Lễ Truyền Tin


 Những yêu sách của truyền tin
L.m. Nguyễn Công Lý, OP

Giây phút "truyền tin" bắt đầu một kỷ nguyên mới. Giây phúc "truyền tin" thật là quan trong đối với Thánh mẫu học. Từ giây phúc thưa hai tiếng "xin vâng", Đức Mẹ Maria trở thành một tạo vật đặc biệt, trở nên Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Cứu thế, Mẹ loài người, Mẹ Giáo Hội, và mẹ từng tín hữu. Vì thế những yêu sách của "phúc truyền tin" cũng thực lớn lao vè phía Chúa và về phía Đức Mẹ. Ta xem Công Đồng Vaticanô II nói gì về những yêu sách ấy.

Về phía Chúa:

1- Trước hết, Công Đồng quả quyết: Đức Mẹ được Chúa làm cho nên phong phúc về mọi ơn, xứng hợp với thiên chức "Mẹ Chúa". Như thế là một cách gián tiếp Công Đồng nhắc lại nguyên tắc thường gọi trong giáo lý là "xứng tiện: convenientiae". Nghĩa là theo các nhà Thần học thì những gì nên làm, và có thể làm thì Chúa đã làm: decuit, potuit ergo fecit. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong Thánh mẫu học.

Không phải theo cảm tình hay sở thích cá nhân, mà chính là dựa vào hoàn cảnh cụ thể của phút "truyền tin" mà Công Đồng đã áp dụng nguyên tắc này. Trong giờ phút "truyền tin", Đức Mẹ trở nên Mẹ Chúa Cứu Thế. Đó là điều Thánh kinh, Lưu truyền và Giáo hội vẫn dạy. Dựa vào sự việc đó, và nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, Giáo hội đã muốn áp dụng nguyên tắc "xứng tiện" này nơi chính Thiên Chúa đối với Đức Mẹ.

2- Cũng theo nguyên tắc đó Công Đồng quyết thêm: Vì muốn cho Đức Maria trở nên Mẹ Chúa Cứu Thế, Mẹ Thiên Chúa, nên Chúa phải làm cho Đức Mẹ trở thành rất thánh, không vướng tì ố tội lỗi. Nói như thế là Công Đồng dựa vào thế giá các Giáo phụ, để chỉ sự thánh thiện tích cực của Đức Mẹ - Về phương diện tiêu cực: Đức Mẹ không vướng một chút tì ố tội lỗi - Về phương diện tích cực: Đức Mẹ là đấng rất thánh, được Chúa Thánh thần tác tạo như một thụ sinh mới. Đấy là những điểm các thánh Giáo phụ thường nói về Đức Mẹ, và Công Đồng nhận những quan niệm đó như của chính Công Đồng.

3- Công Đồng còn nói thêm rằng: Ngay từ phút đầu vừa thụ thai, Đức Mẹ được trang điểm bằng mọi huy hoàng của sự thánh thiện đặc biệt, và vì thế Ngài đã trở thành xứng đáng để chịu thai Ngôi Lời, mà không bị một mảy may tội lỗi hay lòng ích kỷ chi phối. Công Đồng không dùng kiểu nói của Đức Giáo Hoàng Pio IX khi tuyên bố tín điều Đưc Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, vì Công Đồng có ý trưng lại quan niệm của các thánh Giáo phụ về sự thánh thiện và sự không vương vấn tội lỗi nơi Đức Mẹ. Tuy thế, trong triệt 5 của sô 59 Hiến Chế Lumen Gentium, Công Đồng có nhắc đến câu định tín vừa kể trên:

4- Để minh chứng việc Đức Mẹ thánh thiện, Công Đồng nói: theo lệnh của Chúa, Thiên thần đã chào Mẹ là "Đấng đầy ơn phúc" (Lc. 1:28). Ở đây Công Đồng cũng không muốn đưa ra một cách cắt nghĩa nào về câu "Đấng đầy ơn phúc", nhưng vẫn còn để cho các nhà chú giải tự do tìm hiểu theo ngôn ngữ học. Nhưng Công Đồng muốn nói Chúa phải làm cho Đức Mẹ đầy ơn phúc, đầy sự thánh thiện và không hề vương vấn bất cứ một thứ tội lỗi nào, để xứng đáng làm Mẹ Ngôi Hai giáng trần. Và nói nhứ thế là dựa vào Thánh kinh, vào Lưu truyền và vào đạo lý của Giáo hội từ xưa tới nay.

Về phía Đức Mẹ:

Về phía Đức Mẹ, phút "truyền tin" cũng đem lại những yêu sách đặc biệt.

1- Công Đồng tóm tắc bằng một câu vắn vỏi, nhưng rất quan trọng khi nói: Công tác của Đức Mẹ là công tác của một "tới nữ" của Thiên Chúa. Đức Mẹ đã tận hiến cho Ngôi Lời là Con của Đức Mẹ, ngay khi Ngôi Lời nhận láy bản tính nhân loại trong lòng Đức Mẹ, để nhờ các mầu nhiệm của thân xác đó, Chúa cứu vãn con người tội lỗi (L.G. 55). Công Đồng muốn nêu cao giá trị cứu độ của Đức Mẹ trong giờ phút truyền tin, và đặc biệt Đức Mẹ đã cộng tác một cách tích cực vào sứ vụ công khai của Chúa Cứu Thế. Và quả quyết như thế vì đã có lời Thánh kinh kể lại: Đức Mẹ trả lời cho Thiên sứ: "Này tôi là nữ tớ Chúa, xin thi hành nơi tôi như lời Ngài đã nói" (Lc 1:38).

2- Việc tình nguyện tận hiến phục vụ mầu nhiệm cứu độ như thế, không phải là một việc riêng rẽ, nhưng đi liền với thiên chức "Mẹ Chúa Cứu Thế" với việc Đức Mẹ được đầy ơn phúc, và việc Đức Mẹ được Chúa ban cho mọi ơn một cách nhưng không. Nghĩa là Đức Mẹ đã tích cực cộng tác với Chúa Con để cứu nhân loại trong lòng tin và vâng phục Chúa Con, và cùng với Chúa Con, nhờ ơn Thiên Chúa toàn năng. Đây là nguyên văn Công Đồng: Nhứ thế Đức Mẹ Maria, một nữ tử của Adam, khi ưng thuận lời Chúa truyền, đã trở thành Mẹ Chúa Giêsu, và với tất cả tâm hồn, chứ không vì một mảy may ẩn ý tội lỗi. Đức Mẹ đã nhận lấy thánh ý cứu độ của Thiên Chúa. Và như một nữ tớ của Chúa, Đức Mẹ tận hiến hoàn toàn cho Chúa Con và công việc của Ngài để phục vụ mầu nhiệm cứu độ, dưới quyền điều kiển của Chúa con và cùng với Chúa Con, nhờ ơn Thiên Chúa toàn nằng (L.G. 56). Trên đây là những quả quyết quan trọng nhất của Công Đồng Vaticanô II về Đức Mẹ.

3- Khi quả quyết về mối tương quan giữ Đức Mẹ và công việc cứu độ trong giờ phúc "truyền tin". Công Đồng không những chú ý đến điều các nhà chú giải Thánh kinh đã tìm thấy nơi Phúc âm thánh Luca, mà nhất là chú ý đén điều các thánh Giáo phụ đã dạy. Các ngài đã phân tách hai điểm tích cực và tiêu cực trong việc này. Tiêu cực: theo các thánh Giáo phụ thì Đức Mẹ không phải chỉ là một dụng cụ thụ động ở nơi tay Chúa. Tích cực: nhưng với đầy lòng tin và vâng phục, Đức Mẹ đã công tác thực sự trong công việc cứu độ nhân loại. Hai điểm tiêu cực và tích cực này đã được các thánh Giáo phụ đề cập và quảng diễn ngay từ thời thánh Irênêô (202). Việc quảng diễn đã được tóm lại trong 4 điểm này:

a/ Khi vâng lời như thế, Đức Mẹ trở nên căn nguyên cứu độ cho chính Ngài, và cho tất cả nhân loại (Adv. Haer. III, 22,4).

b/ Vì thế việc bà Evà đã thắt buộc lại vì không vâng phục thì Đức Mẹ đã thóa cởi ra vì vâng phục. Việc bà Evà thắt buộc lại vì thiếu lòng tin, thì Đức Mẹ đã cởi ra vì lòng tin. Evà bất tuân lệnh Chúa cấm ăn trái biết lành biết dữ vì theo lời dối trá của ma quỉ, còn Đức Mẹ Maria thì trái lại, Ngài đã vâng lời thiên thần báo tin về chương trình cứu độ của Chúa, và Đức mẹ vâng theo thánh ý Chúa một cách ngoan ngoãn như một nữ tới hay vâng phục.

c/ Cũng như bà Evà, Đức Mẹ Maria được gọi là Mẹ những kẻ sống. Dĩ nhiên chúng ta không bàn đến một chức vụ là mẹ thể lý như bà Evà, mà đề cập đến một chức vụ làm mẹ thiêng liêng của những kẻ được sống và sống đời đời, nhờ Chúa Giêsu con Đức Mẹ.

d/ Chết là do Evà thí sống là do Đức Mẹ Maria. Evà đem lại cho nhân loại cái chết, một cái chét thiêng liêng, tức là tội lỗi, làm cho mất ơn nghĩa với Chúa. Cái chết này lưu truyền cho con cháu. Ngoài cái chết thiêng liêng lại có cả cái chết thể lý. Chết thể lý là hình phạt của tôi Adam và Evà. Đức Mẹ Maria làm cho người ta được hai cái sống: Một cái sống thiêng liêng, nghĩa là được lại ơn nghĩa với Chúa, nhờ sự hy sinh đền tội của Chúa Giêsu, Con của Đức Mẹ, Ngài là nguồn mọi sự thánh thiện Đức Mẹ cũng đem lại cho nhân loại một cái sống thể lý, nghĩa là nhờ Chúa Giêsu, Con thực của Đức Mẹ, Đấng đã chịu chết và sống lại, thì xác loài người, sau khi chết và tan rã, sẽ được sống lại, và sống đời đời.

Kết luận:

Mầu nhiệm cứu độ trong giây phúc "truyền tin" có thể tóm lược bằng những lời đầy ý nghĩa của Đức Giáo Hoàng VI đọc trong ngày 25 tháng 3 năm 1973:

"Trong mầu nhiệm 'truyền tin' chúng ta chào mừng việc Đức Kitô giáng trần. Đây là trung tâm điểm của mầu nhiệm Nhập Thể. Là một biến cố đặc biệt, mới lạ và đẹp đẽ nhất của nhân loại. Khi Ngôi Hai nhập thể làm người, Ngài đã mặc khải cho ta mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, và đổ xuống trên nhân loại một đời sống mới, đời sống siêu nhiên, và làm cho nhân loại được thông công sự sống của chính Thiên Chúa. trong giờ phút truyền tin, Đức Kitô cũng để lại những điều kiện căn bản về việc cứu đô, về nước Chúa, một nước băt dầu với Đức Kitô trong thời gian, à sẽ kéo dài qua mọi thời gian, để kết thúc trong đời đời vô tận.

"Hạnh phúc đó, tương lai đó, và ơn gọi đó đã mở ra cho chúng ta trong giờ phút truyền tin. Và Mẹ Maria, một đấng rất khiêm nhường trong sạch, với một lòng vâng phục đầy yêu mến, và nhờ ơn Chúa Thánh Thần, đã nhận trở thành Mẹ Đồng trinh của Đấng vừa là Chúa vừa là người, tức là Chúa Giêsu Kitô. Đấy là trung tâm điểm của các mầu nhiệm, của chân lý, và của thực tại..."