Đức Mẹ Sầu Bi - 15/09 BẢY SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA ĐỨC TRINH NỮ MARIA |
A. Hôm qua chúng ta mừng lễ Suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu. Hôm nay chúng ta mừng lễ “Mẹ Sầu Bi” Mẹ đau khổ với Chúa Giêsu con của Mẹ. Khi cho con cái mình mừng lễ này, Giáo Hội cho chúng ta thấy có một sự liên kếthết sức chặt chẽ giữa những sự đau khổ của Đức Maria và đau khổ của Chúa Giêsu trên cây Thánh Giá. Việc làm như thế cũng là một điều dễ hiểu. Chính vì thế mà ngày xưa người ta mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi vào thứ sáu trước lễ Lá. Hai cuộc đau khổ phải được nối kết với nhau cách chặt chẽ; cũng như cuộc đau khổ của chúng ta cũng phải được nối kết với đau thương của Chúa Giêsu. Bảy sự đau thương của Đức Mẹ được liệt kê theo bản văn phụng vụ như sau : 1. Lời tiên báo của ông Simêon (Lc 2,3435); 2. Trốn sang Ai Cập (Mt 2,1315) ; 3. Ba ngày đi tìm Chúa trong Đền Thờ (Lc 2,4152) 4. Con đường lên Golgotha; 5. Cuộc đóng đinh; 6. Hạ xác Chúa xuống; 7. Chôn xác Chúa trong mồ. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh) B. Khi mô tả Đức Mẹ dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu, Thánh Gioan viết: Mẹ đứngsát cạnh cây Thánh Giá. Mẹ không rũ rượi như những người mẹ khác khi thấy con mình đang chết đau đớn, nhưng người “đứng”, trong một tư thế rất kiên vững. Thế “đứng” của Đức Mẹ đã là đề tài cho bao người chiêm ngưỡng và suy gẫm: Stabat Mater dolorosa! Đức Mẹ dưới chân Thập giá để được đồng công cứu chuộc, có nghĩa là Mẹ kết hợp với những đau khổ của Chúa Giêsu con Mẹ để trở thành nguồn ơn cứu chuộc cho loài người. Đức Mẹ đứng gần bên thánh giá. Cuộc tử đạo này của Đức Trinh Nữ Maria đã được báo trước nhờ lời tiên báo của ông già Simêôn, cũng như chính bài tường thuật cuộc Thương Khó của Chúa. Về Hài Nhi Giêsu, ông già nói rằng: "Cháu sẽ là dấu hiệu bị người đời chống báng, còn bà - ông nói với Đức Maria - bà sẽ bị nát ruột nát gan như bị lưỡi gươm đâm thâu"(Lc 2,34-35). Vâng! Một lưỡi gươm đã đâm thâu lòng Mẹ. Lưỡi gươm ấy không thể đâm vào thân con của Mẹ mà một trật không đâm thâu lòng Mẹ. Thật đúng như vậy, Chúa Giêsu, Con của Mẹ tuy là của tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là riêng của Mẹ. Lưỡi gươm đó không tha cho một người đã chết mà nó không còn làm hại được nữa, nhưng nó đã mở sườn Người ra; và chính lúc đó, nó lại đâm thâu lòng Mẹ. Lòng Mẹ đã bị đau khổ đâm thâu, vì vậy, chúng ta thật có lý mà tuyên bố rằng Mẹ còn hơn cả vị tử đạo, bởi vì nỗi đau do việc Mẹ cùng chịu khổ chắc chắn đã vượt quá sự đau khổ trong thân xác. Thánh Bênađô viện phụ nói: "Thưa anh em, anh em đừng ngạc nhiên khi Đức Maria được gọi là vị tử đạo trong tâm hồn. Có ngạc nhiên chăng là kẻ đã quên lời thánh Phaolô nói rằng, một trong những tội tày trời của dân ngoại là vô tâm bạc tình. Một tội như thế thật xa lạ đối với lòng dạ Đức Maria. Ước gì tội đó cũng xa lạ đối với lòng dạ các tôi tớ mọn hèn của Mẹ. Biết đâu lại có kẻ chẳng nói: Nào Mẹ lại không biết trước Chúa Giêsu phải chết sao? – Dĩ nhiên là biết. Nào Mẹ chẳng hy vọng Người sẽ sống lại ngay sao? – Dĩ nhiên, với tất cả lòng tin. Và dù vậy, Người cũng đau khổ khi thấy Con mình bị đóng đinh, phải thế không? – Phải, và đau khổ ghê gớm. Này người anh em, bạn là ai? Khôn ngoan của bạn ở đâu mà bạn lại ngạc nhiên vì Đức Maria cùng chịu thương khó hơn là vì Đức Giêsu, Con của Người chịu thương khó? Về phần xác, Con của Mẹ đã chết, còn Mẹ, Mẹ đã chẳng chết trong tâm hồn với Con sao? Chính tình thương đã khiến Chúa Kitô chịu thương khó, và không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của Người. Và kể từ đây, không có tình thương nào sánh nổi với tình thương đã khiến Đức Maria cùng chịu thương khó với Con của Người." Nino Salvaneshi đã thật có lý khi viết “Sung sướng kéo tâm hồn xuống đất, khổ đau nâng tâm hồn lên trời” Hãy tin tưởng nơi Mẹ. Mẹ đã cùng đồng công cứu chuộc với Chúa Giêsu thì hôm nay trên Thiên Đàng chắc chắn Mẹ cũng được chia sẻ vinh quang quyền uy với Chúa Giêsu con của Mẹ. Mẹ Têrêsa kể: "Khi hội dòng Thừa Sai Bác ái vừa được thành lập, chúng tôi khẩn thiết cần một ngôi nhà để làm nhà mẹ, thế là tôi khấn xin Đức Trinh Nữ một căn nhà và hứa sẽ dâng cho Đức Mẹ 85.000 kinh Hãy Nhớ: Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Là Mẹ rất nhân từ, Xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người này chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời. Nhân vì sự ấy con lấy lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ, là nữ đồng trinh trên hệt các kẻ đồng trinh. Xin Đức Mẹ đoái đến con, là kẻ tội lỗi. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa cứu Thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, Một rủ lòng thương và nhận lời con cùng. Amen. Hồi ấy con số các dì chưa đông. Làm sao để trả nợ cho Mẹ Maria đây? Cuối cùng tôi nghĩ ra cách: tập trung tất cả các trẻ em và những người đau yếu, chúng tôi đang chăm sóc tại Nirmal Hriday và Shishu Bhavan. Tôi dạy họ kinh Hãy Nhớ đó và tất cả chúng tôi cùng hứa đọc. Chẳng bao lâu tòa nhà trở thành của chúng tôi. |