Lễ Ðức Mẹ Fatima Lòng Nhân Lành Của Đức Mẹ Fatima |
Tôi - phụ nữ Đức - kết hôn với một tín hữu Công Giáo Bồ Đào Nha. Sau khi hiền phu qua đời, bà con bên chồng mời tôi mang đứa con gái nhỏ 5 tuổi, trở về Bồ Đào Nha, để cô bé học biết ngôn ngữ của thân phụ. Tôi hân hoan chấp nhận lời mời. Tại quê chồng, tôi được gia đình tử tước De Caleiro tiếp đón nồng hậu trong dinh thự ở Donro. Bà chị họ chồng tôi có 4 đứa con - tuổi tác suýt soát con gái nhỏ tôi - nên cô bé học tiếng Bồ rất nhanh, nhờ chơi đùa với mấy anh chị em họ. Nhưng cuộc sống êm đềm tốt đẹp không kéo dài lâu. Bệnh đậu lào đổ ập trên vùng, gieo chết chóc trong các gia đình. Dinh thự gia đình chúng tôi xem ra an toàn cho đến ngày đứa con gái nhỏ của tôi mắc chứng bệnh khủng khiếp ấy. Chúng tôi tức tốc dời cô bé đến căn phòng biệt lập gần nhà nguyện của dinh thự. Không thể nào tìm ra y tá, vì ai ai cũng sợ lây phải chứng bệnh hiểm nghèo! Tôi đành một mình săn sóc cho con, túc trực ngày đêm bên giường con. Nhờ ơn THIÊN CHÚA, tôi không ngã bệnh. Con bé mỗi ngày một kiệt sức. Bằng mọi cách, tôi phải cứu sống con. Tôi cho mời một bác sĩ trẻ tuổi nhưng nổi tiếng người Pháp, từ thủ đô Paris đến. Bà chị họ nói với tôi là chị cùng mấy đứa con làm tuần chín ngày kính Đức Mẹ Fatima, xin Đức Mẹ MARIA cứu sống con bé. Chị mời tôi cùng hiệp ý với gia đình chị. Tôi không tin mà cũng không hề để ý đến Đức Mẹ Fatima, nhưng tôi chấp nhận đề nghị và bằng lòng làm tuần chín ngày nơi nhà nguyện cạnh phòng con tôi. Trong khi đó thì sức khoẻ của con bé bước vào tình trạng vô cùng tuyệt vọng. Các ngón tay đã tím xanh. Con bé không ăn uống gì và nằm im bất động. Cả hai bác sĩ chữa chạy cho cô bé cũng bó tay và khuyên tôi chuẩn bị đón nhận một thử thách nặng nề. Trước khi từ biệt, cả hai vị hứa sẽ trở lại sáng hôm sau, nhưng không chắc cô bé có qua khỏi đêm nay không! Quý vị có thể đoán được tâm tình rối loạn của tôi khi nghe câu tuyên bố này! Tôi đã mất một người chồng yêu dấu, một người chồng có quả tim vàng! Giờ đây đứa con gái duy nhất - bảo Tôi trở về phòng của con. Vừa mở cửa phòng, tôi ngạc nhiên thấy con bé đang nhảy nhót trên giường. Con bé nói: - Má đi đâu mà lâu dữ vậy? Con đói quá, Má cho con cái gì để ăn đi! Tôi tìm cách đặt con bé nằm xuống, bụng nghĩ thầm: - Con bé gần chết nên nói sảng đây! Nhưng con bé tiếp tục nói: - Con lành bệnh rồi! ”Mẹ THIÊN CHÚA Fatima” bảo con như thế! Sáng hôm sau, tôi nhờ bà chị họ mời hai bác sĩ đến. Vừa trông thấy họ, Margarida - tên con gái tôi - vui vẻ chào hai người, đặc biệt, cô bé nói với vị bác sĩ của gia đình: - Bây giờ Bác nhớ cho cháu con búp bê mà Bác hứa, nếu cháu lành bệnh. Cháu muốn đi chơi với mấy anh chị em họ của cháu. Cháu khỏi bệnh rồi. ”Mẹ THIÊN CHÚA Fatima” nói với cháu như thế, khi Má cháu bỏ cháu một mình trong phòng. Vị bác sĩ già nghiêm khắc nhìn tôi và nói: - Bà phải nói thật bà đã làm gì cho con bé đêm vừa rồi? Bà mời một tên phù thủy đến chữa bệnh phải không? Nghe thế, tôi nổi giận hét lớn: - Sao bác sĩ lại có tư tưởng lạ kỳ đối với một người Đức như tôi? Những người Bồ Đào Nha đồng hương của bác sĩ, có bao giờ ngây thơ đến độ đi cầu cứu với các tên phù thủy không? Hẳn là không, phải không? Vị bác sĩ lão thành lắc đầu nói: - Con của bà hấp hối, giờ đây bỗng dưng trở lại bình thường. Một sự kiện không thể giải thích theo khoa học! Nghe thế, tôi kể lại tất cả những gì xảy ra trong đêm vừa qua. Nghe xong, vị bác sĩ già, quỳ sụp xuống, vừa khóc vừa nói: - Một phép lạ cả thể đã xảy ra. Chúng ta hãy cùng dâng lên Đức Mẹ Fatima lòng biết ơn sâu xa của chúng ta! ... ”Đức Chúa là Vua, là Đấng cứu chuộc Israel, và là Đức Chúa các đạo binh, Người phán thế nầy: Ta là khởi nguyên, Ta là cùng tận; chẳng có thần nào hết, ngoại trừ Ta. Ai được như Ta, người ấy cứ lên tiếng, cứ kể ra và trình bày cho Ta xem những gì đã xảy ra từ thời cổ đại, khi Ta tạo dựng loài người. Và những gì sẽ xảy đến, cứ kể ra đi. Đừng run, đừng sợ. Ta đã chẳng cho ngươi nghe từ thưở nào, đã chẳng báo cho ngươi biết đó sao? Chính các ngươi là nhân chứng của Ta. Hỏi có thần nào khác, hỏi có núi đá nào khác, ngoại trừ Ta? Ta biết chắc là không” (Isaia 44,6-8).. (Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambré Editeur, Paris 1992, trang 41-44) |