Lễ Ðức Mẹ Dâng Mình Nguồn gốc Lễ Đức Mẹ dâng mình trong Đền thờ | |
Lễ Đức Mẹ dâng mình trong Đền thờ bắt nguồn từ bên Giáo Hội Đông phương, tưởng niệm ngày thánh hiến thánh đường Đức Maria ngày 21 tháng 11 năm 543 tại Giêrusalem. Đông phương coi biến cố thánh hiến này như cuộc đi vô “Đền thờ của Đức Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa”. Họ mừng lễ trong vòng sáu ngày từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 11, và dựa vào Ngụy thư Tiền Tin Mừng theo thánh Giacôbê được soạn vào giữa thế kỷ thứ II. Trong đó, tác giả kể lại câu chuyện Đức Trinh nữ lúc còn nhỏ đã được dâng hiến vào Đền thờ và ở lại đó cho đến 12 tuổi : “Thầy tư tế đón tiếp con trẻ và chúc phúc như sau : Thiên Chúa đã chúc tụng danh của con trong mọi thế hệ... Thiên Chúa ban cho con trẻ ân sủng của Người, và nó nhảy mừng, và mọi người trong nhà Ítraen yêu mến con trẻ...”. Lễ này được cử hành bên Tây phương từ thế kỷ thứ IX tại các đan viện bên Ý, rồi sau đó lan tràn tới bên Anh. Vào năm 1373, Đức Giáo Hoàng Grégoire XI sống tại thành Avignon (Pháp) bắt đầu cho cử hành lễ Đức Mẹ dâng mình trong Đền thờ. Đây cũng là do công lao của một hiệp sĩ, Philippe de Mézièrès, sau thời gian sống bên Đông phương đã về phổ biến lễ này bên Tây phương với hy vọng tìm nối kết lại với anh em Hy lạp và Đức Giáo Hoàng Sixte IV ghi vào lịch phụng vụ vào năm 1472. | |
Trang nhà | Trang Mẹ Maria |