PVLC Tuần XXV Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Bài Phúc Âm tuần trước, CN 24 Thường Niên Năm B và bài Phúc Âm Tuần này, CN 25 Thường Niên Năm B, có nội dung giống nhau, ở chỗ cả 2 bài Phúc Âm đều bao gồm 2 yếu tố bất khả phân ly và bất khả thiếu, đó là Cuộc vượt qua của  "Đức Kitô"  được Người báo trước và đường lối để có thể theo Người là "Đức Kitô" Vượt Qua. "Đức Kitô", như được vị trưởng tông đồ đoàn Phêrô tuyên xưng chính xác trong bài Phúc Âm CN 24 Năm B tuần trước,

là thực tại thần linh về và nơi nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét, một thực tại là đối tượng của đức tin.

Căn cứ vào những gì Người nói với các vị tông đồ đầy tham vọng và cạnh tranh nhau theo khuynh hướng trần tục, 

ở bài Phúc Âm CN 25 Năm B tuần này thì chỉ khi nào các vị Sống như trẻ nhỏ mới có thể theo Chúa Kitô Vượt Qua. 

Với xác tín và cảm nghiệm đức tin này, chúng ta cùng nhau cử hành toàn bộ PVLC Tuần 25 Thường Niên, được chính thức dẫn nhập bởi PVLC CN đầu tuần, 

ở những đường kết nối từng ngày, bao gồm bài viết / text, phát thanh / audio mp3 và phát hình / video thứ tự như sau:


Tuần XXV

Sống như trẻ nhỏ mới có thể theo Chúa Kitô Vượt Qua
https://youtube.com/live/EsETuz-ruYQ

MTN.CNXXV-B.mp3 / https://youtu.be/nzZ8tnvLX20

DTCPhanxico HuanTuTruyenTinCNXXVB.mp3 / https://youtu.be/7FwbgT9FXX

 https://fccdl.in/7tqtEI2yeC 

https://fccdl.in/ylhOrhXY0p

TN.XXVL-2.mp3 

ThanhPioNamDau.mp3 

ThánhPioNamDau-ViThanhHaiHuoc.mp3 

https://youtu.be/-hk7hxOu8IY (23/9 - Thứ Hai)

TN.XXVL-3.mp3

TN.XXVL-4.mp3  

TN.XXVL-5.mp3

HaiViThánhARapTuDao-MotTinDoHoiGiaoChanThanh.mp3 / https://youtu.be/6J3yjNWJBNE (26/9 - Thứ Năm)

TN.XXVL-6.mp3 (2018) / MTN-XXV.6.mp3 (2021)

 ThanhVinhSonPhaolo.mp3 

https://youtu.be/oObAYnUonYQ (27/9 - Thứ Sáu)

TN.XXVL-7.mp3 

HaiThánhTuDaoVenceslao-LorensoRuiz.mp3

 / https://youtu.be/FN3IvBTCIkQ (28/9 - Thứ Bảy)

Suy Nghiệm Lời Chúa

Bài Phúc Âm theo Thánh ký Marco được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật XXV Năm B tuần này không tiếp theo ngay sau bài Phúc Âm cũng của cùng vị thánh ký này của Chúa Nhật tuần trước. Giáo Hội đã bỏ 29 câu đầu của đoạn 9, bao gồm 3 sự kiện: 1- biến hình liên quan đến việc xuất hiện của Elia (9:1-13) và 2- trừ quỉ cho một bé trai (9:14-29), mà chỉ lấy có 6 câu sau đó liên quan đến lời tiên báo của Chúa Giêsu lần 2 về cuộc vượt qua của Người, một mô phạm bất khả thiếu cho thành phần các môn đệ của Người. 

Về nội dung thì bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này hơi giống với bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước (xem Marco 8:27-35). Ở chỗ, nếu bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước ghi lại lời Chúa Giêsu báo trước cuộc vượt qua của Người lần thứ nhất, liên quan đến điều kiện quan thiết bất khả thiếu để có thể theo Người là Đấng Vượt Qua, thì bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cũng thuật lại lời Chúa Giêsu báo trước cuộc vượt qua của Người lần thứ hai, liên quan đến tinh thần cần phải có nơi thành phần môn đệ của Người để có thể chấp nhận Người. 

Chúa Giêsu báo trước về cuộc vượt qua của Người lần thứ hai: "'Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại'. Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người." 

Tinh thần cần phải có nơi thành phần môn đệ của Người để có thể chấp nhận Người: "Các ngài tới Capharnaum. Khi đã vào nhà, Người hỏi các ông: 'Dọc đàng các con tranh luận gì thế?' Các ông làm thinh, vì dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất. Bấy giờ Người ngồi xuống, gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: 'Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người'. Rồi Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, ôm nó mà nói với các ông rằng: 'Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy'". 

Mục đích của Giáo Hội chọn đọc 2 bài Phúc Âm cho Chúa Nhật tuần trước và tuần này tương tự như nhau, trong đó, bao gồm cả định mệnh cần phải vượt qua của Chúa Kitô lẫn số phận của thành phần môn đệ theo Người, như để nói lên rằng môn đệ không hơn Thày, tôi tớ không hơn chủ, Thày thế nào trò cũng vậy, không thể nào khác hơn, không còn lựa chọn nào khác.

Đó là lý do, nếu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, Tông Đồ Phêrô đã bị Chúa Giêsu thậm tệ khiển trách vì có tâm tưởng ngay lành nhưng lệch lạc không đúng ý Thiên Chúa thế nào, thì trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này Chúa Giêsu cũng đã, cho dù nhẹ nhàng và dịu dàng hơn, dạy cho các tông đồ biết các ngài không thể nào sống theo khuynh hướng ham danh tham quyền tự nhiên, trái lại, cần phải có tinh thần nhỏ bé và phục vụ theo gương của Người, bằng không, các vị không thể nào theo Người cho tới cùng, không thể nào sống đúng với vai trò chứng nhân của các vị.  

Hành động và lời nói của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này hơi lạ, nhưng chắc chắn chúng phải bao hàm một ý nghĩa gì đó rất sâu xa. Lạ là ở chỗ để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa các môn đệ về quyền bính xem ai hơn ai kém, sau câu trả lời "Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người", Chúa Giêsu còn "đem một em bé lại đặt giữa các ông, ôm nó mà nói với các ông rằng: 'Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy'".  

Phải chăng hành động Chúa Giêsu "đem một em bé lại đặt giữa các ông" ám chỉ tinh thần đơn sơ bé nhỏ phải là mẫu sống cho chung các vị và cho từng vị? Có thể các vị đã biết được tinh thần hy sinh phục vụ bất vụ lợi của Thày các vị, qua lời nói và việc làm của Người như các vị đã nghe và đã thấy, nên khi các vị được Người hỏi "'Dọc đàng các con tranh luận gì thế?'", thì "Các vị nín thinh, vì dọc đàng các vị tranh luận xem ai là người lớn nhất"? 

Và phải chăng cử chỉ của Người sau đó đã "ôm em bé mà nói với các ông rằng: 'Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy'", là cử chỉ Ngưới muốnám chỉ các vị cần phải trân quí và gắn bó sống tinh thần bé nhỏ thì các vị mới có thể chấp nhận Người, mới có thể "đón tiếp chính mình Thầy", bằng không, như ở đầu bài Phúc Âm hôm nay cho thấy: "các vị không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người"? Nguyên việc các vị "không dám hỏi Người" đã đủ cho thấy các vị không hồn nhiên ngây thơ như trẻ nhỏ, trái lại, các vị tác hành như một người lớn, sợ bị quê hay bị quở trách xấu hổ, một thái độ khôn ngoan của những con người lớn trần tục.

Không biết có phải tự bản thân đã có kinh nghiệm tranh cãi về vai trò cao thấp của mình là tông đồ và trong các tông đồ khi còn ở với Chúa Kitô hay chăng, mà vị tông đồ Giacobê, trong Bài Đọc II hôm nay đã cho thấy những gì ngài nhận định về tình trạng "ganh tị và cãi vã", liên quan đến hậu quả và nguyên nhân của nó. Hậu quả: "ở đâu có ganh tị và cãi vã, ở đó có hỗn độn và đủ thứ tệ đoan"; Nguyên nhân: "Bởi đâu anh em cạnh tranh và cãi cọ nhau? Nào không phải tại điều này: tức tại các đam mê đang giao chiến trong chi thể anh em đó sao? Anh em ham muốn mà không được hưởng, nên anh em giết nhau. Anh em ganh tị mà không được mãn nguyện, nên anh em cạnh tranh và cãi cọ."

Đối với thành phần còn thuộc về thế gian, còn suy nghĩ theo tự nhiên loài người hơn là theo Thiên Chúa (xem Mathêu 16:23) thì họ cho rằng đường lối cạnh tranh hơn thua là chính đáng, và bản thân họ phải chiếm được tất cả những gì là hay nhất, tốt nhất và lợi nhất, hơn tất cả những người khác, trái lại, họ không bao giờ chấp nhận thấy ai hơn họ hay đụng chạm đến họ, dù đối tượng ấy không có ý gì, hoàn toàn do chủ quan và thành kiến sẵn có của họ mà thôi, đúng như Bài Đọc 1 hôm nay về thành phần những kẻ gian ác:

"Chúng ta hãy vây bắt kẻ công chính, vì nó không làm ích gì cho chúng ta, mà còn chống đối việc chúng ta làm, khiển trách chúng ta lỗi luật và tố cáo chúng ta vô kỷ luật. Vậy chúng ta hãy xem điều nó nói có thật hay không, hãy nghiệm xét coi những gì sẽ xảy đến cho nó, và hãy chờ xem chung cuộc đời nó sẽ ra sao. Vì nếu nó thật là con Thiên Chúa, Chúa sẽ bênh vực nó, sẽ giải thoát nó khỏi tay những kẻ chống đối nó. Chúng ta hãy nhục mạ và làm khổ nó, để thử xem nó có hiền lành và nhẫn nại không. Chúng ta hãy kết án cho nó chết cách nhục nhã, vì theo lời nó nói, thì người ta sẽ cứu nó!"

Thế mà, thành phần gian ác đầy ý đồ xấu xa và tác hại đối phương của mình như thế chẳng những không làm hại được đến những tâm hồn ngay lành chân chính là đối thủ không đội trời chung của họ, trái lại, càng làm cho đối phương của họ có dịp chứng tỏ đức công minh chính trực đích thật và trọn hảo của mình, ở chỗ tin tưởng vào Chúa hơn lúc nào hết và hơn ai hết:

1) Ôi Thiên Chúa, xin cứu sống con nhân danh Ngài, và xin sử dụng uy quyền phán quyết cho con! Ôi Thiên Chúa, xin nghe tiếng con cầu, xin lắng tai nghe lời miệng con xin.

2) Vì những kẻ kiêu căng nổi lên chống đối, và bọn người hung hãn tìm sát hại con, bọn chúng không nhớ Thiên Chúa ở trước mặt mình.

3) Kìa, Thiên Chúa phù trợ con, Chúa đang nâng đỡ tâm hồn con. Con sẽ tự nguyện hiến dâng lễ vật lên Chúa. Lạy Chúa, con sẽ ca tụng danh Ngài, vì danh Ngài thiện hảo.