣n giữ nguyên thái độ ấy măi cho đến tận thế, khi Người oai nghi ngự xuống một lần nữa để phán xét nhân loại.

23. Theo Thánh Kinh, Ngôi Cha đă thu thập tất cả nước lại một nơi, mệnh danh là “biển khơi”, th́ cũng đă tổng hợp tất cả ơn thánh trong một nhân vật mệnh danh là MARIA(4). Thiên Chúa toàn năng đă thu tích tất cả cái ǵ là xinh đẹp, vui tươi, cái ǵ là cao quư tột bậc, kể cả Con Một yêu dấu của Người vào trong MARIA, như trong Kho tàng vô tận, và châu báu. Bởi vậy, các thánh quen kêu Maria là “Kho trời”(5), tích chứa cách dư dật mọi ơn phúc, làm cho toàn thể nhân loại được vinh sang phú quư.

24. Ngôi Con đă thông ban cho Maria tất cả công nghiệp vô giá, và các nhân đức lạ lùng Người đă sắm được lúc sinh thời, cũng như khi hy sinh Ḿnh trên thánh giá ; đồng thời trao cho Người tay ḥm chia khóa kho trời tích chứa hồng ân mà Đức Chúa Cha đă ban cho Người làm sản nghiệp, để phân phát kho tàng quí giá đó cho các chi thể mầu nhiệm. Đức Mẹ thật là sông, ng̣i, là máng thiêng liêng chuyển hồng ân Chúa Giêsu cho nhân loại cách dư dật.

25. Ngôi Thánh Thần đă thông ban cho Maria, Bạn trung thành, những ơn cao cả nhiệm màu và để mặc ư Người muốn ban phát cho ai, khi nào, cách nào và bao nhiêu cũng được. Theo nguyên tắc, tất cả các ơn Thiên Chúa ban xuống cho nhân loại, đều phải qua tay Đức Mẹ hết. Sở dĩ Thiên Chúa muốn như thế là để làm vinh danh Đức Mẹ. Đấng đă t́nh nguyện hạ ḿnh xuống như không, sống một đời ẩn dật, âm thầm, kín đáo. Đó là điều Giáo Hội và các Giáo Phụ đồng thanh quả quyết (6).

26. Giả như phải tŕnh bày vấn đề này với các bậc văn nhân, quân tử, th́ chúng tôi sẽ trưng ra bằng chứng Kinh Thánh, hoặc những đoạn văn bằng La ngữ của các thánh Giáo Phụ, hay là tŕnh bày những lư do xác đáng rút bởi sách nhan đề: “Triều Thiên của Đức Trinh Nữ” do linh mục Poiré sáng tác, để biện hộ lập trường cách xác đáng, khoa học. Nhưng may ra, đây chỉ có ư đề cập, và giải thích vấn đề với những người dân quê, ngay thật, chất phát, có đức tin mạnh mẽ, chân thành, và thực t́nh hơn phần đông các nhà trí thức, nên chúng tôi đă dụng tâm tŕnh bày cách rất đơn sơ, và trích lại một vài triệt của các nhà trước tác, chứ không dám trưng ra những đoạn văn bằng La ngữ tràng giang đại hải, v́ họ không hiểu tí ǵ gọi là có...

4 – Uy quyền của Maria trên Thiên đàng (27-28)

27. Chúng tôi xin nói tiếp: Ơn thánh nâng cao và hoàn bị hóa sức tự nhiên, cũng như phúc thanh nhàn trên thiên đàng hoàn bị hóa ơn thánh. Do đó, bây giờ đây, trên Thiên đàng, cũng như khi c̣n tại thế, Chúa Giêsu vẫn c̣n là Con Đức Mẹ, vẫn sẵn sàng vâng phục chịu lụy Người như con thảo hiếu chịu lụy mẹ ḿnh vậy. Nói thế không có nghĩa là Chúa Giêsu ra hèn kém hơn Đức Mẹ, v́ bao giờ Người vẫn là Thiên Chúa uy quyền, cho nên Đức Mẹ chẳng được truyền khiến Chúa Giêsu như các bà mẹ ở thế gian truyền khiến con cái của ḿnh. Ơn thánh và phúc thanh nhàn đă làm cho các thánh hoàn toàn liên kết với Thiên Chúa th́ cũng đă làm cho Đức Mẹ hoàn toàn hợp nhất với Thiên Chúa, nên Người không thể ước ao, xin nài, và hoạt động điều ǵ không phù hợp với thánh ư Chúa.

V́ vậy, khi thấy các thánh như Bênađô, Bonaventura v.v... đồng thanh quả quyết mọi loài trên trời, dưới đất, kẻ cả Thiên Chúa, đều suy phục Đức Mẹ th́ phải hiểu về quyền Thiên Chúa ban cho Maria rất cao sang h́nh như ngang hàng với Thiên Chúa, cho nên lời cầu xin của Đức Mẹ rất có thế lực, có công hiệu như một lời truyền khiến, đến nỗi Thiên Chúa không hề khước từ lời cầu xin của Mẹ, v́ Mẹ vốn ở khiêm nhường, suy phục mệnh lệnh Thiên Chúa.

Do lời cầu xin tha thiết, ông Moisen đă ngăn tay công thẳng Chúa đang ngăm đe tiêu diệt dân Do Thái ngỗ nghịch, để xin ơn tha thứ, th́ v́ lư do ǵ lời cầu xin của Maria, Thiên Chúa Thánh Mẫu và khiêm nhường rất mực, lại không có thế lực trước ṭa Chúa uy nghi cao cả hơn lời cầu nguyện của các thần trời và các thánh sao? (7)

28. Trên Thiên đàng, Maria có toàn quyền truyến khiến thiên thần và các thánh. Để ban thưởng cách dư đật ḷng khiêm nhu của Maria, Thiên Chúa đă hoàn toàn phó thác trong tay Người sứ mạng thánh hóa nhiều linh hồn để mai ngày các linh hồn đó sẽ ngự trị trên ṭa cực trọng mà bọn ngụy thần đă bị truất ngôi trừ ngoại do tội làm kiêu làm đại (8). Thiên Chúa có tính hay đề cao những kẻ tự hạ (9). Bởi vậy Người hạ lệnh cho các thánh trên Thiên đàng, các người dưới thế, các quỉ hỏa ngục, dù t́nh nguyện hay miễn cưỡng, cũng phải tuântheo mệnh lệnh của Maria, một Trinh Nữ rất khiêm nhu, tự hạ. (10)

Thiên Chúa đă suy tôn Maria làm Nữ Vương thiên địa, thần nhân, vạn vật ; làm Tướng lĩnh quân đội của Nước Trời; làm thủ môn kho tàng vô tận, làm cấp phát viên kho trời ; làm nhà cấu tạo nên những kỳ công kiệt tác ; làm vị cứu tinh thế giới; làm môi giới giữa Thiên Chúa và nhân loại, để tiễu trừ địch thủ của Thiên Chúa ; cộng tác chặt chẽ với Người trong việc thực hiện công tŕnh vĩ đại, vẻ vang, lừng lẫy...

5.Địa vị của Maria giữa các người nơi dương thế (29-36)

29. Đức Chúa Cha ước mong cho Mẹ Maria luôn luôn sinh hạ nhiều con cái thiêng liêng, nên đă phán với Người : “Con hăy ở lại trong nhà Giacob” (11).  Câu nói đó có nghĩa là : Con hăy ngự giữa gia tộc ông Giacob, tượng trưng tất cả đoàn con đông đúc, trung thành, cũng như các kẻ được ơn tiền định cứu rỗi,chứ không nên ở giữa chi tộc Esau, tượng trưng cho bầy con bất hiếu, thất trung, con cái ma quỷ, cũng như những kẻ đă có tiền án bị khai trừ khỏi Nước Trời.

30. Để sinh sản con cái theo t́nh cốt nhục cần phải có hợp tác của hai cha mẹ; để sinh sản con cái thiêng liêng cũng cần có sự hợp tác của Thiên Chúa như Cha, và của Maria như Mẹ. Do đó, tất cả những phần tử trong thành của Thiên Chúa và được ơn tuyển trạch đều có diễm phước nhận Thiên Chúa là Cha và Maria làm Mẹ. Phần tử nào không có Maria làm Mẹ, đồng thời cũng không có Thiên Chúa làm Cha. Bởi vậy, những phần tử đă có tiền án bị khai trừ, như bọn giáo phái, hoặc bè lũ phản tặc, đêm ngày nuôi căm hờn hay ít ra có thái độ lănh đạm với Mẹ Maria, th́ không hề có Thiên Chúa làm Cha - mặc đầu bọn họ vẫn tự coi là con Thiên Chúa - v́ bọn chúng không chịu suy tôn, đón nhận Maria làm Mẹ. Bởi v́ nếu họ thành thực công nhận như thế, tất nhiên họ phải có ḷng yêu kính tôn sùng Người, cũng như đứa con hiếu thảo th́ tự nhiên yêu mến thân mẫu của ḿnh.

Muốn biết tính danh những phần tử theo tà thuyết phản đạo, muốn biết số phận những phần tử đă có tiền án bị khai trừ, để phân tách họ ra khỏi những phần tử theo chính giáo, những phần tử đă được hồng phước tiền định cứu rỗi, bạn đă có dấu chắc chắn để nhận xét, ấy là khi thấy ai có những giọng mỉa  mai khinh miệt, hay ít ra lănh đạm với Maria Mẹ chí thánh (12). Ngoài ra, họ hay dùng lời nói, việc làm hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm, thậm chi viện ra những lư do như chính đáng nhưng vẫn ngụ thâm ư giảm bớt ḷng tôn sùng Đức Mẹ.  Đáng thương thay số phận họ! V́ họ không được  Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ ngự trị trong họ, vi họ là con cháu Esau đă bị khai trừ.

31. Đức Chúa Con muốn nhờ Mẹ Maria để biến hóa, hoặc tái sinh hàng ngày trong các phần tử của nhiệm thể, nên đă phán với Người: “ Mẹ hăy nhận lấy dân tộc Israel làm gia sản” (13). Câu đó có nghĩa là: Chúa Cha đă ban cho Con toàn thể thế giới mà trong đó có kẻ lành, người dữ, kẻ được tuyển trạch cũng như người bị khai trừ, để làm sản nghiệp ; Con sẽ dùng Phủ Việt vàng để hướng dẫn kẻ nọ, nhưng sẽ dùng gậy sắt để trừng trị người kia; Con sẽ bênh vực giúp đỡ kẻ nọ như cha mẹ bênh đỡ con cái, nhưng cũng sẽ thẳng tay sửa phạt người kia như chủ gia sửa trị tụi phàm hèn bất nhân. Tóm lại: Con sẽ lấy danh nghĩa thẩm phán tối cao để thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ. Nhưng phần Mẹ, hỡi Mẹ thân yêu! Mẹ chỉ có dân tộc Israel tượng trưng những linh hồn lành thánh, làm sản nghiệp quí giá mà thôi. Bổn phận Mẹ là sinh dưỡng, giáo huấn các chúng như người mẹ hiền săn sóc cho con thảo ; Mẹ sẽ ngự trị, điều khiển bênh vực các chúng như một nữ hoàng bênh vực thần dân của minh.

 32. Chúa Thánh Thần đă phán lời cao ư: “Một nhân vật và một nhân vật đă sinh ra trong Đức Nữ Trinh” (14). Theo lời giải thích của một số Giáo Phụ (15) th́ Nhân vật trước sinh ra bởi Đức Nữ Trinh, chính là Chúa Giêsu ; c̣n nhân vật sau chính là nhân loại đă được tôn lên làm “con nuôi” Thiên Chúa và Mẹ Maria. Bởi v́, nếu Chúa Giêsu là Đầu nhiệm thể, đă chịu dựng thai và sinh ra bởi ḷng Đức Mẹ, th́ lẽ tất nhiên các phần tử trong nhiệm thể nói trên cũng được chịu dựng thai và sinh ra bởi ḷng đồng trinh Đức Mẹ. Mẹ nào đă sinh ra đầu th́ cũng sinh ra các chi thể nữa ; cũng vậy, ai đă sinh các chi thể của thân xác th́ cũng sinh đầu, chẳng vậy người mẹ đáng thương đó chỉ cho ra đời một quái thai không hơn không kém. Trong địa vực thiêng liêng cũng theo một lối ấy: đầu và các chí thể phải sinh ra bởi một Mẹ. Theo nguyên tắc đó, giả như có phần tử nào trong nhiệm thể Chúa Kitô không chịu dựng thai và sinh ra bởi Mẹ Maria, Đấng đă sinh ra Đầu là Chúa Kitô, th́ phần tử đó chỉ là một quái thai, không thể coi như phần tử trong nhiệm thể Chúa Kitô và không được liệt vào số những kẻ Chúa tuyển trạch.

33. Bây giờ đây, cũng như bao giờ khác, Chúa Giêsu vẫn luôn luôn là Con Đức Mẹ : Các thánh trên Thiên đàng cũng như toàn thể nhân loại dưới trần ai, vẫn luôn luôn xưng hô: “Và Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ”. Do đó, bất luận cá nhân nào nói riêng, hoặc toàn thể nhân loại nói chung, hễ ai đă được diễm phước rước Chúa ngự trị trong ḷng, th́ phải công nhận ḿnh được hưởng ơn phước đó là do Đức Mẹ. Những linh hồn may phước đó có thể quả quyết rằng: “Con cảm ơn Mẹ ngàn trùng, v́ ơn con được tận hưởng đây chính là quả phước của Mẹ ban cho... không có Mẹ, th́ bao giờ con được như thế này? Thánh Phaolô nói với Giáo dân Galata : “Hỡi các con thân yêu, Cha cố gắng tái sinh các con cho đến khi Chúa Kitô thành h́nh trong các con mới thôi” (16).

Câu nói bất hủ đó có thể đem đặt  vào môi miệng Mẹ Maria nói với chúng ta, th́ không ǵ đúng bằng: Hiểu theo ư đó, thánh Augutinh nhấn mạnh rằng: Những phần tử được chọn lọc để đúc thành h́nh ảnh giống Con Thiên Chúa, khi c̣n sống ở thế tạm này, cần phải ẩn náu trong ḷng Mẹ Maria, Đấng sẽ sinh dưỡng, ǵn giữ, bênh vực, coi sóc họ cho đến một ngày kia, Người sẽ tái sinh họ trong sự cả sáng trên Thiên đàng, lúc họ tạ thế để về quê trên trời. Ngày may phúc đó, Giáo hội đă gọi là ngày “tái sinh” của kẻ lành. Đây là một mầu nhiệm cao cả, kẻ có tội không thể hiểu được một tí nào. c̣n kẻ lành người thánh họa may mới hiểu được một trong muôn vàn phần.

34. Chúa Thánh Thần muốn thâu nạp những linh hồn được ơn kén chọn trong và do Maria, nên đă long trọng tuyên bố với Người rằng: “Ban hăy đâm rễ sâu trong các kẻ được ơn kén chọn” (17). Câu nói vắn tắt, nhưng bao hàm nhiều ư nghĩa cao sâu mầu nhiệm: “Hỡi bạn trăm năm của Ta, Bạn hăy cố gắng đâm sâu rễ các nhân đức cao cả của Bạn vào tâm khảm những linh hồn được ơn kén chọn, để một khi một ít, các chúng thi đua phát triển khả năng, đức tính và thêm ơn nghĩa. Thuở b́nh sinh, Bạn đă từng thực hiện bao nhiêu nhân đức cao cả làm thỏa măn ḷng Ta: ngày nay, Ta c̣n muốn được tận hưởng sung sướng đó ở cả hai thế giới: Bởi vậy, Ta thiết tha xin Bạn hăy in rơ h́nh ảnh Bạn trong các linh hồn được ơn kén chọn, để Ta được thấy ḷng tin vững mạnh, ḷng khiêm nhu tự hạ, sự hy sinh vô độ, sự nguyện gẫm cao siêu, ḷng kính mến nồng nhiệt, ḷng trông cậy vững vàng. Nói tóm lại, tất cả các nhân đức của Bạn được đâm rễ thật sâu trong tâm khảm linh hồn đó. Được như thế th́ ḷng Ta vui thỏa biết bao! Lúc nào Bạn cũng vẫn một mực trung thành, trong sạch, và có dư sinh lực, bởi vậy, Ta mong ước sao cho đức tin, đức khiết tịnh và sinh lực dồi dào của Bạn đem lại cho Ta nhiều giáo dân thành kính, nhiều tâm hồn trong sạch, nhiều con cái được kén chọn và nhiều nhân vật được nên thánh.

35. Một khi Maria đă đâm rễ sâu các nhân đức cao cả của Người vào linh hồn nào, th́ tức khắc linh hồn ấy được cảm thông nhiều ân phước lạ lùng khôn tả: những hồng ân đó, chỉ một minh Maria thực hiện được, v́ chỉ có một ḿnh Người vừa đồng trinh vừa đầy sinh lực độc nhất vô nhị, không ai sánh ví.

Maria đă cộng tác với Chúa Thánh Thần trong việc chịu thai và sinh ra một Đấng vừa là THIÊN CHÚA, vừa là NHÂN LOẠI, đó là một kỳ công kiệt tác vô song.  Sau đó, Người c̣n tiếp tục thực hiện nhiều công việc vĩ đại khác trong cả hai thế giới nữa.

Ngoài ra, việc tác tạo nhiều đấng thánh đại danh trước ngày tận thế cũng là công tác dành riêng cho Đức Mẹ, v́ chỉ có Đức Trinh Nữ phi thường này mới có thể cộng tác với Chúa Thánh Thần để thực hiện những kỳ công kiệt tác ấy mà thôi.

36. Một khi thấy Đức Mẹ ngự trị trong linh hồn nào, tức khắc Chúa Thánh Thần thân đến ngự trị trong linh hồn ấy để thông cho mọi ơn lành nhiều ít tùy linh hồn đó có ḷng thành kính Mẹ đến mức nào. Sở dĩ ngày nay Chúa Thánh Thần không thực hiện nhiều việc lạ lùng trong thế giới nhân loại nữa, là v́ nhân loại không liên kết mật thiết với Maria, Bạn trăm năm của Chúa Thánh Thần. Nói rằng; Maria là Bạn trăm năm của Chúa Thánh Thần, là v́ từ khi Ngôi Thánh Thần, T́nh Yêu chính yếu của Ngôi Cha và Ngôi Con, đă hợp tác với Mẹ Maria để sinh ra Chúa Giêsu Cứu Thế, Đầu mầu nhiệm các linh hồn được ơn chọn lọc, th́ Đức Mẹ vẫn giữ một niềm trung tín và sinh sản nhiều con cái thiêng liêng cho Chúa.

6. Maria là Nữ Vương các tâm hồn (37-38).

37. Căn cứ vào các nguyên tắc nói trên, chúng ta có thể kết luận:

Thứ nhất : Đức Mẹ được quyền săn sóc các linh hồn do Thiên Chúa chọn lọc và được cứu rỗi. Đối với các linh hồn đó, Đức Mẹ có quyền thống trị, sinh dưỡng, giáo huấn và hướng dẫn trên con đường trường sinh như người mẹ hướng dẫn con đẻ của ḿnh. Ngoài ra, Người có quyền thâu nhận các linh hồn ấy như gia sản quí báu Chúa ban tặng để làm cho các linh hồn đó và Chúa Giêsu liên kết chặt chẽ với nhau; vun trồng các nhân đức và cộng tác với Chúa Thánh Thần trong việc thánh hóa các linh hồn đó. Nói tóm lại, Thiên Chúa đă ban cho Mẹ Maria được quyền coi sóc Con Một Người đă sinh ra, đồng thời cũng được quyền săn sóc đến số phận các con cái thiêng liêng của Người chẳng những về phần xác – cái đó là điều nhỏ mọn không đáng quan tâm – nhưng nhất là về phần linh hồn.

38. Do bản tính, Chúa Giêsu làm Vua vạn vật thế nào, th́ do ơn thánh, Đức Mẹ cũng làm Nữ Vương trời đất thể ấy. Vậy như nước Chúa Giêsu thống trị ở trong ḷng người ta, theo lời Chúa phán: ”Nước Trời ở trong các con” (Lc.17,21), th́ nước Mẹ chỉ huy càng ở trong các linh hồn, chính v́ nước thiêng liêng cao siêu này mà Chúa Giêsu và Đức Mẹ được hiển vinh hơn muôn vàn thế giới hữu h́nh có thể đem lại cho Hai Đấng. Bởi vậy, cùng với các thánh, chúng ta hăy suy tôn chúc tụng Maria là  Nữ Vương các tâm hồn!

7.Cần phải tôn sùng Maria để được ơn cứu rỗi (39-42).

39. Thứ hai: Nếu Thiên Chúa đă phải nhờ đến Maria để thực hiện chương tŕnh và ư định của Ḿnh, th́ nhân loại càng cần nhờ Maria để đạt tới mục đích sau hết của ḿnh. Do đó sự tôn sùng Mẹ Maria có tính cách đặc biệt, siêu việt hơn sự tôn sùng các thánh, chứ không phải vấn đề phụ thuộc không cần cho việc lo phần rỗi.

40. Đồng ư với các thánh Giáo Phụ như Augustinô, Ephrem, Cyrilô đệ Giêrusalem, Germanô Constantinopoltano, Gioan Damascenô, Anselmô, Bernarđô, Bernardino, Tômasô, Bonaventura v.v., linh mục Suarez, S. J., một nhà trước tác danh sư, cũng như thày Justô Lipsô, một nhân vật khôn ngoan, đạo đức, đă quả quyết rằng: muốn được cứu rỗi, cần phải thành thực tôn sùng Mẹ Maria. Thậm chí Ecolamipadid và mấy phần tử tà đạo cũng phải công nhận rằng:  sự không có ḷng sùng kính, tôn thờ Đức Trinh Nữ Maria, là triệu chứng chắc chân sẽ bị trầm luân, trái lại, sự thành thực sùng kính Mẹ sẽ là bảo đảm chắc chắn phần rỗi (18).

41. Chân lư này đă được chứng minh bằng nhiều h́nh bóng và lời lẽ trong Kinh Thánh bất kỳ Cựu hay Tân Ước: bằng nhiều tích đă xảy ra và được ghi chép cẩn thận trong tiểu sử các thánh; bằng nhiều kinh nghiệm thường nhật; Chính ma quỷ và bè lũ chúng nhiều lần cũng phải bắt buộc công nhận chân lư đó. Để khỏi kéo dài ḍng văn tự bằng sự trưng ra đây những điển chứng của các thành Giáo Phu, chúng tôi chỉ xin trích lại một câu văn bất hủ của thánh Gioan Đamascenô : “ Ḷng thành thực sùng kinh Mẹ Maria là một thứ khí giới linh thiêng Thiên Chúa chỉ khứng ban cho những linh hồn được ơn tiền định cứu rỗi “.

42. Như bằng chứng cụ thể, chúng tôi xin lược thuật một vài tích làm tỉ dụ :

1) Trong tiểu sử thánh Phanxicô, tác giả kể lại một ngày kia, thánh nhân được ơn nguyện gẫm cao siêu ngất trí đi, trong khi đó, Ngài xem thấy một thang dài bắc từ đất lên trời, trên đầu cầu thang có Đức Mẹ ngự trị... đồng thời Chúa soi sáng cho thánh nhân hiểu rằng : muốn tiến tới Nước Trời cần phải cứ thang đó mà lên...

2) Tác giả tiểu sử thánh Đaminh đă thuật lại tích xảy ra gần thành Marcasona, nơi thánh nhân cổ động và truyền bá phép lần hạt Mân Côi: Một ngày kia, một phần tử tà giáo đă bị 15 ngàn quỷ thi đua ám ảnh và quấy nhiễu; trước khi cứu nạn nhân cho khỏi ảnh hưởng thâm độc của tà thần, thánh Đaminh bắt buộc bọn quỷ độc nói công khai nhiều vấn đề có hệ đến sự tôn sùng Mẹ Maria. Khi nghe những lời tường thuật rơ ràng của tà thần, toàn thể dân chúng, kể  cả những người khô khan nhất, cũng phải vui mừng, cảm động đến chảy nước mắt ra, v́ thấy chính tà thần cũng phải miễn cưỡng hoan hô chúc tụng Mẹ Maria!

8. Cần phải tôn sùng Maria để được nên thánh (43-46)

43. Nếu muốn được cứu rỗi, đă cần phải tôn sùng Mẹ Maria như thế, th́ chúng ta phải nói ǵ về sự muốn nên trọn lành thánh thiện theo địa vị của một số người đặc biệt? Theo thiển ư chúng tôi, không một nhân vật nào có thể  hoàn toàn liên kết mật thiết với Chúa Giêsu và giữ ḷng trung thành với Chúa Thánh Thần mà không phải kết hợp mật thiết với Mẹ Maria trước, để nhờ ơn Người nâng đỡ cách riêng. 

44. Chỉ có một ḿnh Maria được đầy dẫy dư dật ơn nghĩa Chúa mà không phải nhờ sự can thiệp của một loài thọ sinh nào làm trung gian. Trái lại, không một nhân vật nào đă, đang và sẽ lănh thụ hồng ân nào bởi Thiên Chúa mà không phải qua tay Đức Mẹ. (19). Trước khi sứ thần Gabriel chào mừng Đức Mẹ (Lc.1,28) th́ Người đă được đầy dẫy mọi ơn phúc. Nhưng khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trong ḷng Người để gia ân hải hả, th́ Người càng được chan ḥa hồng ân cao quí. Từ ngày đó, hàng giây, hằng phút, Maria vẫn tiếp tục lănh thêm ơn thánh cho đến một mức cao chót vót, trí thấp hèn loài thụ tạo suy chẳng tới, lượng chẳng ra.

Thiên Chúa chỉ suy tôn một ḿnh Maria làm chủ kho trời, và ban toàn quyền phân phát các ơn đó cho nhân loại: do đó, Người có quyền muốn làm cho nó nên sang trọng giàu có bởi kho thiêng liêng, muốn nâng đỡ bênh vực ai, muốn dẫn đạo cho theo nẻo hẹp ḥi  để về thiên quốc, muốn giúp đỡ ai thắng lướt mọi trở ngại trên trên đường đời: muốn ban ngai vàng, phủ việt, triều thiên cho ai thị mặc ư  Người.

Dù ở đâu, dù lúc nào, bao giờ Chúa Giêsu cũng vẫn là Con, là Quả phúc của ḷng đồng trinh Maria, và bao giờ, Đức Mẹ cũng là cây lành sinh ra Quả phúc đó (20).

45. Thiên Chúa chỉ khứng ban cho một ḿnh Maria tay ḥm ch́a khóa vô tận chất chứa ḷng nhân từ thương xót (21), cũng như ban cho Người một sinh lực tiềm tàng để tiến tới đỉnh cao chót vót của trọn lành thánh thiện, để Người lại hướng dẫn các linh hồn theo gót chân Người trèo lên đỉnh trọn lành ấy. Chỉ có một ḿnh Maria có quyền làm hướng đạo viên dẫn dưa đàn con nheo nhóc vất vả của Evà thất trung được tái nhập cảnh diệu quang, để ở trong đó, các chúng được sinh hoạt một cách đẹp ḷng Chúa, được bảo vệ cho khỏi chước mốc ma quỷ; được thỏa thích no nê hoa trái bởi cây hằng sống làm cho chúng không c̣n phải chết nữa, được giải khát bởi mạch nước trong sạch ngon lành hằng chảy ra tràn trụa. Vườn địa đàng nói đây, chính là Maria. Người thật là thửa đất ph́ nhiêu quí hóa mà Adong Evà đă phải trục xuất sau khi phạm tội. Và ngày nay chỉ có những linh hồn đẹp ḷng Đức Mẹ mới được tái nhập vườn này để tắm ḿnh trong nước thánh thiện ở dưới chân Cây nhân Quả phúc mà thôi.

46. Khi suy lời Chúa Thánh Thần phán : “Ḱa những thiếu nữ sang trọng, khôn ngoan giàu có đem lễ vật thân đến cầu khẩn trước dong nhan Người” (22), Thánh Benađô nói: trước kia, bây giờ và sau này, nhất là khi gần ngày tận thế, sẽ có nhiều đấng thánh đầy công nghiệp và nhân đức hơn cả sẽ là những người tôn sùng Đức Mẹ như gương soi treo trước mắt để chiêm ngưỡng và bắt chước, ngoài ra, c̣n công nhận Người là Đấng bảo trợ cho ḿnh nữa.

9. Địa vị của Maria trong những ngày sau hết (47-50)

47. Nói rằng:“và sau này, nhất là khi gần ngày tận thế... “ mà ngày đó cũng chẳng c̣n bao lâu xa, (23) v́ theo lời Chúa mạc khải cho một linh hồn thánh thiện, mà Deranty đă thuật lại, th́ trong những ngày đó, Thiên Chúa và Mẹ Maria sẽ tác tạo, gây dựng nhiều đấng thánh đại danh như những cây hương nam trên núi Libanô cao ngất ngưởng trời vượt hơn hết thảy các cây cối khác.

48. Các đấng thánh này sẽ là những tướng lănh tinh nhuệ được cử ra để đương đầu chiến đấu với quân địch quấy rối khắp nơi. Khí giới của các Ngài sẽ là ḷng tôn sùng Mẹ Maria cách đặc biệt; các Ngài sẽ được soi dẫn bằng thứ ánh sáng riêng, sẽ được nuôi ḿnh bằng sữa đồng trinh Mẹ, sẽ được chỉ huy hướng dẫn bằng tinh thần cao siêu của Mẹ, sẽ được nâng đỡ bằng cánh tay Mẹ, sẽ được bênh vực bằng quyền phép Mẹ. Với những điều kiện đó, các ngài sẽ có thể “một tay tiêu diệt đối phương, một tay kiến thiết thành tri” (24).

“Tiêu diệt đối phương”, tức là tiêu diệt bọn tà giáo và lạc thuyết của chúng; bọn giáo phái và ngụy thuyết của chúng; bọn thờ tà thần và các thần phật của chúng; bọn phạm nhân và các tội lỗi của chúng…

“Kiến thiết thành tŕ” tức là xây dựng đền thờ Vua Salômôn, tượng trưng thành tŕ kiên cố của Thiên Chúa. Theo ư kiến các thành Giáo Phụ, Đền thờ Vua Salômôn (25) và thành tŕ kiến cố của Thiên Chúa (26) là h́nh bóng chỉ về Mẹ Maria.

Theo lời Chúa mạc khải cho thành Vicentê Ferreriô, Vị Đại tông đồ, th́ những đấng thánh đại danh nói đây sẽ lấy lời nói việc làm để khuyến khích nhân loại gia nhập phong trào tôn sùng Mẹ Maria; do đó các ngài sẽ vấp phải nhiều trở ngại của đối phương. Nhưng rút cuộc, bao nhiêu chiến thắng vẻ vang sẽ về tay các ngài để các ngài làm vinh danh Thiên Chúa, nở mặt Mẹ Maria.

H́nh như Chúa Thánh Thần đă ám chỉ những cuộc chiến thắng vẻ vang trên đối phương khi phán:”Chúng nó sẽ mở mắt ra nhận thấy rằng: Thiên Chúa ngự trị nhà Giacob và trên khắp cương giới. Chúng không làm ǵ được, phải quay lưng trở lại lúc chiều tà, bụng th́ đói như bầy chó sói, chạy chung quanh thành tŕ kiên cố để t́m mồi” (27). Thành tri kiến cố có sức bảo vệ những chiến sỹ ẩn ở trong chính là Mẹ Maria. Chúa Thánh Thần quen gọi Người là “Thành tri kiến cố” là “biệt thự thiên cung” (28).

49. Nếu ơn cứu chuộc đă phải nhờ Đức Mẹ mới có thể thực hiện, th́ sự hoàn tất ơn cứu chuộc cũng sẽ phải do Đức Mẹ mới có hiệu lực.

Trong thời kỳ Ngôi Hai giáng sinh, không mấy người biết đến thanh thế Đức Mẹ. Sở dĩ có như thế là để người ta khỏi ngộ nhận tôn thờ Đức Mẹ trước khi tôn thờ Chúa Giêsu. Điều đó rất có thể xảy ra nếu khi ấy người ta đă được biết hết vẻ xinh đẹp, diệu huyền Thiên Chúa ban cho Mẹ. Trong một bức thư riêng, thành Dionisiô Areopagila đă tả chân dung nhan Đức Mẹ đại khái như sau: Nếu không được đức tin hướng dẫn trước, th́ khi được phước chiêm ngưỡng tôn nhan và duyên dáng siêu phàm, kín đáo ḥa với nhan sắc tuyệt vời của Maria thánh mẫu, th́ tôi đă tin tưởng chính Người là Chúa tể càn khôn rồi đó (29).

Đây là lư do v́ sao Chúa Thánh Thần đă muốn che khuất Maria lúc sinh thời cho khỏi con mắt trần phàm, và Phúc âm cũng chỉ nói rất ít về Mẹ. Nhưng ngày nay những lư do trên kia không c̣n nữa, nên Thiên Chúa đă đề cao Maria trước con mắt toàn thể thế giới, để Người thực hiện sứ mạng thiêng liêng cao quí là dậy cho người đời nhận biết, kinh mến và tôn thờ Chúa Giêsu trước ngày Người thân hiện xuống phán xét nhân loại,

50. Đây là những lư do khiến cho Thiên Chúa muốn đề cao Maria trong thời gian sau hết này:

1) V́ lúc sinh thời, Đức Mẹ đă tự hạ ḿnh xuống ở khiêm nhường coi ḿnh hèn hạ hơn bụi đất: Người đă thiết tha nài xin Thiên Chúa cũng như các thánh Tông Đồ và các thánh Sử nói rất ít về minh.

2) V́ Maria là một kỳ công kiệt tác do tay Thiên Chúa tạo thành bằng ơn thánh khi Người c̣n sinh sống ở trần gian và bằng phúc thanh nhàn trên Thiên đàng. Bởi đó, Thiên Chúa muốn cho vạn vật biết đến và tung hô sự nghiệp vĩ đại của Người.

3) V́ Maria là Rạng đông báo hiệu mặt trời công chính là Chúa Giêsu sẽ mọc ra, nên người ta phải nhận biết Maria trước, rồi mới nhận thấy Chúa Giêsu sau.

4) V́ Maria là con đường Chúa Giêsu đă trải qua khi thân hành đến với nhân loại lần thứ nhất, th́ cũng sẽ là con đường Người trải qua khi thân hiện xuống lần thứ hai, mặc dầu hai lần ấy có khác nhau về cách thức và mục đích.

5) V́ Maria là nơi gặp gỡ, là con đường thẳng thắn dẫn đưa nhân loại đến với Chúa Giêsu. Chính nhờ có Maria mà nhiều nhân vật đă t́m được Chúa Giêsu và được hoàn toàn thánh hóa.

 “Ai t́m được Maria, tức là t́m thấy nguồn sinh lực dồi dào” (30) Nguồn sinh lực đó chính là Chúa Giêsu, Đấng đă xưng ḿnh là  “chính lộ, là chân lư, là sinh lực” (31). Ai không cố gắng t́m ṭi Maria, chắc không thể gặp thấy Người; nhưng nếu không biết Người th́ cũng không cố gắng làm tôi, v́ vô tri bất mộ. Đây là lư do v́ sao Thiên Chúa muốn cho lúc này hơn bất cứ lúc nào khác, Đức Mẹ được đề cao để mở đường cho nhân loại nhận biết, tôn thờ và làm vinh danh Thiên Chúa.

6) Lúc này đây, Đức Mẹ phải được đề cao trước con mắt nhân loại về ba đặc điểm cao quí, tức là ḷng nhân từ, thanh thế và ơn nghĩa Chúa.

a) Đức Mẹ phải được đề cao v́ ḷng nhân từ thương xót, v́ lấy tư cách người Mẹ hiền, Maria sẽ vui ḷng đón nhận tất cả những đứa con bội bạc, nhưng thật ḷng sám hối, quyết tâm trở lại với Giáo Hội...

b) Đức Mẹ phải được đề cao thanh thế, v́ quyền phép Người sẽ dùng đă sẵn có để chiến thắng quân địch của Thiên Chúa, tức là những kẻ thờ bụt thần ma quỉ, bè lũ phản đạo, bọn Do-thái cứng cổ và những dân tộc ngoại giáo, sau cùng là những người cố chấp phản chân lư bằng những lời tuyên truyền xảo quyệt, bằng những thủ đoạn tra tấn, giam cầm, hăm hại những người không đồng quan điểm với chúng.

c) Sau cùng, Maria phải được đề cao về ơn nghĩa Chúa mà Người đă thâu nhận cách dư dật để thông cho các chiến sỹ đang chiến đấu cho Thiên Chúa ngoài tiền tuyến.

7) V́ trong thời gian cuối cùng này, tà thần và bè lũ sẽ lăng cường ở khắp đó đây, nhất quyết một phen sống mái với con cái Đức Mẹ, những phần tử mà tụi chúng đă biết ḿnh không thể chiến thắng một cách dễ dàng; Chúng thừa biết rằng thời gian hăm hại phần rỗi các linh hồn sắp hết rồi, nên chúng ra tay hoạt động ráo riết. Nhưng dầu sao, chúng không thể đương đầu với một Nữ Tướng anh dũng như cả một cơ đội sẵn sàng lăn ḿnh vào trận địa(32).

10. Mối thù chí tử giữa Mẹ Maria và con rắn hỏa ngục (51-55).

51. Lời tiên tri và chúc dữ cho con rắn mà Thiên Chúa đă phán lần đầu tiên trong vườn địa đàng, phải thực hiện cách đặc biệt trong thời kỳ sau hết này, lúc mà ma quỷ nỗ lực chiến đấu, để dọn đường cho quỉ vương ra đời.

Để làm vinh danh Đức Mẹ, để khích lệ những kẻ làm con cái Mẹ Maria, và để tà thần phải xấu hồ, chúng tôi xin trích lại nguyên văn lời chúc dữ đó, đoạn sẽ lần lượt giải thích rơ ràng:”Ta sẽ gây mối thù thâm niên giữa mày và Người Nữ, cũng như giữa ḍng dơi Người Nữ: Người sẽ đạp giập đầu mày ra, và mày sẽ ŕnh ṃ cắn gót chân Người, nhưng vô ích” (33).

52. Mối thù mà chính Thiên Chúa đă nhắc tới, mối thù thâm niên và kéo dài măi cho đến tận thế, chính là mối thù chí tử giữa Maria, Thiên Chúa Thánh Mẫu và tà thần ma quỉ ; giữa con cái trung thành của Mẹ và bè lũ Lucifer. Do đó, người ta hiểu rằng : Maria là kẻ thù số một Thiên Chúa đă đào tạo và đề cử ra để chiến đấu với ma quỉ.

Mặc dầu khi ấy Maria mới chỉ là một loài thụ tạo có trong sự dự định của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa đă sẵn sàng ban cho Người một mối thù chí tử lũ quỉ vô phước đó; một trí khôn tinh nhanh, sắc sảo để tố giác những mưu mô thâm độc của con rắn già ; một sức mạnh vô song để đánh phá, tiêu diệt đối phương kiêu hănh quỉ quyệt. Biết như thế, bọn quỉ ma rất e lệ, sợ sệt Maria hơn bất cứ thần thánh nào khác, thậm chí có khi c̣n sợ hơn chính Thiên Chúa nữa.

Nói thế không có nghĩa là cơn thịnh nộ, ḷng oán ghét và oai quyền Thiên Chúa trước mặt đối phương phải thua kém quyền phép Đức Mẹ, v́ dù sao đi nữa, oai quyền của Mẹ vẫn có hạn định. Nhưng có nghĩa là :

a) Quỉ Satan vốn tính ngạo ngược kiêu hănh mà nay thấy ḿnh bị bàn tay sắt của một nữ t́ hèn hạ khiêm nhu của Thiên Chúa chiến thắng và sát phạt ḿnh ; đó là lư do khiến cho quỉ Satan vô cùng uất hận và cay cực. Nói cách khác: ḷng khiêm nhu tự hạ Maria đă làm cho quỉ Satan phải uất ức sỉ nhục hơn oai quyền Thiên Chúa.

b) V́ chính Thiên Chúa đă khứng ban cho Maria quyền hành thanh thế như vô biên. Trong những trường hợp được phép ám ảnh vào người nọ kẻ kia, chính quỉ Satan đă phải cưỡng bách công nhận rằng : một lời nói của Maria để bào chữa cho một linh hồn nào mà thôi, cũng đủ làm cho hắn lo sợ mất mồi của ḿnh hơn lời cầu nguyện của muôn vàn đấng thánh khác. Một giọng ngăm đe của Maria mà thôi, cũng đủ làm cho bọn chúng kinh hoảng hơn tất cả cực h́nh của hỏa ngục.

53. Những báu vật Lucifer đă phải mất đi v́ kiêu ngạo, th́ Maria đă thu hồi lại được do ḷng khiêm nhu. Những báu vật bà Evà vô phúc đă vô t́nh phá hoại v́ tội không vâng lời, th́ Maria đă kiến thiết lại được do đức vâng lời. V́ bất trung phản bội mà Evà đă làm hại ḿnh, hại con cháu bằng cách đem phó thác chúng cho tà thần, nhưng Maria rất mực trung thành đă giải thoát và phóng thích con cái Người khỏi ách nô lệ của Satan để đoàn tụ chung quanh Thiên Chúa.

54. Không những Thiên Chúa đă gây nên một, mà là muôn vàn mối tử thù giữa Maria và con rắn già. Không những Thiên Chúa đă gây nên mối từ thù giữa Maria và con rắn, nhưng c̣n dụng t́nh gây nên mối tử thù đó giữa con cái của Maria và bé lũ của quỉ Satan nữa. Ở đâu đâu và bao giờ cũng thế, con cái Mẹ Maria đă mang sẵn trong minh một mối thù thâm niên, nhất định không đội trời chung với bè lũ ma quỉ. Giữa hai đối phương không thể có chút yêu đương và mối liên lạc cảm t́nh nào.

Con cháu Belial, bọn chư hầu quỉ Satan và bè lũ đă, đang và sẽ tiếp tục hăm hại, bắt bớ gian cầm những kẻ làm con cái Mẹ Maria, cũng như khi xưa Cain hăm hại, đổ máu Abel, và Esau hăm hại, áp bức Jacob vậy. Những nhân vật điển h́nh trên đây là tượng trưng các kẻ sẽ được kén chọn hay là bị khai trừ. Nhưng dù sao, Mẹ Maria khiêm nhường sẽ giật được chiến công rực rỡ trên đối phương kiêu hănh: Người sẽ đạp giập đầu con rắn ra trăm mảnh : sẽ tố giác thâm mưu quỉ quyệt, sẽ lột mặt nạ, sẽ phá tan chiến thuật thâm hiểm của chúng; đồng thời sẽ bênh vực, che chở, bênh đỡ và đề pḥng các con cái trung thành của Người cho khỏi nanh vuốt thâm độc của chúng.

Quyền thống trị của Mẹ Maria sẽ được đề cao sáng tỏ nhất là trong thời gian cuối cùng, lúc mà con rắn già sẽ ŕnh ṃ cắn gót chân Người. Gót chân nói đây là h́nh bóng chỉ những linh hồn khiêm nhường hèn hạ Mẹ sẽ tung ra để chiến đấu với tà thần. Trước mặt người thế gian, con cái Mẹ sẽ bị khinh dể, đày dọa như gót chân trong thân thể con người, nhưng trước mặt Thiên Chúa, Đức Mẹ sẽ lấy lửa kính mến mà làm cho những linh hồn ấy nên sang trọng giàu có, phúc đức, thánh thiện, trổi vượt hơn muôn vàn người khác. Chính v́ các linh hồn đó tự coi ḿnh hèn hạ như gót chân trong thân xác, nên đă được Thiên Chúa nâng lên cao, cho kết hợp mật thiết với Đức Mẹ, để nhờ quyền thế Người, các chiến sỹ anh dũng đó sẽ dạp giập đầu con rắn ra trăm mảnh để rồi giật lại chiến công oanh liệt cho Chúa Giêsu toàn thắng.

55. Lúc này, hơn bất cứ lúc nào khác, Thiên Chúa ước muốn cho thế giới nhận biết, yêu mến, tôn sùng Mẹ Maria chí thánh: điều ước muốn này sẽ được thực hiện, một khi những linh hồn được kén chọn dơi theo con đường mầu nhiệm và hoàn hảo do Chúa Thánh Thần hướng dẫn soi sáng, theo như chúng tôi sẽ đề cập đến sau  đây. Lúc bấy giờ, nhờ đức tin soi dẫn, các linh hồn phước lộc đó  sẽ nhận ra rơ ràng ngôi sao Bắc Thần, sẽ được Nữ Tướng này hướng dẫn đến bến b́nh yên, mặc dầu dọc đàng bị sóng gió dồn giập, mặc dầu bị những quân cướp bể quấy nhiễu. Vừa khi cặp bến b́nh yên, các linh hồn đó sẽ nhận thấy rơ ràng vinh quang của Vị Nữ Tướng, do đó, họ sẽ t́nh nguyện hiến toàn thân phục dịch Người, hết dạ mến yêu, tuân mạng lệnh Người. Ngoài ra, họ sẽ được tận hưởng thú vui êm đềm t́nh mẫu tử tương liên, sự tận t́nh kính mến Người như con thảo kinh mến Mẹ hiền. Lúc bấy giờ họ sẽ nhận thấy tính Mẹ thương con thật vô biên và ḿnh phải luôn luôn chạy đến với Người để thiết tha nài xin  Người bênh vực và đứng làm môi giới cho ḿnh nơi Chúa Giêsu. Do đó, họ sẽ thấy Maria quả là con đường chắc chắn, vắn tắt, và phẳng phíu nhất để đến với Chúa Giêsu, tận hiến thân xác ḿnh cho Người, để được hoàn toàn thuộc về Chúa.

11. Những ai đáng được gọi là con cái Đức Mẹ? (56-59)

56. Bạn hỏi : những ai sẽ được hạnh phúc làm con cái Mẹ Maria như thế? Thưa :

a) Con cái Mẹ Maria sẽ là những linh mục đạo đức sốt sắng; các ngài sẽ lấy lửa mến Chúa yêu người đốt cháy khắp các hang cùng ngơ hẻm. Ḷng sốt sống ấy sẽ như tên lửa Chúa Thánh Thần dùng để bắn sang vị trí của địch (34).

b)  Con cái Mẹ Maria sẽ là những phần tử gia tộc họ Lêvi, là những chiến sĩ anh dũng sẵn sàng lăn ḿnh trong gian lao, trong đau khổ và đă được liên kết mật thiết với Thiên Chúa. Họ sẽ tiến dâng cho Thiên Chúa ḷng kính mến như Vàng thập thành sáng chói; lời cầu nguyện như Nhũ hương thơm tho; và sự hăm minh như Mộc dược cay đắng. Đối với Chúa Giêsu và những kẻ khó khăn hèn mọn khiêm nhường, những phần tử này sẽ là khói hương tỏa ra xông mùi thơm tho khắp nơi; trái lại, đối với những người vinh sang, phú quư và kiêu căng của thế gian, những phần tử nói trên sẽ biến thành một thứ mộc dược cay đắng..

57. c) Con cái Mẹ Maria là những linh hồn bay cao như đám mây sáng chói; một khi được Chúa Thánh Thần đánh động là tức khắc bay tràn khắp không trung, đổ mưa lời Chúa xuống và đem lại phần rỗi cho các lính hồn, Các ngài sẽ làm sấm sét để phá tan tội lỗi ; cảnh cáo thế giới bội bạc; chiến đấu, và tiêu diệt tà thần và bè lũ. Ngoài ra, các ngài sẽ cương quyết nhất sống nhị chết để tuân theo mệnh lệnh Thiên Chúa, dùng lời hằng sống như gươm hai lưỡi (35), đánh đông dẹp bắc cho đến khi hạ được địch mới thôi.

58. d) Con cái Mẹ Maria là những vị tông đồ nhiệt thành trong thời gian cuối cùng này. Các ngài sẽ được Thiên Chúa ban cho môi miệng để thuyết giáo; quyền phép để làm phép lạ, chiếm lại những chiến phẩm bởi tay địch. Mặc dầu các ngài nghèo khó, hèn hạ, không có vàng bạc, hạt trai quí giá, không được người đời quan tâm đưa đón và trọng đăi, nhưng các ngài vẫn được an nghỉ giữa những bậc chân tu,giữa hàng giáo sỹ (36). Hơn nữa, các ngài sẽ được Thiên Chúa ban cho một thứ cánh trắng bạch như cánh chim câu, bay đi khắp đây đó tùy ư Chúa Thánh Thần sai khiến, để chuyên nguyên một việc làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Các ngài bay đến đâu là rao giảng và thực hiện ḷng mến Chúa yêu người đến đấy, v́ đức bác ái tóm lại hết mọi lề luật vậy (37)

59. e) sau hết, con cái Mẹ Maria sẽ là những phần tử muốn làm môn đệ Chúa Giêsu; các ngài sẽ t́nh nguyện đi trên con đường khó khăn, hèn hạ, khinh chê của thế trần, lấy lời nói việc làm dậy cho người ta biết đàng hẹp ḥi đưa đến nước trường sinh theo tinh thần Phúc âm, chứ không theo tinh thần thế gian. Các ngài không để ḷng dính bén của phù vân, không vị nể thiên tư, không tâng bốc cũng không sợ sệt người quyền quí; Môi miệng các ngài sẽ rao giảng lời hằng sống sắc bén như gươm hai lưỡi, Vai vác thập giá đẫm máu, tay phải cầm tượng chuộc tội, tay trái cầm tràng hạt và có hai chữ Giêsu Maria in sâu vào trái tim. Các ngài ăn ở nết na, đạo hạnh, khắc khổ, hăm ḿnh phạt xác để nên giống như Chúa Giêsu.

Đây là những vị Tông đồ đại danh; Mẹ Maria sẽ vâng lệnh Thiên Chúa tung ra mặt trận để chiến đầu và chiếm lại cương giới đă bị đối phương trấn đóng.

Nhưng bao giờ biến cố này sẽ xảy đến và được thực hiện bằng cách nào, đó là điều bí mật, chỉ có một ḿnh Thiên Chúa biết mà thôi. (38) Chúng ta chỉ có quyền im lặng, cầu nguyện, than thở và chờ đợi... (39),

 

CHƯƠNG II

 

Cốt cách thành thực sùng kính Mẹ Maria

 

Chân lư nền tảng của sự tôn sùng Mẹ Maria (60 - 89)

1. “Chúa Giêsu là “thủy chung mọi tạo vật” (60 - 62 )

60. Cho đến đây, chúng tôi đă tŕnh bày it nhiều lư do tỏ ra sự thành thực sùng kính Mẹ Maria là điều kiện cần thiết. Bây giờ đây, đă đến lúc phải đề cập đến cốt cách của sự thành thực sùng kinh ấy. Nhờ ơn Chúa giúp, chúng tôi sẽ cố gắng giải thích một phần nào. Nhưng trước tiên, chúng tôi muốn nêu ra đây một vài lư do nền tảng chắc chắn cho sự tôn sùng Mẹ Maria.

61. Trong mọi cách tôn sùng, kính bái, người ta phải nhằm vào Chúa Giêsu như vật đích cốt cán và chính yếu. Thiếu điều kiện này, những việc kia là vô hiệu lực, v́ Chúa Giêsu phải là “thủy chung mọi tạo vật”. Như Người đă phán : “Ta là thủy chung mọi sự “ (40).

Theo lời thánh Tông đồ: chúng ta phải cố gắng sao cho mọi người được trở nên toàn thiện trong Chúa Kitô, v́ nơi Người có trót bản tính Thiên Chúa, có đầy đủ các ơn thiêng liêng, các nhân đức và sự trọn lành thánh thiện. Nhờ có Người, chúng ta mới lănh thụ được mọi ơn phúc.

Chúa Giêsu là “Nghiêm sư duy nhất” chúng ta phải học hỏi: là  “Bề Trên duy nhất” chúng ta phải phục tùng; là “Tổng chỉ huy duy nhất chúng ta phải tuân lệnh” ; là “Gương mẫu duy nhất” chúng ta phải họa theo ; là “Lương y duy nhất” chúng ta phải chạy đến xin điều trị ; là “Chúa Chiên duy nhất chăn dắt chúng ta”; là “Chính lộ duy nhất” chúng ta phải dơi theo; là “Chân lư duy nhất” chúng ta phải tin phục; là “Sinh lực duy nhất” chúng ta phải cậy nhờ cho được sống động. Nói tóm lại, trong mọi sự, Chúa Giêsu phải là “tất cả” cho chúng ta; nhờ có Người, chúng ta mới được đầy đủ sung túc (41).

Dưới gầm trời, chỉ có danh Giêsu mới có thể cứu văn được chúng ta. Giêsu là nền tảng vững chắc Thiên Chúa đă đặt để xây dựng phần rỗi, trọn lành, thánh thiện và hạnh phúc chúng ta. Ngôi nhà nào không được xây dựng trên tảng đá vững chắc này, là nhà xây lên trên đống cát sẽ bị sụp đổ. Ai không liên kết với Chúa Giêsu như ngành liên kết với cây, th́ khô héo đi và bị thiêu đốt trong lửa hỏa hào. Ngoài Chúa Giêsu, người ta chỉ thấy sai lạc, giả đối, bất công, chết chóc và h́nh phạt đời đời,

Trái lại, nếu chúng ta sống động trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu sống động trong chúng ta, th́ không có lư do ǵ đáng lo ngại cho phần rỗi nữa. Dù các thiên thần trên trời, các người ta dưới thế, các ma quỉ trong hỏa ngục, hay bất cứ một loài thụ sinh nào khác cũng không thể làm hại được chúng ta, v́ không loài nào có thể làm cho chúng ta mất ḷng kính mến Thiên Chúa trong Chúa Giêsu. Nhờ Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, chúng ta sẽ được liên kết mật thiết với Chúa Thánh Thần để làm vinh danh Đức Chúa Cha, để làm cho chúng ta nên trọn lành, nên hương hoa xông tỏa mùi thơm tho sự sống bất diệt cho anh em ta (42).

62. Theo nguyên tắc nói trên, người ta có thể kết luận rằng: Sự tôn sùng Mẹ Maria chẳng qua chỉ là một phương pháp tiện lợi và hữu hiệu để nhân loại t́m đến với Chúa Giêsu và tôn thờ Người cách hoàn hảo hơn. Giả như sự tôn sùng này làm ngăn trở bước đường tiến tới Chúa Giêsu, th́ chúng ta phải cương quyết tẩy chay ngay lập tức và coi như là việc ma quỉ bày đặt. Nhưng đâu phải thế, chúng ta cần phải tôn sùng Mẹ Maria để nhờ đó mới có thể dễ dàng t́m đến cùng Chúa Giêsu, thiết tha yêu mến và hết dạ làm tôi Người mà thôi.

2.  Linh hồn than thở thiết tha với Chúa Giêsu (63 - 67)

63. Lạy Chúa Giêsu đáng mến, bây giờ đây,. con xin ngửa mặt lên than thở cùng Chúa một đôi lời cho thỏa ḷng con kính mến. Đáng tiếc thay, phần đông giáo dân, kể cả những phần tử trí thức, cũng chưa biết đến mối t́nh khăng khít liên kết giữa Chúa và Mẹ chí thánh của Chúa ra sao cả! Lạy Chúa Giêsu! Chúa luôn luôn sống động trong Mẹ Maria, cũng như Mẹ Maria luôn luôn sống động trong Chúa, không giây phút nào hai Mẹ Con có thể chia tay nhau, chẳng vậy Người không c̣n là Mẹ chí thánh Chúa nữa! Ơn thánh đă làm cho Đức Mẹ trở nên giống hệt Chúa mọi đàng, đến nỗi không phải Người sống động, mà là chính Chúa sống động trong Người cách hoàn hảo hơn trong bất cứ loài thụ tạo nào, dù là thiên thần hay đấng thánh nào đi nữa.

A! Giả như nhân loại thâm hiểu sự Chúa được yêu mến thiết tha đến mức nào khi ngự trị trong Sinh Linh siêu phàm này, th́ chắc chắn họ sẽ có quan niệm khác hẳn với quan niệm họ vẫn ốm ấp từ trước cho đến bây giờ. Mẹ Maria hoàn toàn liên kết với Chúa cách rất mật thiết, đến nỗi phân tách ánh sáng ra khỏi mặt trời, sức nóng ra khỏi ngọn lửa, hoặc phân tách thiên thần và các thánh ra khỏi Chúa th́ c̣n dễ dàng hơn cắt đứt dây liên lạc mật thiết giữa Chúa và Mẹ chi thánh.

64. Lạy Chúa đáng mến, như thế mà c̣n nhiều người u minh, không chịu nh́n nhận Mẹ chí thành của Chúa, thật là điều kỳ lạ và đáng tiếc! Con không thèm nói đến những người ngoại giáo, thờ bụt thần ma quỉ, không được phước nghe biết Chúa, và lẽ tất nhiên, cũng không được nghe biết Mẹ Maria; con không thèm nói đến những phần tử rối đạo, nghịch đảng, không thiết tha nh́n nhận Mẹ v́ đă xa lạ Chúa và Giáo Hội: con nói ngay đến những giáo hữu,đến những phần tử trí thức Công giáo (43), có trách nhiệm truyền bá chân lư cho chúng sinh, mà cũng chỉ biết đến Chúa và Mẹ chí thánh một cách vô ư thức, hời hợt, lănh đạm, biết suông vậy mà thôi. Họa huần lắm mới thấy họ nhắc đến thánh danh Mẹ và sự tôn sùng Mẹ. Họ sợ rằng: nói đến Mẹ nhiều, e có sự lạm dụng, nghĩa là người ta sẽ mến Mẹ cách quá đáng, làm mất ḷng Chúa!

Khi mắt thấy tai nghe có người tôn sùng Mẹ, đề cao sự sùng kính Mẹ với những điệu giọng sốt sắng, du dương, nhất là lại dám quả quyết rằng: sự tôn sùng đó là phương pháp chắc chắn là đường vắn tắt, là lối phẳng phiu, là phương châm linh nghiệm để t́m thấy và yêu mến Chúa, th́ lập tức họ nhao nhao lên phản đối, viện ra nhiều lư lẽ cùn cặn  đề bênh vực lập trường của họ là không nên nói quá nhiều đến Đức Mẹ, không nên lạm dụng, phải gác bỏ vấn đề đó ra ngoài lề, thậm chí phải xin phép Chúa trước đă... không nên khuyến khích người ta tôn sùng Mẹ cách quá đáng như thế, cứ kính mến cách b́nh thường như bây giờ cũng đủ rồi.

Đôi khi cũng thấy họ đề cập đến sự tôn sùng Mẹ Maria, nhưng không phải đề xây dựng, khich lệ, nhưng để  đả phá những điều -theo ư họ - như là lạm dụng! Nhưng  họ có biết đâu rằng họ không kinh mến Mẹ Maria, th́ cũng không kính mến Chúa một tí nhỏ gọi là có!

Trước cơn mắt họ, tràng hạt Mân Côi, áo Đức Bà chỉ là những đồ thờ phượng phù hợp với đàn bà trẻ con ngu muội dốt nát: Không cần dùng đến những thứ đó cũng có thể rỗi lính hồn. Khi chẳng may họ bắt gặp người nào sốt sắng, siêng năng lần hạt, làm việc thành kính Đức Mẹ, th́ lập tức họ dùng hết mọi mưu mô dụ dỗ cho kẻ ấy theo ư họ mới thôi: thay v́ lần hạt Mân côi, họ bảo cứ đọc bẩy kinh Ca vịnh... thay v́ tôn sùng Mẹ Maria, họ bảo cứ kính mến Chúa là đủ, hà tất ǵ phải thêm việc cho bận!

Ôi! Lạy Chúa Giêsu đáng mến, thái độ của họ phải chăng đẹp ḷng Chúa? phải chăng là theo đúng ư hưởng thiết tha của Chúa? Không dám làm đẹp ḷng Mẹ Maria để khỏi mích ḷng Chúa!  đường lối đó có ngụ thâm ư ǵ, nếu được Chúa chấp thuận? Phải chăng việc tôn sùng Mẹ Maria làm ngăn trở cho sự kính mến Chúa?  Phải chăng đối với Chúa, Mẹ Maria chỉ là một người khách xa lạ không có t́nh nghĩa thiết tha ǵ với Chúa? Phải chẳng muốn làm đẹp ḷng Mẹ Maria là làm phật ư Chúa? Phải chăng tận hiến cho Mẹ Maria là xa ĺa Chúa không kính mến Chúa?

65. Lạy Chúa Giêsu đáng kinh mến vô cùng! Nếu những điều con nói trên kia là thật, th́ xin Chúa đừng gia phạt những phần tử trí thức kiêu ngạo bằng cách làm cho họ phải xa con đường kính mến Mẹ Maria và ở vô t́nh lạnh nhạt với Người. Lạy Chúa, xin đừng để cho con bị tiêm nhiễm những quan niệm sai lạc và hành động quá trớn của bọn họ; trái lại, Chúa hăy chia sẻ cho con một chút ḷng thành kính, biết ơn Chúa đối với Mẹ Maria, để con càng theo gương Chúa trong việc này bao nhiêu, th́ con càng được yêu mến và làm vinh danh Chúa bấy nhiêu.

66. Nhưng cho đến đây, con cũng chưa nói một nửa lời đề ca tụng làm vinh danh Mẹ thánh Chúa. Vậy xin Chúa ban ơn cho con để con dâng lời ngợi khen Đức Mẹ cho xứng đáng, (44) bất chấp đối phương của Mẹ, chúng muốn nói thế nào th́ nói. Riêng con, con xin đồng ư với các thánh, lớn tiếng tuyên bố thế này; “Phàm ai cả ḷng làm mất ḷng Mẹ chí thánh, th́ không thể có hy vọng được Chúa đoái thương” (45).

67. Xin Chúa ban cho con được ơn kính mến Chúa cách thành thực, để nhờ đó, con cũng được phước kính mến Mẹ Maria cách thiết tha, và loan truyền, khuyến khích ai nấy kính mến làm tôi Mẹ nữa. Con xin mượn lời thánh Augutinh, và đồng ư với các phần tử trung thành để than thở cầu xin:

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Kitô Con Đức Chúa Cha hằng sống, là Cha rất thánh, là Chúa cực nhân, là Vua cao cả, là Chúa hay thương, là Thày thông minh, là Đấng bảo trợ từ bi, là Đấng tốt lành đáng kính mến, là Bánh hằng sống, là Linh mục đời đời, là Hướng lộ viên chỉ nẻo Thiên đàng, là sinh lực dồi dào, là chính lộ ngay thẳng, là êm dịu ngọt ngào, là sự khôn sáng chói ḷa rực rỡ, là sự đơn sơ thanh sạch không chút bợn nhơ, là ḥa b́nh chân chính, là sự bênh đỡ, là cơ nghiệp, sau hết là phần rỗi đời đời của con”.

 “Lạy Chúa Giêsu, lạy Thày chí thánh! V́ lư do nào mà con đă chẳng ước ao khao khát kính mến Chúa trót đời con? Con đă ở đâu và làm ǵ khi con chẳng kính mến Chúa? A! chớ chi từ nay trở đi, con chỉ ước ao khao khát kính mến Chúa cách chí thiết. Chớ chi trái tim con mở toang ra để đón nhận t́nh yêu mến Chúa. Lúc này đây, ḷng con đang rung lên v́ cảm động và khao khát kính mến Chúa, con phải bắt đầu chạy, chạy nhanh trên con đường t́nh yêu, bổ khuyết lại phần nào sự chậm trễ, để mau mau con được đạt tới sở nguyện, và tận hưởng báu vật con đang t́m kiếm”.

“Lạy Chúa Giêsu! Vô phúc thay, đáng tiếc thay số phận những kẻ không kính mến Chúa! Lạy Chúa Giêsu rất êm ái dịu dàng! Chúa hăy trở nên t́nh yêu đẹp đẽ, khoái lạc cho những linh hồn tận hiến để làm vinh danh cho Chúa. Lạy Thày chí thành, Người là Chúa ḷng con, là cơ nghiệp con, xin hăy làm cho con hao ṃn kiệt sức đi, để Chúa trở nên sinh lực của con. Xin cho lửa mến nung nấu tâm can, cốt tủy con, để một ngày kia, sau khi thở hơi cuối cùng, con thân đến tŕnh diện Chúa, và Chúa thấy con đă biến thành một khối lửa t́nh yêu. Amen (46).

3. Nô lệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria (68 - 79)

68. Sau khi nhận xét cách thức Chúa Giêsu đối xử với chúng ta, chúng ta phải đồng ư với thánh Phaolô để kết luận rằng: “chúng ta không phải là của riêng ḿnh nữa, toàn thân chúng ta đều là của Thiên Chúa, như những gia nô Chúa đă mua chuộc bằng giá rất đắt: bằng máu thánh Người đă chảy ra dư dật (47). Trước khi chịu phép rửa tội, chúng ta c̣n là tôi tá ma quỉ, nhưng phép ấy đă làm cho chúng ta trở nên con cái Chúa Giêsu. Do đó, dù sống dù chết, chúng ta cũng phải cố gắng hoàn toàn sinh sống và hoạt động cho Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc chúng ta (48). Chúng ta phải lợi dụng thân thể chúng ta để mưu cầu vinh danh Chúa; phải dùng linh hồn chúng ta làm nơi Người ngự trị, v́ thật ra, chúng ta là những công dân của nước Chúa đă thu phục và là gia sản của Người.

Chúa Thánh Thần đă sánh ví chúng ta : 1) với cây trồng bên suối nước mát mẻ của ơn thánh, trong vườn Giáo Hội, để mùa nào thức ấy, chúng ta khai hoa kết quả cho Thiên Chúa.

2) Với ngành nho có Chúa Giêsu làm thân cây, để chúng ta nhờ Người mà sinh nhiều hoa trái.

3) Với đoàn chiên có Chúa Giêsu chăn dắt trên cánh đồng cỏ xanh tươi để được no nê và sinh sản nhiều con cái.

4) Với cánh đồng ph́ nhiều, trong đó, Chúa Gièsu đóng vai người canh tác gieo văi, để hạt giống vùi trong đất trổ sinh hoa lợi gấp ba mươi, sáu mươi, một trăm (49).

Chúa Giêsu đă chúc dữ cho cây vả không sinh hoa trái (50); đă kết án đứa đầy tớ bất cẩn không chịu dùng tiền đă lĩnh để sinh lợi tức cho gia chủ (51). Hai tích này chứng tỏ Chúa Giêsu muốn thu hoạch chút hoa lợi nơi loài phàm hèn chúng ta; hoa lợi đó, chính là những việc lành phúc đức chúng ta phải thực hiện, v́ Chúa có quyền buộc ta phải thi hành những việc ấy. (52) Sở dĩ chúng ta sinh ra ở đời là để thực hiện việc phước thiện trong Chúa Kitô. Chính Người mới là thủy chung mọi tư tưởng, mọi ngôn ngữ, mọi hành động của chúng ta, theo lời Chúa Thánh Thần phán. V́ vậy chúng ta phải làm việc không những như người làm công, nhưng c̣n phải làm việc như nô lệ làm cho Chúa minh nữa.

69. Ở đời, có hai cách lệ thuộc và phục tùng kẻ khác: Lệ thuộc như đầy tớ; và lệ thuộc như nô lệ. Theo nghĩa thông thường, “Đầy tớ” tức là người t́nh nguyện làm công cho kẻ khác với một số lương bổng do hai bên cùng thỏa thuận. Trái lại, nô lệ, tức là người không có quyền tự quyết, một phải hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ gia, kể cả quyền sanh tử. Thứ người này làm việc không công cũng như gia súc vậy...

70. Nô lệ tái phân làm ba thứ (53): a) Nô lệ tự nhiên; b) Nô lệ cưỡng bách; c) Nô lệ t́nh nguyện. Toàn thể loài thụ sinh phải làm nô lệ Thiên Chúa theo cách thứ nhất: Kinh Thánh nói: “Trái đất và các vật trong đó đều thuộc quyền sở hữu Thiên Chúa” (54). Tà thần ma quỉ cũng như các kẻ dữ bị trầm luân hỏa ngục làm nô lệ Thiên Chúa cách thứ hai. Trái lại, các kẻ lành người thánh th́ làm nô lệ Thiên Chúa cách thứ ba. Lẽ tất nhiên, làm nô lệ cách này th́ hoàn hảo và làm vinh danh Chúa hơn hai cách trước, v́ Chúa chỉ “thèm ḷng, chứ không thèm thịt” (55). Chính Người là chủ mọi nhân tâm, là Chúa mọi t́nh yêu. Làm nô lệ cách thức ba này, mới là nô lệ tinh yêu và thành thực hơn mọi thứ nô lệ khác.

4. Nộ lệ và đầy tớ khác nhau những điểm nào? (71 - 75)

71. Nô lệ và đầy tớ khác nhau trong 5 điểm này:

1) Đầy tớ không buộc phải tận hiến thân ḿnh và công ḿnh làm ra cho thân chủ. Trái lại, nô lệ phải tận hiến toàn thân ḿnh và công ḿnh làm ra cho thân chủ, không được tự ư giữ cho ḿnh phần nào.

2) Đầy tớ có quyền đ̣i lương bổng do công ḿnh tạo ra. Trái lại, nô lệ không có quyền đ̣i hỏi công xá, mặc dầu phải làm đầu tắt mặt tối đến mức nào đi nữa!

3) Đầy tớ có quyền tự do bỏ thân chủ, it là khi hết thời hạn đă giao trước. Trái lại, nô lệ không được tự tiện bỏ chủ gia.

4) Đối với đầy tớ, chủ gia không có quyền trên sinh tử, nếu chẳng may ông lạm quyền phạm đến tính mạng, thi can tội sát nhân. Trái lại, đối với bọn nô lệ, chủ nhân có quyền trên sinh tử của họ, nghĩa là theo pháp lư, ông có quyền để họ sống hay giết chết như thú vật vậy (56).

5) Sau cùng, đầy tớ chỉ giúp việc chủ gia trong thời gian hạn định. Trái lại, nô lệ phải lệ thuộc chủ nhân suốt đời.

72. Theo các điểm dị đồng trên đây, người ta thấy ở đời, không có cách hoàn toàn lệ thuộc kẻ khác bằng cách làm nô lệ. Cũng thế, trong ngôn ngữ tôn giáo, cách lệ thuộc chủ quyền Chúa Giêsu và Mẹ Maria hoàn toàn hơn hết chính là khi linh hồn nào tinh nguyện tận hiến làm nô lệ cho hai Đấng. Chính Chúa Giêsu, v́ yêu chúng ta đă tự hạ ḿnh xuống làm nô lệ theo lời thánh Phaolô nói: “Người đă núp dưới h́nh dáng nô lệ để đến với chúng ta” (57). Mẹ Maria cũng đă tự xưng ḿnh là nữ tỳ của Thiên Chúa (58). Thánh Phaolô rất lấy làm hănh diện khí tự xưng ḿnh là tôi tá Chúa Kitô (59), Thánh Kinh cũng nhiều lần gọi giáo dân bằng những danh từ như thế. Theo ư kiến của một nhà văn hào công giáo, tiếng “tôi tá” có nghĩa là “nô lệ” v́ đời ấy chưa có hạng đầy tớ như ngày nay. Các gia chủ đời bấy giờ chỉ có bọn nô lệ để sai khiến hàng ngày, và một số người bà con t́nh nguyện đến giúp đáp trong những trường hợp đặc biệt (60). H́nh như để cất hết một hoài nghi về điểm này, sách Bổn Roma, tác phẩm của Đại Hội Nghị Tridentinô đă công dụng danh từ “nô lệ” để chỉ về giáo hữu khi nói: “Mancipia Christi” -Nô lệ Chúa Kitô- (61).

73. Theo ư chúng tôi, nhân loại phải lệ thuộc Chúa Giêsu không những theo tư cách người làm công, mà lại theo từ cách nô lệ t́nh nguyện, do ḷng kính mến gây nên, chính v́ ḷng kính mến đó người ta mới có sức tận hiến cho Chúa, hoàn toàn lệ thuộc Người. Trước khi chịu phép Rửa tội, chúng ta đều là tôi tá ma quỉ; nhưng sau khi được chịu phép đó, chúng ta đă trở nên tôi tá Chúa Giêsu. Người công giáo chỉ có một trong hai cách sinh sống: một là làm nô lệ Chúa, hai là làm nô lệ ma quỉ.

74. Theo nguyên tắc, những điều ǵ nói trực tiếp về Chúa Giêsu, cũng có thể hiểu cách gián tiếp về Mẹ Maria, Đấng đă được ơn kén chọn làm bạn đồng hành với Chúa từ khi sinh ra cho đến lúc thở hơi cuối cùng, khi hưởng phúc thiên thai cũng như lúc cai trị thần nhân vạn vật.

Tất cả mọi quyền hành thanh thế Chúa tự lập được, th́ đă thông ra cho Mẹ Maria thừa hưởng. Theo ư các thánh: phàm ơn phúc ǵ xứng hợp với Chúa Giêsu do bản tính, th́ cũng thích hợp với Me Maria do ơn thánh (62). Theo đó, người ta có thể kết luận rằng: cả hai Mẹ Con chỉ có một ư muốn, một quyền phép và cũng có những tôi tá, nô lệ t́nh nguyện, trung thành như nhau (63).

75. Theo nguyên tắc này, chúng ta có thể làm tôi và xưng ḿnh làm tôi Mẹ Maria để nhờ đó, chúng ta tận hiến và làm nô-lệ Chúa cách hoàn hảo hơn (64). Mẹ Maria đă là con đường Chúa thân đến với nhân loại, th́ lẽ tất nhiên, cũng sẽ là con đường để nhân loại thân đến với Chúa Giêsu (65). Các vật thụ tạo khác có tính cách này là hễ ta đem ḷng quyến luyến chúng, th́ chúng làm cho ta ĺa xa Thiên Chúa; nhưng đàng này Mẹ Maria lại khác hẳn : Người chỉ tâm tâm niệm niệm liên kết chúng ta với Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Người, chính Chúa Giêsu cũng chỉ thiết tha có một điều là cho ta nhờ Mẹ Maria để đến với Người.

Chúng ta nhờ Mẹ Maria để đến với Chúa Giêsu như thế, th́ làm cho Người sung sướng, cũng như khi thần dân trong nước muốn làm tôi bà quốc mẫu để nhờ bà mà có thể làm tôi trung thành của hoàng tử, cử chỉ đó làm hài ḷng hoàng tử biết bao!

Hiểu như thể, thánh Bonaventura đồng ư với các Giáo Phụ quả quyết rằng: “Đức Nữ Trinh Maria là con đường đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu” (66).

5. Muốn làm nộ lệ Chúa, cần phải làm nộ lệ Maria trước (76- 89)

76. Maria là Hoàng Hậu, là Nữ vương trời đất. Các thánh Anselmô, Bernađô, Bernađinô, và Bonaventura đồng ư quả quyết: “Tất cả vật thụ sinh, kể cả Đức Mẹ, đều phải phục mệnh Thiên Chúa ; trái lại tất cả loài thụ tạo, thậm chí chính Thiên Chúa cũng phục quyền Mẹ Maria. Theo đó, hễ có bao nhiều tạo vật, tất có bấy nhiêu nô tỳ của Mẹ (67). Nhiều nhân vật phải cưỡng bách làm nô lệ Mẹ mà c̣n chịu được, hà cớ ǵ chúng ta không t́nh nguyện làm nô lệ Mẹ v́ t́nh yêu và nhận Người làm Trinh Vương của chúng ta?

V́ lư do ǵ chính ma quỉ và nhiều người khác c̣n có bọn nô tỳ để sai khiến, mà riêng Maria lại không có quyền làm chủ nhân một nhóm nô lệ t́nh nguyện?

Vinh hạnh thay cho hoàng tử khi thấy bà quốc mẫu có nhiều người ra vào hầu hạ làm tôi tá phục dịch hàng ngày, v́ uy quyền thanh thế của mẹ cũng là uy quyền thanh thế của con.

Nếu vua chúa thế gian đă biết nghĩ như thế, th́ có lư do ǵ chúng ta tin được Chúa Giêu, một người Con hiếu thảo với Mẹ ḿnh hơn hết, đă thông ban quyền hành thanh thế của Ḿnh cho Mẹ, lại không hài ḷng khi thấy Mẹ Maria có nhiều tôi tá phục dịch Người như vậy (68)? Có lư ǵ Chúa Giêsu không mến Mẹ Maria bằng vua Assuero yêu dấu hoàng hậu Esther, hay là bằng vua Salomôn yêu quí bà Bethsabê? Ai trong loài người có thể có một quan niệm hèn kém như thế được?

77. Nhưng, cần chi tôi phải nói dài ḍng để biện hộ một chân lư quá rơ rệt!  Ai không muốn làm tôi Mẹ Maria, th́ tùy ư! Riêng chúng ta, chúng ta cứ tự hiến thân ḿnh làm tôi Chúa Giêsu đi, v́ trước sau thế nào cũng trở nên tôi tá Mẹ Maria.

78. Bản thân chúng ta đă bị những vết nhơ do tội lỗi gây ra, bởi vậy, các việc ta làm, dù xem ra lành thánh đến đâu, cũng không thể giũ sạch bụi trần. B́nh đựng rượu dơ bẩn, hôi hám, th́ rượu dù có trong sạch, thơm tho đến đâu cũng sẽ vẩn đục và mất hết mùi thơm tho ngon lành. Cũng vậy, một khi linh hồn bị những vết tử thương tanh hôi thối khét v́ tội nguyên tổ và các thứ tội riêng đă phạm, cũng làm cho thứ rượu ngon thơm là ơn thánh và các ơn lành Chúa đổ vào đó biến thành tanh hôi thối khét. Các việc tốt lành, các nhân đức cao cả cũng v́ đó biến thành vô giá trị. Bởi vậy, muốn được liên kết mật thiết với Chúa Giêsu, cần phải tẩy uế những cái ǵ hôi tanh thối khét, những cái ǵ dơ bẩn trong ḿnh ta đi, chẳng vậy, chúng ta sẽ bị Chúa Giêsu trục xuất khỏi thánh nhan, không cho phép liên kết mật thiết với Người, v́ Người rất thanh sạch, không thể chịu dựng được những vết tích dơ bẩn ấy…

79. Trong việc tẩy uế này, trước hết cần phải xin ơn trên soi sáng để học biết ḿnh ta hèn hạ xấu xa đến mức nào; tự sức riêng, không thể thực hiện được một việc thiện nào gọi là có. Xét theo phương diện nào, chúng ta vẫn thua kém, hèn hạ phất phơ như cờ theo gió, không xứng đáng thâu nhận ơn trên. Tội nguyên tổ đă làm cho chúng ta trở nên như đống thịt bầy nhầy, hôi thối, trương lên, xông ra những mùi tanh hôi thối khét. Thêm vào đó, các tội riêng chúng ta đă phạm, bất kỳ nặng nhẹ, đă được ơn tha thứ hay chưa, cũng là căn cứ làm cho t́nh dục dấy lên rất mạnh, trí khôn ra lu mờ, linh hồn bị nhiều vết thương trầm trọng xông ra mùi hôi hám thối tha.

Bản thân chúng ta đây là cả một cái ǵ dơ bẩn! Chúa Thánh Thần đă phải gọi nó là cái thân đầy tôi lỗi, sinh ra và nuôi dưỡng, phát triển trong sự tội (69). Ngoài ra, c̣n mang trong ḿnh bao nhiêu thứ bệnh nạn, tiết ra những mùi tanh hôi, thối khét, cho đến một ngày kia trở nên mồi ngon cho gịi bọ rúc rỉa…

Linh hồn ta đă làm tôi xác thịt, theo ư xác thịt đến nỗi như biến thành xác thịt; Kinh Thánh nói: “Mọi loài xác thịt đă đi trên con đường truy lạc” (70). Của riêng ta chính là tính kiêu ngạo, ḷng chai đá, tính nhu nhược, sự lăng loàn của t́nh dục, và bệnh hoạn của thân xác. Chúng ta tự nhiên có tính khoe khoang, tự phụ, kiêu ngạo phô trương hơn con công; thích chúi đầu xuống đất hơn con cóc; xấu xí hơn con dê; ghen tương hơn con rắn; tham ăn hơn con heo; giận hờn hơn con hổ; biếng nhác hơn con rùa; yếu ớt hơn cây sậy, hay thay đổi như chong chóng. Chúng ta chỉ có hư vô và tội lỗi, đáng gia phạt trong lửa hỏa hào đời đời.

80. Đă như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy chúa Giêsu phán; “Ai muốn theo Ta hăy khước từ bản thân đi, vác thập giá mà theo Ta” (71). “Ai luyến tiếc sự sống ḿnh th́ làm hư ḿnh! trái lại, ai ghét bỏ sự sống ḿnh th́ cứu văn được ḿnh” (72). Lời Đấng Khôn Ngoan phán không phải không có lư, Người truyền cho ta phải ghét ḿnh v́ sự thực là ta rất đáng ghét; không ai đáng kính mến bằng Thiên Chúa; trái lại, không ai đáng ghét bỏ bằng chúng ta.

81. Muốn thực hiện việc khước từ bản thân, chúng ta cần phải tập chết hàng ngày: nghĩa là không xem sao đến những công lênh, tài hoa nội ngoại ta có thể có được. Xem mà như không xem, nghe mà như không nghe, dùng của đời này mà như không dùng mới được (73). Theo kiểu nói của thánh Phaolô, ai giữ được thái độ đó  cũng như chết hàng ngày vậy (74)). Hạt giống gieo xuống đất không thối nát đi, th́ nó cứ nằm trơ trơ ra đấy, nếu không đâm chồi nảy lộc và sinh ra hoa trái khác được (75). Cũng vậy, nếu chúng ta không tự tiêu diệt ḿnh đi, nếu con đường nhân đức ta đi không đem ta đến cái chết hữu ích và cần thiết này, th́ chúng ta không thể đâm chồi nảy lộc, khai hoa kết quả thiêng liêng được. Mọi cách thức tôn sùng của chúng ta cũng sẽ trở nên vô công hiệu, v́ tính ích kỷ và ḷng tự ái sẽ vô giá trị hơn tất cả những công tŕnh vĩ đại của chúng ta: những hy sinh cao cả, những việc lành to tát do tính ích kỷ tạo ra chỉ là một cái ǵ ti tiện đáng ghét trước mặt Thiên Chúa. Khi giờ chết đến, chúng ta sẽ thấy ḿnh đứng trước ṭa công phán với hai bàn tay trắng: không nhân đức, không công nghiệp để đón nhận lấy phần thưởng Thiên Chúa chỉ dành cho những phần tử đă biết sống một đời ẩn dật với Chúa Giêsu và chết trong ơn nghĩa Chúa mà thôi.

82. Trong những cách thức sùng kính Mẹ Maria, chúng ta phải chọn lọc cách thức nào tốt nhất giúp chúng ta dễ từ bỏ ḿnh đi hơn để chóng được nên thánh. V́ không phải cái ǵ óng ánh cũng là vàng... ngon ngọt cũng là mật...; cũng vậy, không phải những việc dễ làm và có nhiều người thực hiện là có thể giúp chúng ta nên thánh cả đâu. Trong bậc tự nhiên, cũng có bí thuật làm việc vừa dễ dàng vừa đỡ phí tổn, mà chóng thành công, th́ trong bậc siêu nhiên cũng có bí thuật, chỉ cần biết lợi dụng là có thể thực hiện nhiều công việc siêu nhiên vừa nhanh chóng vừa dễ dàng, Bí thuật đó chính là khước từ ḿnh đi, kết hợp mật thiết với Chúa để chóng nên trọn lành, nên thánh.

Phương pháp chúng tôi tŕnh bày ra đây thật là một bí thuật siêu nhiên, mà phần đa số giáo dân chưa biết đến, cả những người đạo  đức cũng ít khi nghe biết, do đó chưa mấy kẻ đưa ra thực hành.            

Bây giờ đây, chúng tôi xin tŕnh bày một lẽ nữa có liên lạc mật thiết với vấn đề chúng tôi mới đề cập đến ở trên.

83. Muốn thân đến với Chúa, chúng ta cần phải nhờ nhân vật nào làm trung gian giới thiệu ta với Chúa; Làm như thế thi tốt hơn nhiều. Chúng tôi đă nói: nhân loại đă bị hư đi v́ tội lỗi, nên nếu muốn căn cứ, ỷ lại vào công lênh, vào tài năng riêng của ḿnh để thân đến với Thiên Chúa, làm đẹp ḷng Chúa, th́ sẽ phải thất bại cả thể, bởi v́ những việc lành phúc đức đó, những công trạng đó không có giá trị ǵ trước mặt Chúa, không thể nào làm cho Chúa kết hợp mật thiết với chúng ta.

Không phải vô t́nh mà Thiên Chúa đề cử những nhân vật làm môi giới cho ta trước ṭa Người. V́ biết chúng ta không xứng đáng, bất khả kham, nên đă sẵn sàng ban cho chúng ta những nhân vật có quyền hành thanh thế để đứng ra can thiệp và bầu cử cho chúng ta được những ơn lành hồn xác Chúa muốn ban. Bởi đó, muốn phớt người làm trung gian để trực tiếp thân đến với Chúa, tức là tỏ ra thiếu ḷng khiêm nhường, và coi thường tôn nhan Chúa. Ở đời, phàm ai muốn đến cửa vua quan cũng phải có người làm trung gian giới thiệu; thế mà ngày nay có người muốn tự tiện ra mắt Chúa cả càn khôn, Vua trên hết các vua, Chúa trên hết các chúa, thật là khinh thường và ngạo mạn!

84. Chúa Giêsu là môi giới bầu cử cho chúng ta trước mặt Đức Chúa Cha. Khi ta hợp ư với Giáo Hội bên này và bên kia thế giới mà cầu nguyện, th́ vẫn phải cậy nhờ Người đứng làm trung gian. Muốn đến gần Đức Chúa Cha, chúng ta phải nhớ Chúa Giêsu chỉ đạo; không bao giờ nên thân đến trước tôn nhan Đức Chúa Cha khi chưa mặc lấy công nghiệp của Chúa Giêsu, cũng như khi xưa ông Giacob mặc áo Esau trước rồi mới dám thân đến xin cha chúc phúc cho ḿnh.

85. Nhưng, phải chẳng người ta không cần có đấng khác làm môi giới giữa ḿnh với chính Đấng làm Môi giới nói trên? Phải chăng người ta có thể tự coi ḿnh thanh sạch xứng đáng trực tiếp giao thiệp với Người? Phải chăng Người không phải là Thiên Chúa như Ngôi Cha, do đó cũng là Đấng thánh trên hết các thánh? Cho rằng, v́ thương ta, Người đă nhận lấy thiên chức bảo trợ ta và làm nguôi cơn thịnh nộ Đức Chúa Cha, trả món nợ người ta đă mắc; nhưng không v́ thế chúng ta có thể giảm bớt ḷng tôn trọng uy quyền và thánh thiện của Người. Đồng ư với thánh Bernađô, chúng ta phải quả quyết rằng: nhân loại cần phải có một đấng làm trung gian giữa ḿnh và Đấng làm Môi giới nơi Đức Chúa Cha. Việc từ thiện bác ái này, chỉ có Maria có thể thực hiện được. Nếu Chúa Giêsu đă cậy nhờ Maria làm trung gian để đến với chúng ta, th́ tất nhiên, chúng ta cũng phải nhờ Maria để đến với Chúa Giêsu.

Nếu chúng ta không dám trực tiếp đến với Chúa Giêsu hoặc v́ Người oai nghi, hoặc v́ ta thấp kém vô cùng, th́ ta hăy can đảm, cậy trông, thiết tha nài xin Maria, người Mẹ nhân từ bầu cử cho. Maria không phải thứ người làm kiêu làm đại như ai kia. Nh́n vào Mẹ, chúng ta thấy Người giống hệt bản tính ta. Người không phải như mặt trời làm lóa mắt kẻ nh́n cắm vào ḿnh. Trái lại, người trong trắng, êm dịu, tốt đẹp như mặt trăng. Mặt trăng có nhiệm vụ chịu lấy ánh sáng mặt trời, làm cho êm dịu đi vừa tầm con mắt yếu đuối những kẻ muốn ngước lên ngắm nghía…

Maria vốn một ḷng từ bi nhân ái, không hề từ chối một người nào khi họ cầu cứu đến Người, mặc dầu họ là một tội nhân đến đâu đi nữa.

V́ theo lời các thánh nói, tự tạo thiên lập địa cho đến ngày nay, chưa hề thấy người nào thành thực trông cậy xin ơn trợ giúp mà không được Mẹ ghé mắt thương xem. Với uy quyền thanh thế đă sẵn có, Mẹ cầu xin cho ai, đều được đắt lời. Người chỉ việc thân đến trước mặt Con yêu dấu giăi bày tâm sự, là được như ư sở cầu. V́ t́nh Mẫu Tử chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, Chúa Giêsu không nỡ nào từ chối Mẹ ḿnh một điều ǵ.

86. Trên đây toàn là những lời lẽ trích bởi sách các thánh Bernađô và Bonaventura. Theo ư hai vị đại thánh này, muốn đến với Thiên Chúa, chúng ta phải qua ba cửa sau này: Cửa thứ nhất là Mẹ Maria; cửa thứ hai là Chúa Giêsu; cửa thứ ba là Thiên Chúa (76). Để đến với Chúa Giêsu, người ta phải đi qua Đức Mẹ; để đến với Đức Chúa Cha, người ta cần phải qua Chúa Giêsu, Người vừa là Vị Cứu tinh, vừa đứng làm môi giới giữa nhân loại và Thiên Chúa. Muốn giữ đúng tôn ti trật tự đó, cần phải tuân theo cách thức chúng tôi tŕnh bày sau đây:

87. Căn cứ vào sự hèn kém yếu đuối của ḿnh, người ta nhận thấy sự bảo đảm duy tŕ những hồng ân Thiên Chúa khứng ban cho là một điều khó khăn. V́: 1) Theo kiểu nói của thánh Phaolô, chúng ta phải giữ những báu vật đó trong một b́nh rất gịn ải và dễ vỡ. (77) Binh đó chính là linh hồn và xác thịt gịn yếu, chỉ cần một va chạm khe khẽ là đă có thể vỡ ra trăm mảnh.

88. 2) Ngoài ra, ma quỉ như bọn đạo tặc tính quái, luôn luôn ŕnh ṃ để hễ chúng ta hở cơ một chút là chúng nẵng lấy ngay. Một khi người ta phạm tội trọng, th́ trong khoảnh khắc. chúng đến tước hết mọi ơn lành, mọi công phúc người ta đă thâu hoạch trong bao nhiêu năm vất vả (78). Đàng khác, những mưu mô sâu độc, chước mốc quỉ quyệt, kinh nghiệm thâm niên, và bẻ lũ đông đảo của chúng quỉ, đều là những mối đe dọa chúng ta. Biết bao nhân vật đạo đức, dầy kinh nghiệm, đă lên đến đỉnh cao chót vót của sự trọn lành, mà c̣n bị chúng quỉ lừa dối, bóc lột hết báu vật thiêng liêng cao quí, xô đẩy xuống hố trụy lạc! ‘Biết bao nhiêu cây hương nam trên núi Libanô! bao nhiêu vị tinh tú lấp lánh trên chót vót tầng mây, mà trong chốc lát đă bị hạ xuống rất thấp, mất hết mọi vẻ cao sang, sáng chói. Thảm họa này v́ đâu? Chắc chắn không phải v́ thiếu ơn thánh nâng đỡ, v́ ơn thánh bao giờ cũng sẵn có. Lư do duy nhất là tại thiếu ḷng khiêm nhường: V́ quá tự tin, những người ấy tưởng rằng minh đă hoàn toàn vững chắc, và tự ḿnh có đủ mọi phương tiện để cẩn thủ ơn thánh. Chính v́ sự tự tin đó, mà Chúa công bằng để cho họ bị thất bại!

Đáng tiếc thay số phận khốn nạn đó, nếu họ có biết bí thuật sùng kính Mẹ Maria, mà chúng tôi hân hạnh giới thiệu sau đây, chắc chắn họ sẽ vui ḷng phó thác kho tàng châu báu đó vào tay Đức Trinh nữ Maria, Đấng có đủ quyền hành thanh thế, trung trực. Người sẽ cẩn thủ báu vật đó như của riêng, hơn nữa, Người c̣n thực hiện việc đó như bổn phận theo lẽ công bằng.

89. Sống ở giữa thế giới tội lỗi này mà giữ được ḷng vững vàng trong đàng công chính, không phải là điều dễ dàng ǵ. Thế giới lúc này đă đi sâu vào con đường trụy lạc! dù kẻ đạo đức đến đâu h́nh như cũng bị tiêm nhiễm tục trần một phần nào. Nói cho đúng, cần phải có một phép lạ cả thể mới đứng vững được giữa ḍng nước của tục lệ lôi cuốn, và giữa phong ba sóng cả dạt dào. Cần phải có phép lạ cả thể mới khỏi bị nhiễm mùi xú uế do tội lỗi xông ra. Phép lạ này chỉ có Mẹ Maria mới thực hiện được nơi những kẻ thành thực làm tôi Người, v́ Người đă ở hết ḷng trung tín với Chúa, nên ma quỷ không thể tác hại Người.

 

Phần Hai

CHƯƠNG II

 

Lược kê các lư do tận hiến (134-182)

1. Lư do thứ nhất (134 - 138)

134. Bây giờ đây, chúng tôi xin lược kê những lư do khích thích người ta thực hiện việc Tận hiến cho Mẹ Maria, đoạn sẽ đề cập đến những kết quả tốt đẹp, và những phương pháp thực hành có thể áp dụng trong việc Tận hiến.

135. Lư do thứ nhất là sự quan trọng của việc Tận hiến cho Chúa Giêsu qua sự trung gian của Đức Me.

Nếu ở đời này, chúng ta không thể tưởng tượng được việc nào quan trọng, cao quí cho bằng thờ phượng làm tôi Thiên Chúa... Nếu một người đây tớ Chúa cũng có quyền cao chức trọng hơn các bậc đế vương, th́ chúng ta phải nói ǵ về kẻ trung thành tận hiến cho Thiên Chúa? Tận hiến tức là làm tôi Chúa cách trung thành và hoàn toàn hơn hết v́ nhờ Mẹ Maria để tận hiến cho Chúa Giêsu, không giữ lại một phần nhỏ mọn nào. Đối với việc quan trọng này, tất cả vàng bạc, hạt trai quí giá, kể cả những huyền diệu của vũ trụ cũng không thể sánh ví được.

136. Tuy rằng: các Ḍng nam nữ, các Hội đoàn cổ kim được lập nên để tôn kính Chúa Giêsu và Đức Mẹ, đă thực hiện được nhiều công trọng trong Giáo Hội, tuy nhiên, các đoàn viên không buộc ḿnh tận hiến; có chăng nữa, họ chỉ phải giữ dăm ba điều, hoặc làm ít nhiều việc lành phúc đức, c̣n bao nhiêu họ được tự do muốn làm ǵ và lúc nào cũng được. Nhưng trong việc Tận hiến này, đương sự phải dâng cho Chúa Giêsu và Đức Mẹ mọi tư tưởng, ngôn ngữ và hành động trót đời ḿnh. Và như thế, th́ dù ăn uống, nghỉ ngơi, chơi bời, dù thực hành những công tác bất kỳ lớn nhỏ, lúc nào họ cũng có thể nói rằng: Bao nhiêu việc của tôi đều là của Chúa Giêsu và Đức Mẹ, mặc dầu đang khi thực hiện các việc đó, tôi không có ư chỉ rơ ràng như thế. Quí hóa thay!

137. Chúng tôi đă nói: chỉ có cách tận hiến. này mời khước từ được hết mọi quyền lợi và ư muốn hưởng dùng những ơn ích do việc làm phát xuất. Để ban thưởng ḷng quảng đại hy sinh vô vị lợi đó, Chúa Giêsu nhân từ rộng răi đă nhờ tay Mẹ Maria để ban cho đương sự tất cả mọi công ơn vô giá Chúa đă lập được. Nếu - theo lời Chúa phán - những kẻ từ bỏ của cải đời này mà c̣n được thưởng gấp trăm (79), th́ những kẻ t́nh nguyện tận hiến toàn thân cho Chúa sẽ được thưởng gấp mấy lần trăm?

138. Chúa Giêsu, Người bạn chí thiết nhất, đă vui ḷng ban cho chúng ta toàn thân: linh hồn và xác, các nhân đức cùng công nghiệp Người đă lập được. Khi suy điều đó, thánh Bernarđô nói: “Chúa Giêsu đă hiến toàn thân Người cho tôi để tôi cũng tận hiến toàn thân tôi cho Người”. Việc tận hiến này chỉ là một việc cảm mến biết ơn theo phép công bằng mà thôi. Chính Người đă ở rộng răi với chúng ta trước. Vậy th́ để đáp lại, chúng ta hăy ở quảng đại với Người, rồi sẽ biết dù sống chết, chúng ta cũng sẽ được Người xử rộng răi với chúng ta gấp bội!

2. Lư do thứ hai (139-143)

139. Lư do thứ hai: Sự tận hiến cho Mẹ Maria để nhờ Mẹ tận hiến cho Chúa Giêsu là một việc theo phép công bằng và hữu ích.

V́ yêu chúng ta, Chúa Giêsu đă hạ ḿnh xuống, tự giam ḿnh trong ḷng đồng trinh Mẹ Maria như một tù nhân t́nh nguyện; đến sau đă suy phục chịu lụy Người trong 30 năm. Suy như thế, người ta có thể hiểu rằng : mặc dầu có thể trực tiếp ban Ḿnh cho thế giới, nhưng Chúa đă không muốn làm như thế, một nhờ Mẹ Maria để đến với thế giới. Người đă không giáng sinh dưới h́nh thức một người thành nhân, đứng tuổi, nhưng đă giáng sinh dưới h́nh thức một hài nhi yếu đuối, phải nhờ Mẹ Maria ẵm bế, săn sóc và dưỡng nuôi!

Người vẫn thiết tha làm vinh danh Cha trên trời và cứu rỗi người trần thế; nhưng để thực hiện hai mục tiêu đó, mặc dầu khôn ngoan vô cùng, Chúa cũng không t́m được phương pháp nào hiệu nghiệm hơn là hoàn toàn suy phục Mẹ Maria, không phải trong 8, 9 năm, 15, 20 năm, nhưng trong trót cuộc đời của Người!

Với sự tùng phục ấy, Người đă làm vinh danh Cha trên trời hơn là làm phép lạ cả thể, hoặc giảng giải và cứu rỗi toàn thể thế giới!

A! khi ta bắt chước Chúa Giêsu mà suy phục Mẹ Maria, th́ làm vinh danh Thiên Chúa chừng nào! Một khi đă có sẵn gương sáng chói như thế mà người ta không chịu noi theo, c̣n muốn t́m phương pháp khác coi như hiệu nghiệm hơn, th́ thật là dại dột hết chỗ nói!

140. Chính Chúa Ba Ngôi cũng làm gương cho chúng ta trong sự suy phục Mẹ Maria!  Nhờ có Mẹ, Ngôi Cha mới ban Con Một yêu dấu Người cho thế giới, mới sinh sản nhiều con cái thiêng liêng, mới ban phát các ơn lành khác cho nhân loại.

Nhờ có Mẹ Maria, Ngôi Con mới giáng sinh cứu thế, và ngày nay c̣n nhờ Mẹ để giáng sinh cách thiêng liêng trong Chúa Thánh Thần để phân phát công nghiệp Người cho các linh hồn.

Nhờ có Mẹ Maria, Ngôi Thánh Thần đă tác tạo Chúa Giêsu và các chi thể Ḿnh mầu nhiệm Người; ngoài ra, c̣n ban phát các ơn phúc khác cho nhân loại. Trước gương sán lạn Chúa Ba Ngôi suy phục và nhờ vả Mẹ như thế, mà người ta c̣n lănh đạm với Mẹ, không muốn suy tôn, cậy nhờ Mẹ làm trung gian để tận hiến cho Thiên Chúa, th́ thật là một lỗi lầm đáng tiếc!

141. Sau đây là một vài triệt rút trong sách các thánh Giáo Phụ đề biện hộ cho lập trường của chúng tôi:

Thánh Bonaventura nói: Mẹ Maria có hai người cơn: Con thứ nhất vừa có tính Thiên Chúa vừa có tính nhân loại; c̣n con thứ hai hoàn toàn là nhân loại. Mẹ đă sinh ra Con thứ nhất về phần xác, nhưng đă sinh ra con thứ hai cách thiêng liêng (80).

Thánh Bernardô nói:”Thiên Chúa muốn cho chúng ta nhờ Mẹ Maria để thụ lănh mọi ơn lành. Do đó, chúng ta nên biết rằng: “phàm ơn lành nào ta đang và sẽ được hưởng nhờ để lo phần rỗi đều phải qua tay Đức Mẹ hết” (81).

Ngài lại nói : “Tất cả những ơn phước, nhân đức và ơn cả Chúa Thánh Thần ban xuống, đều do tay Mẹ Maria phân phát: Người muốn ban cho ai nhiều ít và lúc nào th́ tùy ư” (82).

Nơi khác Người lại nói : “Bạn không xứng đáng trực tiếp đón nhận những ơn lành bởi tay Thiên Chúa, do đó, Người trao vào tay Mẹ Maria, để phân phát cho anh em” (83).

142. Thế là, theo ư thánh Bernađô, Thiên Chúa thấy chúng ta không xứng đáng trực tiếp đón nhận hồng ân Người ban cho, nên đă hoàn toàn trao vào tay Mẹ Maria, để Người tự do phân phát cho chúng ta; nên để tỏ ḷng biết ơn cho xứng đáng, chúng ta cũng phải nhờ Mẹ dâng lên Thiên Chúa ḷng kính mến, biết ơn và thành kính, và do đó Thiên Chúa được hiển vinh. Hiểu như thế, thánh Bernađô thêm rằng : Ơn lành Thiên Chúa ban cũng sẽ được trở về theo một con đường đă đi.

Linh hồn tận hiến cho Mẹ Maria không làm ǵ khác hơn là dâng tất cả những sự vật của ḿnh cho Mẹ, để nhờ Mẹ dâng cho Chúa Giêsu để tỏ ḷng cảm mến, biết ơn và làm vinh danh Người.

143. Ngoài ra, việc tận hiến này c̣n là phương pháp thực hiện đức khiêm nhường, một nhân đức được Thiên Chúa ưa thích hơn hết: Ai cất ḿnh lên, sẽ bị hạ xuống ; trái lại, ai hạ ḿnh xuống, sẽ được cất lên. Thiên Chúa vẫn chống lại kẻ kiêu ngạo và ban ơn cho người tự hạ (84).

Theo nguyên tắc đó, nếu chúng ta biết hạ ḿnh xuống, coi ḿnh không xứng đáng tiến đến trước tôn nhan Chúa, thi tức khắc Người thân đến, từ hạ và ngự trong ḷng chúng ta, nâng chúng ta lên cao gần Người. Trái lại, nếu chúng là tự kiêu tự đại, muốn tự ḿnh ra mắt Chúa, không muốn qua sự trung gian của Đấng làm môi giới, th́ lập tức Người lùi ra xa, và chúng ta không thể tiến đến gần Người được.

Thiên Chúa ưa thích sự khiêm nhường đến mức nào!

Cách Tận hiến chúng tôi tŕnh bày ở đây, chính là đề có dịp tập được đức khiêm nhường ấy, theo cách này, người ta sẽ không dám tự tiện đến trước mặt Thiên Chúa oai nghi, mặc dầu Người từ bi nhân ái đến đâu đi nữa. Nhưng bao giờ cũng sẽ cậy nhờ Đức Mẹ để dâng trót ḿnh cho Người, liên kết mật thiết với Người.

3. Lư do thứ ba (144 -150)

144. Lư do thứ ba là ḷng nhân đức, thương xót, quảng đại của Mẹ Maria đối với những linh hồn tận hiến.

Một khi thấy linh hồn nào tận hiến thân ḿnh cùng mọi sự vật yêu quí nhất để làm tôi phụng sự Người, Mẹ Maria liền thông trót Ḿnh cho linh hồn ấy, ban phát mọi ơn thiêng liêng : Lấy công nghiệp của Người để trang sức; dùng quyền thế để bệnh vực; lấy ánh sáng của Người mà soi dẫn; lấy lửa kính mến để đốt nóng ḷng nguội lạnh, đồng thời lại ban cho các nhân đức mà Người đă sẵn có như đức khiêm nhường, tin cậy, kính mến, và đức khiết tịnh v.v... Ngoài ra, Người tự đứng ra bênh vực, che chở và lo liệu mọi sự nơi Chúa Giêsu thay cho linh hồn ấy. Nói tóm lại: v́ linh hồn ấy đă tận hiến mọi sự cho Mẹ Maria, th́ ngược lại, Mẹ Maria sẽ nên mọi sự cho linh hồn ấy. Sau khi được phước đón nhận Maria làm Mẹ, thánh Gioan nói : Đầy tớ ấy đón nhận Người như Mẹ ḿnh (85). Câu nói quí hóa đó, ngày nay người ta cũng được phép đặt trên môi miệng những linh hồn tận hiến.

145. Hơn nữa, nếu cố gắng ở trung thành, linh hồn đó sẽ được ơn học biết ḿnh, khinh dể ḿnh, đồng thời hoàn toàn phó thác, tin cậy vào ḷng nhân ái Mẹ. Trong trường hợp này, linh hồn đó không c̣n tin cậy vào sự dự định, vào công nghiệp, nhân đức của ḿnh như trước nữa, v́ đă nhờ Mẹ tận hiến cho Chúa Giêsu. Linh hồn đó sẽ có một kho để chứa báu vật của ḿnh; kho ấy chính là Mẹ Maria.

Trong trường hợp này, linh hồn đó sẽ không phải lo ngại, trái lại, sẽ được vững tâm trông cậy khi chạy đến cùng Chúa Giêsu với tất cả ḷng tôn sùng kính mến. Sau khi nhắc lại tích ông Giacob đánh vật với thiên thần (86), thầy Roberto, một nhân vật có tiếng đạo đức, than thở với Đức Mẹ rằng: “Lạy Maria, Thiên Chúa Thánh Mẫu, Mẹ thanh sạch của Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là người thật: Con không dám cậy vào công trạng của con, một cậy vào công trạng của Mẹ để chiến đấu với Ngôi Hai Thiên Chúa (87).

Ôi! khi linh hồn nào được nhờ công nghiệp và lời bầu cử của Mẹ để chiến đấu, th́ trở nên hiện ngang can đảm đến mức nào! Theo lời Thánh Augutinh nói: chính Mẹ đă chiến thắng được Thiên Chúa vạn năng trong t́nh yêu thắm thiết!

146. Một khi linh hồn nào tận hiến cho Mẹ Maria, th́ người liền thanh sạch hóa tất cả mọi công việc của linh hồn đó xứng đáng được Chúa Con công nhận: 1) Mẹ Maria sẽ tẩy uế ḷng tự ái và quyến luyến vật thụ tạo vẫn ẩn khuất trong tất cả các việc thực hiện hằng ngày. Một khi chúng ta đặt vào tay đồng trinh Mẹ những công trạng của chúng ta th́ tay thanh sạch đó sẽ làm cho các công trạng ấy trở nên sạch sẽ, tốt đẹp và có giá trị.

147. 2) Ngoài ra, Mẹ Maria sẽ lấy công nghiệp của Ḿnh để trang sức và thêm vẻ đẹp cho công trạng của chúng ta: Muốn dâng tiến lên ngai vàng bệ ngọc một chút gọi là “cây nhà lá vườn”, bác tá điền đă nhờ tay bà hoàng hậu để dâng lên; sau khi nhận được lễ vật mọn đó, bà có nhă ư đặt vào một đĩa vàng trang sức đẹp đẽ rồi mới tiến lên ngôi báu: tuy là nhỏ mọn, nhưng một khi được đặt vào đĩa vàng do tay hoàng hậu dâng tiến, lễ vật đó có giá trị đặc biệt, đáng được nhà vua chấp thuận.

148. 3) Sau khi nhận được của lễ ta dâng lên, Mẹ Maria liền vội vàng đem tiến cho Chúa hết không giữ lại một phần nào; mỗi khi nhận được lễ vật chúng ta dâng lên, Mẹ liền nhận và đồng thời ngợi khen Thiên Chúa. Mỗi khi chúng ta cao rao, ngợi khen Mẹ, Mẹ liền cất tiếng hát mừng cảm tạ Chúa như khi nghe bà Isave chúc tụng Người mà rằng: “Linh hồn tỏi ngợi khen Thiên Chúa” (88).

149. Mẹ Maria có bí thuật làm cho Thiên Chúa vui nhận những việc lành chúng ta thực hiện, mặc dầu Chúa là Đấng cực thánh, là Vua trên hết các vua, và việc ta làm nguyên nó không có giá trị ǵ. Khi chúng ta ỷ lại vào công lênh riêng để dâng lên Thiên Chúa lễ vật nào, th́ Người xem xét cẩn thận, và nhiều khi không chấp thuận v́ Người nhận thấy ḷng tự ái của ta pha ḿnh vào đó. Chính v́ lư do đó, Người đă không khứng nhận lễ vật của dân Do Thái tiến dâng!

Nhưng khi chúng ta nhờ tay đồng trinh Mẹ Maria, Bạn chí thiết của Chúa mà dâng lễ vật nào, th́ chúng ta đă làm theo đúng cách như ư muốn của Người. Trong trường hợp này, Chúa chỉ quan tâm đến thanh thế, địa vị kẻ dâng hơn là đến chính lễ vật.

Sở dĩ Mẹ Maria đă làm được cho Chúa khứng nhận lễ vật của chúng ta, là v́ Chúa không bao giờ từ chối Người điều ǵ, trái lại, vẫn sẵn sàng theo ư Nguời; cho nên phàm lễ vật nào đă do tay Người dâng lên là được chấp nhận hết. Theo ư đó, Thành Bernađô nói: “ Nếu muốn cho lễ vật dâng lên Thiên Chúa không bị từ chối, bạn hăy cẩn thận nhờ tay Mẹ dâng lên mới được” (89).

150. Theo thường t́nh, những kẻ hèn mọn, thấp mũi bé miệng vẫn đặt hết hy vọng và tin tưởng vào các bậc có quyền hành thanh thế  để bênh đỡ cho ḿnh. Trong bậc siêu nhiên cũng thế, v́ Thiên Chúa cao sang oai nghi vô cùng, mà chúng ta hèn hạ như sâu đất, nên phải cậy vào Đấng có thần thế bênh vực bầu cử: Mẹ Maria có tất cả mọi đức tính cần thiết để khích thích ḷng tin cậy vô biên của chúng ta: Người có quyền hành thanh thế, nên lời Người nói không thể bị khước từ; Người mềm dẻo, khôn ngoan, khéo nói và có sẵn bí thuật lấy được ḷng Thiên Chúa. Đàng khác, Người lại có tấm ḷng từ bi bác ái, không nỡ từ chối ai, dù là hạng phàm hèn tội lỗi! Sau đây, chúng tôi sẽ thuật lại tích hai mẹ con Giacob và bà Reteca là điển h́nh có thể chứng minh những quan điềm vừa được tŕnh bày ở trên (90).

5. Lư do thứ bốn (152 - 168)

151. Lư do thứ bốn là sự vinh danh Thiên Chúa người ta có thể thực hiện được do sự tận hiến.

Trong tất cả mọi hành động thường nhật chúng ta phải tận tâm t́m cầu vinh danh Thiên Chúa. Vậy Mẹ Maria: 1) đă am hiểu tường tận bí thuật làm vinh danh Thiên Chúa mà phần đông chúng ta không biết đến ; 2) và luôn luôn hành động để theo đuổi mục đích đó, điều mà phần đông chúng ta không có đủ can đảm để thực hiện. V́ vậy, một khi tận hiến cho Mẹ Maria, đương sự có thể tin tưởng chắc chắn Người sẽ lợi dụng công việc của ḿnh làm đề cầu vinh danh Thiên Chúa, trừ trường hợp đương sự tự ư trừu lại thiện ư của ḿnh và làm ngăn trở cho hoạt động của Mẹ. Đó là nguồn yên-ủi duy nhất của một linh hồn muốn sống trong t́nh yêu cao thượng, thanh sạch, vô vị lợi, thiết tha t́m cầu vinh danh Thiên Chúa hơn ích riêng ḿnh.

5. Lư do thứ năm

152. Lư do thứ năm là sự liên kết mật thiết với Thiên Chúa mà người ta có thể thực hiện cách: a) thuận tiện, b) mau chóng, c) hoàn toàn và d) chắc chắn do sự tận hiến cho Mẹ Maria.

a) Con đường Maria là con đường thuận tiện.

Sự tận hiến cho Mẹ Maria là con đường rất thuận tiện Chúa Giêsu đă khai quang để thân đến với chúng ta; cho nên cũng là con đường thuận tiện để chúng ta tiến đến với Người.

Thực ra, có rất nhiều đường dẫn ta đến với Chúa Giêsu, nhưng trên những con đường đó người ta sẽ vấp phải bao nhiêu chướng ngại vật, bao nhiêu vất vả khó khăn: vừa đi vừa chiến đấu, vượt nhiều quăng éo le trắc trở, thâu qua rừng núi đầy chông gai hiểm trở trong những nơi âm u tối tăm, hoặc lạc lơng vào những băi sa mạc mông mênh vắng vẻ!

Trái lại, con đường Maria là con đường an toàn dễ đi nhất. Lẽ dĩ nhiên, muốn mở con đường này, người ta cũng phải dày công chiến đấu, thắng lướt nhiều chướng ngại vật. Tuy nhiên, người khách lữ hành của chúng ta bao giờ cũng có Maria đứng bên cạnh để soi sáng khi tối tăm; vỗ về khi bối rối; yên ủi lúc âu lo; ủng hộ khi chiến đấu và bệnh vực lúc lâm nguy. V́ vậy so sánh ra, người ta vẫn thấy con đường này đầy hoa thơm quả ngọt. Trên thực tế, chỉ có một vài vị đại thánh đă biết đi lối này để t́m đến với Chúa Giêsu, như các thánh Ephrem, Gioan Damasceno, Đaminh, Phanxico de Sale v.v... V́ các Ngài đă được Chúa Thánh Thần, Bạn trung thành của Maria, hướng dẫn theo con đường cao siêu mầu nhiệm này. Ngoài ra, phần đông hơn, mặc dầu cũng có ḷng kính mến Mẹ Maria, nhưng không được phước bước vào con đường này, cho nên trên con đường xa lạ, họ đă gặp phải nhiều bước gian nan nguy hiểm!

153. Nhưng, bạn hỏi : v́ lư do ǵ trên thực tế, chúng tôi thấy những linh hồn tận hiến cho Mẹ Maria hay bị đau khổ? Họ bị phản đối, theo dơi, vu khống, không ai muốn chứa chấp! Họ bị ṃ mẫm trong tối tăm, không được yêu ủi nâng đỡ để rịt lại vết thương ḷng! Hiện tượng này coi như không thể dung ḥa với con đường êm dịu của Maria!

154. Phải rồi! chính v́ những linh hồn tận hiến này là con cưng của Mẹ, nên được Mẹ ban cho nhiều ơn đặc biệt: Trong những ơn đó, th́ thành giá là một. Theo khách quan mà nói : có thể rằng: những thánh giá nói đây c̣n nặng nề hơn muôn vàn thánh giá khác: tuy nhiên, xét theo chủ quan, những linh hồn tận hiến cho Mẹ đă vác được những thánh giá đó cách dễ dàng, và lập được nhiều công trạng đáng thưởng phúc vinh quang.

Biết bao người đă bị sức nặng của thánh giá đè bẹp! Nhưng con cái Mẹ không bị quỵ, v́ Maria có tài đẽo gọt các thánh giá khúc khuỷu cho nhẵn nhụi, đoạn tẩm mật ngọt và xức dầu yêu thương trong sạch, nhờ vậy những linh hồn ấy có sức chịu đựng và vác nổi những thánh giá nặng nề cách hiên ngang vui vẻ.

Theo ư chúng tôi, những linh hồn thiết tha yêu mến Chúa, muốn cùng Người sống chết, và vui ḷng chịu đựng đau khổ, vác thánh giá nặng nề, nhưng nếu không lấy ḷng kính mến Mẹ Maria tha thiết như mật ngọt để ướp các thánh giá đó, th́ rất khó ḷng vác nổi và đi cho tới đích.

155. b) Con đường Maria là con đường mau chóng. Cách tôn sùng này là con đường vắn tắt  để t́m đến với Chúa Giêsu, v́ chúng tôi mới nói: ai dơi theo con đường này th́ không phải lo ngại , trái lại, được vui vẻ để tiến bước một cách mau lẹ, dễ dàng. Theo Mẹ Maria mà đi trên con đường trường, người  ta có cảm tưởng là con đường được rút ngắn đi ; trái lại, khi theo ư riêng ḿnh mà đi, người ta phải mất bao nhiêu năm trường mới tới đích. Một khi đi theo Mẹ Maria, người ta chắc chắn sẽ được xướng khúc ca khải hoàn (91). Lẽ dĩ nhiên, đối phương sẽ cố gắng làm ngăn trở bước đường tiến của họ, bắt họ phải rút lui hay là t́m cách đánh tập kích; nhưng, nhờ có sự bệnh vực và hướng dẫn của Mę, người ta sẽ được nhẹ bước tiến trên con đường chiến thắng vinh quang (92).

156. Bạn muốn biết v́ lư do ǵ, khi c̣n sống tại thế, Chúa Giêsu đă vui ḷng vâng lời chịu lụy Mẹ Maria không? Ấy chính nhờ có sự từng phục đó mà trong quảng thời gian ngắn ngủi, Người đă thực hiện được bao nhiêu sự nghiệp vĩ đại, để đắp bù những thiệt hại lớn lao do Adong đă gây nên (93), Chúa thực hiện được công tác đó chính v́ đă tùng phục Mẹ Maria. Kinh thánh nói: Kẻ biết tôn trọng mẹ ḿnh th́ giống như người tích trữ báu vật trong kho (94). Câu đó có nghĩa là : ai thành tâm tôn sùng và suy phục Mẹ Maria, th́ sẽ trở nên giàu có dư dật mọi ơn thiêng liêng.

Nơi khác Chúa Thánh Thần phán : “Tuổi già của Ta đă được đề cao trong dạ nhân từ”(95). Câu đó chỉ về Mẹ Maria đă có công cưu mang, sinh nở Đấng đầy ḷng nhân từ thương xót (96) Đấng vũ trụ không có sức chứa chịu (97). Ngoài ra, c̣n có nghĩa thiêng liêng chỉ những linh hồn được Mẹ cưu mang, sẽ chóng trở nên thánh nhân đứng đắn, sáng suốt, thánh thiện, kinh nghiệm và khôn ngoan, được hoàn toàn nên giống tuổi trưởng thành Chúa Giêsu.

157. c) Con đường Maria là con đường hoàn toàn. Tận hiến cho Mẹ Maria là con đường tuyệt hảo để chúng ta liên kết mật thiết với Chúa Giêsu. V́ trong các vật thụ tạo, chỉ có Maria là hoàn toàn thánh thiện và có đủ thực lực làm cho chúng ta nên giống Chúa Giêsu. Lại nữa, chính Chúa Giêsu, khi thân đến với nhân loại, đă không chọn con đường nào khác cho cuộc hành tŕnh của Ḿnh ngoài con đường Maria!

Đấng cao cả, vô đối và tự hữu đă muốn thân đến với nhân loại tội lỗi hèn mọn như sâu đất, nhưng Người đă thực hiện bằng cách nào? Người đă thực hiện cách rất lạ lùng xứng đáng Thiên Chúa bằng cách đi qua Maria mà không sợ phải hạ thấp thiên tính và sự thánh thiện của Ḿnh. Ngược lại, những kẻ hèn mọn cũng phải qua Maria để đến với Đấng cao cả mà không phải lo ngại. Đấng vô lượng vô biên đă tự để cho Maria am hiểu và chứa chịu mà không sợ mất tính cách vô biên của Ḿnh; ngược lại, chúng ta cũng phải đi qua Maria để hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa.

Đấng cao cả đă dùng Maria để hạ Ḿnh xuống đến gần chúng ta, liên kết mật thiết hoàn toàn với nhân tính mà không lo mất uy quyền của Ḿnh; ngược lại, chúng ta cũng phải qua Maria để tŕnh diện Thiên Chúa, liên kết với Đấng chí tôn cách mật thiết mà không sợ bị khai trừ.

Đấng Hằng Hữu đă muốn thân đến với vật hư vô để làm cho vật hư vô trở nên vật thường hữu trong Đấng Hằng Hữu, và Người đă thực hiện được công tŕnh vĩ đại đó khi hoàn toàn ban Ḿnh và thần phục Trinh Nữ Maria mà không sợ phải mất trong không gian và thời gian tư cách Đấng Hằng Hữu; ngược lại, mặc dầu là những vật hư vô, chúng ta cũng có thể nhờ Maria để trở nên giống Thiên Chúa do ơn thánh và phúc thanh nhàn, chỉ cần chúng ta hoàn toàn phó thác cho Người. Trong trường hợp này, mặc dầu chúng ta là hư vô, cũng sẽ trở nên hiện hữu trong Maria, mà không sợ sai đường lạc hướng.

158. Giả như có nhân vật nào chỉ cho chúng tôi biết con đường hướng về Chúa Giêsu, mà trên đó có lát toàn bằng đá hoa quí giá tượng trưng sự nghiệp vĩ đại, và công nghiệp các thánh... Có ánh sáng tỏa ra khắp nơi do đèn trời chiếu xuống làm tăng vẻ huy hoàng lộng lẫy; ngoài ra, c̣n có muôn vàn thánh nhân chực sẵn để dẫn đạo, th́ chúng tôi cũng thành thực xin kiếu để trẽ sang con đường tuyệt hảo khác, tức là con đường Maria, Lời Kinh Thánh nói: “Tôi đă trải qua con đường thanh tịnh sạch sẽ” (98), tức là Maria vẹn sạch, vô nhiễm nguyên tội và trong sáng. Khi ngự xuống lần thứ hai để cai trị thế giới, chắc chắn Chúa Giêsu cũng sẽ đi qua Maria như lần thứ nhất, chỉ khác nhau điều này là lần trước Người ngự xuống cách âm thầm kin đáo, c̣n lần sau Người sẽ ngự xuống cách uy nghi lộng lẫy. Và đây là một mầu nhiệm ít ai biết đến! Hăy câm đi! Hỡi các môi miệng phàm trần khi đứng trước mầu nhiệm cao cả này!

159. d) Con đường Maria là con đường chắc chắn. Tận hiến cho Mẹ Maria là con đường chắc chắn để thân đến với Chúa Giêsu và liên kết mật thiết với Người.

1) Phương pháp chúng tôi nói đây không phải mới mẻ chi, v́ thực ra, theo ư Boudon (một nhân vật nổi tiếng đạo đức mới qua đời), th́ đă có từ bao giờ rồi. Chắc chắn là cách đây 700 năm, người ta đă gặp thấy vết tích cách tôn sùng này trong Giáo Hội, Thánh Odilon, Bề Trên Ḍng Cluny, sống vào quăng năm 1040, là một trong những nhân vật đă thi hành phương pháp đó tại nước Pháp, như đă ghi chép trong tiểu sử của Ngài.

2) Đức Hồng Y Phêrô Đamianô thuật lại rằng: năm 1306, thánh Marinô, bào huynh của Ngài, đă tận hiến làm nô lệ Mẹ Maria một cách cảm động sốt sắng trước sự hiện diện của Cha linh hướng. Ngài tự tṛng dây vào cổ, chịu một trận đ̣n nên thân và đặt trên bàn thờ một số tiền tượng trưng sự thần phục và tận hiến cho Mẹ. Trót đời Ngài đă thực hiện một cách trung thành lư tưởng đó, cho nên khi gần sinh th́, Ngài được Mẹ Maria thân hiện đến yêu ủi và hứa sẽ ban phần thưởng trên thiên đàng.

3) Cesario Bolando có nhắc đến một yếu nhân khác lên là Vautier de Birlac cũng đă tận hiến cho Mẹ Maria vào năm 1500. Theo chỗ chúng tôi biết, cách tôn sùng này đă được nhiều người thi hành cho đến thế kỷ XVII th́ được phổ biến khắp nơi (99).

160. 4) Thánh Simon de Rojas, thuộc Ḍng Tam Vị, làm quốc sư trong triều Philiphê III đă có công cổ động, truyền bá cách tôn sùng này trong toàn cơi Tây-Ban-Nha và Đức-quốc. (100) Nhờ hoàng - đế Philiphê giới thiệu, Ngài đă xin được Đức Gregorid XV ban nhiều ân xá cho kẻ thực hiện cách tôn sùng này.

5) Linh Mục Rios thuộc Ḍng thánh Augutinh, người bạn tâm phúc của Thánh Rojas, đă cộng tác đắc lực với Ngài trong việc cổ động truyền bá bằng lời giảng dạy, bằng sách vở tại hai quốc gia kể trên (101). Chính ngài đă chép một cuốn sách nhan đề là Hierarchia Mariana, trong đó, ngài đề cập đến gốc tích, sự quan trọng của sự tận hiến với những luận điệu khôn ngoan, sốt sắng.

161. 6) Trong thế kỷ vừa qua, các cha Ḍng Theatino đă cổ động và truyền bá cách tôn sùng này tại Sicilia và Saboya. Linh mục Stanislao Tanicico J.S. đă hoạt động hăng hái tại Ba-Lan. Trong sách Hicrarchia Mariana, Linh mục Rios nhắc đến danh sách nhiều vua chúa quan quyền, đức ông, hoàng hậu nhiều Hồng Y, Giám Mục thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đă thi đua thực hiện việc tận hiến cho Mẹ.

7) Cha Cornelio a Lapide, một nhân vật nổi tiếng thông thái, đạo đức, đă được các thầy giáo lư trao cho trọng trách kiểm điểm lại cách sùng kính này. Sau khi nghiên cứu cần thận, ngài hoàn toàn công nhận tán thưởng và khuyến khích. Từ đó đến nay, nhiều vĩ nhân cũng chân thành ca ngợi và thi hành cách sùng kính đó.

8) Trong Hội Nghị nhóm tại Colonia, các cha Ḍng Tên, những vị vốn sốt sáng cổ động việc tận hiến cho Mẹ Maria, đă nhân danh toàn thể hội viên, dâng cho Bá tước Fernando de Baviera, Tổng Giám Mục thành Colonia, một Tập nhỏ đề cập đến vấn đề Nô lệ Maria, Đức Tổng Giám Mục rất sung sướng đón nhận tặng phẩm đó, cho phép tái bản và khuyến khích các linh mục, các Thầy Ḍng trong địa phận hết sức cổ động, truyền bá cách tôn sùng này.

162. 9) Đức Hồng Y de Berulle, một nhân vật nổi tiếng lừng lẫy khắp nước Pháp, là một trong những nhân vật sốt sắng trong việc truyền bá cách tôn sùng này, mặc dầu ngài bị những tay phản động b́nh phẩm, vu khống và theo dơi, bắt bớ như người đắc tội “canh tân và dị đoan”. Bọn chúng tung ra một tập để bài bác và áp dụng nhiều mưu mô quỉ quyệt đề phản đối sự tôn sùng đó trong nước Pháp. Nhưng đối với những lời vu khống ấy, ngài chỉ lấy đức nhẫn nhục để đáp lại. Tuy thế, ngài cũng viết một tập nhỏ giải thích những vấn nạn bọn họ nêu ra, và ngài đă toàn thắng khi bảo cho bọn họ biết rằng : cách tôn sùng này chẳng qua chỉ là nơi gương Chúa Giêsu, và căn cứ vào bổn phận thiêng liêng đối với Chúa. Ngài đă bịt miệng đối phương lại khi cho họ nhận thấy sự tận hiến cho Mẹ Maria để nhờ Mẹ tận hiến cho Chúa Giêsu chỉ là tái diễn lời tuyên thệ trong lễ nghi Thánh Tẩy mà thôi.

Ngoài ra, ngài c̣n viện ra rất nhiều chứng lư khác để biện hộ cho cách sùng kính này, ban có thể dọc trong các tác phẩm của Ngài.

163. 10) Đọc tác phẩm của Linh mục Batdon (102) độc giả sẽ thấy danh sách nhiều Vị Giáo Hoàng châu phê cách sùng kính này; nhiều thầy giáo lư đă khảo sát kỹ lưỡng; nhiều cuộc bách hại do dịch gây nên ; nhiều cuộc chiến thắng vẻ vang, và hàng ngàn người đă thực hiện cách tôn sùng đó mà không thấy một Vị Giáo Hoàng nào lên tiếng phản đối. Mà phản đối làm sao được nếu không muốn phá hoại nền tảng Công giáo! Căn cứ vào các lư do kể trên, người ta phải kết luận rằng: cách tôn sùng này không phải là mới mẻ ǵ; sở dĩ chưa được phổ thông là v́ nó là một vật quí báu quá, phần đa số chưa thể tận hưởng và thực hiện được đấy thôi.

164. Cách tôn sùng này là một phương pháp chắc chắn để đến với Chúa Giêsu, v́ sở trường của Mẹ Maria là d́u dắt chúng ta một cách chắc chắn đến với Chúa Giêsu, cũng như sở trường của Chúa Giêsu là d́u dắt chúng ta một cách chắc chắn đến với Cha trên trời. Những người muốn theo dơi con đường thiêng liêng không nên ngộ nhận rằng: Mẹ Maria có thể làm trở ngại sự liên kết mật thiết giữa ta với Chúa. Có lư do ǵ một người Mẹ đă được đẹp ḷng Thiên Chúa để làm ích cho toàn thể thế giới nói chung và từng cá nhân nói riêng, mà nghiễm nhiên lại biến thành một chướng ngại vật trên con đường liên kết giữa Chúa Giêsu và linh hồn tận hiến? Có lẽ nào một người Mẹ đă được tràn ngập ơn thánh, đă được hợp nhất và biến thể trong Chúa đến nỗi Chúa chọn giáng sinh trong ḷng Người, mà nghiễm nhiên trở nên chướng ngại vật cho linh hồn hoàn toàn kết hợp với Thiên Chúa?

Có thể rằng: sự chiêm ngưỡng và tận hưởng một vật thụ sinh nào, mặc dầu là nhân vật thánh thiện đến đâu, cũng làm chậm lại phần nào bước đường tiến đến sự hợp nhất. Nhưng riêng về Mẹ Maria th́ khác hẳn, như chúng tôi đă nói và sẽ không bao giờ chán nói.

165. Bạn hăy tin chắc rằng: càng cố gắng t́m cầu Maria bao nhiêu, bạn càng dễ gặp thấy Chúa Giêsu bấy nhiều, v́ Người luôn luôn ở với Maria. Không những Maria không làm ngăn trở cho những linh hồn thánh thiện được liên kết mật thiết với Chúa, trái lại, xưa nay chưa từng có người nào giúp đỡ chúng ta một cách hữu hiệu trong việc này bằng Maria, v́ Người hằng thông ra cho chúng ta ơn thánh để đạt tới mục đích ấy theo lời một đấng thành nói: “Nemo cogitations Dei repletur nisi per Te”: Chỉ có Mẹ mới làm cho người ta có quan niệm đích xác về Thiên Chúa: lại v́ Mẹ vẫn đề pḥng kẻo chúng ta mắc mưu thâm hiểm của tà thần.

166. Ở đâu có sự hiện diện của Maria, th́ ma quỉ không có thể vác mặt đến đấy. Ai tôn sùng Mẹ Maria, hay tưởng nhớ và nhắc nhở đến Người, đó là một trong các dấu hiệu chắc chắn tỏ ra người ấy vẫn được dịu dắt theo chính lộ. Đó là cảm tưởng của một đấng thánh; Theo ư ngài: như hơi thở tỏ ra người ta c̣n sống, th́ sự năng tưởng nhớ, than thở, cầu xin Mẹ Maria là dấu chắc chắn linh hồn chưa phải chết cách thiêng liêng v́ phạm tội.

167. Bởi ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, Giáo Hội đă nói về Mẹ Maria rằng: “Sola cunctas haere ses interemisli in universo mundo”: nghĩa là: - Một ḿnh Maria đă có dư sức để tiêu diệt tất cả bọn rối đạo trong cả thế giới - . Nhờ đó, kẻ có ḷng sùng kính Mẹ Maria sẽ không bao giờ cố chấp theo sự dối trá. Có thể rằng: v́ sự yếu đuối, linh hồn đă ngộ nhận một phần nào tuy không ngộ nhận một cách dễ dàng như kẻ khác – nhưng một khi khám phá ra ngộ nhận đó, họ không hề cố chấp bám riết lấy điều giả dối mà trước kia họ tưởng là chân thật.

168. Cho nên, muốn tiến bước trên con đường thánh thiện và t́m thấy Chúa Giêsu một cách chắc chắn, không sợ lầm lạc, bạn hăy cố gắng thực hiện việc tận hiến cho Mẹ Maria. Đó là phương pháp tuyệt hảo, bạn nên thực hiện ngay đi. Nếu từ trước đến giờ bạn chưa biết, th́ hôm nay đây, chúng tôi hân hạnh giới thiệu với bạn. Chính Chúa Giêsu, Đấng khôn ngoan vô cùng đă t́m ra phương pháp này. Như một Đại tướng giàu kinh nghiệm, Chúa đă khai sáng con đường Maria, để chúng ta, những bộ hạ của Người, được chắc tâm tiến vào con đường đă khai quang, không sợ lạc hướng nữa.

Con đường này phẳng phiu rất dễ đi v́ tràn ngập ơn thánh và ơn Chúa Thánh Thần giúp cho khách lữ hành không phải t́m lối rút lui. Con đường này vắn tắt lắm, v́ trong một thời gian vắn vỏi sẽ đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu. Con đường này tuyệt hảo và hoàn toàn, không có bùn lầy lấm láp do tội lỗi gây ra. Sau cùng là con đường chắc chắn đưa ta đến với Chúa Giêsu và tới phúc thanh nhàn trên trời một cách ngay thẳng, vắn tắt không sợ bị lạc hướng.

6. Lư do thứ sáu (169-170)

169. Lư do thứ sáu: Kẻ thực hiện cách tôn sùng này cách trung thành, sẽ được tận hưởng tự do dành riêng cho con cái Chúa (103). Theo cách tôn sùng này, người ta dâng trót ḿnh làm tôi Chúa Giêsu. Cho nên để thưởng công cho những kẻ tận hiến cho Ḿnh, Chúa Giêsu: 1) giải thoát tất cả mọi sự lo lắng sợ sệt, áy náy có thể dày ṿ và ràng buộc một linh hồn; 2) in sâu vào tâm khảm một niềm tin tưởng vô biên vào ḷng nhân từ Cha thân ái; 3) thông cho một t́nh yêu tha thiết giữa Cha con!

170. Thay v́ nêu ra lư do làm chứng chân lư này, chúng tôi xin thuật lại một mẩu truyện Bà Mẹ Agnes de Jésus, Ḍng Đaminh thuộc Tu viện Langreae trong xứ Auvergne, có tiếng đạo đức và qua đời năm 1634. Khi mới lên 7 tuổi, Agnes phải qua một cơn khủng hoảng về tinh thần. Một ngày kia, em nghe có tiếng bảo: nếu muốn được cứu thoát, cần phải dâng ḿnh làm tôi Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Mặc dù em chưa am hiểu tường tận việc đó ra sao, nhưng khi trở về nhà riêng, em cũng dọn ḿnh sốt sáng làm việc tận hiến cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và để làm chứng việc ḿnh mới thi hành, em lấy một xiềng sắt buộc ngang thắt lưng và mang trong ḿnh măi cho đến chết. Sau đó, em thấy biến đi mất tất cả những nỗi ḷng áy náy lo sợ, và được tận hưởng một êm vui an toàn. Từ đó về sau, Agnes đă lợi dụng mọi trường hợp đề loan truyền cho những người đạo đức sống chung quanh và bà đă thu hoạch được nhiều kết quả khả quan. Trong số những nhân vật được hưởng nhờ ơn đó, người ta nhận thấy có linh mục Olier, Vị sáng lập Hội Ḍng Xuân Bích, và rất nhiều linh mục khác đồng Hội.

Một hôm Đức Mẹ thân hiện đến đeo vào cổ bà một ṿng vàng,  Người biểu lộ sự hoan lạc khi nhận bà vào số nô lệ của Chúa Giêsu và của Ḿnh. Đồng thời Cecilia, một thành nữ trong đoàn tùy ṭng nói: Hạnh phúc thay những tôi tá trung thành của Đức Nữ Vương, v́ chúng sẽ được tận hưởng quyền tự do chính đáng.

7. Lư do thứ bảy (171-172)

171. Lư do thứ bảy khuyến khích chúng ta thực hiện cách tôn sùng này là những ích lợi lớn lao kẻ khác được hưởng nhờ. Thật ra, mỗi khi làm việc tận hiến, tức là chúng ta đặt vào tay Mẹ Maria tất cả các việc lành phúc đức, không giữ lại cho ḿnh một tư tưởng hoặc một hy sinh nhỏ mọn nào, để Đức Mẹ tự do phân phát cho kẻ khác: đó là một cử chỉ bác ái cao cả.

Do việc tận hiến này, người ta dâng cho Me Maria tất cả những việc lành đă, đang hoặc sẽ thực hiện cho đến chết để Người tự do định đoạt, thí dụ: để cầu cho tội nhân được ơn cải thiện, hoặc chỉ cho các đẳng linh hồn. Phải chăng đây không là việc bác ái hoàn toàn đối với kẻ khác? Phải chăng đây không là việc xứng đáng môn đệ Chúa Giêsu, Đấng chỉ biết sống v́ đức bác ái đối với người đồng loại? Phải chăng đây không là phương pháp tuyệt diệu để cải thiện đời sống của tội nhân, cứu vớt các linh hồn trong luyện ngục mà không phải làm ǵ khác hơn là những việc mỗi cá nhân buộc phải làm theo địa vị giai cấp của ḿnh?

172. Muốn đánh giá trị lư do này, cần phải biết sự cải thiện tội nhân và cứu vớt các đẳng linh hồn là việc quan trọng đến đâu. Nói cho đúng, việc này có giá trị hơn việc tạo thiên lập địa, v́ làm cho một linh hồn được chịu lấy chính Thiên Chúa. Cho rằng suốt cả một đời, người ta chỉ lợi dụng việc tận hiến như phương pháp cải thiện được một tội nhân và cấp cứu được một linh hồn mà thôi, th́ cũng là lư do khuyến khích những người sốt sắng thực hiện việc ấy rồi.

Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng: một khi được đặt vào tay Mẹ Maria, các việc lành của chúng ta được thêm giá trị đặc biệt cả về hai phương diện lập công và đền tội, do đó cũng có thần lực cấp cứu các đẳng linh hồn và cải thiện tội nhân hơn khi không được qua tay Mẹ. Một việc nhỏ mọn được thực hiện với tinh thần bác ái, với ḷng vị tha, và được qua tay Mẹ Maria, th́ có thần lực làm nguôi cơn thịnh nộ Thiên Chúa, và xin ơn tha thứ. Khi đến giờ làm chung, linh hồn tận hiến sẽ nhận thấy nhờ việc này mà minh đă cứu vớt bao nhiều linh hồn được ơn cải thiện và khỏi lửa luyện tội, mặc dầu ḿnh chỉ làm những việc rất tầm thường. Ôi! sung sướng biết bao trong ngày công phán! Ôi! vinh hiển biết mấy trên nơi vĩnh phúc, chốn trường sinh?

8. Lư do thứ tám (173-182)

173. Lư do thứ tám khuyến khích người ta thực hiện việc tận hiến là v́ việc ấy giúp người ta được vững bền trong ơn nghĩa Chúa.

Bạn có biết v́ sao đa số tội nhân không đứng vững trên con đường trở về với Thiên Chúa? Bạn có biết v́ sao họ tái phạm một cách dễ dàng như thế? V́ lư do ǵ đa số kẻ lành không tấn tới trên con đường thánh thiện và được thêm ơn phúc, trái lại, họ phải mất đi những ǵ đă có trước?

Lư do của sự thất bại này là v́, mặc dầu có sẵn tính mê nết xấu trong ḿnh, mặc dầu tính tự nhiên yếu đuối và hay thay đổi, người ta vẫn tự phụ muốn cậy vào sức riêng của minh, tin tưởng ḿnh có đủ thực lực cẩn thủ được kho tàng châu báu là các nhân đức và công nghiệp đă lập được. Trái lại, do việc tận hiến, người giáo hữu hoàn toàn phó thác cho Mẹ Maria tất cả những ǵ họ đang chiếm hữu, đồng thời xin Mẹ lănh trách nhiệm người thu thác các của cải tự nhiên và siêu nhiên, và hoàn toàn đặt tín nhiệm vào ḷng trung trực, vào quyền hành, và ḷng thương xót của Mẹ, để Mẹ cẩn thủ, gia tăng công phúc cho ḿnh, không c̣n lo ngại ma quỉ, thế gian, xác thịt cướp lấy nữa.

Với tư cách người con hiếu thảo và đầy tớ trung thành, linh hồn tận hiến có thể nói với Mẹ Maria rằng: “Depositum cuslodi ” - Mẹ hăy cẩn thủ vật kư thác này cho con (104) -. Lạy mẹ nhân từ, con biết rằng: nhờ có Mẹ can thiệp mà từ trước đến giờ con đă lănh được bao nhiêu ơn lănh mà nhẽ ra con không xứng đáng lănh thụ. Giờ đây, kinh nghiệm cho biết rằng: con đang giữ kho tàng quí báu trong b́nh gịn ải dễ vỡ; con yếu đuối và khốn nạn quá, không đủ lực cẩn thủ kho tàng đó. Vậy con xin Mẹ vui ḷng nhận lấy vật kư thác này, và ǵn giữ cẩn thận. Nếu Mẹ gin giữ kho tàng này th́ con không sợ sẽ phải mất; nếu Mẹ nâng đỡ con, th́ con không sợ ngă, nếu Mẹ bênh vực con, th́ con không sợ bọn địch thù của con nữa.

174. Đồng ư ấy, thánh Bernađô nói: Nếu được Mẹ Maria nâng đỡ, nhất định bạn không ngă; nếu được Mẹ Maria bênh vực, nhất định bạn không lo ngại điều ǵ; nếu được Mẹ Maria dẫn đạo, nhất định bạn không bao giờ mỏi mệt: Nếu được Mẹ Maria ủng hộ, nhất định bạn sẽ được cứu rỗi.

Thánh Bonaventura c̣n nói rơ hơn nữa: Không những Mẹ Maria được tôn lên địa vị cao nhất trong các thánh, mà lại chính Người đă bảo vệ, bệnh vực các ngài trên con đường thánh thiện, đề pḥng cho khỏi sa sút về nhân đức, khỏi mất hết công phúc, và khỏi ma quỉ quấy nhiễu, sau cùng để tránh được h́nh phạt Thiên Chúa khi chẳng may các ngài sa ngă phạm tội.

175. Maria là Trinh Nữ trung thành, với ḷng trung thành ấy, Người đă sửa lại tất cả những thiệt hại do bà Evà thất trung đă gây nên; đàng khác, Người c̣n làm cho những linh hồn liên kết với Người được ơn trung thành và ơn bền vững cho đến chết. Do đó, một đấng thánh sánh ví Maria với mỏ neo chắc chắn giữ con tàu khỏi ch́m dưới vực sâu của đời gió bụi, nơi mà bao nhiêu người đă bị hư đi v́ không chịu liên kết với Maria (105). Sở dĩ các thánh đă tự cứu thoát được ḿnh là v́ các ngài đă liên kết mật thiết với Maria, và đă giúp đỡ kẻ khác tiến bước trên con đường nhân đức.

Hạnh phúc thay những linh hồn lúc này biết bám riết vào Mẹ như bám vào mỏ neo chắc chắn, phong ba băo táp đến đâu cũng không thể đánh ch́m họ xuống vực sâu của thế giới tội lỗi, và mất được báu vật của trời ban xuống. Hạnh phúc thay những linh hồn được phước bước vào con tầu mới của ông Noe. Mặc dầu nước lụt của tội lỗi trận ngập khắp thế giới, nhưng cũng không thể gây nên một thiệt hại nào cho họ, v́ theo lời Đấng Khôn Ngoan nói: ai liên kết mật thiết với Ta để lo phần rỗi, th́ không thể phạm tội (106).

Đó là lời Đức Mẹ đồng ư với Đấng khôn ngoan vô cùng đă phán với con cháu đau khổ của bà Evà đang muốn nấp bóng Đức Mẹ v́ nhận thấy Người rất trung thành, không bao giờ bội ước : “Người rất trung thành không bao giờ tự phản bội” (107). “Người hằng yêu dấu những kẻ kính mến Người” (108) không những bằng t́nh yêu tha thiết, nhưng c̣n bằng hành động là ban ơn dư dật để con cái Người không phải rút lui trên con đường thánh thiện, hoặc không phải sa đọa mất ơn nghĩa cùng Chúa Giêsu Con yêu dấu của Người.

176. Với ḷng từ bi bác ái, Mẹ Maria hằng sẵn ḷng đón nhận tất cả sự vật ta đem kư thác vào tay Người và tận tâm cẩn thủ vật kư thác đó theo phép công bằng đúng như lời Người đă cam kết. Khi một người bằng ḷng nhận lấy vật kư thác, th́ theo phép công bằng, họ phải cẩn thủ chu đáo, nếu v́ bất cần mà vật kư thác đó bị thất lạc, th́ chiếu theo đức công bằng, họ phải chịu trách nhiệm. Nhưng đối với Mẹ Maria, việc thất lạc đó không thể xẩy ra v́ Người thà để  cho trời đất hư đi mà chẳng thà thất tín đối với những kẻ đă đặt hết tin tưởng nơi Người.

177. Hỡi các con cái của Mẹ lành! thật ra, các bạn yếu đuối và hay thay đổi lắm, nhưng dầu sao, tôi yêu cầu các bạn đừng sờn ḷng nản chí: mặc dù là con cái đau khổ của Adong và Evà, các bạn hăy vui lên v́ chúng tôi đă t́m được phương pháp hiệu lực mà hầu hết giáo dân, thậm chí những người đạo đức có tiếng cũng h́nh như chưa biết đến.

Các bạn hăy thận trọng, đừng giấu vàng bạc trong cái két riêng của ḿnh, v́ nó mong manh, nhỏ hẹp và cũ kỹ quá, quân đạo tặc là ma quỉ có thể đục khoét và ăn trộm hết. Nói cách khác: các bạn đừng dại ǵ mà đổ thứ nước quí giá vào cái b́nh dơ bẩn do tội lỗi gây ra; tuy rằng tội lỗi của các bạn đă được ơn tha thứ, nhưng mùi hôi thối bởi tội mà ra hăy c̣n lại và có thể làm cho nước quí giá đó hư đi. Các bạn đừng dại ǵ mà đổ rượu ngon vào thùng cũ kỹ quá kẻo một ngày kia rượu trở nên giấm không dùng được nữa.

178. Căn cứ vào những h́nh bóng trên đây, chắc các bạn đă đoán được ư chúng tôi rồi, tuy nhiên, ở đây chúng tôi xin nói trắng ra rằng: yêu cầu các bạn đừng đề vàng bạc, tượng trưng đức kính mến và đức khiết tịnh vào trong két cũ kỹ; đứng đổ nước ơn thánh và rượu ngon chỉ các công nghiệp của các bạn vào những thùng không đáy hoặc vào những b́nh dơ bẩn là linh hồn và thân xác các bạn; chẳng vậy các bạn sẽ liều ḿnh bị quân cướp đường là ma quỉ bóc lột lấy hết, chúng chỉ thừa cơ hội thuận tiện để thi hành thủ đoạn đó mà thôi. Ngoài ra, các bạn c̣n liều ḿnh làm hư báu vật Thiên Chúa đă khứng ban mặc dầu báu vật đó có tinh sạch đến đâu đi nữa, bởi v́ trong ḿnh các bạn chứa đầy những khí độc do ḷng tự ái, kiêu căng và ích kỷ gây ra...

Có khôn th́ các bạn hăy đem kư thác các báu vật đó cho Đức Mẹ, v́ chính Người là B́nh chứa những báu vật quí giá, đồng thời cũng là ḷ lửa kính mến lạ lùng. Kể từ ngày Thiên Chúa đă ngự trong ḷng Mẹ Maria như ẩn ḿnh trong kho tàng quí báu, th́ Đức Mẹ đă trở nên lâu đài thiêng liêng cho các linh hồn được trú ngụ, trong đó họ sẽ được thưởng thức mọi hoa thơm quả ngọt là các nhân đức của Mẹ. Cũng v́ thế Mẹ đă được sánh ví như biệt thự bằng vàng, như tháp vua Đavid, và tinh bạch như tháp ngà...

179. Ôi, hạnh phúc thay con người đă biết kư thác mọi sự cho Đức Mẹ, và hoàn toàn đặt tín nhiệm của ḿnh nơi Mẹ! Con người đó hoàn toàn là của riêng Mẹ, và Mẹ cũng sẽ hoàn toàn là của kẻ ấy!

Con người đó có thể nói như vua Đavid rằng: “Người thật là của tôi” (109) hơn nữa, họ c̣n có thể nói như Vị Tông đồ yêu dấu:”Tôi đă nhận người làm của riêng tôi rồi” (110), hay là nói như chính Chúa Giêsu : “Phàm cái ǵ là của Con, đều là của Mẹ; ngược lại, phàm cái gi là của Mẹ cũng đều là của Con” (111).

180. Rất có thể một số người có óc b́nh phẩm cho rằng chúng tôi nói thế v́ ḷng sốt sáng quá độ! Nghĩ như thế thật là đáng tiếc! Họ tự tố giác là con người xác thịt không hiểu được những sự thiêng liêng cao cả; hoặc v́ họ xét theo tinh thần thế gian cho nên không đáng lănh nhận ơn Chúa Thánh Thần soi sáng; cũng có thể họ có tính kiêu căng, khinh thị tất cả những ǵ mà họ không hiểu. Trái lại, những người không sinh ra bởi xác thịt, bởi ḷng muốn thế gian (112) hoặc bởi ư muốn của loài người, bèn là sinh ra bởi Thiên Chúa, bởi Mẹ Maria, th́ lại am hiểu tường tận những điều chúng tôi tŕnh bày ở trên; và thực ra, chúng tôi cũng chỉ muốn trực tiếp đàm đạo với những người thuộc lớp này mà thôi.

181. Để nối tiếp lại vấn đề, chúng tôi xin tuyên bố rằng: là một nhân vật công bằng và quảng đại hơn ai hết, Mẹ Maria không chịu thua một ai về ḷng nhân từ thương xót và quảng đại. Theo lời b́nh luận của một nhân vật lỗi lạc th́ khi ta dâng cho Người vật rất nhỏ mọn, tức khắc Người đón nhận cách vui ḷng và trả lại cho chúng ta những của rất quí Người đă lănh nhận được bởi tay Thiên Chúa. Cũng vậy, khi ai hoàn toàn phó thác ḿnh cho Người, th́ Người cũng hoàn toàn phó thác chính ḿnh Người cho kẻ ấy, miễn là kẻ ấy đặt hết tín nhiệm vào Người, đồng thời ra sức khắc kỷ tu thân và luyện tập các nhân đức.

182. Nhờ đó, những người làm tôi Đức Mẹ cách trung thành có thể mạnh dạn nói như thành Gioan Damascenô rằng: “Lạy Mẹ Thiên Chúa, căn cứ vào ḷng trông cậy nơi Mẹ, con tin tưởng thế nào cũng sẽ được ơn cứu rỗi! Được Mẹ bênh vực giúp đỡ, con không c̣n sợ hăi sự ǵ nữa; chiến đấu bên cạnh Mẹ, con chắc chắn sẽ hoàn toàn thắng được địch. Me chính là chiến cụ để chiếm Nước Trời; chiến cụ đó Thiên Chúa chỉ khứng ban cho những người Chúa muốn cứu rồi mà thôi (113).

Chú Thích:

 

(1) Ex. III, 15.

(2) Invenisti enim grattam apud Deum (Luc. 1, 30).

(3) Sponsa Spiritus Sancti (S. Ildephonsus Lib. De Co rona Virginis, cap. III); Sponsus ejus Spiritus Veri tatis (S. Belarminus: Conc. 2 super Missus est

(4) Appellaott Eam MARIAM quasi Mare gratlarum (S. Antoninus: Summa, O. IV, Tit. 15, cap. IV).

(5) Ipsa est Thesaurus Domint (Idiota: In Contemplatione).

(6) Hăy xem các Giáo Phụ, nhất là thành Bernardo. Bernardino,

(7) S. August: Sermo 108 in Assumptione, N. 12.

(8) Per Mariam ab hominibus Angelorum chori reintegrantur (S. Bonacentura: Speculum B. M. V.. lect. 11, 6.

(9) Luc. 1, 52

(10) In nomine meo omne genu flectatur, caelestium, terres trium et infernorum (S. Bonaventura: Psalterium ma jus B. M. V., Cant.)

(11) Eccli, XXIV.

(12) Quicumque oult salous esse, ante omnia opus est ut tencat de Maria firmam fidem (S. Bonav. Psalmus majus B. M. V. ad instar symb. athan.

(13) Eccli, XXIV. 13.

(14) Homo et homo natus est in ea (Ps. LXXXVI)

(15) Ông Origene và thánh Bonat.

(16) Gol, IV, 19.

(17) Excli, XXIV, 13.

(18) Thành thực tôn sùng Đức Mẹ ở tại sự tận hiến cho Đức Mẹ.

(19) S. Bonav.: Sermo de B. M. V.; Bernardus: De aquacductu, n. 7.

(20) Xem lại số 33,

(21) Cant, 1, 3.

(22) Ps. XLIV, 13.

(23) Tác giả cũng như nhiều nhân vật đồng thời cho là ngày tận thế đă gần đến, hay ít là sẽ bắt đầu.

(24) Esdras, IV, 17.

(25) Idiota : De B. M. V, contemp., S. A. 367. Hugo de santo Victorė: De Pró. top. II. S. A. X, 373.

(26) Clotlas Del (S. Aug. Annara. In Psalm. 142. n. 3. S. A. IX, 1012).

(27) Et scient quia Deus dominabitur Jacob et finium terrae; convertentur ad vesperam et famem patientur ut canes et circuibunt civitatem (Ps. LVIII, 14-15).

(28) Ps. LXXXI, 3.

(29) Testor qui aderat in Virgine Deum, si tua doctrina non me docuisset, Hanc vero Deum esse credidissem (Epist. ad Paulum. P.A.X, 812).

(30) Prov. VIII, 35.

(31) Joan. XIV, 6.

(32) Chúng ta nên biết rằng : không lúc nào bằng lúc này, ma quỷ và bè lũ tăng cường đả phá chân lư và ly gián bằng nhiều chiến thuật rất tinh vi xảo quyệt. Tuy nhiên người la vui mừng khi thấy lúc này ḷng tôn sùng Mẹ Marla cũng đă được gia tăng gấp bội.

(33) Inimicilias ponam inter te et mulietem et semen tuum et semen illius. Ipsa conteret caput tuum et tu insidiaberis calcaneo Ejus (Gen III, 15)

(34) Pr. CXXVI. 4.

(35) Eph. VI, 17.

(36) Ps. LXVII, 14

(37) Rom, XIII, 10.

(38) Những lời này tỏ ra tương lại những lời tiên tri nổi đây hăy c̣n là một bí mật Chúa chưa tỏ ra cho chính Tác giả biết.

(39) Ps. XXXIX. 2.

(40) Apoc. I. 8.

(41) Moth. XXII, 8-10; Joan, X, 16, XII, 13. XIII, 15; XIV, 6; Act, IV, 12; 1 Cor III, II; VIII, 6; Col. 1, 18; II, 9, III, 11; Eph. IX, 13;

(42) II Cor, II, 15-16.

(43) Tác giả đả động công khai đến hàng tri thức Công giáo, v́ khi đó bè rối Glăng-sê-niô đang bành trướng khắp nơi, thu hút nhiều linh mục và hàng trí thức phần đời gia nhập hàng ngũ đề thực hiện thâm ư của họ, Hăy xem số 93 sau này.

(44) Fac me digne tuam Matrem collaudare

(45) Non praesumat aliquis Deum habere propitium, qui benedictam Matrem offensam habuerit.

(46) Thánh Augustinh.

(47) 1 Cor. VI, 19.

(48) Roma, VII, 5.

(49) Ps. I, 3; Math. XIII. 3-8. Joan. XV, I;

(50) Math. XXI, 19.

(51) Math. XXV, 21-30.

(52) Eph. II, 10.

(53) S. Aug.; Explic. Cant. Magnificat; S. Thomas; III, q. 48, a, 4. (54) Ps. XXIII, I. 101

(55) 1 Reg. XVI, 7; Prov. XXIII, 26.

(56) Ở đây tác giả chỉ lấy tư cách một quan sát viên nhắc đến t́nh trạng xă hội đối với số phận bọn nô lệ đời xưa, chứ không có ư b́nh phẩm về sự phải hay trái của luật lệ đó. (Xem bí mật của Mẹ Maria, số 32-34).

(57) Formam servi acciplens (Phil. II, 17).

(58) Luc. 1, 38.

(59) Roma 1, 1; Gal. I, 10; Phil III, I.

(60) Henrie-Marie Boudon: Le saint esclavage de l'admi rable Mère de Dieu Cap. II.

(61) Bon Roma, Ph. 1, D, III.

(62) Quid convenit Jesu per naturam, convenit Mariae per gratiam.

(63) S. Joan. Damasc. Sermo de dormit. B, M. V.

(64) Ita serviam Matri tuae, ut ex hoc ipso me probem servire Tibi (S. Ildefonso de Toledo: De Perpet. Virg. (1) B. M. V. cap. XII).

(65) Per Ipsam Deus descendit ad terras ut per Ipsam homo ascendere mereatur ad coelos (S. August. Sermo 113. in Natte. Domini).

(66) Via veniendl ad Christum est appropinquare ad Illam (S. Bonao.: Psalt. Majus B.M.V., Ps. CXVII).

(67) Imperio Dei omnia subjiciuntur et Virgo; el imperio Virginis omnia subjiciuntur et Deus. Res quippe omnes conditas Filius matri mancipavit (S. Joan. Damsc. : Sermo de dormit. B.M.V.) Ancilla Dominae Mariae est quaelibet anima fidells, immo etiam Ecclesia universalis. (S. Banav.: Specul. B.M.V.. Lect. III, par. III).

(68) Christianorum memento, qui servi tui sunt (S. Germanus Const. Orat. de Dormit. Deiparae),

(69) Roma, VII, 6; Ps. L.7.

(70) Gen. VI, 12. Đây thánh nhân có ư nói đến sự bất lực trong bậc siêu nhiên, khi không có ơn Chúa giữa

(71) Math. XVI, 24,

(72) Joan, XII, 25.

(73) 1 Cor, VII, 29-31.

(74) Quotidie morior (1 Cor. XV, 31).

(75) Nisi granum frumcntt cadens in terram mortuum ipsum solum manet (Joan. XII, 24)

(76) Nhà Mẹ Maria, chúng ta mới đến với Chúa Giêsu cũng như phải nhờ Chúa Glêsu, chúng ta mới lĩnh nhận được ơn Chúa Thánh Thần, (Cfr. Leo XIII: Mense Octobri; 22, IX, 1891).

(77) Habemus thesaurum istum in vasis fictilibus (II Cor. IV, 7)

(78) Ezech. XVIII, 21-29.

(79) Math. XIX, 29.

(80) Duo filil Marlae sunt; Homo-Deus et homo purus: unius corporaliter et alterius spiritualiter Mater est Maria (S. Bonao; Spec. B.M.V.).

(81) Haec voluntas Dei, Qui totum nos volult habere per Ma riam: ac proinde si quid spei, st quid gratiae, si quid salutis ab Ea noverimus redundare (S. Bernardus: De Aquaeductu n. 10).

(82) Omnla dona, virtutes, gratiae Spiritus Sancti, quibus vult et quando oult et quantum vult per Ipsius manus admi nistrantur» (S. Bernardus: Sermo de Natio)

(83) Qui indignus eras cui daretur, datum est Mariae, ut (per Eam acciperes quid haberes (S. Bernardus: Ser mo 3 in Natio.)

(84) Jac IV, 6.

(85) Ga. XIX, 27.

(86) Gen. XXXII, 24°

(87) O Domina, Del Genitrix, Marla et incorrupta Mater Det et hominis; non mels, sed tuls armatus meritis com isto Viro, scilicet Verbo Del, luctari cuplo.

(88) Luc, I 46.

(89) Modicum quid of ferre desideras, manibus Mariae offe rendum tradere cura, si non vis sustinere repulsam.

(90) Xem số 184 (không trích lại số này)

(91) Prov. XXXI, 28.

(92) Prov. XXXI, 6.

(93) Sap. IV, 13.

(94) Eccll. III, 5.

(95) Ps. XCI, 11.

(96) Jer. XXXI, 22.

(97) Bài Lễ kính Đức Mẹ.

(98) Ps. XVII, 33.

(99) Thánh vương Dugobert, thế kỷ VII, đă thực hiện cách tôn sùng này rồi.

(100) Năm 1640, Vua Thượng of Ferdinandô II và toàn thề triều đ́nh đă dâng ḿnh cho Mẹ Marla theo cách vùng kính này.

(101) Trong thời kỳ này, ở nước Bi, nhất là thành Loutain và Malines, nhiều người cũng đă dâng ḿnh cho Mẹ Marla như vậy.

(102) Sách nói đây chính là tập :  Le saint Esclauage de l'admirable Mère de Dieu.

(103) Rom. VIII, 21.

(104) I Tim. VI, 20.

(105) Animas ad spem tuam sleut ad firman ancaram alligamus (S. Joan. Damasc. Sermo I in Dormit. B.M.V.).

(106) Eccli XXIV, 30.

(107) II Tim. II, 1-3.

(108) Prov. VIII, 17.

(109) Ps. CXVIII. 36.

(110) Joan. XIX, 17.

(111) Joan. XVII, 10.

(112) Joan. I, I 3.

(113) Joon. Damascenus: Sermo de Annuntiatione B. M. V.

CHƯƠNG BỐN

 

TRÍCH GIÁO LƯ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

CÁC SỐ GIÁO LƯ VỀ ĐỨC MẸ

(soạn sau Công đồng Vaticanô II)

 

Maria - "Người Diễm Phúc v́ đă tin”

 

148. Trinh Nữ Maria đă thực hiện sự vâng phục của đức tin [494] cách toàn hảo nhất. Với niềm tin, Đức Maria đă đón nhận lời [2617] loan báo và lời hứa do thiên thần Gabriel mang tới, tin rằng "đối với Thiên Chúa th́ không có ǵ là không thể làm được” (Lc 1,37),[164 ]  [506].. và Mẹ đă đưa ra sự ưng thuận: Tôi là nữ t́ của Chúa, xin hăy làm cho tôi như lời của Ngài” (Lc 1,38). Bà Isave đă chào Mẹ: “Em là người diễm phúc, v́ đă tin Chúa sẽ hoàn tất những ǵ Ngài đă nói với em" (Lc 1,45). Chính v́ niềm tin này mà tất cả các thế hệ sẽ tuyên xưng Mẹ là người diễm phúc [165].

149 Trong suốt cuộc đời của Mẹ, và cho tới cơn thử thách cuối [969] cùng [166] khi Giêsu con của Mẹ chết trên thập giá đức tin của Mẹ đă không bao giờ dao động. Mẹ Maria đă không ngừng tin rằng [507] [829] Thiên Chúa sẽ hoàn tất lời hứa của Ngài. Bởi vậy, Giáo Hội tôn kính nơi Mẹ Maria sự thực hiện niềm tin tinh tuyền nhất.

 

 

MỤC 2: "...THỤ THAI BỞI CHÚA THÁNH THẦN, SINH BỞI TRINH NỮ MARIA"

 

I.  THỤ THAI BỞI CHÚA THÁNH THẦN

 

484. Việc Truyền tin cho Bà Maria đă khai mạc "lúc viên măn của các thời đại" (Gal.4,4), nghĩa là đă có sự chu toàn các [461] lời hứa và các sự chuẩn bị. Bà Maria đă được mời gọi cưu [721] mang Đấng mà nơi Ngài "sự tṛn đầy của thần tính sẽ cư ngụ bằng thân thể” (Cl. 2,9). "Làm sao điều đó thực hiện được, v́ tôi không nghĩ đến việc phu thê?" (Lc. 1,34). Và Thiên Chúa đă trả lời bằng quyền năng của Thánh Thần: "Chúa Thánh Thần sẽ đến trên bà” (Lc 1,35).

485. Sứ mạng của Chúa Thánh Thần luôn gắn liền và hướng về sứ mạng của Chúa Con. [624] Chúa Thánh Thần đă được sai đến để thánh hoá cung ḷng của Trinh Nữ Maria, và cho Bà có [689] [723] thai một cách thần linh, v́ Chúa Thánh Thần là "Chúa ban Sự Sống", Ngài làm cho Trinh Nữ Maria thụ thai Con hằng hữu của Chúa Cha trong một nhân tính rút ra từ nhân tính của Bà.

486. Con Một của Chúa Cha được thụ thai làm người trong ḷng Trinh Nữ Maria là "Kitô", nghĩa là được Thánh Thần xức [437] dầu [625] ngay từ lúc khởi đầu cuộc đời con người của Ngài, dù Ngài đă chỉ được từ từ tỏ ra cho người ta nhận biết: được tỏ ra cho các mục đồng [626], cho các đạo sĩ [627]. cho Gioan Tẩy giả [628] cho các môn đệ [629]. Tất cả cuộc đời của Chúa Kitô sẽ cho thấy "Thiên Chúa đă xức dầu cho Ngài bằng Thánh Thần và quyền năng" (Cv 10,38).

II. ...SINH BỞI TRINH NỮ MARIA

 

487. Những ǵ đức tin công giáo tin về Đức Maria đều căn cứ vào những ǵ đức tin này tin về Chúa Kitô, nhưng những ǵ [963] đức tin công giáo dạy về Đức Maria lại soi sáng niềm tin về Chúa Kitô.

Sự tiền định về Mẹ Maria

488 “Thiên Chúa đă sai Con của Ngài tới” (Gal.4,4), nhưng để "khuôn đúc cho Con Ngài một thân xác” [630], Thiên Chúa đă muốn có sự hợp tác tự do của một tạo vật. Để làm việc này, từ muôn đời, Thiên Chúa đă chọn một người con gái Israel, một thiếu nữ Do Thái thành Nazareth, xứ Galilê, để làm Mẹ con của Ngài, "một thiếu nữ đă đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc gia tộc Đavít, và tên thiếu nữ này là Maria” (Lc 1,26-27):

Cha của lượng từ bi đă muốn có sự chấp nhận của Người Mẹ tiền định này, trước khi diễn ra việc Nhập thể, để một phụ nữ đă góp phần vào công cuộc của sự chết, th́ cũng một phụ nữ góp phần vào sự sống [631].

489. Suốt thời gian của Cựu Ước, sứ mạng của Đức Maria đă [722] được chuẩn bị bởi sứ mạng của các phụ nữ thánh thiện. Thoạt [410] tiên có bà Evà: mặc dầu có sự bất tuân phục của bà, bà đă nhận [145 ] được lời hứa về một ḍng dơi sẽ chiến thắng Ác Quỷ,[532] và lời hứa làm mẹ tất cả các sinh linh [633]. Cũng do lời hứa này, bà Sara đă cưu mang một con trai, tuy tuổi đă cao [634]. Ngược với mọi [64] chờ đợi của loài người, Thiên Chúa đă chọn những ǵ là bất lực và yếu đuối [635] để tỏ rơ sự trung thành của Ngài với lời hứa: bà Anna, mẹ của tiên tri Samuel,[636] bà Đê-bo-ra, bà Rút, bà Giu-đích và bà Ét-te, và nhiều phụ nữ khác. Mẹ Maria đă "chiếm chỗ nhất trong số những người nghèo và khiêm tốn này của Chúa, những người hy vọng và nhận được ơn cứu độ cách tin tưởng từ nơi Ngài. Với Mẹ, người thiếu nữ Sion cao trọng hơn hết, các thời đại đă hoàn tất và kế hoạch mới đă được thiết lập, sau một sự chờ đợi lâu dài của lời hứa”. [637]

Thụ thai Vô nhiễm

490. Để làm Mẹ Chúa Cứu thế, Đức Maria "đă được Thiên Chúa ban cho những hồng ân tương xứng với một phận sự lớn lao như thế" [638]. Lúc Truyền tin, Sứ thần Gabriel chào Mẹ "đầy ân sủng [639]. Đúng thế, để có thể đưa ra sự ưng thuận tự do của [2676], [2853] niềm tin đối với ơn gọi của ḿnh. Mẹ đă phải được hoàn toàn nâng đỡ bởi ân sủng của Thiên Chúa. [2001]

491. Qua ḍng các thế kỷ, Giáo Hội đă ư thức rằng Đức Maria được Thiên Chúa "đổ đầy ân sủng" (Lc.1,28), th́ đă [411] được cứu chuộc từ khi được thụ thai trong ḷng mẹ. Đó là điều được tuyên xưng bởi tín điều Vô Nhiễm, do Đức Piô IX tuyên bố năm 1854:

Ngay từ phút đầu được thụ thai, do một ân sủng và một ân huệ khác thường của Thiên Chúa toàn năng, nh́n vào những công đức của Đức Giêsu Kitô, Cứu Chúa của nhân loại, Đức Trinh Nữ diễm phúc Maria đă được đề pḥng không bị một chút dơ nhớp nào hết của tội nguyên thuỷ [640].

492. "Sự thánh thiện sáng ngời và tuyệt đối độc nhất này đă được ban cho Mẹ từ lúc khởi đầu được thụ thai" đă hoàn [2011] toàn do Chúa Kitô: Mẹ đă được "cứu chuộc cách tuyệt vời nhờ [1077] vào các công nghiệp của Con Mẹ” [642]. Hơn bất cứ tạo vật nào khác, Mẹ đă được Chúa Cha "chúc phúc bằng tất cả mọi thứ phước lành thiêng liêng trên trời, trong Chúa Kitô” (Ep.1,3). “Trong Chúa Kitô, từ trước khi tạo thành trời đất, Thiên Chúa đă kén chọn Mẹ để là người thánh thiện và vô nhiễm trước mặt Ngài, trong t́nh yêu" [643].

493. Các Giáo Phụ của truyền thống Đông phương gọi Mẹ Thiên Chúa là "Đấng rất thánh”, và các ngài chúc tụng Mẹ là "người không bị một vết nhơ nào của tội lỗi, v́ đă được Chúa Thánh Thần nhào nặn và được h́nh thành như một tạo vật mới” Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Mẹ Maria đă vẫn tinh tuyền không mắc một tội nào của bản thân trong cả cuộc đời của Mẹ.

“Xin hăy làm cho tôi như lời ngài"

494. Khi được báo tin Mẹ sẽ sinh ra "Con của Đấng Tối Cao” mà không có việc phu thê, nhưng do quyền năng của [2617] [148] Thánh Thần [645], Mẹ Maria đă trả lời bằng "sự vâng phục của đức tin" (Rm.1,5), v́ chắc rằng “không có ǵ mà Thiên Chúa không thể làm”. Mẹ thưa: “Tôi là nữ tỳ của Chúa, xin hăy làm cho tôi như lời ngài” (Lc.1,37-38). Như vậy, khi ưng thuận lời của Thiên Chúa, Đức Maria đă trở thành Mẹ của Chúa Giêsu và đồng ḷng phối hiệp với thánh ư cứu độ của Thiên Chúa mà không bị một tội nào cản lại, Mẹ đă trọn vẹn dâng hiến thân ḿnh cho con người và công cuộc của Con ḿnh, để phục vụ mầu nhiệm ơn Cứu Chuộc, trong sự tuỳ thuộc vào Ngài và với Ngài, nhờ ân cùng của Thiên Chúa [646].

Như thánh Irênê đă nói: "Do sự tuân phục của ḿnh, Me đă trở thành nguyên nhân ơn cứu độ cho bản thân Mẹ và cho toàn thể [726] nhân loại". Cùng với thánh Irênê, nhiều Giáo Phụ xưa kia đă nói: "Cái gút do sự bất tuân phục của Evà đă được tháo cởi do sự vâng phục của Đức Maria, cái mà trinh nữ Evà đă thắt gút do sự thiếu niềm tin, th́ Trinh Nữ Maria đă tháo cởi do niềm tin của ḿnh". So sánh Đức Maria với bà Evà, các Giáo Phụ gọi Đức Maria là "Mẹ các sinh linh" và thường tuyên bố rằng: "Do Evà có sự chết, do Maria có sự sống"[647].

Maria, Mẹ Thiên Chúa

495. Được các cuốn Phúc Âm gọi là "Mẹ Chúa Giêsu" (Ga.2,1 19,25) [466] [2677],[648]“ Đức Maria đă được hoan hô là “Mẹ của Chúa tôi" (Lc 1,45) do sức thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, cả trước khi sinh con. Đúng thế, Đấng mà Mẹ cưu mang làm người do Chúa Thánh Thần, và trở thành Con của Mẹ thật sự về xác thịt, cũng chính là Con hằng hữu của Chúa Cha, Ngôi thứ hai của Ba Ngôi Thiên Chúa. Giáo Hội tuyên xưng Đức Mẹ thật là Mẹ của Thiên Chúa (Theotokos).[649]

Sự trinh khiết của Mẹ Maria

 

496. Ngay từ những cách phát biểu đầu tiên về niềm tin của ḿnh [650] Giáo Hội đă tuyên xưng rằng: Chúa Giêsu đă được thụ thai nguyên bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần trong ḷng Trinh Nữ Maria. Và Giáo Hội c̣n khẳng định về khía cạnh thân xác của biến cố này: Chúa Giêsu đă được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần, không có sự gieo giống của người đàn ông” [651]. Các Giáo Phụ coi việc thụ thai trinh khiết là dấu chỉ rằng thật sự Con Thiên Chúa đă xuống làm người như chúng ta:

Thánh Ignatiô thành Antiôkia (đầu thế kỷ II) đă nói: "Anh chị em mạnh mẽ xác tín về Chúa chúng ta là người thuộc chủng tộc Đavít theo xác thịt, Ngài là Con Thiên Chúa, theo ư và theo quyền năng của Thiên Chúa, Ngài đă thật sự sinh ra bởi một trinh nữ, (...) Ngài đă thật sự bị đóng đinh v́ chúng ta trong thân xác của Ngài, dưới thời Phongxiô Philatô. (...) Ngài đă thật sự chịu đau khổ, cũng như đă thật sự sống lại” [654].

497. Những truyện kể lại của các cuốn Phúc Âm [655] đă hiểu sự thụ thai trinh khiết như một việc thần linh, vượt quá sự hiểu biết và khả năng của loài người [656]. Thiên thần nói với ông Giuse về bà Maria, vị hôn thê của ông rằng: “Thai sinh trong bà là do Thánh Thần" (Mt 1,20). Giáo Hội coi đây là sự thực hiện lời Thiên Chúa đă hứa với tiên tri Isaia: "Này đây một Trinh Nữ sẽ thụ thai và sẽ sinh hạ một con trai" (Is 7,14), theo bản dịch Hy-lạp của Mt 1,23.

498. Đôi khi người ta bị rối trí v́ sự im lặng của Phúc Âm thánh Marcô và của các thánh thư trong bộ Tân Ước về việc thụ thai trinh khiết của Đức Maria. Người ta cũng đă tự hỏi phải chăng đây chỉ là [50] những câu truyện truyền kỳ, hoặc những xây dựng thần học không [2717] có tham vọng lịch sử. Về vấn đề này, chúng ta phải trả lời rằng: niềm tin vào sự thụ thai trinh khiết của Chúa Giêsu đă gặp những chống đối dữ dội, những sự chế nhạo hoặc những sự không hiểu từ phía những người vô tín ngưỡng, những người Do Thái và những người ngoại giáo:[657] đây không phải là điều chịu ảnh hưởng của thần thoại ngoại giáo, cũng không phải là một thích ứng với các ư tưởng của thời đó. Ư nghĩa của biến cố này chỉ đạt được nhờ đức tin để thấy “đây là mối liên lạc nối liền các mầu nhiệm với nhau",[658] toàn bộ các mầu nhiệm của Chúa Kitô, từ sự Nhập thể của Ngài cho tới sự Phục sinh của Ngài. Thánh Ignatio thành Antiokia đă chứng tỏ mới liên hệ này như sau: "Ông hoàng của thế gian này không biết ǵ về sự trinh khiết của Bà Maria và về sự sinh con của Bà, cũng như nó không biết ǵ về cái chết của Chúa: Ba mầu nhiệm huy hoàng này đă được thực hiện trong sự im lặng của Thiên Chúa" (Th. Ignatio Antiokia 19,1).[659]

Đức Maria, "trọn đời đồng trinh"

499. Việc đào sâu thêm niềm tin vào sự làm mẹ mà vẫn đồng trinh của Mẹ Maria đă dẫn đưa Giáo Hội tới chỗ tuyên xưng sự trinh khiết thực sự và trọn đời của Mẹ Maria,[660] cả trong việc sinh hạ Con Thiên Chúa làm người”! [661] Đúng thế, sự sinh ra của Chúa Kitô "đă không giảm mất mà c̣n thánh hiến sự trinh tuyền của Mẹ Ngài” [662]. Phụng vụ của Giáo Hội tôn xưng Mẹ Maria là "Đấng trọn đời đồng trinh" (Aeiparthenos).[663]

500. Về vấn đề này, đôi khi người ta vấn nạn rằng tại sao Thánh Kinh lại nói đến những anh chị em của Chúa Giêsu [664]. “Giáo Hội luôn hiểu các đoạn sách này không nói đến những người con khác nữa của Mẹ Maria: đúng thế, Giacôbê và Giuse "những anh em của Chúa Giêsu" (Mt 13,55) là con của một bà Maria khác, môn đệ của Chúa Kitô, và Thánh Kinh nói rơ đó là "một Maria khác" (Mt 28,1). Đó là những anh em họ gần của Chúa Giêsu, theo kiểu nói quen thuộc của Cựu Ước [666].

501. Đức Giêsu là Con duy nhất của Mẹ Maria. Nhưng "t́nh [969] mẫu tử thiêng liêng của Mẹ Maria [667] trải rộng tới tất cả mọi người [970] mà Con của Mẹ đă đến để cứu chuộc: "Bà đă sinh hạ Con bà, được Thiên Chúa đặt làm trưởng tử của một số nhiều anh em (Rm 8,29), nghĩa là của các tín hữu mà Mẹ đem t́nh mẹ của ḿnh để hạ sinh và nuôi dưỡng giáo dục" [668] .

Sự làm mẹ trinh khiết của Đức Maria trong kế hoạch của Thiên Chúa

502. Nh́n vào toàn bộ sự mạc khải, đức tin của ta có thể khám phá ra những lư do mầu nhiệm khiến Thiên Chúa đă muốn Con Ngài sinh ra do một trinh nữ, trong kế hoạch ơn cứu [90] độ của Ngài. Lư do này liên quan đến con người và sứ mạng cứu chuộc của Đức Kitô, cũng như liên quan đến sự Mẹ Maria đón nhận sứ mạng này v́ tất cả chúng ta.

503. Sự trinh khiết của Đức Maria tỏ cho thấy sáng kiến tuyệt đối của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập thể. Chúa Giêsu chỉ có Thiên Chúa là Cha [669]. "Nhân tính mà Ngài đă nhận lấy, đă không bao giờ [422] làm Ngài xa Chúa Cha (...); theo bản tính, Ngài là Con Chúa Cha do thần tính của Ngài, và cũng theo bản tính Ngài là con của Mẹ Ngài theo nhân tính của Ngài, nhưng đúng thực Ngài là Con Thiên Chúa, trong cả hai bản tính [670].

504. Chúa Giêsu đă được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần trong ḷng Trinh nữ Maria, v́ Ngài là Ađam mới [671]…” khai mạc một sự sáng tạo mới: "Con người thứ nhất, xuất phát từ đất, th́ thuộc về trái đất; [359] con người thứ hai th́ đến từ trời" (1Cr.15,47). Ngay từ khi được thụ thai, nhân tính của Chúa Giêsu đă được tràn đầy Chúa Thánh Thần, v́ Thiên Chúa "ban Thánh Thần cho Ngài một cách không đo lường" (Ga.3,34). Chính nhờ “sự sung măn của Ngài", là Đầu của nhân loại được cứu chuộc [672] mà "chúng ta đă nhận được hết ân sủng này đến ân sủng khác" (Ga 1,16).

505. Chúa Giêsu, Ađam mới, đă khai mạc sự sinh hạ mới của các nghĩa tử trong Chúa Thánh Thần, nhờ việc được thụ thai trinh khiết [1265] của Ngài. "Việc đó thực hiện làm sao được?" (Lc 1,34) [673] Tham dự vào sự sống thần linh là điều “không do huyết nhục, cũng không do ước muốn của xác thịt, không do ước muốn của nam nhân, nhưng do Thiên Chúa” (Ga.1,13). Đón nhận sự sống này là hành vi trinh khiết, v́ sự sống này đă hoàn toàn do Thiên Chúa ban cho con người. Như vậy ư nghĩa của sự loài người được gọi kết hôn với Thiên Chúa [674] đă được thực hiện cách toàn hảo trong chức làm mẹ trinh khiết của Đức Maria.

506. Mẹ Maria đồng trinh, v́ sự trinh khiết của Mẹ là dấu chỉ [148] đức tin của Mẹ, một niềm tin "mà không một nghi nan nào làm suy  biến” [675] và cũng là dấu chỉ của sự hiến thân trọn vẹn của Mẹ cho Thiên Chúa [676]. Chính niềm tin của Mẹ đă làm cho Mẹ trở thành Mẹ của Chúa Cứu Thế: "Bà Maria đă diễm phúc v́ nhận được niềm tin của Chúa Kitô, hơn là v́ cứu mang xương thịt của Chúa Kitô” [677].

507. Maria vừa là trinh nữ vừa là mẹ, v́ bà là h́nh ảnh và là sự thực hiện toàn hảo nhất của Giáo Hội: [678] "Đến lượt Giáo Hội cũng trở thành một người mẹ, [967] nhờ Lời Chúa mà Giáo Hội nhận lấy trong niềm tin: nhờ việc giảng dạy và nhờ phép Rửa tội, Giáo Hội sinh ra những người con được cưu mang bởi Chúa Thánh Thần và được Thiên Chúa sinh ra cho cuộc sống mới vĩnh cửu. Giáo Hội cũng trinh khiết [149] v́ đă trao niềm tin cho Phu Quân của ḿnh, một niềm tin vẹn toàn và tinh tuyền” [679].

MỤC 6: ĐỨC MARIA, MẸ CHÚA KITÔ, MẸ GIÁO HỘI

 

 963. [487],[507] Sau khi đă nói về vai tṛ của Trinh Nữ Maria trong mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Chúa Thánh Thần, nay cần phải xem xét đến chỗ đứng của Mẹ trong mầu nhiệm của Giáo Hội [721].[726]. "Đúng thế, Trinh Nữ Maria được công nhận và tôn kính là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu chuộc (...). Mẹ cũng thật sự là "Mẹ các chi thể Chúa Kitô” (...) v́ Mẹ đă cộng tác bằng đức ái của ḿnh vào việc sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội, những chi thể của Đầu này” [1568] "Đức Maria, Mẹ Chúa Kitô, Mẹ của Giáo Hội" [1569].

 

I. T̀NH MẪU TỬ CỦA MẸ MARIA ĐỐI VỚI GIÁO HỘI

 

Hiệp nhất chặt chẽ với Con ḿnh...

964. Vai tṛ của Mẹ Maria đối với Giáo Hội gắn liền với sự hiệp nhất của Mẹ với Chúa Kitô và xuất phát từ đó. "Sự hiệp nhất của Mẹ Maria với Con ḿnh trong công cuộc ơn cứu độ thật là rơ ràng từ lúc Mẹ cưu mang Chúa cách tinh tuyền cho tới khi Ngài chết" [1570]. Sự hiệp nhất này đă đặc biệt tỏ rơ vào giờ khổ nạn của Chúa:

[534] Đức Trinh Nữ Maria đă tiến bước trên con đường lữ hành đức tin của Mẹ, luôn trung thành hiệp nhất với Con ḿnh cho tới khi Ngài bị treo trên Thập giá, ở đó, không phải là không do Thiên Chúa dự tính, Mẹ đă đứng để chịu đau khổ cách thảm khốc với Con một của ḿnh, hiệp thông với hy sinh của Ngài với tấm ḷng Mẹ, thuận t́nh cách yêu mến với sự hiến dâng của lễ vật hy sinh, đă sinh ra từ xương thịt của Mẹ, và sau cùng th́ Mẹ [618] đă được Chúa Giêsu Con Mẹ hấp hối trên Thập giá, ban cho người môn đệ với những lời: "Hỡi Bà, này là Con Bà" (Ga 19,26-27) [1571] .

965. Sau khi Con ḿnh lên trời, Mẹ Maria đă "trợ lực Giáo Hội sơ khai bằng những lời cầu nguyện của ḿnh" [1572] Hội họp với các tông đồ và mấy phụ nữ khác, "người ta thấy Mẹ Maria đă lấy lời cầu nguyện của ḿnh để kêu cầu Chúa Thánh Thần, Đấng đă che phủ Mẹ dưới bóng của Ngài hôm lễ Truyền Tin" [1573] .

Và hiệp nhất với Con ḿnh, khi Mẹ được đưa lên trời...

966. “Sau cùng, Đức Trinh Nữ Vô nhiễm, được Thiên Chúa ngừa trước khỏi mọi t́ vết của tội nguyên tổ, đă được đưa lên vinh quang trên trời, cả hồn lẫn xác, sau khi Mẹ đă hoàn tất [491] cuộc đời trần thế của Mẹ, và Mẹ đă được Chúa tôn vinh là Nữ Vương vũ trụ, và như vậy Mẹ đă hoàn toàn phù hợp với Con ḿnh là Chúa của các chúa, đă chiến thắng tội lỗi và sự chết” [1574].  Việc Mẹ Maria được đưa lên trời là sự dự phần đặc biệt vào sự Phục sinh của Con ḿnh, và là một sự thực hiện trước của cuộc sống lại của các Kitô hữu khác:

Lạy Mẹ Thiên Chúa, khi sinh con, Mẹ vẫn giữ sự tinh tuyền, và khi Mẹ ngủ, Mẹ đă không rời bỏ cơi trần: Mẹ đă đoàn tụ với Nguồn mạch của sự sống, Mẹ là Đấng đă cưu mang Thiên Chúa hằng sống và Mẹ đă dùng lời cầu xin của Mẹ để giải thoát linh hồn chúng con khỏi sự chết [1575].

... Mẹ là Mẹ chúng ta trong lănh vực ân sủng

967. Do sự gắn bó hoàn toàn với thánh ư của Chúa Cha, với công cuộc cứu chuộc của Con ḿnh, và với mọi thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Trinh nữ Maria là khuôn mẫu của đức tin và [2679] đức mến cho Giáo Hội. Nhờ đó Mẹ là “thành viên trổi vượt và tuyệt đối độc nhất của Giáo Hội”,[1576] và Mẹ được coi là "sự thực hiện gương mẫu”, là điển h́nh của Giáo Hội [1577].

968. Nhưng vai tṛ của Mẹ đối với Giáo Hội và tất cả nhân loại c̣n đi xa hơn nữa. “Mẹ đă góp một phần độc nhất vô nhị vào công cuộc của Chúa Cứu thế, nhờ sự vâng lời của Mẹ [494], niềm tin của Mẹ, niềm cậy trông và đức ái nồng nàn của Mẹ, để mang lại sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, trong lănh vực của ân sủng, Mẹ đă trở thành Mẹ của chúng ta". [1578]

969. “Từ khi với niềm tin Mẹ đă đưa ra sự ưng thuận vào [149], [501] ngày Truyền Tin và Mẹ đă vững vàng duy tŕ cho tới khi đứng dưới Thập giá Chúa, chức làm mẹ của Đức Maria trong kế hoạch của ân sủng vẫn không ngừng tiếp tục cho tới khi hoàn tất tất cả những người được Chúa chọn. Đúng thế, sau khi được đưa về trời, vai tṛ của Mẹ trong công cuộc cứu độ không hề bị ngưng: do lời chuyển cầu liên tiếp của Mẹ, Mẹ tiếp tục [1370] xin được cho chúng ta những hồng ân bảo đảm cứu độ muôn đời cho chúng ta. (...) Bởi vậy Nữ Trinh diễm phúc Maria được Giáo Hội kêu cầu dưới những danh hiệu Đấng bênh vực, Mẹ phù hộ. Mẹ cứu giúp, Đấng làm trung gian" [1579].

970. "Vai tṛ hiền mẫu của Mẹ Maria đối với mọi người không che khuất và không giảm hạ sự trung gian độc nhất của Chúa Kitô: trái lại vai tṛ của Mẹ càng làm tỏ rơ sức mạnh của sự trung gian này. [2008] Bởi v́ tất cả ảnh hưởng cứu giúp của Mẹ Maria đều xuất phát từ nguồn mạch tràn đầy các công nghiệp của Chúa Kitô: lời cầu bầu của Mẹ dựa vào sự trung gian của Chúa Kitô Con Mẹ, hoàn toàn lệ thuộc vào đó, và rút ra sức mạnh từ đó” [1580]. “Không một tạo vật nào có thể được đặt ngang hàng với Ngôi Lời Nhập thể và là Đấng Cứu [1545] Chuộc. Nhưng cũng như chức tư tế của Chúa Kitô được chia sẻ dưới nhiều h́nh thức khác nhau bởi các thừa tác viên cũng như bởi dân chúng tín hữu, và cũng như sự tốt lành độc nhất của Thiên Chúa được thực sự toả ra dưới nhiều h́nh thức khác nhau nơi các tạo vật, th́ cũng vậy, vai tṛ trung gian độc nhất của Chúa Cứu Chuộc không loại bỏ, mà trái lại c̣n khơi dậy một sự cộng tác đa dạng của các tạo vật, tuỳ thuộc vào nguồn mạch duy nhất kia". [1581]

 

 II. SỰ TÔN KÍNH TRINH NỮ MARIA

 

971. "Tất cả các thế hệ sẽ gọi tôi là người diễm phúc" (Lc 1,48): "Ḷng thảo kính của Giáo Hội đối với Trinh Nữ Maria là điều nội tại của việc phụng tự Kitô giáo" [1582]. Mẹ Maria đă [172] được tôn kính một cách chính đáng trong Giáo Hội bằng một phụng tự đặc biệt. Thật vậy, từ thời xa xưa, Trinh Nữ Maria đă được tôn kính dưới huy hiệu “Mẹ Thiên Chúa". Các tín hữu chạy đến xin Mẹ che chở, và kêu cầu Mẹ trong những lúc gian nan và trong mọi lúc khốn khó (...). Phụng tự này, (...) tuy có đặc điểm tuyệt đối độc nhất; (...) nhưng không v́ thế mà không khác một cách chủ yếu với phụng tự tôn thờ được dành cho Ngôi Lời Nhập thể cũng như cho Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, và rất hợp để phục vụ cho sự tồn kính này [1583]. Sự tôn kính Mẹ Maria được bày tỏ nơi các lễ phụng vụ dành cho Mẹ Thiên Chúa [1584] và trong các kinh thánh mẫu, như kinh Mân Côi [2678] được coi là "bản tóm tắt của toàn bộ Phúc Âm" [1585].

 

III. MẸ MARIA, H̀NH ẢNH CÁNH CHUNG CỦA GIÁO HỘI

 

972. Sau khi đă nói về Giáo Hội, về nguồn gốc, về sứ mạng và số mệnh của Giáo Hội, nay để kết thúc th́ chúng ta không thể làm ǵ tốt hơn là nh́n lên Mẹ Maria để chiêm ngắm nơi Mẹ h́nh ảnh của Giáo Hội trong mầu nhiệm và trong "cuộc lữ hành trong đức tin" của Giáo Hội, cũng như [773] Giáo Hội sẽ là ǵ nơi quê trời khi Giáo Hội hoàn tất cuộc hành tŕnh của ḿnh: trên đó, "trong vinh quang của Chúa Ba Ngôi cực thánh”, "trong sự hiệp thông của tất cả các [829] thánh” [1586] Đấng mà Giáo Hội tôn kính là Mẹ của Chúa ḿnh và là Mẹ của ḿnh, đang chờ mong ḿnh:

Cũng như trên trời, nơi Mẹ đă được tôn vinh cả hồn lẫn [2853] xác. Mẹ Chúa Giêsu tiêu biểu và khởi đầu Giáo Hội ở đời sau, khi Giáo Hội hoàn tất sứ mạng của ḿnh, th́ nay trên trái đất này, trong khi Giáo Hội chờ đợi ngày quang lâm của Chúa, Mẹ đă sáng chói như một dấu hiệu của niềm hy vọng được bảo đảm và của niềm an ủi cho Dân Thiên Chúa c̣n trên đường lữ hành. [1987]

 

 

 

Khởi sự và hoàn thành bộ sưu tập

15/8/2021 – 1/1/2022

 

 

 

MỤC LỤC

 

    CHƯƠNG MỘT

    ĐỊA VỊ VÀ VAI TR̉

    ĐỨC TRINH NỮ MARIA

    TRONG CHƯƠNG TR̀NH CỨU ĐỘ

 

   Đức Giáo Hoàng Piô XII                                                      5

    (12/3/1939 – 9/10/ 1958)

1. Tông Thư Ad Caeli Reginam (11/10/1954)                                     5      

 

    Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI                                  28

     (30/6/1963 – 6/8/1978)

    Công Đồng Vaticanô II

     (phiên họp khoáng đại lần thứ 123 ngày 16-11-1964)

2. Trích Constitutio Dogmatica De Ecclesia, Chương 8.     28

3. Tông Huấn Signum Magnum (13/5/1967)                                    57

 

     Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II                       76

      (22/10/1978 – 2/4/2005)

4. Thông Điệp Redemptoris Mater (25/3/1987)                                 76

5. Tông Thư Mulieris Dignitatem (15/08/1988)                           173 

 

    CHƯƠNG HAI                                                          262

    CÁC TÍN ĐIỀU VỀ ĐỨC TRINH NỮ MARIA

 

    Tín Điều Mẹ Thiên Chúa                                                  262

1. Công Đồng Ephêsô 431

   Tín Điều Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh                                  268

2. Công đồng Lateran 649                                                   268

  Tín Điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội                          272

    Đức Giáo Hoàng Piô IX                                                   276

     (21/6/1846 – 7/2/1878)

3. Tông Thư Ubi Primum (2/2/1849)                                                  276

4. Tông Hiến Ineffabilis Deus (8/12/1854)                                     281

 

     Đức Giáo Hoàng Piô X                                                   308

      (9/8/1903 – 20/8/1914)

5. Thông Điệp Ad Diem Illium Laetissimum (2/2/1904)       308

    

    Đức Giáo Hoàng Piô XII                                                 330

     (12/3/1939 – 9/10/1958)

6. Tông Thư Fulgens Corona (8/9/1953)                                         330

    Tin Điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời                               349

7. Thông Điệp Deiparae Virginis Mariae (1/5/1946)            349     

8. Tông Hiến Munificentissimus Deus (1/11/1950)          352

  

    CHƯƠNG BA                                                           379

     NHỮNG VIỆC SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ

 

     Đức Giáo Hoàng Piô V (17/7/1566 – 1/5/1572)                379    

1. Tông Thư Consueverunt Romani pontifices (17/9/1569)  379

    

     Đức Giáo Hoàng Leo XIII                                              382

      (20/11/1878 – 20/7/1903)

2. Thông Điệp Supremi Apostolatus Officio (1/9/1883)       382

3. Thông Điệp Superiore Anno (30/5/1884)                          391                      

4. Thông Điệp Quod Auctoritate (22/12/1885)                           396

5. Thông Điệp Vi È Ben Noto (20/9/1887)                                      406

6. Tông Thư Quamquam Pluries (15/9/1889)                               411

7. Thông Điệp Octobri Mense (22/9/1891)                                  420

8. Thông Điệp Magnae Dei Matris (8/9/1892)                              437

9. Thông Điệp Laetitiae Sanctae (8/9/1893)                               456

10. Thông Điệp Iucunda Semper Expectatione (8/9/1894)  469

11. Thông Điệp Adiutricem  (5/9/1895)                                            481

12. Thông Điệp Fidentem Piumite Animum (20/9/1896)        499

13. Tông Huấn Augustissimae Virginis Mariae (12/9/1897) 509

14. Thông Điệp Diuturni Temporis (5/9/1898)                             520

15. Tông Thư Parta Humano Generi (8/9/1901)                     525

 

      Đức Giáo Hoàng Piô XI                                                 530

        (12/2/1922 – 10/2/1939)

16. Thông Điệp Ingravescentibus Malis (29/9/1937)                530

 

      Đức Giáo Hoàng Piô XII                                               541

       (12/3/1939 – 9/10/1958)

17. Thông Điệp Ingruentium Malorum (15/9/1951)                 541

18. Tông Thư Le Pelerinage De Lourdes (2/7/1957)                 549  

 

      Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII                          569

        (4/11/1958 – 3/6/1963)

19. Thông Điệp Grata Recordatio (26/9.1959)                              569

20. Tông Thư IL Religioso Convegno (29/9/1961)                     578

21. Tông Thư Oecumenicum Concilium (8/4/1962)                  560

 

      Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI                              500

        (30/6/1963 – 6/8/1978)

22. Tông Thư Mense Maio (29/4/1965)                                            500

23. Tông Thư Christi Matri (15/9/1966)                                           608

24. Tông Huấn Recurrens Mensis October  (07/10/1969)       616

25. Tông Huấn Marialis Cultus (2/2/1974)                                     627

 

      Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II                    678

       (22/10/1978 – 2/4/2005)

26. Tông Thư Rosarium Virginis Mariae (16/10/2002)           678

PHỤ CHƯƠNG                                                             733

THÀNH THỰC SÙNG KÍNH MẸ MARIA                      733

 

CHƯƠNG BỐN                                                            816

TRÍCH GIÁO LƯ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO                   816

CÁC SỐ GIÁO LƯ VỀ ĐỨC MẸ

(Soạn sau Công đồng Vaticanô II)