MÙA THƯỜNG NIÊN

NĂM I

Thứ Năm Tuần I

Bài Đọc I: (năm I) Dt 3, 7-14

 

"Chúng ta hãy khuyên bảo nhau cho đến bao lâu còn nói được là Hôm Nay".

 

Bài trích thư gửi tín hữu Do-thái.

 

Anh em thân mến, như Thánh Thần phán rằng: "Hôm nay nếu các ngươi nghe tiếng Chúa, các ngươi đừng cứng lòng như thời chống đối, như ngày thử thách trong sa mạc, nơi cha ông các ngươi đã thách thức Ta, dù đã chứng nhận và thấy các việc Ta làm trong bốn mươi năm; vì thế Ta đã phẫn nộ với thế hệ đó và phán rằng: Tâm hồn chúng luôn luôn lầm lạc, chúng không nhận biết đường lối của Ta, nên Ta đã thề trong cơn thịnh nộ rằng: Chúng sẽ không được vào nơi an nghỉ của Ta".

Anh em thân mến, anh em hãy coi chừng, kẻo có ai trong anh em thiếu lòng tin, lìa xa Thiên Chúa hằng sống. Mỗi ngày anh em hãy khuyên bảo nhau cho đến bao lâu còn nói được là "Hôm Nay", để không ai trong anh em bị tội lỗi mê hoặc trở nên chai đá. Vì chúng ta được đồng phần cùng Đức Kitô, nếu chúng ta giữ vững lòng tin thuở ban đầu cho đến cùng.

Đó là lời Chúa.

 

Đáp Ca: Tv 94, 6-7. 8-9. 10-11.

 

Đáp: Ước chi hôm nay các ngươi nghe tiếng Ta: các ngươi đừng cứng lòng (c. 8).

Xướng: 1) Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Đấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người. - Đáp.

2) Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Đừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa, trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta. - Đáp.

3) Ròng rã bốn chục năm, dòng giống này thực Ta đã ngán, khiến Ta thốt ra: dân lạc tâm địa chính thị bọn này, và bọn này không hiểu biết đường lối của Ta. Bởi thế, Ta đã thề trong cơn thịnh nộ: không khi nào chúng sẽ vào chốn nghỉ an Ta! - Đáp.

 

Alleluia: 1 Sm 3, 9

 

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mc 1, 40-45

"Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch".

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

 

Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". Động lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh". Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng mình đã được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.

Đó là lời Chúa.

 

Suy Niệm:

 

Phong hủi đối với người Do thái là chứng bệnh ghê tởm, nhơ uế. Bệnh nhân phải tuyệt thông với mọi người. Ai tiếp xúc với họ cũng bị coi là ô nhơ. Vì thế người phong hủi thường ở những nơi cách biệt. Nếu đi đến đâu họ phải la lớn để mọi người biết mà tránh xa. Thân phận người phong hủi thật đáng buồn tủi. Bài Tin Mừng hôm nay cho biết người phong hủi dám đến và xin Đức Giêsu chữa lành. Điều đó chứng tỏ bệnh nhân có một niềm xác tín vào Đức Giêsu. Đức Giêsu vừa quyền phép lại vừa rất yêu thương. Đến với Ngài, chắc chắn sẽ không phải thất vọng.

 

Cầu Nguyện:

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa không chê người phong hủi nhơ bẩn. Chúa không gớm ghét thân phận tội lỗi của loài người chúng con. Chúa càng yêu thương bệnh nhân bao nhiêu, Chúa càng phẫn nộ với bệnh tật bấy nhiêu. Xin cho chúng con cũng biết yêu thương những người yếu đuối, bệnh tật. Xin cho khoa học tiến bộ để giúp con người mạnh khỏe an vui. Thiên Chúa chỉ được vinh danh khi con người được hạnh phúc. Amen.

Hiệp thông đời sống với Thiên Chúa

Việc hoàn thành lịch sử của Người trong thời gian của loài người thì đã xong, nhưng việc hiến tế của Đức Kitô vẫn luôn hiện diện trong thế gii mới, nơi Người đã bước vào bằng việc hiến tế chính mình. Việc hiến tế không ngừng và vĩnh hằng này đưa mỗi con người của mỗi thế hệ vào trong Thiên Chúa, cho đến ngày Người lại đến lần cuối và trong vinh quang. Sự di chuyển này là công trình của một ân sủng đã được lãnh nhận do Đức Giêsu cho mọi người nơi núi Canvê, mà mỗi người được ban cho từ trước, khi Người Phục Sinh, là hoa trái của việc hiến tế đổ máu này được dâng lên cho Chúa Cha vì tình yêu, một lần cho mọi lần.

Bí tích Thánh Thể là "sự hiệp thông". Sự hiệp thông cuộc sống với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của dân Thiên Chúa, nhờ đó bản thân Hội Thánh chính là sự hiệp thông và hiệp nhất đó. Tại Bí tích Thánh Thể, không những các Kitô hữu dưới đt, mà cả các thánh trên trời đều hiệp thông với nhau, nhất là qua Đức Maria, Mẹ chúng ta.

Thánh Thể được gọi là "lễ Misa" bi thánh lễ chm dứt bằng lời sai các tín hữu ra đi với sứ mạng của mình... Người ta không tham dự Thánh lễ chỉ cho bản thân, nhưng để loan báo những việc Thiên Chúa đã thực hiện để cứu rỗi thế gian, bằng việc hoàn thành ý định của mình trong đời sống thường ngày và bằng chứng tá.

Ludovic Lécuru, o.s.b.

Sept sacremenchangent la vie (Salvator)

  Trang Nhà            Suy niệm hằng ngày