Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Hiệp thông Tham gia Truyền giáo 2023
Như em đã hứa trong email chiều hôm Thứ Sáu ngày 5/5/2023 là em sẽ chuyển tới quí AC TĐCTT thân yêu một số sử liệu về hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô Tông đồ Dân Ngoại,
để cho dù quí AC không tham dự chuyến Hành Hương Truyền Giáo - Ánh Sáng Muôn Dân 11 ngày 31/10 - 10/11/2023 với phái đoàn hành hương TĐCTT chúng em,
quí AC vẫn có thể nắm bắt được một số kiến thức về Thánh Kinh Tân Ước liên quan đến Thánh Phaolô Tông đồ Dân ngoại cùng với hoạt động tông đồ truyền giáo cho dân ngoại của ngài.
Trước hết, hôm nay, xin mời quí AC theo dõi toàn bộ 3 chuyến hành trình truyền giáo của ngài, trong đó có chuyến thứ hai ở Hy Lạp, nơi đầu tiên ở Âu Châu được ngài giảng đạo ở Thành Philiphê.
Xin Thánh Phaolô Tông đồ Dân Ngoại chuyển cầu cho chuyến hành hương 2023 của chúng ta theo vết chân truyền giáo chuyến thứ 2 của ngài ở Hy Lạp được nên trọn theo Thánh Ý Chúa,
và xin cho chung TĐCTT và từng TĐCTT được xứng đáng trở thành chứng nhân thương xót và là thừa sai thương xót của LTXC cho phần rỗi của các linh hồn trong Thời điểm Thương xót hiện nay.
em tĩnh
Họa đồ về toàn bộ 3 Hành trình Truyền giáo của Thánh Phaolô Tông đồ Dân ngoại
HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO
Sách Tông Vụ 13:1 - 21:16 cho thấy thời gian miệt mài truyền giáo của thánh Phaolô.
Cứ điểm chính là thành Antiôchia ở Syria. Thánh Phaolô từ đây ra đi và rồi trở lại nhiều lần.
Chuyến đi thứ nhất (theo Sách Tông Vụ 13:1 - 14:28)
Toàn bộ chuyến 1 kéo dài chừng ba năm, từ khoảng năm 45 đến năm 49.
Mọi chuyện bắt đầu từ Antiokia .
Chi tiết ghi lại tại câu TđCv 13, 1-3
“Trong Hội Thánh tại An-ti-ô-khi-a, có những ngôn sứ và thầy dạy, đó là các ông Ba-na-ba, Si-mê-ôn biệt hiệu là Đen, Lu-ki-ô người Ky-rê-nê, Ma-na-en, bạn thời thơ ấu của tiểu vương Hê-rô-đê, và Sao-lô.2 Một hôm, đang khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn chay, thì Thánh Thần phán bảo: “Hãy dành riêng Ba-na-ba và Sao-lô cho Ta, để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm.”3 Bấy giờ họ ăn chay cầu nguyện, rồi đặt tay trên hai ông và tiễn đi. “
Được Thánh Thần tác động, thánh Phaolô và Barnaba bắt đầu rao giảng Tin Mừng (x. Cv 13,1-4), có Gioan Marcô đi theo.
Các ông rao giảng tại nhiều thành thị thuộc đảo Sýp (x. Cv 13,4-12), rồi quay về đất liền viếng thăm Pamphylia, Pisidia và Lycaonia (tây nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Ở đây các ông cũng gặp phải sự chống đối của người Do-thái. Tại Lystra, sau khi từ chối việc dân chúng phong thần cho mình, thánh Phaolô bị ném đá do sự xúi giục của những người Do-thái đến từ Icônio và Antiôchia miền Pisidia là nơi thánh Phaolô đã có bài giảng đáng ghi nhớ về lịch sử cứu độ (x. Cv 13,16-43).
Rồi các ông quay lại Antiôchia Syria và tại đây chúng ta thấy sự đụng độ đầu tiên với các Kitô hữu gốc Do-thái là những người đòi các Kitô hữu gốc dân ngoại phải giữ luật Môsê (Cv 15,1-2).
Các Kitô hữu Antiôchia quyết định gửi thánh Phaolô và Barnaba lên Giêrusalem xin ý kiến các Tông đồ (Cv 15,2-3). Tại đây, thường gọi là công đồng Giêrusalem, các Tông đồ quyết định rằng các Kitô hữu không phải giữ luật Môsê (15,4-29).
Các thành phố đã ghé qua trong chuyến đi đầu tiên này :
Vòng đi: Khởi hành từ Antiokia tại Syria
1- Salamis đảo Cypro
2- Paphos đảo Cypros
3- Perga (Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay)
4- Antiokia (Tiểu Á)
5- Lystra
6-Derbé
Lượt về :
7- Iconium
8- Antiokia
9- Cảng Attalia
Về lại Antiokia tại Syria
Chuyến đi thứ hai (theo Sách Tông Vụ 15:36 - 18:22)
Khoảng từ năm 50 đến năm 53; -(Viết hai thư, thư I và II gởi giáo dân Thessalonca), khoảng năm 52; Thánh Phaolô lên Giêrusalem lần thứ ba để dự công đồng, khoảng năm 49 hay 50.
Ngay khi bắt đầu cuộc hành trình lần thứ hai, Phaolô từ chối không nhận cho Gioan Marcô đi theo nữa. Ngài đang còn giận vì anh chàng này, trong chuyến đi thứ nhất đã bỏ về giữa chừng.
Thật vậy, Thánh Phaolô và Barnaba quyết định rời Antiôchia đến viếng thăm các cộng đoàn đã đưọc thiết lập trong hành trình truyền giáo I (Cv 15,36).
Nhưng hai vị bất đồng về chuyện cho Marcô đi cùng (15,37-39). Barnaba với Marcô đi đảo Syp (15,39), trong khi thánh Phaolô và Sila thì làm một vòng các Hội Thánh miền Syria và Cilicia (15,40-41).
Tại Lystra có thêm Timothe tham gia (16,1-3). Rồi họ tới Phrygia và Galatia và thiết lập các cộng đoàn mới ở đó (16,4-8).
Ở Troa, thánh Phaolô có giấc mơ về một người Macêđônia (16,9-10) và thế là thánh Phaolô đặt chân tới Âu châu. Các thành đầu tiên thánh Phaolô viếng thăm là Neapolis và Philipphê (16,11-15). Tại Philipphê, thánh Phaolô và Sila bị đánh đòn và bỏ tù vì trừ quỷ cho một cô gái bị quỷ ám để người khác lợi dụng khai thác qua việc bói toán (16,16-24), nhưng các vị được giải thoát cách lạ lùng (16,25-40).
Các vị lại chuyển tới Thessalonica (17,1-9) và Bêroea (17,10-14). Sila và Timôthê ở lại Bêroea (17,14), còn thánh Phaolô cùng với vài người mới trở lại đạo lên đường điAthen (17,15) ở đây thánh Phaolô rao giảng cho người Do-thái trong hội đường và cho dân ngoại trên đồi Arêopagô (17,16-33).
Rồi Người lại đi Côrintô (18,1), lập cộng đoàn tại đó và lưu lại một năm truớc khi ra đi vì bị một số người Do-thái chống đối (18,2-18). Rồi Người lại đi Antiôchia, có vợ chồng Aquila và Priscilla đi cùng, tới tận Êphêsô (18,19-21). Từ Êphêsô, thánh Phaolô đáp tàu đi Cêsarea của Palestine, lên Giêrusalem chào Hội Thánh rồi về lại Antiôchia.
Những nơi Ngài đã đi qua trong lần thứ hai này :
Từ Jerusalem
lên Antioch
qua Derbe
Lystra
Troas
qua Neapolis
Philippi
Amphipolis
Apollonia
Thessalonica
Berea
Athens
Corinth
Cenchreae
Ephesus
Caesarea
Chuyến đi thứ ba (theo Sách Tông Vụ 18:23 - 21:16 cộng với vài chi tiết từ các thư Phaolô)
Khoảng năm 53 đến năm 57:
-Viết hai thư gửi giáo dân Côrintô , là Thư I và II Corinthians; và thư gửi giáo dân miền Galatia, khoảng năm 56;
-Viết thư gửi tín hữu ở Roma, khoảng năm 57;
-Về thăm Giêrusalem lần thứ năm, và bị bắt tại đó, năm 57.
Chuyến đi truyền giáo lần thứ ba nhắm vào Ephêsô. Ngài đã hẹn Ephêsô là sẽ trở lại. Ở đó có ông bà Aquilla và Priscilla chờ đón Ngài.
Sau khi lưu lại Antiôchia của Syria, thánh Phaolô đã viếng thăm các Giáo Hội miền Galatia và Phrygia (18,23).
Người ở lại Êphêsô ba năm và trong thời gian đó, Người xây dựng nền móng cho Hội Thánh địa phương rất quan trọng này (19,1-20).
Từ Êphêsô mà Tin Mừng được loan truyền qua Côlôsê, Laodicea va Hierapolis (Cl 1,7; 2,1; 4,13-14). Rồi thánh Phaolô lại đến thăm Hội Thánh tại Côrintô (2 Cr 12,14; 13,1-2). Cuộc gây rối của các thợ bạc làm mô hình đền nữ thần Artêmê (19,23tt) khiến thánh Phaolô phải rời Êphêsô.
Người đi một vòng miền Macêđônia va Akhaia cùng với một số môn đệ (20,1-4). Từ Philipphê, thánh Phaolô đáp tàu đi Giêrusalem.
Người dừng chân ở Troa, Mytilene và Samos và tại Miletus (20,5-15) thánh Phaolô tụ tập các kỳ lão Êphêsô và giảng cho họ một trong những bài đáng nhớ nhất (20,17-38).
Rồi lại đáp tàu đi Cos, Rhodes và Patara và từ đó Người đi tới Tyre ở Phoenicia. Ở đây ít ngày, người tụ tập các môn đệ tại bãi biển để cầu nguyện (21,4-5). Rồi lại lấy tàu đi Ceasarea trước khi lên Giêrusalem cùng một số môn đệ (21,15-16).
Các nơi Phaolô đã ghé qua trong hành trình truyền giáo lần thứ ba:
Antioch
Ephesus
Thessalonica
Corinth
Philippi
Troas
Assos
Mitylene
Miletus
Tyre
Caesarea
Jerusalem
Như thế, sau 12 năm miệt mài truyền giáo, con số các tín hữu tăng lên, nhưng lòng thù ghét của nguời Do thái dành cho Ngài cùng tăng theo. Dẫn đến chuyến đi cuối của Phaolô.
Đó là chuyến Ngài bị giải đi như tù nhân từ Giêrusalem về Roma, được kể lại rành rọt trong Tông đồ Công vụ chương 27 câu 1 đến 28 câu 31.
https://catechesis.net/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo/ & https://hddmvn.net/cac-cuoc-hanh-trinh-truyen-giao-cua-thanh-phaolo/
và tỏ hiện qua đức ái trọn hảo của chúng con, như Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ.
em tĩnh