PVLC Tuần XXVI Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Lời Chúa Kitô trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật mở đầu cho Tuần 26 Thường Niên bao gồm nhiều nguyên tắc luân lý quan thiết cho đời sống đức tin của Kitô hữu chúng ta:

"Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con";

"Nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn";

"Nếu tay con/chân/mắt nên dịp tội cho con... còn hơn là có đủ mà phải..."

Những nguyên tắc luân lý xứng hợp và phản ảnh đức tin cứu độ này Kitô hữu chẳng những cần phải nắm vững để có thể chọn lựa khôn ngoan mà sống trọn lành hơn. 

Theo chiều hướng "chọn phần tốt hơn" (Luca 10:42) dựa vào các nguyên tắc Phúc Âm ấy, nhờ đó Kitô hữu mới thăng tiến trong đời sống thiêng liêng và nhân chứng trên đây, 

chúng ta cùng nhau cử hành toàn bộ PVLC Tuần 26 Thường Niên được chính thức dẫn nhập bởi PVLC CN đầu tuần, 

ở những đường kết nối từng ngày, bao gồm bài viết / text, phát thanh / audio mp3 và phát hình / video thứ tự như sau:


Tuần XXVI

Chọn phần tốt hơn: https://youtube.com/live/lbgROHoqWMM

DTCPhanxico HuanTuTruyenTinCNXXVIB.mp3

 / https://youtu.be/4u4gGEAZXBo

MTN-CNXXVI-B.mp3 / https://youtu.be/M1YTsoW6CB0

LeTongThanMicae.Gabien.Raphien.mp3 / 

BaTongLanhThan.mp3 / 

https://youtu.be/WMVEaU9yK6w (29/9 - Chúa Nhật)

TN.XXVIL-2.mp3 

 ThánhGieronimo.mp3 / 

https://youtu.be/w6YPsJMD7M8 (30/9 - Thứ Hai)

TN.XXVIL-3.mp3

LeThanhTeresaNho.mp3 / 

ThanhTeresaGiesuHaiDong.mp3 / 

https://youtu.be/O-KXuNbYioM (1/10 - Thứ Ba)

TN.XXVIL-4.mp3 

LeThienThanBanMenh.mp3 / 

ThienThanHoThu.mp3 / 

ThienThanBanManhHoThu.mp3 / 

https://youtu.be/l18dgrF0Tm0 (2/10 - Thứ Tư)

TN.XXVIL-5.mp3

Thu.6.XXVI.TN.mp3 

 ThanhPhaxicoAssisi.mp3 / 

ThanhPhanxico-HuynhDoanHenMon.mp3 

 ThanhPhanxico-DamMeTinMung.mp3 / ThanhPhanxico-NgheoChoNguoiNgheo.mp3 

https://youtu.be/nYxDfSbz2rE (4/10 - Thứ Sáu)

TN.XXVIL-7.mp3

 ThánhFaustina-KinhNguyenThuongXot.mp3 / 

ThánhFaustina-HienThanhThuongXot.mp3 /

ThanhFaustina-SưVuThuongXot.mp3 / 

ThanhFaustina-SongDoiThuongXot.mp3 /

ThanhFaustina-SuGiaThuongXot.mp3 

https://youtu.be/NVyYnQkz5hk (5/10 - Thứ Bảy)

Suy Nghiệm Lời Chúa

Chủ đề sự sống cho Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh vẫn tiếp tục ở phụng vụ Chúa Nhật Tuần XXVI Thường Niên Năm B hôm nay, một sự sống siêu nhiên đầy tin yêu hiệp nhất, một sự sống vô giá không gì sánh bằng, như Phúc Âm của Thánh ký Marco là bài đọc chính yếu trong phần phụng vụ lời Chúa hôm nay cho thấy.

Một sự sống siêu nhiên đầy tin yêu hiệp nhất: 

"Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: 'Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo chúng ta, và chúng con đã ngăn cấm y'. Nhưng Chúa Giêsu phán: 'Ðừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con. Ai nhân danh Thầy mà cho các con một ly nước vì lẽ các con thuộc về Ðấng Kitô, Thầy bảo thật các con: kẻ đó sẽ không mất phần thưởng đâu. Nhưng nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn'".

Thái độ và hành động có vẻ bè phái của vị tông đồ được Chúa Giêsu yêu là Gioan đây cũng dễ hiểu thôi. Có thể là vì ngài muốn bảo vệ danh thánh của Thày mình, không muốn bất cứ ai lạm dụng danh thánh ấy, dù việc họ làm không có tính cách xấu xa và trục lợi, trái lại hoàn toàn tốt lành và phúc lợi, như việc "trừ quỉ" trong bài Phúc Âm hôm nay.

Tuy nhiên, thái độ và hành động của vị tông đồ trẻ nhất trong tông đồ đoàn và hầu như hiếm thấy lên tiếng như tông đồ Phêrô đây, khách quan mà nói, tự bản chất, mang tính cách thủ thân và ghen tương, như thể chỉ có người trong nhóm tông đồ của ngài mới có tư cách sử dụng danh thánh của Thày, và một khi nhân danh Thày thì các vị chắc chắn sẽ có khả năng trừ được ma quỉ hay chữa lành bệnh tật cho dân, chứ người ngoài không làm được.

Thái độ và hành động có tính cách kỳ thị và bè phái này có thể xẩy ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc và mọi người, như đã xẩy ra trong dân Do Thái, ở trường hợp điển hình được Sách Dân Số thuật lại trong Bài Đọc 1 hôm nay, liên quan đến Gioduệ là nhân vật "tùy tùng" thân tín với vị lãnh đạo Moisen và là nhân vật sau này thay thế vai trò thủ lãnh của Moisen: 

"Trong những ngày ấy, Chúa ngự xuống trong đám mây, và phán cùng Môsê, đồng thời lấy thần trí trong Môsê mà phân phát cho bảy mươi vị bô lão. Khi Thần Trí ngự trên các ông, các ông liền nói tiên tri, và về sau các ông không mất ơn ấy. Vậy có hai vị ở lại trong lều trại, một người tên là El-đad, và người kia tên là Mê-đad. Thần Trí đã ngự trên hai ông: vì hai ông được ghi tên vào sổ, nhưng không đến ở trong nhà xếp. Khi hai ông nói tiên tri trong lều trại, thì có đứa trẻ chạy đến báo tin cho ông Môsê rằng: 'El-đad và Mê-đad đang nói tiên tri trong lều trại'. Tức thì Giosuê, con ông Nun, tuỳ tùng của ông Môsê, và là kẻ được chọn trong số đông người, liền thưa rằng: 'Hỡi ông Môsê, xin hãy cấm chỉ các ông ấy đi'. Ông Môsê đáp lại rằng: 'Ngươi phân bì giùm ta làm chi? Chớ gì toàn dân được nói tiên tri và Chúa ban Thần Trí Người cho họ'".

Ở đây, nhân vật Gioduệ trong Bài Đọc 1 hôm nay giống như tông đồ Gioan là người môn đệ thân tín với Chúa Giêsu nhất trong bài Phúc Âm hôm nay, và cả hai đã có thái độ và hành động giống như nhau. Nhưng điểm chính yếu và quan trọn hơn ở đây, qua Bài Đọc 1 hôm nay, đó là quyền năng của Thiên Chúa không bị giới hạn về nơi chốn và tác động của Thiên Chúa có thể thể hiện qua tất cả mọi người, mọi phương tiện. 

Thực tế cho thấy, trong sinh hoạt tông đồ giáo dân hay mục vụ, đôi khi, nếu không muốn nói là nhiều khi hay thường khi, xẩy ra những vụ cạnh tranh giữa nhóm này với nhóm kia, giữa hội đoàn này với hội đoàn nọ, giữa cha này với cha khác, giữa giáo xứ này với giáo xứ kia, giữa cộng đoàn này với cộng đoạn nọ..., về vấn đề tổ chức sống đạo hay mục vụ, theo khuynh hướng tranh chấp, cho rằng chỉ có mình mới làm được, chỉ có mình mới khá hơn, từ đó tỏ ra tự hào, tự mãn, chê bai nhau, hạ bệ nhau... 

Tại sao chúng ta làm việc cho Vị "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16) mà lại kỵ nhau, mà lại đụng nhau, mà lại lỗi đức bác ái chứ? Nếu vậy thì xin hãy đặt lại vấn đề động lực nào đã thúc đẩy chúng ta dấn thân làm việc tông đồ, và mục đích tối hậu cho việc tông đồ của chúng ta là gì? Tại sao ở đây tổ chức được mà ở đó không được tổ chức, như thể chúng ta độc quyền tổ chức về Đức Mẹ, hay về Thánh Linh, hoặc về Lòng Thương Xót Chúa? Tại sao chúng ta không vui mừng khi thấy trăm hoa đua nở theo Thần Linh là Đấng "muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8) chứ!

Đó là lý do trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu đã dạy cho riêng tông đồ Gioan và chung tông đồ đoàn là "Ðừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con". 

Trong câu phán dạy này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người xác định rằng danh thánh của Người dù uy quyền mấy chăng nữa cũng sẽ chẳng có tác dụng gì khi danh thánh của Người bị lạm dụng, nhất là bởi kẻ xấu. Thậm chí các môn đệ của Người cũng không thể nhân danh Thày mà trừ quỉ được, nếu các vị thiếu lòng tin tưởng (xem Mathêu 17:16,19-20), hay thiếu cầu nguyện (xem Marco 9:18,28-29). Ngược lại, nếu danh thánh của Người mang lại hoa trái thì bất cứ ai cũng như nhau thôi, dù là môn đệ của Người hay không. Đó là ý nghĩa của câu Người nói: "Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con".

Một sự sống vô giá không gì sánh bằng

"Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt".

Sở dĩ có phần thứ hai này của bài Phúc Âm hôm nay là vì ở cuối phần trên ngay trước đó, Chúa Giêsu có nhắc đến hiện tượng gương mù gương xấu: "Nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn".

Theo giáo huấn của Chúa Kitô, nếu chúng ta gây gương mù gương xấu, như Kitô hữu Công giáo gian lận hơn cả người ngoại giáo, hay như linh mục xài sang hơn cả con chiên v.v., và vì thế "làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy", thì muốn tránh khỏi hình phạt bị "buộc thớt cối xay vào cổ mà xô xuống biển", chính phạm nhân gây vấp ngã cho anh chị em mình là chúng ta cần phải dứt khoát với dịp tội, với chính bản thân chúng ta trước đã, vì dịp tội ở ngay bản thân chúng ta, chứ không phải ở bên ngoài, ở thế gian, ở người nữ ăn mặc hở hang, ở tính chủ quan cố chấp của người chồng, ở tật nói dai nói dài của người vợ, ở đời sống hư thân mất nết của người con v.v.

Đó là lý do Chúa Giêsu không bảo chúng ta tránh dịp tội là xa lánh thế gian, là tránh xa người ác, mà là làm chủ bản thân mình, ở những cơ quan tiêu biểu nhất trên thân xác, đó là "tay" (làm những gì không được phép, chẳng hạn trộm cắp, thủ dâm, sờ mó vị thành niên v.v.), "chân" (đi đến những chỗ không nên đi, chẳng hạn bãi tắm là nơi khiến chúng ta có những cái nhìn tò mò gợi dục, hay đi tới những chỗ không được tới v.v. chẳng hạn ổ điếm!), và "mắt" (thấy những gì mất lòng Chúa, chẳng hạn xem phim ảnh khiêu dâm, hay nhìn người nữ một cách thèm thuồng dâm ô v.v.).

Trong việc tránh dịp tội này, theo tinh thần của lời Chúa huấn dụ ở phần hai trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta cần phải dứt khoát với dịp tội bằng cách "mất tay", "chặt chân", "móc mắt". Nhưng chúng ta sẽ không thể nào làm được, bởi bản tính nhiễm lây nguyên tội của chúng ta vốn đã đầy những mầm mống tội lỗi, luôn xu hướng về tội, lại còn mù quáng và yếu đuối, nếu chúng ta không tìm những sự trên trời trước hết và trên hết, đến độ dám liều mạng của mình (mới cứu được nó - Mathêu 16:25), dám đi vào con đường hẹp theo chiều hướng độc đạo: "thà... còn hơn": 

"... thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục...  thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục... thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt".

Chiều hướng giáo huấn của Chúa Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay về dịp tội và việc tránh dịp tội đã được phản ảnh trong Bài Đọc 2 hôm nay, trong đó Tông Đồ Giacôbê đã khuyên chung Kitô hữu Do Thái thuở Giáo Hội còn sơ khai và riêng "những người giàu có" - "hãy than khóc kêu la" - "vì các tai hoạ sắp giáng xuống trên các ngươi", ở chỗ, những gì họ ham mê theo đuổi và tích trữ là của cải bạc vàng sẽ trở thành các phương tiện hành hạ họ hơn là làm cho họ hạnh phúc như lòng họ tin tưởng và đời họ vồ vập, bởi họ đã trở thành nên dịp tội cho chính họ: "mắt" của họ tham lam, "chân" của họ tìm kiếm, và "tay" của họ vơ vét, đến độ họ chỉ biết hưởng thụ hơn là chia sẻ phục vụ tha nhân!

"Này đây, hỡi những người giàu có, các ngươi hãy than khóc kêu la, vì các tai hoạ sắp giáng xuống trên các ngươi. Của cải các ngươi bị mục nát, áo quần các ngươi đã bị mối mọt gặm. Vàng bạc của các ngươi đã bị ten sét, và ten sét sẽ là bằng chứng tố cáo các ngươi, và sẽ ăn thịt các ngươi như lửa đốt. Các ngươi đã tích trữ cho các ngươi cơn thịnh nộ trong ngày sau hết. Này tiền công thợ gặt ruộng cho các ngươi mà các ngươi đã gian lận, tiền đó đang kêu gào và tiếng kêu gào của người thợ gặt đã lọt thấu đến tai Chúa các đạo binh. Các ngươi đã ăn uống say sưa ở đời này, lòng các ngươi đã tận hưởng khoái lạc trong ngày sát hại. Các ngươi đã lên án và giết chết người công chính, vì họ đã không kháng cự lại các ngươi".

Chỉ những ai có sự sống siêu nhiên cao cả và quí chuộng sự sống thần linh vô giá này trên hết mọi sự mới có được những cảm nhận và tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay: 

1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt. 

2) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thật, công minh hết thảy. 

3) Dù tôi tớ Chúa quan tâm về những điều luật đó, lại hết sức ân cần tuân giữ, nhưng có nhiều chuyện lầm lỗi, nào ai hay? Xin rửa con sạch những lỗi lầm không nhận thấy.  

4) Cũng xin ngăn ngừa tôi tớ Chúa khỏi tính kiêu căng, đừng để tính đó làm chủ trong mình con. Lúc đó con sẽ được tinh toàn và thanh khiết, khỏi điều tội lỗi lớn lao.