Các cơ sở Đồng Công ở Thủ Đức và Lái Thiêu từ 1955:
Nhà Mẹ, Khu Kitô Vương, Khu Nhà 30 Gian,
Tu Viện Khiết Tâm Tam Hà, Tu Viện Tiệc Ly Lái Thiêu,
Đệ Tử Viện, Giáo sĩ Dưỡng đường, Trường Đồng Công
Các cơ sở Đồng Công ở Giáo phận Qui Nhơn từ 1957:
Trung Học Toàn Mỹ Mỹ Chánh, Nhà Qui Đức, Nhà Mẹ Nhà Đá
Các cơ sở Đồng Công ở GP Buôn Mê Thuột từ 1959:
Sở Phước Thiện Đồng Công và Giáo xứ Châu Ninh
GP Đà Lạt từ 1968
Tu viện Thiên Mẫu và Cư xá Sinh viên Rạng Đông
GP Nha Trang từ 1974
Trường tiểu học Đồng Công Lương Sơn Phan Rí
Cổng Tu viện Nhà Mẹ Dòng Thủ Đức năm 1956, nhưng đến năm 1967 bị phá đi để nhường chỗ cho khu Giáo sĩ Dưỡng đường Đồng Công được nới rộng hơn
Đài Đức Mẹ ở giữa khuôn viên Nhà Mẹ, từ cuối Nhà nguyện trông xuống và từ Nhà tập trông lên
Nhà Nguyện từ Phòng Anh Cả nhìn lên
Một phần nửa cuối nhà nguyện. Cửa và ghế nhà nguyện toàn bằng gỗ thông
Đầu tháng 12.1965 anh em tại vùng Thủ Đức làm giờ đền tạ dịp Thánh Tượng Mẹ Thánh Du Quốc Tế, và kiệu Mẹ ở bên ngoài Nhà nguyện
Anh Micae M. Nguyễn Trung Giáo Vĩnh Khấn trước Anh Cả chủ tế ngày 25.3.1960 tại Nhà Mẹ Thủ Đức.
Dẫy hội trường, từ nhà cơm về hướng Ký túc xá và Đệ tử viện Đồng Công, song song với Nhà Nguyện, phía bên trái, từ cuối nhà nguyện lên
Được phép Anh Cả, Anh Gioan M. Đoàn Phú Xuân xây dãy nhà này dành cho AE cao tuổi sinh sống năm 1967
Khu Kitô Vương
Khu Kitô Vương còn gọi là Khu B, với diện tích 4 mẫu tây vuông vức, thuộc ấp Bình Đường, huyện Dĩ An, tỉnh Biên Hoà, về sau thuộc huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đã diễn ra bao sự kiện lớn nhỏ… Khi là chốn Anh Cả cưu mang tu hội Khiết Tâm (1956), thời là nơi gia tăng trồng cây ăn trái (1957), kỳ khác các Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương làm chủ (1963), khi là nơi Anh Cả và các giáo sư dạy triết thần năm 1964 - 1965, có thời phát triển ngành chăn nuôi - trại gà Thiện Chí 1966 - 1973, vinh hạnh nhất là thành trì mang danh Tổng Hành Dinh của Vương Quốc Đồng Công Thơ Bé 1974 - 1975, sau hết là sa mạc - ốc đảo yêu thương 1977 - 1987. Từ 15 tháng 5 năm 1987, các cán bộ công an tới làm việc cho là anh em ở bất hợp pháp nên cưỡng chiếm hết số gạo dự trữ, dân chúng quanh vùng cho rằng nhà dòng sẽ mất trắng nên ai nấy mặc sức hôi của rồi phá bình địa! Từ đây nhà nước chiếm hữu.
Toàn thể anh em dòng ở tại khu Kitô Vương, gồm cả 2 lớp thần và lớp triết, ngày 20.5.1965
Anh em lao động kiếm sống ở Khu Kitô Vương này sau 30.4.1975 (hình trên và 2 hình dưới)
Sáng nhịn đói để cảm thông cùng dân chúng, ngày tay làm hàm nhai
Tinh thần tự lực mưu sinh Đồng Công sinh động ở mọi nơi, trong mọi lúc và hết mọi sự.
Thứ 7 hằng tuần, Anh Cả từ Nhà 30 gian sang khu Kito Vương huấn dụ
Mỗi tuần 3 ngày, Anh Cả từ Tu viện Tiệc Ly Lái Thiêu về Khu Kitô Vương dạy học
Từ Nhà Đá Qui Nhơn xa xôi, Anh Cả về Khu Kitô Vương giảng tĩnh tâm năm cho AE miền nam tháng 3.1968
KHU NHÀ 30 GIAN THỦ ĐỨC
Địa chỉ: 33B/2 ấp Phú Châu, xã Tam Bình
Nhà 30 gian, cụm từ đã có từ năm 1959, khi Anh Cả trù liệu cho mỗi đội khấn có nơi an tĩnh làm việc. Anh trao công trình xây cất dãy nhà này cho đốc công Phêrô M. Nguyễn Cao Hoàng LK III, và sau có anh Anselmô M. Lâm Giang LK IV tiếp tay. Dãy nhà 30 gian lợp ngói, cùng mái hiên chạy chung quanh, tổng cộng chiều dài tới 128m và rộng 13m. Dãy nhà toạ lạc trong 4 mẫu đất theo hướng Bắc-Nam, ngay cạnh khu đệ tử viện. Dãy nhà trên nền đất cao từ hướng Bắc thoai thoải dốc xuống vào hướng Nam, bởi vậy nền đầu dãy nhà ở hướng Bắc (phía công lộ) cao khoảng 3 tấc, kéo dài vào hướng Nam cao hơn mặt đất 2,50m. Lợi dụng độ chênh lệch, các cố vấn và viên đốc công đồng ý để tránh mất nhiều công sức nhân công đào đất đổ nền thì, xây hầm nổi dưới 3 gian nền nhà để chứa nước mưa.
Toàn bộ số gỗ xà kèo đòn tay cho dãy nhà được “comment” từ hãng cưa Lý Tốt tại quận lỵ Thủ Đức. Khung, cửa cao 3 thước đặt hàng tại Hố Nai, như vậy tường nhà cao đến 4 thước, với mái ngói cao dốc, nền nhà cao và hướng nhà Bắc - Nam tạo không gian thông thoáng 4 mùa đón gió mát mẻ trong lành… Qua 10 năm sau, số anh em khấn ở nhà 30 gian tản mát dần tới những tu viện, khu sở khác, nhất là một số đông
anh em ra Nhà Mẹ Nhà Đá thì, theo ý Anh Cả, anh giám đốc lưỡng viện (tu viện Thánh Gia và trường Đồng Công + luu học xá) Gioan M. Đoàn Phú Xuân đã trao khu nhà 30 gian cho đệ tử viện sử dụng ngày 28 tháng 4 năm 1969. Đây là thời cơ cho khung trời đệ tử viện nở rộng, cùng với một sân chơi bóng rộng thênh thang, phẳng đẹp ngoài sự mong ước của phụ trách đoàn cùng niềm hân hoan đón nhận của toàn thể đệ tử sinh.
…
Sau 30 tháng 4 năm 1975, trong chế độ cộng sản, Anh Cả bị bắt giam ngót nghét 2 năm đến 29 tháng 4 năm 1977, Anh được trả tự do, Anh về sinh sống tại khu nhà 30 gian, từ đây thành Nhà Mẹ Dòng. Dòng như sống lại với các sinh hoạt: thêm anh em nhập dòng, tổ chức gia đình tận hiến… nhất là khai diễn Tổng Tu Nghị IV vào ngày 15 tháng 9 năm 1977. Mười năm sau, ngày 15 tháng 5 năm 1987 mừng 10 năm tôn nhận Cha Thánh Giuse làm Quản Gia Dòng, thật bất ngờ, các cán bộ công an nhà nước ập vào thấy Anh Cả đang hướng dẫn một số anh chị em giáo dân thụ huấn về tinh thần tận hiến, họ lục soát nhà, tịch thu nhiều sách vở… lập biên bản… khu Kitô Vương, tu viện Thánh Gia cùng Giáo Sĩ Dưỡng Đường cũng đồng số phận… Thấy vậy đồng bào các giáo xứ lân cận đến bảo vệ nhà dòng. Nhưng cán bộ ra sức áp đảo cho đến quá nửa đêm 21 tháng 5 năm 1987 nhà nước cưỡng chiếm toàn bộ các khu sở của dòng tại quận Thủ Đức (trừ khu ao cá). Sau đó họ biến khu nhà 30 gian thành bệnh viện tâm thần./.
Sau 2 năm tù, 1975-1977, Anh Cả về khu Nhà 30 gian này, và khu này trở thành Nhà Mẹ từ ngày 29/4/1977
Tổng Tu Nghị IV 15/9/1977 diễn ra ở đầu Nhà 30 gian, với Hội đồng Tổng Cố vấn 1977-1987
Quí anh Thính, Khoát, Tường, Trụ Bảo, An, Lĩnh.. tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, ngày 08/09/1977. dịp vào tập viện tại Nhà 30 Gian.
Anh Cả gặp gỡ AE LK III nội ngoại (còn tu hay đã xuất) vào ngày kỷ niệm 25 năm tận hiến cho Mẹ 8.9.1956-1981 tại Nhà 30 gian
Anh Cả nghỉ trưa tại phòng của Anh trên nóc bể nước mưa 70 m khối ở Nhà 30 gian, nơi đệ tử sinh tâm phương này đã từng gánh nước cho Đệ tử viện năm 1965-1966
Nhà Mẹ 30 gian, sau đại nạn 1987 bị nhà nước cưỡng chiếm ngày 21 tháng 5, từ đây trở thành bệnh viện tâm thần
Đúng thế, dẫy Nhà 30 gian này đã được Nhà Nước trưng dụng và biến nó thành khu bệnh viện tâm thần, như chính phái đoàn THĐC 2017 đã đến tham quan và chứng kiến.
TU VIỆN KHIẾT TÂM - ĐỒNG CÔNG THỦ ĐỨC
Từ xa xưa, khu Bảy Mẫu thuộc quận Thủ Đức là vùng đất thấp, bỏ hoang. Sau khi anh em Đồng Công định cư tại đồi Thủ Đức cuối năm 1955…, đến năm 1957 thì, dòng thuê một phần trong khu đất 7 mẫu của bà Lâm Thị Thanh, từ đây, hàng năm nhà dòng đã đóng thuế đầy đủ theo luật định. Khu đất trũng dòng đã thuê rộng 12.544 m 2 thuận hợp cho việc kinh doanh nhiều hồ nuôi cá, sản xuất cá giống, nuôi heo, nuôi gà, rồi đến việc lắp ráp cỗ máy xay sản xuất bột mì hầu mong thêm kinh phí cho dòng.
Khoảng năm 1965, nơi đây trở thành tu viện Khiết Tâm bao gồm cơ sở ấn loát Sao Mai. Đến sau 30 tháng 4 năm 1975, dãy nhà phát hành sách báo trở thành nhà thờ bán công với danh xưng “Nhà Thờ Thánh Tâm”. Do đại nạn xảy ra nơi hội dòng hồi trung tuần tháng 5 năm 1987, Anh Cả và anh em bị nhà nước ghép tội… bị bắt giam. Nhà Thờ Thánh Tâm đóng cửa. Từ đây, Dòng Đồng Công còn lại duy nhất tu viện Khiết Tâm gồm một số anh em lớn tuổi ở, trong khi số đông anh em trẻ phiêu bạt… lập những tổ nhỏ, làm ăn sinh sống qua ngày để giúp nhau theo đuổi lý tưởng hiến dâng.
Sau đúng 6 năm tù giam, Anh Cả được trả tự do ngày 18.5.1993, Anh về tu viện Khiết Tâm, từ đây trở thành Nhà Mẹ Dòng. Cũng từ đây, vì nhu cầu, nên lấp các hồ cá để kiến thiết những dãy lầu cho chúng ta hiện nay (2021 - Tân Sửu). Ngôi Nhà Mẹ Dòng Đồng Công toạ lạc tại 521 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức./.
Dãy nhà phát hành Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ
Tu viện Tiệc Ly Lái Thiêu Bình Dương
Hội dòng bán tu viện Tiệc Ly - Lái Thiêu
Tu viện Tiệc Ly ở Lái Thiêu, Bình Dương, nơi đã diễn ra Tổng Tu Nghị 2 ngày 19/3/1963, và là nơi chỉ có Đội VIII khấn ở đây.
Tại TV Tiệc Ly, Lái Thiêu, Bình Dương, Anh Cả lo hoàn tất bản Tục Lệ Dòng trước dịp Đại Công Hội Dòng lần thứ II năm 1963.
Hai hình dưới đây rõ hơn 2 hình trên