Lịch sử nghi thức tế lễ kỷ
niệm sự khai sinh của Mẹ Maria
Những Giáo hội của Constantinople (old name – A.D. 330-1930 of Istanbul)
ở Đông phương và Rome ở Tây phương kỷ niệm những nghi thức tế lễ tôn
kính sự khai sinh của Mẹ Maria từ thế kỷ thứ sáu và thứ bảy. Nguồn gốc
của việc tế lễ được truy tìm tới sự tôn vinh của giáo hội ở Jerusalem
vào thế kỷ thứ sáu đã được biết đến một cách truyền thống như Nhà thờ
Thánh Ann. Nhà thờ khởi thủy xây dựng vào thế kỷ thứ năm là nhà thờ
Maria đã tọa lạc trên một vị trí được biết đến như cánh đồng của người
chăn cừu và với ý niệm là nhà của cha mẹ Maria. Sau sự tàn phá của nó và
được tái thiết vào thế kỷ thứ sáu, ngôi nhà thờ này đã được đặt tên
trong sự tôn vinh Thánh Ann.
Vào thế kỷ thứ bảy nghi thức tế lễ cũng đã được cử hành ở Rome nơi mà nó
đã được giới thiệu bởi những tu sỹ đến từ Đông phương. Từ đó, nó đã lan
rộng khắp Tây phương, vào khoảng thế kỷ thứ mười ba nghi thức tế lễ đã
phát triển tới sự trang trọng với tuần bát nhật và một đêm canh thức cầu
nguyện trang nghiêm mà đã qui định một ngày ăn chay. DGH Sergius I
(687-701) đã tổ chức một đám rước (a litania) từ Roman forum tới St.
Mary Major để mừng lễ.
Trong thời gian cải cách của Thánh Pius X, tuần bát nhật đã được đơn
giản hóa, và vào năm 1955 Đức Pius XII đã bãi bỏ. Nghi thức hành lễ đã
nhận được địa vị đón mừng.
Ngày tháng, 8 tháng Chín, được chọn là ngày thứ tám (an octave) sau Năm
Mới Byzantine (Byzantium or Eastern Roman Empire) thời xưa. Mặc dù sự
khai sinh của Maria đã được kỷ niệm vào những ngày tháng khác nhau suốt
nhiều thế kỷ, ngày 8 tháng Chín đã chiếm ưu thế chi phối. Lễ kỷ niệm Ý
Niệm Tuyệt Hảo của Mẹ Maria, 8 tháng Chín, (một nghi thức tế lễ đã thành
lập sau đó) đã được đưa ra tương hợp với chín tháng trước sự ra đời của
Maria.
Ở Đông phương, sinh nhật của Mẹ Maria được kỷ niệm như một trong mười
hai ngày lễ trọng. Chủ đề cho ngày lễ này ở Đông phương: “Sự khai sinh
Nữ Vương Cao Cả của chúng ta, Mẹ Thiên Chúa và Maria Đồng Trinh mãi
mãi.” Khoảng năm 560, bằng tiếng Latin nhà soan nhạc đã viết một
Kontakion (a form of hymn performed in the Eastern Orthedox Church) để
tôn vinh. Bài thuyết giảng còn tồn tại cho nghi thức tế lễ được viết bởi
Thánh Andrew của Crete:
Lễ mừng hiện tại tạo sự nối kết giữa Tân Ước và Cựu Ước. Nó chỉ ra rằng
Chân Lý tiếp tục những dấu hiệu và biểu tượng và rằng Giao Ước Mới thay
thế Giao Ước Cũ. Từ đây, mọi sáng tạo hát ca với niềm hân hoan, ngợi
khen, và tham gia vào sự hoan hỷ của ngày này…. Thực tế, đây là ngày mà
Đấng Sáng Tạo của thế giới xây dựng Đền Thờ của Người; hôm nay là ngày
mà, bởi một dự án kinh ngạc, một con người trở nên nơi trú ngụ được tiến
cử của Đấng Sáng Tạo.
Sự hưởng ứng cho hình thức tế lễ tuyên xưng:
Sự khai sinh của Mẹ, Mẹ của Thiên Chúa, đã loan báo tin vui đến toàn thế
giới. Từ Mẹ đã xuất hiện Mặt Trời Công chính, Đức Ki-tô Chúa chúng con.
Người đã giải thoát tai họa và ban ơn phúc.
Niềm kính trọng truyền thống tôn giáo sự về ra đời của Mẹ Maria
Thánh Thư không ghi chép ngày khai sinh của Mẹ Maria. Bài viết được xem
như sớm nhất về sự khai sinh của Mẹ Maria được tìm thấy trong Tin Mừng
của James (5: 2), là một bài viết không hợp với qui tắc Giáo Hội từ cuối
thế kỷ thứ hai. Những vấn đề mà không phải tính chất lịch sử về tầm quan
trọng, nhưng tầm quan trọng sự khai sinh của Maria và sự khai sinh của
mỗi người. Đối với trường hợp của Maria, giáo Hội ban sơ trưởng thành
ngày càng chú ý đến hoàn cảnh xung quanh về nguồn gốc của Đức Ki-tô. Sự
thảo luận về Mẹ Maria đưa ra ánh sáng đồng nhất hóa cuộc thảo luận về
Đức Giê-su Ki-tô.
Giáo Hội luôn kỷ niệm về sự qua đời của một người, đó là, sự trở về cõi
vĩnh hằng của người đó. Bên cạnh sự khai sinh của Chúa Giê-su, nghi lễ
Ki-tô giáo chỉ kỷ niệm hai ngày sinh nhật khác: đó là của Thánh Gio-an
Tẩy giả và của Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giê-su. Đó không phải là sự cao trọng
cá nhân của các vị thánh này mà Giáo hội kỷ niệm, mà là vai trò của họ
trong lịch sử cứu rỗi, một vai trò đã liên kết trực tiếp tới việc nhập
thế của bản thân Đấng Cứu Chuộc.
Sự khai sinh của Mẹ Maria nằm tại giao điểm của hai Giao Ước – mang đến
sự kết thúc giai đoạn của chờ mong và những hứa hẹn và khai mạc thời đại
mới của ân sủng và cứu rỗi trong Chúa Giê-su Ki-tô. Maria, con Gái của
Zion (a Canaanite fortress in Jerusalem captured by David and called in
the Bible “City of David”) và là hiện thân lý tưởng của Do Thái, là
người cuối cùng và giá trị nhất tiêu biểu của dân chúng thời Cựu Ước,
nhưng đồng thời cũng là “nguồn hy vọng và bình minh của toàn thế giới.”
Với Mẹ, người Con Gái cao trọng của Zion, sau thời gian chờ mong đằng
đẵng của những hứa hẹn, thời đại được hoàn tất và một cơ cấu rổ chức mới
được thiết lập. (Lumen Gentium 15)
Những thể hiện sự khai sinh của Maria trong nghệ thuật
Sự ra đời của Maria luôn được tựu trung vì một nhóm người tham gia trong
một chuỗi nghệ thuật về chuyện đời của Mẹ; tuy nhiên, nó cũng chỉ là một
đề tài thể hiện dưới hình thức đường nét và màu sắc bởi chính nó. Sự
diễn đạt được biết đến xưa nhất là bức họa bộ đôi(diptych) vào thế kỷ
thứ sáu ở Leningrad. Từ lúc sơ khai, những bức họa đã được tạo dáng về
mẫu dùng cho sự ra đời của chúa Ki-tô, nơi mà người mẹ ở tư thế không
đúng. Thay vì phong cảnh, một cái hang hoặc một cái chuồng như sự chào
đời của Chúa Ki- tô, những mẫu khác về những bố cục thiết kế được miêu
tả mà nó thể hiện phía bên trong chỗ ở. Ann, mẹ của Maria, đang nằm trên
một chiếc trường kỷ hay chiếc giường. Những đầy tớ đang bận rộn tắm cho
đứa trẻ. Bắt đầu vào khoảng năm 980 những sáng tác miêu tả ba phụ nữ.
Một bức họa rất mộc mạc, được gọi là bức họa bộ đôi Berlin từ đầu thế kỷ
thứ mười hai, trình bày một người tớ mang đến cho Ann một cái bát trong
khi đứa trẻ nằm quấn chăn trong một chiếc giường nhỏ. Những biểu đạt này
chứng tỏ sự kiện vui mừng và tự nhiên về sự ra đời của Maria.
Những tác phẩm khác đặt trọng tâm đến số phận của đứa trẻ và những lời
giáo huấn về đức tin. Pietro Lorenzetti (1342, Siena, Museum dell’ Opera
del Duomo) sắp xếp sự khai sinh trong một phòng bên cạnh của một ngôi
nhà thờ trên bàn thờ Church Field của Golf Huber, các thiên thần cùng
tham gia trong sự ra đời qua một cửa mở nước trời. Albrecht Altdorfer
đặt vị trí khai sinh của Maria trong một nhà thờ với những cây cột bởi
những thiên thần (1525, Munich, Alte Pinakothek). Trong những giai đoạn
của phong cách “baroque” và trường phái “rococo”, thiên đàng và thế gian
liên kết trong những bức họa tràn trề vui sướng lúc khi sinh Maria.
Trong những giai đoạn sau đó, đặc biệt sau thế kỷ mười lăm, những biểu
đạt về sự khai sinh của Maria nổi bật định mệnh của Mẹ vì sự đồng trinh
tuyệt hảo, hài nhi này đã tiên đoán bởi sự chọn lựa của Thiên Chúa để
thai sinh người của Chúa, Đức Giê-su Ki-tô. Những lời của người thần bí,
Mary của Agreda (1602-1665) miêu tả tài tình phương thức nghê thuật để
phô diễn sự khai sinh này. Mary của Agreda đã viết, “Không chỉ là Ngôi
Lời đã suy tưởng trước tất cả những điều này bởi thế hệ vĩnh hằng từ
Chúa Cha, mà thế hệ trần tục của Người từ Mẹ Đồng Trinh đấy ơn phúc, đã
được lệnh và đã suy tưởng trong trí tuệ thiêng liêng. Bởi vì không mệnh
lệnh nào hoàn toàn và hiệu nghiệm về thế hệ trần tục này có thể tồn tại
mà không cùng lúc bao gồm cả mẹ của mình, vì một người Mẹ, Maria linh
thiêng khôn ví, thế rồi và ở đó đã được suy tưởng trong mênh mông diễm
lệ, và tiền sự vĩnh hằng của Mẹ đã được ghi trong long của Thần Thánh,
để tất cả mọi thời đại nó không bao giờ bị phôi phai. Mẹ đã được in dấu
và phác họa chân dung trong tâm trí của Người Thợ muôn đời và chiếm lĩnh
những ấp ủ không rời của tình yêu ấy.”
(Nguồn: Christopher O’ Donnel, At Worship with Mary; E. Sebald,
“Kunstgeschichte,” and L. Heiser, “Liturgie Ost,” and Th. Mass-Ewerd,
“Liturgie West,” in Marienlexikon 2; A. Valentini, Dictionary of Mary;
Jean Guitton, The Madonna.) |